1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học môi trường và phát triển bền vững vấn đề đô thị hoá và thực trạng của đô thị hóatác động đến môi trường ở việt nam

14 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

dân số đô thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn.- Quá trình đô thị hóa diễn ra theo 2 xu hướng:+

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGNội dung

VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ THỰC TRẠNG CỦA ĐÔ THỊ HÓATÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

GVHD: Vũ Thị Lan Anh SVTH: Nhóm 8

MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN I: NỘI DUNG

I VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ

1 Khái niệm về đô thị hoá

2 Phân loại quá trình đô thị hoá

2.1 Quá trình đô thị hóa diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại:

2.2 Hình thức đô thị hoá ở Việt Nam

3 Đặc điểm đô thị hoá

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá

II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI MÔI TRƯỜNG

2 Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đô thị

3 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước

IV NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

V CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG

PHẦN II: LIÊN HỆ BẢN THÂN

I Hoạt động chuyên môn

II Những hoạt động của bản thân góp phần gìn giữ môi trường

Trang 3

PHẦN I: NỘI DUNGI VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ

1 Khái niệm về đô thị hoá

“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị Theo khái niệm này thì quá trình đô thị hóa chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia.

Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì sẽ không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của đô thị hóa cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại.

Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu đô thị hóa như một phạm trù kinh tế – xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới – phương thức đô thị Đây là một quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học công nghệ Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

2 Phân loại quá trình đô thị hoá

2.1 Quá trình đô thị hóa diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại:

- Quá trình đô thị hóa ở các nước đã phát triển: đặc trưng cho sự phát triển này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hóa đô thị hóa diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát triển, mang tính tự nhiên.

- Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là Đô thị hoá không đi đôi với Công nghiệp hoá (trừ một số nước công nghiệp mới – NIC) Sự bùng nổ

Trang 4

dân số đô thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra theo 2 xu hướng:

+ Đô thị hóa tập trung (đô thị hóa “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các

nguồn lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,… Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh vực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái.

+ Đô thị hóa phân tán (đô thị hóa “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh công nghiệp

Điều này dẫn đến tiến trình “công nghiệp hóa lan tỏa”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ Xu hướng này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông thôn.

2.2 Hình thức đô thị hoá ở Việt Nam

- Hiện nay có 3 hình thức đô thị hóa phổ biến là:

+ Đô thị hóa nông thôn: Đó là một xu hướng thường xuyên và bền bỉ Là quá trình phát triển nông thôn và lan tỏa của lối sống thành thị Đây là tốc độ tăng trưởng đô thị phù hợp với xu hướng bền vững.

+ Đô thị hóa ngoại vi: Đó là quá trình phát triển mạnh mẽ xung quanh các đô thị do kết quả của phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn.

Trang 5

+ Đô thị hóa tự phát: Phát triển đô thị do dân số đô thị tăng quá mức và dân nhập cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn, dẫn đến thất nghiệp, chất lượng cuộc sống giảm sút

3 Đặc điểm đô thị hoá

- Đô thị hoá là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.

- Đô thị hoá gắn liền với một thể chế kinh tế xã hội nhất định, gắn liền với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn, sự biến đổi ấy thể hiện ở sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… Phương hướng, điều kiện phát triển của đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Ở các nước phát triển, đô thị hoá đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố theo chiều sâu, tạo điều kiện để điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hoá, nâng cao điều kiện sống và làm việc, công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn…

- Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, biểu hiện của đô thị hoá là sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém, sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn có biểu hiện gia tăng do sự mất cân đối trong các cơ hội phát triển…

- Công nghiệp hoá là cơ sở cho sự phát triển của đô thị hoá Đô thị hóa trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp (tượng trưng là cái sa quay); sau đó là cách mạng công nghiệp (tượng trưng là máy hơi nước) đã thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động cao hơn và đã phân công lại lao động xã hội, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, đồng thời, cách mạng công nghiệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ.

- Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (tượng trưng cho nó là những cỗ máy vi tính, những siêu xa lộ thông tin và điện thoại di động) thì sự phát triển đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trang 6

=> Như vậy, dựa vào 2 đặc điểm của đô thị hóa ở trên, ta có thể khẳng định: Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp.

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá

- Điều kiện tự nhiên: trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn Từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng.

- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển.

- Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…nói chung và hình thái đô thị nói riêng.

- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá trình đô thị hóa Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính Để xây dựng, nâng cấp, cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn Nguồn đó có thể từ trong nước hay từ nước ngoài Trình độ phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều phương diện: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục của dân cư, mức sống dân cư.

- Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các

Trang 7

chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.

II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI MÔI TRƯỜNG

1 Ảnh hưởng tiêu cực

- Ô nhiễm không khí: Đô thị hóa đi kèm với tăng trưởng dân số và phát triển công nghiệp, giao thông Điều này dẫn đến mức độ ô nhiễm không khí tăng lên do lưu lượng xe cộ và quy mô công nghiệp tăng cao Khói và bụi từ các phương tiện di chuyển và nhà máy công nghiệp làm gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

- Sự mất cân bằng sinh thái: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái Việc san lấp đất, phá hủy các môi trường sống tự nhiên để xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng đô thị làm giảm không gian sống cho động vật và cây cỏ, làm suy giảm đa dạng sinh học và phá vỡ chuỗi thức ăn tự nhiên Điều này có thể dẫn đến tác động xấu đến các loài động vật và thực vật trong khu vực.

- Tiêu thụ tài nguyên: Đô thị hóa đi đôi với tăng trưởng kinh tế và sự tiêu thụ tài nguyên Tăng cường xây dựng và sử dụng năng lượng, nước và vật liệu xây dựng gây ra sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Việc khai thác tài nguyên cũng gây ra sự phá hủy môi trường, như khai thác mỏ và khai thác hệ thống tài nguyên nước.

- Sự phá vỡ môi trường tự nhiên: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường – Đô thị hóa thường đòi hỏi phá vỡ môi trường tự nhiên, bao gồm đánh bại cây cối, san lấp vùng đầm lầy và sông ngòi, và phá hủy địa hình tự nhiên Điều này không chỉ gây cản trở cho sự phát triển của các sinh vật tự nhiên mà còn gây ra nguy hiểm cho môi trường và mất cân bằng trong hệ động thực vật.

- Sự tăng cường quy mô phân tán: Đô thị hóa thường dẫn đến sự tăng cường quy mô phân tán của các khu dân cư và cơ sở hạ tầng Điều này dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả đất và tăng cường nhu cầu về giao thông Sự phát triển không đồng đều trong khu vực đồng thời dẫn đến sự tiêu thụ không cân đối tài nguyên và dịch vụ, gây ra sự mất cân đối và không ổn định.

Trang 8

=> Tóm lại, đô thị hóa có ảnh hưởng lớn đến môi trường Điều này đòi hỏi các biện pháp bảo vệ môi trường cần được áp dụng để giảm thiểu các tác động tiêu cực và đảm bảo sự phát triển đô thị bền vững.

2 Ảnh hưởng tích cực

● Quá trình đô thị hóa đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế và sự nhập cư đô thị.

● Ở các đô thị tốc độ tiêu thị hàng hóa lớn

● Nguồn việc làm cũng như thu nhập dồi dào cho dân cư.

● Cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút nguồn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước ● Giá trị bất động sản gia tăng nhanh.

III THỰC TRẠNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Là một nước nông nghiệp chậm phát triển, lại phải hứng chịu hậu quả của các cuộc chiến tranh triền miên, từ năm 2000 trở về trước, đô thị Việt Nam phát triển chậm, chủ yếu là tự phát; nhiều vấn đề không được quan tâm, nhất là kết cấu hạ tầng, các vấn đề xã hội và môi trường đô thị.

Để khắc phục vấn đề này, ngày 24/01/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết 06) Đây là Nghị quyết riêng đầu tiên được ban hành, đánh dấu mốc quan trọng với tầm nhìn chiến lược, có tính thời đại, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác quy hoạch, phát triển đô thị trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

Nghị quyết xác định rõ vai trò, vị thế của đô thị, đô thị hóa và kinh tế đô thị trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới trên tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng XHCN

Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, Nghị quyết 06 đã quán triệt nhận thức đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới Với mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt hơn 50%; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự

Trang 9

nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3% Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á Xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng môi trường ở các đô thị nước ta đang có xu hướng ngày càng xấu đi.

1 Tình trạng ô nhiễm không khí.

Trước hết là tình trạng ô nhiễm không khí Có thể nói, ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề bức xúc đối với đô thị nước ta hiện nay Kết quả quan trắc môi trường không khí đô thị do cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí SO2, CO, NO2… và tiếng ồn.

Nồng độ bụi trong không khí ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và một số đô thị loại 1 đã cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần (1), đặc biệt

Trang 10

là ở các công trình xây dựng, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần, ở các số nút giao thông cao hơn 5 lần

Khí SO2, NO2, H2S, chì (Pb) thải ra chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chính (chiếm 95% so với 3% từ phương tiện giao thông và 2% từ sinh hoạt của người dân) Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nồng độ khí CO và NO2, mặc dù theo kết quả trắc nghiệm vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng đang có nguy cơ tăng cao, nếu chính quyền các đô thị không chuyển nhanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ra khỏi trung tâm thành phố.

Kết quả quan trắc môi trường cũng cho thấy, phần lớn các đô thị Việt Nam có mức ồn vào ban ngày ở vào khoảng từ 75 đến 85dBA Tiếng ồn chủ yếu là do hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây ra Trên nhiều điểm nút giao thông ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tiếng ồn đã đạt đến độ từ 90 đến 100 dBA, vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

2 Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đô thị.

Rác thải đô thị phát sinh mỗi lúc một tăng, trong khi đó việc thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế và rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị ngày càng khó khăn Ước tính, mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô thị là 7 triệu tấn/năm, chiếm 55,8% Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị đúng như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, thì đến năm 2020 số rác thải ở vào khoảng 22-23 triệu tấn/năm Tuy nhiên, cho đến nay công tác quản lý chất thải đô thị vẫn còn nhiều yếu kém, đặc biệt là vấn đề thu gom và xử lý (mới chỉ đạt khoảng 60%) Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, mặt nước, nguồn nước ngầm khá trầm trọng Ở nhiều nơi, việc chôn lấp rác thải do không chấp hành nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường khu vực xung

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w