BỘ TƯ PHÁP KEK
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC “CO SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN CUA VIỆC
XÂY DỰNG NOI DUNG, HOÀN THIEN CHUONG TRINH
CU NHAN NGANH LUAT THUONG MAI QUOC TE,
DAP UNG YEU CAU HOI NHAP QUOC TE CUA NUOC TA” é Hop đồng số: 2012796/KHPL-HD &
Chi nhiém dé tai: TS Nguyén Thanh Tam
Khoa Phap luat Thuong mai Quéc tế - Dai hoc Luật Ha Nội Thu ky dé tai: ThS Nguyén Quynh Trang
Khoa Phap luat Thuong mai Quốc tế - Dai học Luật Ha Nội
TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI
PHONG oo 24d |
Hà Nội - 4/2014
|
Trang 2MỤC LỤC
A BAO CÁO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CỨU
Phần mở đầu 01 1 Sự cần thiết của Đề tài 01 2 Tình hình nghiên cứu Đề tài 03 3 Mục tiêu của Đề tài 07
4 Nội dung nghiên cứu của Đề tài 08
5 Phương pháp nghiên cứu 10
Chương I: Co Sở ý luận của hoạt động đào tạo pháp luật| 12
thương mại quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Cơ sở khoa học của hoạt động đào tạo pháp luật thương mại | 12
quốc tế
1.2 Chủ trương, chính sách đào tạo pháp luật thương mại quốc tế| 18
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương II: Thực tiễn đào tạo pháp luật thương mại quốc tế| 25
trình độ cử nhân ở một số trường đại học tiên tiến trên thế giới,
ở Trường Đại học Luật Hà Nội và một số trường đại học ớ Việt
2.1 Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế ở một số trường đại hoc| 25
ở Hoa Kỳ
2.2 Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế ở Anh quốc và một số| 34 nước châu Âu khác
2.3 Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế ở một số trường đại học | 48
ở Australia
2.4 Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế ở một số trường đại học | 56
ở Singapore và Trung quôc
2.5 Thực tiễn đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử| 70
nhân ở Trường Đại học Luật Hà Nội và một sô trường đại học ởViệt Nam
2.6 Phương pháp giảng dạy và học các môn về pháp luật thương | 77
mại quốc tế ở các trường đai học ở Việt Nam
Chương III: Dự báo về tinh khả thi của việc triển khai đào tạo 84
Trang 3«thi điểm» nginh Luật thương mại quốc tế trình độ cir nhân ở Trường Đại hec Luật Hà Nội
3.1 Thực tiễn nhu câu tuyên dụng lao động trình độ cử nhân về
pháp luật thương mại quôc tê của các co quan nhà nước, công tyluật, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam
3.2 Tính khả thi của việc triển khai đào tạo «thi điểm» ngành Luật
thương mại quic tê trình độ cử nhân ở Trường Đại học Luật Ha
Chương IV: Xu hướng phát triển; Quan điểm, định hướng, giái pháp nhằm hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế ở Việt Nam
trong những năm tới
4.1 Xu hướng phát triển và hoàn thiện chương trình, nội dung, và
phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quôc tế trình độ cử nhân
¢ Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
4.2 Quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chương
tình, nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật thương
mại quốc tế ờ Việt Nam trong những năm tới
3 CÁC BAO CÁO CHUYEN DE
Chasen đà ]: Cơ sở lý luận của hoạt động đào tạo pháp luật thương nại quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
153 Chuyên dé 2: Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử
than ở một sô trường đại học ở Hoa Ky.
170 Chuyên đề 3: Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử
nhân ở một số trường đại học ở Anh quốc và một số nước châu Âukhác.
Chuyên dé 4: Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử
thân ở một sô trường đại học ở Australia.
Chuyên dé 5: Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử
shan ở một sô trường đại học ở Singapore va Trung quôc.
Chuyên dé 6: Thực tiễn đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân ở Trường Đại học Luật Hà Nội và một sô trường đạilọc ở Việt Nam.
Chuyên dé 7: Thực tiễn nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cử than về pháp luật thương mại quốc tế của các cơ quan nhà nước,
công ty luật và doanh nghiệp ở Việt Nam.
240
Trang 4Chuyér dé 8: Dé xuat phương pháp giảng day và học các môn về
pháp luật thương mại quôc tế phù hợp với tình hình thực tế của các| trường lại học ở Việt Nam.
Chuyên đê 9: Tổng quan về xây dung nội dung môn học “Pháp luật
điêu chnh thương mại dịch vụ quốc | tế” trong Chương trình đào tạo
cử nhâi ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Dai học LuậtHà Nội
Chuyên dé 10: Dé xuất Dé cương chỉ tiết môn học “Pháp luật điều
chỉnh tương mại dịch vụ quoc tế” trong Chương trình dao tao cửnhân ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật HàNội.
Chuyên đề 11: Tổng quan về xây dựng nội dung môn học “Luật đầu tư quốc tế” trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương
mại quéc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyén dé 12: Dé xuất Dé cương chi tiết môn học “Luật đầu tư
quốc tế trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương
mại quéc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên dé 13: Nghiên cứu và dự báo về tính khả thi của việc triển
khai đà› tạo thí điểm ngành Luật thương mại quôc tế trình độ cử
nhân ở Trường Dai học Luật Hà Nội chs)
Chuyên đề 14: Xu hướng phát triển va hoàn thiện chương trình, nội
dung vàphương pháp đào tạo pháp luật thương mại quôc tế trình độcử nhân ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chuyên đề 15: Quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân ngành
Luật thương mại quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới.
Phụ lục
Phụ lụcsố 1: Báo cáo khảo sát thực tiễn nhu cầu đào tạo và sử dụng
nguôn rhân lực vê pháp luật thương mại quốc tê trình độ cử nhân.
Phụ lụcsố 2: Kết luận Hội thảo 427
Phụ lục số 3: Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại
quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết
định số 1826/QD-DHLHN ngày 5/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và Sơ đồ chương trình đào tạo cử nhân ngành
Luật TMQT.
430
Trang 5Phu lục sé 4: Các Chương trình đào tạo Luật trình độ J.D ở Hoa} 438 Kỳ của Trường Đại học tổng hợp George Washington, Trường Đại
học tông hop Kansas; Chương trình dao tạo Luật trình độ cử nhân của Trường Đại học quốc gia Singapore (NUS).
Phu luc so 5: Quyết định số 580/QD-BGDDT ngày 11/2/2011 của| 501 Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao cho Trường Dai học Luật Ha
Nội thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế.
Phụ lục số 6: Báo cáo tông thuật tài liệu 502 Đề tài bao gồm 509 trang
Trang 6-A-BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU PHAN MO DAU
1 Sự cần thiết của Dé tai
1.1 Chương trình đào tao cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội vừa được xây dựng thí điểm năm 2011, do đó bản
thân chương trình này, cũng như nội dung, phương pháp đào tạo pháp luật
thương mại quốc tế hiện nay nói chung cần được khẩn trương xây dựng và hoàn
thiện, để nâng cao chất lượng đào tạo pháp luật thương mại quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương trình đào tạo này hướng tới việc cung cấp cho sinh viên khối kiến thức cơ bản, có hệ thống và khá sâu sắc về pháp luật thương mại quốc tế, trên
nên tảng sự hiểu biết cơ bản về pháp luật Việt Nam, có kỹ năng cơ bản của luật
gia và thành thạo tiếng Anh pháp lý Vì vậy, chương trình đào tạo này trang bị khá nhiều môn học mới cho sinh viên (so với chương trình khung đào tạo cử nhân ngành Luật hiện hành ban hành năm 2005), chiếm trên 50% thời lượng
toàn bộ chương trình Trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương
mại quốc tế hiện hành, không còn một môn học mang tên “Luật thương mại quốc tế” với thời lượng 3 tín chỉ và giới thiệu tổng quan về tất cả các khía cạnh của pháp luật thương mại quốc tế, mà thay vào đó là một “hệ thống” các môn học về pháp luật thương mại quốc tế, với thời lượng 44 tín chỉ, được cấu trúc thành khối “kiến thức ngành” Luật thương mại quốc tế Các môn học này sẽ được tập trung giảng dạy từ năm thứ ba của chương trình đào tạo, trước mắt là từ
năm học 2013-2014.
Cho tới thời điểm bắt đầu thực hiện Dé tài (tháng 5/2012), các môn hoc này
vẫn chưa được bắt đầu xây dựng, vì nhiều lý do, trong đó có những lý do sau
đây:
Trang 7- Chưa đủ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng nội dung, hoàn thiện chương trình và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân dưới sự tác động của hội nhập quốc tế;
- Chưa hiểu rõ xu hướng phát triển chương trình, nội dung và phương pháp đào tạc pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân trong những năm tới;
- Chưa định hướng một cách hệ thống những giải pháp khả thi, để hoàn
thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tẾ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
Việc xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy các môn học mới này,
cũng như việc hoàn thiện chương trình đào tạo tông thé, vạch ra phương pháp đào tạo phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam, đáp ứng tiến độ triển khai đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế, hiện đang đặt ra thách thức không
nhỏ cho Trường Đại học Luật Hà Nội Việc thực hiện Đề tài này sẽ góp phần quan trọng để vạch ra định hướng, giúp đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Trường
Đại học Luật Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ triển khai đào tạo cử nhân
ngành Luật thương mại quốc tế.
1.2 Việc hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, v.v sẽ góp phần đổi mới căn
bản, toàn điện giáo dục-đào tạo, dé phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao về pháp luật thương mại quốc tế, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta từ nay đến năm 2020.
1.3 Việc nghiên cứu Đề tài sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu cấp bách về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về pháp luật thương mại quốc tế, nhằm phục
- Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước; - Đây mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tu pháp đến năm 2020;
- Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang 81.4 Việc nghiên cứu Đề tài cũng góp phần xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm, với chiến lược đào tạo đa ngành, trong đó có sự phát triển của ngành Luật thương mại quốc tế.
2 Tình hình nghiên cứu Đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu về chương trình và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân
2.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan một phan đến Dé
- Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola, Guide to Teaching andLearning in Higher Education, http://www.breda-guide.tripod.com;
- Jean-Marc Denommé, Madeleine Roy, Tiến fới một phương pháp su
phạm tương tác (tài liệu dịch), Nxb Thanh niên, 2000;
- World Conference on Higher Education, UNESCO, Vision and Action,Paris, 1998;
- International Legal Services Advisory Council, /nternationalization of the
Australian Law Degree, International Legal Education and Training Committee,2004;
- MacCrate, American Bar Association, Section of Legal Education andAdmissions to the Bar, Legal Education and Professional Development - AnEducational Continuum, Report of the Task Force on Law Schools and theProfession, 1992;
- Sharon Christensen and Sally Kift, “Legal Skills and Ethics: Integrationor Disintegration?”, in Commonwealth Legal Education AssociationConference, Adelaide, 13 April 2000;
- Wang Li, Chinese Higher Colleges’ Law Reform and Training under theWTO Environment, Chinese People of Political Studies Press, 2007;
Sturgeon, Teaching and International Legal Research at Wuhan
University (Wuda) Law School 6 (2010).
2.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan một phan đến ĐỀ tải
Trang 9Sach, giao trình: tài liêu giảng day hôi thao:
- Phan Huy Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb.Đại hot Sư phạm, 2005;
- Andrew Stephens, Tọa đàm “Sử dựng phương pháp tình huống trong
giảng dạy luật - Kinh nghiệm của Hoa Ky” tai Trường Đại học Ngoại thương HaNội, ngày 21/11/2012.
Các bài nghiên cứu:
- Ngô Tứ Thành, Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường đại học ICT hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 24(2008), tr.
- Nguyễn Văn Thiên, Mét số phương pháp giảng dạy mới nhằm phat triển
tự duy sáng tạo cho người học, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa;
- Lâm Quang Thiệp, Viéc day và học ở dai học và vai trò cua nhà giáo dai
học trong thời đại thông tin, Tap chí Giáo dục học đại học, Đại học quốc gia Hà
Nội, 2000;
- Kỷ yếu Hội thảo “Tăng cường năng lực giảng dạy và ứng dụng pháp luật kinh doanh giai đoạn hậu WTO tại Đại học Kinh té quốc đán” do Khoa Luật Trường Dai học Kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức ngày 31/10/2011;
- Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam, Đổi mới giáo duc đại học và hội nhập quốc tế, Hà Nội, Nxb Giáo dục, 2005.
Các tài liêu nghiên cứu về đào tao Luật:
- Học viện Tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2013, Xây
dựng chương trình đào tạo Luật su theo Luật Luật su sửa đổi, ngày 8/8/2013.
2.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu về chương trình và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân
2.2.1 Đánh giá các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- Về chương trình giảng day pháp luật thương mai quốc tế trong Chương
trình đào tao cử nhân Luật: Trên thực tế, trong các chương trình đào tao cử nhân
4
Trang 10Luật, ham lượng các môn học về luật quốc tế nói chung và pháp luật thương mại quốc tế nói riêng ở một số trường được đánh giá vẫn còn quá thấp Vì vậy, có nhiều nghiên cứu hướng đến các đề xuất tăng thời lượng giảng dạy về luật quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân Luật.
Ở Australia, Hội đồng dịch vụ pháp lý quốc tế đã đưa ra dé xuất thay đổi, tăng nội dung “quốc tế” trong đào tạo cử nhân Luật ở Australia trong tài liệu:
International Legal Services Advisory Council, Jnternationalization of theAustralian Law Degree, International Legal Education and Training Committee,
2004 Nghiên cứu nay đưa ra các yêu cầu đối với chương trình dao tao cử nhân Luật với mục đích nâng cao hàm lượng luật quốc tế trong chương trình giảng
Bên cạnh đó, trong Báo cáo của MacCrate, American Bar Association,Section of Legal Education and Admissions to the Bar, Legal Education andProfessional Development - An Educational Continuum, Report of the TaskForce on Law Schools and the Profession, 1992; va Báo cáo khoa hoc “LegalSkills and Ethics: Integration or Disintegration?” cha Sharon Christensen and
Sally Kift tại Hội thao Commonwealth Legal Education Association Conference,
Adelaide, 13 April 2000, cũng đưa ra những nghiên cứu về nội dung giảng dạy luật ở trình độ cử nhân với đề xuất bổ sung nhiều môn học kỹ năng.
Ở Trung quốc, các nghiên cứu tương tự cũng được đưa ra nhằm mục đích
hoàn thiện chương trình đào tao cử nhân Luật với thời gian 4 năm Wang Litrong nghiên cứu Chinese Higher Colleges’ Law Reform and Training under theWTO Environment, the Chinese People of Political Studies Press, 2007 đã
nghiên cứu và đưa ra đề xuất bổ sung các môn học về WTO vào chương trình
đào tạo cử nhân Luật Nhằm hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức thực tiễn cho
sinh viên, tác gia Sturgeon trong Teaching and International Legal Research at
Wuhcn University (Wuda) Law School 6 (2010) đã chi rõ tầm quan trọng của
việc đưa các Cuộc thi diễn án giả tưởng (Moot Court Competition) vào chương
trình đào tạo cử nhân Luật Các cuộc thi này thường liên quan đến pháp luật thươrg mại quốc tế nói chung và Luật WTO nói riêng.
Trang 11- Về phương pháp giảng day pháp luât thương mai quốc tế trình đô cử nhân:
Một số tài liệu nước ngoài đã đề cập đến các phương pháp dạy và học
đối voi giáo duc đại học nói chung, cu thé:
e Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola, Guide to Teaching and
Learning in Higher Education, http://www
e Jean-Marc Denommé, Madeleine Roy, Tiến tới một phương pháp
su phạm tương (ác (tài liệu dịch), Nxb Thanh niên, 2000;
e World Conference on Higher Education, UNESCO, Vision andAction, Paris, 1998.
Có thể nhận thay:
- Các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về nội dung chương trình giảng dạy đều có xu hướng thay đổi cơ cấu chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật bang việc bổ sung nhiều môn học về pháp luật thương mại quốc tế và các môn kỹ
- Chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thé về việc xây dựng một chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế.
- Các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về phương pháp giảng dạy cũng dừng
lại ở việc đưa ra các phương pháp áp dụng cho giáo dục đại học nói chung, mà
không có những nghiên cứu cụ thể về phương pháp giảng dạy đặc biệt cho chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế.
2.2.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu ở trong nước:
- Về xây dưng nôi dung giảng day pháp luật thương mai quốc tế trình đô cử nhân: ở Việt Nam, cho tới thời điểm viết Báo cáo này, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học day đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng
chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế, trừ Đề án “Mở mã
ngành đào tạo trình độ đại học - Ngành Luật thương mại quốc tế”, tháng
11/2010, của Trường Dai học Luật Hà Nội trình Bộ Giáo duc va Đào tạo.
Trang 12Ngoài ra, Học viện Tư pháp đã thực hiện một Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2013 với chủ đề: “Xây dựng chương trình đào tạo Luật sư theo Luật Luật su sửa đổi” Nghiên cứu đã chỉ ra những điểm cần sửa đổi trong chương trình đèo tạo Luật sư, trong đó cần thiết phải bồ sung các môn học liên quan đến tư vấn pháp luật thương mại quốc tế Tuy nhiên, những nghiên cứu này không
hướng tới chương trình đào tạo cử nhân Luật, mà hướng tới chương trình đào tạo
Luật su và với thời gian đào tạo ngăn hơn.
- Về xây dựng phương pháp đào tao cử nhân ngành Luât thương mai quốc
Các tài liệu nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu về phương pháp giảng dạy nói
chung và phương pháp giảng dạy đại học nói riêng Trong tài liệu Hội thảo“Tăng cường năng lực giảng dạy và ứng dụng pháp luật kinh doanh giai đoạn
hậu WTO tại Đại học Kinh tế quốc dan” do Khoa Luật Trường Dai học Kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức ngày 31/10/2011, mặc dù có bài nghiên cứu về phương
pháp giảng dạy và ứng dụng pháp luật kinh doanh vào chương trình giảng dạy,
nhưng cũng không tập trung thảo luận về phương pháp “riêng biệt” dành cho đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế.
Như vậy, về các công trình nghiên cứu ở trong nước, hiện nay:
- Chưa có một công trình nghiên cứu khoa học day đủ về nội dung, chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế, trừ Đề án “Mở mã ngành đào tạo trình độ đại học - Ngành Luật thương mại quốc tế”, tháng 11/2010, của
Trường Đại học Luật Hà Nội trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chưa có một tài liệu nào nghiên cứu cụ thể về phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế.
3 Mục tiêu của Đề tài
3.1 Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung, hoàn thiện chương trình và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân ở Trường Đại học Luật Hà Nội và một số cơ sở đào tạo khác, dưới sự tác động của hội nhập quốc tế.
Trang 133.2 Nghiên cứu xu hướng phát triển chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân trong những năm
3.3 Hình thành luận cứ cho việc dua ra các giải pháp kha thi, dé hoàn thiện
chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại
quốc té Ở Trường Đại học Luật Hà Nội và một số cơ sở đào tạo khác trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
4 Nội dung nghiên cứu của Đề tài
4.1 Tính đặc thù của đào tạo pháp luật thương mại quốc tế; và tác động của nó đối với việc xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế;
4.2 Thực tiễn xây dựng nội dung và phương pháp dạy và học các môn học và hệ thống các môn học về pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân của
một số trường đại học ở một số nước (Hoa Kỳ, Anh quốc, Australia, Singapore, Trung quốc) và Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế;
4.3 Thực tiễn xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân ở Trường Đại học Luật Hà Nội;
4.4 Khảo sát thực tiễn nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực về pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân của một số người sử dụng lao động Đối tượng khảo sát: sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội, một số công ty luật, một số doanh nghiệp lớn có hoạt động thương mại quốc tế, các cơ sở đào
tạo luật Số lượng phiếu: 150 phiếu.
4.5 Đề xuất phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy cụ thể của một số môn học quan trọng trong chương trình đào tạo thí điểm cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế hiện hành của Trường Đại học Luật Hà Nội (môn “Pháp luật
điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế”; và môn “Luật đầu tư quốc tế”);
4.6 Xu hướng phát triển và hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân ở Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng:
Trang 144.7 Quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình, nội dung wé phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế ở Việt Nam treng những năm tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
Nội dung nghiên cứu nêu trên được thực hiện bằng 15 chuyên đề dưới đây:
Chuyên dé 1: Cơ sở lý luận của hoạt động đào tạo pháp luật thương mai quốc tế trong tiễn trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuyén dé 2: Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân của một số Trường đại học ở Hoa Ky.
Chuyén dé 3: Đào tạo pháp luật thương mai quôc tế trình độ cử nhân của
một sô :rường đại học ở Anh quôc và một sô nước châu Au khác.
Chuyên đề 4: Đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân của một số trường đại học ở Australia.
Chuyên dé 5: Đào tao pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân của một số trường đại học ở Singapore và Trung quốc.
Chuyên dé 6: Thực tiễn đào tao và nhu cầu đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân ở Trường Đại học Luật Hà Nội và một số trường đại học ở Việt Nam.
Chuyên dé 7: Thực tiễn nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cử nhân về pháp luật thương mại quốc tế của các cơ quan nhà nước, công ty luật, doanh
nghiệp và các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.
Chuyên dé 8: Đề xuất phương pháp dạy và học các môn học về pháp luật thương mại quốc tế phù hợp với tình hình thực tế của các trường đại học ở Việt
Chuyên dé 9: Tổng quan về xây dựng nội dung môn học “Pháp luật điều
chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế” trong chương trình đào tạo cử nhân ngành
Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 15Chuyén dé 10: Đề xuất Đề cương chi tiết môn học “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế” trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên dé 11: Tông quan về xây dựng nội dung môn hoc “Luật đầu tư
quốc tế? trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế của
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên dé 12: Đề xuất Đề cương chỉ tiết môn học “Luật đầu tư quốc tế”
trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế của Trường
Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên đề 13: Nghiên cứu và dự báo về tính khả thi của việc triển khai đào tạo thí điểm ngành Luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân ở Trường Đại học
Luật Hà Nội.
Chuyên dé 14: Xu hướng phát triển và hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chuyên dé 15: Quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chương
trình, nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế
ở Trường Đại học Luật Hà Nội trong những năm tới.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về việc xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp
đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế, vì vậy hoạt động nghiên cứu
phải được dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin (chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), của lý luận nhà nước và pháp
Đề tài nghiên cứu về van dé đào tạo, vì vậy phải nghiên cứu thái độ của xã hội đối với vấn đề đang được nghiên cứu Để có thể nhận được những ý kiến phản hồi của nhiều đối tượng, Đề tài đã thực hiện khảo sát xã hội học bằng phương pháp trắc nghiệm đối với 150 người thuộc các nhóm đối tượng khảo sát
khác nhau.
10
Trang 16Với tất cả các thông tin, tư liệu có được từ các chuyên đề nghiên cứu, kết quả khảo sat, Dé tài tiếp tục được nghiên cứu bằng phương pháp tổng hop, phân tích so sánh và thống kê.
11
Trang 17Chương I.
CO SỞ LÝ LUẬN CUA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT THUONG MAI QUOC TE
TRONG TIEN TRINH HOI NHAP KINH TE QUOC TE
1.1 CƠ SO KHOA HỌC CUA HOAT ĐỘNG ĐÀO TAO PHAP LUAT THUONG MAI QUOC TE
Sau khi nghiên cứu va so sánh các chương trình đào tao pháp luật thương
mại quốc tế ở các khoa Luật của các trường đại học lớn ở Hoa Ky, Singapore, Australia, Anh quốc, một số trường dai học ở châu Au, Trung quốc, về mặt lý
luận, chúng tôi có một số nhận xét sau đây:
1.1.1 Có sự phân biệt tương đối giữa hai lĩnh vực International Trade Law
và International Commercial Law
Phan lớn các học giả ở các nước common law đều phân biệt sự khác nhau
giữa hai lĩnh vực International Trade Law và International Commercial Law (trừ
một số học giả Anh quốc), theo đó International Trade Law là luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế dưới góc độ luật “công” (như chính sách của quốc gia về thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, xác định trị giá tính thuế hải quan, bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, v.v ), con International Commercial Law là luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế dưới góc độ luật “tư”, chủ yếu là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân (như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải hàng hóa, trọng tài thương mại, v.v ” Trong khi đó, cả thuật ngữ International Trade Law và thuật ngữ
International Commercial Law đều có thé được dịch ra tiéng Việt là “Luật
thương mại quốc tế” Trong tiếng Việt, chỉ có một thuật ngữ “thương mại” duy nhất, không phân biệt lĩnh vực “thương mại” đó là Trade hay Commerce Do đó,
' Xem quan điểm của Indira Carr trong Indira Carr, International Trade Law, 3" Edn., 2005, CavendishPublishing Limited.
? Xem quan điểm của Raj Bhala trong Raj Bhala, /nternational Trade Law - Theory and Practice, 2001, Nxb Tư
pháp (sách dịch); Xem quan điểm của Folsom, Gordon, Spanogle và Fitzgerald trong Folsom, Gordon, Spanogle
and Fitzgerald, International Business Transactions, 2009.
12
Trang 18một số học giả Việt Nam, dưới góc nhìn riêng của mình, thường hay tranh cãi
rang “Luật thương mại quốc tế” thuộc Công pháp quốc tế hay Tư pháp quốc tế.” International Trade Law - néu tạm được coi là “Luật thuong mai quéc té cong”, điều chỉnh các vấn dé liên quan đến chính sách đối ngoại của Nhà nước
trong lĩnh vực thương mại quốc tế, do đó nó bị tưởng nhằm là Công pháp quốc
tế Trên thực tế, nội dung của nó không có quan hệ trực tiếp tới những van dé rất “đặc trưng” của Công pháp quốc tế như luật biển, luật ngoại giao lãnh sự, biên giới lãnh thổ.
International Commercial Law - nêu tạm được coi là “Luật thương mai quốc tế tư”, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hành vi của các chủ thé (bao gồm Nhà nước và tư nhân) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, do đó nó bị tưởng nhằm là Tư pháp quốc tế Tuy nhiên, nó không phải là Tư pháp quốc tế, bởi vì
“đặc trưng” cơ bản của Tư pháp quốc tế là giải quyết xung đột luật, còn International Commercial Law không chủ yếu làm nhiệm vụ này.
Như vậy, theo cách phân tích nêu trên, thì về mặt lý luận, thuật ngữ “Luật
thuong mai quốc tế tế” trong khoa học luật của Việt Nam có thể tạm coi là bao gồm cả khía cạnh “công” va “tu” của “luật quốc tế”, nhưng không hoàn toàn
thuộc về Công pháp quốc tế hoặc Tư pháp quốc tế Day là quan điểm xây dựng Giáo trình Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2006 đến nay.”
> Theo quan điểm của Giáo trình Luật thương mại quốc tế (2001) của Trường Đại học Luật Hà Nội, “Luật thương
mại quốc tế” bao gầm các nội dung liên quan đến International Commercial Law hay International Business Law.Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Nông Quốc Bình (Chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, 2001, Nxb.Câng an nhân dân.
Theo quan điểm xây dựng hệ thống giáo trình của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, những nội dung liênquan đến International Commercial Law hay International Business Law được thé hiện rõ trong Giáo trình Luật
Kinh doanh quốc tế, tương ứng với môn học “Luật Kinh doanh quốc tế” trong Chương trình đào tạo cử nhânngành Luật của trường này, và phân biệt với một môn học khác có tên gọi là “Luật thương mại quốc tế” Xem
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên), Giáo trình Luật Kinh doanh quốc tế,
* Xem quan điểm này:
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nông Quốc Bình (Chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, 2006, Nxb.Công an nhân dân (và Giáo trình tái bản những năm tiếp theo);
Trường Đại học Luật Hà Nội, Surya P Subedi (Ed.), Texthook on International Trade and Business Law, 2012,
Nxb Công an nhân dân (Giáo trình song ngữ Anh-Viét, được xuất bản trong khuôn khổ tiểu dự án MUTRAP IIIđo Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện, với sự tài trợ của EU, download miễn phí từ website Luật thương mại
quốc tế http:/www.intertradelaw.hlu.edu.vn, hoặc webste của Dự án EU-MUTRAP
13
Trang 19Ngoài ra, nhiều trường đại học ở các nước civil law hay Trung quốc, cũng
giảng dạy lĩnh vực Droit economic international, dich ra tiếng Anh là “International Economic Law”, và dịch ra tiếng Việt là “Luật kinh tế quốc tế”.
Nội dung của các môn học thuộc lĩnh vực này tương tự như ?zernational Trade
Law ở các trường đại học ở các nước common law.”
1.1.2 Tính đặc thù của pháp luật thương mại quốc tế: tính “liên ngành” Các quan hệ thương mại quốc tế, cho dù có sự tham gia của quốc gia và các
thực thé công hay các thương nhân, đều chịu sự điều chỉnh phức tạp của ca pháp luật quốc gia lẫn pháp luật quốc tế Vị trí của pháp luật thương mại quốc tế nằm
trong vùng giao thoa giữa luật quốc tế và luật quốc gia Pháp luật thương mại quốc tế là một trong những sản phẩm được sinh ra từ mối quan hệ phức tạp giữa
luật quốc tế và luật quốc gia.
Giới hàn lâm trên thế giới và Việt Nam có quan niệm rất đa dạng về lĩnh
vực pháp luật này (xem nội dung ở trên) Các học giả diễn đạt toàn bộ hoặc
một phan nội dung của lĩnh vực pháp luật này bang các tên gọi môn học rất đa
dạng như: “International Trade Law” (dịch ra tiếng Việt là “Luật thương mại
quốc tế”); “World Trade Law” (dịch ra tiếng Việt là “Luật thương mại thế giới”) ; “Global Trade Law” (dịch ra tiếng Việt là “Luật thương mại toàn cầu”); “International Trade Regulations” (cũng được dịch ra tiếng Việt là “Luật thương mại quốc té”)’; “International Commercial Law” (cũng được
dịch ra tiếng Việt là “Luật thương mại quốc tế”); “International BusinessLaw” (dịch ra tiếng Việt là “Luật kinh doanh quốc tế”); “International
Economic Law” (dịch ra tiếng Việt là “Luật kinh tế quốc tế”); “Droit Economic International” (cũng được dich ra tiếng Việt là “Luật kinh tế quốc tẾ”); “Droit de Commerce International” (cũng được dịch ra tiếng Việt là
“Luật thương mại quốc tế”) và rất nhiều tên gọi khác Tuy nhiên, điều quan
” Trường Đại học tổng hợp Paris II ở Pháp; Trường Dai học Chinh-Phaép Bắc Kinh, Trường Đại hoc Chính-Pháp
Tây Bắc, Trường Đại học Bắc Kinh, Trường Đại học Vũ Hán, Viện Nghiên cứu Ngoại thương Thượng Hải,
Trường Đại học tổng hợp Hong Kong ở Trung quắc.
* Đây là tên gọi của một môn hoc trong Chương trình daa tạo cử nhân ngành Luật ở Trường Đại học tổng hợp
quốc gia Singapore (NUS), http://law.nus.edu.sg l
Môn hoc có tên gọi này được giảng trong Chương trình đào tạo Juris Doctor (J.D.) ở một sô trường đại học của
Hioa Kỳ, như: Trường Đại học tổng hợp Kansas, Trường Đại học tổng hợp George Washington.14
Trang 20trọng là lĩnh vực pháp luật này điều chỉnh cả hai vấn đề, bao gồm: (¡) vấn đề
liên quan đến chính sách đỗi ngoại của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại quốc tế (như thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, xác định trị giá tính thuế hải quan, bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, v.v ); và (ii) vấn dé liên quan
đến hành vi của các chủ thể (bao gồm cả Nhà nước, các thực thể công và tư
nhân) trong các giao dịch kinh doanh quốc tế (như hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải hàng hoá quốc tế, v.v ) Trong thời
gian gần đây, theo quan điểm xây dựng chương trình đào tạo pháp luật thương
mại quốc tế theo nghĩa rộng nhất có thể, và phù hợp với khả năng đào tạo của
Trường Đại học Luật Hà Nội, thì lĩnh vực pháp luật này có thé bao trùm cả
luật đầu tư quốc tế." Nhu vậy, pháp luật thương mại quốc tế, theo nghĩa rộng,
nên duoc xem như là tổng thé những câu trả lời của pháp luật đối với nhu cau và thực tiễn của các quan hệ thương mại giữa các Nhà nước với cộng đông
thương nhân.
Một hệ thống các quy định nhằm thúc đây thương mại tự do dường như
chưa đủ dé đây nhanh tốc độ phát triển thương mại Dé đạt được mục đích
này, cần có khuôn khổ pháp lý phù hợp điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực tác
động đến thương mại quốc tế như vận tải, ngân hàng, tiếp thị, truyền thông,
Do pháp luật thương mại quốc tế là sự thể hiện chính sách thương mại, nên nếu so với bất cứ lĩnh vực pháp luật nào khác, thì lĩnh vực pháp luật này có mối quan hệ chặt chẽ nhất với lĩnh vực kinh tế Thêm vào đó, quan hệ thương mại quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế sẽ không thể phát triển, nếu các
chính khách chưa nhìn thấy những lợi ích mà thương mại quốc tế có thể mang lại Một van dé có vẻ đơn giản về mặt pháp luật cũng có thé trở thành nan giải
về ngoại giao và đòi hỏi phải thương lượng lâu dài Lợi ích thương mại của các
thương nhân có thê phải phụ thuộc vào lợi ích chính trị của các quốc gia có liên
quan Vi du: trong vụ Barcelona Traction [1970], khi các chính khách mat lợi
° Xem Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành
kèm theo Quyết định sô 1826/QĐÐ-ĐÐHLHN ngày 5/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội (Phụlục sô 2).
? Barcelona Traction (Belg v Spain), 1970 I.C.J 3 (Judgment of Feb 5),
15
Trang 21ích, các nhà đầu tư có thé mat tiền Do vậy, trước khi quyết định tiến hành kinh doanh quốc tế, một doanh nghiệp cần đánh giá đầy đủ tác động của các điều
ước thương mại quốc tế và pháp luật của các quốc gia liên quan đến giao dịch
mình sẽ thực hiện, ví du: pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu của doanh nghiệp (bao gồm cả quyển sở hữu trí tuệ), sự thiểu hiệu qua của điều ước quốc tế nào đó, hay tính phức tạp của các hệ thống pháp luật khác nhau, v.v
Như vậy, can phải tiếp cận và phát triển pháp luật thương mại quốc tế như là một lĩnh vực “liên ngành”, bao gom kinh tế, chính trị, ngoại giao, giao tiếp giữa các nên văn hoá, và tat nhiên và chủ yếu là lĩnh vực pháp luật, bao gồm cả công pháp quốc tế và luật quốc gia, trong đó có tu pháp quốc tế.
Không có pháp luật nào hoàn hảo, mà nó có thể có những mâu thuẫn, sự thiểu rõ ràng và đôi khi cả sự không công bằng Pháp luật thương mại quốc tế
cũng còn nhiều vấn đề rất khó giải quyết Giữa các quốc gia vẫn tồn tại những
khoảng cách về quan điểm trong một số lĩnh vực của pháp luật thương mại quốc
1.1.3 “Hệ thống” các môn học về pháp luật thương mai quốc tế!
Hau hết các trường đại học trên thế giới hiện đang đào tạo ngành Luật ở trình độ cử nhân, còn ở Hoa Kỳ đào tạo trình độ J.D (Juris Doctor) Tuy nhiên,
trong các chương trình đào tạo ở các khoa Luật của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, đều có hệ thống các môn học về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó có một vài môn học được coi là nên tảng, còn các môn khác là môn học
tự chọn của sinh viên.
Sự chồng chéo về tên gọi của các chương, mục trong đề cương môn học, nội dung cụ thể của các môn học trong hệ thống các môn học về pháp luật thương mại quốc tế ở các trường đại học, đù là trường đại học hàng đầu của thế giới, là khó tránh khỏi Vấn dé là các giáo sư, với trình độ kiến thức va sự độc lập sáng tạo rất cao, đã tiếp cận vấn đề theo các cách khác nhau, để không “sao chép lại” những kiến thức mà đồng nghiệp của mình đã trình bày.
!° Xem các Chương trình đào tạo Luật trình độ J.D ở Hoa Kỳ của Trường Đại học tông hợp George Washington,
Trường Đại học tông hợp Kansas; Chương trình đào tạo Luật trình độ cử nhân của Trường Đại học tông hợp
quốc gia Singapore (NUS) (http://law.nus.edu.sg) (Phụ lục sô 3)
16
Trang 221.1.4 Về điều kiện tiên quyết để theo học các môn học về pháp luật thương mại quốc tế
Theo kinh nghiệm giảng dạy ở các trường đại học ở Hoa Kỳ, sinh viên
không luôn luôn nhất thiết phải học các môn học Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế trước khi theo học môn học về pháp luật thương mại quốc tế, bởi vì nội
dung các môn học này khá độc lập so với hai môn học kia ''
1.1.5 Kiến thức về pháp luật thương mại quốc tế rất đồ sd, có hệ thống và
rất chuyên sâu, đủ để cấu trúc thành một ngành đào tạo mới ở trình độ cứ
Ở nước ta, trong các trường đại học, pháp luật thương mại quốc tế được
xem như là nội dung khá mới mẻ so với nhiều môn học khác Trước đây, trong
thời kỳ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nội dung này không được giảng dạy
hoặc được giảng day với nội dung hạn chế ở một số trường đại học Kê từ khi thực hiện chính sách “mở cửa”, đặc biệt là từ khi đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì pháp luật thương mại quốc tế nhận được sự quan tâm hơn Tuy
nhiên, nếu sự quan tâm đối với việc nghiên cứu và giảng dạy pháp luật thương mại quốc tế chỉ dừng lại ở việc đưa một hoặc một vài môn học về pháp luật
thương mại quốc tế vào chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật với tư cách
môn học tự chọn hay bắt buộc, thì sẽ không thực sự tương xứng với vị trí, vai
trò, nội dung và tam vóc của pháp luật thương mại quốc tế trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.
Các lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế có mối liên kết chặt ché với nhau, bỗ trợ cho nhau và tồn tại trong một tông thé tương đối thống nhất Nhận
định này được thế hiện ở hệ thống các môn học/chủ đề cơ bản, như: Luật WTO; Các thiết chế thương mại quốc tế (IMF, WB, v.v ); Các hiệp định thương mai
khu vực (RTAs); Pháp luật về các biện pháp khắc phục thương mại của WTO;
Pháp luật thương mại quốc tế liên quan tới môi trường: Pháp luật thương mại
quốc tế liên quan tới mua sắm Chính phủ; Pháp luật thương mại quốc tế về nông
'' Xem các Chương trình đào tạo Luật trình độ J.D ở Hoa Kỳ của Trường Đại học tổng hợp George Washington,
Trường Đại học tổng hợp Kansas (Phụ lục số 3)
* Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề án “Mở mã ngành đào tạorÊ”, tháng 11/2010.
- Ngành Luật thương mại quốc
| its Tu THONG Thy THỨ MỆ
Xe HOO lỊ AT HH Mô |
17
Trang 23nghiệp; Pháp luật về kiểm dịch động thực vật trong thương mại quốc té; Phap luật về hang rao kỹ thuật trong thương mại quốc tế; Pháp luật về xác định trị giá tính thuế hải quan; Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế; Tap quán thương mại quốc tế; Pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế; Pháp luật về giao dich điện tử trong thương mai quốc tế; Pháp luật về thanh toán quốc tế; Pháp luật vận tải quốc tế; Pháp luật hải quan quốc tế; Pháp luật về bảo hiểm trong thương mại quốc tế; Luật đầu tư quốc tế; Quyên sở hữu trí tuệ quốc tế
trong thương mại quốc tế; Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và đầu
tư quốc tế; v.v
Các môn học về pháp luật thương mại quốc tế trên đây, kết hợp với nhiều môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và các môn học khác trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, thực sự là một khối lượng kiến thức khổng lồ Do đó, việc sắp xếp các môn học này thành một ngành đào tạo mới với tên gọi “Ngành Luật thương mại quốc tế? không chỉ đảm bảo tính khoa học
trong việc giải quyết sự đồng bộ của tông thé kiến thức và tính liên thông của các môn học, mà còn giúp cho người học tiếp cận kiến thức tương đối toàn diện và
có hệ thống về pháp luật thương mại quốc tế.
1.2 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO PHAP LUAT THƯƠNG MAI QUOC TE TRONG TIEN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TE QUOC TE 1.2.1 Việt Nam với yêu cầu day mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới đã được
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1986) với hai giai đoạn hình thành và phát triển cơ bản Giai đoạn thứ nhật, 1986-1996, là giai đoạn Dang và Nhà nước ta xác lập đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế Giai đoạn thứ hai, từ năm 1996 đến nay, được đánh dấu với yêu cầu “đây nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) Đây là giai đoạn Đảng và Nhà nước ta tập
trung hoàn thiện, bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm
chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
18
Trang 24Sau 15 năm đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới với những kết quả và thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng, để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới theo tinh than Đại hội lần thứ IX của Dang Cộng sản
Việt Nam (tháng 4/2001), ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết só 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế (sau đây gọi là Nghị quyết số 07) Nghị quyết này tiếp tục khang định hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cau, đòi hỏi khách quan, góp phan tạo động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đại hội lần thứ X của Dang khang định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” Ngày 5/2/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn dé nền kinh tế phát triển nhanh và bén vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thuong mại thế giới”.
Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10/4/2013 vé hội nhập quốc tế đưa ra định hướng tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW nêu trên Không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, quản ly chặt chế nợ công, bao gồm cả vay nợ nước ngoài Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận Xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực thương mại tự do với các đối tác kinh tế-thương mại quan trọng trong một kế hoạch tong thê với lộ trình hop lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước Chủ động xây dựng và thực hiện
các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người
tiêu dùng trong nước Đây mạnh việc tham gia vào các thé chế thương mai-tai chính-tiền tệ khu vực và toàn cầu Chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN và các cơ chế, diễn đàn _ do ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, củng cố quan hệ hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN, thúc day xu thé hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực Phát huy vai trò tại các tổ chức, diễn đàn, cơ chế hợp tác mà nước ta là thành viên Xây dựng và triển khai
19
Trang 25kế hoạch gia nhập các tổ chức, diễn đàn khác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tích cực triển khai chủ trương đưa người Việt Nam vào làm việc tại các tô chức quốc tế, chủ động chuẩn bị nhân sự ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của các tô chức quốc tế.
Chủ trương hội nhập quốc tế là một định hướng lớn, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực và liên khu vực trên thế giới Tiếp tục phát triển những quan điểm về yêu cầu hội nhập quốc tế, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/2011) đã khẳng định đất nước ta cần coi ngoại lực có được từ hội nhập quốc tế là một yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 201 1-2020.
1.2.2 Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đào tạo pháp luật
thương mại quốc tế
Nghị quyết số 07 nhận định đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại còn thiếu và yếu là một trong những nguyên nhân sâu xa của những yếu kém, khuyết điểm trong hợp tác kinh tế với nước ngoài Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ
có thể thành công khi thế và lực của đất nước, năng lực của đội ngũ cán bộ đạt
đến một trình độ nhất định Vì vậy, Nghị quyết khăng định “cẩn có kế hoạch cụ thé đẩy mạnh công tác đào tạo nguôn nhân lực; cân chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh hiểu biết sâu về pháp luật quốc tế và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt nhanh những chuyển biến trên thương trường quốc tế để ứng xử kịp thời, nắm được những kỹ năng đàm phán và có trình độ ngoại ngữ tốt; cùng với việc đào tạo nhân lực, can có chính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng nhân tài; bố trí, sử dụng cán bộ đúng với ngành nghệ được đào tạo và với sở
trường năng lực của từng người”.
Trước yêu cầu xây dựng Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị
quyết số 48), và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 49) Hai bản Chiến lược nêu
20
Trang 26trên đã khắng định một trong những định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, đồng thời với
việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 9/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2005/CT-TTg về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài Chỉ thị đã nhận định: “Trong nên thương mại quốc tế thường nảy sinh các vụ kiện thương mại Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại với nước ngoài, hội nhập ngày càng sâu vào nên kinh tế quốc tế, do đó phải đối mặt với nhiều
hành vi bảo hộ mau dich, các vụ kiện thương mai của nước ngoài như: kiện ban
phá giá, chong trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ thương mai, cũng như các vụ kiện của các doanh nghiệp nước ngoài Tình hình đó đặt ra yêu cau cáp bách phải có những biện pháp đông bộ, hữu hiệu để phòng, chống các vụ kiện
thương mại nêu trên, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của các doanh nghiệp Các
doanh nghiệp can có những cán bộ, chuyên gia có kiến thức về pháp lý, có kinh nghiệm tham gia xử lý các vụ kiện, nếu can thì thuê công ty tư vấn luật trong hoặc ngoài nước dé giúp xử lý vụ kiện” Một trong những giải pháp lâu dài, hữu
hiệu để phòng, chống các vụ kiện thương mại là giao Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát số lượng, trình độ cán bộ pháp luật hiện có và sinh viên
luật, trên cơ sở đó “xdy đựng phương án đào tạo, bôi dưỡng can bộ chuyên
ngành tham gia xử ly các vụ tranh chấp, kiện tụng thương mại quốc tế”, ké cả ở
nước ngoài, bằng học bổng Nhà nước.
1.2.3 Yêu cầu về đôi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế
Yêu cầu về đôi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu trong Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến giai đoạn 2011-2020; và Quyết định số 358/QD-BTP ngày 6/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tư pháp giai đoạn 2011-2020 Dé đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Tư pháp đã
21
Trang 27nhận định và yêu cầu các cơ sở đào tạo luật và các chức danh tư pháp của Bộ Tư pháp đây mạnh thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Tăng cường đầu tư chuyên sâu cho các chuyên ngành thế mạnh của từng
trường, như: luật hình sự, luật thương mại và đầu tư, luât thương mai quốc tế luật dân sự, luật hành chính, v.v để tạo ra lợi thế cạnh tranh Nâng cấp và phát triển một số lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà
trường, như: quan tri công ty, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ,
- Xây dựng một số khoa trọng điểm, bộ môn trọng điểm với mô hình và cơ
chế quản lý phù hợp, linh hoạt dé tạo thé mạnh trong cạnh tranh.
- Xây dựng chiến lược truyền thông, quảng bá rộng rãi hình ảnh và thương
hiệu của nhà trường cả trong và ngoài nước bang những phương tiện và phương
thức sẵn có, như: xây dựng phiên bản tiếng Anh cho website của nhà trường,
xuất bản giáo trình, tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài, xuất bản các tạp chí bằng tiếng Anh và tiến tới bằng nhiều thứ tiếng khác, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất bản, trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên và sinh viên với các cơ sở đào tạo luật nước ngoài, trước mắt là với những cơ sở đã có quan hệ
hợp tác truyền thống.
- Củng cố các mối quan hệ hợp tác quốc tế san có Mở rộng hợp tác với các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và các tổ chức quốc tế khác Ưu tiên hợp tác
với các cơ sở đào tạo luật danh tiếng, các nền giáo dục phát triển trên thế giới.
Tranh thủ cơ hội để tiếp cận và nhận chuyên giao công nghệ giáo dục tiên tiền,
hiện đại.
- Đồi mới cơ chế hợp tác quốc tế theo hướng tích cực, chủ động, tự chủ va bình đẳng Đưa các hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên cơ sở khai thác tiềm năng và thé mạnh của mỗi bên Da dạng hóa các hình
thức hợp tác: tô chirc-té chức, tổ chức-cá nhân, và cá nhân-cá nhân Có chính
sách khuyến khích các đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thúc đây
hợp tác quốc tế.
22
Trang 28- Hoàn thành các chương trình, dự án liên kết đào tạo đang triển khai Đàm phán và ký kết các dự án mới Ưu tiên các dự án đào tạo nguồn nhân lực cho nhà trường, nhất là đào tạo giảng viên tiếng Anh, các dự án hợp tác đào tạo bằng tiếng nước ngoài, các dự án áp dụng chương trình đào tạo, giáo trình của nước
ngoài phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng một số chương trình đào tạo có khả năng thu hút sinh viên nước ngoài, trước mắt ưu tiên lĩnh vực luật thương mại và đầu tư, luật thương mai quốc tế, luật sở hữu trí tuệ.
- Chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất để chủ động giới thiệu các chương
trình đào tạo luật của trường ra nước ngoài, trước hét là các nước Đông Nam Avà khu vực châu A.
1.2.4 Yêu cầu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật
Nghị quyết số 49 khẳng định: “Dé thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngĩ cán bộ tư pháp và bồ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh, can tiếp tục đổi mới nội
dung và phương pháp đào tạo cu nhân luật Xây dung Trường Dai học Luật Hà
Nội thành trường trọng điểm đào tạo cản bộ về pháp luật".
Thực hiện Nghị quyết số 49, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Xây dựng Trường Dai học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” trình Chính phú phê duyệt, trong đó nhấn mạnh chủ trương xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường đào tạo đa ngành về pháp luật theo hướng chuyên sâu, và chọn việc đề xuất mở ngành đào tạo cử nhân Luật thương mại quốc tế như một khâu đột phá nhằm thực hiện chủ trương lớn này Ngày 4/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thé xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, trong đó đã xác định nhiệm vụ của Trường Đại học Luật Hà Nội phải khang định thế mạnh trong đào tạo một số mã ngành, trong đó có mã ngành Luật thương mại quốc tế.
23
Trang 29Sự tổn tại của pháp luật thương mại quốc tế xuất phát từ đời sống kính tế quốc tế, với những biểu hiện rất đa dạng, đồng thời có bản sắc riêng Do đó, việc
thí điểm đào tạo và phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương
mại quốc tế ở các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, phải trên quan điểm toàn diện, phải tinh tế trong xử ly vấn đề, sao cho nó vừa có tính hợp lý về lý luận, vừa có tính khả thi trong áp dụng thực tế ở các trường đại học Việt Nam nói chung, và nhất là trong bối cảnh
của Trường Đại học Luật Hà Nội Cùng với chủ trương xây dựng Trường Đại
học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, việc đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế là một yêu cầu xuất hiện đúng lúc, không thé sớm hơn cũng không thé muộn hơn, vừa phan ánh được tinh cấp bach trước xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước ta, vừa thé hiện được vai trò
là trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật của Trường Dai học Luật Ha
24
Trang 30Chương 2.
THỰC TIEN ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUOC TE TRÌNH ĐỘ CU NHÂN Ở MỘT SO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIÊN TIEN
TREN THE GIỚI, O TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI VA MOT SO TRUONG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
2.1 ĐÀO TẠO PHAP LUẬT THUONG MẠI QUOC TE Ở MOT SO
TRUONG DAI HOC O HOA KY
2.1.1 Nhu cầu đào tạo pháp luật thương mại quốc tế tại Hoa Kỳ
Hoa Ky được coi là nước có nghề luật sư phát triển nhất thé giới Ở Hoa Kỳ
có khoảng I triệu luật sư, trung bình 220 người dân có một luật sư Việc đào tao
luật sư ở Hoa Kỳ có nhiều điểm đáng chú ý Ở Hoa Ky, đào tạo J.D (Juris Doctor) có thể coi là đào tạo “văn bằng hai”, vì sinh viên Khoa Luật là những người đã có ít nhất một văn bằng cử nhân ngành khác Sinh viên có thể tiếp cận với những môn học có liên quan đến pháp luật thương mại quốc tế ở cả trình độ J.D và sau đại học, và ở nhiều ngành đào tạo khác nhau Thông thường, pháp luật thương mại quốc tế được giảng dạy trong các chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế (International Business) hoặc Luật thương mại (Trade Law) Các chương trình đào tạo về Kinh doanh quốc tế giới thiệu cho sinh viên các chủ đề đa dạng về kinh doanh, như: kinh tế quốc tế, quản lý chuỗi cung cấp và pháp luật thương mại quốc tế.
Sinh viên theo học các chương trình đào tạo về luật sẽ được nghiên cứu các
lĩnh vực có liên quan, như: thương mại, doanh nghiệp, thuế và pháp luật kinh
doanh Ngoài ra, sinh viên cũng được học về các luật điều chỉnh quan hệ thương mai của một số quốc gia khác, cũng như chức năng và hoạt động của các tổ chức đa quốc gia như WTO, và các hiệp định thương mại khu vực như NAFTA Các chương trình đào tạo này trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về pháp luật đầu tư, thương mại và kinh doanh quốc tế dé xử lý các giao dịch về mua ban hàng hóa và cung cấp dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia Sau khi trở thành luật
25
Trang 31sư, họ có thể làm việc trong các văn phòng luật với quy mô khác nhau hoặc làm việc cho các tập đoàn xuyên quốc gia Ngoài ra, sinh viên được đào tạo luật kinh
doanh quốc tế cũng có thể trở thành chuyên gia ngân hàng đầu tư, môi giới chứng khoán, tư vấn quản lý, quản lý tài sản trí tuệ và tư vấn đầu tư Một lựa chọn khác đối với các sinh viên này, đó là làm việc trong các cơ quan của chính quyển tiểu bang cũng như liên bang, như: Ủy ban chứng khoán Hoa Ky (SEC), Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS), hoặc Vụ lao động và ngành nghề (Bureau of Labor
and Industries).
Về nhu cầu lao động, theo báo cáo của Van phòng thống kê lao động Hoa
Kỳ (Bureau of Labor Statistic), có khoảng 26% luật sư làm việc với tư cách là
luật sư thành viên của các hãng luật hoặc hành nghê độc lập ” Văn phòng thống kê lao động Hoa Kỳ dự đoán răng, đến năm 2018, nhu cau nhân lực hành nghề
luật sư sẽ tăng khoảng 13%.
2.1.2 Thực tế đào tạo pháp luật thương mại quốc tế tại Hoa Kỳ
Các chương trình đào tạo
Pháp luật thương mại quốc tế có thê được đưa vào chương trình đào tạo
J.D.; hoặc sau đại học (thạc sỹ luật - LLM; tiến sỹ luật - SJD); hoặc các khóa học
cấp chứng chỉ, như: các khóa chứng chỉ về Luật WTO (Certificate of WTO Law); Trọng tài và giải quyết tranh chấp quốc tế (Certificate of International Arbitration and Dispute Resolution) của Trường Đại học tổng hợp Georgetown Hiện nay, ở Hoa Kỳ có rất nhiều chương trình đào tạo liên kết (Joint Degree) ở trình độ J.D và LLM chuyên ngành pháp luật thương mại quốc tế, như: Chương
trình “Pháp luật kinh doanh và kinh tế quốc tế” của Trung tâm Luật, Trường Đại
học tổng hợp Georgetown; Chương trình “Pháp luật thương mại và kinh doanh quốc tế” của Trường Luật John Marshall Các chương trình đào tạo này bao gồm rất nhiều môn học về pháp luật thương mại quốc tế, dưới những tên gọi khác
nhau, như:
- Pháp luật mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế (Commercial Sales
Law: Domestic and International): Trường Đại học tổng hợp New York;
'' Bureau of Labar Statistic, www.bls.gov
26
Trang 32- Pháp luật thương mại quốc tế và khu vực: Luật của WTO và NAFTA
(International and Regional Trade Law: the Law of the WTO and NAFTA):
Trường Dai học tổng hợp New York;
- Pháp luật thương mại quốc tế: Từ GATT đến WTO (International Trade Law: From the GATT to the WTO): Trường Dai học tổng hợp Harvard;
- Các giao dịch kinh tế quốc tế (International Economic Transactions): Trường Đại học tổng hợp New York;
- Các giao dịch kinh doanh quốc tế (International Business Transactions): Trường Đại học tổng hợp Colorado, Trường Đại học tổng hợp Indiana, Trường Đại học tổng hợp George Washington;
- Thương mại quốc tế: Các khía cạnh pháp luật, kinh tế và chính trị (Law, Economics and Politics of International Trade): Trường Dai học tổng hợp
Stanford; và
- Pháp luật thương mại quốc tế (International Trade Regulation): Trường Đại học tổng hợp Kansas, v.v
Trình độ sinh viên và giáo sw
Chất lượng đầu vào của sinh viên
Bâc J.D.
Để học luật, các sinh viên luật đều phải đã có ít nhất một văn bằng cử nhân của một ngành đào tạo nào đó Các khoa Luật ở Hoa Kỳ tuyến sinh viên đầu vào rất khắt khe, thường lựa chọn những sinh viên thật sự xuất sắc.
Bac sau dai hoc (LLM) và liên kết (J.D và LLM)
Dé được nhận vào các khóa LLM, thông thường các sinh viên cần phải tốt nghiệp ở một trường luật được Đoàn luật sư Hoa Kỳ (ABA) chấp nhận, mặc dù sinh viên đó không cần có chứng chỉ hành nghề luật sư Đối với các sinh viên nước ngoài, sinh viên phải tốt nghiệp từ một trường được chấp nhận và một số chương trình yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ hành nghề luật sư Một số trường cũng yêu cầu sinh viên nước ngoài phải học lớp đặc biệt về kỹ năng
aut
Trang 33nghiên cứu pháp luật thực hành và giao tiếp bằng văn bản trong lĩnh vực pháp luật, và một khóa học giới thiệu về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
Như vậy có thể thấy, chất lượng đầu vào của sinh viên luật tại Hoa Kỳ nhìn chung rất tốt Hơn nữa, vì mức độ cạnh tranh để được nhận vào Trường Luật rất
cao, nên các trường có nhiều cơ hội tuyển được những sinh viên tài năng Các
sinh viên theo học luật ở bậc J.D đều đã có kỹ năng giao tiếp nói, giao tiếp bằng
văn ban, và kỹ năng nghiên cứu pháp luật thực hành rat tốt Độ tudi trung bình
của sinh viên trường luật tốt nghiệp ở Hoa Kỳ là 29 - độ tuổi cho con người hoàn thiện về nhân cách và giữ vững lập trường lời nói và hành động.
Đội ngĩ giáo su
Ở Hoa Kỳ, để làm giảng viên giảng dạy tại các trường đại học nghiên cứu
(Research Universities), thì thông thường giáo sư phải có bằng tiến sĩ (PhD,
SJD) Những giáo sư thường là những sinh viên xuất sắc thời còn học trong trường đại học Theo một thống kê, khoảng 53% giáo sư luật đã từng được xếp trong nhóm 10% đứng đầu lớp ở bậc đại học của mình khi tốt nghiệp, và khoảng
72% trong nhóm 25% đứng đầu lớp khi tốt nghiệp ''
Đối với các môn học về pháp luật thương mại quốc tế, nhìn chung, các giáo sư giảng dạy đều là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan, đã đảm nhiệm nhiều vị trí từ những cơ quan hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, cũng như các té chức nghiên cứu và kinh doanh thuộc các khu vực tư nhân, gồm cả các luật sư đã từng hành nghé trong các văn phòng luật sư.
Nội dung đào tạo
Phần dưới đây khảo sát một số môn học về pháp luật thương mại quốc tế
được giảng dạy tại một số trường đại học được chọn lọc của Hoa Kỳ.
Môn “Luật thương mại quốc té” (International Trade Law)
_ Tên Trường; Khoa Luật Benjamin N Cardozo, Trường Đại học tổng hợp
Yeshiva.Hoc liêu:
'* http://www.americanbarfoundation.org/ uploads/cms/documents/after_tenure_report-_final-_abf_4.1.pdf
28
Trang 34Tên Truong: Khoa Luật Maurer, Trường Đại học tổng hợp Indiana.
Học liệu:
- Giáo trình Các van dé kinh doanh quốc tế, 2008, Detlev F Vagts, William
S Dodge, va Harold Hongju Koh; và
- Các tài liệu được phát riêng cho sinh viên.
Nôi dung môn hoc: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các van dé pháp ly trong các giao dịch kinh doanh quốc tế, bao gồm các cơ chế
pháp lý của một giao dịch, các công cụ pháp lý, cũng như các chiến lược kinhdoanh được sử dụng trong môi trường thương mại quốc tế Sinh viên được học
về các loại giao dich mà luật sư sẽ phải đối mặt ở phạm vi quốc tế, cách thức tiếp
cận và các tác động của chính sách cũng như những bất đồng đối với các giao dịch này Môn học được bắt đầu bằng việc giới thiệu cho sinh viên các vấn dé
pháp lý có liên quan, bao gồm việc hiểu cách tổ chức và hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia, các khía cạnh của pháp luật quốc tế về thương mai và thuế,
và các phương thức giải quyết tranh chấp Sau đó, môn học sẽ tập trung giới
thiệu các loại giao dịch thường gặp như mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý, phân phối, nhượng quyền thương mai, đầu tư trực tiếp, liên doanh, mua bán và sáp nhập, và các giao dịch có yếu tố chủ quyển quốc gia.
Mặc dù môn học có tên gọi là “Các giao dịch kinh doanh quốc tế”, nhưng nội dung môn học lại dành phần lớn thời lượng để giới thiệu và thảo luận về các
van dé pháp luật thương mại quốc tế.
Phương pháp kiểm tra: Kết thúc môn học, sinh viên sẽ phải làm một bài
kiểm tra hết môn dưới hình thức kiểm tra tập trung và được phép xem tài liệu Ngoài ra, giảng viên có quyền điều chỉnh điểm kiểm tra hết môn của sinh viên dựa trên đánh giá về mức độ tham gia đầy đủ các lớp học Giảng viên có quyền không cho phép dự thi đối với những sinh viên thường xuyên nghỉ học không có
lý do chính đáng.
Môn “Thương mại quốc tế: Các khía cạnh pháp luật, kinh tế và chính trị”
(Law, Economics and Politics of International Trade)
Tên Trường: Khoa Luật, Trường Dai hoc tổng hop Stanford.
30
Trang 35Hoc liệu:
- Giáo trình Các ván dé pháp lý và kinh té của thương mại và đầu tư quốc té, Alan Sykes; va
- Sách Giới thiệu về WTO va GATT, 2003, Meredith A Crowley.
Nội dung môn hoc: Môn học tập trung giới thiệu về cau trúc pháp lý của hệ thỗng WTO Môn học bắt đầu bằng phần giới thiệu chung về các khía cạnh kinh tế và chính trị của các quan hệ hợp tác quốc tế về thương mại, và phần giới thiệu về WTO với tư cách là một thiết chế quốc tế và vai trò của nó Sau đó, môn học tập trung giới thiệu về một số chủ đề chọn lọc, mỗi chủ đề sẽ được xem xét từ cả góc độ pháp lý, kinh tế và chính trị Các chủ đề bao gồm: tranh chấp quốc tế và phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế, lựa chọn cách tiếp cận đối với những van dé hợp tác trong lĩnh vực thương mại quốc tế, điểm chung của các quy định thương mại quốc tế vả các quy định quốc gia về bảo vệ sức khỏe, an toàn, môi trường, và các biện pháp đối xử đặc biệt và khác biệt của các quốc gia đang phát
Cụ thể hơn, môn học gồm các nội dung chính sau: (i) Phan I: Giới thiệu hệ thống WTO:
- Khái quát các van đề pháp lý của hệ thống WTO/GATT; - Khái quát các vấn dé kinh tế của hệ thống WTO/GATT;
- Hệ thống WTO/GATT: Cách tiếp cận cân bằng bộ phận (partial
- Hệ thống WTO/GATT: Cách tiếp cận cân bằng tổng thé (general
- Khia cạnh chính trị của hệ thống WTO;
(ii) Phan II: Cơ chế giải quyết tranh chấp;
(iii) Phan II: Nguyên tắc tối huệ quốc và ngoại lệ về hội nhập kinh tế khu
31
Trang 36(iv) Phần IV: Thương mại và các quy định bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi
trường; và
(v) Phần V: Các nước đang phát triển và WTO.
Phương pháp kiểm tra: Kết quả học tập của sinh viên sẽ được đánh giá dựa trên một bài kiểm tra làm ở nhà Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn hình thức
kiêm tra khác là việt một bài nghiên cứu vê một trong những chủ đê được giới
thiệu trong môn học, với điều kiện phải được sự chấp thuận trước của giáo sư.
Phương pháp giảng dạy
Tại Hoa Kỳ, phương pháp Socrates và phương pháp Case Study được sử
dụng cho việc giảng dạy pháp luật nói chung và pháp luật thương mại quốc tế nói riêng.
Phương pháp Socrates
Cách tổ chức một budi học thông thường sẽ bao gồm một phan giảng ly thuyết ngắn gọn, sau đó giảng viên sẽ hướng dẫn cho sinh viên thảo luận Trong
phương pháp Socrates, người giảng viên không phải là trung tâm của lớp học, không có vai trò “lap đầy” kiến thức cho sinh viên, và sinh viên không tiếp thu kiến thức một cách bị động Thay vào đó, người giảng viên sẽ đóng vai trò là người đồng hành hướng dẫn sinh viên và cùng tham gia thảo luận với sinh viên Giảng viên là người dẫn dắt nội dung thảo luận băng cách đưa ra các câu hỏi, các tình huống cũng như thêm, bớt hoặc thay đổi các tình huống hoặc van dé dé làm nổi bật lên nội dung và ý tưởng cần thảo luận và truyền dat cho sinh viên Đồng thời, sinh viên cũng có thé đặt câu hỏi dé tạo ra một quá trình tương tác giữa sinh
viên với giảng viên, và giữa sinh viên với nhau Các cuộc thảo luận thường mang
tính mở, tức là không có một kết luận hoặc dàn ý có sẵn Giảng viên có thể không dùng trình chiếu cũng như không có kế hoạch chính xác, cụ thể trước cho buổi học.
Phương pháp Case Study
Phương pháp Case Study đã được giáo sư Christopher Langdell, Trưởng
Khoa Luật, Trường Đại học tổng hợp Harvard áp dụng đầu tiên Đến khoảng giữa thế kỷ XX, hầu hết các khoa Luật của Hoa Kỳ đều chấp nhận và áp dụng
32
Trang 37phương pháp của giáo sư Langdell Từ khoảng những năm 1960, một số trường còn bắt đầu áp dụng phương pháp thực hành trực tiếp (Clinical Method) đề bỗ
sung cho phương pháp đọc án lệ của sinh viên.
Các tình huống thường được thiết kế dưới hai dạng:
- Dạng thứ nhất là những tình huống rất ngắn gọn và thuộc một số loại tình huống cụ thẻ, trong đó vấn đề pháp lý được thể hiện rất rõ Với loại tình huống
này, người học sẽ có cơ hội áp dụng ngay các kiến thức vừa mới được giới thiệu
vào chủ đề có liên quan.
- Dạng thứ hai phức tạp hơn, cho phép người học áp dụng cá kiến thức mới lĩnh hội và các kỹ năng Các tình huống được đưa ra thường phức tạp, với nhiều thông tin dai, do đó người học được yêu cau phải phân tích rất sâu Vấn dé pháp ly được ẩn trong những thông tin tình huống và rất khó để xác định Đối với những tình huống này, mục tiêu không phải luôn luôn là tìm ra giải pháp, mà là khuyến khích sinh viên tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh khác nhau của vấn để, qua đó sinh viên học được kỹ năng phát hiện vấn đề, các đữ kiện quan trọng và tìm giải pháp Thông qua phương pháp này, sinh viên sẽ phát triển kỹ năng tư duy logic để tìm vấn đề và đề xuất hành động cũng như giải pháp giải quyết vẫn đề.
2.1.3 Nhận xét
Thứ nhất: Tại rất nhiều khoa Luật, pháp luật thương mại quốc tế thường
được giảng day trong các môn học có phạm vi “liên ngành” Việc giảng dạy các
môn kinh tế nền tảng và môn kỹ năng (như kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, v.v ) giúp cho sinh viên hiểu và nắm bắt được cách thức vận hành cũng như những kiến thức kinh tế-thương mại cơ bản Qua đó, sinh viên sẽ có cách hiểu sâu hơn về bản chất của các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế.
Thứ hai: Phương pháp giảng dạy Socrates và Case Study đã được áp dụnghàng trăm năm nay tại các trường đại học của Hoa Kỳ cũng như các nước
common law Sinh viên rất được khuyến khích tham gia thảo luận cũng như trình
bày quan điểm của mình tại lớp học Một số trường còn đánh giá sinh viên trực
33
Trang 38tiếp qua tần suất và chất lượng phát biểu của sinh viên tại lớp học Ở Khoa Luật
Trường Đại học tổng hợp Washington còn có hình thức bắt buộc sinh viên phải đăng ký một budi “làm chuyên gia”, qua đó khuyến khích sinh viên nghiên cứu
rất sâu về một chủ đề nào đó cũng như phát triển kỹ năng trình bày và diễn đạt.
Thứ ba: Các giáo sư luật tại Hoa Kỳ đều là những người có trình độ rất cao
và nhiều người đồng thời đảm nhiệm rất nhiều vị trí, từ những cơ quan hoạch
định chính sách, quản lý nhà nước cũng như các tổ chức nghiên cứu và kinh doanh thuộc các khu vực tư nhân, gồm cả các luật sư đã từng hành nghề Ở các văn phòng luật sư Các sinh viên từ đó được tiếp cận vấn đề không chỉ từ góc độ
học thuật mà còn từ góc độ của những người làm chính sách, những người “tạo
ra luật” (thâm phán) và những người áp dụng luật (luật sư, doanh nghiệp) Việc
này cũng có thé đạt được thông qua việc mời các chuyên gia, luật sư, thẩm phán
có nhiều kinh nghiệm đến giảng bài và trao đổi với sinh viên Sinh viên được tiếp cận với thực tiễn pháp luật sẽ là tiền đề để có thể tham gia hành nghề trong các tổ chức, cơ sở kinh doanh sau khi ra trường.
2.2 ĐÀO TẠO PHAP LUAT THƯƠNG MẠI QUOC TE Ở ANH QUOC
VA MOT SO NƯỚC CHAU ÂU KHÁC
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống dao tao cử nhân luật ở châu Âu
Việc đào tạo cử nhân luật ở châu Âu không đòi hỏi sinh viên trước đó phải có bằng đại học.” Nói cách khác, ở châu Âu, ngay sau khi tốt nghiệp cấp
ba/trung học, học sinh có thể theo học chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật.
Tuy nhiên, việc đào tạo luật ở các nước châu Âu cũng có một số điểm khác biệt
giữa các nước, và giá trị của bằng cử nhân Luật tại các hệ thống giáo dục ở các nước cũng không luôn luôn giống nhau Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu về đào tạo cử nhân luật tại Anh quốc và Pháp.
'° Điều này khác với Hoa Kỳ, noi mà đào tạo trình độ J.D chỉ được tiến hành đối với những người đã có ít nhấtmột băng đại học trước đó.
34
Trang 39Đào tạo cứ nhân Luật ở Anh quốc
Ở Anh quốc, cũng như ở hau hết các nước common law'® (trừ Hoa Kỳ và ở chừng mực nào đó là Canada), bang cử nhân Luật (Bachelor of Laws - viết tắt là LLB) có thé được cấp như là bằng đại học đầu tiên Các sinh viên đã tốt nghiệp cấp ba có thé có được bằng cử nhân Luật sau ba năm học đại học Tuy nhiên, việc được bang cử nhân Luật không có nghĩa là người đó có thể hành nghề luật.”
Đào tạo cử nhân Luật ở Pháp
Cũng giống như Anh quốc, sau khi tốt nghiệp cấp ba/trung học, học sinh được phép đăng ký học luật tại Khoa Luật của các trường đại học ở Pháp ' Văn bằng Licence en droit được cấp sau ba năm hoc là chứng chi đầu tiên dé có thé
làm các công việc liên quan đến pháp luật Tuy nhiên, văn bằng Licence en droit
ở Pháp không tương đương với bằng cử nhân Luật ở Việt Nam.
2.2.2 Nội dung chương trình đào tạo cử nhân luật ở một số nước châu Âu, và vị trí của các môn học liên quan đến pháp luật thương mại quốc tế
Báo cáo này chọn ra 2 trường luật tiêu biểu ở Anh quốc và | trường luật tiêu biểu tại Pháp để xem xét nội dung, kết cấu của hệ thống các môn học trong chương trình đào tạo luật của các trường này Các trường tại Anh quốc được xem xét là Trường Luật của Trường Đại học tổng hợp Durham và Trường Luật của Trường Đại học tổng hợp King’s College London; tại Pháp là Trường Luật của Trường Đại học tổng hợp Pathéon-Assas (Paris II) Trường Đại học tổng hợp Durham và King’s College London là hai trường luật hang đầu của Anh quốc và có những chương trình đào tạo cử nhân luật tiêu biểu, ” được sinh viên đánh giá
' Cũng cần lưu ý rằng đây chỉ nói về hệ thống giáo dục - cấp bằng cử nhân Luật Việc một người có bằng cử
nhân Luật có được hành nghề luật sư hay không, còn phụ thuộc vào các quy định khác nhau của từng quốc gia.
ụ Ngược lại, không phải tất cả những người hành nghề luật đều cần phải có bang cử nhân Luật Ở Anh quốc, một
người nếu muốn hành nghề luật có thể tham gia các khóa học và đào tạo để chuyển đổi các bằng đại học tronglĩnh vục khác của mình thành bằng tuong đương với bằng cử nhân Luật.
'* Quan điểm của Pháp là “phổ biến pháp luật”, nên việc học luật tai các trường đại học không đòi hỏi sinh viênphải qua các kỳ thi tuyển cụ thé.
Chương trình đào tạo cử nhân luật (LLB) ở Durham va King’s College London phổ biến hơn chương trình
“BA in Law” tại Cambridge và “BA in Jurisprudence” tại Oxford - là những bằng tương đương nhưng có những
đặc thù riêng.
35
Trang 40cao Trường Đại học tổng hợp Paris II là một trong những trường luật tốt nhất
của Pháp, đồng thời có hệ thống đào tạo đặc trưng của Pháp.
Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Trường Đại học tống hợp Durham,
Anh quốc, va vị tri của các môn học về pháp luật thương mại quốc 127
Chương trình dao tao cử nhân Luật của trường nay cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật và các hệ thống pháp luật nhằm giúp sinh viên phát triển hơn về mặt học thuật trong tương lai hoặc để làm việc trong lĩnh vực pháp luật Do đó, ngoài việc giảng dạy các chủ đề cơ bản về pháp luật của Anh quốc, sinh viên cũng được trang bị những kỹ năng và có thể đi chuyên sâu
vào một số lĩnh vực pháp luật cụ thể Chính vì thế, kết cầu của chương trình đào
tạo bao gồm các mô-đun bắt buộc (là những môn học nên tảng về pháp luật) và các mô-đun không bắt buộc (cho phép sinh viên lựa chọn để được học kiến thức
chuyên sâu).”"
Việc giảng dạy được thực hiện bằng các phương pháp đa dạng, kết hợp giữa
việc lên lớp nghe giảng, kèm theo nhóm nhỏ hoặc thảo luận tại nhóm lớn haythậm chí là học riêng.
Chương trình đào tạo kéo dài 3 năm và được chia thành 3 cấp độ.
Ở cáp độ thứ nhất (năm thứ nhát), sinh viên bắt buộc phải học các môn sau:
- Kỹ năng luật gia;
- Luật bồi thường ngoài hợp đồng: - Luật hợp đồng:
- Luật hiến pháp châu Âu;
- Luật hiến pháp Vương quốc Anh; và
- Cá nhân và Nhà nước.
Sau khi kết thúc năm thứ nhất, sinh viên được cấp “Certificate”.
' Nội dung trình bày đưới đây sử dụng các thông tin về chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Luật thuộc
Trường Đại học tang hợp Durham, xem https://www.dur.ac.uk/law/undergraduate/
ú Ngoài ra, sinh viên học tại Trường Luật cũng có thể học một số môn liên quan tại các trường, khoa khác thuộc
Trường Dai học tổng hợp Durham.
36