1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn theo pháp luật Việt Nam

82 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN QUOC DOANH

GIAI QUYET TRANH CHAP NUOI CON CHUNG KHI VO CHONG LY HON THEO PHAP LUAT VIET NAM

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN QUOC DOANH

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tung dân sự Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI MINH HÒNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn hoc và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Truong Đại học Luật - Dai học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Truong Dai học Luật xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Quốc Doanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Bùi Minh Hồng, người hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện luận văn

này Sự hướng dẫn, góp ý tận tình và những câu hỏi hóc búa của thầy đã giúp tôi định hướng, quyết tâm và hoàn thành bản luận văn tốt hơn.

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học Luật dân sự và tố tụng dân sự đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ bản về

lĩnh vực quan trọng này.

Xin trân trọng cảm ơn Trường Dai học Luật - Dai học Quốc gia đã tô chức khóa học bổ ích và lý thú, các thầy cô giáo Trường Dai học Luật, Phòng Đào tạo và Bộ môn Luật dân sự và tố tụng dân sự đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian khóa học và thực hiện luận văn.

Xin cảm ơn các bạn đồng môn và các đồng nghiệp, các cơ quan đối tác phát triển, đã cung cấp những thông tin tư liệu hữu ích liên quan đến đề tải

luận văn.

Cuối cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm on!

Ha Nội, ngày tháng năm 2023Tac giả

Nguyễn Quốc Doanh

Trang 5

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH

CHAP NUOI CON CHUNG KHI VO CHONG LY HÔN 7

1.1 Khái niệm ly hôn và hậu quả của ly hôn đối với con chung 7 1.1.1 Khai niệm ly hôn - - 5 <1 ng nước 7

1.1.2 Hậu quả của ly hôn đối với con chung 2-2 2s s+zs+zszsz 9 1.2 Giải quyết tranh chấp về nuôi con chung khi vợ chồng ly hon 13

1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp về nuôi con chung khi vợ chồng

Ty 00 13

1.2.2 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp về nuôi con chung khi vợ

chồng ly hôn 2-2-2 s2E+ESEEE2EEEEEEEEEE1E7171121121121121111 71T re 16 1.3 Khái quát quy định về giải quyết tranh chấp nuôi con chung

khi vợ chồng ly hôn từ năm 1945 đến nay - - 17 KET LUẬN CHUONG I ¿- «6 Sk‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrkerkei 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHÁP LUẬT HIEN HANH VE GIẢI

2.1.2.2.

QUYÉT TRANH CHAP NUOI CON CHUNG KHI VO

CHONG LY HÔN -252-222222 2222222221122 cEtrrrrtrieg 26

Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 26

Quy định của pháp luật về tố tung dân sự - 30Về thụ lý vụ án và thu thập chứng cứ - 5-5 s+cs+zsecse¿ 30 Về thủ tục hòa giải và phiên tòa - ¿5252 ©522c<+£sczxerxerxersee 44

Trang 6

2.2.3 Về việc áp dụng, thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khan cấp

tam tho 0 1ẼẺ3 7

.430009/.909:1019)ic 11 CHƯƠNG 3: THỰC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT

TRANH CHÁP NUÔI CON CHUNG KHI VỢ CHÒNG LY

HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH

THÁI BÌNH VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN 3.1 _ Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp

nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn tại Tòa án nhân dân

huyện Quỳnh Phu, tinh Thái Bình 55 2-5 <<<<<<s23.1.1 Đánh giá chung - -.- - 1v vn ng ng net 3.1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết 3.1.3 Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc -. 3.2 Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện giải quyết tranh

chấp tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 5 55555 *++s++sexssexss 3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật KET LUẬN CHUONG 3 - 2 St kềSk*EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkererkrri KET LUẬN CHUNG -2- 52-5 2E22E22EE2E15E15717171121121111 21111 xe DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿222cc

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Số hiệu Tên biểu do Trang Biểu đồ 2.1 | Số liệu thụ lý và giải quyết các loại vụ, việc tại tòa

án nhân dân huyện Quynh Phụ từ năm 2017 - 2021 51

Biểu đồ 2.2 | Ti lệ án hôn nhân gia đình trong tông số vụ án của

tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ 51

Biểu đồ 2.3 | Ti lệ các vụ án hôn nhân gia đình theo loại tranh chap 52 Biểu đồ 2.4 | Phân tích số liệu các loại tranh chấp liên qua đến

con chung 52

Biểu đồ 2.5 | Phân tích số liệu giải quyết các vụ án liên quan đến

con chung 53

Trang 8

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, gia đình luôn được coi là tế bào của xã hội, là nơi những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống Gia đình hòa thuận và hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững va phon thịnh chung của xã hội Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, một số cặp vợ chồng phát sinh mâu thuẫn khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, dẫn đến việc ly hôn Khi ly hôn, các cặp vợ chồng không thê tránh khỏi tranh chấp về quyền nuôi con, muốn giành quyền nuôi con với đối phương bởi con cai là “máu mủ ruột rà”, dù quan hệ hôn nhân không còn nữa

nhưng vẫn luôn mong con cái ở bên cạnh mình Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Theo đó, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Hiện nay cùng với xu thế phát triển của xã hội, số lượng các vụ án ly hôn ngày cành tăng, trong đó tranh chấp về quyền nuôi con chung cũng tăng

theo, tính chất các vụ án ly hôn ngày càng phức tạp tạo ra rất nhiều khó khăn và ap lực cho cơ quan tiến hành tố tụng Trong khi đó, các quy định của pháp luật khi giải quyết tranh chấp liên quan đến con chung còn có nhiều quy địnhchung chung, mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung; khôngcó quy định về chế tài cần thiết cho việc đương sự chống đối, từ chối hợp tác; một số quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tế, chưa bảo vệ được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của con thuộc diện cần được cấp dưỡng; chưa quy

Trang 9

định cụ thể về mức cấp dưỡng, thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác giải quyết, xét xử loại vụ

việc này trong thời gian qua.

Do vậy, nghiên cứu về vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn

thạc sĩ của minh.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Khảo sát các tài liệu, công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến dé tài, trong những năm gan đây đã có một số công trình phân tích về van dé này, tiêu biểu như:

- “Quyển và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam” - Luận văn Thạc sĩ năm 2013 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội của Bùi

Minh Giang;

- “Giải quyết van dé con chung khi cha mẹ ly hôn và thực tiễn áp dụng ”

của Phan Thảo An - Luận văn Thạc sĩ năm 2020 tại Đại học Luật Hà Nội;

- “Thực tiễn bảo vệ quyên của con khi cha mẹ ly hôn ” của Nguyễn Việt

Dũng - Luận văn Thạc sĩ năm 20190 tại Đại học Luật Hà Nội;

- “Quyên và nghĩa vụ của cha mẹ doi với con sau khi ly hôn và thực tiễn

thực hiện tại Toà an nhân dân huyện Ba Vi, TP Hà Nội” của Phùng Thị BaoNhung - Luận văn Thạc sĩ năm 2019 tại Đại học Luật Hà Nội;

“Thực tiễn giải quyết quyên nuôi con khi vợ chong ly hén” của Lương

An Dung - Luận văn Thạc sĩ năm 2019 tại Đại học Luật Hà Nội;

- “Giải quyết van dé con chung khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia

Trang 10

đình năm 2014 và thực tiễn thi hành tại tinh Bắc Kan” của Nông Thị Trang

-Luận văn Thạc sĩ năm 2019 tại Đại học Luật Hà Nội.

- Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện

(2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập 1, Nha

xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh Tưởng Duy lượng (2001), Binh luận một số án Dân sự và hôn nhân gia đình, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

Dinh Thi Mai Phương (2006) Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình

Việt Nam Nhà xuất bản chính tri quéc gia Hà Nội.

Nhìn chung, các tác giả đã có cái nhìn cụ thé và đều phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật Việt Nam liên quan đến tranh chấp nuôi con chung khi cha mẹ ly hôn; đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về tranh chấp nuôi con chung khi cha mẹ ly hôn và thực tiễn áp dụng, đề xuất một số

phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi cha mẹ ly hôn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ khiến các quan hệ xã hội không ngừng thay đôi, kéo theo việc pháp luật cũng liên tục được sửa đổi, bổ sung, các quy định pháp luật chung chung được hướng dan cụ thé dé việc áp dụng pháp luật trên cả

nước được thống nhất, đòi hỏi tính cấp thiết của việc tổng hợp và cập nhật

những quy định mới nhất của pháp luật để giải quyết các tranh chấp nuôi con chung khi cha mẹ ly hôn Có thể khăng định chủ đề luận văn này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, kết quả của đề tài có thé là nguồn tư liệu cho các học giả trong nước khi nghiên cứu sâu hơn về van đề này và áp

dụng trên thực tế.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Nghiên cứu những vân đê chung về giải quyêt các tranh chap vê nuôi

Trang 11

con chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án; đánh giá thực tiễn, làm rõ quy trình, co sở pháp lý dé giải quyết các tranh chấp về nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn tại toà án, thực tiễn áp dụng pháp luật dé giải quyết các tranh chấp về nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn tại toà án qua công tác xét xử và qua đó phát hiện những bat cập trong các quy định của pháp luật trong

công tác xét xử của Tòa án qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm bảo đảm chất lượng công tác xét xử và bảo đảm quyên và lợi ích của các đương sự trong vụ án giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hướng đến mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ cần giải quyết là các quy định pháp luật hiện hành về việc giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con trong vụ án hôn nhân và gia đình để thấy được những vướng mắc bat cập còn ton tại dé từ đó tìm ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về van dé nay và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nói riêng Bên cạnh đó, đánh giá

thực tiễn giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tòa án trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật được áp dụng khi giải

quyết các vụ án hôn nhân gia đình, góp phần nâng cao chất lượng xét xử tại Tòa án các cấp trên toàn quốc.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật hiện hành về tranh chấp quyền nuôi con trong ly hôn (những quy định của pháp luật nội dung) và thực trạng giải quyết tranh chấp này trong giải quyết

án ly hôn qua công tác xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Thái Bình.

Trang 12

4.2 Pham vi nghiên cứu

Đề tài Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và một số văn bản khác có liên quan về quy trình, thủ tục tố tụng giải quyết các tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại toà án thông qua các vụ án cụ thé trong thời gian từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực đến nay.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà

nước điêu chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Phương pháp nghiên cứu cụ

thể: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích,

phương pháp diễn giải, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương

pháp quy nạp, phương pháp diễn dich và phương pháp tổng hợp, đồng thời

nghiên cứu những báo cáo công tác xét xử của toà án, các bản án của toà án giải quyết các tranh chấp về nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn, các bài viết, tham luận của một số tác giả về van dé nghiên cứu.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn

- Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý của vấn đề giải quyết các tranh chấp nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

- Luận văn có thé sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên

cứu giảng dạy, học tập trong các trường đại học chuyên ngành luật và không chuyên ngành luật, hệ thống các trường chính trị của Đảng, cho những người đang trực tiếp làm công tác giải quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa án.

Trang 13

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 03 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Những van dé lý luận về giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn;

Chương 2 Thực trạng pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn;

Chương 3 Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình và kiến nghị hoàn thiện.

Trang 14

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYET TRANH CHAP NUÔI CON CHUNG KHI VQ CHONG LY HON

1.1 Khái niệm ly hôn và hậu qua của ly hôn đối với con chung

1.1.1 Khái niệm ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Ly hồn là việc cham dứt quan hệ vợ chông theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của

Tòa án” [7, Điều 3, Khoản 14].

Ly hôn là điều không ai mong muốn khi bước vào đời sống vợ chồng, tuy nhiên tình trạng này lại có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây Việc ly hôn có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân phần lớn và sâu xa dẫn tới tình trạng này là do các cặp vợ chồng trẻ thiếu kỹ năng sống, bước Vào cuộc sống hôn nhân khi tuôi đời còn quá trẻ, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến chồng hoặc vợ Kết hôn ngoài ý muốn khi những hiểu biết về kiến thức giới tính có phan hạn chế cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn Ngoài ra một vài nguyên nhân khác như kinh tế khó khăn; nghề nghiệp không ổn định; sinh con som; tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn sinh con trai; bạo lực gia đình, tệ

nạn xã hội; nghiện ngập ma túy, cờ bạc, rượu chè

Thực tế, ly hôn không phải là lựa chọn tồi tệ nhất bởi việc sống chung trong không khí nặng nè, tù túng mới thật sự nỗi ám ảnh Kết thúc một cuộc hôn nhân đôi khi chính là cánh cửa để mở ra nhiều cơ hội mới Quan trọng nhất là cả hai phải tôn trọng nhau và có trách nhiệm với con cái Dù nguyên nhân có là gì, sau mỗi cuộc hôn nhân đồ vỡ, người chịu ton thuong lon nhất van là con cái Rat nhiêu người cô găng nhân nhịn va chung sông với một

Trang 15

người toi tệ vì mong muốn con cái có đủ bố và mẹ, được sinh ra và lớn lên trong gia đình trọn vẹn Tuy nhiên, nếu các cặp đôi đã không còn tình cảm, sớm muộn sẽ xảy ra xung đột và trẻ có đủ nhận thức dé nhận thay su bat thường của bố mẹ Chính vi vậy, ly hôn là điều cần thiết dé giải thoát ca hai khỏi rào cản hôn nhân và bắt đầu cuộc sống mới.

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có quyền yêu cầu ly hôn bao gồm:

- Vợ, chồng.

- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mang, sức khỏe, tinh thần của họ.

Quyên yêu cau ly hôn được Nhà nước ghi nhận tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013, nhằm bảo vệ quyền tự do cơ bản của con người, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và các chủ thé khác có liên quan Quyên yêu cau ly hôn là quyền nhân thân, nó gắn liền với vợ, chồng, không thé chuyên giao cho người khác trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác (khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn

nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm

trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ).

Tòa án là co quan duy nhất có thâm quyền ra phán quyết cham dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng Tòa án quyết định việc ly hôn của vợ chồng dưới hai hình thức: ra bản án hoặc quyết định.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cau ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tai sản, việc trông nom,

Trang 16

nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc con trên cơ sở bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận cua các đương sự.

Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và thê hiện phán quyết dưới dạng Bản án.

1.1.2 Hậu quả của ly hôn đối với con chung

Có thê nói, nỗi lo lắng lớn nhất khi quyết định ly hôn là sợ ảnh hưởng đến con trẻ Hiểu rõ việc cha mẹ ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến con cái sẽ giúp các bậc làm cha, làm mẹ có biện pháp xử lý kịp thời nhằm giúp con trẻ vượt qua và thích ứng với việc này.

Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng, tuy nhiên không làm cham dứt quan hệ giữa cha, mẹ va con chung.

Con chung là một thành viên trong gia đình Con sinh ra không phụ thuộc vào

tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình Khi cha mẹ ly hôn thì vấn đề con chung là một trong những van dé quan trong cần xem xét giải quyết Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyên, lợi ich hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mat năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Với Luật Hôn nhân và gia đình, khái niệm “con chung của vợ chồng” được đặt ra đối với vợ chồng có quan hệ hôn nhận hợp pháp - tức là có giấy đăng ký kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định Vậy, con chung của vợ chồng là con mà vợ chồng được xác định là cha, mẹ của người đó, bao gồm cả con đẻ và con nuôi.

Căn cứ xác định con chung của vợ chồng được quy định tại Điều 88

Trang 17

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Cụ thé, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ

chồng hoặc sinh ra trong thời hạn 300 ngày ké từ thời điểm cham dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Nếu con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận lả con chung của vợ chồng thì cũng là con chung của vợ chồng.

Trong các trường hợp trên, Toà án sẽ dựa vào giấy khai sinh của con để xác định bố, mẹ Trong trường hợp trong quá trình ly hôn, người vợ hoặc người chồng không thừa nhận đứa trẻ là con chung của cả hai thì có nghĩa vụ

cung cấp chứng cứ chứng minh cho Toà án.

Con chung chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, là một trong những vấn đề cần giải quyết khi vợ chồng ly hôn Còn đối với con chung của vợ chồng đã thành niên, có đầy đủ năng

lực hành vi dân sự, có khả năng lao động thì pháp luật không đặt ra giải

quyết khi bố mẹ ly hôn.

Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi cũng là con chung của vợ chồng Luật Hôn nhân và gia đình không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai va con gái, con đẻ va con nuôi, con trong giá

thú và con ngoài giá thú.

Khi bố mẹ ly hôn, con chung có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: - Anh hưởng đến tâm lý

Khi bố mẹ ly hôn, việc đầu tiên mà trẻ phải đối mặt là tâm trạng buồn bã kéo dài Nếu như trước đây được chung sống với cả bố và mẹ thì giờ đây, trẻ chỉ có thé ở cùng với bố hoặc mẹ Ngoài ra, việc bị chia cách với anh chị em ruột sau khi b6 mẹ ly di cũng là điều khó khăn đối với trẻ Phan ứng

10

Trang 18

chung của trẻ khi bố mẹ ly di là buồn bã, bi quan và chán nản kéo dai Trẻ sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể bình ồn lại tâm lý và trở lại với cuộc sống như bình thường Việc bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ trong độ tuổi dậy thì từ 9 đến 16 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm

sinh lý nên đôi khi có phản ứng quá khích về việc bố mẹ ly hôn Trẻ sẽ giữ sự buồn bã, bi quan, lo lắng, tức giận, xấu hé, dai dang trong mot thoi gian dài Đối với trẻ đã khôn lớn, việc bố mẹ ly hôn thường không ảnh hưởng quá nhiều vì bản thân trẻ đã có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống va phan nào nhận thức được lý do dẫn đến quyết định ly hôn.

- Ảnh hưởng đến tính cách

B6 mẹ ly hôn có thé ảnh hưởng đến tính cách của con chung Trẻ có cha mẹ ly hôn thường có tính cách nhút nhát, tự ti va thiếu tự tin vào bản thân, đặc biệt là khi bố mẹ ly đị trong giai đoạn trẻ mới bắt đầu đến trường (từ 6 đến 12 tuổi) Tính cách này thường hình thành khi trẻ bị bạn bè trêu chọc về việc bố mẹ ly di, gia đình không hạnh phúc và trọn vẹn Những lời trêu chọc từ bạn bè khiến trẻ bị tốn thương và có xu hướng sống thu mình, tự cô lập.

- Anh hưởng đến sự tập trung khi hoc tập

Ngoài ảnh hưởng đến tâm lý, cha mẹ ly hôn còn ảnh hưởng đến việc học tập của con cái Trong thời gian dau, tâm lý của trẻ thường bất ôn nên khó có thé tập trung và học tập tốt Trẻ thường có biểu hiện lơ đễnh, hay

suy nghĩ trong giờ học, tiếp thu chậm, quên làm bài tap Vì lý do này, bố mẹ cần phải lựa chọn thời điểm ly hôn phù hợp Tốt nhất, nên thông báo với con cái khi trẻ đã nghỉ hè hoặc đã hoàn thành kỳ thi quan trọng Điều nay sẽ giúp trẻ có thời gian dé bình ổn lại tâm lý, qua đó giảm thiểu ảnh hưởng đối với quá trình học tập.

- Thay đồi nhận thức của trẻ về gia đình, tình yêu và kết hôn

Khi bố mẹ không hạnh phúc, trẻ sẽ dễ hình thành những quan niệm

11

Trang 19

lệch lạc về gia đình Da phan trẻ sống trong gia đình không trọn vẹn, bố mẹ thường xuyên cãi vã và có hành vi bạo lực thường có những suy nghĩ cực đoan về tình yêu Chang hạn như tình yêu là điều không cần thiết va chỉ mang lại sự đau khổ, yếu đuối và tôn thương Tuy nhiên cũng có trường hop lại khiến trẻ luôn khao khát cảm nhận được tình yêu Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, việc này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy, cần có các biện pháp hỗ trợ kịp thời dé giúp trẻ vượt qua tôn

thương tâm lý sau khi bố mẹ ly hôn Bên cạnh đó, còn dẫn đến tâm lý sợ kết

hôn, ám ảnh về việc phải kết hôn và gắn kết với một người nào đó Khi lớn lên, trẻ vẫn có thể yêu đương và có tình cảm với những người khác Tuy nhiên, họ sẽ từ bỏ mối quan hệ nếu đối phương đề nghị tiến xa hơn Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp trẻ khi trưởng thành từ chối các mối quan hệ tình cảm dé không làm tôn thương người khác và chính bản thân vì lo sợ van đề kết hôn nên phải cham dứt mối quan hệ trong miễn cưỡng.

- Anh hưởng đến hành vi

Ly hôn có thể khiến con cái bị tổn thương sâu sắc Một số trẻ có thé phản ứng với nỗi đau bằng các hành vi chống đối, phá phách Trong trường hợp này, trẻ thường cho rằng bố mẹ hoàn toàn không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ cho bản thân nên mới quyết định ly hôn Các hành vi chống đối đôi khi được thực hiện nhằm mục đích thu hút sự chú ý và quan tâm của bố mẹ Lúc nay, b6 mẹ cần phải thấu hiểu tâm lý của con cái dé có cách xử lý đúng đắn Trên thực tế, rất nhiều gia đình không hiểu được nguyên nhân sâu xa trong các hành vi của con và quy chụp con cái hư hỏng Điều này khiến cho trẻ càng thêm tôn thương và dé hình thành ý nghĩ, quan điểm lệch lac.

- Anh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng con cái

Ngoài những ảnh hưởng trên, cha mẹ ly hôn cũng ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy trẻ Gia đình hạnh phúc đóng vai trò rất quan trọng trong sự

12

Trang 20

hình thành cảm xúc, tâm sinh lý, thé chat cho trẻ, là nơi tốt nhất dé trẻ lớn

lên, nhận được những sự chỉ bảo, dạy dỗ, trưởng thành và thành công hơn

trong cuộc sống Bồ me ly hôn, ly thân, bao lực và xung đột gia đình cũng khiến cho trẻ không có nhiều thời gian được bố mẹ chăm lo, nuôi dưỡng Áp lực về công việc, kinh tế hiện nay khiến nhiều bậc cha mẹ đơn thân không thé chăm sóc tốt cho con cái của mình Nếu chỉ đáp ứng những nhu cầu về ăn uống, chỗ ở, học tập mà không quan tâm đến việc nuôi dưỡng tình yêu và bồi dưỡng nhân cách, bao bọc, chia sẻ với những van đề mà trẻ gặp phải sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, tác động không nhỏ đến quá trình phát triển nhân cách.

1.2 Giải quyết tranh chấp về nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn

1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp về nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn

Tranh chấp về nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn là loại tranh chấp phổ biến khi Tòa án giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình Các loại tranh

chấp phô biến về nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn bao gồm: - Tranh chấp về người trực tiếp nuôi con chung khi ly hôn

Con chung bao gồm con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự mình nuôi Đây là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích mọi mặt Do đó, giải quyết vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con chung khi ly hôn nhằm bảo vệ quyền lợi mọi mặt của con chung Hoạt động giải quyết vấn đề con chung khi cha, mẹ ly hôn được tiễn hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Việc ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể được vợ chồng

tự thoả thuận với nhau và được Toà án ghi nhận trong Quyết định công nhận

thuận tình ly hôn hoặc bản án Với việc Toà án tôn trọng thoả thuận của hai

13

Trang 21

bên đương sự, xuất phát từ thực tiễn bố, mẹ là người gần gũi với con cái, đồng thời là một trong những người hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện, tính cách, con người đối phương Do đó mà các bên biết được rằng lựa chọn ai là người trực tiếp nuôi con thì sẽ có lợi cho những đứa con của họ Trong trường hợp hai bên không thể tự thoả thuận được với nhau, Toà án sẽ xem xét, giao quyén nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng [7, Điều 81, Khoản 2| Tranh chấp về người trực tiếp nuôi con chung sau ly hôn có liên quan mật thiết đến các tranh

chấp khác như ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

- Thay đồi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Đây là trường hợp mà trước khi đương sự khởi kiện giữa họ đã chấm dứt quan hệ vợ chồng và đã giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Do thay đổi tình hình của một trong hai bên mà nếu không thay đổi việc nuôi con thì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người con và giữa họ không thống nhất được việc thay đổi nuôi con thì họ có quyền xin thay đổi việc nuôi con Trường hợp này có sự tranh chấp nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con chung sau ly hôn

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tai sản khác dé đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao

động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình.

Đây là trường hợp chỉ có một yêu cầu về cấp dưỡng của những người được cấp dưỡng và những người có nghĩa vụ cấp dưỡng như cha, mẹ, con,

anh chi em với nhau, giữa ông ba nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ chong

14

Trang 22

việc cấp dưỡng xuất phát có thé từ việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ hoặc có sự thay đổi về mức cấp dưỡng khi có căn cứ cho rằng mức cấp dưỡng đó không còn phù hợp với người được cấp dưỡng nữa Tuy nhiên, yêu cầu cấp dưỡng này chỉ được Tòa án thụ lý để giải quyết là vụ án tranh chấp khi có căn cứ cho rằng giữa họ không thỏa thuận được mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng, cấp dưỡng một lần hay theo định kỳ và giữa ho đã xảy ra tranh chấp với nhau Ngoài người được cấp dưỡng có yêu cầu thì

còn có cơ quan tô chức xã hội cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu về cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng như Cơ quan dân số - gia đình

và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ

Trong thực tiễn cuộc sống có nhiều trường hợp có thé xuất phát từ

quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoài hôn nhân hoặc vì một lý do nào đó mà dẫn

đến việc người cha, người mẹ không thừa nhận người nao đó là con của họ sinh ra hoặc người con không nhận một người nào đó là cha, là mẹ của họ hoặc ngược lại, một người nào đó thừa cho rằng mình là cha, là mẹ của người con đó hoặc người con đó cho rằng người đó là cha, là mẹ của họ nên theo yêu cầu của bản thân họ hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thầm quyền khác yêu cầu xác định và có tranh chấp thì thuộc thâm quyền giải quyết của tòa án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự là vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Tóm lại, giải quyết tranh chấp về nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn là việc phân xử để xác định xem ai là người có quyền được trực tiếp nuôi dưỡng con chung sau khi vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân Đây là quá trình làm rõ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên đối với chủ thé là con chung, thỏa thuận hoặc giao con chung cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, bên

không trực tiêp nuôi dưỡng có quyên và nghĩa vu cap dưỡng nuôi con chung

15

Trang 23

hoặc không phải cấp dưỡng nuôi con chung nhưng vẫn có quyền và nghĩa vụ

chăm sóc, giao dục con chung mà không bị ai can trở.

1.2.2 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp về nuôi con chung khi vợ chong ly hôn

Khi ly hôn mà có tranh chấp về nuôi con chung, vợ chồng có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết, quyền tự do lựa chọn thực hiện hay không thực hiện tất cả các hành vi mà pháp luật không cắm nhằm hòa giải và tháo gỡ các mâu thuẫn, bất đồng như tự hòa giải, nhờ người thân thích hay đề nghị người có thâm quyền hoặc cơ quan có thâm quyền hòa giải, xét xử vụ án tranh

chấp của mình.

Việc giải quyết tranh chấp về con chung có ý nghĩa như sau:

- Nếu giải quyết nhanh chóng, hài hòa sẽ giúp ổn định cuộc sống của

các bên tranh chấp va cuộc sông, học tập của con chung: Thực tế cho thấy, sự

đồ vỡ trong hôn nhân là điều không ai mong muốn Chỉ có những người trong cuộc mới nhận thức hết được trạng thái hôn nhân của họ ra sao, có nên tiếp tục chung sống, chịu đựng hay chấm dứt quan hệ hôn nhân sẽ phù hợp hơn Việc quyết định đúng đắn sẽ giúp cho người vợ, người chồng và cả con chung

sớm có được sự ồn định sau những sóng gió xảy ra với gia đình, tiếp tục phat triển đề tồn tại trong xã hội.

- Duy trì mối quan hệ giữa người vợ và người chồng sau ly hôn: Tuy rằng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng vợ chồng cũng từng có những khoảng thời gian tươi đẹp bên nhau Vi vậy, một cuộc hôn nhân cham dứt

trong vui vẻ sẽ khiến họ vẫn duy trì được mỗi quan hệ của đôi bên Mặt khác,

vo chồng vẫn còn có trách nhiệm cùng chăm sóc, nuôi nâng, giáo dục cho con

chung Vì vậy, việc họ giữ được mối quan hệ tốt với nhau sẽ giúp việc chăm

sóc con được thuận tiện, dễ dàng hơn.

- Giúp trẻ vượt qua được những ảnh hưởng không tốt từ cuộc hôn nhân tan vỡ của b6 mẹ: Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình tan vỡ thường có

16

Trang 24

xu hướng thu minh, tự ti hơn so với những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, đầm ấm Chính vì vậy, nếu giải quyết dứt điểm được tranh chấp

nuôi con chung sẽ giúp việc chăm sóc con của cả hai bên được thuận lợi, dễ

dang, giúp trẻ có được tình yêu thương day đủ của cả bố và mẹ, vượt qua những tâm lý bat 6n khi gia đình tan vỡ, hình thành nên tâm lý vui vẻ, tự tin

cho trẻ trong quá trình phát triển.

Hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn là xóa bỏ các mâu thuẫn, bất đồng xung đột lợi ích giữa các bên tạo lập sự cân băng về mặt lợi ích mà các bên tranh chấp mong muốn; đảm bảo lợi ích giữa các bên trước pháp luật; đảm bảo quyền và sự phát triển tốt nhất cho con chung, góp phân thiết lập sự cân bằng, giữ gìn trật tự kỉ cương, pháp luật tạo nên một xã hội văn minh.

Quan hệ hôn nhân và gia đình lại thường diễn ra trong thời gian rất dài Vì vậy, giải quyết vụ án liên quan đến con chung cũng thường phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không còn hiệu lực ở thời điểm xét xử Do đó, năm vững pháp luật hôn nhân và gia đình để giải quyết vụ án bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình chứ không phải chỉ gồm những văn bản đang có hiệu lực thi hành.

1.3 Khái quát quy định về giải quyết tranh chấp nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn từ năm 1945 đến nay

Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm, cũng như hoàn thiện qua từng thời kỳ Các luật hôn nhân và gia đình được củng cô và xây dựng nhằm phủ hợp với từng giai đoạn lịch sử, là cơ sở, công cụ dé điều chỉnh cho quan hệ hôn nhân.

* Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954

Đây là giai đoạn diễn ra sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công Thắng lợi này có

17

Trang 25

thể coi là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam Ngay sau khi CáchMạng Tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ra đời Trong bối cảnh đất nước ta vừa được thành lập chưa kịp ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc - Trung - Nam dé điều chỉnh các vấn đề về dân sự Với sắc lệnh trên, các Bộ luật Dân sự ban hành trong thời kỳ thuộc Pháp được tiếp tục thi hành nếu “những luật lệ ay không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chỉnh thế dân chủ cộng hòa” Do đó, trong thời ky đầu thành lập, các quan hệ dân sự của nước ta được điều

chỉnh bởi ba Bộ Dân luật là Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936, và Bộ dân luật Nam Kỳ giản yếu năm 1883 tương ứng ba miền là miền Bắc, miền Trung và miền Nam Tiếp đó, Hiến pháp đầu tiên được ban hành ngày 09/11/1946 Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 97-SL vào ngày 22/5/1950 nham xoá bỏ những hủ tục trong hôn nhân Đồng thời công nhận các quyền về dân sự và hôn nhân gia đình đối với công dân Việt Nam Về vấn đề ly hôn, ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước cũng đã ban hành thêm Sắc lệnh số 159-SL Sắc lệnh này quy định về căn cứ, thủ tục, hậu quả của việc ly hôn, cũng như có một điều khoản liên quan đến vấn đề con chung Sắc lệnh số 159-SL quy định: “7oà án sẽ căn cứ vào quyên lợi của các con vị thành niên dé ấn định việc trông nom, nuôi nang và dạy dé chúng Hai vợ chong đã ly hôn phải cùng chịu phí ton về việc nuôi day con, mỗi người tu) theo kha năng của minh” [6, Điều 6] Những Sắc lệnh này được xem như là tiên thân của các Luật hôn nhân và gia đình vê sau.

18

Trang 26

* Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975

Đây là giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tổng tiến công nổi dậy mùa xuân, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước, không còn phân chia hai miền Nam, Bắc.

Từ năm 1955 đến năm 1957, ở miền Bắc nước ta đã hàn gắn những hậu qua do chiến tranh dé lại, từng bước khôi phục về kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất Đến năm 1958, nước ta bắt đầu thực hiện kế hoạch 03 năm với mục tiêu phát triển kinh tế và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội Tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới cũng cho thay su can thiét phai bổ sung, thay đổi Hiến pháp Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 đã được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 Cùng năm 1959, việc áp dụng ba Bộ Dân luật trên cũng được chấm dứt hoàn toàn bởi Chỉ thị 772/CT-TATC ngày 10/7/1959 về “đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của dé quốc và phong kiến”.

Đề hoàn thiện hơn cho hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình thì tại kỳ họp thứ I1 của Quốc hội khoá 1 đã chính thức thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 Với hệ thống các nguyên tắc được cụ thể hoá trong 6 chương, 35 điều quy định cơ bản về các vấn đề trong quan hệ hôn nhân Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã bắt đầu quy định cụ thể hơn về vẫn đề tranh chấp con chung Tại Điều 33 Luật nay quy định:

Việc trông nom, nuôi nắng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn nuôi nang và giáo dục con cái sẽ do hai bên thoả thuận giải quyết Trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được hoặc trong sự thoả thuận xét thấy có chỗ không hợp lý, thì Toà án nhân dân sẽ quyết định; Điểu 32 quy định: Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nắng và giáo dục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái Về nguyên tắc, con còn bú phải do mẹ phụ trách Người không giữ con vẫn có quyền thăm

19

Trang 27

nom, săn sóc con Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nắng và giáo dục con, mỗi người tuỳ theo khả năng của minh Vi lợi ich của con cái, khi cần thiết, có thé thay đồi việc nuôi giữ hoặc việc góp phần vào phí tổn nuôi nắng, giáo dục con cái.

Văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 bao gồm:

- Thông tư số 01-TTg/NC ngày 04/01/1966 của Thủ tướng chính phủ về việc các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, đơn vi quân đội giúp đỡ thi hành những bản án về hôn nhân và gia đình xử người công nhân, viên chức, quân nhân phải cấp tiền nuôi đưỡng vợ con;

- Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lay VỢ, lấy chồng khác (Tại

Mục III.3 quy định rõ về việc giải quyết vấn dé giao con cho ai nuôi giữ, khoản tiền góp vao việc nuôi day con, biện pháp đóng góp, xử lý về việc cha hoặc mẹ trốn tránh việc góp phan vao phí tổn nuôi day con dé người nuôi giữ con gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con).

* Giai đoạn từ năm 1976 đến nay

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất về mặt lãnh thé, mở ra một thời kỳ phát triển đối với lịch sử dân tộc, cả nước

cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội lần thứ IV của Đảng vào tháng 12 năm 1976 đã đề ra đường lối chung và đường lối kinh tế cho thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta Tuy nhiên, thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1986, tình hình đất nước và cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc chiến vẫn còn hết sức nặng nề, lại dién ra hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978 và biên giới phía Bắc năm 1979, Hoa Kỳ

và các quôc gia phương Tây thì bao vây, cam van, Quoc hội cũng chủ trương

20

Trang 28

xây dựng Hiến pháp mới Do đó, từ năm 1976 đến năm 1980, nước ta không ban hành luật Đến năm 1980, bản Hiến pháp mới chính thức được ban hành.

Đến ngày 29/12/1986, trên cơ sở kế thừa, phát triển quy định của Luật hôn nhân va gia đình 1959 trước đó và dé phù hợp với tình hình thực tế của đất nước thời điểm này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được ban hành.

Luật này gồm 10 chương, 57 Điều Van dé nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn vẫn có sự tương đồng với Luật hôn nhân và gia đình 1959, Luật năm 1986 đã b6 sung thêm nội dung “Nếu tri hoãn hoặc lan tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khẩu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải

nộp những khoản phí ton đó” tại Điều 45 và thêm hai Chương quy định về

việc xác định cha, mẹ cho con và nuôi con nuôi.

Ngày 9/6/2000, Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 Nhiệm vụ được xác định trong Luật này là nhằm xây

dựng gia đình no 4m, bình đăng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Các quy định điều chỉnh vấn đề tranh chấp con chung về cơ bản cũng không có sự thay đôi so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Các cơ quan có thâm quyền ban hành khá nhiều văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, tuy nhiên, liên quan trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp con chung thì chỉ bao

gồm các văn bản sau:

- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (từ Điều 16 đến Điều 20 quy định cụ thể về xác định người có khả năng thực tế dé thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yêu của người được cấp dưỡng; Thỏa thuận về việc cấp dưỡng: Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, mức

cấp dưỡng: Cấp dưỡng bồ sung và buộc thực hiện nghĩa vụ cap dưỡng).

- Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử

21

Trang 29

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Điều 12 quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về cấp dưỡng; Điều 15 về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn);

- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao (Mục 5.a quy định về nguyên tắc trong

các trường hợp xác định con chung của vợ chồng: Mục 11 hướng dẫn cụ thê

Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn);

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Mục 4.c hướng dan áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp về việc nuôi con dưới ba tuổi trong trường hợp vụ án đã được Toà án thụ lý trước ngày 01/01/2001, nhưng từ ngày 01/01/2001 trở đi mới giải quyết sơ thẩm, phúc thâm hoặc

giám đốc thẩm;

- Công văn số 112/2001-KHXX ngày 14/9/2001 của Toa án nhân dân tối cao về việc xác định thời điểm thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình.

Ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 dé thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật mới được kế thừa các nguyên tắc cơ bản, các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; sửa đổi các quy định đã có nhiều bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành, đồng thời bố sung các quy định dé giải quyết các van đề thực tiễn phát sinh phù hợp với quá trình thay đổi của gia đình hiện đại và đời sống xã hội; bảo dam tính khả thi của Luật hôn nhân và gia đình Quy định việc trông nom, chăm

sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

22

Trang 30

- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyên, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự

nuôi mình.

- Vo, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con (đây là điểm mới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy

định con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con).

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp

với lợi ích của con.

Qua thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho thấy, Luật đã có những quy định đột phá về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, dành được sự đồng thuận cao từ xã hội cả trong nhận thức, xây dựng va áp dụng pháp luật, nhất là các quy định về quyền kết hôn, quyền, nghĩa vụ về nhân

thân, tai sản gitra vợ và chồng, xác định cha, mẹ, con, quyền, nghĩa vụ nhân

thân giữa các thành viên gia đình, cơ chế pháp lý về bảo đảm bình dang giới, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, người yếu thế, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của gia đình với lợi ich của cá nhân, t6 chức khác; phát huy các giá trị truyền thống, tiến

bộ, văn minh của gia đình Việt Nam.

Những quy định liên quan đến tranh chấp con chung đã được quy định đầy đủ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, do đó chỉ có Nghị quyết số 326/2016/UBTVQHI4 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

23

Trang 31

hướng dẫn cụ thê về án phí, lệ phí trong vụ án hôn nhân gia đình, trong đó có vụ án tranh chấp con chung; trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí và lệ phí Tòa án; Người yêu cầu cấp dưỡng cho con chưa

thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì được miễn nộp

tiền tạm ứng án phí, án phí; Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thâm, phúc thâm trong vụ án, việc dân sự về thỏa thuận nuôi con.

24

Trang 32

KET LUẬN CHUONG 1

Cùng với su phát triển của nền kinh tế thị trường, tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và sự thay đổi của lối sống hiện đại dẫn đến số

các vụ ly hôn ngày nay có xu hướng ngày càng gia tăng theo từng năm, kéo theo đó là phát sinh các tranh chấp về con chung Có thể thấy tranh chấp về con chung là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan Tranh chấp này có những điểm khác biệt so với các tranh chấp dân sự khác thuộc thầm quyền giải quyết của

Tòa án bởi nguồn gốc phát sinh từ chính những mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình, quan hệ nuôi dưỡng Một vụ án về liên quan đến

tranh chấp về con chung có nhiều quan hệ pháp luật đan xen phải giải quyết như quan hệ hôn nhân; quan hệ cha con, mẹ con, cấp dưỡng Khi vận dụng pháp luật dé giải quyết các tranh chấp về con chung trong vụ án hôn nhân và gia đình đòi hỏi Tòa án không chỉ áp dụng các quy định của Luật hôn nhânvà gia đình mà còn phải áp dụng các quy định của pháp luật khác có liên

quan để giải quyết.

Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có lịch sử hình thành và phát

triển khá sớm Các luật hôn nhân và gia đình được củng có và xây dựng nhằm

phù hợp với từng giai đoạn lịch sử như đã phân tích tại Chương I của luận

văn, là cơ sở, công cụ dé điều chỉnh cho quan hệ hôn nhân, trong đó có tranh

châp vê con chung.

25

Trang 33

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NUÔI CON CHUNG KHI VQ CHONG LY HON

2.1 Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

* Về việc giải quyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi con

Theo Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc trông nom,

chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy

định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Theo đó, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi

ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vao quyền lợi về mọi mặt của con Nếu muốn giành quyền nuôi con thì đương sự phải chứng minh các điều kiện

về tài chính, đạo đức, nhân phẩm; thời gian chăm sóc, giáo dục con cái Ngoai

ra còn xem xét đến nhu cau thiết yếu (là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thé thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình - khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình), các yếu tố vật chất như nơi ăn, ở, đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như điều kiện vui chơi, giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con Con dưới 36 tháng tuôi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom,

chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợpvới lợi ích của con.

26

Trang 34

* Về việc giải quyết cấp dưỡng nuôi con (mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng

Các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình đã luật hóa nghĩa vụ cơ bảnva quan trọng giữa cha, mẹ va con; giữa anh chi em với nhau; giữa ông bà nội,

ông bà ngoại và cháu; giữa vợ và chồng trong những trường hợp nhất định khi một bên cần sự hỗ trợ từ bên kia Thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn thì van dé các đương sự tranh chap về cap dưỡng nuôi con là khá phô biến.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác [7, Điều 107, Khoản 1] Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp đưỡng cho con

chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có

tài san dé tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con [7, Điều 110] Cụm từ

“không có khả năng lao động” hiện nay không được pháp luật quy định cụ

thể Do vậy, khả năng lao động có thể hiểu là khả năng dùng sức lực của người đó dé tham gia vào quá trình sản xuất lao động nhằm tạo ra của cải vật

chất phục vụ trước hết là cho nhu cầu vật chất, tinh thần cho chính bản thân

người đó Người không có khả năng lao động là người vì bị bệnh tật hay khiếm khuyết bộ phận cơ thể mà không thể tham gia lao động nhằm nuôi

sống bản thân họ.

Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình thì mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yêu của người được cấp dưỡng: nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Khi có lý do chính

dang, mức cấp dưỡng có thé thay đổi Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các

27

Trang 35

bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc do không có văn bản nào hướng dan cụ thé, văn bản hướng dẫn trước đây (Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thê tại khoản 2 phan III) quy định lại không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng được chi phi tối thiêu cho việc nuôi dưỡng, học tập, chăm lo cho những nhu cầu tối thiểu của con Vấn dé này sẽ được tôi phân tích cụ thể ở phần dưới.

Về phương thức cấp dưỡng, Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về các phương thức cấp dưỡng như sau:

- Cấp dưỡng theo định kỳ: Là phương thức được sử dụng nhiều nhất trên thực tế tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phương thức dễ dàng, thuận

lợi, phù hợp nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Các bên được thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản theo phương thức định kỳ

hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm Trong trường hợp các bên không

thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ

hàng tháng.

- Cấp dưỡng một lần: Nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được quy định cụ thể tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Nghị định này đến nay đã hết hiệu lực thi hành do Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được thay thế, tuy nhiên do hiện nay chưa có văn bản khác điều chỉnh nên các Tòa án vẫn vận dụng tỉnh thần tại Nghị định này khi giải quyết án Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được thực hiện trong những trường hợp:

+ Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế và được người cấp dưỡng đồng ý.

+ Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Tòa án đồng ý + Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) trong

28

Trang 36

trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tan tài sản hoặc có tính trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện

có tài sản dé thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần và được tòa án chấp nhận + Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thê trích phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

* Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Khi ly hôn, nếu hai vợ, chồng có thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận và giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo đúng thỏa thuận của cha, mẹ. Ngược lại, nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền

lợi về mọi mặt của con dé giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân va gia đình năm 2014.

Sau khi được giao quyền nuôi con, cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con, thậm chi còn bao lực gia đình hoặc có những hành vi, điều kiện khác không đảm bảo quyên lợi tốt nhất cho con thì theo quy định tại Điều 84 Luật

Hôn nhân và gia đình, người trực tiếp nuôi con có thé được thay đồi.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong

các căn cứ:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom,

chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu con chung từ đủ 7 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi

con phải xem xét nguyện vọng của con.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định

của Bộ luật dân sự.

Người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản

29

Trang 37

lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp có căn cứ trên, phù hợp với sự phát triển, lợi ích tốt nhất của con chung.

2.2 Quy định của pháp luật về tố tụng dân sự 2.2.1 Về thụ lý vụ án và thu thập chứng cứ

Dé việc thụ lý vụ án về tranh chấp hôn nhân và gia đình đúng quy định của pháp luật đòi hỏi người Tham phán phải năm vững các kỹ năng cơ bản về việc thụ lý vụ án dân sự nói chung Ngoài các kỹ năng như tiếp nhận đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện; kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện; kỹ năng yêu cầu sửa đổi, b6 sung đơn khởi kiện; bổ sung tài liệu, chứng cứ thì người Tham phán cần phải có những kỹ năng cơ bản sau đây:

- Xác định các điều kiện thụ lý vụ án: KiỂm tra, xác định các điều kiện thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình không tách rời với hoạt động kiểm tra

đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo Đây là hoạt động nghiệp vụ

quan trọng của Thâm phán trong việc thụ lý vụ án Thâm phán được phân công thụ lý vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó có các vụ án liên quan đến con chung, phải tiễn hành xác định các điều kiện thụ lý dé quyết định có thụ lý hay không thụ lý vụ án Thực hiện quá trình này phải căn cứ vào quy định của pháp luật nội dung và tố tụng dân sự.

- Xác định điều kiện về chủ thể khởi kiện: Cũng như chủ thê khởi kiện đối với các vụ án dân sự nói chung thì người khởi kiện phải có quyền khởi kiện va có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác quy định về vấn đề này Tuy nhiên, đối với chủ thê khởi kiện trong các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình có những đặc trưng khác biệt, căn cứ vào từng loại tranh chấp về hôn nhân và gia đình mà tòa án giải quyết.

30

Trang 38

Đối với các tranh chấp như thay đổi việc nuôi con, mức cấp dưỡng, sau khi đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu điều kiện nuôi con, cấp dưỡng thay đổi, thì người cha hoặc mẹ có quyền khởi kiện tại Toà án để yêu cầu thay đổi người nuôi con, thay đổi về mức cấp dưỡng Chủ thể khởi kiện cũng không nhất thiết phải là người vợ hoặc người chồng trong quan hệ hôn nhân mà có thé là người thân thích, các cơ quan, tô chức xã hội khác cũng có quyền khởi kiện Theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2014 quy định:

1 Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2 Cá nhân, cơ quan, tô chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ [7, Điều 119].

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 05/2012/NG-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thâm phán tòa án nhân dân tối cao cũng hướng dẫn:

+ Cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình;

+ Cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ

khởi kiện vụ án đê yêu câu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa

3l

Trang 39

thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình;

+ Cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ

khởi kiện vụ án dé yêu cầu Toa án xác định con cho cha, mẹ mat năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân va Gia đình.

Thực tế xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ cho thấy, đã xuất hiện việc giả mạo tư cách đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình, đối với vụ án liên quan đến con chung thường xảy ra tình trạng bố mẹ đưa một đứa trẻ khác không phải là con chung đến Tòa án dé Tòa án lay lời khai về quan điểm của con chung, mục đích có thể chỉ đơn giản là không muốn làm ảnh hưởng đến tâm lý, việc học tập của con Việc xác định xem có đúng là con chung của vợ chồng cũng không phải đơn giản vì chỉ có trẻ từ 14 tuổi trở lên mới được cấp Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân Do vậy, việc kiêm tra kỹ giấy tờ tùy thân cũng như các loại giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của đương sự cần được lưu ý.

- Xác định điều kiện về thẩm quyền của Toà an

Xác định thâm quyền là một trong những yêu cầu quan trọng khi kiểm tra điều kiện thụ lý vụ án Tham phan can phai kiểm tra xác định rõ thâm quyền theo loại việc, thâm quyên theo cấp xét xử và thâm quyền theo lãnh thổ, thâm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn Khi kiểm tra điều kiện này, Thâm phán cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng và

pháp luật nội dung.

Thứ nhất, thẩm quyên theo vụ việc

Các tranh chấp về con chung đã được xác định theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự Đặc trưng phân biệt vụ án và việc dân sự là có tranh chấp hay không có tranh chấp Không rõ là thỏa thuận thì cũng phải coi

32

Trang 40

là có tranh chấp Nếu đơn khởi kiện do một bên yêu cầu ký tên ở mục người khởi kiện mà không biết đương sự phía bên kia có đồng ý hay không thì phải xác định đó là vụ án tranh chấp.

Việc xác định đúng thầm quyền theo loại việc của Toa án có ý nghĩa rất quan trọng trong suốt quá trình giải quyết vụ án tại Toà án Thâm quyền theo vụ việc được xác định theo ý chí của các đương sự thể hiện trong đơn khởi kiện, tính chất của quan hệ hôn nhân và các đặc điểm của từng loại yêu

cầu khởi kiện.

Thứ hai, thẩm quyên theo cấp Toà án

Thâm quyền của Tòa án nhân dân các cấp được xác định theo quy định tại các Điều 35 và 37 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Toà án có thâm quyền giải quyết vụ án tranh chấp con chung nói riêng và tranh chấp hôn nhân và gia đình nói chung gồm có Toà án nhân dân tỉnh,

thành phó trực thuộc Trung ương và Toà án nhân dân huyện, quận, thành phó,

thị xã thuộc tỉnh Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thì các vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự thuộc thâm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thâm của Toà án nhân dân cấp huyện Tuy nhiên, những tranh chấp hôn nhân và gia đình mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan

đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toa án nhân dân cấp huyện Trường hợp này thuộc thâm quyên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Đối với vụ án tranh chấp về con chung cần lưu ý thêm các vấn đề sau:

+ Quy định về “đương sự ở nước ngoài” hay bị nhằm lẫn với trường hợp đương sự là “người nước ngoài” Vợ hoặc chồng (hoặc đương sự khác

trong vụ án) là người nước ngoài nhưng cư trú ở Việt Nam thì vụ án vẫn

thuộc thâm quyên của Tòa án câp huyện.

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN