1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội

115 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN BẢO THOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN BẢO THOA

PHÒNG NGUA TOI SỬ DỤNG MẠNG MAY TÍNH, MẠNG VIÊN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN

HANH VI CHIEM ĐOẠT TÀI SAN Ở THÀNH PHO HÀ NỘI

Chuyên ngành — : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu néu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai

công bố trong bat kỳ công trình nào khác TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Bảo Thoa

Trang 4

TAND : Toa án nhân dân

TANDTC : Toa án nhân dân tối cao

THTP : Tình hình tội phạm

Trang 5

Bảng 1.1 Số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội

F:i8909110200181/2000001057 6

Bảng 1.2 So sánh số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 - 5: 7 Bang 1.3 So sánh SỐ vu, SỐ người phạm tội đã bị xét xử sơ thâm về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 8 Bang 1.4 Chi số tội phạm và chỉ sé người phạm tội sử dụng mang máy tinh, mang viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội

giai đoạn 2013-2017 (tính trên 1.000.000 dân) <6 11+ E*EEEsekksssieeseree 9

Bang 1.5 Chi số tội phạm va chi số người phạm tội sử dung mang máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 (tính trên 1.000.000

Bảng 1.6 So sánh số liệu khởi tố và số liệu xét xử tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-20 17 ¿5-52 +E++E£EE+EE+EeEEzErkerkrxee 12 Bảng 1.7 Cơ cau theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm 16 Bang 1.8 Co cau theo hau quả của tội phạm (số tiền chiếm đoạt) 20

Bang 1.10 Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm - 2-5-5: 23 Bang 1.11 Cơ cấu theo độ tuôi của người phạm tội 5-5 s+s+5+ 24 Bang 1.12 Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội - 25 Bảng 1.13 Cơ cau theo trình độ học van của người phạm tội 26 Bảng 1.14 Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội - 2s: 27 Bảng 1.15 Cơ cấu theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu 28 Bảng 1.16 Cơ cầu theo quốc tịch của người phạm |ỘI - + + 28 Bảng 1.17 Cơ cấu theo hoàn cảnh trở thành nạn nhân - : 30 Bảng 1.18 Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân 2 2 s+cz+s++see: Si Bảng 1.19 Cơ cau theo độ tui của nạn nhân ¿-2-2+s+s+s+E+E+E+Ezz+s+z 33

Trang 6

ð0:5020609200/0Ẽ01207 ›''"'¬_ắ 36

Bảng 1.21 Diễn biến của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành phố Hỗ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-20 17 2-5 s+z+s+£++xezxzzeez 37 Bảng 1.23 Diễn biến theo loại tội phạm - ¿2 2S+ES+E2£E+EzEersereei 41 Bang 1.24 Diễn biến theo quốc tịch người phạm tội -2- 2s 5+: 42

Trang 7

Biểu đồ 1.1 Số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội

F:i8909110200181/2000001057 7

Biểu đồ 1.2 So sánh số vụ và số người phạm tội sử dung mang máy tinh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 8 Biểu đồ 1.3 So sánh số vụ, số người phạm tội đã bị xét xử so thẩm về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phô Hà Nội giai đoạn 2013-2017 8

Biểu đồ 1.4 Co cau theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm 17 Biểu đồ 1.5 Cơ cau theo hậu quả của tội phạm (giá trị tài sản chiếm đoạt) 21 Biểu đồ 1.6 Cơ cấu theo loại tội 07122555 :-125 22 Biểu đồ 1.7 Cơ cau theo hình thức thực hiện tội phạm -‹‹+- 23 Biểu đồ 1.8 Co cau theo độ tuôi của HE Fg) menssanaenansnnsrrangueenosnsosns 24 Biểu đồ 1.9 Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội - E2) Biểu đồ 1.10 Cơ cấu theo trình độ học van của người phạm tỘI 26 Biểu đồ 1.11 Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội - - 5: 27 Biểu đồ 1.12 Co cau theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu

ĐA 28

Biểu đồ 1.13 Cơ cau của theo quốc tịch của người phạm tội - 28 Biểu đồ 1.14 Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân - 2s 2 2 se: E& Biểu đồ 1.15 Cơ cau theo độ tuổi của nạn nhân -:+ :-++ 33 Biểu đồ 1.16 Diễn biến của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội Biai Coan 2013-2017 1275787 36 Biểu đồ 1.17 Diễn biến của tội sử dụng mang máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc theo số vụ giai đoạn 2013-2017 -. - 38 Biểu đồ 1.18 Diễn biến của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành phó Hồ Chí Minh và toàn quốc theo số người phạm tội giai đoạn 2013-20 17 -2- 25+: 38

Trang 8

tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 (theo 4 hành vi phổ biển nhất) 40 Biểu đồ 1.20 Diễn biến theo loại tội phạm - -c Sxsssssseerresee 4I Biểu đồ 1.21 Diễn biến theo quốc tịch người phạm tội - 5 5: 42

Trang 9

J7 08198) 102777 5

Chương 1 TINH HÌNH TOI SU DỤNG MẠNG MAY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TAI SAN Ở THÀNH PHO HA NỘI GIAI DOAN 2013-2017 5

1.1 Thực trạng của tội sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2(017 - 2< 2< 21221221221211211211211 2111112111101 211011111211 1 111 re 5 1.2 Diễn biến của tội sử dụng mang máy tinh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 20113-2(017 52 22 211212212211211211211 11211111111 11 1 1111111210111 ra 35 Chương 2 NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIÊN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIEM ĐOẠT TÀI SAN Ở THÀNH PHO HÀ NỘII . - 45

2.1 Nguyên nhân về kinh tế - xã hội: 2-2-2 2+E+S£+E+EE+Ez£E+EzEerxrrees 45 2.2 Nguyên nhân về văn hóa - giáo dỤụC - - 2 2+s+2+E+£++EezE+rzEersereee 47 2.3 Nguyên nhân trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội 51

2.4 Nguyên nhân xuất phat từ các cơ quan tiễn hành tố tụng 55

2.5 Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan chuyên MON -: 59

2.6 Nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân của tội phạm - 62 Chương 3 DỰ BAO TINH HÌNH TOI PHAM VÀ CÁC BIEN PHÁP PHÒNG NGUA TOI SỬ DỤNG MẠNG MAY TÍNH, MẠNG VIỄN THONG, PHƯƠNG TIEN ĐIỆN TỬ THUC HIỆN HANH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SAN Ở THÀNH PHO HA NỘII -2- 5-5 s©ss©ss5ss=s 66

3.1 Dự báo tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội.

3.2 Các biện pháp phòng ngừa tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phó

Hà Nộii 5-5 5222 25 21E212211211211 11 1111111111 11 1 1 1110110101 11g 71

PHAN KET LUAN ccscssesssssssessssessssssessssescessssesssssssessssusssssssessssussessssessesssseessenees 87 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO ccccscsssssssesssssssesssssssessssessssssessssesssessees 90

PHU LUC 2127 ` .ÔÒÔỎ 94

Trang 10

Thế kỷ XXI được coi là ky nguyên phát triển của công nghệ thông tin Chúng ta đã va dang được chứng kiến vô số những sự đột phá va cả sự chuyên hướng với tốc độ phi thường trên quy mô toàn cầu của nền kinh tế - xã hội công nghiệp sang nén kinh tế - xã hội thông tin va tri thức Có thé nhận thấy thông tin và tri thức là yếu t6 quan trọng mới bên cạnh các yếu tố về con người, tự nhiên và tài chính Công nghệ ngày nay ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, con người đã có thê tiếp cận và sử dụng các tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại Chỉ với một thiết bị điện tử có kết nối internet và một tài khoản ngân hang, chúng ta có thé điều khiển mọi mặt đời sống tài chính một cách nhanh chóng và đơn giản.

Thủ đô Hà Nội - nơi ứng dụng của công nghệ thông tin rất phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán bởi sự tiện lợi của nó, người tiêu dùng không cần mang tiền mặt cũng có thể mua bán hàng hóa Hơn nữa, Hà Nội là nơi đón tiếp hàng nghìn lượt khách du lịch hàng năm, nên có rất nhiều điểm ATM của ngân hàng quốc tế, dịch vụ thanh toán qua máy POS dé thuận tiện cho khách du lịch khi thanh toán, không cần đổi tiền mặt mà chỉ cần mang một chiếc thẻ tín dụng thanh toán quốc tế là đã thanh toán được hàng hóa và các dịch vụ Nhưng mặt trái của sự phát triển này là tội phạm phát sinh trong lĩnh vực công nghệ thông tin Tội phạm có vô vàn phương thức, thủ đoạn dé thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông dé thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Điều đặc biệt của tội phạm này là chỉ cần có máy tính có đường truyền internet là tội phạm có thé phạm tội xuyên biên giới, xuyên quốc gia, thiệt hại của tội phạm này thường rất lớn

và đặc biệt lớn, phạm tội thường trong thời gian dài mới bị phát hiện Thêm vào đó,

tội phạm này có tính liên kết rất cao, cách thức phạm tội mới cũng thường xuyên được chia sẻ với nhau nên việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm mới này đòi hỏi rất nhiều điểm đặc thù, khác biệt với tội phạm truyền thống Chính vì thế, đấu tranh chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ngày càng được Nhà nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng thực hiện một cách quyết liệt, trong những năm qua các cơ quan tiến hành tô tụng đã điều tra, truy tố và đưa ra xét xử rất nhiều vụ án lớn Bên cạnh việc chống tội phạm này, van đề phòng ngừa tội phạm sử dụng mang máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản lại càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết Chính vì những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài

Trang 11

2017 - giai đoạn tác giả phân tích, đánh giá tình hình tội phạm thì tội này được quy

định tại Điều 226b BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) - Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định Hiện nay, BLHS 2015 có hiệu lực, tội này được quy định tại Điều 290 - Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) - một đề tài còn khá mới nhưng cũng rất cấp thiết làm đề tài luận văn.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

- Về sách chuyên khảo: Cuốn sách “An todn thông tin và công tác phòng chong tội phạm su dụng công nghệ cao ” của Đại ta, TS Trần Văn Hòa.

Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu khái quát về tội phạm công nghệ cao, tình hình tội phạm và đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam Tuy nhiên, cuốn sách được viết chủ yếu dành cho lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao nên nội dung phan lớn là cách thức điều tra, khám phá tội phạm của lực lượng cảnh sát Các biện pháp phòng ngừa chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nội dung và cũng chỉ mang tính khái quát chứ chưa đi vào chi tiết những biện pháp cụ thé.

- Về bài viết trên tạp chí:

+ Bài viết trên Tap chí kiểm sát thang 01/2014: “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về

chứng cứ điện tử trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao” của tác giả Đào Anh Tới - Vụ pháp chế, Bộ Công an

+ Bài viết tên Tap chí Nghiên cứu lập pháp tháng 1, 2/2016: “Những vướng

mắc trong dau tranh, xử lý vi phạm pháp luật về tội phạm công nghệ cao” của tac giả Trần Đoàn Hạnh.

Các bài viết trên cũng phần nào khái quát được vấn đề tội phạm công nghệ

cao tại Việt Nam Tuy nhiên, cũng chỉ dừng ở việc nghiên cứu một khía cạnh củatội phạm công nghệ cao hoặc tập trung nghiên cứu theo nhóm tội phạm sử dụng

công nghệ cao mà chưa đi sâu phân tích cụ thể tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Trang 12

máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản dé kiềm chế sự gia tăng tội phạm và giảm dan tội phạm này ở Hà Nội trong thời

gian tới.

b, Nhiệm vụ của việc nhién cứu:

- Đánh giá tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà

Nội trong giai đoạn 2013-2017.

- Tìm ra nguyên nhân của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phó Hà Nội.

- Đánh giá các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng máy tính,

mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội đã thực hiện thời gian qua.

- Dự báo tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội trong

thời gian tới.

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phó Hà

c Doi tượng nhiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội phạm sử dụng mang máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 05 năm (2013-2017); nguyên nhân

và các biện pháp phòng ngừa.

d Pham vi nghiên cứu: Nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội sử dung mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt

tài sản.

Về không gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại địa bàn thành phố Hà Nội Về thời gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian 05 năm, từ năm 2013 đến năm 2017, bao gồm số liệu thống kê thường xuyên về tội phạm và nghiên cứu 65 bản án hình sự so thẩm về tội sử dụng mạng máy tính, mạng

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Tội phạm học: Phương pháp

tiếp cận định lượng, tiếp cận tông thẻ, tiếp cận bộ phận; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp thống kê; phương pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Ý nghĩa khoa học: Những vẫn đề được trình bày, phân tích trong luận văn là những vấn đề mới về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản dưới góc độ tội phạm học một cách có hệ thống: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu học tập và nghiên

cứu khoa học.

-Y nghia thuc tién: Viéc nghiên cứu, đánh giá được các đặc điểm tội phạm

học của tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện

điện tử để chiếm đoạt tài sản trên phạm vi thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017

và xác định được các nguyên nhân của tội phạm này ở Hà Nội trong giai đoạn này

có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

6 Bố cục của luận văn:

Chương 1 Tình hình tội sử dụng mạng máy tinh, mạng viễn thông, phương

tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn

Chương 2 Nguyên nhân của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội.

Chương 3 Dự báo tình tình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội sử

dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trang 14

TINH HÌNH TOI SỬ DỤNG MẠNG MAY TÍNH, MẠNG VIÊN THONG, PHƯƠNG TIEN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HANH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SAN

Ở THÀNH PHÓ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2017

Tình hình tội phạm là một nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài về phòng ngừa tội phạm, bởi đó chính là cơ sở dé giải thích được các nguyên nhân của

tội phạm và từ đó đưa ra được những biện pháp phòng ngừa tội phạm.

“Tình hình tội phạm là trạng thải, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc

nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xay ra trong đơn vị không gian và don vi

thời gian nhất định ” [9, tr.252] Do đó, dé nghiên cứu tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản can phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm này trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chương

1 nghiên cứu tình hình của tội phạm sử dung mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội (đơn vị không gian) từ năm 2013 đến năm 2017 (đơn vị thời gian) Như đã nêu ở phan ly do chọn đề tài, do có thuộc tính pháp lý, những phân tích về tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm

đoạt tài sản được thực hiện trên cơ sở tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn

thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 226b BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Bởi trong giai đoạn 2013-2017, BLHS năm 1999 đang có hiệu lực nên các thống kê chính thức cũng căn

cu theo quy định của BLHS năm 1999 BLHS năm 2015 có hiệu lực từ 01-01-2018,

hiện nay tội phạm này được quy định tại Điều 290 - Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

1.1 Thực trạng của tội sử dung mang máy tính,mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội

giai đoạn 2013-2017

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong don vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chat” [19, tr.112]

Trang 15

Hà Nội giai đoạn 2013-2017

Khi đánh giá thực trạng về mức độ của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cần phải đánh giá được mức độ của tội phạm rõ và mức độ tội phạm ấn của tội phạm này.

Đề đánh giá được mức độ của tội phạm rõ và tội phạm ân, đưa ra kết luận về tội phạm này ở thành phố Hà Nội, tác giả đã sử dụng số liệu của Vụ tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội Đồng thời với việc thu thập và sử dụng số liệu thống kê tong thé nêu trên, tac giả còn sử dụng các số liệu được thống kê từ 65 bản án HSST về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là toàn bộ số vụ phạm tội được xét xử sơ thấm về tội phạm này ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017.

1.1.1.1 Tội phạm rõ:

“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xu ly về hình sự và được đưa vào thống kê

toi phạm ”[19, tr.102].

Theo đó, với số liệu thống kê chính thức từ TANDTC, bỏ qua những sai số về thống kê không thê tránh khỏi thì đây chính là căn cứ quan trọng nhất để đưa ra kết luận tương đối sát thực về số tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội Từ năm 2013 đến hết năm 2017, Tòa án các cấp ở thành phố Hà Nội đã xét xử 65 vụ với 183 bị cáo về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Trung bình mỗi năm có khoảng 13 vụ với 37 bị cáo bị xét xử sơ thâm hình sự về tội này Cụ thể, số vụ và số bị cáo phạm tội này bị xét xử sơ thâm hàng năm ở địa bàn thành phố Hà Nội trên phạm vi thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến 2017 được thé hiện ở bảng 1.1 và biểu đồ 1.1.

Bang 1.1 Số vụ và số người phạm tội sử dung mạng máy tinh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội

Trang 16

Nội giai doan 2013-2017

Cũng trong giai đoạn này, Tòa án nhân dân các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc đã xét xử sơ thẩm lần lượt là 58 vụ với 141 bị cáo và 235 vụ với 533 bị cáo về tội này Trung bình hang năm, có khoảng 12 vụ với 28 bị cáo bị xét xử sơ thâm ở thành phố Hồ Chi Minh và 47 vụ với 107 bị cáo bị xét xử sơ thâm trên toàn quốc về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Như vay, So VỚI cả nước, trong giai đoạn 2013-2017, số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội bằng khoảng 1/3 về số vụ và 1/3 số người phạm tdi so với cả nước, cụ thể thể hiện ở bang 1.2 và biéu đồ 1.2.

Bảng 1.2 So sánh số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà

Nội, thành phố Hỗ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 x NIA: Thành phố ` k

" Hà Nội Hồ Chí Minh Toàn quôc

Giai đoạn Sốngười | „ | Sốngmôi | s; | Số người 2013-2017 | Sd vu SUSI | Số vụ SP | Số vụ sa.phạm lội phạm lội phạm lội

65 183 58 141 235 533TB 13 37 12 28 47 107

Nguôn: TANDTC

Trang 17

Hà Nội, thành phố Hồ Chi Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017

-HàNội Thành phố Hồ Chi Minh Toàn quốc

Bang 1.3 So sánh số vụ, số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017

Tội phạm sử dụng mạng máy tính,

mạng viên thông, phương tiện `.

Giai đoạn 2013-2017 diện tứ thực hiện hành vi Cae đội prem enung

chiém doat tai san

Tong số TB Tổng số TB Số vụ 65 13 32.342 6.468 Số người phạm tội 183 37 54.795 10.959

Nguồn: TANDTC Biểu đồ 1.3 So sánh số vụ, số người phạm tội đã bị xét xử sơ thấm về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017

Tội phạm sử dụng mang máy Các tội phạm chungtính chiêm đoạt tài sản

Trang 18

xét xử 6.468 vụ và 10.959 bị cáo Nghĩa là số vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mỗi năm xét xử chiếm khoảng 0,2% tông số vụ án, số người phạm tội này hàng năm chiếm tỷ lệ 0,33% tổng số người phạm tội bị xét xử Cụ thé, thể hiện ở bảng 1.3 và biểu đồ 1.3

như trên.

Thêm vào đó, để đánh giá thực trạng về mức độ của tội phạm rõ, cần xác định được chỉ số tội phạm và chỉ sỐ người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà

Nội giai đoạn 2013-2017.

Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản phản ánh mức độ phô biến của tội phạm này trong dân cư Chi số tội phạm va chỉ số người phạm tội (tính trên 1.000.000 dân) được tính như sau: Số vụ (hoặc số người phạm tội) của từng năm nhân với 1.000.000 chia cho số dân ở Hà Nội trong cùng một năm tương ứng Kết quả thé hiện ở bảng 1.3 Bảng nay cho thấy chỉ số tội phạm và chỉ số

người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực

hiện hành vi chiém đoạt tài sản trung bình ở Hà Nội giai đoạn 2013-2017 trung bình lần lượt là 2 và 5 Nghĩa là cứ 1.000.000 người ở Hà Nội thì có 2 vụ và 5 người thực

hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực

hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Bảng 1.4 Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tir thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà

Nội giai đoạn 2013-2017 (tính trên 1.000.000 dân)

š Dân số Hà Nội £ Số người Chỉ số Chỉ số người

Trang 19

So sánh với chỉ số tội phạm va chỉ số người phạm tội này ở thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc dé thấy rõ hơn mức độ tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội này ở thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc cũng được tính tương tự và kết qua thê hiện ở bảng 1.5 Theo đó, trong cùng thời gian này ở thành phố Hỗ Chí Minh và toàn quốc chi số tội phạm và chỉ số người phạm tội này lần lượt là 1; 3 và 1; 1 Nghia là, cứ 1.000.000 người thi có 1 vụ và 3 người phạm tội này ở thành phố Hồ Chí Minh; ở toàn quốc là 1 vụ và 1

người thực hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện

tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Bảng 1.5 Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở

thành phố Hồ Chi Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 (tính trên

1.000.000 dân)

Thành phố Hồ Chí Minh

Giai đoạn 2013-2017 Chỉ số Chỉ số người Chỉ số Chỉ số người

toi phạm phạm toi toi phạm phạm toi

| 3 | 1

Toàn quôc

Nguôn: Tổng cục thông kê và TANDTC Như vậy, chỉ số tội phạm và chỉ sỐ người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội cao gấp 2 lần chỉ số tội phạm, gấp 1,5 lần chỉ số người phạm tội này ở thành phó Hồ Chí Minh, tương tự chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội này ở Hà Nội cũng cao gấp lần lượt là 2 lần và 5 lần so với toàn quốc (Chi tiết từng năm thé hiện ở Phụ

lục 1)

Tuy nhiên, trên đây chỉ là số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản rõ đã được xét xử và đưa vào con số thống kê tội phạm, còn một phần không nhỏ là tội phạm 4n - tội phạm đã được thực hiện nhưng chưa bị phát hiện, điều tra, xét xử và không có trong thống kê tội phạm.

1.1.1.2 Tôi phạm an:

Theo lý luận, “toi phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyên hoặc

Trang 20

chưa bị phat hiện (một cách chính thức) va do vậy chưa bị xứ ly về hình sự, chưa có trong thong kê hình sự chính thức” [11, tr.181] Hiện tại có nhiều quan điểm về cách phân loại tội phạm an, có quan điểm cho rằng tội phạm ấn có hai loại: tội phạm an khách quan, tội phạm ẩn chủ quan Cũng có quan điểm cho rang có ba loại tội phạm ẩn là tội phạm ân khách quan, tội phạm an chủ quan và tội phạm ấn thống kê Và cũng có quan điểm khác với những quan điểm trên về tên gọi là tội phạm ân tự nhiên, tội phạm ấn nhân tạo và tội phạm an thống kê.

Nghiên cứu tình hình tội phạm ân nói chung, tình hình tội phạm an của tội

phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành

vi chiếm đoạt tài sản là một vấn đề khó và dù áp dụng phương pháp nghiên cứu, tính toán và xác định nào cũng vẫn mang tính chất đánh giá, nhận định và ước đoán Tội phạm ấn tự nhiên (tội phạm an khách quan) là SỐ lượng tội phạm thực té

đã xảy ra nhưng do những nguyên nhân khách quan nên các cơ quan chức nang

không có thông tin về chúng, chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện nên các tội phạm này chưa phải chịu bất kỳ một hình thức xử lý hình sự nào và do vậy nó không có trong thống kê hình sự.

Đề nghiên cứu, xác định mức độ ấn tự nhiên, tác giả đã dựa vào một số thống kê như sau Đối với tội phạm sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân dé chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa dịch vụ, hay còn được gọi là tội phạm gian lận thẻ Theo thông báo của Ebay.com’, 80% đơn hàng từ Việt Nam là thanh toán băng thẻ tín dụng trộm cắp, do vậy IP? từ Việt Nam bị từ chối mua hang ở website này [10, tr.807] Trên thực tế hiện nay cũng có một số website trực tuyến khác cũng chặn địa chỉ IP từ Việt Nam Qua thống kê 65 bản án HSST về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 nhận thấy, những vụ án sử dụng thông tin thẻ ngân hàng trộm cắp dé thực hiện việc mua hàng hóa từ các website nước ngoài đều sử dung fake IPỶ, những IP này

được coi là của các nước khác, không phải của Việt Nam nhưng thực tê là do người

' Đây là một website mua bán trực tuyến của Mỹ, nơi mọi người khắp nơi trên thé giới có thé mua

bán hàng hóa, dịch vụ.

?_]P là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet là một dia chi đơn nhất mà

những thiết bị điện tử hiện nay dang sử dụng dé nhận diện và liên lạc với nhau trên mang máy tính

băng cách sử dụng giao thức Internet.

> Đây là việc kết nỗi đến một trang web bat ky thông qua một Sever Proxy (làm trung gian giữangười dùng trạm va Internet), giúp che giấu địa chỉ thật của máy tính và thay vào đó là một địa chỉ

IP ảo hoặc IP của một quốc gia nào đó.

Trang 21

phạm tội ở Việt Nam thực hiện dé có thé mua được hàng hóa trên web nước ngoài, sau đó cũng chuyền về người nhận thay ở nước ngoài và thực hiện việc ăn chia theo tỷ lệ Tất cả những vụ gian lận thẻ này đều được VISA và các ngân hàng thống kê là gian lận ở nước ngoài Phan lớn những loại vụ án này đều ẩn rat lớn, chỉ có một ty lệ rất nhỏ trong số đó bị phát hiện và điều tra, truy tố, xét xử.

Tội phạm ân nhân tao (tội phạm ân chủ quan) là SỐ lượng tội phạm thực tế đã xảy ra mà các cơ quan chức năng đã có thông tin và xử lý nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ phía chủ thể áp dụng pháp luật, những tội phạm này không bị xử lí hình sự và do vậy không có trong thông kê tội phạm.

Để xác định mức độ tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội ẩn nhân tạo, tác giả đã nghiên cứu theo một số cách sau:

- Cách thứ nhất: Tác giả đã tiễn hành thu thập va so sánh số liệu của Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) - Công an thành phố Hà Nội và số liệu thống kê những vụ án đã xét xử về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội của Tòa án nhân dân tối cao Cụ thê thể hiện ở bang 1.6 như sau:

Bảng 1.6 So sánh số liệu khởi tô và số liệu xét xử tội phạm sử dụng mạng máy tinh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiém đoạt tài sản

ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017

SỐ liệu Cơ haa eda Ta pea kena 3 | S06 liệu tra hoquan diéu tra Sô liệu S6 liệu còn lại sơ điều tra lai

đê nghị khởi tô Tòa án đã chưa xét xứ on ped

ae £ ro > ome cho Vién kiém

va da co quyêt xét xứ của Tòa an sd /

dinh khoi to

Giai Sô , Số F Số E SốSô vụ | ĐÔ Vụ ; | ĐÔ VỤ | ĐÔ Vụ vẻ

doan người người người người

2013-2017 141 337 65 183 5 12 6 25

Nguôn: TANDTC va PC50 - Công an thành phố Ha Nội Như vậy, theo báo cáo thống kê của PC 50 - Công an thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 đã đề nghị khởi tố và đã có quyết định khởi t6 141 vụ và 337 người Theo số liệu thống kê của TANDTC cũng trong thời gian này trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xét xử 65 vụ với 183 bị cáo phạm tội sử dụng mang máy tinh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Số còn

Trang 22

lại chưa xét xử là 05 vụ với 12 bi cáo, không có vụ án nao bị đình chỉ, và có 06 vụ

với 35 bị cáo thuộc trường hợp trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra, bổ sung Tổng số vụ án đã bị xét xử và chuẩn bị xét xử là 76 vụ với 230 bị cáo So sánh với số vụ và số người khởi tố, ta thấy tội phạm ân nhân tạo về tội phạm này ở thành phố Hà Nội là khoảng 46% về số vụ và khoảng 31,8% về số người phạm tội.

- Cách thứ hai: Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương

tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội còn an do quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiễn hành tố tung còn những nhận thức chưa thông nhất về thủ đoạn phạm tội và cách vận dụng pháp luật dé giải quyết vụ án Cụ thể như: Tại Bản án hình sự sơ thâm 165/2013/HSST ngày 24/6/2013 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thâm đối với hai bị cáo mang quốc tịch

Philippin Sheryl Baldicanas Rosaldo và Marocs Alberto Olito Quit Hai bị cáo đã có

hành vi lừa người bi hại là anh Okada Kiyoshi choi bài thua hết tiền mặt Sau đó, hai bị cáo đã đưa nạn nhân đi rút tiền tại ATM để tiếp tục chơi Trong quá trình nạn nhân rút tiền, hai bị cáo đã nhìn trộm được mật mã thẻ Master Card của nạn nhân, sau đó lợi dụng sơ hở của nạn nhân hai bị cáo đã trộm cắp được thẻ Master Card của nạn nhân và nhiều lần rút tiền, thanh toán hàng hóa với tổng số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 370.000.000 đồng Hai bị cáo bị tuyên phạt 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trong vu án này, hai bi cáo rõ ràng có 02 hành vi phạm tội: Thứ nhất, là dùng thủ đoạn gian dối rủ nạn nhân chơi bài để lay hết tiền mặt của nan

nhân; thứ hai, là hành vi nhìn trộm được mật mã thẻ Master Card của nạn nhân va

sau đó trộm cắp thẻ này và thực hiện hành vi rút tiền, thanh toán hàng hóa Nếu ta tách biệt hai hành vi rõ ràng có thé thấy hành vi thứ nhất cau thành tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi thứ hai cau thành tội Sử dụng mạng máy tinh, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 266b BLHS 1999, sửa đổi, b6 sung năm 2009 (thời điểm này BLHS năm 1999, sửa đổi, b6 sung năm 2009 đang có hiệu lực) Tuy nhiên, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội lại gộp hai hành vi này để xét xử trong cùng một vụ án và quyết định hình phạt đối với các bị cáo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại ban án hình sự sơ thẩm số 150/2013/HSST ngày 27/5/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Lim Soon Ling, quốc tịch Malaisia Bi cao

có hành vi phạm tội như sau: Ngày 26/4/2011, bị cáo nhập cảnh vào Việt Nam,

mang theo 30 thẻ tín dụng giả và hộ chiếu giả mang tên Liew Tong Lai Sau đó, bị cáo dùng các thẻ tin dụng giả này dé thực hiện rút tiền mặt tại phòng giao dịch của

Trang 23

ngân hàng tại Hà Nội và thực hiện giao dịch mua hàng hóa Tổng số tiền bị cáo chiếm đoạt được là 41 1.000.000 đồng Hội đồng xét xử đã xử phạt bị cáo 07 năm tù về tội Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác Rõ ràng, hành vi này của bị cáo đã cầu thành tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 266b BLHS 1999 (sửa đôi, bô sung năm 2009).

Chính việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng tại thành phố Hà Nội cũng khiến cho tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị ân Tuy nhiên, sỐ lượng các vụ án đã đủ yếu tố cấu thành tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại Điều 266b BLHS năm 1999, sửa đổi, b6 sung năm 2009) nhưng thực tiễn khi xét xử Tòa án lại quyết định về tội phạm khác là không nhiều, song cũng góp phần cho thấy mức độ ân của tội phạm này.

- Cách thứ ba: Khi thực hiện thống kê, khảo sát 65 bản án HSST về tội này ở địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ các vụ án có các đối tượng khác nhưng các đối tượng này không hoặc chưa bị xử lý hình sự Lý do của việc không hoặc chưa xử lý hình sự các đối tượng này là: có đối tượng bỏ trốn, có đồng phạm với các bị cáo nhưng đang ở nước ngoài nên chưa thé xác minh được, có đối tượng có quá ít thông tin dé điều tra, thông thường các bị cáo có liên lạc với nhau chỉ qua nick name hoặc tên, không có tiếp xúc nhiều nên không đủ thông tin dé tiến hành điều tra Ngoài ra, đối với những vụ án đã được xét xử

cũng có những hành vi phạm tội vì thời gian lâu không còn còn truy tìm đượcchứng cứ điện tử chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo mà chỉ có lời khai của

bị cáo, nên áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo, chỉ truy tố, xét xử đối với những hành vi đã thu thập day đủ chứng cứ, hành vi phạm tội đã được làm rõ Theo thống

kê, trong giai đoạn 2013-2017, trong 65 bản án HSST xét xử 183 người phạm tội

này có 24 ban án HSST thé hiện có 109 người đồng phạm nhưng chưa điều tra, làm rõ được Nhu vậy, tỷ lệ ấn về số người phạm tội của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là

khoảng 59,6%.

Tội phạm ân thống kê (sai số thống kê) chỉ tồn tại trong trường hợp số thống kê là số đúng, tức là người làm thống kê đã áp dụng mọi quy định đối với công tác

Trang 24

thống kê, không sai phạm trong tính toán hay thời hạn mà vẫn còn những tội phạm đã bị xử lí theo pháp luật hình sự lọt ra ngoài số thống kê ấy.

Đề xác định số tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã bị xử ly hình sự nhưng không có trong thống kê tội phạm, tác gia thực hiện nghiên cứu các bản án xét xử về tội phạm này tại Hà Nội giai đoạn 2013-2017 và nhận thấy có những bản án xét xử nhiều vụ phạm tội của tội danh này nhưng cũng chỉ thống kê là 1 vụ án Ví dụ như tại Bản án hình sự sơ thẩm số 135/2014/HSST ngày 01/4/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử bị cáo Nguyễn Đình Thuần cùng các đồng phạm, trong vụ án có bị

cáo Lưu Đức Quang, bị cáo tham gia trang web điện tử chothai.vn (trang web

chuyên mua bán hàng trên mạng internet) nên đã quen biết Nguyễn Đình Thuần và biết Thuần là người mua hàng bằng việc sử dụng thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp và vận chuyển được hàng đã mua bang thông tin thẻ tin dụng bị đánh cắp này về Việt Nam Lưu Đức Quang cùng Thuần đã thực hiện thành công 7 vụ dùng thông tin thẻ tín dụng của người khác để mua hàng điện tử là điện thoại, máy tính xách tay và chuyển về Việt Nam dé bán kiếm lời và chia theo tỷ lệ, 7 vụ này là 7 vụ phạm tội độc lập, không thuộc trường hợp tội kéo dài hoặc tội liên tục (mỗi vụ đều thỏa mãn những dau hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 226b BLHS năm 1999, sửa đổi, b6 sung năm 2009) Trong trường hợp này Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ thống kê là 1 vụ án Như vậy đã lọt 6 hành vi phạm tội không có trong thống kê Tức là số vụ được thống kê nhỏ hơn nhiều so với hành vi phạm tội mà tòa án đã xét xử Tuy nhiên, số người phạm tội vẫn được thống kê đúng Như vậy, có thể kết luận, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thưc hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ấn thống kê (sai số thống kê) chi sai số về hành vi phạm tội và không có sai số về số người phạm tội.

Tóm lại, theo đánh giá của tác giả, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng

viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội ấn khoảng 50% về số vụ và khoảng 60% về số người phạm tội.

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố

Hà Nội giai đoạn 2013-2017

Trang 25

Thực trạng về tính chất của tội phạm là nghiên cứu các đặc điểm định tính thuộc nội dung bên trong của THTP Đề đánh giá được đặc điểm này cần dựa vào các cơ cầu khác nhau của tội phạm [9, tr.276].

Cơ cấu của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là tỉ lệ và tương quan giữa các hành vi phạm tội cũng như các đặc điểm nhân thân của người phạm tội và nạn nhân trong một khoảng thời gian và ở một địa bàn nhất định Tác giả nghiên cứu cơ cấu của tội

phạm này theo những tiêu chí sau:

*/ Cơ cấu của tội sử dụng mang máy tinh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm

Để xem xét cơ cấu của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm, tác giả dựa trên quy định tại Điều 226b BLHS năm 1999 (sửa đôi, bổ sung năm 2009), Điều 290 BLHS năm 2015 va qua nghiên cứu 65 bản án HSST về tội này của Tòa án các cấp ở thành phố Hà Nội Số liệu thể hiện ở bảng

Lam, tàng trữ, mua ban, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hang

1 | gia nhăm chiêm đoạt tài sản của chu tài khoản, chủ thẻ hoặc 17 26,2thanh toán hang hóa, dịch vu

Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân 2 dé chiém doat tai san cua chu tai khoan, chu thé hoac

thanh toán hang hóa, dich vụ 13 20,0

Lừa dao trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh

3 doanh tiên tệ, huy động vôn, kinh doanh đa câp, hoặc giao 11 16,9

dich chứng khoán qua mang nhăm chiêm đoạt tai sản Lira đảo chiếm đoạt tiền của nạn nhân thông qua hình thức

nạp thẻ điện thoại 11 16,9

Truy cập bat hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức,

cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản ? 13,8

Trang 26

Làm quen với nạn nhân qua mạng Internet, sau đó lừa họ

chuyên tiên qua tài khoản và chiêm đoạt

Làm đại lý cho Công ty viễn thông di động (Viettel) và

1 dùng thông tin được phép truy cập của đại lý đê chiêm 1 1,5đoạt sim sô dep và bán kiêm lợi nhuận

Gọi điện thoại cho những nạn nhân giả là người trong

ngành Công an dé tống tiền nạn nhân : Ls

Tổng 65 100 Nguồn: Khảo sát 65 bản án HSST Biểu do 1.4 Cơ cấu theo phương thức, thi đoạn thực hiện tội phạm

3.1% 15% 1.5%

# Làm, tàng trữ, mua bán, sử dung thẻ ngân hàng gia nhằm chiếm đoạt tài sản m= Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tai sản

# Lừa đảo hình thức nạp thẻ điện thoại

= Lira đảo trong thương mại điện tử nhăm chiếm đoạt tai sản # Truy cập bat hợp pháp vào tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản # Làm quen với nạn nhân nhăm chiếm đoạt tài sản

= Chiém đoạt sim số đẹp dé bán kiếm lợi nhuận

# Gọi điện thoại giả làm Công an chiếm đoạt tài sản

Trong giai đoạn 2013-2017 tại địa bàn thành phố Hà Nội, phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm này nhiều nhất là phương thức, thủ đoạn “Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhăm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chu thẻ hoặc thanh toán hang hóa, dich vụ” có 17 vụ và chiếm tỉ lệ 26,2%.

Trang 27

Thông thường, tội phạm có hành vi này thường là người nước ngoài, mang thẻ ngân

hàng giả cùng các password (mật mã để rút tiền tại các điểm rút tiền tự động -ATM) vào Hà Nội, thực hiện việc rút tiền tại các cây ATM của ngân hàng quốc tế, hoặc thanh toán tiền taxi, mua bán hàng hóa ở Hà Nội Ngoài ra, cũng có trường hợp, người phạm tội là người nước ngoài còn mang các thiết bị để ăn cắp thông tin thẻ ATM vào Hà Nội dé thực hiện hành vi phạm tội như lắp đặt camera và thiết bị đọc, lưu thông tin thẻ tai máy ATM, sau đó sử dụng máy tính, máy ghi thẻ dé tạo ra thẻ ATM giả, rồi sử dụng thẻ này để rút tiền từ tài khoản của nạn nhân Phương thức, thủ đoạn phạm tội xảy ra nhiều thứ hai là hành vi “Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ” có 11 vụ, chiếm tỷ lệ 20% Mua bán hàng hóa quốc tế qua mạng Internet ngày càng phát triển, phương thức thanh toán khi mua hàng hóa quốc tế qua mạng Internet cũng khá đơn giản và thuận tiện, chỉ cần biết thông tin trên thẻ (được gọi là CC) là đã có thé thực hiện việc thanh toán Do đó,

trên các diễn dàn như “hkv.com”, “vnw.cc”, “beyeugroup.com”, “vefamily.com”,

“thetindung.tk” v.v việc mua bán thông tin thẻ tín dụng, trao đôi cách thức thực hiện tội phạm đang diễn ra công khai và phô biến Sau khi có thông tin thẻ, những người phạm tội này sẽ tô chức sản xuất thẻ tín dụng giả dé mua hàng hóa, dịch vụ, vé máy bay hoặc đặt mua hàng hóa trực tuyến có giá trị cao (thường là các hàng hóa

điện tử như Iphone, Ipad, Macbook ) cho những người Việt Nam ở nước ngoài,

sau đó chuyên về Hà Nội và chia số tiền chiếm đoạt được theo ty lệ, 100% các vụ án sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân dé chiếm đoạt tài sản

của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ, những người phạm tội

đều tham gia các diễn đàn như “hkv.com”, “vnw.cc”, “beyeugroup.com”,

“vefamily.com”, “thetindung.tk” v.v và thực hiện việc mua bán thông tin thẻ tin dụng, thẻ ngân hàng trên các diễn đàn này.

Phương thức, thủ đoạn “Lừa đảo chiếm đoạt tiền của nạn nhân thông qua hình thức nap thẻ điện thoại” có 11 vụ, chiếm tỷ lệ 16,9% Người phạm tội thường gọi điện thoại hoặc thông qua mang Internet đưa thông tin cho các nạn nhân về việc trúng thưởng, sau đó yêu cầu các nạn nhân thực hiện việc chuyên tiền bằng cách

nạp thẻ điện thoại Người phạm tội còn có thủ đoạn đưa ra các thông tin nạp thẻđiện thoại thông qua website mà các tội phạm gửi kèm đường link sẽ được nhân

đôi, nhân ba giá trị thẻ nạp dé các nạn nhân gửi thông tin mã số thẻ nạp và chiếm

đoạt tiên Hoặc, người phạm tội chiêm quyên quản tri tài khoản mạng xã hội

Trang 28

(Facebook) sau đó chat (nói chuyện) với bạn bè trong tài khoản này dé nạn nhân tin tưởng là bạn, người thân của mình và đưa thông tin thẻ nạp điện thoại để chiếm

đoạt Phương thức, thủ đoạn “Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử,

kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh da cấp, hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản” cũng có 11 vụ, ty lệ 16,9% Việc mua ban hàng qua mạng Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, không thể phủ nhận sự tiện lợi

của việc mua bán qua mạng, nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh tội phạm trong lĩnh

vực nay, tội phạm thường thông qua một số trang mạng chuyên mua bán trực tuyến

như enbac.vn hoặc mạng xã hội như Facebook, tội phạm thường đưa ảnh những mặt

hàng thời trang cao cấp của nước ngoài hoặc đồ gia dụng nước ngoài sau khi nạn nhân đồng ý mua và chuyền tiền thành công vào tài khoản của người phạm tội thi họ không giao hàng và cắt liên lạc với nạn nhân dé chiếm đoạt tiền Số lượng nạn

nhân của những hành vi phạm tội này thường khá lớn Phương thức, thủ đoạn bán

gian hàng ảo qua mạng theo hình thức đa cấp để chiếm đoạt tiền cũng xảy ra, tuy chỉ có 01 vụ, chiém tỷ lệ không nhiều nhưng nạn nhân của hành vi này lại khá nhiều lên đến 19 người.

Phương thức, thủ đoạn “Truy cập bat hợp pháp vao tài khoản của cơ quan, tô chức, cá nhân nhăm chiếm đoạt tài sản” trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2013-2017 xảy ra 9 vụ chiếm tỷ lệ 13,8% Tội phạm thường truy cập vào các tài khoản của các công ty, như công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến, tài khoản có chứa tiền ảo của Tập đoàn Vingroup (còn gọi là Thẻ khách hàng thân thiết) rồi mua hàng tại các trang web liên kết với Vingroup dé chiếm đoạt tài sản Hoặc, lợi dụng sự quen biết với nạn nhân, dé biết thông tin, password tài khoản ngân hàng của cá nhân và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Phương thức, thủ đoạn “Làm quen với nạn nhân qua mạng Internet, sau đó

lừa họ chuyên tiền qua tài khoản và chiếm đoạt” có 02 vụ, chiếm tỷ lệ 3,1% Tuy hành vi phạm tội này xảy ra không nhiều, nhưng số bị hại khá nhiều Hơn nữa, đối với hành vi phạm tội này có sự cầu kết giữa tội phạm trong nước và tội phạm là người nước ngoài Dé thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm thường làm quen, đặt van dé yêu đương với nan nhân Sau đó, nhờ nạn nhân nhận hàng hóa hộ về Việt Nam, những hàng hóa này thường có giá trị lớn, khi các nạn nhân đồng ý thì những người này yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền vào tài khoản (tài khoản mở tại ngân hàng Việt Nam) đề làm thủ tục hải quan, phí vận chuyển Các nạn nhân thường chuyên tiền 2-3 lần cho người phạm tội, giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Trang 29

Khi nhận được tiền của nạn nhân chuyển đến tài khoản, đồng phạm ở tại Hà Nội sẽ lập tức đi rút tiền.

Ngoài ra, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị SỐ thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội còn có phương thức, thủ đoạn “Gọi điện thoại cho những nạn nhân giả là người trong ngành Công an để tống tiền nạn nhân” và phương thức, thủ đoạn “Làm đại lý cho Công ty viễn thông di động (Viettel) rồi dùng thông tin được phép truy cập của đại lý để chiếm đoạt sim số đẹp và bán kiếm lợi nhuận” những hành vi này mỗi hành vi xảy ra 01 vụ chiếm tỷ lệ 1,5% Đối với hành vi giả danh là người trong ngành Công an dé tống tiền nạn nhân cũng có sự câu kết giữa tội phạm trong nước với nước ngoài Các tội phạm sử dụng các phần mềm giả mạo số điện thoại, mạo danh các cơ quan chức năng liên hệ với các công dân Việt Nam, đe dọa những người này có liên quan đến các vụ án đang được điều tra, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào các tai khoản do những người phạm tội tạo ra rồi chiếm đoạt Tuy trong thong kê là 01 vụ án nhưng thực tế trong bản án nhóm người phạm tội này thực hiện phương thức, thủ đoạn với 04 nạn nhân Đối với hành vi người phạm tội được Viettel ủy quyền làm đại lý sau đó sử dụng quyền truy cập dé chiếm quyên sử dụng SIM điện thoại sau đó bán lại cho người khác.

Tuy thủ đoạn này xảy ra ít 01 vụ và có 03 người là nạn nhân nhưng đây là thủ đoạn

phạm tội rất nguy hiểm, bởi nạn nhân hoan toàn bi động, không thé biết được dé chủ động phòng tránh và nếu như SIM điện thoại này có liên kết với tài khoản ngân hàng của nạn nhân thì có khả năng nạn nhân còn bị chiếm đoạt tiền trong ngân hàng.

* Cơ cấu của tội sử dụng mang máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo hậu qua của tội phạm (so tién chiém

Dua theo cac quy dinh tai Điều 226b BLHS năm 1999 (sta đôi, bố sung năm 2009), Điều 290 BLHS năm 2015 và nghiên cứu, thống kê 65 bản án HSST về tội

sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi

chiếm đoạt ta có cơ cau của tội phạm này theo giá trị tài sản chiếm đoạt thé hiện ở

Trang 30

Theo đó, số vụ án có số tiền chiếm đoạt dưới 50.000.000 đồng là 13 vụ chiếm tỷ lệ là 20% Số tiền chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng chiếm ty lệ nhiều nhất là 27,7% tương ứng là 18 vụ Sau đó, số vụ án có số tiền chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến đưới 500.000.000 đồng là 17 vụ chiếm tỷ lệ 26,2% Số vụ án có số tiền chiếm đoạt trên 500.000.000 đồng là 17 vụ chiếm tỷ lệ 26,2% Trong 17 vụ chiếm đoạt trên 500.000.000 đồng có 07 vụ chiếm đoạt trên 1.000.000.000 đồng - đưới 5.000.000.000 đồng, và có 01 vụ chiếm đoạt trên 15.000.000.000 đồng Nhưng thực tế, số tiền chiếm đoạt còn lớn hơn con số này rất nhiều, tại bản án số 392/2014/HSST ngày 13/9/2014 của Tòa án nhân dân thành phố

Hà Nội xét xử bị cáo Vương Huy Long cùng các bị cáo khác, các bị cáo đã sử dụng

thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân dé thanh toán hàng hóa mua trực tuyến rồi chuyển về Việt Nam từ năm 2009, tuy nhiên do các bị cáo đều sử dụng thông tin thẻ ngân hàng của người nước ngoài, mọi giao dịch đều sử dụng nickname dưới nhiều tên khác nhau, giao dịch thuê nhận, vận chuyên hàng cũng chỉ thể hiện trên mạng máy tính, có những lô hàng không thể hiện rõ giá trị hàng hóa, vật chứng là hàng hóa hầu hết không thé thu hồi được, nên nếu chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo mà không làm rõ được các chứng cứ trực tiếp thì không đủ căn cứ để xác định được giá trị hàng hóa thực tế các bị cáo chiếm đoạt Do đó, theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xem xét truy tố, xét xử những hành vi, lô hàng thé hiện giá trị hàng hóa và vật chứng thu được đã được định giá, nên thực tế giá trị tài sản những tội phạm này chiếm đoạt còn lớn hơn rất nhiều.

* Cơ cấu của tội sử dụng mang máy tinh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo loại tội phạm.

Trang 31

Điều 8 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bố sung năm 2009) và Điều 9 BLHS năm 2015 phân chia tội phạm thành 4 loại tương ứng và phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Thông qua tỷ lệ và tương quan giữa các loại tội phạm có thé đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Thực hiện việc nghiên cứu, thống kê 65 bản án HSST căn cứ vào điều, khoản mà Tòa án đã áp dụng đối với 183 người

phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện

hành vi chiếm đoạt tài sản để phân loại theo bốn loại tội phạm, ta có cơ cau thé hiện tai bang 1.9 va biéu dé 1.6

Bang 1.9 Co cầu theo loại tội phạm

STT Loại tội phạm SỐ người phạm tội ky

1 Tội ít nghiêm trọng 0 0Ds Tội nghiêm trong 84 45,9

3 Tội rât nghiêm trọng 43 23,5

4 Tội đặc biệt nghiêm trọng 56 30,6

Tổng 183 100 Nguôn: Khảo sát 65 bản án HSST Biểu đồ 1.6 Cơ cấu theo loại tội phạm

# Tội nghiêm trọng

#8 Tội rất nghiêm trong

= Tội đặc biệt nghiêm trong

Theo đó, tội phạm nghiêm trọng chiếm số lượng lớn nhất là 84 người chiếm tỷ lệ 45.9%, tội phạm rất nghiêm trọng có số lượng là 43 người, chiếm tỷ lệ 23,5%, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhiều thứ hai có số lượng là 56 người, chiếm tỷ lệ là 30,6% Như vậy, có thể thấy tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 có mức độ nguy hiểm cao.

* Cơ cấu của tội sử dụng mang máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuc hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo hình thức thực hiện tội phạm

Trang 32

Nghiên cứu, khảo sát 65 bản án HSST về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017, ta có cơ cau của tội phạm này theo hình thức thực hiện tội phạm là đồng phạm hay phạm tội riêng lẻ thé hiện ở bảng 1.10 và biểu đồ 1.7.

Bảng 1.10 Cơ cau theo hình thức thực hiện tội phạm

Như vậy, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện

điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội chủ yếu là hình thức phạm tội có đồng phạm có 42 vụ chiếm tỷ lệ 64,6% Trong đó, có 26 vụ thực hiện hành vi phạm tội theo hình thức đồng phạm đều là người Việt Nam, có 9 vụ đồng phạm gồm người nước ngoài và người Việt Nam, 7 vụ đồng phạm đều là người nước ngoai Những vụ phạm tội riêng lẻ là 23 vụ chiếm tỷ lệ 35,4%, thông

thường những vụ phạm tội riêng lẻ thường có hành vi phạm tội đơn giản như đănghình ảnh bán hàng hóa trên mạng Internet nhưng không giao hàng, hoặc các vụ

chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (Facebook) dé lừa các nạn nhân nạp thẻ điện thoại Hay hành vi lợi dụng sự thiếu can thận trong quá trình sử dụng thẻ ATM của chủ thẻ như tại Bản án hình sự sơ thẩm số 310/2016/HSST ngày 22/12/2016 của Tòa án nhân dân quận Long Biên, thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Nguyễn Quang Hòa, do anh Phạm Văn Minh khi rút tiền tại cây ATM của ngân hàng Công thương Việt Nam dé quên thẻ ATM, Nguyễn Quang Hòa đến rút tiền sau đó, thấy anh Minh để quên thẻ đã tiếp tục giao dịch chuyền số tiền 31.500.000 đồng trong tài khoản

của anh Minh sang tài khoản của mình.

Trang 33

*/ Cơ cau của tội sử dụng mang máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo đặc điểm nhân thân của người phạm

**/ Cơ cau theo độ tuôi của người phạm tôi

Nghiên cứu, khảo sát 65 ban án HSST với 183 bị cáo phạm tội Sử dung

mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội ta có cơ cấu của tội phạm này theo độ tuổi thé hiện ở bang 1.11 và biểu đồ 1.8.

Bảng 1.11 Cơ cầu theo độ tuổi của người phạm tội

STT Độ tuổi ki tội Tỷ lệ (%)

Theo đó, số người phạm tội từ đủ 16 tuôi đến dudi 18 tuổi có 11 người chiếm tỷ lệ 6%, nhiều nhất là trong độ tudi từ đủ 18 đến đưới 30 tuổi có 107 người chiếm ty lệ 58,8% Day là điểm đặc trưng của tội phạm này so với các tội phạm khác, người phạm tội có tuôi đời khá trẻ, có hiểu biết về công nghệ thông tin Giới trẻ luôn là thế hệ tiếp cận và hiểu biết nhanh nhất về công nghệ mới, cộng với tính cách còn bồng bột, chưa có nhiều kinh nghiệm song, thich thé hién ban than minh nén rat dé dẫn đến con đường phạm tội Số người phạm tội từ đủ 30 tuổi đến dưới 45 tuôi là 59 người chiếm tỷ lệ 32,2% Số người phạm tội từ đủ 45 tuổi trở lên là 06 người và chiếm tỷ lệ ít nhất 3,3%.

Trang 34

**/ Cơ cầu theo nghệ nghiệp của người phạm tôi

Tiến hành khảo sát, nghiên cứu 65 bản án HSST với 183 bị cáo phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo nghề nghiệp của người phạm tội, ta có cơ cau thé hiện cu thể ở bảng 1.12 và biểu đồ 1.9.

Bảng 1.12 Cơ cau theo nghề nghiệp của người phạm tội

STT Nghề nghiệp Số người phạm tội Tỷ lệ (%) 1 Lao động tự do 68 37,2 2 Không nghề nghiệp 63 34.4

3 Sinh viên 23 12,64 Nhân viên công ty 12 6,65 Kinh doanh và buôn ban 10 5,5

m Nhân viên công ty= Kinh doanh va buôn bánm Lai xe

# Các nghề khác

Dựa vào kết quả khảo sát, số người phạm tội là lao động tự do nhiều nhất là 68 người chiếm tỷ lệ 37,2%, tiếp theo là không có nghề nghiệp với 63 người chiếm tỷ lệ 34,4% Đặc điểm này cũng giống với các tội phạm khác, số người phạm tội không có công việc ôn định, thất nghiệp thường dễ đi vào con đường phạm tội Tiếp theo, là số người phạm tội hiện là sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đăng là 23 người chiếm tỷ lệ 12,6% Đây là điểm đặc biệt của tội phạm này, nhiều

người phạm tội hiện đang là sinh viên, có những người phạm tội còn là sinh viên

đang theo học chuyên ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đăng Người phạm tội là nhân viên của các công ty là 12 người chiếm tỷ lệ 6,6%, người

Trang 35

phạm tội kinh doanh, buôn bán nhỏ là 10 người chiếm tỷ lệ là 5,5% Người phạm tội là lái xe và các nghề khác lần lượt là 3 người chiếm ty lệ 1,6% và 4 người chiếm tỷ lệ 2,2%.

**/ Cơ cau theo trình độ học van của người phạm tôi

Thực hiện khảo sát, nghiên cứu 65 ban án HSST với 183 bị cáo phạm tội sử

dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ta có cơ cau theo trình độ học van của người phạm tội thé hiện cụ thé ở bang 1.13 và biéu đồ 1.10.

Bang 1.13 Co cầu theo trình độ học van của người phạm tội

STT Trinh độ văn hóa Số người phạm tội | Ty lệ (%) 1 Tiểu học 6 3,3

2 Trung học cơ so 31 16,9

3 Trung hoc phô thông 113 61,7 4 Cao dang va dai hoc 33 18,0 = Cao đăng và đại học

Theo đó, người phạm tội có trình độ tiểu học là 6 người chiếm tỷ lệ 3,3%, tiếp theo là người phạm tội có trình độ trung học cơ sở là 31 người chiếm tỷ lệ 16,9% Người phạm tội có trình độ trung học phô thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 113 người chiếm tỷ lệ 61,7% Người phạm tội có trình độ cao đăng và đại học là 33 người chiếm tỷ lệ 18% Do đặc điểm của tội phạm này thường là người có hiểu biết về công nghệ thông tin nên người phạm tội có trình độ văn hóa cao chiếm tỷ lệ lớn Đồng thời, thủ đô Hà Nội cũng là nơi dân số có trình độ văn hóa cao nên tỷ lệ người phạm tội có trình độ cao ở Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ lớn.

**/ Cơ cầu theo giới tính người phạm tôi

Nghiên cứu 65 bản án HSST với 183 người phạm tội, cơ cầu của tội phạm này theo giới tính của người phạm tội được thê hiện cụ thé ở bảng 1.14 và biểu đồ 1.11.

Trang 36

Bảng 1.144 Cơ cau theo giới tinh của người phạm tội

Giới tính của người phạm toi Số người phạm tội Tỷ lệ (%)

Dựa trên số liệu ở trên, có thé thấy người nữ phạm tội này là 11 người chiếm tỷ lệ 6%, số người là 172 người chiếm tỷ lệ 94% Như vậy, người phạm tội này chủ yếu là nam giới Nữ giới thực hiện tội phạm thông thường với vai trò đồng phạm, là người giúp sức đi mua hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng giả Chỉ có một số rất nhỏ phụ nữ phạm tội riêng lẻ, thường là những hành vi đơn giản, dựa vào mối quan hệ thân thiết với nạn nhân và lợi dụng sơ hở của nạn nhân dé pham tội Tại ban án hình su sơ thâm số 29/2017/HSST ngày 22/3/2017 của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xét xử đối với bị cáo Đào Lê Huyền, ngày 26/10/2017, Huyền đi cùng bạn trai là anh Nguyễn Viết Thắng đến ngân hàng VPBank chi nhánh Kinh Đô để đăng ký dịch vụ Internet Banking Huyền được anh Thắng nhờ viết các thông tin của anh lên tờ khai đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử cho tài khoản của anh Thắng Huyền đã tự ý đăng ký nhận mật khâu kích hoạt sử dụng dịch vụ Internet Banking qua mai của Huyền là huyenle2804@gmail.com mà không thông báo cho anh Thang Khoảng 15 giờ ngày 09/12/2015, Huyền đã thực hiện việc chuyên tiền từ tài khoản của anh Thắng vào tài khoản Huyền mượn của một người bạn số tiền 53.000.000 đồng.

**/ Cơ cấu theo tái phạm, tdi phạm nguy hiểm hay phạm tôi lan ddu của người phạm tôi

Nghiên cứu, khảo sát 65 bản án HSST với 183 bị cáo phạm tội sử dụng mạng

máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu, cụ thê thể hiện tại bang 1.15 và biểu đồ 1.12.

Trang 37

Bảng 1.155 Cơ cau theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lan đầu

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu han tội Tỷ lệ (%)

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 18 9,8 Pham tội lần đầu 165 90,2

Thông qua số liệu thống kê, ta có thé thấy người phạm tội đa số là phạm tội lần đầu có 165 người, chiếm tỷ lệ 90,2%, người phạm tội tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là 18 người, chiếm tỷ lệ 9,8%.

**/ Cơ cấu theo quốc tịch của người phạm tôi

Thực hiện nghiên cứu, khảo sat 65 bản án HSST với 183 người phạm tội, ta

có cơ cau của tội phạm này theo quốc tịch của người phạm tội thể hiện tại bang 1.16 và biểu đồ 1.13.

Bang 1.16 Cơ cấu theo quốc tịch của người phạm tội

Quốc tịch của người phạm tội SỐ người phạm tội Tỷ lệ (%)

Người nước ngoài 28 15,3Người Việt Nam 155 84,7

Tổng 183 100

Nguôn: Khảo sát 65 bản án HSST

Biểu dé 1.13 Cơ cấu của theo quốc tịch của người phạm tội

= Người nước ngoài

= Người Việt Nam

Trang 38

Theo đó, người nước ngoài phạm tội này ở Ha Nội giai đoạn 2013-2017 là

28 người, chiếm tỷ lệ 15,3% Người mang quốc tịch Việt Nam phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là 155 người, chiếm ty lệ 84,7% Như vậy, đa số người phạm tội này ở Hà Nội là người Việt Nam, người nước ngoài phạm tội này đến từ các nước như sau: 09 người Trung Quốc, 04 người Nga, 04 người Hàn Quốc, 03 người Bungari, 03 người

Ucraina, 02 người Malaisia, 01 người Azacbaizan, 01 người Nigeria, 01 người

Philippin Với đặc điểm là thủ đô, có sân bay quốc tế nên số người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và đến Hà Nội với nhiều mục đích khác nhau lớn, theo đó người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và thực hiện tội phạm ở Hà Nội là kha nhiều Hơn nữa, thành phố Hà Nội có nhiều trung tâm thương mai lớn, siêu thị, cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng, có các điểm rút tiền ATM của các ngân hàng quốc tế, nên lợi dụng đặc điểm này, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thường thực hiện hành vi phạm tội ở thành phố Hà Nội.

*/ Cơ cấu của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo các đặc điểm của nạn nhân

Nạn nhân của tội phạm nói chung và nạn nhân của tội phạm sử dụng mạng

máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không có trong thống kê chính thức của Vụ thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao Do vậy, để đánh giá nạn nhân của tội phạm này, cần phải nghiên cứu trong 65 bản án HSST của Tòa án các cấp tại thành phố Hà Nội Tuy nhiên, do đặc điểm của loại tội phạm này, những vụ án liên quan đến việc sử dụng thông tin thẻ tin dụng, thẻ ngân hàng, sử dụng thẻ ATM giả để chiếm đoạt tài sản thường thông tin của chủ thẻ thường là người nước ngoài, rất khó xác định được bị hại Chính vì vậy, tại Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông có quy định về việc xác định người bị hại như sau: “ Trường hợp vì lý do khách quan, không thể xác định được người bị hại (do người bị hại sống ở nước ngoài; không xác định được người bị hại cụ thể hoặc không xác định được họ tên và địa chỉ thật của người bị hại do người bị hại không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà chỉ thông qua mạng Internet, mạng viễn

Trang 39

thông, người bị hại không hợp tác vì không muốn lộ danh tính, số tiền thiệt hại không nhiéu ), nhưng căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, có cơ sở xác

định bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội thì việc không xác định được

người bị hại hoặc xác định không đủ số người bị hại không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất vụ án và việc khởi 16, diéu tra, truy tố, xét xử là có căn cứ pháp luật” (Điều 4) Do đó, trong tổng số 65 vụ án (65 bản án HSST) về tội phạm này xảy ra tại Ha Nội, chỉ có 38 vụ án (38 ban án HSST) đã điều tra, làm rõ được những người bị hại Theo đó, có 38 vụ án về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản điều tra làm rõ được

nạn nhân, và có 157 nạn nhân của tội phạm này, trong đó có 152 nạn nhân là cá

nhân và 5 nạn nhân là pháp nhân Thực hiện khảo sát 38 bản án HSST điều tra, làm rõ được nạn nhân ta có kết quả như sau.

**⁄ Cơ cấu theo hoàn cảnh trở thành nạn nhân của tôi phạm sử dụng mang máy tinh, mạng viễn thông, phương tiên điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:

Bang 1.17 Cơ cau theo hoàn cảnh trở thành nạn nhân

STT | Hoàn cảnh trở thành nạn nhân của tội phạm so A Ty lé (%)nan nhan

1 Giao dịch mua hàng hóa qua mạng 46 HàDo tin tưởng thông tin trúng thưởng,

2 or , or 34 21,7thong tin nap the uu dai lon

3: Do tin tưởng bạn quen trên mạng xã hội 23 14,6

4 Đầu tư, kinh doanh gian hàng ảo 19 12,1

5 BỊ trộm thông tin do cây ATM 14 89: bi cai thiệt bi ăn cap thông tin ›

6 Do lầm tưởng là người thân của mình 6 3,8 7 | Đã từng cùng hợp tác, có mối quan hệ quen biết 4 2,5

Chủ tài khoản sơ hở, thiếu bảo mật

8 LẠ mà 4 2,5trong việc quản lí thông tin của mình

Do tin tưởng thông tin sai lệch

Trang 40

Theo số liệu thống kê, ta có thể thấy hoàn cảnh trở thành nạn nhân nhiều nhất đó là giao dịch hàng hóa qua mạng với 46 người chiếm tỷ lệ 29,3% Giao dịch mua bán hàng hóa qua mạng ngày càng trở nên phô biến vì tính tiện lợi, không cần phải di chuyển nhiều vẫn có thé mua được hàng, giúp tiết kiệm thời gian Mặt hàng để giao dịch ngày càng đa dạng, tuy nhiên, thông qua khảo sát thì tại địa bàn Hà Nội, mặt hàng mua bán qua mạng có nhiều nạn nhân nhất là mặt hàng thời trang của

nữ, mặt hàng thời trang người phạm tội rao bán trên mạng thường của những

thương hiệu lớn trên thế giới, với mức giá khá cao như nhãn hàng Ninewest, thời trang Hàn Quốc.

Hoàn cảnh trở thành nạn nhân nhiều tiếp theo đó là tin tưởng các tin nhắn tring thưởng và khuyến mại nhân đôi, nhân ba thẻ nạp có 34 nạn nhân tin tưởng vào những phương thức, thủ đoạn phạm tội này chiếm tỷ lệ 21,7% Thông thường, người phạm tội thường gửi tin nhắn trúng thưởng đến nạn nhân hoặc gọi điện cho nạn nhân thông báo trúng thưởng và yêu cầu nạn nhân chuyền tiền dé xác nhận các thủ tục nhận thưởng bằng thẻ cào điện thoại, hoặc tung các tin nhắn khuyến mại nhân đôi, nhân ba thẻ nạp điện thoại để nạn nhân nạp thẻ điện thoại thông qua đường link người phạm tội gửi Những tin nhắn này thường đánh trúng vào tâm lý muốn hưởng lợi của nạn nhân nên nạn nhân dễ dàng làm theo.

Tiếp theo, là do tin tưởng bạn quen qua mạng xã hội Ngày nay, mạng xã hội phát triển rất nhanh, hầu như mọi người ai cũng có một tài khoản mang xã hội như Facebook, nhiều người còn có nhiều tài khoản mạng xã hội khác như Instagram, Twitter, nhờ có mạng xã hội mà có thê giữ liên lạc với nhau cũng như kết bạn với nhiều người trên thế giới, bất chấp khoảng cách địa lý Tuy nhiên, tội phạm cũng lợi dụng mạng xã hội dé làm quen, đặt van đề yêu đương với nạn nhân, sau đó, khi nạn nhân đã tin tưởng tội phạm đã lừa các nạn nhân bang việc nhận hộ đồ chuyên về, cần chuyên tiền dé hoàn tất thủ tục hải quan, có nhiều nạn nhân còn chuyên tiền rất nhiều lần cho người phạm tdi.

Nạn nhân của việc đầu tư, kinh doanh gian hàng ảo qua mạng theo hình thức đa cấp là 19 người chiếm tỷ lệ 12,1% Tiếp theo là nạn nhân bị trộm thông tin thẻ ATM thông qua việc rút tiền tại điểm rút tiền tự động ATM có 14 nạn nhân, chiếm tỷ lệ 8,9%, tội phạm lắp đặt camera và thiết bị skimming tai điểm rút tiền tự động dé lay được mã số trên thẻ và password của chủ thẻ Sau đó, người phạm tội tiễn hành tổ chức sản xuất thé ATM giả và rút tiền trong tài khoản của chủ thẻ Tiếp theo sau đó là nạn nhân của tội phạm do lầm tưởng là người thân của mình Người

Ngày đăng: 14/04/2024, 15:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN