1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Bạch Văn Liệu
Người hướng dẫn TS. Lê Vương Long
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 48,69 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BẠCH VĂN LIỆU

CHI BẢO HIEM XÃ HỘI TRÊN DIA BAN TINH VĨNH PHÚC

Chuyến ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 01

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ VƯƠNG LONG

HÀ NỘI - Tháng 2/2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình do chính tôi tự nghiên cứu và viết, không sao chép của ai.

lôi xin đặc biệt chân thành cảm ơn TS Lê Vương Long, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình hướng dan, chỉ bảo tôi hoàn thành ban Luận văn nay.

Người thực hiện

Bạch Văn Liệu

Trang 3

MO DAU

Chương 1: CƠ SO LÝ LUẬN - PHAP LY CUA AP DỤNG PHAP LUAT TRONG QUAN LY THU, CHI BAO HIEM XA HOI

1.1 Cơ sở lý luận của áp dung pháp luật trong quản ly thu, chi bao hiểm xã hội 1.1.1 Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội

1.1.2 Hoạt động quản lý chi bảo hiểm xã hội

1.1.3 Khái niệm áp dụng pháp luật trong quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.1.4 Khái niệm áp dụng pháp luật trong quản lý chi bảo hiểm xã hội 1.2 Cơ sở pháp lý của áp dụng pháp luật trong quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội

1.2.1 Quy định pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trước khi có Luật Bảo hiểm xã hội năm 2007

1.2.2 Quy định pháp luật về quan lý thu, chi bảo hiểm xã hội khi có Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2007 đến nay

1.2.3 Điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật trong quản lý thu, chỉ bảo hiêm xã hội qua các giai đoạn

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC QUAN LÝ THU, CHI BẢO HIEM XÃ HOI TREN DIA BAN TINH VINH PHUC

2.1 Dac diém nghiên cứu trên dia ban

2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật trong công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

TRONG QUAN LY THU, CHI BẢO HIẾM XA HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.1 Hoàn thiện các qui định pháp luật về bảo hiểm xã hội

3.2 Tăng cường công tác mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 3.3 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu, chỉ

Trang 4

3.5 Đây mạnh công tác thông tin tuyên truyền về pháp luật bảo hiểm xã hội 3.6 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực công tác của

đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội

3.7 Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thu, chi bảo hiểm xã hội

Trang 5

Uỷ ban nhân dân Hội đồng nhân dân

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

Trang 6

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội, được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng, nhằm đảm bảo về mặt thu nhập cho NLĐ, khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mat khả năng lao động Ở Việt Nam, đây là chính sách lớn của Dang và Nhà nước nhằm góp phần 6n định đời sống cho NLD và gia đình ho trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, mat việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết Chính sách BHXH mà trong đó công tác quản ly thu, chi BHXH là một trong những hoạt động chủ yếu đã được thực hiện ở nước ta ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trải qua hơn 50 năm qua; trong quá trình thực hiện, pháp luật BHXH không ngừng được sửa đổi, bố sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, Chính phủ đã ấn định những điều kiện và mức hưởng lương hưu cho công chức khi hết tuổi lao động bang Sắc lệnh số 54/SL ngày 1/11/1945 Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể tổ chức thực hiện quản lý thu, chi BHXH nham đảm bảo quyền lợi và nghĩa vu của người lao động va chủ sử dụng lao động Qua quá trình phát triển kinh tế của đất nước, nhiều quy định trong chính sách BHXH nói chung và trong hoạt động quản lý thu, chỉ BHXH nói riêng đã ban hành trước đây không còn phù hợp Dé khắc phục tình trạng này và cụ thé hóa các quy định về BHXH trong Bộ luật Lao động, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với công chức, viên chức nhà nước va NLD theo loại hình BHXH bắt buộc kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội và công an nhân dân, đặc biệt, năm 2007, bộ luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2007 Đây là sự thay đổi lớn và quan trọng trong quá trình phát triển, hoàn thiện chính sách BHXH nói chung và pháp luật về quản lý thu, chi BHXH nói riêng ở nước ta, tạo cơ sở hành lang pháp lý dé bảo vệ quyên lợi, góp phần ổn định cuộc sống cho NLD và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước ta.

Qua nhiều năm hoạt động, hệ thống BHXH từng bước được củng có, hoàn thiện và không ngừng được phát triển Nhất là những năm gần đây, khi nền kinh tế

Trang 7

doanh nghiệp trong và ngoài nước được thành lập; hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ, nhu cầu lao động, việc làm của con người ngày càng được tăng lên, tạo ra

mối quan hệ lao động phong phú, đa dạng, thúc đây phạm vi, đối tượng tham gia

BHXH ngày càng được mở rộng, số thu BHXH năm sau cao hơn năm trước Phạm vi, đối tượng quản lý thu BHXH ngày càng rộng thì công tác chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng thụ hưởng cũng ngày càng nhiều, đòi hỏi quỹ BHXH phải đáp ứng dé chi trả cho NLD thụ hưởng ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

Bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực, pháp luật về hoạt động quản lý thu BHXH vẫn còn chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay Cùng với đó là các hành vi gian lận trong hoạt động BHXH như chốn đóng, đóng không hết số người lao làm việc trong đơn vị ở một số đơn vị doanh nghiệp; tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài gây ảnh hưởng đến việc tăng trưởng và bảo toàn quỹ BHXH Chính vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước bằng việc áp dụng pháp luật đối với hoạt động quản lý thu là một đòi hỏi thực tế, khách quan, vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài góp phần bảo đảm quyền lợi cho người lao động, tạo ra sự công bang trong xã hội, là điều kiện thúc day chính sách an sinh xã hội của nước nhà ngày một phát triển

Với bat kỳ một hệ thống an sinh xã hội nào, van dé tài chính cũng là quan trọng nhất Vì vậy một cơ chế quản lý tốt sẽ làm tăng hiệu quả hệ thống của nó, và BHXH cũng vậy, muốn tôn tại va phát triển, không thê không nói đến công tác quản lý thu, chi BHXH, bởi nó giữ vị trí quyết định trong việc cân đối thu, chi va bảo tồn tăng trưởng quỹ BHXH Cũng chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tai “Ap dụng pháp luật trong công tác quan lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” để nghên cứu luận văn thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố về hoạt động BHXH nói chung không nhiều Mỗi đề tài nghiên cứu ở mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau Đề tài “xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe trong

Trang 8

học Phạm Mạnh Hùng nghiên cứu đã tiếp cận từ góc độ quản lý chung; một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí BHXH như: “7c hiện tốt công tác kiểm tra về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội” của Phó giáo sư TS Bùi Đình Phong; “Tăng cường công tác thu nợ bảo hiểm xã hội” Của Thạc sĩ Nguyễn Thái Duong; “Giải pháp chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội” của tác giả Điều Bá Được, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số báo cáo, công trình nghiên cứu khác.

Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ đề cập những khía cạnh liên quan tới quản lý nhà nước băng pháp luật đối với hoạt động BHXH nói chung, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ cả về mặt lý luận và thực trạng về giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH cụ thể trên một địa bàn nhất định Có thể nói, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện van dé tăng cường quan lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thu BHXH, góp phần thúc đây hệ thống an sinh xã hội nói chung và hoạt động quản lý thu BHXH tại Vĩnh Phúc nói riêng ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu, chỉ quỹ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm, từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như qua đó thấy được những mặt còn hạn chế; tìm ra được những nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp khắc phục và hoàn thiện tốt hơn về công tác quản lý thu, chỉ BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và công tác quản lý thu, chỉ BHXH ở nước ta nói chung.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn lay đối tượng nghiên cứu bằng hoạt động thực tiễn trong công tác quản lý thu, chỉ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 9

BHXH, chi BHXH cho NLD thông qua quá trình xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chế độ chính sách cho NLĐ Do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu nghiên cứu về van dé áp dụng pháp luật BHXH vào công tác quản lý thu, chi BHXH.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận về duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách đôi mới của Đảng cộng sản Việt Nam về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh và tông hợp.

6 Đóng góp của luận văn

- Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý thu, chi BHXH trên địa ban tinh Vinh Phúc nói riêng và hoạt động quản lý thu,chi của ngành BHXH nói chung.

- Làm rõ hơn thực trạng công tác quản lý thu, chỉ BHXH tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua; trên co sở những kết qua đạt được và những gì còn tôn tại, han chế Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác quan lý thu, chi BHXH trên địa bàn Vĩnh Phúc, góp phần vào việc tăng trưởng và bảo tồn quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho NLD và toàn thé nhân dân, đáp ứng nhu cầu về sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng và kinh tế xã hội của đất nước nói chung.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, cụ thé:

Chương 1: Cơ sở lý luận - Pháp ly của áp dụng pháp luật trong quan lý thu, chi bảo hiểm xã hội

Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu, chi bao hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 10

TRONG QUAN LY THU, CHI BẢO HIẾM XÃ HOI

1.1 Cơ sở lý luận của áp dụng pháp luật trong quan lý thu, chi bảo hiểm xã hội

1.1.1 Hoạt động thu bảo hiểm xã hội 1.1.1.1 Khái niệm thu bảo hiểm xã hội

Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, chúng ta có thể nhận thấy hoạt động thu BHXH là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động chuyên môn của ngành Có thể nói rằng trong bất kỳ một hệ thống an sinh xã hội nào cũng cần đến trước hết là việc thành lập quỹ, làm cơ sở để giải quyết các hoạt động khác Dé các hoạt động của ngành như xét duyệt giải quyết hồ sơ, chi trả các chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng tham gia thụ hưởng, BHXH cũng cần phải thu nộp để thành lập quỹ cho mình Vậy hoạt động thu BHXH như thế nào, thu bảo hiểm là gì, trước hết ta phải hiểu được khái niệm về BHXH.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình hình thành chính sách BHXH, khi mới xuất hiện, BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, dần dần do nhu cầu thực tiễn, các quy định, chính sách BHXH lần lượt ra đời Việc ra đời bộ luật BHXH Việt Nam, một mặt nhằm bảo vệ quyền lợi cua NLD, nhưng mặt khác, nó cũng mang lại lợi ích cho giới chủ Chính hai mặt lợi ích này đã góp phần không nhỏ để chính sách BHXH nhanh chóng được thực hiện ở các quốc gia Thực chất cho đến nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về BHXH Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm, tính chất và mục đích của BHXH, Từ điền bách khoa Việt Nam đã định nghĩa BHXH như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp mot phan thu nhập cho người lao động khi ho bị mat hoặc giảm thu nhập do bi 6m dau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

Trang 11

hoạt động BHXH Nó đảm bảo cho sự tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung và tạo ra nguồn tài chính để có thê tiến hành các hoạt động BHXH Việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia BHXH là sự tất yếu trong hoạt động bảo hiểm Nguồn thu BHXH được hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Phần đóng góp của NLĐ; phần đóng góp của NSDLD và phan hỗ trợ từ NSNN Các nguồn thu này phản ánh mối quan hệ ba bên trong việc thực thi chính sách BHXH đồng thời cũng là cơ sở để tạo ra các quan hệ khác trong hoạt động BHXH Thực chất mối quan hệ ba bên trong hoạt động quản lý thu BHXH là mối quan hệ về lợi ích từ việc các bên tham gia BHXH đều tìm kiếm lợi ích cho mình Người sử dụng lao động tìm kiếm lợi ích từ việc họ sẽ bỏ ra ít chỉ phí hơn khi NLĐ đang làm việc cho họ không may mắn gặp phải những rủi ro Người lao động tìm kiếm lợi ích từ việc họ được hưởng các quyên lợi khi bản thân họ không may gặp phải những rủi ro Còn Nhà nước thì đạt được mục tiêu ồn định được xã hội, ôn định mối quan hệ lợi ích giữa NLD va NSDLD trong xã hội dé NLD yên tâm và hăng hái tham gia lao động, sản xuất tạo ra năng xuất cao, thúc đây nền kinh tế - xã hội phát triển.

Như vậy, “thu” hiểu theo nghĩa thông thường là tiếp nhận một khoản phí tài chính nào đó của các chủ thé dé tạo ra một quỹ tài chính nhất định nhằm đảm bảo quyên và lợi ích của các bên tham gia thu - nộp.

Thu BHXH là hoạt động của cơ quan BHXH, nhằm tạo nguồn tài chính bằng việc tao lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung dam bảo thực hiện các hoạt động khác về BHXH theo quy định của pháp luật.

* Đặc điểm của thu BHXH:

Công tác thu BHXH được tiến hành bởi nhiều chủ thé tham gia, nhằm tạo lập quỹ, bảo toàn va tăng trưởng một quỹ tài chính dé chi trả cho những người tham gia BHXH và gia đình họ, khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro, mat khả năng lao động hoặc mat việc làm Ở mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, Nhà nước quy định những tỷ lệ thu và đóng góp vào quỹ BHXH có sự khác nhau Tuy nhiên, dù ở thời kỳ nào thì hoạt động thu BHXH cũng thể hiện những đặc điểm sau:

- Thu BHXH là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động chuyên môn của

BHXH:

Trang 12

phải những rủi ro Tuy nhiên dé hoạt động đó thực hiện được, trước hết phải tổ chức thu, nộp và đóng góp dé xây dựng thành một quỹ tài chính gọi là quỹ BHXH.

Mặt khác, đối với NLĐ, khi lao động tạo ra con người và thông qua quá trình nay, con người tồn tại Con người ngoài việc chịu sự tác động với nhau, còn phải chịu sự tác động của tự nhiên, không phải lúc nào con người cũng gặp được những điều

may mắn, những thuận lợi, gặp những điều kiện sống bình thường, mà trong một số

trường hợp con người đã phải đối mặt với những thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, ốm đau hay các biến cố rủi ro khác Dé tồn tại và đối mặt với những vẫn đề đó, con người đã liên kết hợp tác với nhau lựa chọn ra những phương thức phù hợp nhằm trợ giúp nhau trong cuộc sống Hình thức “Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” đây là hình thức sơ khai và đơn giản nhất được cộng đồng, gia đình, các thành viên trong xã hội lựa chon sử dụng Bên cạnh đó còn có một số các biện pháp trợ giúp khác, có tính chất tự nguyện của cộng đồng, tương thân, tương ái đối với các đối tượng khác trong xã hội Như vậy, để tránh hoặc giảm được những rủi ro cũng như muốn được bù đắp những tôn thất và hưởng những quyền lợi từ quỹ BHXH khi bản thân, hoặc gia đình mình không may gặp phải những rủi ro, NLD đồng thời buộc và mong muốn được tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH để một mặt đảm bảo quyền lợi cho mình, mặt khác thúc đây nền an sinh xã hội của nước nhà ngày một phát triển.

- Thu BHXH được pháp luật quy định chặt chẽ về đối trợng, mức thu.

Việc thu nộp để tạo lập quỹ và đảm bảo an toàn quỹ BHXH là một trong những hoạt động chuyên môn hết sức quan trọng Trên thực tế BHXH cũng luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro như việc tính toán mứ c đóng, mức hưởng của đối tượng không đúng, cộng với những biến động xã hội đặc biệt dẫn đến việc bội chi Chính vi vậy, công tac thu BHXH cần tổ chức thu đảm bảo theo đúng những quy định của Nhà nước về tỷ lệ thu, phạm vi, đối tượng thu.

Mặt khác, trong thực tế hiện nay có nhiều đơn vị sử dụng lao động chưa thực sự tự giác tham gia BHXH cho NLĐ, hoặc có tham gia nhưng tham gia chưa đầy đủ số lao động hiện đang làm việc tại đơn vị mình; hoặc vì lý do này, lý do khác chậm trễ tiến độ trích nộp BHXH cho NLD, để số nợ đọng nhiều, đã làm ảnh hưởng

Trang 13

cơ quan BHXH ngoài việc tiến hành các nghiệp vụ thu mức tiền đóng BHXH của các doanh nghiệp và NLĐ, còn tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hướng dẫn, vận động các don vi sử dụng lao động trích nộp BHXH kip thời, đúng quy định Cơ quan BHXH phải nam chắc được số lượng các đơn vị tham gia BHXH, những di biến động trên từng địa bàn và trong toàn quốc; đồng thời, cũng phải có được những thông tin đầy đủ về người NLĐ, xác định chính xác nguồn thu để tiễn hành thu đúng, đủ, kịp thời, vừa tạo điều kiện bảo toàn quỹ va dự báo được các khoản chi trong tương lai, vừa đảm bảo được quyền lợi cho NLD.

- Thu BHXH đòi hỏi quản lý chặt chẽ doi tượng tham gia BHXH, thời gian tham gia BHXH cua NLD.

Trong quá trình thu BHXH, cơ quan BHXH có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, mốc thời gian tham gia, mức đóng của từng người qua từng thời kỳ được thể hiện cụ thê trên số BHXH Trong đó có ghi chép (được mã hóa), lưu trữ các thông tin cần thiết về đối tượng, đặc biệt là đối tượng thụ hưởng BHXH Hiện nay, đa số các nước đã ứng dụng công nghệ tin học để quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH Ở Việt Nam, hệ thống quản lý Thu BHXH đã được vận dụng quản lý trên phần mềm SMS 6.0.

1.1.1.2 Nội dung thu bảo hiểm xã hội

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà hoạch định, xây dựng chính sách BHXH đưa ra một tỷ lệ thu bất kỳ, mà phải dựa trên các căn cứ pháp luật cụ thể để đưa ra nội dung, mức thu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước ở từng thời kỳ, mỗi giai đoạn cụ thé Đồng thời quỹ BHXH phải đảm bảo cho NLD tham gia được thụ hưởng quyền lợi từ quỹ đó Các căn cứ đó là:

- Các chế độ và mức hưởng tối đa cho từng chế độ BHXH được Chính Phủ quy định;

- Giá trị thực tế của mức tiền lương tối thiểu ở các thời kỳ khác nhau;

- Số người tham gia BHXH và dự kiến số người tham gia BHXH tăng lên hàng năm; dựa trên những căn cứ trên, đại diện cho Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách đưa ra nội dụng và tỷ lệ thu cụ thé dé hình thành quỹ BHXH theo cơ cấu sau:

+ Phan thu của NSDLD;

Trang 14

+ Các nguôn thu khác.

Hiện nay, Tỷ lệ trích nộp BHXH đang thu 24% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLD, tăng 2% so với trước đây Trong đó NSDLĐ đóng

17%, NLD đóng 7%.

Cụ thé, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 152/2006/ND -CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau:

Người lao động đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH (Trước đây là 6%); NSDLĐ đóng bằng 17% (Trước đây là 16%).

Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả NLD và NSDLĐ là 24% (trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ôm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất).

Riêng đối với đối tượng hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, Người sử dụng lao động đóng BHXH cho đối tượng này bang 21% mức lương tối thiểu chung (trong đó: 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất).

Đây là cơ cấu hiện tại, còn những năm trước đây cơ cau này không phải lúc nào cũng có đủ các nội dung trên Chang hạn, có những thời kỳ NLD không phải đóng BHXH, lại có thời kỳ người sử lao động không phải đóng BHXH Như vậy nội dung này không phải cố định mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước qua từng giai đoạn phát triển Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các nội dung trong cơ câu quỹ BHXH như trên là không thể thiếu được, chỉ có điều tỷ lệ đóng góp của các chủ thê tham gia có thê có sự thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ Mặt khác để đảm bảo các đối tượng tham gia đóng góp theo đúng tỷ lệ đã quy định, pháp luật về quản lý thu BHXH còn phải đưa ra những nội dung, những quy định cụ thé để buộc các chủ thé tham gia phải thi hành nghĩa vụ đóng BHXH theo quy định.

1.1.1.3 Chủ thể của hoạt động thu bảo hiểm xã hội

Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động thu BHXH là tính xác định của cơ cấu chủ thé Dé bảo toàn được quỹ BHXH cũng như việc thực hiện tốt chính

Trang 15

sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ cua NLD; các đơn vi sử dụng lao động, nhà nước quy định rõ những tô chức, cá nhân nào được phép và buộc phải tham gia BHXH và những điều kiện cần phải có dé tham gia với tư cách là chủ thể của hoạt động thu BHXH.

Như trên đã nói, nguồn thu BHXH được hình thành từ ba nguồn chủ yếu là: Đóng góp của NLĐ; đóng góp của NSDLĐ và phần hỗ trợ từ NSNN Tuy nhiên đây là phần tham gia với tu cách là chủ thé đóng góp vào quỹ BHXH, bên cạnh đó còn có sự tham gia của cơ quan đại diện cho ngành BHXH từ trung ương đến địa phương Do vậy, chủ thể tham gia hoạt động thu BHXH chỉ có thể là NLĐ; NSDLĐ, đại diện cơ quan chuyên môn của Nhà nước đứng ra tô chức thu nộp BHXH và thực hiện các chính sách về chế độ BHXH.

Theo khoản 1 và 2 Điều 2 của Luật BHXH quy định các chủ thé tham gia BHXH như sau:

+ Người lao động tham gia BHXH là công dân Việt Nam bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

- Si quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, ha sĩ quannghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan,chién si cOng an nhan dan phuc vu co thoi han;

- Người lam việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc + Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vi sự nghiệp; đơn vi vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội; tô chức chính trị xã hội nghề nghiệp; tô chức xã hội khác; cơ quan, tô chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thé, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLD

Cơ quan BHXH, là chủ thé tham gia hoạt động thu BHXH với tư cách là đại diện cho cơ quan Nhà nước đứng ra theo dõi, hướng dẫn, tổ chức việc thu nộp quỹ BHXH

Trang 16

của NLD va NSDLĐ; đồng thời có trách nhiệm bảo toàn quỹ BHXH để phục vụ cho các hoạt động khác của BHXH được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Các chủ thé tham gia hoạt động thu BHXH đều phải thực hiện theo những quyên hạn và nghĩa vụ pháp lý nhất định Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thé tham gia hoạt động thu BHXH không phải do họ tự tạo ra được, mà do Nhà nước quy định cụ thê.

1.1.1.4 Nguyên tắc thu bảo hiểm xã hội

Công tác thu và quản lý nguồn thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động chuyên môn của ngành BHXH Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đất nước ngày một phát triển, mạng lưới toàn cầu hóa phát triển rộng rãi, Phạm vi đối tượng tham gia BHXH ngày càng rộng và trở nên đa dạng, phức tạp hơn Đề công tác quản lý thu đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Thu đúng, thu đủ và kip thời theo luật định. - Đảm bảo được quyền lợi của NLD.

- Chống thất thu và lạm dụng quỹ BHXH.

Căn cứ vào pháp luật và các văn bản dưới luật, công tác thu BHXH phải đảm bảo được nguyên tắc thu đúng đối tượng và đúng mức thu như đã quy định, cụ thể:

Cơ quan BHXH dựa trên quỹ tiền lương tối thiểu chung mà Chính Phủ đã quy định phù hợp cho từng vùng, từng thời kỳ, bao gồm cả lương cứng và các khoản phụ cấp nếu có, tiến hành hướng dan NLD và NSDLD thu nộp vào quỹ Việc đảm bảo thu đúng các nguyên tắc trên tạo điều kiện thúc day việc tao lập và bảo toàn tăng trưởng quỹ BHXH, từ đó đảm bảo được quyền lợi cho NLD tham gia BHXH đồng thời thúc đầy cho chính sách an sinh xã hội ngày một phát triển.

Từ việc phân tích đặc điểm, nội dung, chu thé và nguyên tắc trong hoạt động thu BHXH ta có thê đưa ra khái niệm thu BHXH như sau:

Thu BHXH là hoạt động được thực hiện phối hợp giữa cơ quan BHXH (chủ thể đứng ra thu và tạo lập quỹ) với các cơ quan, đơn vị đại diện cho NLD (chủ thé tham gia đóng góp quy BHXH), tạo ra nguồn tài chính tập trang (quỹ BHXH) từ việc đóng góp của các bên tham gia và nguồn tài chính bồ sung khác theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo bù đắp những ton thất cho các chủ thé tham gia BHXH khi không may xảy ra các trường hợp rủi ro, hoặc khi hết tuổi lao động.

Trang 17

1.1.2 Hoạt động chỉ bảo hiểm xã hội 1.1.2.1 Khái niệm chỉ bảo hiểm xã hội

Trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, công tác chi trả chế độ BHXH cho người thụ hưởng là hoạt động chủ yếu, thường xuyên, liên tục Đây là một lĩnh vực tính toán độc lập về tài chính, quản lý chi trả các chế độ BHXH sử dụng các khái niệm, phạm trù riêng của nó, tuy nhiên kế toán tài chính và quản lý chi trả BHXH là hai bộ phận trên cùng một lĩnh vực tính toán trong công tác chi trả các chế độ BHXH Hoạt động này được diễn ra giữa cơ quan BHXH với các đối tượng thụ hưởng BHXH căn cứ vào hồ sơ chế độ NLĐ đề nghị, và căn cứ vào những quy định cụ thể của Luật BHXH để xét duyệt chế độ, tính toán khoản chi tương ứng cho mỗi chế độ mà NLD không may xảy ra, đảm bảo day đủ, kịp thời quyên lợi cho các đối tượng thụ hưởng Theo đó, Chi BHXH là trích một phan tài chính từ quỹ BHXH đề chỉ trả cho NLĐ, khi họ không may xảy ra những rủi ro theo quy định của pháp luật.

* Đặc điểm của chỉ BHXH:

Chính sách BHXH nói chung và pháp luật BHXH quy định về vấn đề quản lý Chi BHXH nói riêng được ban hành trong thời gian qua, về cơ bản đã giải quyết được các van đề liên quan đến quyền và nghĩa vu hợp pháp của NLD tham gia va hưởng BHXH, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước qua từng thời kỳ.

Đối với nước ta, chính sách BHXH được hình thành và thực thi trong những điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn Vì vậy, các quy định của pháp luật về đảm bảo tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở thời kỳ đầu, thường chỉ là giải quyết được một hoặc một số ít các chế độ BHXH chứ chưa thé có một hệ thống chính sách đồng bộ được Mặt khác, nền kinh tế nước ta trước đây theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nên ở thời kỳ này chính sách BHXH nói chung và Pháp luật về quản lý Chi nói riêng cũng được hoạch định, xây dựng theo cơ chế này Ngày nay, công tác BHXH đặc biệt là công tác chi BHXH được quy định rõ ràng, cụ thé hơn; quyên và lợi ich của người tham gia được đảm bảo hơn Tuy nhiên, dù mô hình có được tô chức khác nhau, nhưng công tác quan lý chi BHXH có một số đặc điểm cơ bản:

Trang 18

*Chỉ BHXH là hoạt động thường xuyên, liên tục trong hoạt động chuyên môncủa BHXH:

Người lao động khi tham gia BHXH, họ không bao giờ mong cho mình ốm đau hay bệnh tật để được hưởng quyên lợi từ quỹ BHXH mà họ đã đóng góp Tuy nhiên, họ sẽ chắc chắn một điều răng tham gia BHXH là để hưởng quyền lợi khi họ nghỉ sinh con; hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động theo quy định hoặc hưởng quyền lợi khi không may xảy ra ốm đau, tai nạn lao động, hay mắc bệnh nghề nghiệp

Như trên đã nói, ốm đau, hay bệnh tật không ai đoán trước, nó có thê xảy ra bat cứ lúc nào, không người này thì người khác, và cũng không ai có thé khang định rằng cả cuộc đời sẽ không bao giờ bị ốm đau hay bệnh tật; bên cạnh đó thì con người sinh ra luôn phải tuân theo những quy luật tự nhiên Sinh - Lão - Tử Chính vì vậy mà quỹ BHXH nhằm thực hiện giải quyết chỉ trả thường xuyên, liên tục song hành cùng với những rủi ro không may của NLĐ gặp phải; đồng thời nhằm giải quyết chi trả quyền lợi cho NLD khi họ nghỉ sinh con hoặc chi trả lương hưu khi NLD hết tuổi lao động theo quy định.

* Chi BHXH là một hoạt động không thể tách rời hoạt động BHXH nói chung Khi tham gia BHXH, người lao động đều nhằm hướng tới một mục đích nhất định là họ sẽ được hưởng những quyền lợi từ quỹ BHXH mà họ đã và đang đóng góp khi họ không may xảy ra rủi ro, sinh con hoặc hết tuổi lao động; và mục đích quỹ BHXH được tạo lập cũng nhằm đảm bảo quyên lợi cho NLD khi họ thuộc vào một trong các trường hơp trên Vì vậy hoạt động chi BHXH được diễn ra tất yếu nhằm đảm bảo kịp thời, đầy đủ và chính xác về quyền lợi, chế độ được hưởng cho người tham gia.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng dé đánh giá sự thành công trong công tác BHXH, nhằm đảm bảo đời sống của NLĐ khi họ không may gặp phải những rủi ro, những tôn thất cả về vật chất và tinh thần, là điều kiện quyết định đến sự thành công trong công tac BHXH, liên quan trực tiếp đến quyên lợi thiết thực của NLD.

Cùng với hoạt động thu, đầu tư quỹ và những hoạt động khác của BHXH, hoạt động chi BHXH không thé tách rời với các hoạt động khác của BHXH, đặc biệt là hoạt động thu và tạo lập quỹ Vấn dé chi dung, chi du, chi kip thoi va an toan dén tay các đối tượng thụ hưởng, đảm bao tốt các quyền lợi cho người tham gia, điều

Trang 19

này sẽ tạo điều kiện cho NLD yên tâm, tin tưởng vào chính sách an sinh xã hội của Dang và Nhà nước ta, từ đó họ yên tâm công tác, kích thích cho NLD hăng say lao động sản xuất, tạo ra năng xuất lao động ngày một cao, thúc đây sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đây là một trong những yếu tố quan trọng dé thúc đây nguồn thu, tăng trưởng quỹ BHXH Quỹ ồn định và phát triển, thì quyền lợi của NLD tham gia BHXH càng được đảm bảo Vì vậy mà hoạt động chi BHXH không thé tach rời với các hoạt động khác của BHXH, được các hoạt động khác hỗ trợ, bé sung va hoàn thiện, nhưng đồng thời bản thân nó cũng hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động khác của BHXH hoạt động

* Chi BHXH dam bảo kip thời, day du về quyển lợi cho người tham gia thụ hưởng theo đúng quy định của pháp luật.

Hoạt động chi BHXH có liên quan trực tiếp đến quyền va lợi ích của người thu hưởng và trực tiếp là NLĐ Người lao động khi tham gia BHXH với mục đích là họ là sẽ được bù đắp những tốn thất rủi ro trong quá trình lao động, cũng như được nghỉ hưởng chế độ khi sinh con hoặc hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động khi họ rơi vào chế độ thụ hưởng nào, thì họ được hưởng quyền lợi chế độ đó theo đúng quy định, đó là những quyền lợi chắc chắn được thụ hưởng mà NLD mong muốn nhận được khi họ tham gia BHXH Vì là quyền và lợi ích thiết thực gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi phải đóng góp vào quỹ, do đó công tác chi BHXH đòi hỏi phải tiến hành kịp thời, đầy đủ đảm bao đáp ứng về quyên lợi cho người tham gia BHXH được thụ hưởng.

Mặt khác, đối tượng được hưởng các chế độ BHXH thường rất phức tạp và tương đối đa dang, chính vì vậy, công tác chi trả các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng không được phép xảy ra sai sót, mà phải được thực hiện chi trả chế độ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; nếu để xảy ra sai sót, không những ảnh hưởng đến quyên lợi của người được thụ hưởng, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành, đến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.1.2.2 Nội dung chỉ bảo hiểm xã hội

Trong quá trình nghiên cứu về nội dung chính sách chi trả các chế độ BHXH cho người tham gia thụ hưởng, việc trước tiên các nhà nghiên cứu xác định trước những điều kiện và tỷ lệ sẽ được hưởng của người tham gia ở mỗi chế độ hưởng nhất định, và cũng như nội dung về công tác chi BHXH, chế độ được hưởng, tỷ lệ hưởng cũng không thể tùy tiện định ra mà phải dựa trên các căn cứ pháp luật, đó là:

Trang 20

- Các nhu cầu vật chất tối thiểu dé NLD duy trì một cuộc sống bình thường, khi họ bị mat hoặc giảm thu nhập vì một lý do nào đó (căn cứ này thường được lấy bằng mức lương tối thiểu ở từng thời kỳ).

- Những rủi ro chính mà NLĐ thường mắc phải trong quá trình làm việc.

- Căn cứ vào đặc thù riêng của NLĐ phân theo giới tính và tuổi thọ bình quân của người dân.

Căn cứ vào các nhu cầu trên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ, các nhà hoạch định xây dựng chính sách sẽ định ra từng chế độ BHXH cụ thé với những điều kiện được hưởng cũng như tỷ lệ hưởng phù hop.

Về cơ bản, cơ cau chi BHXH của nước ta nhìn chung là ôn định qua các thời kỳ, chỉ trừ những năm từ 1961 (năm trước khi Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH có hiệu lực thi hành) trở về trước do điều kiện kinh tế quá khó khăn, đối tượng tham gia còn ít nên các chế độ được hưởng mới chỉ tập trung vào hưu trí, còn các chế độ khác chưa có điều kiện để thực hiện Trước những năm 2002 chế độ chi trả BHXH cho các đối tượng được thụ hưởng bao gồm các nội dung chỉ chủ yếu sau:

- Chi trả chế độ ốm đau; - Chi trả chế độ thai sản;

- Chi trả chế độ tai nạn, bệnh nghề nghiệp; - Chi trả tiền tuất;

- Chi trả lương hưu;

- Chi trả mắt sức lao động.

Từ năm 2002 đến nay, việc chi trả chế độ BHXH có quy định thêm nội dung chi nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe va chi nghỉ chế độ một lần; chi trả một lần trước khi nghỉ hưu Hiện nay Pháp luật cũng quy định quỹ BHXH chỉ phải đảm bảo chỉ trả các chế độ trên cho những đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ năm 1995 trở di, còn NSNN phải đảm bảo nguồn để chỉ trả cho các đối tượng đã nghỉ làm việc để hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH từ năm 1994 trở về trước Như vậy, trong cơ cầu nguồn kinh phi dé chi trả BHXH có hai phan: Phan NSNN và phần quỹ BHXH.

1.1.2.3 Chủ thể tham gia quản lý chỉ bảo hiểm xã hội

Một trong những đặc trưng của quan hệ pháp luật trong quản lý chỉ BHXH là tính xác định của cơ cấu chủ thé Đề thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của nhà nước, cũng như đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, luật BHXH đã quy định rõ những tổ chức, cá nhân NLD tham gia BHXH, là chủ thé trong quan hệ thu

Trang 21

BHXH, thì đồng thời cũng là chủ thé của quan hệ pháp luật trong quan lý chi BHXH Như vậy, chủ thé trong quan hệ chi BHXH bao gồm các chủ thể sau:

+ Các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương

+ Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước; thủ trưởng các đơn vị, doanh

nghiệp có sử dụng lao động+ Người lao động

Các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước quy định cho các chủ thể trong quan hệ chi BHXH thường có mối quan hệ ràng buộc, đan xen tương trợ lẫn nhau, các quyên của chủ thé này là nghĩa vụ pháp lý của chủ thé kia và ngược lại.

Đối với co quan BHXH, là chủ thé tham gia hoạt động chi BHXH với tư cách là đại điện cho cơ quan Nhà nước đứng ra theo dõi, hướng dẫn, tô chức giải quyết việc chi trả các chế độ cho NLD va NSDLĐ khi NLD gặp phải rủi ro hoặc khi hết tuôi lao động Năng lực pháp luật của chủ thé này được thể hiện ở chỗ, co quan BHXH có các quyền được xem xét, thụ lý, giải quyết các hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ về BHXH của NLĐ, trên cơ sở đó, cơ quan BHXH ra quyết định được hưởng hoặc không được hưởng chế độ BHXH Bên cạnh đó, thì cơ quan BHXH có nghĩa vụ giải quyết hồ sơ kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho NLD

Đối với NLD đại điện là chủ sử dụng lao động là chủ thé trong quan hệ quan lý chỉ BHXH với tư cách là những người hưởng quyền lợi về chế độ BHXH, có quyền làm thủ tục hồ sơ để hưởng các chế độ khi gặp phải rủi ro Nghĩa vụ của chủ thể này là phải trung thực, không khai man hồ sơ để trục hưởng chế độ BHXH.

Các chủ thé tham gia hoạt động chi BHXH đều phải thực hiện theo những quyên hạn và nghĩa vụ pháp lý nhất định Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động chỉ BHXH phải bắt buộc do Nhà nước quy định.

1.1.2.4 Nguyên tắc chỉ bảo hiểm xã hội

Công tac chi trả các chế độ BHXH được dựa trên các căn cứ như mức đóng, điều kiện hưởng ở từng chế độ được pháp luật quy định, nghĩa là có đóng thì có hưởng Người lao động khi tham gia BHXH tất yếu sẽ được hưởng các quyền lợi khi thuộc vào một trong các điều kiện thụ hưởng đã được pháp luật quy định Các chế độ chi trả cho NLĐ được trích từ quỹ BHXH tương ứng với phần đóng góp của từng người cụ thể Một mặt để bảo toàn cho quỹ BHXH mặt khác đảm bảo được

Trang 22

quyền và lợi ích thiết thực cho NLĐ, hoạt động chi trả các chế độ BHXH phải thực hiện thông qua các nguyên tắc sau:

- Chi đúng đối tượng, đúng mục đích; - Chi trực tiếp, kịp thời;

- Thực hiện chi trả phải tuân thủ đúng các quy định, chế độ hoạch toán thống kê theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Từ những nguyên tắc trên, chi BHXH phải tuân thủ một số các quy định cụ thê: + Chi các chế độ đài hạn như hưu, tuất tháng, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vv, loại chi này bắt nguồn từ việc bảo hiểm nguồn thu nhập cho NLD khi tuổi giả, mat sức lao động hoặc là chết Đặc điểm của những chế độ BHXH này là thực hiện sau quá trình lao động, quan hệ phân phối mang tính chất hoàn trả, lợi ích thu được tương ứng với phần đã đóng gop, vì vậy việc chi cho chế độ này phải cân đối với thu, trừ những trường hợp đồng tiền bị mat giá hay nền kinh tế có sự biến động lớn mà NSNN phải tài trợ.

+ Chi cho từng chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, dưỡng sức các chế độ này phải được cân đối trong phạm vi từng năm, tỷ lệ chi tra cho các chế độ này được cùng thực hiện ở đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH, hiện nay BHXH để lại 2% trong tông quỹ lương trích nộp BHXH tai đơn vị sử dụng lao động tự chỉ trả trước cho NLD, số còn lại sau mỗi quý co quan BHXH xét duyệt chi trả cho NLD.

+ Chi quản lý BHXH mang tính chất hành chính sự nghiệp, vì vậy căn cứ vào thang bảng lương của công nhân viên chức Nhà nước, căn cứ vào thủ tục chi hànhchính như các đơn vị hành chính sự nghiệp khác.

+ Chi cho hoạt động đầu tư, phan chi này cần căn cứ vào dự án điển hình trong đầu tư để thanh quyết toán chỉ đầu tư.

Dựa vào những quy định về điều kiện, đối tượng, phạm vi hưởng, cơ quan BHXH có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, xét duyệt dé tiến hành chi trả chế độ cho NLD Việc chi trả các chế độ BHXH cho NLD theo đúng các nguyên tắc trên tạo điều kiện vừa bảo toàn được quỹ BHXH, đồng thời đảm bảo kip thời, đầy đủ quyên lợi cho NLD.

Từ việc phân tích đặc điểm, nội dung, chủ thể và nguyên tắc trong hoạt động chi BHXH, ta có thé đưa ra khái niệm chi BHXH như sau:

Chỉ BHXH là một hoạt động do cơ quan BHXH tiễn hành trích trả một phần tài chính từ quỹ BHXH theo tỷ lệ, chế độ đã được pháp luật quy định cho NLD,

Trang 23

nhằm đảm bảo bù đắp những tốn thất cho NLD tham gia BHXH khi không may xảy ra các trường hợp rủi ro, hoặc khi hết tuổi lao động.

1.1.3 Khái niệm áp dụng pháp luật trong quản lý thu bảo hiểm xã hội

Trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là trong công tác quản lý thu BHXH, việc áp dụng pháp luật vào công tác quản lý thu là hết sức quan trọng, vì đây là một điều kiện cho việc tạo lập, đảm bảo an toàn quỹ BHXH, nhăm thúc day các hoạt động khác của BHXH ngày một phát triển Quan hệ pháp luật của các chủ thể trong quản lý thu BHXH khi phát sinh luôn đan xen, bổ sung tương trợ; gắn bó chặt chẽ với nhau, không biệt lập nhau, các chủ thê tiến hành quản lý thu BHXH đồng thời phải thực hiện các quy định của pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau, nếu không sẽ không thê thực hiện các quy định khác của hoạt động BHXH Cụ thể:

+ Đối với cơ quan BHXH, là chủ thể được Nhà nước giao quyền tham gia trực tiếp vào công tac quản lý thu BHXH, được tiến hành theo các thủ tục hành chính như cung cấp cho các đơn vị sử dụng lao động các mẫu biểu; các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc trích nộp tiền BHXH; hướng dẫn cách thức lập biéu mau, báo cáo quyết toán tháng, quý, nam theo tỷ lệ trích nop BHXH đúng quy định của pháp luật.

+ Đối với người tham gia BHXH đại diện là thủ trưởng các đơn vi sử dụng lao động là chủ thể pháp luật trong quản lý thu BHXH, tham gia với tư cách là người đứng ra trích nộp tiền BHXH hàng tháng theo tỷ lệ đã được pháp luật quy định vào quỹ BHXH, dé cùng tao lập ra một quỹ BHXH nhằm đảm bảo cho quyền lợi của NLD khi gặp các trường rủi ro, chủ thé này tiễn hành lập danh sách NLD hiện có tại

đơn vị mình theo biểu mẫu do cơ quan BHXH cung cấp, trên cơ sở đó, don vi sử

dụng lao động trích nộp ty lệ tiền đóng BHXH hang tháng cho co quan BHXH đúng tỷ lệ và thời gian theo quy định của pháp luật Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát sinh các quan hệ pháp luật trong công tác quản lý thu BHXH đó là:

+ Khi một don vi sử dụng lao động mới được thành lập.

+ Khi tại đơn vị sử dụng lao động có sự tăng, giảm lao động hoặc có sự điều chỉnh mức lương của NLD.

+ Khi Nhà nước có sự thay đổi mức lương tối thiểu chung.

+ Ngoài những nguyên nhân trên, thì việc áp dụng pháp luật trong quản lý thu BHXH còn có những nguyên nhân khác dé phát sinh quan hệ pháp luật như: Chính phủ thay đổi mức đóng BHXH; thay đổi các biểu mẫu thực hiện việc trích nộp

Trang 24

BHXH và những quy định khác Nhưng dù là nguyên nhân nào, thì cơ quan BHXH cũng là cơ quan chuyên môn được Nhà nước giao quyền, thực hiện những quy định của pháp luật để hướng dẫn, buộc các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ thực hiện việc trích nộp BHXH cho NLĐ đúng tỷ lệ, cơ cau, dung thanh phan; kip thời đúng tiến độ thời gian theo quy định của pháp luật.

Nhu vậy, Ap dụng pháp luật trong quản ly thu BHXH là hình thức thực hiện pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thong BHXH Viét Nam, nham đưa ra những quy định cá biệt, góp phan dam bảo cho việc thu đúng, thu du; trích nộp kip thời quỹ BHXH của đơn vị sử dụng lao động đối với người lao động, đảm bảo về quyên lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia BHXH.

Có thể nói răng áp dụng pháp luật trong quản lý thu BHXH có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tốt cho việc tạo lập và bảo toàn quỹ BHXH; là cơ sở để bảo đảm quyên và lợi ích chính đáng của các cá nhân, các tổ chức tham gia BHXH, góp phần thúc day cho hệ thống an sinh xã hội của nước nhà ngày một phát triển.

1.1.4 Khái niệm áp dụng pháp luật trong quản lý chỉ bảo hiểm xã hội

Áp dụng pháp luật trong quản lý chi BHXH là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, BHXH là cơ quan duy nhất được giao quyên giải quyết chi trả các chế độ cho NLD tham gia BHXH Khi giải quyết các chế độ chính sách cho NLĐ, cơ quan BHXH có quyền và nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và định lượng tính hợp pháp (hồ sơ đúng quy định hay không đúng quy định); xác định đối tượng được hưởng và chế độ quyền lợi được hưởng.

Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội trong van dé chi trả các chế độ BHXH phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm Khi NLĐ tham gia BHXH, mặc nhiên họ sẽ được hưởng những quyền lợi từ quỹ BHXH do họ đóng góp theo những quy định cụ thể Nguyên nhân dẫn đến phát sinh các quan hệ quản lý chi BHXH chủ yếu:

+ Khi NLD sinh con, hết tuổi lao động hoặc NLD không may xảy ra các tình trạng như ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp.

+ Khi có những thay đổi, hoặc có những quy định mới về việc hưởng các chế độ BHXH.

Trang 25

+ Khi Nhà nước có sự thay đổi mức lương tối thiêu chung.

+ Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác cũng làm phát sinh các quan hệ trong quan lý chi BHXH như khi có sự thay đổi các biểu mẫu giải quyết chế độ chính sách qua các thời kỳ, tuy nhiên, cơ quan chuyên môn có thâm quyên cần biết vận dụng những quy định của pháp luật về quản lý Chi BHXH sao cho kịp thời, đúng cơ cấu, thành phần về đối tượng, mức hưởng của từng thời kỳ để đưa ra những văn bản, quyết định cụ thể về quyền lợi được hưởng chế độ BHXH của các đối tượng chính xác theo quy định, tránh sai sót, lạm dụng quỹ BHXH.

Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm áp dụng pháp luật trong quản lý chỉ BHXH như sau: Ap dung pháp luật trong quản lý chi trả BHXH là hình thức thực hiện pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyên thuộc BHXH Việt Nam nhằm đảm bảo cho quá trình chỉ BHXH đúng, đủ, kịp thời đảm bảo đây đủ quyên lợi cho các đối trợng được thụ hưởng chế độ BHXH.

Việc áp dụng pháp luật trong quản lý chi BHXH, tạo điều kiện cho cơ quan BHXH ra những quyết định cho NLĐ tham gia BHXH được hưởng kịp thời, đầy đủ các quyên lợi về chế độ chính sách khi tham gia BHXH, là cơ sở để các chủ thể tham gia thực hiện đúng chế độ BHXH theo quy định, tạo điều kiện vừa đảm bảo được quyên lợi cho NLĐ; đồng thời lại tránh được thất thoát quỹ BHXH.

1.2 Cơ sở pháp lý của áp dụng pháp luật trong quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội

1.2.1 Quy định về quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội trước khi có Luật Bảo hiểm xã hội

Chính sách BHXH đã được hình thành và tổ chức thực hiện ở nước ta ngay từ những ngày đầu thành lập nước Tuy nhiên trong những năm dau, chính sách BHXH mới chỉ áp dụng giải quyết một số các yêu cầu cụ thể cấp thiết chứ chưa thực sự là một hệ thống chính sách đồng bộ và trong điều kiện này pháp luật về thu, chi BHXH cũng mới chỉ được quy định trong một số văn bản cơ bản và cần thiết nhất Việc ban hành ra văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng trong hoạt động quản lý thu, chỉ BHXH được hoàn thiện và phát triển dần theo sự phát triển kinh tế xã hội cua dat nước trong từng giai đoạn cụ thê.

Trang 26

* Thời kỳ trước khi có Diéu lệ tam thời về BHXH ( Trước năm 1961)

Thời kỳ này nước ta đang gặp rất nhiều những khó khăn thách thức, đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, song để đảm bảo quyền lợi cho NLD, Chính phủ đã ban hành ra nhiều văn bản liên quan đến việc chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động nói chung và công nhân, viên chức Nhà nước nói riêng Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/6/1946 về việc cấp hưu bổng thì từ 1/1/1946 công chức phải đóng lưu niên (phí bảo hiểm hưu trí) bang 6-10% tiền lương và từ năm 1947 bằng 10%, Nhà nước hỗ trợ thêm bằng 7-10% so với tông quỹ lương công chức.

Các văn bản này đã quy định những nội dung có tính nguyên tắc về BHXH, song do điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, nên Nhà nước chưa nghiên cứu chỉ tiết và thực hiện được đầy đủ các quyền lợi về BHXH cho công nhân viên chức, các chế độ chủ yếu mang tính cung cấp, bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ Về nội dung chưa thống nhất giữa khu vực hành chính va sản xuất, giữa công nhân kháng chiến và công nhân sản xuất dân dụng, các khoản chi về BHXH lẫn với tiền lương, chính sách đãi ngộ mà chưa xây dựng nguyên tắc hưởng theo lao động Ngoài ra một số van dé quan trong, cấp thiết đến đời sông của đông đảo công nhân viên chức như chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp chưa được quy định.

* Thời kỳ thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội tạm thời (từ 1961 đến 12/1994) Dé phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu cải thiện đời sống của NLĐ, việc ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động BHXH đặc biệt là về hoạt động thu quỹ và chi trả chế độ BHXH, cần được b6 sung và sửa đôi cho phù hợp với thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam Điều 32 Hiến pháp năm 1959 quy định rõ: quyền của NLD được giúp đỡ về vật chất khi gia yéu, mat sức lao động, bệnh tật Năm 1960 Hội đồng Chính phủ có Nghị quyết trong đó đã xác định “đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương, cần cải tiến và ban hành các chính sách cụ thể về BHXH và phúc lợi cho công nhân viên chức, cán bộ” Ngày 14/12/1961 Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ đã ra Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 kèm theo Điều lệ tạm thời các chê độ BHXH đôi với công nhân viên chức Nhà nước.

Trang 27

Về mức đóng và tỷ lệ đóng vào quỹ BHXH, được Điều lệ quy định chỉ cơ quan, xí nghiệp, công trường, lâm trường nộp BHXH bằng 4,7% so với tổng quỹ tiền lương, con NLD không phải đóng BHXH Mức nộp này kéo dài đến năm 1986, sau đó ngày 30/6/1986 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 181/HDBT quy định kinh phí trích nộp BHXH do Tổng Liên đoàn Lao động thu là 5% để chỉ trả cho các chế độ BHXH ngắn hạn là 6m đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, còn số thu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý là 10% dé chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn là hưu trí, tử tuất và mat sức lao động (trong số này để lại 2% cho cơ sở làm trợ cấp khó khăn cho công nhân viên chức) Từ năm 1993 Chính phủ xác định rõ quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng gópcủa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người lao động là 5% và người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương.

- Về các chế độ được quy định bao gồm 6 chế độ: ốm đau, thai sản,

TNLĐ-BNN, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất; từng chế độ có quy định cụ thé về điều

kiện hưởng, tuổi đời, mức hưởng

- Về nguồn kinh phí đảm bảo chỉ trợ cấp thời kỳ này chủ yếu do quỹ BHXH của Nhà nước đài thọ từ NSNN.

Đây là Điều lệ tạm thời nhưng đã quy định đầy đủ 6 chế độ BHXH, các chế độ này chủ yếu dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi người tăng cường kỷ luật lao động, đây mạnh sản xuất và góp phần ôn định lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân Nghị định 218/CP được coi là văn bản gốc của chính sách BHXH và nó được thực hiện trong hơn 30 năm Tuy nhiên để phù hợp và đáp ứng với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn, nội dung quy định trong Điều lệ tạm thời đã qua 8 lần sửa đối bổ sung với 233 văn bản hướng dẫn thực hiện Đặc biệt là tại Nghị định số 236/HDBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về sửa đổi, b6 sung một số chế độ chính sách thương binh và xã hội khi Nhà nước thực hiện điều chỉnh giá - lương - tiền.

* Thời kỳ từ 1/1995 đến năm 2006

Đây là thời kỳ đổi mới, đánh dau bước phát triển vượt bậc nền kinh tế xã hội của đất nước Trong giai đoạn này, ngoài việc vận dụng những quy định trong Bộ Luật lao động vào chế độ BHXH, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 Chủ

Trang 28

thể tham gia vào BHXH được những văn bản trên quy định áp dụng bắt buộc những người là công chức, công nhân viên chức Nhà nước; sỹ quan, quân nhân chuyênnghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân Ngoài ra còn quy định những NLD trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ

10 lao động trở lên cũng có quyền tham gia BHXH.

- Quỹ BHXH lúc này được Nhà nước bảo trợ và quản lý thống nhất, tập trung trong cả nước, độc lập với NSNN.

- Các chế độ BHXH, quy định 5 chế độ là ốm đau, thai sản, TNLD-BNN, hưu trí và tử tuất, không còn quy định chế độ trợ cấp mat sức lao động mà những người mắt khả năng lao động được quy định chung trong chế độ hưu trí với mức hưởng lương hưu thấp.

+ Mức chỉ trả các chế độ BHXH được quy định cụ thê, phù hợp với mức đóng góp của NLĐ Đặc biệt mức hưởng lương hưu được quy định là 45% so với mức tiền lương nghạch bậc, lương hợp đồng cho người có 15 năm làm việc và đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm được thêm 2% và cao nhất là 75% cho người có 30 năm tham gia BHXH Ngoài ra, NLD nếu có thời gian tham gia BHXH từ năm thứ 31 trở lên đối với nam và từ năm thứ 26 trở lên đối với nữ, thì mỗi năm thêm được hưởng trợ cấp một lần bằng 1/2 tháng tiền lương, tối đa không quá 5 tháng tiền lương Cũng trong giai đoạn này, dé thực hiện chế độ chính sách BHXH va quản lý quỹ BHXH theo luật định, xoá bỏ tính hành chính trong hoạt động BHXH, ngày 16/02/1995, Chính phủ ra Nghị định số 16/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam căn cứ Luật tổ chức Chính phủ Ngày 30 tháng 9 năm 1992 và điều 150 Bộ luật Lao động, xét theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tô chức - Cán bộ Chính phủ BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương, địa phương thuộc hệ thống lao động - Thương binh & Xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước Như vậy, BHXH Việt Nam lúc này có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ, có con dấu riêng, cói tài khoản Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.

1.2.2 Quy định pháp luật về quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội khi có Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2007 đến nay

Trang 29

Khi đất nước ngày một phát triển, đời sống người dân ngày một nâng lên, nhu cầu về quyền lợi của NLĐ đòi hòi ngày càng cao, trong khi đó các mối quan hệ trong xã hội cũng ngày một mở rộng và trở nên phức tạp hơn; các văn bản quy định về chế độ BHXH, đặc biệt là những quy định về hoạt động quản lý thu, chỉ BHXH trước đây không còn phù hợp Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho NLD và toàn thể nhân dân Chính vi vậy mà hệ thống văn bản pháp luật về BHXH nước ta đang ngày một hoàn thiện hơn Bộ luật BHXH được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, các điều khoản của luật được quy định cụ thé trong từng lĩnh vực chuyên môn; các quyén và nghĩa vụ của các chủ thé tham gia được quy định rõ ràng, thuận tiện trong việc giải quyết các vấn đề chính sách Cùng với đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTB&XH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH; Nghị định 70/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ thu BHXH Bên

cạnh đó là hàng loạt các văn bản của BHXH Việt Nam được ban hành như Quyết

định số 488/QD-BHXH của BHXH Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2012 về việc ban hành qui định quản lý chi trả các chế độ BHXH Quyết định 1111/QD-BHXH của 1111/QD-BHXH Việt Nam quy định về hoạt động quản lý thu 1111/QD-BHXH.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý thu, chi BHXH trong giai đoạn này được Luật BHXH quy định rõ ràng, cụ thể, quyền lợi về mức hưởng, mức đóng cao hon và phạm vi áp dụng cho các đối tượng tham gia, quyền lợi hưởng của các đối tượng khi tham gia rộng hon Cụ thé về áp dụng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của luật về cán bộ công chức; hạ sỹ quan, sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang và người làm công tác cơ yếu; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc; NLĐ làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên trong các cơ quan Nhà nước, đơn vi sự nghiệp, don vi vũ trangnhân dân, tô chức chính tri, tô chức khác, cơ quan tô chức nước ngoài, tô chức quôc

Trang 30

tế hoạt động trên lãnh thé Việt Nam, doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thé, tô hợp tác, cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLD.

Cũng trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật quy định về hoạt động chỉ trả các chế độ BHXH cũng cụ thể, chỉ tiết, từng mục cho các chế độ hưởng như:

+ Hoạt động chi trả các chế độ ốm đau + Hoạt động chi trả chế độ thai sản.

+ Hoạt động chi trả các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Hoạt động chỉ trả chế độ hưu trí.

+ Hoạt động chi trả chế độ tuất (Tuất tháng theo định xuất, tuất một lần);

+ Hoạt động chỉ trả chế độ một lần.

1.2.3 Điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật trong quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội qua các giai doan

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLD bằng việc bồi hoàn những rủi ro tổn thất về vật chất, tinh thần khi đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản, hưu trí; hoặc hết tuổi lao động theo quy định Đây có thé là một nhiệm vụ quan trọng góp phan phát triển kinh tế và ôn định xã hội Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động BHXH, đặc biệt là văn bản pháp quy về hoạt động thu, chỉ BHXH đã được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và quy định ngay từ khi thành lập nước và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhìn chung, các giai đoạn, những quy định pháp luật về quản lý thu, chỉ BHXH đều vạch ra những căn cứ cho việc áp dụng thu nộp để tạo lập quỹ BHXH nhằm mục đích đảm bảo quyên lợi cho NLD khi đủ các điều kiện theo quy định Tuy nhiên, các văn bản pháp luật quy định về chế độ BHXH ở những thời kỳ đầu còn sơ khai, các căn cứ chưa cụ thể, rõ ràng, dần dần nó ngày một phát triển và hoàn thiện hơn, đáp ứng doi hỏi nhu cau phát triển ngày càng cao của xã hội, cụ thé: + Ở thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về BHXH tức là trước những năm 1961: Nhìn chung giai đoạn này các chế độ BHXH chưa được quy định một cách toàn điện, quỹ BHXH chưa được hình thành Tuy nhiên, các chế độ trợ cấp, phụ cấp mang tính chất BHXH trong giai đoạn đầu thành lập nước, trong kháng chiến và những năm đầu hoà bình lập lại đã có tác dụng rất to lớn, giải quyết một phần những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân viên chức Nhà nước và gia đình họ,

Trang 31

củng cô thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ và làm cho mọi người an tâm, phần khởi đây mạnh công tác, sản xuất, thu hút lực lượng lao động vào khu vực kinh tế Nhà nước.

+ Thời kỳ thực hiện Điều lệ BHXH tạm thời, nước ta vẫn tôn tại trong cơ chế quản lý tập trung, bao cap, mọi van đề kinh tế xã hội nói chung, BHXH nói riêng đều do Nhà nước đảm bảo Nhà nước quy định và trực tiếp thực hiện BHXH bằng bộ máy hành chính từ ngân sách Nhà nước, NLĐ khi đã vào biên chế Nhà nước thì đương nhiên được dam bảo việc làm, thu nhập và BHXH Tuy nhiên, do NSNN lúc nay còn hạn hẹp, thường xuyên mắt cân đối, vì vậy, quy định đối tượng tham gia BHXH chưa được mở rộng, trợ cấp tính trên lương, sự đảm bảo cho cuộc sống chưa kịp thời.

Nhu vậy, ở thời kỳ này quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực tế thi không, do vậy kinh phi dé chi trả cho các chế độ BHXH chủ yếu là do NSNN dam bảo; mặt khác pháp luật về quản lý chi BHXH lại thực hiện trong cơ chế bao cấp, nên hiệu quả đạt được còn thấp và xuất hiện nhiều hạn chế, bat cập cần được sửa đổi, bố sung.

+ Từ năm 1995 đến trước khi có luật BHXH năm 2006, các quy định của pháp luật về hoạt động quản lý thu, chi của BHXH mặc dù quy định đối tượng tham gia đã mở rộng hơn so với những quy định trước đây, ngoài các đối tượng đã quy định, Nhà nước còn quy định bổ sung đối tượng là cán bộ xã, phường, thị tran theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP thực hiện từ 1/1998: đối tượng là người lao động làm việc trong các tô chức thực hiện xã hội hóa thuộc ngành giáo dục, y tế, văn hoá, thé duc thể thao theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ Tuy nhiên so với tổng số lao động trong xã hội, số này còn chiếm tỷ trọng thấp, mới chỉ có khoảng 14% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH và hình thành quỹ.

Thời kỳ này, nước ta liên tục có sự thay đổi mức tiền lương tối thiểu và mức hưởng theo chế độ và quyên lợi, trong khi hoạt động thu BHXH đối với người lao động tham gia BHXH theo thang bảng lương Nhà nước vẫn thực hiện theo mức tiền lương tối thiểu cũ, nhưng khi giải quyết chế độ BHXH, thì được thực hiện theo mức tiền lương tối thiểu mới tại thời điểm giải quyết chế độ cũng như điều chỉnh theo mức tăng của mức tiền lương tối thiểu đối với người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hang tháng, điều này không những ảnh hưởng đến quỹ BHXH về cân đối thu- chi mà phần lãi suất đầu tư cũng bị giảm.

Trang 32

+ Thời kỳ từ khi áp dụng Luật BHXH đến nay, đây có thé nói là thời ky phat triển nhất, quy mô nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH Những quy định của pháp luật về quản lý thu, chi BHXH mở rộng hơn rất nhiều về đối tượng tham gia, quyền lợi hưởng chế độ cũng được nâng lên Cùng với đó thì từ năm 2007 đến nay, Nhà nước ta cũng tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho NLD bằng việc nhiều lần thay đổi mốc tiền lương tối thiêu chung qua các năm: năm 2008 nâng từ 450 ngàn đồng lên 540 ngàn đồng: tháng 5 năm 2009 lên 650 ngan ; và hiện nay mức lương tối thiểu đang được áp dung là 1.050.000 các mức lương này áp dụng cho những NLD trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp Đối với những lao động làm việc ở trong lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước cũng quy định nâng mức lương tối thiểu để áp dụng cho họ Mức tiền lương tối thiểu chung để làm căn cứ thu, chỉ BHXH được Nhà nước quy định rõ ràng áp dung cho từng vùng cụ thé, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu BHXH áp dụng trích tỷ lệ thu nộp BHXH kip thời, day đủ vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động lại bảo toàn tăng trưởng quỹ.

Kết luận chương 1

Áp dụng pháp luật là hoạt động thường xuyên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của minh dé thực hiện thành công những nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực công tác của ngành, trên cơ sở đó góp phần vào sự thành công chung của đất nước của dân tộc.

Ap dụng pháp luật trong hoạt động quản lý thu, chi BHXH thực chat là nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của mình khi được giao quyền theo quy định.

Áp dụng pháp luật trong quản lý thu, chỉ BHXH nó cũng mang đặc điểm và những nguyên tắc chung của lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật, tuy nhiên do tính chất đặc thù của ngành, nên ngoài những đặc điểm và nguyên tắc chung hoạt động áp dụng pháp luật trong quản lý thu, chỉ BHXH nó cũng mang những nguyên tắc va đặc điểm riêng trên cơ sở những biểu hiện cụ thé từ những cái chung, vừa đảm bảo tính thong nhất lại vừa thé hiện được ban chat va đặc thù riêng vê chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

Trang 33

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIẾM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1 Đặc điểm nghiên cứu trên địa bàn

2.1.1 Quá trình hình thành và phat triển của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc Được thành lập và di vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1997 trên cơ sởchia tách BHXH tỉnh Vĩnh Phú Sau khi tái lập, BHXH Vĩnh Phúc đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, BHXH Việt Nam và sự phối

hợp các tô chức chính trị, sở, ngành, đoàn thể như: Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh Chỉ sau một thời gian ngắn, Bảo hiểm xã hội

Vĩnh Phúc đã nhanh chóng ôn định tổ chức và đi vào hoạt động Khi mới thành lập, BHXH Vĩnh Phúc đã gặp không ít những khó khăn, thách thức ngay từ buổi ban đầu, đó là: Nơi ăn ở, làm việc quá chật hẹp vì phải thuê nhà của dân; đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa mới, chưa am hiểu hoạt động trong lĩnh vực BHXH, khi thành lập chỉ có 10 cán bộ, nhân viên ở cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phú (cũ) chuyển về Do vậy, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc phải điều động cán bộ, công chức từ BHXH huyện, thành, thị đến và tuyên mới từ các ngành về; Nhận thức về công tác BHXH của một số người sử dụng lao động và người lao động còn chưa day đủ, vẫn còn tư tưởng dựa dẫm vào Nhà nước như “Thời bao cấp”, do vậy việc trích nộp BHXH còn thờ ơ, công nợ còn nhiều dây dưa kéo dai Ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, người sử dụng lao động trốn tránh, không đăng ký tham gia BHXH theo luật định; công tác quản lý chế độ, chính sách BHXH còn những vướng mắc Xác định, đây là nhiệm vụ chính tri quan trọng là dam bao chi trả kip thời, đầy đủ quyền lợi cho NLĐ, tạo niềm tin trong nhân dân về chính sách an sinh xã hội của nước nhà, với sự quyết tâm cao, không chùn bước trước khó khăn thách thức, bảo hiểm xã hội Vĩnh Phúc đã dần từng bước vươn lên dé tự hoàn thiện, khang định mình, không ngừng phấn đấu đi lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.

Trang 34

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn, phát triển cả về chất lượng và sé luong, cum thé: Pham vi đối tượng ngày càng được mở rộng; quyền loi của NLD ngày càng được đảm bảo năm 1997 khi mới thành lập BHXH Vĩnh Phúc chỉ quản lý 281 đầu mối thu với 19.720 NLĐ tham gia, tổng thu BHXH khi đó là 16,5 tỷ đồng Đến nay, BHXH Vĩnh Phúc đã khai thác và quản lý 3.104 đầu mối thu, số lao động tham gia BHXH lên tới 107.666 cán bộ, công nhân lao động với tổng số thu BHXH là 740 tỷ đồng.

Với sự phan dau không mệt mỏi va những kết quả đã đạt được, BHXH Vinh Phúc đã được BHXH Việt Nam; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những thành tích lớn lao, với những thắng lợi đó, bảo hiểm xã hội Vĩnh Phúc đã được Đảng và Nhà nước; Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập ngành (01/10/1997 - 01/10/2007), BHXH Vĩnh Phúc đã vinh dự được đón nhậnHuân chương Lao động hạng Ba của Chính phủ trao tặng đó là những minh chứng cho sự trưởng thành, không ngừng lớn mạnh khang định vị thé to lớn của BHXH trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; đồng thời tạo thêm niềm tin, sức mạnh tiếp tục phan dau vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là tiền đề cho sự phát triển đi lên của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2 Tổ chức bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

- BHXH tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan hành chính sự nghiệp, được tô chức theo ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương Theo quy định của BHXH Việt Nam, cơ cấu tổ chức của bộ máy BHXH tinh Vĩnh Phúc như sau:

+ Cơ cau tổ chức:

- Ban giám đốc BHXH tỉnh biên chế một giám đốc và 03 phó giám đốc

- Các phòng chức năng gồm 9 phòng, mỗi phòng được biên chế trưởng phòng, phó trưởng phòng và các cán bộ dé thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Bảo hiểm xã hội 9 huyện, thành, thị gọi chung là BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH tỉnh, mỗi huyện được biên chế giám đốc và các phó giám đốc giúp việc.

+ Nhiệm vụ

Trang 35

- Ban giám đốc BHXH tỉnh chỉ đạo trực tiếp, toàn diện

- Các phòng chức năng, ngoài việc mỗi phòng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của phòng mình còn luôn phối hợp với nhau để thực hiện mục đích chung nhất là phục vụ người lao động và toàn thé nhân dân trong thực hiện chính sách an sinh xã hội như tiến hành quan lý thu BHXH, in thẻ, số BHXH; tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chế độ 6m đau, thai sản, hưu trí theo thâm quyền được phân cấp.

- Bảo hiểm xã hội cấp huyện trực thuộc BHXH tỉnh và chịu sự chi phối của các phòng chức năng tương đương từ BHXH tỉnh Dưới sự chỉ đạo của BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện tiến hành quản lý, giải quyết các công việc chuyên môn trong phạm vi phân cấp như quản lý thu BHXH, in thẻ, số BHXH; tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chế độ 6m dau, thai sản, hưu trí theo thẩm quyền được phân cấp.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc (Xem sơ đồ 1 phần phụ lục)

2.1.3 Điều kiện phát triển kinh té xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ giáp với thủ đô Hà nội; với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và giao thông thuận lợi nên có lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đô thị và dịch vụ Được tái lập từ năm 1997 trong điều kiện xuất phát điểm kinh tế thấp, tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp chiếm trên 52%, hạ tầng kinh tế yếu kém, đời sống nhân dân khó khăn.

Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và cơ quan Trung ương, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 15 năm (1997- 2011) tăng trưởng đạt 17.2%/năm Đến nay toàn tỉnh thu hút được 618 dự án đầu tư có hiệu lực, gồm 500 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ky là 26.5 tỷ đồng và 118 dự án FDI với tông vốn đầu tư 2.3 tỷ USD Xuất khẩu tiếp tục được đây mạnh, đạt giá trị hơn 592 triệu USD Tổng thu ngân sách đạt 16.484 tỷ đồng, xếp thứ 6 về tông thu, thứ 4 về thu nội địa trong cả nước Với vị trí và điều kiện thuận lợi như trên, Vĩnh Phúc đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết vài chục ngàn lao động mỗi năm, tạo điều kiện cho BHXH Vĩnh Phúc mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH ngày một đông Điều đó có sự ảnh hưởng không nhỏ thúc đây sự phát triển ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, đảm bảo cho nên an sinh xã hội ngày một ổn định, góp phan vào việc phát triển kinh tê của nước nhà nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Trang 36

Bên cạnh những yếu tố trên, thì hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH nói chung và các văn bản pháp luật quy định về hoạt động quản lý thu, chỉ BHXH ngày một hoàn thiện, đặc biệt là Luật BHXH ra đời và có hiệu lực thi hành năm 2007, đã có tác dụng tích cực đến hoạt động thu, chi BHXH vé pham vi, đối tượng tham gia BHXH; quyền lợi, điều kiện hưởng các chế độ được luật quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho BHXH mở rộng phạm vi quản lý thu BHXH góp phần tăng trưởng, bảo toàn quỹ và ngày càng dam bảo kịp thời, đầy đủ hơn quyền lợi cho NLD.

2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1 Quản lý nội dung, quy trình thu bảo hiểm xã hội

Theo quy định chung của BHXH Việt Nam; đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thé trên dia bàn tỉnh, BHXH Vinh Phúc áp dụng pháp luật trong quản lý nội dung và quy trình thu BHXH như sau:

* Quản lý nội dung thụ BHXH:

Đây là hoạt động hết sức quan trọng trong quản lý thu BHXH nói chung và quản lý nội dung thu BHXH nói riêng, việc nắm bắt các đối tượng tham gia cũng như áp dụng các mức đóng đối với từng đối tượng là hết sức cần thiết, nó đảm bảo việc thu đúng, thu đủ, là điều kiện vừa đảm bảo an toàn quỹ BHXH, vừa đảm bảo quyền lợi cho NLD Ngoài nguồn hình thành quỹ BHXH từ NSNN, bên cạnh đó nguôn thu từ NLD và NSDLD làm việc trong các cơ quan, don vị, tô chức kinh tế -xã hội theo quy định của pháp luật BHXH hiện hành, bao gồm:

- Các doanh nghiệp nhà nước;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt văn phòng đại điện ở Việt Nam (trừ những trường hợp tuân theo những điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có những quy định khác);

- Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng lao động; - Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan của Đảng, đoàn thể từ trung ương đến địa phương (chỉ tới cấp huyện);

- Các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể;

Trang 37

- Các doanh nghiệp, các tô chức dịch vụ trong lực lượng vũ trang; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí theo Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cán bộ xã, phường, thị trấn được hưởng sinh hoạt phí tại Nghị định sé 09/1998/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/1998; Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003, nay được thay thế bằng Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Dé thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH cần phải thực hiện tốt một số quy định sau:

- Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận và cá nhân dé quản lý, theo dõi đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia BHXH Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho việc thu BHXH được dé dang, thu triệt dé, tránh hiện tượng thu thiếu, bỏ qua không thu.

- Tiến hành cấp số BHXH cho NLD khi mới tham gia BHXH va in tờ rời hang năm cho NLD để theo dõi, bổ sung kip thời toàn bộ diễn biến quá trình tham gia BHXH của họ theo từng mốc thời gian; mức đóng và đơn vị đóng; chức danh, ngành nghề công tác để sau này làm căn cứ xét hưởng các chế độ BHXH cho họ.

- VỀ mức đóng BHXH của NLD và của NSDLD được quy định tại Điều 92 Luật BHXH quy định NLD hang tháng phải đóng 7%, NSDLD đóng 17% dựa trên tông quỹ lương mà NLD được hưởng, như vậy mỗi tháng căn cứ vào mức lương được hưởng của NLĐ, BHXH trích tỷ lệ 24% trên tổng quỹ lương của NLĐ Căn cứ mức tiền lương, tiền công đóng BHXH được phân thành hai loại:

+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiêu chung, hiện nay đang áp dụng cho đối tượng nay là 1.050.000 đồng/tháng làm căn cứ đóng BHXH.

+ Khác với NLD làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ động quyết định, căn cứ vào tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp

Trang 38

đồng lao động Tuy nhiên mức lương ghi trong hợp đồng không thấp hơn mức lương tối thiêu mà Nhà nước quy định cho từng vùng.

Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011, Chính phủ quy định mức lương áp dụng cho bốn vùng, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi vùng Chính phủ quy định mức lương khác nhau Vùng I áp dụng mức lương 2 triệu đồng, vùng II là 1 triệu 780 ngàn đồng, vùng III là 1 triệu 550 ngàn đồng và vùng IV là 1 triệu 400 ngàn đồng/tháng Các mức trên được áp dụng cho những lao động phổ thông chưa qua học nghé, đối với những lao động đã qua học nghề, ké cả những lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề thì cộng thêm 7% với các mức lương trên.

Hiện tại Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành, thị nằm trong vùng hai và vùng ba, cụ thé: - Đối với Thanh phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng hai Theo quy định, BHXH Vĩnh Phúc áp dụng tiền lương tối thiêu chung cho những đơn vị sử dụng lao động đóng tại địa danh trên là 1.780.000 đồng/tháng làm căn cứ trích nộp BHXH, căn cứ tiền lương ở mức trên áp dung cho những lao động chưa qua học nghề; và cộng thêm 7% đối với những lao động đã qua học nghề làm căn cứ thu nộp BHXH.

- Đối với các đơn vị đóng trên địa danh của các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, theo quy định các huyện này nằm trong vùng ba, BHXH Vĩnh Phúc áp dụng mức lương cho lao động chưa qua học nghề là 1.550.000 déng/thang; và cộng thêm 7% đối những lao động đã qua học nghề làm căn cứ trích nộp BHXH.

+ Trên cơ sở các mốc tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và người tham gia trên địa bàn dé xác định đối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH đối với người tham gia và đơn vị dé tiễn hành quan lý thu BHXH của NLD Khi đơn vi sử dụng lao động có tăng hoặc giảm trong tháng, mà NLD tăng mới hoặc nghỉ làm này có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, cơ quan BHXH tính đóng BHXH cho những trường hợp này như sau:

- Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH của tháng đó: Nêu NLD tăng mới, theo quy định thì sẽ tính đóng BHXH từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyên

đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;

nếu NLĐ ngừng việc, nghỉ việc thì cũng theo quy định, BHXH tính đóng đến ngày

Trang 39

cuối cùng của tháng trước liền kề tháng mà NLĐ đó ngừng việc, nghỉ việc Tuy nhiên, ở hai trường hợp trên, dé dam bao quyén loi cho NLD, BHXH tinh thu ca thang ma NLD có ít nhất 01 ngày làm việc va hưởng tiền lương, tiền công nếu đơn vị và NLĐ nhất trí thỏa thuận và đề nghị đóng BHXH.

- Trường hợp số ngày không làm việc, không hưởng tiền lương, dưới 14 ngày trong thang thì tính đóng BHXH đối với đơn vị và NLD cả tháng đó: Nếu NLD tăng mới thì tính đóng BHXH từ ngày đầu của tháng chuyền đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyên dụng; nếu NLD ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.

- Đối với các công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước từ hai thành viên trở lên được chuyên đổi từ công ty Nhà nước có đăng ký thang bảng lương, ngạch bậc theo đúng quy định của Nhà nước, nhưng sau đó thành lập các công ty cổ phần hạch toán độc lập, cơ quan BHXH căn cứ vào tiền lương, tiền công do các đơn vị quyết định cho NLD trong các công ty cô phần hạch toán độc lập dé làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định.

Trên đây là một số quy định chung về quản lý nội dung thu BHXH, trong đó thể hiện rõ những nội dung cụ thể của đối tượng cần quản lý cũng như mức đóng BHXH đối với các chủ thể tham gia BHXH được thực hiện theo đúng quy định hiện hành, tuy nhiên trong quá trình thực hiện hoạt động này, để đạt được hiệu quả, ngoài việc cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, rà soát việc thực hiện đăng ký thang bảng lương theo quy định của Nhà nước tại các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi cần có sự gắn kết, cộng tác thường xuyên và tích cực giữa các chủ thể: Người lao động, đơn vi sử dung lao động, Nhà nước và cơ quan BHXH đặc biệt là sự tự giác tham gia BHXH cua NLD và chủ sử dụng lao động tại các đơn vi, doanh nghiệp trên địa bàn Ngược lại, nếu một trong các chủ thé trên không tự giác tham gia BHXH hoặc trong quá trình thực hiện quản lý có sự lỏng lẻo; có sự khuất tất giữa các chủ thé, thì hoạt động quản lý về nội dung thu BHXH sẽ kém hiệu quả.

* Quản lý quy trình thu :

Đối với quy trình thu, ngoài những quy định chung của pháp luật, của ngành, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thé trên địa bàn tỉnh dé thực hiện quy trình thu theo các bước sau:

Trang 40

+ Lập kế hoạch thu BHXH hằng năm:

- Bảo hiểm xã hội huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, sáu tháng đầu năm và khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH năm sau (mẫu K011-TS) gửi 01 bản về BHXH tỉnh trước ngày 10/6 hằng

năm Căn cứ kế hoạch thu năm sau, bộ phận thu phối hợp với bộ phận kế hoạch tài

chính và các bộ phận liên quan, xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu năm sau dé gửi BHXH tinh.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh: Phòng thu lập 02 bản kế hoạch thu BHXH; phối hợp các phòng có liên quan lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với các đối tượng do tỉnh trực tiếp quan lý thu; tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH (mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/6 hang năm.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Ban Thu căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, ước thực hiện năm nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH, lập kế hoạch thu BHXH phối hợp với Ban Kế hoạch tài chính báo cáo Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, bảo vệ kế hoạch với Nhà nước; bên cạnh đó, Ban thu

BHXH Việt Nam phối hợp với Ban chi lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu

cho từng tỉnh, gửi Ban Kế hoạch tài chính trình Tổng giám đốc BHXH Việt Nam + Tiến hành giao kế hoạch thu hằng năm

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Ban thu căn cứ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH được Nhà nước giao, tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, năm nay và khả năng phát triển lao động của từng địa phương, tổng hợp, lập kế hoạch thu BHXH và phối hợp với Ban chi, lập kế hoạch phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác thu năm sau cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc vào tháng 12 hằng năm, trình Tổng giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh: Theo quy định, tháng 12 hằng năm, BHXH Vĩnh Phúc căn cứ vào chỉ tiêu giao thu của BHXH Việt Nam gửi về; đồng thời căn cứ vào yêu cầu thực tế cũng như phạm vi, đối tượng và tông quỹ lương của từng huyện, thành, thị trên từng địa bàn cụ thé, dé phan bồ giao kế hoạch thu BHXH và kinh phí hỗ trợ công tác thu cho phù hợp, trình giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt, giao kế hoạch cho phòng thu BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành, thi thực hiện.

+ Tổ chức thu:

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (2007 - 2011) - Luận văn thạc sĩ luật học: Áp dụng pháp luật trong công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2 Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (2007 - 2011) (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN