1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản trị sản phẩm kế hoạch tái phát triển sản phẩm bia amber cho tân hiệp phát từ bài học bia tươi đóng chai laser

30 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong sản xuất, sản phẩm được mua làm nguyên liệu thô và bán dưới dạng thành phẩm.Khái niệm quản trị sản phẩmQuản trị sản phẩm là một chức năng tổ chức, hướng dẫn từng bước trong vòng đờ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ SẢN PHẨM

ĐỀ TÀI:

KẾ HOẠCH TÁI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BIAAMBER CHO TÂN HIỆP PHÁT TỪ BÀI HỌC BIA

TƯƠI ĐÓNG CHAI LASER

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Bùi Mậu Tuyền - A35275

Nguyễn Duy Tiệp - A35792 Trần Đức Long – A35503

HÀ NỘI 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHÂM 1

1.1 Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm 1

1.2 Quy trình phát triển sản phảm mới và quản trị sản phẩm 1

1.2.1 Quy trình phát triển sản phẩm mới 1

1.2.2 Quản trị sản phẩm 4

PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TÂN HIỆP PHÁT 6

2.1 Những thông tin chung về doanh nghiệp Tân Hiệp Phát 6

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6

2.2 Thất bại sản phẩm bia tươi Laser 7

PHẦN 3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BIA AMBER CHO TÂN HIỆP PHÁT 9

3.1 Định hướng sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty 9

3.2 Nghiên cứu môi trường cho sản phẩm bia hơi Amber tại Việt Nam 10

3.2.1 Tổng quan thị trường ngành bia Việt Nam 10

3.2.2 Yếu tố môi trường vĩ mô 11

3.3 Hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm 14

3.4 Xây dựng bộ nhận diễn cho sản phẩm 16

3.4.1 Biểu chưng, biểu tượng sản phẩm 16

3.4.2 Đặc tính sản phẩm 16

3.5 Chiến lược sản phẩm mới 16

3.6 Kế hoạch thử nghiệm thị trường 16

3.7 Xây dựng chương trình marketing mix 17

3.7.1 Chiến lược sản phẩm 17

3.7.2 Chiến lược giá 17

3.7.3 Chiến lược phân phối 17

3.7.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 18

KẾT LUẬN 22

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Hình anh logo bia Amber nhóm tự thiết kế 16 Hình 1.2 Hình cảnh ca sỹ Sơn Tùng MTP 21

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, thương mại mà mức thu nhập cũng như mức sống của con người ngày một nâng cao kéo theo đó những hoạt động tiêu dùng, vui chơi, giải trí đước phát triển mạnh mẽ hơn Nhu cầu ăn uống, mua sắm, tiêu dùng đặc biệt được quan tâm tới đặt biệt là ngành hàng F&B mà cụ thể hơn nữa là các sản phẩm thức uống có cồn Là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ đồ uống có cồn đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ hai sau Thái Lan và nằm trong top của thế giới Vậy làm thế nào mà người Việt có thể tiêu thụ hết một lượng bia rượu vô cùng lớn như thế? Trung bình mỗi người đã nạp vào cơ thể bao nhiêu lít bia rượu mỗi năm? Những thương hiệu thức uống có cồn nào được sử dụng nhiều nhất? Với những thói quen mang đậm nét truyền thống đã có từ rất lâu, bia rượu hầu như xuất hiện trong mọi hoạt động họp mặt,vui chơi, giải trí của người Việt Sử dụng rượu bia ở mức độ hợp lí, vừa phải có thể mang đến những lợi ích nhất định, giúp cơ thể chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch, ngăn chặn các căn bệnh về sỏi thận hay thậm chí giảm thiểu nguy cơ ung thư, mặt khác nếu như sử dụng quá nhiều các thức uống có cồn có thể sẽ xảy ra những hậu quả nhất định đến sức khỏe hoặc sẽ là nguyên nhân dẫn đến gây mất trật tự an toàn xã hội Do đó ngành bia Việt Nam chịu sự chi phối và kiểm soát của Nhà nước với các chính sách tuyên truyền, tác động làm giảm tiêu thụ rượu bia, và nổi bật nhất là lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt Bên cạnh đó, việc Việt Nam hoàn thành và triển khai đàm phán ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các bên, cam kết cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng nhập khẩu đã gia tăng cạnh tranh lên ngành bia nội địa Các hãng bia ngoại như Heineken, AB Inbev, Sapporo…nhờ đó có cơ hội gia nhập vào thị trường, các sản phẩm bia ngoại được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh gay gắt lên các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong phân khúc bia cao cấp Các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật, chính sách mới từ cơ quan nhà nước và sự trung thành của khách hàng cũng trở nên giảm sút Đối mặt với những vấn đề trên, công ty Tân Hiệp Phát với vai trò là nhà sản xuất nước giải khát muốn quay lại thị trường bia với thương hiệu bia mới là bia Amber, đây cũng chính là bạn dự thỏa của nhóm nghiên cứu giúp Tân Hiệp Phát đứng lên từ thất bại dòng bia Laser trước đó.

Trang 6

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHÂM

1.1 Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩmKhái niệm về sản phẩm

Sản phẩm là một tập hợp các lợi ích mà người tiêu dùng đang tìm kiếm Sản phẩm là một tập hợp các vật hữu hình và vô hình được lắp ráp thành các hình thức có thể nhận thấy được.

Khi nói về sản phẩm thì người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể Những cái mà chúng ta có thể quan sát, cầm sờ vào nó được.

Trong tiếp thị, sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể được cung cấp cho thị trường có thể đáp ứng mong muốn hoặc nhu cầu Trong bán lẻ, sản phẩm được gọi là hàng hóa Trong sản xuất, sản phẩm được mua làm nguyên liệu thô và bán dưới dạng thành phẩm.

Khái niệm quản trị sản phẩm

Quản trị sản phẩm là một chức năng tổ chức, hướng dẫn từng bước trong vòng đời của sản phẩm: từ phát triển, đến định vị và định giá, bằng cách tập trung vào sản phẩm và khách hàng trước tiên Để xây dựng sản phẩm tốt nhất có thể, các nhà quản lý sản phẩm ủng hộ khách hàng trong việc tổ chức và đảm bảo tiếng nói của thị trường được lắng nghe và chú ý.

1.2 Quy trình phát triển sản phảm mới và quản trị sản phẩm

1.2.1 Quy trình phát triển sản phẩm mới

Bước 1: Hình thành ý tưởng (Concept creation)

Hình thái ban đầu của những sản phẩm mới sẽ bắt đầu từ những ý tưởng Ở những doanh nghiệp lớn thường có bộ phận R&D đảm nhiệm công tác về ý tưởng phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên đối với doanh nghiệp nhỏ, công tác này sẽ được đảm nhận bởi bộ phận Marketing hay chính các thành viên khác của doanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm kiếm ý tưởng thông qua việc khảo sát chính khách hàng của mình, hay từ gợi ý và góp ý của các nhà phân phối Một số doanh nghiệp khác dựa vào sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để làm ý tưởng cho sản phẩm mới.

Bước 2: Sàn lọc ý tưởng (Concept filter)

Trang 7

Doanh nghiệp sau khi có được các ý tưởng ở bước 1 sẽ bắt đầu quá trình sàn lọc chúng ở bước 2 để từ đó giữ lại ý tưởng phù hợp nhất.

Một ý tưởng phù hợp phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

Khả thi: Ý tưởng về sản phẩm phải đi kèm với đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, vì nếu không sản phẩm mới có thể sẽ không thể bán được cho bất kỳ ai Bên cạnh đó, quá trình tạo ra và sản xuất sản phẩm từ ý tưởng phải là khả thi với nguồn lực, khả năng tài chính, công nghệ tại thời điểm thực hiện.

Có thể thương mại hoá: Doanh nghiệp có thể đưa ý tưởng về sản phẩm mới vào quá trình sản xuất hàng loạt, với mức chi phí sản xuất trong khả năng của doanh nghiệp.

Có thể thu được lợi nhuận: Giá dự kiến của sản phẩm phải lớn hơn chi phí sản xuất Dĩ nhiên Sản phẩm đưa ra thị trường phải có mức giá mà đối tượng khách hàng mục tiêu có thể có đủ khả năng để mua chúng.

Khả năng cạnh tranh cao: Ý tưởng mang tính đột phá cao so với đối thủ, mang về khả năng cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp Thông thường, tiêu chí khả năng cạnh tranh cao sẽ tỷ lệ nghịch với tiêu chí khả thi Ý tưởng mang tính đột phá càng cao thì mức độ khả thi càng thấp Ngược lại, độ an toàn càng cao thì khả năng đột phá, cạnh tranh của sản phẩm sẽ bị giảm sút Chính vì vậy, thường sẽ không có sự lựa chọn nào là hoàn hảo.

Bước 3: Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm (Concept testing)

Các ý tưởng sản phẩm sau khi đã vượt qua cửa ải sàn lọc sẽ được doanh nghiệp đưa vào phát triển và thử nghiệm mô hình Các khía cạnh thử nghiệm ở giai đoạn này bao gồm khả năng vận hành của sản phẩm, độ bền, độ an toàn, tính năng

Những người tham gia vào quá trình thử nghiệm có thể là phòng R&D, phòng Marketing, lãnh đạo hoặc nhân viên công ty Các thông tin về sản phẩm mới ở giai đoạn này thường sẽ được bảo mật Việc rò rỉ thông tin sẽ có thể khiến ý tưởng lọt vào tay đối thủ, dẫn đến các mất mát, sự việc không đáng có.

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing mix

Ở bước này doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các chiến lược Marketing mix cho mô hình sản phẩm mới Nếu 4Ps là mô hình Marketing mix mà doanh nghiệp đang

2

Trang 8

áp dụng thì doanh nghiệp đã có được yếu tố đầu tiên là Product - sản phẩm Lúc này, công việc của doanh nghiệp là xác định các yếu tố còn lại:

Price: Giá của sản phẩm khi tung ra thị trường sẽ ở mức nào? Các chiến lược giá có thể áp dụng cho sản phẩm mới này là gì?

Place: Doanh nghiệp làm cách nào để đối tượng khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được sản phẩm? Kênh phân phối nào sẽ cho hiệu quả cao nhất với mức chi phí hợp lý nhất?

Promotion: Doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ Promotional Mix nào để quảng bá và xúc tiến cho sản phẩm mới? Thông điệp Marketing liên quan đến sản phẩm mới mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu là gì?

Bước 5: Ước tính lợi nhuận

Dựa trên chiến lược Marketing mix đã vạch ra, doanh nghiệp cần ước tính về doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm Doanh nghiệp cần xác định được đâu là điểm hòa vốn của doanh nghiệp, và dự trù trong bao lâu để doanh nghiệp có thể đạt mức doanh thu đó Từ đó vạch ra các kế hoạch kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu đề ra.

Bước 6: Thử nghiệm thị trường

Sau khi đã có các mô hình sản phẩm được thử nghiệm thành công, cũng như đã vạch ra các chiến lược marekting, kinh doanh cần thiết, doanh nghiệp sẽ sản xuất một số lượng sản phẩm mới có hạn và đưa vào thị trường để thử nghiệm Mục tiêu đặt ra ở giai đoạn này là có được thông tin chính xác về:

Phản ứng, thái độ, cảm nhận, đánh giá của khách hàng sau quá trình sử dụng sản phẩm mới.

Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm mới.

Hiệu quả và chi phí vận hành các kênh phân phối của sản phẩm mới (nếu có) Tùy theo giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp có thể triển khai quá trình thử nghiệm theo nhiều cách khác nhau Có nhiều doanh nghiệp chọn cách sản xuất và bán sản phẩm mới với số lượng có hạn, một số khác chọn cách tặng kèm sản phẩm khi khách hàng mua một sản phẩm khác, hoặc cũng có những doanh nghiệp tặng trực tiếp cho những khách hàng cũ

Trang 9

Qua các thông tin thu thập được ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể có những căn cứ phù hợp để điều chỉnh lại các đặc điểm của sản phẩm mới, cũng như tối ưu lại các chiến lược marketing cho phù hợp hơn nếu cần thiết.

Bước 7: Thương mại hóa

Sau khi sản phẩm mới đã thành công vượt qua các giai đoạn trước đó, sẽ được doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất với số lượng lớn và bắt đầu kinh doanh trong thời gian lâu dài Một số công tác khác có thể cần làm như việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu mới, đăng ký lưu hành, đăng ký xuất khẩu

1.2.2 Quản trị sản phẩm

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường

Điều đầu tiên khi tiến hành quản lý sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường nhằm xác định rõ ràng thông tin về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường Và để kết quả phân tích được chính xác và khách quan, doanh nghiệp sẽ cần phải sử dụng cả dữ liệu mang tính định lượng và định tính Các kỹ thuật trong nghiên cứu thị trường như A/b testing, phân tích khách hàng, khảo sát khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, thử nghiệm tiếp thị… cũng cần đảm bảo được áp dụng sao cho phù hợp và hữu ích.

Bước 2: Xây dựng chiến lược cho sản phẩm

Bước tiếp theo trong quy trình quản lý sản phẩm, nhà quản trị sẽ phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược cho sản phẩm sao cho hiệu quả.

Chiến lược sản phẩm hiểu đơn giản đó là việc doanh nghiệp đưa ra các quyết định về sản phẩm bao gồm sản xuất, cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đánh giá lại và phát triển sản phẩm mới… Ở bước này, doanh nghiệp cũng cần phải có một kế hoạch tiếp thị phù hợp với các chiến lược đa dạng, từ nhận diện thương hiệu, thị trường ngách, mô hình kinh doanh, cơ hội và rủi ro cho đến chiến lược phân phối…

Bước 3: Phát triển sản phẩm và ra mắt sản phẩm

Đây là giai đoạn doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế và thử nghiệm chất lượng của sản phẩm trên thị trường mục tiêu Quá trình phát hành sản phẩm sẽ bao gồm các hoạt động xây dựng quản lý cơ hội bán hàng, xúc tiến thương mại, quản lý hàng tồn, định giá và quản trị rủi ro…

Bước 4: Xây dựng thương hiệu

4

Trang 10

Sau khi đã tung sản phẩm ra ngoài thị trường, điều quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần thực hiện là phải làm thế nào khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào trong trí nhớ của khách hàng để chỉ cần thấy sản phẩm là đã có thể nhận ra thương hiệu của mình Để xây dựng thương hiệu thành công, chúng ta cũng sẽ cần trải qua các giai đoạn như đặt tên cho thương hiệu, nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

Bước 5: Quảng bá sản phẩm

Bước tiếp theo cũng quản lý sản phẩm đó chính là xây dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút và quảng bá sản phẩm tốt hơn Mục tiêu lúc này chính là khơi gợi lên sự quan tâm từ phía người dùng đến thương hiệu đồng thời có các chiến dịch hỗ trợ thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

Trang 11

PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TÂN HIỆP PHÁT

2.1 Những thông tin chung về doanh nghiệp Tân Hiệp Phát

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát đã trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước giải khát Quốc tế tại Việt Nam.

Tân Hiệp Phát tự hào là đơn vị tiên phong giới thiệu ra thị trường ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe với các nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng yêu thích như: Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen…

Với hoài bão “Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm”, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản…

Sản phẩm của Tân Hiệp Phát liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương Hiệu Quốc Gia, cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác, được tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp:

Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Hệ thống Quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn HACCP NGUYỆN VỌNG: “Đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam bằng cách xây dựng Tập đoàn có Thương hiệu Quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế”.

Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.

6

Trang 12

SỨ MỆNH: Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.

Giá trị cốt lõi: Thỏa mãn khách hàng Chất lượng chuẩn quốc tế

Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội Không gì là không thể

Làm chủ trong công việc

Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai Chính trực

Thành tựu

Thương hiệu quốc gia 2010 Thương hiệu quốc gia 2012 Thương hiệu quốc gia 2014 Thương hiệu vì cộng đồng 2015 Thương hiệu quốc gia 2016 Top 10 tăng trưởng nhanh Fast 500 Huân chương lao động hạng 3.

2.2 Thất bại sản phẩm bia tươi Laser

Bia Laser trở thành sản phẩm thất bại nặng nề của Tân Hiệp Phát Nó cũng trở thành “ví dụ điển hình” cho sự thất bại của thương hiệu mới Bia tươi Laser “chết thảm” chỉ sau 8 tháng tung hoành trên các phương tiện thông tin đại chúng.

“Cái chết” của bia tươi Laser được người trong ngành và báo chí đưa ra mổ xẻ rất nhiều Có người cho rằng Laser thất bại vì định vị sai phân khúc, người khác lại cho rằng Tân Hiệp Phát chỉ chú trọng đến marketing người tiêu dùng mà bỏ quên đối thủ cạnh tranh Tựu chung lại, Tân Hiệp Phát có vấn đề ở khâu marketing và phân phối sản phẩm.

Triết lý kinh doanh của ông chủ Tân Hiệp Phát được thể hiện rõ qua thất bại của sản phẩm bia tươi đóng chai Laser hồi năm 2001.

Trang 13

“Nhà máy bia Laser mà tôi đầu tư lúc đó có công suất 300 triệu lít/năm, quy mô lớn nhất và dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam”, ông Thanh nói, “mức đầu tư khoảng 100 triệu USD, đó là tài sản tích cóp của gia đình tôi sau hàng chục năm lăn lộn với ngành sản xuất”.

Vào thời điểm đó, khái niệm “bia tươi đóng chai” còn quá lạ lẫm với người tiêu dùng “Bia tươi ngon hơn bia chai, vì muốn đóng chai thì phải qua quá tình xử lý nhiệt độ cao để tiệt trùng, và qua đó đã làm mất đi nhiều vitamin cũng như thay đổi mùi vị”, ông chủ công ty tỷ đô nói.

Với công nghệ hiện đại, bia Laser đã nhanh chóng được sản xuất trên quy mô lớn và mang lại một trải nghiệm hoàn toàn mới cho người tiêu dùng Đối thủ lớn nhất của bia Laser lúc đó là Heineken Ông lớn này đã không thể thờ ơ với sự trỗi dậy của một dòng bia mới, với chiến lược quảng cáo, khuyến mãi quyết liệt rầm rộ Với kinh nghiệm thương trường, Heineken đã ra tay, “bóp chết” đối thủ Laser ở khâu yết hầu nhất: phân phối Heineken cấm tất cả các đại lý, các điểm phân phối của mình phân phối Laser Nếu tìm thấy một chai Laser trong đại lý, Heineken sẽ lập tức dừng cung sản phẩm của mình cho đại lý đó Và đặt trong sự so sánh giữa một dòng sản phẩm có sức tiêu thụ lớn, với một dòng sản phẩm mới, các hệ thống phân phối đã chọn giải pháp an toàn hơn: đứng về phía Heineken.

“Thậm chí, có một số nhà hàng có hợp tác với Heineken nhưng bán bia Laser, Heineken đã kiện và thắng kiện, vì lúc đó pháp luật về quản lý cạnh tranh còn chưa chặt chẽ”,

“Bia laser là một thất bại Khi Tân Hiệp Phát không nắm được hệ thống phân phối, xác suất thất bại là 100%”, ông chủ Tân Hiệp Phát cho biết, “và khi đã nhìn thấy thất bại, tốt nhất là chấp nhận thua nhanh”.

8

Trang 14

PHẦN 3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BIA AMBER CHO TÂN HIỆP PHÁT

3.1 Định hướng sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của Công tyTầm nhìn

Bia Amber lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng hàng đầu thông qua công nghệ tiên tiến và hoạt động đóng gói Chúng tôi cam kết với người tiêu dùng toàn cầu và mang lại lợi nhuận cao hơn cho các bên liên quan Chúng tôi ủng hộ việc uống có trách nhiệm, bảo vệ môi trường và tiếp tục cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng.

Định hướng sứ mệnh của dòng bia Amber trong nội bộ và ngành thịtrường

Amber dự định tạo ra một môi trường dễ chịu, thú vị và hòa đồng thông qua việc cung cấp các loại bia chất lượng cao giải khát, hỗ trợ trong việc tạo ra một bầu không khí thân thiện và thoải mái phản ánh những con người đang tận hưởng bản thân Họ nhạy cảm với hương vị, hình thức và cảm nhận của bia ngon, cũng như giá cả phải chăng tùy theo thị trường do đó công ty sẽ cung cấp giá trị tốt nhất có thể cho những khách hàng quan tâm đến sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng và làm khách hàng hài lòng

Trong nội bộ, AMBER tạo ra và nuôi dưỡng một môi trường văn phòng và nhà máy lành mạnh, sáng tạo, tôn trọng và thú vị, trong đó nhân viên của chúng tôi được trả công xứng đáng và được khuyến khích tôn trọng khách hàng và chất lượng sản phẩm sản xuất Ngoài ra, việc theo dõi sẽ là bắt buộc để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và thực hiện bất kỳ cải tiến nào theo khuyến nghị của khách hàng trong tương lai Họ tìm kiếm một khoản lợi nhuận hợp lý và có trách nhiệm, đủ để giữ cho công ty lành mạnh về tài chính trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời bù đắp một cách công bằng cho chủ sở hữu và nhà đầu tư về tiền bạc và rủi ro Với tầm nhìn trở thành nhà sản xuất bia tốt nhất AMBER cố gắng cải thiện cuộc sống cho nhiều người trong nhiều cộng đồng, gắn kết mọi người lại với nhau thông qua thể thao, thông qua âm nhạc và văn hóa, tạo ra những khoảnh khắc hàng ngày phi thường Nắm bắt mọi dịp để phục vụ nhiều hơn những gì mọi người khao khát Vì lý do này AMBER đã cố gắng hết mình từ trang trại đến nhà máy bia đến thị trường họ tự hào và làm chủ trong mỗi bước đi Chế biến bia tuyệt vời từ các thành phần tự nhiên tốt nhất Mở đường cho một

Trang 15

ngày mai tốt đẹp hơn và kỷ niệm những khoảng thời gian tuyệt vời mà AMBER tự hào là một phần của nó Họ tin tưởng vào việc chịu trách nhiệm và làm chủ kết quả đó là lý do tại sao họ không ngừng nâng cao tiêu chuẩn.

3.2 Nghiên cứu môi trường cho sản phẩm bia hơi Amber tại Việt Nam

3.2.1 Tổng quan thị trường ngành bia Việt Nam

Thị trường bia Việt Nam hiện đang được ví như “cục nam châm” thu hút hầu hết các hãng sản xuất bia lớn trên thế giới Những doanh nghiệp (DN) này đã mở rộng quy mô, đầu tư xây dựng mới nhiều nhà máy tại Việt Nam, cùng với các chiến lược ma-két-tinh toàn cầu đã tạo ra những áp lực cạnh tranh rất lớn trong cuộc chiến giành thị phần Và nếu không có những chiến lược bài bản, đầu tư trang thiết bị, công nghệ, đổi mới về hình thức và chất lượng, chắc chắn thị phần của các DN bia trong nước sẽ ngày càng thu hẹp, khó có thể cạnh tranh sòng phẳng với bia ngoại Trong năm 2019 ngành bia ở Việt Nam đạt tổng sản lượng hơn 5 tỷ lít , về mặt tiêu thụ đạt hơn 4 tỷ lít (tăng 29.1% so với cùng kỳ năm trước) Doanh thu thị trường bia đạt hơn 65 tỷ đồng Về chủng loại tiêu thụ, tiêu thụ bia đóng lon chiếm 66.8% tổng tiêu thụ bia tại Việt Nam, tiếp theo là bia đóng chai 29.9%; bia hơi 3.1% và chiếm 1 thị phần khiêm tốn là bia tươi 0.1%.

Về nhập khẩu, sản lượng bia nhập khẩu đạt hơn 37 triệu lít (tăng trưởng 8.9% so với cùng kỳ năm 2018 trong đó Hà Lan (25%), Mexico (17%) và Bỉ (16%) là những nước nhập khẩu chủ yếu

Về xuất khẩu, sản lượng bia xuất khẩu tăng hơn năm trước đạt hơn 46 triệu lít, trị giá 45.87 triệu USD Mức sản lượng xuất khẩu sụt giảm khoảng 7% so với cùng kỳ, chủ yếu là do chất lượng bia của Việt Nam chưa được đánh giá cao, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường quốc tế So thị trường các nước đã phát triển như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, mức tăng 5-6% hàng năm của thị trường Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư Tính trong giai đoạn 2019-2023, ngành bia tăng trưởng trung bình 6-7%/năm Năm 2019, doanh thu thị trường đạt quy mô 7,7 tỉ USD và kỳ vọng lên 8,2 tỉ USD trong năm 2020 này.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường bia Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, với sản lượng bia hiện chiếm 95% tổng sản lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của người Việt Nam Chưa kể, mức tiêu thụ bia hằng năm đang không ngừng tăng, tính đến hết năm 2019, Việt Nam tiêu thụ hơn 4,5 tỷ lít bia, trở thành quốc gia dẫn đầu khu

10

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w