1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam

114 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới Hạn Quyền Của Người Dùng Mạng Xã Hội Ở Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thanh Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Đức Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 28,98 MB

Nội dung

Vì vậy, đề tài luận văn là công trình khoa học chuyên sâu nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn đưới góc độ luật học về Giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRAN THỊ THANH NGAN

O VIET NAM

LUANVAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRAN THỊ THANH NGAN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví

dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy

định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia

Hà Nội xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn

T6i xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Thanh Ngân

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

909069 0 5 iDANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT -2- 22222 E+2E£EE2EE£EEEEEEEEEEtrkerkxerkerrxee iv

DANH MỤC CÁC HINH 0.0 ccccccsssesssessssesssessssesssesssessssesssecssessssesssecesesssessssesasecesees V

MỞ ĐẦU 25-21 2t 2 E21 21221211211 21121211211 1101 11 11 1111.111 errree |

CHUONG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE GIỚI

HAN QUYEN CUA NGƯỜI DUNG MẠNG XÃ HỘI 8

1.1 Khái niệm, đặc điểm giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội 8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của I1 9.8001 45 8

1.1.2 Giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội 2 ¿5c se x+cxszszce2 131.2 Khuôn khổ luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về giới hạn quyền

của người dùng mạng xã hỘIi - - 5 2+ +2 +1 v vn HH ng 19

1.2.1 Khuôn khổ luật quốc tế về giới hạn quyền của người dùng mang xã hội 191.2.2 Pháp luật của một số quốc gia về giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội 21

1.3 Khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam về giới hạn quyền của người

AUNG MAN XA NGI PP 4a 25

I0I208.43009210/9)ic00115 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIỚI HẠN QUYÈN CỦA NGƯỜI DÙNG

MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 22 52-Sc 2E2 2 221221 E2E2EeEkerkrrex 362.1 Sự phát triển của mạng xã hội và các yếu tố tác động đến việc giới hạn

quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam - 2-2 2s s+cs+£szez 362.1.1 Sự phát triển của mạng xã hội ở Việt Nam - + cc + ssssireeeesrree 362.1.2 Các yếu tô tác động đến việc giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội

O Vit NAM 0 a3 50

2.2 Thực trạng giới han quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam 572.2.1 Những ưu điểm ¿- 2-52 z2 +EÉEEỀEE9EEEE1211215 2171711121111 11111111 re 572.2.2 Những tồn tại, hạn ChẾ -¿- St +x+E+EEEESESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrkrrrei 61

ii

Trang 5

2.2.3 Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại -. -+ +25: 73TIỂU KET CHƯNG 2 2-2-©2¿©S£+SE+EEE£EEESEEEEEEEEEE7EE221211211271.211 22 crk.78

CHUONG 3 QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP BAO DAM GIỚI HAN

QUYEN CUA NGƯỜI DUNG MẠNG XÃ HỘI Ở VIET NAM 79

3.1 Quan điểm + x22 1215E1211111121111151115111111 1111111111111 111k 793.1.1 Quyền của người dùng mạng xã hội là một quyền cơ bản nhưng không

phải là quyền tuyệt đối nên phải được giới hạn và kiểm soát 793.1.2 Nhà nước ghi nhận, bảo đảm quyền của người dùng mạng nhưng không

được xâm hại đến lợi ích chung của Nhà nước, tổ chức và cá nhân kháctrong cộng đồng xã hội ¿- ¿©2223 2EE211221127112112112211271 21121 re 81

3.1.3 Bảo đảm quyền đi đôi giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội là

yêu cầu đòi hỏi khách quan của công tác quản lý nhà nước trên lĩnh

ii 0:10 1017 85

3.2 Giải pháp giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội - - 883.2.1 Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện pháp luật - ¿2s x+zxzsz 883.2.2 Giải pháp về cơ chế thực thi pháp luật - 2-2 2 ++sz+£ezxezxerxersxee 923.2.3 Giải pháp về cơ chế bảo vệ pháp luật - 2 + 2 ++s£+£ezxerxerxerszsez 95TIEU KET CHƯNG 3 2 2 1© +E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrrei 97KET LUẬN - ¿5252 SE2E2E122127171121121111 7121121111111 11 011.11 erre.98

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 52+£2££+£E++cxezrxrrreee 100

11

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Tên viết tắt Tên đầy đủ

PLVN Pháp luật Việt Nam

QCN Quyên con người

XHCN Xã hội chủ nghĩa

VBQPPL Van ban quy phạm pháp luật

PTTT Phuong tién truyén thong

QLNN Quan lý Nha nước

QLXH Quan lý xã hội

HTPL Hệ thống pháp luật

VPPL Vi phạm pháp luật

UDHR Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948

ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn

hóa 1966

1V

Trang 7

Hình 2.8: Người dùng LinkedIn tại Việt Nam năm 2023 55-5 +s<c<++ Hình 2.9:N gười dùng Twitter tại Việt Nam năm 2023 55 << ++<s++sc++

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mang xã hội (MXH) hiện nay là một nền tảng trực tuyến gan liền trong mọihoạt động của con người với trên 70% dân số đang sử dụng MXH và có xu hướngngày càng tăng mạnh ở mọi lứa tuôi Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển nềnkinh tế số tại Việt Nam nhưng đồng thời cũng hình thành một xã hội số với hàng trămtriệu giao dịch dân sự diễn ra hằng ngày và cần có những quy định pháp lý đặc thù,

trong đó có các quy định về quyền của người dùng trên nền tảng MXH

Mạng xã hội hỗ trợ giúp cho cuộc sống của mọi người được thuận lợi hơnnhưng đó cũng là môi trường thuận lợi cho các cá nhân lợi dụng các quyền như quyền

tự do ngôn luận, quyền hội họp trong các hội nhóm trên các trang MXH, phổ biếnnhất là Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, dé tuyên truyền những thông tin khônglành mạnh, tiêu cực, phản động xâm phạm đến các lợi ích công và lợi ích của ngườidùng MXH khác Một trường hợp làm chao đảo trên MXH trong suốt thời gian từđầu năm 2021 đến đầu năm 2022 đó là trường hợp của Bà N.P.H, Tổng Giám đốcCông ty Cé phần Dai Nam, Bình Dương, bà H đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận củamình, thường xuyên phát trực tiếp (livestream) trên các nền tảng MXH, sử dụngnhững ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phâm nhiều cá nhân,

tổ chức Có thé thấy, hành vi này đã xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi

ích hợp pháp của tô chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi

bổ sung năm 2017) Ngoài ra, còn có thé kể đến trường hợp T.H.M ở Hà Nội đã lợidụng quyền tự do dân chủ dé lập nhóm Facebook đăng tải, sao chép những bài viết

có nội dung chính tri xấu (bôi nhọ, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,Giám đốc Công an TP Hà Nội) nhăm mục dich tăng tương tác trên mạng xã hộiFacebook và đề nhiều người biết đến bất mãn với chế độ Những hành vi này dẫn đến

việc mat cân bang trong đảm bảo quyền của người dùng MXH Ngoài ra, MXH cũng

là công cụ để những kẻ xấu tan công các cá nhân xâm phạm tới quyên riêng tư, quyềnbảo đảm bí mật thông tin cá nhân Mặt khác, pháp luật về quyền con người (QCN)

Trang 9

tại Việt Nam đã khá đầy đủ và đồng bộ, tuy vậy các quy định về QCN trên không

gian mạng Internet nói chung và trên MXH nói riêng hiện nay chưa được quy định

cụ thé tại Hiến pháp Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay cũng chưa có quy

định cụ thé nào về QCN trong xã hội số hoặc liên quan đến MXH Bao dam QCN

trên không gian MXH là trách nhiệm chung của nhà nước và toàn xã hội nhằm ngày

càng hoàn thiện và nâng cao các QCN vì lợi ích của nhân dân Trong bối cảnh nềnkinh tế số và môi trường mạng đang trở thành một thành phần không thê thiếu đốivới mỗi người dân thì rõ ràng nhu cầu hiến định QCN trên môi trường MXH là rất

cần thiết

Ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật (HTPL) nhằm mục

đích vì con người, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền củangười dùng MXH đồng thời bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng xã hội và quyềnriêng tư của các cá nhân khác hiện là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thựctiễn và sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ

XHCN) và thực thi Hiến pháp năm 2013 Với mong muốn góp phan giải quyết những

tồn tại, vướng mắc, thúc đây quyền này ở nước ta trong thời gian tới đồng thời đểhoàn thành chương trình cao học Luật hién pháp-Luật hành chính, học viên quyếtđịnh chọn đề tài “Giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam” dé thực

hiện luận văn thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Van đề quyền con người trên MXH đã và đang được các tô chức, cá nhân trên

thế giới nghiên cứu, tiếp cận trên nhiều khía cạnh khác nhau Ở Việt Nam, trong thờigian qua đã có một số nghiên cứu về giới hạn quyền con người trên MXH, tiêu biéu

có thé kề đến như sau:

2.1 Bài báo khoa học

- Bùi Tiến Đạt (2015), “Hiến pháp hoá nguyên tắc giới hạn quyên con người:

can nhưng chưa di", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6 (3/2015);

- Cao Đức Thái - Vũ Trọng Lâm, (2019), “Luật An ninh mạng - một bảo đảm

quan trọng trong thực thi quyền con người”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,

Trang 10

http://m.tapchigptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/luat-an-ninh-mang-mot-bao-dam-quan-trong-trong-thuc-thi-quyen-con-nguoi-13080.html.

- PGS.TS Vũ Hồng Anh - TS Nguyễn Thị Thủy (2020), “Báo đảm quyên conngười, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật ViệtNam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 (410), tháng 5/2020

- PGS, TS Tường Duy Kiên (2021), "Dau tranh chống các luận điệu xuyêntạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí

Cộng sản.

- Đặng Minh Tuấn - Lê Quỳnh Mai (2020), “Giới hạn quyên con người, quyêncông dân tại Việt Nam Nguyên tắc Hiến pháp và van dé thực thi”, Tạp chi Khoa họcKiểm sát số 05 (42)/2020

- PGS.TS Trương Hồ Hải - ThS Âu Thị Tâm Minh (2021), “Đầu tranh phòng,chống lợi dụng quyên tự do ngôn luận trên không gian mang”, Tạp chí Cộng san

2.2 Sách tham khảo, sách chuyên khảo

- TS Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên) 2015, Giới hạn chính dang đối với cácquyên con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam,Nxb Hồng Đức

- GS.TS Pham Hồng Thái (Chủ biên) 2016, Tu tudng Việt Nam về quyền conngười, Nxb Chính trị quốc gia

- Trần Đại Quang (2017), Không gian mang tương lai và hành động, Nxb

Công an nhân dân.

2.3 Luận văn, luận án

- Tường Duy Kiên (2004), Dam bảo quyển con người trong hoạt động củaQuốc hội Việt Nam, LATS Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Hoàng Đức Nhã (2016), Quyển tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở

Việt Nam hiện nay, LVThS Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội.

- Tran Thị Hồng Hạnh (2018), “Hodn thiện pháp luật về bdo vệ thông tin cá nhân

ở Việt Nam hiện nay” LATS Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Lê Thị Dung (2022), “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân

trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay”, LVTS Luật học, Trường Đại học Luật

- DHQGHN.

Trang 11

Nhìn chung, các công trình nêu trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thôngtin lớn liên quan đến đề tài luận văn, là cơ sở dé tác giả tham khảo, kế thừa trong quátrình thực hiện luận văn Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu

trực diện về “Giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam” Vì vậy, đề

tài luận văn là công trình khoa học chuyên sâu nghiên cứu một cách toàn diện cả về

lý luận và thực tiễn đưới góc độ luật học về Giới hạn quyền của người dùng mạng xã

hội ở Việt Nam, không trùng lặp với các công trình khoa học khác.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của Luận văn là phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật

và thực trạng giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay Trên

cơ sở đó, tiễn hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật

về giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam Qua đó đề xuất phươnghướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế đề nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền

của người dùng mang xã hội ở nước ta trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

cụ thé như sau:

- Tổng quan hệ thống lý luận, pháp luật cơ bản về nguyên tắc giới hạn quyền

COn người.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về thực thi các quyền con người trên không

gian mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Nêu phương hướng và kiến nghị các giải pháp dé đổi mới, hoàn thiện khungpháp lý về giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

- Đề tài tiến hành nghiên cứu đối với hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành

của Việt Nam về quyền của người dùng mạng xã hội là chủ yếu là chủ yếu (Hiến

pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật an ninh mạng, Luật báo

Trang 12

chí, Luật giao dịch điện tử, Luật viễn thông, Luật an toàn thông tin mạng, Luật công

nghệ thông tin, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Quyết định số 874/QD-BTTTT ).Ngoài ra, kết hợp nghiên cứu một số quy phạm pháp luật của quốc tế

- Một số vụ việc vi phạm quyên con người, quyền công dân trên mạng xã hội

tại Việt Nam hiện nay, việc thực hiện bảo vệ quyền con người của các chủ thé, cácbiện pháp cơ quan nhà nước đưa ra nhằm bảo vệ quyền của người dùng mạng xã hội

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến quyềncủa người dùng trên các trang mạng xã hội phô biến trên lãnh thé nước Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2020 đến nay Năm

2020-2021 cũng là giai đoạn giãn cách xã hội do dịch covid 19 trong thời gian dải

cũng là giai đoạn bùng nỗ hàng loạt của các trang mạng xã hội Các ứng dụng mạng

xã hội được sử dụng như một công cụ phục vụ mục đích trao đôi thông tin, giải trí,thương mại điện tử , đồng thời các cơ quan nha nước cũng thực hiện việc quan lý xãhội thông qua mạng xã hội dé thích nghỉ với sự phát triển của xã hội số hiện nay.Nhận thấy các ưu điểm và hạn chế từ các hoạt động của người dùng mạng xã hội trêncác nền tảng mạng xã hội phố biến hiện nay như TikTok, Facebook, Zalo,Instagram, thì việc giới hạn quyền của người dùng MXH là thực sự cần thiết và cần

phải đưa ra các giải pháp khắc phục

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Luật nhân quyền quốc tế

và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cu thé trong quá trình thực hiện dé tài, luận văn

sử dụng các phương pháp nghiên cứu dé giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra

Cụ thê:

- Phương pháp phân tích: đi sâu tìm hiểu dé làm sáng tỏ những van đề, nội dung

cụ thể trong luận văn Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3

Trang 13

- Phương pháp tổng hop: từ những van đề cụ thé và riêng, luận văn sẽ tonghợp thành những vấn đề chung, có tính khái quát Phương pháp này sử dụng chủ yếu

ở chương | và chương 3.

- Phương pháp so sánh: về nội dung, quan niệm, thực trạng quyền của ngườidùng mạng ở Việt Nam trong các thời kỳ hoặc với các quốc gia khác dé làm rõ ưuđiểm, hạn chế của chúng Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 2

- Phương pháp thống kê: tập hợp các số liệu, nhằm đánh giá thực trạng, đưa

ra những bình luận, đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật hiện hành, tínhhiệu quả trong việc thực thi các quy định đó và đề xuất về quan điểm, giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam hiệnnay Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 2

- Phương pháp chuyên gia: tập hợp các ý kiến, quan điểm của các chuyên gia(những người có trình độ sâu về lý luận, pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn) dé nhậnđịnh, đánh giá Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3

Các phương pháp trên được vận dụng đồng bộ, có sự kết hợp và đan xen lẫn

nhau Các phương pháp được sử dụng nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài, đảmbảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các chương

6 Điểm mới của luận văn

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp luật về giới hạn quyền

của người dùng mạng xã hội, đánh giá một cách có hệ thống những thành tựu cũng

như những hạn chế, bat cập trong thực thi quyền con người tại Việt Nam trên khônggian mạng xã hội hiện nay Từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng bảo đảm quyền của người dùng mạng xã hội

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cúa luận văn

7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và hệ thống

hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội.Kết quả của việc nghiên cứu góp phần đưa ra những gợi ý cho việc hoàn thiện các

quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam

trong bôi cảnh xã hội sô hiện nay.

Trang 14

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thé góp phần hoàn thiện khungpháp lý về việc thực thi quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam Đồng thời

luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu, học tập và ứng dụng

giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; các cơ quan, cá nhân làm công tác quản lý về báo chí

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn bao gồm 3 chương Cụ thê như sau:

Chương 1: Những van dé lý luận và pháp luật về giới hạn quyền của người

dùng mạng xã hội

Chương 2: Thực trạng giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam

hiện nay

Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm giới hạn quyền của người dùng

mạng xã hội ở Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHAP LUẬT VE GIỚI HAN QUYEN CUA

NGUOI DUNG MANG XA HOI

1.1 Khái niệm, đặc điểm giới han quyền của người dùng mạng xã hội

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của mạng xã hội

111.1 Khái niệm mạng xã hội

Trong xã hội số ngày nay, MXH không còn xa lạ với tất cả mọi người dân Việt

Nam bởi đa số người dân đều sở hữu cho mình ít nhất một thiết bị điện tử thông minh

như điện thoại thông minh, máy tính bảng (ipad), laptop, đều kết nối Internet vàhoàn toàn có thể truy cập MXH bat cứ lúc nào Khi nhắc tới cụm từ “mạng xã hội”thì người ta có thé liệt kê một loạt ứng dụng trang MXH phổ biến nhất hiện nay làFacebook, zalo, instargram, Vậy khái niệm MXH phải chăng đơn thuần chỉ là têngọi chung cho các ứng dụng trên không? Đề nghiên cứu về giới hạn quyền của người

dùng MXH thì trước hết cần hiểu thuật ngữ “Mạng xã hội” (Social network) là gì?

Trước tiên, cần phân biệt lần lượt các khái niệm sau: “không gian mạng”,

“mạng internet”, “mạng xã hội” Internet hay Mạng (phiên âm tiếng Việt: in-to-nét)

là một hệ thống thông tin toàn cầu có thé được truy nhập công cộng gồm các mạngmáy tính được liên kết với nhau Hệ thống truyền thông tin theo cách chuyên mạchgói dựa trên giao thức liên mạng được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này baogồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn trong các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu

và trường đại học, người dùng cá nhân và chính phủ trên khắp thế giới, được kết nốithông qua nhiều công nghệ bao gồm mạng điện tử, mạng không dây và cáp quang.Internet lưu trữ nhiều loại tài nguyên thông tin và dịch vụ, chăng hạn như các tài liệuvăn bản được kết nối với nhau và các ứng dụng của World Wide Web (WWW), email,

điện thoại và chia sẻ tệp (file).

Không gian mạng là khái nệm mang hàm nghĩa rộng bao trùm cả khái niệm

“mạng internet” và “mạng xã hội” Không gian mạng được hiểu là mạng lưới kết nốicủa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet,

Trang 16

mang máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người

thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Sự phát

triển không gian mạng (môi trường mạng) phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng thông tin ở

mỗi quốc gia Hiện nay, đặc biệt ở Việt Nam và trên thế giới, không gian mạng rất

rộng lớn, các hệ thống các mạng được sử dụng bao gồm: trình duyệt web (Google,

Chrome, Mozilla Firefox , Opera, Safari ); các website tin tức (VnExpress, Tin tức, Zing news, VTC News ); mang xã hội (Facebook, Twitter, YuMe, Instagram, Zing

me, Youtube, Skype, WeChat, Google Plus, Go.vn ); tim kiếm va khám phá (Google

map, Bing, Google Docs ); các tiện ích (chuyền tiền, công việc, email, thiệp điện

tử ); trang web mua bán, kinh doanh, học tập, âm nhạc và giải trí.

Mạng xã hội được xem như một trong những ứng dụng của Internet có tác

động mạnh mẽ nhất Đó là một loại trang mạng hoạt động trong không gian mạng,kết nối các thành viên có cùng sở thích trên Internet lại với nhau và tạo thành mộtcộng đồng không giới hạn về không gian và thời gian Mạng xã hội, thường được gọi

là MXH, có các tính năng như chat, chia sẻ tệp, video, trò chuyện bằng giọng nói vànhiều tính năng khác Do đó, nó là một khái niệm hẹp hơn, trong đó mọi hoạt động

của người dùng trên MXH được thực hiện và quản lý trong phạm vi các ứng dụng

MXH.

Cho đến ngày nay, có thê nói rằng đây là mô hình tương tác và kết nối conngười mới nhất trong quá trình phát triển đương đại Nó đơn giản hóa phương thức

tương tác và kết nối giữa con người với nhau suốt lịch sử Mạng xã hội đang từng

bước trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Nó mang lại cơhội dễ dàng cho mọi người kết nối, chia sẻ sở thích, thói quen và ý tưởng của họ.Mạng xã hội ngày càng lan rộng và đã chứng minh sức hấp dẫn và vai trò của nótrong mọi khía cạnh của đời sống xã hội, bao gồm kinh doanh, học tập, giải trí vànhiều lĩnh vực khác Hầu hết các dịch vụ trên MXH dựa trên nền tảng web và cung

cấp các công cụ đề người dùng tương tác trên Internet, chăng hạn như email hoặc tin

nhắn Các dịch vụ cộng đồng trực tuyến, đôi khi cũng được coi là MXH, tuy nhiên,chúng thường tập trung vào nhóm thay vì cá nhân và xoay quanh các chủ đề hoặc sở

Trang 17

thích của nhóm Trang MXH cho phép người dùng chia sẻ ý tưởng, hoạt động và sở

thích trong mạng lưới của họ Hiện nay, có một số trang MXH tiêu biểu được sử dungphô biến trên toàn thé giới như:

e Facebook: Được thành lập vào năm 2004 bởi CEO Mark Zuckerberg và chi

được cung cấp rộng rãi cho người dùng trên toàn thế giới vào năm 2006.Facebook đã nhanh chóng phát triển dé trở thành MXH lớn nhất thế giới tínhđến thời điểm hiện tại Mọi người đều có thé tự tạo trang cá nhân của riêngminh dé chia sẻ các khoảnh khắc, hình ảnh, tin nhắn và tương tác với các hoạt

động như bình luận, chia sẻ,

Youtube: Video đầu tiên được tải lên Youtube vào ngày 25 tháng 4 năm 2005

bởi Jawed Karim, một trong ba người sáng lập Youtube Ké từ đó, Youtubetrở thành trang chia sẻ video lớn nhất thế giới và là MXH có lượng người dùngtích cực lớn thứ hai thế giới Trung bình, người dùng trên toàn thế giới xem

hàng tỷ giờ video trên Youtube mỗi ngày.

Instagram: Đây cũng là một trong những MXH phô biến nhất hiện nay, cho

phép người dùng chia sẻ hình ảnh từ mọi nơi trên thế giới Mặc dù không cónhiều tính năng như Facebook nhưng Instagram được ưa chuộng bởi tính riêng

tư của người dùng.

Tiktok: Là nền tảng video âm nhạc và MXH của Trung Quốc mới được ra mắtvào năm 2017 dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc, Tiktok nhanh

chóng vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng những MXH lớn nhất thế giới, chỉ

đứng sau Facebook và Zalo.

Pinterest: Là một nền tảng MXH cho phép người dùng chia sẻ và tìm kiếmnội dung phương tiện (thường là hình ảnh) Người dùng có thể tạo bộ sưu tậpnội dung theo chủ đề và sở thích trên Pinterest

Twitter: Người dùng chủ yếu đăng tải các nội dung lên MXH, ngoài ra cũng

có thé chia sẻ hình anh, video

Snapchat: Là ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ ảnh và video với bạn bè

nhưng nội dung sẽ tự động biến mất sau một thời gian gửi nhất định Snapchat

10

Trang 18

cũng cho phép người dùng thêm các bộ lọc hoặc hiệu ứng thú vị vào hình ảnh hoặc video của họ.

Có thê hiểu, MXH là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internetlại với nhau cho nhiều mục đích không phân biệt không gian và thời gian Dịch vụMXH về bản chất có nền tảng là một trang trực tuyến mà tập trung vào xây dựng vàphản ánh mạng mối quan hệ xã hội giữa người với người dựa trên sự tương đồng về

sở thích, môi trường hoặc lĩnh vực hoạt động g1ữa những thành viên Một MXH trực

tuyến bao gồm một thể hiện của mỗi người dùng, thường là một hồ sơ (profile) và

các mối quan hệ xã hội của người ay và một loạt dich vu phụ thêm khác Hiểu mộtcách khái quát, MXH là một dịch vụ liên kết những tài khoản cá nhân trên không gian

Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau Sự kết nối giữa các thành viên

được thực hiện thông qua các thông tin về cá nhân, bạn bè, đối tác hoặc cũng có thểthông qua một nhóm có chung đặc điểm về sở thích, nghề nghiệp, lĩnh vực quan tâm

Có thể thấy, khởi nguồn MXH là một mạng lưới hình thành không phân biệt khônggian và thời gian của những cá nhân đề bày tỏ những nhận xét, cảm xúc, kinh nghiệmsong, riêng tư Qua thời gian, với tính chất liên kết, chia sẻ rộng rãi thông tin, MXH

đã không còn là những cảm xúc, suy nghĩ của những cá nhân mà đã trở thành tâm

trạng, cảm xúc chung của nhiều người và ở một góc độ nào đó, sự vận động của MXH

đã ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của cả cộng đồng Internet và MXH giúp chúng ta

dễ dàng năm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau với tốc độ nhanhchóng, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian Việc sử dụng MXH đãđem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân trong việc nâng cao kiến thức, tiếp cậncác tri thức mới, chia sẻ tình cảm, phản ánh các vấn đề mình quan tâm, thê hiện quanđiểm và năng lực cá nhân, phục vụ nhu cầu giải trí, mua bán hàng hoá, đồng thờitham gia giám sát xã hội tích cực Chính điều đó đã góp phần quan trọng vào việcphát huy quyền làm chủ của người dân, phát huy các quyền tự do ngôn luận, tự do

báo chí

Với rất nhiều tính năng được tích hợp, MXH đang trở thành nơi chia sẻ thông

tin của người sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng, không gian mạng thực sự

11

Trang 19

đã mở ra một thế giới vô cùng hấp dẫn với người dùng, nơi mà tất cả các giác quan

của họ đều được thỏa mãn một cách tốt nhất Không gian mang, nơi diễn ra các hoạt

động trao đổi thông tin, một mạng lưới toàn cầu, một môi trường mới, nơi diễn ra tất

cả các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội một “thé giới ảo”, ton tại và

tương tác, đan xen, gan kết mạnh mẽ với thế giới thực của con người Sử dụng khônggian mạng là nhu cầu không thể thiếu của mỗi chúng ta hiện nay và trở thành xu

hướng của thời đại.

Xem xét từ góc độ xã hội học, mạng lưới xã hội là một tập hợp các mối quan

hệ giữa các thực thê xã hội Những thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ bao gồm

cá nhân mà còn có thể là các nhóm xã hội Khi mạng lưới xã hội này được hình thành

và phát triển thông qua phương tiện truyền thông Internet, nó được biết đến là "mạng

xã hội ảo" Mang xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet kết nối các thành viên

có cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thờigian thông qua các tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, trò chuyện bằnggiọng nói, và nhiều tính năng khác, nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng và giá

trị xã hội.

Các phân tích trên cho thấy MXH là một dịch vụ cho phép các thành viên có

cùng sở thích kết nối với nhau trên Internet cho nhiều mục đích khác nhau Trong xãhội ảo trên nền tảng MXH, không có rào cản về giới tính, độ tudi, không gian và thời

gian Ngoài ra, những người sử dụng MXH thường được gọi là cư dân mạng.

1.1.1.2 Đặc điểm của mạng xã hội

Mạng xã hội trên Internet có những đặc điểm nổi bật đó là: sự liên kết cộngđồng, tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin không 16

- Sự liên kết với cộng dongĐiều này là một đặc điểm nổi bật của MXH ảo bởi vì nó cho phép mọi ngườikết nối với nhau trong một loạt các không gian khác nhau Ngoài ra, người dùng có

thể trở thành bạn của nhau thông qua việc gửi lời mời hoặc yêu cầu kết bạn mà không

cần phải gặp gỡ trực tiếp Một cộng đồng trực tuyến được hình thành thông qua sựliên kết này Những người có sở thích chung cũng có thể tập hợp lại thành các nhóm

12

Trang 20

trên MXH, tương tác thường xuyên và chia sẻ trên mạng thông qua việc bình luận

hoặc chia sẻ các đường liên kết trên trang chung của nhóm

- Tính da phương tiện

Mạng xã hội có rất nhiều tiện ích vì chúng bao gồm nhiều tính năng mà ngườidùng có thé sử dụng bao gồm chữ viết, âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động Sau khiđăng ký một tài khoản, người dùng có thể tự do xây dựng một tài khoản các nhân.Người dùng có thé chia sẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh va video bang cách sửdụng các tiện ích và dịch vụ mà MXH cung cấp Họ cũng có thé tham gia vào các tròchơi trực tuyến mà nhiều người cùng tham gia, gửi tin nhắn, nói chuyện với bạn bè(chat hoặc voice), điều này dẫn đến việc sẽ tạo ra các mối quan hệ trong xã hội ảo

- Khả năng tương tác cao

Thể hiện phụ thuộc vào các người dùng sử dụng ứng dụng MXH, nơi mà thôngtin được truyền đi và phản hồi giữa những người dùng MXH

- Khả năng truyền tải và lưu trữ một lượng lớn dữ liệuTất cả các MXH đều có các ứng dụng giống nhau chăng hạn như viết bài, đăng

trạng thái, đăng nhạc hoặc video clip Tuy nhiên, các ứng dụng này có sự khác nhau

ít nhiều các tính năng sử dụng Các trang MXH lưu trữ và sắp xếp dữ liệu theo trình

tự thời gian, cho phép người dùng truy cập va tìm lại lượng dir liệu lớn đã lưu trên

nền tảng MXH

1.1.2 Giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội

1.1.2.1 Khái niệm giới hạn quyên của người dùng mang xã hội

Giới han hay han ché quyén con người (goi tat 1a giới han quyén) là việc Hiến

pháp hay văn bản luật của quốc gia có điều khoản hạn chế quyền cho phép nhà nước

áp đặt điều kiện đối với việc hưởng thụ hay thực hiện quyền và tự do cá nhân nhăm

bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp lý của nhà nước, xã hội và của cá nhân khác [7] Việc

hạn chế QCN là giải quyết sự cân bằng giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi của người

khác Có thê hiểu việc nhà nước đưa ra khái niệm giới hạn quyền cũng là một cách

thức thực hiện việc bảo vệ QCN.

Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR) và Công ướcquốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 (ICESCR) có quy định tương

13

Trang 21

tự khi dành một điều khoản riêng dé cập giới hạn quyền như là nguyên tắc giới han

chung áp dụng cho tất cả các quyền trong văn kiện Điều 29 UDHR có quy định: “

Mọi người đều mang trách nhiệm đối với cộng đông mà họ sống, trong đó quyén tự

do và phát triển cá nhân của họ có thể tự do và day du được thuc hiện Khi thực hiện

quyên tự do của mình, mọi người can tuân theo các giới hạn được đặt ra bởi luậtpháp dé đảm bảo rang quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng.Điều nay doi hỏi tuân theo đạo duc, trật tự công cộng và hòa bình trong một xã hộidân chủ Trong mọi trường hợp, các quyên tự do này không thể bị hành xử trái với

các mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc” Điều 4 của ICESCR đề cập đếngiới hạn quyền như sau: “Các quốc gia thành viên thừa nhận rang, trong khi xác định

các quyên mà mỗi cá nhân được hưởng phù hợp với các quy định của Công ước này,mỗi quốc gia chỉ có thể đặt ra những hạn chế bằng các quy định pháp luật trongphạm vi mà những hạn chế đó không trái với bản chất của các quyền nêu trên vàhoàn toàn vì mục đích thúc đẩy phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ " Cả 2 văn

bản đều hàm ý giới hạn quyền phải được quy định bởi luật pháp Khác với các văn

kiện trên, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966 không

có điều khoản riêng về giới hạn quyền, ICCPR khi quy định về từng quyền sẽ có đoạnxác định về điều kiện giới hạn quyền Theo đó, ICCPR gọi những quyên này là quyềntương đối (non-absolute rights) bên cạnh những quyền tuyệt đối (absolute rights) sẽkhông bị giới hạn hay bị đình chỉ trong bất cứ trường hợp nào [7]

Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra nguyên tắc chung tại Khoản 2 của Điều 14 như

sau: “Quyển con người và quyên công dân chỉ có thé bị hạn chế theo quy định củaluật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng ” Điều này đã tạo ra một góc nhìn mới

về việc giới hạn quyền Việc giới hạn quyền cũng đồng thời là biện pháp dé đảm bảo

tính chất thực tiễn của các QCN Nó đảm bảo sự cân đối trong mối quan hệ giữa Nhànước, tô chức và công dân, đồng thời đảm bảo sự ổn định va hài hòa trong các mối

quan hệ xã hội Với vai trò của Nhà nước là chủ thể quyền lực, có trách nhiệm thúc

đây, bảo vệ và đảm bảo QCN Xem xét từ góc độ pháp lý, quy định tại Khoản 2 của

14

Trang 22

Điều 14 trong Hiến pháp năm 2013 đã phù hợp với quy định của luật pháp toàn cầu

cũng như các văn bản hiến pháp tiến bộ trên khắp thé giới đối với việc hạn chế quyền

Quy định này cũng đảm bảo răng quyết định hạn chế quyền chỉ được đưa ra nếu có

lý do khách quan, chính đáng và hợp pháp, dựa trên quá trình xem xét và nghiên cứu

kỹ lưỡng của chủ thê có quyền

Có thé nói, quan niệm về hạn chế quyền của Hiến pháp năm 2013 khác han sovới quan niệm của thế giới Theo quy định ở khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013thì bất ky quyén nao cting đều bị hạn chế trừ một vài trường hợp nhất định Theo luậtnhân quyền quốc tế, có những quyền công dân nhất định không bị hạn chế thi hànhbởi bất kỳ nguyên nhân nào, trừ bất cứ trường hợp nào và một số các trường hợp cụthê theo quy định của Hiến pháp năm 2013

Dựa trên các nguyên tắc về quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm nêu trong Tuyên

bố, hai Công ước năm 1966 đã được phát triển hơn nữa dé đưa ra những quy định cụthé nhằm xác định những quyên nào phải được thực hiện ngay lập tức Day là những

quyền mà các Quốc gia phải đảm bảo thực hiện ngay lập tức Bởi đó là một giới hạn,

một “ngưỡng” là một quyền tuyệt đối, bat chap sự tồn tại của nhân quyền Các quyềnphải được thực hiện dan dan, từng bước một, đòi hỏi nhà nước phải từng bước cónhững bước đi cụ thé dé cải thiện đời sống người dân và nâng cao chất lượng cuộcsong - những quyên tương đối và những quyền có thé bi vi phạm

Nguyên tắc hạn chế quyền được quy định trong cả hai Công ước năm 1966

như sau:

Điều 4, ICECSR quy định nguyên tắc các quốc gia thành viên có thé đặt ranhững giới hạn trong việc thực hiện quyền con người, với các điều kiện: "Những hanchế đó phải được quy định trong luật; không được trái với bản chất của các quyên

có liên quan và vì lý do duy nhất nhằm thúc đẩy lợi ích chung trong một xã hội dân

chủ" ICCPR quy định cụ thé các quyền con người có thé bị hạn chế và các lý do cho

việc có thể áp đặt các hạn chế bao gồm: An ninh quốc gia; Trật tự công cộng; Đạođức và sức khỏe cộng đồng: Quyền và tự do của người khác

Trên cơ sở các nguyên tắc chung như trên, cả hai Công ước quy định cụ thémột số quyền bị hạn chế: trong đó, có quyền tự do ngôn luận (Khoản 2, 3, Điều 19

15

Trang 23

ICCPR) quy định: “2 Moi cá nhân đều có quyên tự do ngôn luận Quyên này bao

gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh

vực hoặc hình thức tuyên truyền, có thể thông qua bắt kỳ phương tiện truyền thông

đại chúng nào theo sự lựa chọn cua họ Thực hiện quyên này đồng nghĩa với việc

chấp nhận những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt." Do đó, một số hạn chế nhấtđịnh có thê được áp dụng, nhưng những hạn chế này phải được pháp luật quy định vàcần thiết đề tôn trọng quyền và uy tín của người khác Bảo vệ an ninh quốc gia, trật

tự công cộng, sức khỏe và đạo đức xã hội.

1.1.2.2 Điều kiện giới hạn quyên của người dùng mạng xã hội

Điều kiện dé giới hạn QCN theo luật nhân quyền quốc tế bao gồm 3 điều kiệnsau: Một là, QCN chỉ có thể giới hạn bởi luật hoặc văn bản dưới luật có quy định cácđiều khoản hạn chế quyền con người Hai là, việc giới hạn QCN nhằm mục đích vì

lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏecộng đồng hay nói cách khác là trong trường hợp thật sự cần thiết Ba là, giới hạn

QCN khi thấy cá nhân đó thực hiện vượt quá giới hạn quyền xâm phạm đến quyền

lợi của cá nhân khác Cu thé theo UDHR năm1948 đã quy định nguyên tắc hạn chế

QCN này tại Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải

chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọngquyền và quyền tự do của những người khác cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏichính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và nên an sinh chung trong một xã hội dan

chủ” Điều 4, ICECSR quy định nguyên tắc các quốc gia thành viên có thể đặt ra

những giới hạn trong việc thực hiện QCN với các điều kiện: những hạn chế đó phảiđược quy định trong luật; không được trái với bản chất của các quyền có liên quan và

vì lý do duy nhất nhằm thúc đây lợi ích chung trong một xã hội dân chủ ICCPR cóquy định cụ thê các QCN có thé bị hạn chế và các lý do cho việc có thé áp đặt cáchạn chế bao gồm: an ninh quốc gia; trật tự công cộng; đạo đức và sức khỏe cộng

đồng: quyền và tự do của người khác

Môi trường mạng là không gian mở, cá nhân và bat cứ cơ quan, tổ chức nàocũng đều được tự do thê hiện quan điểm chính kiến, giao lưu trao đổi với nhau Đó là

16

Trang 24

quyền tự do của cá nhân: quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin (tự do chia sẻ, thuthập và trao đồi thông tin) trên môi trường mang Đây là quyền tự do căn ban củacông dân mà pháp luật quốc tế, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ.Tuy nhiên, những quyên này là các quyền tương đối, có thé bị hạn chế theo quy địnhcủa Hiến pháp và các văn bản luật Giới hạn quyền của người dùng trên MXH là việcHiến pháp hay văn bản luật có điều khoản hạn chế quyền cho phép nhà nước áp dụngđiều kiện đối với hưởng thụ hay thực hiện quyền và tự do cá nhân trong phạm vi trêncác nền tảng MXH đăng kí và hoạt động trên lãnh thé Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích

chính đáng, hợp lý của nhà nước, xã hội và của những người dùng khác trên MXH.

Hiện nay, với sự bùng nỗ phát triển của Internet, MXH đã trở thành một công

cụ quan trọng dé thể hiện cuộc sống và hoạt động của con người cũng như dé thựchiện các quyền công dân (QCD) Trong MXH, chú trọng chủ yếu đồ vào các quyềnsau đây: quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin, quyền tự do lập hội, tổ chứccuộc họp hòa bình thông qua tính năng của các MXH bao gồm việc đăng tin tức, hình

ảnh, video và tham gia bình luận trong các nhóm cộng đồng Tất cả các nhóm quyền

này, khi được người dân thực hiện trên không gian MXH phải tuân theo luật pháp

của Việt Nam.

Tuy nhiên, trên không gian MXH, do cơ chế hoạt động đặc thù, hầu hết cácQCN có thể bị hạn chế Việc hạn chế quyền của người dùng MXH cũng nhằm bảo vệcác quyền cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các thực thêkhác xâm phạm đến quyền và lợi ích của người dùng MXH khác và đảm bảo trật tựcông cộng Công dân vẫn được bảo đảm quyền tự do sử dụng MXH vì lợi ích cá nhân

và có quyền tự do và tự thực hiện quyền cá nhân trên nền tảng mạng này

Cùng với cải tiến của các ứng dụng MXH ngày nay, QCN khi tham gia cáchoạt động trên MXH cũng rất cần được lưu tâm Một số đặc điểm về quyền của ngườidùng trên MXH này cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, việc kết nỗi thông tin về QCN trên MXH không bị giới hạn bởi biên

giới quốc gia như ranh giới địa lý và chính trị Việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệQCN được thể hiện và thực hiện qua một tập hợp các cấu trúc nhất định (cá nhân,

17

Trang 25

nhóm và tổ chức của họ) Tổng thể này được liên kết bởi mối quan hệ thu thập, sảnxuất, phân phối, tiêu thụ thông tin thông qua mạng máy tính toàn cầu Trao đôi dữliệu điện tử không phụ thuộc vào vi trí địa lý của cá nhân, tổ chức và cho phép chủ

thé các quan hệ pháp luật dân sự điện tử tương tác với nhau mà họ không hề biết và

trong nhiều trường hợp không thể biết vị trí của chủ thể đó.

Thứ hai, Quyền của người dùng trên MXH có hai mặt: một mặt tạo điều kiệncho người dân bày tỏ quan điểm, ý kiến và thực hiện quyên tự do ngôn luận, tự dobày tỏ nhân phẩm, tự do khởi nghiệp nhưng mặt khác rat dễ bị tiết lộ dữ liệu cá nhân,

bị theo dõi, bị xúc phạm danh dự, nhân phâm va bị “ném đá” không chỉ trong phạm

vi biên giới quốc gia mà có thê trên toàn cầu Về bản chất, MXH là không gian toàn

cầu cho nên sức lan tỏa của nó rất rộng lớn, người dùng trên MXH cần được kiểm

soát chặt chẽ.

Thứ ba, van đề về mối quan hệ giữa tính phổ quát và tính đặc thù của QCNtrên MXH phức tạp hơn so với QCN trong đời sông thực tế của xã hội loài người

QCN được xác định bởi sự hiểu biết của người dùng về các ứng dụng MXH Đây là

một không gian thông tin toàn cầu nhưng điểm xuất phát và cách thức, nội dung biểu

đạt của thông tin lại luôn gắn với không gian địa lý - chính trị của mỗi quốc gia Từ

đó, cho phép xác định và thực hiện QCN không tách rời khỏi không gian dia lý, chính

trị Vì vậy, không gian mạng và việc tôn trọng, bảo vệ QCN trên không gian này vẫn

là một đối tượng bị lưu giữ và quản lý bởi mỗi quốc gia Xác định không gian địa lý

- chính trị trên không gian MXH là rất quan trọng và không thể thiếu đối với tất cảcác quốc gia, nhất là khi tội phạm trực tuyến đang gia tăng rất nhanh như: lừa đảo,đánh bạc, môi giới mại dâm, buôn bán vũ khí, ma túy, gây thù han dân tộc

Thực tế ở nhiều nước cho thấy có những thế lực đã lợi dụng thế MXH thựchiện cuộc “chiến tranh thông tin”, “chiến tranh mạng” diễn ra giữa các nhóm xã hộitrong nội bộ một quốc gia hay liên quốc gia hoặc giữa các quốc gia, với phương diện,

cách thức mới không có khói súng từ chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội đến QCN.

Ban chat của kiêu chiến tranh này là tác động đến cộng đồng với những thông tin thấtthiệt, khiến con người khó có thé nhận biết được thật giả dé đưa ra suy nghĩ và hành

18

Trang 26

động đúng Mối đe dọa trên MXH là mối đe dọa vô hình nhưng lại diễn ra trong đời

sông thực tại của con người, không một quốc gia nào có thé khoanh tay đứng ngoài

[33].

1.2 Khuôn khỗ luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về giới hạn quyền

của người dùng mạng xã hội

1.2.1 Khuôn khổ luật quốc tế về giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội

Ngày 24/10/1945, Hiến chương Liên hợp quốc được ban hành với mục tiêu:

“Phòng ngừa cho những thé hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lan gây

cho nhân loại đau thương không ké xiét; Tin tưởng vào những quyển cơ bản, nhânphẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam va nữ, ở quyên bình đẳng

giữa các quốc gia lớn và nhỏ; Tạo mọi điều kiện can thiết dé giữ gìn công lý và tôntrọng những nghĩa vu do những điều ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra;Khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nên tu do rộng

rãi hon” [23].

Những nghĩa vụ theo Hiến chương của các thành viên được xem xét dưới haigóc độ cơ bản, đó là những nghĩa vụ riêng của các quốc gia và nghĩa vụ chung của

cộng đồng quốc tế Hiến chương không chỉ là văn kiện nền tảng của luật quốc tế về

QCN cơ sở pháp lý quan trọng thành lập Liên hợp quốc mà còn xác định trách nhiệmquốc gia khi tham gia cơ chế bảo đảm QCN cũng như là cơ sở pháp lý quốc tế dé xácđịnh trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đây sự phát triển

của các QCN trên phạm vi toàn cầu [20]

Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948 và hai Công ước quốc tế

về quyền con người năm 1966 cùng các nghị định thư bổ sung tạo thành Bộ luật quốc

tế về quyền con người - là nền tảng của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền conngười hiện nay Điều 2 của bản Tuyên ngôn năm 1948 quy định quyên con người:

“không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan

điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn sốc xuất thân, địa vị xã hội ” [6]

Bên cạnh đó, UDHR cũng đề cập đến những giới hạn trong việc thực hiện quyền con

người nói chung, trong đó có quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, mà bản chât

19

Trang 27

của nó là cho phép các quốc gia thành viên có thé áp đặt một số điều kiện với việcthực hiện hoặc hưởng thụ một số QCN nhất định, theo đó, quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối mà là quyền có thé bị giới han, cụ thé: “7 Moi

người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách

của ban thân họ có thể phát triển tự do và day đủ 2 Trong khi hưởng thụ các quyên

và tu do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằmbảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của ngườikhác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cau chính đáng về đạo đức, trật tự công

cong và phúc lợi chung trong một xã hội dân chu” [6].

Quyền con người nói chung được đảm bảo trên mọi mặt và MXH là một lĩnh

vực đặc biệt nơi quyên của người dùng MXH tương đối phát triển Trong đó, quyền

tự do ngôn luận đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt trên MXH và được

coi là một trong những quyền cơ bản của con người Tuy nhiên, tự do ngôn luận vẫncần phải tuân theo khung pháp luật tại bất kỳ quốc gia nào đề tránh việc lạm dụngquyền này, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác cũng như dam bảo đạođức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, MXH đã trở thành công cụ mạnh

mẽ cho việc biểu đạt quyền tự do ngôn luận Tuy nhiên, điều này cũng đã mở ra nhiềuvan đề xã hội và pháp lý mới, đặc biệt là quản lý thông tin trên MXH ngày nay Quyền

tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được thừa nhận trong

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền dân

sự và chính trị năm 1966 Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948nêu rõ: “Moi người déu có quyên tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảolưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền

bá các ý tưởng và thông tin bang bat kỳ phương tiện truyền thông nào, và không cógiới hạn về biên giới ” Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

cũng quy định: “Moi người có quyén tự do ngôn luận Quyên này bao gốm tự do

tìm kiếm, tiếp nhận và truyén đạt thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hìnhthức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật,

20

Trang 28

thông qua bat kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào, tùy theo sự lựa chọn của ho.”

Tự do ngôn luận là nền tảng quan trọng để thực hiện đầy đủ các quyền con ngườikhác và liên quan chặt chẽ đến quyền tự do biéu đạt, tự do hội họp, tự do lập hội, tự

do tư tưởng, tín ngưỡng, cũng như quyền tham gia vào quản lý công việc của nhà

nước và xã hội.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, hình thức biểuđạt quyền tự do ngôn luận đã có nhiều thay đổi Mạng xã hội đã trở thành công cụcho phép tat cả các cá nhân và tô chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thôngtin, thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình Tính lan tỏa và ảnh hưởng của nó đôikhi còn mạnh hơn và nhanh hơn báo chí truyền thống và các hình thức thé hiện khác.Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội và pháp lý, đặc biệt là việc quản lý thông

tin trên các ứng dụng MXH.

Tự do ngôn luận là quyền con người cơ bản nhưng luôn phải có giới hạn trongkhuôn khổ của pháp luật Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm

1966 khăng định: “Việc thực hiện quyên tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn

chế nhất định và những hạn chế này can được quy định bởi pháp luật, nhằm: a) Tôn

trong các quyên hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự

công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội” Như vậy, quyền tự do ngôn luậnkhông phải là tự do tuyệt đối Trong một số trường hợp nhất định, tự do ngôn luận cóthể xung đột với các giá trị hay quyền chính đáng khác

1.2.2 Pháp luật của một số quốc gia về giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội

Hiện tại, pháp luật của hầu hết quốc gia đóng vai trò là phương tiện truyền tảiLuật nhân quyền quốc tế cũng là điều kiện đảm bảo cho Luật nhân quyền quốc tếđược thực hiện trên thực tế

Luật pháp ở nước Pháp về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn và chế tàinghiêm khắc đối với hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm tổn hại đến quyền

và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phâm con người,

chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kíchđộng bạo lực, gây hận thù (Luật Tự do báo chí, năm 1881); chống lại việc xâm phạm

21

Trang 29

đời tư (Bộ luật Dân sự); cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia(Luật Hình sự) Ngoài ra, Luật Tự do Báo chí cũng quy định việc bày tỏ quan điểm

cá nhân trên Internet [72].

Ở Pháp và hầu hết các nước châu Âu, trẻ em dưới 13 tuổi không được phép sửdụng MXH, điều này về mặt lý thuyết sẽ buộc người dùng phải khai báo tuôi thật củamình và xác minh Đầu năm 2022, Thượng viện Pháp đã thông qua luật yêu cầu tất

cả các MXH phải có chức năng cho phép cha mẹ giám sát hoạt động của trẻ vị thành

niên nhằm bảo vệ những người trẻ này khỏi những nội dung độc hại, bạo lực, nội

dung khiêu dâm Tat nhiên, kiểu kiểm soát này vẫn còn nhiều sơ hở và đối với một

số MXH được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng như Tik Tok đôi khi việc kiểm tra độ tuôi

của người dùng vẫn chưa hiệu quả lắm Ngoài vấn đề bảo vệ trẻ vị thành niên trênmạng xã hội, các nước châu Âu cũng ngày càng siết chặt việc giám sát lời nói, thôngtin trên mạng Người dùng MXH ở Pháp và Châu Âu được hưởng quyền tự do ngônluận và thông tin nhưng những quyền này bị hạn chế chứ không phải là tự do hoàntoàn Một trong những hành vi phạm tội phô biến nhất ở Pháp là phi bang và duathông tin sai lệch về cá nhân, tổ chức trên MXH Các nhà quản lý Pháp đã phạt hành

vi vi phạm theo Đạo luật Báo chí với những người vi phạm phải đối mặt với án tùmột năm và phạt tiền lên tới 45.000 euro Ở châu Âu, một trong những sự kiện dangchú ý nhất là việc EU thông qua Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số vào tháng 4 năm 2022yêu cầu những gã không lồ công nghệ như Meta, Google và Amazon phải làm nhiềuhơn và chịu nhiều trách nhiệm pháp lý hơn Chống lại tin tức giả mạo và nội dung cóhại đồng thời hạn chế quảng cáo không đáng tin cậy Theo dự luật, châu Âu có thé ápdụng mức phạt lên tới hàng tỷ euro đối với các công ty công nghệ không tuân thủ cácquy định của EU Có thể nói Châu Âu là một trong những khu vực có những quy địnhpháp lý, tài chính chặt chẽ và khắt khe nhất hiện nay trong việc quan lý các hoạt động

MXH.

Nhiều quốc gia châu Âu Khác (ngoài Pháp) rất nghiêm khắc trong vấn đề này,

chống lại tuyên truyền kích động và xử lý hình sự những phát ngôn thù ghét và kíchđộng Italia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ cũng hình sự hóa việc phi bang hoặc xúc

22

Trang 30

phạm danh dự của tổng thống hoặc hoàng gia Ngoài ra, Liên minh châu Au (EU) đãban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên internet với sự cam kết hành động của bốn công tymạng lớn nhất thế giới bao gồm Facebook, Twitter, YouTube và Microsoft Mục đíchcủa nó là ngăn chặn việc lợi dụng tự do ngôn luận dé phô biến ngôn ngữ thù địch

“bảo đảm quyền tự do ngôn luận đúng nghĩa của người dân và tạo cơ sở để xây dựng

một xã hội thực sự dân chủ, văn minh” là mục tiêu của những hành động này.

Luật cải tiến chấp pháp tai các MXH (còn được gọi là NetzDG, nguyên văn:

Gesetz zur Verbesserung der Rechtsdurchsetzung in sozialen Netzwerken) đã được

Cộng hòa liên bang Đức ban hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2017 Luật này bao gồmnhững điều sau: MXH hoạt động vì mục đích lợi nhuận chăng hạn như Facebook cónghĩa vụ xóa, gỡ bỏ hoặc chặn nội dung vi phạm luật pháp, vi phạm tổng cộng 22điều thuộc Bộ Luật Hình sự trong một thời hạn nhất định Thời hạn được áp dụng là

24 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận được báo cáo khiếu nại đối với các nội dung rõ ràng

vi phạm luật pháp mà không cần phân tích kỹ lưỡng và 7 ngày đối với các nội dung

khác Không tuân thủ có thể dẫn đến phạt hành chính ở mức cao nhất là 500 triệu

euro và mức thấp nhất là 5 triệu euro

NetzDG đã gây tranh cãi và bị phản đối ở Đức và trên toàn cầu từ khi còn

là dự thảo Nó bị coi là một sản phẩm tư pháp vội vàng và ngu ngốc nhưng nócũng bị cáo buộc xâm phạm quyên tự do thông tin và ngôn luận của công dân ởmức độ nghiêm trọng Nhiều cá nhân và tổ chức đã quyết định kiện bộ luật mà họ

cho là vi hiến này ra tòa bảo hiến Một mặt, mục tiêu chính của NetzDG là ngăn

chặn những tác động xấu lan rộng từ MXH, trong đó phát ngôn và tin giả là nhữngloại gây hại nhất Tuy nhiên, trong một nhà nước pháp quyên chỉ có tòa án và cácthâm phán độc lập chịu trách nhiệm phán quyết về những hành vi vi phạm luật vàthường mat vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm dé đưa ra quyết định NetzDG

đã giao nhiệm vụ khó khăn này cho nhân viên không được dao tạo đầy đủ về luật

pháp của các MXH va áp đặt một thời hạn bat thường là 24 tiếng đồng hồ hoặc ít

nhất là 7 ngày Những người làm việc cho các công ty cung cấp MXH từ dân vệđến quan tòa nghiệp dư đã phải đối mặt với áp lực và hình phạt hành chính nặng

23

Trang 31

nề trong thời kỳ đó Họ thường xuyên xóa nhằm hơn bỏ sót, trái ngược với nguyên

tắc tư pháp dân chủ pháp quyên [20]

Có thé thay răng Luật NetzDG được thiết lập nham cải thiện và bổ sung cácquy định hiện hữu trong lĩnh vực thực thi pháp luật trên mạng ở Đức bao gồm cả cácquy định cụ thé đã được quy định bởi Bộ luật Hình sự hoặc Luật truyền thông điện

tử Luật NetzDG không tạo ra bat ky loại vi phạm mới nào ma mục tiêu chính cua nó

là giới hạn tác động có thê gây ra bởi nội dung vi phạm pháp luật trên MXH Luậtnày cung cấp quyền cho người bị hại khiếu nại trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ

MXH Điểm đặc biệt của Luật NetzDG là tập trung vào việc bảo vệ người bị hại, có

nghĩa là khi nội dung vi phạm pháp luật đã được loại bỏ hoặc ngăn chặn, luật sẽ vẫn

được áp dụng dé dam bảo sự bảo vệ cho người bị hại Luật NetzDG cũng hạn chếquyền kiểm soát nội dung thông tin trên MXH Luật chủ yếu quy định cách xử lý viphạm của doanh nghiệp hoặc nhà mạng và báo cáo vi phạm với chính quyền màkhông can thiệp vào quy trình báo cáo và xử lý khiếu nại Hệ thống tư pháp nhà nước

sẽ giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa công ty và người dùng MXH trong quá trình

xử lý khiếu nại

Chính phủ Anh dự định thành lập một tổ chức trên mang dé quản lý nội dung,

cơ quan nhà nước này sẽ kiểm soát các phương tiện truyền thông như phát thanh,truyền hình, bưu chính và viễn thông, đồng thời buộc các công ty chịu trách nhiệm

về nội dung được đăng tải trên Internet Các công ty phải gỡ bỏ nội dung gây thù địch

hoặc bat hợp pháp trong thời gian ngắn nhất, có thé chỉ trong vai giờ, nếu không họ

sẽ bị xử phat vi phạm Có thé thấy rằng quyền tự do ngôn luận tuyệt đối không tồntại ở nhiều quốc gia trên thế giới Tự do ngôn luận của công dân được giới hạn ở mỗiquốc gia, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể Ở Hoa Kỳ, tự do ngôn luận được giới hạnchủ yếu bởi các quyết định của tòa án, đặc biệt là Tòa án tối cao Hoa Kỳ Nhữngquyết định này cho phép chính phủ ngăn chặn và trừng phạt các tuyên bố khiêu dâm,

tục tiu, phi bang, xúc phạm và gây han mà không bi xem là vi hiến Những hành động

này được thực hiện để bảo vệ quyền tự do ngôn luận chính thức của mọi người và tạo

cơ sở cho việc xây dựng một xã hội thực sự dân chủ và văn minh Rõ ràng là không

24

Trang 32

thé có tự do ngôn luận tuyệt đối trong bat kỳ chế độ chính trị nào Các quốc gia đều

đưa ra các quy định về cách xử lý những người sử dụng tự do ngôn luận của họ, đề

cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung chứ không phải để tuyệt đối hóa tự do cá

nhân.

1.3 Khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam về giới hạn quyền của người

dùng mạng xã hội

(1) Hiến phápTrong lịch sử lập hiến của Việt Nam, trước Hiến pháp năm 2013 thì chưa có

một bản hiến pháp nào quy định về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công

dân Tuy nhiên, Hiếp pháp năm 1980 cũng có một quy định tại Điều 54: “Quyển vànghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chi tập thể của nhân dân lao động, kếthop hài hòa những yêu cau của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân,bao dam sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thé và cá nhân theo nguyên tắc moingười vì mọi người, mọi người vì mỗi người ” Khoản 1 Điều 14 Hién pháp năm 2013,

theo đó “các quyên con người, quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh té, văn hóa,

xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”Với quy định này, việc thực hiện quyền phải kết hợp hài hòa với yêu cầu của cuộcsong xã hội với tự do chân chính của cá nhân Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 15 của Hiếnpháp năm 2013 cũng quy định: “Việc ?ực hiện quyển con người, quyên công dânkhông được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân lóc, quyên và lợi ích hợp pháp của người

khác” Có thê hiểu đây chính là tính cân bằng trong việc thực hiện quyền và nếu

không đáp ứng nguyên tắc này thì có thé bi hạn chế thực hiện quyền Cụ thể, Hiếnpháp năm 2013 đã quy định ở Khoản 2, Điều 14, rằng quyền con người và quyềncông dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý

do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏecủa cộng đồng

(2) Luật Báo chí

Luật Báo chí năm 2016, tại Điều 11, quy định quyền tự do ngôn luận trên cácphương tiện truyền thông báo chí, bao gồm báo giấy, báo hình, báo nói và báo chí

25

Trang 33

điện tử - không gian mạng Các quyền của công dân trong lĩnh vực này bao gồm: phátbiểu ý kiến về tình hình đất nước và thé giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phêbình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quannhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính tri xã hội - nghề nghiệp, tổ chức

xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác Tương tự, quyền

tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân trên không gian mạng cũng đượcbảo vệ và công dân có quyên tiếp cận thông tin từ môi trường mạng

(3) Bộ luật hình sự

Về hành vi đưa thông tin trái với quy định của pháp luật lên mạng máy tính và

mạng viễn thông nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại, gây dư luận xấu

làm giảm uy tín của cơ quan, tô chức hoặc cá nhân, có thể bị xử lý về tội "đưa hoặc

sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo quy định tại Điều

288 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2017) Người

phạm tội có thê bị xử phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không

giam giữ từ 03 năm trở xuống, hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, và có thé bi

áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng Các biệnpháp khác có thé bao gồm cắm đảm nhiệm chức vụ, cam hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm

Về hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật

phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống

Nhà nước có thé bị xử lý về tội “lam, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyên thông tin,tài liệu, vật phẩm nham chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quyđịnh tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi và bổ sung năm2017), người phạm tội có thể bị xử phạt tù từ 05 đến 12 năm

Hành vi đăng ảnh người khác lên MXH khi chưa được sự cho phép của người

đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó có thể bị truy cứutrách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 của Bộluật Hình sự Người có hành vi này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng

26

Trang 34

đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 thángđến 02 năm Ngoài ra, người vi phạm có thé bị áp dụng biện pháp xử phạt bé sung,cấm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng

thời gian từ 01 năm đến 05 năm

Theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự năm 2017 về tội lợi dụng các quyền tự do

dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cánhân, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng,tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác đề xâm phạm lợi ích

của Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo,phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạm

tội gây anh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thi bị phạt tù từ 02 năm

đến 07 năm Vậy đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, mức phạt tù cao nhất có

thé lên đến 07 năm

(4) Luật an ninh mạng

Luật An ninh mạng được áp dụng kế từ ngày 01/01/2019, bao gồm 7 chương

và 43 điều quy định về các hoạt động nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật

tự, an toàn xã hội trên không gian mạng, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tôchức và cá nhân có liên quan Luật An ninh mạng xác định rõ rằng an ninh mạng là

sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng mà không gây thiệt hại đến an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội cũng như quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức và cá nhân

Mặc dù luật không cấm mọi người thé hiện quan điểm cá nhân trên MXH nhưngnhững người sử dụng MXH phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Luật An ninh mạng

chỉ quy định và xử lý dữ liệu vi phạm pháp luật.

Theo Điều 1, Khoản 3 của Luật An ninh mạng năm 2018, không gian mạng làmạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông,mang internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khién thông tin, cơ sở dữ liệu;

nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Luật nay được hy vọng sẽ giúp đảm bảo không gian mang an toàn và lành mạnh

27

Trang 35

bằng cách khắc phục các hạn chế và thiếu sót đã tồn tại trong một thời gian dài.

Điều 15 của Luật An ninh mạng đề cập đến năm loại thông tin trên mạng bị

coi là vi phạm Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017) Nhóm 1: Thông tin trênkhông gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam Nhóm 2: Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động

gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng Nhóm 3: Thông tin trên khônggian mạng có nội dung làm nhục, vu không Nhóm 4: Thông tin trên không gian mạng

có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Nhóm 5: Thông tin trên không gian

mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các

hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc

người thi hành công vụ, xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân khác Sáu loại hành vi bị nghiêm cam được nêu trong Luật An ninh mạng(Điều 8) bao gồm:

Thứ nhất, việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin và các phương

tiện điện tử dé vi phạm các quy định về an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội bao

gồm: Đăng tải hoặc phát tán thông tin trên mạng với nội dung tuyên truyền chống

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như đã quy định tại các khoản 1, 2,

3, 4 và 5 của Điều 16 trong Luật An ninh mạng Điều này cũng áp dụng cho các hành

vi gián điệp mang và xâm phạm bí mật nhà nước, công tác, kinh doanh, cá nhân, gia

đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng như đã quy định tại Khoản 1 của Điều

17 trong Luật An ninh mạng; chiếm đoạt tài sản, tô chức đánh bạc trực tuyến, trộmcắp cước viễn thông quốc tế trên internet, vi phạm quyên bản quyền và sở hữu trí tuệtrên mạng; giả mạo thông tin điện tử của cơ quan, tô chức hoặc cá nhân thực hiệnhành vi làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tinthẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp hoặc sửdụng trái phép các phương tiện thanh toán; tuyên truyền, quảng cáo, mua bán các sản

phẩm hoặc dịch vụ thuộc danh mục cắm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn

người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên mang; thực hiện các hành vi

khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử dé vi

28

Trang 36

phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội Tổ chức, tham gia, kích

động, mua chuộc, lừa dối, lôi kéo, cử triển, đào tạo, hoặc huấn luyện những người

tham gia vào các hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sử dụng thông tin sai sự thật với mục đích gây hoang mang trong cộng đồng dân cư,

gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế và xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ

quan nhà nước hoặc các người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp phápcủa tô chức hoặc cá nhân khác Tham gia vào hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, muabán người, hoặc đăng tải thông tin liên quan đến tội ác, đồi trụy, hoặc phá hoại thuần

phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, hoặc sức khỏe của cộng đồng Xúi giục,

lôi kéo, hoặc kích động người khác tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai: Thực hiện các hành động tan công trực tuyến, hoạt động khủng bố

mạng, thực hiện giản điệp trên internet, thực hiện tội phạm trên mạng gây ra các sự

có, tan công, xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát, làm sai lệch, ngắt kết nối, tê liệt hoặcphá hủy các hệ thống thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Thứ ba: Sản xuất, sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có các hành

động can thiệp, gây rối loạn trong hoạt động của mạng viễn thông, internet, mạngmáy tính, hệ thong thông tin, hệ thống kiểm soát thông tin, phương tiện điện tử; pháttán các chương trình máy tính có hại đối với hoạt động của mạng viễn thông, internet,mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống kiêm soát thông tin, phương tiện điệntử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệthống kiểm soát thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác

Thứ tư: Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng;tan công, làm cho biện pháp bảo vệ an ninh mang trái phép mắt tác dụng

Thứ năm: Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng dé xâmphạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi íchhợp pháp của các tô chức, cá nhân hoặc dé đạt lợi ích cá nhân

Thứ sáu: Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật an ninh mạng.

Những thông tin này có nguy cơ gây hại cho an ninh quốc gia, trật tự và antoàn xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân như quy

29

Trang 37

định trong Bộ Luật Hình sự Tuy nhiên, trong không gian MXH mọi người vẫn có

quyền tự do biéu đạt quan điểm và ý kiến cá nhân của họ Tuy nhiên, họ không được

sử dụng quyền tự do đó dé tạo ra sự hiểu lầm, phá hoại hoặc xâm phạm vào danh dự

của người khác Sự thiếu trung thực, thông tin sai lệch và nói xấu luôn bị xem xét

dưới góc độ đạo đức xã hội Các hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, uy tín

và nhân pham của tổ chức, cá nhân hoặc pháp nhân khác sẽ được quy định va xử lý

theo quy định của Bộ Luật Hình sự Bộ Luật Dân sự cũng xác định mức độ thiệt hại

mà hành vi xúc phạm danh dự, uy tín và nhân phâm của người khác có thể gây ra Cơ

quan chức năng sẽ đề xuất biện pháp xử lý tùy theo mức độ vi phạm và bằng chứngđược thu thập Luật an ninh mạng đặt ra các quy định dé bảo vệ QCN và QCD đồng

thời cũng bảo vệ thông tin trên mạng khỏi việc vi phạm pháp luật và các hành vi bị

cam Điều 16 của Luật an ninh mạng dé cập cách bảo vệ thông tin liên quan đến bímật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên Internet Điểm a, Khoản 2 củaĐiều 26 của Luật an ninh mạng cũng quy định rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

trên mạng viễn thông, Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt

Nam phải chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và tài khoản của người dùng Điều nàynhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn việc bán thông tin người dùng cho các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ hoặc bên thứ ba mà không có sự đồng ý của người dùng

Luật an ninh mạng cũng đã cụ thé hóa các trường hợp mà lực lượng chuyêntrách bảo vệ an ninh mạng có thể tiếp cận thông tin người dùng khi phục vụ cho quátrình điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng Quy định nàytuân thủ nội dung của Khoản 2, Điều 14 trong Hiến pháp năm 2013 mà QCN và QCDchỉ có thé bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộngđồng Luật an ninh mạng cho phép người dân thé hiện ý kiến của họ trên các trangMXH theo cách phù hợp với pháp luật, đặc biệt khi ý kiến đó tập trung vào việc bảo

vệ lợi ích của cộng đồng Hành vi tích cực trên mạng xã hội thường nhận được sựủng hộ từ cộng đồng mạng Vì tình trạng nhiễu loạn thông tin trên Internet đã đượccải thiện đáng kể, người dân có thé tiếp cận thông tin lành mạnh và hữu ích hàng

30

Trang 38

ngày Luật an ninh mạng của Việt Nam cũng nguyên tắc quy định rằng các nhà mạng,

nhà cung cấp dịch vụ và người khai thác dịch vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp cung

cấp dich vụ xuyên biên giới, phải tuân thủ luật pháp Việt Nam và tôn trọng chủ quyên,lợi ích và an ninh quốc gia của Việt Nam Điều này hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc

tế về nhân quyên vì ngay cả luật pháp quốc tế cũng có các điều khoản quy định QCNbao gồm quyền tuyệt đối, quyền tương đối và quyền bị hạn chế

(5) Luật công nghệ thông tin năm 2006

Khoản 3 của Điều 4 trong Luật Công nghệ thông tin năm 2006 xác định rằng

“Môi trường mạng là nơi thông tin được cung cấp, truyền tải, thu thập, xử lý, lưu trữ

và trao đối thông qua hệ thống cơ sở hạ tang thông tin.” Định nghĩa “Co sở hạ tang

thông tin” như “hệ thống thiết bị phục vụ cho việc tạo ra, truyền tải, thu thập, xử lý,lưu trữ và trao đồi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy

tính và cơ sở dữ liệu.”

Ngoài ra, tại Điều 21 Luật Công nghệ thông tin có quy định trách nhiệm của

tô chức, cá nhân thực hiện việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi

trường mạng như sau:

(1) Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục

đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó; (2) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và có giới hạn thời gian lưu trữ theo

luật định hoặc thỏa thuận các bên; (3) Trang bị các biện kỹ thuật, quản lý cần thiết

dam bảo an toàn dit liệu; (4) Thực hiện các biện pháp cần thiết khi có yêu cầu về kiểm

tra, đính chính, hủy bỏ thông Tin Bên cạnh đó, Điều 22 luật này bổ sung thêm quyđịnh về nghĩa vụ của chủ thé xử lý dữ liệu đó là: không được cung cấp dữ liệu cánhân cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ýcủa chủ thé dữ liệu

(6) Nghị định số 72/2013/NĐ-CPTheo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ, khoản 22

của Điều 3 xác định MXH là một hệ thống thông tin dành cho cộng đồng người dùng

mạng, cung cap các dich vụ như lưu trữ, cung cap, sử dụng, tim kiêm, chia sẻ và trao

31

Trang 39

đôi thông tin, bao gồm các dịch vụ tạo trang thông tin cá nhân, diễn đàn, trò chuyện

trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các dịch vụ tương tự khác.

Điều 26 của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy

định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng MXH như sau:

- Được sử dụng dịch vụ của MXH trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định

của pháp luật.

- Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định

của pháp luật.

- Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ MXH

- Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa

trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

- Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cam theo quy

định của pháp luật.

- Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng

- Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào

- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và

các quy định khác có liên quan.

(7) Quyết định số 874/QD-BTTTTNgày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số874/QD-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH Bộ Quy tắc áp dụng cho 03 nhóm

đối tượng: (i) Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong

cơ quan nhà nước sử dụng mang xã hội; (1) Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xãhội; (iii) Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam [9]

Bộ Quy tắc nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh MXH tại Việt Nam, đảmbảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cungcấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ va các điều ước

quốc tế mà Việt Nam đã tham gia Đồng thời, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành

vi, ứng xử trên MXH, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng

xử của người dùng trên MXH, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành

32

Trang 40

mạnh tại Việt Nam Bên cạnh việc phải tuân thủ 04 quy tắc ứng xử chung: tôn trọng,

tuân thủ pháp luật; lành mạnh; an toàn, bảo mật thông tin và trách nhiệm, mỗi nhóm

đối tượng tham gia, sử dụng MXH còn có một số quy tắc khác cần áp dụng

Cụ thê với tô chức, cá nhân, ngoài việc tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản

hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ MXH trước khi đăng ký, tham giaMXH Bộ quy tac cũng khuyến nghị nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thậtcủa tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ đề xác thực tên hiệu, địachỉ trang mạng, đầu mối liên hệ khi tham gia sử dụng MXH Thực hiện biện pháp tự

quản lý, bảo mật tài khoản MXH và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức

năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản t6 chức, cá nhân bị mat quyền kiểm soát, bịgiả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninhquốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôchức, cá nhân Cùng với đó, tổ chức, cá nhân phải chia sẻ những thông tin có nguồnchính thống, đáng tin cậy; có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức,văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kíchđộng bạo lực, phân biệt vùng miễn, giới tính, tôn giáo Không đăng tải những nội

dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản

cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh

dịch vụ trái phép gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn

xã hội Khuyến khích sử dụng MXH để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con

người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tắm gương

người tốt, viéc tốt.

Trong xã hội hiện đại, việc thúc day sự tham gia của mọi người trong cộng

đồng vào quá trình giáo dục, bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khi sử dụng MXH là

vô cùng quan trọng Điều này đòi hỏi sự đồng thuận và hợp tác của gia đình, bạn bè

và tất cả những người xung quanh Ngoài ra, các tổ chức và cá nhân cần tuân thủ quy

định về ứng xử trong việc chia sẻ thông tin trên MXH

Nhưng không chỉ riêng các tổ chức và cá nhân phải tuân thủ quy định, người

lao động trong các cơ quan nhà nước cũng cân tuân thủ nội quy của tô chức vé việc

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Thống kê người dùng mang xã hội của các quốc gia. - Luận văn thạc sĩ luật học: Giới hạn quyền của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam
Hình 2.1 Thống kê người dùng mang xã hội của các quốc gia (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN