1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của viện kiểm sát trong hoạt động hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 22,87 MB

Cấu trúc

  • 3.1. Giải pháp chung khắc phục nguyên nhân khách quan (57)
    • 3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến vai trò của Viện kiểm sát (57)
  • 3.2. Giải pháp khắc phục nguyên nhân chủ Quanh.....csscccscsssesssesssecssssseessecssesstesseessecs 60 1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện kiểm sát (65)
    • 3.2.2. Nâng cao kiểm tra hoạt động hỏi cung bị can của Điều tra viên (74)
    • 3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành 0n (81)
    • 3.2.4. Đảm bảo quyền bào chữa của bị can trong hoạt động hỏi cung bị can (84)
    • 3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra 0191158010:1011911-8:1084)):15020v). 0 Ẻ 1... ố (86)

Nội dung

Giải pháp chung khắc phục nguyên nhân khách quan

Định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến vai trò của Viện kiểm sát

trong hoạt động hỏi cung bị can

Trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay, cần hoàn thiện quy định pháp luật dé đảm bảo vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động hỏi cung bị can nói riêng với những tiêu chí sau:

Tiêu chí về nội dung, nội dung của KSV khi thực hành quyền công tố phải phù hợp với đường lỗi, quan điểm, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp; Phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Tiêu chí về hình thức, KSV khi thực hành quyền công tố phải bảo đảm được tính đồng bộ, toàn diện và thống nhất; tính khả thi, minh bạch, công khai; tính ổn định va tính dự báo.

Tiêu chi về tổ chức và thực hiện, đó là pháp luật về KSV trong thực hành quyền công tố phải được: giáo dục, tuyên truyền; Đội ngũ cán bộ KSV phải được dao tạo dé đáp ứng các yêu cầu về cải cách tư pháp; Hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KSV trong thực hành quyền công tố phải bảo đảm thực hiện.

Chính vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật cần chú ý:

Một là, hoàn thiện pháp luật về KSV trong thực hành quyền công tố phải gắn với hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của

Hai là, hoàn thiện pháp luật về KSV trong thực hành quyền công tố phải gắn liền với hoàn thiện pháp luật về KSV trong kiểm sát hoạt động tư pháp.

Ba là, xác định đúng, đủ quyền năng, trách nhiệm của KSV, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử.

Bốn là, phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp; tăng thẩm quyền và trách nhiệm dé KSV chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định tố tụng của minh.

Năm là, hoàn thiện về KSV Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố phải bảo đảm tăng cường được cơ chế kiểm soát quyền lực và hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tô của KSV [38]. eNgoài ra, dé vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động hỏi cung bị can thì cần nâng cao tính độc lập của Viện kiểm sát trong hoạt động tư pháp nói chung và trong quá trình hỏi cung bị can nói riêng.

Dé bảo đảm tính độc lập của VKS gắn với nhu cầu bảo vệ pháp chế XHCN, có hai nguyên tắc cơ bản chi phối tổ chức và hoạt động của VKSND được xác lập và thực hiện ngay từ khi hệ thống VKS được thành lập từ năm

1960 là: Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành và độc lập của

VKS với các cơ quan nhà nước khác.

Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành và độc lập của VKS với các cơ quan nhà nước khác, có nghĩa rằng mọi sự chỉ đạo, lãnh đạo công tác trong ngành Kiểm sát phải tập trung vào Viện trưởng mỗi cấp kiểm sát và tập trung thống nhất vào Viện trưởng VKSNDTC, không phụ thuộc vào sự chi phối của các cơ quan nhà nước khác Viện trưởng VKSND cấp dưới là những người được Viện trưởng VKSNDTC giao quyền dé lãnh đạo VKS cấp mình Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKS cấp trên và cao nhất là sự lãnh đạo toàn diện của Viện trưởng VKSNDTC với tư cách là người bảo đảm cho tô chức và hoạt động của toàn ngành Kiêm sát

53 thống nhất từ Trung ương đến địa phương và giữa các địa phương trong thực hiện các chức năng của VKS Chế độ tổ chức như vậy làm cho hoạt động của toàn ngành Kiểm sát được thực hiện thành một khối thống nhất, cấp trên lãnh đạo cấp dưới và cấp dưới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước Viện trưởng VKSNDTC và Viện trưởng VKSNDTC chịu trách nhiệm về mọi công việc của ngành Kiểm sát nhân dân trước Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành và độc lập của VKS thường tương phản với hai nguyên tắc đặc thù của hai hệ thống cơ quan nhà nước khác, đó là nguyên tắc “song trùng” của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước và nguyên tắc “Khi xét xử, Thâm phán và Hội thâm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của Tòa án.

Sự phân biệt giữa nguyên tắc “song trùng” và nguyên tắc “tập trung thống nhất lãnh đạo” đã được Lénin phân tích rõ và cho rang công tác hành chính và công tác quản lý nhà nước cần phải tính tới “sự khác nhau thật sự không tránh khỏi” giữa các địa phương về điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, dân cư Nếu không tính đến sự khác nhau này mà chỉ chú trọng tới mối quan tâm của Trung ương thì công tác quản lý nhà nước sẽ rơi vào chế độ tập trung, quan liêu Chính vì vậy mà cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương vừa chịu sự lãnh đạo của cơ quan hành chính cấp trên, vừa là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp (Hội đồng nhân dân) Trong khi đó, các VKS ở địa phương về nguyên tắc chỉ chịu sự lãnh đạo của VKS cấp trên và VKSNDTC chứ không trực thuộc và không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Theo Lê-nin, chế độ pháp chế là phải thống nhất và để đấu tranh có hiệu quả với chủ nghĩa cục bộ địa phương thì phải thành lập VKS “có quyền và phận sự làm một việc thôi: “Bảo đảm cho pháp chế được hiểu biết thống nhất và thông suốt trong toàn nước cộng hòa,

54 bat kế những đặc điểm của địa phương và sự can thiệp của nhà chức trách địa phương”.

Tính độc lập của Viện kiểm sátđược bảo đảm thực hiện bằng nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành và độc lập với các cơ quan nhà nước khác, được xác lập trên những cơ sở lý luận cơ bản sau:

Một là, cơ sở nền tảng lý luận xây dựng nên vị trí, nguyên tắc t6 chức và hoạt động của Viện kiểm sáttrong tô chức bộ máy Nhà nước ta là nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước ta là thống nhất và có sự phân công, phối hợp, khác với các nước phân quyền giữa lập pháp, tư pháp và hành pháp.

Giải pháp khắc phục nguyên nhân chủ Quanh csscccscsssesssesssecssssseessecssesstesseessecs 60 1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện kiểm sát

Nâng cao kiểm tra hoạt động hỏi cung bị can của Điều tra viên

Hỏi cung bị can là một hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự do Điều tra viên (DTV) tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bị can, nhằm mục đích thu thập các tình tiết liên quan đến nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Do đó, để nâng cao chất lượng tố tụng nói chung và hoạt động hỏi cung bị can nói riêng thì cần kiểm sát chất lượng hoạt động hỏi cung bị can của Điều tra viên thông qua: Biên ban hỏi cung và kiểm sát trực tiếp hoạt động hỏi cung của Điều tra viên a Kiểm sat thông qua biên bản hói cung Kiểm sát van đề về trình tự, thủ tục, hình thức Kiểm sát về thê thức biên ban hỏi cung có được lập theo đúng biéu mẫu quy định không? Kiểm sát về chủ thể thực hiện hỏi cung bị can có đúng không? ĐTV tiến hành hỏi cung bị can phải là người được Thủ trưởng Cơ quan điều tra (CQĐÐT) phân công bằng quyết định tố tụng.

Kiểm sát về ghi ngày, giờ, địa điểm thực hiện hoạt động hỏi cung của DTV Biên ban hỏi cung bị can phải được ghi giờ bắt đầu hỏi cung, giờ kết thúc Việc ghi đầy đủ, chính xác ngày, giờ hỏi cung còn có ý nghĩa rất quan trọng khi kiểm sát hoạt động của DTV tuân thủ quy định của BLTTHS trong những trường hợp tiến hành hỏi cung bị can vào ban đêm (từ 22 giờ đến 06

69 giờ sáng hôm sau), trường hợp không thể trì hoãn thì ghi rõ lý do vào biên bản Bên cạnh đó, khi nghiên cứu lời khai theo tuần tự thời gian sẽ đánh giá được diễn biến tâm lý của bị can, có bị can giai đoạn đầu quanh co chối tội nhưng giai đoạn sau lại khai báo trung thực, thành khẩn hoặc ngược lại.

Kiểm sát các thông tin về căn cước lý lịch của bị can ghi trong biên bản, như: Tên, tuổi, quê quán, dân tộc, nghề nghiệp , cua bi can déu phai được kiểm tra tính chính xác, phải có sự thong nhất với danh, chi ban của bị can, với các biên bản hỏi cung khác, với các văn bản tố tụng đã được lập như biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang, biên bản bắt khẩn cấp, lệnh tạm giam , đây là những thông tin bắt buộc để xác định chính xác chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội, tránh nhằm lẫn về con người; nhất là phần liên quan đến xác định tiền sự, tiền án của bị can, phần lý lịch trong các tài liệu như bản án cũ, quyết định xử phạt hành chính đều phải trùng khớp với lý lịch hiện tại của bị can thì mới có căn cứ dé xác định được chính xác nhân thân của bị can là tốt hay xấu, hoặc xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm Nếu phát hiện có sự khác nhau, KSV cần phải yêu cầu DTV có biện pháp xác minh ngay, xác định nguyên nhân tại sao lại có những khác nhau đó, kết quả xác minh phải chốt được lý lịch nào là chính xác để có căn cứ loại bỏ những lý lịch còn lại, điều chỉnh chính xác với danh bản, chỉ bản; bởi lẽ, trong các vụ án hình sự, người phạm tội có thé bi áp dung mức án cao nhất đến tử hình thì lý lịch và danh bản, chỉ bản phải có sự thống nhất và chính xác gần như tuyệt đối, có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi thi hành án về sau này.

Kiểm sát về thực hiện các quyền của bị can nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can theo quy định của pháp luật thì khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải giải thích về quyền, nghĩa vụ của bị can Việc giải thích này phải được nghi vào biên bản hỏi cung, nhất là bản hỏi cung đầu tiên ngay sau khi bị can đã được tống đạt quyết định khởi tố bị can và quyết định

70 phê chuẩn khởi tố bị can của Viện kiểm sát Do vậy, nếu qua kiểm sát các bản cung của bị can mà CQDT chuyền tới, nếu không có việc giải thích về quyên, nghĩa vụ này thì KSV phải có văn bản yêu cầu CQDT, DTV triển khai thực hiện băng biên bản hỏi cung khác, mà phải thực hiện ngay; đồng thời, cần tập hợp dé có kiến nghị với CQDT về việc thực hiện chưa được nghiêm túc quy định của BLTTHS Trong các trường hợp bi can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thé chat, bi can là người không biết chữ, bị can là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt, người đang bị điều tra về hành vi phạm tội có khung hình phạt cao nhất đến chung thân hoặc tử hình thì những trường hợp này phải có sự tham gia của người giám hộ, Luật sư, người phiên dịch Nếu không thực hiện là vi phạm tố tụng, quyền của bi can không được đảm bảo, các biên bản hỏi cung này sẽ không thé thành chứng cứ để buộc tội đối với bị can cho dù nó có thé phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án Tuy nhiên, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bao chữa nhưng cần phải ghi rõ vào biên bản dé chứng minh quyền của bị can đã được cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện day đủ.

Kiểm sát về thực hiện hình thức của biên bản theo quy định của pháp luật Khi ghi chép nội dung biên bản hỏi cung, ĐTV chỉ được sử dụng một màu mực, những phần nội dung bị tây xóa cần được bị can ký xác nhận; phần giấy trắng còn thừa phải được gạch bỏ; kết thúc buổi hỏi cung, ĐTV đọc lại cho bị can và những người tham gia tố tụng nghe về nội dung biên bản đã lập hoặc để cho bị can, người phiên dịch, Luật sư tự đọc lại biên bản, sau đó bị can phải ký xác nhận vào từng trang của biên bản, nhất là ký tại các phần giáp lai giữa các trang; người phiên dịch, Luật sư, người giám hộ khi tham gia vào hoạt động hỏi cung cũng phải ký xác nhận vao từng trang của biên ban; DTV thực hiện hỏi cung, người ghi biên bản giúp cho DTV cũng ký tên, chữ ký của

DTV phải được đóng dấu của CQĐT nơi DTV đang công tác theo quy định về trách nhiệm của DTV trong việc sử dụng các biéu mẫu tố tụng và con dau

Kiểm sát về nội dung của biên bản hỏi cung Khi kiểm sát nội dung của biên bản cung, KSV phải nghiên cứu, tổng hợp toàn bộ nội dung các biên bản hỏi cung do DTV lập Yêu cầu của hoạt động kiểm sát này đòi hỏi mỗi KSV phải có sự nhanh nhạy, có khả năng tổng hợp và phân tích để tóm lược được các vấn đề cốt lõi của vụ án, xây dựng thành nội dung vụ án, mô tả được diễn biến về hành vi phạm tội đã xảy ra; cần phải làm rõ được diễn biến về hành vi phạm tội của bị can, bị can thực hiện hành vi phạm tội đó như thế nào? Thực hiện một mình hay có đồng phạm? Trước khi thực hiện hành vi phạm tội thì có sự bàn bạc, thống nhất về phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm và che giấu hành vi phạm tội hay không? đặc điểm nhận biết ra sao? Số lần thực hiện hành vi phạm tội? thời gian, địa điểm cụ thé của từng lần thực hiện hành vi phạm tội; người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi hay không có lỗi, cố ý hay vô ý? Chú ý những dấu hiệu đặc biệt trong vụ án như việc các bị can sử dụng ám hiệu nhận biết với nhau như thế nào khi giao dịch, điều này rất có ý nghĩa đối với các vụ án khám phá nhờ hoạt động “truy xét”, KSV cần đối chiếu nội dung của các biên bản hỏi cung với nhau và với các nội dung có trong các tài liệu khác dé phát hiện ra các van đề còn mẫu thuẫn trong lời khai, những vấn đề chưa được làm rõ Qua đó, đánh giá hoạt động hỏi cung của DTV đã thực sự có chất lượng chưa, việc hỏi cung bị can có thu lại được những kết quả như mong muốn không? DTV đã sử dụng hợp lý các chiến thuật hỏi cung và phương pháp hỏi chưa? Điều này đòi hỏi người KSV phải that sự tỉ mi, cân trọng nghiên cứu đối chiếu giữa các bản cung với nhau đề phát hiện ra những vi phạm

Sau khi kiểm sát nội dung các biên bản hỏi cung, KSV nếu phát hiện thay những van dé gì còn mâu thuẫn trong lời khai của bị can với các đối

72 tượng khác, những van dé gì chưa được làm rõ, nhất là về hành vi phạm tội của bị can, những vấn đề đã được KSV đề ra trong yêu cầu điều tra rồi mà DTV vẫn chưa thực hiện thì KSV phải tiếp tục đề ra yêu cầu điều tra, trong đó nêu lại cả những nội dung đã yêu cầu mà DTV chưa thực hiện và nội dung yêu cầu mới gửi cho DTV thực hiện. b Kỹ năng kiểm sát trực tiếp hoạt động hỏi cung của Điều tra viên Khác với hoạt động kiểm sát thông qua các biên bản hỏi cung (kiểm sát gián tiếp) thì KSV có quyền tham gia kiểm sát trực tiếp hoạt động hỏi cung của DTV theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này, KSV phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò của mình theo quy định của Luật Tô chức VKSND va BLTTHS; KSV là người được pháp luật trao quyền dé giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tố tụng của DTV khi tiễn hành hỏi cung bị can (đó là nội dung của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự), do vậy, KSV không nên quá sa đà, chú trọng vào việc trực tiếp hỏi bị can, không khéo sẽ trở thành người làm thay nhiệm vụ của DTV, phá vỡ mất các chiến thuật, phương pháp đấu tranh với bị can ma DTV đang sử dụng, KSV chỉ nên đặt câu hỏi khi DTV đã hỏi xong mà còn có vấn đề chưa được làm rõ, còn mâu thuẫn, hoặc còn bỏ ngỏ , từ đó cần lưu ý một số kỹ năng khi tiến hành hoạt động kiểm sát như sau:

— Công tác chuẩn bị Trước khi tiến hành hoạt động kiểm sát, KSV phải chủ động nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trong vụ án, có những nhận xét, đánh giá sơ bộ về những tài liệu, chứng cứ đã thu thập, việc thu thập các tài liệu đó có đúng trình tự, thủ tục tố tụng không? ý nghĩa của các tài liệu trong việc chứng minh tội phạm? xác định những vấn đề chưa được làm rõ, những vấn đề còn mâu thuẫn cần phải triệt tiêu, những vấn đề đã có manh mối nhưng còn bỏ ngỏ cần phải tiếp tục đấu tranh với bị can.

Nắm rõ nội dung diễn biến của vụ án, loại và đặc điểm vật chứng đã thu giữ; thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội và phương thức che giấu để tránh bị phát hiện của bị can.

Nắm rõ những thông tin về lai lịch của bị can, về những mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội thông thường, quan hệ với các đối tượng khác trong đường dây tội phạm có gì đặc biệt, có ý nghĩa trong đấu tranh với các bị can khác trong cùng vụ án; xác định vai trò của bị can trong vụ án.

Xây dựng kế hoạch, nội dung cho buổi làm việc, nên chủ động trao đôi với ĐTV về kế hoạch tiến hành hỏi cung: nội dung hỏi cung: phương pháp hỏi cung sẽ được sử dụng; KSV phải luôn thận trọng trong cả trường hợp bị can nhận tội, cũng như các trường hợp bị can chối tội, không khai báo hành vi phạm tội đồng thời kêu oan Khi bi can nhận tội thì những lời khai của bi can có phù hợp với lời khai của những người làm chứng và vật chứng đã thu giữ trong vụ án không? Đối với bị can chối tội thì cũng phải xác định nguyên nhân của việc không khai báo các chứng cứ khác dé chứng minh nhằm buộc tội bị can có đủ căn cứ không? Có đảm bảo tính khách quan không đối với các chứng cứ sẽ được đưa ra sử dụng dé đấu tranh, buộc tội bị can

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành 0n

đã được thể hiện dưới dạng văn bản.

Kiểm sát viên cũng cần phải lưu ý phân định các trường hợp hỏi cung để đấu tranh mở rộng vụ án hay hỏi cung để làm rõ vẫn đề nhằm triệt tiêu mâu thuẫn hoặc hỏi cung dé chốt lại toàn bộ các van đề liên quan đến hành vi phạm tội của bị can (tổng cung) dé có phương pháp kiểm sát cho phù hợp [42] Đề hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện đúng quy định của pháp luật bản thân mỗi Điều tra viên cần năm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong hoạt động hỏi cung bị can đó; nắm chắc những gì mình có thể làm, những gì mình không thé làm trong hoạt động nay dé tránh mắc phải sai lầm gây oan sai cho người vô tội Kiểm sát viên cũng phải nâng cao kiểm tra quá trình thực hiện hỏi cung bị can của Điều tra viên dé sớm phát hiện ra những sai phạm trong quá trình tố tụng nói chung và hoạt động hỏi cung bị can nói riêng.

3.2.3 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành kiểm sát

Trong những năm qua VKSND tối cao đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, kiến nghị b6 sung mức kinh phí đối với ngành Kiểm sát; thực hiện nhiều đề án Đề án về Tăng cường thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở làm việc cho ngành theo những nhiệm vụ cải

76 cách tư pháp (Như dé án mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác nghiệp vụ; Đề án tin học hoá quản lý nhà nước trong ngành Đề án xây mới, chống xuống cấp trụ sở làm việc của Viện kiểm sát các cấp vv) Việc thực hiện Đề án tin học hoá quản lý nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân, được các đơn vi chú trọng; VKSND tối cao và nhiều VKSND địa phương đã mở Trang thông tin điện tử nhằm đây mạnh tuyên truyền hoạt động của ngành Kiểm sát; Lắp đặt và đưa vào sử dụng tốt hệ thống truyền hình trực tuyến; xây dựng được chương trình truyền hình Kiểm sát nhân dân Trang phục của ngành được chỉnh sửa, cải tiến phù hợp, bền đẹp vv.

Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã chỉ rõ: "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động tư pháp theo hướng ngân sách tư pháp do Quốc hội phân bồ và giao cho các cơ quan tư pháp địa phương quản lý và sử dụng Tiến tới từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang hiện đại, đầy đủ tiện nghi Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp ” Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành kiểm sát là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay Cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị và phương tiện hiện đại sẽ đảm bảo chất lượng của hoạt động nghiệp vụ của cán bộ kiểm sát nên cần quan tâm đầu tư dụng cụ hỗ trợ, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các đơn vị kiểm sát, đặc biệt là sửa chữa, xây dựng mới các đơn vị đã xuống cấp hoặc quá chật chội không phù hợp với số lượng biên chế được giao Tiếp tục áp dụng công nghệ hóa đối với các đơn vị trong công tác sử dụng, lưu trữ, chuyên báo cáo thống kê trong ngành [43] Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những khó khăn tồn đọng liên quan đến cơ sở vật chất của Viện kiêm sát như:

- Trụ sở làm việc của nhiều VKS địa phương, nhất là ở cấp huyện đã lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng; Quy mô, kiến trúc nhỏ hẹp, thiếu diện tích làm việc; không có kho lưu trữ, nhà công vụ

- Kinh phí dé bảo đảm hoạt động của ngành Kiểm sát còn thấp so với yêu cầu thực tế; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc của VKS các cấp tuy đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu;

- Công tác quy hoạch đất đai xây dựng trụ sở; hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan tư pháp chưa được Ban chỉ đạo cải cách tư pháp các cấp quan tâm chỉ đạo

- Đời sống của cán bộ trong ngành còn khó khăn nhất là những người không được hưởng phụ cấp chức danh pháp lý và thâm niên nghé; Các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành còn hạn chế, nên chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao

- Hệ thông thư điện tử nội bộ của ngành và phần mềm quản lý án hình sự đã được triển khai thực hiện, nhưng chưa én định và hiệu quả.

Do đó, cần có những giải pháp cụ thé dé nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Viện kiểm sát như:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả NQ49 về “Báo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp” tập trung cho các dự án xây dựng cơ bản, nhất là các đơn vị mới thành lập, các địa điểm dự kiến đặt VKSND khu vực (Các tru sở cơ quan có kiến trúc, kết cầu cũ lạc hậu can dỡ bỏ xây mới, không nên sửa chữa nâng cấp gây lãng phí vì không đáp ứng được các định mức theo quy định).

Thứ hai: Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền quan tâm hơn đến việc quy hoạch đất đai xây dựng trụ sở làm việc, nhà công vụ; hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan tư pháp từ nguồn thu ngân sách ở các địa phương như Nghị quyết

Thứ ba: Tiếp tục đổi mới việc phân cấp quản lý ngân sách theo hướng tăng quyền chủ động cho các đơn vị trong việc lập dự toán, thanh quyết toán,

78 quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ;

Thứ tr: Đối với các tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế chưa phát tiền, khó khăn Đề nghị có cơ chế chính sắch đặc thù (tang nguồn kinh phi chỉ thường xuyên);

Thứ năm: Tiếp tục nghiên cứu chính sách đãi ngộ trong ngành Kiểm sát, nhằm động viên cán bộ yêu tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề và tạo sức hút đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao

Đảm bảo quyền bào chữa của bị can trong hoạt động hỏi cung bị can

Đề đảm bảo quyền bào chữa của bị can trong hoạt đông hỏi cung cần:

Một là, trong cuộc hỏi cung lần đầu tiên, Kiểm sát viên cần thiết phải tham gia kiểm sát việc hỏi cung của Điều tra viên, trừ trường hợp khách quan không thê tham gia thì phải tham gia ngay lần tiếp theo Khi hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của bị can theo Điều 60 BLTTHS 2015 và việc giải thích đó phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và phải cho bị can ký xác nhận và ghi rõ bị can đã được giải thích quyền và nghĩa vụ đầy đủ.

Trong những lần hỏi cung tiếp theo, có thể hỏi tiếp bị can đã hiểu đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình chưa, nếu không nhớ có cần phải giải thích lại nữa không Trường hợp bị can có ý kiến về việc thực hiện một trong những quyền quy định tại Điều 60 BLTTHS 2015 thì Điều tra viên phải có biện pháp bảo đảm cho họ thực hiện theo quy định của pháp luật Có như vậy, việc giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can mới được thực hiện một cách trọn vẹn và hiệu quả nhất.

Hai là, biện pháp bảo đảm quyền yêu cầu của bi can khi hỏi cung. Trước khi hỏi cung bị can, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên thông báo rõ cho họ biết việc hỏi cung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo

79 quy định của pháp luật dé họ chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như chủ động trong lời khai của mình và biết được việc ghi âm hoặc ghi hình này sẽ là chứng cứ đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa Điều tra viên không được ghi âm hoặc ghi hình trong những trường hợp trái quy định như ghi âm hoặc ghi hình bằng hình thức không công khai, quay lén, tự ý cắt xén lời khai và việc thông báo này phải được ghi vào biên bản hỏi cung bị can thì mới đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định khi bị can có yêu cầu Dé bảo đảm quyền này, nếu hỏi cung ở địa điểm khác, bắt buộc Điều tra viên cần giải thích và hỏi rõ bị can có yêu cầu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hay không Nếu không giải thích đương nhiên là bị can không thê biết được quy định này, bởi Điều

60 BLTTHS 2015 chỉ quy định chung chung về quyền yêu cầu Phải nhận thức rang, trong trường hợp cụ thé khi bị can yêu cầu phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì bắt buộc phải thực hiện, nếu không tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì việc hỏi cung buộc phải dừng lại; nếu bị can đồng ý tiếp tục hỏi cung mà không cần ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì tiến hành hỏi cung bình thường và việc hỏi nay bắt buộc phải ghi vào biên bản hỏi cung bị can.

Ba là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên về công tác hỏi cung, kiểm sát việc hỏi cung bị can là yêu cầu cấp thiết Điều tra viên và Kiểm sát viên phải nam vững được quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can khi tham gia hoạt động tố tụng hình sự Đồng thời phải đổi mới nhận thức về bị can, phải tôn trọng va có biện pháp bảo đảm quyền của họ được thực hiện hiệu quả nhất, đây cũng là trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, phù hợp với tinh thần cải cách tư

S0 pháp hiện nay Chúng ta sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để đấu tranh với tội phạm nhưng cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để cho họ được thực hiện quyền của mình Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu cho công tác chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, “Quyên im lặng” của người bị tạm giữ, tạm giam là “quyền con người” nhằm thê hiện sự đối xử công bằng giữa điều tra viên, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều phương tiện, biện pháp đối với người bị tạm giữ, tạm giam Khái niệm “quyền im lặng” được hiểu là: “Quyên không có một hành động gì trước sự việc dang lẽ phải có thái độ, phải có phản ứng” Im lặng không chỉ không nói, không lên tiếng mà còn không hành động gi. BLTTHS 2015 mặc dù chưa trực tiếp quy định quyền im lặng nhưng đã ghi nhận quyền nay thông qua một số quy định tại điểm e, khoản 1, điều 58, điểm c, khoản 2, điều 59, điểm d, khoản 1, điều 60, điểm h, khoản 2, điều 61 Theo đó, các điều khoản này lần lượt ghi nhận: người bị tạm giữ, người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị can và bị cáo đều có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải nhận mình có tội hoặc đưa ra lời khai chống lại chính mình Như vậy, có thê hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ về việc khai báo Họ có thể không buộc phải nhận mình có tội, không buộc phải khai báo trước cơ quan tiến hành TTHS Thậm chí, ngay tại phiên tòa, bị cáo cũng được đảm bảo thực hiện quyền này Một số vụ án xét xử gần đây đã thê hiện “Quyền im lặng” một cách hiệu quả Tuy nhiên,không phải bị can nào cũng được phổ biến quyền và sử dụng quyền này.Chính vì vậy, cần phổ biến quyền này đến bị can trước khi tiến hành hỏi cung.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra 0191158010:1011911-8:1084)):15020v) 0 Ẻ 1 ố

trong hoạt động hỏi cung bị can

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp (tỉnh, huyện) tích cực tìm biện pháp đồi mới phương thức phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra, xây dựng

81 mối quan hệ thực chất, hiệu quả trên cở sở chức năng nhiệm vụ của mỗi ngành Viện kiểm sát nhân dân hai cấp (tinh, huyện) cần chủ động trao đổi với với Cơ quan điều tra về những vướng mắc, bất cập trong Quy chế phối hợp đã ký kết phát sinh trong quá trình phối hợp giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố va trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án dé bổ sung, sửa đôi hoặc xây dựng mới quy chế cho phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi để Điều tra viên, KSV làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình.

Tích cực tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng địa phương trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp nói chung và quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra theo đúng tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị “Về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng” Khi có khó khăn vướng mắc về đường lối xử lý các vụ án hình sự hoặc những vụ án an nhạy cảm, phức tạp cần kip thời báo cáo, đề nghị cấp ủy Đảng cùng cấp chủ trì cuộc họp lãnh đạo liên ngành tư pháp dé thống nhất giải quyết [44].

Bị can không đồng nghĩa với người có tội Chính vi vay, các Điều tra viên khi tiến hành các hoạt động điều tra đối với vụ án không những dé đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bị can khi tham gia tố tụng mà còn đảm bảo mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải được bảo đảm thực hiện khách quan, công bằng, đúng trình tự, thủ tục pháp luật, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tôn trọng và bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo được pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Trên tinh thần kiên quyết, thận trọng, khách quan và toàn diện trong dau tranh chống tội phạm đòi hỏi hoạt động hỏi cung bị can phải đáp ứng được các nhóm nhiệm vụ:

-Nhiém vụ phát hiện dong phạm nhằm kip thời truy bắt hay phát hiện những vật chứng con được cat dấu can phải thu giữ, phát hiện những âm mưu, hành động chuẩn bị gây án hay đã và dang gây án dé ngăn chặn kịp thời.

-Nhiệm vụ làm rõ nội dung của vụ án, vai trò, vị trí và mức độ phạm tội của bị can trong vụ án, thủ đoạn gây án và che dấu tội phạm, động cơ mục dich thực hiện tôi phạm để lập hô sơ dé nghị truy tổ.

-Nhiệm vụ khai thác mở rộng nhằm làm rõ quá trình hoạt động phạm tội của từng bị can và 6 nhóm phạm tội, thu thập những tin tức tài liệu về hoạt động của những tên toi phạm hay 6 nhóm tội phạm khác mà bị can biét.

-Nhiém vu làm rõ những nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm cũng như những sơ hỏ, thiếu sót trong hoạt động điều tra để có những biện pháp khắc phục và ngăn ngừa

Chính vì vậy, vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động hỏi cung là rất quan trọng Đề thực hiện tốt hoạt động này, ban thân mỗi Điều tra viên ngoài

83 đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, kiến thức cần thiết ra cần phải trau dồi kỹ năng, chiến thuật hỏi cung dé đạt được hiệu quả cao nhất.

Thông qua luận văn này, tôi xin đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả thực hiện của Viện kiểm sát trong hoạt động hỏi cung bị can như:

- Hoàn thiện pháp luật nhằm củng có tính độc lập vai trò Viện kiểm sát trong hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động hỏi cung bị can nói riêng.

- Hoàn thiện quy định pháp luật về phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong hoạt động hỏi cung bị can.

- Nâng cao chất lượng Kiểm sát viên, Cơ quan điều tra trong hoạt động hỏi cung bị can

- Nâng cao tính phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong hoạt động hỏi cung bị can Thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực thi công tác tại các đơn vi.

- Phải đảm bảo quyền bào chữa của bị can trong hoạt động tổ tụng hình sự nói chung cũng như trong hoạt động hỏi cung bị can nói riêng.

Hi vọng, những ý kiến đóng góp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can nói chung và của hoạt động hỏi cung bị can của tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Việc nghiên cứu chuyên đề nâng cao chất lượng công tác hỏi cung bị can của kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh; đồng thời là nhân tố quan trọng bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có căn cứ, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thực tiễn hiện nay Bên cạnh đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện biện pháp tố tụng trong công tác hỏi cung bị can của Kiểm sát viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỏi cung bị can của kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN