1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn văn hóa việt nam so sánh văn hóa giao tiếp giữa người việt với người mỹ

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giao tiếp có văn hóa là thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, được tạo nên từ hành vi, thái độ, lời nói, cách ứng xử, …Văn hóa giao tiếp của mỗi quốc gia thường đượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGBỘ MÔN VIỆT NAM HỌC

TIỂU LUẬN MÔNVĂN HÓA VIỆT NAM GIẢNG VIÊN: TRẦN TIẾN KHÔI LỚP: XV34D1

SINH VIÊN THỰC HIỆN: A43965 - Nguyễn Huyền Trang

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài II Phương pháp nghiên cứu III Phạm vi nghiên cứu IV Ý nghĩa

B NỘI DUNG

I Khái quát chung văn hóa giao tiếp Việt Nam II So sánh văn hóa giao tiếp Việt Nam và Mỹ III Sự phát triển trong văn hóa giao tiếp Việt Nam

Trang 3

I Lý do chọn đề tài

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” - Theo UNESCO Còn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói về văn hóa, Người cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Văn hóa được nhận diện qua nhiều hình thức, hình thái khác nhau như: văn hóa xã hội, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa sinh thái, văn hóa cá nhân,… Nhưng đặc biệt đáng được để tâm hơn cả thì không thể không nhắc đến văn hóa giao tiếp Tại sao nó lại quan trọng đến thế bởi lẽ giao tiếp chính là chìa khóa vàng để liên kết con người với nhau, để tạo nên những giá trị lớn hơn

Văn hóa giao tiếp là tổng thể của cuộc trò chuyện có văn hóa của mỗi người trong xã hội Giao tiếp có văn hóa là thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, được tạo nên từ hành vi, thái độ, lời nói, cách ứng xử, …Văn hóa giao tiếp của mỗi quốc gia thường được hình thành dựa trên nền tảng lịch sử, phong tục và những giá trị cộng đồng của quốc gia đó từ đó tạo nên nét riêng biệt, độc đáo và cụ thể Tùy vào mỗi quốc gia khác nhau, văn hóa giao tiếp cũng sẽ có những sự khác nhau nhất định Theo thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng trong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn là một điều hết sức thú vị và khơi gợi lên trong lòng mỗi chúng ta mong muốn khám phá và tìm hiểu

II Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Với mục đích làm rõ hơn về văn hóa giao tiếp của Việt Nam, gần như xuyên suốt đề tài tôi sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp so sánh – giúp đối chiếu sự việc, hiện tượng một cách rõ ràng và chân thực nhất Và cụ thể hơn ở đây là tôi sẽ so sánh văn hóa giao tiếp của người Việt Nam mình với người Mỹ Đặt bàn cân lên giữa một nước phương Đông và một nước phương Tây sẽ càng thêm dễ dàng để so sánh bởi đây rõ ràng là hai nền văn hóa hoàn toàn tách biệt nhau.

Bên cạnh đó, phương pháp liệt kê cũng như phương pháp tổng phân hợp đều sẽ được vận dụng một cách triệt để nhằm nêu ra những thông tin cụ thể và xác đáng; khái quát từ xa đến gần, từ chung chung đến cụ thể về văn hóa giao tiếp của hai đất nước này

III Phạm vi nghiên cứu

Đối với đề tài “So sánh văn hóa giao tiếp giữa người Việt với người Mỹ”, tôi sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích những mặt giống và khác nhau cũng như những điểm trội và mặt hạn chế trong cách giao tiếp của mỗi quốc gia Từ đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn khách quan hơn về văn hóa giữa ta và Tây

Bài luận chủ yếu nêu ra những nét văn hóa giao tiếp nổi bật nhất mang tính tiêu biểu, đại diện cho cả một nền văn hóa nói chung và sâu xa hơn chính là con người của Việt Nam và Mỹ

IV Ý nghĩa

1 Ý nghĩa thực tiễn

Giao tiếp đặc biệt thể hiện rõ nhất về văn hóa của không chỉ một cá thể mà còn là bộ mặt cho cả một tập thể, phản ánh một cách chân thực về văn hóa của cả cộng đồng và xã hội Chúng ta không thể phủ nhận sự quan trọng của văn hóa giao tiếp trong đời sống con người

Thực tế cho thấy rằng mỗi nền văn minh riêng sẽ có những nét văn hóa riêng, trong đó có văn hóa giao tiếp Là người Việt Nam, chúng ta cũng cần phải biết và hiểu

Trang 5

cho tường tận về văn hóa giao tiếp của đất nước mình cũng như tìm hiểu và học hỏi từ văn hóa của nước khác để ngày càng hội nhập và phát triển

Việc so sánh văn hóa giao tiếp của ta với Mỹ cũng là một cách để tiếp cận dễ dàng hơn với nền văn minh của nước bạn Văn hóa giao tiếp sẽ cho thấy tính cách cũng như lối sống của một người, qua đó chúng ta sẽ biết bản thân nên ứng xử như nào cho phù hợp hơn để tránh những hiểu lầm không đáng có.

2 Ý nghĩa lý luận

Văn hóa giao tiếp không phải là một đề tài quá rộng lớn và trừu tượng nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội Biết mình, biết ta là việc mà chúng ta nên làm khi tìm hiểu về văn hóa giao tiếp

So sánh không phải để nâng ai lên hay hạ bệ ai xuống mà là để chúng ta cùng xem những mặt khác nhau giữa Việt Nam và Mỹ cũng như những cái hay, cái đẹp có thể học hỏi và áp dụng trong thực tế sao cho vẫn phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta

B NỘI DUNG

Trang 6

I Khái quát chung văn hóa giao tiếp Việt Nam

Trải qua hơn nghìn năm văn hiến thì không có một ai hay bất kỳ một tổ chức nào phủ nhận được tính đa dạng và phong phú trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam Giao tiếp là một trong những hình thái biểu hiện của văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng rõ nét nhất bởi lẽ con người chính là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Qua đó thể hiện được bản chất của con người

Sở dĩ người Việt luôn coi trọng và đề cao giao tiếp là bởi giao tiếp tạo nên các mối quan hệ, giao tiếp củng cố tình thân Đặc biệt, năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người Cha ông ta ngày xưa có câu: “Vàng thì thử lửa, thử than; chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời” quả thực không sai

Một phần do ảnh hưởng của nền nông nghiệp lúa nước, người Việt ta sống dựa vào nhau mà đặc điểm trọng tình nghĩa và tính cộng đồng ghi dấu trong văn hóa giao tiếp Xét về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận Điều này khá đúng với những gì chúng ta đã được dạy: “Một sự nhịn bằng chín sự lành” hay “Chồng giận thì vợ bớt lời” Đối với đối tượng giao tiếp, người Việt mình ưa tìm hiểu, quan sát và đánh giá Người Việt thích tìm hiểu về những thông tin cá nhân như: tuổi tác, nơi ở, công việc, hôn nhân, gia đình Tuy nhiên, bên cạnh đó, người Việt mình cũng có những lúc rụt rè khi ở ngoài cộng đồng, nơi có nhiều người lạ Có một đặc điểm rất thú vị trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam mà khó nơi nào có thể có được chính là hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác Hệ thống xưng hô có tính thân mật hóa, tính xã hội hóa, cộng đồng hóa rất cao Lối giao tiếp của người Việt Nam cũng “vòng vo Tam quốc”, không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề Bên cạnh đó, người Việt minh rất trọng danh dự Vì thế nên trong văn hóa ứng xử, ta thường thể

Trang 7

hiện tính sĩ diện qua lời nói bởi nó tạo ra tiếng tăm, và có khi sẽ gây tên cả tai tiếng

Hầu hết các đặc trưng trong giao tiếp chuẩn mực của người Việt Nam là dựa vào nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước và truyền thống sống có tình có nghĩa, có trên có dưới được truyền lại từ bao đời nay Để hình thành nên văn hóa giao tiếp là không hề dễ dàng Không phải tự nhiên mà văn hóa giao tiếp của ta có những nét đặc trưng, không thể trộn lẫn hay thất lạc Tất cả đó đều là tinh hoa, là tinh túy được đúc kết lại qua hàng trăm thế kỷ

II So sánh văn hóa giao tiếp Việt Nam và Mỹ 1 Khái quát văn hóa giao tiếp Mỹ

Mỹ là đất nước có sự đa dạng về chủng tộc cũng như văn hóa Tuy nhiên, người Mỹ vẫn có những nét đặc trưng riêng mà chỉ cần nhìn vào đó ta sẽ biết ngay họ chính là người dân đến từ xứ sở cờ hoa Một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là văn hóa giao tiếp của người Mỹ

Được biết đến là một nước phương Tây với văn hóa hiện đại, phóng khoáng; tuy nhiên giống như bất cứ một nền văn hóa nào trên thế giới, văn hóa giao tiếp Mỹ cũng tồn tại những chuẩn mực nhất định và quy tắc riêng nhằm đảm bảo lịch sự và tôn trọng lẫn nhau Tưởng chừng như với lối sống mở, người Mỹ sẽ thoải mái hơn khi giao tiếp nhưng ở họ lại cũng có khá nhiều những quy tắc ngầm mà không phỉa ai cũng biết

2 So sánh văn hóa giao tiếp Việt Nam và Mỹ

Do vị trí địa lý cũng như nền văn minh từ trước tới nay mà văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Mỹ cũng có rất nhiều sự khác nhau, gần như không có điểm tương đồng Là một quốc gia thuộc phương Đông, Việt Nam còn truyền thống, quy củ và khép kín hơn so với Mỹ - một quốc gia thuộc phương Tây

Trang 8

Dù là ở nền văn hóa nào, lối sống ra làm sao thì trong giao tiếp, chúng ta luôn phải biết lịch sự và thể hiện sự văn minh của bản thân Lời nói thể hiện cốt cách con người nên chúng ta càng cần phải cẩn trọng Ở Mỹ hay Việt Nam, văn hóa giao tiếp đều là những chuẩn mực lịch thiệp tối thiểu đối với cả người nói lẫn người nghe

a Chào hỏi khi gặp gỡ

Người Mỹ rất phóng khoáng và thân thiện Vì thế khi gặp ai đó, họ thường có thói quen bắt tay, ôm hôn hay cọ má, kể cả đối phương là nam hay nữ và ở bất kỳ độ tuổi nào Tuy nhiên hành động này là hình thức chào hỏi dành cho những người thân thiết, vốn dã quyen biết từ trước đó Họ ít khi đụng chạm vào nhau Chủ yếu người Mỹ vẫn sẽ bắt tay và chào hỏi để thể hiện sự lịch sự và văn minh.

Đối với Việt Nam, chúng ta luôn chú trọng giao tiếp trong những lần gặp gỡ Người Việt có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” đã thể hiện phần nào văn hóa chào hỏi Tuy nhiên chúng ta vẫn còn coi trọng thứ bậc giao tiếp trong xã hội nên cách chào hỏi cũng trở nên phúc tạp hơn

Người Mỹ rất thoáng trong việc bắt đầu các mối quan hệ mới Họ cởi mở và hòa đồng rất dễ để kết bạn Trong khi đó tại Việt Nam, chúng ta vẫn còn có sự ngại ngùng và bối rối hơn

b Hệ thống nghi thức lời nói

Trong khi ở Mỹ chỉ sử dùng các đại từ xưng hô và một số đại từ chỉ người như: Mr, Mrs hay Miss, để dùng trong giao tiếp; thì ở Việt Nam, hệ thống xưng hô của ta rất đa dạng và phong phú, lấn át cả những đại từ nhân xưng Hệ thống xưng hộ này có 3 đặc điểm lớn

Thứ nhất có tính chất thân mật hóa, coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong gia đình Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao - trong hệ thống này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời

Trang 9

gian, không gian giao tiếp cụ thể Cùng là hai người, cách xưng hô có khi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú - con, ông - con, bác - em, …Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu hay tên chồng; bằng thứ tự sinh Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ cưỡng Người Việt Nam xưng hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn Cùng một cặp giao tiếp nhưng có khi cả hai cùng xưng là em cùng gọi nhau là anh, là chị Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến việc kiêng gọi tên riêng đối với người hơn tuổi, hơn bậc Chẳng hạn như ngày xưa chỉ gọi tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con không được trùng của những người bề trên trong gia đình, họ tộc

c Văn hóa ứng xử nơi công cộng

Người Việt mình có thói quen thích sự náo nghiệt, đông vui nên thường rất tự nhiên và thoải mái trong việc ứng xử công cộng Đôi khi việc đi quá giới hạn lại trở nên vô tâm với mọi người xưng quanh Điều này chúng ta thấy rất rõ khi tới các nhà hàng, cà phê hay là phố đi bộ, siêu thị, …Đặc biệt, khi cần gọi nhân viên phục vụ, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam có những cư xử không đúng mực như: huýt sáo, kêu to, vẫy tay liên tục để ra hiệu Hình ảnh này rất không văn minh và có lẽ chúng ta có thể học tập từ nước Mỹ.

Người Mỹ rất ghét việc gây ồn ào ở những nơi công cộng Ngay cả những nơi như nhà hàng hay quán ăn, họ vẫn luôn tuân thủ quy tắc “ăn nhẹ nói khẽ” Khi cần gọi người bồi bàn, họ thường thể hiện sự tinh tế và lịch sự của mình bằng cách sử dụng những cử chỉ hoặc ánh mắt để tránh làm phiền những người xung quanh

d Cách thể hiện cảm xúc, tình cảm

Nói theo tục ngữ của người Việt Nam thì người Mỹ thể hiện cảm xúc theo kiểu “ruột để ngoài da” Dù vui hay buồn họ đều thể hiện qua gương mặt và câu nói một cách rõ ràng Theo đó ta có thể thấy người Mỹ thể hiện cảm xúc một cách thoải mái và tự nhiên Trái lại, người Việt thường che đậy những cảm xúc tiêu cực Ngoài mặt vẫn cười nói vui vẻ nhưng bên trong sâu thẳm lại là nước mắt của biển rộng Và cho dù nếu thực sự vui, họ cũng chỉ bộc lộ ra rất ít, không trọn vẹn

Trang 10

Chúng ta không thực sự tự nhiên khi nói về cảm nghĩ cũng như xúc cảm của bản thân.

Ngoài ra, ngươi Việt cũng còn hạn chế bày tỏ lời yêu thương với những người thân yêu Có vẻ như do quy chuẩn, định kiến của xã hội mà ít khi chúng ta được thấy những hình ảnh bố mẹ gần gũi với con cái bằng những cử chỉ thân mật như nói những lời yêu hay ôm hôn Đặc biệt là khi con cái đã trưởng thành, điều này càng hiếm thấy Và một điều khó thấy ở Việt Nam nhưng lại phổ biến ở Mỹ là việc thể hiện tình cảm nơi công cộng Không khó để bắt gặp những hình ảnh thân mật giữa những người Mỹ khi ra ngoài đường Còn ở Việt Nam, nếu hành động ấy thực sự xảy ra sẽ phải chịu những ánh mắt dè bỉu và những lời nói không hay từ người ngoài

Không những thế, trong giao tiếp hàng ngày, việc nói lời xin lỗi và cảm ơn trong mọi trường hợp cho dù là điều nhỏ nhặt nhất là điều thường thấy trong xã hội Mỹ Ở Mỹ, quan niệm xin lỗi và hành vi để tiến tới hòa giải moojy cách ui vẻ là hành vi can đảm Điều này khá khác biệt với đa số người Việt thường xem việc phải xin lỗi là hành động gây tự ái cho bản thân Mặt khác, văn hóa người Việt Nam mang đậm nét bí ẩn của Á Đông thường ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài khi giap tiếp nên khá kiệm lời khi nói đến 2 từ “Cảm ơn”

e Cách thể hiện ý kiến cá nhân

Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực Họ tin rằng những người rụt rè và dài dòng khi giao tiếp là những người không đáng tin Chính vì thế, trong giao tiếp, nhất là khi bàn bạc, trao đổi hay nhận xét về một vấn đề nào đó, người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề Đồng thời, họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả

Điều này gần như hoàn toàn khác với người Việt Nam Chúng ta đề cao sự khéo léo, mềm mỏng và cẩn trọng trong giao tiếp Gần như chúng ta không dám đưa ra quan điểm riêng của bản thân, nếu có thì luôn nói nửa vời mang tính dè chừng đối

Trang 11

phương, đặc biệt là khi đối diện với người có cấp bậc hơn mình Còn trong việc giải quyết vấn đề, người Việt xem trong quá trình và chấp nhận sự thỏa hiệp, tránh xa các xung đột không nên có

f Cử chỉ hình thể trong giao tiếp

Bên cạnh lời nói, người Mỹ cũng có những quy tắc ngầm và các thói quen đặc trưng về cử chỉ hình thể Khi nói chuyện, họ thường nhìn thẳng vào người đói diện và không tiếp xúc quá gần Ngoài ra, khi nói chuyện, người Mỹ có thể gác chân nọ lên chân kia hay ngả người ra phía sau một cách rất tự nhiên Đối với họ, việc sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp cũng thể hiện một phần việc họ muốn nhấn mạnh điều mình muốn nói Một vài cử chỉ hình thể phổ biến như: lắc đầu, gật đầu, rướn lông mày, nhún vai, …

Ngược lại, do truyền thống tôn trọng, lễ phép và khiêm tốn của người Việt, những cử chỉ, hành động như thế là điều không nên làm trong văn hóa ứng xử.

g Tính đúng giờ

Người Mỹ rất quan trọng sự đúng giờ trong mọi hoàn cảnh, từ các cuộc gặp gỡ bạn bè bình thường đến các cuộc hẹn, họp hành vì đối với họ, thời gian là thứ vô cùng giá trị Họ coi trọng việc sắp xếp trình tự công việc theo đúng thời gian quy định để đạt được hiệu quả tối đa trong công việc.

Người Việt chúng mình lại thường có thói quen đi trễ, “cao su” Một phần nguyên do có thể xuất phát từ sự chủ quan, chũng ta hầu hết đều có suy nghĩ rằng: Những người khác cũng sẽ đi muộn nên mình không cần thiết phải có mặt quá đúng giờ

h Văn hóa tiền “tip”

Ở Mỹ, khi bạn đến ăn ở bất cứ nhà hàng, cà phê nào cũng đều phải để lại tiền “tip” như một cách thể hiện sự tôn trọng đối với người phục vụ cũng như cho thấy mức độ hài lòng về dịch vụ và đồ ăn, nước uống Thông thường, khách hàng sẽ bo

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w