Phương pháp xác định tọa độ cho địa điểm trung tâm...4PHẦN 3.XU HƯỚNG ĐỊNH VỊ ĐỊA ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TRÊNTHẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...53.1.. Sự cần thiết và tầm quan trọngSự cần thiết: Lựa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN QUỲNH ANH
MÃ SINH VIÊN: A46877
LỚP: QTRTACNGHIEP.2
HÀ NỘI – 2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 Sự cần thiết và tầm quan trọng 1
1.3 Quy trình lựa chọn địa điểm 1
PHẦN 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT ĐỂ TỐI ƯU ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 3
2.1 Phương pháp phân tích chi phí – số lượng 3
2.2 Phương pháp đánh giá dựa trên nhiều yếu tố 3
2.3 Phương pháp xác định tọa độ cho địa điểm trung tâm 4
PHẦN 3 XU HƯỚNG ĐỊNH VỊ ĐỊA ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5
3.1 Các doanh nghiệp trên thế giới 5
3.2 Các doanh nghiệp của Việt Nam 7
Trang 3PHẦN 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
1.1 Khái niệm
Lựa chọn địa điểm là quá trình phân tích và lựa chọn các vùng và địa điểm để đặt các cơ sở, bộ phận của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn
Vùng: một châu lục, một quốc gia, một tỉnh hoặc một vùng kinh tế
Địa điểm: một nơi cụ thể nằm trong vùng đã lựa chọn
1.2 Sự cần thiết và tầm quan trọng
Sự cần thiết: Lựa chọn địa điểm không chỉ cần thiết cho các tổ chức mới thành lập; mà còn cần thiết cho các tổ chức đang hoạt động vì một số lý do:
Một số tổ chức coi địa điểm như một chiến lược marketing: giúp doang nghiệp mở rộng thị trường (Ví dụ: Coca-cola)
Do việc mở rộng địa điểm hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu tăng thêm địa điểm mới bổ sung (Ví dụ: Trường Đại học Thăng Long)
Do cạn kiệt yếu tố đầu vào cơ bản (Ví dụ: Đánh cá, khai thác gỗ,…)
Do sự chuyển dịch của thị trường
Do chi phí kinh doanh tại một địa điểm này cao hơn so với địa điểm khác Tầm quan trọng: Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Là quyết định dài hạn
Là một bộ phận quan trọng trong thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp
Tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ thoả mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm
Tác động đến chi phí hoạt động, thu nhập, cũng như việc vận hành hệ thống Liên quan đến các phạm vi quyết định khác
1.3 Quy trình lựa chọn địa điểm
Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp Chẳng hạn, các doanh nghiệp qui mô nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng
1
Trang 4nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau Để quyết định địa điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án xác định địa điểm
Bước 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp Việc bố trí doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội
và văn hoá
Bước 3: Xây dựng những phương án định vị khác nhau, đây là một trong những yêu cầu chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn
Bước 4: Sau khi xây dựng các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp, bước tiếp theo là tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế Lượng hoá các yếu tố có thể, trên cơ sở đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi nhất tính theo các chỉ tiêu đó
2
Trang 5PHẦN 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT ĐỂ TỐI ƯU ĐƯỢC QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
2.1 Phương pháp phân tích chi phí – số lượng
Phương pháp phân tích chi phí – số lượng là phương pháp định lượng, chỉ ra những phạm vi ưu tiên địa điểm này hơn các địa điểm khác căn cứ vào chi phí cố định
và chi phí biến đổi của từng địa điểm
Để thực hiện được phương pháp này cần phải giả thiết như sau:
Chi phí cố định là hằng số (không đổi) trong phạm vi khoảng sản lượng có thể
Chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi khoảng sản lượng có thể Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm
Trình tự thực hiện phương pháp phân tích chi phí – số lượng:
Xác định chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC) cho từng giải pháp thay thế về địa điểm
Vẽ đường tổng chi phí (TC) của các giải pháp thay thế trên cùng một đồ thị Xác định địa điểm cho chi phí nhỏ nhất đối với từng mức đầu ra mong đợi
2.2 Phương pháp đánh giá dựa trên nhiều yếu tố
Một địa điểm bất kỳ luôn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, phương pháp này đánh giá kết hợp nhiều yếu tố chứ không chỉ dựa trên yếu tố chi phí
Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm các bước cơ bản sau: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định địa điểm Gán các trọng số cho các yếu tố này căn cứ vào mức độ quan trọng của nó Cho điểm từng yếu tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp, thang điểm thích hợp có thể từ 1 đến 100
Nhân số điểm với trọng số tương ứng của từng yếu tố
Tính tổng số điểm cho từng địa điểm
Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất
Ba bước đầu chủ yếu do các chuyên gia thực hiện, kết quả phụ thuộc rất lớn vào việc xác định, lựa chọn các nhân tố, khả năng đánh giá, cho điểm và trọng số của các
3
Trang 6chuyên gia Vì vậy, đây có thể coi là phương pháp chuyên gia Phương pháp này rất nhạy cảm với những ý kiến chủ quan
2.3 Phương pháp xác định tọa độ cho địa điểm trung tâm
Phương pháp xác định tọa độ cho địa điểm trung tâm là phương pháp xác định địa điểm tại vị trí trung tâm của nhiều địa điểm khác nhằm tối thiểu hóa chi phí phân phối sản phẩm
Phương pháp tọa độ trung tâm coi chi phí tỉ lệ thuận với khối lượng hàng hóa và khoảng cách quãng đường vận chuyển
Người ta cần dùng một bản đồ có tỉ lệ xích nhất định và đặt vào trong một hệ tọa
độ hai chiều để xác định vị trí trung tâm Mỗi điểm tương ứng với một tọa độ có hoành
độ x và tung độ y
Phương pháp này xét đến các yếu tố sau:
Vị trí của thị trường;
Khối lượng hàng hóa được chuyển đến các thị trường
Chi phí vận chuyển (hoặc khoảng cách)
Trình tự thực hiện:
Xác định tọa độ của các địa điểm tiếp nhận
Xác định tọa độ cho địa điểm trung tâm trong 2 trường hợp:
Nếu số lượng được chuyển tới các nơi nhận là như nhau thì tọa độ cho địa điểm trung tâm:
Nếu số lượng được chuyển đến các nơi tiếp nhận là khác nhau thì tọa độ địa điểm trung tâm:
Trong đó:
Xi là tọa độ X của địa điểm tiếp nhận thứ i
Yi là tọa độ Y của địa điểm tiếp nhận thứ I
Qi là số lượng sản phẩm được chuyển đến nơi tiếp nhận i
n là số các địa điểm tiếp nhận
4
Trang 7PHẦN 3 XU HƯỚNG ĐỊNH VỊ ĐỊA ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.1 Các doanh nghiệp trên thế giới
Hiện nay trong tình hình quốc tế hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, sự hợp tác kinh tế giữa các nước, các khu vực cùng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thế giới đang diễn ra những xu thế định vị doanh nghiệp chủ yếu sau:
Định vị ở nước ngoài: Sự hình thành các công ty, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và xuyên quốc gia đẫ đẩy nhanh quá trình đưa các doanh nghiệp từ trong nước vượt ra biên giới để đến đặt ở nước ngoài Hiện nay xu hướng định vị doanh nghiệp ở nước ngoài trở thành trào lưu phố biến không còn là độc quyền của các doanh nghiệp lớn ở các nước phát triển mà xu thế chung, so với nhiều doanh nghiệp lớn ở các nước có trình độ phát triển thấp hơn cũng đầu tư xây dựng doanh nghiệp ở nước phát triển Có 3 lý do chủ yếu để định vị doanh nghiệp ở nước ngoài:
Để hàng hoá ở gần thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với thị trường dịch vụ
Do giá nhân công rẻ
Do hạn chế bởi các rào cản thương mại tại các nước là thị trường tiêu thụ
Định vị trong các khu công nghiệp, khu chế xuất Điểm thuận lợi của các khu công nghiệp, khu chế xuất là nơi tập trung nhiều nhà máy nên nguyên liệu của nhà máy này có thể là sản phẩm của nhà máy bên cạnh, mặt khác các khu công nghiệp thường được sự ủng hộ rất nhiệt tình của chính quyền địa phương bằng các chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư để thúc đẩy sự phát triển của địa phương, giảm thất nghiệp và có thể kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi
5
Trang 8trường Ngoài ra, định vị tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn giúp cho doanh nghiệp ứng dụng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh hiện đại, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Xu hướng chia nhỏ doanh nghiệp đưa đến đặt ngay tại thị trường tiêu thụ Điều này giúp doanh nghiệp giảm được tối đa thời gian giao hàng và tăng các điều kiện thuận lợi trong dịch vụ sau khi bán hàng
Thực tiễn:
- Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) được “ông lớn”
Foxconn trong chuỗi cung ứng cho Apple đặt nhà máy sản xuất Macbook,
iPad Những năm qua, nhiều công ty thành viên thuộc Tập đoàn Foxconn như Fuhong, Fuyu, Fukang… đã đầu tư vào Khu công nghiệp Quang Châu Đến nay, Tập đoàn Foxconn là doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư lớn nhất tại Khu công nghiệp Quang Châu
6
Trang 9- Một số lý do Foxconn chọn khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang): + Yếu tố lao động: Nhân lực dồi dào, giá rẻ; Trình độ tay nghề, chuyên môn ngày càng được nâng cao
+ Yếu tố mặt bằng: Vị trí tốt, nằm dọc theo cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cả về đường thủy, đường bộ và đường sắt; Hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ Các dịch vụ;
bưu chính viễn thông, ngân hàng, hải quan, kho ngoại quan, dịch vụ logistic đều thuận tiện…
3.2 Các doanh nghiệp của Việt Nam
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nắm bắt xu hướng thị trường và không ngần ngại khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại
và tương lai cũng có xu hướng định vị ở nước ngoài để tăng độ nhận diện thương hiệu, xâm nhập thị trường mới và tối ưu hóa quá trình sản xuất Nhìn vào xu hướng trên, có thể thấy nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển hướng từ quy mô đầu tư nhỏ vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc như Lào, Campuchia… mà còn
mở rộng sang cả những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Có thể kể đến một đại diện tiêu biểu như:
Viettel: Một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc đầu tư ra nước
ngoài là Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel Hãng viễn thông Unitel, liên doanh giữa Tập đoàn Viettel (Việt Nam) và Lao Asia Telecom, hãng đang kinh doanh dịch vụ viễn thông với thương hiệu Unitel Lần đầu tiên "mang chuông đi đánh xứ người”, Viettel đã chọn Lào là điểm đầu tiên để biểu dương sức mạnh Việt, đến nay, Viettel đã
mở rộng ảnh hưởng sang Campuchia và gần đây nhất là suất đầu tư 300 triệu USD vào thị trường Haiti Trong chiến lược "chinh phục" xứ người, Viettel dự kiến sẽ tiếp tục
mở rộng hoạt động sang khu vực châu Phi và Mỹ La Tinh trong thời gian tới
7
Trang 10- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang xây dựng quy trình sản xuất dựa trên những tiêu chí tập trung, quy mô công nghiệp nhằm tối thiểu chi phí và thời gian cũng như đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt nhất Một số mục đích và tiêu chuẩn như tích hợp chuỗi cung ứng gần, nguồn nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ đặc biệt là khu đô thị, thành phố lớn,…
TH True Milk: Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch tập
trung, quy mô công nghiệp” của TH triển khai từ tháng 10/2009 trên
diện tích 37.000 ha với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD “Đóng đô” ở
vùng đất Nghĩa Đàn – Nghệ An, Trang trại chăn nuôi bò sữa tập
trung, ứng dụng công nghệ cao của Tập đoàn TH trải dài trên diện
tích rộng lớn đến 37.000 ha đất đỏ Bazan màu mỡ, với nguồn nước
thiên nhiên từ hồ sông Sào rộng lớn, được xem là Trang trại chăn
nuôi kiểu mẫu, ứng dụng tất cả các công nghệ hiện đại, tiên tiến
nhất hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và trồng trọt nông sản
TH có thể nuôi bò sữa công nghệ cao ở Nghệ An nhờ chính quyền chuyển đổi đất nông lâm trường, vận động quy hoạch lại đất đai cho TH Nhà máy chế biến sữa tươi sạch
TH của tập đoàn TH nằm ngay trên đường mòn Hồ Chí Minh tại địa phận huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Đây là vị trí giao thông thuận lợi giúp vận chuyển sản phẩm của TH đi khắp cả nước đồng đều và nhanh chóng nhất Việc xây dựng quy trình sản xuất tập trung, quy mô công nghiệp giúp TH tối ưu hóa được quá trình sản xuất, đạt năng suất cao, dễ dàng quản lý cũng như tiết kiệm được chi phí và thời gian
8
Trang 11- Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang có xu hướng lựa chọn định vị địa điểm ở những khu vực đông dân cư, trong các thành phố, khu đô thị lớn với mật độ cửa hàng dày, nằm ở những vị trí dễ thấy Điều này vừa giúp cho doanh nghiệp tăng được độ nhận diện thương hiệu, vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều tệp khách hàng và khách hàng hơn, Một số ví dụ có thể kể đến như chuỗi cửa hàng Winmart+ của thương hiệu siêu thị Winmart hay các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của thương hiệu sữa Vinamilk, TH True Milk,…
Winmart+ đem lại tỷ lệ tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp, đắc biệt là ở những khu vực chưa đủ điều kiện để mở siêu thị lớn Winmart
9
Trang 12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp – Trường Đại học Thăng Long
2 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=BTC336264
3 https://vtv.vn/kinh-te/doi-tac-cua-apple-rot-them-hon-300-trieu-usd-vao-bac-giang-2023111012442148.htm
4 https://tapchitaichinh.vn/dau-tu-ra-nuoc-ngoai-dinh-vi-lai-suc-manh-viet-tren-ban-do-the-gioi.html
5 https://vietnamfinance.vn/viettel-dau-tu-sang-lao-9-nam-28-trieu-khach-hang-52-thi-phan-20180204213217527.htm
6 https://www.thmilk.vn/trang-trai/
7 https://special.vietnamplus.vn/2022/05/27/toan-canh-nha-may-che-bien-sua-tuoi-sach-th-san-xuat-1-trieu-lit-ngay/
8 https://cafef.vn/sau-khi-tang-them-1000-winmart-nam-2022-masan-muon-mo-tiep-800-1200-cua-hang-nam-2023-188230323110708183.chn
9 https://api.business.gov.vn/medias/CmsPost/2ee88976-21bb-42f7-b491-9657b7ca1d74.pdf
10