MỤC LỤC
Do đó quan điểm đầy đủ về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển”. Bằng việc cắt giảm giá thành sản phẩm, chiến lược chi phí thấp sẽ giúp công ty gia tăng được lợi nhuận cận biên trên mỗi sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh (vì chi phí của công ty trên mỗi đơn vị là thấp hơn của đối thủ), từ đó giúp tăng lợi nhuận tổng thể so với đối thủ cạnh tranh. Trong khi chiến lược chi phí thấp tập trung tới đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá và bỏ qua nhu cầu về sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh thì chiến lược dị biệt hóa lại hướng đến các nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu về sự khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm của các đối thủ khác trên thị trường, họ đánh giá cao các sản phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu của riêng họ mà khác biệt hẳn với các sản phẩm khác trên thị trường.
Một yếu tố đáng chú ý trong các doanh nghiệp ngày nay là sự tương phản cổ điển giữa đóng góp của hậu cần vào lợi thế cạnh tranh và khả năng của các doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc hậu cần trong các kế hoạch hàng ngày và chiến lược của họ. Một quy trình lập kế hoạch thống nhất, toàn diện và tích hợp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua giá trị và dịch vụ khách hàng, mang lại sự hài lòng vượt trội của khách hàng, dự đoán nhu cầu trong tương lai đối với dịch vụ hậu cần và quản lý toàn bộ nguồn lực của chuỗi cung ứng. Do đó, các tổ chức cần phải có cách tiếp cận chủ động trong quá trình lập kế hoạch hậu cần chiến lược của họ và phân biệt các hoạt động của họ từ một mô hình thống nhất và có thể dự đoán được sang các mô hình đáp ứng tốt hơn để xử lý sự phức tạp ngày càng tăng.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021. Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến lược như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản, gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam, tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá, góp phần vào phát triển kinh tế. Sự tồn tại của quy trình chế biến kém cạnh tranh này đã có từ lâu do tập quán sản xuất – kinh doanh qua nhiều phân cấp trung gian và trữ gạo tại nhiều cấp khác nhau trong chuỗi cung ứng để bất cứ phân cấp trung gian nào cũng có thể đáp ứng ngay nhu cầu tức thì của thị trường trong, ngoài nước.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cho biết, để chinh phục thị trường EU, gạo phải đáp ứng ba yêu cầu chính là có hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; đạt các chỉ tiêu cơ lý, bảo đảm độ thuần chuẩn; bảo đảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) trên 486 hoạt chất theo quy định của EU. Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, khu vực mang tầm chiến lược đã giúp thương hiệu gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam dần được mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản với giá bán gạo cao hơn so với gạo trắng, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu cho gạo Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường.
Bên cạnh đó, trong năm 2020, Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký gần đây như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam. Bên cạnh những điểm ticvsh tực thì hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn, dịch bệnh, yêu cầu khắt khe của thị trường về các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường rất cao vì gạo là mặt hàng nhạy cảm, hiện nhiều nước có xu hướng tự cung tự cấp lúa gạo, hạn chế nhập khẩu.
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin được coi là một yêu cầu tất yếu khách quan để phối hợp các hoạt động liên hoàn tốt hơn, tự động hóa khâu xử lý thông tin sẽ giúp cải thiện được vị thế cạnh tranh trong kinh doanh do giảm chi phí giao dịch; giảm tồn kho; giảm thời gian vận chuyển; giao hàng đúng hạn, đáp ứng chính xác các đơn hàng;. Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững, theo hướng đó cần ổn định diện tích lúa ở mức độ 4 triệu ha, gieo trồng hai vụ trong năm, đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất lúa để tăng năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như người nông dân, cần chủ động tìm hiểu về các FTA; chủ động nghiên cứu và thực hiện tốt văn bản hướng dẫn thực thi FTA của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các hiệp định EVFTA, RCEP..; chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, học tập, áp dụng các mô hình.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong khâu sản xuất, chế biến của mình để phục vụ xuất khẩu; kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có gạo hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường; cần chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dừi tỡnh hỡnh thị trường, giỏ cả, cỏc điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực./.