Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
334,91 KB
Nội dung
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TIỂU LUẬN CUỐI KỲ *** MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY LỚP: Kinh doanh quốc tế 221361 GVHD: Th.S Lê Văn Hợp HỌC KỲ: I - NĂM HỌC: 2022-2023 Tp Thủ Đức, ngày 06 tháng 12 năm 2022 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA HOÀN THÀNH TIỂU LUẬN Tên đề tài: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn và kết hôn trái pháp luật trong tình hình hiện nay STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN THÀNH 1 Phạm Thị Thắm 22136063 100% 2 Dương Minh Thuận 22136069 100% 3 Tạ Đoàn Bích Loan 22136026 100% 4 Nguyễn Tấn Huy 22136015 100% 5 Ngô Xuân Thắng 22136065 100% Ghi chú: - Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia - Trưởng nhóm: Ngô Xuân Thắng Nhận xét của giáo viên …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày 06 tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1 Lí do chọn đề tài 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài 3 Mục đích nghiên cứu đề tài 4 Bố cục đề tài PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN HỢP PHÁP 1.1.1 Quan niệm về kết hôn hợp pháp 1.1.2 Điều kiện kết hôn hợp pháp theo pháp luật 2 1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 1.3 CÁC QUY ĐỊNH VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 .4 1.3.1 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật 4 1.3.2 Mục đích và ý nghĩa của việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật 5 1.3.3 Ai có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật 5 1.3.4 Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật 6 1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT .8 2.1 THỰC TRẠNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2.2 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2.2.1 Đánh giá tổng quan 2.2.2 Những tồn tại 2.3 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 12 2.3.1 Nguyên nhân 2.3.2 Giải pháp PHẦN 3: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1 Lí do chọn đề tài Hôn nhân là những hiện tượng xã hội hết sức bình thường trong xã hội hiện nay Với mục đích duy trì và phát triển nòi giống, là sự liên kết giữa một người đàn ông và phụ nữ được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống Sự liên kết đó còn được gọi là kết hôn Do đó, kết hôn trở thành một quy định độc lập trong hệ thống pháp luật nước ta Ngày nay, với sự phát triển xã hội, những mối quan hệ cũng như vấn đề về tâm lí của con người ngày trở nên phức tạp Đã ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ gia đình, trong việc kết hôn giữa hai bên Trong xã hội hiện đại ngày nay đã có rất nhiều hiện tượng kết hôn nằm ngoài vòng pháp luật đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến mối quan hệ gia đình, đến lối sống lợi ích xã hội Kết hôn trái pháp luật vẫn tồn tại len lỏi trong xã hội ngày nay, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chủ thể, không những thế còn ảnh hưởng đến đến đạo đức và trật tự xã hội Do đó, việc nghiên cứu về kết hôn trái pháp luật là vô cùng cần thiết, không chỉ nhằm dự đoán các tình huống phát sinh khác mà còn hoàn thiện hơn cách khắc phục và hướng giải quyết các trường hợp trái pháp luật đó Như vậy mới có thể đảm bảo các quy định này phát huy một cách tốt nhất, bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi công dân 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về kết hôn trái pháp luật, hủy kết hôn trái pháp luật đặc biệt là các quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Đồng thời, tìm hiểu thực trạng kết hôn trái pháp luật trong xã hội hiện đại ngày nay, thông qua đó đề ra các phương hướng và giải pháp mang tính thực tế cao Phương pháp nghiên cứu: Tập trung sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết cụ thể có sẵn như phương pháp khái quát, phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Dựa trên nền tảng và xuất phát điểm là các lý luận (các quan điểm, lý thuyết), từ đó dẫn sâu vào bản chất của vấn đề cần nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện, đa chiều đối với thực tiễn cuộc sống 3 Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ khái niệm kết hôn trái pháp luật cũng như cách giải quyết việc kết hôn trái pháp luật Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũng như các quy định pháp luật về vấn đề kết hôn trái pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, đảm bảo trật tự xã hội Đồng thời, phân tích, đánh giá, nhìn nhận thực trạng và xu hướng phát triển các quy định của bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thiết yếu, kiến nghị, góp phần hoàn thiện và phát triển chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề kết hôn trái pháp luật và khắc phục hậu quả của kết hôn trái pháp luật 4 Bố cục đề tài Phần 1: Giới thiệu chung Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về kết hôn trái pháp luật Chương 2: Cơ sở thực tiễn về kết hôn trái pháp luật 1 Phần 3: Kết luận PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 1.1 Khái niệm chung về kết hôn 1.1.1 Quan niệm về kết hôn hợp pháp Kết hôn được hiểu là sự kết hợp của hai người khác giới để lập gia đình, thực hiện các chức năng sinh học và chức năng khác trong gia đình Dưới góc độ xã hội, qua quá trình nghiên cứu lịch sử đã cho thấy rằng từ thời sơ khai khái niệm về kết hôn là chưa hề được biết tới Tuy nhiên hình thức hôn nhân vẫn luôn tồn tại khác nhau trong mỗi thời kì Từ thời nguyên thủy, loại hình hôn nhân chưa có sự chi phối và ràng buộc bởi quy định xã hội được gọi là tạp hôn Tạp hôn được diễn ra trong quá trình loài vượn tiến hóa thành người, tạp hôn không tồn tại một quy tắc nào trong hôn nhân, không phân biệt người cùng huyết thống hay khác thế hệ, và có cả chế độ đa phu, đa thê Khi xã hội phát triển hơn, bắt đầu có sự phân chia giai cấp và tồn tại nhà nước, mọi sự việc đều phải tuân theo pháp luật và kết hôn cũng vậy Kết hôn không còn là bản năng, tự do của mỗi cá nhân nào, thay vào đó là mối quan hệ được xã hội điều chỉnh bởi những quy tắc để hôn nhân lành mạnh hơn, phù hợp hơn với thời thế Từ đó bắt đầu xuất hiện những khái niệm về kết hôn hợp pháp hay bất hợp pháp Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của mỗi nước mà trên thế giới sẽ có hình thức kết hôn và luật hôn nhân khác nhau Đối với Việt Nam, việc xác lập mối quan hệ vợ chồng phải được nhà nước thừa nhận mới được coi là hợp pháp Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý hoặc một chế định pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật Trong xã hội, nếu việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng được xác nhận thông qua các nghi lễ cưới hỏi Thì theo pháp lý, việc chính thức là vợ chồng được thừa nhận qua đăng ký kết hôn Sự kiện kết hôn là sự khởi đầu cho đời sống hôn nhân và gia đình, là căn cứ phát sinh quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa quan hệ với các thành viên khác trong gia đình, đồng thời cũng là nền tảng cho sự phát triển tế bào của xã hội Từ lúc xã hội phân chia giai cấp, hôn nhân luôn bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị, ngày nay là pháp luật Do đó, hình thành khái niệm kết hôn dưới góc độ pháp lý, nhà nước Việt Nam đã sử dụng pháp luật để chi phối và điều chỉnh đời sống kết hôn của mỗi người, thông qua bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Như vậy, kết hôn được hiểu là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng Kết hôn phải thỏa mãn 2 yếu tố là phải thể hiện ý chí mong muốn kết hôn của cả nam và nữ và phải được nhà nước thừa nhận Đồng thời, có các điều khoản khác nhằm điều chỉnh và quản lí chặt chẽ hơn về hôn nhân và gia đình như điều kiện kết hôn, trình tự thủ tục cũng được Nhà nước quan tâm đến nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân tham gia kết hôn 2 1.1.2 Điều kiện kết hôn hợp pháp theo pháp luật Điều kiện kết hôn là những điều kiện pháp lý đối với đối tượng kết hôn Khi cả hai bên đều thỏa mãn những điều kiện sau: - Về tuổi tác: pháp luật nước ta quy định độ tuổi tối thiểu được kết hôn đối với nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi - Về sự tự nguyện: là mong muốn được gắn bó với nhau của cả nam và nữ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của cả hai là nam và nữ đều tự quyết định về mong muốn kết hôn của mình mà không bị ép buộc bởi bất kỳ ai Sự tự nguyện được thể hiện qua việc nam, nữ cùng trực tiếp đăng ký kết hôn - Về năng lực hành vi dân sự: Theo quy định thì người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự Người bị coi là một người mất hành vi dân sự sẽ căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 Quy định này nhằm đảm bảo tính tự nguyện, bảo vệ sự lành mạnh, chất lượng nòi giống, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng – con cái - Kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Cấm các hành vi sau: • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (Theo Khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) 1.2 Khái quát chung về kết hôn trái pháp luật Đối với từ điển Tiếng Việt: Kết hôn trái pháp luật là một hình thức kết hôn mà pháp luật không thừa nhận, không làm theo đúng quy định mà pháp luật đã đưa ra Đối với góc độ pháp lý: Kết hôn trái pháp luật là hành vi kết hôn trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, khiến cho các cơ quan nhà nước khó có thể nắm bắt và quản lý được các vấn đề liên quan đến hộ tịch, khai sinh hay giải quyết những tranh chấp khác Bên cạnh đó, việc kết hôn trái pháp luật còn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội, như vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của gia đình Việt Nam, phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc 3 Đối với Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Cụ thể trong Điều 8: Điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau: - Nam, nữ kết hôn phải tuân theo các quy định sau: • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định • Không bị mất năng lực hành vi dân sự • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính Tuy nhiên, đứng ở một góc độ khác, để chúng ta tìm hiểu những quan niệm sâu xa của vấn đề này thì cần phải đặt nó vào trong sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi thời kỳ Bởi trong xã hội giai cấp, quan hệ hôn nhân luôn bị giai cấp thống trị tác động vào làm cho các quan hệ hôn nhân này phát sinh, thay đổi, chấm dứt để phù hợp với lợi ích của giai cấp đó Hay trong xã hội phong kiến, tầng lớp quan lại, vua chúa họ mặc nhiên đề ra những quy định điều chỉnh những quan hệ về hôn nhân và gia đình mà theo họ là phù hợp và đương nhiên cũng sẽ trở thành những nguyên tắc chung cho toàn xã hội lúc bấy giờ Ở thời kỳ đó, hôn nhân trái pháp luật được quan niệm là những cuộc hôn nhân: không “môn đăng hộ đối”, không được sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng, Những quy định này được thể hiện rất rõ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long của nước ta Còn đối với các nước tư bản, chính những điều kiện sống, xã hội, con người, kinh tế là những yếu tố quyết định đến pháp luật của họ Pháp luật về hôn nhân của các nước tư bản có nhiều xu hướng phù hợp và đặc biệt là có cái nhìn rất khác so với pháp luật của Việt Nam Do đó việc xác định kết hôn hợp pháp hay kết hôn không hợp pháp cũng là có những sự khác biệt Cụ thể nhất chính là việc kết hôn đồng giới đã được nhiều nước thừa nhận là kết hôn hợp pháp nhưng tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa có 1.3 Các quy định về kết hôn trái pháp luật theo Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 1.3.1 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật Nhà nước ta đã thể hiện thái độ nghiêm khắc thông qua các biện pháp xử lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật Biện pháp xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật chính là cách thức mà Nhà nước dùng để xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về việc kết hôn cụ thể: - Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự - Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận 4 quan hệ hôn nhân đó Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này - Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự - Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này (Theo Điều 11 của Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2014) 1.3.2 Mục đích và ý nghĩa của việc xử lí việc kết hôn trái pháp luật Kết hôn trái pháp luật là một hành vi vi phạm pháp luật, do quan hệ hôn nhân không được Nhà nước công nhận nên việc kết hôn trái pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của 2 bên Bên cạnh đó, hành vi kết hôn trái pháp luật còn tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, văn hóa, truyền thống, làm lệch lạc suy nghĩ của giới trẻ, gia tăng tỷ lệ phạm tội, tệ nạn xã hội Ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cũng như các chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước ta, khiến cho các cơ quan khó có thể nắm bắt chính xác số liệu, vấn đề về hộ tịch, khai sinh, các vấn đề khác để giải quyết khi phát sinh tranh chấp Việc để hiện tượng kết hôn trái pháp luật ngày càng phổ biến trong quần chúng nhân dân sẽ làm suy thoái giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống tốt đẹp của mỗi con người, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta Để khắc phục và loại bỏ đi những tác động trên Nhà nước đã ra quy định về việc xử lý kết hôn trái pháp luật nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới quyền lợi của phụ nữ và trẻ em Bên cạnh đó, còn giúp đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, trong quá trình xử lý kết hôn trái pháp luật, cần phải dung hòa được lợi ích của Nhà nước và của các chủ thể Chính bởi những phân tích trên có thể thấy rằng hành vi kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ xã hội cũng như những quyền và lợi ích cơ bản của công dân Do đó việc xử lý kết hôn trái pháp luật là hết sức cần thiết, mang lại những ý nghĩa to lớn Một mặt bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân song cũng lại rất mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với thực tế cuộc sống 1.3.3 Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hủy việc kết hôn trái pháp luật là một loại việc dân sự Vì vậy, đường lối giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật tuân theo các quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật là Tòa án nhân dân, thông thường là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoài Là một loại việc dân sự, hủy việc kết hôn trái pháp luật có những đặc thù riêng Về nguyên tắc, Tòa án không tiến hành hòa giải, mà điều tra xác minh nếu xét 5 thấy có dấu hiệu vi phạm điều kiện kết hôn, thì áp dụng pháp luật tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật chính là: - Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 - Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này: • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em • Hội liên hiệp phụ nữ - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật ( Theo Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) 1.3.4 Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật Khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải giải quyết các vấn đề sau: - Về quan hệ nhân thân: theo quy định của pháp Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng Vì vậy, giữa họ cũng không tồn tại quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng Kể từ ngày quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật, hai bên kết hôn phải chấm dứt việc quan hệ như vợ chồng - Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai bên kết hôn trái pháp luật: vì việc kết hôn trái pháp luật bị xử hủy nên hai người không được thừa nhận là vợ chồng, giữa họ sẽ chấm dứt và không phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng Do vậy, khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường hợp các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015, tài sản riêng của mỗi bên sẽ thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình Nếu người có tài sản riêng nhưng không chứng minh được, đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người - Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con: việc Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con Bởi vì, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phục thuộc vào tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân giữa cha và mẹ Dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ không 6 được Nhà nước thừa nhân thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có quan hệ hôn nhân hợp pháp 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết hôn trái pháp luật - Khả năng hiểu biết và trình độ nhận thức của con người Kết hôn trái pháp luật từ xưa giờ không còn là một vấn đề mới lạ, việc hôn nhân từ trước đến nay đã có nhiều những thay đổi qua các thời kì giai đoạn, ngày nay nhờ có sự phát triển của công nghệ hiện đại, sự phát triển của internet cho người dùng truy cập vào các trang mạng xã hội, tìm kiếm thông tin về cuộc sống cũng như học hỏi được nhiều vấn đề xã hội đang gặp phải cùng việc môi trường giáo dục được nâng cao và cải thiện nhiều nên đã giúp ích rất nhiều trong việc thay đổi nhận thức của con người, sự giáo dục con em từ nhỏ đã trở nên rất phổ biến ở các quốc gia, qua từng thời kì giai đoạn mà việc hôn nhân mỗi khác song theo đó là sự phát triển của đất nước theo thời gian nên việc thay đổi bộ luật sao cho phù hợp với xã hội là rất cần thiết nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều sự bất cập trong việc mang nên giáo dục vào các vùng sâu vùng xa nơi mà thiếu đi sự hiểu biết về tình trạng kết hôn trái pháp luật đang gặp phải Ví dụ: Tục bắt vợ, một nét truyền thống xưa của người Hmông nhưng càng ngày hủ tục xưa này càng trở nên khác đi nhiều khiến đó trở thành một vấn nạn liên quan đến việc kết hôn trái pháp luật Nói đến việc đem nền giáo dục vào vùng núi cũng là một việc cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân nơi đây, càng ngày nhận thức của con người càng được cải thiện khiến cho vấn nạn được giảm đi đáng kể - Kinh tế – xã hội Trải qua 36 năm đổi mới nền kinh tế đất nước Việt Nam cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của trên lĩnh vực kinh tế - xã hội mà hôn nhân đã có nhiều sự thay đổi, sự thay đổi khiến xuất hiện nhiều loại hình hôn nhân và sự lựa chọn khác nhau kinh tế là yếu tố hết sức quan trọng, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi mối quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình Tính ưu việt của các mục đích kinh tế khiến người ta dễ dàng bỏ qua các nguyên nhân và tiêu chuẩn của cuộc sống Hôn nhân đã biến thành một hợp đồng, một thỏa thuận vì mục đích kinh tế mà bỏ qua chức năng của gia đình Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân không hạnh phúc và ly hôn ngày càng gia tăng hiện nay vẫn còn rất xa xưa, nhưng không đơn thuần như xưa mà nguy hiểm hơn rất nhiều Nó cũng đã trở thành một lối sống, một lối suy nghĩ Dưới một nền tảng xã hội như vậy, một lối sống hiện đại, lối sống “thoáng” hơn sẽ hình thành Vì vậy, hành vi của các chủ thể trong quan hệ xã hội cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng Vì những lý do, những mục đích khác nhau, họ có thể coi nhẹ giá trị của gia đình, của hôn nhân, và điều đó dẫn đến vi phạm những quy định về hôn nhân hợp pháp là điều không thể tránh khỏi - Văn hóa – truyền thống Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và xã hội, văn hóa Việt Nam cũng có những biến đổi sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến lề lối, lối sống của các cá nhân trong xã hội Nếu nói trước đây, các cặp vợ chồng chung sống với nhau hay có quan hệ ngoài 7 luồng, ngoại tình đều bị xã hội và dư luận lên án gay gắt, bị trừng phạt nặng nề, thậm chí bị tước bỏ quyền lợi Ngay cả quyền tự do của cá nhân, xã hội ngày nay, phong tục tập quán, định kiến xưa cũ đều bị xóa bỏ tạo điều kiện cho mọi người được hưởng tự do, dân chủ là một hiệu ứng rất tích cực Nhưng bên cạnh đó, sự xuống cấp của lối sống là điều khó tránh khỏi, bởi lối sống càng “thoáng” thì lập tức những cuộc hôn nhân không tình yêu, ngoại tình gia tăng Những hiện tượng chưa từng xuất hiện, hay trước kia chỉ lén lút, hiện nay lại đang có xu hướng công khai và gia tăng như việc kết hôn đồng giới, việc sống "thử", ngoại tình,… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình, đến sự ổn định trong cuộc sống - Cơ chế quản lí và pháp luật Hiện chúng ta vẫn đang quản lý người dân theo hộ khẩu, tức là quản lý theo hộ khẩu chứ không quản lý theo CCCD/CMND của từng cá nhân Theo cách này, việc quản lý tình trạng hôn nhân của mọi người sẽ khó khăn hơn rất nhiều nên vẫn còn nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm chế độ một vợ một chồng Bộ luật mới đang hiện hành ở Việt Nam là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 mặc dù đã cải thiện một số điều luật nhưng chừng đó là chưa đủ để cải thiện về vấn đề thuộc hôn nhân đang gặp phải ở tình trạng xã hội hiện nay - Sự phát triển của khoa học công nghệ Với sự phát triển vượt bậc của nền khoa học và công nghệ thế giới, đó là một thành tựu đáng tự hào đã đem lại rất nhiều thành công cho công cuộc hiện đại hóa cuộc sống con người và nó cũng là chìa khóa giúp cho những thứ hầu như không thể thành có thể và cả về thân thể cũng vậy, thuốc phát triển giúp mọi người xác định lại giới tính thật của họ, thậm chí cũng có thể thay đổi giới tính thông qua phẫu thuật Ở một số nước trên thế giới đã cho phép người chuyển giới và hôn nhân đồng giới ở Đan Mạch, Anh, Mỹ, Ý, có thể nói, chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại đã giúp con người có thể tự do cá nhân tối đa Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ chuyển giới nhưng không có hôn nhân đồng tính Vì vậy, hiện tượng kết hôn đồng giới vẫn là một trong những quy định của hôn nhân hôn nhân bị cấm Thực tế trong những trường hợp này là vi phạm sẽ một bản chất cao cả mà bình thường, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2.1 Thực trạng về kết hôn trái pháp luật Ngay từ khi khái niệm hôn nhân xuất hiện, khái niệm kết hôn trái pháp luật cũng xuất hiện Do bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn đầu, hôn nhân bất hợp pháp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị và văn hóa, chủ yếu là một số hình thức vi phạm Ví dụ: vi phạm tuổi tác, vi phạm về sự tự nguyện, kết hôn người bị mất hành vi dân sự,… Ngày nay, các yếu tố như hội nhập thế giới nền kinh tế, xã hội và phát triển kinh tế, phát triển công nghệ cũng tác động trực tiếp đến kết hôn trái pháp luật, chẳng hạn như vi phạm sự tự nguyện của hai bên Vi phạm độ tuổi hiện nay không còn phổ biến, thay vào đó là các trường hợp vi phạm phức tạp như kết hôn trái pháp luật do chung sống không đăng ký kết hôn, kết hôn đồng giới, kết hôn người đã có gia đình Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 đã đáp ứng ở một mức độ nhất định những yêu cầu thay đổi của xã hội hiện nay Nhấn mạnh hơn vào các nguyên tắc của hôn nhân, cũng như thêm vào một số điều luật bổ sung so với điều luật cũ năm 2000 Tuy nhiên, sau 8 năm thi hành, với nhiều thay đổi của xã hội, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết, dẫn đến những bất cập trong thực tiễn Trong chương hai của luận án, chúng ta sẽ có những hiểu biết toàn diện về thực trạng của pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật và những bất cập gặp phải trong thực tiễn đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật vi phạm các điều luật : Kết hôn theo Điều 8, 12, 11 và Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 - Thực trạng kết hôn trái pháp luật do chưa đủ tuổi Độ tuổi là một trong những điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Nội dung như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên” Như vậy, vi phạm tuổi kết hôn là chỉ tình trạng một bên hoặc cả hai bên 9 chưa đủ tuổi quy định, tình trạng kết hôn vi phạm tuổi còn được gọi là tảo hôn Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của xã hội, người dân đã có những nhận thức đúng đắn hơn về hôn nhân và gia đình, hiện tượng vi phạm điều kiện kết hôn trước tuổi chỉ còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Cách xử lý cũng rất linh hoạt, căn cứ vào tình hình thực tế của việc kết hôn, có trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật, có trường hợp không hủy kết hôn - Thực trạng kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện Kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai chủ thể nam và nữ được pháp luật ghi nhận và quy định những điều kiện riêng Một trong số những điều kiện đó là sự tự nguyện của các bên nam nữ khi kết hôn, theo đó "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở" Trái ngược với sự tự nguyện đó chính là những hành vi ép buộc, lừa dối hoặc "cưỡng ép, cản trở" các bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình Kết hôn vi phạm sự tự nguyện là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong xã hội phong kiến, nhất là đối với những gia đình có địa vị thấp kém trong xã hội Ngày nay, hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một số dân tộc miền núi điển hình như tục "cướp vợ" của người H’Mông - Thực trạng kết hôn giữa người bị mất hành vi dân sự Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về những trường hợp cấm kết hôn đã nêu rõ: Cấm những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn Như vậy, có thể nói quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là một quy định hết sức cần thiết, phù hợp với quy luật tự nhiên của quan hệ hôn nhân, đảm bảo hạnh phúc thực sự của gia đình - Thực trạng kết hôn giữa người cùng giới tính Một trong những chức năng không thể thiếu được của gia đình đó chính là chức năng sinh sản Mà chức năng này chỉ có thể được thực hiện bởi hai chủ thể khác nhau về giới tính Do đó, pháp luật Việt Nam đã dựa trên căn cứ thực hiện chức năng của gia đình và không thừa nhận kết hôn đồng giới Trên thế giới, các cặp đồng tính đã phản ứng rất mạnh mẽ đòi quyền tự do kết hôn, một số nước như Thụy Điển, Đan Mạch hay Mĩ đã thừa nhận và cho phép kết hôn giữa những cặp đồng tính Pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân khi có sự nhầm lẫn về giới tính thì có quyền xác định lại giới tính của mình nhưng không chấp nhận việc chuyển đổi giới tính - Thực trạng kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo Kết hôn giả tạo là gì, kết hôn giả tạo, kết hôn giả, ly hôn giả tạo, đồng nghĩa với giả tạo, giấy chứng nhận ly hôn giả, làm giấy đăng ký kết hôn giả, làm giấy chứng nhận kết hôn giả, làm giấy ly hôn giả Chế độ hôn nhân ở nước ta được pháp luật hôn nhân và gia đình tôn trọng, xác lập và bảo vệ bằng các quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản luật khác có liên quan hướng dẫn thi hành Trong những năm trước đây tình trạng người Việt Nam kết hôn giả tạo với người ngoại quốc để được nhập cảnh, nhập tịch ở nước diễn ra mạnh mẽ, đây được quy vào hành vi nhập cảnh bất hợp pháp, tình trạng này đã bị lên án ở các thông tin chính thống 10 của Nhà nước và Quốc hội đã vào cuộc để cải tiến bộ luật để ngăn giảm tình trạng này diễn ra 2.2 Đánh giá về thực trạng kết hôn trái pháp luật 2.2.1 Đánh giá tổng quan Nhìn chung, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp, từ đó ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội cốt lõi như hôn nhân, gia đình cụ thể là gây ra tình trạng hôn nhân trái pháp luật Nhìn nhận trên góc độ thực tế, những ghi chép, báo cáo thì đã có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, đến bộ mặt chung của xã hội, phá vỡ hình tượng lối sống đẹp, văn minh vốn có Tuy vậy, hệ thống pháp luật lại chưa thật sự dự liệu và can thiệp điều chỉnh một cách hiệu quả toàn diện để giải quyết vấn đề này Kết hôn trái pháp luật vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội Và trong những năm gần đây, thậm chí khái niệm kết hôn trái pháp luật còn được nới rộng ra với những phạm vi, hình thức mới, phong phú hơn biến nạn kết hôn trái pháp luật vốn đã nhức nhói từ trước nay lại càng thêm phức tạp và khó giải quyết hơn Mặc dù vậy, cũng chính nhờ sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội thì người dân cũng đã có thể dễ dàng truy cập để tìm hiểu một cách rõ hơn về tính chất của vấn nạn kết hôn trái pháp luật Nhờ đó mà cách nhìn nhận của con người về hôn nhân, gia đình đã đúng đắn hơn rất nhiều, khiến cho các vấn đề kết hôn trái pháp luật về độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện, chỉ còn xảy ra ở một số dân tộc miền núi thiểu số; còn về những trường hợp kết hôn trái pháp luật khác như kết hôn với người đã có vợ hoặc chồng, kết hôn cùng dòng máu trực hệ, thì cũng đã có các quy định được ghi rõ ràng trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 2.2.2 Những tồn tại Như đã trình bày bên trên thì nhờ vào sự phát triển trong toàn xã hội cùng với xu thế hội nhập, vấn đề kết hôn trái pháp luật đã và đang diễn ra thường xuyên hơn và ngày càng đa dạng hình thức hơn Và đây là một số ví dụ điển hình: - Tảo hôn – vấn đề nan giải ở các dân tộc thiểu số: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một trong hai bên hoặc cả hai chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 tức là nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi Khi Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tiến hành Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số lần thứ I (năm 2014), tỷ lệ 26,6% người dân tộc thiểu số tảo hôn được công bố Năm 2019, cuộc điều tra lần II được tiến hành Kết quả công bố cho thấy, tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số vẫn còn tới 21,9% Và theo một cuộc khảo sát trong năm nay 2022 thì có đến 11% phụ nữ tuổi từ 20 đến 49 đã kết hôn hoặc các phụ nữ này đã sống chung như vợ chồng với nam giới trước tuổi 18 Ở trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác trong cả nước Trong độ 11 tuổi từ 10 đến 17 tuổi, cứ 10 em trai thì sẽ lại có 01 em có vợ, cứ 05 em gái thì sẽ lại có 01 em đã có chồng Sau trung du miền núi phía Bắc thì chúng ta có Tây Nguyên đứng thứ 2 về tỷ lệ tảo hôn và theo sau là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ Ngoài ra, còn có các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao trong cả nước bao gồm: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai Trong số 55 dân tộc anh em trên đất nước ta hiện nay thì các dân tộc thiểu số được thông kê là có tỷ lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước ta Ví dụ cụ thể của việc tảo hôn không khó để thấy ở Việt Nam, điển hình là cặp đôi Cường và Thi sống trong ngôi nhà lá xiêu ở ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, họ cưới nhau khi Thi 14, Cường 17 tuổi Chú rể là người ở xã Tân Thông Hội, không có nghề nghiệp, bên gia đình nhà gái có cho đôi trẻ miếng đất nhưng họ đã cắt bán dần, chỉ còn trơ trọi chiếc chòi lá xập xệ cho hai vợ chồng cư trú Do việc tuyên truyền chính sách pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn, mức xử lý vi phạm còn thấp chưa đủ sức răn đe, cùng với đó, người dân các dân tộc thiểu số, vùng núi kinh tế còn nghèo nàn cộng thêm sự thiếu hiểu biết và trình độ học vấn thấp kết hợp với phong tục lạc hậu khiến cho công cuộc kiểm soát và chấm dứt tình trạng này gặp nhiều khó khăn - Tục “cướp vợ” – liệu còn được xem là một nét văn hóa hay là hành vi trái pháp luật? Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định: “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” (Điểm b khoản 1 Điều 8) Vậy liệu tục “cướp vợ” có được xem là vi phạm pháp luật vì “cướp vợ” - một phong tục lâu đời của đồng bào dân tộc Mông thường diễn ra vào mùa xuân Chàng trai Mông đến chợ, nếu bắt gặp một cô gái và cảm thấy "ưng cái bụng" liền quay về rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình Nếu hai người đã có tình ý từ trước thì việc này diễn ra đơn giản Cô gái sau một hồi chống cự lấy lệ sẽ để chàng trai đưa về nhà sống thử Sau đó chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống Tuy nhiên, do hiện nay phong tục này là bị làm cho biến dạng, sai lệch và xảy ra các trường hợp tổ chức “cướp” vợ theo đúng nghĩa đen một cách cưỡng ép và bạo lực Ngay trong năm nay, cụ thể là vào ngày 7/2, ta đã có một trường hợp “bắt vợ” ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, 2 đối tượng gồm Giàng Mi Chơ (16 tuổi, ở xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc) và bé gái là V.T.S (14 tuổi, ở xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc) tuy đã có quan nhau và nhắn tin làm quen Bạn nữ tuy đồng ý đi chơi cùng nhưng không hề xác nhận quan hệ yêu đương với Chơ nhưng khi gặp mặt thì Chơ đã có những hành động không đúng đắn với bạn nữ Tuy chưa đến mức nặng nề như hủ tục bắt vợ nhưng vẫn là bài học giáo huấn cần được tuyên truyền để không xảy ra những vụ việc tương tự Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: 12 “Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.” Vậy trong trường hợp chàng trai lợi dụng luật tục này mà “cướp vợ” thực sự khi phía bên cô gái hoàn toàn không có sự tự nguyện và bị khống chế, miễn cưỡng bởi sức mạnh của phái nhà trai thì tùy vào từng trường hợp mà tòa án sẽ xem xét hủy hôn nếu như có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật - Kết hôn đồng giới – không cấm kết hôn nhưng không thừa nhận: Hiện nay đã là năm 2022, và các vấn đề xoay quanh giới tính, về cộng đồng LGBT dần trở nên phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết Tại Việt Nam cũng thế, và điều được đem ra tranh luận nhiều là việc kết hôn đồng tính ở Việt Nam Hiện nay, chưa có văn bản nào giải thích cụ thể hôn nhân đồng giới là gì Tuy nhiên, có thể hiểu hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính Nếu như theo điểm điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng Tuy nhiên, đến Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực, những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt Quy định này nhằm đồng bộ việc “không thừa nhận mà không còn cấm” tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Dù Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này, đồng nghĩa hai người đồng giới có thể tổ chức đám cưới, sinh sống cùng nhau như vợ chồng bình thường nhưng sẽ không được đăng kí kết hôn dưới bất kỳ hình thức nào Nhưng do một số nước như Mỹ, Thụy Sĩ, Canada, Đài Loan, Australia, đã công nhận hôn nhân đồng giới nên cộng đồng LGBT ở Việt Nam vẫn đang mong muốn để hôn nhân đồng giới được công nhận tại đây Trường hợp kết hôn đồng giới ở Việt Nam ta có thể thấy rõ là của John Huy Trần và Huỳnh Nhiệm John Huy Trần là một cái tên không còn mấy xa lạ đối với các khán giả Việt Nam, anh thường xuất hiện trong các chương trình truyền hình ăn khách và là một biên đạo múa nổi tiếng Chuyện tình của anh cùng với bạn trai là rất đáng ngưỡng mộ và vào ngày 16/4/2018, họ đã tổ chức đám cưới ở TP HCM và đến Canada để đăng ký thủ tục kết hôn trước đó 2.3 Nguyên nhân và giải pháp về việc kết hôn trái pháp luật 2.3.1 Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến hôn nhân trái pháp luật có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như văn hóa, tình hình kinh tế – xã hội, ý thức xã hội, Nhưng nhìn chung, căn cứ theo thực tế hiện nay thì có một vài nguyên nhân cụ thể như: - Ý thức và sự hiểu biết của người dân về hôn nhân trái pháp luật và hệ quả của nó vẫn còn chưa tốt và không đầy đủ - Ở một số nơi, khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại các phong tục tập quán, truyền thống trong vấn đề kết hôn chưa thật sự phù hợp 13 - Sự hội nhập trên thế giới với lối tư duy thoáng hơn nhưng cũng có thể tạo sự chủ quan, không nhận thức được toàn vẹn vấn đề nghiêm trọng trước mắt - Các cơ quan chức năng, bộ phận có thẩm quyền chưa can thiệp được đủ sâu và quyết liệt, chưa có các biện pháp răn đe đủ cứng rắn để ngăn chặn thực trạng kết hôn trái pháp luật - Các hoạt động công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về vấn nạn kết hôn trái pháp luật chưa được triển khai một cách hợp lý và không đạt được sự hiệu quả cần thiết 2.3.2 Giải pháp: Các giải pháp lập pháp: - Cần xem xét lại độ tuổi giới hạn đăng kí kết hôn Việc hạ độ tuổi có thể kết hôn xuống có thể là cần thiết nếu xét theo những xu hướng thời đại hiện nay, cộng kèm với các vấn đề về tư tưởng, nhận thức của giới trẻ đã có sự phát triển hội nhập rất cao - Các mối quan hệ kết hôn, yêu đương giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình cũng cần được xử trí khắt khe hơn vì đây là những trường hợp nhạy cảm cả về mặt pháp luật và đạo đức, chuẩn mực xã hội - Do dòng chảy của xã hội hiện đại, các yếu tố như hội nhập quốc tế, sự phát triển về kinh tế – xã hội, sự phát triển về khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp tới các dạng vi phạm về kết hôn, khiến nó trở nên đa dạng hơn và có phạm vi càng được nới rộng ra về các đối tượng, độ tuổi, các trường hợp,… nên các quy định xử phạt, xử lý các trường hợp hôn nhân trái pháp luật cần được gia tăng cho phù hợp - Các khái niệm về kết hôn đồng giới, về việc cấm kết hôn trong phạm vi huyết thống bao nhiêu đời thì phù hợp,… cần được giải thích cụ thể để có một cách hiểu thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật Giải pháp trong áp dụng pháp luật - Thay đổi công tác quản lý người dân, tập trung vào các cá nhân cụ thể từ đó đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất cho cả đôi bên nếu có phạm phải kết hôn trái pháp luật - Pháp luật cần đặt ra chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký rườm rà - Cần thêm sự nỗ lực trong việc giáo dục và tuyên truyền kiến thức cho người dân về các loại hình thức kết hôn trái pháp luật, các khái niệm còn đang bị hiểu sai như kết hôn cần được giải thích cụ thể 14 PHẦN 3: KẾT LUẬN Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Kết hôn trái pháp luật dẫn đến đời sống hôn nhân có những biểu hiện không lành mạnh làm xấu đi những quan hệ trong đời sống gia đình và nhân cách của chủ thể quan hệ hôn nhân và phần nào đó còn là nguyên nhân ngăn cản sự nghiệp xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới ở nước ta, ảnh hưởng xấu đến kỷ cương và sự phát triển chung của xã hội Kết hôn trái pháp luật không phải là một hiện tượng mới mẻ trong xã hội Việt Nam và trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, dưới sự tác động của rất nhiều những yếu tố khác nhau: như kinh tế, chính trị, xã hội, hội nhập quốc tế, khoa học kỹ thuật,… đã hình thành nên những cách suy nghĩ, những phong cách sống khác nhau, giá trị của gia đình đôi khi đã bị coi nhẹ, những điều kiện kết hôn không được chấp hành nghiêm chỉnh gây ra những bức xúc trong đời sống nhân dân Có thể nhận thấy trong những năm trở lại đây kết hôn trái pháp luật ngày một phổ biến với những dạng vi phạm phong phú hơn, trở thành một vấn đề nhức nhối của gia đình, xã hội Từ những nghiên cứu của luận văn, chúng ta có thể đánh giá được những vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật trên các góc độ khác nhau, qua đó nhận thấy đây là một vấn đề vô cũng quan trọng trong đời sống xã hội, cần được quan tâm đúng mực 15 Theo quan niệm Mác – Lênin, hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có êm ấm thì xã hội mới phát triển, tiến bộ một cách lành mạnh hơn Chính vì thế, việc bình ổn và bảo vệ các quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng là vô cùng quan trọng và cần thiết Việc cải thiện luật pháp và phương pháp hành pháp là căn cứ đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đồng thời xây dựng pháp lý giải quyết các trường hợp hôn nhân trái pháp luật Từ những vấn đề lý luận, soi vào pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng mới thấy hết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của pháp luật hiện hành khi quy định về vấn đề này Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, luận văn cũng đã chỉ ra những nhu cầu khách quan, những phương hướng hoàn thiện cũng như một số kiến nghị, giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện hơn nữa một hệ thống pháp luật Hôn nhân gia đình tiến bộ, bảo vệ quyền con người, vì con người TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Pháp Luật Đại Cương – Nguyễn Thị Tuyết Nga, Lê Văn Hợp – NXB Đại học quốc gia TP.HCM 2020 (Chương 8) 2 Văn bản pháp luật - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (52/2014/QH13) - Luật Dân sự 2015 3 Các trang điện tử https://khotrithucso.com/doc/p/co-so-ly-luan-va-thuc-tien-ve-hau-qua-phap-ly-cua- huy-viec-249551 https://luatminhkhue.vn/dieu-kien-ket-hon-lagi.aspx#:~:text=1)%20Nam%20ph %E1%BA%A3i%20t%E1%BB%AB%20%C4%91%E1%BB%A7,tr %C6%B0%E1%BB%9Dng%20h%E1%BB%A3p%20c%E1%BA%A5p%20k %E1%BA%BFt%20h%C3%B4n https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5552/1/00050001440.pdf https://luatduonggia.vn/tao-hon-hau-qua-hien-trang-nguyen-nhan-va-cac-giai- phap/#:~:text=Theo%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20%E1%BB%9F%20n 16 %C6%B0%E1%BB%9Bc,v%C3%B9ng%20kh%C3%A1c%20trong%20c%E1%BA %A3%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc https://luatvietnam.vn/dan-su/quy-dinh-ve-hon-nhan-dong-gioi-568-28402- article.html 17