1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,28 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
  • PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH (7)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics (7)
      • 1.1.1. Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng (7)
        • 1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng (7)
        • 1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng (8)
        • 1.1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng (9)
      • 1.1.2. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics (9)
        • 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics (9)
        • 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động logistics (10)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh (10)
      • 1.2.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí (10)
      • 1.2.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị (11)
    • 1.3. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics (11)
  • PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM 9 2.1. Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo (13)
    • 2.1.1. Một số nét chính về xuất khẩu gạo Việt Nam (13)
    • 2.1.2. Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam (18)
    • 2.1.3. Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo (21)
    • 2.2. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam (22)
      • 2.2.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo (22)
      • 2.2.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo (28)
      • 2.2.3. Nhận xét chung (31)
        • 2.2.3.1. Một số mặt tích cực (31)
        • 2.2.3.2. Một số bất cập và nguyên nhân (32)
  • PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ (33)
    • 3.1. Giải pháp (33)
    • 3.2. Khuyến nghị (34)
  • KẾT LUẬN (35)
  • PHỤ LỤC (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG---o0o---Bài thi hết môn: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG Học kỳ III nhóm 3 năm học 2021 - 2022Đề tài: Phân tích ho

Tính cấp thiết của đề tài

Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hiện nay, gạo là loại lương thực chính của phần lớn người dân và là một giống cây trồng có vai trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam Chính sách đổi mới năm 1986 đã đánh dấu bước chuyển mình của sản xuất lúa gạo tại Việt Nam Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới Châu Á và Châu Phi là 2 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam, trong đó Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất

Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26-28 triệu tấn gạo, sau khi dánh cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6-6,5 triệu tấn gạo Hàng năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ.

Sinh kế của hơn 15 triệu nông dân nhỏ lẻ dựa vào nguồn thu từ cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên con số này đang giảm dần do lợi nhuận không cao Ví dụ ở An Giang thu nhập bình quân hàng tháng của hộ nông dân từ cây lúa là 100 đô- la (tương đương với 2,2 triệu Việt Nam đồng) và chỉ bằng1/15 thu nhập hộ trông cà phê ở Tây Nguyên (theo Oxfam đăng trên thời báo Kinh Tế năm 2014) Cùng với đó là sự cạnh tranh về giá ngày càng mạnh dù sản lượng tăng nhưng giá gạo xuất khẩu luôn bấp bênh, không ổn định Nguyên nhân của tình trạng này là do khó khăn trong xuất khẩu lúa gạo chủ yếu là sang Trung Quốc Năm nay,lượng gạo tồn kho của Trung Quốc khá cao và họ liên tục xả kho Bên cạnh đó, TrungQuốc cũng tiến hành kiểm soát chặt vấn đề chất lượng, đa dạng hóa thị trường cung cấp gạo cho mình Trung Quốc cấp hạn ngạch cho các thị trường khác như Myanmar,Campuchia… nên xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc càng gặp nhiều khó khăn.Ngoài ra tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn thế giới chậm lại nên nhu cầu tiêu thụ lúa gạo cũng giảm đi; đồng thời các quốc gia cũng cố gắng chủ động một phần lương thực.

Bên cạnh đó, các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chí về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng là yếu tố gây khó khăn cho nông sản Việt. Để tăng cường khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi Việt Nam phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp Một trong số đó chính là hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo- hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị gạo Việt Nam và năng lực cạnh tranh của ngành gạo trên thị trường quốc tế Tuy nhiên đến này đây vẫn là một vấn đề nhức nhối của ngành lúa gạo Việt Nam Chuỗi cung ứng gạo của ta đang gặp rất nhiều khó khăn từ khâu lưu kho, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được Chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo vẫn còn hạn chế về vốn và quy mô giao dịch, người nông dân sản xuất không có nhiều động lực cải thiện chất lượng lúa gạo do lợi nhuận thấp và đặc biệt là chưa có sự kết nối thông tin thị trường và yêu cầu thị trường nước ngoài.

Nhận thấy hoạt động logistics của chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng trong hoat động xuất khẩu gạo Việt Nam Cho nên vièm chọn nghiên cứu đề tài ‘‘ phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam’’.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Xây dựng cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, hoạt động logistics và lợi thế cạnh tranh như khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng, hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics, lợi thế cạnh tranh về chi phí và giá trị

2.2 Phân tích tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh trnah của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam.

2.3 Dựa vào những gì đã nghiên cứu về hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo đưa ra những giải pháp và khuyến nghị.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics

1.1.1 Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng, nh ng chúng ta bắt đầu sựƣ thảo luận với chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.

Một số khái niệm về chuỗi cung ứng bao gồm:

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường” *– Fundamentals of Logistics Management of Douglas M Lambert, James

“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng” **– Supply 10 Chain Management: strategy, planning and operation of Chopra Sunil and Peter Meindl

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thánh bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” ***- An introduction to supply chain management – Ganesham, Ran and Terry P.Harrision.

Tóm lại chuỗi cung ứng (SUPPLY CHAIN) là một hệ thống tổ chức, con người,các nguồn lực, thông tin, các hoạt động liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là điều chỉnh thượng nguồn (những nhà cung cấp) và hạ lưu (những khách hàng) để phân phối những giá trị tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể cho khách hàng.

Hay: Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.

Như vậy chuỗi cung ứng bao gồm cả logistics trong đó, nó là một phần chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng bao trùm phạm vi rộng hơn logistics.

1.1.1.2 Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng

Các bộ phận cấu thành

Nhà cung cấp, nhà sản xuất/ nhà vận chuyển/ kho vận/ phân phối…

Chuỗi là một hệ thống liên quan,kết nối và liên hệ chặt chẽ với nhau giữa nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng…

Thành viên của chuỗi cung ứng

Thượng nguồn( upstream supply chain)

Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung ứng của họ ( có thể là các hà sản xuất khác, các nhà lắp ráp ) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp.

Trong phần thượng lưu của chuỗi cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm (procurement).

Trung lưu (internal supply chain)

Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty để chuyển các đầu vào thành các đầu ra, Các hoạt động chủ yếu là quản lý sản xuất, sản xuất và quản lý hàng lưu kho.

Hạ lưu (downstream supply chain)

Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng

1.1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng

Nguồn: INEC Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng

1.1.2 Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics

Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM - Council of Logistics Mangament) thì “Logistics là quá trình hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động và dự trữ 1 cách hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản xuất, thành phẩm và thông tin từ điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng hằm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng” Về cơ bản, hậu cần liên quan đến các hoạt động diễn ra trong phạm vi một tổ chức riêng lẻ, còn khi nhắc đến chuỗi cung ứng thì phải kể đến mạng lưới vận hành và phối hợp hoạt động giữa các công ty để đưa hàng hóa ra thị trường Bên cạnh đó, hoạt động hậu cần truyền thống tập trung vào việc thu mua, phân phối, bảo quản và quản lý chất l ợng hàng tồn kho Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạtƣ động hậu cần truyền thống và còn mở rộng đến cả khâu marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nói đến logistics là nói đến lập kế hoạch, các kế hoạch đơn lẻ của dòng chảy sản phẩm, thông tin liên quan… từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nơi sử dụng cuối cùng.

Quản lý hoạt động logistics

Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa.

Quản lý logistics là một kế hoạch kinh doanh thay thế cho các kế hoạch rời rạc, riêng biệt thông thường của marketing, phân phối, sản xuất, mua sắm trong doanh nghiệp. Đây là quan điểm mới của quản lý logistics.

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động logistics

Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.

Giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối.

Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải.

Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.

Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm

Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

1.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Lợi thế chi phí là lợi thế cạnh tranh tồn tại khi một công ty có thể mang lại những lợi ích tương tự như các đối thủ của mình nhưng ở mức chi phí thấp hơn (Khách hàng mua hàng vì giá sản phẩm của DN thấp hơn đối thủ). Để giảm chi phí, ta có thể tăng khối lượng hàng bán ra, sản xuất ra, tăng thị phần… nhưng không thể cứ tăng lên tùy tiện Logistics và chuỗi cung ứng có thể tăng hiệu suất và năng suất sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm.

1.2.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị

Lợi thế cạnh tranh về giá trị là những yếu tố giúp một doanh nghiệp/công ty trở nên vượt trội, nổi bật hơn các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành Khi sở hữu lợi thế này, doanh nghiệp có thể sở hữu một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt động thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Thông thường các doanh nghiệp thường phát triển lợi thế cạnh tranh của mình dựa trên các yếu tố: thương hiệu, mạng lưới phân phối, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ cấu chi phí,…

Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics

Như chúng ta đã biết logistics đóng vai trò to lớn trong chuỗi cung ứng - quản lý các luồng vật chất, thông tin và con người để tối ưu hóa chúng và tránh lãng phí nguồn lực không cần thiết Vì vậy việc giành lợi thế cạnh trong chuỗi cung ứng nhờ hoạt động logistics là vô cùng thiết thực Sau đây là một vài vấn đề cơ bản có thể đem lại nguồn lợi thế cạnh tranh to lớn cho doanh nghiệp thông qua hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng.

Giảm thiểu chi phí doang nghiệp

Chức năng chính của logistics trong quản lý chuỗi cung ứng chủ yếu là tăng giá trị tổng thể của mỗi lần giao hàng, được xác định bằng sự hài lòng của khách hàng Điều này có nghĩa là việc cắt giảm và tối ưu hóa nguồn lao động phải gắn liền với việc duy trì một mức độ chất lượng dịch vụ khách hàng nhất định.

Hợp nhất về lưu lượng giao thông

Chi phí vận tải là một trong những loại chi phí lớn nhất trong quản lý logistics Chúng thường tăng lên tùy thuộc vào khoảng cách, quy mô lô hàng và mức độ tiếp xúc với sản phẩm bị hư hỏng Mặt khác, chi phí vận chuyển trên một đơn vị trọng lượng giảm do kích thước lô hàng tăng lên trong thời gian dài Như vậy, việc tập hợp tối đa khối lượng vận chuyển có thể giúp giảm chi phí vận tải.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Liên quan đến chất lượng dịch vụ, nó chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tốc độ vận chuyển hàng hóa đến người dùng cuối, cũng như việc vận chuyển hàng hóa trong điều kiện thích hợp (ví dụ: nhiều sản phẩm ngày nay được cung cấp thẻ RFID để cả nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng có thể theo dõi xem tất cả các điều kiện bảo quản có được tuân thủ trong quá trình vận chuyển hàng hóa hay không) và trong giới hạn thời gian cho phép (điều này chủ yếu đề cập đến hàng hóa dễ hư hỏng).

Giảm tổn thất thực tế và giảm rủi ro có thể xảy ra Điều rất quan trọng là phải lập kế hoạch không chỉ các tuyến đường đến nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng mà còn cả các tuyến đường mà hàng hóa được chuyển trở lại kho hoặc đến các cơ sở để họ xử lý Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc giảm thiểu rủi ro là việc hoạch định đúng nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu khả năng hư hỏng hoặc mất mát của hàng hóa hoặc các bộ phận sản xuất trên đường từ khâu khai thác nguyên liệu thô đến việc cung cấp thành phẩm / dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.

Giảm thiểu nhu cầu về các dịch vụ trung gian

Các dịch vụ trung gian (vận chuyển, lưu trữ, tiếp thị, tái chế, v.v.) chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí thực hiện chuỗi cung ứng Các nhà logistics có kinh nghiệm lập kế hoạch các tuyến đường để giảm thiểu nhu cầu liên quan đến các dịch vụ của bên thứ ba để quản lý logistics hiệu quả. Đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của thị trường

Các kịch bản logistics tiên tiến cũng giúp nhanh chóng thích ứng với các yêu cầu thay đổi của thị trường và do đó, duy trì vị trí hàng đầu trong bối cảnh của các đối thủ cạnh tranh và duy trì nhu cầu đối với đối tượng mục tiêu.

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM 9 2.1 Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo

Một số nét chính về xuất khẩu gạo Việt Nam

Về kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm vừa qua quy mô và kim ngạch xuất khẩu gạo có xu hướng gia tăng Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 5,8 triệu tấn năm 2017 lên 6,2 triệu tấn năm 2021, chiếm bình quân hơn 12% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng từ 2,63 tỷ USD năm 2020 lên 2,88 tỷ USD năm 2021; 5 tháng đầu năm 2022 đạt 1,19 tỷ USD Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2021 tăng 9,75% so với năm 2020.

Xuất khẩu gạo trong năm 2022 được dự báo tiếp tục duy trì thứ hạng tốt do ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng (tỷ trọng gạo thơm tăng lên, năng suất lúa được cải thiện) Các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Tân Long, Intimex, Trung An… tiếp tục được đối tác ký kết các đơn hàng lớn, giá trị cao. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 vẫn đảm bảo trên 6 triệu tấn Mục tiêu này đang đi đúng trọng tâm của ngành lúa là giảm sản lượng xuất khẩu và tăng giá trị nhờ vào các chủng loại gạo chất lượng cao, giá cao, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.

Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước: Đơn vị: Nghìn USD

TT Tên nước Năm 2020 Năm 2021 5 tháng đầu năm

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước

Nguồn: Tổng cục Hải Quan năm 2022

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu

Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước Bên cạnh đó, việc Bộ Nông nghiệp Philippines chính thức cấp lại giấy phép kiểm dịch thực vật SPS-IC cho các thương nhân nhập khẩu gạo trong tháng 5 vừa qua đã giúp khôi phục kết quả xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Ngoài Philippines thì nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, Châu Phi và Cuba cũng góp phần mạng lại kết quả xuất khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đầy lạc quan.

Xuất khẩu gạo đang rất sôi động do nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Châu Âu (EU) dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 nhờ ưu đãi từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU

Những năm gần đây, dòng gạo thơm, gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25, Jasmine… đã đi được vào một số thị trường lớn EU, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống như Đức, Italia,

Ba Lan Thống kê cho thấy xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD Riêng trong quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhờ nỗ lực chuyển đổi cơ cấu gạo xuất khẩu từ loại phẩm cấp thấp sang cấp cao là một trong những lợi thế giúp giá trị xuất khẩu gạo tăng nhanh chóng trong thời gian qua Chất lượng lúa gạo ngày càng được cải thiện không chỉ hấp dẫn các thị trường

“khó tính” như Mỹ, Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc…, mà còn thu hút các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo trong khối ASEAN.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các FTA giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới.

Nhìn chung thị trường gạo trong 5 tháng đứng đầu là Philippines (944.008 tấn, 501,972 triệu USD), kế đến là Trung Quốc (482.848 tấn, 252,947 triệu USD); Ghana (270.068 tấn, 158.126 triệu USD); Bờ biển Ngà (199.376 tấn, 100,958 triệu USD);

Malaysia (136.560 tấn, 72,644 triệu USD), châu Âu (10.645 tấn, 7.012 triệu USD) và

Về giá gạo xuất khẩu

Trong nửa đầu năm nay cũng có xu hướng tăng và hiện ở mức 420 USD/tấn đối với gạo 5% tấm - do nhu cầu lương thực tăng và cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á Tuy vậy, Cục Xuất nhập khẩu cũng nhìn nhận rằng, mức giá này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021, khi cùng kỳ đạt 470 USD/tấn.

Nhờ xuất khẩu ổn định, hiện tại giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn; cao hơn gạo Pakistan 20 USD/tấn và cao hơn gạo Ấn Độ

Giá xuất khẩu bình quân trong tháng 5 của gạo trắng 5% tấm là 463 USD/tấn (10.672 đồng/kg), giảm 2 USD/tấn so với tháng 4; gạo thơm Jasmine có giá 536

12(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh) Hình 2.2 Biểu đồ thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 1/2022 th thế giới, nhưng do chi phí logictics của Việt Nam quá cao nên hiệu quả mang lại thấp Thời gian qua, nông dân bán lúa với giá từ 5.500-6.800 đồng/kg, nhưng lợi nhuận của nông dân cũng đạt thấp do chi phí vật tư đầu vào quá cao Đóng góp của xuất khẩu gạo trong phát triển kinh tế

Xuất khẩu gạo là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, thu hút nhiều ngoại tệ và đóng góp nhiều vào GDP quốc gia Qua đó góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân, cải thiện đời sống sinh hoạt, giảm tỉ lệ hộ nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam

Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng

Cơ sở xay xát, đóng gói và lưu trữ

Nhà nhập khẩu Đặc điểm, vai trò của từng thành viên

Thành viên Đặc điểm Vai trò

Nông dân - Đến từ các hộ gia đình nhỏ, lẻ;

- Chăm chỉ, cần cù lao động;

- Tự cung tự cấp hoàn toàn;

- Có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm.

- Là chủ thể trực tiếp trong việc phát triển và tổ chức sản xuất lúa gạo;

- Là nhân tố trực tiếp cung cấp lúa gạo cho các doanh nghiệp;

- Nông dân là mắt xích gánh chịu thiệt hại nhiều nhất, do ở đầu nguồn cung trong chuỗi cung ứng.

Thương lái - Có vốn, có phương tiện vận chuyển đa dạng;

- Có nhiều kinh nghiệm và rất nhạy cảm về giá, chất lượng

- Giúp người sản xuất bán được hàng hóa khi khó tiếp cận được với doanh nghiệp;

- Giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất; nghiệp;

- Chịu khó đi vào các vùng sâu vùng xa, nơi hẻo lánh để mua lúa đưa về các cơ sở xay xát tư nhân gia công bán lại cho các doanh nghiệp. gian vận chuyển nguyên vật liệu từ tay người nông dân đến các doanh nghiệp chế biến gạo, cơ sở xay xát;

- Thương lái vẫn là mắt xích trung gian trong chuỗi cung ứng, vẫn phải gánh chịu những tổn thương về nhu cầu, giá cả, sản lượng lúa khi có những biến động từ thị trường.

Nhà máy xay xát, chế biến và đóng gói

- Cả nước hiện có khoảng 582 cơ sở xay xát gạo quy mô công nghiệp, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long;

- Cở sở có công suất dưới 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng

38,5%; công suất lớn hơn 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 3%

(trong đó cơ sở có công suất lớn

100.000 tấn thóc/năm chỉ chiếm khoảng 3%);

- Hầu hết các cơ sở xay xát đều được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển, đặc biệt là gần sông ngòi.

- Có chức năng chế biến gạo từ thóc gồm các bước: làm sạch thóc → xay → tách trấu → xát trắng → đánh bóng → tạo ra gạo đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu;

- Nhà máy xay xát có vai trò chuyển đổi nguyên liệu lúa thành gạo trong chuỗi cung ứng;

- Hạt gạo sau khi chế biến đạt yêu cầu sẽ được đóng gói theo từng loại để lưu trữ lại kho và chờ giao cho các công ty xuất khẩu gạo (nhiều doanh nghiệp lớn sẽ tự tổ chức sản xuất, chế biến mà không cần thuê từ các cơ sở chế biến này).

- Các doanh nghiệp xuất khẩu phải xử lý các thủ tục như: xin giấy phép xuất khẩu, kiểm tra chất lượng gạo, thuê phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan, giải quyết tranh chấp (nếu có).

- Được coi là cầu nối giữa người nông dân với khách hàng;

- Có vai trò xuất khẩu, cung ứng gạo.

- Được vận chuyển bằng nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường biển

- Thường được vận chuyển bằng các container hàng rời để chở hàng hóa như gạo, ngũ cốc

- Nhờ nhu cầu xuất khẩu tăng cao mà hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển gạo xuất hiện ngày càng nhiều, cạnh tranh

- Có vai trò vận chuyển gạo từ nơi chế biến đến các bến cảng để xuất khẩu;

- Hình thức này khá phổ biến nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng và đảm bảo bởi các bên dịch vụ sẽ thường cam kết bảo quản gạo đạt chuẩn như đặt túi chống ẩm, đặt lót sàn, hệ thống thông gió,… khâu bốc xếp hàng hóa cũng có phương thức riêng biệt đảm bảo chất lượng gạo tốt nhất khi giao. giá cả cũng ngày càng cao;

- Thời gian vận chuyển đường biển quốc tế trung bình 2 – 3 ngày đối với các thị trường Hong

Kong, Philippines, nhưng sẽ mất

45 ngày đối với điểm đến

Senegal, Châu Phi trong trường hợp không có chuyển tải;

Thời gian thực hiện hoàn tất một đơn hàng từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi nhận thanh toán cuối cùng mất từ 4 – 12 tuần lễ Chi phí bảo hiểm từ 0,1

- Dịch vụ vận chuyển nội địa chủ yếu thuê ngoài và thường không có công nghệ cung cấp dịch vụ theo dõi trong quá trình vận chuyển Còn vận chuyển quốc tế phần lớn do các hãng tàu nước ngoài đảm nhiệm theo chỉ định của nhà nhập khẩu theo điều kiện FOB ( Free On Board )

Bến cảng - Gạo sẽ được vận chuyển đén vùng đất cảng (Là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, các cơ sở dịch vụ logistics, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc ) để chờ được thông qua thủ tục hải quan để xuất khẩu.

- Đây là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất, nhập khẩu, đầu mối chuyển đổi phương thức vận tải đường biển sang vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;

- Tại các bến cảng đã có nhiều dịch vụ hỗ trợ như đóng hànggạo, cho thuê kho bãi để lưu trữ, giải pháp nâng cao công suất đóng container, bốc dỡ hàng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

- Các kênh nhập khẩu gạo bao gồm: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu gián tiếp thông qua các nước trung gian;

- Phải đảm yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là ở các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu,

- Đây được coi là trung gian cuối cùng để đưa gạo đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài.

Nhà máy xay xát, chế

Dịch vụ chuyển vận cảng Bến

Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo

Các hoạt động logistics Đặc điểm

Lưu trữ hàng hóa - Chủ động quản lý và sắp xếp vị trí hàng hóa;

- Bảo quản sản phẩm gạo;

- Sử dụng kho lạnh để bảo quản gạo sẽ giữ được lâu hơn, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu tại các thị trường khó tính nước ngoài

Bao bì - Bao bì phải được thiết kế phù hợp với cách thức vận chuyển;

- Có kích thước phù hợp;

- Đảm bảo độ bền, dẻo dai chịu được va chạm trong quá trình vận chuyển;

- Bảo vệ tốt sản phẩm bên trong;

- Những thông tin trên bao bì phải rõ ràng; Đóng gói - Đóng gói thành khối lượng tiêu chuẩn: 1kg,

5kg,10kg trong các loại bao bì;

- Loại 1kg, 5kg sẽ được hút chân không để bảo quản lâu hơn;

- Khâu đóng gói được vận hành bởi hệ thống dây chuyền khép kín hiện đại và dễ điều khiển.

Kho bãi - Đảm bảo nguồn cung, nguyên liệu kịp thời khi khách hàng có nhu cầu hoặc để duy trì các hoạt động sản xuất;

- Bảo quản, làm giảm thiểu sự hao hụt, hư hỏng của các nguyên vật liệu.

Thủ tục hải quan - Là điều kiện bắt buộc để xuất khẩu được gạo;

- Cần có hồ sơ hải quan xuất khẩu gạo;

- Người khai phải có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định như nộp hồ sơ, lệ phí, thuế

- Người khai hồ sơ phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã kê khai;

- Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá và kiểm tra hàng hóa thực tế;

- Nộp lệ phí hải quan, hoàn thành thủ tục và được trả tờ khai hải quan.

- Các phương thức vận tải sản phẩm gạo gồm có đường bộ, đường sắt và đường thủy;

- Các phương tiện vận tải sản phẩm hàng hóa bao gồm: ô tô, tàu hỏa, tàu sông và tàu biển;

- Phương tiện vận chuyển gạo trong xuất khẩu cần đảm bảo thông thoáng, ít mùi, có biện pháp chống ẩm ướt hàng hóa.

Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam

2.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo

Việt Nam được biết đến là cường quốc xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng 6,3 triệu tấn gạo/năm, tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ Tuy nhiên, tính cạnh tranh của thương hiệu gạo Việt vẫn chưa cao và việc chen chân vào thị trường cao cấp để bán với giá cao cũng chưa được thuận lợi.

Theo tìm hiểu và nghiên cứu phân thành thành 2 nhóm chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo:

Nhóm chi phí sản xuất

Trong cơ cấu giá thành sản xuất lúa thì giống chiếm 9%, phân bón chiếm 22%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm 16%, lao động 28% (Theo phân tích của ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Do đó, khi giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư đầu vào tăng sẽ kéo theo giá thành sản xuất tăng Ngoài ra, giá lúa gạo không chỉ phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nội địa mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi giá lúa gạo thế giới

Cụ thể, giá lúa hiện nay chỉ ở mức 5.000 đồng/kg; trong đó chi phí đầu tư, sản xuất đã chiếm 4.200 - 4.300 đồng/kg Trong khi đó ước tính giá các loại phân bón đã tăng hơn 40% so với trước, trong khi đó việc tiêu thụ lúa khá bấp bênh Tìm hiểu thực tế giá phân bón trên thị trường trong vụ xuân năm 2022 cho thấy tất cả các loại đều tăng so với vụ xuân năm 2021 Đỉnh điểm, phân đạm đang dao động ở mức 17 – 18 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp 2 lần vụ xuân trước, 1,5 lần so với vụ mùa; phân tổng hợp có giá từ 850.000 đồng đến 1 triệu đồng/bao 50kg; NPK giá từ 900.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/bao 50kg; DAP từ 950.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/bao…Như vậy, tính chung các loại phân bón nếu người dân bón đủ lượng sẽ tăng trên 50% so với vụ xuân trước, mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Giá phân bón nhập về cung ứng tăng rất cao, nhất là giai đoạn cuối năm 2021 chuẩn bị cho vụ sản xuất mới Hiện nay, khi giá phân ở mức đỉnh điểm người dân hạn chế mua mặc dù mùa vụ sản xuất đã đến Thậm chí, vào những tháng cuối năm nhiều đại lý đã rơi vào tình trạng khan hiếm hàng để giao trên thị trường

Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam và Công ty Cổ Phần Phân Bón Bình Điền

Nguyên nhân khiến giá phân bón tăng kỷ lục chủ yếu đến từ giá nguyên liệu đầu vào Đặc biệt, với mặt hàng kali, Việt Nam đang nhập khẩu phần lớn từ Nga-Ukraine,nơi đang diễn xung đột dẫn đến gián đoạn nguồn cung, đẩy giá tăng cao Để sản xuất phân bón DAP, doanh nghiệp phải mua lưu huỳnh từ Nga và Trung Đông do trong nước chỉ sản xuất được rất ít Khó khăn từ các thị trường này đã đẩy giá nguyên liệu lên cao, giá lưu huỳnh chỉ trong 2 tháng nay đã tăng từ 340-350 USD/tấn lên 420-430USD/tấn Tương tự, than nhiệt chỉ ở mức 150 USD/tấn hồi đầu năm giờ đã tăng lên420-430 USD/tấn; giá kali trước kia chỉ từ 200-300 USD/tấn nay tăng lên hơn 1.000USD/tấn điều đó đã gây áp lực, đẩy giá phân bón trong nước tăng theo Giá phân bónBảng 2.2 Giá một số phân bón tại TP Hồ Chí Minh ngày 31/10/2021 tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hàng triệu hộ nông dân, bởi chi phí tăng nhưng giá bán thành phẩm nông nghiệp lại không thể tăng tương ứng.

Không chỉ phân, giá thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng 20-30% so với mùa trước. Một số dịch vụ nông nghiệp tăng theo, chi phí làm đất tăng 200 nghìn đồng lên 1,7 triệu đồng một ha, tương tự công thu hoạch tăng thêm 300 nghìn, giá 2,5 triệu đồng mỗi ha Tổng chi phí chi phí đầu tư tăng hơn 40% cách đây hai năm, vào khoảng 23 triệu đồng mỗi ha, chưa tính công lao động của chủ ruộng.

Chi phí logistics gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan chiếm tỷ lệ khá lớn nên giá thành hàng hóa bị đẩy lên cao Chi phí logistcis đang là một trong những thách thức lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm nay Với mặt hàng như gạo chi phí logistics được ước tính chiếm gần 30% Trong chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm hơn một nửa, tiếp đến là chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho.

Có thể thấy từ bảng so sánh chi phí của một số mặt hàng xuất khẩu trên, chi phí cho hoạt động logistics của mặt hàng gạo rất cao (xếp thứ 2) và chiếm đến những 29,8% trong tổng chi phí.

Trong khi đó cước vận tải biển và chi phí thuê container cũng đang “phi mã” theo Bảng 2.3 Chi phí Logistics của một số mặt hàng xuất khẩu nhận trả phí cao hơn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có container để đưa hàng đi xuất khẩu Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: Giá cước vận tải biển năm nay đã lập kỷ lục mới cao hơn mức

Cụ thể, giá cước đi Thái Lan (cảng Bangkok, Laem Chabang) dao động từ 1.600- 2.500 USD/ container; giá cước đi Philippines (Davao, Cebu, General Santos) dao động 4.000-5.300 USD/container; đi các cảng bờ Tây nước Mỹ dao động từ 12.000- 14.000 USD/ container (tùy hãng); đi bờ Đông nước Mỹ như (Baltimore, Miami, New Orleans, Houston…) dao động ở mức cao từ 19.000-22.000 USD/ container…

Từ đầu năm tới nay, các hãng tàu đưa ra các loại phí phát sinh mà chưa bao giờ có trong lịch sử Chi phí này doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh hết, với một số ngành hàng, cước vận chuyển đã cao hơn cả giá trị container hàng Vậy giá cước vận chuyển tại sao lại cao như vậy? Trong chi phí xuất khẩu một container hàng hóa còn bao gồm nhiều khoản chi phí như: phụ phí mùa cao điểm, phụ phí xếp dỡ, phụ phí xăng dầu, chứng từ, nâng container rỗng, hạ container hàng,

Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện giá cước vận chuyển đến các tuyến vận tải toàn cầu

Rất nhiều lý do được các hãng tàu đưa ra về việc tăng cước phi mã như: thiếu container, chiến sự ở Ukraine, Trung Quốc siết chặt các biện pháp phòng dịch Thiệt hại cuối cùng chính là những doanh nghiệp khi đứng trước lựa chọn khó khăn có hay không chấp nhận chi trả để được xuất hàng.

Thực trạng việc giảm chi phí tức là tạo ra lợi thế về chi phí của chuỗi hiện nay Chủ động cắt giảm giống và phân bón

Thời gian qua, đã có nhiều mô hình sản xuất áp dụng giảm lượng giống, đồng thời kéo giảm được lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn cho năng suất tương đương với kỹ thuật canh tác thông thường Khi đó, giá thành sản xuất giảm, nông dân đạt được lợi nhuận tốt hơn Giá phân bón thời gian tới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do nguồn nguyên liệu nhập khẩu và chi phí logistics đều tăng Vì vậy, để cắt giảm giá thành các đơn vị khuyến nông địa phương cần hướng dẫn nông dân cách sử dụng phân bón khoa học, tiết kiệm nhưng vẫn đạt được hiệu quả cần thiết Việc sử dụng phân bón và vật tư nông nghiệp hợp lý còn giúp nông dân cắt giảm được các chi phí phát sinh như dịch vụ vận tải, nhân công lao động, từ đó hạ giá thành sản xuất Hiện nay, tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL, các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, thông minh như giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón vô cơ, đi đôi vớiHình 2.6 Biểu đồ thể hiện chi phí xuất khẩu một container hàng hóa từ Việt Nam dịch hại tổng hợp IPM, kỹ thuõ êt tưới ngõ êp – khụ xen kẽ, đó được đưa vào ỏp dụng trên đồng ruộng của bà con nông dân Bên cạnh đó còn có sự vào cuộc của các doanh nghiệp mang cơ giới hóa vào trong sản xuất, cũng góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng giảm chi phí.

Vì vậy, để cắt giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh bền vững cho ngành lúa gạo, cán bộ cần khuyến nông cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hành canh tác đúng kỹ thuật, phát huy tối đa hiệu quả của phân bón, vật tư nông nghiệp Song song đó, phải đảm bảo có nguồn giống chất lượng cao, quản lý tốt đồng ruộng và nguồn nước tưới tiêu

Nâng cao năng lực cạnh tranh, tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho hoạt động logistics

Thực tế, ngành logistics đòi hỏi quy mô vốn lớn và trình độ kiến thức cao, trong khi, DN Việt Nam thiếu nền tảng kiến thức, không chỉ về vận tải mà còn về quản trị, phương pháp lưu chuyển hàng hóa, Coi trọng việc phát triển hạ tầng, Chính phủ, các bộ, ngành đã và đang đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng nhiều dự án về hạ tầng quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long; đưa ra định hướng phát triển mạnh hạ tầng logistics của vùng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chuỗi giá trị sản xuất của toàn vùng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Giải pháp

Cải tiến đồng bộ hóa dịch vụ logistics

Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung ứng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa cao do có biên độ dao động lớn về thời gian thực hiện các đơn hàng, dự trữ trung bình, thời gian vận chuyển dẫn đến xác suất rủi ro giao hàng chậm rất lớn, nhất là vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo từ tháng 2 đến tháng 5 Doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ chậm thực hiện đơn hàng đến 5%, so với các doanh nghiệp nước ngoài, như Olam chẳng hạn, có tỷ lệ hoàn thành đơn hàng tới 99,8% Nguyên nhân cơ bản là do nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào không ổn định, không có đơn hàng xuất khẩu ổn định Theo đó, doanh nghiệp cũng không thể có kế hoạch dự trữ cụ thể trong năm Để khắc phục tình trạng đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Chủ động để có đơn hàng dài hạn ổn định: Doanh nghiệp từng bước chuẩn hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu và uy tín của mình để có đơn hàng ổn định dài hạn Trong tầm trung và dài hạn, phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần và đầu tư vào vùng nguyên liệu, công nghệ xay xát tận dụng lợi thế vốn có của họ để thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối ở thị trường mục tiêu; Xây dựng hệ thống dự trữ lúa gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu;

Sử dụng dịch vụ forwarding chuyên nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều có bộ phận giao nhận riêng nhưng được tổ chức khá đơn giản và chỉ đơn thuần giao nhận trong nước (inbound supply chain); phần giao nhận quốc tế do đơn vị nước ngoài đảm nhiệm Trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam phải hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng lúa gạo toàn cầu, yêu cầu tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao không chỉ đối với dịch vụ cung ứng nội địa mà còn đối với dịch 15 vụ ở nước ngoài Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên sử dụng dịch vụ forwarding chuyên nghiệp để đảm bảo giao hàng đúng hạn và giám sát chất lượng theo yêu cầu. Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Một trong những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu gạo là thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa cần nỗ lực thực hiện đơn giản hóa được thông thương dễ dàng hơn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để phối hợp hoạt động trong chuỗi cung ứng

Việc xây dựng hệ thống thông tin tự động về tình hình xuất nhập khẩu lúa gạo của thị trường Việt Nam và thế giới kết nối với Hiệp hội lương thực Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Công thương sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được tín hiệu, thông tin thị trường để điều hành sản xuất kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả hơn Hiện nay, doanh nghiệp lưu chuyển thông tin giữa các bộ phận chức năng cũng như với các đối tác trong chuỗi cung ứng trên căn bản chứng từ (paper based) Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin được coi là một yêu cầu tất yếu khách quan để phối hợp các hoạt động liên hoàn tốt hơn, tự động hóa khâu xử lý thông tin sẽ giúp cải thiện được vị thế cạnh tranh trong kinh doanh do giảm chi phí giao dịch; giảm tồn kho; giảm thời gian vận chuyển; giao hàng đúng hạn, đáp ứng chính xác các đơn hàng; phối hợp tốt hơn trong xây dựng kế hoạch và dự báo; dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn…

Khuyến nghị

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics;

Ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu theo hướng bền vững;

Quan tâm, tích cực phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo thân thiện với môi trường.

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước - đề tài phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w