1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Phạm Ngọc Giao
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 25,42 MB

Nội dung

Mặc dù vậy, phương thức giải quyết tranh chấp đất dai được lựa chọn phô biến là thông qua cơ quan tô tụng Tòa án; bởi lẽ, Tòa án nhân dân là mô hình tài phán độc lập, là cơ quan thực hiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ

công trình nào khác Các s6 liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các

môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét dé tôi

có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Ngọc Giao

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ việt tắt

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP

DAT DAI VÀ PHÁP LUAT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT ĐAI 25: 2222222112221122211222112211.22122.12.1 re 7

1.1 Ly luận về tranh chấp dat đai và giải quyết tranh chấp dat dai 7

1.1.1 Lý luận về tranh chấp đất đai 2¿- 5c ©2+22+‡EESEEEEEeEEerkrsrkrrrkrrrree 7 1.1.2 Lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai - 2 5+ s+cxccxzzssrxeres 17 1.2 Ly luận về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân 27

1.2.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân 27

1.2.3 Ưu điểm của giải quyết tranh chap đất đai tại Tòa án nhân dân 28

1.3 _ Lý luận pháp luật về giải quyết tranh chap dat đai 29

1.3.1 Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - 29

1.3.2 Sự cần thiết điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp đất dai bằng 001500 0 30

1.3.3 Cấu trúc nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 32

1.3.4 Các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 33

Kết luận Chương 1 - -©5<S<+SE£EE2E2EEEEXE712112112117171121111 121.11 cre 38 Chương 2: THUC TRẠNG PHAP LUAT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP 2.1 2.1.1 2.1.2. DAT DAI VÀ THỰC TIEN THI HANH TAI TOA ÁN NHÂN DAN TREN DIA BAN TINH DONG THAP oooiiiceccccssssssssssseseesscssssssssssseestesssssssssen 40 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 40

Về hòa giải giải tranh chấp đất đai - 2-56 S2S£+EEEeEEeEEEEkerkrrkrrxrex 40

Về thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ¿5-52 5scsccszcszz 47

Trang 5

2.1.3 Về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp đất dai theo Bộ luật Tố

tung 0:18) 0:714)020 nh

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

bằng Tòa án trên địa bàn tinh Đồng Tháp 2-2 s=cc=sz2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự tác động đến việc

thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tai tinh Đồng Tháp 2.2.2 Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất dai

bang tòa án trên địa bàn tinh Đồng Tháp - 2 2© s+x£x+zs+xzxsKết luận Chương 2 - ¿2 2 + SEÉEEEEE9 1211211215 21111111711111 11111111 c2

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP ĐẤT ĐAI BẰNG TÒA ÁN VÀNÂNG CAO HIỆU QUÁ THỊ HÀNH TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA

BAN TINH DONG THÁP - 55c 5St2Etttrttrrrrtrirrrrrirrrririee3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

bằng Tòa án - ¿2-5252 S SE TEEEE1211211211 1111111111111 11 111111 11 11c.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp dat đai bằng

tòa án và nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn tinh Đồng Tháp 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh

chap dat đai tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp -s

{0 00) ng

KẾT LUẬN - ¿5-5 ST E1 1121121212111 11211211 1 111111 11 11 11111111 greyDANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO À - 2-2: ©5225£2SE+£xc£EczE+zzxerxerez

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BLDS: Bộ luật dân sự

BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự

GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QSDĐ: Quyền sử dụng đất

TAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Toa án nhân dân tối cao

TCĐĐ: Tranh chấp đất đai

TTDS: Tố tụng dân sự

UBND: Ủy ban nhân dân

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tranh chấp đất đai là điều khó tránh khỏi trong quá trình quản lý và sử dụng

đất Xét về bản chất, tranh chấp đất đai là bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa haihay nhiều bên trong quan hệ đất đai Tranh chấp đất đai gây ra những hệ lụy xấu làmđình trệ hoạt động sản xuất - kinh doanh; gây ra chỉ phí về thời gian, công sức, tiền

bạc của các bên đương sự trong việc theo đuổi vụ việc tranh chấp và tiềm ân nguy cư

gây gây mat ồn định chính trị - xã hội Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là việclàm cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội tronglĩnh vực đất đai, của người sử dụng đất và duy tri sự ôn định chính trị, trật tự, an toàn

xã hội Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều khó khăn, phức tạp do ảnh hưởng trực tiếpđến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và những tổ chức, cá nhân cóliên quan Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ra đời tạo cơ sở pháp lý đảm bảo

việc giải quyết công bằng, dân chủ, khách quan, công khai minh bạch

Hiện nay, có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: hòa

giải, thương lượng, trọng tài, cơ quan hành chính, Tòa án Mặc dù vậy, phương

thức giải quyết tranh chấp đất dai được lựa chọn phô biến là thông qua cơ quan tô

tụng Tòa án; bởi lẽ, Tòa án nhân dân là mô hình tài phán độc lập, là cơ quan thực

hiện quyền tư pháp, có chức năng xét xử nên bản án mà Tòa án đưa ra đảm bảokhách quan, công bằng, chính xác và đảm bảo thực hiện khi có hiệu lực pháp luật.Tuy nhiên, do đất đai có nguồn gốc phức tạp, xáo trộn qua từng thời kỳ, hệ thốngchính sách, pháp luật đất đai và các lĩnh vực pháp luật có liên quan chưa đảm bảotính thống nhất, đồng bộ, tương thích; công tác quản lý nhà nước về đất đai còn

nhiều hạn chế, yếu kém đã tác động đến hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết

tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân Số lượng các bản án của Tòa án cấp dưới bị

Tòa án cấp trên cải, sửa toàn bộ hoặc một phần nội dung chiếm tỷ lệ đáng kể Điều

này đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, đánh giá pháp luật về giải quyết tranh chấpdat đai của Tòa án nhân dân một cách có hệ thống, day đủ, toàn điện dé hoàn thiệnlĩnh vực pháp luật này và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án

Trang 8

nhân dân Với ý nghĩa đó, học viên lựa chon dé tài “Giải quyết tranh chấp đất dai

bằng tòa án trên địa bàn tỉnh Đông Tháp ” làm luận văn thạc sĩ luật học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tàiLiên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn đã có nhiều công trình khoa

học về vấn đề này được công bố mà tiêu biểu là một số công trình, bài báo cụ thể

sau đây: i) Lê Xuân Thân (2004), Ap dung pháp luật trong hoạt động xét xử của

Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh; ii) Chu Đức Thắng (2004), Ap dụng pháp luật trong việc

giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân ở cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay,Luận văn thạc sĩ Luật học - Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh; 11) Lưu TiếnDũng (2005), Bản về áp dụng pháp luật trong công tác xét xứ, Tạp chí TAND, SỐ 5;iv) Phạm Thanh Hải (2005), Trao đổi thêm về việc áp dụng Điều 136 Luật Dat dainăm 2003, Tạp chí TAND, số 5; v) Nguyễn Văn Cường (2005), Những van dé cầntrao đổi khi áp dụng Điêu 136 Luật Dat dai năm 2003, Tap chí TAND, số 8; vi)Thủy Nguyên (2005), Ap dung Luật Hôn nhân và Gia đình khi giải quyết vụ án có

yếu t6 nước ngoài, Tạp chí TAND, số 9; vii) Ban Biên tập Tạp chí TAND (2005),

Những van dé trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật Dat dai năm 2003, Tạp chíTAND, số 9; viii) Hoàng Việt Trung (2014), Pháp luật về thừa kế quyên sử dụngđất từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thanh phố Hô Chí Minh, Luận văn

thạc sĩ Luật hoc, Học viện Khoa học Xã hội; ix)Tuong Duy Lượng (2005), Binh

luận về một số vụ án hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; x) Phan

Thị Hương Thủy (2005), 99 tinh huống và tư vấn pháp luật về thừa kế nhà và quyển

sử dụng đất, Nxb Tư pháp, Hà Nội; xi) Nguyễn Hữu Ước (2008), Nghị quyết củaHội đông Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2000 - 2007, Nxb Tư pháp,

Hà Nội; xii) Nguyễn Thị Lan Phương (2017), Ap dụng pháp luật giải quyết tranh

chấp đất đai qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Quảng Bình, Luậnvăn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; xiii) Trần PhươngThảo (2016), Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại Tòa

án nhân dân quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật

Trang 9

học, Trường Đại học Luật Hà Nội; xiv) Trần Đức Thịnh (2017), Thực tiễn thi hành

pháp luật về giải quyết tranh chấp đất dai tại Tòa án nhân dân thành phô Hoa Binh

- tinh Hoa Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Đại học Mở Hà Nội Các công

trình trên đây đã phân tích một số van đề lý luận cơ bản về tranh chấp đất đai, giảiquyết tranh chấp đất đai, áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai nói chung

và giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân nói riêng như phân tích khái

niệm, đặc điểm, hậu quả của tranh chấp đất đai, các dạng tranh chấp đất đai pho

bién, nguyén nhan cua tranh chap đất dai; khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc và

yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; tính ưu việt của giải quyết tranh chấp đất đaitại Tòa án nhân dân ; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, yêu cầu và các điều kiệnđảm bảo áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai; đánh giá thực trạng và đềxuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranhchấp đất đai nói chung và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa

án nhân dân nói riêng trong phạm vi cả nước hoặc ở một địa phương cụ thê

Tuy nhiên, tìm hiểu pháp luật về giải quyết tranh dat đai tại Toa án trên địa bantỉnh Đồng Tháp có hệ thống, đầy đủ và toàn diện ở cấp độ thạc sĩ luật học thì đườngnhư vẫn còn ít được nghiên cứu Trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu

của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài đã công bố, luận văn đi sâu tìm

hiểu về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục dich nghiên cứu

Dé tài “Giải quyết tranh chấp đất dai bằng tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp ” có mục đích đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranhchấp đất đai và nâng cao hiệu quả thực hiện tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nói trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thê sau đây:

- Lam sáng tỏ những van dé mang tính lý luận về tranh chấp đất đai và pháp

luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực

Trang 10

tiễn áp dụng pháp luật dé giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình ápdụng pháp luật đề giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai;đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và nâng cao

hiệu quả thực hiện tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài khu trú vào những vấn đề

cụ thê sau đây:

- Quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luậtđất đai trong thời kỳ day mạnh toàn diện công cuộc đổi mới dat nước và hội nhậpquốc tế; về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2030

- Các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2013 vàcác văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranhchấp vụ án dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng của Bộ luật Tố tụng dân

sự (BLTTDS) năm 2015; các quy định về thâm quyền giải quyết tranh chấp vụ ándân sự (bao gồm tranh chấp đất dai) của Luật Tô chức Tòa án nhân dân năm 2014

và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Các nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướngdẫn đường lối giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án

- Các quan điểm, trường phái, học thuyết lý luận về pháp luật giải quyết

tranh chấp đất đai thông qua Tòa án nhân dân

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trên

địa bàn tinh Đồng Tháp

4.2 Phạm vi nghién cứu

Đề tài “Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp ” có phạm vi nghiên cứu rộng liên quan đến quy định của nhiều đạo luật khác nhau Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sĩ luật học, luận

văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những vân dé sau đây:

Trang 11

Một là, giới hạn về nội dung Luận văn nghiên cứu các quy định về giảiquyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2013, của BLDS năm 2015, củaBLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; bao gồm: i) Nguyên tắcgiải quyết tranh chap; ii) Tham quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhândan; iii) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân; iv)Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa

án nhân dân; v) Hiệu lực pháp lý của phán quyết giải quyết tranh chấp đất đai củaTòa án nhân dân; vi) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giảiquyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân

Hai là, giới hạn về thời gian Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu đề tàivới mốc thời gian từ năm 2013 đến nay

Ba là, giới hạn về phạm vi Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thựctiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trên địa bàn tỉnhĐồng Tháp

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu nguồn gốc, bảnchất của giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân và pháp luật về giải quyếttranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân; quá trình hình thành và phát triển của pháp luật

về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân đặt trong mối quan hệ với các chếđịnh khác của pháp luật đất đai, pháp luật dân sự và pháp luật t6 tụng dan sự

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dung các phương pháp nghiên cứu cụ thé sau:

- Phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp lập luận khoa

học, logic được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu các chương của luận văn

- Phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng khi phântích những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai và pháp luật về giải quyết

tranh chấp dat đai tại Chương 1

- Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh được sử dụng khi nghiên cứuthực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn thi hành tại Tòa án

nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tại Chương 2

Trang 12

- Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp được sử dụng khi đề xuấtđịnh hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và nâng cao

hiệu quả thi hành tại Tòa án nhân dân trên địa bản tỉnh Đồng Tháp tại Chương 3 v.v.

6 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật giải quyết tranhchấp đất đai từ thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Ở mức độ nhất định, luận văn có một số đóng góp chủ yếu sau đây:

- Về lý luận Luận văn hệ thống hóa, góp phần b6 sung, hoàn thiện nhữngvan dé lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc luận giảikhái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai; cơ sở, khái niệm và đặc điểmcủa pháp luật về giải quyết tranh chap dat dai; cau trúc nội dung pháp luật về giảiquyết tranh chấp đất đai; các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần cam đoan, bảng các từ viết tắt, mục lục, mở đầu, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Một sô van đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai và phápluật về giải quyết tranh chấp đất đai

- Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thựctiễn thi hành tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh

chấp đất đai và nâng cao hiệu quả thi hành tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Trang 13

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE

GIAI QUYET TRANH CHAP DAT DAI VA PHAP LUAT

VE GIAI QUYET TRANH CHAP DAT DAI

1.1 Ly luận về tranh chấp dat dai và giải quyết tranh chap dat đai1.1.1 Lý luận về tranh chấp đất đai

1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp đất daiTranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội xảy ra trong bất kỳ hình tháikinh tế, xã hội nào Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì tranh chấp đất

đai mang màu sắc chính trị Đất đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa giai cấp bốclột và giai cấp bị bốc lột, bởi lẽ, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là tài sảnquý giá nhất của một quốc gia Việc giải quyết triệt dé tranh chấp đất đai ở các xã

hội này được thực hiện bằng một cuộc cách mạng xã hội Ở xã hội không tồn taimâu thuẫn về lợi ích giai cấp đối kháng, tranh chấp đất đai thường là mâu thuẫn vềlợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đất đai Việc giải quyếttranh chấp đất đai do các bên tự tiến hành thông qua con đường thương lượng, hòagiải hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng các

quy định của pháp luật.

Theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học: Tranh chấp phát sinh giữa cácchủ thé tham gia quan hệ pháp luật dat đai về quyên và nghĩa vụ trong quá trình

quản lý và sử dung dat dai [54, tr 74]

Theo Giáo trình Luật Dat dai của Trường Dai học Luật Ha Nội: Tranh chấpđất dai là sự bat dong, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ

giữa các chủ thé khi tham gia vào quan hệ pháp luật dat dai [51, tr 455]

Theo Luật Dat đai năm 2013: Tranh chấp đất dai là tranh chấp về quyên,

nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiễu bên trong quan hệ đất đai[33, Điều 3, Khoản 24] v.v

Trong thực tế, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quan

Trang 14

lý, quyền sử dụng đối với một diện tích đất cụ thể Các bên tranh chấp không thểcùng nhau tự giải quyết tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thâm quyền phân

xử Tuy nhiên, van đề đặt ra ở đây là cần làm rõ tranh chấp đất đai ở nước ta chính

là tranh chấp về quyền sử dụng đất hay bao gồm cả tranh chấp quyền sử dụng đất vàcác tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất? Về nội dung này, trong khoa họcpháp lí tồn tại hai quan điểm khác nhau; cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho răng, tranh chấp đất đai chỉ là tranh chấp về quyền

sử dụng đất Theo đó, tranh chấp đất đai không xác định được là tranh chấp tổng thểcác quyền và nghĩa vụ hay chỉ là tranh chấp từng quyền và nghĩa vụ đơn lẻ củangười sử dụng đất do pháp luật đất đai quy định, hay bao gồm cả tranh chấp nhữngquyền và nghĩa vụ mà người sử dụng đất có được khi tham gia vào các quan hệpháp luật khác Bên cạnh đó, chủ thể tranh chấp vốn được gọi là "hai hay nhiều

bên" cũng không được xác định rõ ràng là chi bao gồm người sử dụng dat hay là tất

cả các chủ thể có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan

hệ tranh chấp đất đai Chính sự thiếu cụ thể này khiến nội hàm của tranh chấp đất

đai nhiều lúc được mở rộng tối đa ở mức độ có thể Trường phái này cho rằng: Việc

mở rộng khái niệm tranh chấp đất đai trong điều kiện của nước ta hiện nay là chưa

hợp lý; vì xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện

chủ sở hữu thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai Vì vậy, cái

mà họ tranh chấp chỉ có thé là quyền sử dụng đất Mặt khác, tranh chấp đất đai vàtranh chấp quyền sử dụng đất được sử dụng như những thuật ngữ thay thế nhau kê

từ khi có Luật Đất đai năm 1987 đến nay mà không có sự phân biệt Hơn nữa, các

tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất cũng đã từngđược quy định cụ thể trong một số văn bản hướng dẫn về thâm quyền giải quyết cáctranh chấp liên quan đến đất đai với tên gọi là tranh chấp liên quan đến quyền sửdụng đất chứ không phải tranh chấp đất đai một cách chung chung [46, tr 24] Theo

đó, họ cho rằng, định nghĩa tranh chấp đất đai theo khoản 24, Điều 3 Luật Dat dai

năm 2013 do có nội ham rat rộng nên đã gây nhiều cách hiểu không chính xác Vivậy, tranh chấp đất đai cần được hiểu là tranh chấp quyền sử dụng đối với diện tích

Trang 15

đất cụ thể giữa các chủ thể trong quản lý, sử dụng đất Còn các dạng tranh chấpkhác, đều được hiểu là tranh chấp liên quan đến đất đai và được giải quyết bởi cơquan Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, mà không có sự ràng buộc với những quyđịnh về giải quyết tranh chấp trong pháp luật đất đai.

Quan điểm thứ hai, nhận định tranh chấp đất đai, bao gồm cả tranh chấpquyền sử dụng dat và các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất; bởi lẽ, trong

pháp luật đất đai, trước khi Luật Dat dai năm 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành thì

khái niệm tranh chấp đất đai dường như chưa được giải thích chính thức trong các

văn bản pháp luật Thuật ngữ tranh chấp đất đai lần đầu tiên được Luật Đất đai năm

2003 giải thích và tiếp tục kế thừa trong Luật Đất đai năm 2013 tại khoản 24 Điều

3 Theo đó, đối tượng tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, baogồm tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

Mặt khác, xét từ góc độ thực tiễn xét xử, ngành Tòa án ở nước ta vẫn thống kê cáctranh chấp liên quan đến quyền sử dụng dat trong phạm vi tranh chấp đất đai nóichung Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTNMT ngày 03/01/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải

quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sử dụng thuật ngữ khác là

"các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất" Theo đó, các tranh chấp liênquan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm: i) Tranh chấp

về việc ai là người có quyền sử dụng đất; ii) Tranh chấp hợp đồng chuyền đổi,chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh,

góp von bằng quyền sử dụng đất; iii) Thừa kế quyền sử dụng đất; iv) Tranh chấp về

tài sản gắn liền với việc sử dụng đất Như vậy, thuật ngữ "các tranh chấp liên quanđến quyền sử dụng đất" là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm tranh chấp

về quyền sử dụng đất và tài sản gan liền với đất Theo suy luận logic thì tranh chap

về quyền sử dụng đất, bao gồm ba loại: Tranh chấp về việc ai là người có quyền sửdụng đất (thực chat là tranh chấp quyền sử dụng dat hay cụ thé hơn là kiện đòi dat

đang bị người khác chiếm giữ, tranh chấp mốc giới); tranh chấp hợp đồng chuyền

đôi, chuyền nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn

bằng quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Trang 16

Không thể phủ nhận rằng, ở mỗi quan điểm trên đây đều được lập luận dựa

trên những căn cứ nhất định Song thiết nghĩ, việc hiểu và vận dụng "tranh chấp đấtđai" bao gồm tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp liên quan đến quyền sửdụng đất là hợp lý cả về vấn đề logic ngôn ngữ và thực tiễn áp dụng pháp luật trong

giai đoạn hiện nay.

1.1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp đất dai

Tranh chấp đất đai là một dạng cụ thể của tranh chấp dân sự Bên cạnh các

đặc điểm chung của tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai còn có một số đặc điểmđặc trưng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chủ thé tranh chấp đất đai chỉ có thé là chủ thé của quyền quản lý

và quyền sử dụng đất, mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai; bởi lẽ,

đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước

trao quyền sử dụng đất cho tô chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua việc giao đất,cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất Do đó, quyền sử dụng đất của các chủ

thể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước hoặc Nhà

nước cho phép nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử

dụng Như vậy, chủ thê của tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhântham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất

Thứ hai, nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp Hoạt độngquản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong phúvới việc sử dụng đất vào các mục đích khác nhau với diện tích, nhu cầu sử dụngkhác nhau Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng đất không đơnthuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất Đất đai đã trở thành mộtloại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại Gia đất lại có biến động theo quy luậtcung - cầu trên thị trường Vì vậy, việc quản lý và sử dụng nó không đơn thuần chỉ

là khai thác giá trị sử dụng, mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất thông qua cáchành vi kinh doanh tranh chấp đất dai Tat nhiên, khi nội dung quản lý, sử dụng đất

phong phú, phức tạp thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử

dụng đất đai cũng gay gắt và trầm trọng hơn

10

Trang 17

Thứ ba, tranh chap đất dai phát sinh gây hậu quả xấu như gây mat 6n định vềchính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết nội bộ nhân dân, pha vỡ trật

tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất, gây mat an ninh trật tự tại địa phương, anhhưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên tranh chấp, mà còngây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội

Thứ tư, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng

đất Đất đai là loại tài sản đặc biệt, không thuộc quyền sở hữu các bên tranh chấp

mà thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu

1.1.1.3 Các dạng tranh chấp dat dai phổ biếnTrên thực tế hiện nay tồn tại một số dạng tranh chấp đất đai phố biến sau đây:

Thứ nhất, tranh chấp hợp đồng chuyền đổi quyền sử dụng đất Dạng tranh

chap này xảy ra đối với việc chuyên đổi đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá

nhân với nhau trong cùng một xã, phường, thị tran Bởi lẽ, theo điểm b khoản 1Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân được chuyên đổi

quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị tran với hộ giađình, cá nhân khác.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất Việcphát sinh dạng tranh chấp này là do một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điềukhoản của hợp đồng như: Hết thời hạn thuê đất nhưng không chịu trả lại đất cho bêncho thuê; người thuê không trả tiền thuê đất; sử dụng đất không đúng mục đích khi

thuê; bên cho thuê đòi lại đất khi chưa hết thời hạn hợp đồng thuê đất v.v

Thứ ba, tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất Dạng tranh chấp

này thường phát sinh khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ cam kết, nhưng bên thếchấp quyền sử dụng dat (bên vay tiền) không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc trả nợkhông đầy đủ, đúng thời hạn như cam kết trong hợp đồng cho bên nhận thế chấpquyền sử dụng đất là các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng

Thứ tư, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Dạng tranh chấp này thường

xảy ra do một số nguyên nhân chủ yếu sau: i) Người có quyền sử dụng đất chếtkhông dé lại di chúc; những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thận được với

11

Trang 18

nhau về việc phân chia di sản thừa kế; ii) Người có quyền sử dụng đất chết có dé lại

di chúc nhưng di chúc không tuân thủ các quy định của pháp luật, định đoạt toàn bộ

di sản chỉ cho một người thừa kế, những người được hưởng thừa kế khác khôngthực hiện việc phân chia theo di chúc dẫn đến tranh chấp `

Thứ năm, tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất Đây là dạngtranh chấp phô biến với số lượng lớn Tranh chấp về chuyên nhượng quyền sử dụng

đất xảy ra khi các bên hoặc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ

nghĩa vụ đã cam kết gây thiệt hại cho bên kia; ví dụ: Bên chuyền nhượng nhận tiềnnhưng không chiu ban giao đất hoặc bàn giao đất không đúng thời hạn thỏa thuận;bên nhận chuyên nhượng không thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn cam kết số tiềncho bên chuyên nhượng v.v

Thứ sáu, tranh chấp do lấn, chiếm đất Loại tranh chấp này xảy ra do một

hoặc hai bên đã chiếm dụng đất của nhau Có trường hợp trước đây khi thi hànhchính sách cải tạo nông nghiệp, Nhà nước đã giao đất cho người khác sử dụng, naychủ cũ tự động chiếm lại đất canh tác và dẫn đến tranh chấp.

Thứ bảy, tranh chấp về đòi lại đất đã giao cho người khác khi thực hiện chính

sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâmthời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Ví dụ: Con cháu địa chủ, phong kiến về đòi lại đất của cha ông bị tịch thu khithực hiện cải cách ruộng đất chia cho nông dân sử dung; tranh chấp về đòi lại đấtnông nghiệp góp vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, nay hợp tác xã, tập

đoàn sản xuất nông nghiệp bị giải thé v.v

Thứ tám, tranh chấp về tài sản chung là nhà đất của vợ chồng khi ly hôn.Dạng tranh chấp này giải quyết khá phức tạp khi trước đây giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng và có không ít trường hợp vợ chồngkhi kết hôn không ra Ủy ban nhân dân xã, phường, thi tran (gọi chung là UBND cấpxã) xin cấp giấy đăng ký kết hôn

Thứ chín, tranh chấp về cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất trên thực

tế, loại tranh chấp này tuy số lượng tranh chấp phát sinh ít nhưng tính chất lại rất

12

Trang 19

phức tạp Thông thường, do mâu thuẫn phát sinh, bên sử dụng đất ở gần lối đi côngcộng (bên sử dụng đất bên ngoài) không cho người sử dụng đất ở bên trong đi qua

phần đất nhà mình trong trường hợp không có ngõ đi chung hoặc bịt lại lối đi

chung, dẫn đến phát sinh tranh chấp

Thứ mười, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính Dạng tranhchấp này phát sinh giữa các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh trong

trường hợp chia tách, sáp nhập, thành lập mới don vi hành chính v.v

1.1.1.4 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đaiTranh chấp đất đai xảy ra là hậu quả của những nguyên nhân nhất định Nó

là biểu hiện cụ thé của những mâu thuẫn, bat đồng về lợi ích kinh tế giữa các chủthé sử dụng đất với nhau Trong những năm qua, tranh chap đất đai xảy ra ở hầu hết

các địa phương, mỗi loại tranh chấp có đặc điểm, bản chất khác nhau Tuy nhiên,

phân tích, đánh giá tranh chấp đất đai xảy ra có thê thấy nó phát sinh chủ yếu từ

những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

Một Ia, do quan hệ đất đai ở nước ta có nhiều xáo trộn qua các thời kỳ Sựthay đổi chế độ sở hữu đất đai đa hình thức sở hữu (theo Hiến pháp năm 1959) sangchế độ sở hữu toàn dân về đất đai (theo Hiến pháp năm 1980) cũng làm phát sinh

tranh chấp về quyền sử dụng đất Mặt khác, các chính sách kinh tế, các chủ trươnghợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng hợp tác xã, tập đoàn sản xuấtnông nghiệp gây ra không ít tranh chấp về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn

Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai qua các thời kỳ lịch

sử do các cơ quan nhà nước có thầm quyền khác nhau ban hành nên khó tránh khỏi

sự không thống nhất, thiếu đồng bộ về nội dung một số quy định Điều này làm chocác quan hệ đất đai qua các thời kỳ phức tạp, khi phát sinh tranh chấp thì ling túngtrong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật dé giải quyết

Hai là, trong nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị Trước đây,

khi nền kinh tế được quản lý theo cơ chế tập trung, kế hoạch hóa, đất đai không

được thừa nhận có giá Nó chỉ được coi như một thứ "phúc lợi xã hội" và Nhà nước

13

Trang 20

thay mặt xã hội giao đất cho các nhu cầu sử dụng khác nhau; mọi hành vi mua ban,chuyên nhượng đất dai, phát canh thu tô đều bị Nhà nước nghiêm cắm dưới mọi

hình thức Khi chuyên sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dé

giải phóng mọi năng lực sản xuất của người lao động, Nhà nước thực hiện việc giao

dat, cho thuê đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dai (gọi

chung là người sử dụng đất) Người sử dụng đất được chuyên quyền sử dụng đất

trong thời han giao đất, cho thuê đất Dat đai từ chỗ không có giá được Nha nước

xác định khung giá đất và được đem thế chấp hoặc góp vốn trong sản xuất - kinhdoanh Người sử dụng đất ngày càng nhận thức được giá trị của đất đai Điều này

vô hình chung làm nảy sinh tranh chấp đất đai

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, tranh chấp đất đai xảy ra do một

số nguyên nhân chủ quan; cụ thể:

Một là, việc buông lỏng sự thống nhất quản lý đất đai của Nhà nước Trong

cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa, Nhà nước phân công, phân cấp cho quánhiều ngành, nhiều cơ quan dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ và còn nhiều

sơ hở Có thời kỳ, mỗi loại đất được giao cho một ngành dé quan lý; ví dụ: ngành

nông nghiệp quản lý đất nông nghiệp; ngành xây dựng quản lý đất xây dựng; ngànhgiao thông vận tải quản lý đất giao thông; ngành lâm nghiệp quản lý đất lâm nghiệpv.v Điều này dẫn đến việc tranh chấp giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp,

đất chuyên dùng: có loại đất do nhiều cơ quan quản lý (ví dụ đất đô thị), nhưngcũng có loại đất không có cơ quan nào quản lý (đất mặt nước biến, vùng lãnh hải,

vùng thêm lục địa)

Hai là, chính sách, pháp luật đất đai có một số nội dung chưa phù hợp vớithực tiễn; đặc biệt là các quy định về xác định giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi

đất; quy định về thời hạn sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp

Việc thực hiện chính sách bảo vệ đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa 6n định)với chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu

đô thị mới còn bộc lộ sự mâu thuẫn, không tương thích Hơn nữa, chính sách,

14

Trang 21

pháp luật đất đai thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng đòi hỏi của sựnghiệp phát triển đất nước Tuy nhiên, việc làm này cũng gây ra sự mâu thuẫn về

nội dung trong một số quy định của pháp luật đất đai.

Ba là, một số địa phương được thực hiện xong nội dung xác định địa giớihành chính không thực hiện kịp thời hoặc không rõ ràng, cụ thé làm cho tình trạngtranh chấp đất đai trở nên phức tạp hơn

Bon là, trong quản lý đất đai còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế về mặt chủ

quan như cán bộ thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền dẫn đến tham nhũng, tiêucực về đất đai Công tác giải quyết tranh chấp đất đai có trường hợp chưa đúng phápluật mà chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của người có thâm quyền hoặc hữukhuynh mat cảnh giác dé kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục quần chúng nhân dângây mắt ôn định chính trị - xã hội

Nam là, công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật đất đai đạt hiệu quả thấp.Mặt khác, một bộ phận quần chúng nhân dân ý thức chấp hành pháp luật chưa cao,

chuyền quyền sử dụng đất trái pháp luật hoặc vi phạm các quy định về trình tự, thủtục chuyển quyền sử dụng dat làm phát sinh tranh chấp đất đai

Sáu là, chính sách đất đai và các chính sách có liên quan chưa đồng bộ, có

mặt còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn; ví dụ: chính sách giao đất nông nghiệp theo nhân

khâu, theo hộ gia đình vô hình chung làm gia tăng dân số hoặc nạn tảo hôn dé chiatách, lập gia đình mới Mặt khác, hồ sơ địa chính, số địa chính, bản đồ địa chính cònthiếu, không đầy đủ hoặc không cập nhật thường xuyên những biến động đất đai; số

liệu đo vẽ đất đai không chính xác với diện tích đất thực tế v.v Vì vậy, khi tranh

chấp đất đai xảy ra thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết hoặc đây các cơ quan nhà nướcvào thé lung túng, bị động v.v

1.1.1.5 Hậu quả của tranh chấp dat daiThứ nhát, về mặt kinh tế

Khi các tranh chấp xảy ra, trước hết nó làm ngưng trệ hoạt động sản xuất

-kinh doanh, dịch vụ do các bên đương sự lao vào cuộc chiến khiếu kiện, tranh chấp.

Họ phải bỏ thời gian, công sức, chât xám, tiên của trong việc theo đuôi vụ việc

15

Trang 22

tranh chấp Điều này dẫn đến sự tiêu hao về sức khỏe, tỉnh thần, tâm lý, của cải của các bên Tiếp đó, tranh chấp đất đai cũng gây tốn kém về thời gian, công sức vànguồn lực cho Nhà nước, cho xã hội Bởi lẽ, các cơ quan nhà nước, công chức nhànước phải bỏ thời gian, công sức, chất xám vào việc nghiên cứu vụ việc tranh chấp,giải quyết tranh chấp đất đai Xét về giá trị kinh tế, cho dù bên nào giành phầnthắng trong vụ việc tranh chấp đất đai thì các bên đương sự, Nhà nước và xã hội đều

phải tiêu tốn một nguồn lực vật chất không nhỏ cho quá trình hóa giải những bất

đồng, mâu thuẫn về đất đai

Thứ hai, về mặt chính trị

Với một nước có khoảng 56 triệu người sống ở khu vực nông thôn và là nướcxuất khâu gạo lớn thứ hai thé giới như Việt Nam, đất đai là van đề thu hút sự quantâm của mọi người trong xã hội, của Đảng và Nhà nước và là vấn đề nhạy cảm có ý

nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội Đất đai là một trong những chính sách đặc biệt

quan trọng của Nhà nước ta trong suốt quá trình cách mạng Khi tranh chấp đất đaixảy ra tiềm ân nguy cơ gây mất ôn định chính trị; bởi lẽ, các bất đồng, mâu thuẫn về

đất đai nếu không được giải quyết kịp thời dé phát sinh thành "điểm nóng" về an

ninh, trật tự Đây là cơ hội dé các phần tử chống đối xuyên tạc, bôi nhọ đường lối,chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kích động, chia rẽ sự đoàn

kết trong nội bộ nhân dân với âm mưu lật độ chế độ dân chủ nhân dân Các vụ việctranh chấp đất ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); vụ việc ở Văn

Giang (tỉnh Hưng Yên); vụ việc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2002 v.v là

những minh chứng điển hình cho hậu quả chính trị do tranh chấp đất đai gây ra

Thứ ba, về mặt xã hội

Tranh chấp đất đai là những xung đột phá vỡ kết cấu bền vững của các mốiquan hệ xã hội Do mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi hoặc quyền và nghĩa vụ trong

quan hệ đất đai mà không tự giải quyết được khiến các bên đương sự phải khởi kiện

nhau ra tòa gây ra ran nứt trong mối quan hệ tình cảm, "đào hé sâu ngăn cách" giữacác thành viên trong gia đình bao gồm cha - mẹ, vợ - chồng, anh - em; người thân,

họ hàng, làng xóm, cộng đồng dân cư Xung đột xã hội xuất hiện và nếu không

16

Trang 23

được giải quyết triệt đề, kịp thời sẽ gây khủng hoảng xã hội Lợi ích kinh tế có thểlàm lu mờ, băng hoại các chuẩn mực đạo đức xã hội Trong nhiều trường hợp tranhchấp đất đai, nếu các bên đương sự không kiềm chế và có cách ứng xử nhân văn,văn minh, phù hợp có thể dẫn đến việc phạm pháp hình sự và kéo theo hàng loạt các

hệ lụy xã hội khác không mong muốn.

Như vậy, khi đánh giá tác động của tranh chấp đất đai đối với các mặt củađời sống kinh tế - xã hội, chúng ta càng thấy được các hệ lụy của tranh chấp đất đaicũng như tính cấp bách trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp này nhằm

ồn định xã hội, tạo đà phát triển cho nền kinh tế của đất nước

1.1.2 Lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai1.1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất daiGiải quyết tranh chấp đất đai là phản ứng của các bên đương sự hoặc củaNhà nước, của xã hội nhằm hóa giải những bất động, mâu thuẫn và khôi phục lạicấu trúc bền vững của quan hệ đất đai Giải quyết tranh chấp đất đai là thuật ngữ

được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật đất đai Cho dù Luật Đất đai

năm 2013 (trong phần giải thích thuật ngữ - Điều 3) không đưa ra giải thích chínhthức về giải quyết tranh chấp đất đai Tuy nhiên, thuật ngữ này được các sách báo

pháp lý ở nước ta giải mã nội hàm như sau:

Theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ học:

Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội

bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị

xâm hại; đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm

Luật dat đai [54, tr 35]

Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội:

Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ

sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ

nhân dân Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm

hại, đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp

ly do hành vi của họ gây ra [57, tr 407]

17

Trang 24

Như vậy, từ một số khái niệm trên cho thấy giải quyết tranh chấp đất đai làmột nội dung của quản lý nhà nước về đất đai do cơ quan nhà nước có thâm quyềntiễn hành dựa trên cơ sở pháp luật dé hóa giải những bat đồng, mâu thuẫn giữa cácbên đương sự, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho bên bi xâm hại và buộc bên vi

phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi của họ gây ra.

Tìm hiểu về giải quyết tranh chấp đất đai có thê rút ra một số đặc điểm cơ

bản sau đây:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quản lý nhà nước về

đất đai Hoạt động này do cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện căn cứ vàocác quy định của pháp luật, quan điểm, đường lối của Đảng và thực tiễn sử dụng đất

dé tìm ra phương thức phù hợp nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa các bêntranh chấp Điều này có nghĩa là giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn giải

quyết tranh chấp Hơn nữa, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động mang tính

quyền lực nhà nước có nghĩa là không phải bất cứ cơ quan, công chức nào cũng cóthâm quyền giải quyết tranh chấp mà chỉ cơ quan, cá nhân được pháp luật đất đai

quy định mới có thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Quyết định giải quyếttranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thâm quyền có hiệu lực pháp luật bắt

buộc các bên đương sự phải chấp hành Trong trường hợp họ không chấp hành sẽ bịcưỡng chế thi hành

Thứ hai, do đất đai là vẫn đề nhạy cảm, phức tạp và có tầm quan trọng trênnhiều phương diện Hơn nữa, việc quản lý và sử dụng đất có nhiều biến động, xáotrộn qua các thời kỳ lịch sử nên tranh chấp đất đai xảy ra rất phức tạp, thường cóđông người tham gia Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai cần huy động sứcmạnh tông hợp của cả hệ thống chính trị, khuyến khích các tô chức quan chúng ở cơ

sở và người dân tham gia Trong giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước coi trọng

và đề cao phương thức thương lượng, hòa giải nhằm giải quyết ổn thỏa tranh chấp,

duy trì sự ôn định chính trị - xã hội, đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân

18

Trang 25

Thứ ba, do tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên Nhà nướckhông thừa nhận và không xem xét giải quyết các tranh chấp về đòi lại đất đã chiacấp cho người khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ của Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam

Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ dựa vào quan điểm,đường lối của Dang; chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn căn cứ vào tâm lý,thị hiếu, phong tục tập quán trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai của người

dân ở các vùng, miền khác nhau trong cả nước Đặc biệt, đội ngũ già làng, trưởngbản, trưởng dòng họ và người có uy tín trong cộng đồng dân cư có vai trò rất lớn

trong việc hòa giải tranh chấp đất đai ở khu vực nông thôn, miền núi và vùng cóđông đồng bao dân tộc thiểu số Hơn nữa, đối với khu vực Tây Nguyên, miền núi

phía Bắc và vùng nông thôn thì hương ước, quy tắc sinh hoạt cộng đồng, luật tục

có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải, vậnđộng, thuyết phục v.v

1.1.2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đaiTrong nén kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phan kinh tế,quan hệ pháp luật đất đai rất đa dạng, phức tạp kéo theo các tranh chấp đất đai phátsinh đa dạng, phức tạp và gay gắt Do đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đápứng những yêu cầu nhất định mà thực tế đặt ra Muốn vậy việc giải quyết tranh chấpđất đai phải quán triệt một số nguyên tac cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ

sở hữu và thong nhất quản lý

Hiến pháp năm 2013 quy định:

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,

quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ

sở hữu và thống nhất quản lý [32, Điều 53]

19

Trang 26

Cu thé hóa quy định này của Hiến pháp năm 2013, Luật Dat đai năm 2013

quy định:

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định

của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính

sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cáchmạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nha nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam [32, Điều 26, khoản 5]

Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sởhữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại điện, bảo vệ quyền đại diện

sở hữu đất đai của Nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng về đất đai mà nhân dân ta

đã giành được Theo đó, mọi tranh chấp về đòi lại đất, Nhà nước không xem xét giải

quyết và không thừa nhận việc đòi đất Tuy nhiên, Nhà nước xem xét một số trường

hợp tranh chấp đất đai đã giải quyết nhưng chưa đúng với quy định của pháp luật

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích

kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.

Luật Dat đai năm 1993 ra đời quy định 05 quyền năng của người sử dụngđất, bao gồm quyền chuyền đối, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thé chấp quyền

sử dụng đất Tiếp đó, các đạo Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 kếthừa và phát triển thành 08 quyền năng của người sử dụng đất, bao gồm: quyềnchuyên đồi, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền cho thuê lại, quyền thừa

kế, quyền tặng cho, quyền thé chấp, quyền góp vốn bằng quyền sử dung đất Điềunày khẳng định tư duy đổi mới của Nhà nước ta là đề cao va coi trọng địa vị làm

chủ của người sử dụng đất trong lĩnh vực đất đai Có như vậy mới tạo điều kiện để

họ gắn bó lâu dài với đất đai, khuyến khích đầu tư, bồi bổ, cải tạo đất Thực tế đã

chứng minh rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo, thì việc

sử dụng đất không thể mang lại hiệu quả kinh tẾ cao Đây không phải là một ngoại

lệ đối với giải quyết tranh chấp đất đai Việc giải quyết tranh chấp đất đai đạt hiệuquả khi cơ quan nhà nước có thâm quyền chú trọng đến bảo đảm quyền lợi của các

bên đương sự nói riêng và của người sử dụng đât nói chung Hơn nữa, một truyên

20

Trang 27

thống tốt đẹp của nền văn minh lúa nước là tinh thần đoàn kết, tương thân, tương áicủa người Việt Nam; đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, trung du,miền núi Trong tâm thức của người Việt Nam, đất nước, quê hương, làng xóm, giađình gắn bó mật thiết với nhau và hòa quyện là một Mọi người đều có ý thức giữgìn sự đoàn kết trong nội bộ gia đình, làng xóm, cộng đồng Vì vậy, khi phát sinhtranh chấp, mâu thuẫn trong cuộc sống, người Việt Nam trước tiên có xu hướng lựa

chọn phương thức thương lượng, hòa giải để giải quyết nhằm duy trì tình đoàn kết

cộng đồng Mặt khác, thương lượng, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấpdat đai linh hoạt, mềm dẻo, dé áp dụng, tiết kiệm thời gian và ít tốn kém về tiền bạctrong việc theo đuôi khiếu kiện Đồng thời, nó tôn trọng sự tự định đoạt, ý chí tựnguyện của các bên đương sự Nhận thức được vai trò của hòa giải tranh chấp nói

chung và tranh chấp đất đai nói riêng đối với người dân, nên khi giải quyết tranh

chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên đương sự tự thương lượng, hòa giải;chỉ khi thương lượng, hòa giải không thành và các bên đương sự có đơn yêu cầu thì

cơ quan nhà nước có thầm quyền mới tiễn hành giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chap đất đai nhằm mục đích ôn định tình

hình chính trị, kinh tế, xã hội, gan việc giải quyết tranh chấp đất dai với việc tô chức

lại sản xuất, bồ trí lại cơ cau sản xuất hang hóa, phân công lại lao động

Ở nước ta, đất đai có vị trí và tam quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội Đấtđai là tư liệu sản xuất đặc biệt của khoảng 56 triệu người dân song ở khu vực nôngthôn Tranh chấp đất đai gây ra hậu quả tiêu cực về chính trị, kinh tế, xã hội Việc giải

quyết tranh chấp đất đai không kịp thời, đứt điểm tiềm an nguy cơ xung đột xã hội

gay gắt và dé phát sinh thành "điểm nóng" gây mat 6n định chính trị Do đó, khi giảiquyết tranh chấp đất đai phải góp phần duy trì sự ôn định chính trị, kinh tế, xã hội

Theo số liệu công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), diện tích

đất tự nhiên của nước ta khoảng 320.000 km? với dan số khoảng 92, 6 triệu dân Xét

về diện tích tự nhiên, Việt Nam thuộc nhóm nước có diện tích trung bình (đứng thứ148/189 nước) Về dân số, nước ta đứng hàng thứ 13 trên thế giới Trong khi đó,diện tích đất nông nghiệp (không tính diện tích đất lâm nghiệp) chiếm khoảng 21%

21

Trang 28

Như vậy, nước ta ở vào tình trạng "đất chật người đông" và tỷ lệ tăng dân số vẫn ởmức cao Đây là một trong những nguyên nhân khách quan phát sinh tranh chấp đấtđai Theo học viên, tranh chấp đất đai sẽ xảy ra gay gắt và phức tạp nếu nước takhông có sự chuyển đổi căn bản cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phân công lại laođộng ở khu vực nông thôn nhằm chuyên một lực lượng lao động nông nghiệp sang

làm việc ở các ngành dịch vụ, công nghiệp, thương mại Có như vậy thì áp lực dân

số đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng mới không căng thăng và

làm “giảm nhiệt” tình hình tranh chấp đất đai Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đaikhông chỉ nhằm mục đích ôn định các quan hệ xã hội mà còn hướng trọng tâm vàoviệc bố trí, sắp xếp lại cơ cấu sản xuất hàng hóa theo chủ trương của Dang "Ai giỏinghề gi, làm nghề ấy", tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người

nông dân ở khu vực nông thôn.

Thứ tư, khi giải quyết tranh chấp đai phải dựa trên quy định của pháp luật,đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai minh bạch và chú ý đến tính hợp lý củaphong tục, tập quán, hương ước của cộng đồng dân cư, luật tục

Tranh chấp đất đai chiếm số lượng lớn trong các tranh chấp ở nước ta Dođất đai ngày càng có giá nên tranh chấp đất đai có tính chất ngày càng gay gắt, phức

tạp; thậm chí có đông người tham gia, kéo dài v.v Vì vậy, việc giải quyết tranh

chấp đất đai phải dựa trên các quy định của pháp luật Điều này có nghĩa là khi giảiquyết tranh chấp đất đai, cơ quan nhà nước, người có thâm quyền phải tuân thủđúng các nguyên tắc, căn cứ, thẩm quyên và trình tự, thủ tục do pháp luật quy

định Mặt khác, việc giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ tuân thủ đúng pháp luật

mà còn phải đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai minh bạch

Dân chủ trong giải quyết tranh chấp đất đai được hiéu là Nha nước phải tôntrọng và bảo hộ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất do pháp luật quy định;đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của người sử dụng đất trong quá trình giải quyếttranh chấp

Công bằng trong giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là cơ quan nhànước, cá nhân có thâm quyền phải tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013: "Moi

22

Trang 29

người đều bình dang trước pháp luật" (khoản 1 Điều 16) Mọi tranh chấp đất daiđược xem xét, giải quyết vô tư, khách quan, thận trọng, không có sự thiên vi, ưu ái

hay định kiến, quy chụp, võ đoán dựa trên quy định của pháp luật.

Công khai minh bạch trong giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là chứng

cứ, hồ sơ, tài liệu về đất đai, thời hạn, thẩm quyên và trình tự, thủ tục giải quyếttranh chấp được công bố công khai một cách rộng rãi với sự minh định rõ ràng, cụ

thể Mọi khiếu nại, thắc mắc của các bên đương sự được cơ quan nhà nước, người

có thâm quyền tiếp nhận với thái độ nghiêm túc, cầu thị và được giải trình côngkhai, rõ ràng với những căn cứ, lý lẽ thuyết phục

Tranh chấp đất đai không chỉ liên quan đến quan điểm, đường lối của Dang;chính sách, pháp luật của Nhà nước mà nó còn phản ánh nhận thức, tâm lý, thị hiếu,

văn hóa v.v của các bên đương sự nói riêng và người dân nói chung Mặt khác,

suy nghĩ và tâm lý, thị hiểu của con người rất phong phú, đa dạng và phức tạp Nó

không chỉ chịu sự chi phối của các quan điểm chính thống, chính sách, pháp luật

của Nhà nước mà còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của phong tục, tập quán, hương ướccộng đồng, luật tục Do đó, khi giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan nhà nước,

người có thâm quyền còn phải chú ý tính hợp lý của phong tục, tập quán, hương

ước của cộng đồng dân cư, luật tục dé giải quyết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

cụ thê của từng địa phương

1.1.2.3 Mục đích, ý nghĩa của giải quyết tranh chấp dat daiMột là, giải quyết tranh chấp đất đai nhằm hóa giải bất đồng, mâu thuẫn giữa

các bên trong quan hệ đất đai, duy tri sự ôn định chính trị, trật tự an toàn xã hội;

tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân; đồng thời góp phần bảo vệ sự

nghiêm minh của pháp luật làm tăng sự tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo

của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Hai là, thông qua giải quyết tranh chấp đất đai góp phần nâng cao hiểu biết,

ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các bên đương sự nói riêng và của người dân

nói chung Bởi lẽ, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan nhà nước,

người có thâm quyền vận động, giải thích, thuyết phục các bên đương sự nhận rõ

23

Trang 30

những điểm đúng, điểm sai của mình dựa trên các quy định của pháp luật Về phía

người sử dung đất, dé bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của minh trong quan hệ đấtđai thì dù muốn hay không muốn họ phải nghiên cứu, tìm hiểu nội dung quy địnhcủa pháp luật đất đai Hơn nữa, thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai từngbước xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, lối ứng xử văn minh cho các bên đương

sự khi đối xử với các mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong cuộc sống

Ba là, giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ giúp các bên đương sự nâng

cao sự hiểu biết pháp luật đất đai mà còn giúp cho đội ngũ cán bộ công chức nhànước có thâm quyền am hiểu pháp luật dat dai Bởi lẽ, muốn giải quyết tranh chấpđất đai đúng pháp luật đòi hỏi người có thẩm quyền giải quyết phải nghiên cứu, tìmhiểu, năm bắt kịp thời, đầy đủ và thấu đáo nội dung các quy định của pháp luật đấtđai Hơn nữa, thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp dat đai, năng lực, trình độ,

chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, bản lĩnh, kinh nghiệm v.v của đội ngũ này

được trui rèn qua thực tiễn ngày càng được nâng cao, trưởng thành.

Bốn là, giải quyết tranh chấp đất đai tạo điều kiện để các đoàn thể quần

chúng, các tổ chức xã hội, dòng họ, già làng, trưởng bản, trưởng thôn và người có

uy tín trong cộng đồng dân cư phát huy được tiếng nói, vai trò của mình trong việctham gia giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn ở cơ sở; góp phần duy trì sự đoànkết trong cộng đồng dân cư Hơn nữa, thông qua công tác này giúp Nhà nước pháthiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm sang tạo, hiệu qua của một séđơn vị, cá nhân làm tốt Trên cơ sở đó, hình thành va thúc đây phong trào thi dua

sôi nổi trong cả nước trong việc hóa giải những bat đồng, mâu thuẫn trong nội bộnhân dân v.v

1.1.2.4 Các hình thức chủ yếu giải quyết tranh chấp dat daiTrên thực tế, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện thông qua cáchình thức chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hòa giải

Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp giải quyết tranh chấp mềm dẻo,linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp các bên đương sự tự suy nghĩ, tự mình hóa giải

24

Trang 31

những tranh chấp, bất đồng trong quan hệ đất đai Hòa giải tranh chấp đất đai bao

gồm hai loại hình cụ thể sau:

Một là, hòa giải tranh chấp đất đai ngoài tố tụng Đây là hình thức hòa giảitranh chấp đất đai do cộng đồng dân cư ở cơ sở và do Ủy ban nhân dân xã, phường,thị tran nơi có đất tranh chấp (gọi chung là UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp)

thực hiện.

Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở thực hiện tại cộng đồng dân cư thông qua

tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.Phương thức hòa giải này được thực hiện dựa trên quy tắc đạo đức, phong tục, tậpquán, hương ước, quy ước và áp lực dư luận của cộng đồng dân cư

Hòa giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thực hiện.Xét về bản chất, đây là hình thức hòa giải tranh chấp đất đai do chính quyền cơ sởthực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước Vì vậy, việc thực hiện hòa giải doUBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thực hiện mang tính bắt buộc (được Luật Đấtđai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định) và kết quả hòa giảithành có giá trị pháp lý, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND cấptỉnh, UBND cấp huyện) chỉnh lý hiện trạng sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) Tuy nhiên, hình thức hòa giải này chỉ được thực

hiện sau khi hòa giải ở cơ sở không thành và các bên đương sự có đơn gửi UBND

cấp xã nơi có đất tranh chấp đề nghị hòa giải tranh chấp

Hai là, hòa giải tranh chap đất đai trong tố tụng Đây là hình thức hòa giải doTòa án nhân dân (TAND) mà cụ thể là Thâm phán thụ lý giải quyết vụ án tranhchấp đất đai thực hiện Hình thức hòa giải tranh chấp đất đai này được thực hiệntheo quy định về trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDSnăm 2015) Đây là hình thức hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc phải thực hiện khithụ lý giải quyết vụ án tranh chấp đất đai Chỉ khi hòa giải không thành thì TAND

có thầm quyền thụ ly vụ án mới tiến hành xét xử theo luật định

Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính

Trường hợp tranh chấp đất đai hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh

25

Trang 32

chấp mà không thành thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bằng con đường

hành chính Theo đó, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhậnhoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Dat đainăm 2013, nêu đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai băng việcnộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện thì việc giải quyết tranhchấp đất đai được thực hiện như sau:

Một là, trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

với nhau thi Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiệntại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính

Hai là, trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôngiáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nêu không đồng ý với quyết định giảiquyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại TANDcấp tỉnh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính

Việc pháp luật đất đai hiện hành quy định thấm quyền giải quyết loại tranh

chấp đất đai trên đây bằng con đường hành chính; bởi vì, xét về bản chất, các tranh

chấp đất đai thuộc dạng này là các tranh chấp về việc xác định ai là người sử dụng

hợp pháp Dé trả lời câu hỏi này thì cơ quan quan ly nhà nước về đất đai có khanăng đưa ra “lời giải” có độ chính xác cao Do các cơ quan này lưu giữ đầy đủthông tin, số liệu, hồ sơ địa chính của từng thửa đất; nắm rõ nguồn gốc, hiện trạng

sử dụng đất nên biết rõ ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp Đối với loại

tranh chap này, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND có thẩm quyền

có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên đương sự

Thứ ba, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường tố tụng (do TAND

thực hiện).

Đối với tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thànhthì được giải quyết bằng con đường tổ tụng, bao gồm: i) Tranh chấp đất đai màđương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều

26

Trang 33

100 của Luật Dat đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gan liền với đất thì doTAND giải quyết; ii) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhậnhoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai

năm 2013 mà đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng việc

khởi kiện tại TAND có thâm quyền theo quy định của pháp luật về té tung dân su;

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và lâu đời nhất Hìnhthức giải quyết này thông qua cơ quan quyền lực công có chức năng xét xử dé đưa

ra một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với các bên đương sự

1.2 Lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

1.2.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất dai tại Tòa án nhân dânGiải quyết tranh chấp đất đai tại TAND là một dạng cụ thê của giải quyếttranh chấp đất đai Căn cứ khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai và nội dung cácquy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai; theo học viên, giải quyếttranh chấp dat dai tại TAND được hiểu như sau: Giải quyết tranh chấp đất dai taiTòa án nhân dân là việc Tham phán nói riêng và Tòa án nói chung tim ra giải phápđúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bat đồng, mâu thuẫn trong

lĩnh vực đất dai giữa các bên đương sự Trên cơ sở đó phục hồi các quyén lợi hợppháp cho bên bị xâm hại, đông thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu nhữnghậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra.

Bên cạnh các đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết tranhchấp đất đai tại TAND có một số đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, về chủ thê giải quyết Chủ thé giải quyết tranh chấp đất dai tại TAND

là Tham phán nói riêng và TAND nói chung - đây là tổ chức, cá nhân có chức năng

xét xử chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật Tòa án nhân dân là mô hình tư

pháp độc lập xét xử.

Hai là, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND thực hiện, tuân thủ theo

trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính

quy định

27

Trang 34

1.2.3 Ưu điểm của giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

So sánh với các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai khác, giải quyếttranh chấp đất đai tại TAND có một số ưu điểm cơ bản sau đây:

Một là, theo quy định của Hiến pháp năm 2013:

1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; 2 Tòa án nhân dân có nhiệm

vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế

độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tô chức, cá nhân [32, Điều 102, khoản 1 và khoản 3] và Thamphán, Hội thâm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơquan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thâm phán, Hộithâm [32, Điều 103, khoản 2]

Hơn nữa, TAND được tô chức theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến cấphuyện và độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước Điều này tạo điều kiện và bảođảm cho TAND đưa ra phán quyết khách quan, công bằng, vô tư và đúng pháp luật

Hai là, việc thụ lý các vụ án nói chung và vụ án tranh chấp đất đai nói riêng

được thực hiện theo quy trình, thủ tục tố tụng chặt chẽ mà BLTTDS năm 2015 vaLuật Tố tụng hành chính năm 2012 quy định Điều này giúp cho quá trình xét xử vụviệc giải quyết tranh chấp đất đai tránh khỏi sự cảm tính, thiên vị và đường như ítphạm sai lầm ở mức thấp nhất Bởi lẽ, khi giải quyết tranh chấp đất đai, Thâm phánbắt buộc phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục tố tụng Trường hợp viphạm những quy định này thì bản án của TAND tuyên sẽ bị Tòa án cấp trên hủy

Ba là, TAND các cấp có đội ngũ thâm phán có năng lực, trình độ chuyênmôn, kỹ năng xét xử, sự am hiểu pháp luật đất đai và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

"phụng công thủ pháp" Điều này đảm bảo cho việc xét xử các tranh chấp đất đai

chính xác, đúng pháp luật.

Bốn là, bản án có hiệu lực pháp luật của TAND về giải quyết tranh chấp đấtđai được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống cơ quan thi hành án dân sự Điều này đảmbảo tính nghiêm minh của pháp luật; bởi lẽ, nếu các bên đương sự không chấp hành

28

Trang 35

thì sẽ chịu sự cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự - đại diện cho Nhà nước

thực thi công vụ v.v

1.3 Lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai1.3.1 Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đaiPháp luật về giải quyết TCDD là một thuật ngữ được sử dung khá phô biếntrong các văn bản pháp luật ở nước ta Nó được sử dụng dé chỉ các quy định củapháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giảiquyết TCDD Chế định pháp luật về giải quyết TCDD là một chế định cơ bản củapháp luật đất đai Mặc dù thuật ngữ pháp luật về giải quyết TCDD được sử dungtrong các văn bản pháp luật song Luật đất đai năm 2013 và các văn bản có liên quanlại chưa có giải thích chính thức hiểu như thế nào về thuật ngữ này Tìm hiểu nội

dung các quy định của pháp luật dat đai về giải quyết TCDD, tác gia cho rằng thuật

ngữ pháp luật về giải quyết TCDD có thé hiểu như sau: Pháp luật về giải quyếtTCĐĐ là chế định cơ bản của pháp luật đất đai Nó bao gồm tổng hợp các quyphạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng

chế của Nhà nước nhằm điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ việc

giải quyết TCDD nhằm hóa giải những bat đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụgiữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai

Bên cạnh những đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp nói chung,pháp luật về giải quyết TCĐĐ còn có một số đặc điểm riêng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về giải quyết TCDD phát triển gắn liền với các giai đoạn

lịch sử phát triển của Nhà nước Việt Nam, thể hiện tập trung nhất đường lối của

Đảng về cách mạng ruộng đất ở nước ta Pháp luật về giải quyết TCDD nói riêng vàpháp luật về đất đai nói chung phát triển và ngày càng trở thành một hệ thống tươngđối hoàn chỉnh, một bộ phận của pháp luật Việt Nam Từ những văn bản đơn hànhhiệu lực chưa cao (sắc lệnh, nghị định, quyết định, thông tư ), đã ra đời văn bản

luật có hiệu lực cao điều chỉnh các quan hệ đất đai ở nước ta, đó là Luật Đất đai

Thứ hai, sự hình thành và phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật vềđất đai là một quá trình lâu dài, thể hiện ở cả hai mặt: số lượng và chất lượng, gắn

29

Trang 36

liền với lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam Hệ thống

pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết TCDD nói riêng đã được xâydựng và từng bước hoàn thiện nhăm phúc đáp các yêu cầu về quản ly và sử dụng đất

đai qua các thời kỳ.

Thứ ba, pháp luật về giải quyết TCDD là một lĩnh vực pháp luật thuộc phápluật công Điều này có nghĩa là không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thẩmquyền giải quyết TCDD mà chỉ cơ quan nhà nước có thâm quyền do pháp luật quyđịnh mới có thâm quyền này Giải quyết TCDD là một nội dung quản lý nhà nước

về đất đai do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thực hiện dựa trên cơ sở quyền

lực nhà nước Quyết định giải quyết TCĐĐ có hiệu lực bắt buộc các bên đương sựphải chấp hành Trường hợp họ không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thực hiện

Thứ tư, pháp luật về giải quyết TCDD là một lĩnh vực pháp luật tổng hợp

quy phạm pháp luật của một số ngành luật

Luật đất đai quy định về thâm quyền giải quyết TCDD, hòa giải TCDD ở cơ

sở và hòa giải TCDD của UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp v.v

Bộ luật tố tụng dân sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án TCDD taiTAND; quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự v.v

Luật tố tụng hành chính quy định về thâm quyền giải quyết khiếu kiện hànhchính về TCDD; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính về TCDD v.v

Luật tổ chức TAND quy định về cơ cấu, tổ chức; thâm quyền của TANDtrong giải quyết các vụ việc TCDD

Luật khiếu nại quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; quyền vànghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về

TCDD v.v

Luật tô cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo; quyền và nghĩa vụ

của người tiếp nhận, giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về TCDD v.v

1.3.2 Sự cần thiết điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp đất đai bằngpháp luật

Hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các phương diện của đời sông xã hội

sẽ không thé tránh được những mâu thuẫn, bat đồng phat sinh giữa chủ thé quản lý

30

Trang 37

nhà nước và đối tượng quản lý Quá trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ khótránh khỏi việc phát sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách lànhững người quản lý, sử dụng đất đai với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai vàgiữa những người sử dung đất với nhau Dé giải quyết những bat đồng, mâu thuẫn

này, Nhà nước cần phải dựa trên cơ sở pháp luật; bởi lẽ:

Một là, pháp luật có một số đặc trưng riêng, bao gồm tính quy phạm, tínhbắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính thích ứng nên nó trở thành biện pháp quản

lý xã hội có hiệu quả nhất Mặt khác, giải quyết TCDD là một nội dung quản ly

nhà nước về đất đai do các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thâm quyền

thực hiện Đề giải quyết đứt điểm, có hiệu quả loại tranh chấp nay thì không thé

không sử dụng pháp luật.

Hai là, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các lợi ích kinh tế đanxen, mâu thuẫn và đối lập nhau Điều này tiềm ẩn những mâu thuẫn, những khácbiệt về lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội nên tranh chấp là điều khó tránh khỏimột khi những mâu thuẫn về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé không

được hóa giải thông qua thương lượng, thỏa hiệp Lĩnh vực đất đai cũng không

phải là một ngoại lệ Dé giải quyết 6n thỏa những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, vềquyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đất đai đòi hỏi cơ quan nhà nước cóthâm quyền phải dựa trên quy định của pháp luật, vì "pháp luật là một đại lượng

công bằng để duy trì sự tồn tại, chung sống hòa bình của các chủ thé không côngbang trong xã hội"

Ba là, như phần trên đã phân tích, ở nước ta, đất đai là vấn đề nhạy cảm và

có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội Do "Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùngquý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, vănhóa, xã hội, an ninh và quốc phòng" (Lời nói đầu Luật đất đai năm 1993), nên nó cóảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người dan (đặc biệt

là lợi ích của người nông dân chiếm khoảng 70% dân số) Vì vậy, TCDD xảy ra ratgay gắt, phức tạp tiềm ấn nguy cơ gây mat ôn định chính trị va dé bị kẻ xấu lợi dụng

31

Trang 38

để xúi giục, lôi kéo, kích động người dân chống lại quan điểm, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước Việc giải quyết TCĐĐ đòi hỏi phải kháchquan, công bằng, dân chủ, công khai minh bạch, nghiêm minh và dứt điểm Muốnvậy, tô chức, cá nhân có thâm quyền giải quyết tranh chấp phải dựa trên cơ sở pháp

lý vững chắc mà pháp luật là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về lĩnh

vực đất đai nói chung và giải quyết TCDD nói riêng

Bốn là, trong nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở nên có giá Đất đai

là loại tài sản đặc biệt mà quyền sử dụng của nó được tham gia trao đôi trên thị

trường Vi vậy, TCDD ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp Mặt khác, việc giải

quyết loại tranh chấp này không hề đơn giản do chính sách, pháp luật đất đai khôngnhất quán qua từng thời kỳ và thường xuyên sửa đôi, bổ sung Hơn nữa, sự buônglỏng quản ly nhà nước về đất đai trong một thời gian khá dài khiến TCDD cảngphức tạp do thiếu cơ sở pháp lý, hồ sơ địa chính trong việc xác định ranh giới đất

đai v.v Trên thực tế có không ít trường hợp TCDD xảy ra được các bên đương sự

hành xử với nhau mang tính bản năng, phi pháp luật dẫn đến xô xát, thương vong(thậm chi gây ra án mạng) Dé ran đe, giáo dục các bên đương sự ý thức tôn trongpháp luật và xây dựng lối ứng xử văn minh khi giải quyết các bất đồng, mâu thuẫnnói chung và TCDD nói riêng, cơ quan nha nước có thâm quyền cần dựa trên cơ sởpháp luật dé giải quyết TCDD

Năm là, kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển chothay dé thực hiện vai trò Nhà nước kiến tạo, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước,của xã hội, của doanh nghiệp và của từng người dân thì pháp luật được sử dụng đểgiải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong xã hội (trong đó có TCĐĐ) Đặt trong bối cảnhhội nhập quốc tế và xây dựng quốc gia khởi nghiệp, sáng tạo hiện nay, việc Nhà nước

ta sử dụng pháp luật dé giải quyết TCDD là van đề mang tinh tất yếu v.v

1.3.3 Cau trúc nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp đất daiPháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm các quy định được chiathành hai nhóm chủ yếu sau đây:

32

Trang 39

Thứ nhất, nhóm các quy định về nội dung giải quyết tranh chấp đất đai.Nhóm này bao gồm:

Một là, các quy định chung gồm các quy định về đối tượng và phạm vi ápdụng; quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai và các hành vi bị camtrong giải quyết tranh chấp đất dai

Hai là, nhóm quy định về điều kiện, thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;hòa giải tranh chấp đất đai; quy định về nội dung giải quyết tranh chấp dat dai

Ba là, nhóm quy định về quyền và nghĩa vụ của các đương sự; quy địnhquyền và nghĩa vụ của cơ quan có thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của tô chức, cá nhân có quyên lợi liên quan

Bon là, nhóm quy định về nội dung tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cao về giảiquyết tranh chấp đất đai; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giải quyết tranhchấp đất đai; quy định về nội dung xử lý vi phạm pháp luật về giải quyết tranhchấp đất đai

Thứ hai, nhóm quy định về hình thức giải quyết tranh chấp đất đai

Nhóm này bao gồm các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

đất đai; quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo về giải quyết tranh chấp đất

đai; quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về giải quyết tranh

chấp đất đai; quy định về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về giải quyếttranh chấp đất đai v.v

1.3.4 Các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chap đất dai1.3.4.1 Yếu tổ pháp luật

Muốn thực hiện pháp luật giải quyết TCDD có hiệu quả phụ thuộc rất lớnvào mức độ hoàn thiện của hệ thống van bản phap luật về lĩnh vực này Bản thâncác văn bản pháp luật đó phải có chất lượng thì mới đảm bảo việc thực hiện phápluật có kết quả tốt Vì thế, văn bản pháp luật về giải quyết TCĐĐ phải đảm bảo các

tiêu chí sau:

Một là, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất Nội dung các văn bản pháp luật vềgiải quyết TCDD không trái với Hiến pháp, không chồng chéo, không mâu thuẫn

33

Trang 40

nhau và không mâu thuẫn với các văn bản pháp luật có liên quan Nhưng vẫn phải

có đặc điểm riêng biệt của việc giải quyết TCDD Thông qua giải quyết TCDD,những quy định cơ bản của pháp luật về đất đai, về BLTTDS, Luật về hòa giải, Luật

tố tụng hành chính và Luật tô chức TAND v.v được tuyên truyền đến các tổ chức,

cơ quan và người dân Hoạt động này cung cấp tri thức, sự hiểu biết về pháp luật,xây dựng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, làm cho mọi người nhận

thức được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ, hình dung được hành vi xử sự nao

là đúng đắn

Hai là, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TCDD khôngchỉ của hệ thống chính trị, của xã hội mà còn là trách nhiệm của mọi người dân Lâunay khi đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật, chúng ta thường coi đó là tráchnhiệm của các cơ quan hành pháp, tư pháp Thực tiễn tô chức thực hiện pháp luật vềgiải quyết TCDD cho thấy, ngoài các cơ quan nhà nước, nếu toàn bộ những thànhviên khác của hệ thống chính trị đều nêu cao trách nhiệm, có hình thức tổ chức

tuyên truyền, giải thích, vận động phù hợp với vai trò, chức năng của mình thì sẽ

đem lại hiệu quả cao hơn trong thực hiện pháp luật Tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, phải

lồng ghép van đề giải quyết TCDD vào nội dung chương trình, kế hoạch công tác,

vào hoạt động thường xuyên của đơn vi và xác định đây là một chỉ tiêu đánh giá thi

đua Như vậy sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và sự đồng thuận của cả xãhội Những hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TCDD với sự tham

gia của toàn bộ hệ thống chính trị dưới những hình thức phong phú, sinh động sẽ

tạo nên dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình với những hành vi xử sự đúng đắn, lên ánnhững hành vi xử sự trái pháp luật, qua đó cũng góp phần định hướng hành vi củacông dân xử sự theo yêu cầu của pháp luật Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện pháp luật

về giải quyết TCDD sẽ không cao nếu mọi người dân không tự giác chấp hành pháp

luật về giải quyết TCDD

Ba là, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật về giải quyết

TCĐĐ Công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, tổ chức

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w