1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI TÚ ANH

BẢO DAM QUYEN BAO CHỮA

TRONG TO TUNG HINH SU - QUA THUC TIEN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI TÚ ANH

Chuyên nganh : Pháp luật về quyền con người

Mã số : 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết

quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tai

chính theo quy định của trường Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay đề nghị Khoa Luật xem xét dé tôi có thé bảo

vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Tú Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Nguyễn Đăng Dung đã tận

tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và quan tâm hướng

dẫn nhiệt thành trong thời gian qua giúp em hoàn thành luận văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Luật, Phong đào tạo

trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này Em xin gửi lời tri ân tới quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy lớp Cao học, chuyên ngành Pháp luật về quyền con người, cung cấp các kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp em hoàn thành nhiệm vụ trong suốt quá

trình học tập tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và những người bạn — nhữngngười luôn bên cạnh động viên, ủng hộ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn

thành luận văn nay.

Hà Nội ngày tháng năm 2022

Bùi Tú Anh

Trang 5

MỞ DAU -2<°+ee2EE.AE2EE.39 E713 E902134 E902441 E902140 92141 prtrre 1 CHƯƠNG 1: NHAN THỨC CHUNG VE BAO DAM QUYEN BAO

CHỮA CUA NGƯỜI BỊ BUỘC TOI TRONG TO TUNG HÌNH SỰ 8 1.1 Khái quát chung về quyền bao chữa của người bi buộc tội trong tố tụng

hình sự Việt ÏNÑam œ- 5 << 5 0050 000000908966 8

1.1.1 Khái niệm về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội - - 8 1.1.2 Chủ thé của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự -s-sc-scsecssess 10

1.1.3 Môi quan hệ giữa nguyên tac bao đảm quyên bào chữa với việc bảo đảmquyên con người trong td tụng hình SỰƠ o- s5 %8 4 9 959 9596594584 56 12

1.1.4 Mối quan hệ giữa bảo đảm quyền bào chữa với một số nguyên tắc khác của

luật tố A801: 14

1.2 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền bào chữa 20

1.3 Quá trình hình thành và phát triển quyền bào chữa ở Việt Nam 25

1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi Bộ luật Tổ tụng

hình sự năm 1988 có hiệu lực thi hành ooss- o6 s5 2s 56669558999 568699556665955865955 25

1.3.2 Giai đoạn từ khi Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực thi hành đến

§ 11102) S0000307 27

1.3.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành đến

I000020n007 0 28

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VE BAO DAM QUYEN BAO CHỮA TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VA THỰC TIEN ÁP DỤNG Ở HUYỆN HOÀI

ĐỨC THÀNH PHO HÀ NỘII . <2 2s ©ssss£vsevssEssrssrssrrszrssrssrse 33

Trang 6

2.1 Quy định về bảo đảm quyền bao chữa trong tố tụng hình sự 33 2.1.1 Bao đảm quyền tự bào chữa -s-sscs<ssecsseessvssevssersetrsersserseerssrsserse 33

2.1.2 Bao đảm quyền nhờ người khác bào chữa -s ssscsessecssesssessecss 47 2.1.3 Trách nhiệm của các cơ quan tiễn hành tố tụng trong việc bảo đảm cho người bị

buộc tội thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của pháp luật 60 2.2 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - . -s s 63 2.2.1 Thực trạng bao đảm quyền tự bào chữa s-se se ssesscssessessesseeseessess 64 2.2.2 Thực trạng bảo đảm quyên nhờ người khác bào chữa s se-se<¿ 66

2.2.3 Những nguyên nhân của các tồn hại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền bào chữa

của người bị buộc tội trên địa bàn huyện Hoài Đức, TP Hà NỘI «-.s«<< << 70

CHƯƠNG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGUYEN TAC BAO DAM QUYEN BAO CHỮA TRONG TO TUNG HÌNH SỰ 3.1 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về

nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữa trong tô tụng hình sự trước yêu câu cải

Cách tư phápp - <5 << 9 Họ Họ 0 00.00000000 004 000004009 00.0004.08004008000 75

3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tung hinh SU 0077777 75 3.1.2 Phuong hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về nguyên tắc bảo dam quyền bào chữa trong tố tụng hình Sự s s-sc se se se se©ss£ssesseEsevssessessersrssss 78

3.2 Các giải pháp bảo dam áp dung đúng pháp luật về quyền bào chữa 80

3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật e-.s scsssses 80 3.2.2 VE mặt tO CHC -s°°+e*2++4eEEEEA.4E97E944E202440 9702440970240 9022180prrr 85

3.2.3 VỀ mặt nhận thỨC s°-s°+E++t©©EE++eEE2EA.4.EE272449722401 92a 87 Kết luận ChƯƠN Ổ 0 G5 6 9 9 99.99.999.958 0904000489809.090589680980 90

KET LUAN êv^ 91 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO .5 < s2 se se =se<ses 93

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

TTHS : Tố tụng hình sự THTT : Tiến hành tố tụng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Số hiệu Tên bảng biểu Số trang

Tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự của Viện kiểm sát

Bang 2.1 nhân dân huyện Hoài Đức trong giai đoạn từ năm 2011 63

đến năm 2020

Sô liệu các vụ án hình sự của Viện kiêm sát nhân dân

Bảng 2.2 huyện Hoài Đức có sự tham gia bào chữa từ năm 2011 đến 65

năm 2020

Số liệu các vụ án hình sự bào chữa theo yêu cầu và bào

Bảng 2.3 chữa theo chỉ định từ năm 2011 đến năm 2020 của Viện 66

kiêm sát nhân dân huyện Hoài Đức

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của luận văn

Bảo vệ quyền con người trong tô tụng hình sự là tiêu chí quan trọng dé đánh giá sự phát triển của một quốc gia trên thế giới Trong đó, bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội là yếu tố cơ bản để đánh giá việc bảo đảm quyền con người trong t6 tụng hình sự Quyền bào chữa là một trong những nội dung co bản của quyền xét xử công bằng - một trong lĩnh vực cơ bản của quyền con người trong tố tụng hình sự Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia việc bảo đảm quyền bào chữa trong tô tụng hình sự có vai trò rất quan trọng, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công

dân Đây một trong những tiêu chí cơ bản trong quá trình xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa.

Ở nước ta, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định,

đồng thời là nguyên tắc đặc thù trong tố tụng hình sự Điều 67 Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định quyền bào chữa: “Người bị cáo được quyên tự bào chữa hoặc mượn luật sư” [18] Kế thừa các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về quyền bảo chữa tại khoản 4, Điều 31 đã quy định: “Người bi bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi t6, điều tra,

truy lỐ, xét xử có quyên tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” [24] Có thê thấy răng, Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa, phát huy và mở rộng phạm vi các

đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa, không chỉ bị can, bị cáo mới có quyền bao chữa mà ngay từ khi bị bat đã phát sinh quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào

chữa hoặc người khác bào chữa đối với họ Việc ghi nhận quyền bào chữa tại tất cả

bản Hiến Pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng góp phan bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội đồng thời giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách

quan, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp

phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đáp ứng yêu cầu cải cách tư

Trang 10

pháp hiện nay.

Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa

trong tố tụng hình sự trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Bộ luật

Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định khá đầy đủ về các nguyên tắc cơ

bản, trong đó có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nhưng

vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người

bị buộc tội vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nhiều cơ quan tiễn hành tố

tụng (THTT), người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng vẫn còn xem nhẹ nguyên tắc này Nhận thức của người THTT, người bào chữa và ngay cả bản thân người bị buộc tội chưa đầy đủ nên đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự của các cơ quan THTT

dẫn đến tình trạng bắt, giam giữ, xét xử oan sai vẫn còn tồn tại trên thực tế Mặt khác, van dé lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bao chữa: khái niệm, chủ thé, nội dung của quyền bào chữa; khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự của người bị buộc tội vẫn cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ

thêm theo yêu cầu của quá trình cải cá cách tư pháp và hội nhập quốc.

Hoài Đức là huyện nằm ở phía tây trung tâm thủ đô Hà Nội, là một trong những huyện có vi trí dia lý thuận lợi, có tiềm năng cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, là địa bàn giáp ranh với trung tâm thành phố Hà Nội Người dân có đăng ký hộ khẩu thường trú tại huyện Hoài Đức có một sỐ lượng lớn lao động và sinh viên ở

nơi khác đến làm việc và học tập, các đối tượng “Xã hội” ở các địa ban lân và đã

gây mất trật tự trị an trên địa bàn huyện Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân

huyện Hoài Đức từ năm 2011 đến năm 2020 vụ án hình sự có sự tham gia cua người bảo chữa chi 141 vụ trên tong số 1716 vụ án hình sự thu lý giải quyết, ty lệ thấp

Do đó việc nghiên cứu làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận và thực tiễn việc áp

dụng các quy định đảm bảo quyền bào chữa trong tố tụng hình sự dé tìm hiểu những

hạn chế vướng mắc, nguyên nhân của chúng để đề ra kiến nghị, giải pháp hoàn

thiện, khắc phục hạn chê, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc Qua đó

Trang 11

đóng góp vai trò rất quan trọng trong yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và góp phần trong công cuộc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Bao dam quyén

bào chữa trong tô tụng hình qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”

làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, hy vọng có thé góp phần nhỏ trong nghiên cứu

khoa học về bao đảm quyền con người trong t6 tụng hình sự trước yêu cầu xây dung

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Bao đảm quyền bao chữa là nguyên tắc cơ bản của pháp luật Té tụng hình sự (TTHS), là nội dung quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong TTHS Vấn đề này được các nhà nghiên cứu trên thế giới vô cùng quan tâm và đã ra đời

những công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề bảo đảm quyền con người trong

Nhà nước pháp quyền nói chung (The Rule of law của M Hager), bảo đảm quyền con người trong hệ thống tư pháp (Saudi Arabia, human rights Judicial system); bảo

đảm quyền con người trong các nguyên tắc tô tụng hình sự (Principle of Criminal procedure của Neil Andrews), hoặc nghiên cứu van dé bảo đảm quyền con người

của người bị buộc tội (The guarantees for accused persons under Article 6 of theEuropean Convention on Human Rights của Stephanos Stavros) v.v

Tại Việt Nam cũng có nhiều bài viết về quyền bào chữa trong TTHS của các

nhà nghiên cứu như:

Về tài liệu nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học như: Luận án tiễn sỹ luật học “Quyền bào chữa của bi can, bi cáo là người chưa thành niên trong TTHS” của tác giả Nguyễn Hữu Thẻ Trạch, 2014; Luận án “Đảm bảo quyền có người bào chữa của người bị buộc tội — so sánh giữa luật tố

tụng hình sự Việt Nam, Đức và Pháp” của tác giả Lương Thị Mỹ Quỳnh, 2011;

Luận văn “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam,

trên cơ sở số liệu thực tiễn địa ban tỉnh Dak Lak” của tác giả Võ Thị Khánh Hoài, 2015; “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bi tam giữ, bi can bi cáo”

Trang 12

của tác giả Bùi Bảo Trâm, 2008; Luận án tiễn sĩ luật học “Thực hiện quyền bào chữa của bi can, bi cáo trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Sơn, 2003; “Bảo vệ các nhóm dé bị tốn thương trong tổ tụng hình sự” của Nguyễn

Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lê Văn Cảm, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng

chủ biên), NXB ĐHQG Hà Nội, 2011.

Tài liệu nghiên cứu là bài viết tạp chí gồm: ““Thực trạng thực hiện nguyên tắc

bao đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo” của tác giả Hoàng Thi Sơn Tạp chí

Luật học năm 2002; “Những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật TTHS năm 2003” của tác giả Phạm Hong Hải, Tạp chí Nhà nước và pháp luật năm 2004; “Van đề thực hiện quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự” của tác giả Lê Hong Sơn, Tạp chi Nha nước va pháp luật năm 2002; bai báo “Thực hiện dân chủ trong tố tụng hình sự trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng: chuyên khảo "Các nguyên tắc tố tụng hình su" của PGS.TS Hoang Thị Sơn và TS Bùi Kiên Điện; TSKH Lê Văn

Cảm đăng trên tạp chí khoa học Luật học của ĐHQG Hà Nội, số 3/2011; “Bao vệ

quyên con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam” sách chuyên

khảo của TS Trần Quang Tiệp, NXB Chính trị Quốc gia, 2004; “Chuẩn mực quốc

tế về đảm bảo quyền con người trong hoạt động té tụng hình sự” của PGS.TS

Tường Duy Kiên đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 13/2006

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã phần nào giải quyết được các vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nguyên tắc bảo

đảm quyền bao chữa trong tố tụng hình sự dù ở mức độ, phạm vi khác nhau nhưng

chỉ dừng ở mức nghiên cứu pháp luật thực định, đi sâu vào các nội dung quyền bào chữa mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và thống nhất về bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việc đảm bảo quyền bào chữa đã đạt được nhiều thành tựu như: quyền con người, quyền công dân được đề cao Tuy nhiên,

bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, vướng mac và khó khăn trong hoạt

động thực tiễn đã dẫn đến vẫn còn tình trạng xử lý oan, sai Các công trình trên đã công bồ trong thời gian khá lâu một số quy định của pháp luật liên quan đến bảo

Trang 13

đảm quyền bào chữa chưa được ban hành nên cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn điện và đầy đủ hơn nữa để đề ra những giải pháp phù hợp với thực

tiễn nhất.

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, các quy định của pháp

luật liên quan đến nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong

TTHSVN, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được và những tôn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong t6 tụng hình sự ở nước ta nói chung và dia bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nói riêng ,luận văn đưa ra những kiến nghị cụ thé dé khắc phục những han ché, tồn tại và khó khăn nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tac bao dam quyền bào chữa trong tố tụng hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nguyên tắc.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần tập trung giải quyết những

nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Khái quát những van dé lý luận về bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng

hình sự như khái niệm, chủ thể của quyền bào chữa; mối quan hệ giữa bảo đảm quyền bào chữa với các nguyên tắc trong tố tụng hình sự; quá trình hình thành và phát triển của quyền bào chữa; quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của

pháp luật quốc tế; nội dung về bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự.

+ Nghiên cứu thực trạng thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội qua đó làm sáng tỏ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn

chế đó trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình

sự Việt Nam hiện nay.

+ Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, dé ra những giải pháp cụ thé

nhăm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc, nhăm đáp ứng yêu câu

Trang 14

cải cách tư pháp.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng về

nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự ở

Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phó Hà Nội.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam; các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến bao đảm quyền bào chữa; đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phó Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tac bảo đảm quyền bào chữa trước yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

5 Phương pháp nguyên cứu5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Dang va nhà nước ta về pháp luật;

quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp

của Đảng và nhà nước ta thể hiện qua các văn kiện đại hội Đảng; nghị quyết của Đảng, Quốc Hội.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự, như: lịch sử, so sánh, phân tích, tong hop, thống kê nhằm giải quyết mục dich, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Đồng thời, việc nghiên cứu còn dựa vào các báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Bên cạnh đó tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố; các đánh giá, tông kết của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 15

6.1 Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy một số môn học cũng như hoạt động thực tiễn

hoạt động bảo đảm quyền bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự 6.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn góp phần làm rõ thực trạng áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội của cơ quan THTT và người có thâm THTT Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa trong hoạt động tố tụng hình sự.

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Nhận thức chung về nguyên tắc bao đảm quyền bao chữa trong tố

tụng hình sự

Chương 2: Quy định về bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong Tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Trang 16

CHƯƠNG 1

NHAN THUC CHUNG VE BAO DAM QUYEN BAO CHỮA CUA NGƯỜI BỊ BUỘC TOI TRONG TO TUNG HÌNH SỰ

1.1 Khái quát chung về quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố

tụng hình sự Việt Nam.

1.1.1 Khái niệm về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị chung của cả thế giới Quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ich tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia cũng như là pháp luật quốc tế Nhà nước được thành lập với một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ quyền con người, là công cụ, phương

tiện dé nhà nước khang định và ghi nhận cơ chế đảm bao cá quyền con người đó và

nhằm mục đích hạn chế các bất công trong hoạt động tô tụng Ngày nay, quyền con

người được xem như là thước do sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội,

không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ của các quốc gia, của các dân tộc trên thế giới, bất kỳ nhà nước nào đặc biệt là nhà nước pháp quyền thì quyền con người và quyền công dân luôn được đặc biệt coi trọng.

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự phát triển về kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng về con người đặc biệt

là việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Dé bảo đảm quyền con người,

quyền công dan trong xã hội nói chung, các bản Hiến pháp của nước ta đã có nhiều điều, khoản nhân mạnh đến quyền con người Hoạt động tổ tụng hình sự (TTHS) liên quan chặt chẽ đến quyền con người, là nơi Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất chính vì vậy quyền con người trong TTHS rất dễ bị xâm phạm Trong đó, không thể không kể đến quyền bào chữa và những bảo đảm cần thiết đề thực hiện quyền bào chữa trong TTHS.

Quyền bào chữa của người bị buộc tội là một trong những quyền hiến định

Trang 17

kế thừa các bản hién pháp trước (Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1930, Hiến pháp năm 1992), Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về quyền bào chữa tai các Điều 31, Điều 103 và được cụ thé hóa trong Bộ luật Tổ tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 cũng như các văn bản tố tụng hình sự khác có liên quan Theo đó, bảo đảm quyền bào chữa là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Việt Nam.

Quyền bào chữa là một chế định quan trọng và xuyên suốt trong TTHS và

cho đến nay nó vẫn cần được làm sáng tỏ từ góc độ lý luận để làm tiền đề cho việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bi buộc tội trong thực tiễn Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà các nhà nghiên cứu trên thế giới

cũng có các quan điểm khác nhau về quyền bào chữa Theo quan điểm của nhà luật học người Nga - Stragovich M.S cho rằng: “Quyên bào chữa là tổng hòa các hành vi t6 tụng hướng tới bãi bỏ sự buộc tội va xác định bị can không có lỗi hoặc nhằm

làm giảm nhẹ trách nhiệm cua bị can” [12, tr 196] A Khuép và P Paskêvich đã xác

định bản chất quyền bào chữa của bị can: “Bi can có kha năng bảo vệ để chỗng lại

sự buộc tội hoặc thông qua sự giúp đỡ cua người bao chữa” [I, tr 45] PhN

Phatkulin cho rang “Bào chữa trong TTHS không chỉ là tổng hòa các hành vi tổ

tụng hình sự hướng tới việc bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm mà còn

tổng hòa các mối quan hệ tô tụng nhằm tới mục đích làm cho tình trạng của người bị buộc tội tốt hơn và bảo đảm các quyền và lợi ích của người đó trong vụ án” [17,

tr 112].

Ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng có nhiều quan điểm khác nhau về

quyền bào chữa Theo từ điển tiếng Việt thì “Bao chữa là dùng lời lẽ, chứng cớ để bênh vực một việc” [28, tr 133] Theo PGS.TS Phó Khánh Vinh cho răng “Quyên bào chữa là tổng hợp các quyên to tụng tạo kha năng cho bị can bị cáo bào chữa về hành vi do minh thục hiện đã bị buộc tội và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác ” (32, tr 59] Theo PGS.TS Phạm Hồng Hải: “Quyển bào chữa trong to tung hình sự là tổng hòa các hành vi tổ tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên co sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phi nhận một

Trang 18

phần hay toàn bộ sự buộc lội của cơ quan tiễn hành tổ tụng, làm giảm nhẹ hoặc

loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự” [16, tr 29] PGS TS

Hoàng Thị Sơn đưa ra quan điểm: “Quyên bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quyên mà pháp luật quy định bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phân hay toàn bộ sự buộc tội hoặc trách nhiệm cho họ” [9, tr 29] Tham phan Nguyễn Dire Mai xác định các chủ thé thực hiện chức năng bào chữa gồm: “Người

bị tình nghỉ phạm tội, bị can bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự và người đại

điện hợp pháp của họ” [13, tr 30].

Hiến pháp năm 2013 ghi nhận người có quyền bao chữa là người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Cụ thé hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS năm 2015 đã đưa ra giải thích về

người bị buộc tội như sau: “Người bị buộc tội gốm người bị bắt, người bị tạm giữ,

bị can, bi cáo ” [24].

Quyền bao chữa của người bị buộc tội luôn gan liền với các bảo đảm dé thực hiện quyền đó Các cơ quan THTT và người THTT có trách nhiệm bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa của họ, bảo đảm cho người bào chữa thực hiện các quyền năng pháp lý theo quy định của pháp luật Những vi phạm

quyền bào chữa của người bị buộc tội là những vi phạm nghiêm trọng trong

pháp luật TTHS, là căn cứ để hủy án theo thủ tục phúc thâm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS của người bị buộc tội được hiểu là

việc cơ quan người có thâm quyền THTT tạo điều kiện cần và đủ để người bị bắt,

người bị tạm giữ, bi can, bi cáo có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa bằng việc đưa ra những lập luận lý lẽ và chứng cứ phủ nhận một phần hay

toàn bộ sự buộc tội của Cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm

hình sự dé bảo vệ các quyên lợi ích hợp pháp của minh.

1.1.2 Chủ thé của quyền bào chữa trong tô tụng hình sự

Từ những phân tích khái niệm ở trên có thé thấy chủ thé của quyền bao

chữa được quy định trong BLTTHS là người bị buộc tội Người bị buộc tội

10

Trang 19

bao gồm:

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khan cấp, bi bắt trong trường hợp phạm tội quả tang bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với ho đã có quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều 59 BLTTHS).

Người bị tạm giữ bị các cơ quan THTT áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm giữ do

hành vi của họ có dấu hiệu tội phạm mà nếu không bị tạm giữ thì họ có thể tiếp tục phạm tội mới hoặc cản trở quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ nên BLTTHS quy định phải cách ly họ Do đó, cơ quan THTT ra quyết định tạm giữ họ dé ngăn chặn và làm rõ hành vi của họ dé đưa ra quyết định tố tụng phù hợp Ho chỉ bị nghi ngờ phạm tội mà chưa phải là người phạm tội, nên họ phải có quyền bào

chữa bảo vệ cho họ.

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (khoản 1 Điều 60

BLTTHS) Cơ quan THTT ra quyết định khởi tố bị can đối với người hoặc pháp

nhân mà cơ quan THTT đã xác định hành vi của người hoặc pháp nhân đó có dấu hiệu tội phạm Quyết định khởi tố bị can là một biện pháp điều tra nhằm thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm và hành vi của người phạm tội, những tình tiết liên quan đến trách nhiệm hình sự của bị can và các tình tiết khác có liên quan đến

vụ án hình sự.

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (khoản 1 Điều 61 BLTTHS) Dé bảo đảm xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết

vụ án công minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật bị cáo đã được quy định

quyền bào chữa nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho họ đồng thời giúp cho việc giải

quyết vụ án nhanh chóng, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ba chủ thể có quyền bào chữa là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định người bị giữ trong trường hợp khan cấp, người bị bắt cũng có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (khoản 1 Điều 58 BLTTHS) Đây là người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn

11

Trang 20

người đó tiếp tục phạm tội, tiếp tục bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra Việc pháp luật quy định địa vị pháp lý của những người này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia tố tụng từ những giai đoạn đầu tiên thậm chí ngay cả khi vụ án chưa bị khởi tố.

1.1.3 Mỗi quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa với việc bảo đảm quyền con người trong tô tụng hình sự

Con người là vốn quý của tự nhiên và của xã hội, ý thức bảo vệ quyền con

người đã xuất hiện từ rất sớm Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cô đại đưới dạng các quyên tự nhiên vốn có của con người Lần đầu tiên trong lịch sử nhân quyền, quyền con người được ghi nhận trong các văn kiện quan trọng như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân

của Pháp 1739, Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trải qua hàng ngàn năm

dau tranh gian khổ, lâu dai thì quyền con người ngày càng được ghi nhận rộng rãi, đầy đủ và phát triển.

Nhà nước được thành lập với một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là

bảo vệ quyền con người, là công cụ, phương tiện dé nhà nước khang định và ghi nhận cơ chế đảm bảo cá quyền con người đó và nhằm mục đích hạn chế các bất công trong hoạt động tố tụng Nhat là trong nhà nước pháp quyền, quyền con người

luôn được pháp luật bảo đảm thực thi và được bảo vệ để không có bắt kì sự xâm phạm nào Quyền con người trở thành tối thượng và được ghi nhận về mặt pháp lý

trong hoạt động thi hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật của nhà nước Việc

ghi nhận và bảo đảm quyền con người của mỗi quốc gia là sự thé hiện của một nhà

nước tiến bộ, dân chủ va văn minh Bảo vệ quyền con người không chi là nội dung mà còn trở thành mục tiêu cao nhất trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở các quốc

gia trên thé giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Trong TTHS là hoạt động đặc biệt liên quan đến trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự

hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một

số van đề liên quan đến thi hánh án hình sự Dé đạt được mục đích của TTHS, pháp

12

Trang 21

luật TTHS của bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng có những quy định về các biện pháp cưỡng chế, các hành vi, các quyết định ảnh hưởng đến quyền con người,

quyền công dân Quyền con người trong TTHS đã được ghi nhận va bảo đảm thực thi trên cơ sở cân nhắc các hoạt động TTHS gan liền với vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất là tội phạm và chức năng của nhà nước là phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý công minh nhưng đồng thời hoạt động TTHS cũng bao dam dé quyền

con người không bị xâm phạm.

Bảo vệ quyền con người trong TTHS luôn là van đề được nhà nước và xã hội quan tâm, là tiêu chí quan trong dé đánh giá sự phát triển của một quốc gia TTHS

là quá trình mà nhà nước đưa một người ra xử lý trước pháp luật từ khi ho bị nghi

ngờ thực hiện tội phạm, quá trình này thé hiện đậm nét tinh quyền lực nhà nước với

sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Chính vi vậy hoạt động TTHS trong bat kì nhà

nước nao đều được xếp vào “nhdm nguy cơ cao” khi nói đến van dé bảo vệ quyền

con người [33, tr 29] Với nhiệm vụ “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm,phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử ly công mình kịp thời mọi hành vi phạm tội,

không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” hướng tới mục đích “góp phan

bảo vệ chế độ XHCN, bao vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của

công dân tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, dong thời giáo dục mọi người ý

thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [24] Bảo đảm quyên con người là đảm bảo cho những người đó có địa vị pháp lý phù hợp dé bảo vệ mình trước pháp luật và những điều kiện pháp lý để học thực hiện quyền và

nghĩa vụ của mình Do đó, pháp luật TTHS đã trao cho con người các phương tiện,

công cụ cần thiết dé bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của minh trong TTHS đồng thời

doi hỏi các co quan THTT và người THTT có trách nhiệm áp dụng đúng quy định

pháp luật dé bảo đảm cho các quyền này được thực thi hiệu quả.

Tuy nhiên, bảo đảm quyền con người trong TTHS không chỉ là sự ghi nhận

về mặt pháp lý các quyền con người trong TTHS, bảo về và bảo đảm thực thi các

quyền đó trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự Bao đảm quyén con người của người phải là sự bảo đảm cho các chủ thé mang quyền được thực hiện đầy đủ và

13

Trang 22

hợp pháp các quyền được đề cập trong các quy định của pháp luật [8] Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền con người, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong TTHS Việt Nam được ghi nhận là nguyên tắc cơ bản, xuyên xuốt

của TTHS, thể hiện phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hoạt động TTHS đồng thời thể hiện quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc bảo

vệ quyền con người trên phương diện bảo đảm quyền an toàn thân thể, danh dự,

nhân phẩm của người bị tinh nghi phạm tội đối với những người bị buộc tội khi

tham gia TTHS.

1.1.4 Mối quan hệ giữa bảo đảm quyền bào chữa với một số nguyên tắc khác của luật tô tụng hình sự

Quyền bao chữa là một trong những chế định quan trọng của BLTTHS.

Nguyên tắc bao đảm quyền bao chữa là nguyên tắc cơ bản của TTHS, nó chi phối

và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự và có mối quan hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của BLTTHS.

- Mối quan hệ giữa bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội với

nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng là một nguyên tắc đặc

biệt của đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động

trong TTHS Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi hoạt động trong TTHS như trình tự, thủ tục trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan THTT, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của những người THTT, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng khác phải được quy định trong BLTTHS và phải được các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tô chức xã hội va mọi công dân tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định pháp luật Việc tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý công

minh, kip thời mọi hành vi phạm tội, không dé lọt tội phạm, không làm oan người

vô tội đồng thời bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của con người.

14

Trang 23

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nhằm bảo đảm các quyên và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và bảo đảm tính khách quan

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Dé việc thực hiện bao đảm quyền bảo chữa

của người bị buộc tội có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra thì bên cạnh việc pháp luật quy định rõ ràng, thống nhất, đầy đủ và phù hợp các nội dung của nguyên tắc, các nội dung liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc thì các chủ thé trong TTHS

phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật - tuân thủ nghiêm nguyên tắc pháp

chế Khi quyền bào chữa trong TTHS được thực hiện tốt có nghĩa các quy định của BLTTHS liên quan đến quyền bào chữa của người bị buộc tội đã được xây dựng

chặt chẽ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế khách quan và được các cơ quan,

tổ chức, cá nhân tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thé hiện tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Mối quan hệ giữa bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội với nguyên tắc suy đoán vô tội.

Suy đoán vô tội là một nguyên tắc có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng

trong quá trình giải quyết vụ án nói chung và quá trình chứng minh nói riêng; giúp

hoạt động chứng minh được thực hiện đúng quy định pháp luật, theo trình tự thủ tục

nhất định và loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành vi phạm tội Hiến

pháp năm 2013 đã thé hiện rõ tại khoản 1 Điều 31 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng mình theo trình tự luật định và có

bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [24] Cụ thê hóa Hiến pháp

năm 2013, BLTTHS năm 2015 đã được xây dựng và thực hiện theo 27 nguyên tắc cơ bản từ Điều 7 đến Điều 33 Trong đó, tại Điều 13 BLTTHS năm 2015 đã lần đầu tiên quy định nguyên tắc suy đoán vô tội: "Người bị buộc tội được coi là không có

tội cho đến khi được chứng mình theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Khi không đủ và không thể

làm sang to căn cứ để buộc tội, kết tội heo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định

thì cơ quan, người có thẩm quyên tiễn hành to tụng phải kết luận người bị buộc tội

không có tội” [25].

15

Trang 24

Nguyên tắc suy đoán vô tội không được BLTTHS trước ghi nhận, theo đó địa

vị pháp lý của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS chưa được

xác định rõ ràng, cụ thể nên mặc dù họ chưa bị kết tội bởi một bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng họ thường bị coi là có tội, nhiều quyền con người,

quyền công dân cơ bản của họ không được bảo đảm khi đáng lẽ phải được pháp luật

tôn trọng Việc BLTTHS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc này đã xác định rõ người

bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người không bị coi là có tội trước

khi có một bản án có hiệu lực pháp luật và hầu hết các quyền con người, quyền

công dân của họ trong TTHS được bảo đảm.

Nguyên tắc này đảm bảo cho việc chứng minh tội phạm được chính xác và khách quan, từ đó bảo vệ công lý, công bằng và tránh được oan sai Bởi lẽ những người THTT sẽ không thê vô tư, khách quan khi thu thập, đánh giá các chứng cứ nếu như trong đầu họ đã mặc nhiên coi người bị buộc tội là người phạm tội Trách nhiệm hình sự là chế tài cao nhất áp dụng với những cá nhân, pháp nhân có hành vi vi pháp pháp luật nghiêm trọng, vì vậy nếu sự thật của vụ án bị che lấp bởi những

định kiến, suy nghĩ cảm tính, chủ quan của những người THTT thì thiệt hại đối với

người bị kết tội oan là rất lớn.

Bên cạnh đó, nguyên tắc suy đoán vô tội thé hiện tính nhân đạo trong TTHS,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội với vị thế là bên yếu hơn trong quan hệ với Nhà nước cùng bộ máy điều tra, truy tố, xét xử hùng mạnh được thực hiện bằng quyền lực nhà nước [36].

Nguyên tắc suy đoán vô tội góp phần nâng cao năng lực và trách nhiệm chứng minh trong TTHS, loại trừ trường hợp chỉ chứng minh một chiều theo hướng suy đoán có tội và định kiến người bị buộc tội Nguyên tắc suy đoán vô tội còn bảo vệ được quyền của người bị buộc tội, tạo ra sự cân bang trong hoạt động tố tụng

hình sự giữa một bên là các cơ quan THTT, người THTT với chức năng buộc tội va

một bên là người bị buộc tội với chức năng gỡ tdi Quyền và lợi ích của người bị

truy cứu TNHS được đặt ra và yêu cầu cao hơn cho những người THTT trong việc

chứng minh tội phạm Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên

16

Trang 25

những chứng cứ hợp pháp Moi sự nghĩ ngờ đối với người bị bắt, người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ trong quá trình giải quyết

vụ án hình sự.

Như vậy, BLTTHS năm 2015 là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận chính

thức nguyên tắc suy đoán vô tội Quy định như trên nhằm bảo đảm phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc bảo

đảm quyền bào chữa cũng như bảo đảm quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bi cáo được trình bày lời khai, ý kiến không buộc phải đưa ra lời khai chống lại

chính minh hoặc buộc phải nhận mình có tội.

- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội với nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

Xác định sự thật khách quan của một vụ án hình sư là mục đích của quá trình

giải quyết một vụ án hình sự day Xác định sự thật khách quan cua vụ án là một

nguyên tắc cơ bản xuyên suốt các giai đoạn của TTHS Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyên tiến

hành tô tụng Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là

minh vô tội Trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền

tiễn hành tô tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp dé xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện va day du, lam rõ chứng cứ xác định có tội va

chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự của người bị buộc tội” [25] Qua trình giải quyết vụ án hình sự ở các giai đoạn

khác nhau, các cơ quan THTT và người THTT phải thực hiện nhiều hoạt động tố tụng bằng các hình thức và biện pháp khác nhau nhưng đều có một mục đích duy nhất là tìm ra sự thật của vụ án, chứng minh, làm sáng tỏ các tinh tiết của vụ án như có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, dia điểm, phương thức, nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội và những tình tiết khác liên quan đến vụ án Để thực hiện được các vấn đề trên đòi hỏi các cơ quan THTT và người THTT trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải chính xác, khách quan, toàn diện

17

Trang 26

trên cơ sở quy định của pháp luật dé rút ra kết luận về việc giải quyết vụ án Muốn xác định được sự thật vụ án thì việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

là một trong những yếu tố rất quan trọng Nếu quyền bao chữa của bị người bị buộc

tội không được bảo đảm thì mục đích việc xác định sự thật khách quan của vụ án

không thê đạt được Người bị buộc tội có quyền đưa ra các chứng cứ, trình bày về chứng cứ và yêu cầu chứng minh họ không phạm tội, các cơ quan THTT phải tạo

điều kiện thuận lợi dé người bị buộc tội đưa ra các chứng cứ, các yêu cầu và xem xét, giải quyết một cách khách quan, đúng pháp luật Việc áp dụng các biện pháp tố tụng trong quá trình giải quyết vu án dé xác định sự thật vụ án phải bảo đảm tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền yêu cầu về việc bảo đảm

quyền bào chữa của người bị buộc tội Từ đó, đảm bảo cho việc xử lý vụ án một

cách khách quan, toàn diện, không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.

- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc

tội với nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

Năm 2013, bản Hiến pháp mới của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam được ban hành, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam nguyên tắc tranh tụng được thừa nhận chính thức trong một

văn bản pháp lý của Nhà nước Tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định:

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [24] Đây là định hướng chỉ đạo cho việc tiếp tục quy định nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS, quy định này là nền tảng, cơ sở pháp lý cơ bản để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và

bảo đảm quyền bao chữa của bi cáo được thực thi Đồng thời đặt ra yêu cầu nhiệm

vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân hướng tới nền tố tụng tranh tụng công khai, minh bạch và bình đăng hướng tới giải quyết vụ án khách quan, đúng sự thật, toàn diện và triệt dé.

Trên nền tảng của Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung

nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26) [25] Quy định mới

nay là căn cứ pháp lý quan trọng dé bảo đảm quyền bao chữa của người bị buộc tội

nói riêng và quyên con người nói chung Trong quá trình giải quyêt vụ án hình sự,

18

Trang 27

Điều tra viên, Kiểm sát viên, những người có thấm quyền THTT, người bị buộc tội,

người bao chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đăng trong việc trình bày, đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật

khách quan của vụ án Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án có nghĩa vụ

phải tiếp nhận chứng cứ, tai liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cá nhân, tổ chức, cơ

quan cung cấp, bao gồm cả chứng cứ được thu thập của người bào chữa Ngay sau khi tiếp nhận các chứng cứ, tài liệu, đồ vật này, Tòa án phải chuyền cho Viện kiểm

sát cùng cấp dé tiến hành kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu, đồ vật này.

Tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS, trong trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất

khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác theo quy định Tòa án

phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Kiểm sát viên, bi cáo, người bao chữa, những người tham gia t6 tụng khác thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tranh tụng trước Hội đồng xét xử Mọi chứng cứ xác định có tội, không có tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng

điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự dé xác định tội danh, quyết định mức hình

phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, quyết định xử lý vật chứng và các tình

tiết khác liên quan có ý nghĩa giải quyết vụ án phải được trình bày, tranh luận, làm

rõ tại phiên tòa xét xử Trong Bản án, Quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu hé sơ vụ án, kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả quá trình tranh tụng tại phiên tòa một cách khách quan và toàn diện Có thé thay rang, BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ mối quan hệ và vị trí của những người THTT và những người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu dé làm rõ sự thật khách quan của vụ án là công khai và bình dang Đây là tiền đề quan trọng dé Kiểm sát viên, bi cáo, người bào chữa thực hiện hoạt động tranh nhằm bảo vệ quan điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia TTHS Chỉ khi đó thì hoạt động tranh tụng mới đảm bảo chất lượng hiệu quả và

thực thi.

Hoạt động tranh tụng trong quá trình xét xử được coi là hoạt động của cả hai

19

Trang 28

phía: phía Nhà nước mà đại diện là các cơ quan có chức năng buộc tội — Viện kiểm

sát và phía bị cáo cùng với người bào chữa hoặc người đại diện Hai bên sẽ nỗ lực

dé bảo vệ quyền và lợi ích, bảo vệ quan điểm, trình bày chứng cứ, chủ động chứng minh về các tình tiết liên quan đến vụ án Tố tụng tranh tụng đòi hỏi tự do chứng minh và tự do đánh giá chứng cứ, bảo đảm tính mở của chứng cứ với yêu cầu không

một chứng cứ nào có thê được coi là có giá trị chứng minh ưu tiên hay có giá trị

pháp lý tiên quyết.

Việc tôn trọng và thực hiện quy định của pháp luật về quyền bào chữa của người bị buộc tội từ phía Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là đảm bảo cho việc thực hiện quyền bao chữa của người bị buộc tội Đặc biệt việc thực hiện và bảo đảm tốt quy định về tranh tụng tại phiên tòa, kết quả của quá trình tranh tụng là cơ

sở dé Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết Day là một cách bảo đảm quan trong

không thê thiếu là yêu cầu tất yếu của quá trình cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người nói chung và quyền

bào chữa của người bị buộc tội nói riêng trong tố tụng hình sự.

1.2 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền bào chữa.

Trong các thời đại cô đại và phong kiến, tư tưởng về quyền con người đã

được dé cập đến nhưng còn rõ ràng và cụ thể Khi cách mang tư sản nổ ra thắng lợi

với những tiền đề tư tưởng và thành tựu của khoa học tự nhiên thì vẫn đề quyền con người mới được đặt ra như một học thuyết, hay nói cách khác, quyền con người bắt

đầu được chính thức công khai thừa nhận Có thể nói rằng, sự kiện nay được đánh

dấu bằng Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776 và sau đó là

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1789 "Lần đâu tiên trong lịch sử nhân loại, quyên con người chuyển từ phạm vi thỉnh câu, yêu sách sang phạm vi thục hiện, từ lĩnh vực triết học sang lĩnh vực pháp ly thực tiễn" [10, tr 40] Có thể thấy rằng, vấn đề bảo đảm quyền bào chữa đã được ghi nhận từ rất sớm ở hầu hết

các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật của các quốc gia trên thế giới.

Quyên bảo chữa được ghi nhận dựa trên nền tảng về học thuyết tố tụng công băng (Due process of law) và nguyên tac xét xử công bang (Right to a good trial).

20

Trang 29

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 đã ghi nhận các nguyên tắc cơ

bản về quyền của con người phải đối mặt với những cáo buộc hình sự Tại Điều 10 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 ghi nhận “Moi người đêu bình dang về quyên được xét xử công bang và công khai bởi một Toà án độc lập và khách quan để xác định các quyên và nghĩa vụ của họ, cũng nhự về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ” [37] Và Điều 11 của Tuyên ngôn đã ghi nhận các khía cạnh cụ

thể “Bát cứ ai bị cáo buộc về một hành vi phạm tội đều được quyên suy đoản vô tội

cho đến khi được chứng mình là phạm tội trước một phiên tòa công khai, nơi mà anh ta được cung cấp những bảo đảm can thiết cho việc bào chữa” [38] Mặc dù

Tuyên ngôn thé giới về quyền con người năm 1948 không quy định trực tiếp quyền bào chữa nhưng quy định trên đã xác định quyền được có những bảo đảm hợp lý

cho việc bào chữa của người bị buộc tội là một trong những tiêu chí cơ bản của xét

xử công bằng Theo tinh thần chung của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 thì các quy định về bảo đảm quyền bào chữa đã được ghi nhận và cụ thé hóa ở nhiều văn kiện quốc tế khác Cụ thể:

Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc; có

hiệu lực ngày 23/3/1976 (căn cứ theo Điều 49) Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 24/9/1982 Khoản 3 Điều 14 của Công ước quy định các quyền cơ bản hay những bao đảm tối thiêu mà một người được hưởng trong quá trình tô tụng nhằm

bảo đảm việc xét xử công bằng, trong đó có quyền bào chữa Theo đó trong quá

trình xét xử hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình dang những bao đảm tối thiểu sau đây:

“q) Được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình;

b) Có du thời gian va điều kiện để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người

bào chữa do chính mình lựa chọn;

c) Được xét xứ mà không bị trì hoãn một cách vô lý;

21

Trang 30

đ) Được có mặt trong khi xét xử va được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ

giúp pháp lý theo sự lựa chọn của minh; được thông bdo về quyên này nếu chưa có

sự trợ giúp pháp ly; va được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định trong trường

hop lợi ích của công lý đòi hỏi và không phải trả tiên cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ diéu kiện trả;

e) Được thẩm vấn hoặc yêu cau thẩm van những nhân chứng buộc tội minh, và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên toà và thẩm vấn họ tại toà

với những điêu kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội minh; f) Được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn

ngữ su dụng trong phiên toa;

g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải

nhận là mình có tội ” [36]

Tại Bình luận chung số 32 của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị về quyền bình đăng trước Tòa án và quyền được xét xử công băng đã hướng dẫn cụ thê về các bảo đảm tối thiêu được quy định tại Điều 14 Công ước Chăng hạn như tại Đoạn 32 và 33 của Bình luận chung số 32, đã làm rõ thêm về các thuật ngữ như sau:

“32 Khoản 3 (b) quy định rằng bị cáo phải có đây đủ thời gian và điều kiện để chuẩn bị cho việc bào chữa và liên hệ với luật sư mà họ lựa chọn Điều khoản này là một yếu tô quan trọng của việc dam bảo xét xử công bằng và áp dung các

nguyên tắc bình đẳng quyên lực Trong trường hợp một bị đơn không có khả năng chi trả thì tòa án phải cung cấp một thông dịch viên miễn phi trong giaidoan trước

xét xử và khi xét xử Thời gian chuẩn bị như thế nào là đủ phụ thuộc vào từng vụ.

Luật su có thé trong một số trường hợp xin hoãn xét xử nếu thấy chưa đủ thời gian chuẩn bị việc bào chữa.Không có trách nhiệm về năng lực của luật sự bào chữa, trừ khi, nó thể hiện cho thẩm phán là hành vi của luật sư không phù hợp với công lý Tòa án chỉ có thể ra quyết định hoãn xét xử khi bị đơn bị kết tội hình sự nghiêm trong và can thời gian chuẩn bị cho việc bào chữa.

33 "Diéu kiện đáy du" bao gém quyên tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ khác;

22

Trang 31

viêc tiếp cận này bao gốm các tài liệu liên quan đến việc khởi to và thông tin có thể dùng dé bào chữa Các tài liệu dung dé bào chữa được hiểu không những bao gom

tài liệu dé chứng minh sự vô tội mà cả các bằng chứng khác có thé giúp bào chữa (ví dụ, lời thú tội không tự nguyện) Trong trường hợp có phản đối về chứng cứ thu được là vi phạm Điêu 7 của Công ước, thông tin về hoàn cảnh thu thập chứng cứ đó

can được cung cấp dé đánh giá khiếu nại đó Nếu bị đơn không sử dụng ngôn ngữ

dùng trong xét xử nhưng được một luật sư thành thạo ngôn ngữ đó đại diện thì cũng

có thể chấp nhận được nếu luật su đó có thé tiếp cận được các tài liệu thích hợp của vụ

án ” [34]

Tại Đoạn 36 Bình luận chung số 32 hướng dẫn cụ thể một số quy định như: bi cáo có quyền có mặt trong khi bị xét xử, nhưng trong một sỐ trường hợp bị cáo

có thé văng mặt nếu sự văng mặt của họ không ảnh hưởng đến công lý va bi cáo đã

được cơ quan tư pháp thông báo kịp thời cho họ về thời gian, địa điểm xét xử và yêu cầu họ tham gia trước đó nhưng họ vẫn từ chối thực hiện quyền có mặt trong

phiên tòa.

BỊ cáo có quyền tự mình bào chữa hoặc thông qua luật sư do họ chọn và được thông báo về quyền này Trong một số trường hợp, dé bảo đảm lợi ích của

công lý, tòa án có thé chỉ định một luật sư không theo ý muốn của bị cáo Tuy nhiên, bất kỳ hạn chế ý muốn tự bào chữa của bị cáo cũng phải thực sự “có mục dich hợp lý và khách quan và không vượt quá sự can thiết thực thi công lý” (Đoạn

37) Và nguyên tắc 18 trong Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào cũng khăng định quyền của bị can, bị

cáo được trao đôi ý kiến và liên lạc không bị chậm trễ hay bị kiểm duyệt, và phải hoàn toàn bí mật với luật sư của mình, không bị trì hoãn hay thay thế và việc trao đôi này có thê được thực hiện trong phạm vi tầm quan sát, nhưng ngoài phạm vi nghe được đối với một quan chức thi hành pháp luật [40].

Theo đó Cơ quan điều tra không được can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp hay

gây áp lực tâm lý đối với người bị tình nghi hay bị can nhằm ép họ nhận tội Đối với những lời khai hoặc lời nhận tội có được bằng phương thức trái với nguyên tắc

23

Trang 32

của Điều 7 (cam tra tấn, đối xử tàn ác hoặc vô nhân đạo) thì không được coi là chứng cứ, trừ khi chúng được sử dụng làm bằng chứng của việc tra tấn hoặc những đối xử khác trái với quy định (Đoạn 41 Bình luận chung số 32).

Như vậy quy định tại Điều 14 đã đưa ra nội dung của các khía cạnh quan trọng của quy chuẩn quyền được xét xử công bằng Xác định nội dung của quyền

bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa trong đó bao gồm cả việc cung cấp tư vấn pháp luật miễn phí cho bị can, bị cáo không đủ

khả năng chỉ trả chỉ phí này Quyền có người bào chữa trước và trong giai đoạn xét xử được ghi nhận vào hệ thống tư pháp hình sự quốc tế đã bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa cho các đối tượng được hưởng quyền này.

Ngoài ra quyền bào chữa còn được ghi nhận và bảo đảm ở nhiều văn bản

pháp lý khác có liên quan như “Các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về vai trò

của Luật sư”, “Quy chế Roma về Tòa án hình sự quốc tế” Ở phạm vi khu vực, quyền bào chữa được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi cụ thể là Công ước Châu Âu về quyền con

người (ECHR), Công ước Châu Mỹ về quyền con người (AmCHR) và Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc (AfCHPR).

Trong Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư năm 1990 có quy định:

Tất cả những người bị bắt, giam hay cầm tù phải được tạo ra các cơ hội, thời gian và phương tiện đầy đủ để luật sư đến thăm, và được trao đổi hay tư vấn hoàn toàn riêng với luật sư không chậm trễ, không bị theo doi hay kiểm duyệt Những cuộc

tiếp xúc hay tư vấn như vậy có thé được tiến hành trong tầm nhìn nhưng không trong

tầm nghe của các nhân viên thi hành luật pháp [9].

Tại Điều 6.3 Công ước Châu Âu về quyền con người quy định các nội dung bảo đảm quyền bào chữa cho người bị cáo buộc về hình sự Theo đó người bị buộc tội có các quyền: (1) Được thông báo kip thời bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu

chi tiết về bản chất và lý do buộc tội mình; (2) Có đủ thời gian và điều kiện dé

chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; (3) Được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý do người đó lựa chọn; hoặc nếu họ

24

Trang 33

không có đủ khả năng chỉ trả cho người bào chữa, họ sẽ được cung cấp sự trợ giúp

pháp lý miễn phí vì lợi ích của công lý; (4) Đối chất hoặc được đối chất những nhân

chứng buộc tội mình, và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tham gia đối

chất với điều kiện tương tự như những nhân chứng buộc tội; (5) Được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên toà;

Theo điểm của các học giả, để bảo đảm quyền bào chữa được quan thực hiện triệt để, có hiệu quả thì quyền này phải được ghi nhận, bảo đảm ở ba mức độ là

được bảo đảm bằng Hiến pháp; được ghi nhận trong hệ thống các văn bản pháp luật và được cụ thể hóa trong thực tiễn; nâng cao nhận thức, tính chuyên nghiệp của đội ngũ người bào chữa trong việc nhìn nhận quyền bào chữa hiệu quả của người bị buộc tội là kết quả của ý thức tôn trọng quyền con người, đặt người bị buộc tội ở vi trí trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự [11].

Ngoài ra, quy định về bảo đảm quyền bao chữa còn được ghi nhận tại nhiều văn bản khác như Công ước Châu Mỹ về quyền con người (AmCHR) được ban hành năm 1969; Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc

(AfCHPR), được thông qua năm 1988 và có hiệu lực từ năm 2004; Tập hợp các

nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình

thức nào được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua bằng Nghị quyết 43/173

ngày 9/12/1988.

Có thé thay rằng bảo đảm quyền bào chữa trong một số văn kiện quốc tế là một nội dung quan trọng của quyền được xét xử công bằng Quyền bào chữa có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc xét xử đúng đắn và được pháp luật quốc tế bảo vệ.

1.3 Quá trình hình thành và phát triển quyền bào chữa ở Việt Nam

1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi Bộ luật

Tổ tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực thi hành

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước ta đã tích cực tiến hành xây dựng hoạt

động lập pháp nói chung và hoạt động TTHS nói riêng Mặc dù trong thời điểm này

đất nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, thù trong, giặc ngoài nhưng

25

Trang 34

nhà nước vẫn quan tâm đến bảo vệ quyền con người Nhiệm vụ đặt tra trong thời kì này là xây dựng một chính quyền dân chủ của nhân dân Ngày 19/8/1945, Lực lượng công an nhân dân được thành lập thì đến ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số: 33c thành lập các Toà án quân sự ở ba miền Bắc, Trung, Nam dé xét xử tất cả các những người nao phạm vảo tội xâm phạm đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà Sắc lệnh này đã quy định các nguyên tắc nền

tảng có liên quan đến bảo đảm quyền con người, tại Điều 5 Sắc lệnh đã quy định về

quyền bào chữa cho bi cáo: “Bi cáo có thé tự bào chữa hay nhờ một người khác

bênh vực cho ”.

Sau đó, quyền bào chữa trong tố tụng hình sự đã được ghi nhận và dần hoàn thiện hơn tại các văn kiện khác nhau Tại Điều 2 Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 về việc quy định tổ chức các đoàn thé luật sư ghi nhận: “Các luật sư có quyên bào chữa ở tất cả các Toà án hàng tinh trở lên và trước các Toà án quân sự” đã thé hiện một nền dân chủ trong xã hội mới Tuy nhiên, quyền bào chữa của người bi buộc tội

lúc này chưa được coi trọng bởi nó chỉ được đề cập thông qua quyền biện hộ của luật sư Có thé thay rằng đây là những quy định đầu tiên đặt nền móng, tiền đề cho

sự phát triển và hoàn thiện các chế định về quyền bào chữa của người bị buộc tội

trong TTHS sau này.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua vào ngày 09/11/1946 tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá 1 Tại Điều 67 đã quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo như sau: “Người bị

cáo được quyên tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sw” [18] Quyền bao chữa được

bản Hiến pháp 1946 xác định gồm: quyền tự bào chữa và nhờ luật sư bào chữa Đây được coi là cơ sở pháp ly vững chắc cho việc bao đảm quyền bào chữa trong TTHS

Việt Nam sau này.

Hiến pháp năm 1959 ra đời và tiếp tục ghi nhận quyền bào chữa trong tố tụng hình sự, khoản 2 Điều 101 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Quyển bào chữa của

người bị cáo được bảo đảm” [19] Như vậy, không chỉ dừng lại ở việc quy định

quyền bao chữa cho bi cáo như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã

26

Trang 35

khăng định một lần nữa cơ chế bảo đảm quyền bào chữa cho người bị cáo Tuy

nhiên, Hiến pháp năm 1959 vẫn chưa quy định rõ ràng và cụ thé việc bị cáo có được tự bào chữa hay mời người bào chữa hay không; khái niệm “quyền bào chữa” chưa

làm rõ.

Đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống kẻ xâm lược khốc liệt dé

giành tự do, độc lập dân tộc va thong nhất đất nước, lúc này điều kiện kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn và đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của việc thực thi pháp luật nói chung và bao đảm quyền bào chữa nói riêng Từ giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi BLTTHS năm 1988 có hiệu lực là giai đoạn với nhiều bước ngoặt lớn trong lịch sử đất nước Pháp luật lúc này mới chỉ mới ghi nhận quyền bao chữa của bị cáo ở giai đoạn xét xử mà chưa ghi nhận ở các giai đoạn tố tụng khác.

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền bào chữa nói riêng trong TTHS vẫn được phát triển theo hướng dân chủ và hoàn thiện hơn Pháp luật đã ghi nhận và có cơ chế cho bảo đảm

việc thực hiện quyền bào chữa thông qua người bào chữa, đã có quy định về tô chức luật sư tạo điều kiện cho các luật sư hoạt động bào chữa Các quy định về bảo đảm quyền bào chữa ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở cho việc phát triển và hoàn thiện

pháp luật nói chung và nguyên tắc bao đảm quyền bào chữa trong TTHS sau này.

1.3.2 Giai đoạn từ khi Bộ luật TỔ tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực thi

hành đến năm 2003

BLTTHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988 và có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/1989 Đây là Bộ luật đầu tiên quy định về trình tự, thủ tục quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Lần đầu tiên pháp luật TTHS được pháp điển hóa, tư tưởng về bảo đảm quyền con người trong TTHS và quy định về yêu cầu bảo đảm

quyền con người một cách có hệ thống, cụ thé và rõ rang trong một văn bản pháp lý.

Nhận thức được ý nghĩa to lớn của vấn dé bào chữa trong hoạt động TTHS, BLTTHS năm 1988 đã cụ thể hóa quyền bào chữa của bị cáo, ghi nhận thêm quyền

27

Trang 36

bào chữa của bị can và ghi nhận việc bảo đảm quyền bảo chữa cho bị can, bị cáo là một trong những nguyên tắc cơ bản trong TTHS Điều 12 thuộc Chương các nguyên tac cơ bản quy định: “Bi can, bị cáo có quyên tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyên bao chữa cua ho” [20] Quy định nay đã thể hiện rõ trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo là của Cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát và Tòa án Bên cạnh đó, BLTTHS đã có quy định về việc bảo đảm quyền

bào chữa trong một sé trường hop cu thé nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp

pháp của họ không mời người bào chữa theo quy định của pháp luật thì Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có trách nhiệm phải yêu cầu Doan luật sư cử

người bao chữa cho họ.

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được sửa đối, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội) tại Điều 132 quy định: “Quyển bào chữa của bị cáo được bảo đảm Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình Ti 6 chức luật su

được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyên và lợi ích hợp

pháp của mình và góp phan bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” [21] Có thé thay

rằng các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

đã phần nào đã phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, các chuẩn mực quốc tế và các văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

1.3.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật TỔ tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi

hành đến năm 2015

Dé phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và bảo vệ tối đa quyên, lợi ich của con người BLTTHS đã trải qua nhiều lần sửa đôi, b6 sung nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã

hội, yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế Ngày 26/11/2003, BLTTHS năm

2003 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ hop thứ tư và có hiệu lực thi hành kế từ ngày 01/7/2004 So với BLTTHS 1988 được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990,

28

Trang 37

1993, 2000 thì BLTTHS năm 2003 có nhiều điểm mới bảo đảm tốt hơn quyền con

Tai BLTTHS năm 2003, nguyên tac bảo đảm quyén bào chữa được quy định

mở rộng hơn, Điều 11 với tiêu đề: Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyên tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan diéu tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyên bào chữa của họ

theo quy định của Bộ luật này” [22] BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận thêm chủ thé của quyền bao chữa bao gồm người bi tạm giữ, việc ghi nhận quyền bào chữa cho người bị tạm giữ đã tạo cơ sở pháp lý cho họ có khả năng bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình tốt hơn ngay từ những giai đoạn đầu tiên của TTHS.

Ngoài việc mở rộng quyền bào chữa cho người bị tạm giữ thì BLTTHS năm

2003 còn có nhiều quy định thể hiện sự tiến bộ và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa như: quy định rõ trách nhiệm của cơ quan THTT, người bào

chữa được tham gia tố tụng sớm hơn so với quy định của BLTTHS năm 1988 tạo

điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện sớm quyền bào chữa; quy định cụ thé thủ tục chỉ định người bào chữa trong những trường hợp theo quy định của pháp luật; mở rộng thêm quyền của người bao chữa,

Năm 2006, Luật Luật sư và Luật trợ giúp pháp lý đã được Quốc hội thông qua đã củng có, hoàn thiện và phát triển hơn về việc bảo đảm quyền bào chữa ở

nước ta.

1.3.4 Giai đoạn từ khi Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành cho đến nay

Trong hơn 10 năm thực hiện, BLTTHS năm 2003 đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước Mặc dù vậy, so với tình hình thực tiễn kinh tế - xã hội và công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm thì BLTTHS năm 2003 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được bổ sung và sửa đổi Ngày 09/12/2015, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã ký Lệnh số 33/2015/L-CTN công bố BLTTHS

29

Trang 38

được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 10 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo Bộ luật Hình sự năm 2015 đã mắc phải nhiều lỗi quan

trọng nên ngảy 29 tháng 6 năm 2016, Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị quyết số

144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành 02 Bộ luật và 02 Luật, trong đó có BLTTHS

năm 2015.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số

41/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 5/7/2017) về thời gian thi hành BLTTHS số

101/2015/QH13 là ngày 01/01/2018.

Tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, fruy tổ, xét xử có quyên tự bào chữa, nhờ luật sự hoặc người khác bào chữa” [24] Cụ thể hóa điều này, BLTTHS năm 2015 đã thê hiện

bước tiến bộ trong quy định về quyền bào chữa, quyền bào chữa của người bị buộc tội xuất hiện sớm hon so với BLTTHS năm 2003, đó là kể từ thời điểm một người

bị bắt (Điều 58 và Điều 74) Quy định này giúp người bị buộc tội được bình đăng hơn nữa trong việc được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đặc biệt, có những trường hợp khi một người bị bắt, sự xuất hiện của người bào chữa giúp họ ôn định tâm lý, kịp thời bảo vệ những quyền lợi chính đáng, góp phần giúp cơ quan THTT và người THTT xử lý vụ án chính xác, tránh những sai sót có thể xảy ra Vì thế quy định này đã góp phần mang lại sự bình đăng cho bên buộc tội và bên gỡ tội,

là tiền đề để tham gia vào quá trình tranh tụng công bằng.

Có thê thấy trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, quyền con người và việc bảo đảm thực hiện quyền con người trong đó có

quyền bào chữa trong tố tụng hình sự đã được ghi nhận một cách rõ ràng, thống nhất và nhất quán giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, việc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự được ghi nhận và ngày càng được hoàn thiện dé phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất

nước và hội nhập quôc tê.

30

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Quyền con người là thành tựu chung của tòa nhân loại, những thành tựu về quyên con người hiện nay là sản phẩm của công cuộc đấu tranh hết sức lâu dài, gian khổ của toàn nhân loại trong quá trình chống áp bức, bat công, xây dựng cuộc sống

tự do, bình đăng và hạnh phúc Quyền con người được bảo đảm là một trong những

thước đo, tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia Trong bất

kỳ một nhà nước nào đặc biệt là nhà nước pháp quyền thì quyền con người luôn

được đề cao, là giá tri cao quý nhất được bảo vệ.

Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền con người băng các biện pháp liên quan đến hoạt động lập pháp và hoạt động thi hành pháp luật của Nhà nước, các biện pháp liên quan đến chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức

trong việc bảo vệ các quyền con người, các biện pháp xử lý vi phạm quyền con

người, các biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà nước Hoạt động tố tụng hình sự liên quan rất lớn tới việc bảo đảm quyền con người nói chung, đặc biệt là người bị buộc tội nói riêng Trong tố tụng hình sự, người bị buộc tội là người bi cơ quan tiến hành tố tụng coi là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm Như vậy, người bị buộc tội đều chỉ là những người bị nghi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm ở các mức độ khác nhau Tuy nhiên, vì chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật

của Tòa án đối với họ, cho nên người bị buộc tội chưa phải là người phạm tội.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là định hướng cơ

bản theo, chế định quan trọng trong pháp luật TTHS Nguyên tắc bao đảm quyền bào chữa trong TTHS là một nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người bị buộc tội mà còn đối với hoạt động tố tụng hình sự nó chi phối đến toàn bộ quá trình giải quyết vụ án Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo chữa trong tố tụng hình sự được ghi nhận một cách nhất quán trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp có thê thấy răng Nhà nước đã chú trọng rất nhiều về vấn đề này.

Tại Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu rõ, làm rõ những khái

31

Trang 40

niệm cơ bản về quyền bào chữa, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa; lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa; một số quy định của pháp luật quốc tế về quyền bào chữa.

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 huyện Hoài Đức có sự tham gia bào chữa từ năm 2011 đến 65 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Bảng 2.2 huyện Hoài Đức có sự tham gia bào chữa từ năm 2011 đến 65 (Trang 8)
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Bảng 2.1 Tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 (Trang 72)
Bảng 2.2: Số liệu các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức có sự tham gia bào chữa từ năm 2011 đến năm 2020 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Bảng 2.2 Số liệu các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức có sự tham gia bào chữa từ năm 2011 đến năm 2020 (Trang 74)
Bảng 2.3: Số liệu các vụ án hình sự bào chữa theo yêu cầu và bào chữa theo chỉ định từ năm 2011 đến năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Bảng 2.3 Số liệu các vụ án hình sự bào chữa theo yêu cầu và bào chữa theo chỉ định từ năm 2011 đến năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện (Trang 75)