Đối với Việt Nam, trong những năm gan đây, tệ nạn tham nhũng đã nồilên một cách tràn lan, xâm phạm kỷ cương phép nước, làm mat lành mạnh của cơ quan, tô chức, gây thiệt hại cho lợi ích t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
VŨ THANH THÚY
Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
Mã số: 8380101.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi Các số liệu, kết quả, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính trungthực, có nguồn gốc rõ ràng Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này kính mong Trường Đại học Luật - Đạihọc Quốc gia Hà Nội xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thanh Thúy
Trang 4LOI CAM ON
Lời đầu tiên, tac giả xin được gửi lời cảm on chân thành nhất đếntrường Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô tại Bộ môn LuậtHiến pháp — Luật Hành chính, Bộ môn Lý luận, Lịch sử Nhà nước và Pháp luật đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian
tác giả học tập, nghiên cứu tại Trường.
Tác giả xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH Đào Trí Úc vì sự tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND quận Đống Da — đơn vị đãcung cấp cho tác giả dit liệu, thông tin cần thiết dé hoàn thành Luận văn
Cuối cùng, tác giả kính chúc quý Thay/Cé thật nhiều sức khỏe và tranday nhiệt huyết dé tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ sinh viên theo ngành học caoquý và thiêng liêng này.
Xin trân trọng cảm ơn!
ii
Trang 5Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN 5c tt tt ren i
LOT CAM ƠN ch nhưng ii
DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT oi eccccccccccccccscecsesssesssesssesseessesssesseessesssesseeese vi
0967.1000015 1
CHUONG 1 LY LUAN VE VAI TRO CUA CAI CACH HANH CHINH TRONG PHONG, CHONG THAM NHUNG 0 ccccccccccccssessessessseesseeseees 9 1.1 Khái quát về cải cách hành Chinh ccecceccsssessessesssessessesseessessessesssessessessesseesseesen 9 1.1.1 Khái niệm cải cách hành chính - - << +53 3+2 ‡++*£EEE++eeEseseesszexss 9 1.1.2 Sự cần thiết phải cải cách hành chính dé phòng chống tham nhũng 12
1.1.3 Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của CCHC .- +55 + ++sssersseesees 19 1.2 Khái quát về phòng, chống tham nhũng - 2 2 + x2s£+£++£x+zxezxz 22 1.2.1 Khái niệm tham nhũng - - ¿c2 3113231125331 351 15111 1E erkrree 22 1.2.2 Bản chất của tham nhũng ¿2-22 522Et2EE£EEE2EE+2EEEEEEEEESExrrrkrrrrsree 26 1.2.3 Biểu hiện và đặc điểm co bản của tham nhhŨng -s-ccccssseessseeeere 27 1.2.4 Nguyên nhân của tham nhũng c5 3 3+ 1332 E2 kirrirrrrrkrree 29 1.3 Cơ sở pháp lý bao dam vai trò của CCHC trong PCTN .-c 2< «<< 37 1.4 Vai trò của CCHC trong phòng, chống tham nhũng 2° 5 5522552 42 1.5 Kinh nghiệm CCHC trong phòng, chống tham nhũng tại một số nước trên ¡1,0 49 1.5.1 Kinh nghiệm CCHC trong phòng, chống tham những tại Hàn Quốc 49
1.5.2 Kinh nghiệm CCHC trong phòng, chống tham nhũng tai Singapore 49
1.5.3 Kinh nghiệm CCHC trong phòng, chống tham những tại Trung Quốc 51
1.5.4 Kinh nghiệm CCHC trong phòng, chống tham những tại Vương Quốc Anh 52
Kết luận chương Ì, - ¿- 2-5252 E+ESEEEEE E9 1211211215 2111111111111 1111.1111111 cte 57 CHƯƠNG 2 _ THỰC TIEN VAI TRO CUA CCHC TRONG PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG TẠI UBND QUAN DONG DA 58
2.1 Cơ sở pháp lý của cải cách hành chính trong phòng, chống tham nhũng tại 8):309011089/0189-8NẼ 58
11
Trang 62.2 Những yếu tố tác động đến Cải cách hành chính trong phòng, chống tham
2.3 Thực tiễn vai trò của cải cách hành chính trong phòng, chống tham nhũng
tai UBND quận Đống Đa ¿52-52 2t E2 2 127171121121121121211 211 11c.63 2.4 Đánh giá vai trò của cải cách hành chính trong phòng chống tham nhũng
qua thực tiễn tại UBND quận Đống Da -2 2-52 522EcEE2E2EEeExerreres 72
2.4.1 Đánh gid chung - - xxx HH TT TH TH Hà Hà Hà Hư HH già 72
2.4.2 Hạn chế, khó khăn -++++++t2EEktttEEkxtttEkrrttttttrirrrrrrrrrirerrree 74
2.4.3 Nguyên nhân của những bat cập, hạn chế 2-2 + x+sz+£s+zx+zxzsz 78
Kết luận chương 2 -:- + SE+St+E22E2EEEEEEEEE1911211211211 1111111111111 11 1111111 c2 81
CHUONG 3_GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG VAI TRO CUA CCHC
TRONG PHONG, CHONG THAM NHUNG TAI UBND QUAN
DONG ĐA HH HH HH re 82
3.1 Các giải pháp chung - 5 s1 ng TH Hệ 82
3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vai trò của
CCHC trong phòng, chống tham nhũng 2 2 2 E+£E£2E£+EE+£Eerxezxz 82
3.1.2 Tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thé liên quan đến CCHC trong
phòng, chống tham nhũng ¿- 2 2 2 £+E£EE#EE+EE+EE£EEEEEEEEEEeEEerkerxrrsrei 83
3.1.3 Xây dựng cơ chế hữu hiệu cho việc kiểm tra, giám sát CCHC 87
3.1.4 Xử ly nghiêm minh những vi phạm pháp luật về CCHC trong phòng,
chống tham nhũng . - 2: ©5£ £+S29EE£EE£EE2EEEEEEEEEEE121122127171711211 111 ce.90 3.1.5 Tăng cường hợp tác dé học tập kinh nghiệm trong quá trình CCHC 92
3.2 Các giải pháp cụ thé cho UBND quận Đồng Đa 22- 52552225255: 96
3.2.1 Người đứng đầu UBND quận Đống Đa cần phải chỉ đạo quyết liệt hơn
nữa việc thực hiện Kế hoạch của Thành phố về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng những nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu cực,
tham nhũng trong hoạt động công VỤ - - - 5 kg ni, 96
3.2.2 Tiếp tục day mạnh cải cách thủ tục hành chính trên địa ban quận
1V
Trang 73.2.3 Xây dựng bộ máy chính quyền chuyên nghiệp, liêm chính, hiện đại, vì
nhân dân phục vụ "—— 102
3.2.4 Công khai hoạt động của chủ thể có thâm quyền trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ như tiếp công dân, cấp phép đầu tư, xây dựng nhằm hạn chế tối đa cơ hội tham TTI 44- 105 3.2.5 Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp, các cơ quan
thông tan báo chí và nhân dân trong công tác CCHC va đấu tranh phòng, chống tham những -2- 2 5£ 2S +£EEEEEEEEEEE2E121121E111111111111 1e re 108 3.2.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đây mạnh công tác phối hợp giữa các cơ
quan, sở ngành, các quận, huyện trên dia bàn thành phô Ha Nội Đồng thời
tích cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các quận, huyện khác 110
3.2.7 Xây dựng cơ chế bảo vệ hiệu quả an toàn cho người dân trong quá trình
tố giác hành vi nhũng nhiễu hoặc tham nhũng trong quá trình thực thi công vụ của các cán bộ, công chức trên địa bàn quận Đống Đa 111
Kết luận chương 3 o.ceecceseeccsssessesssessessessscsecsscssecsscsecsssssessessecsussuessessesaesasessessessesaseeses 113
KET LUẬN -2-5252 SE 2E 2 2E12E1E71211211211 1111211211111 .11 1111 114
TÀI LIEU THAM KHAO 22 5£SS2E£EEE2EE£2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerrkerred 117
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
STT| Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
Trang 9MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiTham nhũng là một hiện tượng xã hội, tồn tại khách quan trong bộ máynhà nước, là một trong những căn bệnh gan liền với quyền lực nhà nước, luôn
ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội Ngoài ra, nó còn là một hiện tượng xâu cho xã hội, nó gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của đất nước, làm suythoái đạo đức, lỗi sống của không ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà
nước Tham nhũng đã làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả,
thậm chí còn làm mục ruỗng bộ máy nhà nước, nghiêm trọng hơn là đe dọa
đến sự tồn vong của đất nước Vì vậy PCTN là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, rất cần có sự quyết liệt, quyết tâm cao và kiên trì, là chính sách ưutiên hàng đầu của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế
Đối với Việt Nam, trong những năm gan đây, tệ nạn tham nhũng đã nồilên một cách tràn lan, xâm phạm kỷ cương phép nước, làm mat lành mạnh của
cơ quan, tô chức, gây thiệt hại cho lợi ích tài sản nhà nước, tập thể và cá nhân,làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo bat chính, nay sinh mâu thuẫn xã hội,
ảnh hưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc, xói mòn truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc, đảo lộn các giá trị xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ tương lai, làm tôn thất đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thậm chí làm hư hỏng một số cán bộ đã được đào tạo, rèn luyện qua nhiều thờikỳ từ đó làm giảm sút lòng tin của là “quốc nạn”, một nguy cơ lớn, thậm chí
đe dọa sự tồn vong của chế độ Tham nhũng hiện diện trong hầu hết các lĩnhvực đời sống xã hội mà chủ thé là những cá nhân có chức, có quyền, có cơ hộilợi dụng quyền dé vụ lợi Trong các cơ quan HCNN nói chung và đặc biệt là
cơ quan HCNN cấp Quận (huyện) nói riêng - cơ quan thực thi quyền lực nhànước, quản lý mọi mặt đời sống xã hội, có thẩm quyền quyết định đơn
Trang 10phương, thì tham nhũng càng có điều kiện nảy sinh và phát triển, do đó việc
PCTN ở những cơ quan này cảng phải chú trọng.
Thực tiễn đã chứng minh cải cách hành chính và phòng, chống thamnhững là hai van dé liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và mangtính biện chứng Cải cách hành chính có vai trò hoàn thiện bộ máy và làm cho
hoạt động của các cơ quan hành chính công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu
quả, góp phan tích cực trong phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng Đồngthời, chống tham nhũng sẽ giúp nền hành chính trong sạch, vững mạnh, nângcao tính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động và hạn chế cơ hộitham nhũng từ cán bộ, công chức, viên chức Vì vậy, mà học viên chọn đề tài
“Vai trò của cải cách hành chính trong phòng, chống tham những: Qua thựctiễn tại Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” làm luận văn
Thạc sĩ luật học.
2 Tình hình nghiên cứu đề tàiCho đến hiện nay, dé tài mà tác giả lựa chọn là một vấn đề được nhiềunhà quản lý, nhà khoa học lựa chọn và quan tâm Tuy nhiên, mỗi đề tài lại cónhững cách tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau, các cấp khác nhau trongnội dung cải cách hành chính Qua tìm hiéu, tác giả tổng hợp lại một số côngtrình có liên quan tiêu biêu được như:
Sách:
- PGS.TS Nguyễn Hữu Hải, một nhà nghiên cứu và chuyên gia hàng
đầu trong lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước tại Việt Nam trong cu6n Cảicách hành chính nhà nước - Lý luận và thực tiễn (2016), đã tập trung nghiêncứu và phân tích những khía cạnh quan trọng trong cải cách hành chính nhànước Đầu tiên, cuốn sách đi vào nghiên cứu về quyền hành pháp va các cáchtiếp cận về hành chính nhà nước Điều này giúp định rõ vai trò và quyền hạn
của cơ quan hành pháp trong việc thực thi chính sách và luật pháp Chương 2
Trang 11tập trung nghiên cứu các mô hình hành chính nhà nước trên thé giới, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm quý giá mà Việt Nam có thể áp dụng trong quá
trình cải cách hành chính Chương 3 trình bày các xu hướng cải cách hành
chính trên thế giới, phản ánh những sự thay đổi và tiến bộ trong lĩnh vực này,
từ đó đánh giá được vị trí của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế Chương 4 tập
trung vào việc phân tích các giai đoạn cải cách hành chính nhà nước tại Việt
Nam từ năm 1945 đến 2012 Cuốn sách đi sâu vào các biến động, thành tựu
và thất bại trong quá trình cải cách hành chính của đất nước Cuối cùng,chương 5 của cuốn sách xem xét giai đoạn cải cách hành chính nhà nước Việt Nam từ năm 2013 đến nay Cuốn sách là một tài liệu quan trọng về lý luận và
thực tiễn trong cải cách hành chính nhà nước.
- TS Nguyễn Trọng Thừa trong cuốn Cải cách hành chính nhà nướctrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2020) đã làm sáng tỏnhững vấn đề cơ bản và hiện thực trong quá trình cải cách hành chính, đồngthời đề xuất các giải pháp đáng giá giúp nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụnhân dân trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Trongcuốn sách, tác giả đưa ra những bước tiến và thất bại của quá trình cải cáchhành chính nhà nước trong bối cảnh nước Việt Nam đang trải qua giai đoạncông nghiệp hóa và hiện đại hóa mạnh mẽ Ông phân tích các thách thức và
cơ hội đối diện, đồng thời tập trung vào các mô hình cải cách hành chính nhà nước được áp dụng và hiệu quả của chúng Cuốn sách chia sẻ những nghiêncứu sâu sắc và hiểu biết chuyên sâu của TS Nguyễn Trọng Thừa về các vấn
dé như cách tiếp cận quản lý, quyền hành pháp, phát triển cơ sở hạ tang, nâng
cao năng lực quản lý của cán bộ, va công tác dao tạo nhân lực trong hành
chính nhà nước Từ đó, người đọc được trang bị kiến thức và nhận thức rõràng về những cơ hội và thách thức trong việc cải thiện hệ thống hành chính
nhà nước, đáp ứng sự phát triên vượt bậc của đât nước Cuôn sách không chỉ
Trang 12mang tính lý thuyết mà còn giúp người đọc hiểu rõ và áp dụng ngay các kiếnthức trong thực tiễn Điều này làm cho tác phẩm trở thành một nguồn tài liệu
quý giá cho những người quan tâm và làm việc trong lĩnh vực cải cách hành
chính nhà nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững vàhiện đại hóa của Việt Nam trong thời kỳ hoà nhập và hội nhập quốc tế.
Luận văn:
- Luận văn thạc sĩ luật Thuc hiện chính sách cải cách hành chính tại
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu của Tống Mạnh Hùng, được thực hiện tại Họcviện Khoa hoc xã Hội — Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam vào năm
2018, là một công trình nghiên cứu quan trọng đã đem đến cái nhìn sâu sắc vàchỉ tiết về lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện chính sách cải cách hànhchính tại huyện Sin Hồ, tinh Lai Châu Nghiên cứu đã nêu rõ những van đề cơbản và thực tiễn của việc cải cách hành chính tại địa phương cụ thể là huyệnSìn Hồ, năm ở tỉnh Lai Châu - một khu vực có nhiều khó khăn về địa lý, vănhóa và kinh tế Tác giả đã thấu hiểu sâu sắc tình hình và điều kiện sống củangười dân địa phương, từ đó trình bày và phân tích cụ thể các khó khăn,vướng mắc mà huyện Sìn Hồ đang đối mặt trong việc thực hiện chính sách cải cách hành chính Nghiên cứu cũng đã đề xuất và đưa ra những giải pháp, kiếnnghị nhằm cải thiện hiệu quả thực hiện chính sách cải cách hành chính tạihuyện Sìn Hồ Những kiến nghị này không chỉ dựa trên lý luận mà còn đượcxây dựng dựa trên việc thăm dò, điều tra, và tìm hiểu thực tế tại địa phương,đảm bảo tính thực tế và khả thi
- Luận văn thạc sĩ luật Moi quan hệ giữa cải cách hành chính vàphòng, chong tham những: Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội của NguyễnThị Hương Sen, được thực hiện tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội vàonăm 2020, đã nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa cải CCHC và PCTN ởthành phố Hà Nội Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Ha Nội,
Trang 13tác giả đã phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng,chống tham nhũng, từ đó đưa ra những nhận định chính xác và sâu sắc Bangviệc thể hiện mối tương quan và tác động giữa CCHC và PCTN, luận văn nàyđưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm thúc day hiệu quả công tác CCHC vàPCTN của thành phố Hà Nội Các kết quả nghiên cứu trong luận văn nay có thé cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn hữu ich cho các cơ quan chức năng va lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc thiết kế và triển khai các chươngtrình, dự án CCHC và PCTN Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các nhà nghiên cứu và
chuyên gia luật trong việc hiểu rõ hơn về cách thức CCHC và PCTN có thé
hỗ trợ nhau và tạo ra hiệu quả tích cực.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của công tác cải cáchhành chính trong phòng, chống tham nhũng Trong đó có liên hệ thực hiện tạiUBND quận Đống Da, thành phố Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tại luận văn, tác giả nghiên cứu thực tiễn cải cách hành chính trên địa
bàn quận Đống Đa nam trong Chương trình tổng thê cải cách hành chính giaiđoạn 2016-2020, Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -
2025 và Chiến lược về phòng, chống tham nhũng đến hiện nay mà UBND quận Đống Đa đang triển khai.
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích khi tác giả nghiên cứu đề tài là đưa ra các kiến nghị, giảipháp dé hoàn thiện hơn nữa công tác cải cách hành chính mà hiện nay nhiềuđơn vị cấp Quận (huyện) đang vướng phải Vì vậy, để thực hiện mục đíchnày, đề tài sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Đánh giá thực trạng, vai trò của công tác CCHC trong PCTN
Trang 14- Tìm ra những nguyên nhân, lý do của thực trạng đó.
- Đưa ra một số giải pháp, phương hướng chung để từng bước tăngcường, hoàn thiện công tác CCHC trong PCTN tại UBND quận Đống Đa.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết được các
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận, khung pháp luật hiện hành liênquan đến vai trò của CCHC trong PCTN đối với pháp luật Việt Nam, đốichiếu với pháp luật, kinh nghiệm quốc tế
- Phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng việc đảm bảo vai trò của
CCHC trong PCTN mà UBND quận Đống Đa đang triển khai, thực hiện đểtìm ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách quan củanhững tôn tại, hạn chế đó
- Dé xuất những giải pháp thiết thực, thúc day hiệu quả quản trị hànhchính công và kiểm soát tham nhũng cho UBND quận Đống Đa
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac- Lênin
làm cơ sở để phân tích, đánh giá
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Nghiên cứu, xem xét kết quả thực tiễn trong các báo cáo tông kết củaUBND quận Đống Đa về CCHC và PCTN; các bài báo, bài phân tích của cácchuyên gia trong giới học thuật dé tim ra vai trò của mục tiêu nghiên cứu
So sánh từng giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thé CCHC để tim ra
sự thay đổi qua mỗi thời ky mà UBND quận Đống Da thực hiện công tác PCTN.
Trang 15- Phương pháp nghiên cứu theo kinh nghiệm của chuyên gia.
Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu, kết quả từ các bài phỏng van của các chuyên gia Những phản hồi
từ các chuyên gia đã cung cấp cho luận văn những thông tin và hiểu biết chuyên sâu về chủ dé cải cách hành chính nhà nước Nhờ vào việc phỏng van
các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tác giả đã thu thập được
những kiến thức và thông tin thực tế, từ đó xây dựng nền tảng lý luận chắcchắn cho cuốn luận văn Trong chương 3, tác giả đã sử dụng cả thực tiễn kinhnghiệm làm việc của chính mình và đồng nghiệp ngay tại UBND quận Đống
Đa dé bồ sung và đánh giá lại các kết quả nghiên cứu đã thu thập Qua việcđối chiếu và phân tích, tác giả đã đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy củacác số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn.
Các phản hồi và thực tiễn kinh nghiệm từ tác giả và đồng nghiệp tạiUBND quận Đống Đa đã giúp làm rõ hơn những khó khăn, thách thức và cơ
hội trong quá trình thực hiện chính sách cải cách hành chính Những thông tin
này cùng với kết quả phân tích từ bài phỏng van chuyên gia đã tạo nên mộthình dung toàn diện va sâu sắc về tình hình và hoạch định chiến lược trong
việc thực hiện chính sách cải cách hành chính.
Dựa trên cơ sở của những số liệu, kiểm đếm kết quả phân tích và đánh giá trong chương 2 và 3, tác giả đã có thể đề xuất các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách hành chính tạiUBND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Các giải pháp này được đưa ra dựatrên cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp tối ưu hóa quá trình cải cách và đáp ứngđược nhu cau phát triển của địa phương
7 Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù có một số bài báo đã đề cập hoặcnghiên cứu về vai trò của CCHC trong PCTN, tuy nhiên vẫn chưa có một
Trang 16công trình nghiên cứu sâu sắc, hệ thống và đầy đủ mang tính lý luận và thựctiễn về vấn đề này, đặc biệt trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.Hiện thực CCHC thường được xem là một biện pháp quan trọng để phòngngừa tham nhũng trong hành chính nhà nước, nhưng chưa có báo cáo tongkết, phân tích hay đánh giá đầy đủ về vai trò này Vấn đề trên thực sự cần được nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết hơn dé đưa ra những kết luận
rõ ràng và đáng tin cậy Công trình nghiên cứu về CCHC và vai trò của nótrong PCTN sẽ mang tinh quan trọng và thiết thực, giúp nâng cao hiểu biết vatăng cường khả năng ứng dụng của CCHC trong công cuộc phòng chốngtham nhũng ở Việt Nam Những kiến nghị của đề tài nghiên cứu hy vọng sẽgóp phần cải thiện và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam vềCCHC và PCTN Đồng thời, việc triển khai hiệu quả hơn công cuộc CCHC
và PCTN tại UBND quận Đống Đa cũng sẽ được hỗ trợ và khuyến khíchthông qua các kết quả nghiên cứu chính xác và thực tiễn Tác giả hy vọngrằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả của công trình nghiên cứu sẽ trở thànhmột tài liệu tham khảo có giá trị, hỗ trợ cho các quyết định và chính sách liênquan đến CCHC và PCTN Điều này sẽ đem lại những đóng góp thiết thực vàtích cực cho quá trình hoàn thiện hệ thống hành chính nhà nước và xây dựngmột xã hội trong sạch, minh bạch, và phòng chống tham nhũng mạnh mẽ hơn
8 Bố cục luận văn Ngoài phan mở đầu, kết luận thì kết cau của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận về vai trò của cải cách hành chính trong phòng,chống tham nhũng
Chương 2: Thực tiễn vai trò của cải cách hành chính trong phòng,
chống tham nhũng tại UBND quận Đống Đa
Chương 3: Giải pháp tăng cường vai trò của cải cách hành chính trong
phòng, chống tham nhũng tại UBND quận Đống Đa
Trang 17CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA CẢI CÁCH HANH CHÍNH TRONG
PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG
1.1 Khái quát về cải cách hành chính
1.1.1 Khái niệm cai cách hành chính
Theo Từ điển thuật ngữ lịch sử pho thông, “cải cách là đổi mới cho tiến
bộ hon, cho phù hop với sự tiến bộ chung của xã hội mà không dung tới nêntảng của chế độ hiện hành” [1] Khái niệm này tập trung vào mục tiêu và kết quảcủa cải cách, đó là mang lại sự tiền bộ và cải thiện cho xã hội Cải cách khôngđơn thuần là thay đổi, mà nó hướng tới việc đổi mới, cải tiến dé đáp ứng nhu cầu
và yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại Mục tiêu của cải cách là tạo ra một
xã hội phù hợp với sự phát triển và tiễn bộ chung của nhân loại
Trong những năm qua, cải cách hành chính là công tác đã được Nhà
nước đặc biệt quan tâm và triển khai nhằm xây dựng một nền hành chính dân chu, thống nhất và có đủ quyền lực, năng lực Tại Chi thị 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 về việc day mạnh thực hiện Chương trình tổng thé cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 nêu rõ: “Cải cách hành chính là một
trong những chủ trương lớn của Dang và Nhà nước ta trong suốt công cuộc đổimới và phát triển đất nước, là một trong những giải pháp đột phá góp phần pháttriển kinh tế - xã hội Nghị quyết Đại hội XIII của Dang đã dé ra định hướngphát triển đất nước đến năm 2030, đó là “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước”.
Theo đó, CCHC là quá trình thực hiện những thay đổi có tính hệ thống
và lâu dai nhằm nâng cao hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước Mụctiêu chính của CCHC là tối ưu hóa bộ máy hành chính, dé thực hiện hiệu quả
Trang 18các chức năng và nhiệm vụ quản lý xã hội của mình Trong đó, CCHC nhằmthay đổi, làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tínhhiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước Việc thúc đây CCHC đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển bền vững và tiễn bộ của đất nước Các cơ quanchính phủ và tổ chức cần tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời tối ưu hóa quản lý tài nguyên và ngân sách nhà nước
Như vậy, CCHC đã thể hiện những đặc điểm quan trọng sau:
Thứ nhất, CCHC là một quá trình thay đổi có kế hoạch, được dé ra theomục tiêu nhất định và được xác định bởi cơ quan nhà nước có thấm quyền.Việc thực hiện CCHC không làm mất đi bản chất của hệ thống hành chính,
mà ngược lại, nó nhằm tối ưu hóa và cải thiện hoạt động của hệ thong nay.Mục tiêu cuối cùng của CCHC là tăng cường trách nhiệm và hiệu qua phục vunhân dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và yêu cầu của xã hội hiện đại.
Thứ hai, CCHC có khả năng điều tiết và giải quyết những mâu thuẫntồn tại trong nội bộ, cơ cấu tô chức và cơ chế quản lý của bộ máy hành chínhnhà nước Quá trình CCHC giúp điều chỉnh và cải tiến các quy trình, quy định, và cách thức làm việc trong hệ thống hành chính để đảm bảo sự liên
thông, hiệu quả và linh hoạt hơn.
Thứ ba, CCHC cũng nhăm xác định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan
và cá nhân trong hệ thống hành chính Qua đó, CCHC thiết lập một hệ thốnghành chính chặt chẽ từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất Việc xác định rõ trách
nhiệm và vai trò của mỗi cơ quan và cá nhân trong bộ máy hành chính giúp tăng
cường tính thống nhất và khả năng phối hợp trong hoạt động của hệ thống
Cải cách hành chính không phải là việc thay đổi các chế độ chính trị,kinh tế và xã hội, mà nó đi sâu hơn vào việc khắc phục mọi trở lực trong cơ
câu tô chức và cơ chê hoạt động của nên hành chính Mục tiêu chính của cải
10
Trang 19cách hành chính là đưa nền hành chính phát triển theo hướng năng động vàphù hợp với sự biến đổi kinh tế-xã hội, để đáp ứng được các thách thức vàyêu cầu của thời đại mới Trong một xã hội đang phát triển, cơ cấu và cơ chếcủa hệ thống hành chính có thê trở nên cứng nhắc và chậm trễ, không thê đápứng đủ nhu cầu và mong muốn của người dân Cải cách hành chính nhăm đây mạnh sự linh hoạt và đối mới trong cơ cấu tổ chức, đồng thời tối ưu hóa các cơ chế hoạt động, nhằm thúc đây hiệu quả và năng suất làm việc của hệ thống.
Việc cải cách hành chính còn đòi hỏi sự tham gia và đóng góp của các
cơ quan, tô chức và công dân Sự tương tác và phối hợp giữa các bộ phận củahành chính cũng như sự giao tiếp mạnh mẽ với người dân là yếu tổ không théthiếu trong quá trình cải cách Đồng thời, việc áp dụng công nghệ thông tintrong quản lý và cung cấp dịch vụ công cũng là một phần quan trọng trong cải
cách hành chính Cải cách hành chính không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động của các bộ phận hành chính, giảm thiêu thời gian giải quyết thủ tục, màcòn giúp tạo ra môi trường thuận lợi dé khuyến khích sự sáng tạo và đổi mớitrong xã hội Điều này giúp tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ từ phía công dân,góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước
Tùy theo giai đoạn lịch sử và tình hình phát triển của mỗi quốc gia, cảicách hành chính có thể hướng đến sự hoàn thiện một hoặc một số nội dungcủa nền hành chính như sau:
- Cải cách thé thé hành chính Trong giai đoạn phát triển ban đầu, quátrình cải cách thé thế hành chính có thé tập trung vào việc thiết lập các cơquan và tổ chức hành chính, xây dựng các quy trình và quy định cơ ban déquản lý và điều hành công việc của nhà nước Điều này nhằm tạo nên một nềntảng hành chính vững mạnh và 6n định
- Cải cách bộ máy hành chính Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, quátrình cải cách bộ máy hành chính tập trung vào cơ câu tô chức, chức năng va
11
Trang 20nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Các cơ quan có thể được tái cấu trúc,hợp nhất hoặc chia tách để tối ưu hóa hiệu quả làm việc và giảm thiểu sựtrùng lắp.
- Cải cách tài chính công Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, quá trìnhcải cách tài chính công có thể nhắm đến cải thiện quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước Điều này có thể bao gồm xây dựng một hệ thống ngân sách tiến bộ, tăng cường giám sát và kiểm soát tài chính, và tối ưu hóaviệc sử dụng nguồn lực cho các mục tiêu phát triển quốc gia
- Cải cách hiện đại hóa nền hành chính Trong giai đoạn phát triển tiến
xa hơn, cải cách hành chính có thể tập trung vào việc áp dụng công nghệthông tin và kỹ thuật mới nhất vào quản lý và điều hành hành chính nhà nước.Hiện đại hóa nền hành chính giúp tăng cường tính hiệu lực, tối ưu hóa quytrình làm việc và cải thiện chất lượng dịch vụ công
- Cải cách nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên chức Trong mọigiai đoạn phát triển, cải cách hành chính cũng nhắn mạnh việc nâng cao năng
lực, chuyên môn và đạo đức của cán bộ công nhân viên chức Đào tạo và
đánh giá hiệu quả cán bộ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự thành
công của quá trình cải cách hành chính.
1.1.2 Sự can thiết phải cdi cách hành chính để phòng chéng tham những.
Cải cách hành chính đang dién ra ở mọi quốc gia trên thế giới và đượccoi là yếu t6 quan trọng dé thúc đây sự phát triển kinh tế-xã hội CCHC làtrọng tâm của công tác cải cách bộ máy nhà nước nhằm mục đích xây dựngmột nền hành chính dân chủ, thống nhất và đủ năng lực dé thực hiện đúngđường lối của Đảng, tuân thủ pháp luật của Nhà nước, phục vụ đắc lực chonhân dân Sự phát triển kinh tế-xã hội là mục tiêu chung của mọi quốc gia Đểđạt được mục tiêu này, cải cách hành chính đã được coi là một yếu tố quan trọng và không thê thiếu CCHC giúp tối ưu hóa hoạt động của bộ máy nhà
12
Trang 21nước, giảm bớt thủ tục rườm ra, làm giảm chi phí và thời gian thực hiện, taođiều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư và tăng trưởngkinh tế, từ đó tệ nạn tham những cũng dần được khắc phục Mục tiêu củaCCHC không chỉ đơn thuần là cải thiện hiệu quả hoạt động của hành chínhnha nước mà còn tập trung vào xây dựng một hệ thong hanh chinh dan chu, thống nhất va chịu trách nhiệm trước nhân dân CCHC giúp tăng cường tinh minh bạch, trung thực và tôn trọng quyền lợi của công dân, từ đó tạo lòng tin
và sự ủng hộ từ phía nhân dân với hệ thống hành chính nhà nước Đồng thời,CCHC còn nhẫn mạnh tam quan trọng của việc tuân thủ pháp luật của Nhànước và định hướng đúng đường lối của Đảng Điều nay đảm bảo rang quátrình CCHC diễn ra trong khung pháp lý rõ ràng và đáng tin cậy, đồng thờiđảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong hành động của các cơ quan, tô chứctrong quá trình cải cách Những nguyên nhân chủ yếu phải CCHC đề PCTN ởViệt Nam hiện nay là:
- Hoạt động hành chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy
trì trật tự xã hội và thúc đây sự phát triển của quốc gia Đây là công tác chủyếu dé hiện thực hóa mục tiêu chính trị và lợi ích của nhà nước và giai cấpcầm quyền trong xã hội Việc nâng cao chất lượng hoạt động cải cách hànhchính trở thành một ưu tiên đối với mọi quốc gia, vì điều này là cơ sở để tăng
cường hiệu lực và hiệu qua quản lý của bộ máy hành chính nhà nước Dam
bảo trật tự xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu của hành chính công.
Thông qua việc xây dựng và thực thi các quy định, pháp luật, hành chính giúp duy trì trật tự và an ninh trong xã hội Hành chính công cũng có trách nhiệm
giám sát và đánh giá tình hình xã hội dé kịp thời ứng phó với các van dé bat
ồn và xung đột Ngoài ra, hoạt động hành chính còn đóng vai trò quan trọngtrong việc điều tiết và định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội Hành chính công phải thiết lập và triển khai các chính sách, chiến lược phát triển nhằm
13
Trang 22thúc đây tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,
và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực Quản lý đời sống xã hội
là một thách thức phức tạp mà hành chính công phải đối mặt hàng ngày Việc
cải cách hành chính không chỉ giúp tăng cường khả năng quản lý mà còn đảm
bảo sự minh bạch, tính công bằng và tôn trọng quyền lợi của người dân Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, hành chính công cần phải đổi mới và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công Đồng thời,cần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và đạo đức, đồng lònghướng về lợi ích của người dân và sự phát triển của đất nước
- Trong hơn 30 năm qua, công cuộc đôi mới do Dang và Nhà nước khởixướng và lãnh đạo đã mang lại những kỳ tích thay đôi vượt bậc về đời songkinh tế-xã hội của đất nước Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung, quan liêu, bao cấp sang nên kinh tế thi trường định hướng XHCN đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sông của
người dân CCHC đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới này
Đề đạt được những thành công nôi bật như vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã đưa ra rất nhiều chính sách quan trọng, trong đó CCHC được coi là mộtyêu tố không thé thiếu Cải cách hành chính đã trở thành trọng tâm va cầnthiết khách quan của quá trình phát triển và đổi mới.
CCHC đã đồng hành cùng việc xây dựng môi trường kinh doanh và đầu
tư thuận lợi, tối giản thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, cải thiện chất
lượng dịch vụ công, và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước Nhờ đó, hành chính nhà nước đã trở nên linh hoạt, năng động và đáp ứng nhanh chóng
những thay đổi trong xã hội và kinh tế CCHC cũng là nội dung trọng tâm củacông cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước phápquyền XHCN Đảng và Nhà nước đã tôn trọng và khang định tam quan trọng
của CCHC trong công cuộc đôi mới, xác định rõ ràng vai trò quyêt định và
14
Trang 23không thê tách rời của CCHC đối với sự thành công của quá trình đổi mới vàxây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
- Tại Việt Nam, trong quá trình đôi mới và phát triển, nền hành chínhnhà nước vẫn đối diện với nhiều thách thức và biểu hiện tiêu cực Mặc dù đã
có những cải cách và nỗ lực đáng kẻ, tuy nhiên, nền hành chính vẫn chưa thê đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như nhu cầu của nhân dân trong điều kiện mới Do đó, vẫn tồn tại một số hạn chế:
+ Trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, chức
năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính vẫn chưa được
xác định rõ ràng và phù hợp Hiện tại, việc phân công, phân quyền và phâncấp giữa các ban ngành và các cấp cơ quan vẫn còn đang diễn ra chưa thật rành mạch Điều này dẫn đến việc các cơ quan chưa thực hiện chức năng vànhiệm vụ quản lý một cách hiệu quả, và đôi khi có sự chồng chéo và trùng lắp
trong các hoạt động quản lý;
+ Hơn nữa, hệ thống thể chế hành chính cũng chưa đồng bộ, chưa nhấtquán và còn chồng chéo, thiếu thống nhất Điều này gây khó khăn trong việcthực hiện các quy định và chính sách của nhà nước, đồng thời làm mất đi tínhhiệu quả và hiệu lực của hệ thống hành chính Trong nhiều lĩnh vực trongdịch vụ công, van ton tại quy trình rườm rà, phức tạp, gây cản trở và lam mất
đi tính tiện lợi, nhanh chóng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính
+ Thêm vào đó, trật tự kỷ cương trong bộ máy hành chính cũng chưa
được nghiêm ngặt Vẫn còn ton tại sự thiếu trách nhiệm va thờ ơ trong côngtác quản lý, khiến cho hiệu quả quản lý không cao và người dân gặp nhiềukhó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ công
+ Những vấn đề trên đòi hỏi sự quan tâm và xử lý kịp thời của nhànước Cần thiết phải xác định rõ chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước của
bộ máy hành chính, đồng thời tập trung vào phân công, phân quyền và phân
15
Trang 24cấp một cách rõ ràng và hợp lý Hệ thống thé chế hành chính cần được đồng
bộ, nhất quán và loại bỏ những chồng chéo, thiếu thống nhất Đồng thời, cần
tập trung vào cải thiện trật tự kỷ cương và nâng cao trách nhiệm, chuyên môn
trong công tác quản lý để đảm bảo hiệu quả quản lý cao và đáp ứng tốt hơnnhu cầu của xã hội và công dân.
+ Bộ máy tô chức của một số quốc gia van còn tôn tại một số van décần cải thiện Đầu tiên, bộ máy tổ chức có thé công kénh và chưa tinh gon,với nhiều tầng lớp và cấp bậc Điều này dẫn đến sự phức tạp và không hiệu quả trong quản lý và vận hành của hệ thống hành chính Cần thiết phải thựchiện cải cách cơ cấu và giảm bớt sự phân tán dé tăng cường tính linh hoạt và
đáp ứng nhanh chóng các thách thức xã hội.
+ Phương thức quản lý hành chính cũng cần được cải tiến Hiện nay,phần lớn quản lý vẫn tập trung quá nhiều vào việc thu thập thông tin và quanliêu, khiến cho quá trình ra quyết định và thực hiện dự án trở nên chậm chạp
và phức tạp Đồng thời, còn có sự phân tán trong việc quản lý, dẫn đến thiếu
sự liên kết và phối hợp giữa các cơ quan hành chính
+ Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế và chính sách tài chính cũng cần đượcđiều chỉnh để phù hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính và tô chứccung ứng dịch vụ công Hiện nay, còn tồn tại sự thiếu rõ ràng về nguồn lực tàichính và không đảm bảo sự công bằng trong phân chia nguồn lực cho các cơquan hành chính.
+ Một yếu tố quan trọng khác cần quan tâm là năng lực chuyên môncủa cán bộ và công viên chức Năng lực này còn yếu và cần được nâng caothông qua đào tạo và phát triển Đồng thời, tinh thần trách nhiệm và phamchat đạo đức cũng là yếu tô quan trọng dé xây dựng một đội ngũ cán bộ hành
chính đáng tin cậy và hiệu quả.
+ Phong cách làm việc bảo thủ và chậm đổi mới cũng đang là một vấn
dé cân khăc phục Đôi mặt với sự biên đôi và phát triên của xã hội, cân có sự
16
Trang 25linh hoạt và sẵn sàng đổi mới trong hoạt động hành chính dé đáp ứng nhu cầucủa người dân và thúc đây sự phát triển bền vững
+ Tại nhiều địa phương và cơ sở, bộ máy hành chính chưa thực sự gan
bó mật thiết với nhân dân Các cơ quan hành chính chưa đủ quan tâm và tiếpcận cụ thé với cuộc sống và nhu cầu của người dân Do đó, họ chưa năm chắcđược những vấn đề quan trọng và nổi cộm trên địa ban, từ đó khiến cho họlúng túng và bị động khi gặp phải những vấn đề nhạy cảm và phức tạp Sựkhông gan bó mật thiết này khiến cho việc thực hiện chính sách và quản lýhành chính không đạt được hiệu quả cao nhất, và không thê đáp ứng được nhucầu thực tế của người dân.
+ Ngoài ra, chế độ tài chính cũng chưa thực sự phù hợp với nền cơ chếthị trường Việc sử dụng và quản lý nguồn tài chính công chưa được đảm bảo
rõ ràng, chặt chẽ và còn thiếu minh bạch Hiện tại, vẫn còn xuất hiện tìnhtrạng lãng phí và không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài chính công,làm mất đi nguồn lực quý báu và không đáp ứng được nhu cầu của xã hội Sựthiếu minh bạch và chặt chẽ trong việc quản lý tài chính cũng dẫn đến việc dễdàng xảy ra các van dé liên quan đến tham nhũng và lạm quyên.
- Tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ đang có ảnh hưởng lớntới mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, và đặc biệt ảnh hưởng đáng ké tớihoạt động quản lý và cải cách hành chính Các tiến bộ trong khoa học va côngnghệ đã tạo ra những cơ hội mới và thách thức cho việc cải tiễn cơ chế quản
lý và thực hiện các cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực
của bộ máy hành chính nhà nước Trong lĩnh vực quản lý, sự phát triển của
các công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đã giúp cải thiện quá trình thu
thập, xử lý và phân tích dữ liệu Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, giúp tăng cường tính hiệu quả trong công tác quản lý Các hệ thống thông tin quản lý đã giúp cải thiện khả
17
Trang 26năng theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chính sách và biện pháp cải cách.
Các công nghệ tiên tiến cũng đã thúc đây sự phát triển của các dịch vụ công
nghệ cao, như chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến Nhờ đó, người
dân và doanh nghiệp có thê tiếp cận các dịch vụ công và tài chính một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn Điều này giúp nâng cao sự hài lòng và tin tưởng của người dân đối với hoạt động quan lý nhà nước và cải cách hành chính Tuy nhiên, tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ cũng đặt ramột số thách thức cho hoạt động quản lý và cải cách hành chính Điều này đòihỏi sự quan tâm và đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước và đảng viên đểcập nhật những tiến bộ mới nhất và ứng dụng chúng vào quy trình quản lýmột cách hợp lý và hiệu quả nhất Chỉ khi sử dụng và áp dụng một cách thôngminh và chủ động, tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ mới thực sựđem lại lợi ích to lớn và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt
động quản lý và cải cách hành chính
- Sự quan tâm ngày càng tăng cao của người dân đối với các hoạt độngcủa nhà nước là dấu hiệu tích cực của sự phát triển của xã hội và tăng cường ýthức công dân Người dân hiện nay không chỉ quan tâm đến việc nhà nướcđảm bảo an sinh xã hội mà còn mong muốn tham gia tích cực vào quyết định
và giám sát các hoạt động quan lý của nhà nước Dé đáp ứng nhu cầu nay, nhà nước cần phát huy tính dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của người dân trong các quyết định chính sách và quản lý công việc quốc gia Cầnthiết phải tao ra các cơ chế và quy trình để người dân có thé đưa ra ý kiến,đóng góp ý tưởng và tham gia vào việc ra quyết định trong các vấn đề quantrọng của đất nước Minh bach và công khai là hai yếu t6 cơ bản trong việcxây dựng một nhà nước dân chủ Nhà nước cần dam bảo rang thông tin về cáchoạt động quản lý và quyết định chính sách được công bố một cách rõ rang và
dê tiêp cận cho công chúng Điêu này giúp người dân hiéu rõ hơn về các hoạt
18
Trang 27động của nhà nước và tăng cường lòng tin và đồng lòng của người dân đối vớichính quyền Đồng thời, trách nhiệm giải trình cũng là một yếu tố quan trọngtrong việc xây dung sự tin tưởng va đồng tình của người dân Nhà nước cầnphải chịu trách nhiệm giải thích các quyết định và hành động của mình trướccông chúng Điều này giúp người dân hiểu rõ hơn về lý do và mục tiêu của các quyết định, từ đó đồng lòng và hỗ trợ việc thực hiện chúng.
1.1.3 Nội dung, mục tiêu, nhiệm vu của CCHC.
CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào 6 nội dung, đó là:
Cải cách thé chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hànhchính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xâydựng, phát trién Chính phủ điện tử, Chính phủ số
Trọng tâm CCHC trong những năm tới là: Cải cách thể chế, trong đótập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nângcao hiệu lực, hiệu quả tô chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chat đáp ứng yêu cầunhiệm vụ va sự phat triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sáchtiền lương: xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2021-2030 có mục tiêu cụ thé như sau:
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính
nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọngtâm là thị trường các yếu tô sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất,khoa học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bé và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực dé thúc day phát triển đất nước; tô chức thihành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của cá nhân, tô chức và toàn xã hội.
19
Trang 28- Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chínhliên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơquan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinhdoanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chínhtrên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tưkinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đăng, minh bạch; đổi mới vànâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính Đây mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môitrường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thé thực hiện dịch vụ mọi lúc,moi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
- Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động vàthực tài Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minhbạch trong bô nhiệm, đề bat cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức dé
thu hút người thực sự có đức, có tài vào lam việc trong các cơ quan hành
chính nhà nước.
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho
cơ quan hành chính, đơn vi sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao
và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc
đây Sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham
nhũng tại các cơ quan, don vi Đây mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệpnhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
- Tăng cường tính ứng dụng công nghệ thông tin và chuyên đổi số, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ dé thúc đây hoàn thành xây dựng, pháttriển Chính phủ điện tử và Chính phủ số, nhăm góp phần đổi mới phươngthức làm việc, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của cơ quanHCNN các cấp có đủ năng lực trình độ dé vận hành nền kinh tế số, xã hội số
nhăm đáp ứng yêu câu phát triên kinh tê và xã hội, quôc phòng, an ninh và
20
Trang 29hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân
vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tô chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp
Cải cách thủ tục hành chính: Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành cácquy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảođảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện,trọng tâm là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Dat dai, xay dung, dau
tu, bao hiém, thué, hai quan, công an, va các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.
- Cải cách t6 chức bộ máy hành chính nhà nước: Xây dựng, hoànthiện chính sách, pháp luật về tô chức bộ máy hành chính nhà nước: nghiêncứu, đề xuất mô hình, cơ cấu tô chức Chính phủ trong bối cảnh day mạnhphát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và chủ động tham gia, thích ứngvới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; rà soát, xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan hành chính phải thực hiện, những công việc cần phân cấp cho địa phương, cấp dưới thực hiện; công việc cần chuyên giao cho doanhnghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm; trên cơ sở đó thiết kế, sắp xếp tô
chức bộ máy hành chính phù hợp ở Trung ương và địa phương:
- Cải cách chế độ công vụ: Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sunghoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về xây
21
Trang 30dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật
cán bộ, công chức; Luật viên chức, bảo đảm đồng bộ với các quy định của Đảng về công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cá bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chat, cơ cau hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
và sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới
- Cải cách tài chính công: Nghiên cứu, dé xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan dé đổi mới cơ chế quan
lý, phân bổ ngân sách nhà nước Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định
về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan, tôchức hành chính nhà nước trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương của Đảng
và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: Hoànthiện môi trường pháp lý: rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựngkhung pháp lý của bộ, ngành, địa phương hỗ trợ xây dựng, phát triển Chínhphủ số và Chính quyền số các cấp; ban hành quy định về định danh và xácthực điện tử, hoàn thiện hành lang pháp lý để phô cập danh tinh số;
1.2 Khái quát về phòng, chống tham nhũng
1.2.1 Khái niệm tham nhũng
Xét ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc
là một động từ tiếng La - tỉnh “corruptus” - có nghĩa là lam dung (abuse), phá
hoại (destroy) hay vi phạm (break).
- Từ điển Oxford định nghĩa “tham những được định nghĩa là sự bópméo hay phá hoại tính liêm chính trong thực thi công vụ bằng cách hồi lộ hoặc đối xử thiên vị”.
- Tại từ điển Tiếng Việt, “tham những là lợi dụng quyên hành để tham
6, những nhiễu dân” Vì vậy, xét tong quan, tham những có ý chỉ những hành
vi trái phép hoặc bất hợp pháp.
Về mặt pháp lý, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
(United Nations Convention against Corruption — UNCAC) — văn kiện pháp
22
Trang 31lý quốc tế co bản nhất về van đề này — không đưa ra một định nghĩa về tham
nhũng mà chỉ xác định một tap hợp những hành vi được coi là tham nhũng.
Bởi vì, quan niệm về tham nhũng rất khác nhau giữa các xã hội, đưa ra địnhnghĩa chung khiến nhiều nước không tham gia công ước Cách tiếp cận miêu
tả cho phép trung hòa các quan niệm khác nhau về tham nhũng, từ đó thu hút
sự tham gia cao nhất của các qué gia và dé mở cho sự phát triển của nhậnthức về tham nhũng Ngoài ra, tham nhũng còn là khai niệm động, không địnhnghĩa nào đứng vững được theo thời gian Cách tiếp cận ở cấp độ khu vực,Công ước Luật dân sự về chống tham những của Hội đồng Châu Âu (Council
of Europe Civil Law Conventions on Corruption) năm 1997 định nghĩa tham
nhũng là: “ việc doi hỏi, gợi ý, đưa ra hoặc trực tiếp hay gián tiếp nhận củahồi lộ hoặc lợi thé bat chính khác, hay triển vọng về của hồi lộ hay lợi thé batchính đó, làm ảnh hưởng đến sự thực hiện đúng đắn nhiệm vụ hoặc công việccủa người nhận hối lộ hoặc nhận lợi thé bat chính hoặc triển vọng cua ngườidua hồi lộ hay lợi thé bat chính do”
Theo thực tiễn, một số tổ chức quốc tế đã nêu ra định nghĩa về tham nũng dé làm tiêu chí cho các hoạt động trong hệ thống của mình như:
- Ngân hàng Thế giới (WB) coi “tham những là sự là trái/lạm dụngquyên lực công dé thu lợi ích riêng (the misuse/abuse of public power for
private profit)".
- Tổ chức Minh bach quốc tế (TI) thì tham nhũng là “việc sử dung saiquyên lực được giao dé thu lợi riêng (the misuse of entrusted power for
private benefit).
Xét theo quy định đối với pháp luật Việt Nam:
- Trước đây, tại Điều 1 Khoản 2, Luật PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG năm 2005 (đã được sửa đôi, bố sung một số điều vào các năm 2007
và 2012) định nghĩa “Tham những là hành vi của người có chức vụ, quyển hạn đã lợi dụng chức vụ, quyên hạn đó vì vụ lợi” Từ quy định như vậy, có
23
Trang 32thé thấy Luật phòng, chong tham nhũng năm 2005 mới chi tập trung điềuchỉnh van đề tham nhũng ở khu vực công.
- Hiện nay, Tại Điều 3 Khoản 1 của Luật Phòng, chống tham nhũngđược Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV kỳ họp
thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018 quy định: “Zham những là hành vi của
người có chức vu, quyên hạn đã lợi dụng chức vụ, quyên hạn đó vì mục đích
vụ lợi” Từ định nghĩa trên có thể thấy, khái niệm đã được mở rộng sang cảkhu vực tư, bằng cách mở rộng định nghĩa về người có chức vụ, quyền hạn
Từ những định nghĩa nêu trên, có thé thay đặc điểm nổi bật của thamnhũng là hành vi loi dung, lạm dụng quyền han và vị thé dé thu lợi bất chính.Đối tượng hưởng lợi không chỉ là người trực tiếp thực hiện hành vi mà baogồm cả những chủ thể khác như người thân, đồng nghiệp, bạn bè của họ.Tham nhũng có thé diễn ra cả ở khu vực công và tư, mặc dù thường được chú
ý hơn ở khu vực công.
Tham nhũng là hệ quả cua sự tha hoá về đạo đức của những chủ thểnăm giữ quyền lực Sự tha hoá đó được xem như là một van dé mang tính quy luật “Quyền lực có xu hướng dẫn tới sự tha hoá/đồi bại, quyền lực độc đoán
sẽ dẫn tới sự tha hoa/d6i bại tuyệt đối” (Power tends to corrupt, and absolutepower corrupts absolutely) Tit cách tiếp cận đó, chúng ta có thé nhận thayrằng tham nhũng là một "căn bệnh" chung, ton tại với tính cô hữu trong mọinhà nước, bat kê thuộc thê chế chính trị nào Điều này bởi vì nhà nước là mộtthiết chế mang quyền lực công, và tham nhũng xuất hiện ngay từ khi nhànước vừa ra đời và tồn tại song song với nhà nước cho đến khi nó tiêu vong.
Có thé coi tham nhũng như một hiện tượng không thé tránh khỏi và luôn tồn
tại trong bộ máy nhà nước.
Về bản chất, “phòng” và “chống” là hai mặt trong quá trình vận động,
phát triên của các sự vật, hiện tượng “Phòng” là quá trình củng cô, tăng
24
Trang 33cường, nâng cao tính ôn định, tạo sự vững chắc, thúc đây sự phát triển.
“Chống” là quá trình loc bỏ những yếu tổ lỗi thời, không tích cực, phá hoại sự
ôn định, can trở sự phát triển Day là quá trình diễn ra liên tục, không có giaiđoạn nào “phòng” và “chống” tách rời nhau Tại Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, do vậy, trong thời kỳ này yếu tố “phòng” và
“chống” cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Trên tinh thần đó, công tác “phòng” và “chống” tham nhũng được xácđịnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ góp phần nâng cao vai tròlãnh đạo của Đảng, tăng cường tính vững chắc, 6n định của hệ thống chính trị,củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ Xã hội chủ nghĩa Các chính sáchphòng, chống tham những và công tác cải cách hành chính đóng vai trò quantrọng trong việc kiềm chế hiện tượng tham nhũng Tuy nhiên, để đạt đượchiệu quả cao hơn trong công cuộc phòng, chống tham những, cần phải xemxét và cải thiện từng khía cạnh của bộ máy hành chính Điều này bao gồmviệc tăng cường kiểm soát và giám sat, đây mạnh minh bạch và trách nhiệmtrong hoạt động quản lý, và tạo điều kiện thuận lợi để người dân va doanhnghiệp có thé tham gia tích cực vào quá trình quản lý và cải cách hành chính.Một khía cạnh quan trọng khác là xây dựng một văn hóa chống tham nhũngtrong bộ máy nhà nước Quan trọng là tạo ra sự ý thức và cam kết từ các cơquan, tổ chức và cá nhân về việc không chấp nhận, không dung túng và khôngtham gia vào hoạt động tham nhũng Đồng thời, cần thúc đây giáo dục về đạođức và phẩm chat của cán bộ, công chức, nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự cóphẩm chất cao, trách nhiệm và tận tâm với sự phục vụ nhân dân và lợi ích
cộng đồng Về khía cạnh này, theo một nhà khoa học được giải thưởng Nobel
kinh tế năm 1992 đã từng phát biéu: “Chung ta chỉ có thể hoàn toàn triệt tiêutham nhũng khi xóa bỏ nhà nước mà thôi”.
Đúng như vậy, PCTN là tập hợp những chủ trương, chính sách, chiến
25
Trang 34lược và biện pháp nhằm mục đích kiềm chế và ngăn chặn hiện tượng lạm dụng quyền lực công, tạo ra một nên quản trị hiệu quả và minh bạch PCTN đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý, đảng viên, cán bộ và
công chức, cũng như sự tham gia tích cực từ phía người dân và doanh nghiệp.
Quy trình PCTN thường đi kèm với việc thiết lập và cải thiện cơ chế kiểm
soát và giám sát, tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động quản lý.
Đồng thời, PCTN cũng tập trung vào việc nâng cao ý thức và nhận thức củacán bộ và công chức về van đề tham những, từ đó xây dựng một văn hóachống tham nhũng trong bộ máy nhà nước
1.2.2 Ban chất của tham những
Trong đa số trường hợp (ngoại trừ một số hành vi như đưa hối lộ, môigiới hối lộ), tham nhũng thường có bản chất là hành vi lạm dụng quyền lực vàtha hóa về quyền lực Điều này phản ánh rõ ràng khi chủ thé của hành vi thamnhũng thường là những người được giao một thẩm quyền nhất định Trong đa
số trường hợp, tham nhũng không xuất phát từ các hành vi môi giới hối lộ, màchủ yếu liên quan đến việc sử dụng quyên lực và thâm quyền dé tìm kiếm lợi
ích cá nhân hay nhóm nhỏ.
Sự độc quyền của nhà nước về cưỡng chế và quyền can thiệp vào hoạtđộng kinh tế tạo điều kiện cho các công chức có cơ hội xúc tiễn lợi ích riêng của họ hoặc của các đồng minh, bạn bè Sự thâm nhập vào các nguồn thông
tin ma dân chúng bình thường không có được cũng tạo ra cơ hội cho các công
chức tìm cách kiếm lợi và tham gia vào hành vi tham nhũng Những cơ hội nay có thé rat lớn và là nguy cơ tiềm tàng gây tn hại đến lợi ích chung của xã hội và đất nước.
Do đó, để kiềm chế hiện tượng tham nhũng, các nước cần phải thiết lập
và nuôi dưỡng những cơ chế linh hoạt, khuyến khích sự minh bạch và trách
nhiệm trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước Đông thời, cân giáo
26
Trang 35dục vả rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức với phẩm chất đạo đức cao, tận
tâm với sự phục vụ nhân dân và lợi ích chung của xã hội.
Trong quá trình cải cách hành chính, việc kiểm soát, giám sát và xâydựng văn hóa chống tham nhũng là những yếu tô không thé thiếu, nhằm xâydựng một hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch và trung thực với nhân dân,
từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước [2]
Tham những là một hành vi đáng lên án và phản đối mạnh mẽ trongmọi xã hội Nó xuất phát từ việc tận dụng quyền lực và ảnh hưởng của người
có chức vụ dé thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc chonhững người thân cận Những người này thường là những quyền lực, có ảnhhưởng trong cả khu vực công và tư, va tận dụng vi thế của minh dé tạo cơ hội
cho người khác tham gia vao hành vi tham nhũng.
Mục đích chính của tham những là dé tham gia vào các hoạt động batchính, nhằm tăng cường tài sản và quyên lợi cá nhân, không tuân thủ đạo đức
và luật pháp Điều này gây hậu quả tiêu cực cho xã hội, gây mắt lòng tin củacông chúng đối với chính quyền và làm suy yếu nền kinh tế.
Tham nhũng không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà còn lan rộng tác động xấu xa đến toàn bộ xã hội Nó gây ra sự mat cân bằng và không công băng trong việc phân phối tài nguyên và cơ hội phát triển Điều này dẫn đến
sự chậm trễ trong sự tiến bộ và gây cản trở cho quá trình phát triển bền vững của đất nước.
1.2.3 Biểu hiện và đặc điểm cơ bản của tham nhũng
Dưới góc độ pháp lý, tham nhũng thể hiện qua hành vi cụ thể mà đượcxem là vi phạm pháp luật Theo UNCAC, những hành vi cần được xem là tham nhũng bao gồm:
(1) Hoi lộ công chức quốc gia (Điêu 15)
27
Trang 36(2) Hoi lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tô chức quốc tế công (Điêu 16)
(3) Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức (Điêu 17)
(4) Loi dụng ảnh hưởng dé trục lợi (Điêu 18) (5) Lạm dụng chức năng (Diéu 19)
(6) Lam giàu bat hợp pháp (Điêu 20)(7) Hoi lộ trong khu vực tư (Diéu 21)(8) Biển thủ tài sản trong khu vực tư (Diéu 22)(9) Tay rửa tài sản do phạm tội mà có (Diéu 23) (10) Che dau tài sản (Điêu 24)
(11) Can trở hoạt động tư pháp (Diéu 25)Tương tự, tại Điều 2 Luật phòng, chống tham những năm 2018 của ViệtNam cũng có quy định về những hành vi được xem là tham nhũng Cụ thé:
1 Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vu,
quyên han trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gom:
a) Tham 6 tai san.
b) Nhận hồi lộ.
c) Lam dụng chức vu, quyên hạn chiếm đoạt tài sản.
d) Lợi dung chức vu, quyên hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vi
vụ lợi.
đ) Lam quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vi vụ lợi
e) Lợi dung chức vụ, quyên hạn gây ảnh hưởng doi với người khác dé
trục lợi.
g) Giả mạo trong công tác vi vụ lợi.
h) Đưa hoi lộ, môi giới hồi lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
28
Trang 37i) Lợi dung chức vụ, quyên hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.k) Những nhiễu vì vụ lợi.
1) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không day đủ nhiệm vụ,
công vụ vì vụ lợi.
m) Lợi dụng chức vụ, quyên han dé bao che cho người có hành vi vi
phạm pháp luật vì vu loi; can trở, can thiệp trai pháp luật vào việc giảm sát,
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy t0, xét xử, thi hành án vi vu lợi.
2 Các hành vi tham những trong khu vực ngoài nhà nước do người có
chức vụ, quyên hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thựchiện bao gom:
a) Tham 6 tdi san.
1.2.4 Nguyên nhân của tham những
* Những nguyên nhân pho biếnTình trạng tham nhũng là một vấn đề phức tạp và đa chiều, xuất phát từnhiều nguyên nhân tác động đồng thời lẫn nhau Một số nguyên nhân quantrọng dẫn đến tình trạng tham nhũng bao gồm:
- Quản tri nhà nước yếu kém: Khi quản trị nhà nước không được thựchiện một cách hiệu quả và minh bạch, sự kiểm soát và giám sát công việc củacác cơ quan và cán bộ có thể bị Suy yếu, dễ tạo điều kiện cho hành vi tham
nhũng xâm nhập và hoạt động.
- Khung pháp luật về PCTN thiếu đầy đủ hoặc không được thi hành
29
Trang 38hiệu quả: Việc thiếu điều luật cứng rắn và thiếu tính minh bạch trong việc thihành pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng có thể dẫn đến sựlỏng lẻo và lơ đễnh trong việc truy cứu trách nhiệm về hành vi tham nhũng.
- Cơ chế và hệ thống cơ quan PCTN quốc gia chưa được xây dựng hoặchoạt động hình thức: Nếu hệ thống quản lý và giám sát hoạt động PCTN chưa được xây dựng chặt chẽ và hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến việc thiếu hiệu
quả trong việc ngăn chặn và truy cứu hành vi tham nhũng.
- Đội ngũ công chức, viên chức thiếu liêm chính: Nếu đội ngũ công
chức, viên chức không đủ liêm chính và không có lòng trung thành với nhân
dân, họ có thé dé dang bi cám dé và rơi vào hành vi tham nhũng
- Lương của đội ngũ công chức, viên chức còn thấp: Khi lương của độingũ công chức, viên chức không đủ nuôi sống họ và gia đình, họ có thể bịkích thích tìm kiếm thêm nguồn thu nhập từ hành vi tham nhũng
- Thể chế chính trị và truyền thống văn hóa có những yếu tô khoandung với hành vi tham nhũng: Nếu trong xã hội tồn tại thái độ khoan dung,chấp nhận hành vi tham nhũng hoặc thiếu nhận thức về hậu quả của thamnhũng, tình trạng này có thé lan truyền và tồn tại trong cộng đồng.
Tùy thuộc vào bối cảnh của quốc gia, các nguyên nhân có thể khác
nhau và thứ tự (ảnh hưởng) của các nguyên nhân cũng khác nhau Tuy nhiên,
từ góc độ lý luận, các nguyên nhân về tham những có thé quy vào một trong
ba lý thuyết đó là: thuyết duy tâm tác nhân (agency-idealist); thuyết duy vậtcấu trúc (structural-materialist); và thuyết duy tâm cấu trúc (structural- idealist) về tham nhũng.
Theo thuyết duy tâm tác nhân, nhận thức rằng chỉ có những người xấumới thực hiện những hành vi tham nhũng và vi phạm dao đức, trong khingười tốt sẽ tuân thủ quy tắc và giữ vững phẩm chất đạo đức Điều này đề cao
vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức trong việc ngăn chặn và phòng ngừa tham nhũng Giáo dục đạo đức cho công dân đóng vai trò quan trọng trong
30
Trang 39việc xây dựng nền tảng vững chắc để phòng, chống tham nhũng Trong quátrình giáo dục, cần truyền đạt và gan kết các giá trị đạo đức cơ bản như trungthực, tôn trọng, trách nhiệm, công bằng, lòng yêu thương và tôn vinh nhânphẩm Những giá trị này là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội liêmchính và không chấp nhận hành vi tham nhũng.
Theo thuyết duy tâm cấu trúc: nếu như xã hội tồn tại những tập tục ủng
hộ hay bao che cho tham nhũng thì van nạn này sẽ hoành hành, phát triển khóloại bỏ Điều đó có nghĩa là việc xây dựng và củng cô một nền văn hoá liêmchính là rất cần thiết trong phòng, chống tham nhũng
Theo thuyết duy vật cau trúc, tham nhũng được hiểu là một hiện tượng
xã hội phụ thuộc vào các yếu tố thể chế trong tổ chức quản lý và thực hiệnquyên lực nhà nước Những yếu tố nảy tạo ra hoặc hạn chế các hành vi sai tráicủa cơ quan và công chức, ảnh hưởng đến mức độ tham nhũng trong xã hội.Các nhân tố thể chế như độc quyên, tùy tiện, thiếu hoặc yếu về cơ chế kiểmsoát trong tô chức thực hiện quyền lực nhà nước có thê tạo điều kiện thuận lợicho hành vi tham nhũng Khi quyền lực tập trung vào một số cá nhân hay tôchức nhất định, dễ dàng tạo ra các lợi ích cá nhân và thao túng hệ thống dé đạt được mục tiêu riêng Điều nay dẫn đến việc lạm dụng quyền lực và hành vitham nhũng trong quá trình quản lý và thực hiện chính sách Nếu cơ chế kiêmsoát và đối trọng không được xây dựng mạnh mẽ và hiệu quả, các hành vitham những có thể diễn ra một cách dé dàng mà không bị phát hiện hoặc xử
lý Điều này khiến cho người công chức hay cán bộ có thé tự do thực hiện
những hành vi sai trai ma không phải chịu trách nhiệm hay bị trừng phạt Theo
các tổ chức quốc tế như UNDP, WB nguyên nhân cơ bản của tham nhũng năm ở vấn đề quản trị nhà nước, và từ cách tiếp cận nay, việc thúc đây “quản trinhà nước tốt” (good governance) chính là dé kiềm chế, loại trừ tham nhũng
Như vậy, các yếu tố như trách nhiệm giải trình, sự liêm chính và tínhminh bạch đóng vai trò then chốt trong việc kiềm chế và kiểm soát tham
31
Trang 40nhũng trong xã hội Khi các cơ quan và công chức nhà nước phải chịu trách
nhiệm giải trình trước công chúng về quyết định và hành động của họ, họ sẽ
phải suy nghĩ kỹ lưỡng hơn và cân nhắc rõ ràng hơn để đảm bảo tính minhbạch và công bằng Điều này giúp ngăn chặn các hành vi tham nhũng bởi vìcác quyết định và hành động sai trái sẽ dễ dàng bị phát hiện và bị trừng phạt.
Sự liêm chính của các cơ quan và công chức nhà nước là yếu tố quan trọng déxây dựng lòng tin của dân chúng và xã hội vào hệ thống quản lý Khi người
dân tin tưởng vào tính trung thực và đạo đức của các cơ quan và công chức,
họ sẽ hỗ trợ và tham gia tích cực trong công cuộc chống tham nhũng Tính
minh bạch trong hoạt động của cơ quan và công chức nhà nước giúp ngăn
chặn bất kỳ nỗ lực che giấu thông tin liên quan đến tham nhũng Khi mọi
quyết định và quá trình ra quyết định được thực hiện một cách minh bạch, dễ
dàng quan sát và đánh giá, các hành vi tham nhũng sẽ không có nơi t6n tại.Ngược lại, sự chuyên quyền, độc đoán và tùy ý hành động do thiếu sự kiểm
soát của các cơ quan và công chức nhà nước là tác nhân tạo thuận lợi cho
tham nhũng Khi các cơ quan và công chức có quyền lực vượt trội và không phải chịu trách nhiệm giải trình, họ có thể lợi dụng quyền hạn đề đạt lợi ích cánhân một cách không minh bạch Điều này dẫn đến việc lạm dụng quyền lực
và gây ra tham nhũng trong xã hội .
* Những nguyên nhân đặc thù tại Việt Nam
Những nguyên nhân phổ biến của tham nhũng trên thế giới đã nêu ởtrên cũng thể hiện ở Việt Nam Ngoài ra, trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam còn có những nguyên nhân khác bao gồm:
Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, tình trạng lương của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ởnước ta đang gặp nhiều khó khăn và thách thức Lương cơ bản của họ vẫn cònthấp, không đủ đề trang trải đủ cho cuộc sống cá nhân hay gia đình, khiến cho
họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày Thiếu sự
32