Theo LuậtNgân sách nhà nước năm 2015 quy định: “Zhu ngân sách nhà nước bao gồm:a Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí, b Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN CAO AN THUY
LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HỌC
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN CAO AN THUY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ LAN HƯƠNG
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Pháp luật về phí và lệ phí trong ngân sách
nhà nước” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nghiên
cứu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng đượccông bồ trong bat kì công trình nghiên cứu nào
Tôi xin chịu trách nhiệm nêu lời cam đoan trên không đúng sự thật.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trang 4MỤC LỤC
LOT CAM DOAN oscsssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssesssssssesssssssesessesses i
DANH MỤC TU VIET TAT sccssssssssssssssssssessessssssssecssesssssscssesssssussncsscssecsecssceseeees iv
PHAN MỞ ĐẦUU -2 °°+dSSE EESE.A41E722440E202440 92440 peAaeerrrrsee 1
1 Lý do chọn đề tài - 2-52 e9 x9 E9 1E 121121217121111111111 211111111111 c0 |
2 Tình hình nghiên cứu dé tài ¿- 2-52 2 £+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrei 3
3 Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiÊn CỨU - c5 5 33+ **+*‡£+*eExeeerereereeees 5 3.1 Mục đích nghiên CỨU - - 5 Ăn TH ng TT TH HH HT HT nhà 5
3.2 Đối tượng nghiên CỨU 2 2+S2+SE+EE22EE2EESEEEEEEEEEEEEE7E711211211 7171 1.EErxe 5 3.3 ii rìi020i40)0 (iu 1n a 5
4 Phuong phap nghién 0uì 1n 5
5 Ý nghĩa khoa học và giá tri ứng dung của dé tài 2-2 2 +sccxecxe£xeEezezxeez 6
6 Bố cục của luận Văn - - c6 St S SE kEEkSEEEKEEEEE E111 111111111111111111 11711 6
CHUONG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE PHÁP LUẬT VE PHÍ VÀ LỆ PHI TRONG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC -c -cesseeserevxxsseersre 7
1.1 Khái quát về phí và lệ phí trong ngân sách nhà nước -2- 2s: 7 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm phí và lệ phí 2-2 2£ +£x++z++£+erxrzxe+zeerxerxee 8 1.1.2 Phan loai phi va 16 phi 14 1.1.3 Phân biệt thuế, phí va lệ phí - 2-2 £+£+EE+EE+£EE£EE2EEtEEeEEErEkrrxerkcrex 18
1.1.4 Vai trò của phí và lệ phí và xu hướng cải cách khoản thu phí và lệ phí 21
1.2 Khái niệm Pháp luật phí và lệ phí trong ngân sách nhà nước - 22
1.2.1 Khái niệm pháp luật Phí và lệ Phí - - 25 5c + kg re, 22
1.2.2 Nội dung pháp luật về phí và 16 phí ¿2-2 2 +2 +2 £+E+Ee£xezxerxzrszrez 23 1.2.3 Kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về phí và lệ phí 30
CHUONG 2: THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE PHÍ VA LỆ PHÍ Ở VIỆT
).0/8:0090 7.9277 36
2.1 Nguyên tắc thu phí và lệ phí 2 2 2+ z+k£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEerEerkerkerkrree 36
2.2 Các khoản thu phí và lệ phí c2 2c 3233213321331 exrree 38
il
Trang 52.3 Tham quyền quyết định phi và lệ phí là khoản thu ngân sách nhà nước 42
2.4 Thực hiện nghĩa vụ nộp phi và lệ phí ¿5 +55 + +2 *++E+vvEsexeerseersssresss 43
2.5 Quan lý các khoản thu phí và lệ phí - - 5c Sc 33+ 13+ EsEsseersesrreeeree 44 2.6 Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí trong ngân sách nhà nước 49
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIEN VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÍ, LỆ PHÍ TRONG NGÂN SÁCH NHÀ
NU OC vassssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssses 53
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật phí, lệ phí trong ngân sách nha nước 53 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật phí, lệ phí trong ngân sách nha nuoc 54 3.2.1 Về danh mục phí, lệ phi ccccccecccsssesssesssessesssesssecsssssesssesssecsesssesssecsseeseeesesesecs 54 3.2.2 Về cơ quan có thâm quyền quản lý, sử dụng phí, lệ phí 56 3.2.3 Tăng cường phân cấp thâm quyền cho chính quyền địa phương 60 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật phí và lệ phí trong ngân sách nhà nước 62 3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật phí, lệ phí trong ngân sách nhà nước 66
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5-5 sssessessessesessesse 75
iii
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
iv
Trang 7PHAN MỞ DAU
1 Ly do chon dé tai
Ngu6n thu ngân sách đóng vai trò vị trí quan trọng trong quá trình pháttriển hệ thống quản lý nhà nước về tài chính của mỗi một quốc gia Theo LuậtNgân sách nhà nước năm 2015 quy định: “Zhu ngân sách nhà nước bao gồm:a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí, b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các
hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán
chỉ phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch
vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Các khoản viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nướccho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.” [02] Các nguồn thu đến từ thuế, phí và lệ phí đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc ngân sách quốc gia Dùchiếm chỉ khoảng 5% tổng nguồn thu của ngân sách quốc gia, chúng vanđóng góp không ít vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo sự công bằng xã hội
Đề góp phần thúc đây thực hiện xã hội hóa dịch vụ công, Ủy ban thường
vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phi và lệ phí số 38/2001/UBTVQH10ngày 28 tháng 8 năm 2001 có hiệu lực vào ngày 01/01/2002 Luật về phi và lệphí, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ
họp thứ 10 thông qua vào ngày 25 tháng 11 năm 2015, đã định rõ danh mục
phí và lệ phí, người nộp phí và lệ phí, tổ chức thu phí và lệ phí, cũng nhưnguyên tắc xác định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và
lệ phí Luật cũng quy định về thâm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhànước và tổ chức trong việc quản lý phí và lệ phí, đồng thời, quy định về việcquản lý và sử dụng tiền thu từ phí và lệ phí [09,10]
Trang 8Bên cạnh việc ban hành Luật Phí và Lệ Phí thì Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 dé hướng dẫn và điều chỉnhchỉ tiết một số điều của Luật, bao gồm quy định về kê khai, thu, nộp, quản lý,
sử dụng, và quyết toán phí và lệ phí [16] Bộ Tài chính cùng các Bộ, ngành đãhợp tác đề trình Chính phủ ban hành hơn 200 văn bản quy định về phí và lệphí Các quy định này đã cung cấp khung pháp lý rõ ràng, giúp đảm bảo trật
tự và tính minh bạch trong việc ban hành, tô chức thu nộp, quản lý và sử dụng
phí và lệ phí.
Sau hon 13 năm triển khai, hệ thống pháp lệnh về phí và lệ phí đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kê Điều này bao gồm việc hoàn thiện hệ thốngvăn bản quy định về phi và lệ phí, thúc day ý thức về tuân thủ pháp luật của
cá nhân và tổ chức trong việc tuân thủ các quy định về phí và lệ phí Công tác
tô chức, thu nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí đã được thực hiện một cách công khai và minh bạch, đồng thời cơ chế quản lý và sử dụng tiền thu từ phí
và lệ phí đã được cải thiện, nhằm mục tiêu thúc day xã hội hóa dịch vụ công
và nâng cao chất lượng dịch vụ công dé phuc vu cong đồng một cách hiệu
quả hơn Bên cạnh những kết quả đạt được thì pháp luật về phí và lệ phí vẫncòn nhiều bat cập trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn Có thé ké đếntình trạng sai phạm về mức thu, về việc sử dụng số tiền phí, lệ phí để lại saimục đích, trốn phi, lệ phí diễn ra phổ biến, thường xuyên, điều này đã gâythất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước cũng như gây bất bình đăng giữacác tổ chức thu phí, lệ phí Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những van dé này
có thể được truy vết tới chính sách về phí và lệ phí, chưa kịp bắt kịp với sự phát triển của xã hội Ngoài ra, năng lực của các cán bộ thu phí và quản lý lệphí còn hạn chế, thiếu trách nhiệm Với các yêu cầu trên thì cần thiết xem xét
và hoan thiện trong quá trình áp dụng pháp luật Phí và Lệ phí ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đông thời, nghiên cứu sâu hơn về các quy định của Luật
Trang 9Phí và lệ phí có liên quan, đánh giá xem liệu những quy định này đã đáp ứng
được những yêu cầu thực tế và có khắc phục được những hạn chế của pháplệnh về phí và lệ phí hay chưa Do đó, tác giả đã chọn nghiên cứu về đề tàinày “Pháp luật về phí và lệ phí trong ngân sách nhà nước” làm đề tài luận
văn thạc sỹ.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua việc nghiên cứu các nguồn tài liệu từ các trường đại học chuyên sâu
về luật học và từ ngoại các ngành khác, cùng với việc tham khảo sách báo,tạp chí, và nhiều nguồn tài liệu khác, tác giả đã tổng hợp nhiều tác phẩmnghiên cứu liên quan đến chủ dé này, cụ thé:
- Hồ Ngọc Cần (2003), Tim hiểu pháp luật về phi và lệ phí, Nhà xuấtbản Thống kê, Hà Nội Chủ đề chính của quyền sách này tập trung vào cácquy định tổng quan về phí và lệ phí, các lĩnh vực thu phí và lệ phí, cùng việcliệt kê một loạt văn bản liên quan đến chúng
- Phạm Lan Anh (2005), Tim hiểu pháp luật vẻ phi và lệ phí: Tập 1 —Những quy định chung, Nhà xuất bản Tư pháp Quyền sách này trình bày baphan chính Trong phan dau, chúng ta sẽ tìm hiểu về các khía cạnh tong quancủa phí và lệ phí, bao gồm định nghĩa, các lĩnh vực phải áp dụng phí và lệphí, cũng như những loại phí liên quan đến nông nghiệp, giao thông, thông tinliên lạc, văn hóa, xã hội, y tế và nhiều khía cạnh khác nhau Chúng ta cũng sẽxem xét các loại lệ phí liên quan đến quản lý nhà nước, bao gồm quyền vànghĩa vụ của công dân, quyền sở hữu và sử dụng tài sản Phần tiếp theo của cuốn sách sẽ nói về quy định về phí và lệ phí mà Hội đồng nhân dân tỉnh, hoặc các thành phố trực thuộc trung ương có thâm quyền quyết định Cuối cùng, phần thứ ba sẽ xem xét việc xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phí và lệ phí.
Phạm Lan Anh (2005), Tim hiểu pháp luật về phí và lệ phi: Tập 2 —
Trang 10Lĩnh vực y tế, giáo duc và đào tạo, Nhà xuất bản Tư pháp Nội dung của tácphẩm này đặt ra và khám phá một trinity vấn đề quan trọng, bao gồm: nguồn
tài trợ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các dạng phí và lệ phí trong lĩnh vực
y tế, cùng với việc thu lệ phí trong lĩnh vực tư pháp
Phạm Lan Anh (2005), Tim hiểu pháp luật vé phí và lệ phí: Tập 3 — Phí
và lệ phí liên quan đến quyên sở hữu, liên quan đến sản xuất kinh doanh, phí
và lệ phí trong lĩnh vực thương mại dau tư, môi trường, chứng khoán, Nha xuất bản Tư pháp Tác giả thảo luận về sự thay đổi của các loại phí này qua
thời gian, cũng như tác động của chúng lên khách hàng và thị trường tài chính
tong thé Đồng thời, tập trung vào việc đánh giá các khoản phi và lệ phí liênquan đến quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh Tác giả đi sâu vào việcnghiên cứu các loại phí áp dụng trong quá trình sản xuất và cách chúng ảnhhưởng đến hiệu suất và cạnh tranh trong lĩnh vực doanh nghiệp.
Hoàng Đình Khuê (2005), Thanh tra trong lĩnh vực thu phí và lệ phi
thực trạng và giải pháp, tạp chí Quản lý nhà nước, số 232 Bài viết chính tập trung vào việc thanh tra và kiểm tra trong lĩnh vực phí và lệ phí Nội dung bài viết bao gồm việc thanh tra các đối tượng thu phí, phạm vi thu, mức thu, tuân
thủ quy trình thu, nộp ngân sách nhà nước, thời hạn thu, nộp và cách thức
công khai, minh bạch trong hoạt động thu phí và lệ phí Bên cạnh đó, bài viếtcũng nêu rõ về thâm quyền của các cơ quan thanh tra, quyền ra quyết địnhthanh tra, tình hình thực tế của việc thu phí và lệ phí, và một sé giai phap dé
nâng cao công tác thanh tra trong lĩnh vực phi và lệ phí.
Tác giả đã nhận thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu về phí và lệphí thường ở mức độ hạn chế, không nêu rõ những vấn đề liên quan trực tiếpđến phí và lệ phí trong ngân sách nhà nước Do đó, chưa có một nghiên cứukhoa học nào đầy đủ và toàn diện về phí và lệ phí trong ngân sách nhà nướcđược tác giả tìm thấy.
Trang 113 Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn với mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về Phí và Lệ phí ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí ở trong
ngân sách nhà nước Việt Nam và thực ttién áp dụng quy định pháp luật liên
quan đến lĩnh vực này
3.3 Pham vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ dé tài luận văn, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu
ở một số nội dung cụ thé sau:
- Về nội dung: Việc quy định về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam được thực hiện thông qua Luật về Phí và lệ phí năm
2015, cùng với các văn bản hướng dẫn liên quan đến chủ đề này.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về phí và
lệ phí trong ngân sách nhà nước ở Việt Nam
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về phí và lệ phí từ năm 2001đến năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Vì đây là một đề tài nghiên cứu mang tính chất khoa học, trong suốt
quá trình nghiên cứu, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận
dựa trên tài liệu, tạp chí, phân tích luật học, tổng hợp số liệu, so sánh, đối chiếu, và liệt kê Những phương pháp này đã được sử dụng đề làm rõ hơn nội dung của đề tài, phân tích thực trạng của pháp luật hiện hành, và phát hiện racác hạn chế, từ đó đưa ra các kiến nghi
Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, tac giả con áp dung phương
Trang 12pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lénin dé giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa
lý luận và thực tiễn trong việc thu phí và lệ phí tại nước ta Sử dụng các
phương pháp này giúp định hướng đúng cho đề tài và giải quyết các vấn đềmột cách khoa học Điều này được thực hiện dé thuyét phục độc gia va gópphần đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
5.Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài này đánh dấu sự kết hợp độc đáo giữa việc nghiên cứu lý luận và phân tích chi tiết các quy định pháp luật liên quan đến phí và lệ phí trongngân sách Nhà nước Ngoài ra, tác giả đã thực hiện một cuộc so sánh tôngquan về những điểm khác biệt cơ bản giữa Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
và Luật Phí và lệ phí năm 2015.
Mặc dù có quy mô nhỏ trong việc nghiên cứu về phí và lệ phí, tác giả
hy vọng rằng nội dung được trình bày trong đề tài này sẽ trở thành một nguồntài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến chủ đề phí và lệ phí nói chung, và
đặc biệt là phí và lệ phí trong ngân sách Nhà nước
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở dau, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cầu gồm 02 chương:
Chương 1: Những van dé chung về pháp luật phi và lệ phí trong ngân
sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phí và lệ ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Định hướng hoàn thiện và một số kiến nghị hoàn thiện chính
sách phí, lệ phí trong ngân sách nhà nước.
Trang 13CHƯƠNG 1
NHUNG VAN DE CHUNG VE PHÁP LUẬT VE PHI VÀ LỆ PHÍ
TRONG NGAN SACH NHA NUOC
1.1 Khái quát về phi và lệ phí trong ngân sách nha nước
Tại Việt Nam, trong quá trình chuyền đổi từ mô hình kinh tế Chính phủ
đã thực hiện kế hoạch chuyên đôi, điều chỉnh cơ cấu cung ứng dịch vụ công từ
hệ thống miễn phí sang hệ thống phải trả phí đối với một số dịch vụ công do cơquan nha nước cung cấp cơ thê Ké từ thời điểm đó cho đến ngày nay, việc thucác loại thuế, phí này đã trở thành một nguồn kinh phí quan trọng, mỗi nămđóng góp hơn 30 nghìn tỷ đồng (tương đương 3% GDP) cho ngân sách Nhànước [35] và có tác động mạnh mẽ đến cân đối ngân sách của đất nước Quátrình chuyên đổi kinh tế này đã mang lại sự đổi mới và điều chỉnh cơ cấu trongcách thức tài trợ của nhà nước và cung cấp các dịch vụ công Sự điều chỉnh này đồng thời với việc tăng cường thúc đấy tài chính địa phương và tự chịu tráchnhiệm về tài chính của chính quyền các cấp đối với các dịch vụ công cung cấpcho người dân.Điều này giúp thúc đây việc tối ưu hóa và nâng cao chất lượng
dịch vụ, đồng thời tạo thêm nguồn tài chính đa dạng để hỗ trợ các hoạt động
phát triển đất nước Việc lồng ghép việc thu phí và lệ phí vào cơ cầu ngân sáchquốc gia đã tạo ra sự cân đối ngân sách, đảm bảo duy trì và cung cấp các dịch vụcông có chất lượng cho người dân, đồng thời đảm bảo tính bền vững và 6n định của ngân sách quốc gia Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và thành công, việc quản lý thu và sử dụng nguồn tài chính này một cách hiệu quả và minh bạch cũng còn nhiều thách thức Điều này đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong việc xácđịnh chính sách thu phí, đảm bảo việc thu phí không ảnh hưởng tiêu cực đếnnhững người có thu nhập thấp, đồng thời tạo cơ chế giám sát để đảm bảo việc sử
dụng phi, tài chính công khai, minh bạch và hiệu quả.
Trang 141.1.1 Khái niệm, đặc điểm phí và lệ phí
* Khái niệm phí và lệ phí
Theo từ điển Luật hoc[27] thì Phí là khoản thu mà người thụ hưởng lợiích phải nộp động dịch vụ của tô chức, cá nhân khác do việc đầu tư, bảodưỡng công trình công cộng, hoạt động của các tô chức Phí gồm hai loại: phí
nhà nước và phí xã hội Trong lĩnh vực tai chính và ngân sách Nhà nước, hệ
thống phí và lệ phí đóng một vai trò quan trọng trong việc cân đối nguồn thu
va chi cua Nhà nước.
Phí nha nước là một loại khoản thu cua ngân sách Nha nước, có mục tiêu
chính là dam bảo nguôn tài chính dé chi trả cho các hoạt động dau tư, bảo
dưỡng, và duy trì các công trình công cộng quan trọng Các khoản chi này
liên quan đến việc duy trì hệ thống giao thông, cầu đường, công trình hạ tầng,
và các hoạt động chính của Nhà nước Phí nhà nước được quy định và thu bởi
các cơ quan nhà nước có thâm quyền Người nộp phí là tổ chức hoặc cá nhân
có lợi ích trực tiếp từ việc sử dụng các công trình công cộng hoặc tham gia vào các hoạt động sự nghiệp do Nhà nước thực hiện Ví dụ điển hình bao gồm phí cầu đường hoặc phí học phí ở các trường công lập Tổ chức và cá nhânnộp phí đều có quyền và nghĩa vụ yêu cầu người thu phí cung cấp chứng từthu phí theo quy định của Bộ Tài chính Đối với Phí xã hội là một khía cạnhkhác của hệ thống phí và lệ phí Nó thường áp dung cho các dich vụ mà ngườithụ hưởng lợi phải trả tiền cho người cung ứng dịch vụ Khác với phí nhànước, phí xã hội không phải là nguồn thu trực tiếp cho ngân sách Nhà nước,
mà thường dựa vào thoả thuận giữa người cung ứng và người thụ hưởng lợi.
Điều này bao gồm các loại dịch vụ như dịch vụ y tế, giáo dục, vận tải, vànhiều lĩnh vực khác Hệ thống phí và lệ phí là một phần quan trọng của việcquan ly tai chính và ngân sách Nhà nước, đóng góp vào sự phát triển va duy
trì hạ tâng cơ sở và các dịch vụ cân thiệt cho xã hội Hiêu rõ hơn vê cơ câu và
Trang 15quy định của hệ thống này là một bước quan trọng trong việc hiểu về cáchngân sách Nhà nước hoạt động và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của
chúng ta [32]
Lệ phí là khoản thu mang tính bô trợ dé Nhà nước thực hiện các hoạtđộng quản lí nên không nhằm bù bù đắp toàn bộ chi phí quản lí nhà nước.Trong quan hệ thu, nộp lệ phí, Nhà nước là chủ thể thực hiện các hoạt độngquản lí làm phát sinh nghĩa vụ nộp lệ phí của người thụ hưởng kết quả củacác hoạt động quản lí đó Do mục đích thu không nhằm bù đắp toàn bộ chiphí quản lí nhà nước nên lệ phí không mang tính đối giá giữa Nhà nước vànguoi nop Phan lớn mức thu các loại lệ phí được ấn định trước đối với từngcông việc quản lí nhà nước Việc ban hành và thực hiện quy định về Lệ phítuân thủ quy định pháp luật cụ thể với một quy trình riêng biệt [32]
Trước khi Luật Phí và Lệ phí năm 2015 được ban hành thì Pháp lệnh vềPhí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQHI0, ngày 28/08/2001, đã đề ra quyđịnh về các khoản phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước như sau: Phí đượcxác định là số tiền mà tổ chức hoặc cá nhân phải chỉ trả khi họ nhận được dich vụ từ một tổ chức hoặc cá nhân khác, những dịch vụ này đã được liệt kê
trong Danh mục Phi di kèm theo Pháp lệnh Trong khi đó, Lệ phí, theo quy
định trong pháp lệnh, có nghĩa là số tién mà tổ chức hoặc cá nhân phải nộpkhi họ sw dụng dich vụ từ cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyên đểthực hiện các công việc quản lý nhà nước, tat cả các loại dich vụ này đã được
dua vào Danh mục Lệ phí được ban hành kèm theo Pháp lệnh Cùng với sự
phát triển của nhà thì vị trí, vai trò của Phí và lệ phí càng được quan tâm vàhoàn thiện dé đảm bao cho quá trình áp dung trong thực tế thì Luật phi và lệphí năm 2015 được ban hành Theo quy định Điều 3, Luật phí và lệ phí quyđịnh cụ thê như sau:
Diéu 3 Giải thích từ ngữ
Trang 16Phi là khoản tiên mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi
phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyên giao cung cấp dịch vụcông được quy định trong Danh mục phí Còn lệ phí là khoản tiền được ấnđịnh mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch
vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục
lệ phí ban hành kèm theo Luật nay [09]
Trên cơ sở kế thừa và phát triển thì quy định về phí và lệ phí càng đượcchú trọng Tác giả hoàn toàn đồng ý với với khái niệm phí và lệ phí đã được
cụ thé hóa tại quy định của Luật Phí và Lệ Phí 2015 Khái niệm nay đã théhiện rõ tổng quan và nội hàm đối với khái niệm trong thực tế Từ đó góp phần
cho việc áp dụng trong thực tiễn đạt hiệu quả cao hơn.
* Đặc điểm phí và lệ phí Với tư cách là khoản thu NSNN, phí và lệ phí những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Phí và lệ phí là các khoản thu có tính chất bắt buộc đối vớinhững chủ thể thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp và
mà họ phải nộp tiền dé sử dụng hoặc tận hưởng những dich vụ này Đây làmột phan quan trọng trong hệ thống thu ngân sách nhà nước và tài chính củamột quốc gia Thông qua các quy định về Phí và Lệ Phí sẽ được sử dụng déđảm bảo rằng nguồn tài chính cần thiết để duy trì và cung cấp các dịch vụcông cơ bản được huy động một cách công bằng và hiệu quả Phí và lệ phí có tính chất bắt buộc, điều này có nghĩa rằng những người hoặc tô chức sử dụng dịch vụ đó phải trả một khoản tiền cố định hoặc biến đổi dựa trên việc sử dụng hoặc tiêu dùng dịch vụ Dù cho họ có sử dụng dịch vụ đó một lần haythường xuyên, việc trả phí và lệ phí là một trách nhiệm giữa cá nhân, tổ chức
và nhà nước Mục tiêu của việc thu phí và lệ phí là tạo nguồn tài chính dé duy
trì và phát triên các dich vụ công co bản ma Nhà nước cung cap, đông thời
10
Trang 17đảm bảo tính công băng và tính hiệu quả trong việc phân phối gánh nặng tài
chính Tuy nhiên, quá trình áp dụng và quản lý các khoản phí và lệ phí đòi hỏi
su công bằng, minh bạch và sự theo dõi chặt chẽ từ phía Nhà nước để đảmbảo rằng chúng không gây thiệt hại cho người dân và kinh tế nói chung
Thứ hai, Phí và lệ phí là các khoản thu mang tính chất hoàn trả trực tiếpcho người nộp Phí và lệ phí là những khoản tiền mà người nộp trả cho Nhànước, tô chức hoặc cá nhân dé sử dụng dịch vụ cụ thể Điều quan trọng là họkhông chỉ đơn thuần chi trả mà đang nhận được một giá trị trong xứng thông
qua các dịch vụ mà họ được cung cấp Thay vì nhận lại tiền mặt, người nộp
phí và lệ phí được hoàn trả thông qua việc sử dụng dịch vụ cụ thể Ví dụ, khi
họ trả phí dé vào hỗ bơi công cộng, ho có quyền sử dụng hồ bơi Nếu họ trả
học phí đại học, họ có quyền tham gia vào các khóa học và nhận bằng cấp Hệ
thống phí và lệ phí có tính công bằng vì người nào sử dụng dịch vụ nhiều hơnthì phải trả nhiều hơn Điều này đảm bảo rằng người dân đóng góp dựa trênmức độ sử dụng thực tế của họ và giúp phân phối gánh nặng tài chính một cách hợp lý Hệ thống này có thể khuyến khích người nộp phí và lệ phí sử
dụng dịch vụ một cách hiệu quả hơn và theo đúng mục đích Ví dụ, khi mọi
người phải trả phí để sử dụng dịch vụ công cộng như vận chuyền công cộng,
họ có thể chọn sử dụng chúng thay vì lái xe riêng, giúp giảm ô nhiễm môitrường và kẹt xe Cơ quan nhà nước hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thườngtheo dõi hiệu suất và chất lượng của dịch vụ dé đảm bảo rằng người nộp phí
và lệ phí nhận được giá trị đáng đồng tiền bát gạo Nếu dịch vụ kém chấtlượng hoặc không đáp ứng nhu cau, có thé có cơ chế dé điều chỉnh phi và lệ phi Sự hoàn trả trực tiếp của phí và lệ phí thé hiện ở điểm: với người nộp phí
và lệ phí, đây là một loại chi phí phải bỏ ra dé tiép tuc nhan duoc cac dich vucông tương ứng; người sử dung dịch vụ nhiều hơn sẽ phải trả nhiều hon chophí và lệ phí, và ngược lại Phí và lệ phí có tính chất hoàn trả trực tiếp, là
11
Trang 18những khoản chi phí mà người nộp phải trả để tiếp tục sử dụng các dịch vụcông tương ứng Điều này có nghĩa rằng người có nhu cầu sử dụng dịch vụcông nhiều hơn sẽ phải trả một số tiền lớn hơn cho phí và lệ phí, và ngược lại.Tính hoàn trả trực tiếp của phí và lệ phí là một cách để đảm bảo rằng người
sử dụng dịch vụ công chỉ phải trả tiền cho những gì họ sử dụng thực sự, vàkhông bị tính phí cho những gì họ không sử dụng Điều này giúp tăng tínhminh bạch và công bằng trong việc thu phí và lệ phí Ngoài ra, tính hoàn trảtrực tiếp còn giúp người nộp phí và lệ phí có thể kiểm soát được chỉ phí củamình và đưa ra quyết định hợp lý khi sử dụng dịch vụ công Tuy nhiên, đểđảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc tính toán phí và lệ phí, cần cócác quy định rõ ràng và minh bạch về cách tính toán và thu phí Việc này sẽgiúp tránh những tranh chấp liên quan đến việc tính toán phí và lệ phí, đồngthời tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi cho các tô
chức, doanh nghiệp và người dan[24].
Thứ ba, đối với Lệ phí không chỉ đơn thuần là một khoản tiền mà người
dân phải trả khi sử dụng dịch vụ hành chính của Nhà nước hoặc khi chúng
được giao ủy cho các tô chức thực hiện Thay vào đó, hệ thống thu lệ phí làmột phần không thẻ thiếu của quá trình quản lý công việc của Nhà nước, đặcbiệt là khi liên quan đến việc cung cấp các thủ tục hành chính và dịch vụ pháp
lý Phải hiểu rang thu lệ phí không chỉ nhằm mục đích đơn giản bù đắp chi
phí, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý
nhà nước Nhà nước đảm bảo rằng các quy trình hành chính và pháp lý được thực hiện một cách hiệu quả và đáng tin cậy, và lệ phí là một phương tiện để đảm bảo tính 6n định và bền vững của hệ thống này Trong ban chất, mụcđích chính của việc thu lệ phí là để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và
duy trì sự hoạt động của các cơ quan chính phủ Chúng không tập trung chủ
yêu vào việc bù dap chi phí liên quan đên việc cung cap dịch vu, mà là một
12
Trang 19phần quan trọng của quy trình quản lý và giám sát chức năng của Nhà nước.Việc thu lệ phí mang tính pháp lý cao và không chỉ đơn thuần liên quan đếnviệc thu tiền, mà còn liên quan đến việc đảm bảo tính công bằng, minh bạch
và hiệu quả trong quản lý và cung cấp các dịch vụ hành chính và pháp lý củaNhà nước Qua việc thu lệ phí, Nhà nước thể hiện sự cam kết đối với quyền
và trách nhiệm của công dân, đồng thời đảm bảo rằng các dịch vụ này đượccung cấp một cách có trật tự và chất lượng.
Thứ tư, Phí và lệ phí thường được thu với mục đích chính là bù dap chiphí, tạo nguồn tai chính dé duy trì và cung cấp các dich vụ công cộng và quan
lý của Nhà nước Tuy nhiên, cảnh quan của việc thu phí và lệ phí vô cùng đa
dạng và phức tap, bao gồm một loạt các ngành, nghé, và lĩnh vực khác nhau,nhằm đáp ứng nhu cầu đa dang của xã hội hoặc dé thực hiện yêu cầu quản lycủa Nhà nước Đối tượng cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng được thu phí bao gồm cả Nhà nước và tư nhân có điều kiện và khả năng cung cấp các dịch vụ mà người nộp phí yêu cầu Khi xem xét việc đánh thu phí, thường xácđịnh liên quan đến chi phí mà Nhà nước phải thực hiện khi cung cấp các dịch
vụ công cộng có thu phí Mục tiêu là đảm bảo răng người nộp phí chịu trách
nhiệm tải chính tương xứng với mức sử dụng hoặc tiêu dùng dịch vụ đó Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các khoản thu phí đều dựa trên việc bùdap chi phí Một số khoản thu phí của ngân sách nhà nước có thé phan ánhcác yếu tố khác, như chính sách xã hội và kinh tế Chăng hạn, chính phủ cóthé sử dụng thu phí dé thúc day các mục tiêu xã hội như giảm thiểu 6 nhiễm môi trường hoặc thúc day việc sử dụng hiệu qua tài nguyên Hon nữa, thu phí cũng có thể là một công cụ trong việc điều tiết nền kinh tế, đặc biệt trong các ngành có tính chất đặc biệt quan trọng hoặc cần sự quản lý cần thận Phí và lệphí là một trong những nguồn thu quan trọng của nhà nước để đảm bảo hoạt
động của các dịch vụ công cộng Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt
13
Trang 20Nam, phí và lệ phí mang tính chất tự nguyện, nghĩa là chỉ nộp tiền phí và lệphí khi chủ thé thừa hưởng trực tiếp dich vụ do nhà nước cung cấp Điều này
có nghĩa là, khi người dân không sử dụng hoặc không thừa hưởng trực tiếp
các dịch vụ công cộng như sử dụng đường bộ, sử dụng điện, nước, vệ sinh
môi trường thì họ không bị buộc phải đóng phí và lệ phí Tuy nhiên, khi sử
dụng các dịch vụ này, người dân sẽ phải trả tiền phí và lệ phí tương ứng Việc
thu phí và lệ phí được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định
cu thé của từng loại dịch vu Việc thu phi va lệ phí này cũng được quan lychặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và công khai Các biện pháp kiểm soátviệc thu phí và lệ phí cũng được áp dụng đề ngăn chặn tình trạng thu phí saiquy định, lạm dụng chức vụ dé chiếm đoạt tiền của người dân
1.1.2 Phân loại phí và lệ phí
1.1.2.1 Phân loại phí
* Phân loại phí theo lĩnh vực hoạt động
Theo lĩnh vực hoạt động, phí và lệ phí được chia thành 12 lĩnh vực như
sau:[36].
Phí trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Gồm thủy lợi phí,phí kiểm dịch động vật và thực vật, phí kiểm tra vệ sinh thú nuôi, và nhiều
loại phí khác liên quan.
Phí trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Bao gồm phí xây dựng, phí
đo đạc lập bản đồ địa chính, phí thâm định cấp quyền sử dụng đất, và cáckhoản phí liên quan đến công nghiệp và xây dựng
Phí trong lĩnh vực thương mại, đầu tư: Gồm phí chợ, phí đấu thầu, đấugiá, phí thâm định kết qua dau thầu, và các khoản phí khác trong lĩnh vựckinh doanh và đầu tư
Phí trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Bao gồm phí trông giữ
xe, phí an ninh, trật tự, an toàn xã hội, và phí phòng cháy chữa cháy, và nhiều
14
Trang 21khoản phí khác.
Phí trong lĩnh vực giao thông vận tải: Bao gồm phí qua cầu, phí sử dụngđường bộ, phí sử dung đường biển, phí sử dụng cảng biển và nhà ga, và nhiềukhoản phí khác liên quan đến giao thông và vận tải
Phí trong lĩnh vực thông tin và truyền thông liên lạc: Gồm phí sử dụng
và bảo vệ tần số vô tuyến, phí cấp tên miền sử dụng internet, phí khai thác va
sử dụng tài liệu do Nhà nước quản lý, và nhiều khoản phí khác liên quan đến thông tin và truyền thông.
Phí trong lĩnh vực văn hóa và xã hội: Bao gồm phí tham quan, phí giới
thiệu việc làm, phí thâm định văn hóa phẩm, và các khoản phí trong lĩnh vực
văn hóa và xã hội.
Phí trong lĩnh vực y tế: Gồm viện phí, phí phòng chống dịch bệnh, phíkiểm dịch y tế, phí giám định y khoa, và nhiều khoản phí liên quan đến y tế
Phí trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường: Bao gồm phí bảo
vệ môi trường, phí vệ sinh, và phí sở hữu công nghiệp, cũng như các khoản
phí khác liên quan đến khoa học, công nghệ và môi trường
Phí trong lĩnh vực giáo dục: Gồm học phí, phí dự thi, phi dự tuyển, và
các khoản phí khác trong lĩnh vực giáo dục.
Phí trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan: Bao gồm phí cung cấpthông tin về tài chính doanh nghiệp, phí hoạt động chứng khoán, phí hải quan,
và phí bảo lãnh khi được tô chức cấp dịch vụ bảo lãnh
Phí trong lĩnh vực tư pháp: Gồm án phí, phí giám định tư pháp, phí cung cấpthông tin về giao dịch bảo đảm, và nhiều khoản phí khác trong lĩnh vực tư pháp.
* Phan loại phí theo cách thức thu nộp
Dựa vào cách thức thu nộp, phí có thể được phân thành 3 loại:[36]
Phí thuộc ngân sách nhà nước: Đây là loại phí mà cơ quan thu không
được phép giữ lại một phần nào của số tiền thu, mà phải nộp toàn bộ cho
15
Trang 22ngân sách nhà nước Điều này mang tính chất quan trọng và liên quan đến lợiích của quốc gia, ví dụ như phí giao thông thông qua giá xăng, phí cầu, phí
bảo vệ môi trường
Phi được dé lại một phan cho tô chức, cá nhân quản lý thu là loại phí mà
tổ chức hoặc cá nhân thu phí có quyền giữ lại một phần số tiền thu được từphí dé chi tiêu và trang trải các chi phí liên quan đến quá trình thu nộp Mứcphan dé lại này thường dựa trên dự toán năm về chi phí cần cho việc thu phí
và dự toán năm về thu nhập từ phí Loại phí này thường phát sinh ở các đơn
vị sự nghiệp có thu nhập như phí thuê hội trường, phí cho thuê xe, cửa hàng,
nhà xưởng của các tô chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hdi-nghé nghiệp
Phí để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng là các loại phí trong đó các đơn vịthu phí được phép giữ lại toàn bộ số tiền thu được dé sử dụng vào nguồn kinh
phí của họ, nhằm cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng hoạt
động Các đơn vị thu phí này thường thu các khoản phí như học phí, viện phí theo quy định của Nhà nước Việc thu phí và quản lý sử dụng khoản thu
này phải tuân thủ chế độ ghi chép và phan ánh rõ ràng thông qua hệ thống số sách kế toán Đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích, hầu hết cáckhoản phi thu được sẽ được git lại toàn bộ và cầu thành nguồn thu nhập hoặc
doanh thu của chính các doanh nghiệp nay[36].
*Phân loại phí theo cấp quản lý NSNN
Phân loại phí dựa trên tiêu chí quản lý ngân sách Nhà nước, chúng ta có:
Phí cấp trung ương: Đây là loại phí được thu vào nguồn thu ngân sách
trung ương và do các cơ quan và đơn vi thuộc trung ương chịu trách nhiệm
thu Ví dụ về loại phí này là phí làm thẻ thư viện của thư viện quốc gia.
Phí cấp địa phương: Đây là loại phí thu vào nguồn thu ngân sách địa
phương và được các co quan và đơn vi thuộc địa phương quản lý và thu Vi
dụ về loại phí này bao gồm phí làm thẻ thư viện của các thư viện địa phương
16
Trang 23và trường học [36].
1.1.2.2 Phân loại lệ phí
* Phan loại lệ phí theo lĩnh vực quan lý
Lệ phí thường được phân loại theo các lĩnh vực quản lý hành chính như
Sau:
Lệ phí quản lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: Bao gồmcác khoản lệ phí như lệ phí quốc tịch, lệ phí hộ tịch, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí tòa án, và lệ phí cấp lý lịch tư pháp.
Lệ phí quản lý liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: Baogồm lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính, lệ phí bảo hộ quyền tác giả, lệ phí bao
hộ quyền sở hữu công nghiệp, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, lệ phí cấp biển
số nhà, và nhiều loại lệ phí khác liên quan đến tài sản
Lệ phí quản lý liên quan đến sản xuất và kinh doanh: Bao gồm lệ phi cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép hành nghề kinhdoanh, lệ phí cấp giấy phép sử dụng thiết bị phương tiện, lệ phí cấp giấy phép
xả thải nguồn nước, lệ phí cấp giấy phép sử dụng nguồn nước, lệ phí cấp giấyphép hoạt động chứng khoán, và nhiều loại lệ phí khác liên quan đến hoạtđộng sản xuất và kinh doanh
Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: Bao gồm lệ phí
ra vào cảng, lệ phí bay qua vùng trời, và các loại lệ phí liên quan đến chủquyền quốc gia.
Lệ phí quản lý liên quan đến các lĩnh vực khác: Bao gồm lệ phí cấp giấyphép sử dụng con dấu, lệ phí hải quan, lệ phí chứng thực, công chứng, vànhiều loại lệ phí khác liên quan đến các lĩnh vực khác nhau [36]
* Phân loại lệ phí theo thẩm quyền ban hành
Lệ phí được phân thành hai loại chính dựa trên thâm quyền ban hành:
Lệ phí trung ương: Đây là loại lệ phí do chính phủ trung ương quản lý và
17
Trang 24thu thập Các loại lệ phí trung ương liên quan đến các hoạt động có tính quốcgia, như lệ phí hải quan, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí chứng nhận thị thực xuất
nhập cảnh và cư trú, lệ phí cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu, và nhiều loại lệ phí
khác có tính quốc gia Trung ương ít phát sinh các loại lệ phí hơn vì cơ chếquản lý ở mức trung ương thường là vĩ mô và gián tiếp.
Lệ phí địa phương: Đây là loại lệ phí thuộc danh mục lệ phí do Nhà nước ban hành, nhưng được cơ quan nhà nước địa phương quản lý và thu
thập Tiền thu từ lệ phí địa phương chủ yếu được nộp vào ngân sách địa
phương và được quản lý, sử dụng theo Luật Ngân sách nhà nước Hiện nay,
đa số các loại lệ phí thuộc cấp chính quyền địa phương, vì các cấp chínhquyền địa phương chịu trách nhiệm giải quyết trực tiếp nhu cầu va công việccủa người dân Điều này dẫn đến sự phát sinh của nhiều loại dịch vụ hànhchính và pháp lý, và từ đó phát sinh nhiều loại lệ phí địa phương như lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở và công trình dân dụng, lệ phí khai sinh, khai tử, lệ phí đăng ký kếthôn, lệ phí tòa án, và nhiều loại lệ phí khác [36]
1.1.3 Phân biệt thuế, phí và lệ phí
Trên cơ sở áp dụng trong thực tiễn thì có thể nhận thấy Thué, phí và lệphí có những nét tương đồng và có những điểm khác biệt Cụ thể như sau:
Về những điểm giống nhau:
- Thuế, phí và lệ phí là nguồn thu của ngân sách nha nước
- Thuế, phí và lệ phí là những khoản thu bắt buộc mà tổ chức, cá nhân
phải nộp, trừ trường hợp được miễn.
- Mức đóng hoặc xác định số tiền phải nộp do văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thầm quyền quyết định.
Như vậy, mặc dù thuế, phí và lệ phí là các khoản thu khác nhau của ngân
sách nhưng vẫn có những điểm chung nhất định
18
Trang 25Giữa thuế với phí và lệ phí có nhiều điểm khác nhau và được phân biệt
rõ qua các tiêu chí sau đây:
Phí, một khoản chi phí tài chính,
phản ánh việc tổ chức hoặc cánhân trả tiền dé đền bù các chi phi liên quan và đáp ứng nhu cầu dịch
vụ từ cơ quan nhà nước, tổ chức
công lập hoặc các đơn vị được cơ
quan nhà nước ủy quyền dé cung
cấp các dịch vụ công cụ thé,
Thuế là một khoản nộp ngân | những dịch vụ này đã được cụ thêsách nhà nước bắt buộc của tô | hóa trong Danh mục Phí, đượcKhái niệm chức, hộ gia đình, hộ kinh | quy định trong Luật về Phí và Lệ
doanh, cá nhân theo quy định | phí năm 2015 Trong khi đó, Lệ
của các luật thuế phí, được ấn định một cách rõ
ràng, biểu thị số tiền mà tổ chức
hoặc cá nhân phải nộp khi họ sử
dụng dịch vụ công cung cấp bởi
cơ quan nhà nước, phục vụ các công việc quản lý nhà nước, danh
sách này được xác định trong Danh mục Lệ phí, cũng theo quy
định của Luật về Phí và Lệ phí
năm 2015.
19
Trang 26được hướng dẫn bởi các nghị
định và thông tư nhưng văn
bản có giá trị pháp lý cao nhất(văn bản gốc) là luật.
Ngoài văn bản điều chỉnhchung là Luật Quản lý thuếthì mỗi loại thuế được quyđịnh bởi một luật thuế tương ứng như: Luật Thuế thu nhập
cá nhân 2007, Luật Thuế thu
định, thông tư và văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền
địa phương.
VỊ tri, vai trò
Thuế là nguồn thu chủ yếu
của ngân sách nhà nước.
Là nguồn tài chính chủ yếu
bảo đảm hoạt động của các quan nha nước.
Phí và lệ phí là những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (khoản thu phụ).
Chủ yếu dé bù đắp chi phí khi
Nhà nước, đơn vi sự nghiệp công
20
Trang 27với tất cả các đối tượng chịuthuế, không phân biệt đơn vịhành chính lãnh thé.
Quyết định về mức thu của nhữngkhoản phí này năm trong thấmquyền của Hội đồng Nhân dântỉnh hoặc thành phố trực thuộc
các hoạt động của Nhà nước
như xây dựng cơ sở hạ tầng,
phúc lợi xã hội
Lệ phí và phí mang tính hoàn trả
trực tiếp cho tổ chức, cá nhân thông qua kết quả dịch vụ công.
Cơ quan thu Cơ quan thuế thu theo quy
định của pháp luật thuế
Ngoài một số loại phí, lệ phí do
cơ quan thuế quản lý thu thì cơquan có thâm quyền thu là cơquan cung cấp dịch vụ công, phục
vụ công việc quản lý nhà nước
1.1.4 Vai trò của phí và lệ phí va xu hướng cải cách khoản thu phi và lệ
phí
Phi và lệ phí đóng góp vào nguồn thu NSNN, đảm bảo hoạt động quan
lý xã hội liên tục Mỗi năm tại Việt Nam, số thu từ phí và lệ phí thường chiếmmột phần nhỏ, khoảng trên dưới 4% tổng thu NSNN [52] Mặc dù tỷ trong
này không lớn, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cân đôi và
ồn định nguồn thu NSNN hàng năm.
Ngoài việc đảm bảo nguôn thu, phí và lệ phí còn có tác động tích cực đôi
21
Trang 28với công băng xã hội và thúc đầy ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc cungcấp và sử dụng dịch vụ công Cụ thể, những người hưởng lợi từ các hàng hóa,
dịch vụ công cộng phải trả phí, điều này khuyến khích họ sử dụng các dịch vụ
này một cách tiết kiệm và hiệu quả Hơn nữa, việc thu phí và lệ phí theo nguyêntắc đối giá đảm bảo rằng người sử dụng nhiều phải trả nhiều hơn, trong khingười sử dụng ít chỉ trả ít hơn, từ đó thúc đầy công bằng xã hội
Ngoài ra, phí và lệ phí giúp cải thiện quản lý, kiểm tra và giám sát hiệuqua của các hoạt động kinh tế và xã hội của các tổ chức và cá nhân theo quyđịnh của pháp luật Ví dụ, thông qua việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng,nhà nước có thê quản lý và giám sát các hoạt động xây dựng của cá nhân, hộgia đình và tổ chức để đảm bảo tuân thủ quy hoạch địa phương và bảo vệquyên lợi hợp pháp của họ
1.2 Khái niệm Pháp luật phí và lệ phí trong ngân sách nhà nước
1.2.1 Khái niệm pháp luật Phí và lệ Phí
Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, cùng với xu hướng toản cầu hóa, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động quy định về Phí
và Lệ phí đang ngày càng phát triển sôi động trên nhiều lĩnh vực, mang lạinhiều kết quả tích cực cho nền kinh tế Do vậy, cần sự điều chỉnh của phápluật để phát huy tối đa mặt tích cực đồng thời hạn chế, ngăn chặn và phòngngừa các tiêu cực Một mặt, pháp luật tạo hành lang pháp lý cần thiết, địnhhướng cho các quan hệ về ngân sách nhà nướcphát triển ôn định Mặt khác, pháp luật có tác dụng thúc đây và điều tiết các quan hệ kinh tế trong cả nước.
Vì vậy, pháp luật điều chỉnh để hoạt động quy định về Phí và Lệ phí nhằm bảo về quyền lợi của các bên khi tham gia vào hoạt động QLNSNN đồng thời bảo đảm vận hành an toàn, lành mạnh và hiệu quả Như vậy, dé quan lý xãhội, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp, công cụ khác nhau, trong đó, phápluật là công cụ hữu hiệu và quan trọng nhất Chính bởi hoạt động QLNSNN
22
Trang 29của nhà nước đối với các tô chức, cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng,không chỉ thúc đây sự phát triển của nền kinh tế và còn tăng cường hoạt độngQLNN đối với ngân sách trong thực tế Bởi vậy, đặt ra các quy định pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện Phí và lệ Phí
là yêu cầu mang tính khách quan [31].
Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước biết rõ những hoạt động nào không được thực hiện, những hoạt động nao bi han chế thực hiện, nhữnghoạt động nào được khuyến khích thực hiện nhằm kiểm soát an toàn về vấn
đề Phí và Lệ Phí Như vậy, pháp luật đã tạo lập một “khung” hướng dẫn cácchủ thể trong hoạt động Theo quan điểm truyền thống thì pháp luật là công
cụ quan trọng của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, xác định địa vị pháp
lý bình đăng của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, tao lập “hànhlang” pháp lý để cho các cá nhân, tô chức hoạt động Với tư cách là chế địnhpháp lý trong hệ thống pháp luật chung, pháp luật về về Phí và Lệ phí là hệthống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quyđịnh về Phí và Lệ phí
1.2.2 Nội dung pháp luật về phí và lệ phí
1.2.2.1 Tham quyên liên quan đến phi và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước
Thâm quyên liên quan đến phi và lệ phí gồm thâm quyền quy định, thâmquyền quản ly và thâm quyên thu phi và lệ phí
* Thâm quyên quy định về phí và lệ phíLuật Phí và lệ phí 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền quy định đốivới phí và lệ phí là Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính [09].
Thứ nhất, về thâm quyền quy định đối với phí bao gồm mức thu, miễn,giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng đối với từng loại phí cụ thê
23
Trang 30Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn giảm, thu nộp quản
lý và sử dụng đối với án phí Toà án Ví dụ: án phí hình sự, dân sự, hành
chinh,
Chính phủ đặt ra quy định đặc biệt cho những khoản phí quan trong,
mức thu cao, và có tương quan đến nhiều chính sách kinh tế và xã hội mà nhà
nước đang thực hiện Trong từng loại phí do Chính phủ quy định, Chính phủ có
thê ủy quyền cho Bộ, cơ quan ngang bộ quy định mức thu đối với từng trườnghợp này thì chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được phải thựchiện theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính về loại
phí đó.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định một số khoản phí về quản lý đấtđai, tài nguyên thiên nhiên, một số loại phí gắn liền với chức năng quản lýhành chính nhà nước của chính quyền địa phương
Cuối cùng là Bộ Tài chính quy định đối với một số loại phí còn lại để áp dụng thống nhất trong cả nước Thắm quyền điều chỉnh đối với mỗi loại khoảnphi cụ thé được ghi chép trong danh mục chi tiết về phí và lệ phí, được bổsung trong tài liệu đi kèm theo Nghị định Luật về Phí và Lệ phí năm 2015.Trong trường hợp các luật khác quy định về phí và lệ phí, các vấn đề liênquan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sẽ tuân theo những hướng dẫn củaNghị định Luật về Phí và Lệ phí năm 2015 Trong tình huống mả Việt Nam,dưới tư cách là một thành viên của các Hiệp ước quốc tế, có quy định khác vềphí và lệ phí, thì các quy định của Hiệp ước đó sẽ được áp dụngThứ hai, thâm quyền quy định đối với lệ phí bao gồm việc quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quan lý và sử dụng đối với từng loại lệ phí cụ thé.
(i) Uy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,nộp, quản lý và sử dụng đối với lệ phí Toa án; (ii) Chính phủ quy định đối vớimột số loại lệ phí quan trọng, có số thu lớn, có ý nghĩa pháp lý quốc tế; (iii)
24
Trang 31Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định đối với một số khoản lệ phí gắn vớichức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương, đảmbảo thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm,điều kiện cụ thé của địa phương: (iv) Bộ Tài chính quy định đối với cáckhoản lệ phí còn lại dé áp dụng thống nhất trong cả nước [09]
Thâm quyền quy định đối với từng loại lệ phí cụ thé được quy định trongdanh mục chỉ tiết phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015.Trong trường hợp luật khác quy định về lệ phí thì các nội dung về chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo quy định của Luật Phí và lệ phí
2015 Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quyđịnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của Điều ướcquốc tế đó
1.2.2.2 Tham quyền quản lý về phí và lệ phi
Theo quy định của Luật Phí và lệ phí năm 2015, thẩm quyền quản lý cáckhoản phí và lệ phí thuộc về một loạt các cơ quan và tô chức, bao gồm Ủyban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Toà án Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, các Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộcChính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Dựatheo quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm quyết địnhviệc điều chỉnh, bổ sung hoặc hủy bỏ các khoản phí và lệ phí dựa trên đề xuất của Chính phủ, sau đó thông báo cho Quốc hội trong kỳ họp gần nhất Đồng thời, luật cũng quy định về việc xác định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí và lệ phí do toà án áp đặt [09].
Chính phủ có vai trò chung trong việc quản lý nhà nước về phí và lệ phí, bao gồm việc xem xét, sửa đôi, bd sung, hoặc bãi bỏ các khoản phí và lệ phí,cũng như quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng cáckhoản phi và lệ phí thuộc thẩm quyền của mình Đồng thời, Chính phủ hướng
25
Trang 32dẫn thực hiện đồng nhất các khoản phí và lệ phí được liệt kê trong Danh mục
phi và lệ phí theo Luat[09].
Bộ Tài chính hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước vềphí và lệ phí, và ban hành hoặc ban hành theo thâm quyền các văn bản quyphạm pháp luật liên quan đến phí và lệ phí Toa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ định hướng, hướng dẫn, và tô chức thực hiện Luật về phí và lệ phí trong các ngành và lĩnh vực quản lý của họ Họ cũng có trách nhiệm thanh tra, kiểm
tra, và xử lý vi phạm trong quá trình thu, nộp, quản lý, và sử dụng phí và lệ
phí thuộc thâm quyền của họ [09]
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đều có tráchnhiệm đưa ra quyết định liên quan đến mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản
lý, và sử dụng các khoản phí và lệ phí trong phạm vi thâm quyền của họ.
1.2.2.3 Tham quyên thu phí và lệ phí
Theo quy định tại Luật Phí và lệ phí 2015 thì tổ chức thu phí, lệ phí baogồm: “Cơ quan nhà nước, đơn vi sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thấm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản
lý nhà nước”[09] Như vậy, dé đảm bảo thống nhất nguồn thu từ phí, lệ phí vàđồng bộ với quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Phí và lệphí 2015 đã thực hiện phân loại tổ chức thu theo các hình thức Việc bổ sung,bãi bỏ các loại phí, lệ phí nham mục đích hoàn thiện quy định pháp luật, giảm
thủ tục hành chính, giảm chi phí thu nộp, đảm bảo công khai, minh bạch,
công băng quyền và nghĩa vụ của công dân phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay Sự chuyên các loại phí sang cơ chế giá dịch
vụ nhăm khuyến kích xã hội hoá, thu hút nguồn lực xã hội đầu từ cung cấpdịch vụ công, góp phần tăng cường sự năng động của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển ở nước ta hiện nay
26
Trang 331.2.2.4 Quyên và trách nhiệm của tô chức, cá nhân liên quan đến phi và lệ
phí thuộc ngân sách nhà nước
* Trách nhiệm của tô chức, cá nhân thu phí và lệ phí [09]
Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc thu phí và lệ phí khôngchỉ đơn thuần là một nhiệm vụ hình thức, mà là một phần quan trọng của việcđảm bảo sự công bang, minh bạch và hiệu qua trong quản ly tài chính và nguồn lực của xã hội Việc nay đòi hỏi sự tỉ mi, tôn trọng quy định và tinhthần trách nhiệm với cộng đồng
Một là, thực hiện việc thu phí và lệ phí không chỉ đòi hỏi sự chấp hànhquy định pháp luật mà còn mang trong mình trách nhiệm đối với sự minhbạch và tôn trọng đối với cộng đồng
Hai là, t6 chức và cá nhân thực hiện việc thu phí và lệ phí có trách nhiệmcấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo hướng dẫn từ Bộ Tài chính.
Ba là, nghĩa vụ về kê khai, nộp phí, lệ phí.
Bồn là, tổ chức thu phí, lệ phí phải hoạch toán riêng từng loại phí, lệ phí Năm là, báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí tô chức thu phí và lệ phí phải báo cáo với cơ quan có thâm quyền về tình hình thu phí,
lệ phí tại nơi mình quản lý, số tiền phí, lệ phí thu được trong năm, tỷ lệ phíđược để lại trang trải chi phí cho hoạt động thu phí, tỷ lệ nộp ngân sách nhà
nước, các khoản chi phục vụ cho hoạt động thu phí, lệ phí của cơ quan, đơn vi mình trong năm.
* Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp phí và lệ phí[09].
Thứ nhất, về quyền của đối tượng nộp phí Trong quá trình giao dịch giữa đối tượng nộp phi và tô chức, cá nhân thu phí, việc bảo vệ quyền củangười nộp phí đóng vai trò then chốt dé dam bao sự minh bach và chất lượngtrong các hoạt động thu phí và lệ phí Để đảm bảo rằng các quyền này đượcthực hiện một cách tốt nhất, cần cụ thé hóa những quyền cơ bản mà đối tượng
27
Trang 34nộp phí nên được hưởng.
Thứ hai, nghĩa vụ của đối tượng nộp phí, lệ phí Các nguyên tắc liênquan đến việc nộp phí và lệ phí đòi hỏi sự tuân thủ và trung thực của ngườinộp Người nộp phí và lệ phí phải thực hiện nghĩa vụ của họ bằng việc nộpđầy đủ và đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước Ngoài ra, người khai phí và
lệ phí cần tuân thủ các quy định về tính trung thực và chính xác khi lập tờkhai phí và lệ phí Trong trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan kiểm tra vàthanh tra phát hiện răng thông tin trên tờ khai không trung thực hoặc khôngchính xác, người khai phí và lệ phí sẽ phải đối mặt với các hình phạt và xử lý
theo quy định của pháp luật.
1.2.2.5 Xứ lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phi và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước
Xu ly vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phi và lệ phí thuộc ngân sách nha
nước là việc áp dụng các biện pháp chế tài mà pháp luật quy định xử lý cáctrường hợp vi phạm pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước Viphạm pháp luật về phí, lệ phí là hành vi làm trái các quy định pháp luật về phí
và lệ phí do chủ thé là tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi có ý hoặc vô ý gâyhại đến trật tự công cộng và do đó phải gánh chịu những chế tài tương ứng
theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về phí và lệ phí tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phat vi phạm hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí Xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là việc áp dụng các biện pháp chế tàihành chính dé xử lý các vi phạm về phí, lệ phí mà chưa đến mức xử lý hình
sự [03].
Các biện pháp xử phạt bao gồm việc cảnh cáo và áp dụng phạt tiền
28
Trang 35Cảnh cáo thường được áp dụng trong trường hợp vi phạm không gây ra hậu
quả nghiêm trọng hoặc đối với lần vi phạm đầu tiên Đối với việc áp dụngphạt tiền, mức tiền phạt có sự khác biệt đối với tổ chức và cá nhân khi cùngmột hành vi vi phạm Khi áp dụng phạt tiền đối với các vi phạm liên quan đếnphí và lệ phí, mức phạt tiền cụ thể cho một hành vi vi phạm không có sự giatăng hoặc giảm nhẹ thường nằm ở mức trung bình của khoảng tiền phạt quyđịnh cho hành vi đó Trong trường hợp có các yếu tố gia tăng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền trung bình có thê tăng thêm hoặc giảm bớt Mức phạt tiền trungbình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số mức tiền phạt tối đa
và mức tiền phạt trung bình cho hành vi đó Mức phạt tiền trung bình giảmbớt được tinh bằng cách chia đôi tổng số mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền
phạt trung bình [03].
Thứ hai, xử lý vi phạm hình sự về phí và lệ phí là biện pháp cưỡng chếmang tính quyền lực nhà nước áp dụng đối với những hành vi vi phạm tronglĩnh vực phi và lệ phí đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự Vi phạm hình
sự về phí và lệ phí là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lựctrách nhiệm hình sự thực hiện một cách có ý xâm hại đến các lợi ích phát sinh
từ quan hệ nộp phí, lệ phí được pháp luật hình sự bảo vệ Theo quy định của
BLHS 2015, sửa đổi bổ sung thì hành vi vi phạm phạm pháp luật hình sự cóliên quan đến lĩnh vực phí và lệ phí có thé bị coi là tội phạm bao gồm các tội
cơ bản sau đây: Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước; Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước Ngoài hai hành vi vi phạm trên còn do các hành vi vi phạm được xác định là tội phạm trong lĩnh vực phí và lệ phí
khác như: tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạntrong khi thi hành công vụ, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
[05]
29
Trang 361.2.3 Kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về phí và lệ phí
Các quốc gia trên khắp thế giới thường áp dụng mô hình thị trường choviệc thu phí và lệ phí, trong đó mức thu phí phải đảm bảo nguyên tắc chi phí
bù đắp Thu phí dưới mức chi phí thường dẫn đến lạm dụng dich vụ cônghoặc không thúc day sự phát triển của dịch vụ công do không đảm bảo chi phi
hoạt động, tạo gánh nặng cho ngân sách Mức thu phí và lệ phí ở các nước
thường là tuyệt đối Thậm chí, một số nước áp dụng cả thuế và phí (thuế đăng
ký quyền sở hữu tài sản) cho một số khoản thu, với mức thu được quy địnhdựa trên tỷ lệ phần trăm tính trên giá trị để đảm bảo vai trò quản lý của Nhànước và điều tiết nguồn thu cho ngân sách (thường là ngân sách phát triểnquốc gia) [35]
Ở hầu hết các nước, cơ quan lập pháp (Quốc hội) ban hành các quy định
về khung và phân cấp mức thu phí cụ thé cho các khoản thu thuộc nguồn thu
NSDP.
Đối với Danh mục phi và lệ phí, quy định của các nước khác nhau và
theo hai xu hướng chính:
(i) Quy định cụ thể danh mục các loại phí và lệ phí trong Luật về phí và
lệ phí, ví dụ như Indonesia;
(ii) Một số nước không quy định cụ thể Danh mục phi và lệ phí trong Luật
mà được các bộ, ngành xây dựng Danh mục phí trên cơ sở chức năng và hoạt
động cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến
pháp và Luật Phí, theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính, ví dụ như Canada và
Phần Lan.Đối với các nước không xây dựng Luật về phí và lệ phí, Danh mục phí
và lệ phí thường được quy định trong các văn bản luật của các bộ khác nhau, tùy
thuộc vào lĩnh vực thu phí (ví dụ như Thái Lan), hoặc được xây dựng dựa trên
hướng dẫn chung về phí và lệ phí, với mức thu được quy định bởi các đơn vị và
cơ quan thuộc chính phủ (như Trung Quốc và Philippines).
30
Trang 37* Singapore: Đảo quốc sư tử Singapore vốn nổi tiếng là quốc gia có chiphi sở hữu và sử dụng xe cá nhân tại đây thuộc hàng dat nhất thế giới Phiđăng ký bé sung ARF chỉ là một trong nhiều loại thuế phí mà chủ sở hữu xe
cá nhân tại Singapore phải chịu Bên cạnh ARF, giá xe tại quốc gia này cònđược quyết định bởi các yếu tố khác như giá trị thực của xe (OMV), phí đăng
ký (RF), thuế tiêu thụ đặc biệt (ED), giấy chứng nhận quyền mua xe (COE),phí cầu đường, phụ phí phát thải và bảo hiểm [34].
Singapore có một nền kinh tế mạnh mẽ, với mặt bằng giá hàng hóa vàdịch vụ trên thị trường trong nước tương đương với thị trường quốc tế, do đókhông có sự phân biệt về cước phí và phí cảng biển giữa tàu biển hoạt độngtrên tuyến biển quốc tế và trong nước Thái Lan, mặc du mặt bang giá hànghóa và dịch vụ trong nước thấp hơn nhiều so với thị trường quốc tế, vẫn duytrì hai hệ thống giá và phí khác nhau, bao gồm cước phí cảng biển trên tuyếnbiển quốc tế và cước phí cảng biển trên tuyến biển trong nước, và tat cả đều được tính băng đồng Baht Trung Quốc có biểu phí hàng hải được ban hành bởi Chính phủ, áp dung ca cho tuyến biển quốc tế và tuyến biển trong nước Mức phí đối với một số tàu của một số quốc gia được ưu đãi, dựa trên danhsách được Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc phê chuẩn, và cơ quan quản lýcảng biển thực hiện thu các loại phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển TrungQuốc, Singapore và Thái Lan chỉ cho phép cơ quan quản lý cảng biển thựchiện thu các loại phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển Tuy nhiên, đối vớimột số cảng tư nhân không được kiểm soát bởi Nhà nước, họ có thể áp dụng một hệ thống khác, trong đó các doanh nghiệp cảng tự thu phí và được phép giữ lại dé tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng của họ Phí thuộc về NSNN được các doanh nghiệp cảng thu hộ và sau đó nộp vào ngân sách chính quyền địaphương dé sử dụng cho tái đầu tư và duy trì cơ sở hạ tang mà Nhà nước đãđầu tư [34].
31
Trang 38Các quốc gia thường tập trung vào một cơ quan duy nhất để ban hànhchính sách thu và quy định thu, điều này giúp quản lý và thu tiền phí trở nênhiệu quả và thuận tiện hơn Bằng việc tập trung vào một tô chức, việc côngkhai tài khoản và các phương thức nộp tiền phí trở nên đễ đàng hơn, đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho chủ tàu, chủ hàng hoặc người được uỷ quyềnthanh toán phí Ví dụ về lệ phí môn bài tại Hoa Kỳ: Ở Hoa Kỳ, mỗi bang thiếtlập các quy định riêng về lệ phí kinh doanh, tạo ra một bảng phí đa dạng để
quản lý doanh nghiệp Tại bang Columbia và Missouri, ví dụ các khoản phi
liên quan đến đăng ký kinh doanh được xác định như sau: Phí đăng ký kinhdoanh ban đầu là 30 USD, và sau đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoảnphi hàng năm dựa trên tông doanh thu của ho, theo ba mức khác nhau: Nếudoanh thu ít hơn 25.000 USD, mức phí hàng năm là 15 USD; Nếu doanh thu
từ 25.000 đến 100.000 USD, mức phí là 25 USD; Nếu doanh thu lớn hơn 100.000 USD, mức phí sẽ được tính là 0,025% của tổng doanh thu, với mức phí tối đa không quá 750 USD; Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực đồ ăn, uống phải nộp một khoản phí kiểm tra hàng năm, dựa trêntong doanh thu của họ như sau: Nếu doanh thu ít hơn 250.000 USD, mức phíkiểm tra hàng năm là 185 USD Nếu doanh thu từ 250.000 đến 750.000 USD,mức phí là 260 USD Nếu doanh thu lớn hơn 750.000 USD, mức phí tăng lên
tới 480 USD Việc đăng ký kinh doanh có thời hạn từ ngày 01/7 hàng năm
đến ngày 30/6 năm sau đó Thông báo về việc đăng ký lại sẽ được gửi đếnchủ sở hữu trước ngày 01/6, và nêu họ không đăng ky lại, ho sẽ phải trả thêm15% của mức phí đăng ký kinh doanh mỗi tháng Hoa Kỳ, một quốc gia vớidiện tích rộng lớn và tô chức nhà nước theo mô hình Liên bang, tổ chức ngân
sách phân tán, và có các đơn vi ngân sách được xác lập với độ tự chủ trong việc quản lý ngân sách.[34]
Dưới đây là một cái nhìn cụ thê vê sự phong phú của các đơn vị ngân
32
Trang 39sách trong nước này, dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ năm2012: Ngân sách Liên bang: Đây là ngân sách quốc gia, quản lý bởi Chínhphủ Liên bang, và có trách nhiệm về các khoản thuế, quản lý nguồn thu thuế,
và chi trả cho các dự án quốc gia; Ngân sách của 50 bang: Mỗi bang trongHoa Kỳ có một hệ thống ngân sách riêng biệt Điều này bao gồm việc quyếtđịnh các mức thuế, phí, và quản lý tài nguyên trên lãnh thé của từng bang déthực hiện nhiệm vụ chi riêng của họ Mỗi bang có cơ chế tô chức ngân sáchriêng với sự đa dạng và sự đặc thù riêng: Ngân sách cấp dưới bang: Tại mức
cơ sở dưới bang, tồn tại 90.056 đơn vị ngân sách, chia thành hai loại: Thứnhất là 38.910 đơn vị hành chính cấp quận, thành phố và thị tran, được tổchức theo lãnh thé và tương tự như các cấp ủy ban nhân dân ở Việt Nam Thứhai là 51.146 đơn vi thực hiện cung cấp một hoặc một số dịch vụ công theonhiệm vụ do cấp có thâm quyền thành lập giao (special-purposegovernments) Các tổ chức này có quyền thu thuế dé tạo ngân sách riêng, có
cơ quan điều hành riêng, và hoạt động độc lập trong việc quản lý tài chính, bao gồm việc thu thuế, lệ phí, và quyền đi vay Các đơn vị này có quy mô và mục tiêu khác nhau, có thé thuộc vào một đơn vị hành chính hoặc hoạt độngtrên nhiều đơn vị hành chính khác nhau Tính độc lập về ngân sách của cáccấp quan lý thé hiện trong cách tổ chức ngân sách phụ thuộc vào nguồn thuriêng trên địa bàn cấp đó quản lý, và được sử dụng dé chi cho các nhiệm vụtrên địa bàn của họ Hệ thống ngân sách của Hoa Kỳ có tính đa dạng, từ hìnhthức tô chức và thời gian, đến cách quản lý thuế, miễn giảm thuế, và nhiệm
vụ chi Sự độc lập về ngân sách giữa các cấp quản ly thể hiện sự phức tap và
đa dạng của việc tổ chức và quản lý ngân sách ở Hoa Kỳ Những quy định này thể hiện sự phức tạp và đa dạng của hệ thống thu phí kinh doanh, với sựcân nhắc giữa mức phí và thuế với mục tiêu đảm bảo rằng doanh nghiệp đóng
góp tài chính tương xứng với quy mô và hoạt động của họ [34].
33
Trang 40Việt Nam có thé học hỏi từ kinh nghiệm này dé thay thé cho cơ cấu tổchức hiện tại, trong đó có nhiều cơ quan thu như CVHH và các công ty, đểgiải quyết vấn đề cơ quan thu sử dụng nhiều số thu phí và phương thức nộpNSNN khác nhau Các quốc gia thường xác định một cách rõ ràng các loạiphí và mục đích thu phí Cụ thể, Phí Dịch Vụ (Service Fees) là các khoản thuliên quan đến việc cung cấp và quản lý các dịch vụ hành chính do các cơ quanchính phủ thực hiện Đây có thé bao gồm phi đăng ký phương tiện vận tải, phiđăng ký kết hôn, hoặc phí đăng ký thành lập doanh nghiệp, và các loại phí
tương tự phí sử dụng hàng hoá công (Public Prices) là các khoản thu liên
quan đến việc cung cấp hàng hóa công, chăng hạn như quản lý đường, vệ sinhđường phố và các dịch vụ công cộng khác Các khoản phí lợi ích đặc biệt(specific benefit charges) là các khoản thu liên quan đến dịch vụ cung cấp lợiích đặc biệt cho người dân đây có thể bao gồm phí kiểm tra an toàn, phí đánh
giá tài sản và các khoản phí tương tự.
Ngoài ra, nguồn thu từ phí và lệ phí đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho quan lý và hoạt động của các đơn vi và cơ quan tại cấp địa phương Đây thực sự là nguồn thu quan trọng đối với các địa phương đề đảmbảo cân đối ngân sách và duy trì hoạt động của các cơ quan chính quyền địaphương Điều này nói lên sự quan trọng của phí và lệ phí trong nguồn thu choViệt Nam, bên cạnh thuế, theo chính sách tài chính của quốc gia Năm 2015,Việt Nam đã tiến hành cải cách về lĩnh vực ngân sách nhà nước thông quaviệc ban hành Luật Ngân sách Nhà nước Đồng thời, Luật Phí và Lệ phí cũng
đã được ban hành cùng năm, tạo nền tảng quan trọng dé chính quyền và các
cơ quan cấp tỉnh xây dựng các khoản mục thu phí và lệ phí hợp lý và hiệu quả Điều quan trọng là đảm bảo rằng việc thu phí và lệ phí phải tập trung vàotinh thần phục vụ lợi ich của người dân, thay vi chỉ là biện pháp thu thuế détài trợ ngân sách Điều này đồng nghĩa với việc các khoản thu từ phí và lệ phí
34