1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn ẩm thực việt namhọc kỳ i nhóm 1 năm học 2023 2024 văn hóa ẩm thực tỉnh nghệ an

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa ẩm thực tỉnh Nghệ An
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn TS. Bùi Cẩm Phượng
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC (6)
    • 1.1. Khái niệm về văn hóa ẩm thực (6)
      • 1.1.1. Khái niệm văn hóa (6)
      • 1.1.2. Khái niệm ẩm thực (6)
      • 1.1.3. Khái niệm văn hóa ẩm thực (6)
    • 1.2. Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực (7)
      • 1.2.1. Điều kiện tự nhiên (7)
      • 1.2.2. Điều kiện xã hội (9)
    • 1.3. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực (10)
      • 1.3.1. Tính cộng đồng (10)
      • 1.3.2. Tính cân bằng (0)
      • 1.3.3. Tính tận dụng (0)
      • 1.3.4. Tính thích ứng (0)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH NGHỆ AN (0)
    • 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An (0)
    • 2.2. Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Nghệ An (0)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên (0)
      • 2.2.2. Điều kiện xã hội (0)
    • 2.3. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực (30)
      • 2.3.1. Ẩm thực Nghệ An mang tính cộng đồng (30)
      • 2.3.2. Ẩm thực Nghệ An mang tính cân bằng âm dương (30)
      • 2.3.3. Ẩm thực Nghệ An mang tính tận dụng (32)
      • 2.3.4. Ẩm thực Nghệ An mang tính thích ứng (34)
    • 2.4. Nhận xét chung (35)
      • 2.4.1. Một số mặt tích cực (35)
      • 2.4.2. Một số bất cập và nguyên nhân (35)
    • 3.1. Tạo ra các gói du lịch ẩm thực hướng tới việc phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa ẩm thực của Nghệ An (38)
    • 3.2. Tổ chức các sự kiện ẩm thực (38)
    • 3.3. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá thông qua sử dụng truyền thông mạng xã hội (39)
    • 3.4. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất (40)

Nội dung

Tuy nhiên ở mỗi vùng, miền lại có những thói quen ăn uống riêng tạo nên những nét đặc trưng của tinh hoa ẩm thực Việt Nam và ngày càng được bạn bè thế giới đánh giá cao.Văn hóa ẩm thực c

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC

Khái niệm về văn hóa ẩm thực

Văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo và tích lũy ra trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

1.1.2 Khái niệm ẩm thực Ẩm thực là ăn uống, là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của con người Ẩm thực bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt Qua ẩm thực, có thể nói lên đặc trưng văn hóa của dân tộc đó, vùng đó và đất nước đó. Ẩm thực vốn là từ gốc Hán Việt: ẩm có nghĩa là ăn, cũng có nghĩa là uống; thực hay thực phẩm bao hàm ý chỉ chung cho đồ ăn, thức ăn Tóm lại ẩm thực là để chỉ hành động ăn uống Điều quan trọng là cái “ẩm thực” đó được đặt trong hoàn cảnh nào thì ý nghĩa của nó lại có những cách hiểu khác nhau.

Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng” thì ẩm thực chính là ăn uống – là hoạt động để cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động Chính vì vậy nói đến văn hoá ẩm thực là nói đến việc ăn uống và các món ăn uống cùng với nguồn gốc, lịch sử của nó.

1.1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực Ăn uống là một trong những nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người, con người cần ăn, thở để tồn tại Nhưng khác xa với con vật, ăn uống của

5 con người còn là một hành động mang tính văn hoá chứ không chỉ dừng lại ở bản năng sinh tồn.

Từ xa xưa ông cha ta đã không hề xem nhẹ việc ăn uống Việc dạy ăn như thế nào, học ăn như thế nào phải được bắt đầu từ chính gia đình Đây là cái nôi đầu tiên để giúp con người hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách, trau dồi kiến thức ứng xử, thể hiện được truyền thống văn hoá của dân tộc ta từ bao đời nay Có thể hiểu văn hoá ẩm thực là cách ăn, kiểu ăn, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương mà qua đó ta biết được trình độ văn hoá, lối sống, tính cách của con người đó, của dân tộc đó.

Trên thế giới có bao nhiêu dân tộc, bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu cách quan niệm về ăn uống Nếu người Pháp từ ăn có 37 nghĩa, người Trung Quốc có 49 nghĩa đã là nhiều lắm rồi thì với Việt Nam con số này lên tới 108. Theo nghĩa rộng, văn hoá ẩm thực là một phần văn hoá nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm khắc hoạ một số nét cơ bản đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó “qua ăn uống mới thấy con người đối đãi với nhau như thế nào”. Theo nghĩa hẹp, văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kị trong ăn uống, những phương thức chế biến, bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn Hiểu và sử dụng các món ăn sao cho có lợi cho sức khoẻ nhất và bản thân, cũng như thẩm mĩ nhất luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi con người.

Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực

Vị trí: Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông

Dương Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây.

Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ Bắc tới Nam (theo đường chim bay) là 1.648 km cùng với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo Do tiếp giáp biển Đông suốt chiều dài đất nước nên nước mắm cá và các loại nước mắm là thức ăn phổ biến và xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn của người Việt Nam. Địa hình: Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi,nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm Đất nước chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc, dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam Vì vậy mà mỗi vùng với mỗi điều kiện khác nhau sẽ tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của mỗi vùng Qua đó, hình thành nên sự đa dạng và phong phú cho ẩm thực Việt Nam.

Khí hậu: Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84 – 100% cả năm Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng Miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với khí hậu đặc trưng là xuân, hạ, thu, đông. Miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan với hai mùa chủ yếu là mùa mưa và mùa khô Trong khi đó, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có các mùa giống với miền nam, tuy nhiên có thêm mùa bão Và với khí hậu đa dạng của mỗi miền sẽ hình thành những nét ẩm thực rất riêng của miền đó.

Thủy văn: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc khắp cả nước Có nhiều sông, cửa biển thuận lợi giao thương hải cảng, có giá trị kinh tế Ngoài ra, với hệ thống sông ngòi mang đến một lượng phù sa màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để các ngành chăn nuôi, trồng trọt phát triển Và đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các món ăn đặc trưng của mỗi vùng.

Sinh vật: Là một nước nhiệt đới gió mùa cùng vị trí địa lý khiến Việt Nam rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền Đặc điềm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài lẫn số lượng, làm phong phú cho hệ sinh thái của Việt Nam và là nguồn nguyên liệu, thành phần không thể thiếu cho các bữa ăn của

7 người Việt, góp phần hình thành bản sắcvà văn hóa ẩm thực của từng khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung.

Về động vật: Động vật là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người và người Việt Nam cũng không ngoại lệ Từ những loài động vật gia súc, gia cầm quen thuộc và phổ biến như: trâu, bò, lợn, gà đến các loài đặc trưng của từng khu vực như dê núi Ninh Bình, thịt ngựa, lợn rừng, lợn mán trên các vùng núi như Sapa

Về thực vât: Thực vật cũng đóng vai trò không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt thông qua các món rau cũng như hoa quả Với rau củ quả, người Việt có thể dùng làm thức ăn rất bổ dưỡng, giàu vitamin và chất xơ, thậm chí có thể thay thế các món thịt (các món ăn chay), hay có thể dùng để trang trí cho món ăn thêm bắt mắt Tương ứng với các mùa trong năm là các loại rau củ quả khác nhau cho người Việt lựa chọn (mùa nào thức ấy).

Dân cư: Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc thiểu số Mỗi dân tộc đều có một nét riêng về bản sắc, truyền thống dân tộc cũng như về văn hóa ẩm thực Ngoài ra, dân cư Việt Nam có sự phân bố không đồng đều: nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số. Điều này ảnh hưởng đến nét văn hóa ẩm thực của Việt Nam khá nhiều khi mà người ở thành thị thì nét ẩm thực của họ hiện đại hơn, sang trọng hơn, ưu tiên hơn về mặt hình thức Còn người ở nông thôn thì không quá quan trọng và cầu kỳ về hình thức Các món ăn của họ chủ yếu là các món ăn dân dã, quen thuộc.

Văn hóa: Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, do đó hình thành một nền văn hóa ẩm thực thiên về thực vật của Việt Nam Từ những câu ca dao, tục ngữ hay việc tính toán thời gian đều lấy ăn uống và cây trồng làm chuẩn mực. Nguồn gốc cây lúa nước được cho là xuất hiện tại một số nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam Do đó đã hình thành một truyền thống văn hóa nông nghiệp suốt bao đời nay là cây lúa nước, lúa gạo là lương thực chính của con người: lúa

8 nếp nấu xôi, làm bánh gạo nếp; lúa tẻ nấu cơm, làm bánh tẻ, bún Ngoài ra,Việt Nam có một chiều dài lịch sử bị xâm lăng Và vì vậy, nét văn hóa ẩm thực của nước ta ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung, Hoa,Pháp cùng với đó là sự hội nhập văn hóa với nền ẩm thực các nước láng giềng trong khu vực như: Chăm, Khmer, Thái Lan,

Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt, đồng thời cũng thể hiện những nét văn hóa đặc trưng độc đáo của đất nước ta.

Bữa cơm truyền thống Việt ngồi quay quần trên chiếu, chung quanh mâm cơm cũng tròn Cách ăn cũng cộng đồng: cùng chấm một bát nước mắm, cùng múc một bát canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng một niêu (nồi) cơm Không có chia phần, cũng không có phân loại, như thường thấy trong bữa ăn Âu Mỹ. Thêm khách, thêm bát, thêm đũa và mọi người đều nhịn một tí để chia cho người khách.

Tính chất cộng đồng cũng thấy trong cách dùng bát, đũa, nồi và mâm. Chiếc bát "cái", chiếc đĩa "cái" để dùng chung, và đặc biệt là cái mâm, bát nước mắm và bát canh Tác gỉa Băng Sơn nhận xét: "Lý do gì mâm mang hình tròn… có lẽ trước hết vì nó hợp lý, gần với tất cả mọi người ngồi quanh nó… Tâm điểm của mâm là bát nước chấm, một đặc biệt của mâm cơm Việt Nam, nó điều hòa mọi vị khẩu mặn hay nhạt, chua hay cay, đặc hay loãng… Tương tự, "Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiệntập trung qua nồi cơm và chén nước mắm” Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì ai cũng ăn và ai cũng chấm Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thành thước do sự ý tứ do trình độ văn hóa của con người trong việc

Thương mại: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ 300 triệu USD năm

2010 lên 1.510,3 triệu USD năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5%/năm Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 206,7 triệu USD năm 2010 lên 735 triệu USD năm 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,5%/năm

Du lịch: Doanh thu du lịch lữ hành tăng bình quân 11,1%/năm trong giai đoạn 2011 a- 2022 và đạt 165 tỷ đồng vào năm 2022.

Tín ngưỡng của người dân xứ Nghệ: Người Nghệ An rất kính cẩn thờ Thành hoàng Thành hoàng là các phúc thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho cư dân làng xã Thành hoàng của cư dân Nghệ An có thể là Nhiên thần, Thiên thần hay Nhân thần như các vị: Thượng Ngàn công chúa, Cao Sơn Cao Các, Tứ vị Thánh Nương, Liễu Hạnh công chúa, Tam Tòa đại vương Lý Nhật Quang, Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn… Nhiều danh nhân từ thế kỷ XVI - XVIII có công với dân làng như Đinh Bạt Tụy (1516-1590) ở Hưng Nguyên, Hồ Sĩ Dương (1621-1681) ở Quỳnh Lưu, 2 anh em Trần Hưng Học (1631-1673), Trần Hưng Nhượng (1635-1710) ở Thanh Chương, Trần Đăng Dinh (thế kỷ XVII - đầu t.k XVIII) ở Yên Thành… đều được dân làng quê hương thờ làm Thành hoàng.

Phong tục tập quán: Phong tục trong dân gian được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm, đã đi vào tâm thức mỗi con người, tạo nên thói quen trong cuộc sống của từng gia đình và tập quán từng vùng Phong tục là vẻ đẹp của mỗi dân tộc, nó mang nhiều giá trị tích cực, hun đúc, rèn luyện, bồi lắng, tạo nên cốt cách con người xứ Nghệ, con người Việt Nam Phong tục, tập quán đã góp phần cố kết cộng đồng tạo ra sức mạnh, hình thành bản sắc riêng từng địa phương và bản sắc văn hóa dân tộc Ở Nghệ An có rất nhiều các phong tục nổi tiếng điển hình là một vài phong tục như: lễ cầu ngư đầu năm, khai bút đầu xuân,…

Lễ hội: Một số lễ hội tiêu biểu như: lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Quả Sơn, lễ hội đền Chín Gian, hội vật cù ở Thanh Chương,… Văn hóa nghệ thuật: Nghệ An cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn hóa dân gian với các thể loại như: hò, vè, ca dao, đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát ví dặm, hát phường vải,… Các tác phẩm dân gian này được hun đúc, lưu truyền qua bao thế hệ và tạo bản sắc riêng của văn hóa xứ Nghệ. Đời sống sinh hoạt: Trong cuộc sống với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống sinh hoạt của con người tỉnh Nghệ An không đủ sung túc Cái ăn mặc luôn là vấn đề toan tính hàng ngày Trong điều kiện như vậy, người dân đã hình thành những tính cách đặc trưng, họ chịu khó chịu khổ bền bỉ trong lao động sản xuất, cần cù và tiết kiệm trong sinh hoạt Tất cả những nét sinh hoạt của người dân tỉnh Nghệ An đã hình thành nên những giá trị văn hóa đặc sắc.

Nhận xét điều kiện xã hội tác động đến văn hóa ẩm thực tỉnh Nghệ An:

Hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực có sự tăng cường hợp tác trong lao động sản xuất, tạo nên các vùng nguyên liệu, vùng đặc sản ẩm thực và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương Điều kiện xã hội đã tạo nên văn hóa ẩm thực tỉnh Nghệ An có những đặc trưng mang đậm phong cách của con người xứ Nghệ, sống chất phác, cần cù, chịu thương chịu khó Văn hóa ẩm thực Nghệ An gắn với vùng đất và con người theo dòng chảy văn hóa đôi bờ sông Lam Đó là đĩa mắm, chén cà, là bèn môn (dọc mùng), rau vác,… những loại rau củ, vật phẩm hết sức bình thường, nơi nào cũng có nhưng ở Nghệ An lại là một đặc trưng, để rồi ai đã từng đến đây, gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây mới cảm nhận được nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Nghệ

Những vùng đất và con người bình dị, trong nghèo khó đã sử dụng nguyên liệu sẵn có để sáng tạo các món ăn dân dã như nhút Thanh Chương, tương Nam

28 Đàn, bánh đa hến Sa Nam, rươi Hưng Nguyên, kẹo Cu đơ, nước chè xanh,… Từ đó tạo nên những không gian ẩm thực đa dạng, đảm bảo nhu cầu ăn - nhu cầu đầu tiên và quan trọng trong văn hóa sinh hoạt/đời sống vật chất của người dân xứ Nghệ.

2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực

2.3.1 Ẩm thực Nghệ An mang tính cộng đồng

Tương Nam Đàn - một món ăn bình dị trên quê hương Nam Đàn, gắn bó với người dân nơi đây Tương Nam Đàn là đặc sản của Nghệ An có lịch sử phát triển từ truyền thống, được kế thừa và ít bị mai một Cũng giống như nước mắm, tương là một món đồ chấm vô cùng quan trọng trong đời sống người dân, nhất là ở trong những bữa cơm hàng ngày Với người dân xứ Nghệ, trong bữa cơm truyền thống ngồi quây quần trên chiếu, chung quanh mâm tròn, một bát cơm nóng ăn cùng đậu phụ sống và rau muống cùng chấm một bát tương là xong bữa Tương là hương, là vị “anh đi, anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”

2.3.2 Ẩm thực Nghệ An mang tính cân bằng âm dương

Súp lươn, Bánh đa xúc hến

Súp lươn, bánh đa xúc hến là món ăn đặc trưng được người dân Nghệ An chế biến bằng cách kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách hài hòa tự nhiên theo âm dương Lươn, hến là các loại thủy hải sản mang tính hàn và có mùi tanh sẽ được kết hợp cùng với ớt, tỏi, tiêu thuộc loại nhiệt dương

Súp lươn có sự kết hợp hài hòa giữa thịt lươn mềm thơm, vị cay nồng của ớt, tiêu cùng với hương thơm đặc trưng từ hành tăm.

Hình 2.4 Bánh đa xúc hến

Bánh đa xúc hến có vị béo, thơm của hến, cay cay của ớt, thanh mát của hẹ hòa cùng vị giòn tan của bánh đa.

2.3.3 Ẩm thực Nghệ An mang tính tận dụng

Bánh mướt Vinh, Bánh bèo Nghệ An

Hình 2.5 Bánh mướt Vinh, Bánh bèo Nghệ An

Người dân Nghệ An tận dụng gạo để làm các loại bánh, các loại bánh đặc trưng như bánh mướt Vinh, bánh bèo Nghệ An.

Hình 2.6 Mực nháy Cửa Lò

Tỉnh Nghệ An có phía Đông giáp với biển Đông đã tạo thuận lợi cho việc khai thác thủy hải sản ở các vùng ven biển như Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Người dân đã tận dụng môi trường tự nhiên để tạo nên món Mực nháy Cửa Lò nổi tiếng.

Giò me Nam Đàn, Vịt trộn

Hình 2.7 Giò me Nam Đàn, Vịt trộn

Người Nghệ An sử dụng các loại thịt để chế biến thành các món ăn, món ăn nổi tiếng phải kể đến Giò me Nam Đàn, Vịt trộn.

2.3.4 Ẩm thực Nghệ An mang tính thích ứng

Hình 2.8 Nhút Thanh Chương Đối với người dân xứ Nghệ, sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai đe dọa, đất đai cằn cỗi, mùa màng bấp bênh, tất cả đều là những rủi ro đối với người nông dân Chính vì vậy, nhút Thanh Chương đã trở thành một món ăn dân dã giúp người dân Nghệ An đảm bảo duy trì cuộc sống Sở dĩ được gọi là nhút Thanh Chương bởi món ăn này xuất phát từ vùng Thanh Chương, khi người dân ở đây còn nghèo khổ, nhà nào cũng phải ăn cơm đô ™n ngô, đô ™n sắn mà vẫn không

33 đủ no Bởi vậy, họ đã nghĩ ra cách muối mă ™n mít để ăn dần quanh năm (nhút có thể hiểu giống như dưa muối của người miền Bắc nhưng được làm từ mít xanh hoặc xơ mít) Bên cạnh đó, nhút còn có thể nấu canh cá chua hay canh lạc, ăn vừa bùi, vừa chua, vừa thơm rất lạ miệng Các nguyên liệu để kết hợp với nhút đều rất mộc mạc, dễ kiếm nhưng tạo nên hương vị mới mẻ, thanh thanh, man mát, vô cùng dễ ăn.

2.4.1 Một số mặt tích cực

THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH NGHỆ AN

Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực

2.3.1 Ẩm thực Nghệ An mang tính cộng đồng

Tương Nam Đàn - một món ăn bình dị trên quê hương Nam Đàn, gắn bó với người dân nơi đây Tương Nam Đàn là đặc sản của Nghệ An có lịch sử phát triển từ truyền thống, được kế thừa và ít bị mai một Cũng giống như nước mắm, tương là một món đồ chấm vô cùng quan trọng trong đời sống người dân, nhất là ở trong những bữa cơm hàng ngày Với người dân xứ Nghệ, trong bữa cơm truyền thống ngồi quây quần trên chiếu, chung quanh mâm tròn, một bát cơm nóng ăn cùng đậu phụ sống và rau muống cùng chấm một bát tương là xong bữa Tương là hương, là vị “anh đi, anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”

2.3.2 Ẩm thực Nghệ An mang tính cân bằng âm dương

Súp lươn, Bánh đa xúc hến

Súp lươn, bánh đa xúc hến là món ăn đặc trưng được người dân Nghệ An chế biến bằng cách kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách hài hòa tự nhiên theo âm dương Lươn, hến là các loại thủy hải sản mang tính hàn và có mùi tanh sẽ được kết hợp cùng với ớt, tỏi, tiêu thuộc loại nhiệt dương

Súp lươn có sự kết hợp hài hòa giữa thịt lươn mềm thơm, vị cay nồng của ớt, tiêu cùng với hương thơm đặc trưng từ hành tăm.

Hình 2.4 Bánh đa xúc hến

Bánh đa xúc hến có vị béo, thơm của hến, cay cay của ớt, thanh mát của hẹ hòa cùng vị giòn tan của bánh đa.

2.3.3 Ẩm thực Nghệ An mang tính tận dụng

Bánh mướt Vinh, Bánh bèo Nghệ An

Hình 2.5 Bánh mướt Vinh, Bánh bèo Nghệ An

Người dân Nghệ An tận dụng gạo để làm các loại bánh, các loại bánh đặc trưng như bánh mướt Vinh, bánh bèo Nghệ An.

Hình 2.6 Mực nháy Cửa Lò

Tỉnh Nghệ An có phía Đông giáp với biển Đông đã tạo thuận lợi cho việc khai thác thủy hải sản ở các vùng ven biển như Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Người dân đã tận dụng môi trường tự nhiên để tạo nên món Mực nháy Cửa Lò nổi tiếng.

Giò me Nam Đàn, Vịt trộn

Hình 2.7 Giò me Nam Đàn, Vịt trộn

Người Nghệ An sử dụng các loại thịt để chế biến thành các món ăn, món ăn nổi tiếng phải kể đến Giò me Nam Đàn, Vịt trộn.

2.3.4 Ẩm thực Nghệ An mang tính thích ứng

Hình 2.8 Nhút Thanh Chương Đối với người dân xứ Nghệ, sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai đe dọa, đất đai cằn cỗi, mùa màng bấp bênh, tất cả đều là những rủi ro đối với người nông dân Chính vì vậy, nhút Thanh Chương đã trở thành một món ăn dân dã giúp người dân Nghệ An đảm bảo duy trì cuộc sống Sở dĩ được gọi là nhút Thanh Chương bởi món ăn này xuất phát từ vùng Thanh Chương, khi người dân ở đây còn nghèo khổ, nhà nào cũng phải ăn cơm đô ™n ngô, đô ™n sắn mà vẫn không

33 đủ no Bởi vậy, họ đã nghĩ ra cách muối mă ™n mít để ăn dần quanh năm (nhút có thể hiểu giống như dưa muối của người miền Bắc nhưng được làm từ mít xanh hoặc xơ mít) Bên cạnh đó, nhút còn có thể nấu canh cá chua hay canh lạc, ăn vừa bùi, vừa chua, vừa thơm rất lạ miệng Các nguyên liệu để kết hợp với nhút đều rất mộc mạc, dễ kiếm nhưng tạo nên hương vị mới mẻ, thanh thanh, man mát, vô cùng dễ ăn.

Nhận xét chung

2.4.1 Một số mặt tích cực

Nghệ An có nền ẩm thực đa dạng, phong phú từ vùng miền núi, trung du đến đồng bằng ven biển; Ẩm thực Nghệ An có phong cách giản dị trong cách chế biến, nguyên liệu dễ tìm, cách trình bày mộc mạc không cầu kỳ hoa văn, mỹ thuật đó chính là đặc trưng, là nét nổi bật nhất của con người cũng như ẩm thực xứ Nghệ;

Nền ẩm thực Nghệ An mang tính lịch sử và có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời Đặc sản ẩm thực nơi đây cũng cho thấy sự kế thừa và tiếp nối các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của các thế hệ cha ông;

Có nhiều loại nước chấm ăn kèm món ăn chính độc đáo;

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã có những hành động hỗ trợ để lưu giữ, phát triển các nét đặc sắc trong ẩm thực của tỉnh cũng như quảng bá rộng rãi khắp đất nước và trên thế giới thông qua các cuộc thi, lễ hội ẩm thực. 2.4.2 Một số bất cập và nguyên nhân

Nghệ An là một tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, do vậy các loại rau xanh trở nên khan hiếm Nguyên nhân là do tỉnh Nghệ An thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài khiến diện tích rau màu tại Nghệ An bị ngập úng, hư hỏng.

Món ăn Nghệ An mang hương vị đậm hơn, nhiều món ăn cay và mặn. Nguyên nhân là do cuộc sống người dân Nghệ An với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, người dân đã hình thành những tính cách đặc trưng, họ chịu khó chịu khổ bền bỉ trong lao động sản xuất, cần cù và tiết kiệm trong sinh hoạt Người Nghệ An thường ăn cay là để chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương thức thích nghi với cuộc sống.

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động ẩm thực tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu của tất cả khách du lịch, tham quan Nguyên nhân ở đây là do chưa có sự quan tâm, đầu tư từ phía chính quyền cũng như người dân.

Văn hóa ẩm thực Nghệ An đã đóng góp thiết thực trong việc làm phong phú, đa dạng nền văn hóa quốc gia, dân tộc Văn hóa ẩm thực Nghệ An đã bao chứa trong đó các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương và đất nước Những đặc sản ẩm thực kể trên vừa là kết quả của điều kiện tự nhiên, vừa kết luyện tinh hoa của người dân trong lao động sản xuất và quan hệ xã hội Ở khía cạnh văn hóa vật thể, văn hóa ẩm thực Nghệ An gắn với vùng đất và con người cụ thể của dòng chảy văn hóa đôi bờ sông Lam Những món ăn được chế biến đơn giản, không cầu kỳ về hình thức lại rất ngon khi được thưởng thức Đó chính là nét khác biệt rất cơ bản về văn hóa ẩm thực tỉnh Nghệ An trong quá trình hội nhập và phát triển.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM QUẢNG BÁ VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH NGHỆ AN

Tạo ra các gói du lịch ẩm thực hướng tới việc phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa ẩm thực của Nghệ An

Du lịch kết hợp với ẩm thực đang là xu hướng mới phát triển rộng rãi Vượt qua vai trò một sản phẩm du lịch, du lịch ẩm thực đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để quảng bá văn hóa ẩm thực của địa phương Đặc biệt Nghệ An là tỉnh thành đang sở hữu "kho báu" về ẩm thực độc đáo mang đậm văn hóa vùng miền.

Thông qua các chương trình du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực bản địa,chúng ta có thể giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống của vùng miền Đồng thời, hợp tác với các đối tác ngành du lịch như khách sạn, các tuor du lịch và các địa điểm tham quan để tạo ra các gói du lịch và trải nghiệm để thu hút khách du lịch, bao gồm trải nghiệm các món ăn đặc trưng của Nghệ Anh như: súp lươn,miến lươn, bánh đa xúc hến, cháo canh cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực Nghệ An.

Tổ chức các sự kiện ẩm thực

Tổ chức sự kiện ẩm thực gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương, chia các sự kiện lễ hội với nhiều tên gọi khác nhau, như: lễ hội món ăn đường phố, lễ hội món ăn cao cấp, lễ hội món ăn truyền thống Đa dạng các nội dung của sự kiện du lịch, như: lựa chọn được danh mục ẩm thực tiêu biểu, là đặc sản của vùng miền được bày bán tại sự kiện; tổ chức hội thi tay nghề ẩm thực trong khuôn khổ sự kiện; có chương trình trình diễn nghệ thuật chế biến món ăn hấp dẫn thu hút người xem; có chương trình buffet (tự chọn) của các món ngon đặc sản; các buổi nếm thử món ăn cao cấp, lớp học nấu, các buổi trình diễn kỹ năng làm bếp, các cuộc thi và chợ thực phẩm cao cấp.

37 Đặc biệt, không gian tổ chức sự kiện đảm bảo các điều kiện cho du khách vừa thưởng ngoạn, vừa thưởng thức món ăn.

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá thông qua sử dụng truyền thông mạng xã hội

Trong thời kỳ mạng internet phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc quảng bá các sản phẩm văn hóa thông qua truyền thông mạng xã hội là cực kỳ dễ dàng và thuận tiện.

Do đó, các tỉnh địa phương có thể phối hợp với các cơ quan truyền thông, các báo, đài của Trung ương và địa phương xây dựng các bài viết, phóng sự, chuyên trang chuyên mục, clips, phim quảng bá về văn hóa ẩm thực trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Ngoài ra, có thể sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, Tiktok để quảng bá các món ăn nổi tiếng đến khách du lịch như: Đăng tải nội dung, hình ảnh các món ăn, công thức nấu ăn, địa điểm du lịch;

Xây dựng Fanpage và Group Facebook để chia sẻ thông tin, đánh giá về những món ăn hoặc giới thiệu về các địa điểm nhà hàng yêu thích; Tạo một đoạn video quảng bá trên Youtube để giới thiệu các món ăn đến khách du lịch. Đây là các kênh truyền thông có mức độ lan tỏa cao, mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn Các chiến dịch quảng bá cần được xây dựng với các nội dung và mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp với các những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng đối với việc quảng bá du lịch và ẩm thực như các nghệ nhân ẩm thực, các đầu bếp thế giới, các nghệ sĩ, hoặc đại sứ du lịch tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất

Bên cạnh việc đầu tư vào phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống, các làng nghề ẩm thực và khu phố ẩm thực,… Nhà nước, tỉnh và các địa phương cần chú ý nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của không gian nơi khách thưởng thức: không gian, khung cảnh nơi thực khách thưởng thức cần phải thoáng mát, sạch sẽ, không khí trong lành, cảnh quan tự nhiên vốn có của địa phương, trang trí dụng cụ, cây cối tranh ảnh gần gũi với thiên nhiên, ánh sáng dịu dàng phù hợp với thời tiết quanh năm, sử dụng âm nhạc dân tộc của chính cộng đồng tộc người tại địa phương, âm nhạc phù hợp với cơ cấu của món trong bữa ăn Qua đó sẽ tạo cho thực khách một cảm giác hứng thú, ấn tượng mạnh mẽ về nơi thưởng thức, giúp du khách có thể cảm nhận được hết hương vị cũng như cái hồn của món ăn, đồ uống Đồng thời, với việc kết hợp với các yếu tố văn hóa như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị cho các cơ sở kinh doanh tại tỉnh này.

Nghiên cứu ẩm thực du lịch của tỉnh Nghệ An không chỉ dừng lại ở văn hóa ẩm thực đặc trưng, mà cần khai thác tối ưu lợi thế về văn hóa giao thoa vùng miền, khí hậu thổ nhưỡng cho phát triển thực phẩm Trên cơ sở đó, định hướng cho việc xây dựng những mô hình ẩm thực khác nhau, phù hợp với nhu cầu đa dạng của du khách Mỗi đối tượng khách có những yêu cầu, tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng dịch vụ Vì vậy, ẩm thực du lịch là một sản phẩm du lịch thực sự cần được nghiên cứu một cách khoa học để không chỉ mang lại giá trị thưởng thức những món ăn ngon, đặc trưng vùng miền, mà còn là thông điệp đến với du khách tìm hiểu về văn hóa, về nghệ thuật địa phương, đồng thời thông qua đó sẽ quảng bá được hình ảnh của một điểm đến.

KẾT LUẬN Ẩm thực là một bộ phận thiết yếu cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc, là một trong những lĩnh vực thể hiện đặc tính của một dân tộc Mỗi nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ của thế giới đang phát triển từng ngày.

Nghệ An nói riêng, xứ Nghệ nói chung là mảnh đất có sự hình thành và phát triển lâu đời từ mấy nghìn năm Cuộc sống xã hội nông nghiệp cùng với quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước, người dân xứ Nghệ đã sáng tạo ra nhiều món ăn gắn liền với hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên nơi mình sinh sống Những món ăn tưởng chừng như quê mùa ấy đã trở thành đặc sản mang đậm nét đẹp văn hóa của con người xứ Nghệ Trong xu thế giao lưu hội nhập về kinh tế, văn hóa như hiện nay, việc giữ gìn phát huy ẩm thực Nghệ An là điều rất đáng quý, đó không chỉ là giữ gìn vẻ đẹp văn hóa truyền thống, mà còn thể hiện tinh thần, ý thức dân tộc trong mọi thời đại và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của quê hương Nghệ An trên chặng đường phát triển trong tương lai.

Bài viết về văn hóa ẩm thực Nghệ An là một cách để đề cao, ngưỡng mộ, để yêu và để góp phần làm đẹp thêm các giá trị văn hóa của mảnh đất giàu truyền thống.

Ngày đăng: 01/05/2024, 14:56

w