Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng mô hình công ty lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại Công ty lâm nghiệp Anh Sơn - Huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An là nghiên cứu quản lý rừng tại Công ty lâm nghiệp Anh sơn bền vững kinh tế, ổn định về xã hội và an toàn về môi trường.
Trang 1BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYÊN ĐÌNH TUẤN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
XAY DUNG MO HINH CONG TY LAM NGHIỆP THEO TIEU CHUAN QUAN LY RUNG BỀN VỮNG
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ANH SƠN -
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 12
của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể và cá nhân
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết on chân thành tới Phó giáo sự ~ Tiến sỹ
Vũ Nhâm đã trực tiếp hướng dẫn và thường xuyên động viên trong quá trình
hoàn thành luận văn Th Sỹ Trần Ngọc Bình ~ Phó chủ nhiệm khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức mới về lĩnh vực đang nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Khoa Sau đẹi học trường Đại
học Lâm nghiệp, các thầy cô giáo đã bổ sung và cập nhật những kiến thức khoa
học, những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu
Oua đây tôi xin chân thành cằm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Công Ty Lâm nghiệp Anh Sơn, đã tạo điều kiện giúp đỡ về nhân lực và vật chất trong quá trình thu thập các tài liệu, thông tin ngoại nghiệp cân thiết
Nhân địp này tôi cùng xin chân thành cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Phân Viện Điều Tra Bắc Trung Bộ, đặc biệt tổ bản đồ đã hợp tác giúp đố trong
quá trình xữ lý phân tích số liệu
Mặc đà đã cố gắng cao độ nhưng do kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu còn
hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiến sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhà khoa học và đồng nghiệp
Xuân Mai, Tháng 6 năm 2007
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TAT
Trang 4MỤC LỤC Lời cảm ơn Danh lục các từ viết tắt Danh lục các bảng biểu, hình vẽ trong luận văn TT NOI DUNG Đặt vấn đề
Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1,1 Quan điểm về vấn đê QLRBV 1/2.Trên thế giới 13 Ở Việt Nam 1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945 1.3.2 Giai đoạn từ 1945-1990 1.3.3 Giai đoạn từ 1991 đến nay TRANG Clow at ee
Chương 2 Mục tiêu - đối tượng — ndi dung va phuong phap nghiên cứu I8
2,1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quất
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
2.2 Đối tượng, địa điểm, giới hạn nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2.2 Địa điểm nghiêu cứu
2.2.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu các yếu tố kình tế ảnh hưởng đến QLRBV của Côngty 19 2
Trang 5
lâm nghiệp theo tiêu chuẩn QLRBV
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Chương 3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất
kinh doanh lâm nghiệp
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.2 Dac điểm kinh tế xã hội
3.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp 3.2.1 Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng
3.2.2 Tình hình hoạt động SXKD lâm nghiệp của công ty 3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Cơ sở kinh tế ~ kỷ thuật ảnh hưởng đến QL.RBV của Công ty 20 20 21 28 28 28 33 37 3⁄7 39 42 4 43 4.1.1.Các yếu tố pháp lý, kinh tế =xã hội ảnh hưởng đến QLRBV của công ty 43
4.1.2 Các yếu tố về kỹ thuật ảnh hưởng đến QLRBV Công ty
4.1.3 Đánh giá kết quả thực biện 10 tiêu chuãn QLRBV tại Côngty „
4.2 Để xuất một số nội dung cơ bản trong QLRBV tại công ty 4.2.1 Xác định mục tiêu - nhiệm vụ SXKD
4.2.2 Quan điểm đề xuất sử dụng đất đai
4.2.3 Quy hoạch các biên pháp kính doanh lợi dụng rừng
(giai đoạn 2008-2017)
4.3 Tổng hợp vốn đầu m va hiệu quả đầu tư ( giai đoạn 2008-2017)
Trang 64.4 Các giải pháp thực hiện QLRBV
4.4.1 Giải pháp về tổ chức quản lý 4.4.2 Giải pháp dau tu co sé ha tang
4.4.3 Giải pháp về sử dụng vốn
4.4.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Trang 7DANH MỤC CAC BANG BIEU
BANG NOI DUNG
Bang 3.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu tại khu vực nghiên cứu
Bảng 3.2 Cơ cấu dân số, lao động trên địa bàn nghiên cứu Bảng 3.3 Hiện trạng đất và tài nguyên rừng
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng theo chức năng Bang 3.5 Kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2003-2006
Bảng 4.1 Chỉ phí xây dựng các mô hình
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của các mô hình
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả của các phương án sử dụng rừng Bang 4.4 Hiéu quả xã hội của các mô hình
Bảng 4.5 Đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái các mô hình
Bảng 4.6 Hiệu quả tổng bợp của các mô hình
Bang 4.7 Tổ chức, quản lý sử dụng đất đai (giai đoạn 2008-2017) Bảng 4.8 Tiến độ thực hiện sản xuất Lâm nghiệp
Bảng 4.9 Kiểm tra mức độ của mô phỏng
Bảng 4.10 Phân bố N ~ D theo lý thuyết
Bảng 4.11 Lượng tăng trưởng đường kính 10 năm theo cỡ kính chuyển
Bảng 4.12 Phân bố N — D sau 10 năm
Bảng 4.13 Xác định sẽ cây vượt ở các cỡ kính Bảng 4.14 Xác định phương trình và các chỉ tiêu Bang 4.1.5 Xác định chiều cao lý thuyết theo cỡ kính Bảng 4.1.6 Kết quả tính sản lượng rừng sau 10 năm
Trang 8DANH MỤC CÁC PHỤ BIỂU, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Phụ biểu 1 Tổng hợp thu nhập và chỉ phí cho một số loài cây trồng,
Phụ biểu 2 Quy hoach hiện trạng SDD theo tiểu khu(giai đoạn 2008-2017) Phụ biểu 3 Kế hoạch trồng rừng (giai đoạn 2008-2017)
Phụ biểu 4 Kế hoạch nuôi dưỡng rừng (giai đoạn 2008-2017
Phu biểu 5 Kế hoạch làm giàu rừng (giai đoạn 2008-2017) Phụ biểu 6 Kế hoạch khoanh nuôi rừng (giai đoạn 2008-2017)
Phụ biểu 7 Tổ chức, bố trí trình tự các tiểu khu, khoảnh đưa vào khai thác (giai
đoạn 2008 - 2017)
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn Bản đồ phân vùng địa hình-thổ nhưỡng Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn
Bản đồ phân vùng chức năng công ty Lâm nghiệp Anh Sơn Bản đồ Cơ sở hạ tầng Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn
Bản đồ quy hoạch kinh doanh rừng Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn (giai đoạn 2008 - 2017)
Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Hình 4.1 Biểu đồ phân bố N/D, ; của 3 ô tiêu chuân
Hình 4.2 Biểu đồ phân bố N/D sau 10 nam
Hình 4.3 Biểu đồ tương quan H-D
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và có khả năng tái tạo,
ngoài khả năng cung cấp gỗ và lâm sản, rừng còn có nhiều chức năng sinh thái quan trọng không thể thay thế được Rừng được ví như lá phổi xanh của quả
đất, điều hòa khí hậu toàn cầu, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ chống xói mòn rửa trôi, ngăn chặn sa mạc hóa Trong nhiều năm qua, việc sử dụng TNR một cách không hợp lí đã dẫn đến những hậu quả khôn lường, không chỉ cho sản xuất nông lâm nghiệp mà còn cho các hoạt động khác trong cuộc sống Biểu hiện rõ nhất là khai thác lợi dụng rừng quá mức, khai phá lấy đất làm nông
nghiệp, xây dựng, đô thị hóa diện tích rừng tự nhiền đã bị giảm đi nhanh
chóng, chỉ tính riêng trong giai đoạn 1990-1995 ở các nước đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất Tính đến năm 1995 diện tích rừng của toàn thế
giới, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng chỉ còn 3.454 triệu ha (FAO 1997), tỷ
lệ che phủ chỉ khoảng 35% (11) Hiện nay mỗi tuân trên thế giới có khoảng 500.000 ha rừng tự nhiên bị mất hoặc bị thoái hóa dần
© Việt nam tình hình diễn biến TNR cũng xảy ra tương tự Năm 1943,
điện tích rừng toàn quốc còn khoảng 14,3 triện ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%,
đến năm 1993 diện tích rừng toàn quốc chỉ còn 9,3 triệu ha và đến năm 1999
tổng diện tích rừng toàn quốc là 10,9 triệu ha đạt độ che phủ 33,2% (4) thấp
hơn chỉ số mức báo động độ che phủ tối thiểu để duy trì cân bằng hệ sinh thái
cho một quốc gia
Cùng với việc mất rừng tự nhiên, môi trường sống của nhiều loài động
thực vật rừng bị biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng và đây cũng chính là
nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài sinh vật rừng cũng bị biến mất hoặc
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, đa dang sinh học dang bi de doa, dat dai dang bị xói mòn nhanh chóng
Với những thực trạng và thách thức như đã nêu thì yêu cầu về quản lĩ sử
Trang 10hội - môi trường không chỉ là công việc của một địa phương, một quốc gia mà đó là vấn đề toàn cầu Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay được cộng
đồng quốc tế quan tâm là thiết lập các chỉ tiêu về QLRBV, quy hoạch điều chế
rừng hợp lí nhằm phát huy nhiều mặt của rừng đối với con người và xã hội
một cách lâu đài
liên tục
Công ty lâm nghiệp Anh Sơn nằm trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh
Nghệ An, là một đơn vị quốc doanh, được thành lập và hoạt động đã hơn 30 năm, thực hiện chuyển đổi theo tỉnh thần quyết định 1118-QĐ-UBND-
DMDN ngày 31/3/2006 của UBND tỉnh Nghệ An Với nhiệm vụ chủ yếu của
Công ty là bảo vệ, khai thác, chế biến lâm sản, xây dựng và phát triển vốn rừng, ngồi ra Cơng ty còn thực biện một số các dịch vụ khác để nâng cao đời sống cho CBCNV (20) Sau chuyển đổi hoạt động SXKD, TNR trên địa bàn
Công ty quản lý đã có những biến động và thay đổi đáng kể, tuy nhiên thực tế
sản xuất của Công ty đang đòi hỏi giải quyết nhiều vấn dé, trong đó việc xây dựng vốn rừng một cách hợp lí bền vững là một trong những vấn để bức xúc nhất
“Trước sức ép của điều kiện kinh tế - xã hội nếu không được quan tâm
đầu tư thích đáng vào các hoạt động lâm nghiệp xã hội, công tác bảo vệ rừng, xây dựng rừng, khai thác tận dụng hợp lý và đám bảo kỹ thuật thì nguy cơ xâm hại, giảm sút số lượng, chất lượng của rừng sẽ là rất cao
Xuất phát từ những vấn đẻ đó, để đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài, liên tục với năng suất hiệu quả cao và duy trì được mục tiêu phòng hộ, tính đa
dạng sinh học, để hội nhập vào xu hướng phát triển kinh tế của thế giới thì công tác quản lý, bảo về, sử dụng rừng ở Công ty lâm nghiệp Anh Sơn cân
nâng lên một tải cao nữa Việc thực hiện quản lý và sử dụng rừng theo tiêu
Trang 11tế - xã hội - môi trường cho doanh nghiệp cũng như vì sự phát triển của cộng đồng dân cư trong khu vực
Với những lí do trên, việc thực hién dé tai “Nghién citu dé xudi mot so
nội dung cơ bẩn xảy dựng mô hình Công ty lám nghiệp theo tiêu chuẩn
Trang 12CHƯƠNG 1
TONG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Quan điểm về QLRBV:
Rừng là tài nguyên thiên nhiên quý giá, có khả năng tái tạo, tính tái tạo
của TNR được nhấn mạnh là công cụ cơ bản để quản lý TNR bền vững với hệ thống các biện pháp quy hoạch và điều chế rừng dựa trên năng suất sinh khối
của rừng
“Trong nhiều thập ky qua vấn đề sử dụng đất đai, TNR bền vững đã được
các nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm Nghiên cứu về hiệu
quả kinh tế - xã hội - môi trường của vấn đề sử dụng đất đai, TNR của mỗi
Quốc gia đều phụ thuộc cách nhìn nhận và trình độ quản lý, trình độ tiếp cận
khoa học kỹ thuật của nhân loại Quan điểm vẻ sử dụng đất đai, TNR bên
vững đã được nhiều tác giả ở các Quốc gia khác nhau đẻ cập tới, việc đưa ra
một quan điểm thống nhất là một điều khó có thể thực hiện, nhưng các khái niệm đều cho thấy những điểm giống nhau khi nói đến quản lý sử dụng đất đai, TNR bền vững đều được thể hiện ở ba vấn đề: Kinh tế - xã hội và môi
trường
Do sự khác biệt nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các nhụ cầu của con người ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ nên công tác quản lý
sử dụng TNR bền vững cũng gặp những khó khăn, phức tạp và đa dạng cho
mỗi vùng sinh thái khác nhau Nhưng cuối cùng người ta cũng đã cố gắng đưa ra một định ngh1a về QLRBV nhằm diễn đạt bản chất của nó, đồng thời để từ
đó xây dựng nên những nguyên tắc cơ bản trong công tác QLRBV Khái niệm về QLRBV đã dược hình thành từ đầu thé ky 18, ban dau chi chú trọng đến
khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục Cùng với sự tiến bộ của khoa học,
kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội, QLRBV đã chuyển từ quản lý kinh
Trang 13rừng và cuối cùng là QLRBV trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn điện về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường QLRBV là
việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát triển, sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai QLRBV hiện nay được xem như tổng hợp của hoạt động sản xuất bao gồm bảo vệ nguồn nước, đất, các khu văn hóa cũng như cây rừng cho gỗ
Tổ chức gỗ nhiệt đới (TTO) đã có định nghĩa vẻ QLRBV như sau:
"QLRBV là quá trình quản lý đất rừng cố định dé đạt được một hoặc nhiều
mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những
giá trị vốn có khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh
q4
Theo Hiép uéc Helsinki thi "QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng một
hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường vật chất và xã
cách hợp lý để duy trì tính đa đạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã
hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai ở cấp địa
phương, cấp quốc gia và tồn cầu và khơng gây ra những tác hại đối với những
hệ sinh thái khác ”(24) Vấn dé đặt ra với việc QLRBV là như thế nào? đó là công tác quản lý sử dụng đất đai, TNR nhằm ngăn chặn tình trạng mất rừng
do khai thác sử dụng quá mức, mà trong đó việc khai thác lợi dung TNR không mâu thuần với việc đảm bảo vốn rừng, đảm bảo chức năng tái sản xuất của rừng, đòng thời phát huy được vai trò chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thai bên vững của rừng đối với con người và thiên nhiên
Định nghĩa về QLRBV của Ủy ban quốc tế về Môi trường và phát triển
Trang 14Mặc dầu có sự diễn đạt khác nhau về ngôn từ, nhưng các khái niệm
QJLRBV đều có chung ý nghĩa như sau: "QLRBV là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển
sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác
động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội"(19)
* Mục tiêu của QLRBV :
- Bên vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ồn định, giữ gìn bảo toàn sản phẩm của rừng, đảm bảo khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự
nhiên
- Bên vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa phát triển TNR và tiêu
chuẩn xã hội, khơng diễn ra ngồi sự chấp nhận của cộng đồng
- Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chỉ phí đầu tư và được
truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác (8)
1.2 Trên thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua, trên thế giới nhất là các nước đang phát triển đã nhận thức rõ TNR là có hạn và đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là
TNR nhiệt đới Với tốc độ như hiện nay, mỗi năm diện tích rừng mất đi khoảng 15 triệu ha thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới sẽ hoàn toàn bị
biến mất, loài người sẽ chịu thảm họa khôn lường về kinh tế, xã hội và môi
trường (16)
Đề
ý phó với tình trạng trên, ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng tren quan điểm quản lý sử dụng TNR bên vững, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, triệu tập nhiều hội nghị, để xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng như: Chiến lược bảo tồn quốc tế
Trang 15phát triển (UNCED); Hội nghị lâm nghiép thé gidi Riode Janeiro, 1992);
Công ước vẻ cấm buôn bán các loại động thực vật quý biếm (CITES), Công
ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992); Công ước vẻ thay đổi khí hậu tồn cầu
(CGCC, 1994); Cơng ước vẻ chống sa mạc hoá (CCD, 1996); Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997) và những năm gần đây nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức (11), đã đưa ra khái niệm về QLRBV "QLRBV là quá trình quản lý những diện tích rừng cố
định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã đề ra một
cách rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm phẩm
và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả
năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường vật chất và xã hội" (22)
Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã họp hội nghị lần thứ 18 tại Hà Nội tháng 9/1998 và đã đồng ý với để nghị của Malaysia xây dựng những tiêu chí và chỉ số vùng ASEAN về QLRBV (viết tắt là C&I ASEAN), thuc chất của C&I ASEAN gần giống với C&] JTTO bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị
quản lý (7) Tuy nhiên, những tiêu chí và chỉ báo này chỉ mang tính chất định hướng, do đó khi áp dụng vào điều kiện mỗi Quốc gia cần được điều chỉnh bổ
sung một cách phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên, sinh thái, điều kiện
kinh tế - xã hội của từng Quốc gia
QLRBV đề cập đến hai khía cạnh quan trong đó là xây dựng, bảo vệ và
sử dụng các nguồn TNR phục vụ nhu cầu của con người phải được diễn ra một
cách thường xuyen, liền tục và ổn định qua các thế hệ hiện tại và mai sau Quản lý và sử dụng TNR bền vững bao gồm các quy trình công nghệ, chính sách và hoạt động, nhằm hội nhập những nguyên lý kinh tế - xã hội với các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể đồng thời:
Trang 16~ Duy trì và nâng cao sự phục vụ sản xuất
- Có thể đứng vững được vẻ kinh tế (tính kinh tế) - Có thể chấp nhận được về mặt xã hội
- Khong gay 6 nhiễm môi trường
Nói cách khác, loại hình sử dụng TNR có thể được coi là bền vững nếu như cách sử dụng có tính cân đối về mặt xã hội, có cơ sở về mặt môi trường, được chấp nhận về mặt chính trị, có tính khả thi về mặt kỹ thuật và phù hợp về
mặt kinh tế (23)
Trên thế giới, lịch sử QLRBV được hình thành từ rất sớm, đầu thế ky 18 các nhà lâm học Đức như G.L.Hantig, Heyer hay Hundesbagen đã đề xuất
nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loài đồng tuổi Cũng vào thời
điểm đó các nhà lâm nghiệp Pháp (Goumaud, 1922) và Thụy sĩ (H.Biolley)
cũng đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng đối với rừng khác
tuổi khai thác chọn, trong thời kỳ này hệ thống quản lý rừng phần lớn vẫn dựa trên các mô hình kiểm soát quốc gia từ Trung ương
1.3 Ở Việt Nam
Việt Nam cũng như hầu hết các nước đang phát triển với các nguyên
nhân mất rừng là do sự gia tăng dân số, nhu cầu lương thực, chất đốt, nhà ở, chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng không hợp lý cùng với việc trải
qua hai cuộc chiến tranh kéo dài với sức tàn phá của bom đạn, chất độc hóa học là những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm TNR Diéu đó đã được chứng minh qua các con số sau: Năm 1943 tỷ lệ che phủ của rừng là 43,3%
giảm xuống còn 33,814 vào năm 1976 và 28,25% vào năm 1995 và sau đó
tăng lên 33,2 vào nấm 2000 (6) Với kết quả đó, thì trong vòng 50 năm qua
nước ta đã có tới 5 triệu ha rừng tự nhiên mất đi (11)
Hiện nay tổng diện tích đất rừng có rừng toàn quốc là 11,784 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ là 35,8%, trong đó có 9,865 triệu ha rừng tự nhiên và 1,919
Trang 179
Có thể tóm lược công tác tổ chức quản lý sử dụng TNR của Việt Nam
chia làm 3 giai đoạn theo quá trình phát triển của lịch sử cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước:
1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945
Giải đoạn này TNR nước ta còn phong phú, nhu cầu sử dụng của xã hội còn thấp, vấn đề khai thác sử dung TNR được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước thuộc địa (Pháp), sản phẩm khai thác từ rừng chủ yếu cung cấp cho các
ông chủ thực dân dùng để đóng tàu thuyền, làm trụ mỏ hầm lò giai đoạn này vấn đề QLRBV chưa được đề cập đến, mặt khác mức độ tác động của con
người vào TNR còn ít và hạn chế nên TNR còn phong phú đa dạng Theo số
liệu thống kê tài nguyên khu vực Đông Dương, điện tích rừng nước ta vào năm
1943 khoảng 14,3 triệu ha, tương đương độ che phủ là 43% (19)
1.3.2 Giai đoạn 1945 - 1990
Giai đoạn này hoạt động của ngành lâm nghiệp có nhiều tiến triển khác
nhau, sau Hòa bình lập lại (1945) nhiều diện tích rừng và đất rừng ở Miền Bắc
đều được quy hoạch đưa vào các lâm trường quốc doanh Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế và đời sống nhân dân Nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng được đề cập đến
nhưng các đơn vị SXKD lâm nghiệp không quan tâm đúng mức, cùng với sự
gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế nên việc khai thác rừng, chặt phá rừng làm đất nông nghiệp xảy ra với cường độ cao dẫn đến diện tích mất rừng ngày càng tăng, cụ thể từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 10 triệu ha vào năm
1985 Trons các năm từ 1945 - 1960 công tác quản lý rừng chủ yếu là khoanh
nuôi bảo vệ, hướng dân người dân miền núi sản xuất, canh tác trên đất nương rẫy, ổn định công tác ĐCĐC, khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp
Những năm 1961 - 1975 công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường
và chú trọng, khoanh nuôi tái sinh rừng đã gắn liền với công tác ĐCĐC, công,
Trang 1810
đảm bảo tái sinh tự nhiên Nhìn chung công tác quản lý sử dụng TNR đã được thống nhất từ Trung ương đến địa phương
Sau ngày thống nhất đất nước (1975) công tác quản lý bảo vệ rừng được tổ chức chặt chế, thông qua lực lượng kiểm lâm và xuống đến cơ sở là các lâm
trường quốc doanh, đồng thời quản lý đến tận tiểu khu
Giai đoạn Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ TINR với hình thức
quản lý là giao cho các lâm trường quốc doanh, là những đơn vị chủ rừng có
trách nhiệm trước pháp luật, trước Nhà nước về TNR mà đơn vị được giao
SXKD
Còn người dân và cộng đồng đã bị tách rời khỏi các hoạt động quan lý sử dụng TNR, đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái TNR
trầm trọng
1.3.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Giai đoạn này đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới do Đảng khởi
xướng, thực hiện sự chuyển đổi nên kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang, nên kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước Với sự chuyển dich của các ngành kinh tế nước ta phát triển theo chiều hướng thuận lợi,
ngành sản xuất lâm nghiệp nước ta cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng chung đó Với các nét đặc trưng sau:
- Đó là sự chuyển đổi từ nên lâm nghiệp truyền thống, lâm nghiệp Nhà nước sang nền Lâm nghiệp xã hội, gắn với định hướng phát triển của nền kinh
tế thị trường theo định liướng Xã hội chủ nghĩa
- Hệ thống tính chất quản lý ngành cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với yéu cau quan ly TNR idng hop, da ngành, đa mục dich
- Trong sự thay đối có tính cách mạng về tinh chat và quản lý, hàng loạt các chủ trương, chính sách mới được ban hành tạo điều kiện thúc đẩy sự phát
Trang 191
- Công tác tổ chức sử dụng TNR (tổ chức sản xuất lâm nghiệp) được quan tâm và có định hướng phát triển tích cực Do nhận thức và vai trò quan
trọng của rừng trong vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái nên các hoạt động lâm nghiệp đặc biệt quan tâm đến hai loại rừng phòng hộ và đặc dụng Dẫn chứng là tháng 11/1997 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua dự án trồng mới 5 triệu ha rờng (giai đoạn 1998 -
2010), trong đó quy hoạch cho trồng mới 2 triệu ha rừng đặc dụng, phòng hộ
và 3 triệu ha rừng sản xuất Đặc biệt trong giai đoạn này Quốc hội và Chính phủ đã ban hành một loạt các hệ thống luật pháp và những chính sách quan
trọng nhằm tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng và QLRBV đó là:
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) và nay là luật bảo vệ và phát
triển rừng năm (2004)
+ Luật Đất đai (1993) và bổ sung Luật Đất đai vào các năm (1998, 2001) và năm 2003 ban hành Luật Đất đai sửa đổi
+ Nghị định 02/CP (1994) của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gìa đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mục đích lâm nghiệp + Nghị định 01/CP (1995) của Chính phủ về việc giao khoán sử dụng
đất lâm nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông lâm ngư nghiệp trong các
đoanh nghiệp Nhà nước
+ Nghị định 170/HĐBT (1993) của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về chính sách đối với kinh tế cá thể, xí nghiệp tư nhân trong nông lâm
nghiệp
+ Quyết định 264/CP (1992) của Chính phủ về tín dụng vay vốn ưu đãi
để trồng rừng sản xuất
+ Quyết định 245/1998/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất rừng
+ Nghị định 163/1999/NĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ về giao đất,
Trang 2012
vao muc dich lam nghiép (thay thé cho Nghi dinh 02/CP, 1994)
+ Quyết định 187/1999/TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh
+ Quyết định 327/QĐ/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành một số chủ trương, chính sách
sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước
+ Quyết định 202/TTg ngày 2/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ về quy
định khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng
+ Quyết định 08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng tự nhiên Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành quy chế quản lý rừng
+ Nghị định 48/CP ngày 22/4/2002 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung
đanh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định
18/HĐBT ngày 17/01/1992 của HĐBT quy định danh mục thực vật, động vật
hoang đã quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ
+ Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác + Nghị định 200/TTg ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh,
+ Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp
Thang 2/1998, Cục phát triển Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cùng với Sứ Quán Vương Quốc Hà Lan và WWF Đông Dương, Hội đồng quản trị rừng
quốc tế FSC đã tổ chức hội thảo quốc gia vẻ QLRBV và chứng chỉ rừng tại “Thành phố Hồ Chí Minh Hội thảo nhằm làm rõ các khái niệm, nguyên tác,
Trang 21của Việt Nam
Như vậy, di cùng bể dày phát triển của đất nước, ngành lâm nghiệp
nước ta với những thăng trầm do biến cố lịch sử, sản xuất lạc hậu, công tác
quan lý sử dụng TNR yếu kém của những năm đầu thé ky XX, thi đến nay với
cơ chế đổi mới, hội nhập quốc tế và khu vực, nhận thức được vai trò của rừng, và ý thức được tầm quan trọng của công tác QLRBV trong việc đáp ứng các
nhu cầu kinh tế, xã hội, môi trường, không chỉ riêng Việt Nam mà còn là vấn đề toàn cầu Vì vậy trong những năm cuối thé ky XX, bằng việc ra đời Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã có chiều sâu và chất lượng trong công tác quản lý
sử dụng TNR Bên cạnh đó những văn bản pháp quy của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) đã góp phần thể chế hóa pháp luật của Nhà nước để công tác quản lý sử dụng TNR được vận
hành một cách thống nhất và hiệu quả Trong giai đoạn này các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã thực tế đi vào chiều sâu và chất lượng được nâng cao Công tác giao đất, khoán rừng được thực hiện gắn liên với công tác ĐCĐC
Người dân đã tích cực tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng bằng việc nhận đất, nhận rừng và đất rừng đã dần có chủ thực sự Một thành công nữa là công tác quản lý sử dụng TNR ở các đơn vị quốc doanh có nhiều tiến
bộ, khai thác lợi dụng TNR được kiểm sốt chặt chẽ thơng qua điều chế và kế
hoạch duyệt hàng năm, khai thác đảm bảo được vốn rừng, đảm bảo tái sinh
rừng công tác trồng rừng, làm giàu rừng, khoanh muôi tái sinh rừng được chú trọng và không ngừng phát triển Nhận thức được vai trò của rừng trong bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh
học nên ngành lâra nghiệp đã thiết lập xây dựng hàng trăm khu rừng đặc
dụng, khu rừng phòng hộ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kinh tế có chiều hướng tăng trưởng tốt, xu
Trang 2214
trưởng, an ninh lương thực đảm bảo, các nhu cầu về chất đốt, xây dựng đã có
nhiều loại thay thế gỗ, củi Do sức ép về nhu cầu lâm sản có phần giảm xuống, mặt khác với xu thế hội nhập quốc tế thì vấn để nhận thức vẻ bảo vệ môi
trường ngày càng cao, vì vậy TNR được bảo vệ tốt hơn, điện tích rừng ngày
được tăng lên Điều đó khẳng định rằng Việt Nam da quan tam dén QLRBV thông qua các chủ trương, chính sách, tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm túc
bằng việc khai thác lợi dung TNR hop ly, xã hội hóa nghề rừng Song chỉ tiêu được chú trọng trong QLRBV mới chỉ dừng lại ở chỉ tiêu số lượng (điện tích), còn các chỉ tiêu về chất lượng như tính đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ giữ đất, giữ nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái lại được thể hiện bằng cách xây dựng các khu rừng đặc dụng, các dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ Năm 1992, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình trồng rừng phòng hộ mang mã số 327, sau này được lồng ghép vào Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010 Với chương trình này trong tương lai
không xa Việt Nam sẽ đạt được thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển
rừng với việc nâng cao điện tích rừng, tảng độ che phủ, đảm bảo về môi trường, đấp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dan
Hưởng ứng phong trào quốc tế "Rừng vì con người”, tháng 6/1997 Bộ NN&PTNT Việt Nam thay mặt Chính phủ đã ký cam kết bảo tồn ít nhất 10%
điện tích rừng gồm các hệ sỉnh thái hiện có và cùng cộng đồng quốc tế, Việt
Nam sẽ tham gia thị trường lâm sản bằng các sản phẩm được dán nhãn là khai
thác hợp pháp trong các khu rừng đã được cấp chứng chỉ rừng trong khối AFTA và WTO.(16)
Xuất phát từ vấn để quản lý bảo vệ TNR không chỉ là một địa phương,
một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu Các quốc gia đều chú ý đến việc QLRBV,
Trang 23l§
nguyên tác chung nếu quốc gia, đơn vị nào làm tốt công tác này thì các sản phẩm làm ra sẽ có giá trị cao, và được ưu đãi trong tiêu thụ,
Việt Nam cũng đã và đang hình thành một tổ chức để xem xét vấn dé này nhằm xây dựng chứng chỉ rừng Viện Quản lý rừng đã được thành lập năm 2006, đã soạn thảo ra 10 tiêu chuẩn về QLRBV, những tiêu chuẩn, tiêu chí
dựa trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung những tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC quốc tế,
có sử dụng nhiều ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học lâm nghiệp trong nước và quốc tế để đảm bảo những tiêu chuẩn phù hợp với những điều kiện thực tế của Việt Nam, đạt tiêu chuẩn chung của quốc tế Do
những tiêu chuẩn và tiêu chí áp dụng chung cho toàn quốc, đồng thời phải phù
hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế nên việc áp dụng không thể phù hợp hoàn
toàn với mọi trường hợp và mọi điều kiện ở từng địa phương Vì vậy khi áp dụng những tiêu chuẩn, tiêu chí cần có sự mềm đẻo trong một phạm vi nhất
định nào đó, được các tổ chức chứng chỉ rừng FSC quốc tế và FSC quốc gia
chấp nhận Sau đây là 10 tiêu chuẩn Quốc gia về QLRBV (Tiêu chuẩn FSC
Việt Nam)
Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và tiêu chuẩn ESC Việt Nam
Tiêu chuẩn 2: Quyên và trách nhiệm sử dụng đất Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ cộng đồng và quyền của công dân
Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường
Tiêu chudn 7: KE hoach quan ly
Tiêu chuẩn 8: Ciám sát và đánh giá
Tiéu chudn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao Tiêu chuẩn 10: Rừng trông
Rừng trồng được quy hoạch và quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn từ 1
Trang 2416
về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo
điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, giúp phục hỏi và bảo tồn rừng tự nhiên (24)
Với những thách thức, những phân tích thực tế, những khái niệm đã
được tình bày thì vấn để đặt ra là quản lý rừng như thế nào được coi là bẻn
vững? Để quản lý TNR bền vững cần thỏa mãn những điều kiện gì? Trong các
giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý giải pháp nào sẽ có sự tác động tích
cực đến QLRBV, đây chính là yêu cầu cần giải quyết của đề tài
Về cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, mặc đầu vin dé QLRBV con
mới, nhưng cũng đã có một số công trình nghiên cứu phân tích những nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TNR và đã đẻ xuất những giải pháp cụ thể để
QLRBV cho từng địa phương như các công trình nghiên cứu của các tác giả:
- Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường: Quản lý sử dụng TNR trên lưu vực
sông Sê San
- Hồ Viết Sắc: Quản lý bảo vệ rừng khộp ở Easup - Đắc lắc
- Đô Đình Sâm: Du canh với van dé QLRBV 6 Viet Nam
- Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên: Đất đổi núi thoái hoá và phục hồi
- Nguyễn Xuân Quát: Sử dụng đất tổng hop và bền vững
- Hoàng Sĩ Động: Rừng lá rộng rụng lá ở Miền Nam Việt Nam và QLRBV
- Để tài cấp bộ “Hướng dẫn tổ chức đánh giá rừng theo tiêu chuẩn
QLRBV quốc gìa” Thực hiện năm 2001 - 2004 giúp cho các chủ rừng Việt
Nam thực hiện QLRBV và thực hiện cấp chứng chỉ rừng
Những nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần vào công tác QLRBV của các địa phương nói riêng, của Quốc gia nói chung và thể
hiện được sự cam kết của Việt Nam đối với quốc tế trong vấn đề QLRBV
Hiện tại Bộ NN và PTNT đang tiến hành tổ chức cho 10 Lâm trường
Trang 2517
Đối với Công ty lâm nghiệp Anh Sơn - tỉnh Nghệ An trong thời gian qua được quy hoạch nằm trong vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát, được sự hỗ
Trang 2618
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Quản lý rừng tại Công ty lâm nghiệp Anh Son béa vững vẻ kinh tế, ổn định về xã hội và an toàn về môi trường
2.12 Mục tiêu cụ thể:
+ Xác lập cơ sở kinh tế cho QLRBV tại Công ty lìm nghiệp Anh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An
+ Xác lập cơ sở kỹ thuật cho QLRBV tại Công ty lâm nghiệp Anh Sơn -
huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An
+ Đề xuất một số nội dung cơ bản trong QLRBV tại Công ty lâm
nghiệp Anh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An 2.2 Đối tượng, địa điểm, giới hạn nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động SXKD, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, các chính
sách liên quan, TNR và đất rừng, hiện trạng sử dụng đất
2.2.2 Địa điểm nghiên cứm
Công ty lâm nghiệp Anh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An
2.2.3 Giới hạn nghiên cứu của dé tai
Với khuôn khổ thời gian và để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập
trung giải quyết một số vấn đề chính ở mức độ sau:
- Điều tra, phúc tra lại hiện trạng TNR chỉ tiến hành ở các trạng thái rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, còn các trạng thái rừng hỗn giao gỗ + trc
Trang 2719
- Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường chủ yếu căn cứ vào độ che phủ,
àn che và những mô tả mang tính chất định tính mà không đi sâu phân tích xói mòn, khá năng sinh thuỷ, động thái đất thông qua các chỉ tiêu lý hoá tính
- Tổ chức quản lý sử dụng rừng và đất rừng, các biện pháp kinh doanh chỉ dừng ở mức độ 10 năm (giai đoạn 2008 - 2017)
2.3 Nội dung nghiên cứu,
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
2.3.1 Nghiên cứu các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến QLRBV của Công ty
- Nghiên cứu các cơ sở về pháp lý, kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến kinh doanh rừng tại Công ty
~ Nghiên cứu thực hiện tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam tại Công ty - Các đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường và lịch sử quản lý rừng của
Công ty
- Đánh giá những lợi thế, hạn chế và dự báo nhu cầu kinh tế, xã hội,
môi trường
2.3.2 Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến QLRBV của Công ty
- Các yếu tố kỹ thuật trong khai thác rừng
- Các yếu tố kỹ thuật trong bảo vệ rừng
- Các yếu tố kỹ thuật trong trồng rừng
- Các yếu tố kỹ thuật trong khoanh nuôi rừng - Các yeu t6 ky thuật trong nuôi dưỡng rừng
2.3.3 Đề xuất nội dung cơ bẳn xây dựng mô hình Công ty lâm nghiệp theo
tiêu chuẩn QLRBV
- Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng mô hình Công ty theo tiêu chuẩn
QLRBV
- Xây dựng tiến độ kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn QLRBV
Trang 2820
tiêu chí QLRBV
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
a-Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp: Sử dụng theo phương pháp kế
thừa có chọn lọc
~ Tài liệu về địa lý, địa hình, khí hậu thuỷ văn
- Tài liệu về thiết kế sản xuất hàng năm, tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội, tổ chức và SXKĐ của Công ty, thị trường, giá cả khu vực
- Các tài liệu quy hoạch sử dụng đất của tính, huyện, các dự án phát
triển kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất lâm- nông nghiệp của Công ty
- Các loại bản đồ: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, bản dé hiện trạng
rừng và §DĐ, bản đồ điều chế rừng Công ty và các bảng biểu số liệu kèm theo
- Tài liệu về chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng b-Thu thập số liệu, thông tin từ thực địa
Lập tuyến điều tra khảo sát, căn cứ vào các loại bản đồ đã thu thập, mở tuyết khảo sát theo nguyên tác: Đi qua các kiểu địa hình, hiện trạng TNR, khu dan cư với cự ly ngắn nhất
Trên các tuyến chính, tuỳ vào đặc điểm địa hình, trạng thái rừng và các hoạt động sản xuất có thể mở thêm các tuyến điều tra khảo sát phụ Thông qua hệ thống tuyến điều tra khảo sát, tiến hành thu thập các thông tin theo nội
dung đã định
~ Bồ sung những biến động về hiện trạng TNR, hiện trang SDD bang
phương pháp kết hợp việc kế thừa nguồn tài liệu thiết kế sản xuất hàng năm (khai thác, trồng rừng ) và kiểm tra thực địa Theo hệ thống tuyến đã thiết
kế, bằng phương pháp khoanh vẽ trạng thái rừng, lập ÔTC điều tra thu thập
các chỉ tiêu lâm học chủ yếu (24,27)
Trang 29
ty, theo hệ thống tuyến khảo sát, dùng công cụ PRA (phỏng vấn, thảo luận, đi
hiện trường với người sản xuất và người quản lý)
+ Điều tra TNR:
- Lập các ÔTC điển hình trên các lô có rừng, mỗi trạng thái rừng lập 3 iên tích ÔTC là 1000 m (đối với trạng thái HIA;, HIA;), 500 mỶ (các trạng thái khác)
- Do đếm các nhân tố điều tra trong lô: Như D,;, Hạ„, Hạ, và ghi
chép vào phiếu đo đếm các nhân tố điều tra
- Sử dụng biểu thể tích 2 nhân tố để tra ra thể tích cây, từ đó suy ra trữ
lượng/ha, trữ lượng cho từng lô và tổng hợp theo các trạng thái rừng cho
khoảnh và cho toàn tiểu khu
~ Mô tả lô để nắm được chất lượng rừng và tiến hành song song với
điều tra trên lô
- Điều tra đo đếm tái sinh:
+ Đối với đất có rừng: Tại các ô đo đếm trữ lượng rừng gỗ, cạnh trục
xuyên tâm ô về phía bên phải, lập đải đo đếm tái sinh kích thước 2m x 25m = 50 m° (gồm 10 6 dang ban, voi kích thước mỗi ô là 2m x 2,5m = 5m”)
+ Đối với đất trống IC và IB: Mỗi trạng thái/Tiểu vùng lập địa lập 10 dải đo đếm tái sinh, kích thước dải đo đếm và 6 dạng bản như đo đếm tái sinh
ở đất có rừng
+ Nội dung thu thập trong 6: Do đếm tất cả các cây tái sinh trong dải theo loài, cấp chiêu cao và cấp chất lượng (A, B, C)
244.2 Phương pháp phản tích và xử lý thông tin a- Các thông tin về kinh tế - xã hội:
~ Nhóm tài liệt
é dân sinh kinh tế, xã hội, khí hậu thuỷ văn, tài nguyên sinh vật rừng được tổng hợp, phân tích qua hệ thống phụ biểu báo cáo
b- Các thông tin về hiện trạng TNR: ~ Nhóm tài
Trang 30
hợp với các chỉ tiêu vẻ diện tích, trữ lượng rừng
- Đối với diện tích được tổng hợp từ lô, khoảng đến tiểu khu và phân
theo trạng thái
- Trữ lượng rừng được tính tốn thơng qua các chỉ tiêu trữ lượng bình
quân/ha của từng trạng thái (Trữ lượng rừng được tính theo trạng thái, theo phẩm chất, theo nhóm cấp kính) * Đối với rừng tự nhiên - Chỉnh lý số + Sắp xếp D, ; các cây trong các ÔTC theo cỡ kính 4 cm
+ Sắp xếp H,„ các cây trong các ÔTC theo cỡ chiêu cao 2 m
- Mô phỏng phân bố số cây theo cỡ kính (N-D, ;) và lập tương quan giữa đường kính với chiều cao (D,;-H,„):
+ Mô phỏng phân bố Ñ-D, ;: Sử dụng Phân bố khoảng cách + Mô phỏng tương quan D,;-H„: Sử dụng phương trình
H,,= a+ blogD, 5 (2.3)
- Tính trữ lượng rừng/ha:
+ Xác định thể tích cây bình quân (V.,,): Tra biéu thể tích cây đứng theo cấp chiều cao lưu vực sông Hiếu Nghệ An
+ Tính tổng thể tích các cây trong từng cỡ kính:
Mea sii, = Veay X Neay ong từng có kính" (2.2)
+ Tính trữ lượng trên ÔTC:
More = 2 Má cơ tán (2.3)
+ Tính trữ lượng trên ha:
Mua = (2 MegecorimOTC)* 10 (2.4)
~ Dự tính sản lượng rừng/ha
+ Đối với phương thức khai thác chọn tỉ mỉ: Áp dụng phương pháp
chuyển cỡ kính của cây rùng, được xác định theo các bước:
Trang 31kết quả xác định lượng tăng trưởng đường kính bình quân của nhóm loài cây
chủ yếu tại Công ty lâm nghiệp Anh Sơn
- Xác định phân bố N-D, ; sau 10 năm trên cơ sở phân bố lý thuyết đã
được xác lập
- Xác định tổng thể tích cây chuyển cỡ kính trong từng cỡ kính sau 10
- Xác định tổng thể tích của các cây chuyển cỡ kính trên ÔTC - Xác định sản lượng rừng trên ha
* Đối với phương thức khai thác chọn thô:
~ Phương pháp tính tổng lượng tăng trưởng bình quân theo cấp kính:
Lm =Š Av.ck (2.5)
Š Av.ck -Tổng tăng trưởng của cây theo cấp kính
- Phương pháp tính theo cường độ khai thác:
Lm = M/ha x P% (2.6)
P% =25% P% -Cường độ khai thác
- Phương pháp tính theo trữ lượng cây rừng thành thục và quá thành thục chia cho năm hồi quy:
Lm = (M,+ My)/ U (2.7)
U = Hiệu số giữa tuổi cây rừng có đường kính lớn nhất với tuổi cây rừng đạt đường kính bát đầu khai thác
M,-Trữ lượng cây rừng thành thục
M„: Trữ lượng cây rừng quá thành thục
~ Tính toán độ tàn che thông qua trắc đồ ngang và trên ô đo đếm bang
lưới đếm diện tích
- Tính độ che phủ thông qua mục trắc trên các ÔTC tại hiện trường điều
tra (5) “
* Đối với rừng tre nứa: Căn cứ vào số liệu điêu tra xác định số cây non,
Trang 32c- Xây dựng bản đồ
~ Hoàn thiện bản đồ sau khi kiểm tra trên thực địa, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch QLRBV được xây dựng có sự trợ giúp của máy tính bang phan mềm Mapinfo 7.0
d- Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
* Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kỉnh tế:
Phương pháp phân tích chỉ phí lợi ích (CBA) được vận dụng phân tích
hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở để lựa chọn các mô hình sử
dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để tiến hành phát triển sản xuất Các số liệu
được tập hợp và được tính bằng các hàm kinh tế trong chương trình EXEL Các chỉ tiêu sau đây được vận dụng trong phân tích CBA (13)
+ Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chỉ phí thực hiện hoạt động sản
xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại Công thức tính
(2.8):
pv =y Bo io (1 +i) (2.8)
“Trong đó:
- NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng)
- Bu Giá trị thu nhập ở năm t (đồng) - Ct: Giá trị chỉ phí ở năm t (đồng) ~ 1: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
~ tr Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
~Š :Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm thứ 0 đến năm thứ n NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất, hoạt
động nào có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao
+Tỷ suất giữa thu nhập và chỉ phi (BCR)
Trang 33thu nhập trên một chỉ phí sản xuất, công thức tính (2.9) Ber = BEV CPV 2.9) Trong đó:
-BCR: Tỷ suất giữa thu nhập và chỉ phí (đồng/đồng) - PVB: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
- CPV: Giá trị hiện tại cha chi phí (đồng)
- Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức (2.8)
Nếu hoạt động nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn
thì hiệu quả kinh tế càng cao Ngược lại BCR < 1 thì sản xuất không có hiệu
quả
+ TTỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (RR):
tuy =0 Thì i=IRR (2.10)
TRR là chỉ tiêu đánh giá khả nang thu hồi vốn, IRR chính là tỷ lệ chiết khấu ¡ khi tỷ lệ này làm cho NPV =0, khi đó tỷ lệ chiết khấu ¡ được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR, IRR được tính theo tỷ lệ % Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức (2.8)
TRR dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các
hoạt động sản xuất Nếu IRF càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi
Vốn càng sớm
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho cả 3 công thức trên được tính theo lãi suất
vay ưu đãi cho sản xuất lâm nghiệp là 9,6%/năm
* Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả xã hội:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội gồm: Mức độ đầu tư, khả năng
ứng dụng của mô hình, khả năng cho sản phẩm, giải quyết việc làm, mức độ
Trang 3426
dựng mô hình đơn giản, nhanh chóng cho sản phẩm, sử dụng lao động hiệu quả, mức độ rủi ro thấp sẽ được người đân chấp nhận
* Phương pháp phân tích dánh giá hiệu quả môi trường:
Vì thời gian thực hiện có hạn nên đề tài không đi sâu vào nghiên cứu
các yếu tố định lượng tác động và ảnh hưởng của rừng đến môi trường việc đánh giá hiệu quả môi trường chỉ đừng lại ở mức độ đánh giá vai trò của rừng
đối với chức năng giữ đất, giữ nước, dựa trên cơ sở đặc điểm cấu trúc của rừng
mưa nhiệt đới và đa dạng sinh học (đa dạng loài) dưới tán rừng, độ tàn che, độ
che phủ của rừng trên địa bàn nghiên cứu
* Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp:
bara (fe hoặc 2=) £- HOH fan at mắc i} ne , (2.11)
Trong đó:
Ect -Là chỉ số hiệu quả tổng hợp, néu Ect = 1 thì phương thức canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất Phương thức nào có Ect càng gần 1 thì biệu
quả tổng hợp càng cao
† - Là đại lượng tham gia đưa vào tính toán (NPV, CPV, TRR)
fmax - La gid tri cue dai cha đại lượng tham gia vào tính toán và được
sử dụng tính toán trong hiệu quả tổng hợp, thường là các chỉ tiêu về kinh tế
như các giá trị NPV, BCR, IRR, boặc các chỉ tiêu về xã hội là các giá trị đầu tư công lao động, giá trị sản phẩm hoặc trong chỉ tiêu môi trường là giá trị khả
năng giữ nước của cây rừng, tính đa dạng sinh học cao nhất
min - Là giá trị cực tiểu của đại lượng tham gia tính toán và được sử dung tính oán trong hiệu quả tổng hợp thường là các chỉ tiêu vẻ xã hội như
giá trị đầu tư thấp nhất
Ñ - Là số đại lượng tham gia vào tính toán
Trang 35Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH LẦM NGHIỆP
3.1 Dac điểm tự nhiên, kình tế - xã hội
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Công ty lâm nghiệp Anh Sơn bao trọn phần đất phía Tây Nam huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, cách quốc lộ 7 gần 10 km và thành phố Vinh 110 km
về phía Tây
Có toạ độ địa lý:
- Từ 18° 45' 30" dén 18° 55' 30" Vĩ độ bắc
- Từ 104° 56' 10" dén 105° 04' 50" Kinh độ đơng
Tồn bộ điện tích Công ty lâm nghiệp Anh Sơn nằm trên địa bàn hành chính
2 xã: Phúc Sơn (90%) và Hội Sơn ( 10%) Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc giáp Huyện Con Cuông
- Phía Tây giáp nước Cơng Hồ Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Phía Đông giáp xã Thanh Đức
- Phía Nam giáp Huyện Thanh Chương
Tổng diện tích tự nhiên : 11.014,0 ha, chiếm gần 20 % diện tích huyện Anh Sơn
3.1.1.2 Địa hình dịa thế:
Toàn bộ diệu tich Cong ty lam nghiệp Anh Sơn nằm trên sườn đông
dãy Trường Sơn, ngăn cách với Tổng đội Thanh niên xung phong Già Hóp bởi đãy đồi cao, chiều rộng từ 5-7km, chiều dài khoảng 15km Sông Giãng chảy
xuyên qua theo hướng Tây bắc - Đông nam đã chia Công ty thành hai phần
Trang 3628
- Hữu ngạn sông Giảng (Phía tây) kéo dài từ biên giới Việt - Lào, có
kiểu địa hình lòng máng, giữa là thung lũng với bãi đất phù sa ven khe Súc
khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nơi tập trung của hầu hết cư dân trên
địa bàn, hai bên là núi cao đốc hiểm trở và nhiều vách đá dựng đứng, độ cao
thay đổi từ 70 - 1343 m (đỉnh Cao Vêu ), độ đốc bình quân 20- 30°
- Tả ngạn sông Giăng (phía Đông) có kiểu địa hình đồi thấp thoải nghiêng về hướng Tây nam, độ dốc bình quân 15°- 20°, độ cao biến đổi từ 70- 350 m Xen giữa các dãy đổi là các dải đất dốc tụ nhỏ khá bằng phẳng, khu vực này rừng tự nhiên bị khai phá nhiều 3.1.1.3 Thổ nhưỡng - Theo kết quả điều tra, khu vực Công ty lâm nghiệp Anh Sơn tồn tại các nhóm đất chính: - Dat Feralit min phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc trên đá Gnanit, phân bố chủ yếu từ
cao 700 m trở lên theo đọc đỉnh Trường Sơn, tất cả đều đang được che phủ bởi rừng tự nhiên
- Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét và đất Feralít
vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố chủ yếu ở độ cao < 700m, đây là
những loại đất bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất lâm nghiệp (khai thác,
trồng rừng ) trạng thái thực bì gồm: Rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc đất
trồng cây bụi, trắng cỏ
- Đất thuỷ thành: Gồm đất phù sa sông suối và đất đốc tụ, phân bố ven sông Giăng, khe Súc và ở rải rác các thung lũng nhỏ, các loại đất này được sử
Trang 3729
3.1.1.4 Khí hậu - thuỷ văn
- Khí hậu: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng khí hậu miễn núi Tây bác Nghệ An với điểm chung nhất là " Khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng
lại có mùa đông lạnh" và " Mùa đông ấm và ẩm hơn Bắc Bộ", ngoài ra do nằm ở sườn đông Trường Sơn, khí hậu Công ty lâm nghiệp Anh Sơn còn nhiễu nét
đặc trưng riêng “ Hiệu ứng mưa trước núi khi gió mùa Đông bắc hoặc bão tran về và hiện tượng phơn khô nóng khi gió Tây nam đi qua
- Về nhiệt độ: Có thể phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lạnh từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, thường có gió mùa Đông bắc kèm theo mưa phùn hoặc
sương muối, nhiệt độ ngày thấp nhất xuống tới 2'C, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, luôn xuất hiện gió Tây nam ( gió lào ) khô nóng, nhiệt độ có thể lên
gần 420C, và biên độ ngày đêm rất cao (từ 20°C - 25C) độ ẩm không khí còn
50-60%, vượt quá g
¡ hạn sinh lý của nhiều loại cây trồng, do sự chênh cao
địa hình lớn, khu vực nghiên cứu còn chịu tác dụng của quy luật phi địa đới, càng lên cao nhiệt độ càng thấp kéo theo sự biến đổi của thực bì rừng cũng như quá trình hình thành đất ở các đai cao khác nhau
Một số chỉ tiêu bình quân năm về khí hậu (Từ năm 2000- 2004) sẽ cho thấy điều này (21)
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu tại khu vực nghiên cứu
_ Đặc trưng khí hậu [_ Khu vực Ảnh Sơn [ Đảng bàng Nghệ An |
Trang 38- Về lượng mưa: Bình quân nãm 1.772 mm (năm cao nhất có thể trên
2000 mm) lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 8-10 chiếm tới 53% trong
khi đó từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 13% tổng lượng
mưa cả năm Mua "
iểu mãn" là đặc trưng riêng khá điển hình của khu vực,
chúng thường xuất hiện vào tháng 5 và gây lũ lụt cục bộ
Qua đặc điểm khí hậu cho thấy tiềm năng nhiệt, ẩm, ánh sáng hoàn toàn
đáp ứng yêu cầu trồng trọt quanh năm, nhưng diên biến thời tiết thất thường
rét đầu mùa xuân, hạn đầu mùa hè, mưa bão vào mùa thu đây là ba nguyên
nhân gây ra hạn bán, lũ lụt ảnh hưởng lớn đến quá trình SDD va qué trinh hình
thành đất,
- Thuỷ văn: Đoạn sông Giăng (dài hơn 15 km) và khe Súc (một chỉ lưu
của sông Giãng bất nguồn từ đỉnh Trường Sơn) đã tạo nên 2 hệ thống chính, lưu lượng nước khá ổn định, đảm bảo cung cấp đây đủ cho toàn bộ hoạt động
sản xuất và sinh hoạt khu vực, sông Giăng còn là đường vận chuyển thuỷ khá
quan trọng, có thể sử dụng quanh năm Về nước ngâm, tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành nhưng qua khảo sát các giếng khơi cho thấy mực nước ngầm cao và tương đối ổn định
3.1.1.5 Hệ thực vật
Trong tổng diện tích tự nhiên: 11.014,0 ba có 10.327,0 ha đất có rừng chiếm 94%
~ Về kiểu thẩm thực vật: Có các kiểu thảm thực vật khí hậu chủ yếu:
* Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 700 m, thành phần thực vật chủ yếu gồm các loài cây gỗ như Giẻ đỏ, Re, kiểu
thẩm này tập trung ở phía Tây sông Giăng
* Kiểu rừng kín mưa ẩm nhiệt đới, phân bố ở độ đốc cao dưới 700 m,
thành phần thực vật chủ yếu gồm các loài Tau mat, Sến mật, Re, Ngat
* Kiểu rừng nứa và rừng hỗn giao gỗ + nứa, phân bố ở vùng thấp
Trang 3931
và cạnh các đội sản xuất lâm nghiệp
* Đất trống cây bụi, nứa tép xen cây gỗ
Về thành phần loài thực vật: Theo kết quả điều tra khảo sát về thực vật rừng thuộc chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học Pù Mát, trong khu vực
Công ty lâm nghiệp Anh Sơn đã phát hiện hơn 680 loài thuộc 312 chi cha
104 họ thực vật Các loài quý hiếm có: Pơmu, Samu, Trai lý, Táu mật, Lim
xanh, Trâm hương .đặc biệt khu vực có 2 loài Mỡ và Bồ để mọc tự nhiên khá
phổ biến, nhất là Bồ đề tái sinh tự nhiên thành đám bất gặp ở hầu hết các khu
rừng phục hồi sau khai thác
3.1.1.6 Hệ động vật
Kết quả khảo sát, điều tra đa dạng sinh học từ năm 1998 đến năm 2004 đã thống kê được thành phần các loài động vật trong khu vực như sau:
+ Về thú: Có 132 loài, thuộc 11 bộ và 30 họ, trong đó có 42 loài thú
lớn, 39 loài Dơi và 51 loài thú nhỏ Tiêu biểu là các lồi Voi, Hổ, Khi đi lợn, Mang Trường Sơn
+ Vẻ Chim: Có 307 loài thuộc 47 họ và 13 bộ bao gồm cả chim bản địa
va chim di cu Tiêu biểu có các loài Tri sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền Hai quần thể Trĩ sao và Hồng hoàng Niệc cổ hung được xem có tầm quan trọng
cao mang tính quốc !ế, và các quần thể của các loài khác như Diều Cá Bé là
động vật có tầm quan trọng đưa vào đanh sách bảo tồn Quốc gia
+ Về Lưỡng cư và bò sát: Tổng cộng có 88 loài, cụ thể có: 33 loài lưỡng
cư và 53 loài bò sát (rong đó có 16 loài Rùa, 12 loài Tác kè và Kỳ đà, 25 loài Rấn) Tiêu biểu có các loài như Rùa Ba vạch, Rùa Núi viên, Rùa hộp trấn
vàng, rắn lục xanh Rắn hổ chúa
+Về cá: Có 83 loài thuộc 56 chí, 19 họ, nói đến khu hệ cá của khu vực
nghiên cứu phải kể đến các loài cá: Chình, Lăng, Ghé, Mát, Chép, Bống, Trê,
Trang 403
+ Về Bướm: Tổng cộng có 399 loài Bướm bao gồm: 305 loài Bướm ngày, 94 Bướm đêm (83 loài Bướm sừng và 11 loài Bướm Hoàng để) Trong đó có 7 loài Bướm ngày và 4 loài Bướm đêm là những loài mới ở Việt Nam
+ Về Kiến: Bước đầu đã xác định được 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến, tuy nhiên, tên cụ thể của các loài Kiến hiện đang chờ giám định
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dan tộc, dan số và lao dong
Bảng thống kê dân số lao động trên dia ban Cong ty ( Nam 2006)
Bảng 3.2 Cơ cấu dân số, lao động trêu địa bàn nghiên cứu
“Toàn khu vực có 1.290 người, mật độ dân số 11 người/ km” (bình quân
huyện Anh Sơn 182 người/km?), tỉ lệ tăng đân số hàng năm 1,2% và đang có
xu hướng giảm dân, thành phần dân tộc gồm người Kinh và người Thổ, hai
dan tộc sống hoà đồng với nhau, chất lượng lao động trong bộ phận nông dân còn thấp, tỷ lệ biết chữ chiếm 70% số người trong độ tuổi lao động
“Theo các tài liệu nghiên cứu lịch sử huyện Anh Sơn cộng đồng đân cư ở
đây được hình thành khá lâu đời, từ những năm cuối triều hậu Lê, do thời gian
đài s:nh sống gần như biệt lập nên phong tục tập quán vẫn còn những nét hoang sơ như cách kiếm sống vẫn nặng về săn bắn và hái lượm Từ ngày thành lập Công ty trục đường miòn được khai thông, tỷ lệ người Kinh đến định cư
tăng lên cuộc sống người đân đã từng bước đổi thay, nhiều tập tục lạc hậu bị
xoá bỏ, phương thức sản xuất tiến bộ và các sinh hoạt văn hoá đã xâm nhập
vào đời sống, tệ nạn phá rừng làm ray cơ bản bị chấm dứt
Trong tổng số 1.290 người, có hơn 200 công nhân đang làm việc hoặc