1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Kết hôn trái pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Hôn Trái Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận và Thực Tiễn
Tác giả Phạm Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 50,43 MB

Nội dung

- Chung sống như vợ chồng trái pháp luật là trường hợp nam, nữ khôngđăng ký kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng đồng thời vi phạm điềucam được quy định tại Điều 5 Luật HN&GD năm 201

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN THỊ LAN

HÀ NỘI —2015

Trang 2

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Lan người

đã định hướng về mặt khoa học, luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quátrình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này

Em cũng xin gửi lời cảm on chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy, cô giáoKhoa Sau Đại học - Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy chúng emtrong suốt thời gian qua

Đồng thời, em cũng xIn được cảm ơn cha mẹ, người thân và các bạn học viên đãluôn ở bên, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập cũng như

nghiên cứu.

Mặc đù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thành Luận văn này nhưng Luận văn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý củacác thầy, cô giáo để Luận văn thêm hoàn thiện.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 nam 2015

Học viên Phạm Thu Thảo

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trongluận văn là trung thực Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố

trong các công trình khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thu Thảo

Trang 5

KHAI QUAT CHUNG VE KET HON TRAI PHAP LUAT

KHAI NIEM VE KET HON TRAI PHAP LUATKhai niém két hon

Khai niệm kết hôn trái pháp luậtKhái niệm hủy kết hôn trái pháp luật

SƠ LƯỢC LICH SỬ PHÁT TRIEN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VE KET HON TRÁI PHÁP LUATQuan niệm về kết hôn trái pháp luậtCác trường hợp kết hôn trái pháp luậtChủ thé có quyền yêu cau xử lý đối với trường hợp kết hôn trái pháp

luật

Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật

PHÁP LUẬT MOT SO QUOC GIA VE KET HON TRAI PHÁP

CÁC TRƯỜNG HOP KET HON TRÁI PHÁP LUAT

Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hônKết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyệnKết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mắt năng lực hành vi dân sự

®` ` ¬\ C: ỞỚ: (CC Bm

10 12

15

18 22

212, 24 26

26 26 28 31

Trang 6

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

40 51 52

Trang 7

HN&GĐ là hiện tượng xã hội luôn được các nha triết học, xã hội học,

luật học nghiên cứu, là một hình thái đặc biệt của quan hệ con người, nó

không những phản ánh chế độ xã hội mà còn thé hiện Sự tiễn bộ, văn minh của

xã hội đó Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào nhỏ nhất của

xã hội trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước

và xã hội.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình mà Đảng và Nhànước ta luôn luôn dành sự quan tâm to lớn đối với van đề HN&GD nói chungcũng như vấn đề kết hôn trái pháp luật nói riêng Tuy nhiên, trong xã hội hiệnnay, hiện tượng kết hôn trái pháp luật đang diễn ra khá phổ biến và phức tạpđồng thời có xu hướng ngày càng gia tăng Có nhiều nguyên nhân khách quancũng như chủ quan dẫn đến hiện tượng kết hôn trái pháp luật như: Do ảnhhưởng của phong tục tập quán lạc hậu, do ý thức pháp luật của người dân cònhạn chế, trình độ dân trí thấp, việc thực hiện chức năng quản ly Nhà nước ởnhiều địa phương còn yếu kém Việc kết hôn trái pháp luật không chi ảnhhưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thé mà còn ảnhhưởng đến đạo đức và trật tự xã hội

Ngay từ Luật HN&GD năm 1959 Nhà nước ta đã quy định về kết hôntrái pháp luật, theo thời gian quy định này tiếp tục được kế thừa và hoàn thiện

trong Luật HN&GD năm 1986 và Luật HN&GD năm 2000 Tuy nhiên, hiện

tượng kết hôn trái pháp luật vẫn không ngừng gia tăng và ngày càng có nhiềudiễn biến phức tap hon Do đó dé đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống LuậtHN&GD năm 2014 đã ra đời, với nhiều quy định mới về kết hôn trái phápluật Với những quy định mới trong Luật HN&GD năm 2014 đòi hỏi cần phải

có sự tim hiểu va nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện Xuất phát từ

những lý do trên cả về mặt lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã quyết định chọn

đề tài: “Kết hôn trái pháp luật - Một số van dé lý luận và thực tiễn ” làm luậnvăn tốt nghiệp cao học Với mong muốn làm sáng tỏ hơn chế định kết hôn tráipháp luật dé từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về vấn đề này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Kết hôn trái pháp luật là một chế định pháp lý cơ bản và có ý nghĩa

quan trọng do đó, trong thời gian qua ở Việt Nam đã nhận được sự quan tâm

của một số tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu về van dé này tuy

Trang 8

- Nhóm giáo trình, sách bình luận: “Binh luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” năm 2006 của tac giả Dinh Mai Phương; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” năm 2002 của tác giả

Nguyễn Ngọc Điện; “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình ” năm 2008

Các tài liệu trên hầu hết mới chỉ đưa ra phân tích, bình luận các quyđịnh về kết hôn trái pháp luật trong Luật HN&GD năm 2000 ở mức độ kháiquát, sơ lược có tính định hướng cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi

- Nhóm luận văn, đề tài khoa học: “ủy việc kết hôn trải pháp luật —

Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật” Khóa luận tốt nghiệp cuả ĐinhThị Thảo năm 2011; “Hy kết hôn trái pháp luật” Khóa luận tốt nghiệp của

Hà Hương Giang năm 2012; “Vẻ việc kết hôn trái pháp luật” của Thai CôngKhanh đăng trên tạp chi Tòa án nhân dân số 5/2000; “Bàn về việc hủy kết hôntrái pháp luật” của Thái Công Khanh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số4/2007; “Bát cập của quy định hủy kết hôn trái pháp luật” của tác giả HuyềnTrang đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên dé sửa đổi, bố sungLuật HN&GD năm 2000/2013; “Tham quyên giải quyết yêu cau hủy việc kết

hôn trai pháp luật thuộc Tòa án nào?” của tác giả Nguyễn Thị Hương đăng

trên tạp chí Tòa án nhân dân số 20/2009

Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến một

số khía cạnh của vẫn đề kết hôn trái pháp luật như: Hủy kết hôn trái pháp luật,thâm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà chưa đivào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện van dé kết hôn trái pháp luật

Có thé thay mỗi công trình nghiên cứu là sự nhìn nhận và giải quyếtvan đề kết hôn trái pháp luật ở các góc độ khác nhau mà chưa di vào nghiêncứu một cách bao quát và toàn diện van đề Như vậy, trong khoa học pháp lý ởnước ta từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứuchuyên sâu và toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn các quy định về kết hôn

trai pháp luật theo Luật HN&GD năm 2014 Với công trình cua mình, chúng

tôi sẽ tiếp cận van đề một cách tổng quan về lý luận cũng như thực tiễn củaviệc kết hôn trái pháp luật theo Luật HN&GD năm 2014 Do đó, công trình sẽkhông phải là sự lặp lại của bất kỳ công trình nào trước đó

3 Phạm vỉ nghiên cứu

Nghiên cứu pháp luật Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại trong sự kếthợp với thực tiễn áp dụng pháp luật về van đề kết hôn trái pháp luật Việc

Trang 9

pháp luật của một số nước trên thé giới để luận văn có chiều sâu hơn Tuynhiên, chúng tôi không nghiên cứu những quy định của pháp luật về kết hôntrái pháp luật có yếu tổ nước ngoài.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết họcMac- Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan điểm của Dang và Nhà nước về

HN&GD.

Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn sử dung các

phương pháp như sau:

- Phương pháp phân tích: Được sử dung dé làm rõ những van đề thuộc

hoàn thiện pháp luật.

5 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Luận văn nhằm làm sáng tỏ:

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật và ý nghĩacủa vấn đề này dưới góc độ xã hội và pháp lý;

- Những vấn đề lý luận liên quan đến kết hôn trái pháp luật;

- Những quy định pháp luật hiện hành về kết hôn trái pháp luật;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về kết hôn trái pháp luật;

- Nghiên cứu và đưa ra một vài ý kiến giúp cho việc hoàn thiện phápluật cũng như nâng cao hiệu quả điều chỉnh, dam bảo sự ổn định của gia đình

và xã hội.

6 Những đóng góp mới của luận văn

Trang 10

đã trình bày được các điểm mới sau:

- Xây dựng khái niệm về kết hôn, hủy kết hôn trái pháp luật;

- Khái quát, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về kết hôn

trái pháp luật;

- Đánh giá khách quan các quy định hiện hành liên quan đến van đề kết

hôn trái pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định nay;

- Làm sáng tỏ những vướng mắc, cản trở làm ảnh hưởng đến hiệu quảcủa việc áp dụng pháp luật về kết hôn trái pháp luật;

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật vànâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về van dé này

7 Kết cau của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Khái quát chung về kết hôn trái pháp luật

- Chương 2: Kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành

- Chương 3: Thực tiễn giải quyết việc kết hôn trái pháp luật và một số

giải pháp

Trang 11

1.1 KHÁI NIEM VE KET HON TRÁI PHÁP LUẬT

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Xét về mặt thuật ngữ, “kế? hôn” theo Đại từ điển Tiếng Việt củaNguyễn Như Ý được hiểu là “chính thức lấy nhau thành vợ thành chéng”[25] Hay trong từ điển Luật học có đưa ra khái niệm “Kế hôn là sự liên kếtgiữa người đàn ông và người đàn bà thành vo chong, được pháp luật công

nhận ” [23].

Xét về phương diện pháp luật kết hôn được hiểu là một sự kiện pháp lýlàm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa người vợ và người chồng Khi xã hội loàingười mới xuất hiện, khi chưa có bất kỳ một quy tắc hay quy định pháp luậtnào con người đã chung sống với nhau va sinh con đẻ cái Như vậy, dé dangnhận thấy quyền kết hôn là một quyền tự nhiên của con người Trải qua cácgiai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội và sự hìnhthành của Nhà nước, pháp luật ra đời dé điều chỉnh các quan hệ xã hội đó Lúcnày kết hôn không còn là một quyền tự do, mang tính bản năng của con người

mà trở thành quan hệ xã hội mang tính lợi ích của giai cấp thống trị Trong xãhội phong kiến hôn nhân không đơn thuần là sự kết hợp giữa hai bên nam, nữ

mà hôn nhân là sự kết giao giữa hai dòng họ Sự quyết định của cha mẹ là yếu

tố bắt buộc trong quan hệ hôn nhân, hai bên nam, nữ không có quyền tự doquyết định Do đó, nam nữ thời ky này kết hôn chủ yêu không xuất phát từ

tình yêu mà bị lệ thuộc vào gia đình, dòng họ.

Trong hệ thống pháp luật trước năm 1945 chưa có văn bản chính thứcnào đề cập đến khái niệm kết hôn Đến Luật HN&GD năm 1959 và LuậtHN&GD năm 1986 cũng chưa xây dựng khái niệm này, mà kết hôn chỉ đượcgiải thích trong phan giải nghĩa một số danh từ của Luật HN&GD năm 1986như sau: “Kế: hôn là việc nam nữ lay nhau thành vợ chéng theo quy định củapháp luật Việc kết hôn phải tuân theo các Điễu 5,6,7 và 8 của Luật Hôn nhân

và gia đình” Đến Luật HN&GP năm 2000 khái niệm này chính thức đượcđịnh nghĩa tại Khoản 2, Điều 8, theo đó: “Kế? hôn là việc nam nữ xác lậpquan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kỷkết hôn ” Luật HN&GD năm 2014 khi xây dựng khái niệm kết hôn đã có sựthay đôi Cụ thể, theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Luật HN&GD năm 2014thì kết hôn được hiểu là: “Viéc nam và nit xác lập quan hệ vợ chong voi nhautheo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn ” Việc bô

Trang 12

một người nam và một người nữ chứ không thé là sự kết hợp giữa hai ngườicùng giới tính Sự sửa đối, bồ sung này là hoàn toàn cần thiết và phù hợp, bởi

lẽ hiện nay hiện tượng “hôn nhân đồng tinh” đang có xu hướng gia tăng Do

đó, việc thé hiện rõ quan điểm của Nhà nước thừa nhận hay không thừa nhậnhôn nhân giữa những người cùng giới tính là vô cùng cần thiết

Pháp luật HN&GD của Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải đượcđăng ký tại co quan nhà nước có thâm quyên Trong trường hợp hai người kếthôn cùng là công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Việt Nam thì cơ quan cóthâm quyền đăng ký kết hôn là UBND cấp cơ sở nơi cư trú của bên nam hoặcbên nữ Trong trường hợp kết hôn có yếu t6 nước ngoài mà việc kết hôn tiếnhành ở Việt Nam thì UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Namđăng ký kết hôn Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ởnước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau

ở nước ngoài Khi yêu cầu đăng ký kết hôn hai bên nam nữ phải cùng có mặttại cơ quan đăng ký kết hôn, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và giấy tờ cần thiếtkhác Trong trường hợp có lý do chính đáng, một trong hai bên kết hôn khôngthê đến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thì có thể gửi cho cơ quan đăng ký kết hônđơn xin nộp hồ sơ văng mặt, trong đơn phải nêu rõ lý do văng mặt và phải cóxác nhận của UBND cấp cơ sở nơi người vắng mặt cư trú

Dé việc kết hôn được phù hợp với các quy định của pháp luật, co quanđăng ký kết hôn sau khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn của hai bên kết hôn phảitiễn hành điều tra, xác minh về những vấn đề mà các bên nam nữ đã khai Nếunhững điều mà các bên nam nữ khai là đúng sự thật và phù hợp với các điềukiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành đăng ký kết hôn cho họtheo đúng nghi thức do pháp luật quy định Khi việc đăng ký kết hôn đã đượcđăng ký tại cơ quan đăng ký kết hôn và ghi vào số kết hôn thì giữa các bênnam nữ phát sinh quan hệ hôn nhân Điều đó có nghĩa là các bên nam, nữ sẽphát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng theo luật đinh

Qua những phân tích trên, chúng tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra khái

niệm về kết hôn như sau: “Kế hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan

hệ vợ chong giữa nam và nữ với nhau theo quy định của pháp luật về diéukiện kết hôn và đăng ký kết hon”

Trang 13

pháp ly được pháp luật quy định và điều chỉnh bởi Luật HN&GD Tuy nhiên,đứng trên góc độ lý luận, dé tìm hiểu những quan niệm sâu xa của van đề nàythì cần đặt nó trong sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã

hội của mỗi thời kỳ Bởi trong một xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân bị chi

phối bởi ý chí của giai cấp thống trị Thông qua Nhà nước, bằng pháp luật,giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ HN&GD làm cho các quan hệ nàyphát sinh, thay đổi, cham dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp đó Trong xã hộiphong kiến, khi mà pháp luật là ý chí của một bộ phận rất nhỏ trong xã hội -tầng lớp quan lại, vua chúa, họ mặc nhiên đề ra những quy định điều chỉnhnhững quan hệ về HN&GD mà theo họ là phù hợp và đương nhiên cũng sẽ trởthành những nguyên tắc chung của toàn xã hội Ở thời kỳ đó, hôn nhân tráipháp luật được quan niệm là những cuộc hôn nhân không tuân thủ các điềukiện kết hôn như: Không "môn đăng hộ doi", những quan hệ hôn nhân khôngđược sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng Những quy định này thể hiện rất rõtrong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Tương tự như vậy, đối với cácnước tu bản, chính điều kiện sống, yêu tô về xã hội, con người, kinh tế cũng

đã quyết định đến quan niệm của xã hội, theo đó, pháp luật điều chỉnh cũng cónhững xu hướng phù hợp Về vấn đề kết hôn, có thê nói pháp luật của một sốnước thuộc hệ thống Tư bản chủ nghĩa có những cách nhìn nhận rất khác vớipháp luật của Việt Nam Do đó, những căn cứ để xác định kết hôn hợp pháp

và kết hôn trái pháp luật cũng có những khác biệt, như do các điều kiện vềkinh tế, khí hậu, sinh học khiến con người phát triển nhanh hon, sự trưởngthành về thê lực cũng như trí lực sẽ khác với người Việt Nam, dẫn đến việcquy định về tuổi kết hôn cũng sẽ khác Hay việc kết hôn đồng giới hiện nay đãđược thừa nhận tại một số quốc gia là kết hôn hợp pháp

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 thì kết hôntrái pháp luật được hiểu là: “Viéc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhànước có thấm quyên nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôntheo quy định tại Diéu 8 của Luật này ” Như vậy, chỉ khi nam, nữ đã tiễn hànhđăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thâm quyền đồng thời một hoặc cảhai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì việc kết hônmới bị coi là trái pháp luật Trong trường hợp nam nữ vi phạm điều kiện kếthôn nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thâmquyền thì trường hop này sẽ không bi coi là kết hôn trái pháp luật

Trang 14

- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn;

- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện;

- Kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng:

- Kết hôn với người mất NLHVDS hoặc kết hôn khi đang mất

NLHVDS;

- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có

họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc;

- Kết hôn giữa những người cùng giới tính

Bên cạnh đó, cần thiết phải phân biệt trường hợp kết hôn trái pháp luậtvới trường hợp chung sống như vợ chồng Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3Luật HN&GD năm 2014 chung sống như vợ chồng được hiểu là việc “nam,

nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chẳng”

Chung sống như vợ chồng bao gồm hai trường hợp: Trường hợp chungsống như vợ chồng không trái pháp luật và trường hợp chung sống như vợchồng trái pháp luật

- Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật là trường hợp nam, nữkhông đăng ký kết hôn sống chung như vợ chồng nhưng không vi phạm điềucam được quy định tại Điều 5 Luật HN&GD năm 2014 Chang han nhu:Trường hợp hai người cùng giới tinh chung sống với nhau hay trường hopngười mat NLHVDS chung sống với một người bình thường Trong trườnghợp này khi các bên chung sống như vợ chồng sẽ không bị coi là trái pháp luậtnhưng nếu kết hôn sẽ thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật

- Chung sống như vợ chồng trái pháp luật là trường hợp nam, nữ khôngđăng ký kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng đồng thời vi phạm điềucam được quy định tại Điều 5 Luật HN&GD năm 2014, bao gồm:

+ Người chưa đủ tuổi kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng

hay còn gọi là trường hợp tảo hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với ngườikhác hoặc người không có vợ, có chồng nhưng chung sống như vợ chồng vớingười đang có vợ, có chồng:

+ Chung sống như vợ chồng giữa người người cùng dòng máu về trực

hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con

nuôi; g1ữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,

Trang 15

Từ những phân tích trên, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với khái niệm kết

hôn trái pháp luật được xây dựng trong Luật HN&GD năm 2014.

1.1.3 Khái niệm hủy kết hôn trái pháp luật

Sự tồn tại của những quan hệ hôn nhân trái pháp luật không nhữngkhông đem lại quyền và lợi ích cho các cá nhân, cho xã hội mà nó còn xâm hạinghiêm trọng đến quyền và lợi ích đó Vì vậy cần thiết phải có những chế tàiđối với những cá nhân đã có tình xác lập quan hệ hôn nhân trái pháp luật LuậtHN&GD Việt Nam bên cạnh việc quy định căn cứ dé xác định kết hôn tráipháp luật đã quy định thêm biện pháp hủy kết hôn trái pháp luật nhằm bảođảm trật tự xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý “Avy” có nghĩa là

“phá bỏ, làm cho không còn tôn tại hoặc không còn giá trị” [24] Tù đó,chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về hủy kết hôn trái pháp luật như sau: “Huykết hôn trải pháp luật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết hôn viphạm diéu kiện kết hôn nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật

HN&GD”.

Hủy kết hôn trái pháp luật có một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, hủy việc kết hôn trái pháp luật thể hiện thái độ của Nhànước đối với hành vi vi phạm pháp luật HN&GD

- Thứ hai, hủy kết hôn trái pháp luật là chế tài đối với cá nhân có hành

vi vi phạm pháp luật.

- Thứ ba, hủy kết hôn trái pháp luật là một chế tài mang tính chất mềmdẻo và linh hoạt Bởi lẽ, không phải bất mọi hành vi kết hôn trái pháp luật đều

bị Tòa án ra quyết định hủy

1.2 SƠ LƯỢC LICH SỬ PHAT TRIEN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VE KET HON TRAI PHÁP LUAT

Từ thời phong kiến cho đến nay Nhà nước ta đã trải qua bốn thời kỳ:Thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Việt Nam dưới chế độ Cộnghòa, thời kỳ Việt Nam dưới chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam Tương ứng với mỗi thời kỳ Nhà nước lại ban hành những văn bản pháp

luật khác nhau dé điều chỉnh quan hệ HN&GD Trong thời kỳ phong kiến, cácquy phạm pháp luật HN&GD được quy định chủ yếu trong hai Bộ luật: BộLuật Hồng Đức va Bộ Luật Gia Long Thời kỳ Pháp thuộc dé thực hiện chính

Trang 16

sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền và ở mỗimiền ban hành, áp dụng theo từng Bộ dân luật, cụ thể:

- Ở Bắc kỳ áp dụng những quy định theo Bộ dân luật ban hành năm

1931;

- Ở Trung kỳ áp dụng những quy định theo Bộ dân luật năm 1936;

- Ở Nam kỳ áp dụng Bộ dân luật giản yeu Nam kỳ 1883

Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa dé quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài

Gòn đã cho ban hành ba văn bản pháp luật áp dụng trong các quan hệ

Năm 1945 với sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam hệ thống pháp luật về HN&GD của Nhà nước ta đã có nhiều sự thay đôi.Theo đó, cùng với thời gian Nhà nước đã ban hành bốn văn bản luật chuyênngành để điều chỉnh quan hệ HN&GD, bao gồm: Luật HN&GD năm 1959,

Luật HN&GD năm 1986, Luật HN&GD năm 2000 và Luật HN&GD năm 2014.

Trong tất cả các văn bản pháp luật từ thời kỳ phong kiến cho đến nayvan đề kết hôn trái pháp luật đều được dé cập bao gồm những nội dung sẽ

được chúng tôi trình bày dưới đây.

1.2.1 Quan niệm về kết hôn trái pháp luật

Trong thời kỳ phong kiến pháp luật không yêu cầu các bên phải tiếnhành làm thủ tục đăng ký kết hôn khi kết hôn Đồng thời quan điểm về kết hôntrong thời kỳ này mang nhiều điểm gần gũi với thực tiễn đời sống và đề caophong tục tập quán Theo pháp luật thời kỳ này thì về nguyên tắc, giấy chứngnhận kết hôn được coi là một văn bằng pháp lý đặc biệt quan trọng làm gắn bó

vợ chồng trong các quyền và nghĩa vụ nhất định Nếu việc ký kết văn bằng đó

đã phạm các điều cắm của pháp luật thì sẽ không có giá trị pháp lý Vì vậy,khi xác lập quan hệ hôn nhân, nếu các bên vi phạm các điều kiện về cắm kếthôn thì dù có giấy chứng nhận do cơ quan có thâm quyên cấp thì hôn nhân đó

cũng bị coi là trai pháp luật va bị tiêu hủy Như vậy, trong pháp luật phong

kiến kết hôn sẽ bị coi là trái pháp luật khi các bên vi phạm các trường hợp cam

Trang 17

kết hôn trong luật định mà không bắt buộc các bên phải tiến hành đăng ký kết

hôn với nhau.

Đến thời kỳ Pháp thuộc việc kết hôn bắt buộc phải khai với hương hộthì mới được coi là hợp pháp Khi kết hôn nếu các bên không khai với hương

hộ thì việc kết hôn ấy sẽ đương nhiên bị vô hiệu Trong thời kỳ này việc kếthôn sẽ bị coi là vô hiệu nếu vi phạm các điều kiện kết hôn Pháp luật thời kỳPháp thuộc đã sử dụng thuật ngữ hôn thú “vô hiệu ” dé nói về việc kết hôn tráipháp luật mà không dùng thuật ngữ kết hôn trái pháp luật như pháp luật hiệnhành Như vậy, so với pháp luật thời kỳ phong kiến, pháp luật thời kỳ Phápthuộc đã quy định chặt chẽ hơn về thủ tục kết hôn

Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa pháp luật quy định việc kết hôn phảiđược khai với viên chức hộ tịch và phải đăng ký vào số hôn thú Cũng giốngnhư pháp luật thời kỳ Pháp thuộc pháp luật dưới chế độ Việt Nam cộng hòa đã

sử dụng thuật ngữ “v6 hiéu” dé nói về kết hôn trái pháp luật, theo đó kết hôn

sẽ bị coi là vô hiệu nếu vi phạm các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định

Năm 1945 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính

thức ra đời Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, thực dân Pháp âm mưu trở lại xâmlược nước ta lần nữa, toàn quốc đang tiến hành cuộc kháng chiến Do đặcđiểm của cách mạng Việt Nam, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại vàviệc xóa bỏ nó cũng như chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu không

hề dé dàng Vi thế nước ta vẫn chưa ban hành đạo luật cụ thé nào trong việcquy định van đề HN&GD ở Việt Nam, mà chỉ áp dụng những quy định trongpháp luật cũ có chọn lọc Do đó vấn đề hôn nhân cũng như kết hôn trái phápluật không có nhiều điểm mới Năm 1950 Nhà nước ta ban hành sắc lệnh số97/SL và sắc lệnh số 159/SL dé điều chỉnh về quan hệ hôn nhân gia đình, tuynhiên cả hai sắc lệnh này đều không đề cập đến vấn đề kết hôn trái pháp luật.Năm 1959 lần đầu tiên Nhà nước ta ban hành đạo luật chuyên ngành vềHN&GD, nhăm đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc Trong Luật HN&GD năm 1959 không đưa ra khái niệm kếthôn trái pháp luật, tuy nhiên có thê hiểu kết hôn trái pháp luật là việc vi phạmcác điều kiện về độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện cũng như các trường hợp camkết hôn Năm 1986 với sự ra đời của Luật HN&GD lần đầu tiên khái niệm kếthôn trái pháp luật được đưa vào trong luật Theo đó, Điều 9 Luật HN&GDnăm 1986 quy định: “Việc kết hôn vi phạm một trong các Diéu 5, 6, 7 củaLuật này là trải pháp luật ” Như vay, trong Luật HN&GD năm 1986 kết hôntrái pháp luật được hiểu là việc kết hôn vi phạm các quy định tại các Điều

Trang 18

5,6,7 của Luật mà không quy định việc kết hôn đó phải được đăng ký tại cơquan nhà nước có thấm quyền Đến Luật HN&GD năm 2000 và LuậtHN&GD năm 2014 đều xác định kết hôn trái pháp luật phải là việc xác lậpquan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do

pháp luật quy định.

Như vậy, có thê thấy theo thời gian thì quan niệm về kết hôn trái phápluật đã có sự thay đổi Nếu như trong pháp luật phong kiến kết hôn trái phápluật được hiểu là việc kết hôn vi phạm các trường hợp cắm của pháp luật, thìđến nay kết hôn trái pháp luật phải là việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quannhà nước có thâm quyền đồng thời vi phạm các điều kiện kết hôn do pháp luậtquy định Điều này cho thấy các quy định của pháp luật ngày càng chặt chẽhơn về mặt hình thức, từ đó đòi hỏi mỗi người dân phải nâng cao ý thức chấp

hành pháp luật.

1.2.2 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Ngay từ pháp luật phong kiến các trường hợp kết hôn trái pháp luật đãđược quy định một cách cụ thể và chỉ tiết Theo đó, pháp luật phong kiến quyđịnh các trường hợp kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Kết hôn khi đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng:

- Kết hôn khi cha mẹ bị giam cầm tù tội;

- Kết hôn giữa những người thân thích

Riêng Bộ luật Hồng Đức còn quy định thêm một số trường hợp kết hôn

trái pháp luật khác như:

- Quan lại lẫy con hát làm vợ ( Điều 323);

- Học trò lay vo cua thay hoc da chét, anh, em lay vo cua em, anh dachét ( Điều 324);

- Quan lại ở biên tran kết thông gia với tù trưởng vùng đó ( Điều 33);

- Quan ty lay con gái trong hạt mình ( Điều 316)

Như vậy, có thê thấy trong thời kỳ phong kiến việc quy định các trườnghợp kết hôn trái pháp luật chủ yếu nhằm mục dich bảo vệ các giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc cũng như lợi ích của Nhà nước phong kiến mà chưatính đến yếu tô khoa học

Đến thời kỳ Pháp thuộc quy định về các trường hợp kết hôn trái phápluật đã có sự thay đổi, theo đó kết hôn sẽ bị coi là trái pháp luật khi thuộc một

trong các trường hợp sau:

- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn;

Trang 19

- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện của những người kết

hôn;

- Kết hôn trái pháp luật do thiếu sự đồng ý của cha mẹ;

- Việc kết hôn vi phạm các điều cam

Ngoài ra hôn nhân còn được coi là vô hiệu khi vi phạm một trong các

trường hợp kết hôn không khai với bộ lại ( Điều 82 Dân luật Bắc kỳ) hoặctrong trường hợp người đàn bà trước đã có giá thú làm chính thất hoặc thứ thất

mà chưa tiêu hôn ( Điều 84 Bộ Dân luật Bắc kỳ)

Ba bộ Dân luật thời kỳ Pháp thuộc đã chia hôn nhân vô hiệu ra làm hai

loại: Vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối Vô hiệu tương đối chỉ do một sốngười nhất định mà luật quy định mới có quyền yêu cầu tiêu hủy hôn nhân đó,

sự vô hiệu đó có thé mat đi do một sự kiện nào đó xuất hiện Vô hiệu tuyệt đốithì bat cứ người nào cũng có quyền yêu cau tiêu hủy và sự vô hiệu ấy không bịmất đi do một thời hiệu hoặc một sự kiện nào

Có thể thấy so với pháp luật thời kỳ phong kiến pháp luật thời kỳ Phápthuộc đã phan nào mang tính tiến bộ hơn, cụ thé: Đã quy định hôn nhân cần có

sự tự nguyện cua hai bên bên nam, nữ Tuy sự tự nguyện trong thời ky này còn mang tính hình thức, bởi bên cạnh sự tự nguyện của hai bên nam, nữ thì

vẫn cần cả sự đồng ý của cha mẹ, nhưng điều này đã cho thấy sự thay đôitrong quan điểm về hôn nhân, hôn nhân lúc này không chỉ là mối quan hệ giữahai dòng họ mà hôn nhân còn là mối quan hệ giữa hai bên nam, nữ Do đó bêncạnh sự đồng ý của cha mẹ thì sự tự nguyện của hai bên nam, nữ cũng đượcquy định là một trong những điều kiện cần thiết khi kết hôn

Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa việc kết hôn sẽ bị coi là trái pháp luật

khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Kết hôn mà không có sự ưng thuận của vợ hay chồng hay của hai

người;

- Kết hôn mà không có sự ưng thuận của cha mẹ, hay những người cóquyền ưng thuận trong việc kết hôn;

- Hai bên nam, nữ chưa đủ tuôi mà đã kết hôn, trừ phi được miễn tuổi;

- Hai bên kết hôn là bà con do huyết tộc hay do hôn nhân vào hàng luậtcắm

Ngoài các trường hợp kết hôn trái pháp luật trên, theo Luật số 1- 59 thìtrường hợp người kết hôn bị bất lực vĩnh viễn và đã có trước khi lập hôn thúhay trường hợp người đàn bà tái hôn trước mười tháng sau khi có án tuyên bố

vô hiệu cuộc hôn nhân trước hoặc người quả phụ tái giá trước mười tháng từ

Trang 20

ngày người chồng mệnh một cũng sẽ bị coi là trái pháp luật Sắc luật số 15/64

và Bộ Dân luật năm 1972 đã bổ sung thêm trường hợp kết hôn trái pháp luật

do hôn lễ đã được cử hành không công khai hay do một viên hộ lại không có

thâm quyền với điều kiện là sự cử hành trái luật ấy có tính cách gian lận

Năm 1959 dưới sự lãnh đạo của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam lần đầu tiên Nhà nước ta ban hành đạo luật chuyên ngành vềHN&GD Theo đó, kết hôn trái pháp luật bao gồm những trường hợp sau:

- Kết hôn đo vi phạm độ tuổi kết hôn;

- Kết hôn do vi phạm sự tự nguyện;

- Kết hôn với người đang có vợ, có chồng:

- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ

nuôi và con nuôi;

- Kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặccùng mẹ khác cha Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đờihoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theophong tục tập quán;

- Kết hôn mà một trong hai bên kết hôn là người: bất lực hoàn toàn vềsinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi

Với Luật HN&GD năm 1959 lần đầu tiên nguyên tắc hôn nhân một vợmột chồng được xác lập, xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thê tồn tại trong xã hội

cũ Tuy nhiên, theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhândân tối cao hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tậpkết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác thì trường hợp này không bị coi là kếthôn trái pháp luật do vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng Bên cạnh đó,Luật HN&GD năm 1959 đã quy định điều kiện về sức khỏe của người kết hôn

là một trong những điều kiện kết hôn đòi hỏi các bên phải tuân thủ, nếu viphạm thì việc kết hôn sẽ bị coi là trái pháp luật

Sau một thời gian áp dụng Luật HN&GD năm 1959, đời sống xã hội đã

có nhiều biến đồi, đòi hỏi sự thay đổi trong các quy định của pháp luật, do đó

Nhà nước ta đã cho ban hành Luật HN&GD năm 1986 Trong đó xác định các

trường hợp kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn;

- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện;

- Kết hôn với những người đang có vợ, có chồng:

- Một trong các bên kết hôn đang mắc bệnh tâm thần không có khảnăng nhận thức hành vi của mình; đang mắc bệnh hoa liễu;

Trang 21

- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ: giữa anh chị em

cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời;

- Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi

Như vậy, so với quy định trước đây, Luật HN&GD năm 1986 đã bốsung thêm trường hợp kết hôn trái pháp luật giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.Ngày 02/12/1993 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh

HN&GbD giữa công dân Việt nam với người nước ngoai trong đó quy định

cam người nhiễm HIV kết hôn Do đó, trường hợp người nước ngoài nhiễmHIV kết hôn với công dân Việt Nam sẽ thuộc trường hợp kết hôn trái pháp

luật Tuy nhiên, Luật HN&GD năm 1986 được Nhà nước ta ban hành trong

những năm đầu thời kỳ đôi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước đã tác động không nhỏ đến các quan hệ hôn nhân gia đình Bên cạnh đó,sau 10 năm áp dụng Luật HN&GD năm 1986 đã cho thấy những hạn chế,vướng mắc và thiếu sót Trước tình hình đó, Nhà nước đã thay đổi toàn diệncác luật điều chỉnh về quan hệ hôn nhân Năm 1992 Nhà nước ta đã ban hànhbản Hiến pháp mới, làm cơ sở dé xây dựng Luật HN&GD năm 2000 Bêncạnh việc kế thừa điểm tiến bộ về các trường hợp kết hôn trái pháp luật củaLuật HN&GD trước đây, Luật HN&GD năm 2000 đã bổ sung một số quyđịnh mới về các trường hợp kết hôn trái pháp luật như: Việc kết hôn của người

bị hui không còn bị coi là trái pháp luật; bố sung trường hợp kết hôn trái phápluật giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu,

mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng củachồng: giữa những người cùng giới tính Sau hơn 10 năm ké từ khi áp dụngLuật HN&GD năm 2000 đến nay đời sống thực tiễn đã phát sinh nhiều van đề

xã hội phức tạp cần sự điều chỉnh của pháp luật, tuy nhiên những vấn đề nàylại chưa được quy định trong Luật HN&GD năm 2000 Xuất phát từ thực tiễnnày mà Luật HN&GD năm 2014 đã ra đời Trong Luật HN&GD năm 2014bên cạnh những điểm đã được quy định trong Luật HN&GD năm 2000, LuậtHN&GD năm 2014 đã bổ sung thêm trường hợp kết hôn trái pháp luật do giảtạo Điều này góp phần khắc phục được “/6 bổng” còn tồn tại trong LuậtHN&GD năm 2000 từ đó tạo cơ sở pháp ly dé xử lý những trường hợp viphạm do kết hôn giả tạo xảy ra trên thực tế

1.2.3 Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý đối với trường hợp kết hôn trái

pháp luật

Trang 22

Pháp luật thoi kỳ phong kiến mới chỉ đưa ra quy định về các trườnghợp cam kết hôn mà chưa quy định cụ thé, rõ ràng về chủ thé có quyền yêucầu xử lý đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật Tại Điều 309 Bộ luậtHồng Đức quy định đối với trường hợp người chồng lấy nang hau lên làm vợthì người vợ có quyền thưa quan để xử phạt Hay trường hợp cha mẹ đặt đâucon ngồi đây mà con lại trái lời cha mẹ thì cha mẹ có quyền thưa quan.

Đến thời kỳ Pháp thuộc pháp luật đã quy định cụ thể về người có quyềnyêu cầu xin tiêu hôn bao gồm:

- Người có quan thiết đều có quyền được xin tiêu hôn Quan địaphương sở tại cũng có thể tự mình xét mà đòi tiêu hôn;

- Người bị lầm lẫn hay bị cưỡng bức;

- Người nào có tư cách ưng thuận việc giá thú mà các bên khi kết hônkhông hỏi xem người ấy có bằng lòng hay không

Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa chủ thé có quyền yêu cầu xin tiêu hôncũng được quy định một cách cụ thé Theo đó bao gồm những chủ thé sau:

- Người vợ hay người chồng đã bị lầm lẫn hay cưỡng bách

Trong trường hợp này Bộ Dân luật năm 1972 quy định chỉ người vợ

hay người chồng bị lầm lẫn hay cưỡng bách mới có quyền xin tiêu hôn Tráilại trong Luật số 1-59 và Sắc Luật số 15/64 còn quy định thêm trường hợpngười vợ hay chồng bị lầm lẫn hoặc bị cưỡng bách, nếu người ay con vi thanhniên, những người có quyền ưng thuận cho kết hôn có thé khởi tố xin tiêu hôn.Ngoài ra Luật số 1-59 còn quy định trong trường hợp các đương sự còn vịthành niên mà những người có quyền ưng thuận cho kết hôn không chịu khởi

tố, đương sự có thé đặc biệt xin phép tòa dé khởi tố

- Cha, mẹ hay những người có quyền ưng thuận trong việc kết hôn cóthể xin tiêu hủy hôn nhân nếu không có sự ưng thuận của họ trong việc kết

hôn.

Tuy nhiên, những người này không thé khởi tố nếu đã thừa nhận hônthú một cách công nhiên hay mặc nhiên, hoặc biết việc lập hôn thú mà dé vênmột năm không khiếu nại hoặc nếu người đàn bà đã thụ thai hay có con TrongLuật số 1-59 và Bộ Dân luật năm 1972 còn quy định thêm trường hợp cha, mẹhay những người có quyền ưng thuận trong việc kết hôn không thể khởi tố nếungười phối ngẫu còn vị thành niên khi kết lập hôn thú đã đến tuổi trưởng

thành.

- Cả hai vợ chồng, công tổ viên và mọi người có quyền lợi đều có thékhởi tố xin tiêu hôn trong trường hợp:

Trang 23

+ Trai gái chưa đến tuổi luật định mà đã kết hôn, trừ phi được miễn tuôi

hợp lệ;

+ Hai người là bà con huyết tộc hoặc kết hôn vào hàng luật cam

Ngoài hai trường hợp trên Luật số 15/64 và Bộ Dân luật năm 1972 cònquy định cả hai vợ chồng cũng như công tố viên và mọi người có quyên lợiđều có thể khởi tố xin tiêu hôn trong trường hợp: Khi lập hôn thú, một trong

hai người còn bị ràng buộc bởi một hôn thú khác chưa đoạn tiêu; hôn lễ cử

hành không công khai hay do một viên hộ lại không có thâm quyền,với điều

kiện sự cử hành hôn lễ trái phép có tính cách gian lận Riêng Bộ Dân luật năm

1972 quy định trường hợp hôn thú kết lập mà không có sự ưng thuận của vợhay chồng hoặc của hai người thì cả hai vợ chồng, cũng như công tố viên vàmoi người có quyên lợi đều có thé khởi tố xin tiêu hôn

Bên cạnh những chủ thé có quyền yêu cầu xin tiêu hôn trên, đối vớitrường hợp người đàn ba tái hôn trước mười tháng sau khi có án tuyên bố vôhiệu cuộc hôn nhân trước, hoặc người quả phụ tái giá trước mười tháng từngày người chồng mệnh một được quy định trong Luật số 1-59 thì ngườichồng hoặc nếu không còn người chồng; các con của cuộc hôn nhân trướchoặc nếu không có con, người tộc trưởng của người chồng mệnh một có thểkhởi tố xin tiêu hôn

Tuy nhiên, đến Luật HN&GD năm 1959 mới chỉ đưa ra các trường hợpkết hôn trái pháp luật mà không quy định về người có quyền yêu cầu hủy kết

hôn trái pháp luật.

Khắc phục khiếm khuyết của Luật HN&GD năm 1959, Luật HN&GDnăm 1986 đã b6 sung quy định về chủ thé có quyền yêu cầu hủy kết hôn tráipháp luật Tại Điều 9 Luật HN&GD năm 1986 quy định các cá nhân, tô chứcsau có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

- Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật;

- Vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với

- Bên bị cưỡng ép, bị lừa đối kết hôn;

Trang 24

- Vién kiém sat;

- Cá nhân, co quan, tô chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tungdân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa ánhủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10của Luật này: Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn; Uỷ ban bảo vệ và chămsóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ;

- Cá nhân, cơ quan, tô chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét,yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Như vậy, so với Luật HN&GD năm 1986 thì các cơ quan có thâm quyền yêucầu hủy kết hôn trái pháp luật đã được thu hẹp Theo đó, Đoán thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam không còn quyền yêu cầu hủy kết hôn trái phápluật Tuy nhiên, Luật HN&GD năm 2000 lại quy định cho các cá nhân, cơ quan, tôchức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn

trái pháp luật.

Với Luật HN&GD năm 2014 quy định về chủ thé có quyền yêu cầu hủy việckết hôn trái pháp luật một lần nữa lại được sửa đối Theo đó, những chủ thé có quyềnyêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;

- Cá nhân, cơ quan, tô chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụngdân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn viphạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết

hôn trái pháp luật;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

- Cá nhân, cơ quan, tô chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì

có quyên đề nghị cơ quan, tô chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều nàyyêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Có thé thấy điểm khác biệt cơ bản của Luật HN&GD năm 2014 so với LuậtHN&GD năm 2000 về chủ thé có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật đó là đã

bỏ quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của Viện kiểm sát

1.2.4 Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật

Theo pháp luật thời kỳ phong kiến nếu việc kết hôn phạm vào mộttrong các điều cấm thì hôn nhân đó sẽ bị coi là vô hiệu và về nguyên tắc hôn

Trang 25

nhân đó có thể bị tiêu hủy Sự tiêu hủy hôn nhân trái pháp luật trong cô luật có

sự khác biệt so với việc tiêu hủy hôn nhân trong pháp luật hiện hành Tiêu hủy

hôn nhân trong cô luật không có hiệu lực trở về trước mà chỉ có hiệu lực trong

tương lai Có nghĩa là hôn nhân vẫn có hiệu lực trong quá khứ Trước khi bịtiêu hủy thì hôn nhân đó vẫn được coi là có giá trị pháp lý, các bên tham gia

quan hệ hôn nhân đó van là vợ chồng, họ chỉ bị chia lia hay ly di kể từ khi hônnhân bị tuyên bồ tiêu hủy mà thôi Nhu vậy, có thé thấy trường hợp tiêu hôntrong cổ luật hoàn toàn giống với trường hop ly hôn trong pháp luật hiện hành

Thông qua các quy định trong các Bộ luật Hồng Đức và Gia Long cóthê kết luận răng không phải trong tất cả các trường hợp hôn nhân vô hiệu đều

bị xử lý mà pháp luật quy định chỉ những trường hợp vi phạm nghiêm trọng

các điều kiện về cắm kết hôn thì mới tiêu hủy hôn nhân Hậu quả của việc tiêuhủy hôn nhân là buộc các bên phải ly dị đồng thời có thể phải chịu thêm cáchình phạt nhất định tùy theo từng trường hợp cụ thẻ

Trong thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật quy định hôn nhân vô hiệu sẽ bị Tòa án tiêu hủy Tuy nhiên, hậu quả của việc tiêu hủy có sự quy định khác

nhau trong ba bộ Dân luật thời kỳ này Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luậtTrung Kỳ đã dựa trên nguyên tắc giảm bớt những hậu quả quá nặng nè đối với

vợ chồng, đối với các con nên đã tìm ra những biện pháp nhăm giảm bớt

những quy định quá nghiêm ngặt, như quy định khi hôn nhân bị tiêu hủy thì việc tiêu hủy đó chỉ có hiệu lực trong tương lai, có nghĩa là trước khi bị tiêu

hủy hôn nhân, giữa các bên vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng, con sinh ra vẫn làcon trong giá thú, các bên chỉ phải cham đứt quan hệ vo chồng kê từ khi hônnhân bị tiêu hủy mà thôi Nói cách khác về hậu quả pháp lý, trường hợp tiêuhủy hôn nhân cũng giống như trường hợp ly hôn Giải pháp trên đây đượcthừa nhận trong Điều 89 của bộ Dân luật Bắc kỳ Điều 89 bộ Dân luật Bắc kỳquy định: “Pham có giá thú mà sinh con, dẫu sau có sự tiêu hôn, không cứ vìduyên cớ gì, những đứa con ấy vấn là con chính thức Thuộc về quyên lợi,nghĩa vụ của cha mẹ, những đứa con dy thì cũng theo cùng một lệ định nhưkhi ly hôn Việc thanh toán các tài sản của vợ chong đã tiêu hôn thì cũng làm

theo như khi ly hôn `.

Trong Tập Dân luật giản yéu Nam kỳ lại có quy định rằng, khi hôn

nhân bị tiêu hủy thì nó không còn hiệu lực gì không những trong tương lai mà

còn trong quá khứ Đối với hai vợ chồng thì ké từ ngày họ kết hôn cho đến khihôn nhân bị tiêu hủy họ không phải là vợ chồng của nhau, có nghĩa là hai bênchưa hề xác lập quan hệ vợ chồng Vì vậy, nếu họ có tài sản chung thì tài sản

Trang 26

đó được thanh toán như trong trường hợp hai người góp sức làm ra Đối với

các con bị bị coi như con ngoại hôn tức là con ngoài giá thú Như vậy, Tập

Dân luật giản yếu Nam kỳ đã quy định những hậu quả hết sức nặng nề đối vớiviệc tiêu hủy hôn nhân So với Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳthì Tập Dân luật giản yếu Nam kỳ đã nghiêm ngặt hơn rất nhiều Tuy nhiên,tựu trung lại chế độ HN&GD do thực dân - phong kiến quy định trong các bộluật vẫn duy trì những nét cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình của thời kỳphong kiến trước đó

Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa hậu quả pháp lý khi kết hôn trái phápluật được quy định như sau: Theo Luật số 1-59 khi hôn nhân bị tiêu hủy con

sinh ra trong thời kỳ này sẽ được coi như con ngoại hôn, sự thanh toán tai sản

của vợ chồng làm như vợ chồng không hề bao giờ có kết hôn với nhau Tuynhiên, hôn thú bị tuyên vô hiệu vẫn có hiệu lực về dân sự đối với con và đốivới người vợ hay người chồng hoặc cả hai nếu họ ngay tình Đến Sắc luật số15/64 đã có sự thay đổi khi giải quyết van dé con cái theo đó con cái nếu cóvẫn được coi là con chính thức, nhưng trong Sắc luật số 15/64 lại không hề nóiđến việc giải quyết tài sản trong trường hợp tiêu hôn Trái lại, trong Bộ Dân

luật năm 1972 quy định sự thanh toán tài sản sau khi tiêu hôn sẽ làm như trong

trường hợp ly hôn, các con nếu có vẫn được coi là con chính thức đồng thời sựtiêu hủy không có hiệu lực hôi tố đối với vợ chồng cũng như đối với người đệ

tam.

Ngoài chế tài tiêu hôn trong trường hợp kết hôn trái pháp luật, Luật số1-59 và Sắc luật số 15/64 còn quy định về hình phạt Tại Điều 34 Luật số 1-59quy định: “Người vợ hay chồng bị kết án về tội song hôn, không thể đảmnhiệm một công vu có quyên lực hoặc một uy nhiệm công cử” hay Điều 38quy định: “Nếu hôn thú bị tuyên bố vô hiệu vì lỗi người vợ hay người chong

đã có gian ý thì người dy có thể bị phạt giam từ 3 tháng cho đến 1 năm Ngoài

ra còn có thé bị phạt tiên từ 1 ngàn ( 1000) cho đến một trăm ngàn (100.000).Tòa án cũng có thé cấp cho người vợ hay người chong bị thiệt hại một số tiềnboi thường” Điều 35 Sắc luật số 15/64 quy định hình phat trong trường hợp

khi lập hôn thú một trong hai đương sự còn ở tình trạng hôn nhân trước chưa

đoạn tiêu thì người phạm pháp có thê bị truy tô về tội song hôn

Đến Luật HN&GD năm 1959 tuy có quy định cụ thể về điều kiện kếthôn cũng như các trường hợp cam kết hôn, nhưng lại không quy định biệnpháp chế tài đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật Do đó, việc giải quyếthậu quả pháp lý cũng không được đề cập

Trang 27

Nhằm khắc phục khiếm khuyết của Luật HN&GD năm 1959, Luật

HN&GD năm 1986, Luật HN&GD năm 2000 và Luật HN&GD năm 2014 đã

bồ sung quy định về chế tài hủy kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp kếthôn trái pháp luật Theo đó, đối với quan hệ nhân thân khi việc kết hôn tráipháp luật bị hủy thì các bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng Đối vớiquyên lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn Điềunày cho thấy thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với các trường hợp kếthôn trái pháp luật, theo đó buộc các bên phải cham dứt quan hệ vợ chồng Bêncạnh đó còn thé hiện quan điểm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của conchung, nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ được phát triển

bình thường.

Riêng việc giải quyết đối với quan hệ tài sản trong trường hợp kết hôntrái pháp luật lại được quy định khác nhau Cụ thể, tại Điều 9 Luật HN&GDnăm 1986 quy định về nguyên tắc khi hôn nhân bị hủy thì tài sản sẽ được giảiquyết theo nguyên tắc: Tài sản thuộc sở hữu của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữucủa người ấy; tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗibên, quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn đượcbảo vệ Đến Luật HN&GD năm 2000 tại khoản 3, Điều 17 quy định: “Tài sảnđược giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyển sởhữu của người đó, tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên, nếukhông thỏa thuận được thì yêu cẩu Tòa án giải quyết, có tính đến công sứcđóng góp của mỗi bên, wu tiên bảo vệ quyên lợi chính đáng của phụ nữ vàcon” Luật HN&GD năm 2014 lại quy định trong trường hợp hủy kết hôn tráipháp luật quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyếttheo thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp không có thỏa thuận thì giảiquyết theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liênquan Việc giải quyết quan hệ tài sản phải dam bảo quyền, lợi ich hợp phápcủa phụ nữ và con, công việc nội trợ và công việc khác có liên quan dé duy triđời sống chung được coi như lao động có thu nhập

Có thé thấy theo thời gian thì quy định về giải quyết tài sản trongtrường hợp kết hôn trái pháp luật ngày càng được hoàn thiện Nếu như TrongLuật HN&GD năm 2000 đưa ra nguyên tắc chia tài sản chung theo thỏa thuậncủa các bên, nếu các bên không thỏa thuận được sẽ yêu cầu Tòa án giải quyếtđồng thời ưu tiên bảo vệ quyền lợi ích của con thì trong Luật HN&GD năm

1986 nguyên tắc này không hề được quy định, theo đó pháp luật sẽ ấn địnhmột nguyên tắc chung về giải quyết tài sản mà không cho phép các bên được

Trang 28

thỏa thuận về nội dung này Điều này cho thấy tính mềm dẻo của LuậtHN&GD năm 2000 so với Luật HN&GD năm 1986 Chúng tôi nhận thấy điềunày là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ bản chất của quan hệ tài sản là một giao lưudân sự, do đó việc đề cao nguyên tắc tự do thỏa thuận về quan hệ tài sản trongtrường hợp hủy kết hôn trái pháp luật là vô cùng cần thiết Đến Luật HN&GDnăm 2014 nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên càng được đề cao hơnnữa, điều này được thể hiện qua việc pháp luật đã trao cho các bên quyền thỏathuận về toàn bộ tài sản chứ không chỉ là việc thỏa thuận về chia tài sản chungnhư Luật HN&GD năm 2000 Đồng thời với Luật HN&GD năm 2014 lần đầutiên công việc nội trợ cũng như các công việc khác có liên quan dé duy trì đờisong chung được coi là lao động có thu nhập Điều này góp phan tích cực vàoviệc bảo vệ quyền cho người phụ nữ trong gia đình.

1.3 PHÁP LUAT MOT SO QUOC GIA VE KET HON TRAI PHÁP

LUAT

1.3.1 Pháp luật Thái Lan về kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là một nội dụng quan trọng trong pháp luậtHN&GD, do đó pháp luật của các quốc gia đều có quy định về van dé này.Vẫn đề kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Thái Lan được quy định khá cụthé và mang nhiều điểm tiến bộ Theo đó, kết hôn trái pháp luật được hiểu làtrường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, baogồm:

- Kết hôn giữa những người chưa đủ 17 tuổi, trừ trường hợp có lý dochính dang cho phép họ kết hôn trước tuổi 17;

- Việc kết hôn được thực hiện giữa người mất trí, hoặc bị tuyên bố làkhông có năng lực hành vi;

- Việc kết hôn được thực hiện giữa người đàn ông và người đàn bà cóquan hệ huyết thống trực hệ, quan hệ họ hàng trên dưới, hoặc anh em, chị emcùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ ( cùng mẹ khác cha) Quan hệ nói trênphải đúng với quan hệ huyết thống không xét đến tính hợp pháp của nó;

- Kết hôn giữa bố mẹ nuôi với con nuôi;

- Kết hôn giữa những người đang có vợ có chồng:

- Người dan bà có chồng đã chết hoặc đã chấm dứt hôn nhân tuy nhiênviệc cham dirt cuộc hôn nhân đó dưới 310 ngày nay lại kết hôn với một ngườikhác Trừ trường hợp: có con sinh ra trong thời kỳ này; hai người đã ly dị naylại kết hôn lại có giấy chứng nhận do một bác sỹ có trình độ và là một chuyên

Trang 29

gia y tế hợp pháp cap, xác nhận là người dan ba đó không có thai; có mộtquyết định của Tòa án cho phép người đàn bà kết hôn.

Bên cạnh việc quy định các trường hợp kết hôn trái pháp luật, BLDS vàthương mại Thái Lan cũng quy chế tai hủy việc kết hôn trái pháp luật Theo

đó hôn nhân sẽ bị coi là vô hiệu trong những trường hợp sau: Kết hôn giưãngười mat trí, hoặc bị tuyên là không có năng lực hành vi; kết hôn giữa người

có quan huyết thống trực hệ, quan hệ họ hàng trên dưới, hoặc anh em, chị em

cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ ( cùng mẹ khác cha); người đang có vợ

hoặc có chồng mà lại kết hôn với người khác; người đàn ông và người đàn bàkhông đồng ý nhận nhau làm vợ làm chồng trước viên chức đăng ký; cuộc hônnhân được tiến hành vì một sự nhằm lẫn về nhận diện của người vợ hoặcchồng: khi việc kết hôn được tiến hành có sự lừa đối hay cưỡng ép đến mức

mà nếu không có sự lừa dối đó thì không có cuộc hôn nhân này; trong trườnghợp người vị thành niên kết hôn mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hay

những người được pháp luật quy định.

Về chủ thé có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Vợ chồng, bố mẹ hoặc con cái của người mất trí, hoặc bị tuyên là không có năng lực hành vi; người có quan hệ huyết thong truc hé, quan hé hohàng trên dưới hoặc anh em, chi em cùng cha me hoặc cùng cha khác mẹ (

cùng mẹ khác cha); người không đồng ý nhận nhau làm vợ chồng trước viênchức đăng ký có thể yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật Nếu không cóngười nào trong số người nói trên thì bất cứ người nào quan tâm cũng có thểyêu cầu Ủy viên công tô đề nghị Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái

pháp luật;

- Bất cứ người quan tâm có thể viện lý lẽ hoặc đề nghị Tòa án hủy việckết hôn trái pháp luật đối với trường hợp kết hôn giữa người đang có vợ, cóchồng với người khác;

- Người có quyền đồng ý trong trường hợp kết hôn giữa người vị thànhniên; - Người vợ hoặc chồng là người đã nhằm lẫn về nhận diện người kiahoặc bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép

Về hậu quả pháp lý khi hủy kết hôn trái pháp luật: Khi hôn nhân bịtuyên bố vô hiệu sẽ không dẫn đến thiết lập quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.Tài sản mà bất cứ bên nào chiếm dụng hoặc có được trước hoặc sau hôn nhân,

cũng như những hoa lợi của tài sản đó vẫn là tài sản riêng Tài sản chung sẽ

được chia đều, trừ khi Tòa án cho rằng cần phải quyết định theo cách khác, có

Trang 30

tính đến nghĩa vụ trong gia đình và thu nhập của cả hai bên cũng như tình hìnhsinh sống của họ, kế cả những hoàn cảnh khác.

Trong trường hợp cuộc hôn nhân bị tuyên bố vô hiệu thì vợ chồng cóthể thảo luận về bên nào sẽ thực thi quyền của cha mẹ đối với con cái, hoặcbên nào phải chịu trách nhiệm về số tiền đóng góp để nuôi dưỡng đứa trẻ

Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản trong trường hợp không thỏa

thuận được thì Tòa án sẽ quyết định

Đồng thời khi hôn nhân bị tuyên bố vô hiệu sẽ không làm phương hạiđến quyền mà người thứ ba có thiện chí có được, trước khi ghi việc vô hiệuvào số đăng ký kết hôn

Ngoài ra, BLDS và thương mại Thái Lan cũng có quy định về thời hiệuyêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật Theo đó, thời hiệu sẽ là 90 ngày đối vớitrường hợp xin hủy hôn nhân do có sự nhằm lẫn về nhận diện của vợ hoặcchồng Trường hợp kết hôn do có lừa dối thì thời hiệu sẽ là 90 ngày ké từ ngàyngười vợ biết được hoặc phải biết được việc lừa dối đó hoặc sau khi hết hạnmột năm ké từ ngày kết hôn Nếu kết hôn có sự cưỡng ép thì thời hiệu sẽ làmột năm ké từ ngày người vợ hoặc chồng không còn phải chịu sự cưỡng ép đónữa Khi cuộc hôn nhân bị vô hiệu vì đã tiễn hành không có sự đồng ý củanhững người có quyền thì quyền xin hủy cuộc hôn nhân bị chấm dứt khi cặp

vợ chồng đã đủ 20 tuổi hay khi người đàn bà đã có mang

1.3.2.Pháp luật Cộng hòa Pháp về kết hôn trái pháp luật

Trong BLDS Pháp vấn đề kết hôn trái pháp luật đã được quy định mộtcách khá cụ thể và chặt chẽ Theo đó, các trường hợp sau sẽ bi coi là kết hôn

trái pháp luật:

- Nam chưa tròn mười tám tuôi, nữ chưa tròn mười lăm tuổi;

- Kết hôn không có sự tự nguyện;

- Kết hôn khi chưa cham dứt hôn nhân trước đó;

- Người chưa thành niên kết hôn mà không có sự đồng ý của cha, mẹ;

- Kết hôn giữa anh em, chị em chính thức hoặc ngoài giá thú;

- Kết hôn giữa chú, bác trai và cháu gái; giữa cô, bác gái và cháu trai dù

quan hệ họ hàng là chính thức hoặc ngoài giá thú.

Trong trường hợp kết hôn trái pháp luật thì việc kết hôn này sẽ bị hủy.Theo BLDS Pháp người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn bao gồm: Cả hai

vợ chồng hay người vợ, người chồng không tự nguyện kết hôn; người cóquyền đồng ý cho người chưa thành niên kết hôn hoặc bên kết hôn cần có sựđồng ý; vợ chồng, những người có quyền lợi liên quan hoặc Viện công tô có

Trang 31

quyền yêu cầu hủy nếu việc kết hôn vi phạm về độ tuổi, sự tự nguyện, kết hôn khichưa chấm dứt hôn nhân trước đó, kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống

về trực hệ hay bàng hệ: giữa chú, bác trai, bác gái, giữa cô, bác gái và cháu trai dù

quan hệ họ hàng là chính thức hay ngoài giá thú.

Về thời hiệu yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

- Trong trường hợp kết hôn do vi phạm sự tự nguyện thì yêu cầu hủy hônnhân sẽ không được thụ lý nếu vợ chồng đã chung sống với nhau liên tục trong sáutháng ké từ khi người làm đơn đã hoàn toàn tự do hoặc đã chấp nhận sự nhầm lẫn;

- Vợ chồng và những họ hàng cần xin ý kiến đồng ý về việc kết hôn không

có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn nêu việc kết hôn đã được những người này chấpthuận công khai hoặc chấp thuận ngầm hoặc nếu sau một năm kê từ khi biết việc kếthôn mà không yêu cầu Người vợ hoặc người chồng cũng không được yêu cầu nếusau một năm ké từ khi đến tuổi đủ khả năng tự nguyện kết hôn mà không có khiếukiện về việc kết hôn;

- Trong trường hợp hai người chưa đến tuổi kết hôn hoặc giữa một người đã

đủ tuôi kết hôn với một người chưa đến tuôi kết hôn theo luật định không thê bị hủynếu hết thời hạn sáu tháng, ké từ ngày người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng

đã đủ tuổi kết hôn hay trường hợp người vợ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã có thaisáu tháng trước khi đủ tuôi kết hôn

Nhu vậy, qua tìm hiểu quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật TháiLan và Cộng hòa Pháp dé dàng nhận thấy nhiều quy định có điểm tương đồng vớipháp luật Việt Nam như: Đều quy định trường hợp kết hôn do vi phạm độ tuổi, sự tựnguyện hay người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, người có quan

hệ huyết thống, có họ hàng gần với nhau là kết hôn trái pháp luật, đồng thời đều

áp dụng chế tài hủy kết hôn trái pháp luật đối với những trường hợp này Bên cạnh

đó, cũng có những điểm mang tính khác biệt dé phù hợp với phong tục tập quán củatừng quốc gia Qua nghiên cứu pháp luật của Thái Lan và Pháp chúng tôi nhận thấypháp luật Thái Lan có quy định cho người chưa đủ tuổi kết hôn trong một số trườnghợp đặc biệt, pháp luật Pháp có quy định người chưa thành niên kết hôn cần sự đồng

ý của cha mẹ mới được phép kết hôn Chúng tôi cho rằng pháp luật Việt Nam cũngnên quy định ngoại lệ nay trong luật, cho phép nam, nữ sinh sống ở các tỉnh miền núi

là đồng bào dân tộc thiêu số được kết hôn trước tuôi và trong trường hợp này việckết hôn cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ Thiết nghĩ, nếu áp dụng quy định nàytrong thực tiễn sẽ có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn ởđồng bao dân tộc thiểu số hiện nay

Trang 32

Chương 2KET HON TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUAT VIỆT NAM

HIỆN HÀNH

2.1 CAC TRUONG HOP KET HON TRAI PHAP LUAT

2.1.1 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuôi kết hôn

Độ tuôi là một trong SỐ những điều kiện kết hôn được quy định tại Điều

9 Luật HN&GD năm 2014 với nội dung như sau: “Nam ter du hai mươi tuổitrở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên"

Độ tudi kết hôn được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở xãhội Trước hết, về cơ sở khoa học nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân dé thựchiện chức năng cơ bản của gia đình là sinh đẻ để duy tri nòi giống Các nhànghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phải đạt đến độ tuổi này thì việc nam nữ

xác lập quan hệ hôn nhân và sinh con mới đảm bảo được sức khỏe cho nam và

nữ cũng như con cái Bởi vì, đến độ tuổi này nam và nữ mới phát triển toàndiện về tâm - sinh lý Một số nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản đãkết luận: Các ba me sinh con trước tuôi 18 thường hay gặp các van đề về sứckhỏe Những đứa con của các cặp hôn nhân xác lập quan hệ trước tuổi luậtđịnh hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong sausinh cao Chính vì lẽ đó, việc quy định độ tuôi kết hôn tối thiểu dựa trên cơ sởkhoa học sẽ góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo sự phát triển lành mạnh vềthê chất và trí tuệ cho thế hệ đời sau Ngoài cơ sở khoa học quy định điều kiện

độ tuôi kết hôn còn được xem xét dựa trên các khía cạnh như: phong tục, tậpquán, đạo đức xã hội, truyền thống tâm lý của người Việt Nam về vấn đề kếthôn Do anh hưởng của tư tưởng nho giáo, với truyền thống coi trong gia đình,người Việt Nam hình thành thói quen lấy vợ, lay chồng sớm theo quan niệm

“nit thập tam, nam thập lục” Từ đó phong tục này ảnh hưởng đáng ké đếnđời sống hôn nhân của người Việt Nam Hiện nay, các vùng nông thôn ViệtNam vẫn còn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tâm lý nay Vi vậy, nạn “tdo hôn” vantồn tại ở nhiều nơi, nhất là ở nông thôn và miền núi Chính vì thế, quy định độtuổi như hiện nay còn là sự hài hòa giữa cơ sở khoa học với cơ sở xã hội, đảmbảo điều kiện kết hôn về độ tuổi mang tính thực thi

So với Luật HN&GD năm 2000 quy định về độ tuôi kết hôn đã có sựthay đôi Theo quy định của Luật HN&GD năm 2000, nam từ hai mươi tuôitrở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên thì được kết hôn Tức là nam bước sang

Trang 33

tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám Tuy nhiên, đến Luật HN&GDnăm 2014 độ tuôi kết hôn đã thay đổi theo hướng nâng độ tuôi kết hôn đối vớinam và nữ Theo đó, nam từ đủ hai mươi tuôi, nữ từ đủ 18 tuổi được phép kết

hôn.

Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn là trường hợp mộttrong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đạt đến độ tuổi quy định, trườnghợp kết hôn vi phạm về độ tuổi còn được gọi là tảo hôn Cụ thể, nam kết hônkhi chưa đủ hai mươi tuổi, nữ kết hôn khi chưa đủ mười tám tuổi Dé xác địnhmột người đã đủ tuổi kết hôn hay chưa cần phải căn cứ vào giấy khai sinh củangười đó Tuy nhiên, xác định như thé nào được coi là đủ tuổi kết hôn là mộtvan đề cần được quy định rõ trong Luật HN&GD dé tránh áp dụng một cách

tùy tiện pháp luật.

Ví dụ: Nguyễn Thị A sinh ngày 11/10/1996 đã đăng ký kết hôn vớianh Trần Văn T sinh năm 1990 vào ngày 10/10/2014 Trong trường hợp nàyNguyễn Thi A có bị coi là kết hôn trái pháp luật do chưa đủ tuôi kết hôn haykhông? Thời điểm xác định Nguyễn Thị A đủ tuôi kết hôn là ngày 10/10/2014hay phải đến ngày 11/10/2014?

Trên thực tế việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi khôngnhững gây ra hậu quả đối với bản thân, gia đình người kết hôn mà còn gây hậuquả đối với xã hội

Đối với bản thân và gia đình người kết hôn tảo hôn có thê sẽ gây ảnhhưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ, do bộ máy sinh dục vẫnchưa hoàn thiện Mang thai và sinh đẻ trong lứa tuôi vị thành niên khi cơ théngười mẹ chưa phát triển hoàn thiện chưa đủ sức khoẻ dé nuôi dưỡng bào thai

sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi Mặt khác, ở độtuổi này người vị thành niên đang trong quá trình rèn luyện tư duy nhận thức

và học hành Việc kết hôn quá sớm sẽ cuốn họ vào vòng xoay lo toan gia đìnhđiều này đã khiến nhiều gia đình “tré con” gặp khó khăn trong cuộc sống, dé

xảy ra mâu thuẫn và tan vỡ hạnh phúc gia đình Cơ hội học tập cũng như công

việc bi giảm sút từ đó làm gia tang tỷ lệ đói nghèo.

Đối với xã hội: Tảo hôn sẽ góp phần vào sự gia tăng dân số, chất lượngdân số thấp, đời sống dân sinh ảnh hưởng nghiêm trọng, mức sinh hoạt thunhập thấp Kéo theo đó là những tệ nạn xã hội gây bat ôn đến an ninh trật tự Đất nước có dân số đông gây rất nhiều trở ngại, áp lực xã hội gia tăng, công ănviệc làm thiếu thốn, các cơ sở giáo dục không thể đáp ứng, kinh tế đất nướcchậm phát trién

Trang 34

Do đó, việc quy định trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm điềukiện độ tuổi kết hôn là hoàn toàn cần thiết.

2.1.2 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện

Hôn nhân trong thời đại ngày nay được hình thành dựa trên tình cảm

lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau và muốn gắn kết bên nhau trọnđời dé tiến tới hôn nhân Tự nguyện trong kết hôn được hiểu là việc nam và nữđược tự mình quyết định việc kết hôn và thê hiện ý chí mong muốn trở thành

vợ chồng của nhau Kết hôn được hiểu là quyền chứ không phải nghĩa vụ, do

đó, về nguyên tắc không thé có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn.Đây là điều kiện hết sức quan trọng được hầu hết các nước phát triển, vănminh trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân Khôngthé duy trì hôn nhân bền vững khi không có sự tự nguyện và cuộc sống gia

đình chỉ thực sự có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự hòa hợp và tự

nguyện của hai bên nam nữ Chính vì vậy, cho nên nguyên tắc kết hôn tựnguyện là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, được pháp luật Việt Nam vềHN&GD đặc biệt coi trọng và bảo vệ Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“ Nam, nữ có quyên kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện,tiễn bộ, một vợ một chỗng, vợ chong binh dang, ton trong lân nhau.” Điều 39BLDS năm 2005 cũng quy định: “Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quyđịnh của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyên tự do kết hôn” Hônnhân tự nguyện, tiễn bộ đồng thời là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của LuậtHN&GD, nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào gia đình củachế độ phong kiến và xây dựng chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa

Tại điểm b, khoản 1, Điều 8 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Viéckết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” Như vậy, tự nguyện trong kếthôn là một trong các điều kiện quyết định tính hợp pháp của hôn nhân Việckết hôn vi phạm sự tự nguyện thì việc kết hôn đó bị coi là trái pháp luật

Vậy đâu là căn cứ để xác định một cuộc hôn nhân là trái pháp luật do

vi phạm sự tự nguyện? Theo quy định của pháp luật thì một cuộc hôn nhân sé được coi là trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện khi có hành vi cưỡng ép,

lừa dối kết hôn

- Hanh vi cưỡng ép kết hôn

Theo quy định tại Khoản 9, Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 cưỡng épkết hôn được hiểu là: “Viéc de doa, uy hiép tinh than, hanh ha, ngược đãi, yêusách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ÿmuon của ho”

Trang 35

Như vậy, hành vi cưỡng ép kết hôn thé hiện là sự tác động có chủ ý củamột hoặc nhiều người nhằm buộc người bị cưỡng ép phải kết hôn theo yêu cầucủa họ Người cưỡng ép có thé tác động lên người bị cưỡng ép về thé chấthoặc về tinh thần, đe dọa sẽ xâm hại đến thân thể, tài sản, danh dự, uytín hoặc thực tế đã xâm hại đến thân thể, tài sản, danh dự, uy tín của người

bi cưỡng ép.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định trường hợp kết hôn trái pháp luật

do bị cưỡng ép kết hôn là không hề dễ dàng Bởi lẽ, có phải tất cả hành vicưỡng ép đều bị coi là vi phạm sự nguyện? Theo chúng tôi, chỉ những hành vicưỡng ép có tính chất nghiêm trọng thì mới bị coi là làm cản trở yếu tố tựnguyện trong việc kết hôn “Hanh vi thực sự có tính chất cưỡng ép, như đãdùng bạo lực về vật chất hoặc tinh than, mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ÿ chícủa đương sự, làm mat hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn” [13] Đối vớinhững trường hợp hành vi cưỡng ép chỉ ở mức độ tác động đến tư tưởng củangười kết hôn, mà chưa đặt người đó vào tình trạng “buộc phải kết hôn ”, thìviệc kết hôn vẫn được coi là có sự tự nguyện Trong thực tế có những trườnghợp người có hành vi cưỡng ép lợi dụng mối quan hệ thân thuộc của mình vớingười bị cưỡng ép tác động lên chính mình Ví dụ: Cha, mẹ đe dọa nếu conkhông kết hôn với người mà cha mẹ đã định thì cha, mẹ sẽ tự tử Hậu quả củahành vi cưỡng ép kết hôn là nam, nữ không muốn kết hôn nhưng buộc phảiđồng ý kết hôn

Ngoài ra còn một số trường hợp mà vì những lý do nhất định, ngườinam, nữ đã đồng ý kết hôn trái với ý chí thực của họ Đó là trường hợp kết hôn

do có sự thuyết phục hoặc do tình cảm kính yêu cha mẹ Đối với các trườnghợp này, việc kết hôn của họ có được coi là thiếu sự tự nguyện của các bên

hay không?

Có quan điểm cho rằng, nếu một người mà lúc trước không mong muốnkết hôn với một người nào đó nhưng sau đó được thuyết phục nên đã đồng ýkết hôn thì cũng coi là bị cưỡng ép kết hôn Theo chúng tôi, một người đượcthuyết phục mà đồng ý kết hôn thì không coi là thiếu sự tự nguyện khi kết hôn,bởi lẽ trong quá trình người đó được thuyết phục họ cũng đã có thời gian dé tựsuy xét việc kết hôn của họ, nếu họ thấy răng nên tiến hành kết hôn thì rõ ràng

đã do chính họ quyết định Hơn nữa, trong việc thuyết phục một người không

có nghĩa là họ đã bị cưỡng ép kết hôn nên không thể coi việc kết hôn của họ làtrái pháp luật Đối với những trường hợp một người vì lòng kính yêu cha mẹnên đã nghe lời khuyên và sự sắp đặt của cha mẹ trong việc kết hôn mà không

Trang 36

xuất phát từ mục đích vụ lợi của cha mẹ thì cũng không thể coi là có sự cưỡng

ép kết hôn

- Hành vi lừa dối kết hôn

Trong Luật HN&GD năm 2014 không đưa ra giải thích thế nao là lừadối kết hôn Theo chúng tôi lừa dối kết hôn là trường hợp “Một người dinglời nói hay thủ đoạn khác làm cho người nam hoặc người nữ bị lam tưởng nên

đã đồng ý kết hon” Trong trường hợp này, ý chí và biểu hiện ý chí của ngườikết hôn vẫn thống nhất nhau nhưng là sự thống nhất giả tạo Người kết hôn đã

có sai lầm trong nhận thức về người mình sẽ kết hôn và tính chất của việc kếthôn do bi tac động bởi hành vi lừa dối, dẫn đến có suy nghĩ sai về việc kết hôncủa mình Hậu quả của hành vi lừa dối là đặt người nam hoặc người nữ hoặc

cả hai bên vào tình trạng lầm tưởng nên mới mong muốn và đồng ý kết hôn.Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi lừa đối phải là một trong hai bên kết hôn

Cụ thé là người nam lừa đối người nữ dé người nữ đồng ý kết hôn với người

nam hoặc ngược lại.

Trên thực tế hành vi lừa đối có những biểu hiện rất đa dạng nhưngkhông phải tất cả các trường hợp việc lừa dối đều làm mắt đi sự tự nguyệntrong việc kết hôn Phần đông các nhà khoa học đều cho răng: Chỉ có nhữnghành vi lừa dối có tính chất nghiêm trọng mới bị coi là đã làm cho việc kếthôn mat đi yếu tô tự nguyện Bàn về sự tự nguyện trong việc kết hôn, tác giảNgô Thi Hường có viết: “Pdi với những trường hợp cũng có sự lừa dối nhưng

là nói sai về tuổi tác, về nghề nghiệp, về gia đình thì chỉ coi là sự nhamlần Nếu vì sự nhằm lan đó mà dan đến mâu thuân vợ chong thi theo yêu caucủa họ, Tòa án chỉ có thể xử theo thủ tục ly hôn chứ không thể xử hủy hônnhân trải pháp luật” [15] Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa cónhững tiêu chí chính thức dé phân biệt hành vi lừa đối có tính chất nghiêmtrọng Trong thực tiễn, nhiều trường hợp việc chứng minh rằng đã xác lậpquan hệ hôn nhân có dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện do lừa dối là một vấn đềkhông hề đơn giản Bởi lẽ, chỉ hai bên kết hôn mới hiểu chính xác được họ có

bị lừa dối hay không Do đó, bên bị lừa dối trên thực tế mà muốn cham dứtquan hệ hôn nhân thường xin ly hôn hơn là xin hủy kết hôn trái pháp luật.Thiết nghĩ, kết hôn là một quyền nhân thân của con người, tuy rằng nó có liênquan đến một số quyên tài sản nhưng ban chat vẫn là được xây dựng trên nềntảng quan hệ nhân thân mà có Do đó, khi xác định việc kết hôn có sự lừa đốihay không lừa dối cần phải dựa trên các quan hệ nhân thân liên quan đến con

Trang 37

người ma đánh giá, không thé mang giá trị vat chat làm thước do giá trị hôn

nhân.

Dé dam bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, pháp luật không thừanhận quyền đại điện trong kết hôn, trong lễ đăng ký kết hôn bắt buộc cả haibên có mặt tại cơ quan đăng ký Thông thường lễ đăng ký kết hôn giữa côngdân Việt Nam với nhau tại Việt Nam được tiến hành tai UBND cấp xã

2.1.3 Kết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mắt năng lực hành vi dân sựTại điểm c, Khoản 1, Điều 8 Luật HN&GD năm 2014 có quy định:

“Không bi mắt năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện kết hôn

mà các bên nam, nữ phải tuân theo Do đó, trường hợp một hoặc cả hai bên

nam, nữ bị mất NLHVDS kết hôn sẽ bị coi là kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 22 BLDS năm 2005 thì mat NLHVDS đượchiểu là: “Khi một người do bị bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khác mà khôngthé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cau của người cóquyên, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mat năng lực hành vidân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định Khi không còn căn cứ tuyên

bố một người mat năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người

đó hoặc của người có quyên, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏquyết định tuyên bó mat năng lực hành vi dân sự” Như vậy, căn ctr dé xácđịnh một người bị mat NLHVDS là khi có quyết định của Tòa án tuyên người

đó mat NLHVDS theo quy định của BLDS Do đó, trường hop một người tuymắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác khác dẫn tới không nhận thức, điều khiểnđược hành vi nhưng do không (hoặc chưa) có quyết định của Tòa án thì vẫnđược xác định là có NLHVDS và không thuộc trường hợp bị cam kết hôn

Khi kết hôn nam, nữ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luậtquy định giữa vợ và chồng: giữa cha mẹ và con Tuy nhiên, những người bịmat NLHVDS không thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên cũngkhông thé nhận thức được trách nhiệm của mình khi kết hôn, điều này sẽ làmảnh hưởng tới quyền lợi của vợ, chồng cũng như các con của họ Mặt khác,những người mat NLHVDS không thé thể hiện ý chí của mình một cách đúngdan, do đó không thể đánh giá được sự tự nguyện của họ khi kết hôn Bêncạnh đó, bệnh tâm thần là một trong những loại bệnh có khả năng di truyền, đểdam bảo cho con cái được sinh ra khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng noi giỗngthì việc quy định “không mắt năng lực hành vi dân sự ” là điều kiện kết hôn là

vô cùng cần thiết

Trang 38

Trên thực tế, không phải lúc nào người mặc bệnh tâm thần, hoặc cácbệnh khác mà không thé nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình cũng

bị Tòa án tuyên bố mat NLHVDS Nhiều vụ việc Tòa án thụ lý giải quyết theoyêu cầu cơ quan có thâm quyền về hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạmđiểm c, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GD năm 2014 nhưng bản thân đương

sự, gia đình đương sự đã phản đối và UBND nơi cấp giấy chứng nhận đăng kýkết hôn cũng đã không đồng tình với quyết định của Tòa án vì cho rằng, việcđăng ký kết hôn trong trường hợp này là đúng luật Như vậy, vẫn đề là ở chỗnếu không có quyết định của Tòa án tuyên một người mat NLHVDS thì lamsao biết người đó mat NLHVDS hay không? Bởi lẽ, NLHVDS không phải làcái có thé dé dàng nhìn thấy bên ngoài Thực tế cũng cho thấy không cótrường nao hợp cha, mẹ của người bị bệnh tâm than lại yêu cầu Tòa án tuyên

bố con mình bị mất NLHVDS dé không được quyền kết hôn Do đó, có théthay đây chính là điểm bat cập của quy định hiện hành

Thay vì quy định người mất NLHVDS không được kết hôn như quyđịnh của Luật hiện hành, một số ý kiến cho rằng nên quy định định trong luật

cụ thể hơn là cắm kết hôn đối với người mac bệnh tâm thần hoặc mắc bệnhkhác mà không có khả năng nhận thức được hành vi của mình Bởi lẽ, nhữngngười này cho răng trong khi quy định cắm như luật hiện hành đang thiếu tính

khả thi thì ngược lại, quy định nói trên sẽ dễ dàng thực hiện hơn Cán bộ hộ

tịch chỉ cần căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài nếu thay có nghi ngờ ngườikết hôn là không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, sẽ yêu cầu ngườikết hôn phải xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nếu quy định cán bộ hộ tịch chỉcăn cứ vào biểu hiện bên ngoài của người đến đăng ký kết hôn thì rất có thélàm khó cho cán bộ hộ tịch bởi lẽ thời gian đến đăng ký kết hôn là rất ngắn,trong khi các biểu hiện về tâm thần thì không dé phát hiện Ngược lại, cán bộ

hộ tịch có thé dùng chính quy định nay dé "k»ó dé" cho người dan, trong khiluật lại chưa có cơ chế buộc xuất trình giấy khám sức khỏe trước khi kết hôn

Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị dé khắc phục bắt cập nêu trên, Luậtcần quy định việc kiểm tra sức khỏe và có giấy chứng nhận sức khỏe của cơquan y tế có thâm quyền trước khi kết hôn là điều kiện bắt buộc khi đăng kýkết hôn

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng "Việc doi hỏi giấy chứng nhận sứckhỏe sẽ gây phiên hà, tốn kém cho người dân khi họ đi đăng ký kết hôn, nhất

là ở những vùg sâu, vùng xa mà việc di lại đến cơ sở y té có thẩm quyên rất

Trang 39

kho khan.Trong xu huong cai cach thu tuc hanh chinh hién nay, chung ta lai

càng không thé đặt ra yêu câu về giấy chứng nhận sức khỏe" Vì thé, việc giao

"trọng trách" nhận điện người tâm thần cho cán bộ tư pháp, chính quyền diaphương là hết sức nặng nề và phải có những quy định chặt chẽ mới có thê thực

hiện được [1].

Xuất phát từ thực tiễn này chúng tôi nhận thấy nếu tiếp tục quy địnhkhông cho người mắt NLHVDS kết hôn thì cần quy định rõ và chi tiết hơn đốivới trường hợp có dấu hiệu bị mat NLHVDS, chính quyền địa phương cũngcần phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét trước khi cho đăng ký kết hôn Do

đó, Luật HN&GD năm 2014 cần quy định ngoài Tòa án có thâm quyền tuyên

bố một người bị mat NLHVDS, một số cơ quan khác ở địa phương biết rõ tìnhtrạng của người kết hôn dé công nhận hoặc căn cứ vào bệnh án, tình hình thực

tế dé quyết định một người bi mat NLHVDS hay không

Nhu vậy, có thé thấy quy định cắm người mat NLHVDS kết hôn là mộtquy định hết sức cần thiết, phù hợp với quy luật tự nhiên của quan hệ hônnhân đồng thời góp phần đảm bảo hạnh phúc thực sự của gia đình

2.1.4 Kết hôn do vi phạm điều cấm

2.1.4.1 Kết hôn giả tạo

Theo quy định tại Khoản 11, Điều 3 Luật HN&GD năm 2014: “Kếhôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư tru, nhậpquốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nướchoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục dich xây dựng giađình” Bên cạnh đó Điều 8 Luật HN&GD năm 2014 cũng quy định khôngthuộc trường hợp kết hôn giả tạo là một điều kiện kết hôn đòi hỏi các bên khikết hôn phải tuân thủ Do đó, trường hợp kết hôn do giả tạo sẽ bị coi là kết hôn

trái pháp luật.

Để xác định việc kết hôn trái pháp luật do kết hôn giả tạo cần phải căn

cứ vào mục đích của việc kết hôn Theo đó, nếu các bên kết hôn với nhau déđạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình thì đều

bị coi là kết hôn trái pháp luật Như vậy, về bản chất trong trường hợp kết hôngiả tạo nam nữ hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau mà không có sự cưỡng

ép hay lừa dối

Vi dụ: Vào năm 2003 ba Bùi Thu Thảo muốn đi xuất khâu lao độngsang Đài Loan, nhưng do tuổi của bà lớn nên không làm thủ tục xuất khẩu laođộng được, bà đã được người quen ở thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu làmthủ tục kết hôn giả với ông Lin Kai Ming Khi hai bên gặp nhau thì bà có thỏa

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w