Văn học dân gian là những sáng tác mang tính tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động với những đặc trưng cơ bản: tính tập thể, tính truyền miệng và gắn bó với các sinh hoạt khác nhau
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGBỘ MÔN VIỆT NAM HỌC
TIỂU LUẬN MÔNVĂN HỌC VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN: Nguyễn Thị Hoa LỚP: XV34D1
SINH VIÊN THỰC HIỆN: A43965 – Nguyễn Huyền Trang
HÀ NỘI – 2022
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài II Phương pháp nghiên cứu III.Phạm vi nghiên cứu IV Ý nghĩa
B NỘI DUNG
I Con người Việt Nam qua văn học Việt Nam
1 Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên
2 Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội 3 Con người Việt Nam và ý thức bản thân
4 Con người Việt Nam trong mối quan hệ quốc gia, dân tộc
II Ứng dụng của môn Văn học Việt Nam trong các chuyên ngành của Việt Nam học
1 Văn học Việt Nam
2 Ứng dụng trong các chuyên ngành của Việt Nam học
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam được hợp thành từ hai bộ phận văn học có liên quan mật thiết với nhau gồm văn học dân gian và văn học viết Văn học dân gian là những sáng tác mang tính tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động với những đặc trưng cơ bản: tính tập thể, tính truyền miệng và gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng Văn học viết là những sáng tác của giới trí thức, được lưu giữ bằng chữ viết; là những sáng tạo của cá nhân mang dấu ấn riêng của tác giả
Văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội của đất nước và được phát triển qua ba thời kì lớn: văn học từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại), văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám và văn học sau Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay cùng nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hóa văn học được gọi là văn học hiện đại.
Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng Đó là con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên, với quốc gia, dân tộc Đó là con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội và với ý thức bản thân Thông qua văn học Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhìn ra những nét riêng đậm đà bản sắc của con người Việt Nam Mỗi một tác phẩm mà các nhà thơ, nhà văn viết lên đều bắt nguồn từ những cảm hứng vô tận được nhen nhóm lên từ chính hiện thực cuộc sống của con người Văn học là nơi tái hiện lại cuộc sống con người và khởi nguồn sáng tạo nghệ thuật cũng chính là cuộc sống, là con người Macxim Gorki đã từng khẳng định rằng: “Văn học là nhân học” Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Con người là đối tượng chủa yếu của văn học Văn học sinh ra nhằm mục đích miêu tả và thể hiện con người
Trang 4Chính vì thế, trung tâm của văn học là con người, vì con người và đích đến cuối cùng phải là con người
II Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài về mối quan hệ giữa con người Việt Nam với văn học Việt Nam, chúng ta cần nêu ra được mối quan hệ ấy được thể hiện như thế nào thông qua phương pháp liệt kê và tổng phân hợp nhằm mục đích nêu ra được một cách cụ thể và đầy đủ nhất Mối tương quan giữa con người với văn học là mối quan hệ mật thiết và có tính ràng buộc vì chúng ản hưởng và bổ trợ cho nhau Dựa vào đó, phương pháp phân tích đối chiếu, so sánh cũng là rất cần thiết
Đối với ứng dụng của văn học Việt Nam trong các môn chuyên ngành của bộ môn Việt Nam học, phương pháp liệt kê, đối chứng thực tế có thể được xem là tối ưu và hiệu quả nhất Bộ môn Việt Nam học không những tìm hiểu về văn hóa, con người mà còn cả văn học Bởi vì đối tượng của văn học cũng chính là con người, thông qua con người để hiểu hơn về văn học
III Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài là nghiên cứu, phân tích về mối quan hệ giữa con người Việt Nam và văn học Việt Nam, tức là con người Việt Nam được thể hiện như thế nào qua văn học Việt Nam Mặt khác, cần phải thấy rõ mối liên hệ giữa văn học Việt Nam với bộ môn Việt Nam học.
Đối tượng nghiên cứu là hình ảnh của con người Việt Nam được cảm nhận và tái hiện dưới góc độ từ văn học dân tộc
IV Ý nghĩa 1 Ý nghĩa thực tiễn
Con người là chủ thể mà văn học luôn tìm đến Văn học phục vụ cho con người, nói về con người Các tác giả biết và hiểu về người dân còn hơn cả chính mình là bởi họ sống trong nhân dân, sống nhờ vào nhân dân Nói văn học Việt Nam phản ánh rõ nét nhất về con người Việt Nam cũng không có gì là sai khi mà con người trong văn học được đánh giá và nhìn nhận qua rất nhiều góc độ khác nhau, đa chiều và đa cảm Dù ở dưới góc nhìn nào, chúng ta cũng đều thấy con người
Trang 5hiện lên một cách rõ ràng và chân thực nhất đúng với những gì vốn có Nhà văn Nam Cao đã nói rằng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối” đã minh chứng cho điều đấy
Trong văn học Việt Nam, con người được đặt trong các mối quan hệ với thiên nhiên, với đất nước, với xã hội và với chính bản thân mình Chúng ta sống dựa vào cộng đồng, vào tự nhiên nên điều này là hoàn toàn dễ lý giải Cha ông ngày xưa có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay “Sông có lúc, người có khúc” Có thể nói rằng, đâu đâu trong văn học cũng đều có sự hiện diện của núi rừng, của sông nước nhưng cuối cùng đích đến vẫn là nói về con người, nói về cộng đồng người
2 Ý nghĩa lý luận
Đồng ý rằng chúng ta có thể bàn về con người qua rất nhiều yếu tố, thực tế nhất có lẽ là chính từ đời sống thường ngày Tuy nhiên ở đâu trong văn học Việt Nam cũng là bóng dáng của con người Chúng ta có thể mượn thiên nhiên, mượn đất nước để bàn về con người Giá trị của con người được đề cao trong văn học Việt Nam
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học, …để làm rõ những nét độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa, cụ thể ở đây là Việt Nam Học Việt Nam học, chúng ta được trang bị những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam Văn học Việt Nam gần như bao trọn hết tất cả những gì mà Việt Nam học cần Đối tượng của văn học Việt Nam là con người trên tổng thể về văn hóa, lịch sử, phong tục, … Sẽ không có gì là sai khi chúng ta có thể nhận định rằng văn học Việt Nam ứng dụng được rất nhiều cho bộ môn Việt Nam học
B NỘI DUNG
Trang 6I Con người Việt Nam qua Văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên, nói về thời sự mà không liên quan đến con người Nói cách khác mục đích miêu tả của nhà thơ, nhà văn là nhằm hướng đến thể hiện con người Chẳng hạn như truyện cổ tích hay thần thoại miêu tả những thần linh, ma quỷ, … là đang muốn nói đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óc của con người để từ đó làm bật nổi những ước mơ, khát vọng của con người
Tóm lại, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như một điều tất yếu Nó được biểu hiện qua bốn mối quan hệ cơ bản
1 Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên
Sự sống bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi, gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực, sinh động và độc đáo Thế giới tự nhiên không chỉ đơn thuần là thiên nhiên mà còn cả ở trong những hình tượng, hiện tượng siêu nhiên Những gì thuộc về vũ trụ đều là tự nhiên
Bằng tư duy huyền thoại, các tác phẩm dân gian vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là đối với những người lao động Thời xa xưa, khi con người chưa có đủ hiểu biết về các hiện tượng thiên nhiên Họ cho rằng đó là sự tác động, sự trừng phạt của các vị thần: thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Rừng, … Họ tin rằng vạn vật xảy ra trong vũ trụ đều có một vị thần linh cai quản và ngự trị Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, hai nhân vật cùng tên chính là đại diện cho núi và biển Thủy Tinh gợi cho ta liên tưởng về những trận lũ lụt, gây ra không biết bao nhiêu là thiệt hại, mất mát cho người dân Sơn Tinh khiến ta nghĩ đến những người dân đắp đá, ke bờ, cố gắng chống chọi với thiên tai Kết truyện, chúng ta thấy rằng Sơn Tinh thắng Thủy Tinh Ngụ ý ở đây chính là con người có thể chiến thắng thiên nhiên và mong muốn cao hơn chính là chinh phục thiên nhiên Con người Việt Nam đổ mồ hôi, xương máu gắn chặt
Trang 7tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng đầy rẫy những thử thách rình rập theo mỗi bước đi lên của người Việt mình Có sức người làm nên tất cả Điều này thể hiện quá trình xây dựng đất nước và tích lũy kinh nghiệm của nhân dân.
Trong văn học dân gian, ta thường bắt gặp các hình ảnh quê hương xinh đẹp, hữu tình Trong sách “Đến với lịch sử Văn hóa Việt Nam”, tác giả Hà Văn Tấn nói rằng: “Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình” Trong diện mạo ấy, có những nét độc đáo chỉ riêng dân tộc có, nhưng cũng có những nét giống hoặc gần gũi với các dân tộc khác Bản sắc văn hóa của dân tộc được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó có thị hiếu thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp Sáng tác dân gian là một căn cứ đáng tin cậy Tìm hiểu cái đẹp trong ca dao là một cách tiếp cận nhằm đến mục tiêu nhận thức đầy đủ hơn tính cách của người Việt, sâu xa hơn là diện mạo của văn hóa dân tộc Trong ca dao truyền thống, không khó để bắt gặp những từ “đẹp” Đó là “Mặn nồng vẻ đẹp thiên nhiên/ Đất ta cảnh đẹp càng nhìn càng say” Đó là “Chẳng vui cũng thể hội Thầy/ Chẳng đẹp cũng thể Hồ Tây xứ Đoài” Có thể nói cái đẹp là một cảm hứng lớn trong thơ ca trữ tình dân gian người Việt Cuộc sống lao động, cực nhọc không làm thui chột cảm xúc thẩm mỹ của người dân quê, không làm mai một đi những rung động về vẻ đẹp của cảnh vật hằng ngày Đó là “Làng tôi có lũy tre xanh/ Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng” Đó là “Đường nào vui bằng đường Thượng Tứ/ Cảnh mô đẹp bằng núi Ngự, sông Hồng” Đấy đâu hẳn chỉ là tức khẩu thành thơ mà bắt nguồn từ chính lòng yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam ta Dù đi đâu về đâu cũng luôn mang bên mình hình bóng Tổ quốc
Trong sáng tác thơ ca thời Trung đại, các nhà thơ, nhà văn mượn các hình tượng thiên nhiên để nói lên lí tưởng đạo đức thẩm mĩ của con người Hình ảnh những áng mây, rừng cây, suối vắng, rừng thông, núi trúc, … thể hiện lý tưởng ẩn dật, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường, cuộc sống vô thường Những hình tượng
Trang 8cây rừng như: tùng, trúc, cúc, mai tượng trưng cho khí tiết thanh cao của nhà nho chân chính Còn đối với bậc hiền nhân, đó là:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.” (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên được mở rộng ra không những thể hiện tình yêu quê hương, tình yêu đất nước mà còn thể hiện tình yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi Nổi bật lên có lẽ phải kể đến sự tái hiện những năm tháng đấu tranh mòn mỏi bảo vệ độc lập dân chủ của đất nước Nó phản ảnh sự nghiệp bảo vệ và xây dựng của dân tộc, đồng thời cho thấy dòng văn học yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc Đặc biệt khi nhắc đến thời kì văn học phục vụ cho kháng chiến, chúng ta nhớ đến hai tập thơ “Từ ấy” và “Tây Bắc” của Tố Hữu, bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi, “Tây Tiến” của Quang Dũng, … hay những tiểu thuyết có giá trị như: “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, “Hòn Đất” của Anh Đức, … hay những bản trường ca đậm chất sử thi như: “Bài ca chim Chơ Rao” của Thu Bồn, “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh, …
Thiên nhiên trở thành một hình tượng không thể thiếu trong sáng tác văn chương Ý tại ngôn ngoại, tưởng chừng như vô tri, vô cảm nhưng lại làm bật nổi lên hình ảnh con người Việt Nam một cách chân thực và sinh động.
2 Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội
Xây dựng một xã hội tốt đẹp và công bằng là mong muốn ngàn đời nay của người dân Việt Nam Trong văn học dân gian, ta bắt gặp hình ảnh của ông Bụt, bà tiên; vị thần toàn năng; những người tử tế hay cứu giúp người khác Hơn hai lần ông Bụt đã xuất hiện giúp cô Tấm vượt qua những thách thức và tiến đến cuộc sống viên mãn bên cạnh hoàng tử cũng như trừng trị dig ghẻ và con Cám Trong văn học Trung đại, ước mơ về một xã hội Nghiêu - Thuấn được đề cao
Trang 9hơn cả Đó là một xã hội thịnh trị, “tối ngủ không cần đóng cửa” Một xã hội mà mọi người không tham lợi, tất cả có xu hướng thích làm việc nghĩa Một xã hội mà mọi người dân có một niềm tin mạnh mẽ, vững vàng về cuộc sống an lành Đó còn là một xã hội dân chủ khi mà vua không truyền ngôi cho con mà truyền ngôi cho người hiền tài - một đặc điểm ưu việt thời Nghiêu Thuấn Trong “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi viết theo mô hình nhân sinh “Vua Nghiêu Thuấn - dân Nghiêu Thuấn” như sau:
“Rồi hóng mát thưở ngày trường Hòe lục đùn dùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Trong xã hội phong kiến và xã hội thực dân nửa phong kiến, các nhà thơ, nhà văn đã gián tiếp lên tiếng tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bảy tò lòng thương cảm đối với những người dân phải chịu áp bức Trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã vạch trần bộ mặt tham ô, ăn hối lộ của bọn tham quan trong xã hội cũ Đặc biệt phải kể đến sự thành công của văn học hiện thực phê phán Vũ Trọng Phụng đã khẳng định quan niệm hiện thực rằng: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.” Những bất hạnh, những tai ương dồn dập xảy ra trong cuộc sống đã khiến cho những con người khổ sở trở nên an phận và cam chịu trước cuộc sống tối tăm, đen kịt Nếu Nguyên Hồng viết nhiều và cảm động về người lao động nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thì Nam Cao lại cảm thông đặc biệt với những người bần cùng bị xã hội tàn bạo làm cho tha hóa về nhân phẩm Đó là kiếp người bị rạch nát khuôn mặt người và hủy hoại phần nhân tính lương thiện như Chí Phèo Đó là bà lão chỉ vì miếng ăn mà đánh
Trang 10mất nhân phẩm trong “Mô ~t bữa no” Đó là người cha vì miếng ăn mà vô tình Tệ bạc ngay cả với chính vợ con mình trong “Trẻ con không được ăn thịt chó”… Văn học Việt Nam có một truyền thống lớn chính là nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội Nhân vật của các tác phẩm văn học phê phán cũng chính là nạn nhân đau khổ sống lay lắt, vật vờ như những bóng ma trong xã hội đầy áp bức, tàn nhẫn và bất công Đó không chỉ là những người nông dân như chị Dậu của Ngô Tất Tố mà còn là anh Thứ trong “Sống mòn”, anh Hộ trong “Đời thừa” - tầng lớp trí thức tiểu tư sản có ý thức về tài năng và khao khát sống cuộc đời có ý nghĩa nhưng đều bị vùi dập tàn nhẫn Bên cạnh đó cũng có những con người bị xã hội làm cho biến chất đi, trở nên xấu xí về nhân phẩm Sống trong môi trường phi nhân tính, không ít nhân vật bị dồn đẩy vào tình trạng tha hóa Từ một cô gái nông thôn xinh đẹp, Tám Bính đã rơi vào môi trường sống đầy cạm bẫy và dẫn đến tha hóa Thị Mịch trong “Giông tố”, Xuân tóc đỏ trong “Số đỏ” ngày càng trở nên đầy dục vọng, tham lam khi có sự thay đổi về địa vị, điều kiện sống Là một anh canh điền lương thiện, Chí Phèo đã bị Bá Kiến và nhà tù thực dân làm cho tha hóa, trở thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại” Xã hội quá khắc nghiệt và tàn ác chăng? Những hình tượng phản diện như nghị Quế, nghị Hách, Bá Kiến hay cô Tuyết, bà Phó Đoan, vợ chồng nhà Văn Minh đều là những gương mặt điển hình đại diện cho tầng lớp thống trị tự đi vào tha hóa đến mất đi nhân tính, đối nhân xử thế không ra gì đáng bị lên án và chỉ trích nặng nề Họ giàu có, đầy quyền thế mà đầu óc trống rỗng, vô hồn, vô cảm Các nhà văn hiện thực đã lách sâu ngòi bút của mình phơi bày những ung nhọt nhức nhối của xã hội Ngòi bút của họ trở thành vũ khí chiến đấu, giáng đòn mạnh mẽ vào đầu bọn quan tham lại nhũng, địa chủ phong kiến và tư sản mại bản
Từ sau năm 1975, văn học đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn, gian khổ nhưng đầy niềm tin vào tương lai Trong đó không tí những tác phẩm cũng đã đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như tham nhũng, tham ô, suy đồi lối sống, nhân cách; kể cả những quan niêm lệch lạc về giai cấp.