1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế hoạch tái phát triển sản phẩm bia cho tân hiệp phát từ bài học bia tươi đóng chai laser

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Hoạch Tái Phát Triển Sản Phẩm Bia Cho Tân Hiệp Phát Từ Bài Học Bia Tươi Đóng Chai Laser
Tác giả Lê Thị Quỳnh, Nguyễn Phương Thúy, Đỗ Thị Phương Nhung
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Quản Trị Sản Phẩm
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Sản phẩm tiềm năng là hướng phát triển có thể có của sản phẩm hiện Hình 1.1: Các cấp độ của sản phẩm Chiến lược sản phẩm: “ Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Lê Thị Quỳnh – A34897 – ĐT: 0972891410 Nguyễn Phương Thúy – A35133 – ĐT: 0828686268

Đỗ Thị Phương Nhung – A35882 – ĐT: 0969523964

Hà Nội 2022

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

F&B Food and Beverage (Đồ ăn và thức uống) THP Tân Hiệp Phát

TM – DV Thương mại – Dịch vụ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

VNĐ Việt Nam đồng

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Hình 1.1 Các cấp độ của sản phẩm……….…1

Hình 2.1 Logo Tân Hiệp Phát……….7

Hình 2.2 Sản phẩm bia tươi Laser……… 9

Biểu đồ 3.2 Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam từ 2010 – 2018……… 12

MỤC LỤC

Trang 4

PH[N 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHẨM 1

1.1 Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm: 1

1.1.1 Sản phẩm và chiến lược sản phẩm: 1

1.1.2 Quản trị sản phẩm: 4

1.2 Quy trình phát triển sản phẩm mới và quản trị sản phẩm 4

1.2.1 Quy trình phát triển sản phẩm mới: 4

1.2.2 Quy trình quản trị sản phẩm: 5

PH[N 2: BÀI HỌC TỪ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI LASER 6

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát: 6

2.1.1 Giới thiệu chung: 6

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 8

2.2 Thất bại của sản phẩm bia tươi Laser: 9

2.2.1 Tổng quan về sản phẩm bia tươi Laser: 9

2.2.2 Thất bại của sản phẩm bia tươi Laser: 9

PH[N 3: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BIA POWER CHO TÂN HIỆP PHÁT 11

3.1 Định hướng sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty: 11

3.2 Nghiên cứu môi trường cho sản phẩm bia hơi tại Việt Nam : 12

3.3 Hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm: 15

3.4 Xây dựng bộ nhận diện cho sản phẩm: 17

3.5 Chiến lược sản phẩm mới: 18

3.6 Kế hoạch thử nghiệm thị trường: 20

3.7 Xây dựng chương trình marketing mix theo chu kỳ sống sản phẩm: 21

LỜI MỞ Đ[U

Trang 5

Việt Nam là đất nước đang phát triển, vì vậy cuộc sống ngày càng được cải thiện vànâng cao Hiện nay, thị trường của Việt Nam đang ngày càng rộng mở tạo cơ hội chorất nhiều doanh nghiệp đầu tư và phát triển Đặc biệt phải kể đến thị trường bia tại ViệtNam, trong số đó Tân Hiệp Phát là công ty lớn mạnh về sản xuất nước giải khát và đãđạt được những thành công đáng nể

Năm 2003, Tân Hiệp Phát gây bất người tiêu dùng khi sản xuất bia Laser – bia tươiđóng chai đầu tiên của Việt Nam Bia tươi Laser ra đời khi sản lượng rượu – bia củathị trường có tốc độ tăng trưởng cao Laser hy vọng sản phẩm của mình có thể thay đổicách thức uống bia của người tiêu dùng Tuy nhiên, trong tâm trí người tiêu dùng biatươi là sản phẩm bia rẻ tiền, nhưng Tân Hiệp Phát lại định vị Laser là một sản phẩmcao cấp Điều đó làm cho Laser chịu thất bại trong thị trường này

Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, nên em xin chọn đề tài : “Kế hoạch tái

phát triển sản phẩm Bia cho Tân Hiệp Phát từ bài học bia tươi đóng chai Laser”.

Bài tiểu luận đi từ cơ sở lý thuyết về quả trị sản phẩm để phân tích thất bại của biaLaser, từ đó lên kế hoạch tái phát triển sản phẩm bia cho Tân Hiệp Phát với tên gọi làbia Power

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận đượctìm hiểu trong 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về quản trị sản phẩm.

Phần 2: Bài học từ thất bại của bia tươi Laser.

Phần 3: Phát triển sản phẩm bia Power cho Tân Hiệp Phát

Trang 6

PH[N 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHẨM

1.1 Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm:

1.1.1 Sản phẩm và chiến lược sản phẩm:

Khái niệm sản phẩm: “Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý và hóa học được

tập hợp trong một hình thức đồng nhất tạo nên giá trị sử dụng”

Trong Marketing, sản phẩm có thể được định nghĩa như sau: “Sản phẩm là bất cứ thứ

gì có thể chào bán trên thị trường với mục đích thu được sự chú ý, sự chấp nhận, sửdụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay một mong muốn.” Ngườilàm Marketing xem xét thiết kế sản phẩm ở 5 cấp độ Ở mỗi cấp độ, sản phẩm đượctạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng:

Sản phẩm cốt lõi: Đây là mức độ cơ bản nhất của sản phẩm như lợi ích cốt lõi của xe

máy là “sự di chuyển”, của chai nước uống là “giải khát”

Sản phẩm chung: Đây là dạng cơ bản của sản phẩm Như sản phẩm xe máy phảigồm khung xe và các bánh xe có động cơ để có thể chở người; sản phẩm chai nướcuống phải gồm có chai đựng, nắp, nước

Sản phẩm kỳ vọng: Là các thuộc tính và điều kiện mà người mua mong đợi và chấp

nhận mua Ví dụ, sản phẩm mong đợi của xe ô tô là an toàn, đẹp, sang trọng, bền, tiếtkiệm nhiên liệu, không bị hư hỏng vặt, dễ sửa chữa…

Sản phẩm bổ sung: Là các dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm tăng giá trị của sản phẩm,

giúp cạnh tranh với các đối thủ khác

Sản phẩm tiềm năng: Là sự hoàn thiện và biến đổi mà doanh nghiệp có thể tạo ra

trong tương lai Sản phẩm tiềm năng là hướng phát triển có thể có của sản phẩm hiện

tại

Hình 1.1: Các cấp độ của sản phẩm

Chiến lược sản phẩm: “ Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liênquan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của

Trang 7

khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing củadoanh nghiệp”

Nội dung chiến lược sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm có nghĩa là kết hợp các tính năng cókhả năng đáp ứng nhu cầu (mong muốn) của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòngcho khách hàng bằng cách cải tiến sản phẩm (hàng hóa) và làm cho chúng không bịthiếu sót hoặc khiếm khuyết

Chất lượng sản phẩm là điều cần thiết đối với một công ty bởi đó chính là yếu tốthen chốt quyết định khuynh hướng, sở thích và lòng trung thành của người tiêu dùngđối với sản phẩm của họ Trong bối cảnh kinh doanh, khách hàng chính là người sẽquyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của công ty, thế nên nếu ngườitiêu dùng không hài lòng với sản phẩm họ đang nhận được, thì điều đó sẽ không có lợicho công ty

Tính năng sản phẩm:

Tính năng là các đặc điểm lý tính, mô tả về khối lượng, kích thước, màu sắc, vật liệucấu thành lên sản phẩm Đây là một trong những công cụ cạnh tranh giúp doanhnghiệp tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh

Kiểu dáng và thiết kế sản phẩm:

Kiểu dáng là hình ảnh hoặc hình thức bên ngoài của sản phẩm Nó tạo ra giá trị thẩm

mỹ quan trọng cho người tiêu dùng Mặt khác, thiết kế quan tâm nhiều hơn đến bố cục

cơ bản của sản phẩm với chức năng cốt lõi và trải nghiệm người dùng

Thiết kế sản phẩm là quy trình mà các nhà thiết kế sử dụng để kết hợp nhu cầu củangười dùng với mục tiêu kinh doanh nhằm giúp thương hiệu tạo ra các sản phẩm giảiquyết nhu cầu cụ thể trong một thị trường nhất định Các sản phẩm được thiết kế saocho tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trong các giải pháp mà họ tạo ra cho ngườidùng — và giúp thương hiệu của họ bằng cách làm cho sản phẩm bền vững cho nhucầu kinh doanh lâu dài

Kích thước tập hợp sản phẩm:

Kích thước của tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanhnghiệp dự định cung ứng cho thị trường Kích thước tập hợp sản phẩm gồm các số đo: Chiều rộng của tập hợp sản phẩm: số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp

dự định cung ứng cho thị trường Nó được xem là danh mục sản phẩm kinh doanh, thểhiện ở

Trang 8

mức độ đa dạnh hóa sản phẩm của doanh nghiệp.

Chiều dài của tập hợp sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm kinh doanh sẽ có nhiều chủngloại khác nhau, số lượng chủng loại quyết định chiều dài của tập hợp sản phẩm, doanhnghiệp thường gọi là dòng sản phẩm (product line)

Chiều rộng của tập hợp sản phẩm: số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp

dự định cung ứng cho thị trường Nó ược xem là danh mục sản phẩm kinh doanh, thểhiện ở mức độ đa dạnh hóa sản phẩm của doanh nghiệp

Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Mẫu mã sản phẩm gắn liền với từng chủng loại sảnphẩm

Nhãn hiệu sản phẩm:

Là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợp những yếu tố trên nhằmxác nhận sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp và phân biệt với đối thủ cạnhtranh Nhãn hiệu sản phẩm là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩmgiúp người mua nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, phân biệt sản phẩm của doanhnghiệp này với sản phẩm của các doanh nghiệp khác Khi một nhãn hiệu trở nên nổitiếng, việc kinh doanh sản phẩm sẽ dễ dàng hơn (dễ dàng mở rộng thị trường, mở rộngsản phẩm, thâm nhập vào các siêu thị, trung tâm thương mại thuận lợi hơn…), giá trịsản phẩm gia tăng nhờ uy tín

Bao bì sản phẩm:

Là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những bao gói hay đồđựng sản phẩm Đối với nhiều mặt hàng, bao bì trở thành một thành phần không thểthiếu được của sản phẩm Bao bì là công cụ đắc lực trong hoạt động marketing vớinhững chức năng cơ bản: cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sảnphẩm như thông tin về nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần sản phẩm, thờihạn sử dụng; giúp bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng, biến chất trong quá trình vậnchuyển, tiêu thụ sản phẩm; thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu, công ty, thể hiện ý tưởngđịnh vị sản phẩm; tác động vào hành vi khách hàng qua hình thức, màu sắc, thông tintrên bao bì

Đặc tính sản phẩm:

Những đặc điểm thể hiện chức năng sản phẩm và tạo sự khác biệt khi sử dụng sảnphẩm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường nghiên cứu thị trường, hành vikhách hàng để đưa vào sản phẩm những đặc tính mới

Trang 9

1.1.2 Quản trị sản phẩm:

Khái niệm: “Quản trị sản phẩm là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện vàkiểm tra tình hình hoạt động của chiến lược sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu kháchhàng, giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.”

Quản trị sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản trịmarketing, đem lại sự thành công trong kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp Quá trình quản trị sản phẩm bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch chiến lược sản phẩm

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện

Giai đoạn 3: Xác định chương trình marketing hỗ trợ cho sản phẩm

Giai đoạn 4: Kiểm tra và phân tích hiệu quả của chiến lược sản phẩm

Những thách thức do sự thay đổi trong môi trường làm cho quá trình quản trị sảnphẩm của doanh nghiệp ngày càng phức tạp

1.2 Quy trình phát triển sản phẩm mới và quản trị sản phẩm

1.2.1 Quy trình phát triển sản phẩm mới:

Khái niệm: “Sản phẩm mới là thứ được tạo ra để thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn

của khách hàng, mang đến những lợi ích riêng biệt và được chào bán trên thị trường.” Sản phẩm mới cũng có thể định nghĩa là Sản phẩm mới do công nghệ kỹ thuật thayđổi, sản phẩm mới lần đầu doanh nghiệp kinh doanh, sản phẩm mới từ sản phẩmnguyên gốc hoặc sản phẩm mới trên thị trường

Ý nghĩa của việc đổi mới sản phẩm:

Sản phẩm mới cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của

thị trường

Đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Bảo vệ thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới

Quy trình phát triển sản phẩm mới :

Bước 1: Soạn thảo và hình thành ý tưởng:

Thứ nhất : Xác định nguồn tìm kiếm ý tưởng: khách hàng, nguồn thông tin nội bộ,các đối thủ cạnh tranh, từ các đơn vị nghiên cứu bên ngoài

Thứ hai: Phân tích, lựa chọn ý tưởng (dựa trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp,đặc tính sản phẩm mới, quy mô thị trường, khả năng thỏa mãn nhu cầu và xâm nhậpthị trường của sản phẩm….)

Trang 10

Bước 2: Soạn thảo và thẩm định dự án:

Dự án là phương án sản xuất và kinh doanh sản phẩm để xác định tính khả thi củasản phẩm Bản dự án sẽ phân tích tham số và đặc tính của sản phẩm, chi phí, doanhthu…

Bước 3: Thiết kế chiến lược Marketing cho sản phẩm:

Chiến lược marketing mô tả chi tiết về thị trường mục tiêu của sản phẩm mới: quy

mô, cơ cấu,hành vi của khách hàng…

Chiến lược định vị sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp…

Bước 6: Chế tạo hàng loạt và đưa sản phẩm vào trong thị trường:

Từ kết quả của những thử nghiệm, doanh nghiệp quyết định nên sản xuất và tung sảnphẩm ra thị trường hay không Nếu quyết định sản xuất được chấp nhận, doanh nghiệp

sẽ triển khai phương án tổ chức sản xuất, xây dựng chương trình Marketing, giới thiệusản phẩm mới

1.2.2 Quy trình quản trị sản phẩm:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch chiến lược sản phẩm:

Phân tích môi trường để nắm bắt những diễn biến của yếu tố môi trường có khả năngảnh hưởng, những yếu tố ảnh hưởng mạnh là môi trường cạnh tranh và yếu tố kháchhàng Từ đó xác định mục tiêu, xác định chiến lược Và tiến hàn lập kế hoạch tàichính, kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra kết quả

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện:

Đưa ra các quyết định về:

Thiết kế nhãn hiệu

Trang 11

Bao bì cho sản phẩm.

Mức chất lượng và dịch vụ hỗ trợ

Thiết kế sản phẩm mới, …

Giai đoạn 3: Xác định chương trình marketing hỗ trợ cho sản phẩm:

Xem xét những nỗ lực marketing hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm: Chiến lược địnhgiá, chiến lược phân phối,c hiến lược chiêu thị

Giai đoạn 4: Kiểm tra và phân tích hiệu quả của chiến lược sản phẩm:

Phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu đã định: Thị phần, phân tích chi phí,phân tích doanh số - sản lượng, phân tích lợi nhuận, …

PH[N 2: BÀI HỌC TỪ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI LASER

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát:

2.1.1 Giới thiệu chung:

Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát: Là một trong số ít các doanh nghiệp “giađình” thành công trong việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nước giải khát khôngcồn trên thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các công ty đa quốc gia lớnmạnh như Coca Cola, Suntory PepsiCo

Trụ sở chính: 219 Đại lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh

Bình Dương, Việt Nam

Tên viết tắt: THP GROUP

Nhà sáng lập: Ông Trần Quý Thanh

Người đại diện pháp luật: Bà Trần Ngọc Bích

Mã số thuế: 0301387752

Ngày đi vào hoạt động: 15/10/1994

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất, chế biến và kinh doanh đồ uống không cồn

Điện thoại: 0670 775 161

Email: info@thp.com.vn hoặc sinquyen@thp.com.vn

Website: www.thp.com.vn

Trang 12

Ngoài trụ sở chính và 3 nhà máy khác lần lượt ở Hà Nam, Quảng Nam và HậuGiang, THP GROUP còn có cho mình một văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ ChíMinh tại địa chỉ: 151 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Thành phố HồChí Minh do bà Trần Ngọc Bích làm người đại diện.

Ý nghĩa logo của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát:

THP: Chữ viết tắt tên Công ty

Hai bàn tay: Sức mạnh của sinh lực, nghị lực

Hai ngón tay: Trở thành tập đoàn Việt Nam cung cấp thức uống

số một Việt Nam và có tầm cỡ Châu Á

Màu xanh nước biển: Sự thịnh vượng và hòa bình

Màu xanh lá cây: Sự phát triển, lớn mạnh Hình 2.1: Logo Tân Hiệp Phát

Hoài bão: Mong muốn trở thành tập đoàn Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh

chính: Ngành thức uống, thực phẩm ăn liền và bao bì nhựa

Định hướng phát triển: “ Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày

mai” cùng với phương châm “ thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu có và tiềm ẩn của kháchhàng”

Sứ mệnh: Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sứckhỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn Quốc tế

Mục tiêu: Tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất qua nhiều thương hiệu:

NumberOne, Laser, Bến Thành, Gold Bến Thành đến người tiêu dùng bởi hệ thống

phấn phối rộng khắp và trải đều trên 64 tỉnh thành Việt Nam

“ Trở thành tập đoàn Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Ngành thức uống,

thực phẩm ăn liền và bao bì nhựa”

Triết lý kinh doanh: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho người

tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất và phải hoạt động theo

phương châm: “ Ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày

mai”.

Giá trị cốt lõi:

Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai

Chất lượng tiêu chuẩn quốc tế

Định hướng theo tinh thần cao nhất của gia đình

Trang 13

Trở thành đối tác được tin cậy

Tinh thần làm chủ doanh nghiệp trong công việc

dù chỉ vừa ra mắt

Có thể nói, sản phẩm nước tăng lực Number One là sản phẩm ghi dấu ấn rõ nét củaTHP trong lòng khách hàng khi sản phẩm này vinh dự lọt vào top 10 sảnphẩm nước giải khát được yêu thích nhất khu vực Đông Nam Á

Năm 2006, công ty cho ra mắt sản phẩm Trà xanh Không Độ

Năm 2008, công ty tiếp tục cho ra mắt sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh Từ thờiđiểm đó đến nay, công ty ngày càng phát triển khi tiếp tục sản xuất những sản phẩm đãthành công trước, cùng với đó là liên tục nghiên cứu, tìm ra những sản phẩm phù hợpvới thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Năm 2015, Tân Hiệp Phát vinh dự được trao giải thưởng “Thương hiệu hàng đầu –Top brands 2015”

Năm 2019, công ty được tờ báo danh tiếng hàng đầu Châu Á HR Asia Magazine traogiải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2019”

Năm 2020, Tân Hiệp Phát là một trong số ít các công ty tại Việt Nam có lần thứ 6liên tiếp (các năm 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020) đạt giải thưởng Thươnghiệu Quốc Gia do chính Thủ tướng Chính phủ trao tặng

Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn có 10 năm liên tiếp nhận được giải thưởng “Hàng ViệtNam chất lượng cao” Cùng với đó, Tân Hiệp Phát nhận được vô số giải thưởng lớnnhỏ cả trong và ngoài nước Điều đó có thể thấy, Tân Hiệp Phát là một trong nhữngthương hiệu Việt có những đóng góp nhất định cho ngành nước giải khát nóiriêng và quá trình phát triển của cả nước nói chung

Trang 14

2.2 Thất bại của sản phẩm bia tươi Laser:

2.2.1 Tổng quan về sản phẩm bia tươi Laser:

Trong quá trình hoạt động, hàng năm, Tân Hiệp Phát liên tục tung ra các sản phẩmmới Cuối năm 2003, bia tươi Laser ra đời với kỳ vọng người tiêu dùng Việt Nam sẽđược thưởng thức bia tươi mọi lúc, mọi nơi với một chất lượng không kém các loại biađóng chai cao cấp hiện có trên thị trường

Bia tươi Laser “khác người” ở điểm được đóng chai Tân Hiệp Phát quảng bá Lasertheo hướng “Bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam”

Có thể thấy, Tân Hiệp Phát rất kỳ vọng vào sản phẩm mới mẻ này khi rót tới 200triệu USD để sản xuất và phát triển thương hiệu bia tươi Laser

Bia tươi Laser:

Kiểu dáng vỏ chai màu xanh giống bia Heiniken

Giá 9000 VNĐ (đắt hơn Heiniken tại thời điểm đó 500VNĐ)

Định vị người trẻ năng động, thành đạt, muốn chứng tỏ mình

Kênh phân phối cùng kênh với Heiniken và Tiger

Hình 2.2: Sản phẩm bia tươi Laser

2.2.2 Thất bại của sản phẩm bia tươi Laser:

Về tầm nhìn:

Vào thời điểm đó, khái niệm “bia tươi đóng chai” còn quá lạ lẫm với người tiêudùng Ra đời với kỳ vọng người tiêu dùng Việt Nam sẽ được thưởng thức bia tươi mọilúc, mọi nơi với một chất lượng không kém các loại bia đóng chai cao cấp hiện có trênthị trường

Về mục tiêu đối tượng khách hàng:

Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng đã nghiên cứu thị trường rất kỹ để hiểu khách hàng Logo, bao bì, slogan, POSM, cả một hệ thống định vị thương hiệu thể hiện rất tốt định

vị của công ty là dành cho những người trẻ trung, năng động, thành đạt, muốn chứng

tỏ mình

Tuy nhiên, bia Laser đã sai lầm khi định vị khách hàng mục tiêu là nữ, mặc dù phụ

nữ ngày nay cũng uống bia nhưng số lượng không thể nhiều bằng nam giới

Trong việc thiết kế sản phẩm:

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w