Điều này thường bao gồm việc gặp gỡ và trò chuyện với người địa phương, nơi du khách có thể chia sẻ và học hỏi về truyền thống, tâm linh, và cuộc sống hàng ngày.Qua đó, du khách có cơ hộ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
Tổng quan về du lịch văn hóa
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình (trên 1 ngày, dưới 1 năm) nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh
Du lịch văn hóa là tập hợp các du lịch liên quan đến sự tham gia của người du lịch với nền văn hoá của một quốc gia hoặc vùng, đặc biệt là lối sống của người dân ở những khu vực địa lý, lịch sử của những người đó, nghệ thuật, kiến trúc, và các yếu tố khác đã giúp hình thành cách sống của họ.
Sản phẩm du lịch văn hóa
Con người sáng tạo ra văn hóa, bởi vậy mọi sản phẩm văn hóa đều thuộc về con người Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch Một sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản phẩm văn hóa Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách Tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa, nhưng không phải mọi sản phẩm văn hóa đều phải là hay phải trở thành sản phẩm du lịch Nhiều sản phẩm văn hóa không nên/không thể khai thác trong kinh doanh du lịch được Sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa có sự gắn bó nhưng cũng có nhiều sự khác biệt như: Sản phẩm văn hóa Sản phẩm du lịch - Bền vững, tính bất biến cao - Mang
Đặc trưng sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch văn hóa về cơ bản là không cụ thể (vô hình) Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa Sản phẩm du lịch văn hóa là không cụ thể, do đó không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng hóa và cũng vì vậy mà sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta có thể dễ dàng sao chép những chương trình du lịch, bắt chước cách bài trí phòng đón tiếp hay qui trình phục vụ đã được nghiên cứu công phu.
Mặt khác, do tính chất không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua và vì vậy, rất nhiều người chưa từng đi du lịch sẽ phân vân khi chọn sản phẩm du lịch văn hóa Ngoài ra, cũng do đặc điểm này mà vấn đề quảng cáo trong du lịch đóng vai trò quan trọng và phải khác với quảng cáo cho những hàng hóa
Vì được tạo thành chủ yếu từ dịch vụ nên sản phẩm du lịch khó tiêu chuẩn hóa được, khó đưa ra một quy chuẩn nhất định Cùng một sản phẩm dịch vụ nhưng chất lượng có thể không giống nhau khi:
- Cung cấp bởi những nhân viên khác nhau
- Cung cấp cho những khách hàng khác nhau
- Cung cấp tại những thời gian, địa điểm khác nhau
1.3.3 Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng
Vì sản phẩm du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, mà như chúng ta biết muốn phát triển du lịch thì phải có tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch không thể di dời đi nơi khác (cố định về không gian), vì thế khách phải tìm đến nếu muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch Đồng thời, sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ, mà đã là dịch vụ thì chỉ khi nào khách tiêu dùng thì lúc đó cơ sở kinh doanh mới cung cấp, hay nói cách khác lúc đó dịch vụ mới được sản xuất.
Với đặc điểm này thì khách du lịch không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước khi mua và muốn tiêu dùng thì phải đến nơi sản xuất.
1.3.4 Tính mau hỏng và không dự trữ được
Sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… Vì thế không thể sản xuất trước, lưu kho và bán từ từ cho khách.
Nói cách khác, sản phẩm du lịch không thể dự trữ được và mau hỏng Số lượng buồng trong khách sạn, số chỗ ngồi trong nhà hàng… nếu không thể bán vào ngày hôm nay thì khách sạn, nhà hàng sẽ mất doanh thu chứ không thể cộng thêm tất cả số buồng và chỗ ngồi đó vào số buồng và số chỗ ngồi của doanh nghiệp ngày hôm sau được Chính vì vậy, làm sao để tối đa hóa công suất theo từng ngày là điều mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch luôn quan tâm và cố gắng khai thác. 1.3.5 Sản phẩm du lịch do nhiều nhà cung cấp tham gia cung ứng
Nhằm thỏa mãn nhu cầu trong suốt cuộc hành trình của khách, từ nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu thứ yếu, đòi hỏi phải có nhiều loại hình dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan… Để có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của du khách một cách đầy đủ nhất, đa dạng nhất vào mọi thời điểm… thì phải có nhiều nhà kinh doanh tham gia vào việc cung ứng sản phẩm du lịch cho khách.
1.3.6 Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
Do nhu cầu du lịch thay đổi thường xuyên, lúc thì cầu du lịch quá cao nhưng có lúc thì quá thấp, trong khi đó cung du lịch tương đối ổn định trong thời gian dài Từ đó nảy sinh độ chênh lệch giữa cung và cầu du lịch, đó chính là tính thời vụ trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch Đặc điểm này gây khó khăn đối với nhà kinh doanh du lịch văn hóa: làm sao để độ chênh lệch giữa cung và cầu ở mức thấp nhất vào mùa cao điểm, làm sao để giải quyết mọi vấn đề về lao động, doanh thu, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất… vào mùa thấp điểm…
Trên đây là tổng hợp những thông tin về du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch văn hóa, cùng với 6 đặc trưng của sản phẩm du lịch hy vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về ngành du lịch, lựa chọn tốt cho mình các sản phẩm phù hợp cho mỗi chuyến đi xa nghỉ ngơi cùng gia đình và bạn bè hoặc làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu
Vai trò du lịch văn hóa
Văn hóa là nguồn lực phát triển du lịch
Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển các ngành công nghiệp du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong số 18.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch - Kỳ vọng đến năm 2030: Ngành du lịch văn hóa chiếm 15-20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch Trên thực tế, du lịch chính là phương thức, là con đường mà nhiều quốc gia đang đầu tư, khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, phát triển để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa. Đồng thời, tài nguyên văn hóa cũng chính là nguồn lực để phát triển du lịch. Nhiều di sản văn hóa đã trở thành những sản phẩm văn hóa - du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch Hiện cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê Trong đó, hiện có khoảng 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; trên 3.460 di tích cấp quốc gia;
107 di tích quốc gia đặc biệt, 164 bảo vật quốc gia.
Có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và
14 di sản được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, Việt Nam có 7 Di sản tư liệu được UNESCO ghi danh Ngoài ra, Việt Nam còn có 9 Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Nhiều di sản văn hóa đã trở thành những sản phẩm văn hóa - du lịch hoàn chỉnh,vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch,đồng thời, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản,mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.
Với tiềm năng di sản văn hóa dồi dào như vậy, KTS Hoàng Đạo Cầm- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có lợi thế để phát triển du lịch văn hóa.
"Văn hóa là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với du lịch, là một trong những những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của du khách Văn hóa thực sự là nội lực bên trong của phát triển kinh tế, chính vì thế yêu cầu thúc đẩy loại hình du lịch văn hóa là vấn đề cần được quan tâm… Truyền thống văn hóa lâu đời, bề dày lịch sử sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung của đất nước ta"- KTS Hoàng Đào Cầm khẳng định. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) cho rằng, sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa ngày càng trở thành xu hướng và là sở thích của du khách hiện đại - nhóm khách ngày càng quan tâm tới chất lượng, đặc biệt là nhu cầu trải nghiệm dịch vụ Vì vậy, các giá trị văn hóa đã trở thành nguồn lực của địa phương cũng như của quốc gia để phát triển du lịch nói chung và du lịch di sản nói riêng.
"Những di sản được khai thác hợp lý sẽ góp phần để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, giúp họ có những cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa bản địa còn hiện diện, làm cho họ cảm thấy thích thú và muốn quay trở lại ở những lần sau, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia Nói cách khác, việc khai thác các giá trị di sản nếu có kế hoạch rõ ràng sẽ là tiền đề thiết yếu tạo nên sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngành, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn"- bà Nguyễn Thị Huyền Trang nói (NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG -THỦ KHOA TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮHÀNH 2019)
XÂY DỰNG LỊCH TRÌNH “HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG”
Lịch trình
LỊCH TRÌNH HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG HUẾ - ĐÀ NẴNG – HỘI AN 3 NGÀY 2 ĐÊM KHỞI HÀNH TỪ HÀ NỘI
NGÀY 1: HÀ NỘI – HUẾ (ĂN TRƯA, TỐI)
Sáng: Xe và hướng dẫn viên công ty Nhóm 4 đón quý khách tại điểm hẹn, đưa quý khách ra sân bay Nội Bài khởi hành đi Huế HDV sẽ đón quý khách tại sân bay Huế Đến thành phố Huế, đoàn sẽ đi tham quan kinh thành Huế, khám phá những công trình kiến trúc của vương triều nhà Nguyễn như: Ngọ Môn, tử cấm thành, điện thái hòa, cửu đỉnh, tả vu,…
Bên cạnh đó, du khách cũng được ghé thăm ngôi chùa cổ kính và đẹp nhất Huế, tọa lạc ngay bên bờ dòng Hương giang, đó là chùa Thiên Mụ.
12h00: Quý khách thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng với các đặc sản của mảnh đất
13h30: Đoàn tiếp tục đi tham quan Lăng Mộ Vua Khải Định Đây là công trình kiến trúc có cấu trúc độc đáo bậc nhất vào thời Nguyễn, là sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây Công trình uy nghi, mọi chi tiết đều rất công phu với tổng thời gian xây dựng tới 11 năm.
19h00: Ăn tối ở nhà hàng Quý khách tự do dạo chơi Huế về đêm hoặc thưởng ngoạn Ca Huế sông Hương (Chi phí tự túc) Ngủ đêm tại khách sạn Huế.
NGÀY 2: HUẾ – ĐÀ NẴNG – BÁN ĐẢO SƠN TRÀ – CHÙA LINH ỨNG (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)
07h00: Đoàn ăn sáng tại nhà hàng, trả phòng khách sạn, sau đó khởi hành đi ĐàNẵng
9h30: Đến Đà Nẵng, đoàn khởi hành đi thăm quan Bảo tàng Chăm, nơi lưu giữ những hiện vật quý giá của nền văn hoá Chămpa
11h30: Đoàn tập trung tại nhà hàng để ăn trưa, thưởng thức các đặc sản của Đà Nẵng: Bánh tráng cuốn thịt heo 2 đầu da, Bê thui Cầu Mống
13h00: Xe đưa đoàn đi tham quan Đảo Sơn Trà, viếng thăm Linh Ứng Tự, nơi có tượng Phật Bà 67m cao nhất Việt Nam.
Rời đảo Sơn Trà, Quý khách sẽ tự do tắm tại bãi biển Mỹ Khê – một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tình
19h00: Ăn tối tại nhà hàng, sau đó tự do khám phá thành phố biển Đà Nẵng, ngắm nhìn cầu quay sông Hàn, Cầu Rồng Phun Lửa Phun Nước…Nghỉ đêm tại khách sạn Đà Nẵng.
NGÀY 3: ĐÀ NẴNG – NGŨ HÀNH SƠN – HỘI AN – HÀ NỘI ( ĂN SÁNG, TRƯA)
7h00: Ăn sáng tại khách sạn, sau đó xe đưa quý khách đi tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, rồi trên ghé thăm làng điêu khắc đá Non Nước.
12h00: Ăn trưa tại nhà hàng ở Đà Nẵng
13h00: Xe đưa quý khách đi phố cổ Hội An Qúy khách tự do tham quan các địa danh nổi tiếng của của Hội An như: Chùa Cầu Nhật Bản, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, nhà Cổ hàng trăm năm tuổi, Hội Quán Phước Kiến…
15h00: Xe đưa đoàn ra sân bay, đáp chuyến bay về Hà Nội Tới sân bay Nội Bài, xe của công ty Nhóm 4 đón đoàn đưa về điểm hẹn ban đầu, chia tay quý khách Kết thúc tour du lịch Huế Đà Nẵng Hội An 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội Chúc quý khách có những giây phút vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình, người thân! khiến lòng thực khách xuyến xao Nem lụi Huế thường được ăn kèm với rau sống, thơm, khế, giá, ớt như cuộn thịt của người miền Nam Điều khác biệt ở món ăn này chính là món nước chấm đặc biệt có tên gọi là “nước lèo
Thoạt nhìn, nhiều du khách sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa tré Huế và nem chả Huế vì thật chất hai món đặc sản Huế này có “họ hàng” với nhau, tuy nhiên, cách làm của chúng lại khác nhau nên bạn cần hỏi kỹ trước khi mua nhé Vị của tré thơm mùi thính, vị ngọt đậm, hơi chua Tré Huế có hai loại là tré heo và tré bò.
Tuy nhiên, món tré Huế không có một cách làm cụ thể nào cả nên mùi vị, màu sắc cũng đa dạng tùy vào sở thích của người làm Trên bàn ăn của gia đình người Huế, tré là một món khai vị hoặc nhấm với rượu không thể thiếu.
Bánh canh Nam Phổ xuất phát từ làng… Nam Phổ Đây là món hàng rong phổ biến tại làng này, một nơi cách trung tâm thành phố khoảng 10 km Bạn sẽ thấy nước bánh có hơi đục và kẹo do bánh canh Nam Phổ được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ 3 gạo – 1 lọc.
Nước dùng bánh canh còn có thịt ba chỉ và tôm Khi ăn, bạn nhớ thêm chút ớt tăng độ cay để cảm nhận trọn vẹn cái ngon đúng chất Huế Bánh canh Nam Phổ là món đặc sản Huế ưa thích của nhiều khách du lịch và cả người dân địa phương Cứ mỗi buổi chiều, song song với các gánh chè rong chính là sự hiện diện của những gánh bánh canh Nam Phổ.
Tôm chua là một món đặc sản Huế bình dị mà bạn khó có thể thấy ở những tỉnh thành khác Bản thân tôm đã có vị thanh mát, ngọt dịu nay được pha với cay nồng từ các loại gia vị chẳng những không át được vị mát lành vốn có của tôm mà còn thật hài hòa và quyến rũ khi ăn cùng với các món ăn kèm khác.
Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy đây là một món đặc sản Huế đại diện cho nét tính cách cầu kỳ và tỉ mẫn của người dân nơi đây Khi chế biến, họ đặc biệt không sử dụng loại tôm biển to mà chỉ chọn tôm nước ngọt, tôm sông, tôm đất nhỏ Lý do là vì tôm nhỏ thì dễ thấm đều gia vị hơn và khi bày biện lên dĩa, chén hay xếp trong hũ trông cũng đẹp mắt hơn.
Tôm chua Huế thường được ăn kèm như gỏi cuốn với thịt luộc, bánh tráng cùng các loại rau sống Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều thời gian để cuốn bánh tráng, bạn cũng có thể ăn tôm chua với cơm nóng
9 Vả trộn Ở Huế, khi có ai rủ bạn ăn “vả” tức là họ muốn bạn ăn chơi, ăn cho vui miệng Có lẽ vì thế mà trái vả ở Huế thường để dùng làm món ăn chơi, khai vị Đã đến đây thì bạn nhất định phải ăn thử trái vả vì đây mới đúng là đặc sản Huế, chỉ Huế mới có vả mà thôi, đảm bảo không đụng hàng với bất kỳ xứ nào khác.
Thuyết minh một điểm du lịch văn hóa trong tuyến
Thuyết minh về Phố Cổ Hội An
Hội An – địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ.
Cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại Cùng với cuộc sống thường ngày của cư dân những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời vẫn đang tồn tại và được duy trì, vì vậy nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đó là một cái gì thật đáng quan tâm Sự giao thoa văn hóa đã làm nên một Hội An được Unesco ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa Đến nửa sau thế kỷ 17, nơi này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt. Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn Vào những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới.
Xưa kia, phố cổ Hội An chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn Hội An nhìn ra sông Chợ Củi, tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20 Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn Đến đây, thú vị nhất vẫn là thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính, ngói được lợp cách đây vài trăm năm Đặc biệt là về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn lồng kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà. Đến Hội An không thể không ghé thăm chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ nơi đây. Còn có tên gọi là Lai Viễn Kiều, Chùa Cầu bắt qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, do các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17 Chùa Cầu ở Hội
An do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói Chùa có lối kiến trúc khá đặc biệt, mái lợp ngói âm dương đã ngả màu thời gian Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ công phu, đây không chỉ là một cây cầu hay một ngôi chùa, nó còn là nơi hội họp của xóm làng ngày trước, với ước mơ về một cuộc sống giao hòa tương thân tương ái của cộng đồng.
Các di tích khác như Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phước Kiến và những ngôi chùa cổ kính cùng những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi đều khiến người ghé thăm phải nghiêng mình thán phục về sự tinh xảo khéo léo mà vẫn rất lắng sâu của bàn tay con người Vừa nguy nga tráng lệ, vừa đồ sộ cao quý, tất cả các công trình đều trở thành những cuốn biên niên sử sống động nhất, lưu giữ một quá khứ vàng son của cộng đồng người Hoa cũng như các cư dân ngày trước ở Hội An.
Những con đường đầy bóng cây và mùi hoa sữa vào độ tháng 10, những ngõ nhỏ quanh co dẫn đi vòng vèo trong phố cổ, những hàng quán san sát mang vẻ đẹp thâm niên với giàn hoa rũ xuống từ mái ngói đã úa màu… đã làm nên một Hội An cổ kính và nên thơ Vì thế, dẫu trải qua bao đổi thay, sự bồi lắng của cửa sông và những biến cố của lịch sử, Hội An vẫn tồn tại ở đó, mãi mãi là ký ức tuyệt đẹp trong lịch sử phát triển đất nước ta.
Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên Ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảng phất dấu ấn của thời gian xưa cũ Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ… tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo Đỉnh cao của sự phát triển là sinh hoạt "Đêm phố cổ", diễn ra vào đêm 14 âm lịch hàng tháng Với đêm phố cổ, không chỉ có văn hóa vật thể mà văn hóa phi vật thể của Hội An cũng được tôn vinh với các hội hát bài chòi, hò khoan đối đáp, văn hóa ẩm thực, các câu lạc bộ thơ, nhạc truyền thống, múa lân, hoa đăng, trẻ em thì hát đồng dao bên Chùa Cầu… Trong bầu không khí đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hữu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh đầu thế kỷ Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm Tuỳ theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau Ðó có thể là mầu đỏ may mắn, mầu vàng tươi vui, mầu gấm huyết dụ kiêu sa hay sắc xanh lãnh lẽo Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính.
Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo… vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố… tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.
Gánh nặng thường trực của Hội An vẫn là việc di tích bị xuống cấp nghiêm trọng và phố cổ quá tải Từ nhiều nguồn, tỉnh Quảng Nam đã luôn đầu tư để trùng tu, tu bổ di tích đang xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng tại phố cổ Mọi ngôi nhà cổ trong phố cổ khi trùng tu, sửa chữa đều có sự giám sát của cơ quan chức năng. Nguồn thu từ bán vé tham quan phố cổ mỗi năm được trích từ 20 – 80% cho việc sửa chữa, trùng tu các di tích, nhà cổ Người dân ở trong hẻm cũng có ý thức, trách nhiệm giữ gìn phố cổ như nhà ở mặt tiền Chủ trương tạo điều kiện cho cư dân được hưởng lợi từ việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích phố cổ đã gắn kết người Hội
An với Di sản văn hóa.
Khác với Cố đô Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Phong Nha-Kẻ Bàng, ở Hội An hơn 90% di tích là của tư nhân, do người dân, do các tộc họ, bang hội quản lý, sử dụng Đó là một việc làm phù hợp với nguyên lý: Bảo tồn để phát triển Phố cổ chỉ có giá trị khi chúng ta biết phát huy tối đa vốn cổ với chiều dày văn hóa của nó. Được sự ủng hộ của các chuyên gia Unesco, phố cổ Hội An đã duy trì như thời điểm được công nhận Di sản văn hoá thế giới Vẫn rêu phong, cổ kính, nên thơ và nét mới là đường phố sạch sẽ hơn, nhà cửa đẹp hơn, hàng hóa phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn mà chủ yếu vẫn là hàng lưu niệm, hàng hóa đặc thù của phố cổ, tình người thì vẫn ấm áp, thân mật và gần gũi.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY THẾ MẠNH DU LỊCH VĂN HÓA
Bảo tồn di sản văn hóa
Bảo tồn di sản văn hóa là nhằm thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng và vun đắp tư tưởng, đạo đức, lối sống nhân văn và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Bảo vệ di sản văn hóa tạo cơ sở khoa học nhằm cung cấp cho xã hội những dạng thông tin nguyên gốc, chân thực chứa đựng nguồn tri thức dân gian/bản địa, kinh nghiệm và bài học lịch sử có ích cho thế hệ hôm nay hiểu đúng về quá khứ, nhận thức đúng về hiện tại và định hướng tương đối chính xác cho xu thế phát triển của đất nước và cả nhân loại để có phương thức ứng xử phù hợp nhất, có lợi nhất cho quốc gia dân tộc. Đối tượng cần được ưu tiên bảo tồn chính là các giá trị văn hóa/yếu tố cốt lõi - yếu tố bất biến trong di sản văn hóa Đối với cộng đồng quốc gia các dân tộc Việt Nam, yếu tố bất biến/tính vĩnh cửu bao giờ cũng là lợi ích cốt lõi của quốc gia: Độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước và phồn vinh hạnh phúc của toàn thể nhân dân.
Tổ chức các hoạt động bảo tồn, như triển lãm, hội thảo và các chương trình giáo dục, không chỉ là cách hiệu quả để bảo tồn di sản văn hóa mà còn là cơ hội để nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng và du khách về giá trị quan trọng của di sản văn hóa Qua việc tạo ra các sự kiện và hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, chúng ta có thể thúc đẩy sự tìm hiểu và tôn trọng đối với di sản văn hóa, đồng thời hỗ trợ vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị này
Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một trải nghiệm du lịch độc đáo và bền vững Để đạt được mục tiêu này, cần có sự tích hợp đồng bộ giữa các yếu tố như giao thông, thông tin du lịch, và các điểm văn hóa quan trọng.
Trước hết, việc nâng cấp hệ thống giao thông là quan trọng để du khách có thể dễ dàng di chuyển giữa các địa điểm du lịch Cải thiện đường đi, tạo lối vào thuận tiện và thân thiện với môi trường giúp tăng cường trải nghiệm du lịch và đồng thời giảm ách tắc giao thông.
Xây dựng trung tâm thông tin du lịch là bước quan trọng để cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về các điểm du lịch văn hóa, sự kiện, và hoạt động diễn ra Trung tâm này không chỉ là nguồn thông tin mà còn là không gian tương tác, giúp du khách kế hoạch hóa chuyến đi một cách linh hoạt. Đặc biệt, việc xây dựng khu vực nghệ thuật và văn hóa góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy di sản văn hóa địa phương Trung tâm nghệ thuật, rạp hát, và phòng trưng bày là nơi du khách có thể trải nghiệm sâu sắc văn hóa địa phương và tham gia vào các sự kiện nghệ thuật.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa không chỉ tạo ra điều kiện thuận lợi cho du khách mà còn đóng góp vào sự bảo tồn và phát triển bền vững của di sản văn hóa độc đáo của mỗi địa phương.
Phát triển du lịch bền vững
Một là, đảm bảo sự cân bằng trong phát triển du lịch với bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống Thiết lập các nguyên tắc đảm bảo cân bằng phù hợp giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội Cụ thể: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch; đồng thời chú trọng đến một môi trường trong lành Đẩy mạnh bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch Hỗ trợ bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.
Hai là, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch Triển khai chiến dịch truyền thông tái khởi động du lịch nội địa "Du lịch an toàn, hấp dẫn": chuẩn bị tổ chức các sự kiện phát động, kích cầu thị trường, hội chợ du lịch, hội thảo giới thiệu điểm đến, kết nối doanh nghiệp kết hợp linh hoạt giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến, các chương trình khảo sát điểm đến, sản phẩm; Triển khai truyền thông hướng đến khách quốc tế với chiến dịch xúc tiến, quảng bá trên các kênh truyền thông trực tuyến của Tổng cục
Du lịch Việt Nam cần tăng cường việc xây dựng hình ảnh du lịch đến với bạn bè quốc tế bằng cách tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, tổ chức thông tin hướng dẫn, hỗ trợ du khách tại các điểm du lịch, đặc biệt là xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành, nhiệt tình đối với du khách.
Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng việc tạo ra các sản phẩm đặc trưng, nổi bật của từng vùng miền để tạo nên nét độc đáo tại mỗi điểm du lịch, đồng thời quảng bá được hình ảnh Việt Nam đến với du khách.