1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên
Tác giả Lê Hồng Suy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Công Bình
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 47,93 MB

Nội dung

Qua đó phát hiện được những khó khăn,vướng mắc trong quá trình thực hiện nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV và tìm ra nguyên nhân của nh

Trang 1

LE HONG SUY

NGUYEN TAC TRACH NHIEM PHOI HOP CUA CO QUAN, TO

CHUC, CA NHAN VOI CO QUAN THI HANH

AN DAN SU, CHAP HANH VIEN

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

HÀ NOI - 2013

Trang 2

LE HONG SUY

NGUYEN TAC TRACH NHIEM PHOI HOP CUA CO QUAN, TO

CHUC, CA NHAN VOI CO QUAN THI HANH

AN DAN SU, CHAP HANH VIEN

CHUYEN NGANH: LUAT DAN SU VA TO TUNG DAN SU

Mã số: 60 38 0103 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

TS NGUYEN CONG BÌNH

HÀ NOI - 2013

Trang 3

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các sô liệu, ví dụ và trích dân trong luận văn là chính xác và trung thực Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bô trong bát kỳ công trình nào khác.

Lê Hồng Suy

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

57989271222 |CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYEN TAC TRÁCHNHIEM PHOI HOP CUA CO QUAN, TO CHUC, CA NHAN VOI CO QUANTHI HANH AN DAN SU, CHAP HANH VIEN c.cccssssssscsececsceesesececsesecevsecesevenees 71.1 KHAI NIEM VA Y NGHIA NGUYEN TAC TRACH NHIEM PHOI HOP

CUA CO QUAN, TO CHUC, CA NHAN VOI CO QUAN THI HANH AN

DAN SU, CHAP HANH VIEN ceccsscssssssssessssessessessessssscsssssesssessessssstssssssesseeseeseeses 71.1.1 Khái niệm nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cánhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên ¿2 2 2 +2 71.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cánhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên -5 555555552 II1.2 CƠ SO CUA NGUYÊN TAC TRÁCH NHIỆM PHÓI HỢP CUA CƠQUAN, TÔ CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN THI HANH ÁN DAN SỰ,CHAP HANH VIỂN - - + SE+EE9EE9E12E121521521571121211211211211111111111 1.111 cry 131.2.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc trách nhiệm phối hop của cơ quan, tổchức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên 131.2.2 Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổchức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên 151.3 MOI QUAN HE NGUYEN TAC TRÁCH NHIEM PHOI HỢP CUA CƠQUAN, TO CHUC, CA NHAN VOI CO QUAN THI HANH AN DAN SU,CHAP HANH VIEN VOI MOT SO NGUYEN TAC KHAC CUA LUAT THIHANH ÁN DAN SU o.oeesscsscsscssessessessesssssssscsvcsecsssessessssucsucsussnssessessesussussnsaessessessess 161.4 CAC YEU TO BAO DAM THUC HIEN NGUYEN TAC TRACH NHIEMPHOI HỢP CUA CO QUAN, TO CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CO QUAN THIHANH AN DAN SU, CHAP HANH VIEN cscscsssessesssessessessessessesssessessesseesesseesen 17

Trang 5

1.4.2 Các yếu tố về kinh tế, chính trị - xã hội esses + ++ztx2£ezxzxxzxeẻ 201.5 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN NGUYEN TAC TRÁCHNHIỆM PHOI HỢP CUA CƠ QUAN, TÔ CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUANTHI HANH ÁN DAN SỰ, CHAP HANH VIÊN TỪ NĂM 1945 DEN NAY 221.5.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950 cecccccscsssccssesssscsecessesseersesesseeeeeeeees 221.5.2 Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1980 + +2+E+EvESESESESESEEEEEErersresee 231.5.3 Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1993 ¿2+ ++2E+E2EE2EzErxerrrred 241.5.4 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004 - +E+E+E+ESESESESESEEEEEEEEEErEreree 251.5.5 Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009 ¿- ¿2 ++SE+E2EE2E2Ezxcrxrred 271.5.6 Giai đoạn từ năm 2009 đến nayy ¿2-52 2 s+E22ESEE2EEEEEEEEEEEEEerkerrrree 28Kết luận Chương L ¿- 2 St SSkS +9 E9E118111111111111111111111111 11111111110 29

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGUYEN TAC TRÁCH NHIỆM PHÓI HỢP CUA

CƠ QUAN, TÔ CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN THI HANH ÁN DÂN SỰ,CHAP HANH VIEN 0022 302.1 CO QUAN, TO CHUC VA CA NHAN CO TRACH NHIEM PHOI HOPVOI CO QUAN THI HANH AN DAN SU, CHAP HANH VIEN TRONG VIECGIẢI QUYET THI HANH AN DAN SỰ -¿- «5+ k+ESEk‡E£EEEEEEeEkekererkererxred 302.1.1 Cơ quan, tổ chức va cá nhân có trách nhiệm phối hợp với co quan thihành án, Chấp hành viên trong việc thông báo thi hành án 5: 5- 302.1.2 Cơ quan, tô chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành

án dân sự và Chấp hành viên trong việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự 322.1.3 Cơ quan, tô chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành

án dân sự và Chấp hành viên trong việc giáo dục, thuyết phục thi hành án 342.1.4 Cơ quan, tô chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thihành án, Chấp hành viên trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện phápcưỡng chế thi hành án dân sự - - 2 + SSE+E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11111e xe, 36

Trang 6

2.2 CƠ QUAN, TÔ CHỨC VA CÁ NHÂN CÓ LIEN QUAN PHAI THUCHIEN CAC YEU CAU CUA CO QUAN THI HANH AN DAN SU, CHAPHANH VIÊN VE THI HANH AN DAN SU uu ccccscssscsssscssecscsecsesececsvsecersvceseveecevare 452.2.1 Cơ quan, tổ chức va cá nhân có liên quan phải thực hiện các yêu cầu của

cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên về giao các quyết định thi hành

án, văn bản, giấy tờ về thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án của ngườiphải thi hành án - 2-52 SE+S22E£2E£2EE2EEEEE21921211211211211211111111111 11.111 crx 452.2.2 Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện các yêu cầu của

cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên về áp dụng biện pháp bảo đảm,biện pháp cưỡng chế thi hành án - 2 + 2 2+E£EE+E£EE+EEEESEE2EEEEEEErErrerrees 472.3 XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ, CAN THIỆP TRÁI PHÁP LUẬT VÀOHOẠT DONG THI HANH ÁN DÂN SỰ CUA CO QUAN THI HANH ÁNDAN SỰ VA CHAP HANH VIEN esesscssssssessessessessssssssessessessessssssssesseeseesesseasen 482.3.1 Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi can trở, can thiệp trai pháp luậtvào hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự và Chấphành VIÊT - - CC EEE%%%%6%6660110110 801101010180 1010 1 và 482.3.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cản trở, can thiệp tráipháp luật vào hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự vàChấp hành viên ¿- ¿SE k9SE+EEEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEE1111111111111111111111 111111 xe 49Kết luận Chương 2 ¿52 SE+EEE9E1215E121521511211111111115111111111 1111111 1 10 52CHUONG 3: THUC TIEN THUC HIEN NGUYEN TAC TRACH NHIEMPHOI HỢP CUA CO QUAN, TO CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN THIHANH AN DAN SU, CHAP HANH VIÊN VÀ KIEN NGHỊ -s¿ 533.1 THUC TIEN THUC HIEN NGUYEN TAC TRACH NHIEM PHOI HOPCUA CO QUAN, TO CHỨC, CA NHÂN VỚI CO QUAN THI HANH ÁNDAN SU, CHAP HANH VIEN csscssssssessessesssessessessessessssssessessessesstssssssetiseseesesseeasen 53

Trang 7

3.1.2 Một số vướng mắc hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc trách nhiệmphối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp

TOES, PLS a, cc cn ai ct tk hc lah cc ch AS 0 000Ì 573.2 MOT SO KIEN NGHI NHAM NANG CAO HIEU QUA THUC HIENNGUYEN TAC TRÁCH NHIỆM PHÓI HỢP CUA CƠ QUAN, TO CHỨC, CANHÂN VỚI CO QUAN THI HANH ÁN DAN SU, CHAP HANH VIÊN 623.2.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc tráchnhiệm phôi hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự,Chấp hành viên ¿- ¿2 k+SEESEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEE1111111111111111111111 1.111 xe 623.2.2 Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổchức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên - 65Kết luận Chương 3 ¿2-52 St EEk9EE2EEE12111181111111111111111111111111 1111111 1110 66KET LUẬN - ¿55-252 22122212221222122112211221121121121121121121111211.11 re 68DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -¿-¿©2+k+E+ESEEEE2E+EEEEEEEEzEeEerrerkexsed 70

5108500092 77

Trang 8

Thị hành án dân sự Toà án nhân dân

Toà án nhân dân tối cao

Uỷ ban nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

Trang 9

Thị hành án (THA) nói chung và thi hành án dân sự (THADS) nói riêng làgiai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án Theo Điều 136 Hiến pháp năm

1992 đã khăng định: “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân (TAND) đã

có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tô chức kinh tế, tổ chức xãhội, các đơn vị vũ trang nhân dan và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn

vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”

Mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 mà Nghị quyết số 49

— NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị đặt ra đó là “XGy dựng một nên trpháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm mình, bảo vệ công lý, từng bước hiệnđại, phục vụ nhân dân, phụng sự T 6 quoc Việt Nam xã hội chu nghĩa ” Công tacTHADS đang là van đề bức xúc được toàn xã hội, Dang và Nhà nước quan tâm đểgóp phần đạt được mục tiêu đó thì công tác THADS cần phải có bước chuyền biếnmạnh, nâng cao hiệu quả.

Thực tế công tác THADS gặp rất nhiều khó khăn, nhiều bản án, quyết địnhcủa Toà án trong thời gian qua không được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành.Nhiều vụ án kéo dài trong nhiều năm mà vẫn chưa thi hành xong, trừ một số loạiviệc THADS không thể thực hiện ngay một lúc mà thi hành định kỳ trong thời giankhá đài như việc đóng góp cấp dưỡng Nếu chậm khắc phục tình trạng nhiều bản án,quyết định của Toà án không được thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì kỷcương pháp luật không được giữ nghiêm, lợi ích của Nhà nước, tập thé, tô chức,công dân sẽ không được bảo đảm và tôn trọng.

Kết qua của hoạt động THADS củng cố kết quả của quá trình tố tụng trước

đó Kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song quá trình tác nghiệp của cán bộ,Chấp hành viên (CHV) trực tiếp giải quyết việc THADS_ luôn có ý nghĩa quyếtđịnh Luật thi hành án dân sự năm 2008 (LTHADS) đã quy định rất cụ thê nhiệm

vu, quyén hạn cua CHV, các biện pháp THADS Tuy nhiên, một minh CHV, can bộTHA, không có sự phối hợp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình giảiquyết THADS thì hiệu quả công tác THADS chưa cao

Trang 10

sản liên quan đến vấn đề về sở hữu, cơ quan quản lý tài sản, thu nhập liên quan đếnngười trả thu nhập, đặc biệt là vấn đề quản lý hộ tịch, hộ khâu Mỗi con người đều

có một nơi ở, dù nơi đó là tạm trú hay thường trú Khi xác định được nơi ở củangười phải THA thì việc đầu tiên thuận lợi cho việc giải quyết THADS là cán bộTHA, CHV sẽ giao được trực tiếp cho người phải THA nhận quyết định THA, cácgiấy tờ có liên quan đến việc THADS Người phải THA sẽ biết được nghĩa vụ phảiTHA Từ thời điểm này, sẽ xác định được thời han tự nguyện THA của người phảiTHA Khi xác định được nơi ở của người phải THA thì cũng dễ dàng xác minhđược tài sản và thu nhập của người phải THA Để xác định nơi ở của người phảiTHA, thông thường CHV phải phối hợp làm việc với chính quyền cấp xã, Công ancấp xã, cảnh sát khu vực, trưởng thôn, tô trưởng tô dân phố Đặc biệt, khi cưỡngchế THADS phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việcthực hiện cưỡng chế như: bảo vệ cưỡng chế, quản lý tài sản, một số cơ quan chuyênmôn có liên quan, y tế cứu thương, người làm chứng Do vậy, tại Điều IILTHADS đã quy định: “Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với

cơ quan THADS, CHV”.

Trong bối cảnh việc THADS tồn đọng nhiều, do nhiều nguyên nhân khácnhau Trong đó, công tác phối hợp trong giải quyết việc THADS là một nguyênnhân rất quan trọng Dé góp phan giải quyết những vướng mắc nâng cao hiệu quảcông tác THADS, học viên đã chon dé tài: “Nguyén tắc trách nhiệm phối hợp của

cơ quan , tổ chức, cá nhân với co quan THADS, CHV” nghiên cứu làm luận vănthạc sỹ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề liênquan đến trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS,CHV trong THADS Về đề tài khoa học pháp lý có đề tài khoa học cấp Bộ “Bìnhluận Pháp lệnh thi hành án dan sự (PLTHADS) năm 2004” năm 2005 do Viện khoa

Trang 11

Đình Lộc làm chủ nhiệm dé tài; đề tài “THADS - Thực trạng và hướng hoàn thiệncủa dự an VIE/98/001” nam 1998 do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án; đề tàinghiên cứu khoa học cấp Trường “Hoàn thiện pháp LTHADS” năm 2004 doTrường Dai học Luật Hà Nội chủ trì; dé tài khoa học nghiên cứu cấp trường, øhữngđiểm mới của LTHADS năm 2008, mã số: LH-2010-08/ĐHL-HN năm 2011 doTrường Đại học Luật Hà Nội chủ trì Về luận văn thạc sỹ luật học có: Luận văn củaNguyễn Công Long, đề tài “Các biện pháp cưỡng chế THADS, thực tiên áp dung vahướng hoàn thiện”, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000; luận văncủa Lê Xuân Hồng, đề tài “Xã hội hoá THADS”, bảo vệ tại Trường Đại học Luật

Hà Nội, năm 2001; luận văn của Lê Anh Tuan, dé tài “Đổi mới thủ tục THADS ViệtNam”, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004; luận văn của Lê ThịHồng Hạnh, đề tài “Mối quan hệ giữa các cơ quan trong THADS”, bảo vệ tạitrường Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008; luận văn của Nguyễn Quang Thái,

đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động THADS ở Việt nam”, bảo vệ tại Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004; luận văn của Nguyễn Thanh Phong, đềtài “Biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản trong THADS”, bảo vệ tại Trường Đạihọc Luật Hà Nội, năm 2011.

Về các bài báo, tạp chí có bài “Bàn thêm về nghĩa vụ thông tin, xác minh vềtài sản, điều kiện thi hành án của đương sự khi yêu câu thi hành án” của Bùi TháiBình, Tap chí Dan chủ và pháp luật số chuyên đề THADS năm 2010; bài “Một sốnội dung khải quát về thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại thành pho Hà Chi Minh”của Lê Xuân Hồng, Tap chí Dân chu và pháp luật số chuyên dé THADS năm 2010;bài “Van dé khiếu nại, tổ cáo trong THADS” của Lê Thị Kim Dung và Lê ThiHồng, Tap chi Dân chủ và pháp luật số chuyên đề THADS năm 2010; bài “Khắcphục bat cập về xử lý vi phạm hành chính trong THADS” của Nguyễn Tuan An,Tạp chi Dân chủ và pháp luật số tháng 11 (224) năm 2010; bài “Kiến nghị giải pháplàm giảm lượng án tôn đọng trong THADS” của Bùi Thái Bình , Tạp chí Dân chủ

Trang 12

phan giải quyết việc thi hành án ton đọng” của Võ Thuần Nho, Tạp chí Dân chủ vàpháp luật số chuyên đề tháng 2/2012; bài “Kinh nghiệm giải quyết án tôn đọng ởChỉ cục THADS quận I1, TP Hồ Chi Minh” không có tác giả, Tạp chí Dân chủ vàpháp luật số tháng 01 (238) năm 2012; bài “Xác minh điều kiện thi hành án theođơn yêu cau” của Thuy Nga, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số tháng 01 (238) năm2012; bài “Mở rộng thí điểm Thừa phát lại” của Huy Anh, Báo pháp luật Việt Nam

số 301 (5.092) ngày 27/10/2012; bài “Khi người nắm giữ từ chối cung cấp thông tin

dé THA: Can có chế tài rắn” của Nguyễn Duy, Báo pháp luật Việt Nam số 14(5.171) ngày 14/01/2013

Như vậy, trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vềtrách nhiệm phối hợp trong THADS, nhưng chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu về nguyên tắc trách nhiệm phối hop của cơ quan, tô chức, cá nhân với

cơ quan THADS, CHV Tuy nhiên, đây là những tai liệu quan trong để nghiên cứunguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan , tổ chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV.

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài

Mục đích của việc nghiên cứu dé tài là đưa ra một cái nhìn toàn điện về

“Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV” Qua đó, làm rõ các van dé lý luận cơ bản về nguyên tắc, nội dungcác quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc, những yếu tô ảnh hưởng đếnviệc thực hiện nguyên tắc và đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiệnnguyên tắc này trong quá trình giải quyết THADS

Đề đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định trên cáckhía cạnh sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơquan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV;

Trang 13

THADS, CHV;

- Khao sat va tim hiéu thuc tién thuc hién viéc phối hợp của cơ quan, tô

chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV tại các địa phương Đặc biệt là sự phối

hợp của Uy ban nhân dân (UBND) cấp xã Qua đó phát hiện được những khó khăn,vướng mắc trong quá trình thực hiện nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan,

tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV và tìm ra nguyên nhân của những khókhăn, vướng mắc đó;

- Tìm các giải pháp tạo ra sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tô chức, cánhân trong quá trình giải quyết THADS, nâng cao hiệu quả THADS, giảm án tồnđọng, tháo gỡ điểm nghẽn trong công tác THADS

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu dé tài là các van dé lý luận về nguyên tắc phối hợp củacác cơ quan, tô chức, cá nhân với co quan THADS, CHV trong việc giải quyếtTHADS; các quy định của pháp luật THADS Việt Nam về van dé này và thực tiễnthực hiện.

Phạm vi nghiên cứu đề tài bao gồm: Các vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắcphối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân với co quan THADS, CHV trongTHADS như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở và các yếu tố bảo đảm thực hiện nguyên tắcnày; các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nguyên tắc phối hợp củacác cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS và CHV trong THADS, thựctiễn thực hiện tại các cơ quan THADS, đặc biệt là ở các cơ quan THADS của tỉnhHải Dương trong 5 năm gần đây

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu dé tài dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác — LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối của Đảng về xây dựng Nhànước, xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng

Trang 14

điều tra xã hội học, phương pháp lich sử

6 Những đóng góp mới của Luận văn:

- Đã làm rõ những vẫn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm phối hợp củacác cơ quan, tô chức, cá nhân với co quan THADS, CHV Qua đó thấy được tamquan trọng sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết việcTHADS.

- Đã phân tích, đánh giá được các quy định của pháp luật Việt Nam hiệnhành về nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơquan THADS, CHV và chỉ ra những hạn chế của chúng

- Đã làm rõ thực tiễn thi hành nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của các cơquan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV và chỉ ra những hạn chế, vướngmắc trong việc thực hiện

- Đã đưa ra một số kiến nghị dé bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc phối hợpcủa các cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV trong việc THADSnhằm nâng cao kết quả THADS, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cánhân trong việc THADS và góp phần đảm bảo trật tự xã hội, tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyên

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luậnvăn được kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơquan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên

Chương 2: Nội dung nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên

Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơquan, tô chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân su, Chap hành viên và kiên nghị

Trang 15

PHÓI HỢP CỦA CƠ QUAN, TỎ CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN

THI HANH ÁN DÂN SỰ, CHAP HANH VIÊN.

1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA NGUYEN TAC TRÁCH NHIEM PHÓI HỢPCUA CO QUAN, TO CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CO QUAN THI HANH ÁN DAN SỰ,CHAP HANH VIEN

1.1.1 Khái niệm nguyên tac trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên

THADS là một hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của công dân, lợi ích của Nhà nước Tuy vậy, hiện nay còn tồn tại nhiều quanđiểm khác nhau về THADS

Quan điểm thứ nhất cho rằng THA là hoạt động tổ tung, song THA là hoạtđộng t6 tụng nào và nam ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng, thì vẫn chưa thôngnhất Có ý kiến cho răng, THA là một giai đoạn tố tụng và là giai đoạn cuối cùngcủa tô tụng Quan điểm này xuất phát từ quan niệm cho rằng THA là một giai đoạnnam trong qua trinh giai quyét vụ án, theo đó, giai đoạn tô tụng trước của giai đoạnxét xử là giai đoạn chuẩn bị xét xử, còn THA là giai đoạn hậu xét xử, giai đoạn thựcthi các phán quyết của TAND trên thực tế Trong quá trình THA, vai trò và tráchnhiệm của TAND gan chặt với hoạt động THA, được biểu hiện như trách nhiệm củaTAND trong việc “giải thích những điểm chưa rõ, có sai sót hoặc sai lầm về số liệu”khi cơ quan THA yêu cầu hoặc “xem xét kháng nghị để xét xử theo thủ tục giámđốc thâm, tái thâm bản án, quyết định có vi phạm thủ tục tố tụng” khi co quan THAkiến nghị Với quan niệm này, thì THA được hiểu là giai đoạn kết thúc trình tự tố

tụng, là khâu cuối cùng kết thúc một vụ án được xét xử làm cho phán quyết củaTAND có hiệu lực pháp luật [72, tr 9].

Quan điểm thứ hai cho rang THADS là hoạt động quản lý hành chính — Tưpháp quan điêm này cho răng quá trình tô tụng mà trọng tâm là việc xét xử của

Trang 16

giai đoạn khác, không thuộc quá trình t6 tụng THADS không phải là giai đoạn tốtụng, bởi vì THADS có mục đích khác với mục đích tố tung; tố tụng là quá trình ditìm sự thật của các vụ việc đã diễn ra trên thực tế, trên cơ sở đó đưa ra cách giảiquyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, còn THADS là quá trình tiến hànhcác hoạt động nhằm thực hiện các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lựcpháp luật [28, tr10].

Quan điểm thứ ba cho răng, THADS là hoạt động Tư pháp của Nhà nướcnhằm đưa ra và đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Toà án và các quyếtđịnh khác theo quy định của pháp luật Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý

“øốc ” của hoạt động THADS là bản án, quyết định của Toà án và các quyết địnhkhác theo quy định của pháp luật và khi thực hiện nhiệm vụ THADS, cơ quanTHADS phải thi hành theo đúng quyết định của TAND chứ không phải theo mệnhlệnh hành chính Việc THA thông qua vai trò hoạt động của cá nhân những ngườiđược Nhà nước giao trách nhiệm thi hành bản án, quyết định của Toà án, đó làCHV, Giám thị ở trại giam hoặc các cơ quan, tổ chức và người có thâm quyền khác.Hoạt động hành chính trong lĩnh vực THADS chăng qua cũng chỉ để đảm bảo phục

vụ cho chức năng chính của cơ quan THADS là tổ chức THA theo quy định củapháp luật [73, tr9-10].

Mỗi loại quan điểm nêu trên đều có những cơ sở khoa học riêng Nhiều tácgiả cho rằng THADS là một thủ tục tố tụng có tính chất tư pháp và chỉ cần xác địnhTHADS là thủ tục tố tụng THA, ma không nên coi đó là một giai đoạn của thủ tục

tô tụng hình sự, dân sự, hành chính hay tô tụng khác và cần hiểu THA là thủ tục tốtụng độc lập so với các hoạt động tố tụng khác như điều tra, kiểm sát hoặc xét xử[72 tr11].

Đề hiểu THADS là gi, ta phải hiểu tinh chất công việc THADS THADS làmột giai đoạn độc lập trong quá trình tố tụng, vì đây là giai đoạn kết thúc quá trìnhbảo vệ quyền lợi của đương sự Việc tách rời giai đoạn THADS ra khỏi tiễn trình tố

Trang 17

tụng khác Nếu hiểu theo nghĩa rộng, THADS không chi là tổng hợp các hành vi thihành bản án, quyết định về dân sự của Toà án, mà bao gồm cả những hành vi nhằmthi hành bản án, quyết định đó theo quy định của các văn bản pháp luật khác Nhưvậy, việc chuyển giao công tác THADS từ cơ quan xét xử sang cơ quan thuộcChính phủ không có nghĩa là thủ tục THADS là thủ tục hành chính Thủ tục tổ tụngdân sự cũng như thủ tục tố tụng hình sự không thể hiểu chỉ có TAND tiến hành mà

do nhiều cơ quan, tô chức tiến hành Nội dung THADS chủ yéu mang tính tài san,dựa trên bản án, quyết định của Toà án, quyết định của Trọng tài thương mại, nógan liền với việc giải quyết vụ án Chính vì vay, THADS không thé coi thuần tuý làmột thủ tục hành chính, giai đoạn THADS vẫn được nghiên cứu như một bộ phậncủa pháp luật tố tụng dân sự [51, tr16-17] Tố tụng dân sự là trình tự hoạt động dopháp luật quy định cho việc xem xét, giải quyết vụ án dân sự và THADS Mục đíchcủa tố tụng dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, co quan, tổchức và lợi ích của Nhà nước Tố tụng dân sự bao gồm: khởi kiện vụ án dân sự, yêucầu giải quyết việc dân sự; thụ lí vụ việc dân sự; giải quyết vụ việc dân sự theo trình

tự SƠ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thâm, tái thâm và THADS [26, tr 785] Tố tụngkhông chỉ là thưa kiện tại TAND nói chung, là hoạt động của cơ quan TAND xét xử

để đi tìm chân lý, mà thực chất tố tụng là những quy định về thủ tục giải quyết vụ

án hình sự, vụ án dân sự, việc dân sự, vụ án kinh tế, lao động, hành chính Sau khi

có bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thâm quyền thìquyền và nghĩa vụ của công dân, t6 chức, Nhà nước mới chỉ đảm bảo trên tờ giấytrăng Đến giai đoạn THA thì quyền và nghĩa vụ ấy mới đảm bảo trên thực tế.THADS đối với vụ việc theo đơn yêu cầu thé hiện một trong hai phương thức: hoặcđương sự tự nguyện thi hành; hoặc đương sự làm đơn yêu cầu THA gửi đến cơ quanTHADS Về bản chất của sự tự nguyện thi hành là ý chí tự giác của người phải THA,

sự thoả thuận của các đương sự, đây là nguyên tắc của luật dân sự - Nguyên tắc tự do,

tự nguyện cam kết, thoả thuận [Điều 4 BLDS]; thé hiện tất cả các giai đoạn tổ tụng

Trang 18

trước đó mà cơ quan Nhà nước có thâm quyên phải ghi nhận sự tự nguyện thoả thuậnnếu sự thoả thuận không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Hoạt động tổ tụng được thực hiện bởi nhiều cơ quan, như hoạt động điều tracủa Công an, hoạt động truy tố của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), hoạt độngxét xử của TAND, hoạt động THADS của cơ quan THADS Hoạt động của cơ quanTHADS về cơ bản là nhằm mục đích bảo đảm bản án, quyết định của Toà án hoặc

quyết định của cơ quan có thâm quyền khác được thi hành trên thực tế Hoạt độngTHADS là liên quan đến phan tài sản hoặc quyền của người được THA theo bản án,quyết định của Toà án Tuy nhiên, hoạt động THADS tham gia cả trước khi có bản

án, quyết định của Toà án như: hoạt động quản lý vật chứng, đây là hoạt động rấtquan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; hoạt động thu tạm ứng án phí,hoạt động này cũng rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự.Khi nguyên đơn nộp tạm ứng án phí là mốc thời điểm thụ lý vụ án, việc dân sự.Hoạt động THADS hiện nay do Cơ quan THADS thực hiện; riêng ở thành phố HồChí Minh đang thí điểm xã hội hoá công tác THADS, giao cho tô chức Thừa phátlại thực hiện một số công việc về THADS Chủ chốt vẫn là CHV của cơ quanTHADS thực hiện việc THADS trong đó có vai trò quan trọng là ban hành quyếtđịnh cưỡng chế THA CHV được nhân danh Nhà nước trong khi giải quyết việcTHADS, độc lập quyết định và tự chịu trách nhiệm, đóng dau Quốc huy CHVtương đương với Thâm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên

Từ những phân tích trên ta có thé kết luận THADS là hoạt động tô tung tưpháp do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyên tô chức thực hiện bản án, quyếtđịnh của Toà án, quyết định của cơ quan có thẩm quyên

Nguyên tắc của pháp luật là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơbản, có tính chất xuất phát điểm, thé hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa baotrùm, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật [82, tr270] Nguyên tắc củaLTHADS là những tư tưởng pháp lí co bản, phản ánh quan điểm của Đảng và Nhanước ta về THADS, xuyên suốt các quy phạm pháp luật THADS, quyết định toàn

bộ kết cấu của quy trình THADS và thể hiện những đặc trưng của hoạt động

Trang 19

THADS [75, tr 59] Trách nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như đượcgiao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậuquả [47] Phối hợp là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau Đồng nghĩavới từ kết hợp [47]

Đối với việc THADS, cơ quan THADS, CHV phải thực hiện nhiều công việcliên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, như việc tống đạt quyết định THA,các giấy tờ về THA, xác minh tài sản, thu nhập của người phải THA, đôn đốc THA

và đặc biệt là cưỡng chế THA, phải có sự phối hợp chặt chẽ với một SỐ CƠ quan,

như công an trong việc bảo vệ cưỡng chế, giữ gìn an ninh trật tự; chính quyền địaphương; cơ quan thẩm định giá; trung tâm bán đấu giá tài sản CHV sẽ phối hợpvới nhiều co quan, tô chức, cá nhân dé giải quyết các công việc về THADS Ngượclại, theo chức năng nhiệm vụ của mình, từng cơ quan, tô chức và cá nhân có tráchnhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan THADS, CHV vé THADS

Trong tiếng Việt, phối hop là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau[52 tr 759] Phối hợp với CHV, cơ quan THADS trong THADS được hiểu là sự hỗtrợ của các cá nhân, tổ chức, cơ quan với CHV và cơ quan THADS trong tô chứcTHADS.

Như vậy, nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với

cơ quan THADS, CHV là nguyên tac cơ bản trong tổ chức thực hiện quyên lực củaNhà nước, yêu cau các cơ quan, tô chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyênhạn của mình phải hỗ trợ thực hiện các yêu cẩu của cơ quan THADS, CHV trongviệc giải quyết THADS

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với co quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho cơ quan THADS,CHV tô chức thi hành bản án, quyết định của Toà án có hiệu quả, từ khâu tống đạt

các quyết định, giấy tờ về THADS; xác minh điều kiện THADS, đôn đốc giải quyếtTHADS; đặc biệt là cưỡng chế THADS Thực hiện nguyên tắc trách nhiệm phối

Trang 20

hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV sẽ mang lại kết quacông tác THADS rất cao Bởi lẽ phối hợp tốt sẽ có kết quả ngay từ ban đầu đối vớicông tác thông báo THA, giải quyết, xác minh phân loại án Thông báo Quyết địnhTHA thì sẽ xác định thời hạn tự nguyện THA của người phải THA, xác định thờihạn khiếu nại về quyết định THA Công tác phối hợp tốt, đặc biệt là phối hợp tạichính quyền cơ sở sẽ tác động trực tiếp đến người phải THA tự nguyện thực hiệncác nghĩa vụ phải THA Nhiều trường hop CHV, cán bộ THA trực tiếp đi đôn đốcTHA nhiều lần nhưng không có kết quả, khi đại điện chính quyền địa phương, đặcbiệt là những người gần gũi với người phải THA như Trưởng thôn, Trưởng khu, Tổtrưởng t6 dân phó hoặc thân nhân của người phải THA tác động trực tiếp đếnngười phải THA thì ngay lập tức người phải THA sẽ tự nguyện thi hành các khoảnphải THA Trong trường hợp người phải THA không tự nguyện THA mà có điềukiện THA thì CHV áp dụng biện pháp cưỡng chế THA Giai đoạn này cũng cần sựphối hợp rất nhiều của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THA, CHV trongnhiều công việc để chuẩn bị cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế Khi phối hợp tốt sẽmang lại kết quả cưỡng chế thành công.

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV đảm bảo bản án, quyết định của Toà án, quyết định của cơ quan cóthâm quyền theo quy định tại Điều 2 LTHADS được thi hành trên thực tế Vì vậy,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước,mang lại niềm tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Nguyên tắc tráchnhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV đã pháthuy sự phối hợp của các cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc giải quyết THADS.Các cơ quan, tô chức, cá nhân thay được vai trò trách nhiệm của minh trong việcthực hiện các yêu cầu của CHV, cơ quan THADS về việc có liên quan đến việc thihành các bản án, quyết định của Toà án

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV đã giảm bớt khiếu nại, tố cáo trong THADS Khi có tác động phốihợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với người phải THA, người được THA,

Trang 21

người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan, thì họ sẽ nhận thức rõ quyền và nghĩa vụcủa mình trong việc THADS, không có khiếu nại.

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, t6 chức, cá nhân với co quanTHADS, CHV đã giảm bớt án tồn đọng lâu năm, đảm bảo công tác xét miễn, giảmTHADS được thực hiện Bot đi những khó khan của người phải THA khi họ họ gặpphải hoạn nạn, ốm đau kéo dài, thiên tai, hoa hoạn, hoàn cảnh kinh tế túng thiếu

Thể hiện tính nhân văn của Nhà nước Có tác dụng giáo dục rất lớn đối với ngườiphải THA, đặc biệt là người phải THA trong vụ án hình sự.

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV cũng góp phan thúc day nền kinh tế phát triển Khi hoạt động THA

có hiệu quả, các nhà đầu tư, doanh nghiệp không ngại ngần khi có phát sinh tranhchấp Đảm bảo không thất thoát tài sản của nhà đầu tư, đương nhiên nhà đầu tư sẽ

an tâm đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam

1.2 CƠ SO CUA NGUYEN TAC TRÁCH NHIỆM PHÓI HỢP CUA CƠQUAN, TỎ CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ, CHÁPHÀNH VIÊN

1.2.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên

Về mặt lý luận thì sự phối hợp sẽ phát huy sức mạnh tông hợp trong việcTHADS Vi trong quá trình giải quyết THADS, từ thông báo về THADS, xác minh,giải quyết, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THADS đều có sựphối hợp của co quan, tô chức, cá nhân Mỗi người phải THA đều liên quan đếnnhững người thân trong gia đình họ, hoặc co quan , tổ chức phải THA thì liên quanđến cơ quan quản lý trực tiếp Tất cả các đối tượng phải THADS đều liên quan đến

cơ quan quản lý hành chính, bởi lẽ cá nhân, tổ chức thì đều phải có nơi cư trú hoặcnơi có trụ sở Từ nơi cư trú, nơi có trụ sở sẽ dễ dàng tiếp cận được người phải THA,

để giao các quyết định về THA, các thông báo, các văn bản có liên quan hoặcniêm yết các văn bản này Cũng từ nơi cư trú của người phải THA, thông qua chínhquyên cơ sở, tổ trưởng tô dân phó, trưởng thôn, trưởng khu dân cư, già làng, trưởngbản hoặc thân nhân gia đình sẽ biết được người phải THA làm việc gì, làm ở đâu,

Trang 22

từ đó sẽ thuận lợi cho việc xác minh điều kiện THA Trường hợp người phải THAđang chấp hành hình phạt tù thì trại giam, trại tạm giam phải phối hợp với CHVthông báo về THA, cung cấp các thông tin để xác minh các điều kiện xét miễn,giảm THADS Trong các đợt đặc xá, trại giam, trại tạm giam tăng cường phối hợpvới CHV giải thích, động viên những người thân của người phải THA nộp hộ tiềnTHA để được xét đặc xá, giảm án phạt tù.

Tài sản của người phải THA thi sẽ liên quan đến van dé sở hữu Mỗi một conngười đều có bố mẹ, khi đến tuôi kết hôn thì đa số đều có vợ hoặc chồng Một giađình thường có hai thế hệ hoặc ba thế hệ chung sống cùng một mái nhà, có gia đình

có nhiều thế hệ chung sống Do vậy, sẽ liên quan đến sở hữu chung tài sản của vợchồng, sở hữu chung tài sản của hộ gia đình Đối doanh nghiệp thì phải liên quanđến cơ quan ra quyết định thành lập ra doanh nghiệp, cơ quan cấp đăng ký kinhdoanh, cơ quan quản lý doanh nghiệp, cơ quan Thuế Tài sản của doanh nghiệp thìliên quan đến sở hữu chung theo phan, các cô đông đóng góp cổ phan Khi ngườiphải THA có tài sản thuộc sở hữu chung mà các đồng sở hữu không phối hợp với cơquan THADS, CHV dé xác định phan tài sản của người phải THA thì dẫn đến khókhăn trong việc giải quyết THADS Một số tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô

tô, xe máy, nhà 6, đất ở thì liên quan đến cơ quan cấp đăng ký quyền sở hữu,quyền sử dụng tài sản Đối với các doanh nghiệp, công ty thì liên quan đến cơ quanquản lý vốn Khi xác minh tài sản của người phải THA thì CHV phải xác minhthông qua các cơ quan có liên quan.

Việc cưỡng chế THA đối với vụ án phức tạp, cần có sự phối hợp của nhiều

cơ quan: cơ quan bảo vệ cưỡng chế là Công an, chính quyền cơ sở, cơ quan Y tế đểcứu thương, cưỡng chế đất thì phải có cơ quan địa chính, giá tài sản thì phải có cơquan Tài chính, tiền gửi thì liên quan đến Ngân hàng, Kho bạc, các tổ chức tíndụng, tiền lương, tiền công liên quan đến cơ quan sử dụng lao động, tiền lương hưuliên quan đến cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Định giá tài sản phải có cơquan thâm định giá, công ty thâm định giá Đấu giá tài sản phải có cơ quan đấu giátài sản, Trung tâm dịch vụ bán đâu giá tài sản.

Trang 23

Việc xử lý vật chứng, tiêu huỷ vật chứng, tịch thu, phát mại tài sản sungcông quỹ Nhà nước, cần có sự phối hợp của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quanchuyên môn.

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên

Thực tiễn THADS cho thấy nếu có sự phối hợp giữa các cơ quan, tô chức và

cá nhân với cơ quan THADS và CHV thì kết quả THADS sẽ nâng cao Các côngviệc THADS, nếu không có sự phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân thì kết quả sẽkém đi Ngay từ khi giao quyết định thi hành án cho người phải thi hành án, nếungười phải thi hành án không có ở nhà, những người thân thích của họ sống cùngtrong gia đình, có đủ năng lực hành vi dân sự mà không nhận hộ các văn bản cầnthông báo cho người phải THA là khó khăn cho CHV tổ chức các giai đoạn thi hành

án về sau, sẽ dan đến tư tưởng người phải thi hành án trốn tránh, chây ỳ Giai đoạnxác minh, giải quyết THADS, giải thích, giáo dục thuyết phục người phải THA tựnguyện thi hành hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THA, màkhông có sự phối hop của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV thìkết quả công việc sẽ không được tốt, đôi khi còn không có kết quả Ví dụ việc giảiquyết THA, CHV có giải thích nhiều lần nhưng chưa chắc đã có kết quả, khi có sựphối hợp của chính quyền địa phương hoặc những người thân thích của người phảiTHA chỉ cần tác động tích cực băng một vài lời nói là người phải thi hành án thựchiện ngay nghĩa vụ phải THA Ngược lại, họ tác động tiêu cực đến người phải THA

là người phải THA không thi hành, thậm trí chong đối quyết liệt đến cùng, tim moicach tau tán tai sản, chây ỳ

Giải quyết công việc THADS sẽ khó khăn khi không có sự phối hợp của cơquan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV Thực tiễn cho thấy, ở đâu côngtác phối hợp tốt sẽ nâng cao hiệu quả công tác THADS Ngược lại, ở địa phươngnao công tác phối hợp kém thì hiệu quả công tác THADS cũng kém Có nhiều cơquan, tô chức, cá nhân vẫn cho rằng việc THADS là chỉ do cơ quan THADS thực

hiện, họ không có trách nhiệm gì Do vậy, nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ

Trang 24

quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV đã hình thành và phat triển,xuyên suốt quá trình giải quyết THADS, là nguyên tắc cơ bản xây dựng pháp luật

về THADS

1.3 MÓI QUAN HỆ NGUYÊN TÁC TRÁCH NHIỆM PHÓI HỢP CỦA CƠQUAN, TO CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CO QUAN THI HANH AN DAN SỰ, CHAPHANH VIEN VOI MOT SO NGUYEN TAC KHAC CUA LUAT THI HANH ANDAN SU

Nguyên tắc trách nhiệm phối hop của co quan, tô chức, cá nhân với cơquan THADS, CHV là dam bảo thực hiện nguyên tắc hiệu lực của bản án, quyếtđịnh của Toà án Khi các cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiện các yêu cầu của CHVtrong việc tô chức thi hành bản án, quyết định của Toà án là thể hiện sự tôn trọngbản án, quyết định của Toà án

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV là đảm bảo thực hiện nguyên tắc quyền yêu cầu THA của đương sự

Vi khi ban án, quyết định của Toa án có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lựcpháp luật nhưng được thi hành ngay, đương sự có quyền làm đơn yêu cau thi hànhbản án, quyết định của Toà án Khi đương sự làm đơn yêu cầu THA phải có nghĩa

vụ cung cấp các thông tin về tài sản, điều kiện THA của người phải THA Trườnghợp đương sự đã liên hệ xác minh nhưng không có kết quả thì đương sự làm đơn đềnghị CHV xác minh Khi đó CHV có quyền yêu câu cơ quan, tô chức, cá nhân cóliên quan phối hợp cung cấp các thông tin về tài sản, thu nhập của người phải THA.Đối với tài sản có đăng ký, CHV yêu cầu cơ quan cấp đăng ký tài sản cung cấp cácthông tin về đăng ký tài sản và chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, t6 chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV là đảm bảo thực hiện nguyên tắc bao đảm quyền, lợi ích hợp phápcủa đương sự và người có quyền, nghĩa vụ liên quan Xét cho cùng thì việc THADS

là việc đảm bảo quyên, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, đương sự và người

có quyền, nghĩa vụ liên quan được thi hành trên thực tế Trong quá trình tổ chứcgiải quyết THADS, CHV phải tiếp cận với nhiều có quan, tổ chức, cá nhân dé xác

Trang 25

minh, giải quyết THA Theo yêu cầu của CHV, có sự phối hợp tốt của cơ quan, tôchức hoặc cá nhân thì kết quả THADS sẽ đạt được.

Thực hiện nguyên tắc trách nhiệm phối hợp cũng rất quan trọng trong việcgiáo dục thuyết phục, hoà giải đương sự tự nguyện thi hành Qua giáo dục thuyếtphục các đương sự tự thoả thuận, không trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹtục của dân tộc, sẽ hai hoa lợi ích của các bên THA Giảm bớt vụ việc phải cưỡngchế THADS Hoặc có phải cưỡng chế, thì phối hợp tốt sẽ cưỡng chế thành công,mang lại kết quả THADS, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, có tác dụnggiáo dục, răn đe người phải thi hành án.

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân đã đảm bảonguyên tắc kiểm sát hoạt động THADS, phát hiện những thiếu sót trong quá trình tôchức THADS Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động THADS, Viện kiểm sátnhân dân (VKSND) có quyền làm rõ trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan trong việc giải quyết THADS VKSND cũng phối hợp với cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của CHV

Vi vậy, nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với

cơ quan THADS, CHV là một nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết THADS.Nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc khác của LTHADS.Thực hiện nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơquan THADS, CHV sé bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc khác trong quatrình giải quyết THADS, mang lại hiệu quả cao của việc giải quyết THADS

1.4 CAC YEU TO BAO DAM THỰC HIỆN NGUYEN TAC TRÁCH NHIỆMPHÓI HỢP CUA CO QUAN, TO CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CO QUAN THI HANH

AN DAN SU, CHAP HANH VIEN

1.4.1 Các quy định của luật thi hành án dân sự về nguyên tắc tráchnhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với co quan thi hành án dân

sự, Chấp hành viên

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với co quanTHADS, CHV là quan điểm, tư tưởng cơ bản của Dang và Nhà nước ta nhằm mục

Trang 26

đích thi hành bản án, quyết định của Toa án Nguyên tắc này xuyên suốt quá trìnhgiải quyết THADS Các quy định của LTHADS về nguyên tắc trách nhiệm phốihợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với co quan THADS, CHV đã cụ thé các van đềcần phối hợp trong các giai đoạn giải quyết việc THADS Từ việc thông báo vềTHADS đã quy định từ Điều 39 đến Điều 43 LTHADS, quy định trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trực tiếp nhận văn bản cần thông báo;trường hợp không thông báo trực tiếp được thì niêm yết văn bản cần thông báo,thông báo trên phương tiện thông tin dai chúng, nhăm mục đích chuyển tải cácthông tin cho người được thông báo về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ vềTHADS theo văn bản cần thông báo Xác minh điều kiện THA, LTHADS đã quyđịnh trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp các thông tin về điều kiệnTHADS; Việc xác minh điều kiện thi hành án đã quy định tại Điều 44 LTHADS,biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND, công an cấp

xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh Đối với đơn yêu cầu THA phảicung cấp các thông tin về điều kiện THADS của người phải thi hành án (Điều 31,LTHADS), đây cũng là quy định mới về trách nhiệm của người được thi hành ánphải phối hợp với CHV thì mới đảm bảo quyên lợi cho họ Khi áp dụng biện phápbảo đảm, biện pháp cưỡng chế THADS, LTHADS đã quy định trách nhiệm phốihợp của Công an, các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan Thể hiện qua việcCHV xây dựng kế hoạch cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay choVKSND, cơ quan Công an cùng cấp, UBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơquan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án Căn cứ vào kế hoạchcưỡng chế của cơ quan THADS, cơ quan Công an có trách nhiệm lập kế hoạch bảo

vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết dé giữ gìn trật tự, bảo vệ hiệntrường, kip thời ngăn chan, xử lý hành vi tau tán tài sản, hành vi cản trở, chống đốiviệc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệuphạm tội (Điều 72 LTHADS) Việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong THADS đãquy định cụ thé tại Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012của Bộ Tư pháp và Bộ Công an Theo Thông tư này Công an phải giao nhiệm vụ cụ

Trang 27

thé cho người chỉ huy chung, người chỉ huy từng lực lượng: phân công trách nhiệmcho từng đơn vi chức năng trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công

cụ hỗ trợ và các phương tiện nghiệp vụ cần thiết khác để phục vụ cho việc bảo vệcưỡng chế Đối với những vụ việc cưỡng chế được đánh giá có khả năng xảy ranhiều diễn biến phức tạp thì phải có lực lượng dự phòng và tăng cường thêm cácphương tiện như: phương tiện phòng cháy, chữa cháy, thiết bị dò mìn, xe chở đốitượng vi phạm pháp luật, khoá tay Dự kiến các tình huống có thé xảy ra, trong đó

đặc biệt lưu ý đến tình huống chống đối, gây hậu quả cháy, nô, gây thiệt hại đến

tính mạng, sức khỏe, tài sản của tô chức, công dân, cán bộ, chiến sỹ tham g1a cưỡngchế và phương án giải quyết các tình huéng đó (nêu rõ nhiệm vụ của người chỉ huy,trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ trong từng tình huống cụ thể); quy ước phối hợpgiữa các lực lượng và quy ước thông tin liên lạc Phối hợp triển khai kế hoạchcưỡng chế, kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế THADS Phối hợp giải quyếtcác tình huống phát sinh trong quá trình bảo vệ cưỡng chế

Quá trình thực hiện xong việc cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thihành án, đã liên quan đến nhiều cơ quan, tô chức, cá nhân như cơ quan thấm địnhgiá, cơ quan Tài chính, cơ quan Tài nguyên và môi trường, cơ quan đấu giá tàisản Do vậy, đã hình thành Ban chỉ đạo THADS, để chỉ đạo việc tô chức phốihợp các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa bàn Chỉ đạo việc tổ chứccưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật

tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan THADS cùngcấp, đều nhằm mục đích bảo đảm việc cưỡng chế đạt kết quả, công bằng, kháchquan Việc chỉ đạo tô chức phối hợp của ban chỉ đạo THADS được quy định tạiĐiều 13 Nghị định 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ và Thông tư liêntịch số 14/2011/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 11/7/2011 của

Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, TAND tối cao, VKSND tối cao đã hướngdẫn cụ thể hoạt động của Ban chỉ đạo THADS Nhằm mục đích chỉ đạo phối hợpnhịp nhàng giữa các cơ quan trong việc THADS.

Trang 28

LTHADS đã quy định một chương (ChươngVIII) quy định nhiệm vụ, quyềnhạn của các cơ quan, tổ chức trong THADS Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan quản lý nhà nước về THADS, LTHADS đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyềnhạn của các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết THADS, như Công an,

VKSND, TAND nhân dân, UBND các cấp, Kho bạc, các tổ chức tín dụng, BHXH,

cơ quan cấp đăng ký tài sản nhăm bảo đảm thực hiện nguyên tắc trách nhiệmphối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV, bảo đảm việcTHADS có kết quả cao

1.4.2 Các yếu tố về kinh tế, chính trị - xã hội

1.4.2.1 YẾu tô kinh té

Đây là yếu tố rất quan trọng trong công tác phối hợp THADS Thực tế côngtác THADS có sự phối hợp nhiều nhất là Chính quyền cơ sở, bởi lẽ một con ngườihay một tô chức, đều có nơi cư trú, nơi có trụ sở làm việc đối với tổ chức Do vậy,Chính quyền cơ sở sẽ nắm cơ bản các thông tin về người phải THA, như: hiện tại họđang làm gì, có thường xuyên ở tại địa chỉ đó không, tài sản là nhà cửa, đất ở nhưthế nào, thu nhập của người phải THA Trường hợp người phải THA vắng mặt, đilàm xa thì thông qua thân nhân của người phải THA sẽ nắm được một số thông tin

về người phải THA Việc xác minh phải phối hợp với tô trưởng tổ dân phố Hiệnnay tô trưởng tô dân phó, hay trưởng thôn, trưởng khu dân cư là do cum dân

cư đó bầu ra, không phải là công chức cấp xã, không có lương mà hưởng phụ cấp, tuỳ theo từng địa phương; công an viên cấp xã cũng không phải là công chức cấp xã, họ hưởng phụ cấp cũng rất thấp Ở tỉnh Hải Dương năm 2012, mức phụ cấp của cấp trưởng thôn được hưởng khoảng 500.000đ/tháng, công

an viên cấp xã được hưởng phụ cấp khoảng 700.000đ/tháng Mức phụ cấp này

do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,0 mứclương tối chiêu chung (Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009)

Mức phụ cấp thấp mà họ phải phối hợp với nhiều ban ngành, đoàn thể trong

nhiều công việc có liên quan tại địa phương Do vậy, khi họ phối hợp với cơ

Trang 29

quan THADS, CHV nhiều lần, nếu không có kết qua, chi phi di lại không có,

ho sẽ chán nản Xuất phát từ yếu tố này, hiện nay Thông tư liên tịch số136/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã quyđịnh chi bồi dưỡng cho những đối tượng cấp xã cùng CHV xác minh THADS

là 70.000đ/người/ngày Quy định này đã tác động rất tích cực đến các thành phần ở cấp xã tham gia xác minh THADS; nâng cao kết quả phối hợp trongcông tác THADS.

Yếu tổ kinh tế tác động đến nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tôchức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV, còn thé hiện ở chỗ khi cơ quan THADS,CHV yêu cau cơ quan, tô chức, cá nhân phối hợp trong việc THADS thì họ đều lolắng, sợ ảnh hưởng đến kinh tế của họ Đối với cá nhân, thân nhân của người phảiTHA sống cùng với người phải THA, có tài sản chung với người phải THA, khi cơquan THA đến làm việc thì họ sợ ảnh hưởng đến tài sản chung của họ với ngườiphải THA Đối với các cơ quan, tổ chức có người phải THA, khi CHV phối hợp déxác minh thì họ sợ lộ các thông tin về kinh tế của họ, các thông tin họ cần giữ bímật Các ngân hàng, tổ chức tín dụng rất ái ngại khi CHV đến xác minh, họ sợ ảnhhưởng đến vấn đề kinh doanh tiền tệ, mất uy tín với khách hàng, mất khách hàng

1.4.2.2 Yếu tô chính trị, xã hội

Chính quyền cấp xã, trưởng khu dân cư là những người trực tiếp quản lýcông dân, họ gần dân, điều tất nhiên họ có quan hệ xóm, làng, nhiều người có quan

hệ họ hàng, đặc biệt họ liên quan đến việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp

xã, liên quan đến chính quyền cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã phải là đại biểu hộiđồng nhân dân cấp xã; việc bau cử Trưởng thôn, tổ trưởng tô dân phé cũng liênquan trực tiếp đến các công dân Tuy là chức danh trưởng khu dân cư không phải làcông chức cấp xã, không có lương, chỉ được hưởng phụ cấp thấp, nhưng khi đã đưa

ra danh sách bau cử mà không dat số phiếu do nhân dân bầu ra thì họ cũng rất 4m

ức, mat sĩ điện cá nhân Do vậy, chính quyền cấp xã, công an cấp xã, trưởng khudân cư sẽ bênh vực công dân của họ, bao che cho người phải THA, che dâu các

Trang 30

thông tin liên quan đến người phải THA Điều này làm hạn chế khi chính quyền cấp

xã, trưởng khu dân cư phối hợp với cơ quan THADS, CHV trong công tác THADS

Về cái chung cơ quan, tổ chức, cá nhân có người phải THA, họ đều muốnbao che cho người phải THA, bởi thông thường họ rất gần với người phải THA, có

mối quan hệ mật thiết tình cảm, nên họ luôn bảo vệ người của họ Trong cơ quan, tô

chức cũng liên quan đến vấn đề bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm, đề bạt, các vấn đề cầnbiểu quyết nên người đại điện cho cơ quan, tổ chức có tâm lý né tránh việc phốihợp với cơ quan THADS, CHV trong công tác THADS.

Phong tục tập quán tại các bản, làng cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc tráchnhiệm phối hop của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV Tronggia tộc, trong bản làng có người vi phạm pháp luật thì họ loại trừ, cho rằng khôngliên quan, không cung cấp các thông tin gì về người phải THA

1.5 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN NGUYEN TAC TRÁCHNHIỆM PHÓI HOP CUA CO QUAN, TO CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN THIHANH ÁN DÂN SU, CHAP HANH VIÊN TỪ NĂM 1945 DEN NAY

1.5.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950

Đây là giai đoạn đầu tiên sau khi có Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ranước Việt Nam dân chủ cộng hoà Trong điều kiện Nhà nước mới được thành lập,ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ky sắc lệnh quy định “Về việc cho tạm thờigiữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam”, néu những luật lệ ay không trái vớicác nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà.Theo đó, THADS do tô chức Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật vàkhông chịu sự chi phối của mệnh lệnh hành chính Trong quá trình THADS, Thừaphát lại được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan giúp đỡ để đảm bảoTHADS hiệu quả - Đây là phôi thai của nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơquan, tô chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV Thừa phát lại được thu phí theoquy định của Nhà nước, nhưng Thừa phát lại không được từ chối việc THADS khi

có yêu cầu, nếu không có ly do chính đáng đó là yêu cầu thuộc vào điều cam ky Tổchức Thừa phát lại chủ yếu được thành lập và hoạt động ở thành phố lớn, còn ởnông thôn thì việc THADS do chính quyền cơ sở thực hiện

Trang 31

Dé xây dựng nền Tư pháp mới, Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn banpháp luật quy định về tô chức và hoạt động của cơ quan Tư pháp, trong đó có hoạtđộng THADS như Nghị định số 37 ngày 01/12/1945 về “Tổ chức Bộ Tư pháp”, Sắclệnh số 13 ngày 20/11/1946 về “7ổ chức các TAND và các ngạch thẩm phán”,Thông tư số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp “Về việc THA hình

và án hộ” Theo các văn bản nay đã quy định THADS ở nước ta tồn tại dưới haihình thức là: Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã Ngoài ra, cũng quy định nhữngnguyên tắc, thé thức chấp hành các bản án, quyết định của Toà án và trách nhiệmcủa Thừa phát lại, nhân mạnh vai trò của Ban Tư pháp xã, các cơ quan, tô chức hữuquan trong việc THADS Nhà nước không chỉ tôn trọng quyền định đoạt của đương

sự trong giao lưu dân sự, thương sự và tô tụng, mà thông qua THADS còn thé hiệnviệc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong việc THADS

1.5.2 Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1980

Ngày 22/5/1950 Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 85/SL “về cải cách bộ máy

Tu pháp và luật tổ tung” tạo nên sự thay đôi có tính chất bước ngoặt trong tổ chức

và hoạt động THADS Theo quy định của Sắc lệnh này thì việc THADS có sự thayđổi, công việc THADS từ Thừa phat lại và Ban Tư pháp xã chuyên sang Tham phánhuyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án TAND Thâm phán huyện dưới sựkiểm soát của Biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thườnghay bồi hoàn và các án Hộ, mà chính TAND huyện hoặc TAND trên đã tuyên Việcphat mại bat động sản và phân phối tiền bán được cunge do TAND huyện phụ trách.Trong trường hợp có nhiều bất động sản rải rác ở nhiều huyện khác nhau thị Biện lý

sẽ chỉ định một Thâm phán huyện để việc phát mại đó vừa có lợi cho chủ nợ lẫnngười mắc nợ Thủ tục THADS từ căn cứ đơn yêu cầu của đương sự trở thành tráchnhiệm của Nhà nước, TAND chủ động THADS mà không chờ yêu cầu của ngườiđược THA.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức TAND năm 1960 đã xác địnhtại Điều 24 là “Tai các TAND địa phương có nhân viên chấp hành an làm nhiệm vuthi hành những bản án và quyết định dân sự, những khoản xử về bôi thường và tài

Trang 32

sản trong các bản án, quyết định hình sự”, vậy việc THADS từ Thâm phán huyệnchuyên sang nhân viên chấp hành án thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định.Ngày 01/01/1966 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 01/TTg về việc các

cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, đơn vị quân đội giúp đỡ thi hành những bản án vềhôn nhân và gia đình xử người công nhân, viên chức, quân nhân phải cấp tiền nuôidưỡng vợ con Thông tư của TAND tối cao số 01/NCPL ngày 11/02/1966 về việcchấp hành án bắt chịu phí tổn nuôi con Thông tư của TANDTC số 04/NCPL ngày14/4/1966 về việc chấp hành án về khoản bồi thường Thông tư của TANDTC số442/TC ngày 04/7/1968 về đây mạnh công tác THA Ngày 13/10/ 1972, Chánh ánTANDTC ra Quyết định sô 186-TC vẻ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của CHV;đồng thời cùng ngày 13/10/1972 TANDTC cũng ban hành Thông tư số 187-TC

hướng dẫn thi hành Quyết định số 186-TC nêu trên, tên gọi CHV được ra đời thay

cho Nhân viên chấp hành án dé làm nhiệm vụ THADS CHV vẫn thuộc TAND,dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chánh án TAND Công văn số 728/CV ngày23/10/1979 ban hành “Điều lệ tam thời về công tác THA” có quy định về thủ tụcTHADS Trong giai đoạn này, CHV có quyền định cho đương sự thời hạn để tựnguyện THA, áp dụng biện pháp cưỡng chế mà pháp luật cho phép sau khi có sựthoả thuận với Chánh án nơi CHV công tác, yêu cầu lực lượng bảo vệ trật tự trị angiúp sức khi cần thiết, đề nghị TAND có thâm quyền cho hoãn, tạm đình chỉ THA.Pháp luật đã quy định trách nhiệm của Uỷ ban hành chính xã, phường và các cơquan liên quan trong việc hỗ trợ THADS VKSND các cấp kiểm sát việc tuân theopháp luật trong THADS.

1.5.3 Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1993

Sự ra đời của Hiến pháp năm 1980 kéo theo một loạt các văn bản pháp luậtkhác được ban hành Điều 16 Luật tổ chức TAND năm 1981 và Nghị định số 143-HDBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về “chức năng, nhiệm vụ, quyênhan của Bộ Tư pháp ” đã giao cho Bộ Tư pháp đảm nhiệm công tác quản ly TANDđịa phương về mặt tô chức trong đó có công tác THADS Ngày 28/8/1989, Uỷ banThường vụ Quốc hội thông qua PLTHADS đầu tiên ở nước ta, có hiệu lực thi hành

Trang 33

kể từ ngày 01/1/1990, tại Điều 6 đã quy định về phối hợp trong THADS Tiếp đó,một số văn bản pháp luật khác cũng được ban hành hướng dẫn về thủ tục THADStheo quy định tại Pháp lệnh này, như Thông tư liên ngành của TANDTC, Bộ Tàichính và Uỷ ban vật giá nhà nước số 05-89/TTLN ngày 06/12/1989 hướng dẫn thựchiện quy định của PLTHADS về Hội đồng định giá; Thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07/12/1989 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp “Hướng danthực hiện một số quy định của PLTHADS”; Thông tư liên ngành của TANDTC và

Bộ Nội vụ số 07-89/TTLN ngày 10/12/1989 hướng dẫn việc bảo vệ cưỡng chếTHA; Thông tư liên ngành số 09-89 TT/LN ngày 10/12/1989 của TANDTC,VKSNDTC, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp “Hướng dan việc xét xử va THA đối vớicác khoản tiên bôi thường, bôi hoàn, thanh toán tài sản, cấp dưỡng trong các trongcác ban án hình sự và dân sự trong tình hình hiện nay”.

Từ đó, cơ chế chủ động THADS và cơ chế THADS theo đơn yêu cầu songSong tồn tại ở nước ta, với những thủ tục THADS khá cụ thể Việc ra quyết địnhTHADS do Chánh án TAND thực hiện CHV là người tô chức việc THADS Lựclượng cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cưỡng chế THA

1.5.4 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004

Với đường lối đổi mới và cải cách bộ máy nhà nước, Hiến pháp năm 1992 vàmột số văn bản pháp luật quan trọng khác như: Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992,Luật tô chức TAND năm 1992 đã đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho quá trìnhcải cách tư pháp, trong đó có công tác THADS Theo Nghị quyết “Về việc bàn giaocông tác THADS từ TAND các cấp sang các cơ quan của Chính phủ” được Quốchội khoá IX kỳ họp thứ Nhất thông qua ngày 06/10/1992 Ngày 21/4/1993 Uỷ banthường vụ Quốc hội ban hành PLTHADS năm 1993 có hiệu lực từ ngày 01/6/1993.Tại Điều 7 PLTHADS năm 1993 quy định: “Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việcTHA” Chỉ thị số 266/TTg ngày 02/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ “Về trién khaiviệc bàn giao và tăng cường công tac THADS”, tháng 7/1993, công tác THADSđược bản giao từ TAND các cấp sang các cơ quan của Chính phủ, từ đó hình thành

Trang 34

hệ thống Cơ quan quản lý công tác THADS và Cơ quan THADS độc lập với hệthống TAND Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với

cơ quan THADS, CHV thé hiện ở nhiều văn bản, như Nghị định của Chính phủ số69/CP ngày 18/10/1993 quy định về thủ tục THA; Nghị định số 30/CP ngày02/6/1993 quy định về tô chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý côngtác THADS, Co quan THADS và CHV; Thông tư liên ngành của Bộ Tư pháp,TANDTC và VKSNDTC số 981/TTLN ngày 21/9/1993 hướng dẫn thực hiện một

số quy định của PLTHADS; Thông tư của Bộ Tư pháp số 555/TT-THA ngày24/7/1993 hướng dẫn một số van đề về công tác THADS; Thông tư của Bộ Tư pháp

số 67/TT-THA ngày 05/7/1996 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức hoạt độngTHADS Công tác THADS đã dan khởi sắc, thé hiện cộng đồng trách nhiệm về việcTHADS.

Đặc biệt Chi thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chínhphủ “về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác THADS”, Chỉ thị có quyđịnh chuyển giao những vụ việc THADS có giá trị dưới 500.000đ cho UBND cấp

xã đôn đốc thi hành, dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan THADS Cụ thé hoáChỉ thị 20/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính đãban hành thông tư liên tịch số 15/2002/TTLT-BTP-BTC ngày 08/02/2002 về hướngdẫn cơ chế quan lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế THADS, kinh phí dé lạicho UBND xã, phường tham gia thực hiện công tác THADS đã thu được nộp vàongân sách Nhà nước; Thông tư số 05/2002/TT-BTP ngày 27/02/2002 của Bộ Tưpháp đã hưỡng dẫn chuyển giao một số vụ việc trong THADS cho UBND xã,phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành Trong Thông tư đã quy định rõ tráchnhiệm của Ban Tư pháp xã giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện việc đôn đốcTHADS, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc huy động lực lượngCông an, dân quân tự vệ, phối hợp với các tô chức, đoàn thê địa phương để bảo vệ,

hỗ trợ việc cưỡng chế THA Đã góp phan giải quyết nhiều án tồn đọng đối vớinhững vụ việc THADS có giá trị không quá 500.000 đồng

Trang 35

1.5.5 Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009

Qua 10 năm thực hiện PLTHADS năm 1993 thay rang nhiều điểm hạn chế,không phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày 14/01/2004 Uỷ ban thường

vụ Quốc hội đã ban hành PLTHADS năm 2004 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.Công tác phối hợp đã có bước tiến nhiều hơn Tại Điều § PLTHADS năm 2004 đãquy định: “7rách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, don vị vũ trang nhân dân và cánhán trong việc THA”

Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với co quanTHADS, CHV đã thé hiện trong cac van ban về THADS mới được ban hành, nhưNghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ quy định về thủ tụccưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong THADS; Nghị định số164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ quy định về kê biên, bán đấu giáquyền sử dụng đất dé THA; đặc biệt trong giai đoạn này lần đầu tiên Nha nước quyđịnh về miễn giảm THADS, tại Thông tư liên tịch của TANDTC, VKSNDTC, Bộ

Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính số BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 hướng dẫn việc miễn, giảm THA đối với khoảntiền phạt và án phí; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2005/QD-TTgngày 09/6/2005 về việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước để THADS; Thông

02/2005/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-tư của Bộ Tài chính số 86/2005/TT-BTC ngày 03/10/2005 hướng dan thi hành một

số điều của Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2005/QĐ-TTg ngày09/6/2005 về việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước dé THADS; Thông tu liêntịch của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp số 68/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 21/7/2008hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí THA

Thực hiện Chi thị 20/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ củacán bộ Tư pháp cấp xã còn nặng nề, trình độ chuyên môn về THADS của cán bộ Tưpháp cấp xã còn hạn chế, nên thực hiện việc chuyên giao THADS ở một số địaphương không có kết quả Nhiều địa phương không thi hành được nhưng vẫn lậpbiên lai thu tiền, coi như thu được tiền vì không phải nộp vào ngân sách Nhà nước,

mà chi tại địa phương cho công tác THADS, dé cho xong việc THA, dẫn đến không

Trang 36

đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Thực hiện Chỉ thị số 21/2008/CT-TTgngày 01/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường và nâng caohiệu quả công tác THADS, rút toàn bộ án chuyển giao về co quan THADS huyệntiếp tục tổ chức giải quyết.

Ngày 15/6/2004 Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự(BLTTDS), Bộ luật này đã quy định một số van đề chung về THADS, trong đó cóquy định về trách nhiệm của cơ quan, tô chức và cá nhân trong THADS Như vậy,nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tô chức, cá nhân với cơ quanTHADS, CHV ngày một tăng cường.

1.5.6 Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Giai đoạn này có một bước nhảy lớn là sự ra đời của LTHADS Ngày14/11/2008 Quốc hội khoá XII đã thông qua LTHADS có hiệu lực từ ngày01/7/2009, đây là một văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay Trách nhiệm phốihợp của cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc giải quyết THADS đã quy định cụ thểtrong Chương VIII của LTHADS.

Sau khi LTHADS được ban hành, nhiều văn bản về THADS cũng được banhành dé hướng dẫn thi hành LTHADS Ngày 14/11/2008 Quốc hội khoá XII đã banhành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành LTHADS; ngày 13/7/2009Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2009/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của LTHADS về thủ tục THADS; ngày 24/7/2009 Chính phủban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP quy định về tô chức và hoạt động của Thừaphát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh; ngày 09/9/2009 Chính phủban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của LTHADS về cơ quan quản lí THADS, cơ quan THADS và công chứclàm công tác THADS; ngày 25/3/2010 Bộ Tư pháp, TANDTC và VKSNDTC đãban hành Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướngdẫn thủ tục miễn THA đối với các khoản thu cho ngân sách Nhà nước có giá trịkhông quá 500.000đồng Thực hiện quy định này là bước đột phá về giảm án tồnđọng, tăng cường công tác phối hợp giải quyết miễn THADS đối với những việc

Trang 37

THADS có gia trị dưới 500.000 đồng mà có đủ điều kiện theo quy định Thực hiệnnhững văn bản này, kết quả THADS đã nhảy vọt, tại tỉnh Hải Dương năm 2010 đãthi hành xong 2.600 việc THADS, tăng cao nhất so với các năm trước; án tồn đọnggiảm 12% so với đầu năm 2009 (xem Phụ lục) Giai đoạn này có bước thay đôi lớntrong công tác tô chức của Ngành THADS, cơ quan THADS cấp tỉnh, huyện đượctách ra, không chịu sự quản lí của Sở Tư pháp, phòng Tư pháp, vị thế NgànhTHADS được nâng lên.

Kết luận Chương 1THADS là việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, quyết định của

cơ quan có thâm quyền, nhăm mục đích đảm bảo quyên và lợi ích của công dân, tổchức và lợi ích của Nhà nước Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tôchức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV, đã được quy định trong nhiều văn bảnquy phạm pháp luật về THADS từ khi Nhà nước được thành lập đến nay Nội dungcủa nguyên tắc này yêu cầu các cơ quan, tô chức, cá nhân phải hỗ trợ thực hiệntheo yêu cầu của co quan THADS, CHV trong việc giao thông báo về THA, cungcấp các thông tin có liên quan đến nơi cư trú, tài sản và thu nhập của người phảiTHA, cưỡng chế THA

Trang 38

Chương 2

NỘI DUNG NGUYEN TAC TRÁCH NHIỆM PHÓI HỢP CUA

CƠ QUAN, TO CHỨC, CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN THI HANH ÁN

DAN SU, CHAP HANH VIÊN2.1 CO QUAN, TO CHỨC VA CÁ NHÂN CÓ TRÁCH NHIỆM PHÓI HỢPVỚI CƠ QUAN THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ, CHÁP HÀNH VIÊN TRONG VIỆC GIẢIQUYET THI HANH ÁN DÂN SỰ

2.1.1 Cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc thông báo thi hành án

Giai quyét THADS là việc lam cua CHV, can bộ THA thực hiện theo trình

tự, thủ tục được pháp luật về THADS quy định, nhằm thi hành ban án, quyết địnhcủa Toa án, quyết định của Trọng tài, quyết định của Hội đồng xử lý các vụ việccạnh tranh Dam bảo quyên và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tô chức và cá nhân

Sau khi Thủ trưởng cơ quan THADS phân công CHV tổ chức thi hành quyếtđịnh THA CHV phải giao quyết định THA, giấy báo, giấy triệu tập và các văn bảnkhác có liên quan đến việc THA cho người phải THA, người được THA, người cóquyền, nghĩa vụ liên quan (sau đây gọi tắt là người được thông báo) dé họ thực hiệnquyền và nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó Việc thông báo đã phải phối hợpvới cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến người được thông báo, thôngthường là Chính quyền cấp xã, người thân thích của người được thông báo CHV,cán bộ THA phối hợp với chính quyền cấp xã đến gia đình người được thông báo,nếu người được thông báo có mặt tại nhà thì tiến hành giao trực tiếp văn bản cầnthông báo cho người được thông báo, lập biên bản giao nhận, yêu cầu người đượcthông báo ký nhận hoặc điểm chỉ (nếu không biết chữ) vào biên bản giao nhận.Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo được giao chomột trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú vớingười đó, bao gồm VỢ, chồng, con, ông, ba, cha, mẹ, bac, chú, cô, cau, di, anh, chi,

em của người được thông báo, của vợ hoặc chồng của người được thông báo Lậpbiên bản giao nhận, yêu câu người nhận có trách nhiệm giao văn bản cho người

Trang 39

duoc thông báo, biên ban có chữ ky của người nhận Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ.

Trường hợp người phải THA đang chấp hành hình phạt tù, việc giao quyếtđịnh THA và các văn bản có liên quan đến việc THADS cho người phải THA, CHVphải phối hợp với Giám thị trại giam, trại tạm giam dé giao các văn ban này Tráchnhiệm của cơ quan theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự phải thựchiện việc thông báo giấy tờ về THADS cho người phải THA đang chấp hành ánhình sự [Điều 180 LTHADSI

Trường hợp người được thông báo là cơ quan, tổ chức thi CHV phối hợp vớingười đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơquan, tô chức đó dé giao trực tiếp văn bản cần thông báo và phải được những ngườinày ký nhận Trường hợp cơ quan, tổ chức được thông báo có người đại diện thamgia việc THA hoặc cử người đại diện nhận văn bản thông báo thì những người này

ký nhận văn bản thông báo Ngày ký nhận là ngày được thông báo hợp lệ.

Phối hợp niêm yết văn bản cần thông báo: Khi không thực hiện được việc

giao trực tiếp văn bản cho người được thông báo hoặc không rõ địa chỉ của ngườiđược thông báo, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thì phải thực hiện việcniêm yết công khai văn bản thông báo Cơ quan THADS trực tiếp hoặc ủy quyềncho UBND cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báohoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việcniêm yết Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục là: Niêm yết văn bản thông báotại trụ sở cơ quan THADS, trụ sở UBND cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuốicùng của người được thông báo; lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó

ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; SỐ, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo;

có chữ ký của người chứng kiến Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là

10 ngày, ké từ ngày niêm yết Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ

Phối hợp thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng [Điều 43 LTHADS]

chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc khi đương sự có yêu cầu Trườnghợp xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc

Trang 40

thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phátthanh, đài truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa phương đóhai lần trong 02 ngày liên tiếp Trường hợp xác định đương sự không có mặt tại địaphương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày tronghai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hai lầntrong 02 ngày liên tiếp Ngày thực hiện việc thông báo lần hai trên phương tiệnthông tin đại chúng là ngày được thông báo hợp lệ.

Phối hợp thông báo cho người phải THA, người được THA, người có quyên,nghĩa vụ liên quan có tác dụng làm cho họ biết được quyền và nghĩa vụ của họ theo

quyết định THA hoặc van bản có liên quan; xác định thời hạn tự nguyện THA là 15

ngày, ké từ ngày người phải THA nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyếtđịnh THA [Khoản 1 Điều 45 LTHADS], ngoài thời hạn này người phải THA có thé

bị cưỡng chế THA nếu có điều kiện THA mà không tự nguyện thi hành; mốc thờigian thông báo cũng là căn cứ xác định thời hiệu khiếu nại quyết định về THA củaThủ trưởng cơ quan THA, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡngchế của CHV

Sau khi thông báo về THA, việc THA không phải chi chờ người phải THAđến nộp tiền THA tại co quan THADS, ma CHV, cán bộ THA còn phải tiến hànhnhiều công việc dé giải quyết THADS, rat cần sự phối hợp với cơ quan, tổ chức, cánhân trong việc giải quyết THADS

2.1.2 Cơ quan, tô chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự va Chấp hành viên trong việc xác minh điềukiện thi hành án dân sự

Xác minh điều kiện THADS là xác định người phải THA đang cư trú ở đâu,làm việc ở đâu hoặc nơi có trụ sở đối với tổ chức phải THA; xác định người phảiTHA có tai sản gì, tài sản riêng hay tài sản chung, giá trị tài sản; xác định thu nhậpcủa người phải THA Ngoài ra, còn xác minh nhiều vấn đề liên quan, như xác minhmoc giới dat, xác minh tai sản phải trả, xác minh việc giao con cho người trực tiép

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w