1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên
Tác giả Lê Hữu Khang
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Huyền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 54,41 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, các tạp chí pháp luật chuyên ngành cũng đã đăng tải nhiều bàiviết, bài nghiên cứu, trao đôi ít nhiều liên quan đến đề tài mà tác giả đã chọn như:bài viết “Thẩm quyên của Tòa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ HỮU KHANG

THU LÝ VỤ ÁN DAN SU

VÀ THUC TIEN THUC HIEN TẠI TINH ĐIỆN BIEN

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã sô: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thị Huyền

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LƠI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết luận,

số liệu, vi dụ, trích dan trong luận văn dam bao độ tin cậy, chính xác và trungthục.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN

TÓT NGHIỆP HƯỚNG DẪN

Lê Hữu Khang TS Bùi Thị Huyền

Trang 3

Bo luat dan su nam 1995

Bo luat Dan su nam 2005

Bo luat Dan su nam 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự

Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa

đối, bo sung năm 2011

Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân

sự năm 1989

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh

tế năm 1994Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh

chấp lao động năm 1996Toà án nhân dân

Toà án nhân dân tối caoViện kiểm sát nhân dânViện kiểm sát nhân dân tối cao

Vụ việc dân sự

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN MỞ DAU

Chuong 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE THU LY VU AN DAN

SU

1.1 Khái niệm, đặc điểm va ý nghĩa của thụ lý vụ việc dân sự

1.2 Cơ sở của việc ban hành các quy định thụ lý vụ việc dân sự

1.3 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp

luật tô tụng dân sự Việt Nam về thụ lý vụ việc dân sự

Chương 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG DAN SỰ

VIỆT NAM HIỆN HANH VỀ THU LÝ VU AN DAN SỰ

2.1 Điều kiện thụ lý vụ án dan sự

2.2 Trình tự, thủ tục thụ lý vụ án dân sự

2.3 Các trường hợp không thụ lý vụ án dân sự và cách giải quyết

Chương 3: THUC TIEN THỰC HIỆN PHAP LUAT VE THU LÝ

VU AN DAN SU TAI CAC TOA AN TREN DIA BAN TINH DIEN

BIEN VA KIEN NGHI

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự tại các Tòa

án trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3.2 Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật

về thụ lý vụ án dân sự tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang

13 15

20 20 37 44

51

51

64 72

Trang 5

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Từ sau ngày cách mạng tháng tám thành công, hệ thống Tòa án các cấp ởViệt Nam đã ra đời cùng rất nhiều các cơ quan nhà nước khác Theo quy định tạiĐiều 102 Hiến pháp năm 2013, với tư cách là “cơ quan xét xử của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, Tòa án có chức năng xét xửcác vụ việc phát sinh từ các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Trong việc

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thì xét xử các vụ án dân sự (VADS) làmột nhiệm vụ không nhỏ, không đơn giản trong toàn bộ khối lượng công việc củangành Tòa án nhân dân (Tòa án) nói chung và ngành Tòa án tỉnh Điện Biên nói riêng.

Quyền dân sự là một quyền năng cơ bản mà pháp luật thừa nhận đối với cácchủ thé trong giao lưu dân sự Trong quá trình tham gia các giao lưu dân sự, nếuquyền dân sự bị xâm phạm hoặc cho rằng quyền dân sự bị xâm phạm thì các cánhân, co quan, tổ chức theo quy định của pháp luật tô tụng dân sự có quyền tự mìnhhoặc thông qua người đại diện hợp pháp có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án

có thâm quyén! Dé giải quyết các vụ án dân sự được kịp thời, chính xác, Tòa ánphải tuân theo một quy trình tố tụng rất quy củ và chặt chẽ Điểm khởi đầu và cótính chất làm xuất phát điểm, là cơ sở pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng,đặt trách nhiệm giải quyết tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự đó cho Toà án chính là

hoạt động thụ lý các VADS của Tòa án.

Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/6/2004(BLTTDS năm 2004), có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, được sửa đổi bổ sung bằngLuật số 65/2011/QH12 năm 2011 thông qua ngày 29/03/2011 (BLTTDS năm2011), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 với chế định thụ lý được kế thừa vàđánh dấu bước phát triển lập pháp hoàn thiện hơn trong luật BLTTDS năm 2011

có nhiều quy định mới về thụ lý VADS, bảo đảm cho việc thụ lý giải quyết cácVADS được thuận lợi Tuy vậy, thực tiễn giải quyết các VADS còn có những ýkiến khác nhau trong việc thực hiện các quy định này và còn chưa được các cơquan có thấm quyền giải thích một cách đầy đủ dẫn đến việc áp dụng pháp luậtkhông được thống nhất trong thực tiễn xét xử Để góp phần làm rõ những vấn đề

! Xem Điều 161 BLTTDS năm 2011

Trang 6

liên quan đến việc thụ ly VADS, đồng thời thống nhất cách hiểu, áp dụng pháp luậttrong thực tiễn hoạt động tố tụng dân sự, tác giả lựa chon đề tài "Thu lý vụ việcdân sự và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và đầy đủ trên cả phương diện lýluận, thực tiễn về thủ tục thụ ly VADS trong pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) ViệtNam hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về thụ lý VADS tại Tòa án tỉnh

Điện Biên.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thụ lý VADS không phải là van đề mới trong khoa học pháp lý ở Việt Nam

Vì thế các công trình nghiên cứu về nội dung này tương đối nhiều Tuy nhiên cáccông trình này cũng chỉ đề cập riêng tới vấn đề thụ lý vụ án dân sự hoặc thụ lý vụviệc dân sự Đó là các công trình: Dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Cơ sở

lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản cua pháp luật tô

tụng dân sự Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002; luận van: “Thu ?ý

va chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo Pháp luật to tụng dân sự Việt Nam’,

Doan Duc Lương, Dai học Luật Hà Nội, năm 1998; luận văn “Thu ly vụ án dan sự

-Một số van đề ly luận và thực tiên”, Liễu Thị Hanh, Dai học Luật Hà Nội, năm 2009.Ngoài ra còn có các dé tài về áp dụng pháp luật nói chung cũng được dé cập đến ởmột số công trình nghiên cứu như luận văn “Ap dung pháp luật trong việc giải quyếtcác vụ an dan sự của Toa an nhân dân cấp tinh ở Việt Nam hiện nay”, Viện Nhànước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm

2004 Bên cạnh đó, các tạp chí pháp luật chuyên ngành cũng đã đăng tải nhiều bàiviết, bài nghiên cứu, trao đôi ít nhiều liên quan đến đề tài mà tác giả đã chọn như:bài viết “Thẩm quyên của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụviệc về dân sự” của tác giả Tưởng Duy Luong, tạp chí Tòa án nhân dân số 15 tháng8/2007; bài viết “Van dé khởi kiện và thụ ly vụ an dan sự”, Lê Thi Bích Lan, Tạp chíLuật học, năm 2005 (Số Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005); bài viết “Véviệc rut đơn khởi kiện của đương sự trong to tung dân sự”; Nguyễn Triều Dương,Tạp chí Toà án nhân dân SỐ tháng 11/2009; “Về điều kiện khởi kiện tranh chấpthương mại thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án trong một vụ án cụ thé”, NgôĐình Quyến, Tạp chí Toà án nhân dân số tháng 3/2008; "Quyển khởi kiện và việc xácđịnh tư cách tham gia (6 tụng”, Trần Anh Tuấn, Tạp chí Tòa án nhân dân, sé23/2008); “Xác định thẩm quyên giải quyết của Tòa án đối với các vụ kiện về tranh

Trang 7

chấp đất dai’, Nguyễn Minh Hang, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2008; “Những vấn dé cơban can lưu ý khi thụ lý đơn khởi kiện, don phản tố, đơn yêu cau độc lập”, PhạmMạnh Hùng, Tạp chí Kiểm sát, số 07/2012)

Việc nghiên cứu cho thấy, các công trình trên đây mới chỉ dừng lại ở việc đềcập một cách gián tiếp hoặc nghiên cứu một góc độ hẹp về thụ lý vụ việc dân sự màchưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về lịch sử pháp luật thụ lý

VADS nói chung và những quy định pháp thụ lý VADS theo BLTTDS năm 2011

trên cơ sở so sánh, đối chiếu với BLTTDS năm 2015 (có hiệu lực thi hành ngày1/7/2016) nói riêng Đặc biệt, cho đến nay, chưa có một công trình nao nghiên cứumột cách tổng thể, toàn diện liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thụ lý vụ ándân sự tiếp cận từ thực tiễn giải quyết các VADS của Tòa án tỉnh Điện Biên Trướctình hình đó, em đã chọn dé tài "Thu lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại

tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục dich của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và nội dung các quy định của pháp luật

tố tụng dân sự nói chung và BLTTDS năm 2011 nói riêng trên cơ sở so sánh nhữngđiểm mới của BLTTDS năm 2015 về thụ ly VADS và nêu rõ thực tiễn áp dụng quyđịnh về thụ lý VADS tại tỉnh Điện Biên;

- Góp phần tăng cường chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử trong

ngành Tòa án tỉnh Điện Biên nói riêng và ngành Tòa án nói chung từ quá trình thực

hiện pháp luật về thụ lý VADS

* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Luận văn hoàn thành một

số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về thụ lý VADS như:khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về thụ lý vụ

án dân sự;

- Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định của pháp luật tố tụng dân

sự về thủ tục thụ lý VADS và thực tiễn thực hiện pháp luật tại Tòa án tỉnh ĐiệnBiên Kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra những thành công và hạn chế trong các quyđịnh của pháp luật về thụ lý VADS, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó

Trang 8

- Đưa ra một số kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

về thụ lý VADS và đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về thụ lý VADS tại các

Tòa án trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của dé tài: Nghiên cứu các quy định của Pháp luật tốtụng dân sự Việt Nam hiện hành (BLTTDS năm 2011 trên cơ sở đối chiếu, so sánhvới quy định của BLTTDS năm 2015) về thủ tục thụ lý VADS Tìm hiểu thực tiễnthực hiện pháp luật về van dé nay tai nganh Toa an tinh Dién Bién

Pham vi nghiên cứu: Do luận văn được thực hiện tai thời điểm BLTTDS năm

2011 van đang có hiệu lực pháp luật, BLTTDS năm 2015 đã được ban hành nhưng

chưa có hiệu lực pháp luật nên trong khuôn khô của một Luận văn thạc sĩ Luật học,tác giả chi tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản về thủ tục thụ lý VADS dé giảiquyết theo thủ tục sơ thâm từ quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiệnhành (BLTTDS năm 2011 trên cơ sở đối chiếu, so sánh với quy định của BLTTDS

năm 2015) như khái niệm thụ lý VADS, ý nghĩa của thụ lý VADS, các quy định

của BLTTDS năm 2011 và BLTTDS năm 2015 về thụ lý VADS, thực tiễn thựchiện tại tòa án hai cấp tỉnh Điện Biên và phương hướng hoàn thiện pháp luật về thụ

lý VADS.

Luận văn cũng chỉ nghiên cứu việc thụ lý vụ án theo đơn khởi kiện của

nguyên đơn mà không nghiên cứu việc thu ly yêu cầu phản tố của bị đơn và nguyênđơn yêu cầu độc lập của người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan Luận văn nghiêncứu thực tiễn thực hiện pháp luật về thụ lý VADS tại Tòa án tỉnh Điện Biên, từ năm

2011 đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp lý luận của chủ nghĩaMac-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Luận văn vận dụng

cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp,lôgíc, lịch sử, qui nạp, tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, sử dụng kết quảthong kê nhằm làm sáng tỏ các van dé trong nội dung luận văn

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia làm ba chương:

Chương 1: Những van đề lý luận về thụ lý vụ án dân sự

Trang 9

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thụ

lý vụ án dân sự.

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự tại các Tòa án

trên dia ban tỉnh Điện Biên và kiên nghị.

Trang 10

CHUONG 1

NHUNG VAN DE LY LUAN VE THU LY VU AN DAN SU1.1 Khai niệm, đặc điểm va ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự

1.1.1 Khái niệm thụ lý vụ an dân sự

Thuật ngữ VADS lần đầu tiên được xuất hiện trong BLTTDS năm 2004, cònvào những năm trước đó, chưa có văn bản pháp luật TTDS nào định nghĩa về van

đề này Tuy nhiên, thuật ngữ vụ án dân sự (VADS) được đề cập trong Pháp lệnhthủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989 (PLTTGQVADS) Theo đó, VADS baogồm những tranh chấp và những việc không có tranh chấp về dân sự và hôn nhângia đình thuộc thấm quyên giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự như:Tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặcnhững tranh chấp khác, việc xác định công dân đã chết hoặc mất tích

Năm 2004 BLTTDS ra đời, Điều 1 quy định: “Bộ luật t6 tung dân sự quy địnhnhững nguyên tac cơ bản trong tô tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện dé Toà ángiải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dan sự) và trình tự, thủ tục yêu

câu để Toà án giải quyết các việc về yêu cau dân sự, hôn nhân va gia đình, kinh

doanh, thương mai, lao động (sau đây gọi chung là việc dan sự); trình tự, thủ tục

giải quyết vụ an dân sự, việc dan sự (sau đây gọi chung là vụ việc dan sự) tại Toàán” Như vậy, lần đầu tiên thuật ngữ VADS đã được BLTTDS ghi nhận chính thức.Khái niệm vụ việc dân sự đã thay thế cho khái nệm VADS trước đây Vụ việc dân

sự bao gồm VADS và việc dân sự Trong đó, vụ an dân sự là việc có tranh chấp vềquyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và laođộng được quy định thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án theo thủ tục TTDS.Việc dân sự là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng yêucầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận sự kiện pháp lý là căn cứ làm phátsinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và laođộng của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tô chức khác; yêu cầu Tòa án công nhậnhoặc không công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh thương mại và lao động được pháp luật quy định thuộc thâm quyền giảiquyết của Tòa án theo thủ tục TTDS

Như vậy, vụ án dân sự là những tranh chap phát sinh từ những quan hệ pháp

luật dan sự dân sự, hôn nhán và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được

Trang 11

Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục TTDS theo don khởi kiện của các cá nhân, cơquan, tô chức nhằm yêu câu Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của minh,

của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước.

Thụ ly VADS là hoạt động của cơ quan có thâm quyền giải quyết các VADS.Khái niệm “thụ lý? VADS có mối quan hệ biện chứng với quyền khởi kiện của chủthé pháp luật Có thé nói, chỉ khi quyền khởi kiện của chủ thé pháp luật được thựcthi thì mới có hoạt động thụ lý VADS của các cơ quan tiễn hành tố tung Và ngượclại, chỉ khi hoạt động thụ lý được thực hiện thì quyền khởi kiện của chủ thể phápluật mới được thực hiện và quyên lợi hợp pháp của chủ thể mới có khả năng được đảm

bảo.

Xét về mặt thuật ngữ, theo từ dién tiếng Việt “Thu lý là tiếp nhận giải quyết vụkiện”2 Như vậy, theo nghĩa chung nhất thì thụ lý VADS là việc Toà án bắt đầunhận trách nhiệm giải quyết VADS

Dưới góc độ pháp ly, theo Từ điển Luật học thì “Zhu lp vụ án là bắt dau tiếp

nhận một vụ việc để xem xét giải quyết Theo pháp luật t6 tung dan sự, thu ly vụ an

là việc toà dân sự nhận don yêu cau của đương sự dé nghị xem xét, giải quyết một

vụ việc dé bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơquan”3 Theo cách hiểu này thì thụ lý VADS là việc Toà án tiếp nhận đơn đề nghịcủa đương sự dé xem xét giải quyết

Về khái thụ lý VADS cũng tôn tại các quan điểm khác nhau Quan điểm thứnhất cho rằng thụ ly vụ án dân sự “là hành vi to tung cua Toa an chap nhan donkhởi kiện của đương sự và như vậy đã chính thức rằng buộc trách nhiệm của cácchủ thể vào các quan hệ tô tụng Việc thụ lý là bước khởi điểm làm phát sinh cácquan hệ pháp luật to tụng dan sự Mac dù vậy, nói một cách chính xác thì thu lýgom có nhiễu hành vi to tụng được diễn ra trong thời hạn nhất định, do đó nó đượccoi nhự là một giai đoạn to tụng nhở” Quan điểm thứ hai cho rằng “Thu ly vụ an

dan sự là việc Toa an nhận đơn khởi kiện cua người khởi kiện và vào sô thụ ly vu

? Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng — Trung tâm Từ điển học, Hà Nội — Da Nẵng, tr 961.

3 Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp: Từ điển Luật học, Nxb Từ điền Bách khoa —Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006,

tr 732.

4 Tống Công Cường, Luật tố tụng dân sự Việt Nam, nghiên cứu so sánh, NXB Dai học quốc gia TP Hồ Chí

Minh; tr 315.

Trang 12

án dé giải quyét”>.

Có thê thấy các quan điểm này đã nói lên một cách tương đối thống nhất nộidung cơ bản của khái niệm thụ lý vụ án dân sự, đó là việc chấp nhận đơn khởi kiệncủa đương sự để xem xét Tuy nhiên ở quan điểm thứ hai đã nêu được rõ ràng hoạtđộng cơ bản của việc thụ lý vụ án dân sự bao gồm nhận đơn và vào số thụ lý, cáchtiếp cận này giúp người doc có thé nhìn nhận rõ hơn về nội dung của khái niệm thụ

lý Còn quan điểm thứ nhất tác giả mới chỉ đề cập đến việc Toà án chấp nhận đơnkhởi kiện của đương sự nhưng mà chưa đề cập đến các hoạt động cơ bản của việc

thụ lý vụ án dân sự.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, Tòa án phải tiến hành thụ lý vàgiải quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định các yêu cầu dân sự củacác chủ thé có quyền Thông thường, các chủ thé có quyền lựa chọn tòa án để yêucầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khi có mẫu thuẫn, tranh chấp phát sinh từlĩnh vực dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toa án hoặc không có tranh chấpnhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làcăn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanhthương mại và lao động, yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận quyền

về dân sự, hôn nhân và gia đình

Theo quy định của BLTTDS, sau khi nhận được đơn khởi kiện hoặc đơn yêu

cầu và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì Toà án phải vào số nhận đơn và xem xéttrong thời hạn do pháp luật quy định Tòa án sẽ phải kiểm tra tính đầy đủ và hợppháp của hồ sơ khởi kiện xác định các điều kiện để thụ lý VADS như điều kiện về

quyền khởi kiện của chủ thé; điều kiện về thâm quyền; điều kiện sự việc chưa được

giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơquan nhà nước có thâm quyền khác Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thâmquyền của mình thì Toà án phải thông báo cho người khởi kiện hoặc người yêu cầubiết để họ nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộptiền tạm ứng án phí, án phí ) Sau khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộptiền tạm ứng án phí thì Toà án quyết định nhận giải quyết VADS và vào số thụ lý

VADS Các hoạt động đó cua Toà án được gọi là trình tự, thủ tục thụ lý VADS.

> Trường Dai học Luật Hà Nội (2012) Giáo trình Luật Tó tụng dân sự, NXB CAND, Hà Nội, tr 247.

Trang 13

Trong quá trình thụ lý VADS, Tòa án phải xác định quan hệ tranh chấp, yêu

cầu dân sự cần giải quyết; xác định xác định tư cách đương sự như nguyên đơn, bị

đơn, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan; xác định quy phạm pháp luật được ápdụng dé giải quyết vụ án Day là những công việc rất quan trọng góp phan rất lớnvào việc giải quyết VADS được chính xác, đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích

Như vậy, thời điểm Tòa án đã vào số thụ lý VADS là cơ sở pháp lý dé ràngbuộc các chủ thê vào trong một mối quan hệ cụ thê được điều chỉnh bằng pháp luậtTTDS Trong mối quan hệ này, Toà án là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nướcthông qua việc thụ lý giải quyết tranh chấp và yêu cầu dân sự Các quyết định củaToà án có tính chất bắt buộc đối với các bên Hoạt động này làm phát sinh quyền vànghĩa vụ tố tụng của các chủ thể và đặt trách nhiệm giải quyết vụ án cho Toà ántrong đúng thời hạn luật định Thời điểm thụ lý VADS cũng là thời điểm bắt đầutính thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm

Thụ lý VADS có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác Toà

án chỉ tiễn hành các công tác chuẩn bị xét xử sơ thầm dân su; quyết định đưa vụ án

ra xét xử, mở phiên tòa dân sự sơ tham sau khi đã thụ lý vụ án Các yêu cầu dân sựtrong nội bộ nhân dân thường được giải quyết dứt điểm khi có co quan nhà nước cóthâm quyền nhận trách nhiệm giải quyết Bằng việc thụ lý VADS, Toà án đã chínhthức xác nhận thầm quyền và trách nhiệm giải quyết VADS theo quy định của pháp

luật.

Như vậy, thụ ly VADS là việc Toà an chấp nhận đơn khởi kiện của người khởikiện khi đã thỏa mãn các diéu kiện do pháp luật quy định và vào sổ thụ bp để giảiquyết VADS theo quy định của pháp luật TTDS

1.1.2 Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự

- Thu ly VADS là một hoạt động do Toà an co tham quyền thực hiện

Trang 14

Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 thi “Téa án nhân dân là cơquan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyên tư

pháp” Do đó, Tòa an là cơ quan xét xử các VADS nên thụ ly VADS là một trong

những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn chỉ do Toà án thực hiện mà không một cơquan nhà nước nào khác có thâm quyền thực hiện Thâm quyền của Tòa án theoquy định của pháp luật tố tụng dân sự được xem xét dựa trên thâm quyền theo loạiviệc của tòa án; thâm quyền theo cấp của Tòa án; thẩm quyền theo lãnh thé và sự

lựa chọn của nguyên đơn.

- Thu ly VADS trong pháp luật TTDS chỉ được thực hiện trên cơ sở đơn khởi

kiện của cá nhân, cơ quan, tô chức theo quy định của pháp luật

Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng của quan hệ dân sự, luôn dé cao sự tự

thoả thuận, tự quyết định của các cá nhân, cơ quan, tô chức Điều này có thể hiểu

dù có tranh chấp, mâu thuẫn dân sự diễn ra hay có những sự kiện pháp lý xảy ra làcăn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của một chủ thể nào đó nhưng nếu cácđương sự, chủ thê không yêu cầu Toà án giải quyết mâu thuẫn, công nhận sự kiệnpháp lý thì Toà án cũng không thé tiến hành hoạt động thụ lý VADS Và mặc dauchủ thể có yêu cầu Tòa án giải quyết những tranh chấp dân sự nhưng không phảimọi trường hợp Tòa án cũng chấp nhận yêu cầu ấy Vì bên cạnh việc thỏa mãnnhững điều kiện khác để Tòa án thụ lý thì người đưa ra yêu cầu phải chứng minhđược mình có quyền khởi kiện, theo quy định pháp luật Những người không liênquan (không chứng minh được quyền khởi kiện) như không phải là các bên cóquyền và lợi ích hay nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật tranh chấp thì không cóquyền này trừ một số trường hợp đặc biệt Những trường hợp đặc biệt có thê là: bảo

vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, hay bảo vệ lợi ích những người chưa hoặc

không có khả năng thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của mình Đây lànét khác biệt của TTDS so với tố tụng hình sự Vì ở tố tụng hình sự cơ quan tiễnhành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ án thường xuất phát từ quyết định khởi tốcủa cơ quan có thầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích xã hội, lợi ích công cộng mà đốivới một sô tội phạm dù có yêu cầu hay không họ vẫn tiến hành thụ lý điều tra

- Thụ ly VADS bao gom hai hoạt động cơ ban là nhận don khởi kiện, don yêucâu; xem xét các diéu kiện thụ lý và vào số thụ lý vụ án để giải quyết Các hoạtđộng này bao gồm nhiều công đoạn nhỏ như tiếp nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nộidung đơn đã day du diéu kién luat dinh hay chưa, Toa án nhận những tai liệu chứng

Trang 15

cứ ban đầu kèm theo đơn khởi kiện, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí vàcudi cùng là việc vào số thụ lý vụ án dân sự.

- Thu lý VADS phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tô tụng dân

su Tương tự như mọi hoạt động t6 tụng khác, khi thực hiện thụ ly VADS, Toa ánđều phải tuân theo đầy đủ, chính xác mọi quy định của pháp luật tố tụng dân sự.Các van đề về chủ thé có quyền khởi kiện, thâm quyền giải quyết của Toà án, thutiền tạm ứng án phí, hình thức của đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, việc trả lại đơn khởikiện, thời hạn thông báo việc thụ lý đều phải đảm bảo tuân theo các quy định vềđiều kiện, trình tự, thủ tục, thời gian, cách thức thực hiện đã được quy định cụ thểtrong BLTTDS Ngoài ra, điều kiện để vụ án được thụ lý còn phải tuân theo cácquy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, đất đai Mọitrường hợp vi phạm các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án,chăng hạn như thụ lý vụ án khi vụ án chưa thoả mãn điều kiện khởi kiện, trả lại đơnkhởi kiện, đơn yêu cầu không có lý do chính đáng, khách quan đều là sự vi phạmpháp luật, ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của người dân Tòa án chỉ thựchiện hoạt động thụ lý khi việc khởi kiện của các chủ thể có quyền khởi kiện thỏamãn các điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

1.1.3 Ý nghĩa của việc thụ lý vu an dân sự

- Thụ ly vụ án dân sự là một bao dam của Nhà nước trong việc bảo vệ quyêncon người, quyên và lợi ích hợp của công dân Ban chất cốt lõi của việc người dan

đi kiện, hay yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lýnào đó xét cho cùng đều là nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình Việc ghi nhận các quy định về thụ lý VADS thể hiện sự bảo đảm của nhànước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên thực tế Tuyênngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khăngđịnh: Khi một người bị xâm phạm đến quyền và lợi ích thì họ có quyền yêu cầu cơquan tài phán bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp đó Vì vậy, khi có van đề pháp lyphát sinh, người dân tìm đến Toà án (cơ quan có thâm quyền xét xử của Nhà nước)chính là thể hiện mong muốn được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcông bằng cho họ Khi Tòa án chấp nhận giúp họ giải quyết những khó khăn nàybang việc thụ lý giải quyết VADS chính là sự tôn trọng quyền con người, quyềncông dân của Nhà nước Điều này là một minh chứng khang định phương châm,

chức năng, nhiệm vụ, vai trò và bản chât Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Trang 16

Nam là nhà nước “của dan, do dân, vì dân” Ngoài ra, những quy định pháp luật vềthụ lý VADS của Tòa án còn là tiền đề để phòng ngừa và ngăn chặn mọi hành vi,mọi sự xâm phạm đến quyên và lợi ích của người khác.

- Thu lý vụ việc dân sự chính là cơ sở pháp ly dé Toà án tiễn hành các hoạtđộng to tụng, giải quyết vu án dân sự Mỗi cơ quan, tô chức trong hệ thống cơ quanNhà nước đều được Nhà nước trao quyền và giới hạn quyền khi thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ cua mình Toa án cũng không phải ngoại lệ Toa án được thiết lập

để thực hiện chức năng tư pháp của Nhà nước, có chức năng xét xử các vụ án theothâm quyền quy định, thụ lý VADS chính là cơ sở pháp ly dé Toà án tiến hành cáchoạt động t6 tụng, giải quyết VADS bởi lẽ Toà án chỉ được tiến hành hoạt động t6tụng giải quyết VADS khi đã thụ lý Hon nữa, việc làm tốt các hoạt động thụ ly sẽtạo tiền đề dé giải quyết vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, chính xác

- Thụ ly vụ án dân sự xác định trách nhiệm giải quyết vụ án dân sự của Tòa

án Kê từ thời điểm Tòa án thụ lý VADS, quan hệ tố tụng (sự ràng buộc pháp lý)giữa Tòa án - cơ quan có thâm quyên nhận trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn hoặcxem xét thực hiện yêu cầu của đương sự và đương sự phát sinh Từ thời điểm này,Toà án sẽ phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình khi tiến hành các thủtục để giải quyết giải quyết vụ việc dân sự

- Thụ lý vụ việc dân sự là cơ sở đề Toà án tính thời hạn để giải quyết yêu câukhởi kiện và yêu câu dân sự Pháp luật quy định một thời hạn nhất định dé giải quyếtVADS và thời hạn đó sẽ được bắt dau tính ké từ thời điểm thụ lý Nếu Tòa án thựchiện đúng thủ tục thụ ly VADS thì quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ đượcgiải quyết nhanh chong hơn Về phía cơ quan Tòa án, tình trạng VADS tồn đọng,quá trình giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự kéo dài sẽ được hạn chế Và trên cơ

sở hoạt động thụ lý VADS đúng thủ tục, đúng thời gian, đúng đối tượng, Tòa án sẽ

kịp thời bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các đương sự, đảm bảo pháp luật đượcthực thi nghiêm túc trên thực tế Và điều này, một mặt cũng thể hiện chức năng bảo

vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tô chức, cá nhân của Tòa án

- Thu ly vụ an dân sự có ý nghĩa thiết thực đảm bảo việc bảo vệ kịp thờinhững quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

Việc thụ lý không chỉ làm phát sinh trách nhiệm của Toà án với người dân, mà còn

làm phát sinh tư cách của các chủ thé trong quan hé phap luat tố tụng dân sự

Trang 17

Những người này sẽ có những quyên và nghĩa vụ tố tụng do pháp luật TTDS quyđịnh Do đó, khi vụ án đã được thụ lý, điều này cũng có ý nghĩa tạo nên mối quan

hệ ràng buộc giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với Toà án và lam

sự phát sinh một số quyền và nghĩa vụ mới cho các đương sự theo quy định củapháp luật trong suốt quá trình (các giai đoạn, thủ tục) giải quyết VADS của Tòa án.1.2 Cơ sở của việc ban hành các quy định về thụ lý vụ án dân sự

1.2.1 Quy định thụ lý vụ án dân sự xuất phát từ việc Nhà nước công nhận,tôn trọng quyền con người, quyên công dân thông qua việc ghỉ nhận quyên khởi

kiện vụ an dân sự của đương sự

Quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thétrong xã hội là một trong những quyền cơ bản nhất của con người Nha nước chính

là đại diện cho lợi ích của các giai cấp trong xã hội, các quyên và lợi ích chính đángcủa các chủ thể đều được Nhà nước bảo hộ Điều 3 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ quyén con người, quyển công dân ”

Pháp luật quy định các đương sự được tự do trong việc quyết định lựa chọn các

phương thức dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình như trung gian hoà giải,trọng tài hoặc yêu cầu sự can thiệp cua Toa án Điều 4 BLTTDS năm 2011 ghinhận: “Cá nhân, cơ quan, tô chức do Bộ luật này quy định có quyên khởi kiện vụ ándân sự, yêu cẩu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyên để yêu cẩu Toà ánbảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác” Do vậy, phápluật đã ghi nhận quyền được yêu cầu Toà án bảo vệ quyên lợi của mình là mộtquyền mà đương sự được tự do thực hiện Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức vàcác chủ thé khác có quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyên khởi kiện vụ ándân sự dé yêu cầu Tòa án có thẩm quyên buộc người có hành vi xâm phạm quyền

dân sự phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu các chếtài theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên Hoặc cá nhân, cơ

quan, tổ chức cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy địnhtại Điều 311 BLTTDS năm 2011(Điều 361 BLTTDS năm 2015) Sự quy định về

chức năng nhiệm vụ xét xử VADS của Tòa án nói chung và thu lý VADS chính là

sự cụ thé hoá nguyên tac này Khi có sự vi phạm nao về việc thụ lý VADS, ảnhhưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, các chế tài xử lý sẽ được đặt

Ta.

Trang 18

1.2.2 Quy định thu lý vụ việc dân sự để bảo đảm quyền khởi kiện dân sựđược thực thi trên thực tế

Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là vấn đề nhân quyền luôn đượccác quốc gia trên thế giới quan tâm và được ghi nhận trong đạo luật mỗi quốc gia.Tuy nhiên chỉ công nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong các quyđịnh pháp luât là chưa đầy đủ mà điều quan trọng và cơ bản nhất là cần phải thiếtlập cơ chế thực hiện và bảo vệ chúng trong trường hợp bị xâm phạm Do đó, khiquyền và lợi ich hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp thì các chủ thé có thé lựachọn phương thức khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình Tuy nhiên, đó chỉ mới là ghi nhận cơ chế giải quyết tranh chấp về mặtnguyên tắc Để quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các VADS được đảm bảo mộtcách tuyệt đối thì nhà làm luật phải có những quy định cụ thể trình tự, thủ tục giảiquyết yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng như trách nhiệm của Tòa án khiquyền hiến định nêu trên của đương sự không được đảm báo Nếu vẫn đề nàykhông được xác định rõ trong những quy định pháp luật thì quyền được yêu cầuTòa án bảo vệ sẽ không đảm bảo Do đó, pháp luật đặt ra các quy định cụ thể vềtrình tự, thủ tục giải quyết VADS nói chung, trong đó có thủ tục thụ lý VADS nóiriêng dé đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trên thực tế

1.2.3 Quy định thụ lý vụ án dân sự để xác định thời điểm bắt đầu tính thờihạn giải quyết vụ án dân sự nhằm xác định trách nhiệm của Tòa án trong việcđảm bảo vụ án dân sự được giải quyết trong thời hạn mà pháp luật quy địnhThời hạn giải quyết vụ việc được đặt ra là một điều hoàn toàn tất yếu Bởi vì,nếu không xác định thời hạn giải quyết VADS sẽ dẫn đến tình trạng quyền và lợiích hợp pháp của người dân không được bảo vệ kịp thời Giải quyết VADS quá hạndẫn đến tình trạng tài liệu chứng cứ dễ bị thất lạc hơn, người bị kiện cũng nhưngười đi kiện tốn kém nhiều thời gian, công sức cho vụ kiện hơn nên tâm lý chánnản, sự hợp tác giữa các đương sự với nhau và với Toà án kém đi Vì thé cũng tạonhiều khó khăn hơn cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án Hơn thế nữa, điềunay còn có thé dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm của Toà án trong việc giải

quyêt vụ việc, gây tôn đọng án mà mâu thuân, yêu câu của người dân lại không

6 TS Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thâm trong tố tụng dân sự, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội, tr 11.

Trang 19

được giải quyết Do đó, dé tính thời hạn giải quyết VADS, người ta cần một mốc

thời gian cụ thể, hợp lý sao cho vụ việc được giải quyết tính từ thời điểm đó vừa

đảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời đồng thời đảm bảo cho Toà án có khoảngthời gian hop lý để tiến hành nghiên cứu hồ sơ VADS và Tòa án có thê ra một ban

án, quyết định đúng đắn, chính xác Mốc thời gian để tính thời hạn giải quyếtVADS chính là thời điểm Toà án thụ lý VADS

1.3 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các quy định của phápluật tố tụng dân sự Việt Nam về thụ lý vụ án dân sự

1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988

Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, vào cuối năm 1946, bản Hiến phápđầu tiên của nước ta ra đời Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận một loạt quyền cơ bảncủa công dân Việt Nam Các quy định của Hiến pháp năm 1946 tạo ra chính lànhững viên gạch đầu tiên, là điều kiện tiên quyết, là nền tảng cơ bản để hình thànhquyền khởi kiện và việc thụ lý VADS

Ngày 10/10/1945, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL cho phép áp dụngluật lệ cũ để xét xử nhưng “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam

và chính thé Cộng hoà”, trong đó có Điều 11 quy định về thủ tục tố tụng cho phéptạm thời giữ thủ tục tố tụng của chế độ cũ Ngày 17/4/1946, Nhà nước đã ban hànhSắc lệnh số 51/SL có quy định về việc khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án nhưngthực chất lại không có quy định thụ lý như thế nào Đến ngày 22/5/1950 Sắc lệnh

số 97/SL được ban hành quy định về việc vẫn cho phép tiếp tục áp dụng các luật lệ

cũ nhưng với điều kiện không được trái với nguyên tắc do chính sắc lệnh này quyđịnh Cùng ngày, Sắc lệnh số 85/SL quy định về cải cách bộ máy tư pháp và luật tôtụng cũng được ban hành, từ Điều 15 đến Điều 18 có quy định về thủ tục tố tụngnhưng không có điều luật nào quy định về thụ lý VADS

Từ đó đến năm 1954, những quy định về khởi kiện VADS bước đầu đã đượcghi nhận trong pháp luật Việt nam Từ năm 1955 đến năm 1958 Nhà nước ta đã banhành nhiều văn bản pháp luật tố tụng như thông tư 141/HCTP ngày 5/2/1957,Thông tư 1507/HCTP ngày 24/8/1956, thông tư số 69/TC ngày 31/12/1958 nhưngnhìn chung chỉ mới dừng lại ở việc quy định về nguyên tắc giải quyết VADS màchưa có quy định cụ thể về thụ lý VADS Như vậy, có thể nói giai đoạn từ sau Cáchmạng Tháng 8 thành công đến năm 1958 thì các quy định của pháp luật về thụ lyVADS hau như không có

Trang 20

Các quy định về thụ lý VADS chỉ dần dần được chú ý và xây dựng từ năm

1959 trở đi Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959

ra đời và tiếp theo là Luật Tổ chức Toa án nhân dân năm 1960, Luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân năm 1960 Các luật này ra đời kèm theo một khối lượng đáng kểcác văn bản hướng dẫn thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, đặc biệt là thủtục giải quyết ly hôn Từ đây đã đặt ra yêu cầu phải có một văn bản quy định cu thé

về thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình

Văn bản pháp luật quan trọng nhất ghi nhận điều này là Thông tư 39/NCPLngày 21/1/1972 của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn việc thụ lý, di

lý, xếp và tạm xếp những vụ kiện về hôn nhân và gia đình, tranh chấp về dân sự.Trong Thông tư này, TANDTC đã hướng dẫn cụ thê việc thụ lý vụ án dân sự, ghinhận vẻ quyền đi kiện, điều kiện thực hiện quyền đi kiện và việc thụ lý vụ án dânsự Có thể nói thông tư này đã trở thành văn bản pháp lý quan trọng, góp phần vàogiải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình được nhanh chóng và hiệu

quả.

Như vậy, trong những năm đầu của giai đoạn này, các quy định về thủ tụcTTDS cũng như thủ tục thụ lý vụ án dân sự hầu như không đáng kể Từ năm 1960trở đi, Nhà nước cũng đã bước đầu quan tâm và ban hành cụ thê, chi tiết hơn cácquy định về pháp luật TTDS, trong đó có quy định về thụ lý vụ án dân sự - làm cơ

sở để giải quyết các tranh chấp trong thời kỳ này Tuy nhiên với tình hình kinh tế

-xã hội của đất nước còn yếu kém lạc hậu, các mối quan hệ dân sự cũng còn it vakhông quá phức tạp nên sự chú trọng của nhà nước vào việc xây dựng các quy định

về thủ tục tố tụng dân sự nói chung cũng như thủ tục thụ lý vụ án dân sự nói riêngcòn khá hạn chế, các văn bản hướng dẫn còn ít, các quy định này vẫn tản mạn trong

những văn bản pháp luật khác nhau và giá trị pháp lý không cao.

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Ở giai đoạn này, đất nước bước vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới kể từsau đại hội Đảng lần VI năm 1986 Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

tế, lao động phát sinh ngày cành phong phú, đa dạng và phức tạp khi nền kinh tếtập trung bao cấp sang chuyền sang nền kinh tế thị trường có sự quản ly của nhanước Điều này cũng đòi hỏi sự thay đổi phát triển của pháp luật để tương ứng với

sự phát triển của xã hội

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, trên cơ sở các văn bản tô tung dân sự đã

Trang 21

ban hành trước đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nói chung và cácvăn bản pháp luật tố tụng dân sự nói riêng, trong đó phải ké đến ba Pháp lệnh cobản là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (PLTTGQVADS), Pháplệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (PLTTGQVAKT) và Pháp lệnh thủ tụcgiải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 (PLTTGQTCLĐ) Đây là những văn bảnpháp quan trọng có ý nghĩa rất lớn về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong thời

kỳ này, đặc biệt là vẫn đề thụ lý vụ án cũng đã được quy định trong các văn bảnpháp luật này tạo cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết vụ án dân sự Sau khi cácpháp lệnh trên được ban hành các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản

hướng dẫn thi hành

Về điều kiện thu ly vụ án, van đề này được quy định tại Điều 36 PLTTGQVADS,Điều 32 PLTTGQVAKT, Điều 34 PLTTGQTCLD Nhìn chung, theo quy định củacác điều luật này, thì một vụ án dân sự, vụ án kinh tế hay một tranh chấp lao độngchỉ được Toà án thụ lý giải quyết khi có đơn khởi kiện đến Toà án, đồng thời thoảmãn các yêu cầu khởi kiện khác như: Người khởi kiện có quyền khởi kiện, thờihiệu khởi kiện vụ án còn, sự việc thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án

Đối với trình tự, thủ tục thụ lý vụ án, nhìn chung các văn bản pháp luật nàyđều quy định sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, Tòa án xem xétđơn khởi kiện có thuộc thâm quyền của mình hay không, từ đó ra các quyết địnhtiếp theo (thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí, hay chuyển đơnkhởi kiện ) Tuy nhiên thời điểm thụ lý các vụ án dân sự, kinh tế và tranh chấp laođộng ở ba văn bản pháp có sự khác biệt Đối với vụ án dân sự thì Toà án thụ lý vụ

án ké từ ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và thời hạn nộp là 01 tháng kể từngày nộp đơn (khoản 2 Điều 37 PLTTGQVADS), còn đối với vụ án kinh tế hoặctranh chấp lao động thì Toà án thụ ly vụ án ké từ ngày nguyên đơn xuất trình biênlai nộp tiền tạm ứng án phí và thời han nộp là 07 ngày kể từ ngày nộp đơn, (Điều

33 PLTTGQVAKT và khoản 2 Điều 35 PLTTGQTCLD)

Có thé nói so với các văn bản tô tụng dân sự trước đây thì các quy định về thụ

lý vụ án dân sự, kinh tế, tranh chấp lao động ở các Pháp lệnh kê trên đã có sự tiến

bộ đáng kế, các quy định được đưa ra nhiều hơn, rõ rang cụ thê hơn về điều kiệnkhởi kiện, trình tự, thủ tục thụ lý Tuy nhiên, bên cạnh đó thì chúng vẫn còn tồntại những hạn chế nhất định như: không quy định thời hạn mà Toà án xem xét giảiquyết don để biết được vu án có thuộc thâm quyên của mình hay không nên dan

Trang 22

đến tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm của Toà án; ba thủ tục khác nhau vớinhhững thời điểm thụ lý vụ án khác nhau dé gây vướng mắc nhằm lẫn; ban chấttranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động đều bắt nguồn từ tranh chấp dân sự nhưngthủ tục giải quyết được quy định bởi ba pháp lệnh khác nhau nên nhiều trường hợp

đã gặp phải không ít khó khăn và nhằm lẫn trong việc phân biệt thủ tục giải quyết

1.3.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Ngày 15/6/2004, Quốc hội đã thông qua BLTTDS năm 2004 và có hiệu lựcchính thức từ ngày 1/1/2005 BLTTDS năm 2004 đã thong nhất một thủ tục dé giảiquyết các vụ án, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thươngmại, lao động, đã có sự tách bạch cụ thể về thủ tục giải quyết vụ án dân su, việc dân

sự cũng như trình tự, thủ tục thụ lý đối với vụ án dân sự, việc dân sự Các trình tựthủ tục thụ lý đã được quy định khá rõ ràng, lần lượt qua từng bước với những thờihan cụ thé giup nang cao tinh thần trách nhiệm của Toa án và kịp thời bảo vệ, đảmbảo quyền lợi ích hợp pháp của công dân Ngoài ra, các trường hợp Tòa án khôngthụ lý như trả lại đơn khởi kiện, chuyên đơn khởi kiện cũng được quy định chặt chẽ

sung Trải qua 5 năm thực hiện BLTTDS năm 2011, BLTTDS nam 2011 đã bộc lộ

những hạn chế Nhăm khắc phục những hạn chế này và đứng trước thách thức mới,yêu cầu mới và sự thay đổi về tư tưởng lập pháp, quan điểm bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, tổ chức và để phù hợp hơn với quan điểm pháp luật quốc tế

và các quy định của BLDS năm 2015 và các quy định pháp luật chuyên ngành

(Luật đất đai năm 2013, luật nhà ở năm 2014, luật cạnh tranh năm 2004, luật Bảo

vệ rừng năm 2004, Luật Tài nguyên nước năm 2012, ), BLTTDS năm 2015

được ra đời vào ngày 25/11/2016 va có hiệu lực ké từ ngày 1/7/2016 Những quyđịnh mới của BLTTDS năm 2015 sẽ tác động đến hoạt động thụ lý VADS của Tòa

án Những nội dung này sẽ được tác giả đề cập ở chương 2 trên cơ sở phân tíchnhững quy định của BLTTDS hiện hành và so sánh với BLTTDS năm 2015 vềnhững van đề liên quan đến hoạt động thụ lý VADS

Trang 23

Tóm lại, ta có thê thấy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

cùng với sự phát triển, hoàn thiện của pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân

sự nói riêng, các quy định về thụ lý VADS ngày càng mang tính cụ thể, đầy đủ đãgop phan quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thétại Toà án được thực hiện trên thực tế, đảm bảo tính dân chủ và công bằng trong

giao lưu dân sự.

KET LUẬN CHƯƠNG 1Thụ lý VADS chính là việc Toà án chấp nhận đơn khởi kiện của người khởikiện, khi đã thỏa mãn các điều kiện thụ lý và vào số thụ lý để giải quyết VADStheo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Đây là một hoạt động do Toà án cóthâm quyên thực hiện theo các quy định của pháp luật, bao gồm hai hoạt động cơbản (là nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu xem xét điều kiện thụ lý và vào số thụ lý

vụ án, số thụ lý giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng) Việcthụ lý chi được thực hiện khi có yêu cầu của chủ thé có đầy đủ điều kiện mà phápluật quy định và các chủ thể phải đảm bảo đủ các điều kiện khởi kiện, điều kiện giảiquyết yêu cầu việc dân sự

Quy định về thụ lý VADS xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo quyền con ngườithông qua quyên khởi kiện dân sự trong t6 tụng dân sự, nguyên tắc bảo đảm thựchiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự vàxuất phát từ đòi hỏi cần cơ chế bao đảm cho quyền khởi kiện của các chủ thé theo

quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế ) Theo tiến trình lịch sử, pháp

luật về thụ lý VADS ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý để Toà án tiến hànhcác hoạt động giải quyết VADS chính xắc, khách quan, đồng thời góp phần quantrọng trong việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp thực tế của cá nhân, cơ quan, tổ

chức.

Trang 24

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM

HIEN HANH VE THU LÝ VU ÁN DAN SỰ2.1 Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

2.1.1 Chú thể khởi kiện phải có tw cách pháp lý khi khởi kiện

Dựa trên tính chất của vụ kiện hay dựa trên chính quan hệ pháp luật có tranhchấp dé xác định người có quyền khởi kiện và người có thé bị kiện

Theo khoản 1 Điều 161 BLTTDS năm 2011 thì chủ thé thực hiện quyền khởikiện gồm: "cá nhân, cơ quan, tô chức có quyên tu mình hoặc thông qua người đạiđiện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyên dé yêu câu bảo vệ quyên

và lợi ích hợp pháp của mình" Va theo Điều 162 BLTTDS năm 2011 thì “Coquan, t6 chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn của mình có quyên khởi kiện vụ

án dân sự dé yêu cẩu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộclĩnh vực mình phụ trách” Như vậy, chủ thể của quyền khởi kiện của nguyên đơnđược thừa nhận trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có thể phân chia thành cácnhóm chủ thé như sau: (1) Nhóm chủ thé thứ nhất: Các chủ thé có quyền khởi kiện

do quyền lợi của họ bị tranh chấp hoặc vi phạm; (2) Nhóm chủ thé thứ hai: Các chủthé có quyền khởi kiện nhưng họ không có quyên lợi liên quan trong vụ kiện (nhómchủ thê có quyền khởi kiện vì quyên, lợi ích hợp pháp của người khác)

- Nhóm chủ thể thứ nhất: Các chủ thê có quyền khởi kiện do quyền lợi của họ

bị tranh chấp hoặc vi phạm

+ Quyên khởi kiện của chủ thể trong quan hệ tài sản

Khi bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn tới bên chủ

thé có quyền phải cần tới sự can thiệp của công lý dé buộc bên có nghĩa vụ phải thihành nghĩa vụ của họ thì lúc nay chủ thé có quyền trong quan hệ nghĩa vụ sẽ trởthành chu thé có quyền khởi kiện trong tổ tụng dân sự Các nghĩa vụ này có thể cónguồn gốc từ hợp đồng, hoặc do pháp luật quy định như hành vi pháp lý đơn

phương, gây thiệt hai do hành vi trái pháp luật, thực hiện công việc không có uy

quyền Do vậy, khi chủ thé mang quyền trong các quan hệ về hợp đồng, bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các quan hệ khác về nghĩa vụ thực hiện việc khởi

kiện thì họ sẽ trở thành nguyên đơn dân sự trong vụ kiện.

7 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 201

Trang 25

Việc khởi kiện có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu hay người có quyềnchiếm hữu hợp pháp vật trong quan hệ sở hữu, chiếm hữu tài sản hoặc chủ thé cóquyền sử dụng dất trong quan hệ về quyền sử dụng đất Chủ sở hữu, người cóquyền chiếm hữu hợp pháp tài sản, người có quyền sử dụng đất thực hiện quyềnkhởi kiện người đang chiêm hữu bat hợp pháp dé đòi lại tài sản hoặc thực hiệnquyền chiếm hữu của mình với tư cách là nguyên đơn dân sự Ngoài ra, chủ sở hữu,người có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản cũng được coi là nguyên đơn, trongtrường hợp họ khởi kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái phápluật việc thực thi quyền của mình đối với tài sản.

+ Quyên khởi kiện của chủ thể trong quan hệ nhân thân

Thông thường quyền nay gắn liền với những cá nhân nhất định là chủ thé củaquan hệ nhân thân Những chủ thé mang quyên trong quan hệ thân nhân mới có thé

trở thành đương sự với tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ kiện dân sự.

Theo quan niệm này, nguyên đơn trong vụ kiện yêu cầu ly hôn là vợ hoặcchồng; người có yêu cầu trong việc huỷ hôn nhân trái pháp luật, không công nhậnquan hệ vợ chồng chỉ thuộc về các bên có quan hệ hôn nhân; người yêu cầu với tưcách là đương sự trong việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là người con nuôi đã

thành niên hoặc cha, mẹ nuôi; nguyên đơn trong vụ kiện xác định cha, mẹ cho con

là người con và ngược lại; nguyên đơn là người cha, người mẹ trong vụ kiện xác định con cho cha, mẹ; người con chưa thành niên là đương sự với tư cách người có

yêu cầu trong việc yêu cầu hạn chế quyền của mẹ, cha đối với con chưa thành niên.+ Quyên khởi kiện của chủ thể thé quyén

Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ tài sản được đặt ra đốivới các trường hợp hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia tách pháp nhân(các điều 94, 95, 96 BLDS năm 2005) Pháp nhân được kế thừa các quyền của phápnhân trước đó có quyền khởi kiện đối với các chủ thé có nghĩa vụ để bảo vệ cácquyên lợi của mình Đối với trường hợp chủ sở hữu, người có quyền sử dụng đấthoặc chủ thé của các quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đãchết thì những người thừa kế của họ có quyền khởi kiện đối với các chủ thé chiếmhữu bất hợp pháp tài sản hoặc có nghĩa vụ Đối với các trường hợp nêu trên, chủ

Trang 26

thể thừa kế quyền thực hiện việc khởi kiện với tư cách là nguyên đơn trong vụ kiện

+ Quyên khởi kiện của chủ thể mang quyên đối với người thứ ba

Theo quy định của Điều 74, 75 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 thì trongtrường hợp cần xác định quyền sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản

chung với người khác mà các bên không thoả thuận được thì người được thi hành

án, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần tài của ngườiphải thi hành án Theo Điều 129 BLDS năm 2005 thì, "7zong trường hợp xác lậpgiao dịch giả tạo nhằm tron tránh nghĩa vu với người thứ ba thì giao dich đó vôhiệu" Như vậy, người phải thi hành án có quyền khởi kiện với tư cách nguyên đơn

để yêu cầu Toà án huỷ bỏ giao dịch mà người phải thi hành án đã ký kết với ngườikhác nhăm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án

- Nhóm chủ thé thứ hai: Các chủ thé có quyền khởi kiện nhưng họ không cóquyền lợi liên quan trong vụ kiện (nhóm chủ thé có quyền khởi kiện vì quyên, lợiich hợp pháp của người khác) Đó chính là quyền khởi kiện của các chủ thể không

có quyền lợi trong vụ kiện hay quyền khởi kiện của người đại diện của đương sự

Cơ chế khởi kiện thông qua người đại diện này cũng là một bảo đảm để quyên khởikiện của đương sự có thể được thực thi một cách gián tiếp thông qua người đại diện

của họ.

+ Quyên khởi kiện với tư cách là người đại diện hợp pháp của nguyên don

và nguyên tắc chủ thé có quyền lợi trong vụ kiện đã thực hiện việc khởi kiệnhay được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ được coi là nguyên đơn.Người khởi kiện dé bảo vệ quyên lợi ích của người khác, tuỳ trường hop sẽ thamgia tố tụng với tư cách là người đại điện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền

Ví dụ: Cha, mẹ, con, người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án

xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi

Trang 27

dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân

sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật Hôn nhân vàgia đình năm 20149; Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơquan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa ánhạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành nién!®, Ddi với các tổ chứckhởi kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác như công đoàn cấp trên củacông đoàn cơ sở khởi kiện vụ án tranh chấp về lao động để bảo vệ quyền lợi hợppháp của tập thé người lao động: co quan quản lý Nhà nước về gia đình và trẻ em,hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện trong các vụ kiện về cấp dưỡng; xác định cha, mẹ,con Như vậy, trong trường hợp công đoàn cấp trên, cơ quan quản lý Nhà nước vềgia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ có yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việcnêu trên thì các chủ thé này tham gia t6 tụng với tư cách là người đại diện theo

pháp luật của đương sự.

So với quy định của BLTTD năm 2011, BLTTDS năm 2015 bổ sung quy địnhmới về trường hop hợp cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình débảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại khoản khoản 2Điều 51; khoản 5 Điều 84; khoản 2 Điều 86; Điều 92; khoản 3 Điều 102; khoản 2Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Đó là trường hợp yêu cầu Tòa ángiải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác

mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của

bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra; xác định cha, mẹ, con trong trường

hợp người có yêu cầu chết; xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thànhniên mat năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặcmat năng lực hành vi dân sự và trường hợp buộc người không tự nguyện thực hiệnnghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vu đó Khái niệm cá nhân có quyền khởikiện trong các trường hợp nêu trên bao gồm cha, mẹ, người thân thích, người giám

hộ của những người có quyền và lợi ích được yêu cầu Tòa án bảo vệ

+ Quyên khởi kiện của các chủ thé không có quyên lợi, nghĩa vu trong vụ án

dân sự

Theo Điều 56, 162 BLTTDS năm 201 thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình đê bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình

Xem Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

19 Xem Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trang 28

phụ trách thì một số cơ quan, tô chức vẫn có quyền khởi kiện với tư cách là nguyênđơn Chang hạn, co quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân

sự dé yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tô chức có hành vi gây ô nhiễm môitrường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường côngcộng: cơ quan Văn hoá - Thông tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự dé yêu cầu Toà

án buộc cá nhân, cơ quan, tô chức có hành vi xâm phạm di sản văn hoá thuộc sởhữu toàn dân phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra!!

Có thé nhận thấy rằng, trong trường hợp co quan quản lý Nhà nước về dân số

- gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu huỷ hôn nhân trái luật giữa nhữngngười có cùng dòng máu về trực hệ, hôn nhân vi phạm độ tudi hoặc chế độ một vợ,một chồng (ngay cả khi người được bảo vệ khước từ quyền được bảo vệ) thì thựcchất việc thực hiện quyền yêu cầu của các cơ quan này là vì lợi ích của pháp luật

Do vậy, trong trường hợp này, quyền khởi kiện hay quyền yêu cầu Toà án của cácchủ thé này có cùng ban chất với quyền khởi kiện của các cơ quan, tô chức dé bảo

vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước theo khoản 3 Điều 162 BLTTDS năm

2011 Vậy trong những trường hợp này có thé coi cơ quan quản lý Nhà nước về gia

đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ là nguyên đơn trong việc dân sự hay không?

2.1.2 Yêu cầu khởi kiện phải thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án

Dé thực hiện việc khởi kiện được Tòa án thụ lý thì chủ thé khởi kiện phải gửiđơn đến đúng Toà án có tham quyên giải quyết tranh chấp theo quy định của phápluật Khi tiếp nhận đơn khởi kiện thì thâm phán được phân công phải xem xét đơnkhởi kiện có thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án theo quy định tại các Điều 25,

27, 29, 31 BLTTDS năm 2011 và các vụ án thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa

án được quy định trong luật hôn nhân gia đình năm 2014 Nếu đã thuộc thắm quyềnloại việc của Toà án thì phải đối chiếu với Điều 33, 34 BLTTD năm 2011 và khoản

3 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, để xem xét vụ án đó thuộcthâm quyền xét xử sơ thâm của Toà cấp nào (Toà cấp tỉnh hay cấp huyện) Sau đó,phải xác định vụ án có thuộc thầm quyền theo lãnh thô được quy định tại Điều 35

và 36 BLTTDS năm 2011 hay không? Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận

lựa chọn Tòa án thì đương sự phải cam kết không khởi kiện tại Tòa án khác Nếu

!! Điều 3 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thâm phán Tòa án Tối cao Hướng dan thi hành một số quy định trong Phan thứ hai “Thu tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đồi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bé sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự

Trang 29

các bên thỏa thuận đã lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án đó phải kiểm tra tính

hợp pháp của thỏa thuận.

Việc đơn khởi kiện gửi đến Toà án có đúng thâm quyền giải quyết là một yếu

tố rất quan trọng để xem xét việc thụ lý vụ án Nếu vụ án không thuộc loại việcđược Toà án giải quyết thì sẽ bị Toà án trả lại đơn khởi kiện, còn nếu đơn khởi kiệngửi đến sai Toà án có thẩm quyền xét xử theo cấp hay lãnh thé sẽ lại mat thời gian

để chuyên đơn khởi kiện (theo khoản 2 Điều 167 BLTTDS năm 2011) Do đóngười khởi kiện phải hết sức chú ý đến vẫn đề này để đảm bảo đơn khởi kiện củamình có thé được thụ lý nhanh chóng Vu án không thuộc thâm quyền giải quyếtcủa Tòa án là trường hợp nội dung đơn yêu cau giải quyết không thuộc một trongcác tranh chấp quy định tại các Điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS năm 2011 Changhạn như đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu phải xử lý hành vi thiếutrách nhiệm, cô ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý dat dai của một sốcán bộ Ủy ban nhân dân xã X, huyện T Trường hợp này không thuộc thâm quyềngiải quyết theo loại việc của Tòa án mà thuộc thắm quyên của Ủy ban nhân dân cấptrên và của cơ quan công an nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự Tòa án trảlại đơn khởi kiện và hướng dẫn họ gửi đơn đến cơ quan có thâm quyền giải quyết

So với quy định của BLTTDS năm 2011 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp

dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mai va lao động của Tòa án,

BLTTDS năm 2015 đã có sự điều chỉnh như sau:

- Về thẩm quyên theo loại việc của tòa án:

+ Đối với các tranh chấp dân sự: BLTTDS năm 2015 bé sung thêm các loạitranh chấp sau ở Điều 26: Tranh chấp về bôi thường thiệt hại do áp dụng biện phápngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừtrường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính(khoản 7); tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồnnước theo quy định của Luật Tài nguyên nước (khoản 8); Tranh chấp về quyên sởhữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng (khoản9)!2, Sự bổ sung này là phù hợp hơn với các quy định trong Luật Tài nguyên nướcnăm 2012 và Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004 và Luật Cạnh tranh năm 2004.+ Đối với các tranh chấp hôn nhân gia đình: So với quy định tại Điều 27

12 Xem Điều 26 BLTTDS năm 2016

Trang 30

BLTTDS năm 2011 về các tranh chấp hôn nhân gia đình thuộc thâm quyền của Tòa

án, Điều 28 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung các quan hệ tranh chấp như: chia tàisản sau khi ly hôn; về sinh con băng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mụcđích nhân đạo và nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợchồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật Sự bổ sung

này là phù hợp với thực tiễn và những quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2014 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Với sự thêm mới những

loại tranh chấp này, khi đương sự có yêu cầu giải quyết những tranh chấp hôn nhân

và gia đình được ghi nhận ở Điều 28 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án có trách nhiệmxem xét, giải quyết;

+ Đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại: Vé cơ bản, BLTTDS năm

2015 kế thừa các quy định pháp luật của BLTTDS năm 2011 khi xác định 4 loạiquan hệ tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thuộc thâm quyên giảiquyết của Tòa án Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 đã có sự điều chỉnh dé phù hợphơn với bản chất quan hệ kinh doanh thương mại và thực tiễn ngày càng phát triểncác tranh chấp kinh doanh thương mại về cả số lượng và độ phức tạp trong bối cảnhtoan cầu kinh tế hiện nay: (1)Sự điểu chỉnh thứ nhất là quy định bồ sung thẩmquyên của Tòa án trong việc giải quyết quan hệ tranh chấp giữa người chưa phải

là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phan von góp với công

ty, thành viên công ty Vì thé các tranh chap trong lĩnh vực này mà Tòa án có thâmquyền giải quyết là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợpđồng hoặc yêu cầu chấm dứt hợp đồng góp vốn và bồi thường thiệt hại phát sinh, (2)Sự diéu chỉnh thứ hai là so với quy định tại Khoản 3 Điều 29 BLTTDS năm 2011,khoản 4 Điều 30 BLTTDS năm 2015 có sự bổ sung thêm một quan hệ tranh chấpmới thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án Tranh chap mới đó là “anh chấp

giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên

Hội dong quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phân” Quy định mớinày là phù hợp và thống nhất với Luật Doanh nghiệp năm 2014 Theo Luật Doanhnghiệp năm 2014 thì thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tựmình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hộiđồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật vàcán bộ quan ly của công ty; Cổ đông, nhóm cô đông có quyên tự mình hoặc nhândanh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản tri,

Trang 31

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phan Tuy nhiên, không phải tat cả cổđông, nhóm cô đông đều có quyền khởi kiện, chỉ những cô đông, nhóm cổ đông sởhữu ít nhất 1% số cô phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng mới đượcpháp luật trao quyên và chỉ khi thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc công ty vi phạm một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 161Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì mới có căn cứ để Tòa án thụ lý giải quyết.

+ Đối với tranh chấp về lao động: So với quy định của BLTTDS năm 2011 thìnhững tranh chấp về lao động thuộc thâm quyền giải quyết của tòa án được quyđịnh theo hướng mở rộng hơn Tòa án không chỉ có thâm quyên giải quyết cáctranh chấp lao động (bao gồm tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tậpthé về quyền) mà còn có thấm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến laođộng, tranh chấp về bôi thường thiệt hại do đình công bat hợp pháp va các tranhchấp khác về lao động Với các quy định tại Điều này, có thé khang định tat cả cáctranh chấp về lao động đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

- Thẩm quyên theo cấp của Tòa án:

+ Tham quyền của Tòa án cấp huyện: Ngoài những điểm tương đồng,BLTTDS năm 2015 cũng có sự điều chỉnh so với quy định của BLTTDS năm 2011

về xác định thâm quyền của Tòa án cấp huyện đối với các tranh chấp dân sự theonghĩa rộng Thi? nhất, theo quy định của BLTTDS năm 2011, tất cả các tranh chấpdân sự, hôn nhân gia đình thuộc thâm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án thìđều thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án cấp huyện Còn BLTTDS năm 2015lại quy định một quan hệ tranh chấp dân sự thuộc thâm quyền loại việc của Tòa ánnhưng không thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, đó là tranh chấp

về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng

theo quy định của pháp luật cạnh tranh 7% hai, BLTTDS năm 2015 đã mở rộng

thâm quyền của Tòa án cấp huyện trong việc giải quyết các tranh chấp lao động khiquy định tất cả những tranh chấp lao động quy định tại Điều 32 đều thuộc thâmquyền của Tòa án cấp huyện, trong khi BLTTDS năm 2011 chỉ quy định nhữngtranh chấp lao động tại khoản 1 Điều 31 (là khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015)mới thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án cấp huyện BLTTDS năm 2015 cũng

có quy định mới về xác định thâm quyên của Tòa chuyên trách Tòa án cap huyện):

!3 Xem Điều 36 BLTTDS năm 2015

Trang 32

Thâm quyền của các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện là một quy địnhhoàn toàn mới của BLTTDS năm 2015 so với các quy định tổ tụng dân sự trướcđây Sự xuất hiện của điều luật này nham đảm bảo tính thống nhất với co cau tổchức của Tòa án cấp huyện theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; bao damchuyên môn hóa việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp huyện; nâng cao chất lượng

giải quyết, xét xử các loại vụ việc; tạo điều kiện phân công, bồ trí, sắp xếp, đào tạo,bồi dưỡng, kiện tòan đội ngũ cán bộ Tòa án như Tham phan, Thu ky Toa

Các tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm tòa dân sự vàtòa gia đình và người chưa thành niên Tòa dân sự có thâm quyên giải quyết cáctranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự tương tự như thâm quyền giải quyết các vuviệc dân sự của tòa cấp huyện trong trường hợp Tòa cấp huyện không có tòachuyên trách Quy định và thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên là dấu

ấn quan trọng trong hoạt động tư pháp Nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của tòagia đình và người chưa thành niên trong hoạt động tố tụng dân sự là giải quyết các

vụ việc hôn nhân và gia đình theo quy định của BLTTDS năm 2015 Trên thực tẾ,

có những quan hệ dân sự mà pháp luật tố tụng cho phép người từ đủ 15 tuổi chưa

đủ 18 tuổi nêu đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sựbằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tô tụng về những việc có liênquan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó! Duong sự ở đây cũng là

người chưa thành niên Theo chúng tôi, việc chỉ quy định những quan hệ hôn nhân

và gia đình mới thuộc thâm quyền của tòa gia đình và người chưa thành niên sẽ hạnchế thâm quyền của tòa chuyên trách và không phát huy được chức năng bảo vệ

người chưa thành niên.

+ Về thâm quyền của Tòa án cấp tỉnh: BLTTDS năm 2015 không có nhiềuthay đồi so với Điều 34 BLTTDS năm 2011 ngoại trừ xác định thâm quyền của Tòachuyên trách Tòa án cấp tỉnh tại Điều 38 BLTTDS năm 2015 Khác với cơ cấu tòachuyên trách Tòa an cấp huyện, chỉ bao gồm tòa Dân sự, tòa Gia đình và ngườichưa thành niên, tòa chuyên trách Tòa án cấp tỉnh bao gồm: tòa dân sự, tòa gia đình

và người chưa thành niên, tòa kinh tế, tòa lao động Trường hợp cần thiết, tòachuyên trách cấp Tòa án cấp tỉnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết địnhthành lập theo đề nghị Chánh án tòa tối cao!5 Tòa chuyên trách Tòa án cấp tinh

1 Xem khoản 6 Điều 69 BLTTDS năm 2015

15 Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014.

Trang 33

không chỉ có chức năng giải quyết các yêu cầu, tranh chấp thuộc thâm quyền giảiquyết của Tòa án cấp tỉnh do tòa chuyên trách được giao mà còn có trách nhiệm xét

xử phúc thâm những vụ việc mà quyết định, bản án của tòa cấp huyện bị kháng cáo,kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

Cũng giống như tòa Tòa án cấp huyện, không phải tòa cấp tỉnh nào cũng cótòa chuyên trách và đầy đủ tòa chuyên trách cho mỗi lĩnh vực quan hệ pháp luậtđược yêu cau giải quyết Điều kiện dé xin thành lập tòa chuyên trách đòi hỏi sốlượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thâm quyền của tòa chuyên tráchphải từ 50 vụ/năm trở lên; có biên chế Thâm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa ánđáp ứng được yêu cầu tô chức tòa chuyên trách Tuy nhiên chưa có văn bản phápluật nào được ban hành đề xác định số cán bộ Tòa án thế nào là đáp ứng đủ yêu cầu

tổ chức tòa chuyên trách Trường hợp Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chứctòa chuyên trách thì không tổ chức tòa chuyên trách nhưng chánh án Tòa án cấptỉnh phải bố trí thẩm phán chuyên trách dé giải quyét!®

So với chức năng nhiệm vụ của Tòa án cấp tỉnh theo quy định của Luật Tổchức Tòa án năm 2014, thì các tòa chuyên trách cũng có nhiệm vụ tương tự Điểmkhác là Tòa án cấp tỉnh có thêm thâm quyên kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dâncấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định

đã có hiệu lực pháp luật của tòa cấp huyện và giải quyết việc khác theo quy định củapháp luật!” Điểm khác biệt nữa giữa Tòa án cấp tỉnh và tòa chuyên trách cấp tỉnh làviệc tòa chuyên trách có thê bị giải thể khi không đáp ứng đủ điều kiện luật định.Quy định này không được áp dụng với Tòa án cấp tinh.!8

- Về thẩm quyên của Tòa án theo lãnh thổ: Cũng tương tự như quy định củaBLTTDS năm 2011 về xác định thâm quyền theo lãnh thé của tòa án là căn cứ vàonơi bị đơn cư trú, vào nơi có bất động sản tọa lạc và sự thỏa thuận của các bên Tuynhiên, BLTTDS năm 2015 có sự điều chỉnh, đó là xác định thẩm quyền đối vớitranh chấp về bất động sản BLTTDS năm 2015 quy định: Đối với tranh chấp vềbat động sản, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết chi là Tòa án nơi có bất động

! Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-CA Quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương

đương ngày 21/1/2016.

'7 Xem Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014.

18 Xem Điều 6 Thông tư số 01/2016/TT-CA Quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương

đương ngày 21/1/2016.

Trang 34

sản Cũng tranh chấp về bất động sản nhưng quan hệ tranh chấp bất động sản làquan hệ phụ, phát sinh từ quan hệ chính là quan hệ nhân thân (ví dụ tranh chấp vềyêu cầu chia thừa kế mà di sản thừa kế là bat động sản) thì không được áp dụng !

- Tham quyên theo sự lựa chọn của nguyên don: Điều 40 BLTTDS năm 2015cũng có quy định tương tự như Điều 36 BLTTDS năm 2011 về thâm quyền củaTòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người yêu cầu ngoài việc bổ sung thêmnguyên tắc xác định Tòa án theo sự thỏa thuận đối với các loại tranh chấp và loạiviệc mà được quy định mới tại Điều 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 BLTTDS năm

2015 Quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn, người yêu cầu có thể hiểu là khảnăng mà pháp luật trao cho họ trong việc lựa chọn một Tòa án giải quyết một vụviệc dân sự khi mà có nhiều tòa cùng có thâm quyên giải quyết vụ, việc ấy Đượcquyền được lựa chọn Tòa án có thâm quyên giải quyết tạo điều kiện cho nguyênđơn, người yêu cầu thuận tiện hơn trong việc lựa chọn Tòa án, bảo vệ tốt hơn choquyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, người yêu cầu Tạo điều kiện chonguyên đơn trong việc bị đơn cô tình giấu địa chỉ hoặc thay đổi địa chỉ cư trú,không ở một nơi cố định, thì BLTTDS năm 2015 cho phép nguyên đơn có quyềnyêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, có trụ sở, làm việc Tạo điều kiện chonguyên đơn trong tranh chấp hợp đồng với chi nhánh tổ chức mà gửi đơn ở Tòa ánnơi có trụ sở chính của tổ chức không thuận lợi cho nguyên đơn (tài chính, khókhăn trong đi lại, ), BLTTDS năm 2015 quy định nguyên đơn có quyền lựa chọnTòa án nơi có chi nhánh tô chức dé giải quyết

Khi áp dụng Điều 40 BLTTDS năm 2015, Tòa án khi thụ lý vụ án cần lưu ý:Đối với trường hợp mà Điều 40 quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranhchấp dân sự phải có điều kiện, thì Tòa án chỉ chấp nhận yêu cau khi điều kiện đóxảy ra Ví dụ: điểm a, điểm c, điểm h, điểm i khoản 1 Điều 40; đối với trường hợp

mà Điều 40 quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự khôngcần bat cứ điều kiện nào, thì nguyên đơn được quyền lựa chọn Tòa án theo quy địnhpháp luật và Tòa án có thâm quyền không được từ chối thụ lý Ví dụ điểm b, điểm d,điểm đ, điểm e, điểm g Điều 40

!°Xem khoản 3, khoản 4 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP TANDTC ngày 3/12/2012

Trang 35

2.1.3.Sự việc chưa được giải quyết bằng một ban án hoặc quyết định của coquan nhà nước có thẩm quyên đã có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp pháp luật

có quy định khác

Đề đảm bảo tránh tình trạng chồng chéo khi cùng một sự việc mà nhiều cơquan, Toà án tiến hành giải quyết, đồng thời tránh việc cé tình kéo dai quá trìnhkhiếu kiện của đương sự cho nên, về nguyên tắc, néu sự việc đã được Toa án hoặc

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bang ban án hoặc quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật, dé đảm bảo hiệu lực và tính 6n định của bản án, quyếtđịnh, đương sự không có quyền khởi kiện lại vụ án đó nữa Tuy nhiên trong một sốtrường hợp dé đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên đương sự, mặc du đã bản

án quyết định giải quyết vụ việc đã có hiệu lực pháp luật, pháp luật TTDS quy địnhcho họ có quyền khởi kiện lại vụ án, cụ thé:

- Người khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi dân sự;

- Vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mứccấp dưỡng, mức bôi thường thiệt hai, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi

người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi

nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấpnhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

- Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

- Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo qui định tại điểm c, e, gkhoản 1 Điều 192 BLTTD năm 2011 Đó là, khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện

và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợpngười đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng; Đã có quyếtđịnh của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định như khi đã có quyết địnhcông nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc hòa giải đoàn tụ thành hay bản

án bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ khi đang có thai hoặc đangnuôi con dưới mười hai tháng tuổi (khoản 7 Điều 8 NQ 05/2012/NQ- HĐTP)

Như vậy ta có thể thấy tuy rằng đã có quy định không thụ lý giải quyết lạinhững vụ án dân sư đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật để nhằm đảm

bảo hiệu lực của bán án, quyết định, sự 6n định của các quan hệ xã hội, tránh tình

trạng lãng phí nguồn kinh phí giải quyết vụ án và tránh việc kéo dài khởi kiện của

Trang 36

cá đương sự, nhưng quyền và lợi ích của người dân vẫn được Nhà nước chú y quantâm, trong những trường hợp nhất định nêu trên, để đảm bảo tối đa cho việc thựchiện quyền, đảm bảo lợi ích cho công dân, nhà nước vẫn cho phép có những ngoại

lệ nhất định Điều này không hè làm cho pháp luật trở nên thiếu chặt chẽ hay khôngthống nhất mà nó tạo nên niềm tin của người dân vào pháp luật, khi mà quyền và

lợi ích của họ luôn được Nhà nước quan tâm đảm bảo.

2.1.4 Yêu cầu khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện khỏi kiện khác do pháp

luật nội dung quy định

Bên cạnh các điều kiện nêu trên, đối với một số trường hợp, người khởi kiệncòn phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định Chắng hạn, Điều 202 LuậtDat đai năm 2013 quy định: “ranh chấp dat dai mà các bên tranh chấp không hoagiải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp dé hòagiải ”?9 Như vậy, trước khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất daithì người khởi kiện phải chủ động gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị giảiquyết và hòa giải ở cơ sở Nếu chưa qua thủ tục hòa giải ở cơ sở thì tòa án trả lạiđơn khởi kiện với căn cứ chưa đủ điều kiện khởi kiện?! Tuy nhiên theo quy định tạikhoản 3 Điều 8 NQ 05/2012/NQ-HDTP thì đối với tranh chấp ai có quyền sử dụngđất mới phải tiễn hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị tran nơi có đất tranh chấptheo quy định tại Điều 135 của Luật Dat dai 2003 Đối với tranh chấp liên quan đếnquyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến QSDĐ, tranh chấp vềthừa kế QSDD, chia tài sản chung của vợ chồng là QSDD thì không phải tiễnhành hòa giải tại UBND xã, phường, thị tran nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phảithực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS Như vậy ta có thể thấy sựthiếu thống nhất giữa quy định của pháp luật TTDS về hoà giải tranh chấp về đấtđai, cụ thể ở đây là NQ 05/2012/NQ-HĐTP và Luật đất đai 2013 Sự thiếu thốngnhất này sẽ gây lúng túng cho Toà án khi tiến hành thụ lý các tranh chấp về quyền

sử dụng đất, cũng như có thé gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của

người dân.

+ Tranh chấp lao động: Ngoài các tranh chấp không nhất thiết phải thông quahoà giải cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012, thìtheo quy định tại khoản 4 Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì tranh chấp lao

20 Khoản 2 Điều 202 Luật Dat dai năm 2013

?! Xem Điều 203 Luật Dat đai năm 2013

Trang 37

động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động phải thông qua hoà

giải cơ sở Nếu hoà giải không thành hoặc một trong các bên không thực hiện,không hoà giải trong thời hạn luật định, thì mới có quyền yêu cầu Toà án giải

quyết

Tương tự, tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động vớingười sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 205 BLLĐ năm 2012 thìsau khi tranh chấp đã được đã được chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết mà cácbên không đồng ý với quyết định này hoặc quá thời hạn mà chủ tịch UBND cấphuyện không giải quyết thì mới được yêu cầu Toà án giải quyết

+ Tranh chấp về bôi thường thiệt hại do người có thẩm quyên của cơ quan tổtụng gây ra Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009thì trường hop cá nhân tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trongquá trình hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án và có văn bản của cơquan có thâm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luậtthì chỉ có thé khởi kiện tranh chấp bôi thường thiệt hại ra Tòa án sau khi đã yêu cầu

cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường mà cơ quan đókhông ra quyết định trong thời hạn luật định hoặc họ không đồng ý với quyết địnhgiải quyết đó

Ngoài ra, vụ án thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền khởi kiện thì Tòa ánchỉ thụ lý khi quyền khởi kiện không bị hạn chế nữa Theo quy định của pháp luậtTTDS có những vụ án tuy đương sự có đầy đủ các điều kiện trên như đã phân tích,nhưng tại một thời điểm nhất định, họ chưa được thực hiện quyền khởi kiện củamình Chăng hạn như khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quyđịnh: “Chong không có quyên yêu cau ly hôn trong trường hợp vợ dang có thai,sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi ” Điều này có nghĩa là, néu ngườichồng nộp đơn yêu cầu ly hôn trong trường hợp này thì lại thuộc trường hợp hạnchế ly hôn và vì vậy yêu cầu của người đó sẽ không được Toà án chấp nhận thụ lýgiải quyết

Về các điều kiện khởi kiện, thì theo quy định của BLTTDS năm 2004 thì thờihiệu khởi kiện là một trong các điều kiện khởi kiện do thời hiệu khởi kiện đã hết làcăn cứ trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 168 BLTTDSnăm 2011 Tuy nhiên, căn cứ theo điều 168 BLTTD năm 2011 và Nghị quyết số05/2012/NQ-HDTP thì thời hiệu khởi kiện không còn là một trong những điều kiện

Trang 38

khởi kiện nữa, tức là đây không còn là căn cứ để Toà án trả lại đơn khởi kiện,không thụ lý vụ án Có nghĩa là ké cả trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết thì Toà

án cũng phải thụ lý vụ án Điều này phù hợp với tinh than “Tao điều kiện thuận lợicho người dân tiếp cận công lý, người dân nộp đơn đến Toà án, Toà án có tráchnhiệm nhận và thụ lý đơn” đã được nêu ra trong Nghị quyết số 49/NQ-TW về chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị

BLTTDS năm 2015 cũng tiếp nối tư tưởng của BLTTDS năm 2011 khôngxem thời hiệu là điều kiện khởi kiện nhưng BLTTDS năm 2015 có những điều

chỉnh so với BLTTDS năm 201172, BLTTD năm 2015 quy định Tòa án chỉ được áp

dụng thời hiệu khi một bên hoặc các bên yêu cầu áp dụng với điều kiện yêu cầu nàyphải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ

VIỆC.

2.1.5 Các điều kiện khác để thụ lý vụ án dân sự

Đề vụ án được tiễn hành xem xét thụ lý, thì ngoài việc đảm bảo các điều kiệnkhởi kiện là điều kiện xác lập “nền móng” cho việc xem xét tiếp có thụ lý đơn khởikiện hay không thì các điều kiện còn lại cũng không kém phan quan trọng dé vụ án

có thê đạt được mục đích cuối cùng là được Toà án thụ lý giải quyết Bao gồm:

* Người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu chứng cứ ban đầu cho Toà ánTheo quy định tại Điều 165 BLTTD năm 2011 thì người khởi kiện phải gửikèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của

mình là có căn cứ và hợp pháp Tuy nhiên, theo NQ 05/NQ-HDTP thì trong trường

hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp đầy đủ ngay các tài liệu, chứng cứ,thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là cócăn cứ Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bốsung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án Bởi vì, buộc các chủthé khởi kiện giao nộp tat cả các tài liệu, chứng cứ ngay từ khi nộp đơn khởi kiện làkhông hợp lý, sẽ tạo nên khó khăn, bat lợi trong việc khởi kiện của chủ thể Việcthu thập chứng cứ của đương sự không phải lúc nào cũng có thé diễn ra một cáchthuận lợi khi mà nó còn phụ thuộc vào nhiều chủ thể khách quan khác, nếu các chủthé này không chịu hợp tác với các đương sự, cung cấp tài liệu chứng cứ cho họ thì

sẽ rất khó khăn cho đương sự trong việc khởi kiện Tuy nhiên, nếu không yêu cầu

22 Xem Điều 184 BLTTDS năm 2015

Trang 39

người khởi kiện cung cấp tài liệu, chứng cứ cùng với việc nộp đơn khởi kiện thì cóthé làm cho đương sự có thể y lại vào Toa án, không phối hợp hỗ trợ Toa án trongviệc xác minh thu thập chứng cứ, khiến cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, gâymất thời gian công sức tiền bạc, Toà án làm thay đương sự Do đó, khi nộp đơnkhởi kiện, đương sự phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc

khởi kiện là có căn cứ.

* Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trừ trường hợp người khởi kiệnthuộc trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí

Điều 171 BLTTDS 2011 quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thâm quyên giải quyết của toà án thìtoà án phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiệnbiết để họ đến toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phảinộp tiền tạm ứng án phí

Toà án tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện dé

họ nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn 15 ngày, kế từ ngày nhận được giấy báocủa Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng

án phí.

* Đơn khởi kiện phải thoả mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại

Khoản 2 Điều 164 BLTTD năm 2011 và Điều 2 NO 05/2012/NO-HDTP

Vụ án dân sự phát sinh chủ yếu là do các cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiệnviệc khởi kiện bằng cách gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơnkhởi kiện cho Tòa án có thâm quyền Những chủ thé này muốn khởi kiện bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác theo quy định của pháp

luật phải làm đơn khởi kiện BLTTDS chỉ thừa nhận một hình thức khởi kiện duy

nhất là đơn khởi kiện thê hiện bằng chữ viết tiếng Việt, không thừa nhận việc khởikiện bằng lời nói hoặc hình thức khác không phải là văn bản và thể hiện bằng các

ký hiệu, ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt Đơn khởi kiện được hiểu là hìnhthức thé hiện ý chí băng văn bản, do các chủ thé có quyền khởi kiện soạn thao déđưa tranh chấp ra Tòa án giải quyết Trường hợp đơn khởi kiện không đáp ứng cácđiều kiện về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ thôngbáo cho người khởi kiện sửa đôi, bố sung trong thời hạn luật định Nếu không sửađôi, bố sung theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện (Điều 169 BLTTD năm 201 1)

Trang 40

So với quy định tại Điều 164 BLTTDS năm 2011 thì quy định về hình thức,nội dung đơn khởi kiện tại Điều 189 BLTTDS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sungtheo hướng quy định cụ thê cách thức làm đơn khởi kiện đối với từng chủ thể và tàiliệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện Việc nhà làm luật pháp điển hóa nội dungnày từ hướng dẫn trong Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 củaHội đồng thâm phán Tòa án tối cao giúp cho các chủ thé thực hiện quyền khởi kiện

dễ dàng, thuận lợi hơn và tạo sự thống nhất trong việc áp dụng của các cơ quan tiễnhành tố tụng

Pháp luật tố tụng dân sự quy định người khởi kiện phải trực tiếp thé hiện ý chí

về việc khởi kiện của mình nên trong đơn khởi kiện họ phải ký tên, điểm chỉ (đốivới người khởi kiện là cá nhân), ký tên người đại diện hợp pháp và đóng dấu (đốivới người khởi kiện là t6 chức) vào cuối đơn khởi kiện Đối với trường hợp ngườikhởi kiện là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thé tự mìnhlam đơn khởi kiện, người không thé tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thé nhờ

người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải có người làm chứng Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện

trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã Người cóthâm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người

khởi kiện và người làm chứng “Người làm chứng” trong trường hợp này phải là

người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự quy định tại Điều 69 BLTTDSnăm 2015.

Đề đảm bảo thống nhất hình thức, nội dung đơn khởi kiện, Tòa an tối cao banhành mẫu đơn khởi kiện và các Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở mẫu đơnnày dé các chủ thé khởi kiện thực hiện quyền khởi kiện Khi họ nộp cho Tòa án cóthâm quyền đơn khởi kiện được làm theo đúng mẫu quy định và có đầy đủ các nộidung theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được coi là đơn khởi kiện hợp pháp

So với quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 164BLTTDS năm 2011 thì điều luật đã bố sung thêm một số nội dung như số điệnthoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và địa chỉ do các bên thỏa thuận dé Tòa án liên hệ.Bên cạnh đó, điều luật cũng quy định bổ sung trường hợp không rõ nơi cư trú, làmviệc hoặc trụ sở của người bi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõđịa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc noi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện, người

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN