TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THÙY LINH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC S
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8 34 03 01
Quảng Bình – Năm 2020
Trang 2Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm tin học – học liệu, Đại học Đà nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế, ĐHĐN
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS),
có ảnh hưởng đến quyết sách và sự phát triển của chủ thể Trong khi nguồn thu NSNN là có hạn thì việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từ Trung ương đến địa phương có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của đất nước
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng
Công tác lập dự toán chi NSNN cấp huyện là nội dung quan trọng để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tài chính ở cấp huyện Việc thực hiện tốt công tác lập dự toán chi NSNN là một trong những điều kiện để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của địa phương
Phòng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện Bố Trạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính Công tác lập dự toán chi NSNN mặc dù
đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn song hiệu quả ở một số lĩnh vực cụ thể chưa cao, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi nhận thấy công tác lập dự toán chi NSNN huyện còn bộc lộ nhiều yếu kém, trong năm còn phải điểu chỉnh bổ sung dự
Trang 4toán nhiều lần gây khó khăn cho công tác quản lý ngân sách, cơ chế
“xin-cho” vẫn còn tồn tại, chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương Mặt khác, cùng với xu thế phát triển của huyện, đòi hỏi dự toán Chi NSNN phải có tính khả thi cao và bám sát với thực tế
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính
- Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn của
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác lập dự toán chi NSNN; Phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch trong giai đoạn năm 2017 – 2019; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập dự toán chi NSNN
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Công tác lập dự toán chi NSNN tại phòng
Tài chính – kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Trang 5+ Thời gian: Các số liệu minh họa là số liệu dự toán, quyết
toán chi ngân sách năm 2017-2019 tại tại phòng Tài chính – kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tại phòng Tài chính – kế hoạch, các báo cáo của huyện, văn bản tài liệu có liên quan
Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp được sử dụng để xác định các đặc trưng về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của công tác lập dự toán chi NSNN thông qua các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, quan hệ tỷ
lệ, quan hệ so sánh…chi NSNN tại phòng TC - KH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
5 Ý nghĩa của đề tài
Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác lập dự toán Chi NSNN tại phòng Tài chính – kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán Chi NSNN tại phòng Tài chính – kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để tìm ra những điểm hạn chế, tồn tại Đề xuất các giải pháp khoa học có tính khả thi nhằm cải thiện công tác lập dự toán
chi NSNN trong thời gian tới
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện công tác Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Thị Thu (năm 2015) tập trung nghiên cứu những vấn đề về chi Ngân sách nhà nước và công tác quản lý Chi ngân sách nhà nước huyện Hòa Vang
Trang 6Thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2013 Theo đó, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng công tác Quản lý chi Ngân sách nhà nước, chỉ ra các nguyên nhân tồn tại hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
Tác giả Lê Ngọc Hải Châu (2016) với đề tài “Quản lý NSNN tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” tập trung trả lời các câu hỏi liên quan đến Ngân sách nhà nước, Ngân sách nhà nước cấp huyện, phân tích thực trạng của công tác quản lý NSNN tại địa bàn huyện Can Lộc giai đoạn 2013 - 2015 để từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại huyện Can Lộc thời gian tới Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý NSNN nói chung và quản lý ngân sách cấp huyện nói riêng, thực hiện việc phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng công tác quản lý thu chi NSNN trên địa bàn huyện Can Lộc giai đoạn này, chỉ
ra những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từ đó đề ra những quan điểm và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Can Lộc trong thời gian tới
Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Đinh Thị Lan Doanh (2018) đã nghiên cứu chủ yếu về Ngân sách nhà nước, các nội dung chủ yếu của Chi thường xuyên NSNN và công tác quản lý, trong đó có đề cập đến thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN và công tác lập dự toán chi NSNN cấp huyện, nhưng chưa đi sâu vào phân tích công tác lập dự toán chi thường xuyên
Trang 7Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Trần Thị Phương Cúc (2018) đã nghiên cứu chủ yếu về Ngân sách nhà nước, các nội dung chủ yếu của Chi NSNN và công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện, trong đó có đề cập đến thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện và trong đó có nói về công tác lập dự toán chi NSNN cấp huyện, nhưng phân tích công tác lập dự toán ở mức độ tổng quát chưa đi vào chi tiết từng phần cụ thể
Tác giả Lê Thị Kim Oanh (2019) với đề tài “Hoàn thiện công tác dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã nghiên cứu về NSNN và nội dung quản
lý ngân sách, dự toán chi ngân sách, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP cho ngân sách huyện Lệ Thủy, thực trạng về công tác dự toán dự toán chi NSNN những năm gần đây của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2014 - 2018, để từ đó tác giả
đề ra những định hướng và giải pháp cấp thiết giúp hoàn thiện công tác dự toán chi NSNN hằng năm huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Các luận văn đã tập trung nghiên cứu chủ yếu về quản lý chi NSNN, một số nội dung của chi NSNN Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn chưa đi sâu phân tích nội dung của công tác lập dự toán chi NSNN, quy trình và phương pháp lập dự toán chi NSNN Tính đến hiện nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu sâu vào công tác lập dự toán chi NSNN tại phòng TC-KH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Vì vậy, thông qua nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn về thực trạng công tác lập dự toán chi NSNN tại phòng TC-KH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Trang 8Để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế và có tính khả thi để ngày càng nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN tại phòng TC-KH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác lập dự toán chi NSNN
Chương 2: Thực trạng công tác lập dự toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch
Trang 9CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước
a Khái niệm
Luật NSNN năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam xác định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”
Đứng trên quan điểm của các nhà quản lý ngân sách ta có thể
hiểu chi NSNN: "Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ
NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”
b Đặc điểm
Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ
Các khoản chi NSNN gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các phạm trù khác thuộc lĩnh vực tiền tệ
Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp
1.1.2 Bản chất chi ngân sách Nhà nước
Xét về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ
Trang 10phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có
kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá - xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh, quốc phòng
1.1.3 Chức năng của chi ngân sách Nhà nước
- Chức năng phân bổ nguồn lực:
- Chức năng phân phối thu nhập:
- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát:
1.1.4 Vai trò của chi ngân sách Nhà nước
Là công cụ đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước và là công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường
1.1.5 Phân loại chi ngân sách Nhà nước
Căn cứ vào mục đích chi thì có chi thường xuyên và chi đầu
tư phát triển
Chi đầu tư phát triển: Là khoản chi nhằm tạo cơ sở vật chất
kỹ thuật, có tác dụng làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Thông thường là các khoản chi lớn, không mang tính ổn định, có tính tích luỹ, gắn với mục tiêu, định hướng, quy mô vốn phụ thuộc vào nguồn, tính chất…
Chi thường xuyên là khoản chi có tính đều đặn, liên tục gắn
với nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội Chi thường xuyên được mang tính ổn định, phần lớn mang tính tiêu dùng và gắn với cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc
Trang 111.1.6 Chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
a Khái niệm
Chi NSNN cấp huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách huyện, sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trên địa bàn huyện
Chi NSNN có vai trò làm giảm đi sự phân hóa giàu nghèo, tái
cơ cấu lại nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích đầu
tư phát triển ở địa phương
1.2 CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.2.1 Căn cứ lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
Thứ nhất, căn cứ vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh
Thứ hai, căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định
Thứ ba, căn cứ vào các quy định trong việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN
Trang 12Thứ tư, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Ban ngành và các đơn vị có liên quan
Thứ năm, căn cứ vào số kiểm tra dự toán thu, chi NSNN Thứ sáu, căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách các năm trước và năm hiện hành
1.2.2 Yêu cầu đối với lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
Thứ nhất, lập dự toán chi NSNN phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản chi
Thứ hai, việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực chi
Thứ ba, lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo Mục lục NSNN
Thứ tư, dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán
1.2.3 Phương pháp lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
a Phương pháp tiếp cận từ trên xuống
b Phương pháp tiếp cận từ dưới lên
c Phương pháp thông tin phản hồi
1.2.4 Quy trình lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
a Hướng dẫn lập dự toán Ngân sách và giao số kiểm tra
Trang 13Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau
Trước ngày 10 tháng 6 năm trước, Bộ Tài chính thông báo
số kiểm tra dự toán NS cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
UBND cấp tỉnh thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện UBND huyện giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán chi NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp
xã, đồng thời hướng dẫn các đơn vị lập dự toán theo đúng quy định
b Các đơn vị lập dự toán và tổng hợp dự toán
Các đơn vị trên cơ sở các hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán chi NSNN trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo
cơ quan cấp trên trực tiếp
Ở cấp huyện, dựa vào số giao kiểm tra chi ngân sách của phòng TC- KH, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị UBND
xã, thị trấn…lập dự toán chi thường xuyên ngân sách của đơn vị mình Sau đó, gửi về Phòng Tài chính – Kế hoạch xem xét và xây dựng dự toán chi NSNN chung của cấp huyện và các đơn vị cấp
xã, thị trấn
c Ra quyết định phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị
Trước ngày 20 tháng 11, căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương
Trang 14theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi
Trước ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán chi NSĐP, phương án phân bổ dự toán chi NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NS từng huyện thuộc tỉnh
1.2.5 Nội dung công tác lập dự toán chi ngân sách Nhà nước
a Xây dựng dự toán chi Đầu tư phát triển
b Xây dựng dự toán chi thường xuyên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một, tác giả đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về chi NSNN đó là: Đã khái quát chung về khái niệm, đặc điểm, bản chất, chức năng, vai trò và nội dung chi NSNN Từ đó, đi sâu vào khái quát về các vấn đề lý luận về công tác lập dự toán chi ngân sách cấp huyện Trong đó nêu rõ về căn cứ, yêu cầu, phương pháp và quy trình lập dự toán ngân sách cấp huyện Quy trình lập dự toán chi NSNN cấp huyện bao gồm ba bước là hướng dẫn giao số và kiểm tra, xây dựng dự toán chi Ngân sách cấp huyện cho các cơ quan Nhà nước và cuối cùng là quyết định giao dự toán cho các đơn
vị