Cùng với các món ăn truyền thống, ngày nay do nhu cầu của con người, hàng loạt các loại đồ uống ra đời và ngày càng phát triển và bia cũng không phải một sản phẩm ngoại lệ .Thị trường bi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO – A35126 – 0981180777
VŨ MAI LINH – A35127 – 0961561346 NGUYỄN THUÝ NGA – A36128 – 0373602570
HÀ NỘI -2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHẨM 1
1.1 Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm 1
1.2 Quy trình phát triển sản phẩm mới và quản trị sản phẩm 1
PHẦN 2 BÀI HỌC TỪ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI LASER 5 2.1 Giới thiệu chung về Tân Hiệp Phát 5
2.2 Thất bại của sản phẩm bia tươi Laser 6
2.2.1 Thất bại do định vị sản phẩm quá cao 7
2.2.2 Thất bại do truyền thông 7
2.2.3 Thất bại do kênh phân phối 8
PHẦN 3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BIA KHÔNG ĐỘ CHO TÂN HIỆP PHÁT 9 3.1 Định hướng sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty 9
3.2 Nghiên cứu môi trường cho sản phẩm bia tại Việt Nam 10
3.2.1 Môi trường bên ngoài 10
3.2.2 Môi trường bên trong 12
3.3 Hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm 13
3.4 Xây dựng bộ phận nhận diện cho sản phẩm Bia không độ Cateline 15
3.4.1 Bao bì sản phẩm Bia không độ Cateline 15
3.4.2 Logo Bia không độ Cateline 16
3.4.3 Slogan Bia không độ Cateline 16
3.5 Chiến lược sản phẩm mới 17
3.6 Kế hoạch thử nghiệm thị trường 17
3.7 Xây dựng chương trình marketing mix theo chu kỳ sống sản phẩm 18
Trang 33.7.1 Product (Sản phẩm) 18
3.7.2 Price (Giá) 19
3.7.3 Place (Phân phối) 19
3.7.4 Promotion (Xúc tiến) 20
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 2.1 Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2021 6
Ảnh 3.1 Bao bì sản phẩm Bia không độ Cateline 15
Ảnh 3.2 Logo Bia không độ Cateline 16
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của loài người, cách chế biến các loại thực phẩm cũng thay đổi theo thời gian Từ thời tiền sử, thực phẩm hầu như không được chế biến, cho đến ngày nay chúng không chỉ được chế biến theo nhiều cách mà còn được xã hội hóa bằng những công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại Cùng với các món ăn truyền thống, ngày nay do nhu cầu của con người, hàng loạt các loại đồ uống ra đời
và ngày càng phát triển và bia cũng không phải một sản phẩm ngoại lệ
Thị trường bia Việt Nam vốn vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng khi mà con số tiêu thụ sản phẩm có cồn ở nước ta so với trong khu vực lân cận có phần nhỉnh hơn
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trên con đường hội nhập vẫn đang tìm hướng
đi đúng đắn cho mình và khẳng định thương hiệu trước sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty đa quốc gia Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc hoạch định đúng hướng đi cho mình nhưng cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp đã thất bại ngay
từ những bước đi đầu tiên
Sự thất bại nổi bật nhất trong thị trường bia Việt Nam chúng ta không thể không
kể đến sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát, một tập đoàn đang sở hữu cho mình những chỗ đứng vững vàng trong thị trường nước giải khát, đã trở thành một bài học đắt giá không những cho tập đoàn mà còn cho nhiều doanh nghiệp khác.Bên cạnh đó, uống bia rượu được coi như là một thói quen mang tính văn hóa của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý để đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, lưu thông huyết mạch, kích thích tiêu hóa,… Rượu bia là chất xúc tác làm răng thêm niềm vui Song, đối với người lái xe, chị em phụ nữ, và một số thanh thiếu niên thì đang là bài toán khó cho các hãng sản xuất bia tại Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng, vì đây là nguồn khách hàng rất lớn và đầy tiềm năng đối với ngành bia
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mong muốn đưa sản phẩm bia do Tân Hiệp Phát sản xuất quay lại đường đua và có chỗ đứng trong lòng khách hàng Chúng tôi xin đề xuất kế hoạch: “Phát triển sản phẩm mới Bia không độ Cateline”
Trang 6PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHẨM
1.1 Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm
Sản phẩm là tất cả những gì được chào bán nhằm thu hút sự chú ý và mua sắm của khách hàng trên thương trường và có khả năng thoả mãn được như cầu hay mong muốn của khách hàng
Khái niệm sản phẩm trong Marketing không chỉ là những hàng hoá hữu hình
mà nó còn có thể là những dịch vụ, con người với sức lao động và sáng tạo, địa điểm,… Hàng hoá và dịch vụ là cách gọi khác của sản phẩm Mỗi đơn vị sản phẩm
là một tập hợp các yếu tố và thuộc tính gắn liền với mức độ thoả mãn nhu cầu và mong muốn, mang lại cho khách hàng những lợi ích Và chính vì những yếu tố trên
mà khách hàng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải sản phẩm nào khác
Quản trị sản phẩm là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình hoạt động của chiến lược sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong dài hạn Quản trị sản phẩm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng khi là nhân tố quyết định cho
sự thành công của doanh nghiệp và để cho các hoạt động khác trong quản trị về giá, phân phối, tiếp thị có điều kiện triển khai một cách có hiệu quả nhất
1.2 Quy trình phát triển sản phẩm mới và quản trị sản phẩm
- Quy trình phát triển sản phẩm mới:
+ Hình thành ý tưởng:
Là quá trình quan trọng cho quá trình thiết kế sản phẩm mới Ở bước này, chúng
ta cần tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới của mình một cách có hệ thống Có thể tạo ra đến hàng trăm ý tưởng chỉ để chốt thành công một vài ý tưởng cuối cùng có tính khả thi nhất định Ý tưởng mới có thể được hình thành từ 2 nguồn là: nội bộ (hoạt động R&D, ý tưởng từ nhân viên, lãnh đạo) hoặc bên ngoài (như khách hàng, nhà phân phối hay đối thủ cạnh tranh)
+ Sàng lọc ý tưởng:
Chúng ta sẽ chọn lọc nhiều ý tưởng ở bước 1 để chọn ra một số ý tưởng khả thi nhất Việc loại bỏ các ý tưởng chưa đủ tốt rất quan trọng, vì chi phí cho phát triển sản
Trang 7phẩm sẽ tăng rất nhiều trong những giai đoạn sau Do đó, doanh nghiệp chỉ nên thực thi ý tưởng có khả quan tạo ra lợi nhuận
+ Phát triển và thử nghiệm concept:
Ý tưởng của doanh nghiệp sẽ được chi tiết, cụ thể hoá nhờ vào concept Các concept cần đưa vào thử nghiệm với từng nhóm đối tượng người tiêu dùng để xác định được tính hiệu quả của nó Doanh nghiệp có thể thực hiện thử nghiệm thông qua phỏng vấn hoặc khảo sát định lượng để thu thập được những thông tin cần thiết nhất cho tiến trình phát triển sản phẩm mới của mình
+ Hoạch định chiến lược marketing:
Doanh nghiệp phác thảo bản kế hoạch tiếp thị ngắn gọn Trong đó có ohaan tích các yếu tố tác động chính từ môi trường kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp về các mặt như nhân sự, tài chính, trang thiết bị Đồng thời bản kế hoạch sơ thảo cần dự báo doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong ngắn hạn và dài hạn Xây dựng kế hoạch tiếp thị sơ lược nhằm hai lý do Một là tránh phát triển những sản phẩm mới ít có thị trường tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về thời gian, sức lực Hai là định hướng được mẫu mã, kiểu dáng, tính năng hoặc đặc tính cần thiết của sản phẩm để việc phát triển
nó có định hướng rõ ràng sát với đòi hỏi của khách hàng
+ Thử nghiệm thị trường:
Để có thể chắc chắn về tính hiệu quả của sản phẩm cũng như kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp, có thể sử dụng phương án thử nghiệm trên thị trường giả lập Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội thử nghiệm các yếu tố liên quan trước khi quyết
Trang 8định đầu tư sản phẩm một cách đầy đủ Một số yếu tố có thể nhìn thấy như sản xuất, đóng gói, phân phối, quảng cáo,
+ Tung sản phẩm ra thị trường:
Bước cuối cùng trong quá trình phát triển sản phẩm mới là thương mại hoá sản phẩm, nghĩa là tung ra thị trường để tiếp cận người dùng Có hai yếu tố cần xem xét trong bước này đó là: thời gian và địa điểm Về thời gian: Doanh nghiệp cần lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm tới thị trường Nếu đối thủ cạnh tranh đang hoàn tất các bước chuẩn bị để tung sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải thúc đẩy việc tung sản phẩm của mình sớm hơn Còn nếu nền kinh tế đang bị suy thoái, có khả năng bạn sẽ không thu được lợi nhuận thì bạn nên tạm hoãn trong thời gian trong một thời gian nhất định để khi nào tình hình ổn định rồi hãy tung sản phẩm ra thị trường Về địa điểm: tuỳ vào nguồn lực cùng tài chính hiện tại mà doanh nghiệp lựa chọn thị trường phù hợp nhất Có thể tại một khu vực nhất định ở thị trường trong nước, sau khi có đủ chi phí thì sẽ mở rộng trên phạm vi toàn quốc
- Quy trình quản trị sản phẩm:
+ Lập kế hoạch, xây dựng chiến lược:
Bước đầu tiên nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng, đặc biệt là môi trường cạnh tranh và yếu tố khách hàng sao cho hiệu quả Sau đó, Doanh nghiệp cần tìm hiểu về mục tiêu, chiến lược sản phẩm thông qua việc doanh nghiệp đưa ra các quyết định về sản phẩm bao gồm sản xuất, cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng, đánh giá lại và phát triển sản phẩm mới… Doanh nghiệp cũng cần có một kế hoạch nguồn lực hợp lý
+ Tổ chức thực hiện:
Doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế và thử nghiệm chất lượng sản phẩm trên thị trường mục tiêu Quá trình phát hành sản phẩm sẽ bao gồm các hoạt động xây dựng quản lý cơ hội bán hàng, xúc tiến thương mại, quản lý hàng tồn, định giá và quản trị rủi ro Sau khi tung sản phẩm ra ngoài thị trường, doanh nghiệp cần phải khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào trong tâm trí khách hàng để làm sao khi khách hàng chỉ cần thấy sản phẩm là đã có thể nhận ra thương hiệu của mình Để làm được điều đó, chúng
ta sẽ cần trải qua các giai đoạn như là đặt tên cho thương hiệu, nhận diện thương hiệu
và nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 9+ Chương trình marketing hỗ trợ cho sản phẩm:
Nhằm thu hút khách hàng và quảng bá sản phẩm tốt hơn chúng ta sẽ xây dựng các chiến lược về định giá, truyền thông phân phối hay con người, và tạo ra các chương trình khuyến mãi Mục tiêu lúc này chính là khơi gợi sự quan tâm từ phía người dùng đến thương hiệu, đồng thời có các chiến dịch hỗ trợ thúc đẩy bán hàng hiệu quả
+ Phân tích, đánh giá kết quả:
Doanh nghiệp sẽ cần phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu đã định như: thị phần, phân tích chi phí, phân tích lợi nhuận,… Và hơn hết, để có thể cải thiện chất lượng sản phẩm ở thời điểm hiện tại và phát triển vượt bậc trong tương lai doanh nghiệp cần thu thập phản hồi của khách hàng và phân tích xem mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm Việc thu thập ý kiến khách hàng về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại điểm yếu kém cũng như lợi ích, tính năng hữu ích của sản phẩm
Từ đó, doanh nghiệp sẽ có phương án khắc phụcvà sửa đổi sao cho sản phẩm mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng
Trang 10PHẦN 2 BÀI HỌC TỪ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI LASER
2.1 Giới thiệu chung về Tân Hiệp Phát
Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát có tên đầy đủ là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát, tên tiếng Anh là THP Group, có tiền thân là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát được chính thức thành lập vào ngày 15/10/1994, với trụ sở chính nằm tại 219 Đại Lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam; với quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m²
Hiện nay, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng đầu Việt Nam, là đơn vị tiên phong giới thiệu ra thị trường ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe với các nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng yêu thích như: Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen… ác sản phẩm nước giải khát, Cthực phẩm đóng chai của Tân Hiệp Phát hiện được phân phối tới khắp 63 tỉnh thành Việt Nam và được xuất khẩu tới 16 quốc gia trên thế giới Với những nỗ lực phát triển, đổi mới không ngừng nghỉ, mang đến những sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa
Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã đạt được chứng nhận FDA của Cục Quản
lý thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ và chứng nhận Halal dành cho các nước Hồi giáo nhờ kiểm soát tốt nhất chất lượng sản phẩm, giữ lại tối đa hàm lượng dinh dưỡng
có lợi cho sức khỏe, và hương vị tự nhiên nhất mà không sử dụng chất bảo quản, đặc biệt thân thiện với môi trường
Tân Hiệp Phát được biết đến là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng và thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn toàn cầu như hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018; hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015; hệ thống Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 (ISO 45001), hệ thống Quản lý Vệ Sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP
Trang 11Việc đảm bảo chất lượng chuẩn quốc tế giúp các sản phẩm của Tân Hiệp Phát không chỉ có lần thứ 6 liên tiếp được công nhân là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
mà còn vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa khắt khe để tiến vào thị trường toàn cầu bằng việc xuất khẩu gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Hàn Quốc, Singapore,
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát đã vin dự đứng vị trí thứ 2 trong Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) theo đánh giá của Vietnam Report
Ảnh 2.1 Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2021
2.2 Thất bại của sản phẩm bia tươi Laser
Năm 2003, Tập đoàn Tân Hiệp Phát dường như đã tìm ra được một thị trường mới đầy tiềm năng, đó là thị trường bia tươi đóng chai Sau quá trình chuẩn bị, đầu
tư khá kĩ càng doanh nghiệp đã quyết định tung ra sản phẩm Bia Laser ra thị trường
Cụ thể vào 20/12/2003 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Tân Hiệp Phát đã chính thức
Trang 12làm lễ ra mắt sản phẩm mới: Laser – Bia tươi đóng chai, một đột phá trong công nghệ
bia lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam Loại bia mới này có đầy đủ mọi tính chất ưu việt của bia tươi nhưng lại được đóng trong chai và đặc biệt có thể giữ trong điều kiện thông thường tới 1 năm
Đây là một bước đi đột phá mới của ngành đồ uống Việt Nam Nhưng Bia tươi Laser chỉ tồn tại trên thị trường vỏn vẹn 8 tháng, sau đó đã bị khai tử Thị trường tiềm năng là thế, song Tân Hiệp Phát cũng đã mắc những sai sót để dẫn tới thất bại này 2.2.1 Thất bại do định vị sản phẩm quá cao
Sản phẩm định vị đối phân khúc cao cấp đồng nghĩa với việc sản phẩm được bán với mức giá khá cao Vào thời điểm đó, giá của bia Laser bán ra trên thị trường
là 9000 đồng/1 chai cao hơn so với bia Tiger, và thấp hơn một chút so với bia Heineken Bên cạnh đó, bia tươi trong các quán thường bán với giá 2000-5000 đồng/ly (tính tương đương thể tích) rẻ hơn rất nhiều so với Laser Điều đáng nói ở đây đó là bia Laser là một nhãn hiệu mới còn khá lạ lẫm đối với người tiêu dùng Đồng thời Laser tự nhận mình là bia tươi chứ không phải bia tươi cao cấp trong khi mức giá lại thuộc phân khúc cao cấp Điều này khiến cho người có thu nhập cao không muốn bỏ tiền ra mua sản phẩm bình dân, và khách hàng bình dân thì lại không
đủ khả năng mua một sản phẩm có giá cao cấp Triết lý về việc đảm bảo chi phí tối
ưu nhất cho khách hàng bị vi phạm nghiêm trọng
2.2.2 Thất bại do truyền thông
Tân Hiệp Phát nhận định bia Laser là một bước đi chủ lực trong ngành, rất tự tin về sản phẩm này Chính bởi vậy, Tân Hiệp Phát không ngại chi trả những số tiền cực lớn để truyền thông cho dòng sản phẩm mới mẻ này, rót tới 200 triệu USD để sản xuất và phát triển thương hiệu bia tươi Laser Chỉ trong thời gian ngắn, Tân Hiệp Phát chi 3 triệu USD làm marketing bia Laser Bia Laser nhanh chóng “phủ sóng cực mạnh” hình ảnh khi tài trợ cho bóng đá Cúp truyền hình Bình Dương, Laser Cup Hình ảnh bia Laser xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng với chiến lược nhắm thẳng vào đối thủ cạnh tranh.
Sau lời tuyên chiến của Laser, Heineken cũng cảm nhận được điều này Tuy nhiên, Heineken không chính thức ra mặt mà lại để cho công ty con của mình là APB
sở hữu thương hiệu Bia Tiger đáp trả Và sau hàng loạt sự đình đám của Bia Laser
Trang 13cùng thông điệp “Bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam”, Tiger chỉ nhẹ nhàng bằng một thông điệp “Bia tươi phải được rót từ máy” được đăng trên tạp chí “Sài Gòn Tiếp Thị” Từ đó đảo chiều truyền thông, nhẹ nhàng mà cực kỳ nguy hiểm 2.2.3 Thất bại do kênh phân phối
Sau khi “tuyên chiến” với các ông lớn, Laser không tìm được chỗ đứng trên thị trường, không thể tiếp cận được các khách hàng vì Heineken có thị phần lớn bắt buộc các cửa hàng, đại lý, quán bia phân phối độc quyền, không cho bia Laser chen chân vào, thậm chí kiện nếu các nhà phân phối vi phạm Nhưng bù lại các đại lý, cửa hàng, quán bia… được công ty tài trợ từ 50 triệu đến vài ba trăm triệu đồng/năm để ngăn cản chiến dịch “Đi trước một bước” của Laser ở bất kỳ nơi đâu cho dù thành phố hay các tỉnh
Tân Hiệp Phát đã phải ngừng sản xuất vì không thể vào được kênh Horeca (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê cao cấp) – kênh dành cho các loại bia cao cấp
Từ những điều trên cho thấy Bia Laser đã thất bại trong việc tạo ra thị phần bia trên thị trường, không tạo được mạng lưới giao dịch với các cơ sở kinh doanh cũng như các cơ sở bán lẻ Sẽ có rất ít các nhà buôn dám chấp nhận từ bỏ một mối làm ăn thuận lợi với nhà máy bia Việt Nam, từ bỏ một con gà đang đẻ trứng để chuyển qua nuôi một con gà con được hứa hẹn sẽ đẻ trứng vàng trong tương lai Điều đáng nói là
lẽ ra Tân Hiệp Phát phải tính theo triết lý marketing về tạo mạng lưới, trước khi quảng
bá cũng như tung ra dòng sản phẩm này Tân Hiệp Phát phải dọn sạch đường bằng cách mở kênh phân phối, tìm mọi cách ký hợp đồng với các cửa hàng đại lý quán bar đồng thời tập trung mạnh và những tụ điểm thường xuyên sử dụng dòng điện cao cấp
Đây được coi là một trong những sự kiện cực ồn ào của ngành đồ uống và đồng thời cũng là một case study điển hình của giới truyền thông với bài học “biết người biết ta” trong thị trường
Trang 14PHẦN 3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BIA KHÔNG ĐỘ CHO TÂN HIỆP
PHÁT
3.1 Định hướng sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty
Xuất phát từ sứ mệnh cao cả của Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã và đang hướng đến
đó là: “Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh”
Chúng ta cũng biết rằng, văn hóa của người Việt Nam là không thể thiếu rượu, bia trong các bữa tiệc liên hoan, cưới hỏi Nhưng trong điều kiện ngành chức năng tăng cường kiểm soát nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở đối với người điều khiển phương tiện giao thông; Bộ Y tế cũng đang dự thảo quy định cấm bán rượu, bia sau
22 giờ để tránh những tác hại cho sức khỏe và có thể gây mất an ninh xã hội thì bia không cồn được xem là một giải pháp hữu ích cho nhiều người
Cùng với tình hình thực tế hiện nay tình hình tai nạn giao thông (TNGT) tuy có giảm nhưng hậu quả thiệt hại rất lớn về người và của, đặc biệt là thiệt hại về người Nguyên nhân gây tai nạn, trong đó có nguyên nhân do tài xế điều khiển xe trong tình trạng say rượu, bia (nồng độ cồn trong máu rất cao)
Hơn nữa, một trong những giá trị cốt lõi quan trọng của Tập đoàn Tân Hiệp Phát
đề ra là “Làm chủ trong công việc” Để làm chủ trong trong công việc, chúng ta cần một tinh thần thoải mái, đầu óc tỉnh táo thoả sức sáng tạo với đam mê và tăhng hoa trong công việc
Từ những điều trên, chúng tôi đã tìm ra một loại sản phẩm mới rất phù hợp với định hướng, sứ mệnh cũng như giá trị cốt lõi của Tập đoàn Tân Hiệp Phát đó là dòng sản phẩm về Bia không độ cồn Bia không cồn không những không gây say mà nó còn có thể giảm mức cholesterol cao, theo kết quả của một nghiên cứu mới Các nhà khoa học nhận thấy cùng với việc giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong mạch máu của những người có mức cholesterol cao, bia cũng làm gia tăng lượng các chất chống oxy hóa trong máu người uống, thứ có thể giúp bảo vệ tim
Sự góp mặt của bia không cồn mang đến cho người tiêu dùng thêm một sự lựa chọn hoàn hảo để họ có thể trải nghiệm hương vị bia yêu thích và tận hưởng mọi