Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHLUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN HỒNG YẾNNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHINGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN Trang 2 BỘ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN HỒNG YẾN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN HỒNG YẾN
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 60340410
Người hướng dẫn khoa học:
TS BÙI HỒNG ĐIỆP
Trang 3QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ NGƯỜI HƯỚNG
DẪN NĂM 2021
Trang 14Luận văn nghiên cứu về việc công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về chất lượng đội ngũ công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trong những năm gần đây, với động cơ là nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tại Thanh tra Sở
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc phỏng vấn sâu 140 đối tượng gồm các thành viên của các đoàn thanh tra, đối tượng được thanh tra Kết quả nghiên cứu được xác định có 07 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra tại Sở Tài chính: việc tổ chức thực hiện; công tác chỉ đạo; ý thức, năng lực, trình độ của người tham gia hoạt động thanh tra; công tác phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; công luận và dư luận xã hội; tiêu cực xã hội và cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số ý kiến nghị để nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Một khi chất lượng công tác thanh tra được nâng cao, trong quá trình thanh tra sẽ phát hiện những thuận lợi, khó khăn của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước Thanh tra Sở tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài chính và kiến nghị với các ngành, các cấp nhằm chấn chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, qua đó hoàn thiện cơ chế quản lý về tài chính trên mọi mặt của đời sống xã hội Đồng thời, Thanh tra
Sở cũng xử lý vi phạm pháp luật xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước giúp thu hồi tiền, tài sản về cho Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân và góp phần duy trì trật tự, kỷ cương xã hội
Trang 15ABSTRACT
The research “The assessment of the inspection of government budget revenues and
expenditures in the province of Dong Thap” is carried out with a view to attaining deeper
insights of theoretical basis of the inspection of government budget revenues and
expenditures in the province and simultaneously generalize other related studies, which
eventually enables the conductor to determine factors that affect the quality of the
inspection process
This thesis is conducted to fulfill practical requirements in terms of the
qualifications of inspectors who are in charge of government budget revenues and
expenditures in recent years, aiming to enhance the standard of the inspection of
government budget revenues and expenditures in the provincial department of inspection
The thesis utilised qualitative research methods encompassing exhaustively
intervewing an extensive diversity of 140 subjects including inspectors and inspected
individuals This assisted the researcher to find out seven factors influencing the inspection
quality at the province’s Department of Finance, namely implementation organizations;
command; inspectors’ working awareness, competence, and qualifications; cooperations
with other departments, citizens, and organizations; public opinion and fame; society’s
negative aspects ,and legal basis for inpection activities
From the study results, the thesis proposes several measures in order to boost the
effectiveness of the inspection of government budget revenues and expenditures in the
province When the standard of inspection is promoted, potential advantages and
drawbacks relating to inspected individuals or organizations will be obviously identified
during the implementation of the government’s policies and legislation Provincial
inspectorates consult leaders of Finance Department and suggest other departments to
amend, supplement policies and legislation, thereby accomplishing the finance
management mechanism in all life aspects Simultaneously, provincial inspectorates are
able to resolve delinquencies in many govermental management fields contributing to the
withdrawal of finance, property, which can effectively protect legislative, radical rights and benefits
of organizations and citizens, eventually resulting in the maintenance of social order and discipline
Trang 16MỤC LỤC
MỤC LỤC xiv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xviii
DANH SÁCH HÌNH xix
DANH SÁCH CÁC BẢNG xx
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
3.1 Mục tiêu chung 4
3.2 Mục tiêu cụ thể 4
4 Đối tượng nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu: 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
6.1 Phương pháp thu thập số liệu 5
6.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 5
6.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 5
6.2 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của Luận văn 6
8 Kết cấu luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH 7
1.1 Cơ sở lý luận 7
1.1.1 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra 7
1.1.1.1 Khái niệm về thanh tra 7
1.1.1.2 Mục đích, đối tượng, nguyên tắc của hoạt động thanh tra 9
1.1.1.3 Phân loại hoạt động thanh tra 11
1.1.1.4 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra 11
1.1.2 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra thu, chi NSNN 12
1.1.2.1 Khái niệm thu, chi NSNN 12
1.1.2.2 Khái niệm thanh tra thu, chi NSNN 13
Trang 171.1.2.3 Yêu cầu công tác thanh tra thu, chi NSNN 14
1.1.2.4 Nội dung, quy trình công tác thanh tra thu, chi NSNN 14
1.1.2.5 Chất lượng công tác thanh tra thu, chi NSNN: 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1 Kinh nghiệm thanh tra công tác quản lý, sử dụng ngân sách của Cộng hòa Liên bang Đức 20
1.2.2 Kinh nghiệm thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách của Bộ Tài chính 23
1.2.3 Kinh nghiệm về thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Tiền Giang25 1.3 Tóm tắt chương 1 28
2.1 Khái quát về đặc điểm công tác thanh tra ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 29
2.1.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thu, chi NSNN 29
2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở 30
2.2 Thực trạng công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 31
2.2.1 Công tác thu NSNN ( phụ lục đính kèm số liệu) 31
2.2.2 Công tác chi NSNN (phụ lục đính kèm số liệu) 32
2.2.3 Thực trạng công tác thanh tra thu, chi NSNN 33
2.2.3.1 Chuẩn bị và quyết định thanh tra: 33
2.2.3.2 Tiến hành thanh tra: 37
2.2.3.3 Kết thúc thanh tra 52
2.3 Đánh giá chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp qua số liệu điều tra: 53
2.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát: 53
2.3.2 Đánh giá của đối tượng khảo sát về chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: 54
2.3.2.1 Mục đích của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN: 55
2.3.2.2 Yêu cầu của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN: 56
2.3.2.3 Nội dung đã thực hiện của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN: 57
Trang 182.3.2.4 Sự tuân thủ quy định về thời hạn thanh tra thu, chi NSNN 62
2.3.2.5 Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN: 63
2.3.2.6 Tuân thủ quy định pháp luật, quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra: 64
2.4 Đánh giá công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: 65
2.4.1 Kết quả đạt được: 65
2.4.2 Hạn chế, tồn tại: 67
2.4.2.1 Mục đích của công tác thanh tra thu, chi NSNN: 67
2.4.2.2 Yêu cầu của công tác thanh tra thu, chi NSNN: 67
2.4.2.3 Nội dung đã thực hiện của công tác thanh tra thu, chi NSNN: 67
2.4.2.4 Thời hạn công tác thanh tra thu, chi NSNN: 68
2.4.2.5 Hiệu quả, tác động của công tác thanh tra thu, chi NSNN: 68
2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: 69
2.4.3.1 Nguyên nhân từ các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành: 69
2.4.3.2 Nguyên nhân từ việc thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành: 70
2.5 Tóm tắt Chương 2 71
3.1 Định hướng phát triển ngành thanh tra đến năm 2030 72
3.2 Giải pháp về công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 72 3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện luật thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật 72
3.2.2 Các giải pháp về tổ chức thi hành Luật thanh tra 74
3.3 Tóm tắt Chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
I KẾT LUẬN 78
II KIẾN NGHỊ 79
1 Đối với Thanh tra Chính phủ 79
2 Đối với UBND tỉnh 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 19PHỤ LỤC 84 BÀI BÁO KHOA HỌC 96
Trang 21DANH SÁCH HÌNH
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu, tổ chức thanh tra Sở Tài chính Đồng Tháp 32 Hình 2.1 Mức điểm trung bình kết quả điều tra tiêu chí “nội dung tiến hành thanh tra” 63 Hình 2.2 Mức điểm trung bình kết quả điều tra một số tiêu chí 68 Hình 2.3 Mức điểm trung bình đánh giá chỉ tiêu “hiệu quả, công tác đánh giá công tác thu, chi Ngân sách 69
Trang 222021 59
Bảng 2.10 Thống kê mẫu khảo sát 60 Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả điều tra về nội dung mục đích, sự đảm bảo yêu cầu của công tác thanh tra thu, chi NSNN 62
Bảng 2.12 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu được đánh giá ở mức cao đối với tiêu chí “nội dung tiến hành thanh tra” 68 Bảng 2.13 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu được đánh giá ở mức thấp đối với tiêu chí “nội dung tiến hành thanh tra” 69
Trang 23PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan quyền lực công cộng, đứng ra quản lý, duy trì và phát triển xã hội, đất nước Để làm được điều đó Nhà nước phải có tiềm lực tài chính Bằng quyền lực công, Nhà nước quy định các khoản thu bắc buột tạo thành nguồn thu cho ngân sách nhà nước Đất nước muốn phát triển lớn mạnh thì nhà nước ta phải tạo
ra nhiều nguồn thu, quản lý tốt nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ nội dung chi tránh tình trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước Để công tác quản lý ngân sách nhà nước được thống nhất, đi vào nề nếp, đảm bảo chấp hành các quy định pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì không thể thiếu vai trò của thanh tra, kiểm tra
Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác thanh tra là một nội dung, một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, do vậy sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả thanh tra Thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua cho thấy, địa phương nào, ngành nào chú trọng đến công tác thanh tra thì địa phương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, ít có khiếu nại, tố cáo; ngược lại nơi nào không chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra thì nơi đó không thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện thanh tra thu, chi ngân sách còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chất lượng, hiệu quả thanh tra không cao, thu hồi kinh tế do vi phạm còn thấp, phát hiện hành vi tham nhũng qua thanh tra còn ít, bên cạnh đó thất thoát, lãng phí, vi phạm về thu, chi ngân sách nhà nước vẫn là vấn đề gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng đến quá trình điều hành, hoạt động và phát triển của các địa phương
Tỉnh Đồng Tháp luôn chú trọng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước Hoạt động thanh tra cơ bản đảm bảo nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định, chất lượng từng bước được nâng lên Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra nói chung và thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; hiệu quả công tác thanh tra chưa cao, đặc biệt là việc xử lý sau thanh tra chưa triệt để Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan dẫn đến những bất cập, hạn chế nêu trên, trong đó đáng chú ý là
cơ chế, chính sách, pháp luật còn thiếu đồng bộ, chồng chéo chưa theo kịp thực tiễn; việc
Trang 24chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính của tổ chức, cá nhân còn hạn chế, chưa nghiêm Các Đoàn thanh tra chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao, việc góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách qua thanh tra chưa thể hiện rõ nét Việc đúc rút kinh nghiệm, đề xuất cơ chế, giải pháp cũng như tăng cường nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra còn nhiều hạn chế Đội ngũ cán bộ thanh tra đang còn thiếu
về số lượng và yếu về chất lượng, biên chế chưa ổn định Điều kiện, phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động thanh tra còn thiếu, chưa đảm bảo
Vì vậy, cùng với việc tiến hành cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới Đảng, việc đánh giá hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách cũng là một yêu cầu cấp thiết Chính vì lý do đó, tác giả lựa
chọn đề tài: “Đánh giá công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp”
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều chuyên đề, đề tài tham luận, bài báo cũng như các đề tài khoa học, công trình khoa học nghiên cứu tổng kết một số nội dung liên quan đến công tác thanh tra; quản lý thu chi ngân sách nhà nước trong và ngoài nước thời gian qua như:
Các đề tài trong nước
Công trình của Tô Thiện Hiền (2012), “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” Tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thống NSSN, nguyên tấc phân cấp NSNN, quản lý quy trình phân cấp NSNN; kinh nghiệm của các quốc gia Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hoa Kỳ và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý NSNN cấp Tỉnh Sau đó đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả quán lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010 với trọng tâm là phân tích thu, chi NS; phân cấp thu chi NS địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý NSNN ở An Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy thu, chi NS và phân cấp nhiệm vụ chi NS các cấp ở địa phương có sự tiến
bộ phù hợp với NS địa phương và khoản chi đều tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương
Công trình của Lê Toàn Thắng (2013), “Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay” Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh, dự báo và chuyên gia để
Trang 25nghiên cứu Nội dung tập trung về phân cấp quản lý Nhà nước trong hoạt động NSNN giai đoạn 2002-2012 Tác giả đã đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN đối với 04 nội dung là (1) Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN; (2) Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN; (3) phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN; (4) Phân cấp giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN Từ đó đề xuất các giải pháp phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam
Công trình của Cao Thị Diệu Hương (2018), “Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Bình, tỉnh Quảng Ninh” Luận văn đã phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra; đánh giá thực trạng công tác thu, chi ngân sách nhà nước những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, phân tích những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó Đặc biệt Luận văn còn tổng kết kinh nghiệm thanh tra quản lý ngân sách nhà nước của Hàn Quốc, Bộ Tài chính
Công trình của Nguyễn Thị Minh (2008), “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” Luận án đã phân tích thực trạng quản lý chi NSNN
ở Việt Nam dưới 4 góc độ là: phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; quản lý chi theo chương trình, dự án; quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra và quản lý chi theo chu trình NS và khuôn khổ chi tiêu trung hạn Luận án đã đánh giá được những kết quả và ưu điểm, chỉ ra được 7 hạn chế, tồn tại và 3 nguyên nhân Đặc biệt, luận án còn tổng kết kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số nước như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Anh, New Zealand
và rút ra được 4 bài học cho Việt Nam để vận dụng trong quản lý chi NSNN.Tuy nhiên, phần đánh giá thực trạng luận án mới chỉ tập trung đánh giá chính sách chi NSNN, lập dự toán, phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào Để đảm bảo tính toàn diện và đầy đủ cần nghiên cứu và có đánh giá sâu hơn đối với vấn đề quản lý chi trong việc chấp hành
NS và quyết toán NS cũng như việc kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chi NSNN
Công trình của Vũ Minh Thông (2012), “Quản lý nguồn thu, chi NSNN tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay” Tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quán
lý NSNN tại tỉnh Lâm Đồng Phương pháp nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả, kết quả cho thấy giai đoạn từ 2007-2011, công tác quản lý NS ở Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật tài chính được tăng cưởng, sự công khai minh bạch và các cấp NS địa phương đã chủ động nguồn lực, tích cực khai thác nguồn thu để đáp ứng nhiệm
vụ chi Công tác quản lý thu chi được chặt chẽ phân định rõ ràng trách nhiệm của các tổ
Trang 26chức, cá nhân trong quản lý, điều hành NS, gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Công trình của Đinh Công Tuyên, năm 2014: “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” Luận văn cũng đã khái
quát hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách Nhà nước và chi chi ngân sách Nhà nước; quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản (gọi tắt là XDCB) từ nguồn Ngân sách Nhà nước Trên cơ sở hệ thống lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi đầu
tư XDCB của huyện Hoa Lưu, tác giả rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại, đề xuất phương hướng và kiến nghị một số biện pháp có tính thiết thực nhằm hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB của địa phương
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp vềcông tác thanh tra thu, chi ngân sách tỉnh Đồng Tháp
4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về công tác thanh tra tài chính tại thanh tra
Sở Tài chính; nội dung về công tác thanh tra tài chính cấp tỉnh Đánh giá công tác thanh tra tài chính tại Sở Tài chính trong thời gian qua Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thanh tra tài chính tại Sở và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới Đối tượng thanh tra là UBND các huyện, thị xã, thành phố; các phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn
5 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 27- Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Phạm vi thời gian: 2019-2021
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
6.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập về số liệu công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân
sách của 12 huyện, thị xã, thành phố UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thông qua báo cáo quyết toán ngân sách, Nghị quyết Hội đồng nhân huyện, thị xã, thành phố
- Thu thập số liệu liên quan đến công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh qua các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề về công tác thanh tra
- Thu thập số liệu chi tiết về công tác thanh tra thu, chi ngân sách qua các báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, Kết luận thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách trên địa bàn Tỉnh
- Các tạp chí liên quan đến NSNN, các công trình trong nước, thu thập qua internet, niên giám thống kê, nguồn tài liệu từ các văn bản pháp luật, Nghị định, Thông tư của các
cơ quan nhà nước, các báo cáo của UBND tỉnh Đồng Tháp, Cục Thống kê, Cục Thuế và
Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp
6.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra số liệu sơ cấp trên cơ sở tiến hành khảo sát 12 UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thông qua bảng hỏi được thiết kế mẫu sẵn Đối tượng được lựa chọn
là các cá nhân có liên quan trực tiếp đến công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2019
6.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tổ, tổng hợp: sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích số liệu, nhằm khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê Từ việc phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Trang 28- Phương pháp so sánh: sử dụng kết quả của việc phân tích dưới dạng số liệu thực
tế hay tỷ lệ phần trăm để thể hiện các dữ liệu so sánh của từng năm
- Phân tích mô tả thống kê cho dữ liệu định tính Sử dụng các dữ liệu so sánh của từng năm Từ đó làm rõ tầm quan trọng, xu thế biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu
7 Đóng góp của Luận văn
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra thu, chi ngân sách Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Giải pháp về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước
Trang 29CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
THU, CHI NGÂN SÁCH 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra
1.1.1.1 Khái niệm về thanh tra
Theo từng giai đoạn lịch sử, khái niệm về thanh tra cũng được nhận thức khác nhau Đó là sự phản ánh về mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước; về sự kiểm soát đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
Thời kỳ phong kiến, ở các triều đại Lý, Trần, Lê có cơ quan “Ngự sử đài”, người đứng đầu là “Quan ngự sử” với chức năng gần giống như cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay Ngự sử đài có nhiệm vụ giúp vua trong việc theo dõi, xem xét các công việc hệ trọng của triều đình Quan ngự sử đời nhà Trần có quyền tiền trảm hậu tấu và là chức quan duy nhất có quyền can gián vua Thời nhà Lê có hàm “Gián nghị đại phu” phong tặng cho bất
cứ bề tôi nào dám nói thẳng, nói đúng sự thật, Gián nghị đại phu có quyền đề xuất ý kiến
về những việc nhà vua nên làm và can gián nhà vua những việc không nên làm
Năm 1945, ngay sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, ngày 23 tháng 11 năm 1945, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”, từ đây thuật ngữ “Thanh tra” xuất hiện, được chỉ một cơ quan cụ thể, quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ
Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành Trong đó quy định quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ được giao cho Ban Thường vụ của Nghị viện: “Khi Nghị viện không họp, Ban Thường vụ có quyền kiểm soát, phê bình Chính phủ”, thực chất đây là quyền giám sát của cơ quan dân cử (cũng như quyền giám sát của Quốc hội
và Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với Chính phủ)
Hiến pháp năm 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành các quyết định quản lý nhà nước: “Hội đồng Chính phủ ra những thông tư, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các Thông tư và Chỉ thị ấy” và “Ủy ban hành chính các cấp quản lý công tác hành chính ra Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra việc thi hành Quyết định, Chỉ thị ấy”
Trang 30Như vậy, thanh tra, kiểm tra ở đây ngoài việc xem xét vi phạm của các cơ quan, nhân viên hành chính hay Chính phủ còn mở rộng ra giám sát, kiểm tra các hoạt động xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản pháp quy
Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ “thanh tra” với nội dung là một chức năng của
cơ quan quản lý nhà nước Khoản 15 Điều 107 của Hiến pháp quy định Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ: “Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước”, Điều 110 quy định: “Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng” Về Ủy ban nhân dân, Điều 124 quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp chiếu theo quyền hạn do luật định, ra những Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó”
Đến Hiến pháp 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn qua các Điều 112, 115, 116 và 124 Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức
và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng, trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân” Điều 115 quy định “ Chính phủ ra Nghị quyết, Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ” Đối với Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ “ra Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ” (Điều 116) Đối với Ủy ban nhân dân, Điều 124 Hiến pháp 1992 cũng quy định “Ủy ban nhân dân ra Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó”
Trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, hoạt động thanh tra của các tổ chức thanh tra được xác định là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước Điều 8 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 quy định nhiệm vụ của các tổ chức thanh tra nhà nước là: “thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân, trừ hoạt động điều tra truy tố, xét xử của các cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm hợp đồng kinh
tế của các cơ quan trọng tài kinh tế”
Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật để xử lý theo
Trang 31thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách pháp luật để kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Thanh tra là một chức năng không thể thiếu của hoạt động quản lý, là một khâu của chu trình quản lý của Nhà nước
1.1.1.2 Mục đích, đối tượng, nguyên tắc của hoạt động thanh tra
a Mục đích thanh tra
Căn cứ, Điều 2, Luật Thanh tra số 56/2010/QH11 ngày 15/11/2010 quy định: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
b Đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra là thanh tra các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị kinh tế và cá nhân có liên quan trong việc chấp hành chính sách, pháp luật
Ở nước ta, hệ thống quản lý được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ Vì thế, quyền hạn, phạm vi quản lý theo ngành và địa phương của các cơ quan quản lý là khác nhau nên đối tượng thanh tra cũng khác nhau Tổ chức quản lý cấp dưới trực thuộc phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của
tổ chức quản lý cấp trên và của Nhà nước
c Nguyên tắc hoạt động của thanh tra
Nguyên tắc hoạt động thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra 2010: “Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.”
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình
Trang 32thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước Để thanh tra đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao, hoạt động thanh tra phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Thanh tra việc chấp hành pháp luật Nhà nước là nhằm xử lý các trường hợp vi phạm, ngăn chặn các hành vi trái pháp luật, có ý nghĩa giáo dục đối với cán bộ công chức Nhà nước trong việc thực thi pháp luật Vì vậy hoạt động thanh tra trước hết phải quán triệt nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng những chuẩn mực pháp lý khi xem xét, phân tích, đánh giá, kết luận các vụ việc một cách chính xác; đồng thời ngăn chặn tình trạng can thiệp trái pháp luật Các cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra, người phụ trách công tác thanh tra,
cơ quan, đơn vị, cá nhân được thanh tra đều phải chấp hành theo pháp luật
- Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan
Có chính xác trong công tác thanh tra mới cho phép đánh giá đúng thực trạng chấp hành pháp luật, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước giao cho đối tượng thanh tra Nguyên tắc khách quan đòi hỏi trong hoạt động thanh tra phải tôn trọng sự thật, không suy diễn tuỳ tiện chủ quan, không gán cho đối tượng thanh tra những sự việc mà bản thân không
có
Tính chính xác và khách quan trong thanh tra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau Có khách quan, không thiên vị mới bảo đảm tính chính xác trong đánh giá, kết luận vấn đề và ngược lại có chính xác mới thể hiện được việc làm khách quan trong công tác thanh tra
- Nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời
Để thực hiện nguyên tắc dân chủ trong thanh tra cần đạt các yêu cầu sau:
+ Phải đặt lợi ích của nhân dân trên hết, kiên quyết bảo vệ lợi ích và quyền lợi của nhân dân
+ Phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của quần chúng nhân dân, phải tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia thanh tra
Thông qua công khai làm cho công tác thanh tra bảo đảm được chính xác, khách quan hơn vì nó cho phép kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kết quả thanh tra, làm cho
Trang 33các kết luận thanh tra đúng đắn, trung thực
Nguyên tắc công khai phải đạt các yêu cầu sau: Công bố công khai quyết định thanh tra, công khai trong tiếp xúc với đối tượng thanh tra, công khai kết luận thanh tra
Tuy nhiên theo tính chất, vụ việc thanh tra mà có hình thức, phạm vi công khai thích hợp và đúng quy định
Kịp thời cũng là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động thanh tra.Thanh tra chính là nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhanh chóng khắc phục những bất cập, yếu kém trong quản lý Nhà nước Nếu thanh tra chậm trễ, không kịp thời sẽ dẫn đến kém hiệu quả, thậm chí mất lòng tin của nhân dân Để đảm bảo kịp thời trong hoạt động thanh tra, cần quy định cụ thể thời gian đối với từng vụ việc thanh tra tuỳ theo quy mô, tính chất phức tạp của vụ việc, tuỳ theo số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra
1.1.1.3 Phân loại hoạt động thanh tra
- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó
1.1.1.4 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra
Trang 34tỉnh);
- Thanh tra sở;
- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện)
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1.1.2 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra thu, chi NSNN
1.1.2.1 Khái niệm thu, chi NSNN
Theo Luật ngân sách nhà nước 2015: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ
ninh-mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội
Trang 35thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương; thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
1.1.2.2 Khái niệm thanh tra thu, chi NSNN
Trên cơ sở định nghĩa về công tác thanh tra, có thể khái quát về thanh tra thu, chi ngân sách như sau: Thanh tra thu chi ngân sách là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác thu và chi NSNN, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ thu, chi NSNN đối với các tổ chức, đơn vị và cá nhân
Thanh tra thu chi NSNN là một phần trong hoạt động thanh tra tài chính, được tiến hành trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thu, chi NSNN Trong thời gian qua, xã hội đã chứng kiến rất nhiều vụ án với giá trị sai phạm rất lớn, mà chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực chi tiêu NSNN, gây thiệt hại cho NSNN Do đó, Đảng và Nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến công tác thanh tra tài chính, trong đó thanh tra thu, chi NSNN được dư luận đặt biệt quan tâm và là một đòi hỏi cần thiết đối với công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay ở nước ta
Trang 361.1.2.3 Yêu cầu công tác thanh tra thu, chi NSNN
Để đạt được mục đích đã đặt ra, người làm công tác thanh tra phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu:
Phải nắm vững các văn bản pháp luật, hướng dẫn có liên quan đến công tác quản
lý, sử dụng NSNN; nắm vững quy trình tiến hành một cuộc thanh tra Phải quán triệt một cách đầy đủ các nguyên tắc thanh tra; người làm công tác thanh tra phải có quan điểm đúng đắn Đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan, có căn cứ pháp lý, đúng pháp luật Những kiến nghị, đề xuất xử lý phải căn cứ vào các điều luật đã quy định, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo tính khả thi
Đây là những yêu cầu cụ thể về yêu cầu hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng Các cuộc thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải tuân thủ đúng những yêu cầu này trong quá trình hoạt động
1.1.2.4 Nội dung, quy trình công tác thanh tra thu, chi NSNN
Nội dung thanh tra ngân sách gồm có: Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán NSNN; Thanh tra việc chấp hành NSNN; Thanh tra việc quyết toán NSNN Trong các nội dung tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm Xây dựng nội dung chi tiết cho từng nội dung thanh tra; những nơi đến thanh tra, kiểm tra, xác minh; thời gian thực hiện
Quy trình công tác thanh tra thu, chi NSNN được quy định cụ thể tại Quyết định
số 46/QĐ-BTC ngày 07/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bao gồm các bước sau: Chuẩn bị và quyết định thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanh tra
1.1.2.5 Chất lượng công tác thanh tra thu, chi NSNN:
a Khái niệm chất lượng công tác thanh tra:
Trước khi tìm hiểu về chất lượng hoạt động thanh tra, hãy tìm hiểu về phạm trù
“chất lượng” Chất lượng tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm, hoạt động thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện nhất định
Chất lượng hoạt động thanh tra là một chỉ tiêu phức tạp, khó đo lường, định lượng, thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi vì hoạt động thanh tra đa dạng, phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng trong từng cuộc thanh tra cũng như trong các cơ quan thanh tra
Trang 37Nhà nước khác nhau Một cách khái quát nhất, có thể hiểu chất lượng hoạt động thanh tra
là tổng hòa kết quả thực hiện các nội dung trong công tác thanh tra; được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả, mức độ tác động, ảnh hưởng của hoạt động thanh tra đối với đối tượng, lĩnh vực, nội dung được thanh tra
Như vậy, theo quan điểm đó, chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách tổng hòa kết quả thực hiện của các nội dung công tác thanh tra thu, chi NSNN (bao gồm từ công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanh tra); được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả, mức độ tác động, ảnh hưởng của thanh tra thu, chi NSNN đối với hoạt động thu, chi NSNN
b Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra thu, chi NSNN:
+ Ý thức và năng lực, trình độ của người tham gia hoạt động thanh tra: công tác thanh tra đòi hỏi người cán bộ thanh tra có năng lực, kinh nghiệm, không những tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, mà họ còn hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề xã hội, nắm vững về các mối quan hệ hành chính, am hiểu luật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội
- Các nhân tố khách quan
+ Công tác phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể, trong suốt quá trình của hoạt động thanh tra, nhất là trong giai
Trang 38đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra Khi kết thúc thanh tra, nếu đối tượng thanh tra không phối hợp cùng làm rõ các vấn đề chưa thống nhất thì chất lượng kết luận không cao
+ Công luận và dư luận xã hội: công luận cũng như dư luận xã hội đã, đang phát
huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nước Đối với hoạt động thanh tra, nhiều cuộc thanh tra thu, chi ngân sách đã được dư luận quan tâm, nhất là những cuộc mà kết quả thanh tra liên quan đến những vấn đề gây bức xúc trong xã hội
+ Tiêu cực xã hội: những tiêu cực xã hội đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh, liêm khiết, có lương tâm
và đạo đức nghề nghiệp
+ Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra: Để tiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm Hoạt động thanh tra có tính chất khá đặc thù, riêng biệt không giống như hoạt động quản lý và cũng không phải là hoạt động tư pháp Chính
vì sự đặc thù này của hoạt động thanh tra đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ
c Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thanh tra thu, chi NSNN:
Từ thực tiễn triển khai các hoạt động cho thấy, các tiêu chí đánh giá sẽ giúp minh bạch, đồng thời là đòn bẩy để thúc đẩy các lĩnh vực công tác phát huy được hiệu quả Đối với công tác thanh tra, theo nhận định của tác giả, để công tác thanh tra có thể ngày càng phát huy được vị trí, vai trò của mình trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra tại các ngành, lĩnh vực, địa phương cần được đánh giá khách quan trên các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch
Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thanh tra nói chung, công tác thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng là những dấu hiệu, tiêu chuẩn nhất định làm cơ sở cho việc đánh giá Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ để xác định chất lượng của công tác thanh tra
Trên thực tế, chưa có quy định nào hướng dẫn bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng
Trang 39hoạt động thanh tra Việc xác định những tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động thanh tra chủ yếu dựa trên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, mang tính chủ quan
và tương đối Thanh tra thu, chi ngân sách là một trong những nội dung quan trọng của công tác thanh tra, do đó những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách cũng dựa trên cơ sở những tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động thanh tra Tác giả Phạm Ngọc Ánh với vai trò chủ biên và tập thể giảng viên của Học viện Tài chính đã nghiên cứu, đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thanh tra gồm những nội dung sau:
- Mục đích của hoạt động thanh tra:
Đây là căn cứ quan trọng nhất mà cơ quan, người có thẩm quyền dựa vào đó để đánh giá chất lượng hoạt động thanh tra Mỗi hoạt động thanh tra cụ thể có những mục đích phù hợp với đặc điểm, tính chất của cuộc thanh tra đó, khi đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, cơ quan, người có thẩm quyền phải dựa vào căn cứ này và cần thực hiện: xem lại mục đích được đề ra ban đầu cho hoạt động thanh tra Đối chiếu kết quả với mục đích được đề ra đó và xác định: mục đích đề ra có đạt được hay không; mục đích đề ra đạt được như thế nào, có thể ước lượng được bao nhiêu phần trăm; nguyên nhân của việc không đạt được mục đích đề ra
- Yêu cầu của hoạt động thanh tra:
Mỗi hoạt động thanh tra phải đảm bảo những yêu cầu chung và riêng Những yêu cầu của hoạt động thanh tra có đảm bảo hay không ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra Vì vậy, cơ quan, người có thẩm quyền cần phải dựa vào đó để đánh giá kết quả hoạt động thanh tra Khi dựa vào căn cứ này, cơ quan, người có thẩm quyền cần: xem lại một cách đầy đủ những yêu cầu đặt ra cho hoạt động thanh tra Kiểm tra, đối chiếu, xem xét những yêu cầu nào được đảm bảo thực hiện, những yếu tố nào không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt Xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan của những yêu cầu không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt
- Nội dung đã thực hiện của hoạt động thanh tra:
Mỗi hoạt động thanh tra đều có nội dung Nội dung của hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra là những công việc cụ thể phụ thuộc vào nội dung vụ việc mà chủ thể thanh tra phải giải quyết Việc thực hiện nội dung này đúng hay không đúng, tốt hay không tốt
Trang 40đều ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra Vì vậy, cơ quan, người có thẩm quyền căn cứ vào nội dung đã thực hiện của hoạt động thanh tra để đánh giá Cụ thể là: xem lại những nội dung công việc mà chủ thể thanh tra phải giải quyết: những công việc
đó là gì, công việc nào là trọng tâm, mức độ và phạm vi xem xét, giải quyết mỗi công việc là gì? xem lại những nội dung công việc mà chủ thể thanh tra đã thực hiện Đối chiếu những nội dung công việc phải thực hiện với những công việc đã thực hiện của chủ thể thanh tra
Trong quá trình đánh giá các nội dung của chỉ tiêu này, cần tập trung vào:
+ Sự chuẩn bị nguồn lực đầu vào phù hợp với tầm quan trọng và mức độ phức tạp của cuộc thanh tra (chi phí, phương tiện đi lại, thời gian khảo sát, thời gian tiến hành thanh tra )
+ Sự phù hợp, đúng đắn khi xác định nội dung, đối tượng, kế hoạch chi tiết triển khai cuộc thanh tra; trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thanh tra (chuẩn bị và quyết định thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanh tra)
+ Sự bảo đảm đầy đủ chứng cứ, tính khách quan, kịp thời, dễ hiểu của những kết luận, nhận định, kiến nghị của thanh tra về tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng NSNN
+ Công tác phối hợp giữa tổ chức tiến hành thanh tra với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện (Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Công an, Tòa
án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân ) Sự gắn kết và phối hợp linh hoạt, ăn ý, mềm dẻo với hoạt động của các cơ quan chuyên môn khác trong cùng một hệ thống cơ quan, đơn vị hoặc giữa các tổ chức thuộc các cơ quan khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ công vụ
- Thời hạn của hoạt động thanh tra:
Thời hạn hoạt động thanh tra là khoảng thời gian mà chủ thể hoạt động thanh tra phải thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ của mình Khi đánh giá kết quả, chất lượng của hoạt động thanh tra cần căn cứ vào thời hạn của hoạt động thanh tra để xem xét: khi hoạt động thanh tra hoàn thành trong thời hạn hoặc trước thời hạn thì được đánh giá cao hơn hoạt động thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn quy định (xét ở tiêu chí thời hạn) Khi đánh giá kết quả của hoạt động thanh tra về mặt thời hạn cần lưu ý đến trường