1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nền văn hóa việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc việt nam nhận thức về xây dựngvăn hóa học đường

25 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nền Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Việt Nam Nhận Thức Về Xây Dựng Văn Hóa Học Đường
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn Hoàng Thị Thúy
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Khoa Khách Sạn – Du lịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,19 MB

Nội dung

Văn hóa học đườngđóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư tưởng, phẩm chất, năng lựcvà kỹ năng của học sinh cũng như tạo ra một môi trường học tập và làm việc tích

Trang 1

Trường Đại học Thương Mại Khoa Khách Sạn – Du lịch

BÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc Việt Nam Nhận thức về xây dựng

văn hóa học đường?

Nhóm 3 Lớp học phần: 2316HCMI0131 Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Thúy

Hà Nội, tháng 2 năm 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

I Cơ sở lí luận 4

1.1 Quan điểm về nền văn hóa 4

1.2 Khái quát về nền văn hóa Việt Nam 5

II Thực trạng vận dụng quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học 7

2.1 Chủ trương của Đảng trong xây dựng văn hóa học đường giai đoạn hiện nay 7 2.1.1 Văn hóa học đường 7

2.1.2 Chủ trương của Đảng trong xây dựng văn hóa học đường 7

2.2 Thực trạng vận dụng quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học 11

2.2.1 Thành tựu 11

2.2.2 Hạn chế 13

2.2.3 Nguyên nhân 15

2.3 Giải pháp phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học 16

LỜI KẾT THÚC 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xãhội loài người Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bềnvững của xã hội Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vicủa con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người Trong suốt chặng đườnghơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng nhưtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Đảng ta luônnhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo,phát huy sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước Sau đây là đề tàinghiên cứu của nhóm 3 chúng em với đề tài: “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đàbản sắc Việt Nam Nhận thức về xây dựng văn hóa học đường” Qua sự lãnh đạo củaĐảng ta trong xây dựng và phát triển nền văn hóa từ đó áp dụng vào thực tiễn trong thực

tế tại các trường học Trong giáo dục, văn hóa đã phát huy vai trò của mình như thế nào?Nhất là đối với những sinh viên đại học, những chủ nhân tương lai của đất nước đã ápdụng đúng những quan điểm về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dânn tộchay chưa?

3

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận

I.1 Quan điểm về nền văn hóa

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn có những nét văn hóa riêng mang tính đặc trưng.Văn hóa là nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh của mỗi đất nước, bao gồm toàn bộ cácgiá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống theo bề dàilịch sử của mỗi quốc gia

Theo UNESCO, “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trongquá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệthống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng củamỗi dân tộc”

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa chính là “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đíchcủa cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày vềmặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức làvăn hóa” Định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh cho ta cái nhìn khái quát và toàn cảnhhơn, văn hóa là xuất phát từ chính hoạt động của con người - những hoạt động vì mụcđích sinh tồn trong cuộc sống loài người lặp đi lặp lại mang nét riêng và lưu truyền từ đờinày qua đời khác tạo thành văn hóa

Văn hoá là một phạm trù gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại Với

tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người,thiên nhiên, xã hội, trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hoá nghệ thuật…Vănhoá chính là nền tảng tinh thần thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển củamột dân tộc, là một chủ thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của văn minh conngười và xã hội trong tiến trình lịch sử Trong văn hóa sẽ gồm có văn hóa vật chất và vănhóa tinh thần đều là do con người sáng lập ra nhưng đây là các loại văn hóa không giốngnhau Ví dụ văn hóa vật chất sử dụng để chỉ khả năng sáng tạo của con người thể hiệnqua các vật thể, đồ sử dụng, dụng cụ do con người làm ra Văn hóa tinh thần gồm có các

tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinhsống

Có thể thấy văn hóa là một nền giá trị không thể thiếu ở mỗi quốc gia, mỗi dântộc Văn hóa bao trùm toàn bộ khía cạnh đời sống của con người, từ tiếng nói, ngôn ngữ,tôn giáo, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của từng đất nước, đây là tất cả những giá

Trang 5

trị do chính con người sáng tạo ra Văn hóa mang ý nghĩa về mặt tinh thần nhằm phục vụcho nhu cầu và lợi ích của con người, của quốc gia, dân tộc.

I.2 Khái quát về nền văn hóa Việt Nam

Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam chính là đặc điểm nổi bật, thuộc tính riêng củanền văn hóa khi ta đặt nó so sánh với các nền văn hóa khác trong khu vực và quốc tế Vậndụng cách tiếp cận địa lý - lịch sử, những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam kết tinhthành quả lao động, đấu tranh hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, gồm:Nền văn hóa hình thành từ nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước ở miền sông nước vàbiển đảo; đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống; đậm tính cộng đồng, tự trị của vănhóa làng xã; thấm đậm, bao trùm tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia - dân tộc; đề cao nữquyền; trọng nông, xa rừng, nhạt biển; đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng; nền văn hóa

mở, thích ứng và tiếp biến hài hoà các nền văn minh nhân loại

- Nền văn hóa hình thành từ nền tảng nông nghiệp lúa nước:

Từ trước đến nay, Việt Nam được biết đến là một nước đi lên từ nông nghiệp vànông nghiệp là nguồn sống chính Với điều kiện tự nhiên, nước Việt Nam nằm ở khu vựcĐông Nam Á, hình chữ S, chạy dài từ Bắc xuống Nam, diện tích đất liền 331.212 km2,đường bờ biển dài 3.260 km Dựa theo địa lý, biển nước ta rộng gấp hơn 3 lần diện tíchđất liền và chiếm khoảng 29% diện tích toàn Biển Đông, nơi có tới trên 3.000 hòn đảolớn nhỏ

Việt Nam có 54 dân tộc, dân số hơn 96,2 triệu người, trong đó dân tộc Kinh hơn 82triệu, chiếm đa số 85,3% (theo tổng điều tra dân số 01/4/2019), sau đó là các dân tộc Tày,Thái, Mường, Khơ-me Cư dân của 5 dân tộc này đều lấy nghề trồng lúa nước làm nguồnsống chính Từ thời phong kiến, đại bộ phận người Việt sinh sống chủ yếu bằng nghềtrồng trọt và chủ yếu là trồng lúa nước

- Nền văn hóa đề cao giá trị gia đình truyền thống:

“Gia đình” là hai tiếng thiêng liêng, từ đời này qua đời khác giá trị của gia đìnhkhông bao giờ thay đổi Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi sinh thành, nuôi dưỡngcũng như là cái nôi phát triển của mỗi con người Đặc trưng của dân tộc Việt Nam, giá trịvăn hóa gia đình đúc kết từ sự thích nghi và ứng phó của dân tộc đối với tự nhiên và xãhội trước những thách thức của lịch sử Giá trị gia đình được thể hiện qua việc thờ cúng

tổ tiên, đó là tín ngưỡng từ xưa đến nay của người Việt; coi trọng mồ mả, ngày giỗ chạpcủa các cụ, ông bà, cha mẹ Đó là sự tôn trọng thành kính nhất của mỗi con người, mỗigia đình dành cho người sinh thành ra mình

- Nền văn hóa mang đậm tính cộng đồng, tính tự trị văn hóa làng xã:

5

Trang 6

Làng xã là một tổ chức xã hội độc đáo trong xã hội phong kiến Việt Nam Làng xãthể hiện rõ nét tính chất cộng đồng Tại đó, các thành viên gắn bó, có quan hệ mật thiếttrong mọi sinh hoạt đời sống Làng là quê cha đất tổ, là nơi chôn rau cắt rốn, nơi đượcmọi người trân trọng gọi là quê hương Cha ông ta có câu: “Quê hương là chùm khế ngọt/Cho con trèo hái mỗi ngày” Tính cộng đồng và tính tự trị là cơ sở để làng Việt mang bảnsắc riêng của mỗi vùng miền Ở Việt Nam, làng là một thực thể tự trị nhưng làng và nướclại có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, tạo nên giá trị tình làng nghĩa nước.

- Nền văn hóa thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước, ý thức quốc giá - dân tộc:Lịch sử đã chứng minh dân tộc Việt Nam là dân tộc quật cường, hi sinh dưới baoách thống trị đô hộ Trước thách thức của lịch sử, người Việt đã tự vệ cho dân tộc mìnhbằng vũ khí văn hóa là đề cao, lan tỏa sâu rộng tinh thần yêu nước thương nòi, ý thức vềquốc gia – dân tộc Tình yêu nước là nền tảng vững chắc tạo nên khí thế anh hùng củaquốc gia, của dân tộc Người Việt Nam hiểu rằng, mất văn hóa là mất nước Do vậy, yêunước trước hết là tình yêu văn hóa, giữ gìn nền văn hóa của quốc gia

- Nền văn hóa dân tộc đa dạng:

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), trong đó dân tộc Kinh chiếm đa sốnên văn hóa dân tộc Kinh giữ vai trò chủ đạo Nền văn hóa đa dạng chính là tiềm năng,thế mạnh của đất nước Việt Nam Mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng cơ bản riêng, từ

đó tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu nhưng vẫn có tính thống nhất Thống nhấtquốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca… của nước Thống nhất phép tắc của nhà nước,lấy tiếng nói người Kinh làm ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp, quy định chữ viết quốcgia trong mỗi thời kỳ lịch sử

- Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhiệm vụ của văn hóa là:xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Namphát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.+ Nền văn hóa tiên tiến:

Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mụctiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của conngười trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.Dân chủ là đặc trưng cơ bản của nền văn hóa tiên tiên (tiến bộ), dân chủ là yếu tốlàm thay đổi nhiều mặt đời sống văn hóa dân tộc Dân chủ là động lực cho sự phát triển

Trang 7

Đề cương

Lịch sử Đản… None

80

KIỂM TRA LỊCH SỬ ĐẢNG LẦN 1

Đề cương

Lịch sử Đản… None

5

Trang 8

tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân góp phần làm phong phú, đa dạngnền văn hóa dân tộc Dân chủ gắn liền với tự do sáng tạo, tôn trọng cá tính sáng tạo, ýkiến cá nhân, giá trị cá nhân trong văn hóa và mọi hoạt động của đời sống xã hội

+ Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc:

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinhhoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấutranh dựng nước và giữ nước Đó là, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - Tổ quốc; lòng nhân ái,khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng

xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chốnggiặc ngoại xâm … (Theo Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng Cộng sảnViệt Nam

+ Liên hệ thực tế:

Nền văn hóa tiên tiến phải có sắc thái riêng, cái độc đáo của truyền thống, tâm hồn,cốt cách, lối sống, của một dân tộc chứa đựng những tinh hoa của quá khứ kết hợp vớinhững cái tốt đẹp của hiện đại Nếu không, trước xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng áp đặtvăn hóa được truyền bá bởi sức mạnh vật chất và phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ biếnvăn hóa của các quốc gia dân tộc thành “bản sao” của nền văn hóa khác

Bản sắc văn hóa dân tộc không phải nhất thành bất biến mà nó mang tính lịch sử -cụthể, luôn luôn tự đổi mới trên cơ sở loại bỏ những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sáng tạo vàxây dựng các giá trị văn hóa mới thích ứng với yêu cầu biến đổi của thời đại

Như vậy, bên cạnh bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế,tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác Giữ gìnbản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thóicũ

đề cương lịch sử đảng - ĐC

Đề cươngLịch sử Đản… None

30

Trang 9

II Thực trạng vận dụng quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

II.1 Chủ trương của Đảng trong xây dựng văn hóa học đường giai đoạn hiệnnay

II.1.1 Văn hóa học đường

Văn hóa học đường là tập hợp các giá trị, tư tưởng, thái độ và hành vi của cácthành viên trong cộng đồng giáo dục tại một trường học Nó bao gồm những quy tắc,truyền thống, đạo đức và văn hoá của một trường học cũng như quan hệ giữa các thànhviên trong trường như học sinh, giáo viên, nhân viên và phụ huynh Văn hóa học đườngđóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư tưởng, phẩm chất, năng lực

và kỹ năng của học sinh cũng như tạo ra một môi trường học tập và làm việc tích cực vàhiệu quả

Xây dựng văn hóa học đường là thực hiện một quá trình quản lý giáo dục nhằmmục đích xây dựng, phát triển trường học thành môi trường văn hóa-giáo dục lành mạnh,các thành viên trong trường có hành vi văn hóa chuẩn mực và ngày càng ổn định theochiều hướng phát triển bền vững Việc xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ quantrọng của trường học và cộng đồng giáo dục

II.1.2 Chủ trương của Đảng trong xây dựng văn hóa học đường

Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1946, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khẳng định vị trí, ảnh hưởng của văn hoá nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệtrẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ Văn hoá nóichung và văn hoá học đường nói riêng là vấn đề luôn được Đảng, Quốc hội và Chính phủquan tâm, chỉ đạo

Trong giai đoạn hiện nay, những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựngvăn hoá học đường đã được khẳng định rất rõ trong nhiều văn bản của Thủ tướng Chínhphủ như: Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ banhành Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”, Quyếtđịnh số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình

“Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cốnghiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030” Đây là những quyết địnhquan trọng nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,

Bộ trưởng Bộ GD nhấn mạnh: Chủ trương của Đảng trong xây dựng văn hóa học đường

là tạo ra một môi trường giáo dục đa dạng, phù hợp với các đối tượng học sinh, từ mầm

8

Trang 10

non đến đại học Đồng thời, đảm bảo xây dựng và phát triển văn hoá học đường phảiđược coi là một trong những nhiệm vụ lớn, trọng tâm và quan trọng phải được đặt lênhàng đầu của toàn ngành Giáo dục, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục, đào tạo.Bên cạnh đó giáo dục phải được phát triển theo hướng đổi mới và hiện đại.Ở đó, conngười phải là trung tâm và phát triển con người phải được quán xuyến trong tất cả cáchoạt động của nhà trường.

Ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018,tập trung phát triển phẩm chất và năng lực của người học, lấy việc dạy người làm nộidung trọng tâm Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là giải pháp toàndiện để củng cố, gia tăng tố chất văn hóa và phát triển con người Trong đó, văn hoá họcđường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục người học trở thànhnhững con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tựhào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và cộng đồng.Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ GDĐT đã và đang tích cực tham mưu chính sách choChính phủ và trực tiếp ban hành nhiều chính sách nhằm từng bước thực hiện tốt công tácvăn hóa học đường, hướng tới giải quyết các vấn đề về hệ giá trị và các nguyên tắc ứng

xử căn bản trong học đường một cách lâu dài Đặc biệt, ngày 1/6/2022, Bộ GDĐT đã đềxuất để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc tăng cường triểnkhai công tác xây dựng văn hoá học đường Chỉ thị là cơ sở, căn cứ tạo ra để nhữngchuyển biến tích cực về văn hóa học đường trong thời gian tới Đề cập tới vai trò của Hộinghị “Đẩy mạnh công tác văn hóa học đường”, Bộ trưởng cho hay: Tiếp theo thành côngcủa Hội nghị văn hoá toàn quốc năm 2021, một số hội nghị, hội thảo và các hoạt độngcủa Bộ GDĐT, cùng Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức xoay quanh chủ đềvăn hóa học đường, Hội nghị sẽ tập trung trao đổi, bàn luận về những giải pháp nhằmtăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường; triển khai hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TTg trong việc tăng cường công tác xây dựng văn hoá học đường, phù hợp với bối cảnh

và yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới

Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn coi trọng và thường xuyên dành sự quan tâm đốivới công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người, Phó Chủ tịch Thường trực Quốchội Trần Thanh Mẫn đồng thời cho rằng: Văn hóa học đường là nền tảng để thúc đẩy,nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, vì sự phát triển văn hóa, conngười, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế.Xây dựng văn hóa học đường là một nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo.Nhìn nhận những mặt tích cực, cũng như những khó khăn,hạn chế của công tác văn hóa học đường thời gian qua, Phó Chủ tịch Thường trực Quốchội Trần Thanh Mẫn đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức

Trang 11

chính trị và toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện tốt 6 nội dung trọng tâm trong thờigian tới.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò quan trọng của

xây dựng văn hoá học đường và kiên trì tổ chức thực hiện, phấn đấu đạt các mục tiêu đề

ra Nghiên cứu, hoàn thiện lý luận, khoa học, thực tiễn và tăng cường tuyên truyền để tạo

sự thống nhất về nhận thức và hành động Phát huy dân chủ và vai trò đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo xây dựng văn hoá học đường Tậptrung xây dựng một số mô hình điểm và nhân rộng mô hình tốt Thường xuyên theo dõi,động viên, đôn đốc kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết công tác triển khai xây dựng vănhoá học đường để kịp thời định hướng, điều chỉnh cho phù hợp

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật; kịp thời điều chỉnh, bổ sung,

hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành, quy chế, hướng dẫn liên quan tới xâydựng văn hóa học đường Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đàotạo chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, chỉ đạo rà soát sơ kết, tổng kết việcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

Thứ ba, gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá học đường với việc đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và tổ chức thực hiện đổi mới chương trìnhgiáo dục nói riêng Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởng, đạo đứclối sống, giáo dục pháp luật trong nhà trường Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệuquả các hoạt động giáo dục giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống trong chương trình giáo dục,đào tạo

Thứ tư, phát huy vai trò quan trọng của nhà trường trong tạo dựng các giá trị văn

hóa và thiết lập, củng cố, hoàn thiện các nguyên tắc ứng xử Tập trung xây dựng vàhướng dẫn thực hiện các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử trong nhàtrường, ngoài nhà trường và trên không gian mạng Xây dựng bộ tiêu chí về môi trườngvăn hóa học đường xanh, sạch đẹp, kỷ cương, an toàn, lành mạnh và thân thiện Lấy conngười làm trung tâm, ưu tiên bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, tính trung thực và tinh thầnchủ động, sáng tạo, phát huy năng lực tự học, ý thức tự chủ, tự trọng, tự chịu trách nhiệm,rèn luyện bản lĩnh, tư duy phản biện, phong cách làm việc khoa học

Thứ năm, huy động các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện, bảo đảm các thiết chế

văn hóa trong nhà trường như thư viện, nhà văn hóa, sân vận động,…; tăng cường cácđiều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, cập nhật các quy chuẩn xây dựng trường học bảo đảmsinh thái phù hợp với môi trường giáo dục Có giải pháp huy động sự tham gia tích cựccủa gia đình, cộng đồng và xã hội; phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong xâydựng văn hoá học đường

10

Trang 12

Thứ sáu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát huy tốt vai trò chủ trì tham mưu, phối

hợp, huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, trong đó cần phát huy vai trò củaMặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, Hội Khuyến học trong xây dựng văn hóa học đường,nhất là các cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ trong Chỉ thị 08 Phó Chủtịch Thường trực Quốc hội đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc, tích cực chỉđạo triển khai các nhiệm vụ được phân công

Tại Hội nghị các tham luận, ý kiến được trao đổi thảo luận xoay quanh các vấn đềnhư: Xây dựng văn hóa học đường góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con ngườiViệt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Công tác chỉ đạo triển khai củaĐoàn, Hội, Đội về các giải pháp phối hợp với ngành Giáo dục trong nhiệm xây dựng vănhóa học đường; Xây dựng hệ giá trị văn hóa cần hình thành trong học sinh phổ thông ViệtNam trong giai đoạn mới

Nhận định văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia dân tộc, là lĩnhvực đặc biệt quan trọng tạo điều kiện môi trường để hiện thực hóa: “Học để làm người”của giáo dục, PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Tưtưởng - Văn hóa Trung ương cho rằng: Cần nhận thức văn hóa học đường là hệ thốngcác giá trị chuẩn mực được kiến tạo và không ngừng hoàn thiện qua quá trình tương tácứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và cáccộng đồng với nhau Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ trong các nhàtrường phát triển toàn diện: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâmhồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần yêunước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với giađình, cộng đồng, xã hội và đất nước

Thông tin tại Hội nghị, đại diện Sở GDĐT Nghệ An cho biết, bên cạnh những kếtquả, nỗ lực xây dựng văn hóa học đường, hiện nay vẫn có biểu hiện xuống cấp, đang làmối lo ngại và trở thành vấn đề “nóng” của xã hội Nhiều trường học trên địa bàn tỉnhNghệ An chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng văn hóa học đường dẫn đến nhữnghành vi lệch chuẩn như tình trạng bạo lực học đường, lối sống vô cảm, thờ ơ, thiếu tráchnhiệm với bản thân, gia đình, thầy cô, bạn bè…

Theo thông tin của đại diện Sở GDĐT Hà Nội, thời gian qua, ngành Giáo dục Thủ

đô đã triển khai dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh Thủ

đô đã thu được những kết quả rất khả quan Hiện, Hà Nội đang xây dựng bộ tài liệuhướng dẫn và dạy cho các lớp mầm non 5 tuổi trên địa bàn thành phố Sở GDĐT Hà Nộicũng chỉ đạo các nhà trường, phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã thành lập bộ phận làmcông tác tư vấn tâm lý trong trường học Đến nay đã có 100% các đơn vị trường học (gần

1600 trường học) đã thành lập bộ phận tư vấn tâm lý

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w