1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

123 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
Tác giả Bùi Đức Dũng
Người hướng dẫn PGS.TS Tường Duy Kiên
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 30,04 MB

Nội dung

Trong tổ tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiêm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tô chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI ĐỨC DŨNG

VAI TRO CUA KIEM SÁT VIÊN

TRONG VIEC BAO VỆ QUYEN CON NGƯỜI

TRONG TÔ TUNG HÌNH SỰ - QUA THUC TIEN

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI ĐỨC DŨNG

VAI TRO CUA KIEM SÁT VIÊN

TRONG VIỆC BAO VE QUYEN CON NGƯỜI

TRONG TO TUNG HÌNH SỰ - QUA THUC TIEN

Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã so: 8380101.07

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TƯỜNG DUY KIÊN

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đãhoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Đức Dũng

Trang 4

Khái niệm, đặc diém và ý nghĩa về vai trò của Kiêm sát viên

bảo vệ quyền con người trong TTHS 2-5 5552:

Khái niệm về vai trò của Kiêm sát viên bảo vệ quyên con người

trong tố tụng hình Sự 2-2 s5s+SE+EEc£EtEEEEEEEEEEErkrrkerkrrkeeeĐặc điêm vai trò của Kiêm sát viên bảo vệ quyên con người

trong tố tụng hình Sự - 2 2k2 E2 2E 1E E211

Y nghĩa về vai trò của Kiêm sát viên bảo vệ quyên con người

trong tố tụng hình Sự ¿- + ++2<+SE+EEt£EEE2EEEEEEEEEkerkrrkerkeee

Nội dung về vai trò của Kiêm sát viên về bảo vệ quyên con

người trong hoạt động tố tụng 2 2 5 s+cxezxecsee

Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong

việc tiêp nhận, giải quyêt nguôn tin về tội phạm và kiên nghị

Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong

khởi tô vụ án hình sự, khởi tô bi can -< «<< «<< <<<c<<<ss

Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trongg1a1 đoạn điÊU tFa - - 5 (1v nh nh nh ngưngThực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong Giai Moan try 0 - ố.ố

Trang 5

1.2.5 Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong

F4) 071/9, (019.9)0 00 dt

1.2.6 Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong

hoạt động tạm g1ữ, tạm ø1am - c5 Scs*svsvsreereersrereree1.2.7 Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong

thi WANN “4

1.2.8 Thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tổ

cáo trong hoạt động tư pháp - - 55+ +scssss+seseerreererreree1.3 Các yếu tố tác động đến bảo vệ quyền con người của Kiểm

sát viên trong tố tụng hình sự - 2c scccceccxerrrrsee

1.3.1 Yếu tố chính trị - xã hội, ý thức pháp luật của người dân 1.3.2 Yếu tố pháp luật - + 2+ +EeEESEEE 2121711111211 re.1.3.3 Yếu tổ tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân 1.3.4 Yếu tố trình độ, năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên, lãnh đạo

Viện kiểm sát nhân dân các cấp - 2-2 2+s+++zs+z++xzzxzzxeexKET LUẬN CHƯNG | ¿- - s Sk+E£EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrrerkes

CHUONG 2: THỰC TRẠNG VAI TRO CUA KIEM SÁT VIÊN BAO

VỆ QUYEN CON NGƯỜI TRONG TO TUNG HINH SỰ Ở

VIEN KIEM SAT NHÂN DAN THÀNH PHO HA NỘI

Khái quát đặc điểm, quá trình hình thành va phát triển củaViện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Thực tiễn vai trò của Kiểm sát viên bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội 2 2© 2+SSeSESEEEEEEEEEEEEEEEEE.EEkrrrrrrei Những kết quả đạt được - ¿525cc E2 2E1EEEEEkerkerrrrei

Những hạn chế còn CON tại - -c- St kkeESEEEEEEEEEEEerkrkerkerees

Nguyên nhân của những hạn chê, vướng mắc và vỉ phạm

Nguyên nhân chủ quan - << 1E +3 E*ESEeEsseeseeerseersee Nguyên nhân khách quan - 5+ +25 ** + +ssvErseeersrseerrssers

KET LUẬN CHƯNG 2 -¿- -SsSSk‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkSEErkrkrrkes

Trang 6

CHƯƠNG 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP PHAP LÝ CUA KIEM

Quan điểm nhằm tăng cường vai trò của kiểm sát viên bảo

vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 2-2 sSS+EEe+E2EzExerxee, 88

Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở Viện kiểm sátnhân dân thành phố Hà Nội phải dựa trên chủ trương, đường lồi

của Đảng và chính sách nhà nước về quyền con người 88

Bảo vệ quyền con người trong tô tụng hình sự ở Viện kiểm sátnhân dân thành phố Hà Nội phải đáp ứng yêu cầu xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5+ 89

Bao vé quyén con người trong tố tụng hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phải gắn với chiến lược cải cách tưpháp ở Việt Nam giai đoạn hiện nayy - - 55 5< +s£+++ecses+ 9]Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở Viện kiêm sát

nhân dân thành phó Hà Nội phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 92

Giải pháp pháp lý của kiểm sát viên bảo vệ quyền con người

trong tố tụng hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thành pho

Hoàn thiện pháp luật tố tụng bảo vệ quyền con người, quyền

công dân trong hoạt động tổ tụng của Viện kiêm sát nhân dân 94

Nâng cao chât lượng đội ngũ Kiêm sát viên của Viện kiêm sát

Bao đảm điêu kiện làm việc cho Kiêm sát viên - 105

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong ngành

Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về quyền con người trong tô 00:0 011117 - 107

KET LUẬN - -©5<22<22ESEk 2E 2E E211211211211 2111111212111 211 11g 109

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 5 5z se 111

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

CQDT: Co quan diéu tra

KSV: Kiém sat vién

UBND: Uy ban nhân dân

VKS: Viện kiểm sát

VKSND TPHN: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bang 2.1 Số vụ án do viện kiểm sát nhân dân tp hà nội tiến

hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố 68 Bang 2.2 Số liệu về hoạt động kiểm sát bắt, tạm giữ, tạm giam

của VKSND TP Hà Nội 74

Trang 9

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là những giá trị cao quý và kết tinh của nền văn minh nhân loại, là cơ sở dé thúc day, giữ gin, bảo vệ nhân phẩm và hạnh phúc của con người Quyền con người được Liên hiệp quốc chính thức thừa nhận từ

năm 1948 với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người vàđược tiếp tục ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác Với việcViệt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm

1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 từ

ngày 24/9/1982, nhà nước ta đã chính thức thừa nhận các giá trị cao quý củaquyền con người dé từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vu cơ bản là bảo vệ tốt hơn những quyền và tự do cơ bản của con người

Có thé nói, chăm lo đến con người, tạo moi điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện là quan điểm cơ bản, xuyên suốt, được thể hiện

trong nhiều văn kiện của Đảng va Nhà nước Việt Nam Trong đó, Hiến phápnăm 2013 — bản Hiến pháp đầu tiên ghi nhận rõ nét, day đủ về quyền conngười bên cạnh quyền công dân đã đánh dấu một bước phát triển mới tronglich sử lập hiến Việt Nam, là tiền đề dé xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật và các thiết chế vì con người, bảo vệ quyền con người một cách tối đa

theo xu hướng phát triển chung của nhân loại Một trong những thiết chế bao

vệ quyền con người được Hiến pháp 2013 ghi nhận là hệ thống cơ quan Viện

kiểm sát nhân dân với nhiệm vụ “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyên con người,

quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phan bảo đảm pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”

Tố tụng hình sự là dạng hoạt động đặc thù của các cơ quan nhà nước có

chức năng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, bao gồm quá trình khởi tố, điều

Trang 10

tra, truy tổ và xét xử vụ án hình sự với sự tham gia của nhiều chủ thé với

nhiều tư cách tố tụng khác nhau Với tính chất phức tạp đó, đây cũng là một

lĩnh vực nhạy cảm về nhân quyền bởi trong quá trình tham gia tổ tụng, quyền

và lợi ích của các chủ thể này đều có thể bị xâm phạm đặc biệt là nhóm người

bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) Trong tổ tụng hình

sự, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiêm sát

việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tô chức, cá nhân trong hoạt động tư

pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự Việc

bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được thể hiện trên hai phương diện: Một là, đấu tranh chống tội phạm, phát hiện kip thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tội xâm

phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó có các quyền của conngười Hai là, bảo đảm các quyền của con người của các chủ thé không bị

pháp luật tước bỏ được tôn trọng.

Đây không phải là một nhiệm vụ dé dàng nên dé ngành Kiểm sát có thé

thực hiện được rất cần đến vai trò quan trọng của các Kiểm sát viên - những

người đại diện cho Viện kiểm sát nhân danh quyền lực nhà nước, trực tiếp

thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự.

Với phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm sát viên góp phần giải

quyết vụ án đúng người, đúng tội, không oan sai hay bỏ lọt tội phạm; đảm bảo

cho các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế được áp dụng có căn cứ, các hoạtđộng tố tụng diễn ra theo đúng trình tự thủ tục luật định, bảo vệ quyền tối đacho các chủ thê trong suốt quá trình tố tụng So với những người có thâmquyên tiến hành tố tụng khác trong tố tụng hình sự, có thé nói Kiểm sát viên

là những người tham gia vào hoạt động tố tụng ở phạm vi rộng nhất và do đó,

họ cũng có khả năng bảo vệ quyên cho các chủ thê một cách triệt đê và hiệu

Trang 11

quả hơn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn

hiện nay là:

Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm

phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ củanhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng

cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội

Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và những quy định pháp luật về bảo vệ

quyền con người trong hoạt động tố tụng của Kiểm sát viên là hoàn toàn cấp thiết, giúp chúng ta có thể hoàn thiện hơn các quy định pháp luật cũng như có những kiến giải để bảo vệ tốt hơn quyền con người trong tố tụng hình sự nóiriêng và hoạt động tư pháp nói chung.

Thực tiễn sau nhiều năm thi hành Hiến pháp 2013 cũng như các đạoluật mới trong lĩnh vực tố tụng hình sự, có thé thấy ngành Kiểm sát nói chung

cũng như các Kiểm sát viên đã nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện tốt nhiệm

vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Tuy nhiên, với yêu cầu cải cách tư pháp cũng như yêu cầu của công tác đấu

tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật thì việc bảo vệ quyền con

người trong tố tụng hình sự ở một số nơi, một số chỗ còn chưa tốt, chưa thực

sự khang định được vai trò, vi trí của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền

con người trong tố tụng hình sự Điều này có thé thé hiện phần nhiều qua việcnhận thức của nhân dân về Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền lợi cho họtrong quá trình tố tụng vẫn còn rất mờ nhạt, tình trạng vi phạm quyền củangười bị buộc tội vẫn còn xảy ra Đặc biệt, thời gian qua một số Kiểm sát viên

có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức, cónhững hành vi tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng rất lớn đến

Trang 12

niềm tin của nhân dân vào đội ngũ Kiểm sát viên Do đó, chúng ta cần phải

nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này, từ đó

đưa ra những giải pháp để nâng cao được vai trò của Kiểm sát viên trong việc

bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.

Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Vai trò của Kiểm sát

viên trong việc bảo vệ quyền con nguoi trong tổ tụng hình sự - qua thực

tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luậthọc chuyên ngành Quyền con người của mình

2 Tình hình nghiên cứuCho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo vệ quyền Con người trong tố tụng hình sự như: “Bao vệ quyên con ñgười bằng pháp luật hình sự và pháp luật to tụng hình sự trong giai đoạn xây dung Nhà nước pháp quyên Việt Nam” đề tài khoa học cấp Đại học Quốc Gia do

GS TSKH Lê Văn Cảm, TS Nguyễn Ngọc Chí, Ths Trịnh Quốc Toản đồng

chủ trì thực hiện năm 2005; “Những van dé lý luận về bảo vệ quyên conngười bằng pháp luật trong lĩnh vực tu pháp hình sự” của GS TSKH LêVăn Cảm đăng trên tạp chí khoa học Luật học của ĐHQG Hà Nội, số 3/2011;

“Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật to tung hinh sw Viét Nam” sách chuyên khảo cua TS Trần Quang Tiệp, NXB Chính trị Quốc gia, 2004;

“Bảo vệ các nhóm dé bị ton thương trong to tụng hình sự ” của Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lê Văn Cảm, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng

chủ biên), NXB ĐHQG Hà Nội,2011; “Chuẩn mực quốc tế về đảm bảo quyềncon người trong hoạt động to tụng hình sự” của PGS.TS Tường Duy Kiênđăng trên Tạp chí Kiểm sát số 13/2006

Về vai trò, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ

quyền con người cũng có nhiều công trình nghiên cứu có thé đề cập đến nhưLuận văn thạc sĩ: “Viện kiêm sát với vai trò bảo vệ quyên con người trong to

Trang 13

tụng hình sự ” của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga, bảo vệ năm 2014; Luận văn

thạc sĩ: “Bao dam quyền con nguoi bang hoạt động kiểm sát xét xử vu án hình

sự của Viện kiểm sát nhân dân” của tác giả Trần Văn Hội, bảo vệ năm 2015;

Luận văn thạc sĩ: “Bảo đảm quyển con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra

vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân” của tác giả Dương Thị Ngọc Loan

bảo vệ năm 2015, Luận văn thạc sĩ: “Vai rò của Viện kiểm sát đối với việc bảo

vệ quyên con người trong kiểm sát tạm giữ, tạm giam, từ thực tiễn Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh, bảo vệ năm

2020; bài viết “Bàn về nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân của

Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 sau 5 năm thi hành ”, Ths Lê Thị Thu Hằng, Tạp chí nghề luật số 7/2019 (tr 8-14)

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đã luận giải được

những van đề lý luận cũng như thực tiễn về van đề bảo vệ quyền con ngườitrong tố tụng hình sự nói chung và vai trò của Viện kiểm sát, trong đó có phầnnao dé cập đến hoạt động của Kiểm sát viên nhưng chưa có nghiên cứu nàotập trung chuyên sâu, cụ thể, trực tiếp về vai trò của Kiểm sát viên trong việc

bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Tuy nhiên, dé có thé nghiên cứu một cách toàn diện cả những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền Con người trong tố tụng hình sự, những công trình nghiên cứu, bài viết trên đều là cơ sở nền tàng và là nguồn tài liệu tham khảo quý giá dé học viên lựa chọn, kế thừa, tiếp tục nghiên cứu và phát

triển trong luận văn thạc sĩ của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn phân tích, chứng minh các phương diện lý luận thé hiện vai

trò của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình

sự Trên cơ sở lý luận đó, luận văn tiếp tục phân tích thực tiễn hoạt động của

Trang 14

Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân thành phé HàNội dé từ đó tìm ra những phương hướng, giải pháp dé nâng cao vai trò củaKiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người trong tổ tụng hình sự.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định nội hàm quyền con người, bảo vệ quyền con người trong tố

tụng hình sự.

- Lam sáng tỏ vai trò của Kiểm sát viên và những yếu tố đảm bảo vai tròcủa Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người trong tô tụng hình sự

- Phân tích thực trạng vai trò của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

thành phố Hà Nội trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.

- Đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người.

3.3 Đối twong nghiên cứu

Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền con ngườicủa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong hoạt động

kiểm sát điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự và áp dụng các biện pháp

Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng vai trò bảo vệ

quyền con người trong tố tụng hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố

Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết 2021

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận

Luận văn tập trung nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở quan điểm củachủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà

Trang 15

nước ta về quyền con người và bảo vệ quyền con người Trong quá trình

nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng xem xét vai trò của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người

trong tố tụng hình sự một cách hệ thống, toàn diện, trong mối liên hệ chặt chẽ

với vai trò của Viện kiểm sát cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thékhác trong tố tụng hình sự

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn phối hợp sử dụng những phương

pháp nghiên cứu cụ thé như: thống kê, phân tích, tong hợp, lịch sử, so sánh,điều tra khảo sát để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng dé hệ thống hóanhững hiểu biết về lý luận và thực tiễn theo một khung phân tích đã được đưa

ra theo cấu trúc của luận văn.

Phương pháp phân tích: Phương pháp này được dùng để phân tích,luận giải, đánh giá những van dé lý luận và thực tiễn vai trò bảo vệ quyền con

người trong tố tụng hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

Phương pháp tổng hop: Phương pháp này được dùng để đánh giá tônghợp các tài liệu, số liệu đã được nghiên cứu; rút ra những nhận định đánh giá

sau khi đã nghiên cứu.

Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được dùng để tìm hiểu lịch sửhình thành và phát triển quyền con người, quyền của bị can, bị cáo

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh các

quan điểm khoa học khác nhau; so sánh các số liệu của từng năm, từ đó rút ranhững đánh giá, nhận xét, kết luận

Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được dùng dé thu thập thông tin, số liệu, sau đó dựa trên thông tin thu thập được tiễn hành đánh

giá, phân tích và rút ra kết luận, đưa ra các giải pháp hoặc kiến nghị phù hợp

Trang 16

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

hơn nhiệm vụ bảo vệ quyên con người trong giai đoạn hiện nay

6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Co sở lý luận và pháp lý về vai trò của kiểm sát viên bảo vệ

quyền con người trong tô tụng hình sự

Chương 2: Thực trạng vai trò của kiểm sát viên bảo vệ quyền conngười trong tố tụng hình sự ở viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của kiểm sát viên bảo vệ quyền con người trong tổ tụng hình sự ở viện kiểm sát nhân dân thành

phố Hà Nội

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LY VE VAI TRÒ CUA KIEM SÁT VIÊN

BAO VỆ QUYEN CON NGƯỜI TRONG TO TUNG HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về vai trò của Kiểm sát viên

bảo vệ quyền con người trong TTHS

1.1.1 Khái niệm về vai trò của Kiém sát viên bảo vệ quyền con người trong to tụng hình sự

1.1.1.1 Khái niệm quyền con người, bảo vệ quyén con người

Ở góc độ chung nhất, quyền con người có thé hiểu là nhu cau, khả

năng, lợi ích tự nhiên, lợi ích pháp lý của con người, của cá nhân được ghi

nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống pháp lý quốc tế, nhằmhướng đến sự công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các nhu cầu, khả năng,

lợi ích đó một cách đầy đủ và hiệu quả trên thực tế.

Theo từ điền tiếng Việt, “bảo vệ” có nghĩa là chống lại mọi sự hủy hoại,

xâm phạm dé giữ gin cho được nguyên vẹn, hoặc là bênh vực bằng lý lẽ dé giữvững ý kiến hay quan điểm [17, tr.64] Từ nội dung của thuật ngữ “bảo vệ” vavới những tính chất, nội dung của quyền con người cho thấy “bảo vệ quyền conngười” có nội dung cơ bản là chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm đề giữ gìncho “nhân phẩm, lợi ích, nhu cầu và năng lực” của tất cả mọi người trong xãhội được “nguyên vẹn” và ton tại an toàn Theo đó, ở nghĩa chung nhất “bảo vệ

quyền con người” là hoạt động chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm lợi ích, nhu cầu, nhân phẩm để giữ gìn cho quyền con người được nguyên vẹn.

Theo đó, bảo đảm quyền con người chính là việc tạo ra các điều kiện, yếu tổ một cách day đủ, thuận lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, pháp luật dé quyén con người được thực hiện trong thực tiễn, nhằm làm cho hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất trên thực tế Trên phương diện pháp

Trang 18

lý, trong hoạt động bảo vệ quyền con người thì pháp luật có vị trí, vai trò quan

trọng hàng đầu, bởi vì pháp luật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội

của quyền con người, pháp lý hóa giá trị xã hội của các quyền tự nhiên; là

công cụ sắc bén của nhà nước trong việc thực hiện thúc đây và bảo vệ quyền con người; pháp luật tạo cơ sở pháp lý để mọi cá nhân, công dân đấu tranh

bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Pháp luật xác lập và bảo vệ

sự bình dang giữa các cá nhân trong xã hội và sự độc lập tương đối của các cánhân với tập thể, cộng đồng, nhà nước, thông qua việc pháp điển hóa cácquyền va tự do tự nhiên, vốn có của cá nhân Chỉ khi mang tính pháp lý, các

quyền tự nhiên mới chuyển thành những quyền con người có đầy đủ giá tri hiện thực bằng pháp luật Đồng thời, pháp luật là phương tiện bảo đảm giá trị thực tế của các quyền con người [10, tr.4].

Bảo vệ quyền con người hiện nay được thực hiện thông qua ba cơ chế

đó là cơ chế quốc tế, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia Trong đó, cơ chế

quốc tế và cơ chế khu vực có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế quốc gia, đặcbiệt đối với các quốc gia tham gia công ước, điều ước quốc tế về bảo vệ

quyền con người Như vậy, nghĩa vụ bảo vệ quyền con người của mỗi nhà nước được coi là một nghĩa vu chủ động bởi dé ngan chan su vi pham quyéncon người cua bên thứ ba, các nha nước phải chu động đưa ra những biệnpháp và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm Theo

đó, ở cấp độ quốc tế, bảo vệ quyền con người được hiểu là hoạt động của mỗi

nhà nước nhằm ngăn ngừa, phòng chống, xử lý những hành vi vi phạm quyềncon người của bất cứ chủ thể nào Trong các cơ chế bảo vệ quyền con người,

cơ chế quốc gia có vai trò quan trọng nhất, được chứng minh bang lịch sử lâu đời và có hiệu quả cao trong thực tiễn Theo đó, các quốc gia có trách nhiệm tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người như phápluật, bộ máy nhà nước, cơ chê thực hiện vận hành bộ máy Dé thực hiện

10

Trang 19

nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, mỗi quốc gia cần xây dựng một hệ thống

pháp luật với mục đích ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm quyền con

người, bên cạnh đó cũng tính đến việc phục hồi, khôi phục lại những quyền

và lợi ích hợp pháp của người bị vi phạm Việc thực hiện hoạt động nàythường được trao cho những cơ quan nhà nước có thâm quyên tùy theo từng

lĩnh vực mà quyền con người bị xâm hại, hạn chế hoặc bị tước bỏ

Trên cơ sở khái niệm về quyền con người và những phân tích nêu trên, bảo vệ quyền con nguoi có thể hiểu là toàn bộ các hoạt động phát hiện, ngăn

ngừa và xử lý những hành vi vi phạm quyền con người nhằm khôi phục những

quyên và lợi ích hợp pháp cua cá nhân, công dân đã bị xâm hại, hạn chế hoặc tước bỏ bởi hành vi vi phạm pháp luật về quyên con người, do các chủ thể có thẩm quyên thực hiện.

Trên cơ sở định nghĩa về bảo vệ quyền con người, có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, bảo vệ quyền con người là toàn bộ các hoạt động phát hiện,ngăn ngừa và xử lý những hành vi vi phạm quyền con người Hoạt động pháthiện, ngăn ngừa, chống lại sự hủy hoại, xâm phạm quyền con người, chỉ lànhững hành vi được pháp luật thừa nhận cho cá nhân, tổ chức và nhà nước

được thực hiện khi phát hiện được hành vi xâm phạm quyền con người Điều

đó có nghĩa là hành vi bảo vệ phải là những hành vi không bị pháp luật cam,

không trái pháp luật mà phải là những hành vi hợp pháp Từ đó, có thể nhậnthấy rằng, bảo vệ quyền con người được thê hiện trên hai phương diện chủ yếu,một là hoạt động ngăn ngừa, chống lại những hành vi vi phạm và hai là hoạtđộng trừng trị, trừng phạt, xử lý những hành vi vi phạm quyền con người

Thứ hai, bảo vệ quyền con người là hoạt động nhằm khôi phục những

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân đã bị xâm hại, hạn chế hoặctước bỏ bởi hành vi vi phạm pháp luật vê quyên con người Trên cơ sở đó, có

11

Trang 20

thé nhận thấy, mục dich của bảo vệ quyền con người dé khôi phục cho “nhân

pham, loi ích, nhu cầu và năng lực” của mọi cá nhân, công dân được “nguyên

vẹn” và “bảo toàn” trong xã hội Như vậy, những gì là nhân phẩm, là lợi ích,

là nhu cầu và là năng lực của cá nhân, công dân đã bị xâm hại, hạn chế hoặc

tước bỏ bởi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được bảo vệ Vì thế, mục đích

của bảo vệ quyền con người được giới hạn trong phạm vi quy định của pháp luật sẽ được thê hiện khi quyền con người bị xâm hại thì cần phải khôi phục

những gi đã mất tránh khỏi sự xâm phạm từ hành vi vi phạm

Thứ ba, bảo vệ quyền con người được thực hiện bởi các chủ thể có

thâm quyền do pháp luật quy định Bởi lẽ, hành vi bảo vệ quyền con người không gồm tất cả các hành vi do ý chí của người thực hiện quyết định mà được giới hạn bởi những quy định của pháp luật về nội dung, hình thức và

phương thức thực hiện Do vậy, chỉ có những chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ

quyền con người mới có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tức là, không phải tất cả các chủ thể có khả năng bảo vệ quyền con ngườitrong xã hội đều là chủ thể bảo vệ quyền con người, mà chỉ những chủ thể cóthâm quyền được pháp luật quy định có nhiệm vụ bảo vệ khi nhà nước thấy

cần thiết Điều này có nghĩa chủ thể bảo vệ quyền con người là những cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước được pháp luật quy định có nghĩa vụ pháp lý thực thi hoạt động bảo vệ quyền con người trước những hành vi xâm hại quyền hoặc hành vi có nguy cơ đe doa hạn chế, tước đoạt quyền con người.

1.1.1.2 Khái niệm về tô tụng hình sự

Lý luận về hoạt động tố tụng hiện nay đang là van đề hết sức phức tạp,còn nhiều quan điểm khác nhau Hoạt động tố tụng được xác lập trên cơ sởcác chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng, được thực hiện thông quanhững trình tự, thủ tục tố tụng cụ thể, nhằm giải quyết vụ việc theo mục đích

đề ra Trên thực tế, hoạt động tố tụng luôn gan liền với chủ thé áp dụng và

12

Trang 21

trình tự, thủ tục áp dụng, cũng như đối tượng áp dụng, bởi vì những quy định

về luật nội dung là tiền đề quan trọng để xác định mỗi lĩnh vực tố tụng Các

chủ thé này có quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định (địa vị pháp lý tổ tụng)

khi tham gia vào quy trình tố tụng, bằng những trình tự, thủ tục cụ thể nhất

định Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiễn hành xem xét một

vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy

định của pháp luật Do các vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp

luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứng Thủ tục tố tụng hình

sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự Theo trình tự

thi thủ tục tố tụng phân thành các giai đoạn tố tụng Xét một cách chung nhất, giai đoạn tô tụng là các khâu, các phần việc khác nhau của quá trình tố tụng Đối với thủ tục tố tụng hình sự có các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử va thi hành án Như vậy, các giai đoạn tố tụng luôn có mối quan hệ mật

thiết với nhau, là sự nối tiếp quá trình tố tụng để tạo nên hoạt động tố tụng vađược thực hiện bằng thủ tục tố tụng cụ thể Ở mỗi giai đoạn tố tụng, các cơquan tiến hành t6 tụng, người tiến hành tố tung và người tham gia tố tụng cónhững quyền hạn, nghĩa vụ riêng Tuy vậy, việc thực hiện quyền hạn, nghĩa

vụ của các chủ thể này trong mỗi giai đoạn tố tụng đều có ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ chung của tố tụng Các văn bản pháp luật tố tụng bên cạnh việc quy định về các điểm khác biệt của mỗi thủ tục tố tụng, luôn quy định về các vấn đề chung của các vụ án như: Tham quyền xét xử của tòa án,

nguyên tắc xét xử, thành phần của hội đồng xét xử, những người tham gia tố

tụng vả quyên, nghĩa vụ của họ, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

hoặc các biện pháp ngăn chặn.

Hoạt động tố tụng luôn gắn liền với chức xét xử của Tòa án Thông qua

chức năng xét xử, vai trò của Tòa án là hết sức quan trọng thé hiện trong hoạtđộng tô tụng nói chung và tô tụng hình sự nói riêng Bên cạnh đó, Viện kiêm

13

Trang 22

sát nhân dân cũng tham gia hoạt động tố tụng như một thành tố không thể

thiếu vắng, với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng Nhìn từ khía cạnh luật

thực định, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan điều tra, Việnkiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ củamình tiến hành giải quyết công việc theo quy định của pháp luật hình sự vàpháp luật tố tụng hình sự

Như vậy, tổ tụng hình sự có thể hiểu là toàn bộ hoạt động của Tòa án,

Viện kiểm sát, người tiễn hành tố tụng, người tham gia to tụng, của cá nhân, của

cơ quan Nhà nước và tổ chức trong quá trình phát hiện, to giác và giải quyết các

vụ án theo trình tự, thủ tục tổ tụng hình sự, nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, bảo vệ các quyên và lợi ích pháp lý cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Hoạt động to tung cua Vién kiểm sát nhân dân được hiểu là hoạt động

mà Viện kiểm sát nhân dân tham gia vào các giai đoạn của quá trình to tung

hình sự dé xử ly, giải quyết các vụ án theo trình tự, thủ tục tô tụng hình sự,

nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, bảo vệ các quyên và lợi ích pháp lý cụ

thể của cá nhân, tổ chức.

1.1.1.3 Khái niệm về Kiểm sát viên

Hệ thong co quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự ở Việt Nam bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án Mỗi cơ quan đều

có vai trì nổi bật ở những giai đoạn tô tụng khác nhau Trong ba cơ quan nêu trên chỉ có duy nhất Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng tham gia

xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự Từ khi thành lập đếnnay, Viện kiểm sát với đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn,pham chat chính trị vững vàng, đạo đức chuẩn mực đã có những đóng góp tolớn vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, pháthiện chính xác và xử lý công minh, kip thời mọi hành vi phạm tội, không délọt tội phạm, không làm oan người vô tội; bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa,

14

Trang 23

quyền con người, quyền công dân được tôn trọng: trật tự an ninh, an toàn xãhội được giữ vững Đóng góp vào thành tích đáng tự hào của Viện kiểm sát làhoạt động của đội ngũ Kiểm sát viên — những người đại diện trực tiếp cho

Viện kiểm sát tham gia quá trình tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

Nói tới vai trò là nói tới tác dụng, chức năng cua ai hoặc của cái gi

trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thé, một t6 chức, một quátrình, một sự việc Vai trò của một chủ thé được xác định từ tư cách, vị trí củachủ thể đó trong một tập thé, tổ chức, trong một quá trình, sự việc ĐỀ xácđịnh vai trò của Kiểm sát viên cần xuất phát từ cách tiếp cận về Kiểm sát viên

trong một mối quan hệ nhất định, một thiết chế nhất định.

Theo từ điển Bách Khoa toàn thư, “Kiểm sát viên là cán bộ của cơ quan

kiểm sát được bồ nhiệm theo quy định cua pháp luật, có thẩm quyên và nghĩa vụ luật định, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành triệt để nghiêm

chỉnh pháp luật của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân” [10] Tir điền Báchkhoa toàn thư chỉ ra nội hàm của khái niệm Kiểm sát viên gồm ba nội dung:

1, là cán bộ của cơ quan kiểm sát — kiểm sát viên ở đây có tư cách là một cán

bộ trong thiết chế cơ quan kiểm sát; 2, được bố nhiệm theo quy định của pháp luật: và 3, có thẩm quyền và nghĩa vụ luật định, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành triệt để nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tổ chức

xã hội và công dân Tuy nhiên, nội dung thứ ba không còn phù hợp, không

chính xác tại thời điểm hiện tại khi chức năng của Viện kiểm sát đã thay đổi,Kiểm sát viên là người tiễn hành tố tụng của Viện kiểm sát thực hiện chức năngthực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát

Theo Từ điển Luật học thì: “Kiém sát viên là người được bổ nhiệmtheo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp

luật, thực hành quyền công to” Khái niệm này chưa phản ánh rõ địa vị pháp

lý của Kiêm sát viên mà chỉ thê hiện nhiệm vụ của Kiêm sát viên theo chức

15

Trang 24

năng của Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân tại thời điểm đưa ra khái niệm và không còn phù hợp vớithời điểm hiện tại.

Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 định nghĩa: “Kiểm sát viên là người

được bồ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền

công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp” Khái niệm trên đã xác định đúng

về nhiệm vụ của nhiệm vụ của Kiểm sát viên từ giác độ chức năng hiện hànhcủa Viện kiểm sát nhân dân nhưng cũng tồn tại những hạn chế trong cách xâydựng khái niệm như trong Từ điển Luật học

Theo quan điểm cá nhân, để làm rõ khái niệm và vai trò Kiểm sát viên,

thứ nhất, cần khăng định Kiểm sát viên là một công chức Nhà nước, là công chức nhà nước có nghĩa trước tiên họ phải thỏa mãn các điều kiện của một

công chức trong bộ máy Nhà nước Theo Luật cán bộ công chức năm 2008 thì

Kiểm sát viên là công chức nhà nước, có nghĩa là họ phải là công dân ViệtNam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc giao giữ mộtcông vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh,

cấp huyện, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được xếp vào một ngạch công chức nhất định Kiểm sát viên là một công chức của Viện kiểm sát — người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật dé thực hiện chức năng của

Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua hệ thống

công chức 14 người tiến hành tố tụng như Viện trưởng, Phó Viện trưởng,Kiểm sát viên, Kiém tra viên và những công chức khác, những bộ phận giúpviệc khác Như vậy, Kiểm sát viên là một trong số các công chức góp phầnthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát Hiến pháp 2013 quy

định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyên công tố, Kiểm sát viên là chủ thé tiến hành to tụng, có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc thực hiện

16

Trang 25

chức năng thực hành quyén công tổ và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự của Viện kiểm sát" [35].

Kiểm sát viên cũng là một chức danh tư pháp, chức danh này được sử

dụng dé định danh một người hành nghề luật, làm việc trong hệ thống tư pháp

mà cụ thể là chỉ người làm việc trong Viện kiểm sát, nhân danh Nhà nướctham gia vào các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật GS.TS Võ

Khánh Vinh cho rằng:

Chức danh tư pháp chỉ những người thực hiện nhiệm vụ trong các

cơ quan tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) được đào tạo

kỹ năng thực hành nghề và hành nghề theo một chuyên môn nhất

định, có danh xưng, được bồ nhiệm hoặc thừa nhận theo pháp luật khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện xác định theo quyđịnh của pháp luật.

Như vậy, từ khía cạnh thứ hai, có thê hiểu Kiểm sát viên là một chức danh

tư pháp, thực hiện một loại hình nghề luật tương ứng nghề công tố/ nghề kiểmsát tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia trên thế giới và sẽ có vai trò tương ứngvới tính chất nghề nghiệp của họ trong sự phân công lao động xã hội

Khi được phân công giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại Kiểm sát viên là người tiễn hành tố tụng, có các thâm quyền tiễn hành tố tụng, có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các quyết định

và hành vi tố tụng và cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết

định và hành vi tố tụng do mình thực hiện

1.1.1.4 Khái niệm vai trò của Kiểm sát viên bảo vệ quyên con ngườitrong to tụng hình sự

Hoạt động của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự thé hiện xuyên suốt

qua các giai đoạn, trong đó ngoài việc thực hành quyền công tổ thì kiểm sátviệc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp là có tính liên tục Hoạt động

17

Trang 26

này của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm cho tố tụng hình sự được triển khai đúng

quy định pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền con người của các chủ thé bị áp

dụng các hoạt động tố tụng hình sự như người bi bắt, bị tạm giữ, bi can, bi cáo

Các giai đoạn tô tụng thé hiện ở từng hoạt động mà theo đó các cơ quan

tiến hành tố tụng thực hiện những hoạt động nhất định dé tìm ra sự thật khách

quan của vụ án để từ đó đưa ra được bản án đúng người, đúng tội đúng pháp

luật Chức năng thực hành quyền công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa Viện kiểm sát cũng được thực hiện tương ứng ở từng giai đoạn té tụng.Nhu vậy, phương thức, đối tượng, nội dung bảo vệ quyền con người của Viện

kiểm sát trong từng giai đoạn tố tụng hình sự ít nhiều khác nhau Tuy nhiên, xuyên suốt trong suốt quá trình tố tụng, việc bảo vệ quyền con người được

thực hiện thông qua hai chức năng cơ bản của Viện kiểm sát là thực hànhquyên công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp

Quyên công tố và thực hành quyền công tổ là những khái niệm cơ bản

trong nghiên cứu về chức năng của Viện kiểm sát Quyền công tổ là quyềnnhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tdi Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một

cơ quan thực hiện (ở nước ta là cơ quan Viện kiểm sát nhân dân) dé phat hién tội phạm va truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Dé làm được điều này, cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm

và người phạm tội, trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Toà án vàbảo vệ sự buộc tội đó trước phiên toà Như vậy, thực hành quyền công td cótác dụng gián tiếp bảo vệ quyền con người, vì giup ngăn ngừa những hành vi

vi phạm nhân quyên Tuy nhiên, việc thực hành quyền công tố cũng tiềm anrủi ro vi phạm nhân quyền, nếu như việc truy tố một người mang tính chất tuỳ

tiện, cầu thả, chưa đủ chứng cứ tin cậy, hoặc cé tình truy tố trái pháp luật.

18

Trang 27

Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm

2014 đã có những sửa đồi, bổ sung dé làm rõ hơn chức năng thực hành quyền

công tố của Viện kiểm sát, theo đó, thời điểm thực hành quyền công tố được

xác định từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, có tin báo, tố giác về tội phạm Trước đó, pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định việc thực hành

quyền công tô của Viện kiểm sát chỉ phát sinh sau khi có quyết định khởi tố

vụ án hình sự Sửa đổi này giúp mở rộng phạm vi bảo vệ quyền con người củaViện kiểm sát so với trước đây

Nếu như chức năng thực hành quyền công tố vừa có tác dụng bảo vệ,

vừa tiềm ẩn rủi ro vi phạm, thì chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thé hiện rõ nét và tập trung vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Nội dung kiểm sát các hoạt

động tư pháp trong tố tụng hình sự là giám sát trực tiếp hoạt động của các cơquan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho

pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thong nhất.

Như vậy, khi thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát có thể phát hiện và xử

lý những hành vi vi phạm các quyền con người trong hoạt động của các cơ

quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tổ tung Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vu của Viện kiểm sát không chỉ đảm bảo cho pháp luật được chấp hành

nghiêm chỉnh và thống nhất mà còn qua đó góp phần bảo vệ quyền con người,

quyền công dân trong hoạt động tổ tụng Cụ thé hơn, Viện kiểm sát nhân dân

không chỉ đóng vai trò của một bên (bên công tố, buộc tội) như pháp luật một

số nước, mà còn được giao trách nhiệm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và

người phạm tội, chống làm oan người vô tội; không dé người nao bị khởi tố,

bị bắt, tạm giữ, tạm giam, hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm một cách trái pháp luật.

Kiêm sát viên là chủ thê tiên hành tô tụng, có vai trò quan trọng và trực

19

Trang 28

tiếp trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tô và kiểm sát việc

tuân theo pháp luật trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự của Viện

kiểm sát Như vậy, có thể đưa ra khái niệm vai trò của Kiểm sát viên bảo vệ

quyền con người trong tố tụng hình sự như sau:

Vai trò của Kiểm sát viên bảo vệ quyén con người trong tô tụng hình sự

là sự thể hiện địa vị pháp lý của Kiểm sát viên với tư cách là người tiễn hành

to tung của VKSND, thông qua các hoạt động to tụng dé góp phan giải quyết

vụ án hình sự theo thẩm quyên, từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy 16, xét xử

và một phần của giai đoạn thi hành án hình sự; nhằm bảo đảm cho pháp luật

tổ tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất; kịp thời

phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm quyên con người trong hoạt động

của các cơ quan tiễn hành to tụng, người tiễn hành to tụng

1.1.2 Đặc điểm vai trò của Kiểm sát viên bảo vệ quyền con ngườitrong to tụng hình sự

Về mặt pháp lý, tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong tổ tụng hình sự, tuy nhiên, mỗi cơ quan tiễn

hành tố tụng với chức năng, nhiệm vụ của mình, có những cách thức, biện

pháp riêng dé thực hiện nhiệm vụ này Hay nói cách khác, tat cả những người tiễn hành tố tụng — người đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người

trong qua trình tham gia tố tụng

Đối với Kiểm sát viên, hoạt động bảo vệ quyên con người trong tố tụnghình sự của Kiểm sát viên có những đặc trưng sau:

- Kiểm sát viên bảo vệ quyền con người trong tổ tụng hình sự thông

qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình là thực hành quyền công tố

và kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.

Với mục tiêu xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, Hiến pháp

năm 2013 tiếp tục khang định:

20

Trang 29

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hai chức năng đó là thực hành

quyên công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp [35].

Hiến pháp 2013 cũng xác định:

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền

con nguoi, quyén công dan, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh vàthống nhất [35]

Trong mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc

bảo vệ các quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ cơ bản, nhiệm vụ này được Nhà nước tin tưởng giao cho Viện kiểm sát nhân dân, đây là nhiệm

vu trong tâm cua Kiểm sát viên, chi được đặt sau nhiệm vu bảo vệ pháp luật

Trong tố tụng hình sự, với nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm sátviên thực hiện thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tố tụng nóichung, nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luậtbảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truybức, nhục hình hay bat kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức

khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm Hoạt động kiểm sát và hoạt động công

tố là hai hoạt động khác nhau, với mục tiêu khác nhau Một bên là bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, còn bên kia là tập trung vào việc phát hiện, điều tra, truy tố, buộc

tội chính xác, nhanh chong, kịp thời, bảo đảm không dé xảy ra oan sai, không

bỏ lọt tội phạm.

- Chủ thê được Kiểm sát viên bảo vệ quyền con người trong tố tụnghình sự chủ yếu là những người tham gia tổ tụng

Tố tụng hình sự chia các chủ thé tố tụng ra làm hai nhóm là những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng Những người tiến

21

Trang 30

hành tổ tụng là những chủ thé có các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định, sử

dụng quyên lực nhà nước trong việc làm sáng tỏ vụ án hình sự Do đó, chủ thé

này tham gia vào hoạt động tổ tụng với những bảo đảm về quyên năng tố tụng

của nhà nước Việc đặt ra van dé bao đảm quyền con người của chủ thé này

có nhưng không thường xuyên và không thật sự cấp thiết

Chủ thê thứ hai là những người tham gia t6 tung Căn cứ vào tính chat,

nội dung, quyền và nghĩa vụ của các chủ thé có thể thành hai nhóm: một

nhóm với tư cách pháp lý là người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết

án do đã thực hiện hành vi, vi phạm pháp luật hình sự Đối với loại chủ thé

này, quyền và nghĩa vụ được giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự Quyền

và nghĩa vụ pháp lý của người bị bắt, tạm giữ, bi can, bi cáo, người bị kết án được dam bảo thực hiện thông qua những người tiến hành tố tụng Vì vậy, có

thé xác định đây là những đối tượng được Kiểm sát viên đảm bảo quyền conngười trong tố tụng hình sự Ngoài nhóm chủ thê trên, trong hoạt động tô tụngcòn có người tham gia tố tụng như người làm chứng, người phiên dịch, ngườibào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự cũng

là chủ thé cần được đảm bảo quyén con người, mặc dù quyền của họ không có nguy cơ bị xâm hai từ phía người tiễn hành tổ tụng, do họ tham gia tố tụng là

dé thực hiện trách nhiệm của mình nhằm góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án Việc bảo vệ quyền con người của những người tham gia tố tụng là nội dung đặc biệt quan trọng, bởi lẽ nếu hoạt động tố tụng của các cơ quan

tiễn hành tố tụng và người tiến hành tố tung làm oan sai và bỏ lọt tội phạmhoặc tiến hành các hoạt động tố tụng trai với quy định thì đều xâm phạm tớiquyên và lợi ích hợp phạm của những người tham gia tố tụng Đặc biệt trong

đó quyền của người bị buộc tội là rất quan trọng trong tố tụng hình sự.

- Quyền của các chủ thể được quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng

hình sự Do tính chất đặc biệt của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là được

22

Trang 31

phát sinh từ việc thực hiện hành vi phạm tội, nên trong tố tụng hình sự, người

bi tạm giữ, tạm giam, bi can, bi cáo, người bi kết án bị hạn chế một số quyền

cơ bản của công dân như: quyền tự do thân thé, tự do di lại, quyền lao động,

quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền bất khả xâm phạm về than thẻ,

Do việc hạn chế các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trực tiếp ảnhhưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người bi tạm giữ, tạm giam, bi

can, bi cáo, người bi kết án, vì thé dé đảm bao quyền con ngưỜi, quyền công

dân của những người này trong từng giai đoạn tô tụng, pháp luật đã quy địnhcác quyền tương ứng với địa vị pháp lý của họ theo quy định pháp luật

Người bị tạm giữ có quyền: được biết lý do bị tạm giữ, trình bày lời khai, đưa ra yêu cầu, khiếu nại về việc bị tạm giữ và các quyết định khác liên quan, nhờ người bào chữa, Bị can có các quyền: được biết mình bị khởi tố

về tội gi, đưa ra nguồn chứng cứ và những yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiếnhành tố tụng, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được nhận bản saoquyết định khởi tố, bản kết luật điều tra, bản cáo trạng, khiếu nại các quyết địnhcủa cơ quan tiến hành t6 tụng, Bi cáo có các quyền: được nhận quyết định

đưa vụ án ra xét xử, tham gia phiên toa, đề nghị thay đôi người tiễn hành tố

tụng, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, nói lời sau cùng trước khinghị án, được xem biên bản phiên toà, kháng cáo bản án, Người bị kết án có các quyền: được nhận trích lục bản án, quyết định thi hành án, được hoãn thihành án phạt tù, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo quy định của pháp luật,

được giảm thời hạn, miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật, Đối với người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước

Như vậy, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Kiểm sát viênbảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định trong pháp luật tuỳ

theo từng loại chủ thể khi tham gia vào hoạt động tố tụng Đó là các quyền của người tham gia tố tụng và những người tiến hành tổ tụng.

23

Trang 32

- Vi phạm quyền con người trong tố tụng hình sự chủ yếu diễn ra từ

phía người tiến hành tố tụng Hoạt động tố tụng hình sự gồm tiếp nhận, giải

quyết tô giác tin báo về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

đều được tiễn hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm: Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện

kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, Những cơ quan này đượcxác định trong tổ tụng hình sự là những cơ quan tiến hành tố tụng Khi tiến

hành việc giải quyết các vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng thực

hiện các biện pháp t6 tụng, hoạt động tố tụng khác nhau Các biện pháp này

có ảnh hưởng khác nhau tới quyền con người của chủ thể bị áp dụng Trongtrường hợp bị lạm dụng hoặc thực hiện không đúng trình tự thủ tục do Bộ luật

Tố tụng hình sự quy định thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền con người

của họ như: bắt, tạm giữ, tạm giam, áp dụng các biện pháp điều tra; áp dụngcác biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Việc gây ảnh hưởng tới quyền conngười như quyền bat khả xâm phạm về thân thé, tự do cá nhân, quyền bí mậtthư tín, điện tín, quyền bat khả xâm phạm về chỗ ở phan nao bị ảnh hưởng bởi

các hoạt động tố tụng Trong thực tế đó, việc tiến hành hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát có thể góp phần kiềm chế, ngăn chặn các hành vi vi phạm tố tụng, thực hiện các biện pháp

không được phép để xâm phạm tới các quyền con người của chủ thể bị áp

dụng Bằng các hoạt động kiến nghị, yêu cầu, Viện kiểm sát buộc các cơ quan

tiễn hành tố tụng khác phải tuân thủ đúng quy định khi áp dụng các biện pháp

tố tụng cho hoạt động này, qua đó góp phần đảm bảo quyền con người của đối

tượng được tôn trọng trong thực té.

1.1.3 Ý nghĩa về vai trò của Kiểm sát viên bảo vệ quyền con người trong to tụng hình sự

Tó tụng hình sự là dạng hoạt động tố tụng đặc biệt với sự tham gia của

24

Trang 33

các cơ quan tiến hành tô tụng có chức năng trực tiếp đấu tranh chống tội phạmnhư Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và bên còn lại là cá

nhân, t6 chức tham gia với nhiều tư cách khác nhau có thé là người bị bat,người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, người làm chứng, người giám định,

người phiên dịch (người tham gia tố tụng) Theo đó, khi quyền của ngườitham gia tố tụng bi xâm hại, thì phương thức tốt nhất dé khôi phục và giữ gìn

sự nguyên vẹn chính là yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ, trong đó Tòa án giữ vai trò quyết định, tuy nhiên Viện kiểm sát cũng là cơ quan giữ vai trò quan trọng xuất phát từ hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp.

Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự có một ý nghĩa đặc biệt

quan trọng, bởi lẽ trong lĩnh vực này, sức mạnh cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước (phương pháp mệnh lệnh - phục tùng của ngành luật tố tụng

hình sự) tạo nên sự bất bình đăng giữa các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật

tố tung dẫn đến quyền con người trong tô tụng hình sự lại là quyền dé bị xâm

phạm, de doa xâm phạm nhất và hậu qua dé lại cũng nghiêm trọng nhất khi nóxâm hại đến quyền sống; quyền bat khả xâm phạm về sức khỏe, danh sự, nhân

phẩm; quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo;

quyền không bị bat, giam giữ tùy tiện Do đó, hoạt động tổ tụng hình sự của

Kiểm sát viên cần phải chú trọng và quan tâm đặc biệt việc bảo vệ quyền con

người; qua đó nhằm mục đích là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của

người bị buộc tội, bị hại, hướng đến giảm thiểu các hành vi xâm hại, nguy cơxâm phạm một cách bất hợp pháp

Như vậy, vai trò của Kiểm sát viên bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng và quyết định về vấn đề bảo vệ quyền con người;

có tác dụng ngăn chặn và xử lý, trừng phạt mọi hành vi xâm hại đến quyền con

người, bảo vệ tính uy nghiêm và trật tự của pháp luật, giữ gìn uy tín của nhà nước, củng cô niêm tin của nhân dân đôi với nhà nước, chê độ XHCN,

25

Trang 34

1.2 Nội dung về vai trò của Kiểm sát viên về bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng

Quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong việc giải

quyết vụ án hình sự ở từng thời kì lịch sử có sự khác nhau nhưng tựu chung

đều là các quy phạm pháp luật khăng định Kiểm sát viên là cá nhân đại diệntrực tiếp tiễn hành các hoạt động tố tụng nhăm thực hiện chức năng của Viện

kiểm sát nhân dân Vai trò của Kiểm sát viên khi được phân công giải quyết

vụ án hình sự trong các văn bản pháp luật được biểu hiện ở nhiều mức độkhác nhau, có thé là khái quát chung nhất hoặc có những điều khoản cụ thé,

chỉ tiết Những quy định này giúp chúng ta có được hiểu biết nhất định về vị

trí, nhiệm vụ, vai trò của Kiểm sát viên trong việc giải quyết vụ án hình sự.

1.2.1 Thực hành quyền công tổ và kiểm sát hoạt động tư pháp trong

việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Kiểm sát viên kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm

của cơ quan, người có thâm quyền [37, Điều 42] Theo quy định tại khoản 2,

khoản 3 Điều 125 và khoản 1 Điều 152 Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 thìtrách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, người phạm

tội tự thú, đầu thú thuộc về Viện kiểm sát; Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Riêng Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra có thêm trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kiến nghị khởi tố của cơ

quan nhà nước có thâm quyền

Khi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ được chuyên đếnhoặc người phạm tội đến tự thú, đầu thú tại Viện kiểm sát thì Kiểm sát viênđược phân công đại điện cho VKS tiếp nhận và chuyên ngay cho Cơ quan

điều tra có thâm quyền giải quyết Kiểm sát viên kiểm sát việc tiếp nhận vàgiải quyét nguôn tin vê tội phạm do các cá nhân, tô chức và cơ quan nhà nước

26

Trang 35

chuyên đến Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số

hoạt động điều tra, đảm bảo mọi tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố

được tiếp nhận day đủ và giải quyết kịp thời Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát

việc tuân thủ thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của Cơ quan điều tra,

cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra Điều 146 Bộ

luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc tiếp nhận nguôn tin tội phạm phảiđược lập thành biên bản và ghi vào số tiếp nhận, có thé ghi âm hoặc ghi hình có

âm thanh việc tiếp nhận; Công an phường, thi tran, đồn Công an tiễn hành kiểm

tra, xác minh sơ bộ, Công an xã lay lời khai ban đầu; sau đó tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cùng tài liệu, đồ vật có liên quan phải được chuyên ngay cho Cơ quan điều tra có thâm quyền giải quyết.

Kiểm sát viên kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm,kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc tạmđình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm (điểm c, đ khoản 1Điều 42) Kiểm sát viên kiểm sát việc thụ lý và giải quyết nguồn tin về tộiphạm phải đúng thâm quyên và thời hạn theo quy định tại Điều 145 và Điều

147 Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2015 quy định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tin báo, tố

giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết

định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định tạmđình chỉ việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; trườnghợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiềuđịa điểm thì thời hạn giải quyết không quá 02 tháng Kiểm sát viên kiểm sát

việc tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi

tố khi hết thời hạn trên phải thuộc hai trường hợp tạm đình chỉ theo quy định

27

Trang 36

tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Trường hợp tạmđình chỉ không có căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo với lãnh đạo Viện kiểmsát để ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết.

Kiểm sát viên kiểm sát việc phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,

kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễnhành một số hoạt động điều tra tuân thủ quy định tại Điều 149 Bộ luật Tố

Kiểm sát viên kiểm sát kết quả tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội

phạm Khi thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý và giải quyết nguồn tin về tội

phạm, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt

động điều tra phải gửi thông báo, kết quả tiếp nhận, giải quyết nguồn tin vềtội phạm cho Viện kiểm sát trong thời hạn quy định để Kiểm sát viên đượcphân công tiến hành kiểm sát Kiểm sát viên có thể yêu cầu Cơ quan điều tra,

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm [37, Điều 42].

Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không day đủ,

vi phạm pháp luật thì Kiểm sát viên báo cáo, kiến nghị lãnh đạo Viện kiểm sát

ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hànhmột số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động: tiếp nhận, kiểm tra, xácminh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả

cho Viện kiểm sát; cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm

28

Trang 37

người vi phạm; yêu cau thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra [37, Điều 160].Ngoài việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật thì Kiểm sátviên còn thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn

tin về tội phạm Khi kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn

tin về tội phạm của các cơ quan có thâm quyền, Kiểm sát viên được phâncông có thể đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu các cơ quan đóthực hiện [37, Điều 159] Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42; điểm ckhoản 3 Điều 145 và khoản 5 Điều 159 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thìtrong trường hợp Co quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu băng văn bản nhưng không

được khắc phục thì Kiểm sát viên với vai trò là cá nhân đại diện trực tiếp thựchiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trực tiếp giảiquyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm Đồng thời theo khoản 2Điều 146 Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 thì trong thời hạn 05 ngày kê từ

ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

Có thé nhận thay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có những quy

định mới, cụ thé và chi tiết về nhiệm vu, quyén han của Kiểm sát viên trong

việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2003 không có quy định cụ thé về việc thực hành quyền công tổ và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật của Kiểm sát viên nói riêng và Viện kiểm sát nóichung trong hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm Khoản 4Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định rất chung về vai trò

kiêm sát việc tiêp nhận, giải quyết tin báo, tô giác về tội phạm và kiên nghị

29

Trang 38

khởi tố của Viện kiểm sát Thông tư liên tịch số 06/2013 của liên ngành

Trung ương hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Té tụng hình sự về tiếp

nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại khoản 3

Điều 12 quy định các nhiệm vu, quyền hạn của Kiểm sát viên được phân công

kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Kếtiếp là Điều 12 và Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

cũng đã có quy định về các quyền năng pháp lý cụ thể của Viện kiểm sát

trong thực hành quyên công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Do vậy, các nhà làm luật khi tiến

hành xây dựng, soạn thảo đã ghi nhận và đưa các quy định của các văn bảnpháp luật trên vào Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng hình sự mới được ban hành và có

hiệu lực pháp luật với sự thống nhất nội dung với các văn bản pháp luật liênquan trực tiếp đến hoạt động Tổ tụng hình sự là căn cứ pháp lý quan trọng déKiểm sát viên có thé hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Như vậy, so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2015 đã quy định Kiểm sát viên thực hành quyền công tố từ giai

đoạn tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm Bộ luật mới cũng ghi nhận thêm các quyền hạn, nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công

tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm vào điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của Kiểm sát viên Các quyền năng pháp lý này

là cơ sở để Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát chủ động tiến hành kiểm

sát hoạt động của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành

một số hoạt động điều tra ngay từ khi tiếp nhận, thụ lý nguồn tin về tội phạm,không thụ động chờ đến khi Cơ quan điều tra gửi kết quả giải quyết nguồn tinmới thực hiện nhiệm vụ kiểm sát

Các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nhiệm vụ,

30

Trang 39

quyền hạn của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát việc

tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm thể hiện mối quan hệ phối hợp

giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên nói riêng, của Viện kiểm sát và Cơ quan

điều tra nói chung Có thể nhận thấy Bộ luật quy định trách nhiệm chính trong

việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc về Điều tra viên Kiểmsát viên chỉ trực tiếp giải quyết nguồn tin về tội phạm trong trường hợp nhấtđịnh quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Kiểmsát viên vẫn chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm sát việc tiếp nhận,giải quyết nguồn tin về tội phạm Việc quy định như vậy là hợp ly dé tránh

tình trạng Kiểm sát viên “lắn sân” trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc làm thay nhiệm vụ cho Điều tra viên; đồng thời giúp cho Kiểm sát viên vẫn năm được nguồn tin về tội phạm, kiểm sát được việc tiếp

nhận và giải quyết các nguồn tin đó của cơ quan va cá nhân có thâm quyên,đảm bảo vai trò là “cơ quan đầu mối” trong hoạt động tiếp nhận, giải quyếtnguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát Quy định mới nảy sẽ tạo nên một cơchế tiếp nhận, giải quyết nguôn tin về tội phạm kip thời, linh hoạt, hiệu quả,tránh bỏ lọt tội phạm, có thé bố sung cho nhau giữa Kiểm sát viên và Điều tra

viên, tránh sự phụ thuộc của Kiểm sát viên vào Điều tra viên trong quá trình thực hành quyền công tố.

1.2.2 Thực hành quyền công tô và kiểm sát hoạt động tư pháp trong

khởi tô vụ án hình sự, khởi tô bị can

Điểm c khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy địnhKiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát cáchoạt động khởi tố của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễnhành một số hoạt động điều tra Khi tiến hành kiểm sát việc khởi tố vụ ánhình sự, khởi tố bị can, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong

việc khởi tổ đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố;

31

Trang 40

việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can có căn cứ và đúng pháp luật Kiểm sát viênphải kiểm tra tính có căn cứ và việc tuân thủ đúng pháp luật về thủ tục ra

quyết định và hình thức quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ

án, quyết định khởi tổ bị can của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm

vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra; quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng

xét xử theo quy định tại các Điều 143, 154, 157 và 179 Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015 Kiểm sát viên phải kiểm sát việc giao quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuan quyết định khởi tố bị can của Co quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho bị can Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến

hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc

khởi t6 [37, Điều 161] Ngoài ra, Kiểm sát viên còn kiểm sát việc thay đôi, bổ sung quyết định khởi t6 vụ án, quyết định khởi tô bi can của Cơ quan điều tra theo quy định của Điều 156 và Điều 180 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Kiểm sát viên có quyền trựctiếp giải quyết và lập hỗ sơ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghịkhởi tố Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, Kiểm sát

viên báo cáo, kiến nghị Viện trưởng, Phó Viện trưởng (được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật Tố tụng hình sự)

Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ

án hình sự Như vậy, vai trò của Kiểm sát viên trong khởi tố vụ án hình sự,

khởi tố bị can là kiểm sát các căn cứ và tính hợp pháp quyết định khởi tố,quyết định không khởi t6 của cơ quan, cá nhân có thâm quyền theo sự phan

công của lãnh đạo Viện kiểm sát Việc đưa ra yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành một

số hoạt động điều tra khởi tố hoặc bé sung, thay đôi quyết định khởi tố; việc

trực tiếp ra quyết định liên quan đến khởi tố vẫn thuộc thẩm quyền của lãnh

đạo Viện kiêm sát.

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Số liệu về hoạt động kiểm sát bắt, tạm giữ, tạm giam - Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của Kiểm sát viên trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
Bảng 2.2. Số liệu về hoạt động kiểm sát bắt, tạm giữ, tạm giam (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN