NỘI THỦYĐịnh nghĩa, cách thức xác định, cách thức xác địnhchiều rộng nội thủy:Nội thủy: là vùng nước biển phía trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ biển của quốc gia ven biển CSPL: Khoả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
MÔN HỌC: LUẬT BIỂN CHƯƠNG 2: CÁC VÙNG BIỂN THUỘC
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
Giảng viên: Th.S Hà Thị Hạnh
DANH SÁCH NHÓM 5
1 Trần Dương Bảo Uyên 2253801011333
2 Trần Ngọc Bảo Uyên 2253801011334
3 Đặng Thị Thùy Vân 2253801011335
4 Nguyễn Ái Vân 2253801011336
5 Thái Mỹ Vân 2253801011338
6 Trần Thiên Vân 2253801011339
7 Sơn Thị Tường Vi 2253801011341
8 Lê Quốc Việt 2253801011342
9 Lê Thành Vinh 2253801011344
10 Nguyễn Quang Vinh 2253801011346
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
NỘI THỦY 1
1 Định nghĩa, cách thức xác định, cách thức xác định chiều rộng nội thủy: 1
2 Chế độ qua lại của tàu thuyền, Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển (Quy chế pháp lý): 3
3 Quy chế pháp lý vùng nội thuỷ và quyền tài phán: 6
LÃNH HẢI 8
1 Khái niệm, cách thức xác định, cách thức xác định chiều rộng lãnh hải: 8
2 Chế độ qua lại của tàu thuyền, Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển (quy chế pháp lý) 9
3 Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác (nếu cí), Thẩm quyền Tòa án (Quy chế pháp lý): 10
4 So sánh nội thủy và lãnh hải: 11
Trang 3NỘI THỦY Định nghĩa, cách thức xác định, cách thức xác định chiều rộng nội thủy:
Nội thủy: là vùng nước biển phía trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ biển của quốc gia ven biển (CSPL: Khoản 1 Điều 8 UNCLOS 1982)
Đường cơ sở: là hệ thống các mốc tọa độ trên biển do quốc gia ven biển đơn phương xác định để giới hạn chiều rộng của nội thủy và làm cơ sở xác định chiều rộng các vùng biển khác theo UNCLOS 1982.X
Đối với quốc gia ven biển.
- Có 2 phương pháp xác định đường cơ sở : Phương pháp
đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ sở thẳng
: Có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có đoạn lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất thể hiện rõ ràng
: Căn cứ vào mực nước biển xuống thấp nhất dọc bờ biển để quốc gia xác định và tuyên bố các điểm, tọa độ đó làm đường cơ sở của mình
: Phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Ở nơi nào mà bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc
có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển (khoản 1, Điều 7 UNCLOS 1982)
Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác (khoản
2, Điều 7 UNCLOS 1982)
: Đường cơ sở thẳng được xác định là đường gãy khúc nối các điểm nhô ra xa nhất của các
Trang 4đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau
- Vấn đề kết hợp 2 phương pháp xác định đường cơ sở.
Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên (Điều 14 UNCLOS 1982)
- Liên hệ đường cơ sở việt nam:
+ CSPL: Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN ngày 12-11-1982
+ Theo Tuyên bố thì đường cơ sở của Việt Nam là đường thẳng gãy khúc kết nối gồm 11 điểm trong đó có 1 điểm A8 nằm trên đất liền, 10 điểm còn lại đều ở đảo nhưng
đa số là đảo xa bờ, ít đảo ven bờ
+ Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS 1982 do Việt Nam là quốc gia có bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm, khoét sâu, có chuỗi đảo nằm sát, Về khoảng cách giữa các điểm cơ
sở so với đất liền thì tuy bị nhiều nước phản đối nhưng theo khoản 5 Điều 7 UNCLOS 1982 thì nguồn tài nguyên
và đa dạng sinh học quý giá, sản lượng thủy hải sản, số lượng các bãi khai thác cá, tôm ở khu vực Đông và Tây Nam Bộ, có thể thấy các đảo, nhóm đảo này có ý nghĩa kinh tế, xã hội đặc biệt quan trọng và gắn bó mật thiết, lâu dài với đất liền, trực tiếp quyết định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực cũng như cả nước, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và đây cũng là các nhóm đảo lớn, đông đúc dân cư sinh sống và từ lâu
đã gắn bó mật thiết với đất liền về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng Với ý nghĩa đó, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng những đảo xa bờ này để vạch tuyến đường
cơ sở phù hợp với quy định
+ Đường cơ sở của Việt Nam chưa hoàn thiện do còn để ngỏ, chưa đàm phán được ở nhiều điểm từ vùng đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh với Trung Quốc và vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Campuchia.X
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5- Các định nghĩa về Quốc gia quần đảo và Quần đảo được quy định tại Điều 46 UNCLOS 1982
+ Điều kiện áp dụng: Đường cơ sở quần đảo chỉ áp dụng đối với các quốc gia quần đảo
+ Cách xác định: Quốc gia quần đảo lựa chọn các điểm cơ
sở tại những điểm xa nhất của những đảo và bãi cạn xa nhất của quần đảo và nối các điểm cơ sở lại với nhau (Điều 47 UNCLOS 1982)
b) Cách thức xác định chiều rộng nội thủy.
- Không như các vùng khác, chiều rộng của nội thủy không được ấn định bao nhiêu mà chỉ quy định nội thủy là vùng nước biển phía trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ biển của quốc gia ven biển Vì đường cơ sở rất quan trọng là cơ
sở để xác định chiều rộng các vùng biển khác, là tiền đề
để xác lập và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi quốc gia Mỗi quốc gia sẽ có vị trí, địa hình khác nhau (bằng phẳng, khúc khuỷu, khoét sâu, chuỗi đảo, ) nên việc ấn định cụ thể cho nội thủy sẽ không công bằng cho các quốc gia Công ước đưa ra 2 phương pháp cho các quốc gia tự mình xác định theo các quy định của UNCLOS 1982, mặc dù tự xác định nhưng các quốc gia cũng không thể tạo ra các biệt lệ cho riêng mình
để có khu vực nội thủy rộng lớn do trong quan hệ quốc tế, một quốc gia không thể bất chấp phản ứng của các quốc gia khác mà tự mở rộng vùng nội thủy làm ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác.X
2 Chế độ qua lại của tàu thuyền, Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển (Quy chế pháp lý):
- CSPL: Điều 2 UNCLOS
Trang 6Điều 10 Luật biển Việt Nam 2012 quy định về chế độ pháp lý của nội thủy:
- Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một
bộ phận của lãnh thổ QG, tại đó QG ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như trên đất liền
- Chủ quyền của QG ven biển bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời nội thủy
- chủ quyền và quyền tài phán của QG ven biển trong vùng nội thủy được quy định chủ yếu trong pháp luật từng QG
- Ở Việt Nam thì có các luật để điều chỉnh, quản lý để thực thi chủ quyền và quyền tài phán như Luật biển Việt Nam 2012, Luật
xử lý vi phạm hành chính, Luật hình sự
+ Có những trường hợp xin phép trước, có những trường hợp vừa đi vừa xin phép để đảm bảo Ví dụ có những trường hợp cấp thiết, cần tránh trú bão thì có thể vừa đi vừa xin phép để có thể kịp thời thực hiện các công tác cứu trợ nhưng luôn phải xin phép thì mới được vào còn nếu không xảy ra trường hợp cấp thiết thì phải xin phép trước khi vào vùng này
+ Ngoại lệ: Vùng nước nội thủy thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của QG Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 8 của Công ước 1982 cũng quy định có những vùng nội thủy mà tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại vô hại mà không cần xin phép Đó là các vùng biển mà trước đây chưa được coi là nội thủy, nay do phương pháp vạch đường cơ sở thẳng mà trở thành vùng nội thủy của QG ven biển Quy định này vừa đảm bảo chủ quyền của QG ven biển, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tàu thuyền nước ngoài khi được qua lại vô hại trên vùng biển đó
của các QG quy định từng loại tàu thuyền khác nhau có những thủ tục xin phép khác nhau
Trang 7+ Trong Công ước 1982, tàu thuyền chủ yếu được chia làm 2 nhóm lớn: tàu dân sự và tàu quân sự Tùy vào mục đích sử dụng mà quy chế của tàu dân
sự và tàu quân sự sẽ khác nhau
Đối với tàu dân sự thì tùy vào chủ sở hữu mà quy chế cũng sẽ khác nhau Cụ thể: tàu dân sự của tư nhân và tàu dân sự của Nhà nước Tàu dân sự của tư nhân thì không quan trọng mục đích sử dụng là gì,
có thể là dùng để chở khách, chở hàng, giải trí, Còn đối với tàu dân
sự của Nhà nước thì lại tùy vào mục đích sử dụng, theo đó ta có hai nhóm là tàu dân sự của Nhà Nước sử dụng vào mục đích thương mại hay phi thương mại Tàu dân sự của Nhà Nước với mục đích thương mại tức là sử dụng để chở khách, chở hàng nhưng có thu phí Còn đối với mục đích phi thương mại thì có thể là tàu cứu hộ, cứu nạn, tàu của các lực lượng kiểm ngư, tàu cảnh sát, những tàu công vụ Đối với tàu Quân sự (tàu chiến) <Điều 29-UNCLOS 1982> Trong Tập quán quốc tế của các QG thường công nhận tàu chiến của các
QG khi đi trên các vùng biển có quy chế như lãnh thổ di động của các QG cho nên nhóm tàu này có các quyền ưu đãi rất đặc biệt vì thế tại Điều 29 UNCLOS liệt kê rất rõ các điều kiện để một tàu được coi
là tàu quân sự (tàu chiến) của QG
=> Các tàu quân sự và các tàu mà Nhà Nước sử dụng vào mục đích phi thương mại (tàu công vụ) được xếp chung vào một nhóm được hưởng quyền
ưu đãi và miễn trừ đặc biệt Còn các tàu mà Nhà Nước sử dụng vào mục đích thương mại và các tàu dân sự của tư nhân thì được xếp vào một nhóm chung thường gọi là tàu buôn nước ngoài mà theo đó nhóm này không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ gì cả
+ Nhóm tàu quân sự và tàu Nhà Nước phi thương mại: Tàu quân sự theo Công ước 1982 về Luật biển được hưởng quyền bất khả xâm phạm và quyền miễn trừ tuyệt đối về tư pháp trong nội thủy của QG ven biển (Điều 32 UNCLOS) Theo đó, quyền bất khả xâm phạm nghĩa là trong mọi trường hợp không được phép có những hành động kiểm tra, khám xét, bắt giữ hoặc tấn công vào tàu quân sự nước ngoài Khi các tàu quân
sự vào trong vùng biển của QG ven biển thì QG ven biển phải tôn trọng quyền bất khả xâm phạm này Không được tự ý bắt giữ khám xét gì hết Đồng thời cũng không được quyền cưỡng chế mang tính chất tư pháp đối với con tàu Trong quan hệ quốc tế nếu 1 tàu quân sự bị tấn công thì coi
Trang 8như đang tấn công vào chính QG mà con tàu đang mang quốc tịch và các bên sẽ có quyền đáp trả tự vệ Ngoài ra, thủy thủ trên tàu cũng được hưởng quy chế này Nếu tàu này có các hành vi vi phạm thì cũng không thể nào bắt giữ, xử lý hành chính hay là xử lý hình sự đối với thủy thủ trên tàu Nhưng lưu ý, quyền này là dành cho con tàu, gắn liền với con tàu và nếu như thủy thủ đi xuống cảng biển, đi vào trong đất liền QG và phạm tội thì vẫn bắt giữ, xử lý bình thường Như vậy, nếu tàu đi vào vùng biển của QG ven biển mà có vi phạm thì theo Điều 30, Điều 31 UNCLOS
QG ven biển được quyền trục xuất con tàu ra khỏi phạm vi lãnh thổ nước mình, yêu cầu QG mà con tàu mang quốc tịch phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có) và yêu cầu QG mà con tàu mang quốc tịch phải
áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với thủy thủ vi phạm Tóm lại, các vấn đề liên quan đến tàu quân sự chủ yếu giải quyết bằng vấn đề ngoại giao
+ Nhóm các tàu dân sự thì không được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt như vậy Do vậy, nếu có hành vi vi phạm trong vùng nội thủy của QG ven biển thì QG ven biển vẫn xử lý bình thường QG có quyền
xử lý ở đây thì ta gọi đó là quyền tài phán của QG ven biển Quyền tài phán này bao gồm tài phán hình sự, tài phán dân sự, tài phán hành chính (Điều 27, Điều 28 UNCLOS) Điều này áp dụng tương tự như trên đất liền theo đó mọi vi phạm đều có quyền xử lý hết đối với các tàu dân sự
Ví dụ như về mặt hành chính quy định các trật tự quản lý hành chính trong hoạt động đi lại của các tàu vào vùng nội thủy của mình và nếu các tàu này có hành vi vi phạm thì QG có quyền xử lý, xử phạt vi phạm hành chính chẳng hạn như tịch thu công cụ, phương tiện vi phạm, Còn về mặt dân sự nếu các tàu có đâm va với nhau, có tranh chấp dân sự với nhau hoặc là có tranh chấp giữa thủy thủ trên tàu với nhau hay với công dân nước tiếp nhận mà nếu các bên đương sự khởi kiện ra Tòa án của nước ven biển thì Tòa án nước ven biển cũng có quyền thụ lý, giải quyết Mặt khác, về mặt hình sự nếu có hành vi phạm tội của thủy thủ trên tàu thì QG vẫn được quyền bắt giam, bắt giữ xét xử như trường hợp người nước ngoài phạm tội trên đất liền Đặc biệt, thông thường thì mọi biện pháp áp dụng cho các con tàu nước ngoài hoặc thủy thủ nước ngoài phải được thông báo đến cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của QG mà con tàu biết hoặc QG mà thủy thủ đó biết để họ thực hiện công tác bảo hộ công dân
Trang 93 Quy chế pháp lý vùng nội thuỷ và quyền tài phán:
- Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia Quốc gia sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp giống như trên đất liền.Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thuỷ
- UNCLOS 1982 không có bất kỳ quy chế nào về quy chế pháp lý vùng nội thuỷ Vì vậy, nội luật của quốc gia là cơ sở pháp lý điều chỉnh trực tiếp quy chế pháp lý vùng nội thuỷ
- Mọi tàu thuyền đi qua đều phải xin phép trước, mỗi loại tàu thuyền có những quy chế khác nhau như tàu thương mại, tài phi thương mại, tàu quân sự,…
- Tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự
do thông thương và có đi có lại Tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu thuyền quân sự phải xin phép Các thủ tục xin phép cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại nội thụy của mỗi quốc gia được điều chỉnh bởi quy định của Luật biển quốc tế và pháp luật quốc gia
+ Nghĩa vụ xin phép không bắt buộc liền đối với tàu thuyền nước ngoài gặp các sự cố, tai nạn đe dọa an toàn của con tàu hoặc hành khách, hàng hóa trên tàu Tuy nhiên, khi đã vào được nội thủy, tàu thuyền nước ngoài phải khẩn trương thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven bờ về sự hiện diện của mình và tuân thủ các quy định, hướng dẫn của cơ quan hữu quan
+ Tàu quân sự có quy chế pháp lý đặc biệt: Được hưởng quyền bất khả xâm phạm và miễn trừ tuyệt đối về tư pháp trong nội thuỷ của quốc gia ven biển Thuỷ thủ tàu được hưởng tương tự khi họ trên tàu
Đối với tàu dân sự, gồm:
(1) Quyền tài phán dân sự, về nguyên tắc, đối với tàu dân sự, luật điều chỉnh là luật quốc gia mà tàu mang cờ Do đó, các Tòa án của quốc gia ven biển không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự xảy ra giữa các thành viên của thủy thủ đoàn với các công dân nước ngoài không thuộc thủy thủ đoàn trên tàu, vụ việc sẽ được giải quyết của quốc gia mà tàu mang quốc tịch
(2) Quyền tài phán hình sự, tàu dân sự ngước ngoài khi hoạt động trong nội thủy của quốc gia ven biển sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như tàu dân sự Bởi, tàu dân sự là những chiếc tàu do cá nhân, pháp
Trang 10nhân làm chủ hoặc là tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại như vận tải, buôn bán nhằm mục đích sinh lời Do vậy, theo luật quốc
tế, quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ vi phạm pháp luật hình sự xảy ra trong tàu dân sự nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển Nên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền khởi tố, điều tra, truy tố
và xét xử các cá nhân có hành vi phạm tội trên tàu
Trang 11LÃNH HẢI
1 Khái niệm, cách thức xác định, cách thức xác định chiều rộng lãnh hải:
- : Lãnh hải là vùng biển nằm tiếp liền và phía ngoài nội thủy, có bề rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra (Điều 3, 4 Công ước Luật biển 1982)
+ Chủ quyền trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải
+ Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt đến vùng ười trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này Trong vùng trời bên trên lãnh hải không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện bay
+ Đối với Việt Nam, vùng lãnh hải có chiều rộng tối đa là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia láng giềng có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế, lãnh hải của Việt Nam bao gồm:
Lãnh hải của phần đất liền
Lãnh hải của các đảo, quần đảo
-Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới QG trên biển của Việt Nam (Điều 11 Lãnh hải Luật Biển VN 2012)
Chiều rộng thực tế của vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam là: 12 hải lý
-+ Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiên trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận Đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng (Điều 5, Công ước Luật biển 1982)
+ Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngấn nước triều thấp nhất (Điều
7, Công ước Luật biển 1982) Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ hai điều kiện: