1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo luật nuôi con nuôi

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phương Lan
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 45,47 MB

Nội dung

thừa nhận của cơ quan nhà nước có thâm quyền, trong các trường hợp nàyvẫn xác lập quan hệ nuôi con nuôi, tuy nhiên, hầu như những quan hệ nàykhông được pháp luật điều chỉnh.Cũng cần phân

Trang 1

NGUYEN THỊ PHƯƠNG THU

NGUYEN TAC GIẢI QUYẾT VIỆC NUOI CON NUOI

THEO LUAT NUOI CON NUOI

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Lan

HÀ NOI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng lôi.

Các số liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công trình

nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Thu

Trang 3

Công ước Lahay năm 1993

Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và

hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quôc tê

Công ước về các quyên dân su, chính tri năm 1966

Công ước về các quyên kinh tê, xã hội, van hoa năm 1966

Luật hôn nhân và gia đình

đôi, bố sung một số điều của Nghị định SỐ

68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của

Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số

điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ

hôn nhân và gia đình có yêu tô nước ngoài.

Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005

của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

Trang 4

hành một sô điêu của Luật Nuôi con nuôi.

Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013

của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bé trợ tư pháp, hành

chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành

án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thông tư 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006

hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi

con nuôi có yêu tô nước ngoài.

Tuyên ngôn toàn thê gidi vê quyên con nøười năm 1948

Ủy ban nhân dân

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

MỞ ĐẦU - - c 2 1 1E 1 121121111211 11110121111 1111112111211 11111101 g |CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYÊN TAC GIẢIQUYET VIỆC NUÔI CON NUÔI 2 - SE SE E2 S221 112151 xcxe2 51.1 Khái niệm nuôi con nuôi và nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nudi 5

L.1.1 Khải HIỆM HUÔI CON HHHỒI ả Ă SG << << E113 1 E118 153 £EEkkkkssecee 5

1.1.2 Khái niệm nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi - 71.2 Cơ sở quy định các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi 9

L210 CO ng na (ta 9

1.2.2 Cơ sở thực HEN cececcccccccsescscesssesessesesesesssesssesssvsessssescsesvsesecsescsvees 10

1.3 Quá trình hình thành các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi 111.4 Y nghĩa của các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nudi 14CHUONG 2 NOI DUNG CÁC NGUYEN TAC GIẢI QUYÉT VIỆCNUÔI CON NUOI THEO LUẬT NUÔI CON NUÔI - 172.1 Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ emđược sống trong môi trường gia đình gốc ¿2 s+s+sszszcxes 172.2.Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của

người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện,

bình đắng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức

2.2.1 Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyên và lợi ich hợp pháp của

người được nhận làm con nuôi và người nhận CON HHÔi - 202.2.2 Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện tự nguyện, bình đăng,không phán ĐiỆI NAM HIỮY - c2 638831331 38 8 EESEEEvVVEEEkessseseeeeeerre aT 2.2.3 Việc nuôi con nuôi không trai pháp luật va dao đức xã hội 34

Trang 6

CHUONG 3 THUC TIEN AP DUNG CÁC NGUYEN TAC GIẢI

QUYET VIEC NUOI CON NUOI VA MOT SO KIEN NGHI NHAMDAM BAO HIEU QUA CUA CAC NGUYEN TAC NAY TRONG

THUC 'TỈ G- - SEEE SE 3 E1 E313 E1E1111 1111111111111 111111111 1111x111 ce 463.1 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết việc nuơi con nuơi 463.1.1 Những kết quả dat ưỢC - 5-5 Set SE E211 EErrererrree 463.1.2 Những 1:8727/7:17Ẽ7/2 R1 nnhậ 503.1.3 Nguyên nhân của những tơn tại, hạn chế - se: 623.2 Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện các nguyên tắc giảiquyết việc nuơi CON nuơi .- ¿26 E+E‡E#ESEE*E£keEEEEEEESErkerrrkrkea 64KẾT LUẬN G2511 E1 3 E21515152121151151111111111111111 E111 erre, 70DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 52 2 s+x+EeEerrxsxsed 71

PHU LUC oceccccccsccccssccsssecsssessssesssuessssecssucessvecssuesssucsssuccssvecssessssecsssneessvessees 74

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nuôi con nuôi là một vẫn đề mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, thé

hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con

người Đặc biệt, đối với những trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm

nghèo, trẻ em m6 côi, không nơi nương tựa thì việc nuôi con nuôi lại càng có

ý nghĩa thiết thực Tại Việt Nam, sau chiến tranh, số lượng trẻ em mồ côi, bị

bỏ rơi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng tăng nhanh Trong khi đó, nhu cầu

người nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngày càng phổ

biến Những hiện tượng trục lợi, cò mỗi môi giới trẻ em làm con nuôi người

nước ngoài đã phát sinh trong quá trình giải quyết cho trẻ làm con nuôi

Chính vì vậy, nhu cầu về một quy trình giải quyết nuôi con nuôi chặt chẽ,

nghiêm ngặt đảm bảo mục đích nhân đạo của việc nuôi con nuôi được đặt ra

một cách cấp thiết Là một nước có nhiều trẻ em được nhận làm con nuôi

người nước ngoài, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động

trong việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến vẫn đề nuôicon nuôi có yếu tố nước ngoài Trước thời điểm Luật nuôi con nuôi có hiệulực, vẫn đề nuôi con nuôi được quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luậtkhác nhau, từ văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp cho đến các

Nghị định, Thông tư Các văn bản này đã cho thấy hệ thống các quy định bảo

vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam ngày

càng toàn diện, tiến bộ và phù hop hơn với yêu cầu của pháp luật quốc tế Tuy

nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi vẫncòn những điểm bat cập như các quy định điều chỉnh về van đề nuôi con nuôicòn tản mạn, năm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý khácnhau, nhiều quy định của pháp luật trong nước không phù hợp, thậm chí tráivới những nguyên tắc của pháp luật quốc tế Trước những tôn tại này, việcban hành một văn bản pháp luật dé thống nhất và sửa đổi, b6 sung các quy

Trang 8

ngày 01/01/2011 So với hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi trước đây, Luậtnuôi con nuôi có rất nhiều điểm mới, trong đó đặc biệt có ý nghĩa là việc quyđịnh các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (tại Điều 14 Luật nuôi con

nuôi) Đây chính là nền tảng pháp lý cơ bản đối với tất cả các quy phạm pháp

luật điều chỉnh về nuôi con nuôi Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi connuôi đã ít nhiều được đề cập tới trong các văn bản pháp luật trước đó, nhưngcũng có nguyên tắc lần đầu tiên được quy định một cách minh bạch, rõ ràng

trong Luật nuôi con nuôi Các nguyên tắc này đã làm thay đổi một cách cơ

bản quan điểm giải quyết việc nuôi con nuôi trước đây và đòi hỏi các quyphạm pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi phải thay đổi, quy định lại chophù hợp Tuy nhiên, vì các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi mới đượcquy định và có nhiều điểm mới nên sự nhận thức, hiểu và vận dụng, thi hànhcác nguyên tắc này trong thực tế còn rất hạn chế, gặp nhiều khó khăn, vướngmắc Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Nguyên tắc giải quyếtviệc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ luật

học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Luật nuôi con nuôi có hiệu lực đến nay đã gan 03 nam, tuy nhién hiéntại việc nghiên cứu về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi vẫn chưa nhậnđược nhiều sự quan tâm của các tác giả Liên quan đến van dé này mới chi cóbài viết “mục đích nuôi con nuôi, nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi” củatác giả Đào Hà trong số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi đăng trên Tạp

chí Dân chủ và pháp luật năm 2011 Nghiên cứu sâu hơn thì có Khóa luận tốt

nghiệp năm 2012 của tác giả Nguyễn Thanh Vân cũng với tên đề tài “Nguyêntắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi” Về co ban, Khóaluận tốt nghiệp cũng đã có một nghiên cứu riêng và toàn diện về van đề này,

tuy nhiên chưa ở mức độ chuyên sâu Luận văn này tập trung nghiên cứu toàn

Trang 9

quyết việc nuôi con nuôi.

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

- Mục dich nghiên cứu của dé tài

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và nội dung của cácnguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi

+ Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi:việc áp dụng, thực hiện các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi trong

thực tế và phát hiện những vi phạm, bất cập còn tồn tal

+ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bao đảm thực hiện các

nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi một cách nghiêm túc và có hiệu quả

trong thực tế

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và nội dungcủa nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, nghiêncứu và đánh giá được thực tiễn thực hiện các nguyên tắc này Trên có sở đó,phát hiện những bất cập, vi phạm các nguyên tắc này trong thực tiễn giảiquyết việc nuôi con nuôi dé đề xuất hướng giải quyết và hoàn thiện nhằm bảo

đảm thực hiện các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có hiệu quả

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

theo Luật nuôi con nuôi và có sự đối chiếu với Công ước Lahay năm 1993 và

thực tiễn thực hiện các nguyên tắc này trong quá trình giải quyết việc nuôi

con nuôi từ khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực.

- Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định

trong Luật nuôi con nuôi 2010, có sự so sánh với quy định của các văn bản

Trang 10

08/2006/TT-BTP và Công ước Lahay 1993.

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

+ Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sắn liền

giữa lý luận và thực tiễn dé làm sáng tỏ van dé

+ Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích, tong hợp, lịch sử,

so sánh, thống kê

6 Cơ cau luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu với 3 chương như sau:

+ Chương 1 Một số van dé lý luận về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con

nuôi.

+ Chương 2 Nội dung các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo Luật

nuôi con nuôi.

+ Chương 3 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

và một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả của các nguyên tắc này trong

thực tế

Trang 11

GIAI QUYET VIEC NUOI CON NUOI

1.1 Khái niệm nuôi con nuôi và nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

1.1.1 Khải niệm nudi con nuôi

Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia và được

pháp luật các nước điều chỉnh Thuật ngữ “nuôi con nuôi” đã xuất hiện từ rất

lâu trên thế giới Ngay trong bộ luật Hammurabi, một trong những bộ luật

thành văn cô xưa nhất cũng đã chứa đựng những quy định về nuôi con nuôi

Cu thé là mục 106 của Bộ luật này đã quy định “rước khi đàn ông có thể nuôidưỡng một đứa trẻ bị bỏ rơi, ông ta phải tim cha me đẻ của nó, nếu tìm thaythì phải trả đứa trẻ cho họ ” Ở Việt Nam, việc nuôi con nuôi cũng đã ton tại

từ khá sớm Tuy nhiên, khái niệm về “nuôi con nuôi” thì phải đến Luật

HN-GD năm 2000 mới được quy định và được điều chỉnh lại tại khoản 1 Điều 3

Luật nuôi con nuôi Theo đó, “nudi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, me

và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi” Như

vậy có thé hiểu khái niệm nuôi con nuôi dưới hai góc độ sau:

* Dưới góc độ xã hội: nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội Quan hệ

nuôi con nuôi có thé tồn tại dưới nhiều hình thức như “nuôi con nuôi trên

danh nghĩa”, “nuôi con nuôi thực tế” hay “nuôi con nuôi lập tự” Ví dụ như

“nuôi con nuôi trên danh nghĩa” là hình thức nuôi con nuôi được xác lập do

sự thỏa thuận của cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên hoặc giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ của con nuôi chưa thành niên trên cơ sở tình cảm và ước

nguyện gắn bó giữa hai gia đình Đối với “nuôi con nuôi thực tế”, đây là hình

thức nuôi con nuôi mà người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi đã

sắn bó với nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con trên thực tế,đáp ứng các điều kiện của chủ thé nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước

có thâm quyên Như vậy, những hình thức quan hệ này không đòi hỏi các điều

Trang 12

thừa nhận của cơ quan nhà nước có thâm quyền, trong các trường hợp nàyvẫn xác lập quan hệ nuôi con nuôi, tuy nhiên, hầu như những quan hệ nàykhông được pháp luật điều chỉnh.

Cũng cần phân biệt việc nuôi con nuôi với những hình thức nuôi dưỡng

hiện đang phổ biến trên thực tế hiện nay như việc nuôi dưỡng trẻ em trong nhà

chùa, trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trong gia đình tạm nuôi Trong những môi

trường này, trẻ em có thê được chăm sóc đầy đủ về đời sống vật chất cũng như

tinh thần, và trẻ em cũng gọi người nuôi dưỡng mình là cha, mẹ Cũng có

trường hợp vì tình nghĩa mà người này gọi người kia là “cha, mẹ nuôi”, các

ngày gid, tết cũng có mặt với tư cách là một thành viên trong gia đình Tuynhiên, tất cả những hình thức này đều không được coi là nuôi con nuôi vì nó

không hình thành quan hệ cha, mẹ và con Ví dụ, người cha, mẹ trong trường hợp này không đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật của con; họ

không có nghĩa vụ phải thương yêu, chăm sóc cho những trẻ em này, mà điều

này xuất phát từ tính nhân đạo và mang yếu tô đạo đức là chủ yếu

* Dưới góc độ pháp lý: việc nuôi con nuôi có sự công nhận của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh Các chủ

thé phải đáp ứng những điều kiện pháp luật quy định Người được nhận nuôiphải trong một độ tuôi nhất định, người nhận nuôi phải đảm bảo khoảng cách

tuổi chênh lệch phù hợp với người được nhận nuôi va có khả năng thực tếchăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi Bên cạnh đó, các chủ thê phảituân theo trình tự, thủ tục về việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi Đồng thời,

khi quan hệ nuôi con nuôi được công nhận, các bên sẽ có quyền và nghĩa vụ

theo luật định Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền vànghĩa vụ này sẽ phải chịu những chế tài của pháp luật

So sánh giữa quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với quan hệ cha mẹ đẻ

và con đẻ sẽ thây hai quan hệ này có nhiêu điêm khác nhau Nêu quan hệ cha

Trang 13

quan của cha mẹ nuôi và con nuôi Nếu như quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa

cha mẹ đẻ và con đẻ phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ đẻ

là hợp pháp hay không hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ

nuôi và con nuôi chỉ phát sinh khi quan hệ nuôi con nuôi được pháp luật công

nhận Khi quan hệ nuôi con nuôi được công nhận thì các quyền và nghĩa vụ

giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con giống như quan hệ

giữa cha mẹ đẻ và con

Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu nuôi con nuôi là “việc xác lập

quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được nhận nuôi phù

hợp với tình cảm và ý chi tự nguyện cua các bên chủ thể mà không gắn vớiquan hệ huyết thong, trên cơ sở: đó làm phát sinh các quyên và nghĩa vụ pháp

ly trong quan hệ cha me và con giữa hai bên ”.

1.1.2 Khái niệm nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

“Nguyên tắc” được hiểu theo một nghĩa chung nhất, đó là “những điều

cơ bản đã định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [27, Tr.672], nó được coi là “cái chuẩn”, là “thước đo”cho một quá trình hoạt động

Trong khoa học pháp lý cũng vậy, bất cứ một hệ thống pháp luật nào

cũng cần phải được xây dựng trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo nhất định.Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, được dùng để điều chỉnh nhữngquan hệ xã hội, hướng các quan hệ xã hội đi theo một trật tự có lợi nhất choNhà nước và xã hội Ở mỗi quốc gia, Nhà nước trên cơ sở những mục tiêutrước mắt và lâu dài, định hình hướng chỉ đạo việc điều chỉnh pháp luật trong

các lĩnh vực.

Cũng giống như các lĩnh vực khác, Luật nuôi con nuôi được xây dựngtrên cơ sở xác định những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh lĩnh vực nuôi connuôi Nội dung của nguyên tắc thê hiện quan điểm, đường lối, chính sách của

Dang và Nhà nước ta trong điêu chỉnh việc xác lập, thực hiện quan hệ về nuôi

Trang 14

thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại Việt Nam Nguyên tắc giải quyết việcnuôi con nuôi có những đặc điểm sau:

- Là hệ thống những nguyên lí chỉ đạo điều chỉnh các khía cạnh khác

nhau trong lĩnh vực nuôi con nuôi, được quy định trong văn bản pháp luật vềnuôi con nuôi Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi là một nội dung quantrọng của Luật nuôi con nuôi Các nguyên tắc có những nội dung riêng, thể

hiện tính độc lập, đồng thời cũng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các quy

định khác tạo nên một thé thống nhất không tách rời

- Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi thể hiện dưới dạng quyphạm pháp luật có tính chỉ đạo, định hướng, quán triệt toàn bộ các quy phạm

pháp luật về nuôi con nuôi Trong hệ thống các quy phạm pháp Luật nuôi con

nuôi, có thê phân chia thành hai nhóm: nhóm quy phạm chung và nhóm quyphạm chuyên biệt Quy phạm chung không trực tiếp điều chỉnh những quan

hệ cụ thể mà chỉ xác định “nguyên lý chung” cho việc điều chỉnh những quan

hệ nuôi con nuôi Quy phạm chuyên biệt điều chỉnh các van dé cụ thé trongquan hệ nuôi con nuôi, ví dụ như điều chỉnh về thủ tục giới thiệu trẻ làm con

nuôi người nước ngoài hoặc quy trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em Các

nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi thuộc nhóm quy phạm chung, có vai

trò định hướng, chỉ đạo các quy phạm chuyên biệt Ngược lại, các quy phạm

chuyên biệt phải phù hợp, không được trái với các quy phạm chung và nhằm

thực hiện các quy phạm chung.

Từ sự phân tích trên đây, có thé hiểu khái niệm nguyên tắc giải quyết

việc nuôi con nuôi như sau:

“Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi là những quan điểm chỉ đạo,thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc điều chỉnh

các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi, có tính định hướng, chỉ

đạo và duoc quán triệt trong toàn bộ các quy phạm pháp luật về nuôi con nuôicũng như việc thi hành và áp dung pháp luật về nuôi con nuôi trong thực tiên ”

Trang 15

Thứ nhất, bat cứ một lĩnh vực pháp luật nào cũng cần phải được xâydựng trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo nhất định Luật nuôi con nuôi cũng

không phải là một ngoại lệ Việc xây dựng các nguyên tắc giải quyết việc

nuôi con nuôi đảm bảo cho các quy phạm pháp luật cụ thể được xây dựng và

áp dụng thống nhất, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn và nhằm đạt được mục

đích nhất định

Thứ hai, trẻ em là một nhóm xã hội non not, dé bị tổn thương, được

toàn thể cộng đồng quốc tế quan tâm và bảo vệ Một trong những quyền cơ

bản của trẻ em được pháp luật bảo vệ là quyền được song, được cham sóc,

nuôi dưỡng trong môi trường gia đình Những quyền này đã được ghi nhậntrong các văn bản pháp luật quốc tế Cụ thể là ngay trong lời mở đầu của

UDHR; ICCPR và ICESRC đã khang định trẻ em được thừa nhận là chủ thé

bình đăng với người lớn trong việc hưởng tất cả các quyền và tự do cơ bảnđược ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con người Tuy nhiên, do đặc trưngcủa trẻ em là còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, bởi vậy, ngay trongUDHR, ICCPR và ICESCR, trẻ em đã được ghi nhận những quyền đặc thù,đặc biệt là quyền được chăm sóc, giáo dưỡng và được bảo vệ đặc biệt Dựa

trên cách tiếp cận đó, năm 1959, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông quamột văn kiện riêng về quyền trẻ em (Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền

trẻ em) Tuyên bố này là tiền đề để Liên Hợp Quốc xây dựng và thông quaCông ước về quyền trẻ em vào ngày 20/11/1989 Lời nói đầu của Công ước

đã ghi nhận rằng: “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo

vệ và chăm sóc đặc biệt, kế cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũngnhư sau khi ra đời” Tuy công ước này chỉ dành hai điều ngắn gọn (Điều 20

và Điều 21) để quy định quyền trẻ em khi được cho làm con nuôi nhưng nó đã

xác lập những vấn đề cốt lõi cho chế độ nuôi con nuôi trong nước và nước

ngoài trên cơ sở bảo vệ quyên trẻ em Luật nuôi con nuôi chính là khung pháp

Trang 16

lý cần thiết để Viêt Nam gia nhập Công ước Lahay 1993 Điều này đòi hỏiviệc quy định các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi phải phù hợp vớiyêu cầu của pháp luật quốc tế.

Thứ ba, tại Việt Nam, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của

việc bảo vệ trẻ em và các quyền của trẻ em, Đảng và Nhà nước ta luôn quan

tâm đến việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đối tượng đặc thù này Điều này

được thê hiện rất rõ thông qua các văn bản pháp luật mà Nhà nước đã ban

hành như Hiến pháp, Luật HN-GD năm 2000, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáodục trẻ em năm 2004, Luật Giáo dục năm 2005 Do đó, các nguyên tắc giảiquyết việc nuôi con nuôi cũng phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đườnglối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, vì lợi ích

tốt nhất của trẻ em

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, thực tiễn đất nước ta còn nghèo, hoàn cảnh đất nước còn phảichịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội cónhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp nên hiện nay vấn đềnuôi con nuôi được coi là giải pháp tương đối hiệu quả nhằm đảm bảo việc

chăm sóc trẻ em trong môi trường gia đình Bên cạnh ý nghĩa tạo dựng mái

ấm gia đình thay thé cho trẻ em được nhận làm con nuôi (đa phan là những trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt), việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu

chính đáng của người nhận con nuôi, nhất là những cặp vợ chồng hiém muộn,

vô sinh nhưng khao khát được làm cha, làm mẹ; phụ nữ có hoàn cảnh khó

khăn, sống đơn thân, không có điều kiện sinh nở Thực trạng này dẫn đến việc

giải quyết nuôi con nuôi ngày càng nhiều Do đó, để đảm bảo giải quyết việcnuôi con nuôi được chặt chẽ và đúng đắn thì việc quy định các nguyên tắcgiải quyết việc nuôi con nuôi là cần thiết và hợp lý

Thứ hai, thực tế những năm qua cho thấy, việc nuôi con nuôi đã giảiquyết rất tốt quyền và lợi ích của trẻ em, nhiều trẻ sau khi được nhận làm con

nuôi đã có được cuộc sông tôt đẹp hơn, được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Trang 17

trong môi trường hiện đại, van minh va quan trọng là được yêu thương trong môi trường gia đình cha mẹ nuôi Tuy nhiên, những hiện tượng vi phạm các

quyền cơ bản của trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi như không đảm bảo cho

trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc, lạm dụng sức lao động củatrẻ em, buôn bán trẻ em vẫn còn tồn tại, thậm chí ở một số địa phương còn

“rộ” lên những trường hợp lợi dụng việc cho trẻ em làm con nuôi dé trục lợi

Nguyên nhân của những hiện tượng này chủ yếu là do Nhà nước chưa có quy

định cụ thé cũng như chế tài tương ứng đối với các hành vi vi phạm Chính vìvậy, yêu cầu phải có các quy định mang tính nguyên tắc, quán triệt toàn bộquá trình giải quyết việc cho — nhận con nuôi là cấp thiết nhằm ngăn chặn tinh

trạng trên.

1.3 Quá trình hình thành các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Ở nước ta, trước khi Luật HN-GD năm 2000 ra đời, công tác quản lýnhà nước về nuôi con nuôi chưa được nhìn nhận như một lĩnh vực công tácchính thức của Chính phủ, mà chỉ được thực hiện lồng ghép trong chức năngquản lý và đăng ký hộ tịch nói chung Việc nuôi con nuôi mới được điềuchỉnh trong các văn bản pháp luật bằng các quy phạm riêng lẻ quy định nhữngvan đề cụ thé như điều kiện nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của cácbên nhưng chưa có quy định mang tính nguyên tắc chỉ đạo trong lĩnh vực

nuôi con nuôi.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây do tác động của hiệntượng nuôi con nuôi quốc tế (người nước ngoài xin trẻ em Việt Nam làm con

nuô!), lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung được các cơ quan nhà nước và xã hội

quan tâm hơn, việc nuôi con nuôi trong nước cũng tăng lên Cùng với việc số

lượng trẻ em được nhận làm con nuôi ngày càng nhiều, khung khổ pháp lý về

nuôi con nuôi cũng ngày hoàn thiện Cụ thé là Luật HN-GD năm 2000 đãdành hắn chương VIII để quy định về van đề nuôi con nuôi Tuy nhiên, LuậtHN-GD năm 2000 là văn bản điều chỉnh tổng hợp các van đề về quan hệ nuôi

con nuôi như điêu kiện nuôi con nuôi, quyên và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và

Trang 18

con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi còn việc điều chỉnh cụ thé lại có cácvăn bản hướng dẫn, trong đó mỗi văn bản hướng dẫn một van đề như: Nghịđịnh 158/2005/NĐ-CP chỉ quy định về việc đăng ký nuôi con nuôi trongnước; Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP chỉ điều

chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Nghị định 32/2002/NĐ-CP

chỉ có Điều 16, Điều 17 quy định về đăng ký nuôi con nuôi cho các dân tộcthiêu số Do vậy, pháp luật trong thời kỳ này không có những nguyên tắcchung cho việc giải quyết nuôi con nuôi Riêng đối với van đề nuôi con nuôi

nước ngoài, theo quy định tại Điều 35 Nghị định 68/2002/NĐ-CP được sửa

đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP thì việc giải quyết cho

người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải tuân thủ các

nguyên tắc sau:

Thứ nhất, “việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên

tỉnh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các

quyền cơ bản của trẻ em Nghiêm cam lợi dụng việc nuôi con nuôi dé bóc lột

sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì các mục đích khác

không phải mục đích nuôi con nuôi; nghiêm cam lợi dụng việc giới thiệu, giải

quyết, đăng ký cho trẻ em làm con nuôi nhăm mục đích trục lợi, thu lợi vật

chất bất hợp pháp”

Đây là nguyên tắc rất quan trọng, lần đầu tiên được quy định chính thứctrong văn bản pháp luật, thê hiện quan điểm của Nhà nước ta là việc cho nhận

con nuôi vì mục đích nhân đạo và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

Thứ hai, “người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em

Việt Nam làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu Việt Nam và nước nơi

người xin nhận con nuôi thường trú cùng là thành viên của điều ước quốc tế

hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi”

Đây là một quy định mới đã làm thay đổi căn bản trình tự, thủ tục giảiquyết việc nuôi con nuôi, làm phạm vi người nước ngoài có thể xin nhận trẻ

em Việt Nam làm con nuôi giảm đi rất nhiều Quy định này đảm bảo tốt hơn

Trang 19

lợi ích của trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, vì nó tạo ra cơ sở

pháp lý bảo vệ trẻ em qua các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi

Thứ ba, “người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú vàViệt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước

quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết,nếu người đó thuộc một trong các trường hợp được pháp luật quy định” Đó là

những trường hợp có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06tháng trở lên; có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốcViệt Nam; có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chi, em ruột của trẻ em được xin nhận lam

con nuôi và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.Như vậy, lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi có đặt

ra những nguyên tắc làm cơ sở chỉ đạo việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố

nước ngoài Tuy nhiên, các nguyên tắc này chỉ điều chỉnh việc nuôi con nuôi

có yêu tố nước ngoài nên chính điều này lại tạo ra sự tách biệt giữa pháp luậtđiều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trong nước và pháp luật điều chỉnh quan hệnuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài Vô hình chung điều này đã tạo ra những

kẽ hở mà những cá nhân hoặc các cơ sở nuôi dưỡng lợi dụng dé trục lợi

Nhằm khắc phục những hạn chế đó, Luật nuôi con nuôi đã ra đời Luật

nuôi con nuôi đã quy định các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi mộtcách hệ thống, rõ ràng trong một điều luật Các nguyên tắc này xác lập những

quan điểm hoàn toàn mới trong giải quyết việc nuôi con nuôi so với trước đây

nhằm phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn nuôi con nuôi và các văn bản phápluật về nuôi con nuôi quốc tế So với các nguyên tắc cơ bản được quy định tạiNghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP thì những nguyên tắctrong Luật nuôi con nuôi có điểm mới khá nỗi bật đó chính là việc đưa thêmvào nguyên tắc “khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyên của trẻ

em được song trong môi trường gia đình góc” và nguyên tac “Chi cho trẻ em

Trang 20

làm con nuôi người nước ngoài khi không thé tìm được gia đình thay thé ởtrong nước ” Đây là điềm hoàn toàn mới mà chưa có một văn bản pháp luậtnào trước đây quy định Quan điểm này chỉ phối, chỉ đạo toàn bộ các hoạt độngcủa các cá nhân, cơ quan có thâm quyên trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

1.4 Ý nghĩa của các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Thứ nhát, đây là cơ sở pháp lý làm nền tang dé các quy phạm pháp luậtkhác được quy định phù hợp với các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôinhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của trẻ em được nuôi con nuôi Những nguyêntac này chi phối đến toàn bộ việc xây dựng các quy phạm pháp luật trực tiếpđiều chỉnh việc nuôi con nuôi, là cơ sở để quy định các quy phạm pháp luậtkhác như quy định về điều kiện nuôi con nuôi, hệ quả của việc nuôi con

nuôi Các quy phạm pháp luật trong Luật nuôi con nuôi cũng như trong các

văn ban dưới luật điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi phải nhằm thực hiện và đạtđược mục đích mà các nguyên tắc đã dé ra, phải phù hop và không trái vớicác nguyên tắc Nói tóm lại, giữa nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi vàcác quy phạm pháp luật cụ thé có mối quan hệ khang khít với nhau, cùng tácđộng qua lại với nhau Các nguyên tắc chi phối đến việc xây dựng các quyphạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi và ngược lại các quy phạmpháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi cũng phải phù hợp và không trái vớicác nguyên tắc

Thứ hai, các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý

dé rà soát, sửa đôi, bô sung xây dựng các quy phạm pháp luật khác điều chỉnh

VIỆC nuoi con nuôi.

Ngay sau khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành, rất nhiều các vănbản pháp luật dưới Luật được ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn

thực hiện việc nuôi con nuôi Các quy phạm này được xây dựng hoàn toàn

mới hoặc sửa đồi, bô sung những quy định trước đó không phù hợp hoặc tráivới Luật nuôi con nuôi nói chung và các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con

nuôi nói riêng.

Trang 21

Thir ba, nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi lần đầu tiên được quy

định một cách hệ thống, rõ ràng, minh bạch đã xác định quan điểm, đường lối

giải quyết của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ emcũng như định hướng cách xử sự của các chủ thể có liên quan trong lĩnh vựcnuôi con nuôi Các chủ thê này bao gồm cá nhân (như cha mẹ nuôi, cha mẹ

đẻ, người được nhận làm con nuôi), tổ chức (co sở nuôi dưỡng) và cơ quan

Nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi (UBND, Sở Tư pháp, Cục Con nuôi —

Bộ Tư pháp ) Tất cả đều phải tuân thủ các nguyên tắc đồng thời không

được lạm dụng quyền hạn, làm sai, làm trai với các quy định của pháp luật về

nuÔi con nuôi.

Thir tư, các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi đã ít nhiều làmthay đôi nhận thức, quan điểm, cách giải quyết đối với việc nuôi con nuôi so

với trước đây.

Trước khi Luật nuôi con nuôi ra đời, Việt Nam là một trong những

nước có nhiều trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài Bởi lẽ, vào

thời điểm đó, quan điểm cho trẻ em làm con nuôi quốc tế sẽ tạo điều kiện cho

trẻ em có cơ hội được tiếp cận với nền văn hóa, giáo dục, y tế hiện đại, vănminh, từ đó đảm bảo cho các cháu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn Tuynhiên, ké từ ngày 01/01/2011 khi Luật nuôi con nuôi chính thức có hiệu lực

thi hành, quan điểm này đã hoàn toàn thay đổi Đảng và Nhà nước ta đã nhậnthức rằng không có môi trường nào tốt hơn môi trường gia đình gốc, không có

nơi nào tốt hơn nơi mỗi con người được sinh sống, học tập và lao động trênchính quê hương, đất nước mà mình được sinh ra Điều này đã được xuyênsuốt trong Luật nuôi con nuôi Cụ thể là, khi giải quyết việc nuôi con nuôiphải tôn trọng quyền sống trong môi trường gia đình gốc của trẻ em, việc giảiquyết cho trẻ em làm con nuôi quốc tế phải là biện pháp cuối cùng khi không

tìm được gia đình thay thế ở trong nước Điều này cũng hoàn toàn phù hợp

với pháp luật chung của cộng đồng quốc tế

Thứ năm, các nguyên tac giải quyết việc nuôi con nuôi là cơ sở dé xem

xét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật vê nuôi con nuôi.

Trang 22

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có giá trị chi phối tới toàn bộ

quá trình giải quyết và thực hiện việc nuôi con nuôi Day là cơ sở dé xác định

các chế tài cụ thê đối với từng hành vi vi phạm cụ thé Vì vậy, nếu chủ thé nào

đó có hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi thì sẽ bị xử lý theo pháp luật

Tht sáu, các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi luôn gan bó, có

sự tác động qua lại với nhau, được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhấtnhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em được làmcon nuôi Cụ thé là, việc thực hiện tốt nguyên tắc thứ nhất “khi giải quyết việcnuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường giađình gốc” và nguyên tắc thứ ba “chỉ cho trẻ em làm con nuôi người nướcngoài khi không thé tim được gia đình thay thé ở trong nước” cũng là đảmbảo quyền và lợi ích của trẻ được nhận làm con nuôi (nội dung nguyên tắc thứhai) Do đó, những nguyên tắc này có vai trò rất quan trọng trong việc điều

chỉnh quan hệ nuôi con nuôi, góp phân đảm bảo sự thông nhât và hiệu quả.

Trang 23

CHƯƠNG 2

NOI DUNG CÁC NGUYEN TAC GIẢI QUYET VIỆC NUÔI CON

NUÔI THEO LUẬT NUÔI CON NUÔI

Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Namđược quy định tại Điều 4 Luật nuôi con nuôi, được áp dụng cho cả nuôi connuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài Các nguyên tắc giảiquyết việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi đã nội luật hóacác nguyên tắc của Công ước Lahay và phát triển những nguyên tắc đó cho

phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội và truyền thống gia đình của Việt Nam

Cu thé như sau:

2.1 “Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ emđược sống trong môi trường gia đình gốc”

Đây là một nguyên tắc được thừa nhận chung trong cộng đồng quốc tế

Điều 3, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hộiliên quan đến phúc lợi và bảo về trẻ em ghi nhận: “wu tién hàng đâu đối vớitrẻ em là phải được cha mẹ đẻ chăm sóc” Lời nói đầu Công ước của LiênHợp quốc về quyền trẻ em tin tưởng rang, “gia đình với tư cách là nhóm xã

hội cơ bản và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cảcác thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần

thiết có thể đảm đương đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng”.Lời nói đầu Công ước Lahay năm 1993 nhắc lại rằng “mỗi nước cần phải ưu

tiên tiến hành các biện pháp thích hop dé trẻ em có thé được chăm sóc trong

gia đình gốc của mình”

Gia đình là một đơn vi trung tâm trong đời sống chính tri, xã hội và tôn

giáo, là “một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy tri vacủng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thong hoặc nuôi dưỡng, giáo đục ” [30].Còn “gia đình gốc” thì được hiểu theo phạm vi hẹp hơn, đó là gia đình củanhững người có quan hệ huyết thống (khoản 7 Điều 3 Luật nuôi con nuôi),

Trang 24

bao gồm bố, mẹ, ông, bà, anh, chị em ruột, cô, dì, chú, bác ruột của trẻ em.

Lời nói đầu của Luật HN-GD năm 2000 đã khang định “Gia đình là tế bào

của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình

thành và giáo duc nhân cách, góp phan vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Gia đình tot thì xã hội mới tot, xã hội tốt thì gia đình càng tot”; Nhưvậy, có thé thay vai trò cần thiết của gia đình đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là

đối với trẻ em thì gia đình gốc được coi là môi trường lý tưởng nhất cho sự

phát triển Do còn non not cả về thé chất lẫn trí tuệ nên việc lớn lên và đượcchăm sóc, đùm bọc của những thành viên trong gia đình là điều vô cùng quan

trọng Điều này giúp cho trẻ em có được sự gần gũi trong cách sống, phong

tục cũng như về tính cách trong cuộc sống hằng ngày Do vậy, duy trì trẻ em

được sống trong gia đình gốc là việc làm cần được ưu tiên hàng đầu dé bảo

đảm trẻ em được lớn lên trong bầu không khí yêu thương của cha mẹ đẻ

Trong khi xem xét giải quyết việc nuôi con nuôi, trước hết cần phải chú ý đến

điều này, không được đưa trẻ em ra khỏi môi trường gia đình gốc trái với ýchí, nguyện vọng và lợi ích tốt nhất của trẻ em

Mặt khác, xuất phát từ những hạn chế dang còn tôn tai trong quá trìnhcho và nhận con nuôi, vẫn còn tồn tại những vụ môi giới cho trẻ em làm connuôi người nước ngoài nham trục lợi bat chính, lợi dụng trẻ em như một “món

hàng” đẻ kiếm lời mà không quan tâm đến quyên lợi hợp pháp của trẻ Do đóviệc ghi nhận nguyên tắc trên là cần thiết để đảm bảo cho trẻ có được một môi

trường sống tốt nhất

Đề bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, Luật nuôi con nuôi và Nghị định19/2011/NĐ-CP đã quy định một số biện pháp đảm bảo trẻ em được cho làm

con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ Đó là:

“Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi khi con đã đượcsinh ra ít nhất 15 ngày (Khoản 4 Điều 21 Luật nuôi con nuôi) Sở di pháp luậtquy định vấn dé này là dé tránh những trường hợp vừa sinh con ra người cha,

người me do chưa có sự suy nghĩ chín chăn đã quyết định cho con làm con

Trang 25

nuôi Y học và thực tế chứng minh rằng người phụ nữ sau khi sinh con cónhiều sự thay đôi về tâm sinh lý, thậm chí có nhiều người bị tram cảm, vì thérất có thê họ có những hành động “bột phát”, đặc biệt đối với những người mẹtrẻ đơn thân có con ngoài giá thú, do sự căng thắng, lo lắng hoặc do áp lựccộng thêm với tâm lý sau sinh đã vội vàng quyết định cho con đi làm connuôi Do đó, dé hạn chế những trường hợp này và dé bảo vệ tốt nhất quyền lợi

của trẻ em, pháp luật quy định cha mẹ đẻ của trẻ chỉ được phép cho con làm

con nuôi sau 15 ngày kế từ ngày trẻ được sinh ra

Trường hợp cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ đồng ý cho trẻ làcon nuôi thì việc đồng ý phải bằng văn ban thông qua biên bản đồng ý chocon làm con nuôi hoặc giấy viết tay tự nguyện cho con làm con nuôi Pháp

luật quy định, khi lấy ý kiến của những người này, cán bộ tư pháp — hộ tịch

phải tư van để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợpvới điều kiện và khả năng thực tế của gia đình gốc Nếu những người liênquan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những van đề được tư vẫn hoặc

bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làmcon nuôi nhưng sau đó muốn thay đổi ý kiến thì vẫn có quyền rút lại ý kiến về

việc cho trẻ em làm con nuôi trong thời hạn 15 ngày (đối với việc nuôi con

nuôi trong nước) hoặc 30 ngày (đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài) kế từ ngày được lấy ý kiến (khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định

19/2011/NĐ-CP).

Thực tế công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong thời gian qua chothấy, có nhiều người mẹ trẻ đơn thân có con ngoài giá thú, vì không chịu được

định kiến xã hội đã vội vàng quyết định cho con làm con nuôi Sau đó, các thủ

tục liên quan đã được thực hiện thì mẹ đẻ đã thay đôi ý kiến, không muốn cho

con đi làm con nuôi nữa Đối với những trường hợp này, mặc dù chưa có quyđịnh của pháp luật nhưng Cục Con nuôi vẫn áp dụng nguyên tắc được thừanhận chung trong cộng đồng quốc tế, đó là ưu tiên quyền của trẻ em đượcsong trong gia đình gốc Do đó, Cục đã hướng dẫn các địa phương tiễn hành

các thủ tục cân thiệt đê mẹ đẻ của trẻ em được nhận lại con minh.

Trang 26

Nguyên tắc này cũng được thể hiện rõ nét thông qua quy định về “thứ

tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế” cho trẻ em quy định tại Điều 5 Luật

nuôi con nuôi Theo đó, trong trường hợp trẻ không được bố, mẹ đẻ chăm sóc,nuôi dưỡng thì ưu tiên đầu tiên là dành cho những người thân trong gia đình,

những người có quan hệ nuôi dưỡng hoặc huyết thống với trẻ em như cha

dượng, mẹ kế, cô, cậu, đì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.Điều này sẽ phần nào giúp các em bù đắp những thiệt thòi khi không đượcsống trong tình thương yêu của chính cha, mẹ đẻ của mình Rõ ràng, việcđược sống cùng mẹ đẻ và cha dượng hoặc bố đẻ và mẹ kế vẫn tốt hơn rấtnhiều so với việc sông trong môi trường gia đình khác hoàn toàn xa lạ, bởi dùsao hơn ai hết cha đẻ, mẹ đẻ cũng là người gần gũi và hiểu các em nhất vìvậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng về thê chất cũng như tâm sinh lý cũng thuậntiện và đảm bảo hơn Còn nếu các em không may mắn khi không được sống

cùng với cả cha đẻ hoặc mẹ đẻ thì việc được chăm sóc bởi những người cómối quan hệ họ hàng ruột thịt như cô, dì, chú, bác ruột sẽ được ưu tiên tiếp

theo, đây là những người có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất Tục ngữ cócâu “một giọt máu đào hơn ao nước lã” cũng là vì thế

Đây là những quy định hoàn toàn mới so với pháp luật về nuôi con nuôitrước đây Điều này nhằm bảo đảm đến mức tối đa cơ hội trẻ em được sống

trong gia đình gốc của mình

2.2.“Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền và lợi ich hợp pháp của

người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện bình

đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”2.2.1 Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của người

được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi

Trong việc nuôi con nuôi, quyền và lợi ích của trẻ em phải được quantâm, chú ý trước tiên Điều 21 của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em

đã quy định răng, các quốc gia thành viên mà công nhận hoặc cho phép chế

độ nuôi con nuôi phải dam bảo rang những lợi ich tot nhât của trẻ em là môi

Trang 27

quan tâm cao nhất Điều 1 Công ước Lahay 1993 cũng quy định rằng, mụcđích của Công ước là thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi diễn ra vìlợi ích tốt nhất của trẻ em Sở di, quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi phảiđược đặt lên hàng đầu là vì trẻ em được cho làm con nuôi thường là những trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ emkhuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo Nếu không thuộc những trường hợp

trên thì các em cũng không may mắn được sống cùng với cha đẻ, mẹ đẻ nên

được cho làm con nuôi dé đoàn tụ cùng với người thân, do đó, việc cho trẻ em

làm con nuôi phải vì lợi ích của trẻ, tạo điều kiện giúp cho trẻ em vượt quakhó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống để phát triển hài hòa về mọi mặt

Điều 2 Luật nuôi con nuôi quy định về “mục đích nuôi con nuôi” cũng

đã xác định “việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài,

bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi ” Tuy

nhiên, như thế nào là “lợi ích tốt nhất” thì hiện nay không có khái niệm nào

cụ thé, mặt khác đây là van dé này mang tính định tính nên cũng không thé rõ

ràng, định lượng được Tuy nhiên, căn cứ vào “tinh thần” của pháp luật quốc

tế cũng như pháp luật Việt Nam về bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và

trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói riêng thì có thể hiểu răng đảm bảo lợi ích tốtnhất của trẻ em được nhận làm con nuôi là đảm bảo cho con nuôi được nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường tốt nhất có thé, trong những hoàncảnh, điều kiện như nhau thì phải xem xét, cân nhắc dé làm sao phù hợp nhấtvới đặc điểm của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện và được hưởngmột cách đầy đủ nhất các quyền của mình Ví dụ cùng một trẻ bị mồ côi cha

mẹ nhưng lại được gia đình bác ruột và gia đình khác có nguyện vọng nhận trẻ làm con nuôi thì như phân tích ở trên, rõ ràng sẽ ưu tiên cho gia đình nhà

bác ruột Tuy nhiên cũng là trẻ đó nhưng bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể chữatrị được đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng, được một gia đình trong nước và

một gia đình người nước ngoài có nguyện vọng nhận nuôi thì việc cho trẻ em làm con nuôi của gia đình nào mới là vì “lợi ích tôt nhât” của trẻ cân phải

Trang 28

được xem xét cụ thé Có phải cứ nhất thiết ưu tiên cho trẻ làm con nuôi trong

nước hay không? Trong trường hợp này phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện

và hoàn cảnh của mỗi gia đình Cụ thé là gia đình nào có điều kiện kinh tế kháhơn, quốc gia nào có trình độ y học phát triển hơn để trẻ có thé tiếp cận vàđược chữa trị bệnh tật Tất cả các yếu tô này phải được tính toán cân than déđảm bao tốt nhất quyền va lợi ích của trẻ

Lợi ích tốt nhất của trẻ em đòi hỏi các cơ quan có thâm quyền phải cân

nhắc kỹ lưỡng mọi khả năng nuôi dưỡng trẻ em để có quyết định phù hợpnhất Về nguyên tắc trẻ em phải được ưu tiên sống trong gia đình gốc Trườnghợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì phải thuxếp cho trẻ em làm con nuôi trong nước và cuối cùng mới cho làm con nuôinước ngoài Điều này thể hiện rất rõ qua “thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đìnhthay thế” Như trên đã phân tích, ưu tiên đầu tiên là những người thân trong

gia đình, là cha dượng, mẹ kế, cô, dì, chú, bác ruột rồi sau đó mới đến công

dân Việt Nam ở trong nước Những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam

sẽ được ưu tiên hơn so với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, vì dù

sao người nước ngoài thường trú ở Việt Nam vẫn ở trong lãnh thổ Việt Nam,trẻ vẫn được tiếp xúc với con người, phong tục tập quán, ngôn ngữ ViệtNam, có điều kiện để duy trì bản sắc của mình Đối với trường hợp công dânViệt Nam định cư ở nước ngoài thì đây là môi trường hoàn toàn khác cả về

ngôn ngữ, phong tục tập quán lẫn con người Thứ tự cuối cùng là người nước

ngoài thường trú ở nước ngoài Rõ ràng, đây là những con người, quốc gia

hoàn toàn khác biệt với các em, việc hòa nhập cũng khó khăn hơn nên việc

cho trẻ em làm con nuôi trong trường hợp này phải là biện pháp cuối cùng

Ngoài ra, pháp Luật nuôi con nuôi còn có nhiều quy định khác nhằmđảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi như:bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc của trẻ (Điều 11 Luật nuôi con nuôi),quy định về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi (Điều 24 Luật nuôi connuôi) và yêu cầu thông báo tình hình phát triển của con nuôi (Điều 39 Luật

nuôi con nuôi).

Trang 29

Theo đó, con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình, không

ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình Đây là một quyềnrất cơ bản và đương nhiên của trẻ em Thực tiễn làm công tác tiếp nhận vàthâm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôicho thay, trong các báo cáo điều tra tâm lý, gia đình thì cha mẹ nuôi đều théhiện sự sẵn sàng cho con nuôi biết về nguồn gốc của mình, họ sẵn sàng giảiđáp những câu hỏi liên quan đến nguồn gốc, lịch sử trong trường hợp ngườicon nuôi đặt ra với họ Mặt khác, Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp hiện nay đã tiếp

nhận một số trường hợp trẻ được nhận làm con nuôi người nước ngoai muốn

tìm về cội nguồn Nhận thức được van dé này sẽ trở nên phô biến trong thờigian tới, Cục Con nuôi đã có ý tưởng thực hiện chương trình tìm về cội

nguồn Mặc dù mới chỉ đang trong giai đoạn ý tưởng, nhưng có thê thấy được

sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề này nhằm bảo đảm tốt nhất quyền

lợi của người được nhận làm con nuôi.

Về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, Luật nuôi con nuôi đã chú

trọng điều chỉnh cụ thé hơn về mỗi quan hệ ba bên chủ thê, đó là mối quan hệ

giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa cha mẹ đẻ và con nuôi, giữa cha mẹ nuôi

và cha mẹ đẻ Đặc biệt là, trong mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì

con nuôi có sự sắn bó chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ với cha mẹ nuôi, cụthê là “Kể tir ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có day

đủ các quyên, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viênkhác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theoquy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan Mỗi quan hệ này có sự kế thừa Điều 74Luật HN-GD năm 2000 Theo đó, ké từ thời điểm đăng ký nuôi con nuôi, cha

mẹ nuôi sẽ có các quyền và nghĩa vụ đối với con như chăm sóc, nuôi dưỡng

giáo dục con, là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên, mất

năng lực hành vi dân sự, con nuôi cũng phải có bổn phận yêu quý, kính trọng,

Trang 30

chăm sóc cha mẹ nudi Bén cạnh đó, Luật nuôi con nuôi cũng quy định thêm

về mối quan hệ pháp lý giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha

mẹ nuôi Khi trở thành thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi, con nuôi sẽ có

mỗi quan hệ gan bó, chặt chẽ, có các quyền, nghĩa vụ với các thành viên khác

trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ Quy định này là hợp lý nhằm đảm bảo

cho con nuôi có thể hòa nhập một cách tốt nhất vào gia đình cha mẹ nuôi

Về yêu cầu thông báo tình hình phát triển của con nuôi: hiện nay Luậtnuôi con nuôi quy định sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kê từ ngày

giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và

Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạngsức khỏe, thé chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia

đình, cộng đồng Việc quy định cha mẹ nuôi có trách nhiệm báo cáo tình hình

phát triển của con nuôi nhằm quản lý, kiểm tra, theo dõi sau khi trẻ được nhận

làm con nuôi, đánh giá kết quả việc cho nhận con nuôi Qua đó, giúp cho cha

mẹ nuôi nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi theo quy định của pháp luật, ngăn chặn những

hành vi vi phạm pháp luật đối với con nuôi (ngược đãi trẻ em, lạm dụng trẻ

em ) và bảo đảm cho trẻ em được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục tốt nhất trong môi trường gia đình thay thế Quy định này cũnggop phan tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và xã hội đối vớiviệc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi phải được quan tâm hàng đầu

nhưng không phải là duy nhất Do vậy, Luật vừa đảm bảo quyền và lợi ích

hợp pháp của con nuôi, vừa phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha

mẹ nuôi Chỉ khi được pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình

thì cha mẹ nuôi mới có thê yén tâm thực hiên đầy đủ trách nhiệm làm cha mẹ

đối với con nuôi, và chính khi đó quyền và lợi ích của con nuôi mới được bảođảm một cách đầy đủ Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ nuôi

sẽ có tác dụng:

Trang 31

Tứ nhất, thiết lập môi quan hệ bền vững, lâu dai và ôn định giữa cha

mẹ nuôi với con nuôi Điều này cũng phù hợp với mục đích của việc nuôi connuôi cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích cho con nuôi

Thứ hai, góp phần củng cố, phát triển những tinh cảm nhân ái tốt đẹp,

yêu thương đùm bọc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Qua đó thực hiện được

chính sách “khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi” của Nhà nước ta, tạo nên sự 6n định,bền vững, lành mạnh cho xã hội

Một nguyên tắc chung được thừa nhận trong pháp luật quốc tế là “tìm

một gia đình cho trẻ em” chứ không phải là tìm trẻ em cho gia đình Tuy

nhiên việc bảo đảm quyền và lợi ích cho cha mẹ nuôi là cần thiết nhằm duy trìmỗi quan hệ nuôi con nuôi bởi nếu chỉ có “con nuôi” thì mối quan hệ này

cũng không thé được hình thành Do đó, quyền và lợi ích hợp pháp của cha

mẹ nuôi cũng cần được bảo đảm trong mối tương quan giữa quyền và lợi ích

hợp pháp của con nuôi.

So với quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 68/2002/NĐ-CP quyđịnh về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi “việc cho nhận trẻ em làmcon nuôi chi được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốtnhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em” thì rõ ràng nguyêntắc trên của Luật nuôi con nuôi là một điểm mới và đầy đủ hơn rất nhiều.Nguyên tắc “việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyên và lợi ích hợppháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi” được thể

hiện rất rõ thông qua quy định về chấm dứt việc nuôi con nuôi Theo đó, bên

cạnh sự tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa cha mẹ nuôi và con

nuôi thì trong trường hợp một trong hai bên có những hành vi xâm phạm đến

tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của bên kia thì để bảo vệ quyền và

lợi ích của mình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc

nuÔiI con nuôi.

Trang 32

Liên quan đến căn cứ cham dứt việc nuôi con nuôi, một van đề đặt ra là

có những hành vi quy định tại Điều 13 có thể là căn cứ hủy việc nuôi con

nuôi, vi dụ như căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 “Lợi dụng việc nuôi connuôi dé trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tinh duc; bắt cóc, mua bán trẻ

em hoặc căn cứ tại khoản 4 “Loi dụng việc cho con nuôi để vi phạm phápluật về dân số” Day là những trường hop vi phạm quy định về nuôi con

nuôi ngay từ giai đoạn xác lập quan hệ nuôi con nuôi, vì vậy, các trường

hợp này cần được coi là những căn cứ để hủy việc nuôi con nuôi Tuy

nhiên, Luật nuôi con nuôi lại không có quy định nào về van dé này, mặc dùtrên thực tế xảy ra không ít các trường hợp vi phạm trên Đây là một điểm

hạn chế cần sửa đồi trong Luật nuôi con nuôi

Cũng liên quan đến vấn đề này, hiện nay có một số trường hợp xảy

ra trên thực tiễn như: người nhận con nuôi hoặc trẻ em được nhận làm connuôi không đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi nhưng vẫn được cơ quan

có thâm quyền đăng ký hoặc cha mẹ nuôi già yếu không thé tiếp tục nuôicon nuôi, cha mẹ nuôi không còn đủ điều kiện về kinh tế để nuôi con nuôihoặc cha mẹ nuôi ly hôn Do không có quy định cụ thể nên dẫn đến tìnhtrạng có địa phương áp dụng quy định chung về việc thu hồi và hủy quyết

định hành chính, có địa phương không áp dụng quy định này và yêu cầutòa án giải quyết, tòa án lại bác đơn vì không có căn cứ để chấm dứt quan

hệ nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi

Tương tự như việc nuôi con nuôi trong nước, viéc nuôi con nuôi

nước ngoài cũng xảy ra một số hiện tượng như cha mẹ nuôi không đếnnhận con nuôi khi quá thời hạn luật định (khoản 2 Điều 37 Luật nuôi con

nuôi), cha mẹ nuôi đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo, ngay sau khi nhận

bàn giao con nuôi, không thể tiếp tục nuôi dưỡng con nuôi, hoặc trườnghợp trẻ em mắc bệnh quá nặng, cha mẹ nuôi đã nhận bàn giao nhưng tình

trạng bệnh tật của trẻ em tiến triển đến mức không thể sống được trong

môi trường gia đình mà đòi hỏi phải thường xuyên điều trị tại bệnh viện,

Trang 33

hoặc không dam bao an toàn tinh mạng trên đường đưa trẻ em ra nước

ngoài" trong khi trẻ em chưa xuất cảnh Việt Nam Những trường hợp này

trên thực tế đã phát sinh nhưng do chưa có quy định cụ thể nên các địa

phương còn lúng túng không biết thực hiện thế nào

2.2.2 Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện tự nguyện, bình đăng, khôngphân biệt nam nữ

* “Tự nguyện” được hiểu là tự mình muốn làm, không phải bị thúc ép,

bắt buộc [28, tr.118] Như vậy, tự nguyện trong lĩnh vực nuôi con nuôi được

hiểu rằng mọi quyết định liên quan đến việc nuôi con nuôi như quyết địnhnhận con nuôi (của cha mẹ nuôi), quyết định cho con nuôi (của cha đẻ, mẹ đẻ

hoặc người giám hộ) hay quyết định làm con nuôi (của trẻ em được nhận làm

con nuôi) phải hoàn toàn xuất phát từ ý chí của các chủ thể đó mà không bị

tác động bởi bat cứ yếu tố nào, trên cơ sở vì lợi ích tốt nhất của trẻ Nuôi con

nuôi là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng liên quan đến số phận của những trẻ em có

hoàn cảnh thiệt thòi phải sống xa gia đình, quê hương, đất nước nơi mình sinh

ra Vì vậy, nêu thiếu di sự nguyện thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em

Thậm chí có những trường hợp, sự thiếu đi tính “tự nguyện” lại trở thành tiền

đề của nạn buôn bán trẻ em - một hành vi vi phạm pháp luật rất đáng lên án

Đây cũng là nguyên tắc được thừa nhận trong Công ước Lahay Điều 4Công ước Lahay quy định rằng, những cá nhân, tổ chức, các cơ quan có thâmquyền mà việc cho con nuôi cần có sự đồng ý của họ thì họ phải đưa ra sựđồng ý một cách tự nguyện Đây là sự đồng ý vô điều kiện, không kèm theo

bat kỳ một khoản tiền hay bồi thường nao, không bị ảnh hưởng bởi bat kỳ tác

động nào (như do lừa dối, xuyên tạc, cưỡng ép, gây ảnh hưởng thái quá hoặc

do hiểu nhằm)

! Năm 1982, Hiệp hội vận chuyên hàng không Mỹ (ATAA) và Hiệp hội y học Mỹ (AMA) đã thống

nhất danh sách các bệnh tật mà người mắc không được phép hoặc nên hạn chế đi trên các chuyến

bay thương mại (chứ không phải các chuyến bay y tế) Vì vậy, Có những trường hợp trẻ em bị bệnh

tim rat nặng không thé đảm bảo sức khỏe dé ngồi trên máy bay mấy chục giờ đồng hồ đi cùng cha

Trang 34

Dé bao đảm các chủ thé đưa ra sự đồng ý một cách tự nguyện, Côngước đã quy định những người này phải được tham khảo ý kiến ở mức độ cầnthiết và đã được thông báo kỹ lưỡng về hệ quả mà sự đồng ý của họ có thểđem lại, đặc biệt là việc nuôi con nuôi còn giữ hay cắt đứt mối quan hệ pháp

lý giữa trẻ em và gia đình gốc Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được thực hiệnmột cách thật sự tự nguyện khi các chủ thể có liên quan nhận thức, hiểu rõ tác

động, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi.

Các nước gốc phải có nghĩa vụ bảo đảm việc đưa ra ý kiến đồng ý cần

thiết không bị phụ thuộc vào yếu tô ép buộc, dụ dỗ, hoặc được hứa hẹn trả

tiền để có được ý kiến đồng ý đó Đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó, một sốnước gốc đã có những quy định cam việc dụ dé trong việc cho nhận con nuôi;rất nhiều nước đã có chế tài hình sự và dân sự để loại bỏ những biểu hiệnmang tính chất trục lợi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự nguyện của các chủthé; cho phép các cơ quan công quyên tiến hành điều tra những người có can

dự vào việc buôn bán trẻ em.

Thừa nhận nguyên tắc này, Luật nuôi con nuôi cũng đã ghi nhận “tự

nguyện” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết việc

nuôi con nuôi Điều này được thê hiện rõ nhất tại khoản 3 Điều 21 Luật nuôi con

nuôi Cụ thé là sự đồng ý cho làm con nuôi “phdi hoàn foàn tự nguyện, trung

thực, không bị ép buộc, không bị de doa hay mua chuộc, không vụ lợi, không

kèm theo yêu câu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác” Theo đó, việc cha me đẻhoặc người giám hộ của người được nhận làm con nuôi đồng ý cho con làm con

nuôi phải hoàn toàn xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, xem xét đó là quyết

định phù hợp với hoàn cảnh khách quan của mỗi bên, là một nhu cầu cần thực

hiện vì lợi ích của trẻ Còn đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên, việc quyết định

làm con nuôi của người khác phải hoàn toàn xuất phát từ mong muốn, nguyện

vọng của các em mà không được có bat kỳ su dụ dỗ, ép buộc nào

Mặt khác, khoản 3 Điều 36 Luật nuôi con nuôi không cho phép có bất

ky sự tiêp xúc nào giữa người nhận con nuôi với cha mẹ, người giám hộ hoặc

Trang 35

cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em lam

con nuôi Quy định này để tránh xảy ra những trường hợp mua chuộc giữa

người nhận con nuôi với cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ

em Trước đây, khi mà chủ thể có chức năng giới thiệu trẻ không phải là Sở

Tư pháp địa phương theo như quy định của pháp Luật nuôi con nuôi mà là cơ

sở nuôi dưỡng và quy trình giới thiệu trẻ cũng không nghiêm ngặt, chặt chẽnhư hiện nay thì tình trạng mua chuộc, cò moi giữa người nhận con nuôi hoặcngười môi giới với cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng xảy ra

tương đối nhiều Có những trường hợp, cơ sở nuôi dưỡng đã đồng ý giới thiệutrẻ cho một tổ chức con nuôi nước ngoài nhưng sau đó vì có những tác động

về vật chất mà trung tâm đã từ chối giới thiệu trẻ cho tổ chức ban đầu để giới

thiệu cho một tổ chức con nuôi nước ngoài khác Đây chỉ là một trong số

những ví dụ cho thấy tác động không tốt của việc tiếp xúc ban đầu giữa

những chủ thé có liên quan đến quyết định cho trẻ em làm con nuôi Do đó

quy định trên là hoàn toàn cần thiết và hợp lý

Đồng thời, Nghị định 19/2011/NĐ-CP cũng hướng dẫn cụ thé thủ tục

lấy ý kiến của những người liên quan để bảo đảm thực hiện nguyên tắc tự

nguyện Đó là trước khi đưa ra sự đồng ý, những người liên quan phải được

người lấy ý kiến thông báo, tư vấn đầy đủ mục đích của việc nuôi con nuôi,

quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi va con sau khi người đó được nhận làmcon nuôi Sau khi đã được tư vấn day đủ thì ý kiến đồng ý đối với việc cho

làm con nuôi của những người liên quan phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không

kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác

Đảm bảo thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi trách nhiệm, sự hiểu biết

trình độ của cán bộ tư pháp - hộ tich thuộc UBND cấp xã và Sở Tư pháp đượcđào tạo, bồi dưỡng dé đáp ứng được công việc Bởi lẽ, theo pháp luật về nuôi

con nuôi hiện nay thì đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp trẻ

em có cha mẹ đẻ thì cán bộ Tư pháp - hộ tịch phải trực tiếp lấy ý kiến của cha

Trang 36

mẹ đẻ về việc cho trẻ em làm con nuôi, nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất

tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự

đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mat tích, mat năng

lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý củangười giám hộ Trường hợp trẻ em từ 9 tuổi trở lên thì còn phải lấy ý kiến của

trẻ em về việc nuôi con nuôi

Khi lay ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 20 và

Điều 21 của Luật nuôi con nuôi, công chức tư pháp - hộ tịch phải tư van dé trẻ

em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện vàkhả năng thực tế của gia đình Trường hợp cho trẻ em làm con nuôi là giảipháp cuối cùng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì công chức tư pháp - hộ tịchphải tư vấn đầy đủ cho những người liên quan về mục đích nuôi con nuôi;quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng kýnuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyên, nghĩa vụ đối vớicon theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật nuôi con nuôi, nếu cha mẹ đẻ

và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác Còn đối với việc nuôi con nuôi

nước ngoài thì trách nhiệm này thuộc về Sở Tư pháp Theo đó, Sở Tư pháp

kiểm tra hồ sơ và cử cán bộ trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan vềviệc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài Việc kiêm tra hồ sơ và lay ý kiếncũng phải bảo đảm các yêu cầu trên

Việc “lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con

nuôi” là quy định mới của các văn bản pháp Luật nuôi con nuôi hiện hành.

Các văn bản trước đây chỉ quy định về những người có quyền ký giấy đồng ýcho trẻ em làm con nuôi, mà không quy định về việc tư vấn đối với sự đồng ý,các yêu cầu đối với sự đồng ý, thời hạn được rút lại ý kiến đồng ý Những quyđịnh trên một mặt tránh việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi thực hiện phiếndiện, quan liêu, mặt khác nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phươngtrước yêu cầu giải quyết việc nuôi con nuôi của người dân, bảo đảm việc nuôicon nuôi là biện pháp thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em Có thể nói sự tự

Trang 37

nguyện trong việc nuôi con nuôi là yếu t6 quan trọng nhất, anh hưởng trực

tiếp đến thân phận của trẻ em được nhận làm con nuôi Sự tự nguyện của

người nhận con nuôi, của người cho con nuôi và của chính bản thân trẻ em

được nhận làm con nuôi (khi ở độ tuổi nhất định) sẽ quyết định việc nuôi con

nuôi có đúng với bản chất của nó hay không Nếu thiếu đi sự tự nguyện củamột trong ba chủ thể này thì việc nuôi con nuôi khi đó chỉ là “vỏ bọc” cho

những hành vi phi pháp khác như bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, trục

lợi bất chính, buôn bán trẻ em

* Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo sự bình đăng Điều này thể hiện ở

nhiều khía cạnh:

- Xét về giới tính, việc nuôi con nuôi không phân biệt giữa người nhận

nuôi là nam hay nữ, không phân biệt trẻ em được nhận nuôi là trai hay gái.

Nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đối với người nhận con nuôihay đối với người được cho làm con nuôi thi dù nam hay nữ đều có cơ hội

như nhau.

- Về điều kiện nuôi con nuôi: Luật nuôi con nuôi quy định về điều kiện

của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi giữa nuôi con nuôi

trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là như nhau Điều nàynhằm bảo đảm sự bình dang, không phân biệt cơ hội trẻ em được làm con

nuôi trong nước hay làm con nuôi ở nước ngoài cũng như người nhận con

nuôi là công dân Việt Nam hay người nước ngoài Cụ thể là:

Đối với người được nhận lam con nuôi:

Theo quy định của pháp luật trước đây, nếu trẻ em được cho làm connuôi nước ngoài, thì bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện của nuôi con

nuôi trong nước còn phải đáp ứng một số điều kiện khác (quy định tại Điều 36

Nghị định 68/2002/NĐ-CP được sửa đổi, bố sung bằng mục 8 Điều 1 Nghịđịnh 69/2006/NĐ-CP) Hiện nay, Điều 8 Luật nuôi con nuôi đã thống nhất cácđiều kiện của người được nhận làm con nuôi trong nước và nước ngoài Theo

đó, về nguyên tac, người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuôi.

Trang 38

Trường hợp trẻ em được cha dượng, me kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột

nhận làm con nuôi thì dưới 18 tuôi Đây là sự khác biệt duy nhất của Luật

Việt Nam so với Công ước Lahay vì Công ước Lahay quy định việc nuôi con

nuôi được áp dụng đối với trẻ em dươi 18 tuổi mà không có sự phân biệttrong các độ tuổi với nhau Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Ủy ban thườngtrực công ước Lahay thì quy định của Công ước chỉ nhăm mục đích xác địnhphạm vi áp dụng của Công ước, không cô ý tạo lập độ tuổi của trẻ em được

nhận làm con nuôi Khả năng trẻ em được cho làm con nuôi cũng như các

điều kiện cụ thể là do pháp luật của nước gốc quy định Nếu pháp luật củanước gốc cho trẻ em làm con nuôi ở độ tudi thấp hơn thì cũng không trái với

quy định của Công ước.

Đối với người nhận nuôi con nuồi:

+ Trường hợp người Việt Nam nhận trẻ em trong nước làm con nuôi thì

dù là nam hay nữ cơ hội nhận con nuôi của họ là như nhau nếu đáp ứng đượccác điều kiện về kinh tế, sức khỏe, tư cách đạo đức cũng như độ tuôi chênhlệch phù hợp với con nuôi Cụ thể là theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con

nuôi thì người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện: có năng lực hành vi

dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh

tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cáchđạo đức tốt (có một ngoại lệ là đối với trường hợp cha dượng nhận con riêngcủa vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú,

bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng các điều kiện về độ tuổi

chênh lệch và điều kiện về kinh tế, sức khỏe) Điều này được thể hiện rất rõthông qua các quy định về hồ sơ của người nhận con nuôi (Điều 17 Luật nuôi

con nuôi) Bên cạnh đó người nhận nuôi con nuôi không thuộc các trường

hợp: đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữabệnh; đang chấp hành hình phạt tù hoặc chưa được xóa án tích về một trongcác tội cô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phâm, danh dự của người

Trang 39

khác; ngược đãi hoặc hành ha ông ba, cha mẹ, vo chồng, con, cháu, người có

công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên

vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em

Còn nếu trường hợp là cặp vợ chồng muốn nhận trẻ em làm con nuôithì phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng Nếu thiếu sự đồng ý của mộttrong hai bên thì việc nhận con nuôi cũng không thể thực hiện được

+ Trường hợp nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài cũng áp dung thốngnhất các điều kiện đối với người nhận nuôi như quy định tại Điều 14 Luậtnuôi con nuôi Ngoài ra, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người

nước ngoài thường trú ở nước ngoài còn phải tuân theo quy định của pháp

luật nước nơi người đó thường trú Đối với công dân Việt Nam nhận người

nước ngoài làm con nuôi thì phải tuân theo pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

Sự “bình dang” không chỉ thé hiện ở khía cạnh về giới tính, về điềukiện nuôi con nuôi mà nó còn thé hiện ở việc “bình dang về ý chí” Do là:

+ Đối với người nhận con nuôi: trong trường hợp một cặp vợ chồng

muốn nhận trẻ em làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng.Điều này được thê hiện rõ ở phần khai các thông tin của hai vợ chồng trong

“don xin nhận con nuôi” Nêu thiêu sự đồng ý của một trong hai bên thì việcnhận con nuôi cũng không thể thực hiện được Như vậy, ở đây sự “tự nguyện”

gan liền với yêu tố “bình dang”

+ Đối với cha mẹ đẻ của trẻ: trường hợp trẻ đang sống tại gia đình cùngvới cha mẹ đẻ thì việc cho con làm con nuôi phải được sự đồng ý của cả cha

đẻ và mẹ đẻ Sự đồng ý này thê hiện thông qua “biên bản đồng ý cho con làmcon nuôi” hoặc “giấy đồng ý cho con làm con nuôi” Nếu chỉ xuất phát từ ýchí của một bên hoặc thiếu sự thé hiện ý chí của một bên thì trường hợp này

việc cho nhận con nuôi cũng không thé thực hiện được

Ngoài ra, xét về quyền và lợi ích hợp pháp thì con nuôi hay con đẻ đều

có quyền và nghĩa vụ bình đắng như nhau, cha mẹ nuôi không được phân biệt

giữa con đẻ và con nuôi.

Trang 40

2.2.3 Việc nuôi con nuôi không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Việc nuôi con nuôi phải phù hợp với các quy định của pháp luật như

không được lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm

hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; lợi dụng việc cho con nuôi dé vi phạm

pháp luật về dân số; lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người cócông với cách mạng, người thuộc dân tộc thiêu số dé hưởng chế độ, chính sách

ưu đãi của Nha nước Những hành vi này trong lĩnh vực nuôi con nuôi bị quy

định là hành vi bị cắm Nếu vi phạm sẽ bị xử ly theo pháp luật Cụ thé là theoquy định của Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối

với một trong các hành vi: cho, nhận con nuôi khi cơ quan Nha nước có thâm

quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho, nhận con nuôi; sử dụng giấy tờgiả dé làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi Đối với hành vi lợi dụng việccho con nuôi dé vi pham phap luat về dân số thì sẽ bi phạt tiền từ 03-05 triệu

đồng Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: du dỗ, mua

chuộc, ép buộc, đe doa dé có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em

làm con nuôi; làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi.

Việc nuôi con nuôi phải phù hợp với đạo đức, với thuần phong mỹ tục,truyền thong văn hóa tốt đẹp của dân tộc: Nuôi con nuôi là van đề mang tínhnhân đạo, nhân văn sâu sắc, tuy nhiên không phải trường hợp nào pháp luật

cũng thừa nhận mối quan hệ này Ví dụ, việc nuôi con nuôi giữa những người

có quan hệ huyết thống không được pháp luật cho phép, bởi lẽ điều này sẽ dẫn

đến làm đảo lộn trật tự ngôi thứ trong gia đình, không phù hợp với truyền thốngvăn hóa, đạo lý của người Việt Nam Chang hạn, nếu pháp luật cho phép một

người cháu được làm con nuôi của ông, bà (nội, ngoại) thì pháp luật sẽ phải thừa nhận ông bà là cha mẹ nuôi, người cháu sẽ trở thành con nuôi, và như vậy

người cháu sẽ ngang hàng với các con đẻ của ông bà, tức là “con bằng vai bốmẹ” Hoặc những người đang là anh chị đối với nhau mà được pháp luật công

nhận là cha mẹ nuôi và con nuôi cũng sẽ làm đảo lộn ngôi thứ và gây xáo trộn

vê quyên và nghĩa vụ dân sự đôi với nhau trong quan hệ gia đình Rõ ràng, việc

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w