1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003
Tác giả Air Vixay
Người hướng dẫn TS. Phạm Quý Ty
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 46,47 MB

Nội dung

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài * Mục dich nghiên cứu Tác giả nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn, tô chức và hoạt động của Chínhphủ Lào trong giai đoạn hiện nay nham:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thay cô giáo Trường Dai họcLuật Hà Nội, đặc biệt là các thay cô giáo Khoa sau Dai học và Khoa Hành chính- Nhanước đã tạo diéu kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu chương trình

thạc sĩ luật học tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến người hướngdân khoa học TS Phạm Quy Ty, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, quantâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

AIR VIXAY

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kêt quả nếu trong Luận văn chưa được công bồ trong bát kỳ công trình nào khác Các số liệu,

ví đụ và trích dan trong Luận văn dam bao tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

AIR VIXAY

Trang 4

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TO CHỨC VA HOAT ĐỘNG CUACHÍNH PHU NƯỚC CONG HOA DAN CHU NHÂN DAN LÀO -: 6

1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ nước Cong

hòa dân chủ nhân dân Lao - - - 2113321111833 5111 3111 ng key 6

1.1.1 Tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

trước năm 1991 << c 199g nọ 6

1.1.2 Tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

từ năm 1991 đến may -¿- ¿6-5 3S E1 311515151511 1211111111111111111111 111111 X6 81.2 Cơ cau tô chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhândân Lào theo Hiến pháp năm 2()03 - ¿S2 E2E+E+E£E£EEEEEEEEEEEEeErErersree 101.2.1 VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền của Chính phủ nước Cộng hòa dânchủ nhân dân Lao theo Hiến pháp năm 2003 - - + 2 22+ x+£+£z£z£zzxz 101.2.2 Cơ cấu tổ chức va cách thức hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dânchủ nhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003 ¿2-2 2+2+£+£+zs+E+£zcs+2 131.3 Chính phủ của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho nước

Cong hòa dân chủ nhân dân Lào - - - - (5 2 132222 EEEEESerreerresrexre 23 1.3.1 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - - - 23 1.3.2 Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - - - 55+ ++>+ 25 IERn90).()09)ììi8))/.i8 0 dd 27

KET LUẬN CHUONG (G22 E2 221E 2211193112311 11 931 211 1 g1 ng kg ng ng riệt 30

Trang 5

CONG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DAN LAO THEO HIẾN PHAP NĂM 2003, PHƯƠNGHƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỎI MỚI TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦNƯỚC CONG HOA DÂN CHỦ NHÂN DAN LAO TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY 31

2.1 Thực trạng về cơ cau tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa

Gan chur mhAn dan Lao 0 31

2.1.1 Thực trạng cơ cấu tô chức của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

2.1.2 Thực trạng hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lao 40

2.2 Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lao trong giai đoạn hiện nay hi)

2.2.1 Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào 522.2.2 Giải pháp đôi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào 57

$z00.927 11 69DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 252222 S2 E25 E2E2E£2E+E£EEESEEzErererrsrs 71

Trang 6

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa : Đảng Nhân dân Cách mạng Lao

: Hiến pháp năm 1991 (được sửa đổi, b6 sung năm 2003)

: Quản lý nhà nước : Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong đó có Chính phủcủa bat kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng là van đề hết sức rộng lớn và phức tạp Điều

đó do bản chất của chính đối tượng quản lý nhà nước quy định Mặt khác, đời sống xãhội vô cùng đa dạng, phong phú và vận động phát triển không ngừng, đòi hỏi luônphải có những các tiến, điều chỉnh các chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính và tôchức bộ máy hành chính, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp

Cũng như Việt Nam, Lào xuất phát điểm từ nền kinh tế nghèo nàn, lac hậu lại bichiến tranh tan phá nặng nề va một thời kỳ dài duy trì cơ chế quản lý kế hoạch, tậpchung bao cấp Trên nền tảng các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, những thànhtựu trong đôi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước thời gian quarất to lớn, đáng ghi nhận Song những khuyết điểm, tồn tịa của cơ chế cũ vẫn cònnhiều biểu hiện phức tạp đòi hỏi cần phải nỗ lực nghiên cứu khắc phục nhằm tăngcường năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcủa sự nghiệp đổi mới đất nước của Lào hiện nay Thực tế cho thay đời sống quốc tế,

sự vận động và phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trườngdiễn ra vô cùng sinh động, sự vận động của hệ thống thiết chế và thể chế nhà nướcthường chậm hơn sự phát trién của quá trình kinh tế - xã hội Chính vì vậy, theo mỗibước phát triển của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, việc đổi mới tô chức và hoạtđộng của bộ máy hành chính nhà nước cần phải được xác định là nhiệm vụ thường

xuyên, liên tục.

Chính phủ là cơ quan cao cấp nhất của hệ thống hành chính nhà nước thực thichức năng thống nhất quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trên mọilĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Trong giai đoạn hiện nay, cùng với cải cách kinh tẾ,việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong tiếntrình xây dung đất nước Yêu cầu đổi mới tô chức và hoạt động của các cơ quan trong

bộ máy nhà nước nói chung, Chính phủ nói riêng nhăm xây dựng cơ chế vận hành củaNhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân; quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các coquan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trang 8

Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến bộ máy hành chính nhà nước Lào nóichung và tổ chức - hoạt động của Chính phủ nói riêng van là dé tài còn rat mới mẻtrong nghiên cứu khoa học nước Lào Trong thời gian vừa qua đã có một số công trìnhnghiên cứu về tô chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào, nhưng chưa

có một công trình nào nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Chính phủ nướcCHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2003 Một số đề tài nghiên cứu về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy hành chính bao gồm:

- Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử: “Đảng nhân dân cách mang Lào lãnh

dao quá trình xây dung bộ máy hành chính nhà nước (1975-1995) ” của nghiên cứu

sinh — On Kẹo Phôm Ma Kon Đề tài nghiên cứu này đã được bảo vệ thành công tạiHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) năm 2004

- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước Cộng hòa dân chủ nhán dân Lào hiện nay ” của Phatthana Souk Aloun, bảo vệ năm 2003.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước Cộng hòa dân chủ nhán dân Lào hiện nay” của NaLan Thammathava, bảo vệ năm 2003.

- Luận văn thạc sĩ Luật hoc: “Cai cách bộ máy cua Chính phú Cộng hòa dan chu

nhân dân Lào ”, của Kham Keng Lorberryao đề tài này đã được bảo vệ thành công tạiĐại học Quốc Gia Hà Nội năm 2013

Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí của Lào liên quan đến vấn

đề đổi mới, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước như: “Nắm vững quan điểm củaĐảng trong công tác kiện toàn bộ máy tổ chức Chính phủ trong giai đoạn mới” củaBunNhăng VoLaChit (Tạp chí A-LunMay, tháng 11/1998); “Mộ số vấn dé về côngtác tô chức bộ máy hành chính trong cơ chế thị trường” của On Kẹo PhômMa Kon(Tạp chí KoSáng Phak số 32 năm 2000); “Mot số suy nghĩ về việc kiện toàn bộ máy

Chính phủ” của PhănKhăm ViPhaVan (Tạp chí A-LunMay tháng 04/2001); “Ting bước kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước của Cộng hòa dán chủ nhân dân Lào ” của dự án GPAR (UNDP) (Tạp chí hành chính năm 2004, 2005).

Dưới góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp, trên cơ sở những đòi hỏi của sựnghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ởLào, qua nghiên cứu tác giả thấy rằng việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động

của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và hoàn thiện tô chức và hoạt động của

Trang 9

cuộc đổi mới hệ thống chính tri và thé chế nha nước, nhằm đáp ứng những yêu cầu cho

sự phát triển của Lào trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “7ổ

chức và hoạt động cua Chính phi nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Chính

phi Lào) theo Hién pháp năm 2003” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài

* Mục dich nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn, tô chức và hoạt động của Chínhphủ Lào trong giai đoạn hiện nay nham:

- Góp phần hoàn thiện lý luận cơ bản về tô chức và hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước Lào, trong đó trọng tâm là quá trình hình thành và phát triển của Chínhphủ nước CHDCND Lào qua từng giai đoạn lịch sử; chức năng và nguyên tắc tổ chức

và hoạt động của Chính phủ Lào;

- Đánh giá mức độ hoàn thiện của các chế định pháp luật về tô chức và hoạt độngcủa Chính phủ Lào; phân tích, đánh giá thực trạng tô chức và hoạt động của Chínhphủ, và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém, hạn chế trong tổ chức và hoạt độngcủa Chính phủ Lào; trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoànthiện tô chức và hoạt động của Chính phủ, trong điều kiện xây dựng nhà nước phápquyên hiện nay của CHDCND Lào

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu

như sau:

- Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những van dé lý luận cơ bản về tổ chức vàhoạt động của Chính phủ Lào như: các chức năng cơ ban và các nguyên tắc tổ chức,

hoạt động của Chính phủ Lào;

- Làm sáng tỏ quá trình phát triển của Chính phủ Lào, trình bày và phân tích nộidung các văn kiện của Dang và văn bản quy phạm pháp luật của Nha nước về tô chức

và hoạt động của Chính phủ.

- Nghiên cứu tô chức và hoạt động của Chính phủ một số nước và đưa ra kinhnghiệm cho việc hoàn thiện tô chức và hoạt động của Chính phủ Lào;

- Nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng tô chức và hoạt

động của Chính phủ Lào hiện nay;

Trang 10

và hoạt động của Chính phủ Lào trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xu hướng hội nhập quốc tế.

* Pham vi nghiên cứu

Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tác giả tập chung giải quyết những vấn

- Nghiên cứu Chính phủ của các nước tiêu biéu như Việt Nam, Trung Quốc, NhậtBan dé đưa ra những kinh nghiệm mà Lào nên tham khảo học hỏi;

- Đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ

chức và hoạt động của Chính phủ Lào hiện nay.

- Về thời gian nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ khiHiến pháp năm 2003 của nước CHDCND Lào có hiệu lực thi hành cho đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Tác giả đã nghiên cứu giải quyết đề tài Luận văn dựa trên phương pháp luận Mác

— Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và ĐảngNDCM Lào về cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là:phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa Thôngqua đó, những vấn đề có liên quan tới tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính nhànước được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàndiện, có hệ thống và xác thực theo những nội dung cụ thể trong luận văn này

5 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn Trước hết, đây là một công trìnhtrong khoa học pháp lý nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về tổchức và hoạt động của Chính phủ Lào Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổsung lý luận về van đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào trong điều

kiện mới hiện nay.

Trang 11

những nguyên tắc tô chức và hoạt động của Chính phủ, tác giả đi sâu phân tích co cầu

tổ chức cũng như các hình thức hoạt động của Chính phủ Lào, từ đó chỉ ra nhữngthành tựu và hạn chế của tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào Dựa trên thực tiễn

và bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới (đặc biệt là từ Việt Nam) tác giả đưa

ra một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào Đề tàiđóng góp một số giải pháp nhằm cải cách cơ cau, tổ chức, hoạt động cũng như nănglực quản lý của Chính phủ Lào, đồng thời góp phần vào công cuộc cải cách bộ máyhành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Lào

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được khai thác sử dụng trong công tác

nghiên cứu của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật tại Việt Nam và Lào Với những

đề xuất kiến nghị của luận văn, Chính phủ Lào có thé nghiên cứu dé ứng dụng vàoChương trình cải cách bộ máy tô chức và hoạt động của Chính phủ

6 Kết cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cầu theo 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào

Chương 2: Thực trạng tô chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dânchủ nhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003, Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ

chức và hoạt động của Chính phú nước Cộng hòa dân chủ nhân dán Lào trong giai đoạn hiện nay.

Trang 12

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TO CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA CHÍNH PHU NƯỚC CONG HOA DAN CHỦ NHÂN DAN LAO1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phat triển của Chính phủ nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

1.1.1 Tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào trước năm 1991

Chính phủ Lào trước năm 1991 được hình thành và phát triển cùng với tiến trìnhphát triển cách mạng Lào đưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào Đây là giai đoạnđặc biệt trong lịch sử Nhà nước và pháp luật của Lào Năm 1954, cuộc kháng chiếncủa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương đã giành được thắng lợi to lớn, đặcbiệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệpđịnh Gio-ne-vo Sau khi dành được độc lập, chính quyền cách mạng Lào còn non trẻ

đã vấp phải sự chống đối của thù trong, giặc ngoài Thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ âmmưu thôn tính nước Lào một lần nữa Trước sự can thiệp của thực dân Pháp và các lựclượng thù địch khác, đất nước Lào tạm thời bị chia cắt thành hai khu vực Khu vựcthuộc quan lý của Chính phủ Vương quốc Lao và khu vực giải phóng Neo -Lào —hắcxạt (thuộc quyền quản lý của Mặt trận dân tộc yêu nước Lào)

Đến năm 1973, theo tinh thần Hiệp ước Viêng — Chăn ngày 21 tháng 02 năm

1973 được ký kết giữa Chính phủ Vương quốc Lào và Mặt trận yêu nước Lào, một cơcau chính quyền chung được thành lập Đó là Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời vaHội đồng chính trị liên hiệp quốc gia tai Viêng — Chan Hội đồng chính tri liên hiệpquốc gia đóng vai trò là cơ quan lập pháp, bao gồm 7 Ủy ban [32; tr 408-409] Chínhphủ liên hiệp dân tộc lâm thời gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thànhviên khác (tổng số 25 người) Hoàng thân Su Văn — na Phum — ma là Thủ tướng Chính

phủ, các thành viên khác của Chính phủ do Nhà vua và Mặt trận dân tộc yêu nước Lào

bô nhiệm theo dé nghị của Ủy ban hiệp thương chính trị và có tỷ lệ ngang nhau Ngoài

ra có hai Bộ trưởng do mỗi bên đề nghị bé nhiệm từ các vi lãnh đạo, có uy tín, có quanđiểm hòa bình, độc lập, trung lập va dân chủ [32; tr.140]

Sau khi đất nước được giải phóng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào(Nhà nước CHDCND Lào) ra đời, bao gồm hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương

Trang 13

1978, Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc Thành phầncủa Hội đồng Bộ trưởng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Bộ trưởng và các Chủtịch Ủy ban Nhà nước, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng

Bộ trưởng do Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) bầu theo đề nghị của Chủ tịch

nước [38; tr.47].

Hội đồng Bộ trưởng thống nhất QLNN về mọi mặt, tổ chức chỉ đạo việc thựchiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Hội đồng Bộ trưởng códay đủ thẩm quyền trong việc quan lý điều hành đất nước Hội đồng Bộ trưởng banhành nghị quyết và nghị định Các nghị quyết, nghị định do Hội đồng Bộ trưởng ban

hành có hiệu lực trong phạm vi cả nước [38; tr.47].

Theo quy định của Điều 4, Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1978, Hộiđồng Bộ trưởng gồm các bộ, ủy ban Nhà nước Trong giai đoạn từ 1975 đến 1991 cơcấu tô chức của Hội đồng bộ trưởng gồm các cơ quan sau: Bộ Nội vụ; Bộ Quốc phòng;

Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục — Đào tao; Bộ Văn hóa; Bộ Nông,

thủy lợi và hợp tác xã nông nghiệp; Bộ Vận tải và Bưu điện; Bộ Tài chính; Bộ Xây

dựng; Bộ Cung ứng vật chất — kỹ thuật; Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; Ủy ban Ngânsách Nhà nước; ủy ban Tuyên truyền Báo chí; Đài Phát thanh và truyền hình Nhànước; Ban Tổ chức cán bộ; Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng; Ủy ban dân tộc [38; tr.48].Theo quy định của Điều 9 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1978, Hội đồng

Bộ trưởng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Lãnh đạo công tác của các Bộ, Ủy ban Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh trongphạm vi toàn quốc;

- Bảo đảm việc thi hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước, quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, các ủy ban Nhà nước; thực hiện các biện phápkiện toàn cơ cấu tô chức, lề lỗi làm việc của hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà

Trang 14

nhân dân;

-Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận tổ quốc và các tô chức quần chúng nhânkhác hoạt động có hiệu quả; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia

quản lý Nhà nước và xã hội;

-Quản lý lao động, tiền lương, tài chính, tiền tệ, tín dụng, thị trường và thốngnhất về giá cả; quản lý hoạt động ngoại thương của Nhà nước thực hiện độc quyền củaNhà nước, thúc đây xuất khâu thương mại;

-Quản lý hoạt động đối ngoại của Nhà nước; thực hiện các biện pháp tăng cườnghợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật với các nước xã hội chủ nghĩa;

-Tăng cường sự đoàn kết của các bộ tộc Lào trong cả nước để xây dựng XHCN

thành công; bảo vệ tai san và lợi ich của Nhà nước và xã hội.

Nhìn chung, từ giai đoạn năm 1975 đến trước Hiến pháp năm 1991, t6 chức vàhoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước Lào thể hiện phương thức tô chức chínhquyền kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa và mang nét truyền thống dân tộc Cơ cấu tô

chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở giai đoạn này đáp ứng các yêu

cầu nhiệm vụ của cách mạng Lào, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước

cũng như trình độ, năng lực quản lý hiện thời của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước

Lào Tuy nhiên, có thể thấy răng bộ máy hành chính Nhà nước Lào trong giai đoạnnày là bộ máy hành chính của nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung quan liêu bao cấp

Bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính, số lượng cán bộ viên chức có xu hướngphinh to; tính chất trì trệ quan liêu, kém hiệu quả thể hiện ngày một rõ Chuyển sangxây dựng nền kinh tế thị trường, t6 chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhanước Lào trong đó có Chính phủ Lao cần phải được đôi mới theo hướng tinh gọn, hiệulực và hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt vai trò của Nhà nước trong điều kiện mới

1.1.2 TỔ chức và hoạt động của Chính phi nước Cộng hòa dân chủ nhân danLào từ năm 1991 đến nay

Ngày 15 thang 8 năm 1991, Quốc hội nước CHDCND Lào đã thông qua Hiếnpháp- bản Hiến pháp XHCN đầu tiên của Lào Sự ra đời của Hiến pháp năm 1991đánh dau bước phát triển mới trong công cuộc xây dựng nước Lào độc lập, thống nhất,dân chủ nhân dân và giàu mạnh Trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, Quốc hội cũng đã

ban hành hàng loạt các đạo luật quan trọng khác, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng

Trang 15

nước Lào nói riêng.

Theo quy định của Hiến pháp, hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nướcLào gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan hành chính Nhà

nước ở địa phương.

Chính phủ nước CHDCND Lào là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất củatoàn quốc Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng vàThủ trưởng các cơ quan ngang bộ Chính phủ do Quốc hội thành lập, nhiệm kỳ củaChính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Trong trường hợp Quốc hội hết nhiệm kỳ,Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi Quốc hội bầu ra Chínhphủ khóa mới (Điều 58, Hiến pháp năm 1991 và Diéu 5, Điều 6 Luật tổ chức Chính

phủ nước CHDCND Lào năm 1995).

Chính phủ thong nhat quan ly viéc thuc hién nhiém vu phat trién kinh té, vanhóa, xã hội; bao dam không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ chủquyền đất nước; bảo vệ tô quốc; bao đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bao

vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân; bảo đảm tính mạng, tự do, danh dự, nhân

pham của công dân

Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc tập chung dân chủ, trên cơ sở Hiến pháp và

pháp luật Hoạt động của Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách

mạng Lào Trong hoạt động của mình, Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với các tổchức quan chúng nhân dân

Hiến pháp năm 1991 được sửa đôi vào năm 2003, qua lần sửa đổi này, cơ cau tổ

chức và hoạt động của Chính phủ đã được quy định hoàn thiện hơn Hiện nay, Chính

phủ nước CHDCND Lào được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp Lào năm 1991được sửa đôi bồ sung năm 2003 (gọi tắt là Hiến pháp năm 2003); Luật tổ chức Chínhphủ 2003; Chỉ thị số 107/CTN ngày 30/6/2011 của Chủ tịch nước về cơ cấu bộ máy,

sự bổ nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng và tập thé Chính phủ của CHDCND Lào (sauđây gọi tắt là Chỉ thị số 107/CTN) và các văn bản hướng dẫn thi hành Chính phủ nướcCHDCND ngày càng khang định vai trò của mình trong hệ thống bộ máy nhà nướcCHDCND Lào Nội dung luận văn này nghiên cứu về tô chức và hoạt động của Chínhphủ nước CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2003

Trang 16

1.2 Cơ cấu t6 chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủnhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003

1.2.1 Vi trí, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính phú nước Cộng hòadân chủ nhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003

1.2.1.1 VỊ trí, chức năng của Chính phủ Lao

* Về vị trí của Chính phủ Lào Kế thừa những ưu điểm và khắc phục những hạnchế của Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng Lào năm 1978, Hiến pháp năm 1991 cũngnhư Hiến pháp năm 2003 đã xây dựng bộ máy nhà nước theo quan điểm quyên lực nhànước tập trung thống nhất, nhưng có sự phân công, phân định chức năng trên cơ sởphối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Hiến pháp năm 2003 tạiĐiều 69 quy định: “Chinh phủ là cơ quan hành chính nha nước Chính phủ thong nhấtquản lý và diéu hành trong tat cả các lĩnh vực của nhà nước: Chính trị, kinh té, vănhóa- xã hội, quốc phòng an ninh và ngoại giao”

Với quy định như vậy, lần đầu tiên, Hiến pháp đã thay đổi tên Hội đồng Bộtrưởng (Luật Hội động Bộ trưởng năm 1978) thành Chính Phủ (Hiến pháp 1991, Hiếnpháp 2003) không chỉ có ý nghĩa là việc thay đổi tên gọi mà còn phản ảnh một xuhướng thay đổi chế độ trách nhiệm, chuyển dan từ chế độ trách nhiệm tập thể chungsang đề cao trách nhiệm của cá nhân, tăng cướng quyền hạn của Thủ tướng chính phủ,các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đồng thời có thể kết hợp trách nhiệmtập thé Thứ hai, mặc dù không quy định rõ ràng song qua những nhiệm vụ quyền hancủa Chính phủ tại Điều 70 Hiến pháp năm 2003 thì, Chính phủ là cơ quan hành chínhNhà nước cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Quốc hội, có thé hoạt động mộtcách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính Nhà nước Quy định này không chỉ

đề cao vai trò hoạt động của Chính phủ mà còn tăng tính chịu trách nhiệm của Chính

phủ, Thủ tướng Chính phru và các thành viên của Chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong hoạt động hành pháp.

* Vé chức năng của Chính phủ Lào Về vị tri, tính chất, chức năng và cơ chế thựchiện quyền hành pháp của Chính phủ được quy định theo hướng nhăm xây dựng Chínhphủ mạnh, hiện đại, dân chủ, thống nhất quản lý vĩ mô các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nuoc Trong bất kỳ một nhànước nào, quyền hành pháp đều được xem như quyền năng trực tiếp trong hoạch định,

đệ trình chính sách và tổ chức thực thi chính sách [13; tr.409] Cơ quan thực hiện

Trang 17

quyền hành pháp không chỉ bó hẹp ở chấp hành pháp luật, mà còn ở việc định hướngchính sách và tổ chức thực thi chính sách Theo Hiến pháp năm 2003, chức năng củaChính phủ bao gồm phạm vi hoạt động rộng lớn, không đơn thuần chỉ là chấp hành,triển khai chính sách quyết định đã được Quốc hội thông qua Chức năng hành pháp

của Chính phủ được thực hiện ở các phương diện như:

- Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế- xãhội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội;

- Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thé theo thâm quyền của Chính phủ, banhành các văn bản dưới luật dé thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc

hội ban hành;

- Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kếhoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lý cáclĩnh vực của đời sống xã hội;

- Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia trên

cơ sở các quy định của pháp luật.

Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kỳ theo nhiệm nhiệm kỳ Quốc hội.Thành viên của Chính phủ phải hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủphải chịu trách hiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Thành viên của Chính phủ

có thé bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức theo quy định của pháp luật.với thâm quyền là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hôi quyết định nhữngvan đề quan trọng của đất nước như kế hoạch, ngân sách, các loại thuế, ban hành Hiếnpháp và luật Chính phủ phải t6 chức thực hiện có hiệu quả các văn bản do Quốc hộiban hành Trên cơ sở cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật, Chính phủ đề ra biện phápthích hợp, phân công, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó trên thực tế.1.2.1.2 Nhiệm vụ, quyên hạn của Chính phủ Lào

Dé khang định vi trí của Chính phủ Lao là cơ quan hành chính nhà nước, thống

nhất quản lý và điều hành trong tất cả các lĩnh vực của nhà nước, Hiến pháp năm 2003

đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ Lào tại Điều 70, với những nhiệm

vụ, quyền hạn cu thé sau đây:

- Tổ chức thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, quyết

định của Chủ tịch nước;

Trang 18

- Dự thảo luật và các đạo luật trình Quốc hội, dự thảo Nghị định trình Chủ tịchnước xem xét và ký quyết định ban hành;

- Thiết lập các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhànước trình Quốc hội xem xét và thông qua;

- Ban hành Nghị định, các Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực quản lý của Chínhphủ về kinh tế- xã hội, khoa học, công nghệ, tài nguyên quốc gia, môi trường, an ninh-quốc phòng và ngoại giao;

- Tổ chức, chỉ dao, và giám sát các hoạt động của các Bộ, Chính quyên địa

phương;

- Tổ chức và giám sát các hoạt động quốc phòng và an ninh;

- Ký kết các Điều ước quốc tế, Hợp đông với nước ngoài và chỉ đạo thực hiệncác Diéu ước quốc tế, hợp đông đã ký;

- Bãi bỏ, hủy bo, cham ditt hiệu lực các văn ban do Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơquan trực thuộc Chính phi và Chính quyên địa phương;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Ngoài 9 nhiệm vụ quyền hạn cụ thể nêu trên, Chính phủ còn thực hiện nhữngnhiệm vụ quyền hạn theo Luật định Điều 7 Luật tô chức Chính phủ năm 2003 đã cụthê hóa các quy định của Hiến pháp hiện hành thành 15 nhiệm vụ quyền hạn, đó là:

- Thực hiện hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, sắc lệnh, pháp lệnh củaChủ tịch nước, tổ chức tuyên truyền pháp luật, giáo dục việc tôn trọng pháp luật, quy

định các biện pháp bao vệ lợi ích chính dang của nhân dan;

- Xây dung các chính sách phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước dénghị Quốc hội xem xét và phê chuẩn;

- Quản lý thong nhất việc xây dựng cơ sở hạ tang, mở rộng cơ sở kinh tế, vanhóa- xã hội, khoa học kĩ thuật, thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ, quản lý vàđảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân theo quy địnhcủa Hién pháp và pháp luật;

- Báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và

Chủ tịch nước,

- Nghiên cứu xây dựng và trình dự thảo trước Quốc hội, dự thảo pháp lệnh trước

Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Nghiên cứu và trình dự thảo sắc lệnh của Chủ tịch nước;

Trang 19

- Ban hành nghị định và quyết định về quan lý nhà nước, quản ly kinh tế - xã hội,khoa học, kĩ thuật, công nghệ, phát triển nguôn nhân lực; an ninh quốc phòng và quan

hệ đối ngoại;

- Tổ chức, lãnh đạo, quản lý và giám sát hoạt động của các ngành nghề và cơquan chính quyên địa phương dé dam bảo việc thực hiện có hiệu quả pháp luật;

- Tổ chức và quản lý thong nhất về dân số trên phạm vi cả nước;

- Củng cô và tăng cường kiểm tra việc bảo vệ quốc phòng, bảo vệ an ninh- trật tur

an toàn xã hội, xdy dựng lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện mệnh lệnh và kỷ luật

quân đội can thiết dé bảo vệ an ninh quốc phòng;

- Đình chỉ hoặc xóa bỏ các quyết định, chỉ thị, hướng dan và thông tư của cán

bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác trực thuộc trực tiếp Chính phủ và cơ quanchính quyên địa phương nếu các cơ quan này thực thi công việc trái với pháp luật;

- Quyết định thành lập hoặc giải thể huyện và diéu chỉnh địa giới giữa các huyệntheo đề nghị của Huyện trưởng và Thị trưởng thành phố

- Tổ chức, thực hiện và giám sát việc thanh tra nhà nước nhằm phát hiện ra các

vi phạm luật, tham nhung và các yếu kém khác; giải quyết khiếu nại, t6 cáo của ngườidân liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và các cơquan quản lý nhà nước ở mỗi cấp theo quy định của pháp luật;

- Hợp tác, thương lượng, kí các hiệp định và thỏa thuận với các quốc gia khác,quan lý và giám sát quan hệ đối ngoại và việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận

đã ki.

Như vậy, những nhiệm vụ quyền hạn trên vừa thể hiện quan điểm đề cao vai trò

Chính phủ, vừa đảm bảo sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước theo pháp luật hiện hành.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòadân chủ nhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003

1.2.2.1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những nguyên tắc cơ bản cho việc xây

dựng và hoàn thiện BMNN, trong đó có Chính phủ Với tư cách là một trong những cơ

quan của BMNN nước CHDCND Lào, Chính phủ Lào cũng được tô chức và hoạtđộng theo các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của BMNN Lào bao gồm:

Trang 20

- Thứ nhất, nguyên tắc Đảng lãnh đạo Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọngnhất được Hiến pháp Lào ghi nhận Tại Điều 3 Hiến pháp 2003 quy định: “Quyên làmchủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và đảm bảo bằng hoạt động của

hệ thống chính trị do Đảng nhân dan cach mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo ”

Nguyên tắc tắc Đảng lãnh đạo, biểu hiện cụ thể thông qua các hình thức hoạtđộng sau của Đảng: Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về quản lý nhànước; Vai trò lãnh đạo của Đảng thê hiện trong công tác tổ chức cán bộ trong Chính

phủ và các cơ quan của Chính phủ Lào; Đảng lãnh đạo bộ máy của Chính phủ Lào

thông qua kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong

hoạt động QLNN của Chính phủ.

- Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều

5 Hiến pháp 2003: “Quốc hội và tat cả các cơ quan của Nhà nước được tổ chức vàhoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ ” Nội dung của nguyên tắc này là sự kết

hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ Trong hoạt động QLNN của Chính phủ, tập

trung nhằm bảo đảm sự thâu tóm quyền lực hành pháp nhà nước vào chủ thé quản lý,dân chủ dé mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thé tronghoạt động QLNN Tuy nhiên, trong hoạt động QLNN của Chính phủ hai yếu tố nàyphải được kết hợp chặt chẽ, có mối quan hệ qua lại và hỗ trợ cho nhau.

- Thứ ba, nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc này được quy định trong Điều 10Hiến pháp năm 2003: “Nhà ước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, mọi tổchức của Đảng và Nhà nước, các tô chức quan chúng, các tô chức xã hội và mọi côngdân phải hoạt động trong khuôn khô Hiến pháp và pháp luật” Hoạt động của Chínhphủ bao gồm nhiều lĩnh vực, các hoạt động khác nhau nên việc bảo đảm thực hiệnnguyên tắc pháp chế XHCN có ý nghĩa rất quan trọng Cụ thé, Chính phủ Lào phải bảođảm thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN trong các hoạt động cụ thể như hoạt độngban hành văn bản quy phạm pháp luật; trong tô chức thực hiện pháp luật; trong kiểm

tra thực hiện pháp luật.

- Thư tư, nguyên tac phân định rõ thẩm quyên và phạm vi quản ly cho các cơquan trực thuộc Chính phủ có hệ thống các cơ quan dé hoạt động có hiệu quả, Chínhphủ vừa phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ vừa phải thực hiện phân công,phân định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho từng cơ quan trực thuộc Nguyên tắcnày đòi hỏi, Chính phủ phải dựa trên thẩm quyền chung là thống nhất nhưng có sự

Trang 21

phân công, phân định thâm quyên, giao nhiệm vụ quan ly cho các cơ quan của mình.Tuy nhiên, trong quá trình này cần phải dựa vào chuyên môn và khả năng nhân vật lựccủa từng cơ quan dé phân công, phân định thâm quyền, giao nhiệm vụ một cách hợp ly

và có hiệu quả.

Trên đây là các nguyên tắc về tô chức và hoạt động của BMNN Lào và cũng lànguyên tắc tô chức và hoạt động của Chính phủ Lào được ghi nhận trong Hiến phápnăm 2003 Những nguyên tắc này là cơ sở dé xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt

động cho Chính phủ Lào.

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào

(i) Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ Lào Sự ra đời của Hiến pháp năm 1991đánh dấu bước phát triển mới trong công cuộc xây dựng nước Lào độc lập, thống nhất,dân chủ nhân dân và giàu mạnh Trên cơ sở Hiến pháp năm 1991 (được sửa đổi bổsung năm 2003), Quốc hội cũng đã ban hành hàng loạt các đạo luật quan trọng khác,tạo cơ sở pháp lí cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước nóichung và bộ máy của Chính phủ nói riêng Về tổ chức và hoạt động của Chính phủ cóLuật tổ chức Chính phủ năm 2003; Chỉ thị số 107/CTN ngày 30/6/2011 của Chủ tịchnước về cơ cau bộ máy, sự bô nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng và tập thé Chính phủcủa CHDCND Lào và các văn bản hướng dẫn thi hành Theo Luật tổ chức Chính phủcủa Lào năm 2003 thì cơ cấu Chính phủ gồm có:

* Vé cơ cấu thành viên gồm có: Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, các Bộ

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ của Bộ và Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng

Chính phủ, Thủ trưởng của tổ chức ngang Bộ (Điều 6) Trong đó, ngoài Thủ tướng,các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc Hội Về cáchthức thành lập, Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề

nghị của Chủ tịch nước, còn các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của

Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn việc bố nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo đềnghị của Thủ tướng Chính phủ Việc Hiến pháp trao cho Thủ tướng quyền được đềnghị bổ nhiệm các thành viên khác của Chinh phủ trình Quốc hội phê chuan, đồng thờicòn có quyền đê nghị Quốc hội miễn nhiệm, cách chức thành viên của Chính phủ đãlàm nỗi bat vai trò của Thủ tướng Chính phủ Có thể nói đây là phương pháp hữu hiệugóp phần xây dựng một cơ quan hành chính Nhà nước mạnh mẽ Thành viên chínhphủ không đồng thời là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định này đảm bảo

Trang 22

tính khách quan trong hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ quốc hội đối với

Chính phủ.

* Vé cơ cầu tổ chức gôm có (Điểu 5): Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ và cơ

quan ngang Bộ

v Văn phòng Thủ tướng Chính phủ

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ là cơ quan ngang Bộ thực hiện vai trò của Ban

thư ký cho Chính phủ, kiểm tra, và tong hop tất cả các van đề liên quan đến các hoạtđộng của Chính phủ; t6 chức và sắp xếp hoạt động của Chính phủ,Thủ tướng Chínhphủ và các tô chức trực thuộc Chính phủ Như vậy, văn phòng Thủ tướng Chính phủcủa Lào cũng giống như Văn phòng Chính phủ của Việt Nam là cơ quan giúp việc cho

Thủ tướng Chính phủ và bộ máy của Chính phủ.

Cơ cấu của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ: Nội các của Thủ tướng Chính phủ,Ban thư ký chính phủ và các tổ chức trực thuộc Chính phủ

Nhiệm vụ và quyên hạn của Văn phòng Thủ tướng Chính phú: Theo Điều 19 củaLuật tổ chức Chính phủ năm 2003 thì Văn phòng Thủ tướng Chính phủ có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Chuan bị, hồ sơ và báo cáo về kết quả của các cuộc họp của Chính phủ;

- Tóm tắt và thu thập dit liệu và thông tin trong nước va nước ngoài dé báo cáo

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

- Kiểm tra, phân tích các vấn đề quan tâm, và đề xuất với Chính phủ và Thủtướng Chính phủ những van đề này được xem xét khi xác định các chính sách, kế hoạchphát triển chiến lược, và cơ chế quản lý nền kinh tế, các vấn đề văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái;

- Quản lý các hoạt động mà không phải là trong phạm vi trách nhiệm của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vàcác tô chức trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ;

- Phối hợp và hợp tác với Nội các của Trung ương Đảng, Nội các của Quốc hội,Nội các của Văn phòng Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phó,Mặt trận Lào xây dựng đất nước, và các tổ chức quần chúng ở cấp Trung ương dé đi đếnmột sự đồng thuận về việc tạo thuận lợi và quản lý các hoạt động chung của Chính phủ;

- Thực hiện các quyên khác và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công

Trang 23

của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

v Bộ và cơ quan ngang Bộ

Bộ và các cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ có vai trò thực hiện

chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong

phạm vi cả nước.

Phạm vi quản lí của Bộ và các cơ quan ngang Bộ được phân công bao quát toàn

bộ mọi tổ chức và hoạt động thuộc mọi thành phần kinh tế, trực thuộc các cấp quản líkhác nhau, từ Trung ương đến địa phương, cơ sở Có thể chia 2 nhóm Bộ và cơ quan

ngang Bộ là Bộ quản lí theo ngành hoặc lĩnh vực công tác.

- Bộ quản lí theo ngành (quản lí những ngành kinh tế, kĩ thuật hoặc sự nghiệpnhư nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải, giáo dục ) là cơ quan của Chính phủ có

trách nhiệm quản lý ngành hoặc nhóm ngành Có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước và sự nghiệp; thực hiện chức năng quản lý nhà

nước trên các lĩnh vực cụ thé do Bộ phụ trách Số lượng, quy mô của các bộ này có thểtùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình chính trị của đất nước

- Bộ quản lí theo lĩnh vực (Bộ chức năng cơ bản): Là những loại Bộ mà tổ chức

bộ máy của Chính phủ của bat kỳ quốc gia nào cũng phải có và tồn tại Có chức năngthực hiện sự quản lý Nhà nước theo từng lĩnh vực lớn như: Kế hoạch; Tài chính; Ngân

hàng; Khoa học và Công nghệ; Lao động: Nội vụ; Ngoại giao; Quân sự Các lĩnh vực

này liên quan đến hoạt động của tất cả các Bộ, các cấp quản lý Nhà nước, các tổ chức

trong xã hội và công dân Bộ quản lý lĩnh vực có trách nhiệm giúp Chính phủ nghiên

cứu và xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội nói chung: xây dựng các dự án, kế hoạchtổng hợp và cân đối liên ngành; xây dựng các quy định chính sách, chế độ chung hoặc

tự mình ra những văn bản pháp quy về lĩnh vực mình phụ trách và hướng dẫn các cơquan Nhà nước, các tô chức kinh tế, văn hóa, xã hội thi hành; kiếm tra và đảm bảo sựthong nhất pháp luật Nhà nước trong hoạt động của các Bộ

Hiện nay, theo Chỉ thị số 107/CTN ngày 30/6/2011 của Chủ tịch nước về cơ cấu

bộ máy, sự bô nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng và tập thé Chính phủ của CHDCND

Lào có 18 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ.

Về cơ cấu tô chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ: Vu của Bộ và các cơ quan

ngang Bộ, các Sở, Ban, Viện nghiên cứu và các đơn vị kỹ thuật theo quy định của nghị định của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 24

Về quyên hạn và nhiệm vụ của Bộ và cơ quan ngang Bộ: Theo Điều 26 Luật tổchức Chính phủ 2003 quy định Bộ và cơ quan ngang Bộ có những quyền hạn và nhiệm

hoạch sau khi được phê duyệt;

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh,

dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủtheo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghịquyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; và ban hànhthông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn và đảm bảo quản lý vĩ mô của ngành mình;

- Tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; trìnhChính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước cho Uỷ ban nhân dân địaphương về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực;

- Phát triển nguồn nhân lực trong ngành mình;

- Hợp tác với nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ;

- Tổng kết và báo cáo kết quả công tác trong lĩnh vực của mình trước Chính phủ

của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và thông qua hoạt động của các thành viên của Chính phủ.

* Thong qua phiên họp Chính phú Các phiên họp của Chính phủ là hình thức

hoạt động quan trọng của Chính phủ, có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của

Trang 25

Chính phủ Phiên họp là nơi tập trung trí tuệ của cả tập thể Chính phủ, những ngườitrực tiếp nắm quyền quản lý hành chính trên phạm vi một ngành hoặc một lĩnh vựcnhất định đồng thời có sự đóng góp ý kiến của các cơ quan Nhà nước, các tô chứcđoàn thê khi tham dự phiên họp.

Theo quy định hiện hành, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần, ngoài ra

có thé hop bat thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của

ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ

Tham dự phiên họp gồm: thành viên Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họpphải được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ, Thủ tướng có thể cho phép thành viênvăng mặt được cử cấp phó của mình tham dự phiên họp Chính phủ Ngoài các thànhviên của Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ khi xétthay can thiét, Chu tich H6i đồng dân tộc của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch tổng liên đoàn Lao độngLào và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể khác có thé được mời tham dự các phiênhọp của Chính phủ khi bàn về vấn đề liên quan Khi cần thiết Chính phủ có thể mời

Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tỉnh trưởng tham gia phiên họp của Chính phủ.

Các đại biểu được mời dự họp không phải là thành viên của Chính phủ có quyền phátbiểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết Thủ tướng Chính phủ chủ tọa các phiênhọp của Chính phủ, khi được Thủ tướng ủy quyền, một Phó thủ tướng cũng có thể chủtọa phiên họp Thành phần tham sự như trên giúp Chính phủ vừa tập trung được trí tuệtập thé của các thành viên Chính phủ, ý kiến của các đại biéu được mời từ đó góp phanlàm cho quyết định của phiên họp sát với thực tế, toàn diện hơn, đồng thời cũng đề caotrách nhiệm của thành viên Chính phủ trong quá trình biểu quyết các vấn đề quan

trọng của Chính phủ.

Tại phiên họp của Chính phủ thảo luận và biểu quyết theo đa số Danh mục cácvấn đề được đưa ra thảo luận bao gồm: Chương trình hoạt động hàng năm của Chínhphủ; các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội; Dự án

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm, các công trình quanrong, dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ Ngân sách Nhà nước, quyết toán Ngânsách Nhà nước hàng năm trình Quốc hội; Các chính sách cụ thé về phát triển kinh tế -

xã hội, tài chính, tiền tệ, các vẫn đề quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Các

đê án trình Quôc hội vê việc thành lập, sáp nhập, giải thê các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Trang 26

viêc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, giải thể các cơquan thuộc Chính phủ; Các báo cáo của Chính phủ trước khi trình Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Khăng định tính tập thể trong quyết định của phiên họp, pháp luật hiện hành quyđịnh: Nghị quyết phiên họp của chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chínhphủ biểu quyết tán thành, trường hợp biểu quyết ngang nhau thực hiện theo ý kiến maThủ tướng Chính phủ đã biểu quyết Quy định này thê hiện sự kết hợp chặt chẽ chế độtrách nhiệm cá nhân và tập thể, đề cao vai trò tập thể của Chính phủ trong việc quyếtđịnh những vấn đề quan trọng, và đặc biệt đề cao vai trò của Thủ tướng Chính phủ.Phiên họp Chính phủ là hình thức hoạt động tập thé duy nhất của Chính phủ, trên cơ

sở bàn bạc dân chủ công khai, Nghị quyết của phiên họp vừa thể hiện nội dung nguyêntắc tập trung dân chủ đồng thời đề cao vai trò của cá nhân Thủ tướng Đây được xem

là điểm mới phù hợp với quan điểm xây dựng BMNN theo Hiếp pháp Lao năm 2003

Đề đảm bảo hiệu quả cho phiên họp của Chính phủ, ngoài việc hoàn thiện cácquy định pháp luật, sự cần thiết phải mở rộng thành phần phiên họp, làm tốt công tácchuẩn bị (đặc biệt chuẩn bị dự án và các nội dung đưa ra phiên họp), phiên họp cần tậptrung giải quyết tốt những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ

* Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Lào Hién pháp năm 2003 đãdành một vị trí đặc biệt cho Thủ tướng Chính phủ trong hệ thống cơ quan hành chínhnhà nước ở Trung ương đáp ứng yêu cầu của quản lý đất nước trong điều kiện mới củađất nước Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ Lào, Thủ tướng đóng vai trò làngười trực tiếp chỉ đạo điều hành công việc của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương Thủ tướng Chính phủ có quyền bồ nhiệm, điều động và bãi nhiệm

Thứ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Cục trưởng, phó Tỉnh trưởng, Phó Thị trưởng; nâng ngạch bậc và chức vụ đại tá trong lực lượng vũ trang và các chức vụ khác

theo luật định (Điều 73 Hiến pháp năm 2003)

Trong lĩnh vực đảm bảo pháp chế, Thủ tướng Chính phủ có các quyền: Dinh chỉviệc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnhtrưởng trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực

Trang 27

thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn ban của co quan Nhà nước cấptrên đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

Đề thực hiện nhiệm vu, quyền hạn của mình, Thủ tướng Chính phủ căn cứ vàoHiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường

vụ quốc hội; Lệnh, Quyết định, Chỉ thị của Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện vănbản đó Văn bản của Thủ tướng Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành trong phạm

vi cả nước và đồng thời Thủ tướng hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đóđối với các ngành, địa phương và cơ sở

Hiến pháp năm 2003 có xu hướng tăng cường chế độ thủ trưởng, việc quy địnhcho người đứng đầu Chính phủ những nhiệm vụ, quyền hạn như trên mới có thể đảmbảo được quyên lãnh đạo của minh là hoàn toàn hợp lý Các quy định trên cho thấy sựthay đổi trong quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là thâm quyền ban hànhvăn bản đã có sự cải thiện đáng kể Hình thức văn bản được quyền ban hành, có thể

phân biệt giữa văn bản của Chính phủ với văn bản của Thủ tướng Chính phủ ban hành,

tránh được sự chồng chéo về thâm quyền Hơn thế, thâm quyền của Thủ tướng Chínhphủ quy định rõ ràng và cụ thê tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ tướng Chính phủ hoànthành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình

* Thong qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Bên cạnh hoạt động của phiên họp Chính phủ, hoạt động của Thủ tướng cũng như Phó thủ tướng Chính phủ, hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đóng vai trò quan trọng Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng

QLNN đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước Bộ trưởng và thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên của Chính phủ lãnh đạo công tác của Bộ và cơ

quan ngang Bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, Bộ trưởng chịu trách nhiệmtrước Thủ tướng và Quốc hội về hoạt động QLNN trong phạm vi ngành, lĩnh vực được

phân công.

Đề thực hiện tốt chức năng của mình, Bộ trưởng hoạt động với hai tư cách:

Một là, vừa là thành viên của Chính phủ, tham gia giải quyết những van đề thuộcthâm quyền của Chính phủ tại phiên họp Tham gia các phiên họp Chính phủ, các Bộtrưởng có quyền thảo luận và biểu quyết các van dé quan trọng của Chính phủ; chuẩn

bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án theo sự phân công của Chính phủ; trình bày

Trang 28

trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo của Bộ theo yêu cầu của Quốchội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vẫn của đại biểu Quốc hội; thực hiện

những nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.

Hai là, vừa là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo, quản lý điều hành Bộ theo chế độthủ trưởng Với tư cách này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lãnh đạo, quyếtđịnh và chịu trách nhiệm quản lý về ngành, lĩnh vực mình phụ trách như: Trình Chínhphủ kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm của ngành, lĩnh vực; tô chức và chỉ đạothực hiện kế hoạch trong phạm vi cả nước; quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quyphạm và các định mức kinh tế - kĩ thuật của ngành thuộc thâm quyền; đề nghị Thủtướng Chính phủ bồ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng vàtương đương (Điều 26 Luật tổ chức Chính phủ năm 2003)

Trong phạm vi quản lý của mình, căn cứ vào các Hiến pháp, luật, Nghị quyết củaQuốc hội; Nghị quyết của Ủy ban thưởng vụ Quốc hội; Quyết định, Chỉ thị của Chủtịch nước, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng có quyền banhành các loại văn bản pháp luật gồm Quyết định, chi thi dé hướng dẫn thi hành các vănbản nêu trên và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó

Với việc bãi bỏ quy định về thẩm quyền được ban hành các văn bản pháp quycủa Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Hiến pháp năm 2003 đã tăng cường sựgiám sát của Quốc hội với hoạt động lập quy của Chính phủ, đồng thời đề cao tínhchịu trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động này của Chính phủ trước Quốc hội.Chỉ cơ quan do Quốc hội thành lập mới được quyền ban hành văn bản pháp quy

Về mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc Hội, Hiến pháp năm 2003 đã quy địnhChính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội và phải báo cáo về các hoạt động choQuốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (giữa hai kỳ họp của Quốc hội) và báo cáoChủ tịch nước (Điều 70) Quy định mới này cho thấy vai trò của Chính phủ do Quốchội lập ra với tính chất là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thì chỉ chịu tráchnhiệm trước Quốc hội Quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải báo cáo côngtác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước là để đảm bảo Sự giám sát củacác cơ quan này - với tính chất là những cơ quan tham gia thực hiện quyền giám sát

với BMNN.

Bên cạnh đó, Hiến pháp Lào năm 2003 cũng quy định rõ Bộ trưởng và các thành

viên khác của Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước

Trang 29

Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách Như vậy, các thành viên của Chính phủ(Bộ trưởng, Thủ trưởng co quan ngang bộ) vừa chiu trách nhiệm về ngành, lĩnh vựcmình phụ trách trước Quốc hội vừa phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.Quy định như vậy của Hiến pháp năm 2003 là nhăm mục đích tăng cường vai trò lãnhđạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các thành viên khác trong Chính phủ.

Hiến pháp năm 2003 đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ, các

Bộ trưởng và các thành viên khác trước Quốc hội, song chú trọng về trách nhiệm cánhân của từng chức danh đó chứ không phải trách nhiệm tập thê tập chung như trước.1.3 Chính phủ của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

1.3.1 Chính phi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam ra đời năm 1946, qua 5bản hiến pháp, hiện nay Hiến pháp năm 2013 đã có rất nhiều sửa đổi bổ sung so vớicác bản Hiến pháp trước, nhấn mạnh vai trò và hoạt động của Chính phủ, dưới đây lànhững thay đổi trong bản Hiến pháp năm 2013 mà Hiến pháp Lào cần học hỏi khi đổimới tô chức và hoạt động của Chính phủ Lào Cụ thể:

Tư nhất, Hiễn pháp Việt Nam năm 2013 đã khang định rõ hơn địa vị pháp lycủa Chính phủ - là cơ quan thực hiện quyền hành pháp; đồng thời, khang định vai tròquản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ, vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ.Ngoài việc kế thừa quy định về trình dự án luật (Hiến pháp năm 1992), Hiến pháp năm

2013 đã bô sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ,quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp (Điều 100) Hiến pháp Lào nên sửa đổiĐiều 69 Hiến pháp năm 2003 theo hướng nhân mạnh vai trò hành pháp của Chính phủchứ không chỉ quy định là “cơ quan hành chính nhà nước” cũng như “thống nhất”

quản lý như hiện nay.

Thứ hai, về cơ cấu, thành phan của Chính phú, Hién pháp năm 2013 đã quy định

rõ cơ cấu, thành phần của Chính phủ, bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủtướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Điều đó làm tôchức của Chính phủ gọn nhẹ hơn Tại Điều 95 Hiến pháp năm 2013 quy định “Chínhphủ gom Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủtrưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phú do Quốc hội quyếtđịnh” Trên cơ sở đó, Quốc hội sẽ quy định trong Luật tô chức Chính phủ về cơ cấu,

Trang 30

số lượng thành viên Chính phủ Nhu vậy, Chính phủ mới có cơ cau gọn nhẹ, hợp lý vathực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới Đây cũng là điểm đáng học hỏikhi thực tế hiện nay, cơ câu số lượng thành viên của Chính phủ Lào không được quyđịnh cụ thé nên tổ chức Chính phủ Lào hiện nay còn khá cồng kénh.

Thứ ba, về hoạt động của Chính phủ, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có một sốđiểm mới khi làm rõ hơn vị thế, đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Thủtướng Chính phủ (Điều 98) Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định Hiến pháp năm

1992, đồng thời khẳng định rõ hơn vi trí, vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng với tưcách là người đứng đầu Chính phủ, đồng thời là một thiết chế độc lập có quyền hạn vànhiệm vụ riêng và đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước Đồng thời, Hiến pháp quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ một cách khoa học và hợp lý hơn,bảo đảm tương thích với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ Hiến pháp đã phân biệt

và quy định rõ 2 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng: nhiệm vụ, quyền hạn với tưcách là người đứng đầu Chính phủ và nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là một thiết chếđộc lập tương đối Hơn nữa, Hiến pháp năm 2013 đã tăng cường tính chịu trách nhiệmcủa Thủ tướng Chính phủ “chiu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính

phủ và những nhiệm vụ được giao; bdo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ trước Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ” (Khoản 2 Điều 95Hiến pháp năm 2013) Với các sửa đôi, bé sung nay, v1 thé, vai trò, trách nhiệm củaThủ tướng Chính phủ đã được nâng cao hơn, rõ ràng hon, thé hiện đúng vai trò là

“nhạc trưởng ” trong điều hành vĩ mô đối với toàn bộ hoạt động của Chính phủ và hệthống hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương Qua đó năng lực của cánhân Thủ tướng Chính phủ được thê hiện một cách rõ ràng, không bị khuất bởi hai chữ

“tập thé”

Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định rõ hơn vị tri, nhiệm vụ của Bộ trưởng,Thu trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, dong thời là ngườiđứng dau bộ máy hành chính Nhà nước trong lĩnh vực phụ trách, lãnh đạo công táccủa bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vựcđược phân công (Khoản 1 Điều 99) Đồng thời cũng nâng cao tính trách nhiệm của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Theo đó, bên cạnh kế thừa quy định Bộ trưởng,

Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ,

Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách (Hiến pháp năm 1992), Hiến

Trang 31

pháp năm 2013 đã bố sung quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu

trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ và “cờng các thành viên khác của Chính phủ

chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ ” (Khoản 4 Điều 95) Ngoài ra,Hiến pháp năm 2013 còn bé sung chế độ báo cáo công tác của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trướcnhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý (Khoản 2 Điều 99).Như vậy, những điểm mới nêu trên trong Hiến pháp Việt Nam 2013 về tô chức

và hoạt động của Chính phủ Việt Nam không chỉ có ý nghĩa làm cơ sở cho việc đổimới tô chức và hoạt động của Chính phủ mà còn là những nội dung mà Hiến pháp Làonên học tập đặc biệt là xu hướng để Quốc hội quyết định cơ cấu, số lượng thành viên

của Chính phủ và tăng tính chịu trách nhiệm cua Thủ tướng chính phủ và các thành

viên của Chính phủ Bởi có thay đổi như vậy, Chính phủ Lao mới được đổi mới theohướng thúc đây nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô của Chính phủ trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đề cao vai trò củaChính phủ trong việc chủ động khởi xướng, hoạch định và điều hành chính sách vĩmô; điều hành nhanh nhạy, sáng tạo, ứng phó, giải quyết kịp thời các van đề của cuộcsống đặt ra

1.3.2 Chính phi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Hiến pháp năm 1982 của CHND Trung Hoa (sửa đổi năm 1988, 1993, 1999 và2004) có thé nói là một Hiến pháp tập trung đa số các quy định về tô chức bộ máy nhanước Trong 4 chương, 138 điều, thì riêng Chương III về cau trúc nhà nước đã chiếm

79 điều (57%) Chương này được thiết kế theo hướng quy định rõ nhiệm vụ, quyềnhạn khả thi của các cơ quan và người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong đó cóQuốc Vụ viện (mục 3)

Quốc Vụ viện nước CHND Trung Hoa còn gọi là chính phủ nhân dân Trungương là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.Nhiệm kỳ của Quốc vụ viện trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.Thủ tướng lãnh đạo công tác Quốc Vụ viện Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc

vụ viện không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ [14; tr.187] Lần sửa đổi Hiến pháp TrungHoa năm 1993 đã quy định hai điểm mới trong Hiến pháp liên quan tới cơ quan hànhpháp ở Trung ương là: Quy định rõ chế độ trách nhiệm của Thủ tướng đối với hoạt

động của Quôc vụ viện, trách nhiệm cá nhân của các Bộ trưởng đôi với các Bộ và của

Trang 32

người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ; Thành lập cơ quan kiểm toán của Chínhphủ dé giám sát thu - chi tài chính của các bộ, cơ quan của Chính phủ và của chínhquyền địa phương các cấp (hành chính), của các tô chức tài chính, tiền tệ, các xínghiệp và tô chức nhà nước (Điều 91).

Hiến pháp xác định tại Điều 85: Quốc vụ viện là Chính phủ Trung ương của

CHND Trung Hoa (cơ quan hành pháp ở địa phương gọi là chính phủ địa phương), là

cơ quan hành pháp của cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất và là cơ quan cao nhấtcủa hệ thông bộ máy hành chính nhà nước

Quốc vu viện gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Uỷ viên Quốc vụ, các Bộtrưởng, Tổng kiểm toán trưởng và Tổng thư ký Quốc vụ viện (Điều 86) Quốc vụ việnđược tô chức như một hội đồng lãnh đạo theo nguyên tắc thủ trưởng chế, có sự phâncông phân nhiệm cụ thé, trong đó, Thu tướng chịu mọi trách nhiệm trước Quốc hội vềcông việc của Quốc vụ viện; các Phó Thủ tướng và Uỷ viên Quốc vụ viện giúp Thủtướng điều hành công việc; các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về mọi công việc của các

bộ hoặc Uỷ ban Nhà nước (Điều 86) Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và Uỷ viên Quốc

vụ viện không được đảm nhiệm cương vi quá hai nhiệm kỳ liên tục (Điều 87)

Quốc vụ viện có 18 nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 89), bao gồm quyên lậpquy (quy phạm pháp luật, quy phạm hành chính, biện pháp hành chính); guyén kiếnnghị Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; quyên quy định nhiệm vụ và quyềnhạn cụ thé của các bộ, các Uy ban nhà nước; chi dao hành chính ở tầm quốc gia nhữngcông việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn cua bộ, ngành hoặc Uy ban nhà nướcnào; chi đạo thong nhất hoạt động của các cơ quan hành chính địa phương cáccấp; phân công chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa chính phủ Trung ương với các

cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, các vùng tự trị và thành phố trực thuộc Trungương; du toan Ngan sách nhà nước và thực hiện kế hoạch phat trién kinh tẾ, xã hộicủa quốc gia; chi đạo và quản lý hành chính các hoạt động kinh té và phát triển thànhthị, nông thôn; chi dao và quản lý về văn hoá, đào tạo, giáo dục, khoa học, y tế và kếhoạch hoá gia đình, về nội vụ, an toàn xã hội; quản lý tư pháp: thực hiện các hoạtđộng đối ngoại, ký kết các điều ước quốc tế và thoả thuận với quốc gia khác; chi dao

và quan lý việc xây dựng quốc phòng, các van đề dân tộc và quyền tự tri; bảo vệ cácquyên và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Quốc ở nước ngoài, của những

người Trung Quôc hôi hương và thành viên gia đình của họ đang sông ở nước

Trang 33

ngoài; /hay đổi hoặc huỷ bỏ các quy định và quyết định của bộ trưởng hoặc uỷ ban nhànước, của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp; phê chuẩn địagiới tỉnh, khu vực tự trị và các thành phố trực thuộc Trung ương và phé chuẩn việcthành lập mới cac đơn vị hành chính cấp khu tự trị, quận hạt, hạt tự trị và thànhphố; guyét định áp dung tình trạng khẩn cấp ở một phần của tỉnh, khu vực tự trị vàthành phố trực thuộc Trung ương; xem xét và quyết định quy mô tô chức của các cơquan hành chính và bố nhiệm hoặc bãi chức các công chức hành chính, đào tạo, bồidưỡng năng lực, đánh giá thưởng phat đối với đội ngũ công chức hành chính; và thuchiện các quyên khác mà Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao cho.

Quốc vụ viện chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội và khi Quốc hội khônghọp thì trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Như vậy, việc tô chức và hoạt động của Quốc vụ viên theo Hiến pháp năm 1982của CHND Trung Hoa (sửa đổi năm 1988, 1993, 1999 và 2004) là một Hiến pháp củathời kỳ cải cách, thể hiện rõ ràng quan điểm thực tiễn của Dang Cộng sản Trung Quốc,tránh bệnh hình thức mà hướng nhiều vào khả năng thực hiện Hiến pháp 1982 đã đề

cao tính chịu trách nhiệm của Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng co quan ngang

Bộ; cũng như có sự phân định, phân công công việc, nhiệm vụ quyền hạn một cách rõràng cũng như chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm Các nhiệm vụ, quyền hạn của các

cơ quan được phân công cụ thé, không chồng chéo, bé sung lẫn nhau và được bảo dambởi cơ chế hợp tác và sự lãnh đạo của Đảng tại chỗ ở từng cơ quan Sự phân công hợp

lý giữa các cơ quan nhà nước và các chức vụ lãnh đạo nhà nước giúp tránh tập trung

quá nhiều quyền hạn và nhiệm vụ, dẫn đến ôm đồm, không khả thi Đây là điều phảihọc tập trong việc tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước CHDCND Lào

1.3.3 Chính phủ Nhật Bản

Bộ máy Nhà nước Nhật Bản được tô chức dựa trên cơ sở học thuyết “Tam quyềnphân lập” Thuyết “Tam quyên phân lập” đã đưa ra mô hình thực hiện cơ chế quyềnlực nhà nước Nếu nói một cách khái quát nhất, theo nguyên tắc phân quyền thì sựphân bồ quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước phải đảm bảo sao cho không có cơ quannào nằm trọn vẹn quyền lực Nhà nước trong tay mình, đồng thời không có cơ quan nàokhông bị ràng buộc bởi pháp luật, không có cơ quan nào nằm ngoài sự giám sát, kiểmtra từ phía các cơ quan khác Trong ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tưpháp, nhánh quyền lực hành pháp chiếm một vị trí đặc biệt, thậm chí nó bị thay đổi

Trang 34

theo thời gian không còn đúng với nghĩa chi là tổ chức thực hiện các văn bản pháp luậtcủa cơ quan lập pháp, theo đúng vị trí vai trò của nó được nêu trong học thuyết vănquyên, nền tang Hiến pháp của các Nhà nước phát triển.

Theo Hiến pháp Nhật Bản năm 1947, Nhật bản là nước quân chủ lập hiến NhậtHoàng là người đứng đầu Nhà nước và là biểu tượng của sự thống nhất của đất nước

va của dân tộc Nhật Hoàng không có quyền hành riêng Quyền hành pháp ở Nhật doChính phủ thực hiện Chính phủ Nhật được gọi là Nội các Tại Điều 65 Hiến pháp

1947 quy định, Nội các nắm giữ quyền hành pháp

Về cơ cấu tổ chức, Điều 66 Hiến pháp 1947 quy định “Nội các bao gồm Thủtướng là người đứng dau Nội các và các Bộ trưởng theo quy định của pháp luật Thủ

tướng và các Bộ trưởng phải là công chức dan sự” Nhật Ban đã xây dựng chương trình cải cách bộ máy của Chính phủ với phương châm xây dựng một chính phủ có bộ

máy gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ tướng và nộicác Phương pháp thực hiện là tô chức lại và giảm SỐ lượng các Bộ, xây dựng hệ thốngcác cơ quan hành chính độc lập, quy định rõ phạm vi thâm quyền và nâng cao hiệu quảviệc phối hợp công tác giữa các cơ quan; thiết lập một hệ thống tiêu chí nhằm đánh giácác chính sách, tách bộ phận hoạch định chính sách khỏi các cơ quan có chức năng tôchức, đây mạnh tư nhân hóa, thuê khoán bên ngoài một loạt dịch vụ Kết quả thuđược rất đáng khích lệ, bộ máy của Chính phủ được thu gọn đáng kể, từ 23 Bộ va mộtVăn phòng xuống còn 12 Bộ và một Văn phòng; số lượng các tổ chức bên trong củacác cơ quan hành chính giảm đáng kể, từ 128 don vị cấp vụ, cục và tương đương thuộccác cơ quan hành chính trước đây, nay đã giảm xuống còn 96 đơn vị; từ 1.600 đơn vịcấp phòng và tương đương thuộc các co quan, t6 chức, nay giảm xuống còn 995 đơn

vị SỐ lượng công chức làm việc tại các cơ quan hành chính giảm khoảng 300.000người và sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới; vai trò của Văn phòng Nội các đãđược nâng tầm so với các Bộ; tăng cường quyên lực và khả năng kiểm soát của Thủtướng đối với các Bộ Trước cải cách, đa phần các chính sách được các Bộ đề xuất, saucải cách thì những chính sách quan trọng có tầm chiến lược được Thủ tướng chỉ đạo và

đề xuất [30; tr.28] Con số này rất đáng lưu tâm khi hiện nay cơ cấu bộ máy của Làodang dần phinh ra và cần một giải pháp hợp lý hon dé tinh gọn bộ máy hành chính nhà

nước Lào.

Trang 35

Vẻ hoạt động của Chính phủ Theo Điều 65 Hién pháp năm 1947, Nội các Nhậtthực hiện quyền hành pháp Ngoài những chức năng hành chính chung, Hiến pháp còntrao cho nội các quyền lãnh đạo các công việc của Nhà nước, lãnh đạo chính sách đốingoại; ký kết các Hiệp định quốc tế, chuẩn bị và đệ trình lên Quốc hội dự thảo luật vềNgân sách Nhà nước, quyết định đại xã và đặc xá Nội các có quyền ban hành sắc lệnhtrên cơ sở “thi hành Hiến pháp và pháp luật”, sắc lệnh mang tính quy phạm luật Mọiluật và sắc lệnh đều được các Bộ trưởng hữu quan và Thủ tướng ký chứng thực trước

khi có hiệu lực [1; tr 107-108].

Ngoài ra Nội các còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện một số quyềnhạn của Nhật Hoàng Theo lời cố van và sự đồng ý của Nội các, Nhật Hoàng công bốnhững sửa đôi Hiến pháp, luật, sắc lệnh, các Hiệp ước, triệu tập kỳ họp của Quốc hội;chứng nhận việc bé nhiệm va bãi nhiệm các bộ trưởng và các quan chức khác; traohuân chương: phong cấp, tiếp đại biểu ngoại giao các nước, v.v (Điều 7 Hiến pháp

năm 1947).

Hiến pháp năm 1947 ghi nhận nguyên tắc lãnh đạo cá nhân trong hoạt động củaChính phủ Nhật Nguyên tắc này được biểu hiện ở sự tập trung vào tay Thủ tướngChính phủ toàn bộ quyền hành pháp Thủ tướng Chính phủ không những có quyền bổnhiệm, mà còn bãi nhiệm các Bộ trương, thành viên của Nội các (Điều 68) Nhân danhNội các, Thủ tướng còn đệ trình lên Quốc hội các dự thảo luật; báo cáo trước Quốc hội

về tình hình công việc đối nội và đối ngoại; thực hiện việc giám sát toàn bộ công việc

và hoạt động của bộ máy hành pháp Bộ trưởng đang đương nhiệm, không thê bị truy

tố, nêu không được phép của Thủ tướng (Điều 75) Việc thủ tướng từ chức sẽ dẫn đến

sự từ chức của tàn bộ nội các (Điều 70) Việc đặt vị trí Thủ tướng chính phủ ngày càngcao của Nhật Bản là sự thé hiện áp lực đòi hỏi thực tiễn chính trị hiện đại Xu hướngnày ngày càng bàn nhiều với việc sửa đôi Hiến pháp với một nội dung quan trọng làbầu Thủ tướng trực tiếp Đây là một xu hướng muốn khắc phục phần nào khiếmkhuyết của nét đẹp văn hóa tập thé trong đời sống chính trị Nhật Bản [7; tr.112] Đâycũng là kinh nghiệm cần học hỏi cho văn hóa tập thể của chính trị Lào

Ngòai ra, một điểm lưu ý trong hoạt động của Nội các Nhật Bản là nhiệm kỳ củacác thành viên kha ngắn (57% dưới một năm và 77% dưới hai năm) [7; tr.l 14], nhưngNội các vẫn có thể duy trì được hoạt động có hiệu quả và luôn thể hiện là một thê chế

có quyên lực mạnh Đôi với họ, việc rời khỏi Nội các không tạo ra cảm giác ô danh

Trang 36

chính trị, và trên thực tế họ vấn tham gia hoạt động chính trị Đây là điều đáng học hỏi

cho việc văn hóa “sợ / chức ”, sợ chịu trách nhiệm hiện nay của các thành viên Chính phủ Lào.

KET LUẬN CHƯƠNG 1Chính phủ - một trong những thiết chế quan trọng của bộ máy Nhà nước Cộnghòa dân chủ nhân dân Lào đã có hơn 40 năm phát triển và trưởng thành Bộ máy đóđược tổ chức theo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dan, quyền lực Nha nước

là thống nhất, các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, trong đó Chính phủ là

cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có trách nhiệm điều hành toàn bộ nền hànhchính hoạt động một cách thông suốt, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường Trải quahơn 40 năm, Chính phủ Lào luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa, thể chếhóa đường lối, cương lĩnh của Đảng thành chính sách, pháp luật, giải pháp và tổ chứcthực hiện các chính sách và giải pháp đó có hiệu quả, đưa đất nước vượt qua nhiều khókhăn, thử thách; từng bươc chuyền đổi từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế mới có hiệuquả, tạo sự khởi sắc về kinh tế - xã hội Tổ chức và hoạt động của Chính phủ nướcCHDCND Lào được quy định trong Hiến pháp năm 2003 và các văn bản liên quan đãtạo điều kiện cho Chính phủ hoạt động hiệu quả Việc tham khảo những kinh nghiệm

từ việc tô chức Chính phủ của các nước trên thế giới cùng với thực tiễn hoạt động củaChính phủ Lào sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy bộ máy tô chức và hoạt động của Chính phủLào còn những thiếu sót gì Do đó, tác giả sẽ chỉ ra những thực trạng tổ chức và hoạtđộng cũng như những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động Chính phủ Lào tại

chương 2 luận văn này.

Trang 37

CHUONG 2

THUC TRANG TO CHUC VA HOAT DONG CUA CHINH PHU NUOC CONGHOA DAN CHU NHAN DAN LAO THEO HIEN PHAP NAM 2003, PHUONGHUONG VA GIAI PHAP DOI MOI TO CHUC VA HOAT DONG CUA CHINHPHU NUOC CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO TRONG GIAI DOAN

HIEN NAY

2.1 Thue trang về cơ cau tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào

2.1.1 Thực trạng cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào

2.1.1.1 Những thành tựu đã đạt được trong tổ chức bộ máy của Chính phủ nước

Cộng hòa dán chủ nhân dan Lào

Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, theo Hiến phápnăm 2003, tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào tiếp tục được củng cố và trở thànhyếu tô đảm bao cho công cuộc đôi mới đất nước đi vào chiều sâu Nhìn một cách kháiquát, những thành tựu của quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động Chính phủ Lào hiênnay được thể hiện trên một số điểm cơ bản sau:

* Việc thay đổi cơ cấu, sắp xếp, to chức lại bộ máy của Chính phủ đáp ứng đượcyêu cau của thực tiên Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói chung

và Chính phủ nói riêng đã có sự thay đổi căn bản do có sự thay đôi về chức năng của

Nhà nước Bộ máy hành chính của Nhà nước lúc này không phải phình ra theo tỉ lệ

thuận với cơ cấu ngành kinh tế và sự phát triển phong phú của các ngành, các lĩnh vựchoạt động sản xuất kinh doanh, ngược lại, trong điều kiện nhà nước thực hiện vai tròquản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, BMNN nói chung, bộ máy hànhchính nhà nước nói riêng cần phải gọn nhẹ, đa năng, hiệu lực và hiệu quả Trước yêucầu đó, với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiệnvai trò thong nhất QLNN trên toàn lãnh thổ, những năm qua, Chính phủ CHDCNDLào đã trải qua các bước cải cách, điều chỉnh về cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướngtinh gọn, tập trung vào thực hiện chức năng nhiệm vụ thống nhất quản lý hành chính

Nhà nước trên tât cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động Nhà nước và xã hội, đảm bảo tô

Trang 38

chức thi hành Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo các quyền của công dân và tô chức Đếnnay, cơ cau tổ chức Chính phủ đã được điều chỉnh, sắp xếp lại gọn nhẹ và hợp lý hơn,tạo điều kiện để Chính phủ tập chung năng lực vào việc thực hiện các chức năng của

cơ quan đứng dau hệ thống hành chính nhà nước Về số lượng, hiện nay Chính phủLào có Văn phòng Chính phủ, 18 bộ, 3 cơ quan ngang bộ đó là: Bộ Quốc phòng; Bộ

An ninh, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo duc và Thể thao, Bộ Y tế, BộVăn hóa — Thông tin và Du lịch, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, Bộ Kế hoạch và Dau

tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông lâm nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Năng lượng

và Địa chat, Bộ Công nghiệp và Thương mại, Bộ Giao thông vận tại, Bộ Khoa học vàcông nghệ, Bộ Bưu chính, Vô tuyến Viễn thông và Thông tin; Cơ quan ngang bộ gồm:Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào, Cơ quan kiểm

soát Chính phú Ngoài ra còn có 7 cơ quan trực thuộc Chính phủ So với trước năm

1986, con số đầu mối tổ chức bộ máy của Chính phủ đã giảm, trên cơ sở đó, các chứcnăng, nhiệm vụ mới của Chính phủ được điều chỉnh sắp xếp lại cho phù hợp Một số

cơ quan mới đã được thành lập dé thực hiện vai trò của Chính phủ trong nên kinh tế thịtrường Về thành viên Chính phủ, Hiến pháp quy định rõ Chính phủ gồm Thủ tướng,

các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Như vậy, Chính

phủ đã có nhiều đổi mới trong tô chức bộ máy, hợp ly hóa hơn qua việc tách một số

Bộ từ 13 Bộ, 2 cơ quan ngang Bộ lên thành 18 Bộ, 3 co quan ngang Bộ nhằm chuyênmôn hóa quản lý nhà nước của các Bộ và cơ quan ngang Bộ, phân cấp mạnh hơn chocác Bộ trưởng về tô chức và công tác cán bộ Mặt khác, nhằm đáp ứng yêu cầu củathực tiễn số Bộ quản lý ngành đã tăng lên thêm 5 Bộ Đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động ngay trong bộ máy của Chính phủ, Chính phủ Lào đã thành lập Cơ quan

kiểm soát Chính phủ dé kiểm soát toàn bộ hoạt động của bộ máy của Chính phủ.Đồng thời, Chính phủ cũng củng cô lại một bước chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn; lề lỗi làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ Trên cơ sở văn bản pháp luật củaNhà nước, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ cũng đã tiến hành củng cố tô chức bộ máycủa mình (các cục, vụ, văn phòng ) theo hướng xác định rõ tính chất, chức năng củatừng loại cơ cấu tô chức trực thuộc, loại bỏ những cơ cấu trung gian, phân biệt rõ cácđơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN với các tổ chức sự nghiệp cung cấp

dich vụ công; sap xêp lại chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của các cơ câu đó; bô tri sap

Trang 39

xếp lại độ ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi ngườinhằm phát huy tối đa khả năng của họ.

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, củng cô tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhànước (được thành lập theo Nghị định số 159 của Chính phú ngày 26/8/1996) Sau khicủng cố, Kiểm toán Nhà nước gồm các đơn vị; Cục kiểm toán các co quan nhà nước

và các đơn vị kinh doanh; Cục kiểm toán dự án đầu tư và hợp tác đối ngoại; phòng

Cơ cau tổ chức của các cơ quan chuyên môn ở địa phương cũng được đổi mới,sắp xếp phù hợp với tổ chức ngành ở Trung ương và điều kiện cụ thé của địa phương.Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định về cơ cấu các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, khẳng định mô hình tô chức cứng, được tôchức thống nhất theo quy định của Trung ương và đồng thời trao quyền cho địaphương tự quyết định các loại tổ chức mềm phù hợp hơn

Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới, được đào tạo chính quy, bài bản hơn nhiệm

kỳ trước Hiện nay, thành phần Chính phủ khóa mới nhiều nhà chính trị hơn, nhiềungười có bằng cấp, học hàm học vị cao so với thành phần của Chính phủ các khóa

trước đây.

Nhìn chung, có được cơ cấu tô chức Chính phủ và các co quan của Chính phủCHDCND Lào như hiện tại là kết quả của quá trình đổi mới hệ thống chính trị nóichung, đổi mới bộ máy hành chính nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước phápquyền ở CHDCND Lào trong 20 năm qua Việc điều chỉnh, sắp xếp các cơ quan trong

hệ thống hành chính, nhất là đối với các cơ quan của Chính phủ làm cho bộ máy hànhchính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trở nên gọn nhẹ hơn, minh bạch và

hoạt động có hiệu quả hơn.

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w