PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM...132.1 Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo...132.1.1 Một số nét chính về xuất kh
Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics
Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối (Theo: Lee & Billington).
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – (Lambert, Stock & Elleam).
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối lại chúng cho khách hàng (Theo: Ganesham, Ran and Terry
Theo quan điểm của Lambert và cộng sự thì chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường.
Như vậy có thể nói rằng, chuỗi cung ứng là mối liên kết thành dòng chảy của các bên liên quan, để nguyên vật liệu được chuyển thành sản phẩm và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng Muốn quá trình này diễn ra trôi chảy, cần phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng.
1.1.1.2 Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng
Cấu trúc chuỗi cung ứng tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào số lượng và loại hình các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng chỉ dừng lại ở mức độ 2 bên Những công ty có quy mô nhỏ sẽ có mô hình quản lý chuỗi cung ứng này.
Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Nhà cung cấp: Đây là những cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp sản xuất: Đây là các tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm của các nhà cung cấp, kết hợp với nguồn nhân lực và công nghệ của mình để sản xuất ra thành phẩm cung ứng cho người tiêu dung Thành phẩm ở đây có thể là sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ.
Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dùng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
1.1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng
Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được chuyển đến công ty sản xuất Sản phẩm được phân phổi đến nhà bán sỉ, qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng Các mối quan hệ này được liên kết với nhau thành một mạng lưới Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lượt chuyển liên tục trong cả chuỗi Sự xuất hiện của các nhân tố này giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa hơn vào các chức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới.
Hình 1.2 Mô hình chuỗi cung ứng điển hìnhNguồn: Joe, Wisner, Keah-Choon Tan, G Keong Leong
Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics
Cho đến nay thuật ngữ logistics vẫn còn là khá mới đối với phần lớn người Việt Nam Thực ra trên thế giới, thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ lâu, “Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ
“Logistique” trong tiếng Pháp “Logistique” lại có gốc từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân Từ này có quan hệ mật thiết với từ “Lodge” nhà nghỉ (một từ cổ trong tiếng Anh, gốc Latinh) Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 Một điều thú vị là từ này không hề có mối liên quan gì với từ “Logistic” trong toán học, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Logistikos ” và đã được dùng ở Anh từ thế kỷ 17.
Logistics phát triển quá nhanh chóng, trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên nhiều quốc qia nên có rất nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa, nên vẫn chưa có khái niệm thống nhất Logistics, trong đó có một số khái niệm rất đáng quan tâm như:
Theo Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (CLM) thì “Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.
Giáo sư người Anh Martin Christopher lại cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lại thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”
Theo Giáo sư David Simchi - Levi (MIT - USA) thì “Hệ thống Logistics (Logistics network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng, một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ" Chắc chắn cùng với sự phát triển của logistics sẽ xuất hiện thêm nhiều khái niệm mới về logistics. Theo PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân - Quản trị Logistics thì “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
Theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương) Logistics được phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 : Phân phối vật chất Vào những năm 60, 70 của thế kỷ thứ 20,người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo phân phối sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả Những hoạt động đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hoá, quản lý tồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn những hoạt động nêu trên được gọi là phân phối/cung ứng sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là logistics đầu ra.
Giai đoạn 2: Hệ thống logistics Đến những năm 80, 90 của thế kỷ trước, các công ty tiến hành kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng thêm hiệu quả của quá trình này Sự kết hợp đó được gọi là hệ thống logistics
Giai đoạn 3 : Quản trị dây chuyền cung ứng Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp-đến người sản xuất-khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm tăng thêm giá trị sản phẩm Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, với người tiêu dùng và các bên có liên quan, như: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và người cung cấp công nghệ thông tin (IT - Information Technology ).
Xét trong lĩnh vực ngôn ngữ học thì như vậy, còn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, ta có thể tóm lược quá trình phát triển của logistics như sau: Ban đầu logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần Napoleon đã từng định nghĩa :” Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội” Sau này thuật ngữ logistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên từ logistics toàn cầu Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, nếu giữa thế kỷ thứ 20 rất hiếm doanh nhân hiểu được logistics là gì, thì đến cuối thế kỷ, logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã dự báo sẽ xuất hiện logistics toàn cầu và điều đó giờ đây đang thành hiện thực
Trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa logistics một cách đơn giản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ cho hoạt động của
5 tổ chức/doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới
Qua các khái niệm trên và cùng với sự phát triển của logistics sẽ xuất hiện thêm nhiều khái niệm mới về logistics, ở thời điểm hiện tại theo bài nghiên cứu của tôi và công ty Nhất Tín “Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng một cách tối ưu hóa thời gian, địa điểm/vị trí, nhằm giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời. Đây là khái niệm mà nghiên cứu này và công ty Nhất tín dùng làm cơ sở phân tích và đưa ra chiến lược
1.1.2.2 Vai trò của hoạt động logistics Đối với hoạt động kinh tế quốc tế:
Logistics là công cụ hữu hiệu dùng để liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Việc áp dụng hệ thống logistics toàn cầu đã tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu cho tới khâu phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng, khắc phục được những ảnh hưởng của các yếu tố không gian, thời gian và chi phí sản xuất cho các hoạt động kinh tế quốc tế, nhờ đó các hoạt động này luôn được “kết dính” với nhau và được thực hiện một cách có hệ thống, đạt hiệu quả cao.
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế Hệ thống logistics có tác dụng như một chiếc cầu nối đưa hàng hóa đến các thị trường mới theo đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra Do đó, với sự hỗ trợ của hệ thống logistics, quyền lực của nhiều công ty đã vượt ra khỏi biên giới địa lý của nhiều quốc gia Một mặt, các nhà sản xuất kinh doanh có thể chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm của mình, mặt khác, thị trường kinh doanh quốc tế cũng được mở rộng và phát triển.
Logistics góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế Thực tiễn, mỗi giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải sử dụng đến nhiều loại giấy tờ, chứng từ rườm rà, làm tiêu tốn rất nhiều chi phí, ảnh hưởng lớn tới tốc độ và hiệu quả của các hoạt động buôn bán quốc tế Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói, không những khắc phục được những yếu điểm đó mà còn nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh về chi phí
Doanh nghiệp được cho là áp dụng chiến lược chi phí thấp khi tập hợp các mục tiêu và hành động của doanh nghiệp là nhằm sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ được khách hàng chấp nhận tại mức giá thấp nhất trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh Hay nói cách khác, bằng việc áp dụng chiến lược chi phí thấp sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với đối thủ do thiết lập được tổng thể chi phí thấp hơn.
Chiến lược chi phí thấp giúp các công ty có thể cung cấp được các sản phẩm có chất lượng so với đối thủ cạnh tranh nhưng với chi phí thấp hơn, do vậy công ty phải để ý đến việc kết hợp các tính năng và dịch vụ mà người mua xem là cần thiết Bên cạnh đó, chiến lược chi phí thấp được coi là thành công khi các đối thủ cạnh tranh khó khăn trong việc sao chép nó. Trở thành nhà cung cấp chi phí thấp trong ngành công nghiệp là một cách
9 tiếp cận cạnh tranh hiệu quả trên thị trường đối với những sản phảm mà người mua nhạy cảm nhiều về giá.
Do vậy, việc áp dụng chiến lược chi phí thấp sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có tính chuẩn hóa tương đối, tính năng phổ biến với nhiều người tiêu dùng và giá cạnh tranh là thấp.
Công ty có thể áp dụng chiến lược chi phí thấp để giành được lợi thế cạnh tranh từ đối thủ và thu về lợi nhuận thông qua hai cách:
Sử dụng chiến lược chi phí thấp sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng nhạy cảm về giá, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty
Bằng việc cắt giảm giá thành sản phẩm, chiến lược chi phí thấp sẽ giúp công ty gia tăng được lợi nhuận cận biên trên mỗi sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh (vì chi phí của công ty trên mỗi đơn vị là thấp hơn của đối thủ), từ đó giúp tăng lợi nhuận tổng thể so với đối thủ cạnh tranh.
Trên thực tế, rất nhiều các công ty muốn thực hiện chiến lược chi phí thấp để giành các lợi thế cạnh tranh về mình Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược này đòi hỏi công ty phải có một chiến lược tổng thể, dài hạn và một hệ thống quản trị hợp nhất.
Lợi thế cạnh tranh về giá trị
Chiến lược di biệt hóa là tập hợp các hành động của doanh nghiệp nhằm sản xuất hàng hóa và/hoặc dịch vụ (ở một mức chi phí có thể chấp nhận được) với các thuộc tính sản phẩm độc đáo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà khách hàng nhận thấy hấp dẫn và đáng giá Trong khi chiến lược chi phí thấp tập trung tới đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá và bỏ qua nhu cầu về sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh thì chiến lược dị biệt hóa lại hướng đến các nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu về sự khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm của các đối thủ khác trên thị trường, họ đánh giá cao các sản phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu của riêng họ mà khác biệt hẳn với các sản phẩm khác trên thị trường.Chiến lược dị biệt hóa đòi hỏi các công ty phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh nhưng cũng yêu cầu một mức giá thành cạnh tranh để giảm áp lực về giá cho khách hàng Nếu mức giá quá cao thì dù sản phẩm rất khác biệt cũng khó có thể tiếp cận được các khách hàng mục tiêu do áp lực về giá cả quá lớn.
Chiến lược dị biệt hóa hấp dẫn khi nhu cầu và sở thích của người mua đa dạng Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn được những khách hàng yếu thích sự khác biệt về sản phẩm hơn là giá rẻ Ví dụ, hệ thống âm thanh tích hợp chất lượng cao là một trong những đặc tính khác biệt của sản phẩm xe Lexus của hãng Toyota Motor Thông điệp xúc tiến tiêu thụ của Lexus là “Chúng tôi theo đuổi sự hoàn hảo, vì vậy bạn có thể theo đuổi chất lượng sống” cho thấy một sự cam kết về chất lượng sản phẩm và sự khác biệt hóa Tuy nhiên, Lexus lại được chào bán với mức giá cả rất cạnh tranh so với các dòng sản phẩm cao cấp tương tự khác trên thị trường Chính chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm của Lexus là yếu tố hấp dẫn người mua hơn là yếu tố giá cả.
Có thể nói, khác biệt hóa sản phẩm thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng để tìm hiểu những gì khách hàng cho là quan trọng, những gì họ nghĩ rằng có giá trị, và những gì họ sẵn sàng trả tiền Một chiến lược dị biệt hóa luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải đề cao vấn đề giá trị khách hàng Chiến lược này được coi là thành công khi một lượng hấp dẫn khách hàng nhận thấy triển vọng giá trị khách hàng hấp dẫn và trung thành với các thuộc tính khác biệt của sản phẩm và doanh nghiệp.
Chiến lược dị biệt hóa thành công giúp doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích dưới đây: Điều chỉnh giá cao hơn cho sản phẩm của mình
Tăng doanh số bán (do hấp dẫn được khách hàng bởi những tính năng khác biệt của sản phẩm).
Có được sự trung thành của người mua với thương hiệu của mình (do sự gắn bó của họ với các tính năng khác biệt của sản phẩm cung cấp của công ty).
Sự khác biệt giúp tăng cường khả năng sinh lời bất cứ khi nào sản phẩm của công ty có một mức giá đủ cao hoặc sản xuất bán hàng đơn vị đủ lớn hơn bao gồm các chi phí bổ sung để đạt được sự khác biệt Chiến lược dị biệt hóa của công ty thất bại khi người mua không nhận thấy giá trị độc đáo của thương hiệu và/hoặc khi các đặc tính khác biệt đó dễ dàng bị sao chép hay đuổi kịp bởi các đối thủ cạnh tranh.
Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics
thông qua hoạt động logistics
Không có gì lạ khi logistics đang nổi lên như một bánh răng quan trọng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp Thật vậy, hậu cần có thể đóng góp rất lớn vào việc đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, đặc biệt nếu xem xét tác động tổng hợp của dịch vụ khách hàng được cải thiện và chi phí phục vụ thấp hơn.
Nhìn chung, lợi thế cạnh tranh có được bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng có giá trị lớn hơn, với giá thấp hơn và lợi ích vượt trội Ngược lại, Logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất có thể đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển nguyên vật liệu, thông tin và tiền giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng Từ quan điểm của mục tiêu này, hậu cần có thể đưa một công ty vượt lên trước các đối thủ cạnh tranh bằng cách đảm bảo các dịch vụ hiệu quả và hiệu quả, chẳng hạn như cung cấp đúng sản phẩm nhanh hơn, đúng thời gian, đến đúng nơi và ở mức giá phù hợp Với thị trường ngày càng trở nên khắt khe cũng như đầy bất trắc, các doanh nghiệp luôn cần phải linh hoạt trong các điều khoản trên nếu muốn đạt được lợi thế cạnh tranh.
Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào mua sắm, vận chuyển, lưu kho và kiểm kê, quản lý cơ sở vật chất, quản lý thông tin và dịch vụ khách hàng trong kế hoạch chiến lược của mình với mục tiêu nâng cao hiệu quả về mọi mặt nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh Việc quản lý thích hợp các yếu tố này có thể tạo ra cơ hội hiếm có cho các công ty khi họ tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chia sẻ thông tin theo thời gian thực, dự báo chính xác hơn, giảm chi phí và sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng có thể đạt được thông qua chiến lược định hướng hậu cần.
Một yếu tố đáng chú ý trong các doanh nghiệp ngày nay là sự tương phản cổ điển giữa đóng góp của hậu cần vào lợi thế cạnh tranh và khả năng của các doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc hậu cần trong các kế hoạch hàng ngày và chiến lược của họ Không có gì vui khi một số công ty loại bỏ các vấn đề hậu cần ra khỏi nền tảng chiến lược mà họ thuộc về một cách khách quan Đây là một lỗi trong hoạch định chiến lược hậu cần và không nên bỏ qua Một quy trình lập kế hoạch thống nhất, toàn diện và tích hợp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua giá trị và dịch vụ khách hàng, mang lại sự hài lòng vượt trội của khách hàng, dự đoán nhu cầu trong tương lai đối với dịch vụ hậu cần và quản lý toàn bộ nguồn lực của chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, việc lập kế hoạch chiến lược về hậu cần phải được thực hiện trong bối cảnh các mục tiêu và kế hoạch tổng thể của công ty Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về cách các yếu tố và hoạt động khác nhau của hậu cần tương tác về mặt đánh đổi và tổng chi phí cho tổ chức Không thể phủ nhận sự gia tăng phức tạp trong lĩnh vực hậu cần và chuỗi cung ứng, đòi hỏi phải lập kế hoạch tốt hơn, có thể đến từ các chuyên gia hậu cần được đào tạo.
Việc quản lý thu mua, vận chuyển, lưu kho và hàng tồn kho không còn được thực hiện như bình thường nếu muốn đạt được lợi thế cạnh tranh Do đó, các tổ chức cần phải có cách tiếp cận chủ động trong quá trình lập kế hoạch hậu cần chiến lược của họ và phân biệt các hoạt động của họ từ một mô hình thống nhất và có thể dự đoán được sang các mô hình đáp ứng tốt hơn để xử lý sự phức tạp ngày càng tăng.
Vận tải là một chức năng chính trong các hoạt động hậu cần của một công ty, do đó, các chi phí liên quan đến một mạng lưới hậu cần cụ thể phải được nắm bắt và quản lý chính xác Cước vận chuyển xác định một lô hàng cụ thể sẽ có giá bao nhiêu trên một đơn vị trọng lượng cho những khoảng cách cụ thể Do đó, các tổ chức phải có khả năng quản lý khía cạnh này một cách hiệu quả nếu họ muốn đạt được lợi thế cạnh tranh
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo
2.1.1 Một số nét chính về xuất khẩu gạo của Việt Nam
Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Hiện nay, gạo là loại lương thực chính của phần lớn người dân Việt Nam Sản xuất lúa gạo là sinh kế của hàng triệu nông dân nhỏ lẻ. Việt Nam được đánh giá là nước có lợi thế so sánh rất cao về gạo Tuy nhiên gần đây, lợi thế so sánh về gạo của Việt Nam có xu hướng giảm dần và hiện ở mức thấp hơn so với những nước xuất khẩu gạo chủ lực khác là Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan Bài viết đã tập trung làm rõ một số nét chính về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trước năm 1986, Việt Nam, phải nhập khẩu gạo do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nội địa Lượng gạo Việt Nam nhập khẩu vào cuối những năm 1960 và trong năm 1976 còn vượt quá 1 triệu tấn/năm.
Hình 2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam
Chính sách đổi mới năm 1986 đã mở đầu cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và triển khai những chính sách quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhờ đó sản xuất lúa gạo của Việt Nam tăng lên nhanh chóng Năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu Trải qua hơn 30 năm (1989-2021), đến nay, hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 172 nước/vùng lãnh thổ Xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo, trị giá 310 triệu đôla vào năm 1989 Sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 2 triệu tấn vào năm 1995, 3 triệu tấn vào năm 1996, 4 triệu tấn vào năm
1999, 5 triệu tấn vào năm 2005, 6 triệu tấn vào năm 2009 và 7 triệu tấn vào năm 2011 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã để lại những dấu ấn khi đạt mốc 1 tỷ đôla vào năm 1998, 2 tỷ đôla vào năm 2008 và 3 tỷ đôla vào năm 2010 Gạo hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam hiện là
1 trong số 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001 Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6.249,114 nghìn tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu đôla, chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%).
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 79 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Châu Á và châu Phi là 2 khu vực xuất khẩu gạo chính, lần lượt chiếm 67,68% và 21,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong suốt giai đoạn 2012-2018 Tuy nhiên, đến năm 2019, vị trí này của Trung Quốc đã thuộc về Philippines chiếm 36,49% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống khác của Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Ghana, có thị
15 phần dao động trong khoảng 8,74-10,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hình 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2019
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động quanh ngưỡng 350-400$/M trong phần lớn giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 1/2020 Tuy nhiên, từ tháng 2/2020, giá gạo của Việt Nam đã tăng lên, đạt mức 450-520$/MT Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng một phần là do chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện, chủng loại gạo xuất khẩu cũng dần chuyển sang những loại gạo có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ cuối năm 2019, việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo một thời gian, vận tải quốc tế bị gián đoạn và hiện nay là tình trạng khó thuê vỏ container rỗng để vận chuyển gạo xuất khẩu đã đẩy giá gạo lên cao.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2021 luôn thấp hơn giá gạo của Mỹ và Uruguay nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ và Pakistan Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cơ bản thấp hơn của Thái Lan Tuy nhiên, từ đầu tháng2/2021, giá gạo của Việt Nam đã cao hơn một chút so với Thái Lan Do nguồn cung gạo của Thái Lan được dự báo gia tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên giá gạo của Thái Lan có xu hướng giảm Trong khi đó, nguồn cung của Việt Nam bị hạn chế trong giai đoạn giao mùa và cước vận tải gia tăng do khó thuê container. Đây chính là điều bất lợi với xuất khẩu gạo của Việt Nam khi một số nước bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các nước khác để hưởng giá gạo thấp hơn
Hình 2.3 So sánh giá xuất khẩu gạo của Việt Nam với các nước xuất khẩu gạo khâc Đóng góp của của xuất khẩu gạo trong phát triển kinh tế:
Theo báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,25 triệu tấn, trị giá đạt 3,12 tỷ USD Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 1,9% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 11,2% Giá xuất khẩu bình quân cả năm đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019 Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa.
Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á, đặc biệt là Philippines luôn đứng ở vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm tới 33,9% thị phần Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2020 đạt 2,22 triệu tấn và 1,06 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và tăng 19,3% về giá trị so với năm 2019.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021 Theo số liệu xuất nhập khẩu mới nhất của EU, tính từ ngày 1/9/2021 đến ngày 13/3/2022 của niên vụ 2021/2022 (1/9/2021-31/8/2022), EU đã nhập khẩu tổng cộng 622.065 tấn gạo xay xát (trong đó, nhập khẩu gạo Japonica 153.073 tấn
17 và nhập khẩu gạo Indica 468.992 tấn), tăng khoảng 1,4% từ mức 616.695 tấn của cùng kỳ niên vụ 2020/2021.
Xuất khẩu gạo trong tháng 4/2022 đạt 550 nghìn tấn, đem về 273 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 2,05 triệu tấn với kim ngạch 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến lược như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản, gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam, tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá, góp phần vào phát triển kinh tế.
2.1.2 Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn có nhà vận chuyển, kho, nhà bán lẻ, khách hàng.
Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo:
Nguồn cung cấp đầu vào: Giống, phân, thuốc,…
Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam
phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam
2.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
Lợi thế về chi phí:
Chi phí sản xuất của nhân công Việt Nam hiện nay còn thấp, do đó chi phí giá thành của hạt gạo tại Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn so với các nước khu vực Đông Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Đồng Nam Á khác cụ thể Thái Lan.
Chi phí thuế: Thuế nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay gần như được nhà nước tài trợ hoàn toàn nên các chi phí thuế khiến cho giá thành hạt gạo tăng lên lả rất thấp.
Lợi thế về chi phí thuế xuất khẩu:
Gần đây, Việt Nam liên tiếp có những FTA ở quy mô lớn với mức độ cam kết sâu như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA), FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Đây đều là các FTA với các đối tác thương mại quy mô rất lớn của Việt Nam, trên thực tế đã phát huy tác dụng đáng kể.
Ví dụ, trong CPTPP các quốc gia mới tham gia FTA với Việt Nam như Peru, Mexico , mức tăng trưởng trong XK đều đạt từ 25-35%, thể hiện rất rõ cơ hội cho các DN Trong khi đó, Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với cam kết sâu hơn cũng như tạo thuận lợi rõ ràng hơn, các DN cũng có cơ hội để đẩy mạnh XK sang các thị trường này Trong khối RCEP có các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cung cấp nguồn nguyên liệu cho Việt Nam Hiệp định RCEP sẽ tạo sự luân chuyển, giúp Việt Nam kết nối chuỗi cung ứng của cả đầu ra và đầu vào tốt hơn.
Trong vấn đề vận chuyển, logistics, 2 năm vừa qua tác động của dịch bệnh đã đẩy giá cước vận tải biển lên cao, đến nay chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” Tại Trung Quốc, khi tình trạng dịch bệnh lan truyền có thể tại các cảng của Trung Quốc cũng sẽ bị ùn tắc, điều đó sẽ tiếp tục kéo dài thời gian vận chuyển, đẩy giá cước tiếp tục duy trì ở mức cao.
Lợi thế về sự phát triển công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin của Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có sự ứng dụng cao nhất khu vực Châu Á thái bình dường, điều đó thúc đẩy các chi phí về bán hàng, quảng cáo của hạt gạo giảm đi, mức độ tiếp cận khách hàng cao hơn. Giảm chi phí sản xuất - Giải pháp cần thiết và hiệu quả
Chi phí trong sản xuất lúa gạo cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho hiệu quả sản xuất thu được thấp, giảm chi phí sản xuất là vấn đề cần thiết phải được đặt ra để giúp cho nông dân được hưởng lợi.
Nhóm giải pháp quan trọng nhất là tổ chức lại sản xuất theo hướng “dồn điển, đổi thửa” liên kết các hộ nông dân góp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thành lập HTX, công ty dịch vụ nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, gắn sản xuất với thị trường Giải pháp này cho phép cơ giới hoá mạnh mẽ trong sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí lao động, giảm các chi phí đầu tư ban đầu và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
Về phía Nhà nước, cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong khuôn khổ cam kết WTO như tiếp tục đầu tư hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ gián tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin thành tựu khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường trong nước và quốc tế.
Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên, và không để gành nặng chi phí sản xuất đè lên vai người nông dân Các hiệp hội ngành nghề có liên quan cũng cần bàn bạc để điều hòa lợi ích thành viên có liên quan, ví dụ như hiệp hội phân bón, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, liên minh HTX… đều có đối tượng là nông dân.
2.2.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
Giá thành sản phẩm ngày càng được nâng lên:
Giá gạo xuất khẩu tăng đã đẩy giá lúa gạo tại thị trường đồng bằng sông Cửu Long cả năm 2020 biến động theo chiều hướng tăng, với giá lúa thường tăng khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg; lúa chất lượng cao tăng khoảng 1.000 - 1.200 đồng/kg, tùy từng thời điểm và mùa vụ Đây có lẽ là thành tích quan trọng và ấn tượng nhất, bởi thành tích xuất khẩu gạo sẽ đo được chính xác nhất bằng chính những hiệu quả mang lại cho người nông dân trồng lúa, những người đang tiếp tục gieo hạt ngọc tạo nên những mùa vàng bội thu.
Nâng cao giá trị hạt gạo:
Chất lượng tăng lên là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để tăng trưởng về giá trị cho xuất khẩu gạo Bởi lẽ, nhiều năm qua, Việt Nam luôn đứng trong tốp đầu các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp, giá thấp và xuất sang các thị trường truyền thống, không đòi hỏi cao về chất lượng.
Sự chuyển hướng trong cơ cấu chủng loại có thể thấy rõ tại các địa phương ở vùng trọng điểm lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, khi mà diện tích trồng lúa thơm, lúa đặc sản không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua Riêng đối với giống lúa thơm, sản lượng toàn vùng ước đạt 5,5 triệu tấn/năm, tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng thì đây chính là nguồn hàng lớn cho các hợp đồng sắp tới sang thị trường châu Âu.
Nắm bắt được tiềm năng này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào chất lượng gạo thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp bảo quản, chế biến Ông Huỳnh Văn Thòn,Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cho biết, để chinh phục thị trường EU, gạo phải đáp ứng ba yêu cầu chính là có hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; đạt các chỉ tiêu cơ lý, bảo đảm độ thuần chuẩn; bảo đảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) trên 486 hoạt chất theo quy định của EU.
Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó châu Á vẫn là thị trường chính, tiếp đến là thị trường châu Phi Có thể kể đến các thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam là: Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Ghana, Bờ biển ngà, Iraq, Indonesia, Senagal Không chỉ giữ vững các thị trường truyền thống, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đã giúp hạt gạo Việt vươn tới nhiều thị trường khó tính hơn.
Sự khác biết của các giống gạo so với các đối thủ cạnh tranh:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
Giải pháp
3.1.1 Các giải pháp phát triển năng lực cạnh tranh Để nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất là cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng gạo Thực tế cho thấy, các nước nhập khẩu luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản như gạo. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác đều chú trọng đến chất lượng gạo và xây dựng các thương hiệu gạo của mình Thái Lan nổi tiếng với gạo thơm gạo tám, gạo lài thơm (jasmine) Ấn Độ và Pakistan nổi tiếng với gạo Basmati Nhiều nước nhập khẩu gạo, nhất là các nước châu Âu, rất thích gạo thơm và gạo Phka Romdoul của Campuchia Chính vì vậy, nâng cao chất lượng gạo sẽ giúp Việt Nam nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Để làm được việc đó, Việt Nam cần phát triển các loại gạo mới có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, xây dựng và đăng ký bảo hộ các thương hiệu gạo có chất lượng Việc này đòi hỏi việc đẩy mạnh hơn nữa liên kết “4 nhà” (Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Người nông dân - Nhà nước) trong ngành lúa gạo.
Các nhà khoa học cần phát huy vai trò trong việc nghiên cứu tạo ra những giống lúa mới có chất lượng, xây dựng quy trình sản xuất lúa gạo hiện đại, đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận như VietGap hay Global Gap, sản xuất theo hướng hữu cơ; phổ biến những quy trình sản xuất đó cho người nông dân thông qua các chương trình, dự án đào tạo hay chuyển giao công nghệ Những quy trình sản xuất này cần được ứng dụng công nghệ giúp truy xuất nguồn gốc và thông tin về sản phẩm.
Các doanh nghiệp cần phát huy vai trò trong việc đầu tư cho các dự án nghiên cứu của các nhà khoa học, xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong khâu chế biến, bảo quản lúa gạo Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp về vốn và chính sách bao tiêu gạo đầu ra hấp dẫn dựa trên nền tảng chia sẻ lợi ích sẽ giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất.
Người nông dân Việt Nam cần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của mình,tuân thủ theo quy trình sản xuất được các nhà khoa học hướng dẫn từ khâu làm đất, chọn giống, gieo hạt, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến, bảo quản để có thể cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
Nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo trong phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam Nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo gắn với tín hiệu của thị trường, nâng cao chất lượng gạo theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu Chính phủ cần có chiến lược quy hoạch các vùng nguyên liệu tiềm năng, những chính sách hỗ trợ vốn thuận lợi cho người nông dân và các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cũng như những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành lúa gạo.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng gạo, Việt Nam cũng cần chú ý phát triển thị trường theo hướng duy trì thị trường truyền thống và đồng thời phát triển thị trường mới, đặc biệt, khi nhiều nước nhập khẩu châu Á và châu Phi có xu hướng phát triển đảm bảo tự túc lương thực Do đó, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo thuận lợi cho thương nhân tham gia xuất khẩu gạo Ngoài việc Nhà nước đàm phán mở cửa và phát triển thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực trên thế giới, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu những quy định trong các hiệp định đó để có thể tận dụng được tối đa các ưu đãi theo hiệp định; nghiên cứu thị trường nhập khẩu để nắm rõ yêu cầu của nước nhập khẩu đối với sản phẩm gạo Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tích cực trong các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm trên website của doanh nghiệp, tham gia các hội chợ, triển lãm, thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, tham gia các sàn giao dịch nông sản… để người tiêu dùng nước ngoài có nhiều cơ hội biết đến gạo Việt Nam hơn.
3.1.2 Các giải pháp về chuỗi cung ứng
1 Cải tiến đồng bộ hóa dịch vụ logistics
Trong hoạt động cung ứng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa cao do có biên độ dao động lớn về thời gian thực hiện các đơn hàng, dự trữ trung bình, thời gian vận chuyển dẫn đến xác suất rủi ro giao
33 hàng chậm rất lớn, nhất là vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo từ tháng 2 đến tháng 5 Nguyên nhân cơ bản là do nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào không ổn định, không có đơn hàng xuất khẩu ổn định Theo đó, doanh nghiệp cũng không thể có kế hoạch dự trữ cụ thể trong năm Để khắc phục tình trạng đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: Chủ động để có đơn hàng ổn định: Doanh nghiệp từng bước chuẩn hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu và uy tín của mình để có đơn hàng ổn định dài hạn Trong tầm trung và dài hạn, phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các nhà đầu tư 8 nước ngoài được mua cổ phần và đầu tư vào vùng nguyên liệu, công nghệ xay xát tận dụng lợi thế vốn có của họ để thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối ở thị trường mục tiêu.
2 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin
Việc giao dịch cũng như truyền đạt thông tin khá chậm, không đưa ra được các dự báo được chính xác và kịp thời Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin được coi là một yêu cầu tất yếu khách quan để phối hợp các hoạt động liên hoàn tốt hơn, tự động hóa khâu xử lý thông tin sẽ giúp cải thiện được vị thế cạnh tranh trong kinh doanh do giảm chi phí giao dịch; giảm tồn kho; giảm thời gian vận chuyển; giao hàng đúng hạn, đáp ứng chính xác các đơn hàng; phối hợp tốt hơn trong xây dựng kế hoạch và dự báo; dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn…
3 Mở rộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng gạo toàn cầu
Doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều vốn đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho sản phẩm gạo tại thị trường nhập khẩu chủ lực nên có thể bất lợi trong đấu thầu giành hợp đồng G2G và thiết lập quan hệ chặt chẽ với những khách hàng có tiềm năng lớn Vì vậy, chính phủ có thể hỗ trợ xây dựng kho ngoại quan ở thị trường chủ lực như Philippines và Châu Phi (trong khuôn khổ được phép, không bị kiện chống tài trợ), giúp cho nhà xuất khẩu có thể đóng gói lại sản phẩm với trọng lượng nhỏ hơn đáp ứng cho người tiêu dùng ngay tại kho ngoại quan ở thị trường nhập khẩu.
4 Cải thiện chất lượng dich vụ vận chuyển đường sông nội địa
Cần đầu tư thỏa đáng hơn cho cơ sở hạ tầng đường thủy để cải thiện dịch vụ vận chuyển đường sông thời gian tới
3.1.3 Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo
Nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Trong đó, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ, giúp doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao Nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường (marketing), nhằm giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế sâu rộng, tạo thị phần ổn định trên thị trường khu vực và thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Nâng cao năng lực tài chính để giúp doanh nghiệp khai thác tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp được phát triển bền vững.
Cần đẩy mạnh mối quan hệ, liên kết đầu tư với các đối tác, phấn đấu xây dựng chuỗi liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà băng (bank)) để gia tăng sản lượng, lai tạo giống lúa mới Ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp công suất nhà máy, dây chuyền sản xuất, mời gọi, thu hút những dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại vào chế biến nông sản hàng hóa xuất khẩu Tiếp tục thực hiện qui hoạch vùng canh tác lúa hữu cơ.
Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững, theo hướng đó cần ổn định diện tích lúa ở mức độ 4 triệu ha, gieo trồng hai vụ trong năm, đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất lúa để tăng năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Phát triển và nâng cấp các công trình thủy lợi để nâng cao khả năng chống đỡ đối với bão lũ,hạn hán có hiệu quả.
Khuyến nghị
Giải pháp từ các cơ quan quản lý Nhà nước:
Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân phù hợp diễn biến tình hình thị trường, tạo thuận lợi cho thương nhân tham gia xuất khẩu gạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu cũng đang là yêu cầu cấp bách.
Từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, thay thế cho Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Chính phủ, của
Bộ Công thương về kinh doanh xuất khẩu gạo như: loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mô kho chứa, cơ sở xay xát chế biến thóc, gạo; khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh… Đây là những bước tiến mới về thể chế theo hướng mở, tạo thuận lợi cho thương nhân khi gia nhập thị trường xuất khẩu gạo Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã ký nhiều FTA như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA, thì các cơ quan chức năng cần rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách để ứng phó linh hoạt, phù hợp những biến động thường xuyên từ thị trường xuất khẩu gạo.
Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội mở rộng khai thác các thị trường như Hàn Quốc, EU Cùng với đó, Bộ sẽ thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, nội luật hóa các cam kết quốc tế, thủ tục hải quan, logistics… giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác tốt thị trường. Đáng lưu ý, Bộ Công Thương tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ NN&PTNT - là cơ quan được giao chủ trì về sản xuất tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp liên quan đến tái cơ
37 cấu ngành lúa gạo, nâng cao giá trị và chất lượng gạo Việt Nam, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
Thứ ba, tăng cường chọn tạo và phát triển giống lúa đáp ứng cơ cấu chủng loại gạo theo chiến lược xuất khẩu Trong đó cần ưu tiên cho giống lúa thơm, đặc sản và phát triển các vùng sản xuất tập trung theo giống được xác định có sự liên kết sản xuất - tiêu thụ, xuất khẩu Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm có chất lượng đồng nhất và đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm Về vấn đề này, cần đáp ứng tuyệt đối quy định mức dư lượng tối đa cho phép của thuốc bảo vệ thực vật và truy xuất được nguồn gốc.
Ngoài ra, để đảm bảo xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, cần cụ thể hóa chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thương hiệu và được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam (Vietnam Rice) Hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá gạo Việt Nam ở các thị trường trọng điểm.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA để phát triển thị trường xuất khẩu gạo, trong đó tận dụng khả năng gạo xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện thâm nhập các phân khúc gạo cao cấp; hỗ trợ các hoạt động quốc tế quảng bá gạo Việt Nam, tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam ở nước ngoài và tham gia các diễn đàn quốc tế về lúa gạo,… nhằm góp phần đưa giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt giá trị cao.
Giải pháp từ các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như người nông dân, cần chủ động tìm hiểu về các FTA; chủ động nghiên cứu và thực hiện tốt văn bản hướng dẫn thực thi FTA của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các hiệp định EVFTA, RCEP ; chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng,nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản,nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngay trên “sân nhà” Đồng thời, thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong khâu sản xuất, chế biến của mình để phục vụ xuất khẩu; kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có gạo hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường; cần chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực./.