Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu một số đặc tính lâm học của loài cây vối thuốc (Schima wallichil choisy) làm cơ sở gây trồng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là nghiên cứu một số đặc tính lâm học loài cây Vioois thuốc tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; định hướng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu trong việc tạo cây con ở vườn ươm, trồng rừng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Trang 1
soko
VŨ VĂN HƯNG
£35 [FAs cme
NGHIÊN Cứu MỘT SỐ Đặc TÍNH LâM HOC Cd@ Lo@l
CâY VỐI THUỐC (SCHIMđ W§LLICHII CHOISY) LäM CƠ SỞ GâY TRỔNG Tại HUYỆN Lực NGgN,
TINH BAC GIANG
Chuyén nganh: Lam hoc Ma sé: 60.62.60 LUAN VAN THAC § (0A HOC LAM NGHIỆP Ree |
rời hướng dân khoa học:
TS BAO CONG KHANH
HA TAY, 2004
Trang 2LOI CAM ON
Dé tài được tiến hành tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Trong quá trình
thực hiện tác giả đã nhận được nhiều sự hướng dẫn nhiệt tình của các Thày cô, các Ban nghành, cùng các bạn đồng nghiệp nghành, cùng các bạn đồng nghiệp
“Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đào Công Khanh với tư
cách là người hướng dẫn, đã giành nhiều thời gian giúp đỡ tác giả hoàn thành luận van nay
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Bác Giang, một số Cán bộ,
Công nhân viên Lâm trường Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Uỷ ban nhân dân xã Xa Lý, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Nhân địp này tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm giúp đỡ đó
Xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Xuân Quát, GS.TS Ngô Quang Đê, PSG.TS Nguyễn Hữu Vĩnh, GS.TS Nguyễn Hải Tuất đã giành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè, các bạn đồng nghiệp đã động viên
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Do nang lực, điều kiện, thời gian và phương tiện nghiên cứu có hạn nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp quý báu của các Thày, Cô cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp
Trang 3Bang 1-1 Sinh trưởng của một số loài cây trong rừng thí nghiệm & Bengal 7
Bang 2-1 Tổng hợp kết quả theo dõi khí tượng thuỷ văn rừng từ năm 23
1991 ~ 2002
Bảng 4-I Hình thái thân cây Vối thuốc 28 Bảng 4-2 Hình thái lá Vối thuốc ở các giai đoạn tuổi khác nhau 30
Bảng 4-3a _ Tổng hợp đặc điểm khí hậu các khu vực phân bố Vối thuốc 33
Bảng 4-3b Tổng hợp đặc điểm đất đai, kiểu rừng khu vực phân bố Vốithuốc 34
Bảng 4-4 Kết quả phân tích đất tại các ô tiêu chuẩn 34 Bảng 4-5 Công thức tổ thành tâng cây cao trong các trạng thái rừng xã 36
Xa Lý huyện Lục Ngạn
Bảng 4-6 Công thức tổ thành cây tái sinh trong các trang thái rừng xãXa 36 Lý huyện Lục Ngạn
Bang 4-7 Mật độ Vối thuốc trong các trạng thái rừng khác nhau 39
Bang 4-8 Kết quả điểu tra chiều cao của Vối thuốc và của toàn rừng trên 41
các ô tiêu chuẩn
Bing 4-9 Một số loài cây đi kèm cùng Vối thuốc trong trạng thái rừngIHa, — 44 Bang 4-10 Một số loài cây đi kèm cùng Vối thuốc trong trạng thái rừng Ia, 45 Bảng 4-11 Một số loài cây đi kèm cùng Vối thuốc trong trạng thái rừng IHa; — 46
Bang 4-12 Phương trình tương quan giữa các đại lượng với D,x của Vối thuốc 55
Bang 4-13 Sinh trưởng đường kính và chiều cao của Vối thuốc 58 Bảng 4-14 Sinh trưởng đường kính và chiều cao của Vối thuốc ở các khu 60
vực khác nhau
Bảng 4-15 Sinh trưởng rừng trồng Vối thuốc tại các ô tiêu chuẩn 62 Bảng 4-16 Tái sinh Vối thuốc trong các trạng thái rừng 63 Bảng 4-17 Tái sinh Với thuốc xung quanh gốc cây mẹ 65 Bảng 4-18 Tái sinh Với thuốc tại các cấp chiều cao thực bì 66 Bảng 4-19 Kết quả điều tra số lượng và chất lượng chồi tại các gốc chặt 69
Bảng 4-20 Phương pháp bảo quản hạt giống 71
Bảng 4-21 _ Tỷ lệ nảy mầm hạt Vối thuốc trong các công thức xử lý khác nhau 72 Bảng 4-22 Sinh trưởng đường kính và chiểu cao Vối thuốc trong vườn 73
Trang 4Bảng 4-25 Bảng 4-26 Bảng 4-27 Bảng 4-28 Bảng 4-29 Bảng 4-30
Sinh trưởng Vối thuốc giai đoạn cây từ 8 —11 tháng tuổi
Kết quả nhân giống vô tính Vối thuốc
Mật độ cây tái sinh/ha và số lượng loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá tính của đất Khả năng phục hồi của rừng sau khi cháy
Diện tích lá Vối thuốc bị tổn thương ở các nhiệt độ khác nhau DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Hình 4.4a Hình 4.4b Hình 4.5 Hình 4.6 Hình 4.7 Hình 4.8 Hình 4.9 Hình 4.10 Hình 4.11 Hình 4.12 Hình 4.13 Hình 4.14 Hình 4.15 Hình 4.16 Hình 4.17 Hình 4.18
Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen Walter Hình thái Vối thuốc
Phẫu đồ trạng thái rừng IHa, tự nhiên
Phẫu đồ trạng thái rừng IHa, thuần loại
Phẫu đồ trạng thái rừng IHa;
Rừng tự nhiên thuần loại Vối thuốc tại xã Xa Lý- Lục Ngạn
Rừng tự nhiên IHa tại xã Xa Lý- Lục Ngạn `
Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ kính (Ta, thuần loại)
Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ kính (Ha, tự nhiên)
Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ kính trạng thái rừng IIIa;
Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ kính trạng thái rừng IIa; Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao (Ha, thuần loại) Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao (IHa, tự nhiên) Biểu đổ phân bố số cây theo chiểu cao trạng thái rừng IIIa;
Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao trạng thái rừng IIa;
Biểu đồ tương quan giữa D,¿ - Hy, Biểu đồ tương quan giữa D,; — Hạ
Biểu đồ tương quan giữa D, ; — D,
Biểu đồ sinh trưởng đường kính Vối thuốc Biểu đồ sinh trưởng chiều cao Vối thuốc
Trang 5Hinh 4.21 Hinh 4.22 Hinh 4.22a Hinh4.22b Hinh 4.23 Hinh 4.23a Hinh4.23b Hinh 4.24 Hinh 4.25 Hinh 4.26 Hinh 4.27 Hinh 4.28 Hình 4.28a Hình4.28b Hình 4.29 Hình 4.30
Biểu đồ mật độ cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ
Biểu đồ mật độ cây tái sinh Vối thuốc tại các cấp chiều cao thực bì
“Tái sinh tự nhiên Vối thuốc nơi đất trống
'Tái sinh tự nhiên dưới tán rừng Vối thuốc tại P.Nhuận - L.Ngạn
Biểu đồ tỷ lệ giữa độ cao gốc chặt và chất lượng chồi 'Vườn ươm Vối thuốc tại Lục Ngạn - Bắc Giang
Quả Vối thuốc
Biểu đồ sinh trưởng Vối thuốc tại các mật độ xếp bầu khác nhau
Biểu đồ sinh trưởng Vối thuốc giai đoạn 1 — 3 tháng tuổi
Biểu đồ sinh trưởng Vối thuốc giai đoạn 4 — 7 tháng tuổi
Biểu đồ sinh trưởng Vối thuốc giai đoạn 8 — 11 tháng tuổi
Biểu đồ mật độ cây tái sinh tự nhiên dưới tần rừng trồng Rừng trồng Vối thuốc năm 1998 tại Phú Nhuận — L Ngạn
Rừng trồng V.thuốc xen T.mã vĩ năm 1998, P.Nhuận — L Ngạn Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu lý hoá tính của đất ở 3 loại rừng,
Trang 6Danh mục bang i Danh mục hình vẽ đồ thị ii Muc luc iv Lời cảm ơn vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chuong 1 TỔNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY VỐI THUỐC 2
1.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới 5 1.1.1 _ Tên gọi và phân loại 2 1.1.2 Vé hinh théi 5 1.1.3 Giátrjsử dụng 3 1.1.4 Phân bố tự nhiên 4 1.15 Vé lam sinh 5 1.1.6 Về kỹ thuật trồng rừng 7 1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước 8 1.2.1 Tén goi va phan loai 8 1.2.2 Vé hinh thai 8 12.3 Vé gid tri sử dụng 9 1.2.4 Phân bố tự nhiên 10 1.2.5 Vélam sinh 10 1.2.6 Về kỹ thuật trồng rừng 11 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 14 NGHIÊN CÚU
2.1 Đối tượng nghiên cứu 14 2.2 Mục tiêu nghiên cứu 14 2.3 Phạm vi nghiên cứu 14 2.4 Nội dung nghiên cứu 14 2.5 Phương pháp nghiên cứu 16
2.5.1 Phương pháp luận 16
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu 17
2.5.3 Phương pháp phan tích và xử lý số liệu 20
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰNHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CÚU 22
3.1 Dac diém tu nhiên 22 3.1.1 Vị trí hành chính 2 3.1.2 Địa hình địa thế 2 3.13 Khíhậu 2
Trang 7Dân tộc, dân số và lao động,
Sản xuất Nông nghiệp
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hình thái vật hậu Vối thuốc
4.1.1 Hình thái thân cây 4.1.2 Đặc điểm vỏ cây 4.1.3 Đặc điểm cành 4.1.4 Hình thái tấn cây 4.1.5 Hình thái lá cây 4.1.6 Hoa và quả Vối thuốc 4.17 Rễ cây 4.1.8 Đặc điểm vật hậu 4.2 Đặc điểm phân bố Vối thuốc 4.2.1 Phânbố địa lý 42 Dat dai 4.3 Dac diém lâm học Vối thuốc 4.3.1 Cấu trúc rừng
4.3.2 Phân bốN-D,;,N— H rừng tự nhiên có Vối thuốc phân bố trong các trạng thái rừng khác nhau
4.3.3 Tương quan giữa D,; với H„„, Hạ., D, của Vối thuốc
4.3.4 Sinh trưởng của Vối thuốc 4.3.5 Tái sinh Vối thuốc
4.3.6 Tái sinh phục hồi dưới tán rừng Vối thuốc
4.3.7 Khả năng phục hồi độ phì của đất dưới tán rừng Vối thuốc
4.4 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cây
4.4.1 Khả năng chịu lửa của Vối thuốc 4.4.2 Tính chịu nhiệt của Vối thuốc
4.5 Định hướng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Trang 8Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) thuộc họ Chè (Theaceae) là loài cây bản địa, có giá trị kinh tế cao, gỗ tốt, ít mối mọt được sử dụng rộng rãi trong xây dựng
nhà, đóng đồ gia dụng gia đình
Vối thuốc phân bố rải rác ở một số địa phương phía Bắc Việt Nam như: huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn Tuy nhiên do một số năm gần đây nạn do khai thác rừng trái phép, do canh tác nương rẫy của người dân vùng núi nên những diện tích rừng Vối thuốc tự nhiên đã bị suy giảm một
cách đáng kể cả về số lượng và chất lượng
Trong những năm qua Đảng và nhà nước đã có chủ trương và các biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, từng bước khôi phục lại vốn rừng thông qua hàng loạt các quyết định và chỉ thị của Chính phủ Như chỉ thị 90 CT về những biện pháp cấp bách để chặn đứng nạn phá rừng Quyết định 327/CP ngày 15.9.1992 về việc trồng rừng trên đất trống đồi trọc, quyết định số 264/CP vẻ chính sách khuyến khích và phát
triển rừng
Đứng trước thực trạng trên, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn đã có chủ trương khôi phục lại một số điện tích rừng Vối thuốc đã bị mất trước đây bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
và trồng lại rừng vối thuốc từ các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như ngồi nước
thơng qua các Dự án hỗ trợ đầu tư
Cho đến nay chưa có một đánh giá cụ thể nào về hiệu quả của việc khôi phục
lại rừng vối thuốc thông qua 2 biện pháp trên Nhưng qua quá trình thực hiện tái tạo lại rừng Vối thuốc còn sặp nhiều khó khăn vẻ kỹ thuật gieo ươm , trồng rừng do
chưa nắm được đặc tính lâm học của loài Do vậy để giúp các địa phương sớm khôi
phục lại rừng trồng Vối thuốc cần phải có những để tài nghiên cứu đặc tính lâm học
của loài từ đó để xuất các biện pháp kỹ thuật gieo ươm, gây trồng loài cây này
Chính vì những lý do trên chúng tôi chọn để tài “Nghiên cứu một số đặc tinh lâm học của loài cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) làm cơ sở gây
Trang 9TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY VỐI THUỐC
1.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Những thông tin nghiên cứu về đặc tính sinh vật học và đặc tính lâm học của loài cây Vối thuốc trên thế giới còn ít Qua quá trình thu thập, tìm kiếm, tổng hợp có
thể đưa ra một số thông tỉn chính như sau:
1.1.L Tên gọi và phân loại
~ Tên gọi:
Thông qua các tài liệu cho thấy Vối thuốc có nhiều tên gọi khác nhau: Schima wallichii Choisy
Schima superba Gandn.et Champ, Schima wallichii (DC) Korth [58] Schima wallichii Korth ssp bancana Schima wallichii Korth ssp creanata Schima wallichii Korth ssp noronhae Schima wallichii Korth ssp oblata
Schima, Needle wood [58]
(Mi) tai tinh Xeng Khouang — Lào [58]
(Khai so) và (Thalo) tại một số vùng khác tại Lào [58] ~ Phân loại: Vối thuốc thuộc họ Chè (theaceae) bộ Chè (theales) [58] 1.12 Về hình thái
Vối thuốc là cây sõ lớn Vỏ màu xám đến màu đen với những vết nứt sâu, trong vỏ có chứa sợi gây ngứa Lá non mầu da cam đến màu nâu đỏ Ra hoa vào
tháng 4, hoa màu trắng, thụ phấn nhờ sâu bọ Quả hình cầu có 5 ngăn, mỗi ngăn có
khoảng 5 hạt Quả chín vào tháng 2 đến tháng 3, hạt phát tán nhờ gió [58]
Cây gỗ lớn, cao trên 30 mét, đường kính có thể đạt từ 40 đến 70 cm Thân
Trang 10lông mịn Gân lá nhỏ, nổi rõ ở mặt dưới Hoa lưỡng tính màu trắng, mọc tập trung ở đầu cành Đế hoa có 2 lá bắc, cuống hoa nhỏ đài 1 — 1,5 cm, có 5 đài, cánh hoa màu trắng 5 cánh có mùi thơm Nhị nhiều, không rõ ràng, xếp không đều từ 4 — 5 lớp, chỉ
nhị không có lông Bao phấn hình e líp, bầu nhị tiến hoá, có 5 ngăn, với 2- 3 noãn mỗi ngăn Qủa nang hoá gỗ có dạng hình cầu đẹt đường kính từ 1 - 2 cm, không
rụng cuống, khi chín quả nứt ra, cuống quả nhỏ nhưng rất chắc cuống dài 1,3 — 2 cm Hạt hình thận có cánh, dài 8mm [56]
1.13 Giá trị sử dụng
Gỗ Vối thuốc có vân đẹp, thường được sử dụng làm đồ gia dụng gia đình:
giường, tủ, bàn ghế Trong công nghiệp chế biến gỗ có thể bóc làm gỗ dán, gỗ lạng
Ngoài ra gỗ có thể làm thoi dệt [15]
Gỗ màu nâu đỏ vòng năm không rõ ràng, gỗ cứng, tỷ trọng trung bình Gỗ thường sử dụng trong xây dựng, đặc biệt là làm cột nhà cho các hộ dân tại các địa phương Tại Xieng Khouang, Vối thuốc là loài gỗ cây lá rộng được sử dụng phổ
biến nhất Tại một số địa phương khác gỗ Vối thuốc được sử dụng làm gỗ dán và đỗ
dùng trong nông nghiệp, lá có thể làm thức ăn cho gia súc [58]
Das-A; Biswas-P; Rajendran-D thuộc phòng nuôi dưỡng thú, trường đại học
khoa học thú và cá phía Tây Bengal, Ấn Độ [55] đã nghiên cứu hàm lượng khoáng
chất trong thức ăn của gia súc (cỏ khô, lá cây ) và mẫu huyết tương của ngựa, trâu
trong vùng tây Bangal Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần khoáng chất trong
Trang 11Do Vối thuốc vừa có khả năng cung cấp gỗ chất lượng tốt vừa có khả năng cản lửa vì vậy các nhà Lâm học của Trung Quốc từ lâu đã rất quan tâm nghiên cứu
đến Loài cây này Các tác giả: Chen-Li; Wang-XiaoFci; Chen-L; Wang-XF của trường Cao đẳng Anhui Huangshan Senior Trung Quốc đã đánh giá lợi ích của việc
trồng Schima superba Gardn et Champ trên đường băng cản lửa Dựa trên các góc độ kinh tế, sinh thái, môi trường các tác giả đã kết luận như sau: Vối thuốc là cây ưa sáng, mọc nhanh, có tác dụng tốt trong việc cản lửa Ngoài ra Vối thuốc còn có tác dụng cải tạo đất, bảo vệ và duy trì nuôi dưỡng nguồn nước [54]
1.144 Phân bố tự nhiên
1.1.4.1 Nhiệt độ
Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, có biên độ sinh thái rộng,
phân bố rải rác tại các khu vực phía Đông Nam châu Á Sinh trưởng tốt trong nhiều dạng lập địa, là loài cây chiếm ưu thế trong nhiều kiểu rừng Vối thuốc xuất hiện
nhiều nhiều ở vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và nó cũng sinh trưởng tốt ở
vùng cao hơn (Nepal) Vối thuốc là loài cây chịu được khí hậu lạnh Ở Lào, Vối
thuốc được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc và các tỉnh vùng trung tâm
Lào, ở phía Nam đã tìm thấy nhiều ở vùng Savannakhet Tại châu Á Vối thuốc đã được tìm thấy ở một số nước như: Việt Nam, ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và Malaysia [5§]
'Vối thuốc thích hợp ở những vùng nhiệt độ binh quan hang nam tir 19°C — 23°C,
nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất từ 10°C - 15°C, nhiệt độ thấp nhất -3°C, nhiet do
bình quân tháng nóng nhất 25°C - 28°C Nếu trong trường hợp ngẫu nhiên có sương
giá 3 ngày thì những cây non có thể bị hại ở đỉnh và ngọn [15]
Trang 121.1.4.2 Lượng mưa
Vối thuốc thích hợp đối với những nơi có lượng mưa từ 1.100 mm - 1.400 mm, nếu những nơi có lượng mưa dưới 1.200mm hoặc cao hơn 1.500mm thì Vối thuốc
phân bố rất ít [15]
1.1.4.3 Đất dai
Vối thuốc thích hợp ở những vùng đất có nền đá mẹ sa phiến thạch, đá me
hoa cương, đá biến chất, đá sỏi Đặc biệt, Vối thuốc không phân bố ở những vùng
đất có đá vôi Yêu cầu vẻ đất của Vối thuốc không cao, có thể sinh trưởng và phát
triển ở những nơi đất nghèo xấu tương tự như Thông mã vĩ [15]
Vối thuốc cũng sinh trưởng tốt ở nhiều vùng đất ẩm ướt Tại Xieng Khouang
Vối thuốc đã được trồng hỗn giao với Thông trên đất feralit màu đỏ, nhưng ngoài ra
nó cũng được tìm thấy ở tất cả các kiểu rừng hỗn giao với các loài cây khác [58]
1.1.5 Về lâm sinh
1.1.5.1 Đặc tính sinh vật học
Vối thuốc là cây ưa sáng mọc nhanh, chịu nhiệt tốt, khả năng đâm chổi
mạnh Một gốc cây có thể mọc từ 8 đến 9 chồi, có những cây mọc 15 đến 20 chồi/gốc Trong rừng tự nhiên (dưới gốc cây mẹ) rất ít khi thấy cây con tái sinh bằng hạt, cây tái sinh thường xuất hiện nhiều ở bìa rừng và những nơi đất trống [15]
Trang 13Vối thuốc có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hoàn cảnh rừng Loài cây đi kèm cùng Vối thuốc chủ yếu là các loài: Bời lời, Giổi, Dẻ, chúng thường phân bố đều trong lâm phần [31] Cay trưởng thành ưa sáng hoàn toàn, lúc nhỏ chịu bóng Vối thuốc tái sinh tự nhiên rất tốt Ra hoa từ tháng 3 —4, quả chín tháng 1-2 năm sau [56]
Tian-XiaoRui va các cộng sự thuộc Viện sinh thái môi trường, CAF, Beijing, Trung Quốc đã nghiên cứu đặc tính sinh vật học và đặc tính sinh thái học của 48 loài cây bản địa lá rộng tại phía Nam Trung Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 48 loài cây đã nghiên cứu, loài cây Vối Thuốc răng cưa (Schima superba) và loài cây vối thuốc (Schima wallichii Choisy) có khả năng chịu lửa tốt nhất [60]
Tian-XiaoRui ciing nghiên cứu thành phần cấu tạo lá , cành non va vỏ của 12 loài cây (Michelia macclurei, Myrica rubra, Machilus pauhoi [Persea pauhoi], Tsoongiodendron odorum (Michelia odora]l, Mytilaria laosensis, Lithocarpus thalassica, Camellia oleifera, Schima superba, Schima wallichii, Manglietia tenuipes, Castanopsis hystrix [C purpurella], Pinus massoniana va Cunninghamia lanceolata) & vùng núi Tây Nam Trung quốc Kết quả thấy rằng ở tất cả các loài cây,
khả năng chịu lửa của lá kém hơn khả năng chịu lửa của cành non và vỏ Cây lá rộng,
khả năng chịu lửa tốt hơn cây lá kim Trị số nhiệt, độ ẩm, điểm bốc cháy và lượng tro là chỉ tiêu chính ảnh hưởng đến sự cản lửa của các loài cây Trong số 12 loài nghiên cứu loai S superba, S.wallichii, Castanopsis hystrix and Myrica rubra có sức chống lửa tốt nhất Machilus pauhoi, Michelia macclurei, Mytilaria laosensis, Camellia olifera and Manglietia tenuipes có sức chịu lửa trung bình L thalassica, T odorum, Cunningharnia lanceolata and P massoniana có sức chịu lửa yếu [59]
1.1.5.2 Tốc độ sinh trưởng
Trang 14bình 9,9 m, đường kính trung bình 10,4 m [15]
Một thí nghiệm khác ở tây Bengal - Ấn Độ, dược thực hiện năm 1982, thí
nghiệm được bố trí trồng như sau: mỗi loài trồng 4 hàng (gồm: Tếch, Cam xe, Gidi,
Vối thuốc, Lát hoa, trồng bằng cây con được gieo ươm trong vườn Kết quả sau 5
năm có các chỉ tiêu như sau:
Bảng 1-1 Sinh trưởng của một số loài cây trong rừng thí nghiệm ở Bengal Loài cây Hvn(m) Chu vi (cm) Téch 6,0 23,00 Cam xe 5,7 25,00 Lat hoa 6,6 16,20 Gidi 6,5 16,00 Vối thuốc 6,00 22,00
Bảng trên cho ta thấy Vối thuốc tuy sinh trưởng chậm về chiều cao nhưng lại tăng trưởng nhanh về đường kính so với hai loài cây được gây trồng phổ biến ở nước ta hiện nay là Lát hoa và Giổi [57]
1.16 Về kỹ thuật trồng rừng 1.16.1 Kỹ tuiật gieo uom
“Theo tài liệu của Trung Quốc cứ 100 kg quả thu được 3 đến 4 kg hại, trọng lượng 1.000 hạt từ 3,5 — 4,5 gam, 1 kg hạt giống có từ 25.000 — 27.000 hạt Tỷ lệ nảy mầm của hạt sau khi thu hoạch từ 25 — 40% Hạt sau khi sử lý gieo vãi đều trên
luống gieo sau đó lấp đất Sau khi gieo từ 7 — 10 ngày hạt có thể nảy mâm Trong,
Trang 15Khouang đã thử nghiệm phương pháp gieo hạt thẳng trên khu đất đã được cày và kết quả đã thành công và cây con lớn nhanh hơn so với cây con gieo ươm trong vườn ươm [58]
1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Ở nước ta các công trình nghiên cứu vẻ cây -Vối thuốc chưa nhiều, theo kết
quả thống kê hiện nay các nhà khoa học mới chỉ tập trung nghiên cứu vẻ phân loại, mô tả hình thái, sinh thái
1.2.1 Tên gọi và phân loại 12.11 Tên gọi
~ _ Tên thông thường: Vối thuốc
- Tên khác: Khảo cài, Xà cài, Thù ly [11] Cay chò xót (Trín) [10] Xả cài, Vàng rậm [9]
- Tén khoa hoc: Schima wallichii Choisy[11]
Schima wallichii (DC.) Korth ssp noronhae (Bl.) Bloemb (S.crenata Korth; Gordonia wallichii D) [10]
1.2.1.2 Phân loại
Vối thuốc thuộc họ Chè: Theaceae D.Don [11]
Trong họ Chè có hai loài cây: Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) và Vối
thuốc răng cưa (Schima superba Gardn et Champ), về hình thái tương đối giống
nhau và vùng phân bố của chúng cũng gần như nhau Nên trong quá trình điều tra
khảo sát nhiều người cho rằng hai loài cây này là một, do vậy đã có sự nhầm lẫn
Giữa hai loài cây này có 1 đặc điểm khác nhau rõ rệt nhất khi quan sát lá của chúng,
cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) mép lá không có răng cưa còn cây vối
thuốc răng cua (Schima superba Gardn et Champ) mép lá có răng cưa 1.2.2 Về hình thái
Trang 16cánh, gần trịn, mặt ngồi phủ lơng; tràng 5 cánh màu trắng; nhị nhiều không đều
nhau; bầu tròn phủ nhiều lông 5 ô, mỗi 6 2 ~3 noãn Quả hình cầu bẹt, đường kính
từ 1-2 em Khi chín vỏ hoá gỗ cứng nứt 5 mảnh Cuống quả thô, dai 1,3 ~ 2 em Hạt hình thận đẹt dài 8mm, có cánh mỏng [11]
Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25 -35mm Thân thẳng, tròn, phân cành cao Tán dây gần tròn, đẹp Vỏ màu xám nâu, nứt đọc, bong mảng mỏng Thịt vỏ đầy có nhiều sợi óng ánh và sạn Lá đơn mọc cách, hình bầu dục hay hình
trái xoan, dày, cứng, màu xanh lục sắm, mép có răng cưa, dai 10 -12 cm, rong
2 -5 cm, cuống lá dài 1,4 - 2,0 em Hoa đơn độc ở nách lá hay ở đầu cành, màu
trắng, 5 cánh đài, mép có lông tơ, 5 cánh tràng, mềm, rộng Nhị nhiều Bầu thượng, gốc có lông tơ Quả nang hình cầu, đường kính 1 — 3 crn hoá gỗ, gốc có
đài còn lại, đỉnh hơi dẹp có mũi nhọn, mầu nâu, nứt làm 5 mảnh Hạt dẹt có
cánh bao quanh [10]
1.2.3 Về giá trị sử dụng
Gỗ màu nâu đỏ, cứng bến, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình, làm thoi đệt [11] Gỗ Vối thuốc rất chắc, chịu lực tốt, không cong vênh mối
mọt thường dùng làm cột nhà Đồng bào miền núi rất ưa chuộng để làm nhà sàn
[1] Gỗ Vối thuốc thuộc nhóm V, gỗ trung bình, không phân biệt giác và lõi, màu nâu xám hay xám trắng, vân Không rõ, mịn, bền, khá nặng tỷ trọng d =0,66 — 0,80; ít bị mối mọt, chịu được ẩm ướt, dễ gia công chế biến, thường dùng để đóng đồ gia đình, làm thoi dệt, xây nhà, làm cột [10]
“Theo tài liệu của Công ty giống và phục vụ trồng rừng, Vối thuốc là cây trồng
bóng mát, cải tạo môi sinh Gỗ cứng, bền dùng trong xây dựng, làm thoi đệt, ván sàn
và các đồ mộc thông dụng khác Ngoài ra Vối thuốc là loài cây trồng để cải tạo
Trang 171.2.4 Phân bố tự nhiên
Là loài cây có biên độ sinh thái rộng với ánh sáng và độ ẩm của đất, thường, xuất hiện ở những nơi có độ cao 400 — 500 m trở lên, chịu được giá rét Phân bố rộng
ở các nước Đông Nam Á, thường gặp ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam [1 1]
Phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Miến Điện, Malaixia Ở
Viet Nam phân bố rộng rãi khắp các tỉnh nhưng tập trung nhất ở vùng có độ cao
400m — 500m trở lên (có thể lên đến 1.700 — 1.800 m) Thường thấy nhiều ở ving Tây Bắc bộ Trong tự nhiên Vối thuốc xuất hiện trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm - Á nhiệt đới, nhưng cũng thường thấy trong rừng tái sinh phục hồi với các loài cây ưa sáng như: Bồ đề, Giẻ, Thành nghạnh, Cáng lò và nhiều cây khác [1]
Vối thuốc sinh trưởng tốt trên đất sét ẩm phát triển trên nền đá mẹ phiến
thạch sét, phiến thạch mica, sa thạch, foophia tang dat dày, ưa đất tơi xốp thốt nước, khơng ưa đất chặt bí nước Độ PH từ 5 - 5,6 Vối thuốc thường xuất hiện trong rừng tái sinh phục hồi sau nương rẫy với một số loài cây như: Sau sau, Thành
nghạnh, Cáng lò, Giẻ [4]
1.2.5 Về lâm sinh
1.2.5.1 Đặc tính sinh vật học
'Vối thuốc là cây tiên phong, ưa sáng, thường xuất hiện trong rừng phục hồi và các lỗ trống trong rừng Mùa ra hoa tháng 3 ~4, quả chín vào tháng 1-2 năm sau [11]
Vối thuốc là loài cây ưa sáng nhưng giai đoạn cây con trong vườn ươm cần
che bóng nhẹ: 30 50% Khả năng chịu rét tốt, tái sinh dé dang, đặc biệt là tái sinh chồi rất mạnh Khả năng chịu lửa của loài cây này rất tốt Vối thuốc thích nghỉ với nhiều loại đất, tra xốp, thoát nước nhưng cũng chịu được điều kiện khô hạn [1]
Trang 181.2.6 Về kỹ thuật trồng rừng
1.2.6.1 Kỹ thuật gieo ươm
Sau khi quả chuyển từ màu xanh sang mau vàng nâu là thời điểm thu hái tốt
nhất, quả sau khi thu hái loại bỏ hết tạp chất, ủ thành đống tir 2 — 3 ngày rồi đưa ra
phơi dưới nắng nhẹ, thu gom những hạt tách ra trong 3 ngày đầu Độ thuần của hạt
cao (khoảng 90%) 1 kg hạt có từ 230.000 đến 250.000 hạt Hạt sau khi thu hái tỷ lệ nảy mầm trung bình đạt 40 — 50% Nếu để ở nhiệt độ bình thường sức nảy mầm của hạt giảm rất nhanh, do vậy sau khi thu hái về phải gieo ngay Hiện nay phương pháp bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5 — 10°C là hữu hiệu nhất Xử ly hạt bằng nước ấm (2 sôi 3 lạnh) Hạt được ngâm trong nước từ 8 — 12 giờ sau đó vớt ra rửa sạch ủ trong túi vải hoặc trộn với cát Lượng cát trộn theo tỷ lệ 1 hạt 2 cất, sau 7 ngày hạt nứt nanh đem gieo Độ che bóng ở vườn ươm như sau: tháng thứ nhất che 40%, tháng thứ 2 che 30%, tháng thứ 3 che 20%, trước khi xuất vườn từ 1 — 1,5 tháng dỡ bỏ giàn che [1]
Xử lý hạt giống: diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% trong 30 phút (1 gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) Sau đó vớt ra ngâm trong nước ấm 40 — 45°C để nguội dẫn sau 12 giờ vớt ra ủ trong túi vải, mỗi túi vải không quá 2 kg hạt để nơi khô ráo Hàng ngày tiến hành rửa chua bằng
nước ấm 300C, luôn duy trì nhiệt độ 30 — 40°C, khi thấy hạt nứt nanh đem gieo
Tiêu chuẩn cây con trồng rừng: 12 = 14 tháng tuổi Đường kính cổ rễ 0,8 — 1,0 cm
Chiều cao bình quân 0,8 = 1,0 m Cây đã hố gỗ hồn tồn, khơng bị nhiễm bệnh, không cụt ngọn, không nghiều thân Không trồng cây khi đã có lá non [4]
Cây con trong Vườn ươm thường bị thối mầm hạt ngay sau khi gieo, hoặc bị bệnh lở cổ rễ Biện pháp tốt nhất để phòng trừ: làm giàn che mưa, trước khi gieo hạt
xử lý đất bằng benlate hoặc boóc đô nồng độ 1%, sau khi gieo hạt định kỳ 7 -10 ngày phun thuốc 1 lần Sâu hại thường gặp là sâu Xám, nếu phát hiện sâu hại ding
biện pháp bắt giết vào ban đêm hoặc sáng sớm, có thể dùng thuốc trừ sâu phun vào
Trang 191.2.6.2 Kỹ thuật trồng rừng
Là loài cây dễ tính, thường gặp, đã và đang được trồng làm băng cản lửa [11] Lập địa trồng: trồng thuần theo rạch ở nhóm dạng lập dia Bi va lập địa Cử Mật độ trồng trên nhóm đạng lập địa C là 1660 cây/ha, trên nhóm dạng lập địa B là 667 cây/ha Xử lý thực bì theo rạch (rạch rộng 2m) băng chừa để lại rộng 3m, kích thước hố 40x40x40 cm [4]
Theo tài liệu của Vụ khoa học công nghệ có thể trồng Vối thuốc hỗn giao theo băng hoặc theo hàng đối với một số loài cây bản địa khác Kích thước hố trồng cây 40 x40x40 Mật độ trồng ban đầu 2.500 đến 3.000 cây/ha đối với trồng thuần Rừng sau khi trồng tiến hành chăm sóc trong thời gian 3 năm đầu Năm thứ nhất và năm thứ 2 biện pháp kỹ thuật chủ yếu là phát dọn thực bì xâm lấn và xới xáo xung quanh gốc với đường kính 1,0 m Số lần chăm sóc của năm thứ nhất và năm 2 là 2 lần, năm thứ 3 chăm sóc 1 lần Rừng trồng sau 15 — 20 năm có thể khai thác gỗ [53]
Tóm lại: các tài liệu tham khảo trong và ngồi nước mà chúng tơi đã đọc
được cho thấy, Vối thuốc là cây gỗ da mục đích, có giá trị sử dụng cao đặc biệt là sử
dụng trong gia đình, Vối thuốc phân bố tự nhiên nhiều tại một số nước Châu á như: An Bo, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và Malaysia Ở Việt Nam Vối
thuốc phân bố tập trung tại một số tỉnh vùng núi phía Tây Bắc như: Hoà Bình, Sơn
La, Lai châu và một số huyện của hai tỉnh Lạng sơn và Bắc Giang với độ cao trung
bình từ 400 — 1.700 m
Các tác giả mới chỉ phát hiện Vối thuốc phân bố tự nhiên trong các kiểu
rừng, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về kết cấu tầng tấn, mối quan hệ sinh thái loài và mạng hình phản bố của chúng ae oud cus
Vối thuốc sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất, phát triển trên
Trang 20Về hạt giống: các tác giả mới chỉ đẻ cập đến phương pháp thu hái hạt giống, thời vụ thu hái hat giống Chưa cÓ nghiên cứu vẻ kỹ thuật xử lý hạt giống thông qua các nhiệt độ xử lý khác nhau Chưa nghiên cứu về phương pháp bảo quản hạt giống
Về gieo ươm: các tài liệu ở trong nước cũng như ngoài nước mới chỉ đưa ra một số biện pháp kỹ thuật thông thường, chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ che bóng trong vườn ươm, mật độ xếp bầu Ngoài ra hiện nay cũng chưa có công trình nghiên
cứu về khả năng nhân giống vô tính bằng hom Vối thuốc
Về rừng trồng: ở trong nước hiện nay đã có một số tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật trồng rừng Vối thuốc, nhưng trong quá trình ấp dụng tại cơ sở sản xuất còn nhiều vướng mắc Chưa có kết quả nghiên cứu cũng như đánh giá chất lượng rừng trồng Vối thuốc và tác động của chúng
Xuất phát từ những vấn để tổn tại trên đề tại tập trung nghiên cứu một cách
tương đối có hệ thống, có định lượng vẻ đặc tính lâm học loài Vối thuốc là hết sức
cẩn thiết làm cơ sở khoa học cho việc xâ: i ÿ thuật gây trồng tại
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Trang 21CHUONG 2
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHAM VI, NOI DUNG
VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở rừng tự nhiên, rừng trồng và ở vườn ươm tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
~_ Nghiên cứu một số đặc tính lâm học loài cây Vối thuốc tại huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bac Giang
- _ Định hướng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu trong việc tạo cây con ở vườn ươm, trồng rừng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số đặc điểm vẻ: hình thái, vật hậu, hạt giống, sinh
trưởng, tấi sinh, sinh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của Vối thuốc làm cơ sở đề
xuất các giải pháp kỹ thuật để tạo cây con và trồng rừng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
2.4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đích yêu cầu của để tài, nội dung nghiên cứu bao gồm
những vấn đề sau:
2.4.1 Đặc điểm hình thái, vật hậu của Vối thuốc
-_ Hình thái: hình thái thân cây, vỏ, cành, tán, lá, hoa, quả và rễ cây
- Vat hau: vật hậu eơ quan dinh dưỡng, vật hậu cơ quan sinh sản, một số thông số
cơ bản về qua va hat
3.4.2 Một số nhàn tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố -_ Ảnh hưởng của địa lý
Trang 222.4.3 Đặc điểm cấu trúc rừng Vối thuốc
- _ Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên (tầng cây gỗ và cây tái sinh)
- Cau trúc mật độ
- Cau trúc tầng thứ
~_ Tổ thành loài đi kèm cùng Vối thuốc - _ Phân bố n/D, n/H của Vối thuốc - Tuong quan giữa Di; với Hạ, Hụ,, D, 2.4.4 Đặc điểm sinh trưởng Vối thuốc - _ Sinh trưởng về đường kính
~ _ Sinh trưởng về chiều cao
~ _ Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của Vối thuốc
~ _ Sinh trưởng của rừng trồng Vối thuốc
2.4.5 Đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Vối thuốc
~_ Tái sinh tự nhiên dưới độ tàn che khác nhau
~_ Tái sinh tự nhiên dưới gốc cây mẹ
- _ Tái sinh tự nhiên ở các cấp chiều cao thực bì khác nhau
~ Phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất -_ Tái sinh chối
2.4.6 Kỹ thuật gieo wom
~ Nghiên cứu một số phương pháp bảo quản hạt giống ~ _ Phương pháp xử lý hạt giống
~ _ Ảnh hưởng của mật độ xếp bầu đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Vối thuốc trong giai đoạn vườn ươm
- _ Ảnh hưởng của che bóng đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm
-_ Phương pháp nhán giống vô tính thông qua con đường giâm hom
2.4.7 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của Vối thuốc
Trang 232.4.8 Ảnh hưởng của rừng trồng Vối thuốc đến: -_ Tái sinh phục hồi dưới tán rừng Vối thuốc ~ _ Khả năng phục hồi độ phì của đất dưới tần rừng,
3.4.9 Định hướng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc tạo cây con va
trông rừng Vối thuốc tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - _ Kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
~ Kỹ thuật tạo cây con ở vườn ươm - Chon cay hin loai với cây Vối thuốc
- Chon dat tréng rimg, ky thuat tréng rừng
2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Phương pháp luận
Khi nghiên cứu đặc tính lâm học của loài cây có một số quan điểm khác nhau:
Quan điểm cá thể, người ta coi loài cây là thực thể duy nhất trong tự nhiên, vì
vậy khi nghiên cứu phải hướng tập trung vào cá thể loài Đại điện cho quan điểm nay I cdc hoc gid Tay Au va Bac My: Negri (Italia); Gleason va Curtis (Hoa KY); 'Whittaker và Brovon (Anh); Fournier, Lenoble (Pháp); Ramenxki (Liên Xô) [36]
Quan điểm quần thể, đại diện là Braun - Blanquel, Pavillard, Rubel, Weaver,
Clements, Walater Các tác giả đều nhất trí đối tượng nghiên cứu cơ bản là những
quần thể thực vật [36] Quan điểm trung hoà giữa 2 quan điểm trên, khi nghiên cứu
đặc điểm sinh vật học của loài cần kết hợp giữa cá thể và quần thể Đại điện cho
quan điểm này là Tanslay, Poniatovxkaia, Thái Văn Trừng [36]
Trong đề lài nghiên cứu này chúng tôi theo quan điểm của Thái Văn Trừng,
Poniatovkaia (1961), bởi vì cây Vối thuốc là cây gỗ có đời sống dài ngày, mọc tự
nhiên trong rừn và chúng thường hỗn giao với nhiều loài cây khác Nốu ta chỉ
nghiên cứu 1 cá thể loài cây Vối thuốc, tách rời chúng ra khỏi quần thể thì sẽ không
phát hiện hết các đặc tính lâm học của loài Trong quá trình nghiên cứu để tài đã chọn phương pháp thường dùng trong lâm nghiệp để nghiên cứu cho rừng tự nhiên cũng như rừng trồng là phương pháp điểu tra, nghiên cứu ô tiêu chuẩn, cây tiêu
Trang 242.5.2 Phuong pháp thu thập số liệu
2.5.2.1 Ngoại nghiệp
* Phương pháp lập ơ tiêu chuẩn
Ơ tiêu chuẩn tạm thời đặt tại các vị trí có tính đại diện trên các tuyến điều tra Tuyến điều tra đi qua các dang địa hình khác nhau từ thấp lên cao Địa hình trong 6
tương đối đồng nhất, ô tiêu chuẩn không vắt qua khe, qua đỉnh hay cắt ngang qua
đường mòn, diện tích ô tiêu chuẩn là 2000 m? (40 m x 50 m) Tổng số ô tiêu chuẩn là
8 6, trong d6: mỗi trạng thái rừng tiến hành lập 2 ô tiêu chuẩn Đối với rừng trồng, lập 6 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô là 100m? (10 x 10 m) Trong ô tiêu chuẩn điều tra
những nội dung sau:
- Do dém toàn bộ những cây có đường kính D,; > 6 cm bằng thước kẹp kính có
độ chính xác tới mm
- Do chiéu cao vút ngọn, chiều cao dưới cành của toàn bộ những cây đã tiến hành
đo đường kính bằng thước đo cao Brumless kết hợp với sào đo cao có độ chính
xác tới cm
-_ Đo đường kính tán của cây được đo theo 2 chiều (Đông — Tây, Nam ~ Bắc) Kết quả được ghi vào mẫu biểu 01 ở phần phụ biểu
* Điều tra vật hậu
Sử dụng phương pháp điều tra quan sát ngoài thực địa Quan sát thu thập các thông tin mùa vụ về hình thái (hán, lá; chồi, hoa, quả ) và ghi vào mẫu biểu 01 1g bản * Điều tra tái sinh trong ộ ñ diện tích mỗi ô dạng bản là 4 m? (2 x 2 m)
Trong ô dạng bản diều tra đo đếm toàn bộ cây tái sinh theo phương pháp của giáo trình
Lâm học, trường Đại học Lâm nghiệp [22], kết quả được ghi vào mẫu biểu 02 Điều tra cây bụi thảm tươi theo phương pháp của giáo trình Lâm học, trường Đại học Lâm nghiệp [22]
Trong ö tiêu chuần lap 100 dang bi
* Điều tra tái sinh Vối thuốc xung quanh gốc cây mẹ
Chọn khu vực có nhiều cây mẹ đã ra hoa, kết quả, sinh trưởng tốt, không lệch tán, không sâu bệnh Phương pháp điều tra: lấy gốc cây mẹ làm tâm, mở tuyến điều
Trang 25bản đại diện cho các độ tàn che khác nhau Diện tích ô dạng bản là 4 m (2 x 2 m) Dé tài đã lập 80 6 dang ban Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo cấp chiểu cao, đánh giá chất lượng tốt, xấu Cây tái sinh được chia làm 4 cấp chiều cao theo giáo trình Lâm học [22] của trường Đại học Lâm nghiệp như sau:
~ Cấp H <20 cm: là cây mạ hay cây non < 1 tuổi
~_ Cấp Ht 20 - 50cm: cây tát sinh vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của tầng cây bụi thảm tươi -_ Cấp H từ 51 - 100 em : cây tái sinh có chiều cao sắp vượt qua lớp cây bụi thảm
tươi dưới tán rừng nên có nhiều triển vọng
~ Cấp H > 100 em: là lớp cây tái sinh có nhiều triển vọng đã vượt qua tầng cây bụi thảm tươi Nếu các nhu cầu sinh thái được đáp ứng chúng sẽ nhanh chóng tham gia vào tầng rừng chính
Toàn bộ kết quả điều tra tái sinh được ghỉ vào mẫu biểu 02
* Điều tra đất
Trong mỗi trạng thái rừng tự nhiên đào và mô tả 1 phẫu diện, trong
rừng trồng đào và mô tả 2 phẫu diện Tổng số phẫu diện đã mô tả là 6 phẫu
điện đại diện cho các trạng thái khác nhau Mô tả phẫu điện theọ phương pháp của giáo trình đất trường Đại học Lâm nghiệp (41] Lấy mẫu đất và phân tích tại Trung tâm sinh thái môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Gồm các chỉ tiêu sau:
-_ PH«« bằng phương pháp điện cực
- _ Xác định tỷ lệ mùn bằng phương pháp Tjurin
-_ Xác định hàm lượng đạm bằng phương pháp Kjeldhall ~_ NH¿* bằng phương pháp so mầu Nesle
~_ P0; dễ tiêu bằng phương pháp trắc quang
~_ K;0 dễ tiêu bằng phương pháp phát xạ
~_ AL** trao đổi bằng phương pháp chuẩn độ
~_ H* trao đổi bằng phương pháp chuẩn độ
~_ Xác định thành phân cơ giới 3 cấp bằng phương pháp trọng lượng
Trang 26* Điều tra khoảng cách cây và nhóm loài cây đi kèm
Nhằm xác định khoảng cách giữa các cây trong rừng và nhóm loài cây đi kèm thông qua phương pháp ô tiêu chuẩn 6 cây Kết quả điều tra ghi vào phụ biểu 04
* Điều tra kết cấu tầng tán
“Tại mỗi vị trí trạng thái rừng chọn 1 dải điển hình để vẽ phẫu đồ cấu trúc
hình thái theo phương pháp của Richards (1938)
* Điều tra tăng trưởng của Vối thuốc
Thong qua phương pháp phân tích vòng năm (giáo trình Điều tra rừng của
trường Đại học Lâm nghiệp) [39)
*# Nghiên cứu phương pháp thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống và xác định một số
chỉ tiêu về phẩm chất gieo ươm của hạt:
~ Cân trọng lượng 1.000 hạt bằng cân phân tích
~_ Kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm theo giáo trình trồng rừng của trường Đại học Lâm nghiệp
- _ Nghiên cứu 2 phương pháp bảo quản sau: Bảo quản ở nhiệt độ thông thường, bảo quản ở nhiệt độ thấp 5 - 10°C Cứ sau 1 tháng lại kiểm tra tỷ lệ nảy mầm
* Ảnh hưởng của mật độ xếp bầu đến sinh trưởng của cây vối thuốc trong vườn ươm, thông qua việc bố trí các khối thí nghiệm với mật độ xếp bầu khác nhau
Để tài đã bố trí 2 công thức thí nghiệm: 220 bầu/m? và 280 bầu/m? mỗi công thức bố trí 3 khối thí nghiệm Sau thời gian 8 tháng tiến hành đo đếm các chỉ tiêu Dạp và Hạ
* Ảnh hưởng của các cấp che bóng khác nhau tới sinh trưởng của cây con trong vườn
ươm Cũng thông qua việc bố trí các khối thí nghiệm với độ che bóng từ 15% - 55%
Thông qua kết quả gieo ươm Vối thuốc trong nhiều năm tại huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang Từ những kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình gieo ươm Đề tài đã chia thời gian gieo tạo Vối thuốc trong vườn ươm làm 4 giai đoạn: từ 1 — 3 tháng tuổi,
4—7 tháng tuổi, 8 — 11 tháng tuổi và 11 — 14 tháng tuổi Mỗi giai đoạn bố trí các
Trang 27* Thử nghiệm phương pháp giâm hom vo tinh: thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm công nghiệp của Lâm trường Lục Ngạn Với 2 loại thuốc IBA và TTG, với các nồng độ: 00ppm, 1.000ppm và 1.500ppm Sau đó chọn ra công thức cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất * Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cây:
-_ Tính chịu nhiệt của lá Vối thuốc, theo phương pháp của giáo trình sinh lý thực
vật, trường Đại học Lâm nghiệp [43]
- Kha nang chju lita cha Voi thuốc: để tài đã chọn 2 khu rừng tự nhiên trạng thái TIb (khu rừng 1: rừng tự nhiên bị cháy vào tháng 12 năm 2003; khu rừng 2: khu rừng có kết cấu giống khu rừng trước khi bị cháy) Sau đó lập 6 ô điều tra 100 m? (10 x10), mỗi trạng thái 3 ô, đo đếm các chỉ tiêu: loài cây, D, ;, H„„ và đo đếm tái sinh Sau đó so sánh khả năng phục hồi của các loài cây trong khu rừng bị cháy với khu rừng không bị cháy
3.5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ~_ Xác định tổ thành loài cây, sử dụng công thức: ¡tổ thant
Ng=Ÿ m @-)
Trong đó: Nạp là số cây trung bình của 1 loài Nà số cây điều tra
m là số ô điều tra
~ _ Đánh giá đạng phân bố của cây tái sinh dựa vào phân bố Poisson: sẽ
we (2-2)
Trong đó: S2 là phương sai của đại lượng X
Xp: 1A sO cay binh quan trong 6 dang ban Nếu: W<l: cây tái sinh có dạng phân bố đêu
W>l: cây tái sinh có dạng phân bố cụm
Trang 28- Phân hạng cây bạn thường gặp: sử dụng phương pháp phân hạng của Tiến sĩ “Triệu Văn Hùng
Nhóm I: Rất hay gặp gồm những loài cây có:Pạ > 30% va P, > 7%
Nhóm II: Hay gặp, gồm những loài có: 15% < Pạ < 30% và 3% < P, < 7% Nhóm HH: ít gặp, gồm những loài cây có: Pạ< 15% và P,< 3%
“Trong đó: Pạ là tần suất xuất hiện tính theo điểm điều tra
P, là tần suất xuất hiện tính theo số cá thể
-_ Các trị số trung bình D,„ Hụ, Hạ, D, của ô tiêu chuẩn được tính theo phương pháp bình quân cộng Lượng tăng trưởng bình quân: Ada @ a (2-3) Lượng tăng trưởng thường xuyên định kỳ (n măm): Zd=d,=d,„ (2-4) - Ding phan mén SPSS 10.0 (Statistical packed for Social and Science) dé xir ly số
liệu và thực hiện các công việc sau:
Tìm phương trình tương quan giữa D,; và Hvn, vẽ biểu đồ tương quan giữa
D,3, Hvn va Dt cia loài cây Vối thuốc
'Vẽ biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đường kính trong các ô tiêu chuẩn
So sánh sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm trong quá trình bảo quản hạt
giống cũng như trong vườn ươm, và chọn ra 16 thí nghiệm tốt nhất
Kiểm tra khả năng ra rễ của vối thuốc thông qua các nồng độ khác nhau
Xem xét mức độ tái sinh giữa các độ tàn che khác nhau, từ đó chọn ra độ tàn
Trang 29CHUONG 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1 Vị trí hành chính Khu vực nghiên cứu chủ yếu tại xã Xa Lý một xã vùng sâu của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang:
Phía Bác giáp xã Hữu Lân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Phía Nam giáp xã Phúc Thắng, huyện Sơn Động
Phía Đông giáp xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Phía Tây giáp xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn
3.1.2 Địa hình địa thế
Xa Lý là một xã vùng núi thấp, địa hình phức tạp bị chia cắt bới nhiều hệ thống sông suối Độ dốc trung bình 15 - 25° Đỉnh cao nhất là đỉnh 707,7 m giáp với huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, từ đỉnh này nhiều hệ thống khe suối hình thành và
tập trung đổ về sông Thảo chảy qua trung tâm xã Xen kẽ với các hệ thống đồi núi là
những thung lũng hẹp, đây là đối tượng chính để người dân trong vùng canh tác nông nghiệp
3.1.3 Khí hậu
Xã Xa Lý nói riêng và huyện Lục Ngạn nói chung nằm trong khu vực vùng
Đông Bắc Việt Nam, nên nó mang đây đủ các yếu tố khí hậu của toàn vùng, khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Theo tài liệu quan trắc của trạm khí hậu thuỷ văn huyện Lục Ngạn [37] khu vực nghiên cứu có những nét đặc trưng về khí hậu như sau:
-_ Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 24°C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 29°C thấp nhất 16°C, về mùa đông đôi khi xuất hiện sương giá và rét hại
ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng
Trang 30đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Do địa hình đốc và phức tạp, lượng nước mưa phân phối không đều trong năm chủ yếu tập trung trong 2 tháng của mùa mưa nên trong những năm qua đã xảy ra hiện tượng lũ quét tại một số con suối và sông chính chảy qua trung tâm xã Ngược lại trong các tháng mùa khô tổng lượng
nước mưa bình quân rất thấp, lượng nước bốc hơi gấp 1,8 lần lượng nước mưa, đặc
biệt trong 3 tháng (12, 1, 2) lượng nước bốc hơi lớn hơn 2 lần lượng nước mưa Do
đó trong các tháng mùa khô cây rừng sinh trưởng và phát triển rất chậm, đặc biệt
một số cây trồng là loài cây bản địa đã bị chết do khô hạn Hiện tượng cháy rừng
thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế của người dân
Trang 31S=X.A.D=1.0.0 Trong đó: X= số tháng khô A= s6 thang han D= số tháng kiệt 3.1.4 Thuỷ văn
Do cấu tạo của địa hình khu vực nghiên cứu, xã Xa Lý nằm gọn trong lưu vực
của con sông Xa Lý, thượng nguồn của con sông bắt nguồn từ xã Đông Quan, huyện Lộc Bình chảy qua trung tâm xã và chảy về xã Kim Sơn, hồ cùng Sơng Thảo đổ vẻ sông Chữ cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp Do vậy sông Xa Lý ngoài việc cung cấp nước tưới cho cánh đồng của xã và những cánh đồng vùng hạ lưu nó còn có tác dụng cung cấp nước cho các máy phát điện phục vụ sinh hoạt của các hộ dân địa phương
3.1.5 Địa chất và đất đai
Đá mẹ trên địa bàn xã Xa Lý gồm 2 loại chính là Phiến thạch sét và Sa phiến thạch Quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit phát triển trên đá Phiến thạch sét và Sa phiến thạch Khu vực nghiên cứu có 4 loại đất sau:
~_ Đất trên các đổi núi, trống trọc bị xói mòn bể mặt do quá trình làm nương rẫy, tầng đất mỏng, khô và tỷ lệ đá lẫn nhiều -_ Đất khu vực dưới các chân đồi độ dốc thấp, tầng đất dây ~ Đất dưới tán rừng tự nhiên ~_ Đất đốc tụ ven suối, ven khe và các thung lũng hẹp thuộc các đối tượng canh tác nông nghiệp 3.16 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích tự nhiên trong xã là 4.085,5 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 2.528,2 ha chiếm 62% diện tích tự nhiên toàn xã (bao gồm diện tích đất có rừng là 710 ha và diện tích đất không có rừng là 1.818 ha), diện tích đất nông nghiệp là 580 ha, chiếm 14,2%, vườn quả 290 ha chiếm 7,1% diện tích, còn lại
Trang 32Đối với những diện tích đất có rừng tự nhiên hiện nay chỉa làm 3 loại:
Rừng tự nhiên hỗn loài có trữ lượng bình quân trên 100m!/ha, hầu hết đều tập trung tại những khu vực vùng sâu vùng xa (giáp địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), không có đường giao thông, di lại gặp nhiều khó khăn, tổ thành loài cây rất đa dạng và phong phú, đặc biệt loài cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Sến (Madhuca pasquicri HJ.Lam.), Téu (Vatica tonkinensis A.Chev), Re gừng (Cinnamomum obtusifolium Nees), Khéo Vang (Phoebe cuneata Bi), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Roxb) Burtt et Hill.), Thong tre (Podocarpus nerifolius D.Don), Cheo (Engelhardta chrysolepis Hance), Nghién (Burretiodendron hsienmu Ching et Hu), c6 đường kính lớn chiếm ưu thế trong rừng Hiện nay khu rừng này đã và đang bị khai thác chọn bởi một số người dân trong xã
Rừng tự nhiên hỗn loài có trữ lượng <100m”/ha, đây là loại rừng thứ sinh phục
hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác chọn (thời gian phục hồi trên 15 năm) Tập
trung chủ yếu tại những vùng đổi thấp ven các thôn xã Tổ thành bao gồm các
loài cây thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dung (Symplocaeace) họ Chè (theaceae)
Rừng tự nhiên gần như ]huân loài Vối thuốc kó trữ lượngtừ 30 ~ 70 m”, đây cũng là loại rừng thứ sinh phục Hồ) San nương Yấy hoặc sau khai thác chọn, nhưng thời gian phục hồi được khoảng trên 10 năm Tổ thành loài cây chủ yếu là Vối thuốc,
Sau sau, mật độ dày, đường kính tương đối đồng đều Tuy nhiên dưới tán rừng đã xuất hiện một lớp cây tái sinh tự nhiên thuộc các họ (Long não, Dé )
Đối với những diện tích đất trống (không có rừng) hiện nay loài cây ưu thế chủ yếu là Hoóc quang, Thành ngạnh, Sâm sì, cỏ Lông lợn, với độ che phủ thấp Tập trung nhiều nhất tại đỉnh 707,7m Do công tác bảo vệ không tốt nên hàng
năm người dan vẫn đốt để làm bãi chăn thả gia súc, và phục vụ mục đích săn bắt
Do vậy việc tái sinh tự nhiên tại những vùng này gặp rất nhiễu khó khăn
Trang 33(Rhizomydae), ho Nhim (Hystricidae), ho Chén (Canidae) ngoài ra còn có rất nhiều loài thuộc lớp chim và lớp bò sát Nhiều loài động đã được ghi trong sách đỏ
Tài nguyên động vật và thực vật rừng trên địa bàn nghiên cứu rất đa đạng và
phong phú vẻ số lượng loài cũng như vẻ cá thể của loài Nhưng do công tác quản
lý bảo vệ chưa tốt hiện nay một số loài quý hiếm đang có nguy cơ giảm về số
lượng Để bảo tổn tính đa dạng sinh học của loài cẩn có những biện pháp kỹ
thuật quản lý nhằm duy trì và nhân rộng số lượng cá thể của loài
3.2 Đặc điểm kinh tế và xã h
3.2.1 Dân tộc, dân số và lao động
Trên địa bàn xã Xa Lý có 8 thôn với 6 dân tộc anh em sinh sống (Tày, Sắn chí, Kinh, Nùng, Cao lan và Hoa) Trong đó dan tộc Tày và Sin chí chiếm 80% Toàn xã có 463 hộ, với 2.764 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân là 68 người/km? Tổng số người trong độ tuổi lao động là 1.250 (chiếm 45% dân số toàn xã)
3.2.2 Sản xuất Nông nghiệp
Xã Xa Lý là một xã vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có một nét đặc trưng riêng, nhưng nhìn trung trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu Việc thâm canh tăng vụ cũng như việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế
do vậy năng suất và sản lượng lương thực còn thấp Năng suất lúa 1 vụ bình quân
đạt từ 120 — 150 kg/sào, năng suất lúa 2 vụ bình quân đạt 200 - 220 kg/sào
Chăn nuôi: Trong những năm gần đây người dân trong xã đã quan tâm hơn đến
việc phát triển đàn gia súc gia cầm, tổng đàn trâu bò trong xã là 771 con, đàn lợn là
962 con Ngoài việc cung cấp sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, đàn gia súc còn mang lại lợi ích kính tế cao cho những hộ chăn nuôi và đã trở thành nguồn thu nhập đáng kể cho hộ gia đình Ngoài ra, một số diện tích trồng cây ăn quả (Vải thiểu) của các hộ nông dan da bat đầu được thu hoạch, tuy sản lượng không cao nhưng cũng đã góp phần cải thiện một phần cuộc sống của người dan đỉa phương
Trang 34'Từ khi có chính sách giao đất giao rừng các hộ nông dân đã mạnh đạn nhận đất và rừng, nhưng theo thống kê của xã hiện nay hầu hết các khu rừng đó chưa đến tuối khai thác, do vậy nghẻ rừng chưa tham gia vào thành phần kinh tế của địa phương Tính đến nay thu nhập bình quân trên đầu người thấp, chưa đảm bảo cuộc sống của người dân Chính quyển xã chưa có kế hoạch giải quyết số lao động dư thừa trong dan, do đó khi mùa vụ kết thúc họ lại cùng nhau lên rừng khai thác gỗ, lấy củi, săn
bắt sức ép vào rừng ngày càng gia tăng Để giải quyết triệt để vấn đề trên phải có
sự hoạt động tích cực của các ban ngành, cơ quan, đoàn thể Tập huấn, phổ cập
những kiến thức về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, vườn quả, chăn
Trang 35CHUONG 4
KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN
4.1 Hình thái, vật hậu Vối thuốc
Hình thái là sự biểu hiện của kiểu gien thông qua kiểu hình của thực vật Mỗi loài cây khác nhau thì hình thái của chúng cũng khác nhau, hoặc cùng một loài cây nhưng mỗi giai đoạn tuổi khác nhau thì hình thái của chúng cũng có thể khác nhau Tuy nhiên chỉ những đặc điểm ồn định, phản ánh bản chất của loài mới
giúp ích cho việc nhận biết chúng, các đặc điểm khác có thể gây nên sự nhầm lẫn
Nghiên cứu hình thái thân cây rừng giúp ta nhận dạng chúng 1 cách dễ dàng và làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng và nuôi dưỡng rừng Qua nghiên cứu về hình thái của loài cây Vối thuốc đã rút ra những nhận xét cơ bản sau:
4.1.1 Hình thái thân cây
Kết quả nghiên cứu hình thái thân cây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4-1 Hình thái thân cây Vối thuốc
Loại Dys (cm) Hyy (m) Học (m) Dr(m) HD
rừng | Max" | TB' | Max | TB | Max | TB | Max | TB
Mla, 51,0| 21,3} 250] 122} 160} 66] 80] 38] 0,57 Wa, 41,4] 17,9] 250| 41,3} 140] 58] 9,0) 34| 0,63
ma | 398] 19,4) 240] 13,5] 130) 67] 90] 42] 0,70 Mat | 401] 12] 140] 87] 80] 45] 50| 24] 0,80
Qua kết quả nghiên cứu hình thái thân cây tại các ô tiêu chuẩn kết hợp với các tài liệu tham khảo rúi ra những nhận xét đánh giá như sau:
Vối thuốc là loài cây gỗ lớn, khi trưởng thành đường kính ngang ngực có thể
đạt từ 50 — 60 cm, chiều cao vút ngọn đạt từ 25 đến 30 m Than thẳng có dạng hình
trụ tròn đều, đơn trục, không có bạnh về
* Max: Giá trị lớn nhất * TB: Giả tị trung bình
` Trạng thải rừng tự nhiên lia, hỗn giao nhiều oài cây lá rộng
Trang 36Nhìn vào bảng 4-1 thấy ring ty 1¢ H/D tại các trạng thái rừng rất khác nhau, cao nhất là trạng thái Ta, thuân loại, thấp nhất là trạng thái IIIa; Qua đó chứng tỏ
rang trong giai đoạn đầu tỷ lệ tăng trưởng vẻ chiều cao lớn hơn nhiều so với đường
kính, càng đến giai đoạn rừng khép tấn ổn định tỷ lệ tăng trường về chiều cao giảm dẫn và tỷ lệ tăng trường về đường kính tăng lên Điều này rất phù hợp với những loài cây ưa sáng mọc nhanh
4.1.2 Đặc điểm vỏ cây
Cây non vỏ thường có mầu xám trắng, rãnh nứt nông trên vỏ có nhiều
đốm khí khổng màu trắng Cây trưởng thành vỏ có màu nâu xám dày từ 0,7 ~ 1,0 em, vỏ nứt thành từng miếng vuông Thịt vỏ màu hồng, không có nhựa
mủ nhưng chứa nhiều nước, trong thịt vỏ chứa nhiều sợi óng ánh màu trắng
và rất ngứa
Do trong thịt vỏ có chứa nhiều nước lên khả năng chịu lửa của Vối thuốc
rất cao Hàng năm tại một số vùng của huyện Lục Ngạn thường xuyên xảy ra
cháy rừng, đặc biệt là rừng Vối thuốc, nhưng đến năm sau các lồi cây khác
khơng sinh trưởng được trừ loài cây Vối thuốc là vẫn sinh trưởng phát triển bình
thường Chính nhờ đặc điểm di truyền quí giá này nên cây Vối thuốc đã được liệt
kê vào danh sách những loài cây trồng chính trên đường băng cản lửa của dự án
trồng rừng KW, và KÍM; do Cộng hồ Liên Bang Đức tài trợ tại hai tỉnh Lạng Son va Bac Giang
4.1.3 Đặc điểm cành
Cành mọc hơi ngang, dày, nhỏ, mọc thành từng vòng, cành non và chồi non
được bao phủ J lớp lông mmịa màu trắng, trên cành có nhiều đốm khí khổng màu
trắng, tỉa cành tự nhiên tốt
4.1.4 Hình thái tán cây
Trang 374.1.5 Hình thái lá cây
Lá đơn mọc cách thường tập trung ở đầu cành, lá hình trái xoan không có lá kèm, đâu nhọn dân, đuôi lá hình nêm (nhọn dân), mép lá nguyên, gân lá hình lông chim: Lá non màu đỏ mặt sau lá phủ 1 lớp lông mịn, lá bánh tẻ màu xanh mặt sau lá phủ 1 lớp phấn trắng, lá già màu đỏ Bảng 4-2 Hình thái lá Vối thuốc ở các giại đoạn tuổi khác nhau
Chiều Chiều dài - Chiêu | Tỷ lệgiữa
đài rong chiều
Tuổi cây cuống lá phiến lá fem) phiến lá | dai/chiéu 7 Hình dạng lá
(cm)
(cm) (cm) rộng lá
Cây con trong Hình trái xoan vườn ươm (12| 0,86 10,24 422 2,43 dai, dau nhọn,
tháng tuổi) đuôi hình nêm
Cây tái sinh : Hình trái xoan
trong rừng 0,82 9,42 3,87 2,43 dai, đầu nhọn,
(D1,3<5em) đuôi hình nêm
Cây trưởng Hình trấi xoan thành 1,43 10,62 4,06 2,62 dai, đầu nhọn, (DI,3>10em) đuôi hình nêm Cây trong rừng Hình trấi xoan trồng 6 tuổi 1,09 13,3 4,86 2,74 dai, dau nhọn,
|
| đuôi hình nêm
Nhìn vào bảng 4-2 thấy rằng hình đạng lá Vối thuốc hầu như không thay đổi
theo tuổi của cây và trong các trạng thái rừng Nhưng chiều dài cuống lá và chiều rộng phiến lá cũng được tăng dân theo tuổi cây điều đó cho thấy nhu cầu ánh sáng
của Vối thuốc ngày tăng dân theo tuổi của cây
Đối với rừng trồng do lập địa trồng tốt (tầng đất dày, hàm lượng chất hữu cơ
Trang 38do trong quá trình sinh trưởng ít có sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng nên cây
trồng sinh trưởng tốt, diện tích lá cũng lớn hơn so với rừng tự nhiên 4.1.6 Hoa và quả Vối thuốc
Hoa lưỡng tính màu trắng mọc lẻ ở nách lá và đâu cành Gốc hoa có hai lá bắc hình trứng phủ nhiều lông Cuống hoa dai 1 — 1,5 cm Dai hoa có 5 cánh gần
tròn mặt ngoài phủ lông Nhị nhiều không đều nhau Bầu tròn phủ nhiều lông 5 ô
mỗi ô 2 — 3 noãn
Quả nang có dạng hình câu đường kính từ 1 — 2 cm, khi chín vỏ quả hoá gỗ cứng chuyển từ màu xanh sang màu nâu và nứt làm 5 mảnh, không rụng cuống Hạt
hình thận có cánh mỏng dài 8mm, hạt màu vàng nhạt
Hình 4.1 Hình thái Vối thuốc
- Ảnh I: Vối thuốc trong rừng
- Anh 2: V6i thudc thời kỳ ra quả
- Anh 3: Quả và hạt Vối thuốc
~_ Ảnh4: Vối thuốc thời kỳ ra hoa
Trang 394.1.7 Ré cay
Theo kết qua diéu tra, quan sát ở vườn ươm cho thấy: cây con trong vườn
ươm do được chăm sóc tốt, cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên cả rễ cọc và rễ bàng
đều phát triển mạnh
Đối với cây mọc trong rừng qua quan sát chúng tôi thấy rằng: do điều kiện lập địa khắc nhiệt, để giúp cây đứng vững và hút được nhiều chất dinh dưỡng rễ cọc
của cây phát triển mạnh, ngoài ra hệ rễ chùm cũng rất to, khoẻ vững chắc lan toả
khắp mặt đất
4.1.8 Đặc điểm vật hậu
4.1.8.1 Vật hậu cơ quan định dưỡng
'Vối thuốc là cây lá rộng thường xanh không có mùa rụng lá rõ ràng, nhưng
thường đến mùa đông rụng lá nhiều hơn Lá non có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu xanh, khi già chuyển sang màu đỏ Vối thuốc ra đọt non vào giữa mùa xuân
(một năm có 1 mùa sinh trưởng)
4.1.8.2 Vật hậu cơ quan sinh sản của Vối thuốc
Mùa ra hoa của Vối thuốc vào tháng 3 đến tháng 4, quả chín vào tháng 1 đến
tháng 2 của năm sau Quả non có màu xanh lá cây, khi chín chuyển sang màu nâu Khi chín vỏ quả nứt làm 5 mảnh, hạt tách ra khỏi quả Hạt Vối thuốc nhỏ và có cánh
nên khả năng phát tán rất xa, đây là một đặc điểm rất quan trọng trong quá trình tái
sinh tự nhiên của Vối thuốc
4.1.8.3 Một số thông số cơ bản về quả và hạt
Cay 7 dén 8 tuổi bắt đầu ra quả, số lượng quả trên 1 cây đường kính 20 cm
binh quan 15 kg qua Chi thị độ chín: khi chín quả chuyển từ màu xanh sang màu
nâu vàng Sau khi thu hái loại bỏ hết tạp chất, ủ thành đống từ 2 — 3 ngày cho quả chín đều Khi quả chín đều đem ra phơi dưới nắng nhẹ để tách hạt Hạt phơi từ 2 đến
3 nắng rồi đem đi bảo quản
*# Một số thông số cơ bản:
- SO luong hat/lkg hat: 217.000-—225.000 hạt
Trang 40- Do thudn: >90%
- Hàm lượng nước: 9—10%
- Tỷ lệ nảy mâm: 55 - 60%
Hạt Vối thuốc mất sức nảy mắm rất nhanh do vậy sau khi thu hái cần gieo ươm ngay Nếu bảo quản thì nên bảo quản lạnh với nhiệt độ 7 — 8°C, sau thời gian 3 tháng có thể duy trì sức nảy mâm của lô hạt là 34
4.2 Đặc điểm phân bố của Vối thuốc 4.2.1 Phân bố địa lý
Theo các tài liệu tham khảo [58] [56] vùng tập trung phân bố của Vối thuốc tại các nước Đông Nam châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Lào, CamPuChia, Myanmar, Malaysia Ngoài ra ở châu Á Vối thuốc phân bố nhiều tại các nước như:
Trung Quốc, Ấn Đọ, Nepal Ở Việt Nam Vối thuốc phân bố tập trung tại một số tỉnh phía Đông và Tây Bắc Việt Nam như: Sơn La, Hoà Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn
Tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vùng nghiên cứu, Vối thuốc mọc tự nhiên tại các xã: Phong Van, Phong Minh, Xa Lý Tại tỉnh Lạng Sơn Vối thuốc mọc
tự nhiên nhiều tại huyện Văn Lãng và Lộc Bình
Theo các tài liệu tham khảo kết hợp điều tra thực tế cho thấy Vối thuốc thường mọc tập trung thành những quần thụ riêng lẻ tại những nơi đất trống bìa rừng, sau nương rẫy, sau khai thác kiệt, sau khi xảy ra cháy rừng Trong rừng tự
nhiên hỗn giao lá rộng có trữ lượng tần số xuất hiện rất ít, đặc biệt dưới tán rừng tự
nhiên ít khi tìm thấy loài cây Vối thuốc tái sinh
Bảng 4-3a Tổng hợp đặc điểm khí hậu một số khu vực có Vối thuốc phân bố T
| Độ cáo Í quay go | THeuctuyer asi CC) | Luong | Do dm