1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

189 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Đào Tạo Đại Học Hình Thức Vừa Làm Vừa Học Ở Trường Đại Học Luật Hà Nội - Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả TS. Lê Vuong Long, TS. Đặng Thanh Nga, PGS.TS. Trần Ngọc Dũng, ThS. Phạm Văn Hạnh, TS. Lê Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 44,45 MB

Nội dung

Tổng thuật kết quả nghiên cứu của đề tàiCơ sở lý luận về quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học Quản lý tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học ở Trường Đại học Luật Hà N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MA SO: LH-2012-2768/DHLHN

Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Vuong Long

Thư ký đề tài: TS Đặng Thanh Nga

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

CÁC THÀNH VIÊN THUC HIEN DE TÀI

1 TS Lẻ Vuong Long - Chủ nhiệm - Trường Đại học Luật Ha Nội

2 TS Dang Thanh Nga - Thư ký - Trường Đại học Luật Hà Nội

3 PGS.TS Trần Ngọc Dũng - Trường Đại học Luật Hà Nội

4 ThS Phạm Văn Hạnh - Truong Đại học Luật Hà Nội

5 TS Lê Hồng Hạnh - Trung tâm GDTX tỉnh Hưng Yên

Trang 3

Tổng thuật kết quả nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học

Quản lý tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học ở Trường Đại

học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo đại học hình

thức vừa làm vừa học ở Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và

giải pháp

Quản lý học tập, đánh giá và phân loại kết quả học tập của học viên

đại học hình thức vừa làm vừa học taij Trường Dai học Luật Hà Nội

-Thực trạng và giải pháp

Công tác tin học phục vụ quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm

vừa học ở Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Công tác thanh tra đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học ở

Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học với

Trường Đại học Luật Hà Nội

Điều tra xã hội học về quản ly đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa

học ở Trường Đại học Luật Hà Nội - Kết quả và một số kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

TONG THUAT KET QUA NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI

QUAN LY ĐÀO TẠO DAI HỌC HÌNH THỨC VUA LAM VỪA HỌC OTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1 PHAN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đã và đang đặt ra nhiều tháchthức, đòi hỏi Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân phảiquan tâm hợp lực từng bước giải quyết Trong đó van đề trọng tâm và có tính quyếtđịnh suy cho cùng là nhân tố con người Để có được nguồn nhân lực pháp lý đảmbảo chất lượng, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có bước chuyền mình về cải cách hệthống giáo dục quốc dân, trong đó nhiệm vụ đổi mới toàn điện giáo dục đại họcđược xác định mang tính đột phá Với nghĩa đó, chiến lược phát triển giáo dục đàotạo và Đề án cải cách giáo dục đến năm 2020 đã được xây dựng Cùng với lộ trìnhnày, nhiều chủ trương, chính sách định hướng cho sự đổi mới sâu rộng về giáo dụcđào tạo cũng đã đòi hỏi các cơ sở đào tạo đại học trong cả nước đưa ra kế hoạch,bước đi phù hợp mang tính đặc thù riêng, trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội.Đặc biệt, Luật Giáo dục đã được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2013 đã đặt cơ sở pháp lý cho việc đổi mới giáo dục đại học nói chung và cho các

hệ dao tạo đại học nói riêng Trên co sở đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại

học cần phải được đặt ra trên nền tảng có tính tổng thể cả về nội dung, chương trình,qui trình đào tạo, quản lý đạy và học cũng như đánh giá kết quả học tập của họcviên Bên cạnh đó, chất lượng và hiệu quả đào tạo cần được đổi mới theo hướngtăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vi và thực hiện sự phân cấp

quản lý trong từng đơn vị cơ sở đào tạo.

Trường Đại học Luật Hà Nội được xác định xây dựng thành Trường trọng

điểm hàng đầu trong đào tạo chuyên ngành Luật Với gần 35 năm xây dựng vàtrưởng thành, nhà trường đã đạt được những kết quả đáng trân trọng trong sự nghiệpgiáo dục, đào tạo nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng cao cung cấp cho các địaphương, ban ngành trong cả nước Đóng góp vào sự thành công đó, hình thức đào tạo tại chức (nay gọi là hình thức vừa làm vừa học) đã được thực hiện ở Trường từ

Trang 5

năm 1981 Những năm đầu thập kỷ 80, hình thức dao tạo này chủ yếu thực hiện

nhiệm vụ thiết thực, trước mắt là mở các khóa bồi dưỡng, luân huấn, chuyên tu cho

cán bộ công chức các ngành tư pháp, nội chính, các cơ quan của tổ chức chính trị,chính trị xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công cuộc đổi mới Ngày nay, nhucầu của sự phát triển với nguyên lý xã hội học tập, hình thức đào tạo vừa làm vừahọc đòi hỏi nhà nước phải tạo lập một môi trường thuận lợi để mọi công dân có cơhội được học tập và cống hiến Việc từng bước chuyển đổi cấu trúc chương trình,phương thức đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ đã phần nào đem lại sự khởi sắcnâng cao chất lượng các loại hình đào tạo nói chung, đào tạo theo hình thức vừa làmvừa học nói riêng Sau hơn ba mươi năm phát triển, mặc dù đã có nhiều kinhnghiệm trong tổ chức, quản lý các khóa học và được xã hội thừa nhận về chất lượngđào tạo nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách

tư pháp cần phải có sự đổi mới tích cực và toàn diện hơn đối với hệ đào tạo nay

Chính vì vậy, việc chon đề tài Quản Ip đào tạo đại học hình thức vừa làmvừa học ở Trường Đại học Luật Hà Nội- thực trạng và giải pháp để nghiên cứumang tính cấp thiết bởi:

sở nhận thức đổi với việc thực hiện các giải pháp khắc phục yếu kém, nâng cao hiệuquả quản lý.

- Về mặt thực tế:

+ Chất lượng đào tạo đại học hình thức vừa học vừa làm hiện nay ở nước tanhìn chung đang ít hoặc nhiều bị xã hội lên tiếng Có nhiều nguyên nhân đem lạihạn chế này, trong đó công tác quản lý, đánh giá kết quả quá trình đào tạo cũng làmột trong các tác nhân trực tiếp Trong bối cảnh thực tế đó, Trường Đại học Luật

Hà Nội cần phải kịp thời có những đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo củamình để có những giải pháp nâng cao chất lượng, uy tín xứng đáng là trường trọng

Trang 6

điểm trong đào tạo chuyên ngành Luật theo Nghị quyết 49/NQ-TW (hệ đào tạochính qui đã được thực hiện theo qui trình đánh giá ngoài năm 2010).

+ Nhà trường cũng đã chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang dao tạo tín chỉnên chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, cầu trúc môn học, qui trình quản lý,đánh giá kết quả học tập đối với đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học cho thấymột số điểm còn chưa hợp lý, cần phải nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện thêm

+ Mặc dù có bề dày truyền thống trong đào tạo theo hình thức vừa làm vừahọc, tuy nhiên những giải pháp hữu ích, mới mẻ của phương thức quản lý hiện đại chưa được áp dụng, kinh nghiệm quản lý đào tạo của các đơn vị khác trong nướcchưa được học tập, tiếp thu một cách tích cực

1.2 Tình hình nghiên cứu

Giáo dục đại học và quản lý giáo đào tạo đại học là những vấn đề có liênquan chặt chẽ với nhau Ở nước ta, hai nội dung này đang là những điểm trăn trởlớn của các nhà quản lý chuyên ngành và là "điểm nóng" trong con mắt dư luận xã

hội Đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học nhìn chung được cả xã hội quan tâm

chủ yếu trên hai phương diện chính là đánh giá chất lượng, phương thức quản lý

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy những bat cập, hạn chế về vẫn đề naynên đã tô chức hội thảo ban về các giải pháp nâng cao chất lượng đào tao đối với hệ

này vào tháng 8/2012 tại Da Nẵng Đã có nhiều công trình nghiên cứu với mục đích

là làm sao để giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục nói chung không bị lạc hậu,làm sao nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo đại học, chiến lược giáo dụcđại học, đổi mới nội dung, chương trình, cơ chế quản lý, đội ngũ giáo viên, họcviên v.v Một số công trình tiêu biểu như:

- Về đề tài nghiên cứu khoa học:

+ Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, có 01 công trình ít nhiều có liên quanđến vấn dé nghiên cứu là dé tài cấp Bộ do PGS.TS Tran Ngọc Dũng làm chủ nhiệm

"Đào tạo can bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho hội nhập quốc té ở ViệtNam" (đã được nghiệm thu năm 2004).

+ GS Trần Hồng Quân (1995): "Mộ số vấn dé đổi mới trong lĩnh vực giáođục và dao tao", Nhà xuât bản Giáo dục, Hà Nội Day là công trình nghiên cứu của

Trang 7

tác giả nguyên là người đứng đầu bộ quản lý chuyên ngành nên đã dé cập đượcnhiều khía cạnh về déi mới phương thức quản lý giáo dục, bao gồm quản lý nhàtrường, giáo viên, người học và đặc biệt là tập trung vào phương tức điều hành quản

lý giáo dục.

+ Dự án nghiên cứu Giáo dục đại học-Bộ Giáo dục và Đào tao (2004): "Ca

so xây dựng và hoàn thiện Điều lệ trường đại học, cao đẳng"

+ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (1996): "Quản lj giáo duc đạihọc cấp cơ sở", UNESCO-HEP phát hành

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003): "Báo cáo hiện trạng và khuyến nghị vềphân cấp quản lý giáo dục" Dự án hỗ trợ số ALA/8-0124, Hà Nội

- Về luận văn, luận án nghiên cứu

+ Luận văn thạc sĩ (2007): "Thue trạng quan ly hệ đào tạo tại chức ở trưởngĐại hoc An ninh nhân dân" (Trường Dai học sư phạm Thành phố Hỗ Chi Minh);

+ Luận văn thạc sĩ (2009) của Vũ Thi Gam: "Biện pháp quản lý quá trìnhđào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội"

+ Luận văn thạc sĩ (2011) của Tô Thị Phương Lan: "Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Điện lực".

+ Luận văn thạc sĩ (2009) của Nguyễn Khánh Thọ: "Biện pháp quản lý đàotạo hệ vừa làm vừa học ở tại các cơ sở liên kết dao tạo của Ti rường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội".

+ Luận văn thạc sĩ (2006) của Phạm Trung Kiên: "Hoàn thiện qui trình đào

tạo cu nhân Tại chức ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền"

+ Nguyễn Đức Cường (Luận án tiến sĩ Luật học,2009): "Hoàn thiện phápluật về quản lý các trường đại học, cao dang đáp ứng yêu câu đổi mới giáo duc daihọc Việt Nam hiện nay".

- Một số bài viết có liên quan

+ GS.TSKH Banh Tiến Long-TS Mai Văn Tỉnh (2002): "Đổi mới giáo ducđẹi học Việt Nam" Đây là một ban báo cáo tham luận tại hội thảo khoa học giữaViệt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức về chiến lược đổi mới giáo dục đại học ởnước ta, Hà Nội.

Trang 8

+ GS.TS Trần Văn Nhung (2003): ” Giáo duc đại học Việt Nam trong quátrình đổi mới và hội nhập" Trong khuôn khô của một bài viết, tác giả tập trung vàocác vẫn đề cơ bản như sự cần thiết phải đổi mới về giáo dục ở nước ta và những giảipháp đề thực hiện việc đổi mới nền giáo dục đáp ứng hội nhập, quốc tế hóa hiện nay.

+ GS.TSKH Banh Tiến Long (2005): "Đổi mới giáo duc đại học Việt Nam"

Là nhà một nhà khoa học giáo dục và quản lý giáo dục giàu kinh nghiệm, tác giả đãchỉ ra những bất cập, hạn chế trong giáo dục đại học chủ yếu tập trung vào ba lĩnh

vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Vũ Ngọc Hai (2005): "Giáo duc Việt Nam và những tác động cua WTO", Tạp chí Khoa học Giáo dục.

- Báo Việt Nam Plus: "Nhiễu bắt cập trong quản lý liên kết đào tạo đại họctại chức" (số ra ngày 23 tháng 11nam 2012);

- Báo Giáo dục và Thời đại: " Siét chặt quan ly hình thức vừa làm vừa hoc"(sô ra ngày 13/10/2010); Báo Công an Da Nẵng: "Đào tao hệ tại chức đại học đãđến lúc phải thay đồi toàn điện" (số ra ngày 06 tháng 12 năm 2012);

- Báo Dân trí: "Bộ Giáo đục và Đào tạo "giết" hệ tại chức" (số ra ngày 19thang 8 năm 2012);

Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên khảo giành riêng cho lĩnh vực quan ly daotạo đại học vừa làm vừa học ở Trường Đại học Luật Hà Nội từ trước đến nay chưa cómot công trình nào mặc dù hệ đào tạo này đã được thực hiện ở trường từ năm 1981.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm

vùa học tại Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm hướng tới các mục đích cơ bản sau:

- Góp phần nâng cao nhận thức, bảo đảm việc thực hiện quản lý theo đúngtheo Qui chế đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học được ban hành theo Quyếtđịnh số 36/2007/QDBGD ĐT ngày 28 tháng 7 năm 2007 và Qui chế học viên cáctrường đại học, cao đăng và trung cấp chuyên nghiệp hình thức vừa làm vừa họcngày 10 thang 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Đào tao.

- Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng và năng lực quản lý đào tạo đạihẹc hình thức vừa làm vừa học tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 9

- Chỉ ra được những bất cập trong tô chức thực hiện và trong qui định hiệnhành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Luật Hà Nội để có thể đưa

ra các giải pháp sửa đôi, bố sung cho phù hợp

1.4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu tập trung vào mấy nhóm vấn đề cơ bản:

- Nghiên cứu về phương diện nhận thức lý luận về quản lý đào tạo đại học

tạo, sự phối hợp giữa các đơn vị trong trong quá trình đào tạo; khảo sát và phân tích

số liệu thu thập thực tế về thực trạng đào tạo

- Nghiên cứu về các điều kiện bảo đảm, phục vụ và hỗ trợ đào tạo như: cơ

sở vật chất; bảo đảm tài chính vé quá trình dao tạo, bảo đảm về học liệu; công táctin học quản lý đào tạo; công tác thanh tra, bảo đảm chất lượng đào tạo v.v vẫn dé liênkết đào tạo

- Nghiên cứu đề ra các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lýđào tạo theo từng lĩnh vực hoạt động cụ thẻ

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Đánh giá về thực trạng quản lý đào tạo đối với hệ đại học vừa làm vừa học

ở Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Nghiên cứu về cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động quản lý gồm: các quiđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các qui định cụ thể của Trường Đại học Luật HàNội về đào tạo đại học vừa làm vừa học

- Nghiên cứu các giải pháp có tính tổng thể và cụ thể nhằm khắc phụcnhững hạn chế, tồn tại, bảo đảm việc quản ly đào tao đại học vừa làm vừa học tạiTrường từng bước đi vào qui chuẩn.

Trang 10

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Dé nghiên cứu dé tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu, văn bản tài liệu;

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân;

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia;

- Phương pháp thống kê toán học

1.7 Điểm mới của đề tài nghiên cứu

Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về đào tạo đại học hình thức vừa làm vừahọc tai Trường Đại học Luật Hà Nội, do vậy xét về phương diện khoa học, thực tiễnmọi nội dung của đề tài nghiên cứu đều có giá trị thực tế và đều chưa được côngtrình nào đề cập tới Cụ thể:

- Bước đầu hình thành cơ sở nhận thức, lý luận của quản lý hệ đại học vừa

làm vừa học.

- Phân tích, điều tra khảo sát, đánh giá, chỉ ra được một số bất cập trong qui

định pháp luật và thực trạng quản lý hệ đào tạo đại học vừa làm vừa học ở Trường.

- Dé xuất các giải pháp sửa đôi, bổ sung, thực hiện nhằm nâng cao tínhchuyén nghiệp và hiệu quả trong quản lý hệ đại học vừa làm vừa hoc ở Trường Đại học Luật Hà Nội.

1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Đề tài được thực hiện chia làm 04 phan với kết cấu như sau:

- Phan mở dau: Gồm tính cấp thiết; tình hình nghiên cứu; nội dung nghiêncứu; phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu, điểm mới của đề tài nghiên cứu

- Phan tổng thuật dé tài nghiên cứu gồm: Gồm cơ sở lý luận của quản lýđào tao đại học hình thức vừa làm vừa học; thực trạng quản lý đại học hình thức vừalàm vừa học tại Trường Đại học Luật Hà Nội, giải pháp nâng cao hiệu quả về quản

lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Phan các chuyên dé nghiên cứu gồm: gồm 08 chuyên đề

- Phan phụ luc gồm: gồm các kết quả thống kê; hệ thống các qui định pháp

luật; biểu mẫu; phiếu thăm dò ý kiến, danh mục tài liệu tham khảo

Trang 11

2 PHẢN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họcĐời sống xã hội của con người luôn đặt ra một yêu cầu quan trọng là làmsao để các hoạt động của mọi thành viên, cộng đồng, tô chức được vận hành thôngsuốt và đạt được hiệu quả theo theo mục đích đặt ra của mỗi chủ thể Xã hội hiệnđại càng có nhiều hoạt động, sự tương tác, quan hệ xảy ra do đó những yêu cầu tổchức cũng ngày một cao hơn Hiểu một cách cụ thể là các hoạt động xã hội phải có

sự phối hợp, chia sẻ và bảo đảm trật tự theo những qui trình nhất định Dưới góc độkhoa học, đó yêu cau tất yếu, khách quan của sự quản lý trong đời sống xã hội

2.1.1 Khai niệm quan lý

Ban chất của quản ly là thực hiện sự tác động có tinh chat phụ thuộc nhằmthực hiện nội dung công việc mà các chủ thể đã được xác định Quá trình hoạt động đógăn liền với quyền uy do đó nó mang tính chất điều hành, phục tùng Theo Mác, “Bát

kỳ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiễn hành trên một quy mô lớn đều can

sự quản lý dé điều hòa những hoạt động của các cá nhân và thực hiện chức năng chung"

Mục đích của quản lý nhằm thực hiện sự liên kết, hợp tác của các thànhviên, tổ chức và điều đó chỉ thực hiện được khi dựa vào hai yếu tố: Yếu tố tổ chức:

Tổ chức là sự phân công, phân định rõ ràng vị trí, chức năng của từng người, là sựphối hợp liên kết của nhiều người để thực hiện một mục tiêu đã đề ra Tổ chức làyếu tố quyết định mang lại hiệu quả cho quản lý, không có tổ chức thì không có sựquản lý có hiệu quả Phương tiện quản ly: Dé điều khién, phối hợp hoạt động của tổchức con người, buộc con người phải hoạt động theo những nguyên tắc nhất định,phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định cần phải có cácphương tiện có thể là: uy tín, quyền uy, luật pháp và các công cụ, phương tiện hỗtrợ khác Khi đề cập đến khái niệm quản lý, cần quan tâm các nội dung:

Chủ thể quản lý chỉ có thể là con người hoặc tổ chức con người có quyền

uy Trong chế độ nguyên thủy, một xã hội có sự bình đẳng về địa vị xã hội thìquyền uy của các trưởng lão, tộc trưởng xuất phát uy tín của cá nhân trước cộngđồng nguyên thủy Ngày nay, trong xã hội hiện đại quản lý nhà nước quyền uytrước hết được tạo bởi thâm quyền được pháp luật qui định và sau đó là khả năng vàhiệu quả thực hiện hoạt động quản lý của chính chủ thể

Trang 12

Khách thé quản ly được hiểu là trật tự quản lý mà các bên tham gia quan hệ

cụ thể hướng đến Trật tự quản lý được quy định bởi nhiều loại quy phạm, có thể làquy phạm đạo đức, có thé là tín điều tôn giáo, trong quan hệ tôn giáo, cũng có thé làquy phạm pháp luật trong quan hệ pháp luật.

Hình thức, phương tiện quản lý xã hội có nhiều loại Việc sử dụng hìnhthức, phương tiện nào cho phù hợp, tương thích phụ thuộc vào các lĩnh vực quan hệ

và đôi tượng xã hội cụ thê.

Như vậy, quan ly là sự tác động có mục dich của các chu thể quản ly, đốivới các đối tượng quản lý Quản lý xuất hiện và tôn tại ở bat kỳ nơi nào lúc nào nếu

ở đó có hoạt động chung của con người Mục đích của quản lý là điều khiển chỉ đạohoạt động chung của con người nhằm hướng tới mục đích đã định trước, quản lý

được thực hiện bằng tô chức và quyén uy

2.1.2 Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học

Nội dung chủ yếu của quan lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họcgồm có: Quản lý về con người tham gia quá trình đào tạo (quản lý nhân sự); quản lý

về tuyển sinh; quản lý về chương trình, kế hoạch đào tạo; quán lý về kiểm định chấtlượng đào tạo; quan lý về hồ sơ, kết quả dao tao; quan lý về van băng, chứng chỉđào tạo; quản lý về hợp tác, liên thông, liên kết đào tạo; quản lý về khen thưởng, kỷluật trong đào tạo; quản lý về vật chất, trang thiết bị phục vụ đảo tạo

Hình thức quản lý nhà nước về đào tạo đại học vừa làm vừa học chủ yếu sửdụng pháp luật Các chủ thể có chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này banhành các văn bản qui phạm pháp luật để tạo lập cơ sở pháp lý cho quá trình quản lý.Quản lý nhà nước về đào tạo được phân cấp theo thâm quyền cho các chủ thể thựchiện như: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị cơ sở đàotạo trực tiếp như trường, học viện, trung tâm v.v

Phương pháp quản lý đại học hình thức vừa làm vừa học gồm: trao quyền;cho phép; bắt buộc; kiểm tra, đánh giá; thực nghiệm, so sánh v.v

Đối tượng quản lý, trước đây đào tạo đại học tại chức tập trung cho đốitương là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và nhân viên của các tô chức thuộc

hệ thống chính trị Đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học nhằm đáp ứng nhu cầucủa xã hội, thỏa mãn nhu câu được học tập của mọi đôi tượng.

Trang 13

Tóm lại, để nhìn nhận một cách thấu đáo hơn về vai trò thiết thực của loại

hình đào tạo vừa làm, vừa học trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, có thể nói ngành

giáo dục và xã hội đã đồng tình với kết luận của Thứ trưởng Bùi Văn Ga là: "Cầnnhận thức đúng vẫn đề, hình thức đào tạo vừa làm vừa học vẫn có vai trò và vị tríkhi hình thức này thỏa mãn nhu cầu học tập suốt đời của mọi người và tạo nên một

xã hội học tập Hình thức đào tạo vừa làm vừa học bởi vậy không có gì sai và không

có cơ sở nào để xóa bỏ Ở các nước tiên tiến trên thế giới, điển hình như ở Pháp,hình thức đảo tạo này phát triển rất mạnh, đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa kiến thức,nâng cao trình độ chuyên môn, thích nghi với nhiều môi trường làm việc Ở ViệtNam chúng ta, với mong ước mở ra cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, tạo nênmột xã hội học tập sôi động, hình thức đào tạo vừa làm vừa học cảng có ý nghĩa khitham gia giải quyết những nhu cau học tập nay"

2.2 Quản lý tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học

2.2.1 Cơ sở pháp lý của tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa họcHiện nay, cơ sở pháp lý tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học tậptrung ở các văn bản như Luật Giáo dục đại học; Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐTngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về việc xác địnhchỉ tiêu tuyển sinh; Quyết dinh số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Qui chế tuyển sinh và Quyết định số42/2008/QD-BGDDT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo duc va Đào tạo vềliên kết đào tạo Bên cạnh đó, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hànhThông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế tuyến sinh cũng như hướng dẫn

công tác tổ chức tuyến sinh

Nghiên cứu các quy định pháp luật về quản lý tuyển sinh, theo chúng tôi cómột số tồn tại, bất cập sau đây:

- Đối với các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Thứ nhất, tồn tại thực tế là việc dồn chỉ tiêu giữa các ngành đào tạo trongcác trường đa ngành vẫn chưa khắc phục được Tình trạng dồn chỉ tiêu xảy ra trênthực tế đã phá vỡ cơ cấu qui định về số lượng sinh viên/giáo viên qui đổi theo mãngành theo Thông tư số 57/2011/TT-BGD ĐT là 25/giảng viên

(1) Tọa đàm về đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học (Đà Nẵng tháng 2013).

Trang 14

Thư hai, Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực từ 01/01/2013 nhưng Bộ

Giáo dục và Đào tạo cho đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn thay đổi quyếtđịnh số 62/2008/QD-BGDDT (đã có thông tu sửa đổi, bố sung trước đây)

Thứ ba, Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục va Dao tạo qui định về đào tạo dé cấp băng tốt nghiệp đại học thứ hai

đã quá lạc hậu không phù hợp yêu cầu của đào tạo theo nhu cầu, tính chất linh hoạt

và các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học đã được sửa đổi, ban hành

và có hiệu lực.

Thứ tư, Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về liên kết đào tạo đã không qui định chế tài xử phạt

đối với các cơ sở chủ trì và phối hợp đào tạo trong trường hợp mở lớp không đúng

qui định hoặc có số lượng học viên vượt quá chỉ tiêu qui định

- Đối với các quy định của Trường:

Theo qui định, công tác thanh tra kỳ thi tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Daotạo thực hiện Cấp cơ sở, việc giám sát kỳ thi có chức danh giám sát viên do điểm

trưởng cử chọn từ thành viên của Ban coi thi theo quyết định của Hiệu trưởng Lâu

nay Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn thực hiện qui định riêng có sự khác biệt nhấtđịnh Theo đó, việc cử thanh tra điểm thi do Phòng Thanh tra Đảo tạo thực hiện,trình Hiệu trưởng ký quyết định riêng

2.2.2 Quản lý tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học tại TrườngDai học Luật Hà Nội

Qui trình quản lý tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học tại Trường

Đại học Luật Hà Nội đã được thực hiện một cách có hệ thống, nghiêm túc và khách

quan Nội dung công tác quản lý tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học baogồm các bước, các hoạt động chủ yếu: xác định chỉ tiêu tuyển sinh; lập kế hoạchtuyển sinh; phân chỉ tiêu tuyến sinh và xác định địa điểm mở lớp; công tác pháthành, phân loại hồ sơ tuyển sinh; công tác đề thi tuyển sinh; thành lập hội đồng

tuyển sinh; các ban tuyển sinh: ban thư ký; ban làm phách; ban chấm thi v.v

2.2.2.1 Xác định chỉ tiêu tuyén sinh

Trước đây, qui trình xác định chỉ tiêu tuyến sinh hàng năm do Bộ Giáo dục

và Đào tạo thực hiện trên cơ sở nhà trường báo cáo qui mô đào tạo thực tê của trường.

Trang 15

Hiện nay, theo qui định tại Điều 5, Điều 7 Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc xác định chỉ tiêu hàng năm

do chính cơ sở đào tạo thực hiện dựa trên hai tiêu chí: 7⁄ Số học viên chính qui/01

một giảng viên, giáo viên qui đôi của cơ sở đào tạo; 2/ Diện tích sàn xây dựng trực

tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo /01 học viên

Theo qui định, chỉ tiêu tuyển sinh đại học vừa làm vừa học được tính băng50% chỉ tiêu tuyển sinh được xác định cho hệ đào tạo chính qui Trong những nămgần đây, với cách tính này hệ đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học của Trường

có chỉ tiêu tuyển sinh dao động trong khoảng từ 1000-1300 Tại Trường Dai họcLuật Hà Nội, dé trình Hiệu trưởng ký quyết định xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho

các hệ đào tạo gồm có các đơn vị tham gia: Phòng Đào tạo; Khoa Tại chức, Khoa

Sau đại học Điều quan tâm là trường cần sớm công bố chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạchtuyển sinh rộng rãi trên trang Website để không bị động trong liên kết đào tạo

2.2.2.2 Lập kế hoạch tuyển sinh

Kế hoạch tuyển sinh là văn bản thông báo công khai một cách rộng rãi và

mô tả đấy đủ chương trình, lộ trình thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh của trường trongnăm học đó Kế hoạch tuyển sinh phải thể hiện chi tiết các nội dung: số lượng và

địa điểm mở lớp; số lượng chỉ tiêu tuyển sinh; yêu cầu về hỗ SƠ; chế độ ưu tiên,

diện miễn thi; loại văn bằng tuyển sinh; thời gian thi tuyển; thời gian chấm thi, nhậphọc và khai giảng v.v Hiện nay, hàng năm kế hoạch tuyển sinh của Trường Đạihọc Luật Hà Nội đã được đăng tải công khai trên trang Website của nhà trường vàcác phương tiện thông tin đại chúng khác để mọi chủ thé có điều kiện cập nhật Kếhoạch tuyển sinh được Khoa Tại chức lập và trình Hiệu trưởng-Chủ tịch Hội đồngtuyển sinh ký xác nhận, đóng dấu trường và lưu hồ sơ khóa học

2.2.2.3 Phân chỉ tiêu tuyển sinh và xác định địa điểm mở lớp

Theo qui định tại Quyết định số 42/2008/QD-BGDDT ngày 25/11/2008 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thủ tục liên kết đào tạo cần phải có công văn đềnghị của đơn vị phối hợp đào tạo (kèm theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).Hiệu trưởng ra quyết định phân chỉ tiêu tuyển sinh cho từng loại văn băng (vănbăng một, văn bằng hai) theo đợt hàng năm cho các đơn vị Trên thực tế, việc phânchỉ tiêu mở lớp cho các đơn vi cân quan tâm một sô nội dung cơ bản:

Trang 16

- Địa phương, ngành phải có nhu cầu đảo tạo nguồn nhân lực cán bộ làmcông tác pháp luật hoặc nhu cầu nâng cao ý thức cho nhân dân là thiết thực.

- Địa điểm mở lớp phải đúng địa chỉ liên kết đào tạo theo qui định Quyết định

số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tao;

- Đơn vị có cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy, học

- Đơn vị có năng lực, môi trường sư phạm và kinh nghiệm quản lý đối vớikhối đào tạo chuyên nghiệp

Sau khi có quyết định phân chỉ tiêu, Khoa Tại chức cùng đơn vị thống nhất

sơ bộ về các điều khoản cơ bản về chế độ trách nhiệm, phương thức học, mức họcphí v.v Khoa Tại chức làm thông báo tuyển sinh gửi cho đơn vị liên kết đào tạo

và đăng tải lên trang Website của trường đồng thời làm báo cáo gửi Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc mở lớp, kế hoạch tuyến sinh

2.2.2.4 Công tác phát hành, phân loại hô sơ tuyển sinh

Hồ sơ tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học được phát hành theomẫu của Trường Hồ sơ tuyển sinh bao gồm: lý lịch cá nhân có xác nhận của địaphương hoặc cơ quan cử đi học; văn bằng tốt nghiệp (kèm theo giấy cam đoan về

văn bằng nước ngoài trước khi có xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với thí

sinh đào tạo từ nước ngoài); phiếu khám sức khỏe; đơn xin dự thi; giấy xác nhậnchế độ ưu tiên; 02 ảnh 3 x 4 Việc thu nhận hồ sơ đối với các lớp đào tạo mở tại

Trường do Khoa Tại chức đảm nhiệm còn các lớp mở tại địa phương do đơn vị liên

kết đào tạo thu và chuyển về Trường do Khoa Tại chức tập hợp

Dé Hội đồng tuyển sinh xét duyệt hồ sơ được nhanh chóng thì bên cạnhviệc phân loại cần ghi rõ đối tượng ưu tiên hoặc diện được phép miễn thi tuyển sinhtheo qui định theo qui định tại Điều 6 Quyết định số 62/2008/QD-BGDDT ngày25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực tế cho thấy những năm gần đây, nhìn chung thông tin, kế hoạch tuyểnsinh đại học hình thức vừa làm vừa học được hoàn thiện tốt hơn về nội dung vàđược đăng tải kịp thời trên trang Website Mặc dù vậy, việc quan ly phát hành hồ sơđối với các lớp mở tại Hà Nội đã có hiện tượng cá nhân, tổ chức tìm cách lợi dụnglàm ảnh hưởng xâu đến uy tín, thương hiệu của trường Dé hạn chê các cá nhân, tô

Trang 17

chức có hành vi trục lợi bất chính bán hồ sơ lừa đảo ở bên ngoài các đơn vi trongtrường gồm Khoa Tại chức, Phong Hành chính tổng hợp, Trung tâm tư van pháp

luật đã phối hợp kiểm soát chặt chẽ hoạt động này

2.2.2.5 Công tác đề thi tuyển sinh đại học loại văn bằng thứ nhất và văn

bằng thứ hai

Tại Điều 10 Quyết định số 62/2008/QD-BGDDT của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo qui định cụ thể về thành phần ban đề thi tuyển sinh Tuy nhiên,Trường Đại học Luật Hà Nội không có các môn học văn hóa do đó, nhà trường khôngthể thực hiện được phương thức trực tiếp làm dé thi tuyển sinh theo qui trình đượcqui định trong Quyết định số 62/2008/QD-BGDDT Trường té chức làm đề thi theohình thức hợp đồng mua đề nguồn kèm theo đáp án các môn thi Hiệu trưởng ra quyếtđịnh thành lập Ban đề thi mà thực chất là làm nhiệm vụ in sao đề, đóng gói đề thi

Đối với đề thi tuyển sinh dé đào tạo cấp văn bằng đại học thứ hai, qui trìnhlàm dé thi lựa chọn trong hai phương thức: Mét /à, Hiệu trưởng ra quyết định Ban

dé thi có thành phan là một số giáo viên có chuyên môn tốt và yêu cầu cách ly hoàntoàn để làm đề thi trực tiếp Hai la, các bộ môn chuyên môn làm dé nguồn sau đó

Ban dé thi thực hiện nhiệm vụ in sao dé thi theo qui định Mặc dù vậy, theo khảo sát

ý kiến trả lời câu hỏi cho răng dé thi chưa phù hợp của các đối tượng có kết quả cụthể: của giảng viên là 19,4%; ý kiến của học viên là 21,1% và ý kiến của cán bộquản lý là 13,9%.

Nhìn chung công tác đề thi hiện nay của Trường bảo đảm tính độc lập, bímật, trung thực và khách quan trong các khâu mua đề nguồn, bảo quản nguồn đềthi, in sao nhân bản và bàn giao đề thi khi tổ chức thi

2.2.2.6 Thành lập Hội dong tuyển sinh trường

Theo qui định tại Điều 8 Quyết định số 62/2008/QD-BGDDT, Hiệu trưởng

ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh trường và các ban giúp việc công táctuyển sinh Thành phần Hội đồng tuyển sinh có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên

thường trực và các ủy viên Theo đó, Chủ tịch là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng

được ủy quyên, Phó chủ tịch là phó Hiệu trưởng, Ủy viên thường trực là Trưởng

hoặc Phó trưởng Khoa Tại chức; Ủy viên Hội đồng tuyển sinh là Trưởng các khoa,phòng, trung tâm Đối với lớp mở tại địa phương, bố sung 01 ủy viên là lãnh đạo cơ

Trang 18

sở liên kết dao tạo tại địa phương vào Hội đồng tuyến sinh Nhiệm vu và quyền hạncủa Hội đồng tuyển sinh trường được qui định cụ thé tại Khoản 2 Điều 8 Quyết định

số 62/2008/QD-BGDDT

2.2.2.7 Thành lập các ban tuyển sinh

Về ban thư ký, theo qui định tại Mục d Khoản 3 Điều 8 và Điều 9 Quyếtđịnh số 62/2008/QD-BGDDT, trước khi tổ chức thi tuyển sinh cần thành lập Banthư ký tuyên sinh Tuy nhiên, tại Trường không thành lập ban thư ký tuyển sinhchung của kỳ thi mà mỗi điểm thi có một người thuộc Khoa Tại chức được phâncông thực hiện nhiệm vụ.

Tương tự các ban coi thi, ban thư ký làm phách bài thi, ban thư ký chấm thị,

ban chấm thi được Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Trong đó, theo Quyết định

số 62/2008/QD-BGDDT ban cham thi do trưởng hoặc phó chủ tịch Hội đồng tuyểnsinh là trưởng ban, còn mỗi môn cham thi có một trưởng môn thi điều hành và chịutrách nhiệm về chuyên môn Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, do không có cácmôn văn hóa nên việc chấm thi được thực hiện băng cách hợp đồng VỚI Các trường

ngoài thực hiện.

2.2.2.8 Công tác tổ chức thi tuyển sinh

Tổ chức thi tuyến sinh là một giai đoạn bao gồm nhiều hoạt động có sự phốihợp của nhiều đơn vị liên quan Theo khảo sát của chúng tôi, đa số ý kiến thừa nhậnchất lượng đầu vào của Nhà trường chưa cao là do tỷ lệ lựa chọn giữa hồ sơ đầu vào

và chỉ tiêu còn thấp (62,2 % số học viên, 52,7% số giảng viên và 38,9% số cán bộ

quản lý được hỏi thừa nhận) Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân do tổ chức thituyển sinh chưa hợp lý (29% số giảng viên, 28,9% số học viên và 25% số cán bộ quản

lý được hỏi đồng ý)

Dé nâng cao chat lượng tuyển sinh đa số ý kiến cho rằng khâu quan trọng là

tổ chức thi phải nghiêm túc, chặt chẽ (62,4% số giảng viên, 55,5% số cán bộ quản

lý và 44,5% số học viên lựa chọn) Tiếp theo là phải có số lượng dự thi hợp lý (ty lệgiữa thí sinh dự thi với chỉ tiêu) có 54,8% số giảng viên, 50% số cán bộ quản lý và

36,9% số học viên lựa chọn

Trang 19

Theo kết quả khảo sát cho thấy có đến 94,4% số cán bộ quản lý ở địaphương và 74.4% số giảng viên đánh giá về sự phối hợp thực hiện công tác tuyểnsinh đại học hình thức vừa làm vừa học giữa Nhà trường với các địa phương ở mứctốt Có 17,2% giảng viên và chỉ có 5,6% cán bộ quản lý đánh giá sự phối hợp này ởmức độ khá.

2.2.2.9 Xác định điểm chuẩn tuyển sinh

Nếu như xác định điểm trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh hệ chính qui được ápdụng chung cho cả khóa cùng dot thi thì điểm trúng tuyển hình thức vừa làm vừahọc được xác định theo từng lớp riêng biệt Xác định điểm trúng tuyển là khâu quantrọng đối với kỳ thi tuyển sinh Theo qui định tại Điều 28 Quyết định số62/2008/QĐ-BGDĐT, việc xác định điểm trúng tuyển cần qui định khung điểm ưu

tiên cho các đối tượng và mức điểm sàn tôi thiêu

Về khung điểm ưu tiên: theo qui định mức chênh lệch điểm trúng tuyến giữahai nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp là 1,0 điểm; giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm

Về mức điểm san tối thiểu: Điểm xét tuyến tối thiểu (còn gọi là điểm san tối

thiểu) là mức điểm mà thí sinh phải đạt để xét tuyển Theo qui định Điều 28 Quyết

định số 62/2008/QD-BGDDT, điểm xét tuyển tối thiểu tuyển sinh đại học hình thứcvừa làm vừa học là 12 điểm cho ba môn thi thuộc khu vực 3 (khu vực đòi hỏi phải

có điểm cao nhất) Việc xác định điểm trúng tuyển cần quan tâm may khía cạnh sau:Thứ nhất, lẫy số lượng chỉ tiêu được phép trừ đi số lượng diện chuyển thắng sau đómới xác định điểm theo nguyên tắc từ cao xuống thấp Thiz hai, phải cộng điểm chothí sinh thuộc diện được ưu tiên trước khi xác định điểm trúng tuyển từ cao xuốngthấp.Tứ ba, khi xác định mức điểm sàn cần phải tính toán để tuyến hết chỉ tiêu cần

cộng thêm % nhất định đề phòng khả năng thí sinh không nhập học

2.2.2.10 Công tác thanh tra tuyển sinh

Theo Điều 32 Quyết định số 62/2008/QD-BGDDT, Bộ Giáo duc và Đào tạo

tổ chức kiểm tra, thanh tra kỳ thi tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học của cáctrường theo qui định.

Theo qui định tại mục a Khoản 2 và mục c Khoản 4 và Khoản Š Điều 11 Quyết

định số 62/2008/QD-BGDDT thì trường cử cán bộ giám sát tại điểm thi (không phải

là thanh tra thi) Điểm trưởng (hay ủy viên phụ trách điểm thi) lựa chọn một thành

Trang 20

viên trong Ban coi thi làm nhiệm vụ giám sát tại điểm thi Như vậy, nhiệm vụ củagiám sát viên thực hiện trong kỳ thi tuyên sinh chủ yếu tập trung vào mấy nội dung:giám sát công tác tổ chức các môn thi thi tại điểm thi theo sự phân công của điểm

trưởng; giám sát khâu làm đề thi; giám sát quá trình chấm thi các môn; giám sát làm

phách, ghép phách, lên điểm các môn thi; kiểm tra hồ sơ, văn bang, chế độ ưu tiên.

2.3 Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo đại học hìnhthức vừa làm vừa học

Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo được coi là một hoạt

động, một "kênh" quản trị, kiểm soát, điều tiết tiến độ, đồng bộ hóa toàn bộ các

khâu, giai đoạn của quá trình đào tạo khóa học Quản lý việc thực hiện chươngtrình, kế hoạch đào tạo cần nhận thấy, chương trình, kế hoạch đảo tạo là nền tảng đểthực hiện việc triển khai các hoạt động đào tạo trên thực té và đây cũng là cơ sở đểquản lý cho chính quá trình tổ chức thực hiện nó

Nội dung quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dao tao:

- Quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo cho cả khóa học, từng học kỳ,

học phần môn học

- Quản lý về thời gian, thời lượng đào tạo cho cả khóa học, từng học kỳ,học phần môn học

- Giải quyết các phát sinh, vướng mắc trong quá trình đào tạo

Chủ thể chỉ đạo, giám sát, quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạchđào tạo gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tư pháp; Ban giám hiệu; các khoachuyên môn, chuyên ngành; các phòng, trung tâm; đơn vi liên kết đào tạo; các tổ,

bộ môn, ban quản lý khóa học.

2.3.1 Chương trình đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học tại Trường Dai học Luật Hà Nội

Theo qui định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐTngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “chương trìnhvừa làm vừa học trình độ đại học hoặc cao đẳng được các trường xây dựng trên cơ

sở hệ chính qui Nội dung chương trình vừa làm vừa học phải bảo đảm các yêu cau

về nội dung của chương trình hệ chính qui cùng trình độ đào tạo"; “Hiệu trưởng qui

]

Trang 21

định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phẩn phù hợp với đặc điểm của từng

trường" (Khoản 3 Điều 3)

Hiện nay, chương trình đào tạo đại học hình thức vừa làm, vừa học (vănbằng một) ở Trường có 43-45 môn học bao gồm các phần học bắt buộc và phần học

tự chọn cộng với 02 chứng chỉ tin học và ngoại ngữ Theo qui định, phần học tự

chọn có 5-6 tín chỉ được các Khoa chọn cho từ 02-03 môn, học phần thuộc chuyênngành của đơn vị mình Đối với loại văn bằng thứ hai, mặc du thời lượng đào taoloại văn bằng băng chỉ bằng một nửa thời lượng văn bằng thứ nhất nghĩa là văn

bằng thứ hai học 05 kỳ/25 tháng Trên thực tế, việc triển khai thực hiện kế hoạchđào tạo của văn bằng thứ hai đối với các môn học chuyên ngành còn mang tính dàntrải, không chuyên sâu vì thời gian ít hơn so với văn bằng thứ nhất Chương trìnhđào tạo văn băng thứ hai chưa được xây dựng riêng mà áp dụng chương trình đàotạo của văn bằng thứ nhất có giảm 25% (thời lượng tự học cho học viên) và khônggiảng dạy phần bắt buộc của khối kiến thức đại cương (19 tín chỉ) Chương trìnhhiện đang thực hiện chưa xây dựng phần kiến thức thi tốt nghiệp theo Quyết định số36/2007/QD-BGD&DT ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Mặt khác, Trường chưa thực hiện việc cho học viên đủ điều kiện được lựa chọnhình thức thi hoặc viết khóa luận tốt nghiệp theo Quyết định số 36/2007/QD-

BGD&DT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trướng Bộ giáo dục và dao tạo.

Qua kết quả khảo sát cho thấy có 72,04 số giảng viên và 57,80% số họcviên cho răng chương trình đào tạo thiên về lý thuyết, thiếu tính thực tế Có 25,80%

số giảng viên và 41,30 % số học viên cho rằng chương trình đào tạo đại học hìnhthức vừa làm vừa học cân đối giữa lý thuyết và thực tiễn Chỉ có 2,15% số giảng

viên và 0,08% số học viên cho rang chương trình dao tao đại học hình thức vừa làmvừa học nặng về thực tiễn, nhẹ về lý thuyết

Thực tế cho thấy, việc xây dựng chương trình đào tạo của Nhà trường xuấtphát từ nhu cầu xã hội và đảm bảo mục tiêu chất lượng đào tạo lên hàng đầu Nhàtrường giao cho các Khoa/Bộ môn chủ động xây dựng chương trình đào tạo phùhợp với điều kiện đào tạo của khoa mình Sau khi Hội đồng khoa học cấp khoa phêduyệt chương trình đào tạo, Hội đồng khoa học đào tạo trường tô chức nghiệm thu,chỉnh sửa và ban hành, đưa chương trình đào tạo vào tổ chức dao tạo Tuy nhiên,

Trang 22

trong quá trình xây dựng dựng chương trình đào tạo vẫn còn bộ lộ một số hạn chếsau: Chưa có sự kết hợp cùng các khoa chuyên môn trong việc xây dựng chương

trình đào tạo phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội; việc thực hiệnđiều chỉnh nội dung chương trình chủ yếu là biện pháp cơ học, hệ quả chương trình

thiếu hấp dẫn, mang nặng tính hàn lâm, nhiều học phần có kiến thức trùng lặp, chưa

bám sát nhu cu thực tiễn, một số môn đưa vào giảng dạy đối với đào tạo hình thức

vừa làm vừa học không thiết thực, không phù hợp Chính vì vậy, Nhà trường cầnthường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo đại học hình thứcvừa làm vừa học để thực sự thu hút người học và đem lại hiệu quả cao hơn trongcông tác đào tạo Điều này khi được hỏi có đến 88,1% số giảng viên và 92,6% sốhọc viên cho răng sau mỗi một năm học Nhà trường cần thiết phải chỉnh sửa, bỗsung chương trình đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học.

2.3.2 Kế hoạch đào tạo

Về nguyên tắc, kế hoạch đào tạo phải cân đối giữa nội dung chương trình

với thời hạn được phép đào tạo cho mỗi loại văn băng khác nhau Kế hoạch đào tạo

đối với đại học hình thức vừa làm vừa học trên thực tế rất đa dạng, linh hoạt phù

hợp với đặc thù của mỗi khóa mở tại địa phương, ban ngành và đối tượng theo học

Kế hoạch đào tạo được xây dựng cho toàn khóa học và từng năm học Việc sắp xếpcác môn học phải đảm bảo một trật tự nhất định để học viên có điều kiện tiếp thu

được nội dung các môn học cơ sở của ngành.

Quản lý kế hoạch đào tạo trong đó xếp lịch, quản lý giảng dạy thực tế củagiáo viên phụ thuộc vào cấu trúc nội dung chương trình của các môn học Cần lưu ýnhững điểm cơ bản:

- Kế hoạch đào tạo phải thể hiện được chính xác, cụ thể các hoạt động đàotạo cho từng kỳ, từng năm và cả khóa học là 10 kỳ đối với các lớp văn bằng thứnhất và 05 kỳ với các khóa đào tạo văn bằng thứ hai Ở đây cần quan tâm tới haiđiểm: / nhát, xây dựng kế hoạch dao tao cần phải dự phòng một khoảng thời giannhất định nếu xảy ra sự cố hay phát sinh một lý do nào đó có thể kịp đưa ra giảipháp giải quyết, không bị động Thứ hai, chế độ hoc phí theo Nghị định số

49/2010/NĐ-CP thu trong 10 kỳ đối với văn bằng thứ nhất và 05 kỳ đối với văn

bằng thứ hai do đó cần phải phủ đầy hoạt động đào tạo trong khoảng thời gian này

Trang 23

- Ở cấp độ kế hoạch chung của Trường: Chuyên viên của Khoa Tại chứcphối hợp với Phòng đào tạo trực tiếp rà soát kế hoạch đào tạo của năm trước, so

sánh kết quả thực hiện thực tế dé rút ra những ưu điểm, tồn tại từ các góc độ

-O cap độ khoa, tổ, bộ môn: Mỗi khoa, trung tâm, tổ, bộ môn chuyền môn

và chuyên ngành sẽ thống kê rõ số lượng các của giảng của đơn vi mình dé cân đối

sắp xếp kế hoạch giảng dạy tổ chức thi cho hợp lý Nhiệm vụ của Khoa Tại chức làlên lịch chi tiết về thời gian giảng dạy, thi giữa học phan, kết thúc học phan, thi lại,cung cấp biểu mẫu, danh sách học viên để giáo viên đi giảng tiễn hành được theo lộ trình

2.3.3 Tổ chức giảng dạy các học phan, môn học tự chọn

Hiện nay Trường Đại học Luật Hà Nội có sự tính toán về việc cân đổi giờ

tín chi cho vừa làm vừa học như sau:

Mỗi môn học được bé trí 2/3 thời lượng cho giờ lý thuyết và 1/3 thời lượng

cho giờ thảo luận Trong đó, giờ lý thuyết được tính theo tỷ lệ: 01 giờ tín chỉ bằng

01 tiết giảng thực tế; giờ thảo luận được tính theo tỷ lệ: 01 giờ tín chi bằng 02 tiếtgiảng thực tế Việc tính toán, phân bổ theo tỷ lệ trên cho thay một tin chỉ tươngđương 20 tiết giảng được thanh toán cho giáo viên

Theo đánh giá của học viên và tự đánh giá của giảng viên về thực trạnggiảng dạy các lớp đại học hình thức vừa làm vừa học ở mức khá Trong đó, biểuhiện "Giảng viên giảng dạy nhiệt tình", "Giảng viên có kiến thức chuyên sâu" và

"Giảng viên có khả năng truyền đạt rõ ràng, dé hiểu" đều được học viên đánh giá vàgiảng viên tự đánh giá cao Có đến 94,5% số học viên cho rằng giảng viên giảngdạy nhiệt tình, 93,1% số học viên cho rằng giảng viên có kiến thức chuyên sâu và90,4% khang định giảng viên có kha năng truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu Day là kếtquả đáng mừng, điều này có thể lý giải được bởi trong những năm qua, công tácquản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với hình thức vừa làm vừa học đượcNhà trường thực hiện tương đối chặt chẽ, nghiêm túc góp phần nâng cao chất lượngdạy và học Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được cần phải lưu ý đến một

số tồn tại dẫn đến giảm chất lượng đào tạo như: có một số giáo viên còn quá trẻ về

cả tuổi đời và tuổi nghề; tình trạng quá tải ở một số bộ môn nhất là các bộ mônchuyên ngành, một số giảng viên dạy vượt giờ rất lớn dẫn đến sự thiếu nhiệt tình

thậm chí có một số trường hợp giảng viên tự động dồn tiết hoặc giảm thời lượng

Trang 24

môn học so với chương trình đào tạo (có 23,7% số giảng viên và 16,1% số học viêncho răng giảng viên chưa chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc giảng dạy, còn bớt xéngiờ giảng).

Trong hệ thống các phương pháp mà giảng viên đã sử dụng dé truyền đạt

kiến thức cho người học thì "Phương pháp dạy học nêu vấn đề để kích thích tư duycho học viên" được sử dụng ở mức độ thường xuyên nhất (71,5% số học viên và60.2% số giảng viên cho răng giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp này)

Tiếp theo giảng viên thường sử dụng phối hợp sáng tạo và linh hoạt rất nhiềuphương pháp (60,6% số học viên và 53,4% số giảng viên cho rằng giảng viênthường xuyên sử dụng phương pháp này) Tuy nhiên, vẫn còn một số không ít giảngviên vẫn chỉ thuyết trình để truyền đạt kiến thức (49,2% số học viên và 57% sốgiảng viên thừa nhận thường xuyên sử dụng phương pháp này) Còn "Tổ chức chohọc viên thảo luận nhóm ở trên lớp" là phương pháp ít được giảng viên sử dụngnhất Điều này có thể lý giải, bởi trong quá trình giảng dạy giảng viên gặp nhiềukhó khăn như: số học viên của lớp quá đông, có sở vật chất kém chưa đáp ứng vớiyêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, do tinh chất môn học khó vận dụng cácphương pháp pháp dạy học, học viên thiếu tích cực Ngoài ra, với đặc thù là hoạtđộng đào tạo không tập trung, thời gian học tập bị chi phối do điều kiện hoàn cảnhcông tác của học viên nên hình thức thức tổ chức day học của giảng viên vẫn còn

nặng về phương pháp truyền thụ kiến thức theo kiểu thầy giảng - trò nghe và ghichép Qua kết quả trên cho thấy, hiện nay giảng viên đã bắt đầu chú ý đến việc lựachọn các phương pháp tích cực dé kích thích tư duy cho học viên, đồng thời cũng đã

nỗ lực vượt khó khăn khi lựa chọn phương pháp dạy học cho việc giảng dạy, điều đóphan nào thé hiện tính tích cực của giảng viên trong việc cé gang lựa chọn và sử dụngcác phương pháp dạy học đề nâng cao chất lượng đào tạo hình thức vừa làm vừa học

Phần lớn cán bộ quản lý và học viên đánh giá chất lượng đào tạo của Nhàtrường ở mức tốt (19,4% cán bộ quản lý đánh giá rất tốt, 55,6% đánh giá tốt, còn ởhọc viên các số liệu tương ứng lần lượt là: 28%, 49,6%) Trong khi đó có đến49.5% số giảng viên đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường ở mức khá, 28,0%đánh giá chất lượng đào tạo ở mức tốt Đặc biệt có 21,5% giảng viên đánh giá chấtlượng dao tạo ở mức trung bình, chỉ có 5,7% số học viên và 5,6% số cán bộ quản lýg E oq y

Trang 25

đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường ở mức này Dù sao đây là kết quả phảnánh rất thực chất kết quả đào tạo của Nhà trường trong thời gian qua đối với hìnhthức vừa làm vừa học Những ý kiến đánh giá này một mặt là sự đáng khích lệ đối

với công tác đào tạo của Nhà trường, mặt khác cũng giúp cho Nhà trường can tiếptục nâng cao chất lượng đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học

2.4 Quản lý học tập của học viên đại học hình thức vừa làm vừa học

2.4.1, Quản lý giờ lên lớp của học viên

Nội dung quản lý học viên trong các giờ học thể hiện hai mặt: quản lý

chuyên môn và quản lý hành chính lớp học Theo qui định tại Điều 7 Quyết định số

36/2007/QD-BGD DT, giáo viên phải thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, tổng hợp số tiếtlên lớp của học viên”) kiểm tra việc làm bai tập tiểu luận của học viên với tínhcách là một điều kiện qui định Tại Khoản 4 Quyết định số 1163/QD-DHLHN, họcviên được dự thi kết thúc học phan khi tham gia ít nhất 75% số tiết lên lớp thực tếqui định cho từng học phan Số liệu khảo sát cho thấy, việc điểm danh, kiểm diện

lên lớp của học viên được giảng viên tiễn hành thường xuyên nhất (84,9% số giảng

viên, 75% số cán bộ quản lý và 91,9% số học viên thừa nhận điều này) Tiếp đến tổchức cho học viên tự nghiên cứu có 66,7% số giảng viên, 30,6% số cán bộ quản lý

và 43,7% số học viên lựa chọn Cuối cùng là tổ chức cho học viên đọc tài liệu trên

lớp chỉ có 6,4% số giảng viên, 27,8% số cán bộ quản lý và 43,2% số học viên lựa

chọn Qua đấy có thể thấy giảng viên giảng các lớp hình thức vừa làm vừa học chủyếu tập trung vào số giờ lên lớp mà ít hướng dẫn cho học viên tự học Điều này phùhợp với thực tế, bởi vì phần lớn các lớp đại học hình thức vừa làm vừa học liên kếtvới các đơn vị học ở ngoài khu vực Trường, xa sự quản lý của các cấp, khi lên lớpđòi hỏi tính tự giác của học viên, nhưng khi tính tự giác của học viên chưa cao đòi

hỏi phải có sự kiểm tra giám sát, chính vì lẽ đó mà việc điểm danh là một trong

những biện pháp tích cực nhất dé thúc đây người học tham gia thường xuyên

Qua kết quả khảo sát cho thấy giảng viên, cán bộ quản lý và học viên đều

có ý kiến thống nhất cho rằng công tác quản lý của Nhà trường đối với học viên

hình thức vừa làm vừa học trong những năm qua tương đối nghiêm túc và thực hiện

(1) Điều 7 Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT: Điều kiện để được dự thi kết thúc học phần: tham dy 75% số

tiét lên lớp, làm đủ bài tập, tiêu luận.

Trang 26

đúng quy chế Cụ thể: có 11,7% số giảng viên, 8,3% số cán bộ quản lý và 43% sốhọc viên được hỏi cho rằng công tác quản lý của Nhà trường đối với học viên là rấtnghiêm túc Có đến 75,3% số giảng viên, 75% số cán bộ quản lý và 50,4% số học

viên cho rằng việc quản lý của Nhà trường đối với học viên là nghiêm túc Tuynhiên có 10,8% số giảng viên, 16,7% số cán bộ quản lý và 6,3% số học viên cho

răng công tác quản lý của Nhà trường có lúc chưa nghiêm túc, điều này thể hiện ởchỗ vẫn còn có thầy, cô không tiến hành điểm danh suốt cả đợt giảng

2.4.2 Thái độ của học viên trong học tập

Qua kết quả khảo sát cho thấy thái độ của học viên trong học tập biểu hiện

ở mức khá Phần lớn học viên (66,3%) trao đổi nội dung học tập với bạn bè, có tới

63,9% số học viên nghiên cứu tài liệu và có 57.2% số học viên hỏi giảng viên

những vấn đề chưa hiểu Điều này chứng tỏ học viên đã biết học hỏi lẫn nhau, giúp

đỡ nhau trong học tập, có ý thức ham học hỏi, chủ động nghiên cứu tài liệu và hỏigiáng viên những vấn dé chưa hiểu Tuy nhiên, vẫn còn không ít số học viên(45,7%) thường xuyên chưa chuẩn bị bài trước khi lên lớp Có lẽ đây cũng là điều

phù hợp với đặc thù của học viên hình thức vừa làm vừa học, họ phải vừa phải đi

làm vừa phải đi học Do nhiều công việc, nếu bản thân học viên không có khả năngquản lý tốt thời gian sẽ dẫn đến việc này lấn át việc kia, gây ra một số hậu quả: họcviên thường xuyên đi học muộn hoặc văng mặt trên lớp (68,8% số giảng viên đượchỏi cho biết việc tham gia trên lớp của học viên không đầy đủ), thậm chi còn cótrường hợp học hộ, thuê người học thay Hầu như không có thời gian chuẩn bị bàitrước khi lên lớp dé nam bắt được van đề

Về tính nghiêm túc trong thi, phần lớn (80,2%) học viên tự đánh giá chorằng mình nghiêm túc trong thi cử và 72,3% số cán bộ được hỏi cho rằng học viên

có thái độ nghiêm túc trong thi, nhưng chỉ có 7,6% số giảng viên được hỏi cho rằnghọc viên có thái độ nghiêm túc trong thi Đặc biệt có đến 75,2% số giảng viên chorằng học viên có lúc chưa nghiêm túc trong thị, thậm chí có 17,2% số giảng viênkhang định học viên thiếu nghiêm túc trong thi cử ở chỗ có hiện tượng học viênquay cóp tài liệu, chép bài của nhau, có trường hợp thi hộ Điều này có thé lý giảiđược là đo các lớp đặt tại các địa phương thiếu sự giám sát, kiểm tra việc thực hiệnquy chê, cán bộ coi thi không sát sao, phòng thi quá đông học viên, van còn một sô

Trang 27

bộ môn ra đề thi mang tính chất học thuộc, ngoài ra giảng viên cũng có tâm lý thôngcảm với điều kiện học tập của học viên hình thức vừa làm vừa học và một yếu tốtâm lý khác là cả giảng viên, học viên và xã hội đều đánh giá văn băng hình thức

vừa làm vừa học không có giá tri bằng hệ chính quy nên cả việc dạy việc học vàkiểm tra đánh giá có phân nương nhẹ

2.5 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên đại

học hình thức vừa làm vừa học

Đánh giá, phân loại kết quả học tập của học viên bao gồm: a/ đánh giá kếtquả thi các học phần, môn học; b/ đánh giá kết quả học tập theo từng học kỳ, nămhọc; c/ đánh giá kết quả thi, công nhận tốt nghiệp Việc đánh giá, phân loại kết quả

học tập do giáo viên hoặc hội đồng thực hiện

Đánh giá kết quả thi giữa học phan, kế thúc học phần, môn học do giáo viêngiảng day và tổ bộ môn thực hiện Việc đánh giá điểm thi giữa hoc phan, kết thúchọc phan, học kỳ, năm hoc va khóa học được thực hiện theo qui chế đào tạo đại họchình thức vừa làm vừa học, ban hành theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT của

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.5.1 Hình thức thi hết học phan

Theo Quyết định số 1163/ QD-DHLHN-TC ngày 06/8/2010 của Hiệutrưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, thi kết thúc học phần có thể băng hình thức thiviết với thời gian từ 90 phút đến 120 phút hoặc thi vẫn đáp Hình thức thi, kiểm trađối với hình thức vừa làm vừa học, thầy cô thường xuyên áp dụng dụng nhất làphương pháp trắc nghiệm, bài tập tình huống (có đến 80,1% giảng viên và 80,8%học viên thừa nhận) và theo là phương pháp kiểm tra viết (tự luận) Hình thức thi,kiểm tra hầu như giảng viên không áp dụng đó là phương pháp kiểm tra vấn đáp.Hình thức thi trắc nghiệm, bài tap tình huống hiện nay dang được các thầy cô áp dụngkhá phổ biến Việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm, bai tập tình huống cũng cónhững ưu điểm nhất định như người học có cơ hội phát huy tư duy và liên hệ được lý

luận với thực tiễn Ngoài ra, đề thi ra theo hình thức "mở", cho học viên được phép sử

dụng tài liệu trong phòng thi để giảm bớt sự căng thắng trong thi cử, hạn chế được tiêucực trong phòng thi, đồng thời phát huy sự vận dụng sáng tạo của người học, đây cũng

là chủ trương được phan lớn giảng viên và học viên đồng tình ủng hộ

Trang 28

Thực tế khảo sát cho thấy có 54,8% số học viên cho rằng quá trình kiểm tra,đánh giá của Nhà trường là "khách quan, phản ánh chính xác quá trình học tập”,

41,5% số học viên cho là "tương đối chính xác" Chỉ có 2,8% số học viên chưa tintưởng vào cách đánh giá của Nhà trường nên cho răng việc kiểm tra, đánh giá là "ít

chính xác" Chỉ có không đáng kể (0,9%) số học viên thể hiện thái độ không tintưởng vào quá trình kiểm tra, đánh giá của Nhà trường và cho rằng "không chínhxác" Như vậy, phần lớn học viên đã thể hiện thái độ dồng tình với quá trình kiểmtra, đánh giá của Nhà trường đối với hình thức vừa làm vừa học

2.5.2 Công tác quản lý học vụ, điểm

Công tác quản lý học vụ, điểm của Nhà trường được phân làm hai cấp, cácKhoa là đầu mối quản lý điểm học phân của học viên, bảng điểm tổng hợp được

khoa bàn giao cho Khoa Tại chức quản lý và cấp cho học viên

Quy trình tổ chức thi và chấm thi đối với hình thức vừa làm vừa học đượcquy định ở điểm 3 Quyết định số 233/QD-DHLHN-TC của Hiệu trưởng TrườngĐại học Luật Hà Nội ngày 03 tháng 3 năm 2010 về việc ban hành một số điểm quyđịnh thực hiện Quy chế đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học theo Quyết định36/2007/QD-BGD & DT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vaDao tạo như sau: Bài thi kết thúc học phần nộp về Khoa Tại chức sau 03 ngày kể từkhi kết thúc thời gian giảng dạy; Đối với các môn thi vấn đáp, điểm thi kết thúc họcphần phải được công bố công khai cho học viên tại phòng thi chậm nhất sau buổithi, Điểm thi vấn đáp nộp cho Khoa Tại chức trong thời gian 07 ngày sau khi thixong Trong trường hợp thi viết, điểm thi học phần phải được công bố cho học viêntrong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Khoa Tại chức bàn giao bài cho khoa, trung tâmquản lý môn học (các ngày trong tuần trợ lý các khoa, trung tâm lên Khoa Tạichức để nhận bài) Như vậy, theo quy trình này thì thường chậm nhất là 45 ngàyhọc viên có thể được thông báo kết quả Nhưng thực tế cho thấy các bộ môn thuộccác khoa và trung tâm luôn chậm trễ trong việc xử lý học vụ đối với học viên, gây

ra những khó khăn và thiếu tính kịp thời trong việc thông báo kết quả cho học

viên, đồng thời gây rất nhiều khó khăn cho việc xét điều kiện cho học viên được

học tiếp, điều kiện học viên tạm dừng, hoặc buộc học viên thôi học và xét điều kiện

cho học viên thi tốt nghiệp

Trang 29

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 68,3% số học viên cho răng phải sau một

kỳ học học viên mới được Khoa Tại chức thông báo kết quả, chỉ có 7,4% số họcviên khăng định sau ba tháng được biết kết quả Điều này hoàn toàn phù hợp vớikết quả thống kê của Khoa Tại chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởngngày 04 tháng 9 năm 2013 về việc thống kê các đơn vị không thực hiện đúng quy

định về thời hạn cham thi, trả điểm theo Quyết định số 1163/DHLHN-TC ngày 06tháng 8 năm 2010 và thông báo kết luận số 1331/DHLHN ngày 08 tháng 8 năm

2010 của Hiệu trưởng Khoa Tại chức đã tiến hành lập số theo dõi, thống kê thời

hạn chấm bài, trả bảng điểm cho các lớp đào tạo hình thức vừa làm vừa học nămhọc 2012-2013, kết quả được biểu hiện cụ thể: Toàn trường trong năm học 2012-

2013 tổ chức thi lần 1 cho tất cả các lớp đại học hình thức vừa làm vừa học là 489

lượt Trong đó có 134/489 lượt (chiếm 27,4%) việc chấm thi, trả bảng điểm theo

đúng quy định, còn có đến 355/489 lượt (chiếm 72,6%) việc chấm thi, trả bảng

điểm chậm hơn so với quy định Thời gian chậm chấm thí, trả bảng điểm như sau:

có 131/355 lượt (chiếm 36,9%) việc chấm thi, trả bảng điểm chậm hơn so với quy

định dưới một tháng: 109/355 lượt (chiếm 30,7%) việc chấm thi, trả bảng điểm

chậm hơn so với quy định từ một tháng đến dưới hai tháng; 61/355 lượt (chiếm17,18%) việc chấm thi, trả bảng điểm chậm hơn so với quy định từ hai tháng đếndưới ba thang; 30/355 lượt (chiếm 8,45%) việc chấm thi, trả bảng điểm chậm hơn

so với quy định từ ba tháng đến dưới bốn tháng và thậm chí vẫn còn 24/355 lượt(chiếm 6,75%) việc chấm thi, trả bảng điểm chậm hơn so với quy định trên bốn

tháng Từ kết quả này cho thấy phần lớn giảng viên ở các bộ môn đều không thực

hiện đúng quy định của Nhà trường về việc chấm thi, trả bảng điểm đối với hình

thức vừa làm vừa học.

Về tính hợp lý của quy trình tiếp nhận bài kiểm tra giữa học phan và bài thihết học phần đối với hình thức vừa làm vừa học, theo số liệu điều tra cho thấy phần lớn(86%) số giảng viên được hỏi cho rằng quy trình tiếp nhận bài kiểm tra giữa học phần

và hết học phần đối với hình thức vừa làm vừa học như hiện nay là "hợp ly" Chỉ có14% số giảng viên cho răng "chưa hợp lý", lý do chưa hợp lý ở chỗ: "Chưa quản lý

chặt chẽ được khâu giảng viên sau khi giảng về đem bài nộp lại cho Khoa tại chức vàtrợ lý lên nhận bài" "Việc tiếp nhận bài thi ở Khoa Tại chức chỉ mang tính hình thức"

Trang 30

Vẻ quy trình chấm bài kiểm tra giữa học phan va bai thi hét hoc phan phanđối với hình thức vừa lam vừa hoc Hau hết số giảng viên (92.4%) được hỏi chorằng quy trình chấm bài kiểm tra giữa học phan và hết học phan đối với hình thức

vừa làm vừa học như hiện nay là "hợp lý" và chỉ rất ít số giảng viên (7,6%) cho rằng

"chưa hợp lý".

Về quy trình trả điểm và lưu giữ kết quả kiểm tra giữa học phần và thi hếthọc phần đối với hình thức vừa làm vừa học hiện nay có đến 75,3% số giảng viên

có ý kiến cho rang hợp lý, còn 24,7% số giảng viên cho rằng chưa hợp lý Theo một

số ý kiến của giảng viên quy trình này chưa hợp lý ở chỗ: "Bảng điểm phải quanhiều khâu kiểm soát không cần thiết" "Bảng điểm phải xin quá nhiều chữ ký"

"Chưa phân định thời gian cụ thể cho các khâu trong quá trình cham, trả điểm (canchia nhỏ khoảng thời gian 1 tháng) để việc trả điểm chậm có thể xác định tráchnhiệm thuộc về ai, thuộc khâu nào" "Có giáo viên không nộp bai thi đúng qui định,

có bộ môn không giao nộp bảng điểm đúng thời gian qui định nhưng Nhà trường

không có biện pháp kỷ luật kip thoi"

Như vậy, phần lớn giảng viên đều cho rằng các quy trình quản lý học vụ,điểm đối với hình thức vừa làm vừa học theo quy định của Nhà trường như hiện naytương đối phù hợp Lý do của việc chấm thi, trả bảng điểm chậm hơn so với thờigian quy định của Nhà trường chủ yếu vẫn do các giảng viên vì chưa đảm nhiệm hếttrách nhiệm của mình và một phần do cho đến nay nhìn chung công tác quản lý vẫn

theo kiểu thủ công, lạc hậu, rườm rà và tốn kém bởi chưa có phần mềm chuyên

dụng hỗ trợ hoạt động này

2.6 Công tác thanh tra đào tạo đối với hình thức vừa làm vừa họcTrong những năm vừa qua, công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học đã đạtđược nhiều ưu điểm và thành công Việc đào tạo đó làm tăng thêm uy tín và vị thécủa Trường, góp phan quan trong và thiết thực vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ pháp

lý phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 31

- Chưa chỉ đạo quyết liệt và chưa tìm ra giải pháp có hiệu quả trong việc

mua phôi bằng tốt nghiệp cho một số lớp trước đây đảo tạo không đúng địa chỉ, làm

cho các học viên bức xúc khi thi tốt nghiệp xong đã lâu mà mãi không được cấp băngtốt nghiệp

- Chưa có những quyết định kịp thời và cần thiết xử lý các trường hợp họcviên vi phạm Quy chế thi và học (nhờ học hộ, nhờ thi hộ, vu khống nhà trường, vu

khống và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ nhà trường

- Không xử lý kịp thời, dứt điểm với những hình thức kỷ luật cần thiết theođúng quy chế các trường hợp cán bộ, giảng viên vi phạm Quy chế thi, kế hoạchgiảng day, quan lý học viên

- Việc khắc phục các sai sót về nội dung và hình thức trong ngân hàng đềthi các môn thi tốt nghiệp được thực hiện một cách chậm trễ và bị động, mặc dù đãđược Phòng thanh tra đào tạo đề nghị nhiều lần

- Không có sự can thiệp cần thiết, có hiệu quả đối với lãnh đạo các đơn vịtrong Trường (thí dụ như Trưởng phòng Tài chính-Kế toán) không có sự hợp tácvới Phòng Thanh tra đào tạo trong việc giải quyết những vụ việc vi phạm quy chế

diễn ra trong Trường

+ Một số điểm trưởng khi đi tổ chức coi thi tại các địa phương đã khôngphố biến quy chế thi một cách đầy đủ và chính xác, phổ biến quy chế thi một cáchqua loa, đại khái, dẫn đến việc có những chỉ tiết sai với quy chế

- Đối với các trường hợp học viên sử dụng bằng tốt nghiệp bất hợp pháplàm điều kiện đầu vào dé được học tai Trường Đại học Luật Hà Nội, việc thông báo

về địa phương và cơ quan cử cán bộ đi học dé thu hồi các văn bằng bat hợp pháp va

có hirh thức kỷ luật thích đáng đối với các cán bộ sử dụng bằng bat hợp pháp chưa

được :hực hiện một cách đầy đủ, kịp thời

- Không giải thích, hướng dẫn chu đáo, kịp thời về thủ tục nộp học phí,thanh quyết toán tài chính đối với các cán bộ, giảng viên trong Trường và đối vớicán bò của các cơ sở liên kết đào tạo làm ảnh hưởng đến đến hình ảnh của Trường

và là một nhân tố góp phần làm mắt dần đi sự liên kết đào tạo với các địa phương

- Tình trạng viết và gửi nhiều đơn thư nặc danh phản ánh việc thu các

khoan lệ phí, học phí mà họ cho là không đúng.

Trang 32

2.7 Sự phối giữa Trường Đại học Luật Hà Nội với các cơ sở liên kếtđào tạo, cơ sở vật chat và thiết bị day học

dc «5 phối giữa Trường Đại học Luật Hà Nội với các cơ sở liền kếtđào tạo

Hiện nay trong lĩnh vực đào tạo hình thức vừa làm vừa học Nhà trường liênkết với 35 cơ sở đảo tạo Qua kết quả khảo sát cho thấy sự phối hợp giữa Nhàtrường với địa phương liên kết đào tạo biểu hiện ở mức độ tốt (62,15%) thể hiện

việc phân định trách nhiệm đã rõ ràng, có tính độc lập và liên kết với nhau trênnguyên tắc chung Vai trò của Khoa Tại chức trong việc quản lý học viên ở các địa

phương phần lớn biểu hiện ở mức tốt Tiếp theo đến vai trò của địa phương trong

việc phối hợp với Khoa Tại chức để quản lý học viên cũng biểu hiện ở mức tốt

(57,52%) Từ đây có thé thấy rằng Nhà trường luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ sởliên kết đào tạo trong việc quản lý học viên hình thức vừa làm vừa học

2.7.2 Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Qua kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung hội trường, cơ sở vật chất, thiết

bị dạy học của các cơ sở liên kết đào tạo còn ở mức rất khiêm tốn, chỉ có một số lớphọc được đặt tại ở một số địa phương liên kết đào tạo thì có hội trường, phòng họccòn tương đối tốt Cụ thể: đánh giá hệ thống phòng học ở mức tốt chỉ có 14,3% sốgiảng viên, cán bộ quản lý, học viên lựa chọn và thiết bị giảng dạy ở mức tốt là9,16% số giảng viên, cán bộ, học viên lựa chọn Ở mức khá: 36,84% và 36,82% số

giảng viên, cán bộ quản lý, học viên đánh giá Ở mức trung bình có 42,11% và

37,18% số giảng viên, cán bộ quản lý và học viên lựa chọn, Thậm chí ở mức kém

có 6,62% và 16,8% số giảng viên, cán bộ quản lý, học viên đành giá Điều này Nhàtrường cần suy nghĩ cân nhắc trước khi phân chỉ tiêu tuyển sinh cho cơ sở liên kếtđào tạo Dé khắc phục được tinh trạng này, trước khi ký Hợp đồng mở lớp, KhoaTại chức nên cùng với địa phương khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của địaphương nhất là phòng học nơi sẽ sử dụng cho giảng dạy và học tập, nhưng nhiều khi

do nhu cầu đào tạo cấp bách nên có một số địa phương ở vùng sâu, vùng xa do điềukiện kinh tế eo hẹp, việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế Vấn đề này đang đượcNhà trường và các địa phương từng bước tháo gỡ.

Trang 33

2.7.3 Hợp đẳng liên kết đào tạo

Hợp đồng liên kết đào tạo được ký kết giữa Nhà trường và các cơ sở đặtlớp Trong đó có các quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của Nhà trường và các

cơ sở liên kết đào tạo Kết quả điều tra cho thấy phần lớn (88,9%) số cán bộ quản lýđược hỏi cho rằng việc phối hợp thực hiện Hợp đồng liên kết đào tạo giữa Nhàtrường với cơ sở liên kết đào tạo biểu hiện ở mức tốt, chỉ có 11,1% số cán bộ quản

lý cho rằng chưa tốt Lý do chưa tốt ở chỗ phần kinh phí trích lại cho một số cơ sởliên kết đào tạo còn thấp Tuy nhiên trên thực tế, việc quản lý theo dõi các hợp đồngđào tạo theo chúng tôi vẫn còn một số bất cập sau: một số cơ sở liên kết đào tạochưa đảm bảo các điều kiện phục vụ các hoạt động giảng dạy của Nhà trường: việcthực hiện quản lý và thu học phí theo hợp đồng vẫn còn gặp những khó khăn nhấtđịnh, vẫn xảy ra tình trạng một số cơ sở đào tạo chậm chuyển học phí đúng thờihạn, gây những khó khăn trong việc quyết toán theo kỳ cũng như việc sử dụngnguồn học phí phục vụ công tác dao tạo

2 8 Ảnh hưởng của các yếu tố đến chat lượng đào tạo đại học hình thức vừalàm vừa học

2.8.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tô đến chất lượng giảng dạy đại

học hình thức vừa làm vừa học

Chất lượng giảng dạy đại học hình thức vừa làm vừa học bị chi phối bởi

nhiều yếu tố khác nhau Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giảng dạy của

giảng viên là: "Giảng viên được đào tạo cơ ban"; "Giảng viên được nâng cao trình

độ chuyên môn"; "Đảm bảo chính sách, chế độ cho giảng viên": "Đảm bảo các phương

tiện và thiết bị giảng dạy tốt" Yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến chất lượng giảng đạy là

"Có cơ chế quản lý hoạt động day học của giảng viên chặt chế" Từ kết quả trên cho thấy,phan lớn (96,8%) số giảng viên của Nhà trường đều nhận thức được các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo là giảng viên phải được đàotạo cơ bản, luôn được nâng cao trình độ chuyên môn và đảm bảo chính sách, chế độcho giảng viên Đây cũng là mục đích cần đạt được của Nhà trường Thực tế chothấy, Trường Đại học Luật đã trải qua gần 35 năm xây dựng và phát triển Trường

có một đội ngũ cán bộ giảng viên phát triên vượt bậc về sô lượng va chat lượng, đặc

Trang 34

biệt đội ngũ thạc sĩ, tiễn sĩ, phó giáo sư, giáo sư; đội ngũ cán bộ có khả năng thamgia công tác giảng dạy Toản Trường hiện nay có khoảng 450 cán bộ, giảng viên,trong đó có 02 giáo sư, 19 phó giáo sư, 93 tiến sĩ, 120 thạc sĩ Cơ cấu nhân sựchuyền biến tích cực theo hướng tăng tỉ lệ giảng viên/cán bộ Năng lực của cán bộ,giảng viên được nâng cao Công tác tuyển dung, dao tạo, bồi dưỡng, quan ly, sửdụng đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn được thực hiện đúng với quy định củapháp luật và có nhiều đối mới, công tác đào tạo và đào tạo lại cũng được chú trọngthực hiện Ngoài ra, Nhà trường luôn quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung các chínhsách và chế độ cho cán bộ, giảng viên dé đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cau, đòi hỏicủa tình hình thực tế và đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ, giảng viên.

2.8.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tô dén chất lượng đào tạo đại học

hình thức vita làm vừa hoc

Chất lượng đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học bị chi phối bởi nhiềuyếu tố khác nhau Cụ thé: Yếu tố anh hưởng lớn nhất đến chất lượng dao tao đại họchình thức vừa làm vừa học là do ý thức của học viên (có đến 96,8% số giảng viên,97,2% số cán bộ quản lý và 71,1% số học viên có ý kiến thừa nhận điều này), tiếpđến là do đội ngũ giảng viên, do nội dung chương trình đào tạo, do phương phápđào tạo Từ đây có thể thấy ngoài vai trò chủ đạo của người thầy thì vai trò tích cực

của người học cũng đóng góp phần rất quan trọng vào chất lượng đảo tạo

3 KIÊN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, cùng với việc để nâng cao hiệu quả trong công tácquản lý đào tạo hình thức vừa vừa học, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây:

3.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đề xuất với Bộ Giáo dục và Dao tạo tiếp tục hoàn thiện các văn bản phápluật hiện hành để chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay, cụ thé:

+ Đối với Quyết định số 62/2008/QD-BGDDT ngày 25 tháng 11 năm 2008

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại họchình thức vừa làm vừa học; Thông tư số 15/2011/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 4 năm

2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao danghình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QD-BGDDT

Trang 35

ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo về việc banhành Quy chế tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học nên: Thi? nhất, nhanh

chóng rà soát lại các qui định tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học theo

hướng trao quyền cho các cơ sở dao tạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm Thihai, nên bỏ qui định cứng nhắc về thời gian tuyển sinh hàng năm trong 04 dot vìtrên thực tế qui định này gây khó khăn không nhỏ cho các đơn vị liên kết đào tạonếu cùng một thời điểm phối hợp mở nhiều khóa học với nhiều cơ sở đào tạo khác.Thứ ba, nên sửa đôi Điều 2, 3 qui định về báo cáo tuyển sinh vì trên thực tế Bộ Giáodục và Đào tạo không thể thực hiện được đúng thời hạn qui định này và từ trước tớinay Bộ hau như không thực hiện nên cũng không thé xử lý các đơn vị không thựchiện đúng qui định đó Tứ tw, nên bỏ Khoản 2 Điều 8 qui định về việc nhận đề thi

từ Cục khảo thí của bộ nhưng trên thực tế cho đến nay chưa làm được

+ Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2007/QD-BGDDT ngày 28 tháng 6năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạođại học và cao dang hình thức vừa làm học cho phù hợp với hình thức dao tạo tín chi;

+ Nhanh chóng hoàn chỉnh dự thảo sửa đổi, bố sung Quyết định số42/2008/ QD-BGDDT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo duc va

Đào tạo về liên kết dao tạo tao đại học hình thức vừa làm vừa học để không làm hạnchế hiệu lực của Luật Giáo dục Đại học trên thực tế

+ Nhanh chóng soạn thảo thông tư thay thể Quyết định số BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Dao tạo qui định về đào tạo

22/2001/QĐ-dé cấp băng tốt nghiệp đại học thứ hai

- Có chính sách hợp lý đối với các hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa

học, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường trong việc quản

lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học.

- Cần hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh đại học Luật hình thức vừa làm vừa họcđối với các cơ sở đào tạo không chuyên luật

3.2 Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội

- Trường cần ban hành qui trình thanh tra đào tạo đại học hình thức vừa làmvừa học gồm các lĩnh vực: tuyển sinh, đào tạo, tốt nghiệp theo đúng nội dung các

Trang 36

qui định có liên quan tại Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT; Quyết định số36/2007/QD-BGDDT; Thông tư số 09/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo cũng như các qui định về chuyên ngành thanh tra nhằm đảm bảođúng vẻ tên gọi, thâm quyền và không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Cần nghiên cứu để sớm ban hành qui trình tuyển sinh đại học hình thức vừalàm vừa học để hàng năm có cơ sở tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất

- Trước mắt, tiến hành rà soát, loại bỏ những bất cập trong các hoạt độngtuyển sinh của Trường đang thực hiện để bảo đảm đúng qui định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, ví dụ như qui định về thanh tra tuyến sinh, tốt nghiệp đã thực hiện

- Hàng năm nên xác định chỉ tiêu tuyển sinh sớm hơn so với các năm trướcđây dé có điều kiện chủ động hơn trong công tác tuyên sinh và liên kết đào tạo

- Trường có thể nghiên cứu thí điểm tuyển sinh theo mã chuyên ngành đàotạo Luật kinh tế, Thương mại quốc tế như hệ chính qui đã thực hiện Đồng thời,thực hiện mô hình đào tạo lớp chất lượng cao dé thu hút học viên, nguồn tài chính

hiện nay như một số cơ sở đào tạo khác đã áp dụng

- Ra soát, điều chỉnh chương trình dao tạo (ưu tiên hàng đầu cần làm ngay)theo tiêu chí: đảm bảo tính khoa học; đáp ứng yêu cầu người học, phù hợp nhu cầuthực tiễn; thời lượng mỗi môn học phù hợp chuẩn đầu ra

- Cần bỏ việc rọc phách bài thi vì thực tế chỉ là hình thức, không đạt hiệuquả như mong muốn, hơn nữa gây ra sự tốn kém thời gian, chỉ phí trong công tácrọc, ghép phách và quản lý bài thị.

- Xác định các môn thi tốt nghiệp đại học hình thức vừa làm vừa học theođúng qui định của Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đàotạo, gồm 03 môn: môn cơ sở ngành; hai môn chuyên ngành Đồng thời, tiến hànhphân loại, đánh giá kết quả học tập hàng năm đối với học viên và cho viết khóa luậntốt nghiệp đối với những học viên có kết quả học tập từ loại khá trở lên

- Nhanh chóng xây dựng phần mềm quản lý đào tạo đại học nói chung trong

đó có quản lý hình thức vừa làm vừa học.

- Cần nhanh chóng số hóa toàn bộ hồ sơ đào tạo của học viên dé việc lưu

giữ được lâu dai, đảm bảo chính xác,

Trang 37

- Tiếp tục tăng cường cải tiến quy trình quản lý các lớp; đảm bảo nề nếptrong dạy và học theo đúng quy chế của Bộ giáo dục đảo tạo đối với hệ đại học vừa làmvừa học.

- Tạo điều kiện về vật chất và tỉnh thần nhằm khuyến khích cán bộ, giảngviên tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học nhằm gópphần phát triển sự nghiệp chung của Nhà trường

- Cần có cơ chế kiểm tra, đánh giá cụ thể về chất lượng đào tạo của Nhàtrường, cũng như phản hồi của xã hội đối với sản phẩm đào tạo của Nhà trường, từ

đó nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Nhà trường trong sự nghiệp đào tạo cán bộ vềpháp luật Nên thường xuyên tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về công tác

quan ly dao tạo hình thức vừa làm vừa hoc.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ sở liên kết đào tạo trong việcquản lý công tác giảng dạy và học tập, công tác kiểm tra đánh giá nhằm nâng caochất lượng đào tạo Có cơ chế tài chính thích hợp đối với các đơn vị liên kết đào tạonhằm tăng hiệu quả của hoạt động liên kết đào tạo cũng như đảm lợi ích chung củacác bên tham gia quản lý đào tạo.

3.3 Đối với các khoa, bộ môn và giảng viên tham gia đào tạo hình thức

vừa học

- Khoa, Bộ môn, Trung tâm cần cử các giảng viên giỏi, có nhiều kinh

nghiệm thực tiễn giảng dạy đối với các lớp hình thức vừa làm vừa học

- Khoa, Bộ môn, trung tâm thực hiện đúng, đủ kế hoạch giảng dạy đã đượcNhà trường phê duyệt.

- Các giảng viên khi tham gia giảng dạy cần nghiêm túc thực hiện đủ giờgiảng, thường xuyên điểm danh, kiểm diện việc lên lớp của học viên

- Giảng viên cần không ngừng nâng cao trình độ và tinh thần trách nhiệmcủa mình.

- Giảng viên cần đổi mới phương pháp day - học phù hợp với đối tượng, sửdụng nhiều hơn các phương pháp hướng dẫn tự học và đổi mới phương pháp kiểmtra đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua coi trọng kiến thức tự học vàcác trải nghiệm của học viên đôi với môn học.

Trang 38

3.4 Đối với các địa phương liên kết đào tạo

- Phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa tại chức và giáo

viên trong công tác quản lý học viên.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất cho giảng dạy cũng như phòng ở cho giảng viên.3.5 Đối với học viên

- Cần nghiêm túc tham gia đầy đủ các buổi học, cần dành nhiều thời giancho việc đọc tài liệu và tự nghiên cứu cũng như cần chủ động hơn trong học tập

- Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra và thi

Trang 39

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

rõ khái niệm quản lý Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, tùy theo sự nghiêncứu quản lý ở những góc độ khác nhau.

- Nhận diện quản lý dưới góc độ nội dung của hoạt động, F.W Taylor

(1856-1915) cho rằng, quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua ngườikhác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất

ra sau khi có quyết định của chủ thể quản lý Ra quyết định quản lý là chức năng cơ

bản của mọi cấp trong tổ chức

Có quan điểm khác lại cho rằng: Quản lý là hành chính, cai tri; quan điểmkhác lại cho rằng: Quản lý là điều khiển, chỉ huy, đây là quan điểm của các nhà điềukhiển học: “Quản lý là chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những

Trang 40

quy luat, định luật hay nguyên tắc tương ứng dé cho hệ thống hay quá trình dy vậnđộng theo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt đến mục đích đã đặt ra từ trước ".Khái niệm này phù hợp với mọi trường hợp: Quản lý các vật hữu sinh (động vật,

thực vật); quản lý các vật vô sinh (máy móc, thiết bị); quản lý con người (cá nhân,

tổ chức)

Như vậy, tùy thuộc cách tiếp cận khác nhau đã hình thành nên các quan

điểm, khái niệm có sự khác biệt nhất định về quản lý Dưới góc độ tổng quát có thể

hiểu: Quản ly là quả trình tác động có mục dich, định hướng, kế hoạh của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý nhằm chi đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra và đảnh

giá kết quả thực hiện nội dung, mục tiêu đã đặt ra

Bản chất của quản lý là thực hiện sự tác động có tính chất phụ thuộc nhằm

thực hiện nội dung công việc mà các chủ thể đã được xác định Quá trình hoạt động

đó gan liền với quyền uy do đó nó mang tính chất điều hành, phục tùng Theo Mác:

“Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao

động" Mác viết: "Bat kỳ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiễn hành trênmột quy mô lớn đều can sự quản lý để điều hòa những hoạt động của các cá nhân

và thực hiện chức năng chung”.

Như vậy, ở đâu có sự hợp tác của con người thì đó có sự quản lý Quản lýnhăm mục đích để thực hiện sự hợp tác của cá nhân và điều đó chỉ thực hiện đượckhi dựa vào hai yếu tố: Yếu to tổ chức: Té chức là sự phân công, phân định rõ rang

vị trí, chức năng của từng người, là sự phối hợp liên kết của nhiều người dé thựchiện một mục tiêu đã đề ra Tổ chức là yếu tố quyết định mang lại hiệu quả choquản lý, không có tổ chức thì không có sự quản lý có hiệu quả Phương tiện quản

ly: Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tổ chức con người, buộc con người phải

hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu,những mệnh lệnh nhất định cần phải có các phương tiện, các phương tiện đó có thélà: Uy tin, quyén uy

Khi dé cập đến khái niệm quản lý, cần xem xét các van dé chủ yếu Thứnhát, về chủ thé quản lý chỉ có thé là con người hoặc tổ chức con người có quyền

uy Ở chế độ nguyên thủy quyên uy xuất phát uy tín của các cá nhân trưởng lão, thủlĩnh quân sự, tôn giáo Ngày nay trong xã hội có giai cấp, quản lý nhà nước quyền

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tô chức của trường Đại học Luật Hà Nội được mô tả qua hình 1.1 sau: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ t ô chức của trường Đại học Luật Hà Nội được mô tả qua hình 1.1 sau: (Trang 98)
Hình thức học Tập trung Không tập trung - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Hình th ức học Tập trung Không tập trung (Trang 99)
Bảng 2: Chất l°ợng công tác tuyển sinh ại học hình thức vừa làm vừa học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Chất l°ợng công tác tuyển sinh ại học hình thức vừa làm vừa học (Trang 140)
Bảng 3: Nguyên nhân làm chất l°ợng ầu vào ại học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Nguyên nhân làm chất l°ợng ầu vào ại học (Trang 141)
Hình thức vita làm vừa học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Hình th ức vita làm vừa học (Trang 142)
Bảng 4: Các yếu to nâng cao chất l°ợng ầu vào của ại học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Các yếu to nâng cao chất l°ợng ầu vào của ại học (Trang 142)
Bảng 6: ánh giá của học viên về tính hợp lý của nội dung ch°¡ng trình - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Bảng 6 ánh giá của học viên về tính hợp lý của nội dung ch°¡ng trình (Trang 143)
Hình thức vừa làm vừa học của Tr°ờng ại học Luật Hà Nội trong những nm vừa - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Hình th ức vừa làm vừa học của Tr°ờng ại học Luật Hà Nội trong những nm vừa (Trang 145)
Bảng 9: Tự ánh giá và ánh giá về giảng dạy các lớp ại học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Bảng 9 Tự ánh giá và ánh giá về giảng dạy các lớp ại học (Trang 146)
Bảng 13: Tự ánh giá của học viên về thải ộ trong học tập - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Bảng 13 Tự ánh giá của học viên về thải ộ trong học tập (Trang 149)
Hình thức vừa làm vừa học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Hình th ức vừa làm vừa học (Trang 159)
Bảng 22: ánh giá của giảng viên, can bộ quản {ý và học viên về mức ộ ảnh h°ng - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Bảng 22 ánh giá của giảng viên, can bộ quản {ý và học viên về mức ộ ảnh h°ng (Trang 160)
Hình thức vừa làm vừa học sau môi nm học nh° thé nào? (Hãy ánh dau X vào ý phù hợp) - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa học làm vừa học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Hình th ức vừa làm vừa học sau môi nm học nh° thé nào? (Hãy ánh dau X vào ý phù hợp) (Trang 172)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN