1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay

104 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO THANH TÙNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO THANH TÙNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính

Ma số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN QUỐC VAN

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng dé tài “Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp

trong vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay” là công trình do

chính tôi thực hiện Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quốc Văn.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong Luận văn đều trung thực và trích dẫn nguồn đúng quy định Những kết quả nghiên cứu

của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả

nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Đỗ Thanh Tùng

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn

Quốc Văn và PGS.TS Vũ Công Giao đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thiện luận văn theo đúng yêu cầu chuyên môn và thời gian

quy định.

Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ,

động viên của gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự tạo điều kiện, giúp đỡ của

Ban lãnh đạo Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính và sự giúp đỡ của các thầy cô trong quá trình giảng dạy để tôi có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, do còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong hội đồng đánh giá luận văn

và các thầy cô góp ý dé tôi có thể tiếp tục hoàn thiện các vấn đề trong nội dung của luận văn

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Đỗ Thanh Tùng

Trang 5

Chương 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE VAI TRO CUA CÁC HIỆP

HOIDOANH NGHIỆP TRONG VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG 8

1.1 Những van dé lý luận về vận động chính sách công 8 1.2 Khái niệm, nội dung thê hiện vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp

trong vận động chính sách CON - - + + + + **svEE+seEseeeeseersseres 19

1.3 Vận động chính sách công của hiệp hội doanh nghiệp ở một sé

quéc gia và những giá tri tham khảo cho Việt Nam ‹ -«« 33 Kết luận Chương ¿2-2-5 2+E£SE£EEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEE21E21 1E, 44

Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở

VIET NAM HIEN NAY 2277 45

2.1 Khái quát về các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam 45

2.2 Hoạt động vận động chính sách công của hiệp hội doanh

nghiệp ở Việt Nam trong thời ø1an qua . 55555 s++++++se++sexs+ 61

Kết luận chương 2 -:- ¿+ £+E+E2+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEE122121 21 EEcyeeU 78

Chương 3 QUAN DIEM, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRO CUA

CAC HIỆP HOI DOANH NGHIỆP TRONG VẬN ĐỘNG CHÍNH

SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM HIEN NAY -2-©52ccccccrxerrerred 79

3.1 Quan điểm phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp

trong vận động chính sách công - ¿- «+ +£+s£++kE+ek+seeseeeseeseees 79

3.2 Giải pháp phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong

vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay - - 83 Kết luận Chương 3 2-5 Sk+SE+EE2EEEEEEEEE121121E21111111 1.1111 xe, 90KET LUẬN - 252222221221 EEEEE21211211211211211 1111.1111112 x 1e 91TÀI LIEU THAM KHAO 2: 2£©S+2E£+EE£EEE2EEtEEEEEErrrkrrkerrrrred 92

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Từ đầy đủ Từ viết tắt Hiệp hội doanh nghiệp HHDN

vận động chính sách vđcsvận động hành lang vđhl

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Vận động chính sách (VĐCS) là một hoạt động mang tính phổ biến ở các quốc gia nơi chính sách công được xây dựng và ban hành dựa trên sự

tương tác giữa cơ quan nhà nước với các chủ thể lợi ích khác trong xã hội

(như: doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp (HHDN), cá nhân ) Tại Việt

Nam, ké từ khi Đổi mới (1986), các HHDN được thành lập ngày càng nhiều và có vai trò ngày càng lớn tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, bao gồm hoạt động lập pháp Kênh ảnh hưởng đáng ké nhất của các HHDN

này là thông qua VDCS công, hay còn gọi là “vận động hành lang

-lobbying” Thực tiễn chứng minh rang vai trò của các HHDN trong VĐCS ở Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng Các HHDN là cầu nối giữa doanh

nghiệp với cơ quan nhà nước, giúp doanh nghiệp phản ánh nguyện vọng, ý

kiến của mình đến cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng và thực thi chính sách công phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp và của xã hội.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều đóng

góp tích cực, góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội đất nước Tuy

nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, như: nhận thức về vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong VĐCS công của cả hệ thống chính trỊ và xã hội còn chưa đầy đủ và thong nhat; co

chế, chính sách về hoạt động VĐCS công của HHDN còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; năng lực của một số HHDN còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia VĐCS công Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu, làm rõ vai trò của các HHDN trong VĐCS công ở Việt Nam

hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các HHDN

trong VĐCS công, góp phan thúc day phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Trang 8

Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Vai frò của các hiệp hội

doanh nghiệp trong vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay” làm

dé tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu trực tiếp về vai trò của các HHDN và hoạt động VĐCS

công ở Việt Nam hiện nay còn rất ít Tuy nhiên, hiện đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ liên quan như quản lý kinh tế, khoa học chính trị tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau đây:

* Sách và các luận án:

Cuốn sách “Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây” của PGS TS Lưu Văn An [1] Cuốn sách gồm 3 chương, đề cập các van đề sau: Một số van dé lý luận về vận động hành lang; Vai trò của

VĐHL của các nước phương Tây; Những giá trị phô biến, hạn chế của VDHL của các nước phương Tây và kiến nghị ở Việt Nam Cuốn sách có nội dung phong phú, bao quát được các van đề cơ bản của VDHL trong các nước phương Tây Các luận điểm được trình bày rõ ràng, logic, có hệ thống Cuốn sách có tính ứng dụng cao, giúp người đọc hiểu rõ về VĐHL trong các nước

phương Tây, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho VDHL ở Việt Nam.

Cuốn sách “Vận động chính sách: "Gót chân Asin" của các Hiệp hội doanh nghiệp” của tác giả Hồ Hường, trong đó tổng hợp kết quả của báo cáo

nghiên cứu: “Thực trạng năng lực hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt

Nam” do VCCI tổ chức nghiên cứu và hội thảo Theo ấn pham này, trong số 5

khía cạnh đánh giá năng lực doanh nghiệp (bao gồm năng lực quản trị và định

hướng chiến lược, năng lực tài chính và cơ sở vật chất, năng lực phục vụ hội

viên, năng lực VĐCS, năng lực xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp),

điểm yếu lớn nhất của các hiệp hội ngành hàng quốc gia ở Việt Nam chính là năng lực VĐCS, chỉ đạt ở cấp độ cơ bản (mức 2 trên thang điểm 4) [18].

Trang 9

Cuốn sách “Vận động chính sách công, lý luận và thực tiễn” do

GS.TSKH Dao Trí Úc và PGS.TS Vũ Công Giao làm chủ biên, Nxb Lao

động năm 2015 [45] Cuốn sách tập hợp 17 bài tham luận của các chuyên gia

về VĐCS trên thế giới và Việt Nam, cung cấp những thông tin hữu ích về

khái niệm, nội dung, hình thức, phương pháp, chủ thê, vai trò, của VĐCS.

Luận án tiến sĩ “Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở đối với Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hoa, trong đó đã phân tích

khái quát về VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ, từ đó rút ra những kinh nghiệm và

gợi mở cho Việt Nam [15] Theo tác giả, VĐCS công là hoạt động tác động

đến quá trình ra quyết định chính sách của các cơ quan nhà nước, nhằm đạt được mục tiêu hoặc lợi ích của cá nhân, tổ chức hoặc nhóm lợi ích.

* Bài nghiên cứu đăng tạp chí:

Trong bài viết “Vận động chính sách ở Việt Nam, những vướng mắc và tháo gỡ”, tác giả Vũ Xuân Tiền đã phân tích những vướng mắc và giải

pháp tháo gỡ trong VDCS ở Việt Nam [41] Theo tác giả, VDCS là hoạt

động tác động đến quá trình ra quyết định chính sách của các cơ quan nhà nước, nhằm đạt được mục tiêu hoặc lợi ích của cá nhân, tổ chức hoặc nhóm

lợi ích VĐCS là một hoạt động quan trọng trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách công, góp phần đảm bảo tính minh bạch, công khai, dân chủ

và hiệu quả của quá trình này.

Trong bài viết “Tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách trong lĩnh vực

chính sách công ở một số nước trên thé giới” năm 2016 [4], ThS Nguyễn Trọng Bình đã phân tích vai trò của các tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách như một chủ thể quan trọng góp phần nâng cao năng lực chính sách công của các chính phủ Tác giả đã phân tích sự phát triển của các tô chức tư

vấn và việc cung cấp dịch vụ tư vấn chính sách ở một số nước trên thế giới,

như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc

Trang 10

Trong bài viết của tác giả Trần Mai Hùng “Vai trò của các think tank

trong hoạch định chính sách - kinh nghiệm cho Việt Nam” (2015) đăng trên

Tạp chí Quản lý Nhà nước số 229 [17], tác giả đã phân tích vai trò quan trọng của các think tank dựa trên nghiên cứu các vi dụ về hoạt động của

chúng ở Mỹ và Trung Quốc Tác giả cho răng các think tank là nơi tập hợp những chuyên gia hàng đầu về tư duy chiến lược và họ đóng góp quan trọng

vào quá trình hoạch định chính sách của các quốc gia.

Bài viết “Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quá trình

hoạch định và thực thi chính sách công” của tác giả Trần Mai Hùng đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước số 228, tháng 1 năm 2015 [16], trong đó tập trung phân tích ba vấn dé chính: Khái niệm chính sách và chính sách công, các giai đoạn chính của quy trình chính sách Sự tham gia của các tổ chức

chính tri - xã hội vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt

Nam hiện nay Đề xuất phương hướng, giải pháp để phát huy vai trò của các tô chức chính trị - xã hội trong hoạch định và thực thi chính sách công ở

Việt Nam hiện nay.

Trong bài viết “Hội và tự do hiệp hội ở Việt Nam: lịch sử phát triển và

khung pháp ly” của tác giả Vũ Công Giao và Lê Thi Thuy Huong đăng trên

tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7(311) - tháng 4/2016, các tác giả đã phân tích khái quát về lịch sử phát triển của hội và tự do hiệp hội ở Việt Nam, từ đó dé cập đến khung pháp lý về hội và tự do hiệp hội hiện nay [11].

Bài viết của tác giả Vũ Thị Nhài (2009), “Vận động chính sách đối

với doanh nghiệp kinh tế: cần một khung pháp lý”, đăng trên Tạp chí kinh tế

và dự báo số 2 (418) tháng 1/2008 đã phân tích vai trò của VĐCS đối với doanh nghiệp kinh tế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung

pháp lý về VĐCS đối với doanh nghiệp kinh tế ở Việt Nam [23].

Trang 11

Ngoài ra, còn một số bài viết, nghiên cứu khác liên quan đến đề tài như: Trịnh Thị Xuyén (2008), Vận động hành lang: từ thé giới đến thực tế

Việt Nam, Tap chí Mặt trận, (57), tr.32-36 [48]; Nguyễn Minh Phong và

Nguyễn Trần Minh Trí (2016), Hiệp hội doanh nghiệp với việc vận động

chính sách vì mục tiêu phát triển bên vững, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16 (320)/Kỳ 2, tháng 8/2016 tr.33-39 [24]; Phòng Thương mại Châu Âu tại

Việt Nam - EuroCham (2010), Cẩm nang vận động chính sách và tham vấn

ý kiến hội viên - Dành cho Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam [26];

Các công trình nêu trên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như làm rõ một số nội dung về VĐCS công, đồng thời chỉ ra những bất cập, ton tại của pháp luật và những khó khăn, vướng mắc của VĐCS công ở Việt Nam.

Các tác giả cũng đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm phát huy ưu điểm của VĐCS công của các chủ thé Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên

cứu về vai trò của các HHDN trong VĐCS công ở Việt Nam hiện nay còn rất ít Điều này là do các HHDN ở Việt Nam mới chỉ phát triển trong những năm

gần đây, và vấn đề VĐCS công cũng còn mới mẻ.

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình nêu trên, luận

văn đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của các HHDN trong

VDCS công ở Việt Nam hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu, phân tích vai trò của các HHDN trong VĐCS công ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các HHDN trong VĐCS công ở Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, nghiên cứu lý luận về VĐCS công và vai trò của các HHDN trong VĐCS công Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của các HHDN trong

VDCS công ở Việt Nam hiện nay.

Trang 12

Hai là, nghiên cứu thực trạng vai trò của các HHDN trong VĐCS công

ở Việt Nam hiện nay.

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các HHDN

trong VĐCS công ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của các HHDN trong VĐCS công ở Việt Nam hiện nay Trong đó, chủ yếu phân tích vai trò của

các HHDN trong phạm vi chính sách công ở địa phương.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn nghiên cứu vai trò của các HHDN trong VĐCS công ở Việt Nam, bao gồm cả cấp Trung ương và cấp địa phương.

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu vai trò của các HHDN trong VĐCS công từ năm 2015 đến nay.

Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của các HHDN trong VĐCS công ở địa phương, không nghiên cứu những van đề

khác của HHDN ở Việt Nam.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử cua Chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng

H6 Chí Minh và đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và

Nhà nước ta về VĐCS công và vai trò của các HHDN trong VĐCS công.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên

cứu bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 13

Ý nghĩa về lý luận: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp

phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về VĐCS công, đặc biệt là vai trò

của các HHDN trong VĐCS công ở Việt Nam hiện nay.

Ý nghĩa về thực tiễn: Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các HHDN trong VĐCS công Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé sử dụng dé đánh giá vai trò của các HHDN trong VĐCS công va

làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, các nhà nghiên cứu. 7 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương I Những vẫn đề lý luận về vai trò của các hiệp hội doanh

nghiệp trong vận động chính sách công

Chương 2 Thực trạng vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong vận

động chính sách công ở Việt Nam

Chương 3 Quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong vận động chính sách công ở Việt Namhiện nay.

Trang 14

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG

1.1 Những vấn đề lý luận về vận động chính sách công

1.1.1 Khái niệm vận động chính sách công

- Khái niệm “chính sách công ”:

Theo Từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary), “chính sách” được định nghĩa là “một đường lối hành động được thông qua và theo đuôi bởi chính phủ, đảng, nhà cai trị, chính khách ” [24] Định nghĩa này cho thấy “chính sách” không chỉ đơn giản là một quyết định cụ thê để giải quyết một van dé, mà nó đại diện cho một hướng đi hoặc phương thức hành động chung.

Giáo sư Hugh Heclo (thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật

Quốc gia Hoa Kỳ) đã định nghĩa một chính sách như là một hướng dẫn hành động hoặc không hành động, không chỉ là việc đưa ra các quyết định cụ thé

[11, tr.7] Còn nhà chính trị người Canada David Easton trong tác phẩm “The

Political System: An Inquiry into the State of Political Science” (1953) cho rằng “chính sách bao gồm một chuỗi các quyết định và hành động mà trong

đó phân phối thực hiện các giá tri” [54, tr.221] David Easton đã xây dựng một lý thuyết về hệ thống chính trị, trong đó chính sách công được coi là một trong những thành phần quan trọng của hệ thống chính trị Một quan điểm khác cho rằng chính sách là những hành động có tính tính toán của chủ thé dé

tác động đến đối tượng quản lý, có thé tạo ra sự đồng thuận hoặc phản đối.

Như vậy, có thé thấy, việc đưa ra một định nghĩa thông nhất cho thuật

ngữ “chính sách” là rất khó bởi tính đa dạng và phức tạp của nó Dù vậy, có

sự đồng thuận rộng rãi về một yếu tố cơ bản đó là, chính sách không chỉ là

một quyết định duy nhất mà thường bao gồm một tập hợp các quyết định,

hành động và hướng dẫn được thiết kế để đạt được một mục tiêu hay tạo ra

Trang 15

một sự thay đổi cụ thé nào đó Nó có thé biểu hiện thông qua các quyết định của các nhà nước, đảng chính trị, hay các tổ chức, và có thé thé hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Cụm từ “chính sách” khi gắn với vai trò và chức năng của “khu vực

công” được gọi là chính sách công [42, tr.2] Điều này không chỉ là việc kết hợp các từ một cách đơn thuần, mà còn thể hiện một sự biến đổi cơ bản về ý nghĩa bởi nó có sự khác biệt giữa chủ thể ban hành, mục đích tác động và vấn đề mà chính sách đang nhăm đến dé giải quyết Cụm từ “chính sách công”

thường được sử dụng dé chi ra các chính sách và quyết định được đưa ra bởi chính phủ hoặc các cơ quan, tô chức có thâm quyền trong lĩnh vực quản lý và điều hành “khu vực công”, tức là các lĩnh vực và hoạt động có liên quan đến quyên lực công cộng, như quản lý kinh tế, xã hội, và van đề liên quan đến lợi

ích cộng đồng “Chính sách công” thường bao gồm các quyết định về ngân sách, thuế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an ninh, môi trường, và nhiều lĩnh vực khác [42, tr.2] Cum từ này thể hiện sự khác biệt so với “chính sách” thông thường, vì nó tập trung vào các quyết định và hoạt động của chính phủ hoặc các cơ quan công quyền Mục tiêu của chính sách công thường là dé

quản lý và điều hành các khía cạnh của cuộc sống xã hội và kinh tế trong lợi ích của cộng đồng và quốc gia.

Tác gia William Jenkins đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn cho chính sách công Theo ông, chính sách công là “một tập hợp các quyết định liên

quan đến nhau, được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động

chính trị, hướng đến việc lựa chọn mục tiêu và các phương thức dé dat được muc tiéu trong mot tinh huống xác định và thuộc phạm vi thâm quyền” [59].

Còn tác giả James Anderson cho rằng: “Chính sách công là đường lối hành

động có mục đích, được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạtđộng chính trị đê giải quyêt một vân đê phát sinh hoặc vân đê cân quan tâm”

Trang 16

[59] Tác giả Đỗ Phú Hải và Vũ Công Giao đưa ra định nghĩa như sau:

“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị của một nhà nước

nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thé với giải pháp và công cụ thực hiện dé giải

quyết các van dé của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầm

quyên” [45, tr.59].

Từ những khái niệm và phân tích nêu trên có thé hiểu khái niệm “chính

sách công” một cách đơn giản như sau: Chính sách công là sản phẩm của ý chí chính trị của nhà nước, bao gom một chuối các quyết định liên quan với

nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những van dé công trong xã hội.

- Khái niệm “vận động chính sách công ”:

Van động chính sách (VDCS), hay còn được gọi là “lobby”, là một

khái niệm xuất phát từ hoạt động của Nghị viện Anh Từ “lobby” trong Từ điển Tiếng Anh (Oxford Dictionary) có nghĩa là hành lang ở Nghị viện, nơi

các nghị sĩ Anh có thé gặp gỡ công chúng trước và sau mỗi phiên hop [24] Ban đầu, VĐCS chỉ đề cập đến nỗ lực của một hoặc một nhóm cá nhân cố gang ảnh hưởng đến các nhà lập pháp dé họ ủng hộ hoặc phản đối một dự

thảo luật cụ thé Tuy nhiên, ngày nay, khái niệm VĐCS đã mở rộng hơn Trong một số trường hợp, người dân và các chủ thê trong xã hội có nhu cầu tác động đến quá trình chính sách của nhà nước để đảm bảo rằng các chính sách này có lợi cho họ hoặc ít nhất là không gây thiệt hại đến lợi ích của họ.

Điều này giải thích sự tất yếu của VDCS trong đời sống chính trị, dẫn tới ra đời khái niệm “VDCS công”.

Hiện nay, VDCS công ngày càng trở thành một công cụ hiệu qua trong quá trình dân chủ hóa, giúp tiếp cận với những người ra quyết định và cải

thiện quá trình ra quyết định Tuy nhiên, VĐCS công vẫn là một khái niệm

khá mới, và có nhiêu quan điêm khác nhau về nội hàm Ở Việt Nam, khái

10

Trang 17

niệm vận động hành lang (VDHL) thường được đồng nhất với VĐCS công [45] Tuy vậy, dù có sự giao thoa, hai khái niệm này có những điểm khác biệt cơ bản Dưới đây là một số quan điểm liên quan đến VĐCS công:

Nhà nghiên cứu chính sách và là người sáng lập và là thành viên củaCâu lạc bộ VĐCS Hoàng gia (Royal Society of Public Affairs) - Lionel Zetter

đã định nghĩa khái nệm VDCS công như là “ một quá trình gây ảnh hưởng tới nhà nước và cơ quan nhà nước băng cách cung cấp thông tin về chương trình nghị sự chính sách công” [57, tr.17] Còn Quốc hội Canada định nghĩa

VĐCS công là “ một quá trình mà các cá nhân hay tập thé phải trải qua dé ráp nối những mục tiêu, ưu tiên của họ vào quá trình quyết sách của các nhà chính trị dé tạo ảnh hưởng tới các kết quả chính sách” [53] Hay có thé đơn giản là việc thuyết phục người hoặc tổ chức nao đó, người được vận động ban hành chính sách, dé họ thực hiện theo ý muốn của người vận động, đặc biệt khi người đó không hiểu rõ cách thức hoạt động hoặc cần hỗ trợ dé đạt được

mục tiêu của họ trước cơ quan lập pháp [3] Tiến sĩ về Chính sách công Elizabeth Reid, người là giảng viên tại Dai hoc Harvard, đã định nghĩa VDCS như sau: “VĐCS công là các hoạt động ảnh hưởng đến quá trình hoạch định

chính sách; những hoạt động cụ thể tuân theo các quy định; đây là các loại tô

chức phi lợi nhuận tham gia vào việc định hình thông tin, chính sách, và các

chương trình công cộng; và nó bao gồm các lựa chọn dé thay đổi xã hội và chính trị” [56, tr.7] Quan niệm này tập trung vào việc hiểu VĐCS công như

một hoạt động được thực hiện bởi các tô chức phi lợi nhuận.

Ở Việt Nam, tác giả Hồ Văn Thông định nghĩa VĐCS công là “thuyết phục người được vận động ban hành chính sách theo ý muốn của người vận

động” [38, tr.4] Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ tập trung vào khía cạnh

thuyết phục trong quá trình VĐCS Trong thực tế, VĐCS cũng có thể được

hiéu là “việc đê đạt yêu câu, nguyện vọng với chính quyên dé gây ảnh hưởng

11

Trang 18

lên chính sách công” [45, tr 327] Ngoai ra, VDCS công cũng được mô tả là

một “hoạt động trong đó một tập thé cùng chia sẻ mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đây việc thực hiện mối quan tâm đó bằng cách tác động vào cơ quan nhà nước có thầm quyền dé ban hành chính sách phủ hợp với lợi ích

của minh” [45, tr.72, 200] Cách tiếp cận này nhắn mạnh sự liên minh và mối quan tâm chung trong quá trình VĐCS, đặc biệt khi nhóm tập thể cùng nhau thúc day mục tiêu chung của họ.

Dù tiếp cận dưới cách nào thì VĐCS có những đặc trưng cơ bản sau :

Một là, VĐCS công là một quá trình tác động đối với chính sách, nhằm gây ảnh hưởng và thay đổi chính sách công theo hướng có lợi cho những

người vận động.

Hai là, chủ thé của VĐCS công có thé là cá nhân hoặc tổ chức, và họ

có thể thuê người khác đi vận động hoặc trực tiếp tiễn hành vận động Sự đa dạng này có thé bao gồm ca các tô chức phi lợi nhuận, công ty, tổ chức xã hội, và cá nhân có quan tâm đến việc thay đồi chính sách công.

Ba là, VĐCS công đặt mục tiêu vào việc thay đổi quyết định chính sách công, và đôi tượng của nó có thé là các quan chức chính phủ, nghị sĩ, cơ quan

chính phủ, hoặc các tổ chức chuyên nghiệp có vai trò quyết định trong quá trình hình thành và thay đôi chính sách công.

Bon là, VĐCS công yêu cầu sự tính toán kỹ lưỡng Người tham gia VĐCS công cần phải có mục tiêu cụ thể, hiểu rõ mục đích thay đổi chính

sách, và xác định cách thức tác động vào quyết định chính sách công dé đạt

được hiệu quả cao.

Từ những phân tích ở trên, tác giả rút ra định nghĩa như sau: VDCS

công là hoạt động có chủ dich, có hệ thong và mang tính chuyên nghiệp của các chủ thể trong đời sống chính trị nhằm tiếp cận, thuyết phục, gây ảnh

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những chủ thể có thẩm quyên hoạch định,

12

Trang 19

ban hành chính sách công dé họ ung hộ hoặc không ung hộ một chính sách, dự luật, chương trình, kế hoạch của nhà nước hoặc của đảng cam quyên, từ

đó thay đổi chính sách theo hướng có lợi hơn cho minh trong những diéu kiện

cụ thể.

1.1.2 Mục đích và sự cần thiết vận động chính sách công

1.1.2.1 Mục đích của vận động chính sách công

Mục đích trực tiếp của hoạt động VDCS công là đạt được sự thay đôi

trong các quyết định chính sách từ các quan chức nhà nước và các cơ quan có thâm quyền theo hướng có lợi cho tổ chức hoặc nhóm vận động [15, tr.43].

Để đạt được mục tiêu này, hoạt động VĐCS công tham gia vào quy trình chính sách ở nhiều giai đoạn:

Thuyết phục trong việc chọn vấn đề chính sách: Tại giai đoạn này, VĐCS công thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng một vấn đề cụ

thé cần được xem xét làm một van đề chính sách Điều này có thé bao gồm đặt vấn đề vào chương trình nghị sự quốc gia và ngăn chặn việc nêu lên vấn đề khác trở thành ưu tiên chính sách.

Tham gia vào giai đoạn thảo luận chính sách: Tại giai đoạn này, VĐCS

công đóng vai trò trong việc đưa ra các phương án chính sách và tối ưu hóa

lựa chọn sau khi chính sách đã được đưa vào chương trình nghị sự và đang

trong quá trình bàn bạc, thảo luận trước Quốc hdi/Nghi viện.

Tham gia vào giai đoạn ra quyết định chính sách: Tại giai đoạn này,

hoạt động VĐCS công thúc đây việc ban hành các thủ tục pháp lý cần thiết để

chính sách chính thức được thông qua hoặc ngăn cản việc thông qua một

chính sách nào đó mà không có lợi cho tổ chức hoặc ngành công nghiệp mà

họ đại diện.

Tham gia vào giai đoạn thực thi chính sách: Tại giai đoạn này, hoạt

động VĐCS công làm cho quá trình thực thi chính sách đạt được mục tiêu ban

đầu nếu việc thực hiện chính sách có lợi cho tô chức Đôi khi hoạt động

13

Trang 20

VĐCS cũng có thể được sử dụng dé ngăn can việc thực thi một chính sách

nào đó hoặc gây áp lực để làm cho việc thực thi chính sách đi chệch mục đích

ban đầu nhưng lại có lợi cho tổ chức hoặc nhóm vận động.

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động VĐCS công là tạo ra sự thay đôi cu

thể trong các chính sách, hoạt động, chương trình, và phân bỗ nguồn lực dé

đem lại lợi ích cho những người tham gia vào quy trình chính sách Tuy nhiên, mục tiêu vận động có thể thay đôi tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể và giai đoạn của chính sách [15, tr.44].

1.1.2.2 Sự cần thiết vận động chính sách công

Sự cần thiết của hoạt động VĐCS công thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu thông tin từ phía các nhà hoạch định

chính sách [15, tr.44] Trong các xã hội hiện đại, luôn ton tại nhiều nhóm lợi ích khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau Các nhóm lợi ích này có thé là các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tô chức xã hội, các cá nhân, Mỗi nhóm lợi ích đều có những lợi ích riêng mà họ muốn được bảo vệ và thúc

đây Các nhà hoạch định chính sách là những người có trách nhiệm đưa ra các

quyết định chính sách nhằm đáp ứng lợi ích chung của xã hội Tuy nhiên, họ

không thể nắm bắt được đầy đủ thông tin về tất cả các vấn đề liên quan đến

lợi ích của các nhóm lợi ích trong xã hội Do đó, hoạt động VDCS công giúpcác nhà hoạch định chính sách thu thập thông tin từ các nhóm lợi ích, từ đó

đưa ra các quyết định chính sách phù hợp hơn với thực tế.

Thứ: hai, xuất phát từ nhu cầu tham gia vào quá trình chính sách dé thực hiện hiệu quả hơn quyền lực của công dân [15, tr.45] Trong các thiết chế

dân chủ, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp rất lớn, nhưng trên thực tế, người dân không có đủ điều kiện để thực hiện một cách hiệu quả

những quyên luật định ấy của mình Họ có thể không có khả năng tiếp cận

chính thức với các cơ quan hay cá nhân có thâm quyên, cũng như khả năng

14

Trang 21

diễn đạt, thuyết phục Do đó, hoạt động VDCS công giúp người dân có thé

tham gia hiệu quả hơn vào quá trình hoạch định, ban hành, thực thi và đánh

giá chính sách công.

Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu củng cố quyền lực của các chủ thé cam

quyền [15, tr.46] Mặc dù đôi khi có sự căng thăng giữa các chuyên gia VĐCS công với các cơ quan nhà nước có thâm quyền nhưng giữa họ vẫn tồn

tai mối quan hệ cộng sinh, phụ thuộc lẫn nhau Các nhà VĐCS công cần

chính sách có lợi cho chủ thể của mình nên họ phải làm việc với các chủ thể quyền lực công dé tác động tới quá trình ra chính sách Còn các chủ thể quyền lực công làm việc với nhà vận động là bởi họ cần thông tin liên quan, bổ sung đầu vào cho thủ tục chính sách Các nhà VĐCS công là những người kiểm soát được nguồn thông tin liên quan đến các vấn đề mà họ vận động, vì vậy,

họ cung cấp tư liệu cho các chủ thé quyền lực công một cách dé dàng nhất -thông tin từ bên ngoài về những vấn đề mà các cơ quan công quyền đang bản hoặc có thé bàn tới Trong khi đó, các chủ thé quyền lực công lại không có

điều kiện dé tập hợp thông tin, do đó, họ phải dựa vào nhân lực ưu thế của các nhà vận động dé kiến nghị giải pháp cho các van dé, dự thảo luật, cung cấp chứng cứ, phát triển chiến lược pháp luật, thuyết phục Quốc hội, Chính phủ tán thành, đôi khi còn nêu những vấn đề khác nữa Vì chịu áp lực từ nhiều phía nên các cơ quan công quyền phải đáp ứng trước áp lực nào mạnh nhất.

1.1.3 Chủ thể vận động chính sách công

Trong một xã hội dân chủ, không một cá nhân nào có quyền quyết định một chính sách công Mọi quyết định chính sách đều có tính chất tập thể, đến

từ đảng cầm quyền hoặc Nhà nước, là kết quả của sự vận động, tác động từ nhiều chủ thể khác nhau [45, tr.66] Theo PGS.TS Dé Phú Hải và PGS.TS Vũ

Công Giao “mỗi một khâu trong quá trình chính sách đều có các chủ thé

chính sách khác nhau, và vai trò của các chủ thê là khác nhau trong từng khâu

15

Trang 22

của quá trình” [45, tr.66] Các chính trị gia, đảng phái, các quan chức nhà

nước, và các chuyên gia có vai trò quan trọng trong việc đề xuất, soạn thảo và thảo luận chính sách Tuy nhiên, quan điểm và ý kiến của cộng đồng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng thông qua các phương tiện truyền thông, cuộc

thảo luận công cộng, và các hình thức tham gia khác Sự đồng thuận và phản hồi của cộng đồng xã hội là yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định chính sách Các chính trị gia và quan chức nhà nước cần lắng nghe ý kiến và phản hồi từ cộng đồng để đảm bảo chính sách được định hình dựa trên nhu

cầu và quyén lợi của người dân Nhân dân có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, đánh giá và củng cô giá trị của chính sách Họ có quyền tham gia vào các quá trình quyết định chính sách thông qua việc bau cử, biểu tình, tham gia các tổ chức xã hội và tham gia vào cuộc thảo luận về chính sách Sự

đồng thuận và phản hồi của nhân dân có thé tao áp lực để điều chỉnh hoặc thay đồi chính sách nếu can.

Quá trình hoạch định chính sách bởi đảng cầm quyền và Nhà nước có

sự tham gia của xã hội là một xu hướng tất yếu trong các xã hội dân chủ Ở Việt Nam, quá trình này còn có sự tham gia của cả hệ thống chính trị mà

trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò trung tâm, cốt lõi trong hoạch định các chính sách quan trọng Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vai trò của Mặt trận Tổ quốc ngày càng được chú trọng Tiếng nói trực tiếp

của người dân và báo chí cũng ngày càng được nâng cao [45, tr.67].

Đối với hoạt động xây dựng chính sách của Nhà nước, Quốc hội và

Chính phủ là các chủ thể quan trọng, trung tâm trong việc xây dựng chính

sách công ở nước ta Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách công của Nhà nước còn có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các doan thé, tổ chức chính trị - xã hội, người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách Việc tham gia

của các chủ thê này giúp cho quá trình xây dựng chính sách được thực hiện

16

Trang 23

một cách dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn Đối với hoạt động thực hiện chính sách, hệ thống hành pháp đóng vai trò chính, tuy nhiên, cũng có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thé chính trị, dưới sự lãnh đạo, giám sát, kiêm tra của Đảng [45, tr.67] Ngày nay, việc thực hiện

chính sách công còn có sự tham gia của khu vực xã hội và doanh nghiệp Việc

hợp tác hay thiết lập mạng lưới với khu vực tư nhân và khu vực xã hội đem

lại nhiều nguồn lực cho việc thực hiện chính sách công, hay nói cách khác là

làm cho chính sách khả thi hơn.

Đối với khâu đánh giá chính sách, vai trò chính được quyết định bởi thể chế chính sách công và loại hình đánh giá chính sách [45, tr.67] Ở nước ta

hiện nay, vai trò chính trong việc đánh giá chính sách vẫn là Đảng, Nhà nước

và các tô chức trong hệ thống chính tri Dang và Nhà nước có trách nhiệm

đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các chính sách công đã ban hành Các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng có vai trò tham gia đánh giá chính sách.

Mặc dù vậy, vai trò của người dân, doanh nghiệp và báo chí trong việc đánh

giá chính sách công ngày càng được nâng cao Ý kiến của người dân, doanh

nghiệp và báo chí về tính phù hợp và hiệu quả của các chính sách công ngày càng được Đảng và Nhà nước coi trọng, tiếp thu.

1.1.4 Quy trình vận động chính sách công

Quá trình chính sách không phải là một quá trình tuyến tính, mà là một quá trình lặp đi lặp lại, bắt đầu từ việc xác định vấn dé, sau đó là xây dựng và thực thi chính sách, cuối cùng là đánh giá kết quả của chính sách và điều chỉnh nếu cần thiết Trong thực tế, việc VĐCS sẽ thiết thực hơn nếu được thực hiện qua từng chu trình chính sách Điều này giúp các chủ thé tham gia

chính sách có thể nắm bắt được diễn biến của chính sách, từ đó đưa ra những

phản hồi và điều chỉnh phù hop Có nhiều cách để phân chia các giai đoạn

17

Trang 24

trong quy trình VĐCS công, và mỗi cách tiếp cận đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Đối với cách tiếp cận của quy trình chín bước: xác định van dé; xác định mục tiêu; phân tích và thu thập thông tin; xác định đối tượng và các hình thức vận động; xác định các dạng thông điệp vận động; xác định nguồn lực; xây dựng liên minh; xác định các kế hoạch hoạt động; thực hiện theo

dõi và đánh giá [15, tr.54] Một cách tiếp cận khác phân chia quy trình VĐCS công như sau: i) phân tích, xây dựng chiến lược; ii) nghiên cứu, khảo

sát; iii) phát triển mạng lưới và liên minh; iv) VDHL, tranh thủ mối quan hệ cá nhân; v) phát động chiến dịch; vi) sử dụng thông tin đại chúng; vii) xuất

bản phẩm, hội thảo, hội nghị, tọa đàm v.v [21] Một quan điểm khác đưa

ra các bước cơ bản trong VĐCS công gồm 7 bước: Lại có quan điểm nêu ra bay bước cơ bản trong VĐCS: Bước 1 Xác định và phân tích van đề dé vận động; Bước 2 Xác định và phân tích đối tượng liên quan; Bước 3 Thiết lập các mục tiêu vận động; Bước 4 Xây dựng và chuyên tải thông điệp chính của vận động; Bước 5 Xây dựng chiến lược/lựa chọn phương pháp và kỹ thuật vận động; Bước 6 Xây dựng kế hoạch và tiến hành vận động; Bước 7.

Giám sát và đánh giá [15, tr.54].

Sau khi nghiên cứu, tổng kết đúc rút về các quy trình nêu trên có thé khái quát thành bốn giai đoạn như sau theo cách tiếp cận của PGS.TS Đỗ Phú

Hải và PGS.TS Vũ Công Giao [45, tr.67]: khâu hoạch định chính sách (vận

động vấn đề xã hội trở thành vấn đề chính sách); khâu xây dựng chính sách (vận động các chủ thể chính sách xây dựng các chính sách phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân); khâu thực hiện chính sách (vận động các

cơ quan nhà nước thực hiện chính sách một cách hiệu quả và công băng); khâu đánh giá chính sách (vận động các cơ quan nhà nước đánh giá chính

sách một cách khách quan, khoa học và đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù

18

Trang 25

hợp) Trong từng khâu, cách tiếp cận, phương pháp vận động cần phải khác nhau mới đạt được hiệu quả mong muốn Ví dụ, ở khâu hoạch định chính sách, cần tập trung vào việc thu thập thông tin, phân tích van dé và xây dựng các luận điểm thuyết phục Ở khâu thực hiện chính sách, cần tập trung vào

việc giám sát, theo dõi và phản hồi kip thời [45, tr.67].

1.2 Khái niệm, đặc điểm và nội dung thể hiện vai trò của các hiệp hội

doanh nghiệp trong vận động chính sách công

1.2.1 Khái niệm vai trò cua các hiệp hội doanh nghiệp trong vận

động chính sách công

- Khái niệm “hiệp hội doanh nghiệp ”

Thuật ngữ “doanh nghiệp” bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, thay thế cho thuật ngữ “xí nghiệp”

(enterprise) mà người Việt Nam trước đó đã quen thuộc Đây là một thuật ngữ

mang tính kinh tế hơn là pháp lý [9, tr.22].

Từ điển Black's Law Dictionary, một cuốn từ điển pháp luật nổi tiếng

tại Hoa Kỳ, đưa ra hai định nghĩa cho thuật ngữ “doanh nghiệp”) Nghĩa thứ

nhất, doanh nghiệp được hiểu là một dự án hoặc công cuộc kinh doanh, tức là một hoạt động thương mại hoặc dự án kinh doanh cụ thể Nghĩa thứ hai, doanh nghiệp được hiểu rộng hơn, bao gồm mọi loại tô chức hoặc thực thé pháp lý, ké cả cá nhân, hợp danh, công ty đối vốn, hội đoàn hoặc các thực thé khác Nghĩa nay còn áp dụng cho bat kỳ liên minh hoặc nhóm cá nhân nào có

liên kết thực tế mà không cần có tư cách pháp nhân [55, tr.531] Nghĩa thứ hai này được cuốn từ điển pháp luật kề trên chat lọc từ Đạo luật RICO của Hoa Ky - một đạo luật chống tô chức tội phạm [9, tr.22].

Ở Việt Nam, Khoản 10, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 của Việt

Nam định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật

19

Trang 26

nhằm mục đích kinh doanh” [34] Theo đó, doanh nghiệp có các đặc điểm sau: i) là một loại chủ thé pháp luật; ii) dé được công nhận tư cách chủ thé

pháp lý, doanh nghiệp phải được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy

định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh; 1i) mỗi doanh nghiệp đều

được xác định bởi những ngành nghề kinh doanh nhất định.

Khái niệm “hội” có nhiều định nghĩa khác nhau Trong tiếng Anh,

“hội” thường được diễn đạt qua hai thuật ngữ chính “association” - chi mối

quan hệ liên kết giữa các cá nhân hoặc tổ chức có cùng mối quan tâm hoặc

mục tiêu chung Đôi khi khái niệm “society” - chỉ một cộng đồng có tô chức, có quy tac và quyền lợi của thành viên được công nhận hợp pháp [43] - cũng được sử dụng để nói về hội Cả hai khái niệm này xuất phát từ thuật ngữ gốc La tỉnh “socius/socielis” có nghĩa là sự liên hệ, giao lưu và đồng hành giữa

con người trong đời sông xã hội [44, tr.11].

Ở Việt Nam, Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ban hành ngày

21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, theo đó hội được

hiểu là “ t6 chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên,

hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp

phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [7].

Khái niệm “hiệp hội” được đưa vào Việt Nam từ thời ky thuộc địa Pháp

và phát triển theo mô hình nghiệp đoàn [20] Điều 10 của Sắc lệnh số 102/SL/L004 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 20/7/1957 đã xác định hiệp hội là một loại hình tô chức tự nguyện của nhân dân, tập trung vào mục tiêu kinh tế, và không nên được xem chung với các loại hình hội khác

[8] Day là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng về hội ở Việt Nam.

Hiện nay, các HHDN ở Việt Nam thường hoạt động dưới nhiều tên gọi khác

20

Trang 27

nhau, như Hội, Hiệp hội, Liên đoàn, Liên minh, Đoàn, Hội liên hiệp và nhiều

tên khác, tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp mà họ đại diện.

Theo quy định trên thì chủ thể của quyền hiệp hội chỉ là công dân [29] và yêu cầu hội phải có tư cách pháp nhân Quan điểm này còn khá hẹp so với quan niệm phổ biến trên thé giới, nơi mà hội có thé tồn tại dưới nhiều hình thức

khác nhau, có thê có hoặc không có tư cách pháp nhân.

Từ những phân tích nêu trên, có thé rút ra định nghĩa sau: “HHDN là tổ

chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện cua các doanh nghiệp hoạt động trong

cùng một ngành nghề hoặc lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, có mục tiêu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên, nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước HHDN được tổ chức và hoạt động theo pháp luật và tuân theo các

nguyên tắc căn bản như tự nguyện tham gia, tự quản tự trang trải kinh phí

hoạt động vì lợi ích chung cua công đồng, đất nước, và phi lợi nhuận ””.

Qua những phân tích ở trên, có thé thấy đặc trưng cơ bản, và cũng là những yếu tố dé phân biệt giữa HHDN với doanh nghiệp đó là: Mục đích

chính của HHDN thường không phải là tìm kiếm lợi nhuận trực tiếp từ hoạt động của Hiệp hội mà là dé tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh

nghiệp thành viên Thành viên đóng góp công sức và tài chính cho Hiệp hội

để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển chung, bảo vệ lợi ích chung và thúc đây sự phát triển của ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh mà họ hoạt động Kinh phí của Hiệp hội thường được sử dụng để tài

trợ các hoạt động như nghiên cứu, dao tạo, quảng cáo, và các sự kiện nhằm hỗ trợ các thành viên và cải thiện môi trường kinh doanh tông thể.

- Khái niệm “vai tro”:

Theo định nghĩa của Đại Từ điển Tiếng Việt thì “vai trò” được hiểu là:

“chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triên của

21

Trang 28

nhóm, tập thé nói chung” [49, tr 1736] Vai trò của một cơ quan hoặc tổ chức được xác định bởi hai yếu tố chính: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hoặc tô chức do pháp luật quy định; hiệu quả, tác dụng của hoạt động mà cơ

quan hoặc tổ chức đó mang lại.

Theo đó, HHDN có các chức năng và quyền hạn sau: Một là, về chức năng:

i) Đại diện và tăng cường quyền lợi của các hội viên trong các mối

quan hệ cả trong va ngoài nước, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan

chính phủ, tổ chức trong và ngoài nước đề ảnh hưởng và thúc đây chính sách và luật pháp ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp.

ii)Tu vấn về các chính sách và luật pháp, cung cấp hỗ trợ trong việc giải quyết các mâu thuẫn thương mại trong và ngoài nước.

ili) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành viên, bao gồm các hoạt động thúc day thương mại, quảng bá thương hiệu và sản phẩm, đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin và tư vấn về đầu tư, kỹ thuật, tổ chức các

sự kiện thương mại như hội chợ, hội thảo và hội nghị chuyên đề, và thúc đây mối quan hệ kinh doanh.

Các HHDN đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ, và thúc đây sự phát triển của doanh nghiệp trước những cơ hội và thách thức mới Đây là nơi hội tụ và thống nhất cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời là cầu nối

quan trọng giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng HHDN cũng đảm

bảo việc bảo vệ quyên lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên và hỗ trợ họ giải quyết các van đề và khó khăn trong hoạt động kinh doanh Hình thức tổ chức này cũng khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt

động và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội.

Hai là, về quyền hạn: Tuyên truyền mục đích và mục tiêu của Hiệp hội;

Đại diện cho các hội viên trong các môi quan hệ cả đôi nội và đôi ngoại liên

22

Trang 29

quan đến chức năng và nhiệm vụ của Hiệp hội; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của hội viên, tuân theo quy định của pháp luật và tôn chỉ của Hiệp hội;

Tham gia vào các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và

giám định xã hội theo yêu cầu từ các cơ quan nhà nước; Cung cấp dịch vụ

công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tô chức dạy nghề,

truyền nghề theo quy định của pháp luật; Tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thâm

quyền đối với các van đề liên quan đến sự phát triển của Hiệp hội và lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội; Tổ chức, dao tạo, bôi dưỡng, tổ chức các hoạt động dich vụ khác theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các co quan, tô chức có liên quan dé thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội; Thành lập pháp nhân thuộc

Hiệp hội theo quy định của pháp luật; Gây quỹ cho Hiệp hội dựa trên hội phí

của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật dé tự trang trải về kinh phí hoạt động; Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của

pháp luật; Nhận sự hỗ trợ về kinh phí từ Nhà nước đối với các hoạt động gan

với nhiệm vụ được Nha nước giao [24, tr.34].

- Khái niệm “vai trò của HHDN trong VĐCS công”:

Từ những phân tích ở trên, có thé hiểu vai trò của HHDN nói chung

trong VĐCS công là: việc thực hiện chức năng, quyên hạn và những đóng

góp, hiệu quả hoạt động của HHDN trong hoạt động VĐCS công.

Như vậy, vai trò của HHDN được thé hiện ở các khía cạnh: Mot là, HHDN phải tuân theo toàn bộ các quy định, nhiệm vu, va quyền hạn mà pháp luật quy định cho họ trong quá trình VDCS công; Hai là, kết quả, hiệu quả, ý

nghĩa, tác dụng của việc HHDN thực hiện các nội dung về VĐCS công trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

23

Trang 30

Từ những phân tích trên có thể thấy VĐCS công của Hiệp hội doanh

nghiệp có các đặc điểm sau đây:

- Về chủ thể: Chủ thể của VĐCS công của HHDN là các HHDN, bao

gồm các Hiệp hội cấp tỉnh, thành phó, Hiệp hội ngành, Hiệp hội liên ngành, Hiệp hội nghề nghiệp, Hiệp hội quốc tế,

- Về đối tượng: Đối tượng của VĐCS công của HHDN là các chính sách công có liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm các chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách pháp luật,

- Vé nội dung: Nội dung của VĐCS công của Hiệp hội các doanh nghiệp bao gồm các hoạt động sau: Nghiên cứu, đánh giá, phân tích các chính sách công có liên quan đến doanh nghiệp; Tham gia xây dựng, sửa đổi, bố

sung các chính sách công có liên quan đến doanh nghiệp; Theo dõi, giám sát việc thực thi các chính sách công có liên quan đến doanh nghiệp; Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến các chính sách công có liên quan đến doanh nghiệp.

- Về phương thức: Phương thức VDCS công của Hiệp hội các doanh nghiệp bao gồm các hoạt động sau: Tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa

đàm về chính sách công có liên quan đến doanh nghiệp; Gửi ý kiến, kiến nghị, đề xuất đến các cơ quan nhà nước về các van đề liên quan đến các chính sách công có liên quan đến doanh nghiệp; Tổ chức các hoạt động truyền

thông, vận động

1.2.2 Sự can thiết và ý nghĩa của vận động chính sách công của hiệp

hột doanh nghiệp

1.2.2.1 Sự can thiết vận động chính sách công của hiệp hội doanh nghiệp Thứ nhất, vận động chính sách công của HHDN là một nhu cầu thực tế

và nó sẽ phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập

kinh tế quốc tế [37].

24

Trang 31

Trong bối cảnh của nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là liên quan đến chính sách

và pháp luật Chính sách và pháp luật không phải luôn phù hợp với tình hình thực tế, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp Điều này dẫn đến những ton thất kinh tế - xã hội không nhỏ cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế Hoạt động VĐCS công là một phan quan trọng của hoạt động của HHDN nhằm đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan chính

phủ và đóng góp vao việc xây dựng và thực thi các chính sách công phù hop

với nhu cầu của doanh nghiệp Việc VĐCS công giúp đảm bảo sự phát triển ôn định và bền vững của doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức mới và cơ hội Do đó, các

HHDN cần tăng cường hoạt động VĐCS công dé hỗ trợ doanh nghiệp nâng

cao khả năng cạnh tranh và hội nhập hiệu quả hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, VĐCS công đối của HHDN thực chat chi là sự thé hiện nhu

cầu, lợi ích, khả năng phát triển dé được đưa vào chính sách [37].

Trong nén kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thé kinh tế hoạt động vì lợi nhuận doanh nghiệp có nhu cầu và lợi ích riêng của mình, cần được đảm bảo bởi pháp luật và chính sách Các HHDN là đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước Thông qua

các hoạt động VĐCS công, HHDN có thể góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng và thực thi chính sách công phù hợp với nhu cầu và lợi ích của doanh nghiệp.

Thứ ba, hoạt động VĐCS của HHDN là một nhu cầu thực tế đã và

đang ton tại ở Việt Nam [37].

25

Trang 32

Quá trình ban hành pháp luật, chính sách ở Việt Nam hiện nay ngày

càng có sự tham gia một cách rộng rãi của những tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân Đặc biệt là các HHDN, một số hoạt động cụ thé của HHDN trong lĩnh vực này có thé kế đến như: Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; góp ý, kiến nghị về chính sách,

pháp luật; đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Những hoạt động này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

phát triển Chính vì vậy, VĐCS công của HHDN là một hoạt động cần thiết và quan trong trong nên kinh tế thị trường Ví dụ: Hiệp hội các nhà sản xuất 6 tô Việt Nam (VAMA) đã thực hiện các hoạt động “VDCS công” nhằm ảnh

hưởng đến quyết định cam nhập khẩu ô tô cũ vào Việt Nam và duy trì thuế suất cao đối với xe nhập khẩu Hay trường hợp Hiệp hội Thép Việt Nam cũng đã tiến hành các hoạt động “VĐCS công” dé duy trì chính sách thuế nhập

khẩu đối với thép

1.2.2.2 Y nghĩa của vận động chính sách công doi với hiệp hội

doanh nghiệp

Thứ nhất, vận động chính sách công có thể giúp doanh nghiệp nhận

được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách của Nhà nước.

Trong nén kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế hoạt động

vì lợi nhuận doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó có những khó khăn, vướng mắc do chính sách của Nhà nước liên

quan trực tiếp như: thuế quan, lệ phí, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch hoặc gián tiếp như khả năng tiếp cận thị trường nội địa của hàng hóa/dịch vụ cạnh tranh từ nước ngoài Ví dụ, chính sách của Nhà nước có thể chưa phù hợp với

thực tế, tạo ra những rào cản cho doanh nghiệp phát triển; hoặc chính sách

26

Trang 33

của Nhà nước có thể không được thực thi hiệu quả, dẫn đến tình trạng doanh

nghiệp bị “lợi dụng”.

Hoạt động VĐCS của HHDN giúp doanh nghiệp có thể đưa tiếng nói của mình đến với cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng và thực thi chính

sách công phù hợp với nhu cầu và lợi ích của doanh nghiệp Khi chính sách của Nhà nước phù hợp với nhu cầu và lợi ích của doanh nghiệp, doanh nghiệp

sẽ được hưởng nhiều lợi ích, bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp phát triển; giảm chi phí hoạt động: tăng khả năng cạnh tranh; nâng cao hiệu quả hoạt động Ví dụ, trong những năm gan đây, các HHDN đã tích cực VDCS công nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Các hoạt động VĐCS đã góp phần thúc đây quá trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công Nói cách

khác, bằng cách này doanh nghiệp có thê nhận được sự “hỗ trợ từ chính sách”

trong tương lai dé kinh doanh thuận lợi, 6n định Ngoài ra, các hoạt động

VĐCS cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước về vai trò của doanh nghiệp, từ đó có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Thứ hai, hoạt động vận động chính sách sẽ góp phần củng cé vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp [26, tr.9].

Bằng cách tích cực tham gia và tự chủ trong việc VDCS công, một hiệp hội có thé trở thành một tác nhân quan trọng trong việc định hình chính sách

và định vị chính mình trong ngành Thành công trong VDCS công sẽ nâng

cao địa vị của HHDN trong mắt các nhà làm chính sách và tạo độ tin cậy cao

cho hiệp hội trong cộng đồng Điều này giúp gia tăng sự ủng hộ nói chung,

đặc biệt là về sự ủng hộ tài chính, của các hội viên hiện tại và thu hút thêm

các hội viên mới Với nguồn tài chính mạnh mẽ hơn, các HHDN có khả năng cung cấp nhiều nguồn lực hơn để thực hiện VĐCS, từ đó cải thiện chiến lược và phương pháp vận động Các hoạt động VĐCS công cung cấp thông tin,

27

Trang 34

động viên và công cụ cần thiết cho các hội viên của hiệp hội, giúp họ bảo vệ

và cải thiện môi trường kinh doanh và doanh nghiệp của họ.

Thứ ba, hoạt động VĐCS công của HHDN góp phan cung cấp các

thông tin về chính sách trong tương lai giúp doanh nghiệp hoạch định tốt chiến lược kinh doanh.

Trong quá trình VĐCS công, HHDN phải tìm hiểu kỹ các xu hướng

chính sách liên quan, đồng thời góp một phần vào việc “tạo hình” cho chính sách mới Vì vậy, HHDN có rất nhiều thông tin giá trị để cung cấp cho hội

viên của mình dé có thé hoạch định chính sách kinh doanh trong tương lai sát hợp nhất có thé với các chính sách liên quan sẽ áp dụng Các thông tin về chính sách trong tương lai mà HHDN cung cấp có thé giúp doanh nghiệp trong các việc sau: (i) Nắm bắt kịp thời các xu hướng chính sách mới, từ đó

có thê chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của môi trường kinh doanh; (ii)

Tính toán chính xác hơn các rủi ro và cơ hội liên quan đến chính sách, từ đó

có thé đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp; (iii) Tối ưu hóa nguồn lực và tài chính của doanh nghiệp dé phù hợp với các yêu cầu của chính sách Vi dụ, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách

nhằm thúc đây phát triển kinh tế số, kinh tế xanh Các HHDN đã tích cực VĐCS công nham tiếp thu các thông tin về các chính sách này Các thông tin này đã được HHDN cung cấp cho hội viên của mình để các doanh nghiệp có thê chuẩn bị tốt hơn cho việc chuyên đổi sang kinh tế số, kinh tế xanh Có thê

nói, VĐCS công của HHDN là một nguồn thông tin giá trị giúp doanh nghiệp hoạch định tốt chiến lược kinh doanh.

Thứ tư, hoạt động VDCS công của HHDN giúp cho hình ảnh của hiệp

hội, doanh nghiệp được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trong công chúng.

Các chiến dịch VĐCS công thường diễn ra không chỉ với những hoạt động cung cấp thông tin hay gây áp lực trực tiếp với các co quan có thầm

28

Trang 35

quyền, ma còn được thực hiện gián tiếp thông qua áp lực tạo ra bởi các đơn vị thông tấn báo chí Khi các hoạt động VĐCS công của HHDN được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh và quyền lợi của doanh nghiệp hay ngành được công chúng biết đến, chia sẻ Điều này có thê giúp

hiệp hội, doanh nghiệp đạt được những lợi ích sau: Nâng cao nhận thức của công chúng về doanh nghiệp và ngành nghề của doanh nghiệp; tăng cường sự tin tưởng của công chúng đối với doanh nghiệp; tạo dựng hình ảnh tích cực

của doanh nghiệp trong mắt công chúng; tăng cường sự ủng hộ của công

chúng đối với doanh nghiệp Ví dụ, trong những năm gần đây, HHDN Việt Nam (VCCI) đã tích cực VĐCS công nhằm cải thiện môi trường dau tư, kinh

doanh Các hoạt động VDCS công của VCCI đã được đưa tin rộng rãi trên

các phương tiện truyền thông, giúp nâng cao nhận thức của công chúng về

những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp

trong nền kinh tế Điều này đã góp phần tạo dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trong mắt công chúng, giúp tăng cường sự ủng hộ của công chúng đối

với doanh nghiệp Có thé nói, VĐCS công của HHDN là một kênh quảng bá

hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích trong dài hạn.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của các hiệp hội doanh

nghiệp trong vận động chính sách công

1.2.3.1 Các yếu tô nội tại của hiệp hội doanh nghiệp Thứ nhất, quy mô và cơ cau của HHDN.

Những HHDN có quy mô lớn, có nhiều hội viên thuộc các ngành nghề khác nhau sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong VĐCS công Điều này là do hiệp hội có thé đại diện cho nhiều lợi ích khác nhau của doanh nghiệp, từ đó

có thể thuyết phục cơ quan nhà nước xem xét các nhu cầu và quan điểm của

doanh nghiệp Ngoài ra, HHDN có quy mô lớn cũng có nhiều nguồn lực hơn,

bao gôm nguôn lực tài chính, nhân lực và vật lực Điêu này giúp hiệp hội có

29

Trang 36

thê thực hiện các hoạt động VĐCS công hiệu quả hơn, như tổ chức các hội

thảo, tọa đàm, tham gia các diễn đàn, Ví dụ, Liên đoàn Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là một HHDN có quy mô lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới hội viên rộng lớn trên toàn quốc với hơn 200 HHDN và hơn 200 nghìn doanh nghiệp [2] VCCI đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc

VDCS công, góp phan cải thiện môi trường dau tư, kinh doanh của Việt Nam Dé nâng cao vai trò của mình trong VĐCS công, các HHDN cần chú trọng phát triển quy mô và cơ cau của hiệp hội Hiệp hội cần mở rộng quy mô hội

viên, thu hút hội viên từ các ngành nghề khác nhau Ngoài ra, hiệp hội cần tăng cường hợp tác với các HHDN khác, dé tạo thành một khối đại đoàn kết

mạnh mẽ trong VĐCS công.

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của hiệp hội.

Chất lượng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của hiệp hội là một yếu tố

quan trọng khác anh hưởng đến vai trò của HHDN trong VĐCS công Đội ngũ

lãnh đạo và cán bộ của hiệp hội có năng lực, kinh nghiệm và uy tín sẽ giúp hiệp

hội VĐCS công hiệu quả hơn Điều này là vì các HHDN có khả năng: nắm bắt chính xác nhu cầu và quan điểm của doanh nghiệp; chuẩn bị các luận điểm

thuyết phục dé thuyết phục cơ quan nha nước; tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp

với cơ quan nhà nước Ví dụ, VCCI có đội ngũ lãnh đạo va cán bộ có năng

lực, kinh nghiệm và uy tín Các lãnh đạo của VCCI đều là những doanh nhân thành đạt, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh Các

cán bộ của VCCI đều được đào tạo bài bản về VĐCS công Điều này đã giúp VCCI có thé VĐCS công hiệu quả, góp phan cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam Để nâng cao vai trò của mình trong VĐCS công, các

HHDN cần chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo và cán bộ có năng lực, kinh

nghiệm và uy tín Hiệp hội cần tuyển dụng và đảo tạo đội ngũ lãnh đạo và cán

bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực

30

Trang 37

VĐCS công Ngoài ra, hiệp hội cần tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động đề thu hút và giữ chân những nhân tài.

Thứ ba, các nguồn lực của hiệp hội.

Các nguồn lực của hiệp hội là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng

đến vai trò của HHDN trong VĐCS công Hiệp hội có nguồn lực tài chính,

nhân lực và vật lực mạnh mẽ sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt

động VĐCS công, như: tô chức các hội thảo, tọa đàm, tham gia các diễn đàn; tuyển dung va đào tạo đội ngũ lãnh đạo và cán bộ; trao đổi thông tin, nghiên

cứu, khảo sát; tuyên truyền, van động Ví dụ, VCCI có nguồn lực tài chính,

nhân lực và vật lực mạnh mẽ VCCT có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có

kinh nghiệm trong lĩnh vực VĐCS công VCCI cũng có nguồn lực tài chính dé t6 chức các hội thảo, tọa đàm, tham gia các diễn dan, Điều này đã giúp

VCCI có thé VĐCS công hiệu quả, góp phan cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

1.2.3.2 Các yếu tổ từ môi trường bên ngoài.

Thứ nhất, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của HHDN trong VĐCS công Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ôn định, thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các HHDN tham gia VĐCS công Điều đó là bởi Chính phủ có thé tập trung vào việc phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho doanh

nghiệp hoạt động: công dân có thé tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, xã hội, từ đó tạo áp lực đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực thi chính sách; các tổ chức xã hội, trong đó có HHDN có thể hoạt động một cách độc lập và tự do, từ đó có thể tham gia tích cực vào quá trình hoạch

định, xây dựng chính sách Ví dụ, trong những năm gan đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Điều này đã tạo điều kiện

31

Trang 38

thuận lợi cho các HHDN tham gia VDCS công Các HHDN đã có thể tích cực tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng chính sách, góp phan cải thiện

môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

Thứ hai, quan hệ giữa HHDN với cơ quan nhà nước.

Quan hệ giữa HHDN với cơ quan nhà nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của HHDN trong VĐCS công Mối quan hệ tốt đẹp giữa HHDN với cơ quan nhà nước sẽ giúp các HHDN dễ dàng tiếp cận cơ

quan nhà nước và tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng chính sách,

bởi: các HHDN có thé dễ dàng trao đổi thông tin, ý kiến với cơ quan nhà nước; các HHDN có thê được tham gia vào các hội nghị, hội thảo, diễn đàn

do cơ quan nhà nước tô chức; các HHDN có thể được lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cơ quan nhà nước Ví dụ, VCCI có mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan

nhà nước VCCI được tham gia vào nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn, do cơ quan nhà nước tô chức VCCI cũng được lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cơ quan nhà nước Điều này đã giúp VCCI có thể VĐCS công hiệu quả, góp

phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

1.2.3.3 Các yếu tổ khác

Bên cạnh các yếu tô nội tại của HHDN và các yếu tố từ môi trường bên

ngoài thì vai trò của HHDN trong VDCS công còn chịu ảnh hưởng của các

yếu tố khác như: văn hóa chính trị, truyền thông Văn hóa chính tri là những giá tri, niềm tin, quan niệm của xã hội về chính trị Văn hóa chính trị có thể

ảnh hưởng đến vai trò của HHDN trong VĐCS công theo những cách sau: Văn hóa chính trị dân chủ, cởi mở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các HHDN

tham gia VĐCS công còn văn hóa chính trị độc đoán, khép kín sẽ hạn chế vai trò của các HHDN trong VĐCS công; truyền thông là một công cụ quan trọng

dé VĐCS công Truyền thông có thé giúp HHDN truyền tải thông điệp đến cơ quan nhà nước và công chúng Truyền thông mạnh mẽ sẽ giúp HHDN nâng

32

Trang 39

cao nhận thức của công chúng về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp Truyền thông hiệu qua sẽ giúp HHDN thuyết phục co quan nha nước đưa ra các chính sách có lợi cho doanh nghiệp Ngoài ra, các yếu tố khác như văn hóa doanh nghiệp, trình độ dân trí, cũng có thể ảnh hưởng đến vai trò của

HHDN trong VDCS công.

Như vậy, vai trò của HHDN trong VĐCS công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả nội tại và bên ngoài Để nâng cao vai trò của mình trong VĐCS công, các HHDN cần chú trọng phát triển các yếu tổ nội tại, đồng thời tăng

cường mối quan hệ với cơ quan nhà nước và các tô chức khác.

1.3 Vận động chính sách công của hiệp hội doanh nghiệp ở một số

quốc gia và những giá trị tham khảo cho Việt Nam

1.3.1 Vận động chính sách công của các hiệp hội doanh nghiệp ở

Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam

Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về sự "náo nhiệt" trong hoạt động VĐCS công VĐCS công là hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhăm tác động đến các quyết định của cơ quan lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp nhằm đạt được lợi ích của cá nhân, tổ chức đó Ở Mỹ, VĐCS công là một hoạt động

chính trị lâu đời và phô biến, với quy mô lớn và mức độ chi tiêu cao VDCS ở Mỹ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ bang những quy định cụ thể Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ đảm bảo tự do cá nhân về van dé tôn giáo, ngôn luận, báo chí, hội họp trong hòa bình, và quyền được tự do “kiến nghị với chính quyền sửa chữa những điều gây bat bình" [46, tr.32] Các dao

luật liên quan đến VĐCS ở Mỹ bao gồm: Luật về VDHL năm 1995; Luật Uy ban chính sách cạnh tranh; Luật ngành Ngoại giao năm 1980; Luật Nhà nước năm 1978 (phần nguyên tắc xử thế) [45, tr.170] Trong những văn bản nêu

trên, Luật về VDHL năm 1995 của Mỹ được xem là nguồn của các quy định pháp luật về VĐHL nam rải rác trong các đạo luật khác Với mục đích bảo

33

Trang 40

đảm cho việc gây tác động đến quá trình ra quyết định của cơ quan lập pháp, hành pháp và chính quyền liên bang được thực hiện một cách hợp pháp, đồng thời tăng cường sự hiểu biết thống nhất của người dân về VDHL, ngày 19/12/1995, Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã thông qua Luật về

VDHL [58] Luật quy định các khái niệm cơ bản về VĐHL như quan hệ pháp nhân, thân chủ, giới quan chức hành pháp, giới quan chức lập pháp, nhân viên, đối tượng nước ngoài, VDHL và tương tác VĐHL, đối tượng làm VĐHL và người VĐHL Quan trọng hơn, Luật về VĐHL năm 1995 quy định

về đăng ký của người VDHL và yêu cầu về trách nhiệm của người VDHL trong việc thực hiện các nghĩa vụ về đăng ký cũng như các quy tắc hoạt động

cơ bản.

Theo luật này, khái niệm VĐHL được hiểu là “việc giao tiếp bằng văn

bản hoặc lời nói (bao gồm cả giao tiếp điện tử) với giới quan chức cơ quan hành pháp hoặc lập pháp được thực hiện dưới danh nghĩa đại diện cho thân chủ với mục bao gồm: Thiết lập, sửa đổi hoặc thông qua luật pháp liên bang (gồm cả dự thảo luật); Thiết lập, sửa đổi hoặc thông qua quy tắc, luật lệ liên

bang mệnh lệnh do Chính phủ thông qua hoặc bat ky chương trình, chính sách khác hay quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ: [58, tr.2] Ngoài ra, Luật

VDHL năm 1995 đã xác định các hoạt động dưới đây không được xem là

VDHL: Các hoạt động được thực hiện với tư cách cá nhân có liên quan đến lợi ích công việc hoặc những lợi ích khác chỉ thuộc về cá nhân đó trừ trường

hợp đó là một viên chức lập pháp hoặc viên chức hành pháp; Các hoạt động

do đại diện một tô chức truyền thông thực hiện nếu mục tiêu của hành động là thu thập và phân tán tin tức và thong tin đến người dân; [58, tr.3].

Luật VĐHL quy định bất kỳ cá nhân nào được khách hàng thuê bằng

tiền hoặc trả thù lao dưới hình thức khác để làm những công việc không đơn thuần là một tương tác VĐHL, trừ những cá nhân có hoạt động VDHL chiếm

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu hiệp hội doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu hiệp hội doanh nghiệp (Trang 55)
Hình thành chính sách kinh tế tại Việt Nam sẽ được tập trung vào quá trình soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh, mặc dù có thé có đề cập sơ lược đến các chính sách kinh tế - Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay
Hình th ành chính sách kinh tế tại Việt Nam sẽ được tập trung vào quá trình soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh, mặc dù có thé có đề cập sơ lược đến các chính sách kinh tế (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w