Khái quát chung về kết hôn trái pháp luật . ¿5= s+s+sz+szs+2 8 1 Khái niệm kết hôn . 2 ¿2 2S SE+E£EE+EE£E£EESEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrred 8 2 Khái niệm kết hôn trái pháp lat cececesescesecscesseseseeeeeees 9 1.2 Khái quát chung về hủy việc kết hôn trái pháp lat eee 10 1.2.1 Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật - 2 2s s<zc+¿ 10 1.2.2 Bản chất pháp ly của hủy việc kết hôn trái pháp luật
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội Vì vậy, Nhà nước ta luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và dé ra những biện pháp nhằm lăm ổn định quan hệ này Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết nhờ Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ trong quan hệ vợ chồng Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết đó phải được Nhà nước công nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý là đăng ký kết hôn Vì vậy, khoản 5 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Kế hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của gol ^ bá , 7A L4
Trên cơ sở đó, việc kêt
Luật này về diéu kiện kết hôn và đăng ký kết hôn hôn phải đảm bảo các yếu tô sau:
Thứ nhất, việc kết hôn phải thé hiện ý chí tự nguyện của nam, nữ muốn kết hôn Dé đảm bảo nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GD là xây dựng gia đình no 4m, bình đăng, hạnh phúc, tiễn bộ thì việc kết hôn của hai bên kết hôn phải thể hiện sự thống nhất, tự nguyện về mặt ý chí và phù hợp với tình cảm của bản thân Hay nói cách khác, họ phải thật sự mong muốn được chung sống với nhau và xây dựng gia đình mà không có bất cứ sự cưỡng ép, lừa dối nào. Thứ hai, việc kết hôn phải tuân theo những điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật Việc kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật HN&GĐ về điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn Sở di đây là một trong hai yếu tố không thẻ thiếu bởi vì thông qua việc đăng ký kết hôn, Nhà nước có thé quan lý một cách thống nhất quan hệ hôn nhân phát sinh giữa vợ và chồng. Như vậy, với việc định nghĩa một cách rõ ràng cụ thể khái niệm kết hôn tại khoản 5 Điều 3 của Luật HN&GD năm 2014 đã góp phan đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất.
' Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Hôn nhân và gia đình các điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thâm quyên.
1.1.2 Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Từ khái niệm kết hôn có thé thấy khi việc kết hôn của hai bên nam và nữ tuân thủ các điều kiện theo pháp luật quy định và thực hiện đúng về thâm quyên, thủ tục đăng ký kết hôn thì việc kết hôn đó là hợp pháp Các trường hợp kết hôn mà các bên nam, nữ không thỏa mãn điều kiện kết hôn nhưng vẫn đăng ký kết hôn thì bị coi là KHTPL Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GD năm
2014 quy định: “Kế hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng kỷ kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyên nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Diéu 8 của Luật này” Như vay, chỉ coi là KHTPL khi mang hai dấu hiệu cần và đủ, đó là vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 và các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014 và có đăng ký kết hôn Dấu hiệu có đăng ký kết hôn là để phân biệt với trường hợp hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng dù có tuân thủ các điều kiện kết hôn hay không nhưng không đăng ký kết hôn thì cũng không coi là KHTPL.
Quyền kết hôn là quyền của mỗi con người, nhưng khi kết hôn thì họ phải tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định Nếu vi phạm thì việc kết hôn đó là trái pháp luật Việc KHTPL gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự ôn định của xã hội, tới sự quản lý của Nhà nước Từ góc độ pháp lý, KHTPL ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi chính đáng của công dân, ảnh hưởng tới nhân quyên, tới sự nghiêm minh của pháp luật Về mặt xã hội, một gia đình cần được xây dựng từ những “viên gạch” của sự tự nguyện, của tình yêu thương của hai bên nam nữ, của sự bảo đảm về thể lực và trí lực, của các giá trị đạo đức xã hội, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Có thể thấy, KHTPL là việc kết hôn tuy có đăng ký kết hôn nhưng một hoặc cả hai bên kêt hôn có sự vi phạm quy định vê điêu kiện kêt hôn, xâm
? Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Hôn nhân và gia đình phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự ồn định và bền vững của gia đình, đến truyền thống đạo đức, phong tục, văn hoá của dân tộc, xâm phạm trật tự kỷ cương của Nhà nước và pháp luật.
1.2 Khái quát chung về hủy việc kết hôn trái pháp luật
1.2.1 Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật
Xuất phát từ ảnh hưởng tiêu cực về nhiều mặt của việc KHTPL, yêu cầu ngăn chặn, xử lý và hạn chế KHTPL là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Pháp luật quy định các biện pháp xử lý KHTPL gồm: Huỷ việc KHTPL hoặc xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, chủ thé thực hiện mà áp dụng các biện pháp khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu huỷ việc KHTPL theo Luật HN&GD năm 2014.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “huỷ có nghĩa là làm cho không còn tôn tại hoặc không có giá trị nữa” * Có thể hiểu huỷ việc KHTPL là biện pháp làm cho việc KHTPL không con tồn tại hoặc làm cho việc KHTPL không có giá trị nữa Luật HN&GD năm 2014 không có quy định nào giải thích cụm từ
“hủy việc kết hôn trái pháp luật” Tuy nhiên, theo Từ điền giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội đã có sự giải thích khá đầy đủ:
“Huy việc KHTPL được hiểu là biện pháp chế tài của Luật HN&GD đối với trường hợp nam, nữ kết hôn nhưng không tuân thủ đầy đủ các điều kiện được Luật HN&GD quy định” * Từ cách giải thích trên ta có thé hiểu hủy việc
Hủy việc KHTPL là việc Tòa án theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức có thầm quyền tác động tới việc KHTPL làm cho quan hệ đó không còn tồn tại hoặc không có giá trị pháp lý nữa Đây là sự thể hiện thái độ không thừa nhận của Nhà nước đối với việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhưng không tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân Là biện pháp chế tài nên các bên phải gánh chịu những hậu
3 Trung tâm Từ điền học (2003), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Da Nẵng k Trường Dai học Luật Hà Nội (1999), Tir điên giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội quả pháp lý bat lợi từ hành vi vi phạm pháp luật đó, giữa các bên không phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng.
Như vậy, hủy việc KHTPL là biện pháp chế tài của Luật HN&GD, áp dụng cho các chủ thê có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được pháp luật quy định, thé hiện thái độ phủ nhận của Nhà nước đối với quan hệ đó, các bên trong quan hệ không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng.
1.2.2 Bản chất pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật
Sự cần thiết phải hủy việc kết hôn trái pháp luật - 2 - +: 12 1.4 Khái quát sự điều chỉnh về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong hệ thống ::19800518/198)/:001117757 .aA .-al)Sầ 13 1.4.1 Pháp luật phong kiến về xử lý kết hôn trái pháp luật
Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc - - ¿+ + +E+E+Ee£szxererxeree 15 1.4.3 Pháp luật Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến nay 17 CHƯƠNG 2: HUY KET HON TRAI PHAP LUẬT THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT HIỆN HÀNH 2 2E s+E‡ESEE+E+EeEeEErkrkrrrree 22
Sau khi biến Việt Nam thành một nước thuộc địa, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Cùng với những thay đổi về mặt hành chính, chúng cũng lần lượt ban hành những văn bản pháp luật mới trong đó có quan hệ Hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở của Bộ luật Dân sự Napoleon 1804.
Trong giai đoạn nay có ba bộ luật được ban hành ở ba miền: Bộ dân luật giản yêu Nam kỳ năm 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ ngày 30/3/1931 và Bộ Hoàng
Việt Trung kỳ hộ luật năm 1936.
Trong đó đáng chú ý nhất là Bộ dân luật Bắc kỳ vì đây là bộ luật đã phản ánh trung thực các phong tục tập quán điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình của người Việt, đặc biệt là trong đó có các quy định về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật (tiêu hôn) Trong các văn bản quy phạm pháp luật này quy định việc kết hôn sẽ bị vô hiệu nếu vi phạm một trong các quy định cấm kết hôn sau đây:
Thứ nhất, kết hôn giữa những người thân thích về trực hệ và một số người thuộc bàng hệ (Điều 74 Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật) Ngoài ra Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật còn quy định cắm kết hôn giữa chồng với con gái riêng của vợ hoặc vợ góa với con trai riêng của chồng (Điều 74).
Thứ hai, pháp luật quy định cắm lay vợ thứ nếu chưa lấy vợ chính (Điều
81 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 79 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật).
Thứ ba, Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật quy định cam kết hôn khi một trong hai bên kết hôn đang có tang cha hoặc tang me (thời kỳ chịu tang là 27 tháng); nếu lễ kết hôn đã làm trước khi phát tang hay còn gọi là cưới chạy tang thì việc kết hôn có giá tri Nếu vợ chính chết trước thì chồng chi được lay vợ khác khi đã hết tang vợ chính (thời hạn là 1 năm); người vợ phải chịu tang chồng 27 tháng rồi mới được tái giá; phụ nữ đã ly dị chồng chi được cải giá sau thời hạn 10 tháng ké từ thời điểm ly di chồng (Điều 84 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật và Bộ dân luật Bắc kỳ).
Mặt khác, việc kết hôn phải đảm bảo được sự tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn (Điều 76, Điều 77, Điều 78 Bộ dân luật Bắc kỳ) đồng thời phải đảm bảo được sự đồng ý của cha mẹ.
Nếu việc kết hôn mà do một bên bị nhằm lẫn hoặc bị cưỡng ép thì có thê xin Tòa án cho tiêu hôn.
Về hậu quả pháp lý của việc tiêu hôn, sau khi Tòa án ra quyết định tiêu hôn thì tài sản của vợ chồng được thanh toán như khi vợ chồng ly hôn Nghĩa là, nếu khi tiêu hôn mà các bên có con chung thì tài sản được chia theo quy định trong hôn ước Nếu không có hôn ước thì tài sản được thanh toán theo thể thức giao trả cho vợ kỷ phần của vợ bằng hiện vật, nếu tài sản riêng của vợ đã bị bán đi để chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng người chồng thì người vợ cũng không có quyền đòi lại nữa Số tài sản chung còn lại được chia đều cho vợ chồng Trong trường hợp khi tiêu hôn các bên có con chung thì quy định không thanh toán tài sản Người vợ được hưởng một phần khối tài sản chung phụ thuộc vào công sức đóng góp của vợ để tăng khối tài sản chung đó và do Tòa án quyết định Người vợ có quyền được lấy tư trang, phục sức của mình Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con cái, con sinh ra trong cuộc hôn nhân đó vẫn là con chính thức, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đối với con cũng được áp dụng tương tự như khi cha mẹ ly hôn Việc tiêu hôn phải được hộ lại ghi vào số giấy tờ và hộ tịch (Điều 89 và Điều 90 Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật).
Như vậy, pháp luật thời kỳ này đã có sự tiến bộ rõ nét trong việc quy định về vấn đề hủy việc KHTPL so với hệ thống pháp luật phong kiến đã tồn tại trước đó Về vẫn đề tiêu hôn đã quy định một cách cụ thể và rõ ràng hơn trong Bộ dân luật Bac kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật Trong đó, các van dé như những trường hop nao thì xử lý tiêu hôn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, người có quyền yêu cầu xin Tòa án tiêu hôn cũng như hậu quả pháp lý của việc tiêu hôn đã được điều chỉnh cụ thẻ.
1.4.3 Pháp luật Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến nay
Cách mang tháng 8 năm 1945 thành công đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên của nước ta. Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 90/SL cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc quy lệ và chế định trong các bộ dân luật cũ, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động.
Năm 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ban hành, đánh dau một bước ngoặt mới trong lịch sử lập pháp của nước ta Năm 1950 Nha nước ta đã ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, đó là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn Tuy nhiên, cả hai Sắc lệnh này đều không có quy định về hủy việc việc KHTPL.
Từ năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, dat nước tam chia cat thành hai miên với hai chê độ chính trị khác biệt Miễn
Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, dau tranh thống nhất đất nước.
* O mién Nam: Từ năm 1954 đến năm 1975 dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa) ban hành một hệ thống pháp luật riêng Quan hệ hôn nhân và gia đình được điều chỉnh trong ba văn bản pháp luật là:
- Luật Gia đình ngày 02/1/1959 của chế độ Ngô Đình Diệm.
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng.
- Bộ dân luật ngày 20/12/1972 của chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Trong thời kỳ này việc kết hôn của hai bên nam, nữ phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn và cắm kết hôn nếu một trong hai bên vi phạm thì hôn thú sẽ vô hiệu và sẽ bi tiêu hủy Hôn thú vô hiệu khi vi phạm độ tuổi; sự tự nguyện của các bên kết hôn, không có sự ưng thuận của cha mẹ, ông bà, người giám hộ; vi phạm điều cắm kết hôn; vi phạm hình thức kết hôn: Hôn lễ cử hành không công khai, với điều kiện cử hành hôn lễ trái phép có tính cách gian lận Khi hôn thú vô hiệu thì vợ chồng, cha, mẹ, ông bà, người giám hộ, công tố viên có quyền yêu cầu tiêu hôn Hôn thú sẽ không bị tiêu hủy đối với trường hợp người kết hôn lập hôn thú đã đến tuổi trưởng thành, hoặc nếu người đàn bà đã thụ thai hoặc có con hoặc trường hợp hôn thú đã được thừa nhận một cách công nhiên hoặc mặc nhiên hoặc biết việc lập hôn thú mà dé yên một năm không khiếu nại.
- Hậu quả pháp lý của việc tiêu hủy hôn thú, tại Bộ dân luật năm 1972 quy định:
+ Mặc dù hôn thú bị tiêu hủy thì các con nếu có vẫn được coi là con chính thức.
+ Về quan hệ vợ chồng, pháp luật vẫn thừa nhận quan hệ vợ chồng từ khi kết hôn đến khi bị tuyên hủy, sự tiêu hủy không có hiệu lực hồi tố đối với vợ chồng.
Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật
Quan hệ tài sản giữa các bên kết hôn trái pháp luật
Khoản 3 Điều 12 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp dong giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này ”. Điều 16 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “7 Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp dong của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chong mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan 2 Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan dé duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập ””.
Quan hệ tài sản giải quyết như trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn Vì KHTPL cũng không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam, nữ Tài sản chung của họ không được xác định là tài sản chung hợp nhất mà là tài sản chung theo phan.
- Tài sản chung là những tai sản mà các bên làm ra được trong thời gian chung sống, những tài sản mà hai bên thỏa thuận là tài sản chung.
Công sức đóng góp của các bên được xác định là tiêu chí để xác định phần tài sản mà mỗi bên được chia trong khối tài sản chung theo phần của hai người kết hôn trái pháp luật Người nào thu nhập cao, đóng góp nhiều thì hưởng nhiều, người nào thu nhập ít, đóng góp ít thì hưởng ít Vì thế, trong nhiều trường hợp người phụ nữ sẽ chịu thiệt thòi khi chia tài sản chung Xuất phát từ đặc điểm của vai trò giới, người phụ nữ phải đảm đương công việc nội trợ, chăm sóc con cái nên không tạo ra thu nhập thực tế Vì vậy, khi hủy việc kết hôn trái pháp luật người phụ nữ sẽ chịu thiệt thòi vì công sức đóng góp của họ khó được xác định.
Tại khoản 2 Luật HN&GD năm 2014 ghi nhận nguyên tắc “Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyên, lợi ic hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập ”.
Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều 7 của TTLT số: 01/2016 thì
“ Nguoi phụ nữ hoặc đàn ông ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không di làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của đàn ông hoặc phụ nữ đi làm ” Quy định này nhằm bảo đảm quyền bình dang giới giữa hai bên, bảo đảm lợi ích chính đáng về tài sản của hai bên khi bị hủy
- Đối với tài sản riêng: Trong quan hệ vo chồng hop pháp thì tài sản riêng được quy định rõ ràng, đối với tài sản mà không có căn cứ xác định là tài sản riêng thì được coi là tài sản chung Trong KHTPL không có quy định nào tương ứng nên trong trường hợp có tranh chấp về tài sản riêng thì người cho rằng đó là tài sản riêng của mình phải có nghĩa vụ chứng minh Tài sản riêng là tài sản có trước thời điểm chung sống với nhau, hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng Người có tài sản riêng phải chứng minh nếu bên kia không thừa nhận, nếu không chứng minh được thì xác định là tài sản chung và được đem chia.
- Nghĩa vụ và hợp đồng: Là những quyền và nghĩa vụ của hai bên phát sinh trong quan hệ với người thứ ba hoặc giữa hai bên với nhau về tài sản Ví dụ: Hai bên kết hôn có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài sản của người thứ ba.
Quan giữa hệ cha, mẹ Va COTN - 2S 11333323 ssrrrreeerreree 47
Quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ Vì vậy, dù đứa con được sinh ra từ quan hệ KHTPL vẫn được đối xử bình đăng như con của các cặp vợ chồng hợp pháp Xuất phát từ nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con, pháp luật quy định việc giải quyết vấn đề con chung khi hủy KHTPL giống như trường hợp vo chong ly hôn Khoản 2 Điều 12 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Quyển, nghĩa vụ của cha, me, con được giải quyết theo quy định về quyên, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn ”.
Việc giải quyết hậu quả pháp lý của hủy việc KHTPL đối với con chung bao gôm những vân đê sau:
- Quyền trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động: Đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mat NLHVDS, không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi mình thì phải giải quyết việc người trực tiếp nuôi con Nếu các bên không thoả thuận được người trực tiếp nuôi con thì Toà án sẽ quyết định Quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc phải bảo đảm quyền lợi về mọi mặt và bảo đảm điều kiện tốt nhất cho con Về nguyên tắc “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện dé trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” Vì để bảo đảm cho sự phát triển tốt nhất về cả sức khỏe, tâm sinh lý cho con Trong thời gian này con trẻ cần sự chăm sóc của người mẹ, điều này người cha khó có thé mà thay thế được.
- Quyền thăm nom con: Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom, chăm sóc con Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yêu của người được cấp dưỡng: nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thé thay đổi Việc cấp dưỡng cho con nhằm đảm bảo nguồn lực vật chất, tài sản cần thiết dé nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, dam bảo đời sống thiết yếu của con nên là nghĩa vụ tất yếu của người cha, mẹ không trực tiếp nuUÔI con.
Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Về phương thức thực hiện việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con: Nếu người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, người không trực tiếp nuôi con, người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Như vậy, mặc dù quan hệ của cha mẹ là trái pháp luật nhưng quyền và lợi ích của con cái vẫn được pháp luật bảo vệ, bởi mục đích chế tài huỷ
KHTPL không những là sự ran đe, phòng ngừa chung mà còn là việc bảo đảm sự ôn định cuộc sống cho các thành viên trong gia đình và trong xã hội, tránh ton thương và gây ra sự bất ôn trong cuộc sông của con cái Trong mọi trường hợp quyền lợi của con cái luôn được bảo vệ, con cái không có lỗi trong quan hệ KHTPL của cha me.
THUC TIEN HUY VIỆC KET HON TRÁI PHÁP LUAT TAI TOA ÁN NHAN DAN HUYEN DIEN BIEN DONG, MOT SO VUONG MAC, BAT
CAP VA PHUONG HUONG HOAN THIEN 3.1 Sơ lược về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại dia bàn huyện Điện Biên Dong, tỉnh Điện Biên
Huyện Điện Biên Đông là một huyện vùng cao miền núi đặc biệt khó khăn, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên
Phủ khoảng 47km Được thành lập trên cơ sở tách ra từ I0 xã vùng cao của huyện Điện Biên, chính thức đi vào hoạt động từ 20/01/1996 Đến nay toàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị tran và 13 xã Trong đó, 13 xã của huyện Điện Biên Đông đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của Chính phủ Với dân số, theo số liệu thống kê, toàn huyện có 54.705 người, bao gồm các dân tộc sinh sống trên địa bàn như dân tộc Mông 29.683 người, chiếm 54,26%; Thái 17.724 người, chiếm 32,4%; Lào 1.466 người, chiếm 2,68%; Khơ Mú 2.719 người, chiếm 4,97%; Sinh Mun 1.701 người, chiếm 3,1%; các dan tộc khác 1.411 người, chiếm 2,58%
Cư dân Điện Biên Đông có thé chia làm hai bộ phận: bộ phận cư dân bản địa đã sinh sống ở Điện Biên Đông từ lâu đời gồm dân tộc dân tộc Mông và Thái, bộ phận cư dân mới đến bao gồm người Việt và các dân tộc ít người khác. Vùng Tây Bắc giao thông đi lại không thuận lợi người dân sống quan tụ, Ít giao lưu với bên ngoài Do đó ít có khả năng mở mang hiểu biết pháp luật và xã hội Thêm vào đó phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc nơi đây lại chi phối là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kết hôn sớm, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại vùng Tây Bac nói chung và huyện Điện Biên Đông nói riêng.
3.2 Một số nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật tại Điện
Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
3.2.1 Do điều kiện kinh tế chi phối
Do điều kiện kinh tế khó khăn làm cho một số gia đình không đủ sức chi phí cho con cái học hành, việc quản lý con em trong gia đình chưa chặt chẽ nên tình trạng trẻ em bỏ học giữa chừng khá nhiều, dan đến thực trạng nhiều trẻ em phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi còn quá sớm Nhiều trường hợp chung song như vợ chồng khi chưa đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, để hợp thức hóa thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài, giải quyết những khó khăn về mặt kinh tế, không ít các trường hợp đã lợi dụng quy định về kết hôn có yêu t6 nước ngoài để tiến hành “kết hôn giả”, kết hôn giữa những người có quan hệ thân thuộc; kết hôn khi các bên không thực sự có tình yêu, không hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, 6n định và bền vững; kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối hay ép buộc
3.2.2 Do ảnh hưởng của phong tục tập quán và tư tưởng phong kiến
- Trong đời sống của đồng bào các dân tộc ở Điện Biên Đông, nhiều hủ tục vẫn chưa được xóa bỏ như kéo vợ, hứa hôn, ép hôn mang tính chất ga ban; tâm ly mong sớm có con, có cháu, có người nối dõi, kết hôn sớm dé có thêm người làm nương rẫy Tại huyện Điện Biên Đông còn diễn ra tình trạng ngăn cản hôn nhân giữa những người ngoài phạm vi ba đời Việc kết hôn giữa những người cùng một “họ” trong phạm vi bao nhiêu đời cũng không lấy nhau được, còn những người khác “họ” mặc dù vẫn là anh, em trong phạm vi ba đời thì vẫn được lấy nhau.
Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Mông thì cùng họ nghĩa là những người có chung một họ như: Chung họ Tráng, chung họ Giàng, chung họ
Thào và được xác định theo họ tên của người cha thì đều coi nhau như anh em, dù không chung một tổ Nếu họ kết hôn với nhau là hợp pháp vì không vi phạm quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời, không vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng lại không được gia đình thừa nhận quan hệ hôn nhân và những quyền tài sản liên quan Đây là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay, trở thành vật cản hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ.
Khác họ là người có họ tên khác nhau như họ Tráng khác họ Giàng dù vẫn cùng huyết thống với nhau Trên thực tế hiện nay vẫn có trường hợp cậu lay cháu gái ruột (con gái của chị gái) vì cậu và cháu gái không thé cùng một họ Việc kết hôn cứ luấn quân như vậy dẫn đến những hậu quả bệnh tật cho con cái như: Mắc bệnh di truyền và dị tật, những bệnh di truyền từ ông, bà, bố va mẹ sẽ được di truyền sang con, hầu hết các bệnh di truyền do hậu quả của kết hôn cận huyết gặp phải như: Bệnh mù màu, đặc biệt là bệnh tim bam sinh; con bi dị tật như: câm, diéc, veo đầu, mù ; Bênh Down, bạch tạng hoặc da bị vảy cá, ; SỨC đề kháng kém và sinh lực yếu; kém phát triển về chiều cao và cận nang; nhiều trường hợp bị thiểu năng, trí tuệ không phát triển.
- Theo phong tục của đồng bao các dân tộc ở huyện Điện Biên Đông thi nam, nữ từ 15 đến 16 tuổi là đủ tuổi kết hôn, khi kết hôn chỉ cần sự chứng kiến và công nhận của hai bên gia đình, họ hàng mà không cần phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn Việc kết hôn giữa nam, nữ mới 15 đến 16 tuôi là vi phạm tuổi kết hôn theo Luật HN&GD Khi có yêu cầu hủy KHTPL thì Tòa án quyết định hủy việc KHTPL đó, nhưng do hai bên gia đình đã được tô chức cưới hỏi theo phong tục, tập quán và theo phong tục, tập quán thì sau khi cưới xong là thành vợ chồng, do đó khi có quyết định hủy
KHTPL của Tòa an đã có hiệu lực pháp luật nhưng các bên không thi hành.
- Các quy định về điều kiện, thủ tục kết hôn, ly hôn cũng ít được thực thi hoặc không được người dân chấp hành đầy đủ Một bộ phận người dân còn thực hiện việc kết hôn hoặc ly hôn theo phong tục, lệ làng nên nhiều trường hợp kết hôn mà không có đăng ký kết hôn hoặc khi ly hôn chỉ cần già làng, trưởng bản đướng ra giải quyết cho ly hôn Điều đó phần nào dẫn tới những trường hợp KHTPL.
THỰC TIEN HUY VIỆC KET HON TRÁI PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, MỘT SÓ
Một số nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật tại Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - - - C12131 11111111330 1 11111110 1n ru 50 3.3 Thực tiễn xử hủy kết hôn trái pháp luật tại Tòa án nhân dân huyện Điện
Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
3.2.1 Do điều kiện kinh tế chi phối
Do điều kiện kinh tế khó khăn làm cho một số gia đình không đủ sức chi phí cho con cái học hành, việc quản lý con em trong gia đình chưa chặt chẽ nên tình trạng trẻ em bỏ học giữa chừng khá nhiều, dan đến thực trạng nhiều trẻ em phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi còn quá sớm Nhiều trường hợp chung song như vợ chồng khi chưa đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, để hợp thức hóa thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài, giải quyết những khó khăn về mặt kinh tế, không ít các trường hợp đã lợi dụng quy định về kết hôn có yêu t6 nước ngoài để tiến hành “kết hôn giả”, kết hôn giữa những người có quan hệ thân thuộc; kết hôn khi các bên không thực sự có tình yêu, không hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, 6n định và bền vững; kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối hay ép buộc
3.2.2 Do ảnh hưởng của phong tục tập quán và tư tưởng phong kiến
- Trong đời sống của đồng bào các dân tộc ở Điện Biên Đông, nhiều hủ tục vẫn chưa được xóa bỏ như kéo vợ, hứa hôn, ép hôn mang tính chất ga ban; tâm ly mong sớm có con, có cháu, có người nối dõi, kết hôn sớm dé có thêm người làm nương rẫy Tại huyện Điện Biên Đông còn diễn ra tình trạng ngăn cản hôn nhân giữa những người ngoài phạm vi ba đời Việc kết hôn giữa những người cùng một “họ” trong phạm vi bao nhiêu đời cũng không lấy nhau được, còn những người khác “họ” mặc dù vẫn là anh, em trong phạm vi ba đời thì vẫn được lấy nhau.
Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Mông thì cùng họ nghĩa là những người có chung một họ như: Chung họ Tráng, chung họ Giàng, chung họ
Thào và được xác định theo họ tên của người cha thì đều coi nhau như anh em, dù không chung một tổ Nếu họ kết hôn với nhau là hợp pháp vì không vi phạm quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời, không vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng lại không được gia đình thừa nhận quan hệ hôn nhân và những quyền tài sản liên quan Đây là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay, trở thành vật cản hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ.
Khác họ là người có họ tên khác nhau như họ Tráng khác họ Giàng dù vẫn cùng huyết thống với nhau Trên thực tế hiện nay vẫn có trường hợp cậu lay cháu gái ruột (con gái của chị gái) vì cậu và cháu gái không thé cùng một họ Việc kết hôn cứ luấn quân như vậy dẫn đến những hậu quả bệnh tật cho con cái như: Mắc bệnh di truyền và dị tật, những bệnh di truyền từ ông, bà, bố va mẹ sẽ được di truyền sang con, hầu hết các bệnh di truyền do hậu quả của kết hôn cận huyết gặp phải như: Bệnh mù màu, đặc biệt là bệnh tim bam sinh; con bi dị tật như: câm, diéc, veo đầu, mù ; Bênh Down, bạch tạng hoặc da bị vảy cá, ; SỨC đề kháng kém và sinh lực yếu; kém phát triển về chiều cao và cận nang; nhiều trường hợp bị thiểu năng, trí tuệ không phát triển.
- Theo phong tục của đồng bao các dân tộc ở huyện Điện Biên Đông thi nam, nữ từ 15 đến 16 tuổi là đủ tuổi kết hôn, khi kết hôn chỉ cần sự chứng kiến và công nhận của hai bên gia đình, họ hàng mà không cần phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn Việc kết hôn giữa nam, nữ mới 15 đến 16 tuôi là vi phạm tuổi kết hôn theo Luật HN&GD Khi có yêu cầu hủy KHTPL thì Tòa án quyết định hủy việc KHTPL đó, nhưng do hai bên gia đình đã được tô chức cưới hỏi theo phong tục, tập quán và theo phong tục, tập quán thì sau khi cưới xong là thành vợ chồng, do đó khi có quyết định hủy
KHTPL của Tòa an đã có hiệu lực pháp luật nhưng các bên không thi hành.
- Các quy định về điều kiện, thủ tục kết hôn, ly hôn cũng ít được thực thi hoặc không được người dân chấp hành đầy đủ Một bộ phận người dân còn thực hiện việc kết hôn hoặc ly hôn theo phong tục, lệ làng nên nhiều trường hợp kết hôn mà không có đăng ký kết hôn hoặc khi ly hôn chỉ cần già làng, trưởng bản đướng ra giải quyết cho ly hôn Điều đó phần nào dẫn tới những trường hợp KHTPL.
- Tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng sinh con một bề, không có con trai nên người chồng thường lay vo hai dé mong có con trai Quan niệm “dan ông năm thê bảy thiếp” còn tồn tại ở một bộ phận nhân dân, nhiều trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc đã tồn tại hôn nhân hợp pháp với người khác nhưng vẫn kết hôn còn xảy ra trên thực tế Điều này đã vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chông.
3.2.3 Do hiểu biết pháp luật Hôn nhân và gia đình còn hạn chế Một trong những nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến các trường hợp yêu cầu hủy việc KHTPL tại TAND là do trình độ nhận thức pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhân dân còn thấp Khá nhiều trường hợp các bên nam nữ trước đây đã từng chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn được pháp luật thừa nhận nếu những cặp nam, nữ này chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3.1.1987 Đến nay nhiều trường hợp vẫn cho rằng quan hệ hôn nhân của họ không hợp pháp vì không có đăng ký kết hôn Nếu không muốn chung sống với nhau nữa cũng không cần thiết làm thủ tục ly hôn mà vẫn có thê kết hôn với người khác.
Việc áp dụng chế tài hủy KHTPL tại TAND huyện Điện Biên Đông đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào việc xây dựng gia đình hạnh phúc, tiễn bộ, bền vững Tuy nhiên, thực tế giải quyết các yêu cầu trên những năm qua cho thấy, quá trình thụ lý, giải quyết quan hệ pháp luật này vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc bat cập Chang hạn như do ảnh hưởng của phong tục tập quán, ý thức pháp luật hôn nhân và gia đình của một bộ phận nhân dân còn thấp nên tình trạng KHTPL vẫn còn duy trì và tiếp diễn trên thực tế. 3.2.4: Do sai sót của các cơ quan có thắm quyên trong việc đăng ki kết hôn
Trong những năm qua, đã có nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật do cơ quan có thâm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không chính xác hoặc do cơ quan có thâm quyền đăng ký kết hôn không kiểm tra, xem xét kĩ điều kiện kết hôn của các bên kết hôn nên đã cấp giấy chứng nhận đăng lý kết hôn cho các bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, kéo theo hệ lụy phát sinh các trường hợp kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.
Việc áp dụng chế tài xử lý KHTPL của cơ quan có thâm quyền chưa đủ mạnh mà phụ thuộc vào hương ước, quy ước của bản, làng Việc đăng ký kết hôn muộn hiện chỉ dừng lại ở mức độ cảnh cáo băng lời nói, nhắc nhở, xử lý hành chính
3.3 Thực tiễn xử hủy kết hôn trái pháp luật tại Tòa án nhân dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
Hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ xã hội cơ bản Do đó, việc giải quyết các tranh chấp cũng như các yêu cầu về lĩnh vực này là loại vụ việc tương đối phô biến tại TAND các cấp nói chung và TAND huyện Điện Biên Đông nói riêng Từ năm 2011 đến năm 2015 trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình đã thụ lý, giải quyết thì số lượng các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ thụ lý, giải quyết từ 01 đến 03 vụ việc mỗi năm, thậm chí có năm còn không thụ lý, giải quyết vụ nào.
Tình hình giải quyết các vụ việc kết hôn trái pháp luật từ năm 2011 đến năm 2015
Nam Thu ly Dinh chi „ Tôn đọng chỉ của Tòa án
Nguôn: TAND huyện Điện Biên Đông
Sở di số lượng các vụ việc về hủy KHTPL không nhiều là do quan điểm về hôn nhân hiện nay đã có phan thay đổi so với quan điểm hôn nhân dưới xã hội phong kiến, các trường hợp kết hôn thiếu tính tự nguyện như trước đây đã có sự suy giảm hơn trước Song cũng cần phải nhìn nhận khách quan rang, việc thực hiện quyền yêu cầu hủy KHTPL của các chủ thể còn tương đối hạn chế Một số chủ thé như Co quan quan ly nhà nước về gia đình, co quan quan lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ hầu như không tham gia khởi kiện yêu cầu hủy việc KHTPL Trong khi đó, số lượng các trường hợp liên quan đến KHTPL tại địa bàn huyện Điện Biên Đông rất lớn.
Trường hợp KHTPL trên thực tế chưa có sự quan tâm và nhìn nhận đúng mức của các câp lãnh đạo, của cơ quan có thâm quyên nên việc áp dụng các chế tài còn hạn chế Hủy việc KHTPL mặc dù chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng quá trình giải quyết cũng còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc nhất định.
Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá thực trạng này theo chúng tôi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng tới hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra cũng như hoàn thiện và pháp điển hóa hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hủy việc kết ¡10i0sy89¡t:)8ii: 011177
hủy việc kết hôn trái pháp luật
Qua quá trình nghiên cứu về mặt lý luận về hủy việc KHTPL với việc tìm hiểu thực trạng KHTPL và áp dụng pháp luật xử lý KHTPL từ thực tiễn xét xử của TAND huyện Điện Biên Đông cho thấy việc giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc KHTPL đã đạt được những kết quả nhất định Song bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn bộc lộ một số bất cập, thực tiễn giải quyết vẫn còn gặp phải những vướng mắc, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết hủy việc KHTPL; tác động tiêu cực đến lợi ich của bản thân các đương sự Trên cơ sở đó, tác giả xin kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và giải quyết tốt hơn các trường hợp hủy việc KHTPL trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay Hy vọng rằng với việc đưa ra những giải pháp này phần nào giúp cho các cơ quan chức năng có thêm những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng KHTPL, đảm bảo hiệu quả việc xử lý KHTPL, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
3.5.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật
Như đã phân tích trên, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về hủy việc KHTPL vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định Một số quy định không có tính khả thi trên thực tế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Những thiếu sót, bất cập đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết các vụ việc về hủy KHTPL tại Tòa án Để hạn chế các trường hợp KHTPL cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết xử hủy việc KHTPL, theo chúng tôi cần quy định về hủy việc KHTPL một cách rõ ràng, cụ thể và có hệ thống hơn, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật có hiệu quả, làm cơ sở pháp lý cho việc vận dụng giải quyết các trường hợp hủy việc KHTPL một cách thống nhất Do đó, về mặt pháp luật cần sửa đôi, b6 sung một số nội dung sau: Thứ nhất, theo quy định tại Điều 10 Luật HN&GD năm 2014, chủ thé có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm “người bị cưỡng ép kết hôn”, “bị lừa đối kết hôn” Trong đó, nhiều trường hợp kết hôn do trước đó bị các đối tượng môi giới hôn nhân hoặc bản thân người kết hôn lừa dối sau khi kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; bị cha mẹ ép buộc kết hôn dé “xuất ngoại” với mong muốn sé tìm được cơ hội việc làm, thay đổi đời sống kinh tế cho bản thân va gia đình Như vậy, với quy định trên, chỉ có hai chủ thé bị cưỡng ép và bị lừa dối kết hôn mới có quyền tự mình yêu cầu hủy việc KHTPL Trong khi đó, chu thé ép buộc kết hôn lại không có sự điều chỉnh của pháp luật Như vậy, nếu áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành, việc KHTPL của người bị ép buộc kết hôn chỉ có thé bị hủy khi các chủ thé khác như cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người KHTPL, Co quan quản ly nha nước về gia đình, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Điều này là chưa hợp lý Do đó, theo chúng tôi, việc quy định quyền yêu cầu hủy việc KHTPL theo Điều 10 Luật HN&GD năm 2014 cần quy định “Người bị cưỡng ép, bị lừa đối, người ép buộc kết hôn theo quy định của pháp luật tô tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật” Có như vậy, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mới thực sự bảo đảm, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Thứ hai, về quyền yêu cầu hủy việc KHTPL của Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, các cơ quan khác nhau thực hiện việc quản lý nhà nước đối với từng mảng công tác riêng Cơ quan Văn hóa - Thể thao và Du lịch các cấp thực hiện chức năng quan lý nhà nước về công tác gia đình; Cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội các cấp thực hiện chức năng quan lý nhà nước về công tác trẻ em Luật HN&GD năm 2014 quy định quyền yêu cầu khởi kiện của Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em (Điều 10) Quy định này là phù hợp với thực tiễn và thong nhất với các quy định của BLTTDS năm 2015 sự về quyền yêu cầu hủy việc việc KHTPL Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng để thực thi pháp luật về quyền yêu cầu hủy việc KHTPL một cách hiệu quả, cần xác định rõ thâm quyền này thuộc Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và Cơ quan quan ly nhà nước về trẻ em ở cấp nào Quy định cụ thé cấp có thắm quyền thực hiện quyền yêu cầu hủy KHTPL là đảm bảo quyền yêu cầu trên thực tế, có như vậy mới phát huy được vai trò của chủ thể yêu cau trong việc phát hiện các vi phạm pháp luật về KHTPL nhằm bảo đảm trật tự xã hội và lợi ích công cộng.
Thứ ba, căn cứ quy định tại Điều 29 và Điều 361 BLTTDS năm 2015, hủy việc KHTPL là một trong những yêu cầu thuộc thâm quyên giải quyết của TAND Như vậy, trình tự thủ tục giải quyết loại việc này sẽ tuân theo những quy định chung về giải quyết việc dân sự Nghĩa là đối với việc giải quyêt các quan hệ nhân thân giữa các bên kêt hôn; quan hệ cha me và con cái; quan hệ tài sản không có tranh chấp Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc KHTPL, không chỉ đơn thuần giải quyết quan hệ nhân thân mà bên cạnh đó, những tranh chấp phát sinh đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, tranh chấp về tài sản diễn ra tương đối phố biến Như vậy, đối với những trường hợp này, Tòa án có thẩm quyền tiến hành để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết quan hệ tài sản, con cái Nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định Thực tiễn trên đặt ra một số vướng mắc, gây khó khăn cho bản thân các đương sự đồng thời dẫn đến hiệu quả giải quyết hủy KHTPL của các cơ quan có thâm quyền không cao Bởi cùng một quan hệ pháp luật nhưng chúng ta phải giải quyết nhiều lần, tốn kém thời gian, kinh phí, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của công dân Theo chúng tôi, pháp luật điều chỉnh về hủy việc KHTPL cần thiết phải phân định rõ các trường hợp hủy KHTPL đâu là việc dân sự, đâu là vụ án dân sự Trên cơ sở đó, TAND có thâm quyền có thé áp dụng các quy định của pháp luật TTDS để giải quyết có hiệu quả, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách thủ tục tư pháp của nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3.5.2 Các giải pháp nhằm hạn chế việc kết hôn trái pháp luật và đảm bảo hiệu quả của hủy việc kết hôn trái pháp luật
3.5.2.1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân Một trong những nguyên nhân dẫn đến số trường hợp KHTPL và yêu cầu hủy việc KHTPL luật tai địa bàn huyện Điện Biên Dong trong những năm qua còn tồn tại và tiếp diễn là do sự hiểu biết về pháp luật HN&GD của nhân dân còn hạn chế Trong đó, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống diễn ra phô biến mà chưa có sự can thiệp kip thời và có hiệu quả của các cơ quan có thâm quyên Thực tế này đã kéo theo nhiều hậu quả không chỉ tác động xấu đến các quan hệ xã hội mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân các đương sự và con cái họ Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế cùng voi su ton tại của phong tục, tập quán đã ton tai hang trăm năm nên việc thay đổi quan niệm về hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong cộng đồng dân cư còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với của đồng bào các dân tộc thiểu số Bởi,tính cộng đồng làng xã ở những khu vực này tương đối bền vững, sinh hoạt của đại bộ phận dân cư bị chi phối chủ yếu bởi những phong tục tập quán đã tồn tại từ lâu đời Do đó, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật phát sinh trong lĩnh vực về hôn nhân, thì cần thực hiện thường xuyên việc phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân.
Xuất phát từ van dé trên cho thay tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật về HN&GD là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế những trường hợp kết hôn trái pháp luật và đảm bảo hiệu quả của hủy việc KHTPL tại TAND Cần thực hiện các giải pháp sau:
- Đề pháp luật về hôn nhân và gia đình dé dang đi vào cuộc sống của bộ phận người dân tộc thiểu số, song song với việc củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ là người dân tộc bản địa, cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng chính ngôn ngữ của người dân tộc thiểu sé.
Chú trọng, nhân rộng những cách thức, biện pháp làm hay có hiệu quả của một số địa phương đã làm như: biện pháp dùng phong tục, tập quán tốt đẹp, thê hiện bản sắc của mỗi dân tộc dé dan loại trừ, triệt tiêu các phong tục, tap quán cổ hủ, lạc hậu trái với những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, thể hiện cụ thể bằng sự tác động thông qua những người có địa vị cao là Già làng, Trưởng bản.
- Biên soạn, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông: tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong vùng dân tộc thiểu số Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu sé.
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp, nghiên cứu, ứng dụng,triển khai nhân rộng các mô hình, bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước phù hợp nhăm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng nhăm thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiêu số “”
3.5.2.2 Nâng cao trình độ của công chức tư pháp hộ tịch và cán bộ xét xử
Trong giai đoạn hiện nay, thực tế KHTPL và việc duy trì này vẫn còn diễn ra tương đối phức tạp Nhiều van dé mang tính xã hội như thực trang tảo hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đang trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết Đặc biệt việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi quan điểm về hôn nhân và gia đình ở các vùng kinh tế xã hội còn khó khăn vẫn chưa thực sự được cải thiện Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tư pháp hộ tịch xã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay Trên cơ sở đó, việc ngăn chặn các trường hợp kết hôn trái pháp luật mới thực sự đạt hiệu quả Các trường hợp KHTPL chỉ thực sự giảm khi đội ngũ cán bộ Tư pháp hộ tịch xã được trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế dé thực hiện việc đăng ký kết hôn đúng pháp luật, hạn chế, loại bỏ việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn.
Mặt khác, do tính chất đặc biệt của việc KHTPL nên khi có quyết định hủy của các cơ quan có thâm quyền thì việc giải quyết các hậu quả pháp lý gặp nhiều khó khăn Do vậy, để giải quyết tốt các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật đòi hỏi người Thâm phán phải là người có trình độ pháp luật, có vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn đồng thời cũng là người am hiểu tâm ly của các đương sự Trong quá trình giải quyết vụ việc Tham phán cần am hiểu luật pháp và có kiến thức xã hội vững vàng nhằm đảm bảo bảo cho việc đánh giá thông tin một cách khoa học và toàn diện, trên cơ sở tong hợp các yếu tô sinh học, xã hội, khoa học và pháp lý Có như thế, Tham phán mới có thé đưa ra những phán quyết chính xác, hợp tình, hợp ly, góp phần giảm thiêu những hậu quả tiêu cực đôi với các đương sự, tới quan hệ giữa cha, mẹ,
? Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định phê duyệt Dé án giảm: thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thong trong vùng dân tộc thiểu số giai đoàn 2015 — 2025, số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 con và quan hệ tài sản của các bên trong đời sống xã hội, đảm bảo quyên lợi của các đương sự và tạo sự thuận lợi cho công tác thi hành án sau này.
3.5.2.3 Tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cơ quan hữu quan trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý việc kết hôn trái pháp luật