Hiện nay đã có rất nhiều trường hợp, người bào chữa phát hiện ra những sai phạm trọng quátrình thực hiện của các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng, đặc biệt lànhững phát hiện tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN DIEU LINH
VAI TRO CUA NGUOI BAO CHUA
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Hà Nội — 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN DIEU LINH
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8380101.03LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Huyén
Hà Nội — 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận van là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học luật xem xét détôi có thé bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Diệu Linh
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LOI CAM ĐOAN 2-52 2<22E 2 1E2112711271211211T1211 111.11 1 111.1 1 re i
DANH MỤC CHU VIET TẮTT 2: 2© ¿+ £+EE+EE++E££EE£EEEEEEEEEEEEEEEtEErkerrkrrkerkee iv
MO DAU weeceeccsscssessssssessessesssessessessecssessessessecsuessessessecsusssessessessusssessessesseessessessesseeseesees 1
Chương1 MOT SO VAN DE LY LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VE VAI TRO CUA NGUOI BAO CHUA TRONG GIAI DOAN XET XU PHUC
THAM VU AN HÌNH SU Ở VIỆT NAM.Q.ww cseeecsseecssseeesseecssneeessnneeessneecesnneeeenneees 8
1.1 Khái niệm, đặc điểm vai trò của người bao chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình Sự 6-5 kề EEEEEEEEEEEkEESEEE S111 1111111111111 1111111 crkki 8 1.1.1 Khái niệm xét xử phúc thâm vụ án hình su cesceeeesesseesessesseesseseeseeseeseesseeses 8
1.1.2 Khái niệm người bào Chữa - +- 1+ 191191 911v vn rưy 11 1.1.3 Dac diém vai trò của người bao chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án
110011 18
1.2 Quy định của pháp luật về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm ¿2 + E+EE+EE£EEEEEE2E12E1717112112117171121111111111111 1111.1111 24
1.2.1 Lược sử quy định của pháp luật về vai trò của người bào chữa từ khi ban hành
BLTTHS năm 1988 cho đến khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 24 1.2.2 Quy định của BLTTHS năm 2015 về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm - ¿2 <+EE+EE£EEE+EEEEEEEEEEE12217171121121171711 211 1x0 26
Kết luận Chương l 2- 2 2+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE211211271712112111171 111110 30
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG GIAI
DOAN XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ AN HINH SỰ Ở VIỆT NAM 32
2.1.Vai trò của người bào chữa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thầm vụ án
2.2 Vai trò của người bào chữa trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sw 41
2.3 Những hạn chế của hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án
hhinh su O Vidt Nam 0 ~—.a ad 49
il
Trang 52.4 Nguyên nhân những hạn chế của hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử
phúc thầm vu án hình Su ¿2-2-5 E+SE+EE+E+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 58 Kết luận Chương 2 ¿- 2522522229 EEEE9E12112112112111711111111211 211111111 cye 65 Chương 3 YÊU CÂU VÀ GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LUGNG HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THÂM VỤ ÁN 200)28009À4i3)00)7.) 00022227 67
3.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc
thâm vụ án hình SỰ - 5-6 St t3 E2 SEEEESESEEEESEEEEEEEESEEEEES1EE1111111 1111 cxeE 67 3.1.1 Yêu cầu cải cách tư pháp cecececescsscsscssesessesessssessessessessessesesessssessesseseseess 67 3.1.2 Yêu cầu từ thực tiễn của hoạt động bào chữa: sccssssseeerseeres 69 3.1.3 Yêu cầu hội phập quốc tẾ: - + 2 + ©++E£+E££EE£EEEEEEEEEEEEEECEErrkrrkerreee 70
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc
tham vu dn hinh Su cecsececsscsessscsececscsececsesesscsvsvsecevsvencessvsusecavsucesavsesecevsvsecasaveeeacers 70
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật - - 5S 1S S11 3S re re 70
3.2.2 Gidi phap KNAC 73
Kết luận chương 3 oc ceccescesessessesssessessessvsssessessessecssessessessecssessessessesseessessessecsssseeseeseees 82
.41009/)00212353 83 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -:¿©5++225+vvsvvxvvsrrrversrrrrrrrr 85
1H
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIET TAT
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
BCVND Bào chữa viên nhân dân
CQDT Co quan diéu tra
CQTHTT Co quan tiễn hành tô tụng
HDXX Hội đồng xét xử
HLPL Hiệu lực pháp luật
NBC Người bào chữa
NDD Nguoi dai dién
TA Tòa án
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tôi cao
VKS Vién kiém sat
VKSND Vién kiém sat nhan dan
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VPPL Vi phạm pháp luật
XHCN Xã hội chủ nghĩa
IV
Trang 7MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiXét xử là giai đoạn quan trọng nhăm xác định một người là người có tộihay vô tội Xét xử vụ án hình sự trong đó có giai đoạn xét xử phúc thâm làgiai đoạn trong tâm trong hoạt động tố tụng nhằm tìm ra những sự thật mang
tính khách quan thông qua việc xét hỏi, tranh luận công khai Trong các phiêntòa tại giai đoạn xét xử này thì chức năng gỡ tội của người bào chữa tén tạisong song, bình đăng và dân chủ với chức năng buộc tội của Viện kiểm sátnhư là nhu cầu tất yếu khách quan Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, việc bảođảm quyền bào chữa của người bào chữa ở giai đoạn xét xử, trong đó có xét
xử phúc thâm vụ án hình sự vẫn còn nhiều mặt hạn chế và bất cập Điều nàydẫn đến sự mắt cân bằng giữa hai chức năng cơ bản của Tố tụng hình sự là “ bào chữa” và “ buộc tội” bởi quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng và luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia Vì vậy, sự tham gia của người bào chữa ở các giai đoạn
tố tụng trong đó có giai đoạn xét xử phúc thâm có vai trò vô cùng quan trọng.
Xét xử phúc thâm là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trêntiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định doToà án cấp sơ thâm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp
là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sơ thâm khi ra bản án, quyết định
đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng: kiểm tra tính có căn
cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với thực tế khách quan hay không Việc xét xử phải đảm bảo tính khách quan,công bằng, đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyên và lợi ích hợppháp của những người tham gia tổ tụng Tuy nhiên trên thực tế vẫn có rất
Trang 8nhiều sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong quá trình xét xử phúc thâm làm ảnhhưởng đáng ké đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố
tụng, đặc biệt là bị cáo Vì vậy một phiên tòa có sự tham gia của người bào
chữa sẽ làm giảm thiểu cũng như hạn chế những vi phạm trên, đồng thời sẽđảm bảo cho quá trình xét xử diễn ra công bằng, hiệu quả, bảo vệ được việcthực hiện các quyên và lợi ích chính đáng của bị cáo
Thực tiễn hoạt động xét xử, trong đó có xét xử phúc thâm ở nước tahiện nay, bản cáo trạng và kết luận điều tra, buộc tội của VKS đã thé hiện rất
rõ tính chất, mức độ hành vi của bị cáo và đã có những đề nghị về hình phạt,mức hình phạt cụ thé Tuy nhiên, khi tham gia bào chữa, bằng các căn cứ, lậpluận của người bào chữa đã dẫn đến Hội đồng xét xử xem xét tuyên bị cáo vôtội; tội danh hoặc mức hình phạt nhẹ hơn hoặc trả hồ sơ điều tra bố sung (đốivới xét xử sơ thâm); trả hồ sơ điều tra lại (đối với phúc thâm), Ngoài việc
bào chữa cho bị cáo, làm sáng tỏ sự thật vụ án thì việc tham gia của người bào
chữa còn có vai trò giám sát sự góp phan dé các cơ quan tố tung và người tiễn hành tổ tụng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Hiện nay đã có rất nhiều trường hợp, người bào chữa phát hiện ra những sai phạm trọng quátrình thực hiện của các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng, đặc biệt lànhững phát hiện trong trình tự thủ tục ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, điều naydẫn đến sự thật vụ án chưa được làm rõ, dẫn đến oan sai cho người vô tdi, xu
lý tội phạm không đúng tinh thần của luật
Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của người bào chữa trong mô hình tố
tụng hình sự của Việt Nam nói chung và trong giai đoạn xét xử nói riêng
trong đó có xét xử phúc thâm là thực sự cần thiết và quan trọng.
Bên cạnh đó, về mặt lý luận đã có những đề tài nghiên cứu về vai tròcủa người bào chữa trong giai đoạn xét xử Một số đề tài nghiên cứu về vai
trò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thâm, phúc thâm vụ án hình
Trang 9sự đã được nghiên cứu từ lâu tuy nhiên lại chỉ có tính áp dụng tại thời điểmnghiên cứu chứ không thê áp dụng vào thực tiễn hiện nay do Pháp luật Hình
sự, Pháp luật Tố tụng hình sự và các văn bản liên quan đã có nhiều sự thayđổi tích cực dé phù hợp với thực tiễn.Từ những lý do nêu trên, học viên lựachọn đề tài: “Vai rò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ là mang tính cấp thiết trên
cả hai phương diện lý luận và thực tiễn với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé của mình vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tronghoạt động bào chữa của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ
án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúcthâm ở Việt Nam hiện nay là một trong nội dung quan trọng được tiếp cận ởnhiều phương diện khác nhau trong một số đề tài khoa học như:
2.1 Các luận văn Tiến sỹ và Thạc sỹ Luật học:
- Cao Thị Ngoc Hà (2010), “Vai trò của luật su bào chữa trong xét xử
phúc thẩm vụ án hính sự” luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật, Đại học Quốc
Gia, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Phuong (2014), “Vai trò của luật sư — người bào chữa
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” luận vănthạc sỹ luật học, Khoa luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Vũ Hải Việt (2020), “Vai tro cua luật su bào chữa trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phá Hà Nội” luận văn tiễn sỹ luậthọc, Học viện khoa học xã hội.
2.2 Các sách ( sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn)
và các bài viết:
1) PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (2019), “Kỹ năng hoạt động dành cho
Luật su trong vụ án hình sự” Sách chuyên khảo, Khoa luật Dai học Quốc
gia, NXB Chính trị Quốc gia sự thật
Trang 102) TS Nguyễn Văn Tuân “Quyển bào chữa và vai trò của Luật sưtrong Tố tụng hình sw” Sách chuyên khảo, NXB Dân trí.
3) LS Hoàng Tùng (2021), “Vai trò của luật su trong giai đoạn xét
xử vụ án hình sự” Bài viết trên tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam
4) Luật Ha Thanh Asia (2019), “Luật su bào chữa trong giai đoạnphúc thẩm vụ án hình sự” Bài viết trên website Luật Hà Thành Asia.
Các đề tài, luận văn, luận án, sách chuyên khảo cũng như các bai viết nêu trên đã phân tích làm rõ, góp phần hoàn thiện lý luận cũng như phục vụyêu cầu thực tiễn Như đã phân tích, về mặt lý luận, đã có một số đề tài đãnghiên cứu về vai trò của người bào chữa trong xét xử phúc thâm, sơ thâm vụ
án hinh sự Tuy nhiên các dé tài này đã được nghiên cứu từ rất lâu, một số van
đề không có tính khả thi khi áp dụng vào tình hình thực tiễn trong giai đoạnxét xử phúc thẩm hiện nay Do vậy, học viên tiếp tục nghiên cứu về vai tròcủa người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự ở Việt Nam là một đề tài cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò củangười bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam.Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bào chữatrong giai đoạn xét xử phúc thâm
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề phục vụ mục đích nghiên cứu nêu trên, xác định nhiệm vụ nghiên
cứu sẽ là:
Về mặt lý luận: Luận văn phân tích khái niệm, đặc điểm của XXPT, địa
vị pháp lý cũng như vai trò của người bào chữa trong Tố tụng hình sự nói
chung và giai đoạn XXPT nói riêng, quyên và nghĩa vụ của người bào chữa,
Trang 11làm cơ sở để đánh giá thực trạng vai trò của người bào chữa trong giai đoạnXXPT Sau đó sẽ đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quyđịnh pháp luật có liên quan đến vai trò của người bào chữa tại giai đoạn xét
xử phúc thâm nham bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo
Về pháp luật: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm ở Việt Nam.
VỀ mặt thực tiễn: Luận văn sẽ giải quyết vấn đề thực trạng trên cơ sởphân tích, bình luận một số van dé, thống kê các số liệu cụ thé, các ví dụ minhhọa, đồng thời đưa ra những điểm hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nhữngbất cập, hạn chế đó; dé từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm hoànthiện các quy định có liên quan đến vai trò của người bào chữa trong giaiđoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự ở Việt Nam.
Về giải pháp: Luận văn sẽ đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động bào chữa của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ
án hình sự ở Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Những quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật dé làm
rõ vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự
Trang 12Phạm vi về thời gian:
- Luan văn nghiên cứu thực trạng vai trò của người bào chữa trong giai
đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự từ năm 2017 đến nay
Pham vi về không gian:
Luận văn nghiên cứu thực trạng vai trò của người bào chữa trong giaiđoạn xét xử phúc thấm vụ án hình sự trên phạm vi cả nước.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp luận của đề tài là phép duy vật biệnchứng của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm, chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền công dân, quyền con người; đảm bảo các nguyên tắc xác định sự thật của vụ án mộtcách khách quan, chính xác và toàn diện; không bỏ lọt tội phạm, không làm
oan người vô tội Ngoài ra luận văn còn sử dụng tiếp thu, kế thừa các thành
tựu khoa học của chuyên ngành pháp lý, các nhà chuyên môn, nhà khoa học,
các luận điểm nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu,sách chuyên khảo, bài viết chuyên ngành pháp lý được đăng tải trên tạp chí về vai tro của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng trong luận văn:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp (được sử dụng ở cả 3 chương)
+ Phương pháp so sánh (được sử dụng ở chương | và chương 2)
+ Phương pháp thống kê xã hội học (được sử dụng ở chương 2 và
chương 3)
+ Phương pháp lịch sử (được sử dụng ở chương 2)
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận:
Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm rõ và có thể có những đóng gópnhất định cho khoa học Luật Tố tụng hình sự về vai trò của người bào chữatrong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự ở Việt Nam
Trang 136.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của dé tài có thé vận dụng trong thực tiễn góp phan
nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của người bào chữa trong giai đoạn xét
xử phúc thâm vụ án hình sự ở Việt Nam
7 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về vai trò củangười bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét
xử phúc thâm vụ án hình sự ở Việt Nam
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của ngườibào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự ở Việt Nam.
Trang 14Chương1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHAP
LUẬT VE VAI TRÒ CUA NGƯỜI BAO CHỮA TRONG GIAI DOAN
XÉT XỬ PHÚC THẤM VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, đặc điểm vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét
xử phúc thấm vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Xét xử phúc thầm là giai đoạn của tô tụng hình sự, trong đó toà án cấp
trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án,
quyết định sơ thâm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáohoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của toà án cấp sơ thấm, bảo dam ápdụng thông nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápCua cơ quan, tô chức, cá nhân.
Pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định những biện pháp bảođảm cho toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tộiphạm, không làm oan người vô tội Toà án khi xét xử sơ thâm vụ án hình sựphải ra bản án hoặc quyết định hợp pháp và có căn cứ Mặc dù vậy, khôngloại trừ trường hợp ban án, quyết định sơ thâm không đáp ứng được yêu cầucủa pháp luật Dé thận trọng trong việc xét xử cũng như bảo đảm quyền phanđối bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật của viện kiểm sát,
bị cáo, bị hại và đương sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định nguyên tắc chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâm được bảo đảm Theo nguyên tắc này, bản
án, quyết định sơ thẩm chưa cổ hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hoặc
ra quyết định mà có thé bị kháng cáo, kháng nghị dé xét xử lại hoặc xét lại ở cấp xét xử thứ hai.
Toà án cấp phúc thâm xét xử lại vụ án đưới hình thức phiên toà và xétlại quyết định sơ thâm dưới hình thức phiên hop Toa án cấp phúc thẩm xem
Trang 15xét tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thâm, xét xử lại vụ
án về mặt nội dung Những chủ thê liên quan đến kháng cáo, kháng nghị cóquyền tham gia phiên toà hoặc phiên họp phúc thâm dé bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình Toà án cấp phúc thâm ra bản án hoặc quyết định cầnthiết khác để giải quyết vụ án Bản án, quyết định phúc thâm có hiệu lực phápluật kể từ ngày tuyên án hoặc ngày ra quyết định
Cụ thể là theo Điều 330 BLTTHS năm 2015 và Điều 230 BLTTHS năm 2003 thì: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại
vụ an hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với
vụ án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” Điều 204BLTTHS năm 1998 quy định: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xétlại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bịkháng cáo, kháng nghị” Như vậy có thé thấy răng, so với BLTTHS năm
1988 thì BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 đã phan án đầy đủ hơntính chất của xét xử phúc thâm.
Tính chất của XXPT là xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thâmchưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị Như vậy, khi kết thúc giai đoạn xét
xử sơ thâm, những người tham gia tại phiên tòa xét xử sơ thâm cũng nhưVKS có thê không đồng tình với quyết định của Tòa án cấp sơ thâm Họ cho
rằng, Tòa án đã kết oan người vô tội; bỏ lọt tội phạm, vi phạm nghiêm trong
thủ tục tố tụng, kết án sai tội danh hoặc họ có thé nhận thấy khung hình phạtchưa thục sự phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Vì vậy mà pháp luật TTHS quy định những người có quyền kháng
cáo (bi cáo,người bi hại, người bảo chữa, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và đại diện hợp pháp của những ngườinay) và VKS có quyền kháng nghị Qua đó, họ có thể đưa ra quan điểm củabản thân về những điểm họ cho là không hợp lý trong vụ án để Tòa án cấp
Trang 16phúc thâm xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng Tòa án cấp phúc thâm sẽcân nhắc dé đưa ra một phán quyết công bằng, giải quyết những điểm bat hợp
lý trước đó thông qua việc xem xét lại nội dung kháng cáo, kháng nghị tại
phiên tòa; cũng như việc thâm tra lại các chứng cứ cũ và chứng cứ mới Hơnthế nữa, XXPT còn giúp cho Tòa án cấp trên kiểm tra những sai phạm mà Tòa
án cấp dưới vi phạm bởi trên thực tế đã có rất nhiều vụ án mà Tòa án cấp sơthấm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đã bỏ lọt tội phạm hoặc kết án saitội danh Thông qua XXPT, Tòa án cấp phúc tham đã kiểm tra tính hợp pháp
và có căn cứ các bản án, quyết định sơ thâm chưa có HLPL; đồng thời khắcphục và sửa chữa những sai phạm đó, giúp cho vụ án được giải quyết một
cách khách quan, đúng người, đúng tội,đúng pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo có quyền kháng cáo đối với bản án sơthâm, bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng cáo; có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa cho mình trước Tòa án cấp phúc thâm, được nói lời sau cùng;
Tòa án và các cơ quan có trách nhiệm đảm bảo cho bị cáo thực hiện các
quyền nay và phải cử người bào chữa cho bị cáo Các quyền này không chỉ thể hiện bản chất nhân đạo và dân chủ của pháp luật TTHS, mà còn là công
cụ, phương tiện để bị cáo có thể bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình
Ngoài ra, XXPT cho phép phát hiện và ngăn chặn kip thời việc thi hành các
bản án sơ thâm không hợp pháp hoặc có sai phạm nghiêm trọng trong áp dụngpháp luật Nhờ vậy các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là bịcáo được bảo vệ kịp thời và có hiệu quả Như vậy có thé nói XXPT là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ kịp thời và có hiệu quả lợi ích của Nhà nước, của xãhội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là của bị cáo
Tom lại, XXPT là việc Toa an cap trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặcxét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
10
Trang 171.1.2 Khái niệm người bào chữa
Khái niệm “người bào chữa" lần đầu tiên được ghỉ nhận trong Sắc lệnhquy định tổ chức các đoàn luật sư ngày 10.10.1945 Tuy nhiên Sắc lệnh nàychỉ quy định cho luật sư quyền bào chữa và các điều kiện trở thành luật sư màchưa quy định cho những người khác cũng có quyên bào chữa Kế thừa vàphát triển các văn ban pháp luật trước, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được
bé sung, sửa đôi năm 2000 va được sửa déi, bố sung một cách cơ bản thành
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, quy định rõ địa vị pháp lí của người bàochữa Theo đó, người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của
người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý Người bào chữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo lựa chọn Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải cóngười bào chữa, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời ng bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoạc Toà án phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ.
Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa được thủ trưởng Cơquan điều tra, Viện trưởng VKS, Chánh án Toà án hoặc Hội đồng xét xửthông báo Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trongcùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau Một bị can,
bị cáo có thé nhà một, hai hay nhiều luật sư bảo chữa cho mình, người đã tiễnhành tố tụng một vụ án hoặc là người thân thích của những người này hoặc đãtham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng, người giám định, ngườiphiên dịch trong vụ án thì không được bào chữa trong vụ án đó nữa Ngườibao chữa tham gia tổ tụng từ khi khởi tố bị can, trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bàochữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ Trong trường hợp cần
phải giữ bi mật điêu tra đôi với tội xâm phạm an ninh quôc gia thì Viện
11
Trang 18trưởng Viện kiểm sát quyết định dé người bào chữa tham gia tổ tụng từ khikết thúc điều tra Người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếuđược Điều tra viên đồng ý thì được hỏi cung bị can và có mặt trong các hoạtđộng điều tra khác Người bảo chữa có quyền đề nghị thay đổi người tiếnhành t6 tụng, người giám định, người phiên dich; đưa ra chứng cứ và nhữngyêu cầu; gặp bị can, bị cáo đang bị tam giam; được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết sau khi kết thúc điều tra; có quyền tham gia xét hỏi
và tranh luận tại phiên toà; khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng, kháng cáobản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người
có nhược điểm về thé chất hoặc tâm than Người bào chữa có nghĩa vụ sửdụng mọi biện pháp do pháp luật quy định dé làm sáng tỏ những tình tiết xácđịnh bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bịcáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lÍ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo màmình đã đảm nhiệm nếu không có lí do chính đáng: không được tiết lộ bí mật
mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ
“Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc
cơ quan có thẩm quyên tiễn hành to tụng chỉ định và được cơ quan, người cóthầm quyên tiến hành tô tụng tiếp nhận việc đăng kí bào chữa ” (Điều 72 Bộ
luật TTHS năm 2015).
Người bào chữa tham gia tô tụng để đưa ra những tình tiết xác địnhngười bị buộc tội không có tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và giúp đỡ người bị buộc tội về mặt pháp lí nhằm bảo
vệ quyền và lợi ich hợp pháp của họ Sự tham gia tô tụng của người bào chữa
là rất cần thiết, băng kinh nghiệm nghề nghiệp và sự hiểu biết của mình,người bào chữa tham gia vao quá trình giải quyết vụ án dé giúp bảo vệ lợi íchhợp pháp của người bị buộc tội Việc tham gia tố tụng của người bào chữa sẽ
12
Trang 19góp phần cùng với cơ quan tư pháp nhanh chóng tìm ra sự thật vụ án, nângcao chất lượng giải quyết vụ án hình sự, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp củacông dân và nhà nước Người bi buộc tội bằng cách tự mình hoặc nhờ ngườibào chữa thực hiện quyền bào chữa của mình phù hợp với quy định pháp luật.Việc nhờ người bào chữa bảo vệ quyên lợi cho mình là một công cụ pháp lýquan trọng mà pháp luật đã trang bị cho người bị buộc tội — người có vị thếyêu trong TTHS.
Vì vậy, người bào chữa tham gia t6 tụng với tư cách là bên thứ ba,người có vị trí, vai trò đặc biệt, tách biệt với cơ quan công quyền (CQDT,VKS, Tòa án) là hết sức quan trọng Xung quanh vấn đề người bào chữa đãxuất hiện không ít các quan niệm khác nhau, có nhiều cách hiểu khác nhau vềngười bào chữa Có quan điểm cho rang“ Người bào chữa là người giúp déTòa án trong việc xác định tat cả các tình tiết cần thiết về vụ án dé cuối cùng
Tòa án ra bản án có căn cứ và dung pháp luật ”[16, tr.53] và theo giải thích
của GS.TS Luật học Võ Khanh Vinh, trong quyền “Bình luận khoa học Bộluật Tố tụng hình sự”, thì: “Người bào chữa là người tham gia tổ tụng vớimục dich làm sang to những tinh tiết liên quan đến sự thật của vụ án nhằmchứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cua bị can, bị cáo
và giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý can thiết {38, tr.128-129]
Một quan điểm khác lại cho rằng “Người bào chữa là người tham gia
tổ tụng dé giúp đỡ Toà an” [19]
Tuy nhiên, mục dich cũng như ý nghĩa của việc tham gia tố tụng đầutiên của người bào chữa là xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội Họ tham gia tố tụng dé góp phần vào mục dich chung
đó là bảo vệ quyền lợi công dân (người bị buộc tội) đảm bảo công bằng, dân
chủ trong hoạt động tố tụng, bên cạnh đó, giúp cơ quan THTT thực hiện đượcnhiệm vụ giải quyết vụ án được “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật” tránh
13
Trang 20được những sai sót cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Điều đókhông có nghĩa là họ là những người THTT, nhân danh quyền lực công dé
giúp đỡ Tòa án, họ cũng không phải là một bên tham gia vào quá trình giải
quyết vụ án, mà họ là người tham gia tố tụng có vi trí độc lập, và vi trí độc lậpcủa họ là độc lập “phái sinh”, bởi lẽ, việc họ tham gia tố tụng không phảiđương nhiên mà phải xem xét đến lợi ích của người được họ bào chữa
Trên thực tế, có quan điểm cho rằng người bào chữa là người tham gia
tố tụng với vị trí độc lập, họ cho rằng khi thực hiện chức năng bảo chữa,người bào chữa được pháp luật trao cho những quyên và nghĩa vụ nhất định
và họ có thể tự bày tỏ quan điểm mà không phụ thuộc vào ý chí của người bịbuộc tội Như chúng tôi đã phân tích ở trên, quyền bào chữa là quyền năngpháp lý thuộc về một chủ thé duy nhất là người bị buộc tội, người bào chữatham gia tố tụng đề giúp người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa của mình một cách có hiệu quả, qua đó góp phần bảo đảm sự cân bằng giữa hai chứcnăng đối trọng nhau trong TTHS (chức năng buộc tội và chức năng bào chữa),
vì vậy, chúng tôi cho răng, quyền của người bào chữa được bắt nguồn từ quyền của người bị buộc tội, và việc pháp luật quy định cho người bào chữa
có những quyền và nghĩa vụ cụ thé khi tham gia tổ tụng, đó chỉ là công cụpháp lý để đảm bảo cho người bào chữa thực hiện chức năng nhiệm vụ củamình đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chếXHCN trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo cho NBC có những quyền
và nghĩa vụ nhất định cũng có nghĩa là đảm bảo cho NBC (chủ thể thực hiện chức năng bào chữa) được bình đăng với bên buộc tội trong việc thực hiện
chức năng buộc tội, có như vậy mới bảo đảm được công bang, dan chu trong
TTHS, vì vậy, không thể coi NBC là người TGTT với vi trí độc lập như làmột chủ thé của quyền bào chữa, theo chúng tôi “NBC là người tham gia totụng để bênh vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội ”
14
Trang 21Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về NBC thì chúng ta cần phân biệt kháiniệm NBC trong TTHS với người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án.BLTTHS đã đưa ra tiêu chí để phân biệt 2 khái niệm trên là “đa vào chứcnăng và đối tượng mà họ bào chữa, bảo vệ” [37].
NBC tham gia tố tụng đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội Trong khi đó, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự TGTT chu yếu
là dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án.
Nghiên cứu về NBC thì BLTTHS năm 2003 không đưa ra khái niệm vềNBC mà chỉ quy định “NBC có thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của
người bị tạm giữ, bi can, bi cáo; Bào chữa viên nhân đân [28] Tuy nhiên,
BLTTHS năm 2015 đã chính thức đưa ra khái niệm về NBC trong TTHS, cụthể tại điều 72 quy định: “ Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan tiến hành tổ tụng chỉ định và được cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tổ tụng tiếp nhận việc đăng ky bao chữa "[32] Theoquy định trên thì NBC có thể là:
Luật sư: Theo quy định tại Điều 2 Luật luật sư năm 2006, được sửa đổi,
bồ sung năm 2012 thì: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hànhnghệ theo quy định của Luật này, thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu caucủa cá nhân, cơ quan, tổ chức ”[29] Như vậy, luật sư là NBC chuyên nghiệp,
và theo Điều 10 của Luật này thì chỉ những người hội đủ các điều kiện sau
mới được tham gia vào Đoàn Luật sư: “La công dan Việt Nam trung thành
với Tổ quốc; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;Có phẩm chất đạo đức tốt;Có bằng cu nhân luật; Đã được dao tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật su; Có suc khoẻ bao đảm hành nghề luật sự ”[29].
Luật Luật sư được ban hành đã góp phần nâng cao vi thé của luật sư,tạo cơ sở pháp lý đây nhanh quá trình xây dựng một đội ngũ luật sư, nghề luật
15
Trang 22sư mang tính chuyên nghiệp Đặc biệt Luật Luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệ
thống các tổ chức xã hội — nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương đến cáctinh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm tổ chức luật sư toàn quốc và
các Đoàn luật sư Với quy định này, Luật Luật sư đã tạo cơ sở pháp lý nâng
cao vai trò tự quản của nghề luật sư.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Luật sư là người có chức trách, dùng
pháp luật bào chữa cho bị can trước toa an” [22, tr 1059].
Luật sư theo quy định của Luật Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điềukiện hành nghề theo quy định, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cánhân, cơ quan tô chức (Điều 2 Luật Luật sư) Luật sư là người hoạt độngchuyên nghiệp tham gia trong một Đoàn luật sư nhất định theo quy định củapháp luật Theo Điều 10 Luật Luật sư, tiêu chuẩn Luật sư được
quy định như sau: “Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đảo tạo nghề luật su, có suc khỏe bao đảm hành nghề luật sư thì có thé trở thành luật sư" [29].
Người có đủ tiêu chuẩn như trên muốn được hành nghề luật sư cóChứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập Đoàn luật sư nào đó luật sư muốntham gia t6 tụng phải tuân theo quy định của Luật Luật su 2016 pháp lệnhluật sư 2001 quy định 2 hình thức tổ chức hành nghề luật sư mà văn phòng
luật sư và công ty luật hợp danh Trong đó, văn phòng luật sư được thực hiện
dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng: còn công ty luật hợp danh thì không có quyền hạn này Nói cách khác, thì chỉ luật sư bào chữa (Luật sư thuộc văn phòng Luật sư) mới được thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tổ tụng cũng tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu
theo sự phân công của Đoàn Luật sư tuy nhiên, Luật Luật sư 2006 cho phép
luật sư, du hành nghề dưới bất kỳ hình thức nào (hành nghề trong tổ chức
16
Trang 23hành nghề luật sư là văn phòng sư, công ty luật hay hành nghề độc lập) đềuthuộc quyền thực hiện các dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.
Người đại diện của người bị buộc tội: Người đại diện cho người bị buộc tội là cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị buộc tội chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về thê chất mà không thể tự bào chữa hoặc người có nhược điểm về tâm thần; đại diện theo pháp luật của bị can, bị cáo là pháp nhân.
Bào chữa viên nhân dân: ngoài luật sư, người đại diện của người bị
buộc tội thì BLTTHS còn quy định BCVND cũng có thể TGTT với tư cách làNBC Ở nước ta, trước khi có Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 thì việc bào
chữa cho bị can, bị cáo do BCVND đảm nhận Hoạt động bào chữa của
BCVND không phải là chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất nghiệp dư Từkhi BLTTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành cho đến khi BLTTHS năm 2015
được ban hành vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định khái niệm
về BCVND Tuy nhiên, tại khoản 3, điều 72 BLTTHS năm 2015 đã chínhthức đưa ra khái niệm về BCVND, cụ thé: “BCVND là công dân Việt Nam từ
18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tot, có kiến
thức pháp lý, đủ sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cửtham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức
mình ”(32].
Chính vì vậy, bào chữa viên nhân dân có thể được hiểu là thành viêncủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc được tổ chức mình cử ra dé tham gia t6 tụng nham thực hiện chức năng
bào chữa, trợ giúp pháp lý cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên
của tổ chirc[25, tr.21].
Trợ giúp viên trợ giúp pháp lý: được tham gia TTHS với tư cách là NBC là một trong những quy định mới của BLTTHS năm 2015 so với
17
Trang 24BLTTHS năm 2003 Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 thì Trợ giúp viên trợ giúp pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam,
có đủ tiêu chuẩn sau đây: “Có năng lw hành vi dân sự day đủ; có phẩm chatđạo đức tốt; Có bằng cử nhân luật; Có chứng chỉ boi dưỡng nghiệp vụ trợ
giúp pháp lý; Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; Có sức
khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao ”[27] Va theo quy định của
BLTTHS năm 2015 thì trợ giúp viên trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tưcách là NBC “trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng trợ giúp
vị trí khách quan, ngang bằng với bên buộc tội, giúp cơ quan THTT kịp thờiphát hiện những sai sót, khắc phục kịp thời để góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động tố tụng.
Trong TTHS, vai trò của NBC thé hiện cụ thé qua các giai đoạn củaquá trình giải quyết vụ án, đó là giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố đến giai
đoạn xét xử VAHS.
Ở giai đoạn điều tra, thì thông qua việc thực hiện quyền năng tố tụngcủa thì NBC đã góp phần tích cực cùng với cơ quan điều tra trong việc thuthập chứng cứ, những tình tiết có lợi cho người bị buộc tội Việc tham gia
tố tụng của NBC trong giai đoạn điều tra vừa giúp cho người bị buộc tội đảm bảo quyền lợi của mình, bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của cơquan tư pháp trong công tác điều tra nhằm chứng minh tội phạm và ngườiphạm tội, hạn chế tình trạng oan sai và những vi phạm tố tụng trong quá
18
Trang 25trình điều tra, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng kip
thời và chính xác.
Mặt khác ở giai đoạn xét xử, đây là giai đoạn quan trọng bởi giai đoạn
này có ý nghĩa quyết định bị cáo có tội hay không ? và van đề hình phạt?
Trong giai đoạn xét xử sơ thâm, NBC có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với việc bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo Tại giai đoạn này, NBC sẽ tranhluận dân chủ công khai với bên buộc tội, đưa ra những chứng cứ, luận cứ dé
thuyét phục HĐXX, thực hiện nhiệm vụ cua minh một cách có hiệu quả nhất
tại phiên toà, góp phần giúp cơ quan THTT xác định sự thật khách quan của
vụ án, giúp toà án đưa ra một bản án có căn cứ, hợp pháp, có sức thuyết phục,
qua đó bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích của thân chủ mình.
Phiên tòa là giai đoạn trung tâm thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hoạtđộng tố tụng nói chung và xét xử nói riêng Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiệntại, nguyên tắc hai cấp xét xử được thừa nhận rộng rãi Do vậy mà, trongTTHS khi nói đến phiên tòa tức là nói đến phiên toà sơ thâm, phiên toà phúcthâm Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến cho răng vai trò của NBC trong giai đoạn
sơ thẩm là quan trọng nhất, do đó mà đến phiên tòa phúc thâm hầu như không được đề cập và chưa có nhiều tác giả đi nghiên cứu về vai trò của NBC tronggiai đoạn xét xử phúc thâm
Như đã phân tích, sự tham gia của NBC trong TTHS là cần thiết kháchquan, sự cần thiết trước tiên được thé hiện ở vai trò của họ trong việc thựchiện nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS, trong thực tế, sự tham gia của NBC trong TTHS không chi là nét
dân chủ của luật TTHS xã hội chủ nghĩa, mà đi xa hơn nữa là chính nó đã tạo
điều kiện dé TTHS đạt được những mục đích đặt ra, trong đó có mục đích bảo
vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án, người bịbuộc tội tham gia tố tụng với tên gọi khác nhau, pháp luật quy định “Người bị
19
Trang 26bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, khởi to, điều tra, truy tổ, xét xử có quyền tự
bào chữa, nhờ luật su hoặc người khác bào chữa ”[3I] Từ quy định trên, cho
ta thấy quyền bào chữa xuất hiện từ rất sớm trên cơ sở “ở đâu có buộc tội ở
đó có bào chữa” NBC khi tham gia vào hoạt động tố tụng luôn phải thựchiện đồng thời hai nhiệm vụ: bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người bị
buộc tội; tôn trọng và tuân thủ pháp luật.
Đây là hai nhiệm vụ quan trọng, gắn bó với nhau, đòi hỏi phải đượcthực hiện có hiệu quả và phải có cơ chế để bảo đảm nó được thực hiện.
Xét xử phúc thâm là một giai đoạn quan trọng, hơn nữa bản án phúcthâm được tuyên sẽ có hiệu lực pháp luật ngay, vì vậy, bản án phúc thâm phảichính xác, khách quan và giải quyết được nhiệm vụ chung của TTHS, hạn chếđến mức tối đa tinh trạng oan sai trong TTHS Tuy nhiên, van dé cần làmsáng tỏ ở đây là ở giai đoạn này, sự tham gia của NBC có còn cần thiết hay không? Và vai trò của NBC trong giai đoạn này được thê hiện như thế nào?
Bởi lẽ, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn còn nhiều quan niệm hạ thấp vai trò của NBC, cho rằng ở giai đoạn phúc thâm thì vai trò của NBC là không còn cần thiết nữa, nguyên nhân của nó cũng xoay quanh những vấn đề
sau đây:
- Van dé thứ nhất, cho rằng ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, VKS khôngcòn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố mà chỉ thực hiện chức năngkiêm sát việc tuân theo pháp luật Vậy chức năng buộc tội ở giai đoạn này cótồn tại hay không?
- Vấn đề thứ hai, trong trường hợp VKS kháng nghị, người bị hạikháng cáo theo hướng giảm nhẹ hình phạt hoặc theo hướng có lợi cho bị cáothì vấn đề nhờ người khác bào chữa có đặt ra nữa hay không?
- Vấn đề thứ ba, ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ thì việc buộc
tội chỉ tôn tại ở giai đoạn xét xử và đôi với họ thì vai trò luật sư chỉ được thê
20
Trang 27hiện ở phiên toà sơ thâm và khi phiên toà này kết thúc thì coi như luật sư đãlàm xong nhiệm vu Vì vậy, ở phiên toà phúc thâm đối với họ hầu như không
có sự xuất hiện của NBC, bên cạnh đó, tỉ lệ kháng cáo, kháng nghị theo trình
tự phúc thâm ở các nước này rất thấp, chiếm khoảng 10% bản án sơ thẩm.Thực tế như vậy, ít nhiều ảnh hưởng đến cách nhận thức ở nước ta
Thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta phát sinh nhiều vấn đề như vậy là
do pháp luật nước ta chưa quy định một cách cụ thé, còn nhiều quy phạm mangtính tuỳ nghi hoặc khó hiểu, mà lại chưa có một văn bản hướng dẫn chính thứcdẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật trên thực tế không thống nhất
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, vai trò của NBC ởgiai đoạn xét xử phúc thâm là vô cùng quan trọng, bỡi lẽ:
+ Thứ nhất: ở giai đoạn xét xử phúc thâm, mặc dù VKS không thựchiện hành vi buộc tội đối với bị cáo bang ban cáo trạng, nhưng không cónghĩa là đã chấm dứt hành vi buộc tội Trong trường hợp bản án sơ thâm đãtuyên nếu được xét xử lại theo trình tự phúc thẩm thi bản án sơ thâm đó chưa
có HLPL, thì bị cáo vẫn được coi là chưa có tội và van dé bị cáo có phạm tội
hay không vẫn đang trong quá trình chứng minh thông qua phiên tòa phúc
thâm Mặt khác, Điều 354 BLTTHS quy định “Thử tục bắt dau phiên tòa vàthủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiễn hành như phiên toà sơthẩm ” [28], vậy tại phiên tòa phúc thâm, việc thâm vấn, tranh luận vẫn đượcđặt ra Điều này cũng có nghĩa là, hoạt động tại phiên toà phúc thẩm van làhoạt động tìm kiếm chân lý, tại phiên toà việc thâm vấn đối với bị cáo, NBC
và những người TGTT khác là thủ tục bắt buộc, để mục đích cuối cùng là tìm
ra sự thật khách quan của vụ án Hoạt động này đối với bị cáo được hiểu là
hoạt động buộc tội và khi đó thì “ở đâu có buộc tội, ở đó có bào chữa” Vì
vậy, ở giai đoạn này thì quyền bào chữa vẫn phải được tôn trọng và bảo vệ, có
như vậy mới đảm bảo được dân chủ, công băng, khách quan trong việc giải
21
Trang 28quyết vụ án, là tiền đề quan trọng trong việc tuyên một ban án “ding người,
dung toi và đúng pháp luật ”
+ Thứ hai: việc kháng cáo, kháng nghị chỉ là cơ sở làm phát sinh thủ
tục phúc thâm Tuy nhiên nội dung của kháng cáo, kháng nghị có được Tòa
án chấp nhận hay không phải thông qua kết quả của cuộc điều tra công khaitại phiên toà Vì vậy, không thể cho rằng trong trường hợp VKS kháng nghị theo hướng có lợi cho bị cáo thì quyền và lợi ích của bi cáo đã được đảm bảo
và vì thế là không cần thiết phải có sự tham gia của NBC nữa Hơn nữa, NBClại là một trong những nhân tố đảm bảo cho hoạt động tố tụng được vận hànhtheo đúng yêu cầu của pháp luật, là một nhân tố mà khi có sự xuất hiện của nóthì cơ quan THTT sẽ thận trọng hơn, cân nhắc kỹ lưỡng mọi hành động cũngnhư lời nói của mình, tạo điều kiện nâng cao tĩnh thần trách nhiệm cho nguoi
có kháng cáo kháng nghị hợp pháp làm phát sinh thủ tục phúc thấm, theo đó,Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét lại toàn bộ vu án nếu thấy cần thiết [28].
Vì vậy, hoạt động xét xử của Tòa án cấp phúc thầm cần phải khắc phục những sai phạm mà cấp xét xử ban đầu đã mắc phải Bởi lẽ, nếu các sai phạm
ở cấp xét xử sơ thâm không được khắc phục thì sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt
động xét xử, mục đích của tố tụng không đạt được, hoặc được khắc phục ở
22
Trang 29những giai đoạn tố tụng tiếp theo (giám đốc thâm, tái thẩm), thì các quyền và lợiích hợp pháp của công dân sẽ có thể được khôi phục nhưng chắc chắn không đầy
đủ, thậm chí có thé không bao giờ khôi phục lại được Trong những trường hop
này lòng tin của công dân vào công lý sẽ giảm sút nghiêm trọng Đây là hậu quả
đáng ké nhưng không phải lúc nào cũng nhận thấy được
Từ những phân tích trên, tôi thấy rang, việc tham gia của NBC trongphiên toà phúc thâm là rất cần thiết, sự cần thiết này không chỉ là góp phần bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị cáo mà còn có ý nghĩa góp phầncùng cơ quan THTT giải quyết vụ án được nhanh chóng, khách quan và
chính xác.
Trên một phương diện nào đó, NBC là chủ thé thực hiện pháp luậtthông qua các thiết chế và khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định và tổchức, được tiến hành các biện pháp pháp lý, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, bảo đảm sự thống nhất phápluật trong điều kiện Thực tế hiện nay cho thấy, sự tham gia của người bào
chữa trong các hoạt động xét xử tại Tòa án không chỉ bảo đảm sự dân chủ
trong tiến hành tố tụng mà còn là cơ sở cho việc thực hiện quyền con người
trong hoạt động tư pháp Vào những năm trước đó, trong quan niệm của người dân cũng như trong các ngành Tòa án, VKS Việc NBC tham gia bào
chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bi cáo còn bi han chế nhiều mặtvới vai trò hết sức mờ nhạt và không rõ ràng Tuy nhiên, những năm gần đây,
đặc biệt là sau khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời và sau đó là Luật Luật
sư năm 2006, hình ảnh các cuộc tranh luận gay cần tại phiên tòa của NBC với KSV được sự chú ý của dư luận Những quan niệm trước đó về sự mờ nhạt trong hoạt động của người bào chữa cũng dan thay đôi và có chuyền biến tíchcực hơn cùng với sự phát triển của xã hội Điều đó cũng chứng minh rằng vai
trò của NBC được nhìn nhận một cách khách quan và có thiện cảm hơn
23
Trang 301.2 Quy định của pháp luật về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thấm
1.2.1 Lược sử quy định của pháp luật về vai trò của người bào chữa từ khiban hành BLTTHS năm 1988 cho đến khi ban hành Bộ luật TỔ tụng hình
sự năm 2015
Về thời điểm tham gia bào chữa: Theo khoản 1 Điều 36 BLTTHS năm
1988, khoản 1 Điều 38 BLTTHS năm 2003 đều quy định: “Người bào chữatham gia tô tung từ khi khởi tổ bị can” Việc quy định về thời điểm tham giabào chữa của người bào chữa theo những bộ luật về trước chưa thực sự hợp
lý Quy định về thời điểm tham gia bào chữa như vậy sẽ khiến cho vai trò của NBC không được phát huy tối đa, hoạt động bào chữa kém hiệu quả.
Thuật ngữ Bào chữa viên nhân dân xuất hiện lần đầu trong BLTTHS năm 1988 và được tiếp tục được nhắc đến trong BLTTHS năm 2015 Theokhoản 3, Điều 57 BLTTHS năm 2003 thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân débào chữa cho người bị tạm giữ, bi can, bị cáo là thành viên của tô chức mình
Về quyên và nghĩa vụ của người bào chữa: BLTTHS năm 1988 quy định:
“Người bào chữa có quyên có mặt khi hỏi cung bị can và nếu diéu tra viên dong
ÿ thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác.
Người bào chữa có quyên dé nghị thay đổi người tiến hành tô tung,
người giảm định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đưa ra
chứng cứ và những yêu cầu; gặp bị can, bị cáo dang bị tạm giam; được đọc
hồ sơ vụ án và ghỉ chép những điều can thiết sau khi kết thúc điều tra; cóquyên tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên toà; khiếu nại các quyết địnhcủa cơ quan tiến hành tô tụng, kháng cáo bản án và quyết định của Toà ánnếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thé
chất Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy
24
Trang 31định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tìnhtiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo VỀ mặt pháp
lý nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ
Người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo màminh đã đảm nhận, nếu không có lý do chính đáng.
Người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết duoc trong khi làm nhiệm vụ ”; đến BLTTHS năm 2003 cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa thì theo Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, người bàochữa có quyền: Có mặt khi lẫy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bịcan và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và cómặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tốtụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người
mà mình bào chữa; Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địađiểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; Đề nghị thay đổi ngườitiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộluật này; Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc
từ cơ quan, tô chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáonếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; Dua ra tài liệu, đồ vật, yêu
cầu; Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; Đọc, ghi
chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữasau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; Tham gia hỏi, tranh luậntại phiên toà; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người cóthâm quyền tiễn hành tố tụng; Kháng cáo bản án, quyết định của Toa án nếu
bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặcthê chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này Tuy có những
điểm mới so với bộ luật trước nhưng vẫn có nhiêu điểm bat cập và chưa day
25
Trang 32đủ, đảm bảo cho vai trò của người bào chữa trong tổ tụng hình sự nói chungcũng như trong xét xử phúc thâm vụ án hình sự nói riêng.
12.2 Quy định của BLTTHS năm 2015 về vai trò của người bào chữatrong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bổ sung và quy định rõ ràng, đầy đủ hơnquyền và nghĩa vụ của người bào chữa như: quyền gặp, hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thâm quyền tiến hành lấy lờikhai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can Sau mỗilần lay lời khai, hỏi cung của người có thâm quyền kết thúc thì người bàochữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bi can; có mặt trong những hoạt độngđiều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; được cơquan có thâm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lờikhai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theoquy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đếnngười mà minh bào chữa; đề nghị thay đổi người có thâm quyền tiến hành tố
tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch
thuật; đề nghị thay đôi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; dénghị tiền hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố- tụng hình
sự năm 2015, đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác,người có thâm quyền tiễn hành tố" tụng; thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thâm quyền tổ tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị
cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tụng thu thập chứng cứ, giám định bồ sung,
giám định lại, định giá lại tài sản; đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu
trong hồ sơ vụ án bên quan đến việc bào chữa kê từ khi kết thúc điều tra; tham
26
Trang 33gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơquan, người có thâm quyền tiến hành tố tung; kháng cáo bản án, quyết định của
tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thé chất theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, người bào chữa có nghĩa vụ: sửdung mọi biện pháp do pháp luật quy định dé làm sáng tỏ những tình tiết xácđịnh người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của họ; không được từ chối bào chữa cho người bị buộctội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc
không phải do trở ngại khách quan; tôn trọng sự thật; không được mua chuộc,
cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài bệu sai sựthật; có mặt theo giấy triệu tập của tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; không được tiết lộ bí mật điều tra màmình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đãghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng, quyên, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức va cánhân; không được tiết lộ thông tin về vụ án, người bị buộc tội mà mình biếtđược khi thực hiện việc bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng vănbản; không được sử dụng thông tin về vụ án, người bị buộc tội mà mình biết
được trong khi thực hiện việc bào chữa vào mục đích xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và
cá nhân Người bào chữa vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật [15].
27
Trang 34Có thé thấy răng, so với khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cácquyền mới, khăng định vị thế và vai trò quan trọng của người bào chữa trongquá trình thực hiện chức năng cơ bản của tố tụng hình sự nói chung và tronggiai đoạn phúc thâm vụ án hình sự nói riêng.
Van đề xác lập quyền thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ củangười bào chữa là một trong những nội dung cốt lõi trong kiến nghị sửa đổi,
bé sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhậnđược sự ủng hộ của đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương tại Hộithảo quốc tế về sửa đổi, bố sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 liên quanđến việc bảo đảm quyền bào chữa và quyền hành nghề của luật sư, tô chức tại
Hà Nội vao thang 3 năm 2012 Như được nêu trong Báo cáo đánh giá thực
trạng thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, do địa vị pháp lý của người bào chữachưa tương xứng với chức năng cơ bản trong tổ tụng hình sự, nên trong quátrình tham gia tố tụng, họ không được quyền thu thập chứng cứ như là mộtquyền hạn nhằm phục vụ cho việc thực hiện trách nhiệm bào chữa, bảo vệ cácquyên và lợi ích hợp pháp cho khách hang của mình Nhiều hoạt động tố tungthiếu vắng sự hiện diện và vai trò của người bào chữa Trong nhiều trường
hợp, người bào chữa tự mình thu thập chứng cứ, tài liệu từ phía nhân chứng,
tổ chức, cá nhân có liên quan nhưng bị từ chối hoặc gây khó khăn
Liên quan vấn đề này, khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 đưa ra tới 3 quyền của người bào chữa, trong đó: thu thập, đưa ra chứng
cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng
cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyên tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị cơ quan có thâm quyền tiễn hành tổ tụng thuthập chứng cứ, giám định bồ sung, giám định lại, định giá lại tài sản TheoĐiều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, dé thu thập chứng cứ, người bào
28
Trang 35chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng vànhững người khác biết về vụ án dé hỏi và nghe họ trình bày về những van đềliên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồvật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa Khi tiếp nhận chứng cứ, tàiliệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 88 cung cấp, cơ quan có thâm quyền tiễn hành tốtụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộluật tố tụng hình sự năm 2015 Như điểm k khoản I Điều 73 Bộ luật này đã
quy định, trong trường hợp việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn, người bào
chữa có quyền dé nghị co quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng thu thậpchứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản Cùng với việckhiếu nại, giải quyết khiếu nại, đây chính là biện pháp rất quan trọng nhằmbảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, làm cơ sở cho việc nâng cao v1 thé của người bao chữa trong t6 tung hinh su [16].
Một trong những quy định của pháp luật dé tăng quyền cho người baochữa trong giai đoạn xét xử phúc thấm phải ké đến là những quy định về kháng cáo Kháng cáo trong tố tụng hình sự cũng như việc thay đôi, bổ sungkháng cáo được thực hiện tại phiên tòa xét xử phúc thâm phải theo quy địnhcủa pháp luật Tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy địnhtrao quyền kháng cáo cho người bao chữa dé bảo vệ lợi ích của người đưới 18
tuôi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bảo chữa.
Quyền kháng cáo của người bào chữa là quyền kháng cáo độc lập không phụ thuộc vào ý chí của bi cáo và người đại diện để nhằm bảo vệ quyền lợi chongười chưa thành niên, người có nhược điêm về tâm thân hoặc thê chât.
29
Trang 36Kết luận Chương 1
Thứ nhất, hoạt động TTHS luôn được đặc trưng bởi ba chức năng cơbản bao gồm: Chức năng bao chữa, chức năng buộc tội, chức năng xét xử Việc nhận thức được đúng dan day đủ của các chức năng cơ bản của TTHS làhết sức cần thiết và quan trọng Nó đảm bảo cho mục đích của tố tụng datđược Mỗi chức năng cơ bản đều giữ một vị trí quan trọng trong hoạt độngTTHS Trong đó, chức năng bào chữa chiếm vai trò rất quan trọng đảm bảocho việc giải quyết vụ án được “khách quan, toàn diện và day du”
Thứ hai, việc tham gia tố tụng của người bào chữa sẽ góp phần cùngvới cơ quan tư pháp nhanh chóng tìm ra sự thật vụ án, nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và nhà nước Người bị buộc tội băng cách tự mình hoặc nhờ người bào chữa thực hiện quyền bào chữa của mình phù hợp với quy định pháp luật Việc nhờ người bào chữa bảo vệ quyền lợi cho mình là một công cụ pháp lý quan trọng
mà pháp luật đã trang bị cho người bị buộc tội — người có vị thế yếu trong
TTHS.
Thứ ba, vi trí, vai trò cua NBC được khang định một cách cụ thé thôngqua những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định Trên cơ sở thực hiệnnhững quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho mình khi TGTT, bảo
đảm cho NBC thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.
Tương ứng với mỗi giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án, hoạt động củaNBC sẽ gắn với những quyền và nghĩa vụ nhất định, tuy nhiên, cùng với việc
có gắng thực hiện một cách có hiệu qua các quyền và nghĩa vụ ấy, thì các cơ quan THTT còn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho NBC thực hiệnnhiệm vụ của mình.
30
Trang 37Thư tư, pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định tương đối đầy
đủ về chế định NBC, đảm bảo cho NBC có thể thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của mình trong giai đoạn này, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng
pháp luật thì vẫn chưa thống nhất, do còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập vớinhiều nguyên nhân khác nhau Vì vậy, trong thực tiễn xét xử ngoài những kếtquả đạt được trong công tác bào chữa thì vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắcgây khó khăn cho NBC trong hoạt động của mình, vấn đề đặt ra là phải khắcphục được những hạn chế vướng mắc, có như vậy vai trò của NBC mới đượcphát huy một cách tuyệt đối
31
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG GIAI DOAN XÉT XỬ PHÚC THÁM VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở
trường hợp người bào chữa tham gia trong giai đoạn XXPT Trường hợp thứ
nhất là người bào chữa được mời tham gia trong XXPT và trường hợp thứ hai
là người bào chữa được cử để tham gia XXPT.
Đối với trường hợp người bào chữa được mời tham gia XXPT, cần lưu ý trường hợp người bào chữa đã tham gia từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử sơ thâm; sau đó bị cáo hoặc người nhà của bị cáo tiếp tục
mời người bào chữa tham gia ở giai đoạn XXPT hoặc trường hợp thứ hai là người bào chữa không tham gia ở các giai đoạn trước mà chỉ được mời ở giai đoạn XXPT.
Người bào chữa ở các vị trí khác nhau như trên thì trong giai đoạn
chuẩn bị XXPT, cách thức chuẩn bị, kế hoạch làm việc cũng sẽ được triểnkhai khác nhau để bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của họ tại phiên tòa phúc thâm Với trường hợp người bào chữa đã tham gia từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử sơ thâm trước đó, họ đã nắm rõ được các chỉ tiết trong
hồ sơ của vụ án, đánh giá được thực chất hành vi phạm tội của thân chủ cũngnhư các tình tiết khác có liên quan như các tình tiết giảm nhẹ TNHS; tính hợppháp của chứng cứ mà CQTHTT đã áp dụng để buộc tội than chủ của
32
Trang 39họ Trên cơ sở đó, người bào chữa sẽ trao đổi với than chủ van dé kháng cáonhư thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của thân chủ họ Như vậytrong trường hợp này, ở giai đoạn chuẩn bị XXPT vụ án hình sự , người bàochữa đã định hướng cho mình cách thức, kế hoạch và phương hướng để bảo
vệ thân chủ của mình, khang dinh quan điểm của minh và dua ra các lí lẽ,
chứng cứ cần thiết để chứng minh những điều bất cập trong bản án sơ thâm
trước đó.
Trường hợp người bào chữa được mời bắt đầu tham gia từ giai đoạnXXPT vụ án hình sự thì ngược lại, bản thân họ chưa được biết về vụ án, chưađược tiếp xúc với hồ sơ vụ án Do vậy mà họ phải đầu tư thời gian , công sức
để tìm hiểu nội dung vụ án, về các quyết định tố tụng của Tòa án cấp sơthâm Đồng thời, người bào chữa trong trường hợp này cũng sẽ phải cantrong, cân nhắc kĩ khi trao đối với thân chủ về nội dung kháng cáo, hướngkháng cáo dé có thé đưa ra một quyết định chính xác và hop lí nhất.
Đối với những vụ án mà bị cáo là người đưới 18 tuổi hoặc là người
có nhược điểm về thể chất hoặc là người có nhược điểm về tâm thần; bị cáophạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là 20 năm, tủ chung thân,
tử hình thì trong giai đoạn XXPT sự tham gia của người bào chữa cũng là
bắt buộc như trong giai đoạn xét xử sơ thẩm Trong các trường hợp này, “nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người than thích của họ khôngmời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng phải chỉđịnh người bào chữa cho họ "(khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015).
Định hướng bào chữa của người bào chữa ở giai đoạn chuẩn bị xét xửđóng một vai trò quan trọng, có thể quyết được sự thành hay bại của việc xétkháng cáo tại phiên tòa phúc thâm Trong giai đoạn này người bào chữa sửdụng triệt dé các quyền được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, tích cực
33
Trang 40thu thập thêm những tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan từ bị cáo, như thânthích hoặc từ cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan; có thể gặp vợ bị cáotrong trại tạm giam tìm hiểu các tình tiết của vụ án để b6 sung thêm luận cứbào chữa Điều đáng chú ý khi xét xử công khai tại phiên tòa sơ thẩm, nhữngtình tiết chưa được làm sáng tỏ, những chứng cứ chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫnđược bộc lộ đã thúc day người bào chữa áp dụng các biện pháp theo quy địnhpháp luật dé củng cố bài bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thâm Trongtrường hợp người bào chữa nhận thấy tội trạng của bị cáo đã rõ, mức hìnhphat mà tòa án sơ thẩm tuyên phạt có căn cứ, đúng quy định pháp luật nhưng
bị cáo vẫn không nhận tội thì người bào chữa sẽ phân tích thuyết phục bị cáochấp nhận thức ra lỗi mình, that thà khai báo cũng như ăn nan, hối lỗi dé nhận
được sự khoan hồng, giảm án của Tòa án cấp phúc thâm.
Vai trò người bào chữa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thâm đượcthê hiện qua các hoạt động như sau:
* Bổ sung, xem xét và thu thập chung cu, tài liệu, đồ vật mới Điều 353 BLTTHS năm 2015 quy định về việc bổ sung, xem xét chứng
cứ, tài liệu, đồ vật trước khi xét xử hoặc trong quá trình xét hỏi tại phiên tòaphúc thâm Cụ thê là:
1 Trước khi xét hỏi tại phiên tòa phúc thâm, Viện kiểm sát có thé tựmình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị,người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sựcũng có quyền bồ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
2 Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phảiđược xem xét tại phiên tòa phúc thẩm Bản án phúc thâm phải căn cứ vào cả
chứng cứ cũ và chứng cứ mới.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tính “mới” của chứng cứ được hiểu như
thê nào và trình tự bô sung, xem xét chứng cứ, đô vật, tài liệu mới Người bào
34