1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số thông qua thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

116 12 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 26,14 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THỊ MAI HƯƠNG

THUC HIỆN PHÁP LUẬT VE HỘ TỊCH TRONG BOI CANH CHUYEN DOI SO QUA THỰC TIEN QUAN

NAM TU LIEM, THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC SI LUAT

Chuyên ngành: Ly luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 8380101.01

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAM THỊ DUYÊN THẢO

HÀ NỘI -2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT 4DANH MỤC BANG, BIEU DO

CHUONG 1 10

CO SO LY LUAN THUC HIEN PHAP LUAT VE HO TICH TRONG BOI

CANH CHUYEN DOI SO 10

1.1 Khai quát pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyền đối số 10

1.1.1 Khái niệm pháp luật vê hộ tịch trong bôi cảnh chuyên đôi sô 10

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS 14

1.1.3 Vai trò của thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đôi số 181.1.4 Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyên đổi số 21

Nội dung thực hiện pháp luật về HỘ ẨỊCHH Q0 rec 21

1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch 311.2.1 Tuân thủ pháp luật vê hộ tỊch -.- - x21 k9 1 9 ng HH ng ri, 311.2.2 Thi hành pháp luật về hộ tjch - -¿- 2 5¿©£+E2E2EE£EEt2EEEEEeEEEEEkerkrrrrrrkrres 311.2.3 Sử dung pháp luật về hộ tich wo eecceccccsesssessessessessesssessesssssessesssessesssssessesssesseess 32

1.2.4 Áp dụng pháp luật về hộ tịch : 2 + sc+EE+EE£EE2EEEEE2EEEEEEEEE117121.EEcrk, 32

1.3 Quy trình, chủ thé thực hiện pháp luật hộ tịch trong bối cảnh chuyến đối

sô 32IEni9lii 529661 33

1.3.2 Quy trinh DEKH, DKTT oo — 4 33

1.4 Sự cần thiết, xu hướng của chuyén đối số trong thực hiện pháp luật về hộ

tịch 411.5 Điêu kiện đảm bao cho thực hiện pháp luật về hộ tịch trong boi cảnh

CDS 431.5.1 Yeu to on 47

1.5.2 Hoạt động thực hiện pháp luật về hộ thịch của Ủy ban nhân dân các cấp _¬— 48

1.5.3 Năng lực, trình độ của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch 48

1.5.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch 491.5.5 Ý thức thực hiện pháp luật về hộ tịch của người dân - -‹-+cx+cc+sxs+ 491.5.6 Kết hợp, kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan ¿ ¿- 5z: 501.6 Kinh nghiệm thực hiện CDS trong thực hiện pháp luật về hộ tịch của một

sô nước trên thê giới với Việt Nam 51

CHUONG 2 58

Trang 3

THỰC TIEN THUC HIỆN PHÁP LUAT VE HỘ TỊCH Ở QUAN NAM TỪLIÊM, THÀNH PHO HÀ NỘI TRONG BOI CANH CHUYEN DOI SỐ 58

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Nam Từ Liêm 58

2.2 Yêu cầu tuân thủ của thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh

chuyển đối số tại UBND Quận Nam Từ Liêm 62

2.2.1 Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận Nam Từ Liêm phải quán triệt nguyên tắc

pháp chẾ -¿-: +St E9 1EE121121121121171121111111 1111.1111111 11 T1 11 11 11x11 62

2.2.2 Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận Nam Từ Liêm phải đảm bảo quyền và lợiich hợp pháp của công dân về hộ tịch 2- 2 ©+©++E+++EE++Ex++Ex++Ex++rxezrxrerxesree 632.2.3 Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận Nam Từ Liêm phải đảm bảo tính chính

xác, kịp thời và đầy đủ - + St tt E1 E1 11211211211112111111211 211211111111 ge re 642.2.4 Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận Nam Từ Liêm phải gắn với yêu cầu cải

cách hành chính, CDS Quốc gia - 2-2-2 ©2£2E++EEE+EEEEEEEEEEEEEEESEEESrkrerkrerkrsree ó62.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch và ứng dung CDS tại Quận

Nam Từ Liêm 67

2.3.1 Thực hiện pháp luật tại các phường - - 6 + 2v ng ri, 67

2.3.2 Thực hiện pháp luật về hộ tịch tai Quận Nam Từ Liêm trong bối cảnh chyén đổi

802.4 Thực tiễn năng lực, trình độ của công chức trong bối cảnh chuyến đổi số 682.5 Thực tiễn Cơ sở vật chat, trang thiết bị phục vụ bối cảnh chuyển doi số 74

2.6 Ý thức thực hiện pháp luật về hộ tịch của người dân trong bối cảnh

chuyến đổi số 76

2.7 Hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận

Nam Từ Liêm trong bối cảnh chuyến đối số 71

2.7.1 Han ché trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận Nam Từ Liêm trong bối

canh 9001/0100 50008ẺẼ 4 712.7.2 Nguyên nhân của những han chế -2- 2-2 +£++++E+£+£x++ExtzExzzxzrxerrsee 72

CHƯƠNG 3 78

GIẢI PHÁP BAO DAM THUC HIEN PHÁP LUẬT VE HỘ TỊCH TRONG BOI

CANH CHUYEN DOI SO Ở QUAN NAM TU LIÊM HIỆN NAY 78

3.1 Quan điểm chi đạo thực hiện pháp luật về hộ tịch trên dia bàn quận Nam

Từ Liêm 78

3.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CĐS

trên địa bàn quận Nam Từ Liêm 803.2.1 NhOm gidi phap ã9ii 1211757 80

Trang 4

3.2.2 Nhóm các giải pháp cụ thể bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận Nam

Ter Lib 0 83

KET LUẬN 91DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 93

PHU LUC 97

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Trang 6

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bang 1.1 Quy trinh dang ky khai sinh Tr.36

Bang 1.2 Quy trình đăng ký kết hôn Tr.45

Bang 1.3 Quy trình dang ky khai tử Tr.52

Bang 2.1 Thong ké dang ky khai sinh giai doan 2019-2022 Tr.80

Bang 2.2 Ty trong % dang ky khai sinh Tr.81

Bang 2.3 | Thống kê đăng ký kết hôn giai đoạn 2019-2022 Tr.84 Bảng 2.4 Thống kê đăng ký khai tử giai đoạn 2019-2022 Tr.86

Bang 2.5 Thong kê thực hiện Pháp luật hộ tịch giai đoạn 2019-2022 Tr.93 Bảng 2.6 Thông kê số lượng cán bộ tư pháp hộ tịch Tr.98 Bang 2.7 Thong kê trang thiết bị tại bộ phận tư pháp các phường Tr.100 Bảng 2.8 Kết quả khảo sát tiêu chí 1 Tr.103 Bảng 2.9 Kết quả khảo sát tiêu chí 2 Tr.104

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát tiêu chí 3 Tr.105 Bang 2.11 | Kết qua khảo sát tiêu chí 4 Tr.106 Bang 2.12 | Kết qua khảo sát tiêu chí 5 Tr.106 Biểu đồ 2.1 | Đăng ký khai sinh giai đoạn 2019-2022 Tr.85

Biểu đồ 2.2 | Đăng ký Kết hôn giai đoạn 2019-2022 Tr.85 Biểu đô 2.3 | Xác nhận tinh trạng hôn nhân giai đoạn 2019-2022 Tr.91

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề

Tính cấp thiết của đề tài:

Bảo đảm thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về hộ tịch nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Thông qua hoạt động này bảo đảm công nhận và bảo hộ các quyền, lợi

ích hợp pháp của công dân, phục vụ công tác thông kê dân só, tính toán tỷ lệ tăng, giảm

tự nhiên của dân số, trên cơ sở đó có căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, việc thực hiện pháp luật về hộ tịch phải theo phương châm: bảo đảm “chính xác, đầy đủ, kịp thoi‘.

Trong bối cảnh chuyên đổi số và định hướng phát công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyên dân cư trong nước

và quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người, quyền công dân đòi hỏi được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của

công dân Chính vì vậy thực hiện pháp lệnh về hộ tịch trong bối cảnh chuyền đổi số (CDS) là điều kiện tất yếu dé dam báo tính chính xác, nhanh, kịp thời và giảm thiểu các thủ tục hành chính hiện tại đang rất chồng chéo và gây mat thời gian cho công dân

cũng như công chức khi thực hiện.

Trong thời gian qua, các cấp chính quyền đã có nhiều có gắng tổ chức và quan lý hộ tịch trong bối cảnh CDS, vì vậy hoạt động này dần dan đi vào nề nếp đạt được

những kết quả nhất định như: số trẻ em được đi đăng ký khai sinh đạt tỉ lệ cao, đăng ký

kết hôn đúng quy định, đăng ký khai tử đúng thời hạn; công tác phô biến giáo dục pháp luật về hộ tịch được chú trọng triển khai đến tận cơ sở.

Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, có dân số tương đối đông, thành phần phức tạp, có nhiều cơ

quan don vi quan trong đóng trên địa bàn Trong những năm qua, việc thực hiện pháp

luật về hộ tịch trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định, các thủ tục được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Trang 8

Kết quả thực hiện pháp luật về hộ tịch có tác động tích cực đến đời sống chính trị, văn hóa — xã hội trên địa bàn thành phố; việc thực hiện pháp luật về hộ tịch đang có những chuyên biến tích cực, các vấn đề liên quan đến hộ tịch của người dân trên địa bàn thành phố được tháo gỡ, giải quyết kịp thời; tạo được niềm tin của Nhân dân vào cấp ủy Đảng, chính quyền thành phó.

Bên cạnh đó, từ năm 2019 trở lại đây và nhất là năm 2021, 2022 và đầu năm 2023 Chính phủ thực hiện quyết liệt Đề án 06 “Phát triển ứng dung dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tâm nhìn đến năm 2030” mục đích xây dung kho dit liệu dam bảo đáp ứng đữ liệu phải Đúng - Đủ - Sạch- Sống và dữ liệu hộ tịch được coi như là một nguồn dữ liệu sạch và dam bảo dé đưa vào khai thác và sử dụng góp phần vào Chương trình cải cách hành

chính, xây dựng Chính quyên số đồng bộ, thông suốt.

Xuất phát từ những lý do trên, tác gia đã chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số qua thực tiễn quận Nam Từ Liêm, thành phố

Hà Nội.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đưa ra một số giải pháp về thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển

đôi số thông qua thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch tại Quận Nam Từ Liêm 2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS - Phân tích thực trạng pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh

CDS trên địa ban quận Nam Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay.

3 Tổng quan nghiên cứu

Trên thực tế có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về thực hiện pháp luật hộ tịch nhưng chưa gan kết với bối cảnh CDS như hiện nay chăng hạn:

Trang 9

* Đề tài khoa học: "Vẻ quản lý hộ tịch" của Phạm Trọng Cường [13]" Vấn để

đăng ký hộ tịch có yếu to nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam" của

Hoang Anh [2]; "Cai cách thu tục hành chính trong đăng ky và quản ly hộ tịch trên

dia bàn thành phố Hồ Chi Minh" của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh [30]; "Một số vấn dé ly luận và so sánh pháp luật về hộ tịch" của Ủy ban Thường vụ

Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp [34]; "151 câu trả lời về hộ tịch, hộ khẩu, chứng mình thư nhân dân và công chứng, chứng thực" của Trần Huyền Nga [23];

"Hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch" của Nguyễn Quốc Cường và cộng sự [12]; "Báo vệ quyên trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở

Việt Nam” [35].

* Luận văn thạc sĩ: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký và

quản lý hộ tịch ở tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp" của Trần Việt Hưng

[19]; "Đăng ký hộ tịch - thực tiễn và hưởng hoàn thiện” của Lê Thị Hoàng Yến [37]; “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, Quận Đan Phượng" của Phạm Hồng Hoàn [17]; "Quan lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng" của Bùi Thị Tư [33].

* Các bài đăng tạp chí: "Công tác lưu trữ số hộ tịch và tra cứu dữ liệu ở thành

pho Hà Nội" của Nguyễn Xuân Phương [27]; "Công tác đăng ky’, quản lý hộ tịch trước

yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới" của Lương Thị Lanh [21].

Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật hộ tịch có sự điều chỉnh, Chính phủ thực hiện

quyết liệt Đề án 06 “Phái triển ứng dụng đữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện

tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” thì

các công trình nghiên cứu trên chưa có tính thời sự, tạo ra các khoảng trống trong

nghiên cứu và thực tiễn.

- Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội

dung, hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bản quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ góc độ các kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và chỉ ra nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm Chính đó cơ

Trang 10

sở tạo nguồn dữ liệu quan trọng trong quá trình thu thập đữ liệu phục vụ chuyền đổi số Quốc gia.

- Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả đạt được của đề tài sẽ góp phần thiết thực

vào quá trình quản lý nhà nước về pháp luật hộ tịch và thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS trên địa bàn quận Nam Từ

Liêm, TP Hà Nội.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về lĩnh vực hộ tịch, thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS trên dia ban quận

Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

- Thời gian: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn quận Nam Tir Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2022.

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác — Lénin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích

-tong hợp kết hợp với phương pháp thống kê: thu thập, so sánh, phân tích số liệu, -tong kết thực tiễn để nghiên cứu nội dung các chương.

3 Kết cấu luận văn

Chương 1: Cơ sé lý luận thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đối số

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh

chuyền đổi số tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Trang 11

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN THUC HIEN PHÁP LUẬT VE HỘ TỊCH TRONG BOI CẢNH CHUYEN DOI SỐ

1.1 Khái quát pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đối số

1.1.1 Khái niệm pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyền đổi số

Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết cụ thể như sau:

Xác nhận vào Số hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bố sung thông

tin hộ tịch; Khai tử.

Ghi vào Số hộ tịch việc thay đôi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định

của cơ quan nha nước có thâm quyền: Thay đôi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con;

Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm đứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố

hoặc huỷ tuyên bố một người mat tích, đã chết, bị mat hoặc hạn chế năng lực hành

vi dân sự.

Ghi vào Số hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đôi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thâm quyền của nước

Xác nhận hoặc ghi vào Số hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của

pháp luật.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thâm quyền xác nhận hoặc ghi vào Số hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý dé Nhà nước bảo

hộ quyên, lợi ich hợp pháp của cá nhân, thực hiện quan lý về dan cư

Những sự kiện hộ tịch gắn liền với đời sống của mỗi người dân phát sinh, diễn biến liên tục đòi hỏi Nhà nước phải thường xuyên cập nhật thông tin và đưa ra các chính sách, biện pháp quản lý hiệu quả Thông qua công tác quản lý về hộ tịch,

Nhà nước tạo lập cơ sở pháp lý đê bảo vệ các quyên con người, quyên công dân và

10

Trang 12

phục vụ thiết thực cho hoạch định các chính sách phát triển ở từng giai đoạn phát triển nhất định Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sông xã hội, do đó việc nhận thức, quan niệm về hộ tịch phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển là cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp hiệu quả về vấn đề này.

Theo Giản yếu Hán Việt từ điển của tác giả Đào Duy Anh thì Hộ tịch là

"Quyền số của Chính phủ biến chép số người, chức nghiệp và tịch quán của từng

người" [Error! Reference source not found., tr.384].

Theo Từ điển Wikipedia: Dang ký hộ tịch là hệ thống mà theo đó một chính phủ ghi lại những sự kiện quan trọng của công dân và cư dân của mình thì có thê hiểu hộ tịch là những sự kiện quan trọng của công dân va cư dân.

Cho dù có nhiều quan niệm khác nhau về hộ tịch nhưng về cơ bản có thé hiểu "hộ tịch" là việc đăng ký với co quan có thẩm quyền các sự kiện quan trọng trong đời sông của một người (sinh, tử, kết hôn ) trong thời hạn quy định hay việc

ghi chép các sự kiện đó của cơ quan có thầm quyền nham quản lý dân cư.

Có thé khái niệm: H6 tich là những sự kiện khai sinh; kết hôn, giảm hộ; nhận cha,

mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

khai tử và xác định tinh trạng nhân thân của ca nhân từ khi sinh ra đến khi chết được đăng ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyên.

Khái niệm pháp luật về hộ tịch:

Theo quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật thì pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và mặc dù tồn tại nhiều quy phạm khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất chung cho toàn xã hội, đó là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành dé điều chỉnh các

quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị và bảo đảm thực hiện thông qua hoạt

động của hệ thông các cơ quan nhà nước.

Trong quản lý nhà nước về hộ tịch, pháp luật về hộ tịch có vai trò quan trọng trong bảo hộ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư, theo

11

Trang 13

đó phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật khách quan của quản lý và phải có hệ thống pháp luật phù hợp, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước thống nhất về

Cac quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch gồm: Thứ nhất, nhóm quan hệ về ĐKHT.

Nhóm này phản ánh những quan hệ về nội dung của việc thực hiện các quy

định của pháp luật về hộ tịch Mục đích của việc điều chỉnh các nhóm quan hệ này

nhằm xác nhận giá trị pháp lý của việc ĐKHT với ý nghĩa là biện pháp tạo cơ sở cho các cá nhân thực hiện đúng các quyền về hộ tịch, đồng thời cũng để Nhà nước bảo vệ được các quyên và lợi ich hợp pháp về hộ tịch của các cá nhân và phù hop với những mục tiêu, yêu cầu quản lý dân cư trong từng giai đoạn phát triển nhất

định Ví dụ như: theo quy định của pháp luật thì khi các sự kiện hộ tịch được đăng

ký thì có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba và cũng là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân liên quan Những quan hệ về nội dung còn làm phát sinh các

mối quan hệ khác trong quá trình thực hiện ĐKHT nhăm bảo đảm thực hiện nghiêm

chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thé liên quan, đồng thời có thé xảy ra những

sự kiện pháp lý tác động tới nội dung của các quan hệ pháp luật về hộ tịch (Ví dụ

như trường hợp có tranh chấp về việc xác nhận quan hệ cha hoặc mẹ và con thì các

bên liên quan có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thâm quyền giải quyết) Thứ hai, nhóm quan hệ về cơ cấu tô chức, quản lý hộ tịch

Các mối quan hệ này liên quan đến việc hình thành cơ cấu tô chức; quy định

thâm quyền và quy chế hoạt động của cơ quan hộ tịch Những mối quan hệ này

được thể hiện cụ thê như: mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch với các cơ quan DKHT; cơ cau tổ chức, hoạt động của hệ thống các cơ quan ĐKHT; mỗi quan hệ giữa các cơ quan ĐKHT Thực tiễn cho thấy rang việc giải quyết các mối quan hệ này thường phức tạp và cũng có những tồn tại, hạn chế nhất định Vi

vậy, việc xác định và quy định rõ thẩm quyền; cơ chế phối hợp trong quá trình tổ

chức đăng ký và quản lý hộ tịch; quy định cơ chế quản lý, mô hình tổ chức và hoạt

12

Trang 14

động của cơ quan ĐKHT phù hợp sẽ góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch.

Thứ ba, nhóm quan hệ về trình tự, thủ tục về DKHT.

Quản lý hộ tịch và ĐKHT nhăm bảo đảm sự minh bach, công khai các quyền về hộ tịch của cá nhân, đồng thời cũng là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân liên quan, do đó hoạt động quản lý, ĐKHT phải chịu sự điều chỉnh của

pháp luật theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định Việc thực hiện các

nguyên tắc, trình tự, thủ tục ĐKHT làm xuất hiện hàng loạt các mối quan hệ giữa

các chủ thể liên quan Đó là những quan hệ phát sinh từ việc thực hiện các thủ tục DKHT, thay đôi nội dung DKHT.

Như vậy, dé điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nêu trên, Nhà nước phải ban hành các quy phạm pháp luật - các quy phạm pháp luật về hộ tịch, tổng hợp các quy phạm pháp luật về hộ tịch tạo thành pháp luật về hộ tịch Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm Pháp luật về hộ tịch là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyên ban hành để điều chỉnh các quan hệ

xã hội phat sinh trong hoạt động ĐKHIT; trình tự, thu tục DKHT; quan lý nhà nước

về hộ tịch; về quyên, nghĩa vụ DKHT của cá nhân; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyên ĐKHT; nhiệm vụ, quyên hạn, trách nhiệm

của công chức làm công tác hộ tịch và trình tự, thủ tục ĐKHIT.

Chuyên đôi sô là quá trình thay đôi tông thê và toàn diện của cá nhân, tôchức vê cách sông, cách làm việc và phương thức sản xuât dựa trên các công nghệ

Chuyên đôi sô xu hướng tat yêu, không chỉ giúp tang năng suât, giảm chi phi

mà con mở ra không gian phát triên mới, tạo ra các giá tri mới ngoai các giá tri

truyện thong vôn có.

Chuyên đôi sô là quá trình khách quan, muôn hay không thì chuyên đôi sô

vẫn xảy ra và đang diễn ra Mỗi cá nhân, tổ chức có thé tham gia hoặc đứng ngoài

quá trình đó Nêu đứng ngoài, sẽ có khoảng cách lớn giữa các tô chức, Do vậy:

13

Trang 15

Pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số là thực hiện pháp luật dựa trên nên tảng số và các công nghệ số Nhìn về đường dai, thì mọi cá nhân, tô chức đều sẽ phải chuyên đổi số, không ai có thể đứng ngoài cuộc Tuy nhiên, tác động của công nghệ số lên các tổ chức, các ngành nghề là khác nhau Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay gắn với công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp là những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta thì sự cần thiết phải đi đầu trong bối

cảnh chuyên đôi sô là một nhu câu tât yêu

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối

cảnh chuyền đổi số

* Khải niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Dưới góc độ lý luận, thực hiện pháp luật có thể được nhìn nhận, đánh gia 0 nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu thực tế có thé hiểu rang

:Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định cua

pháp luật được thực hiện trong thực té cuộc sống và trở thành những hoạt động

thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật dựa trên nên tang số.

Từ quan niệm nêu trên, trong lĩnh vực hộ tịch có thể thấy rằng thực hiện pháp luật về hộ tịch là thực hiện pháp luật trong một lĩnh vực cụ thể, đó là đăng ký

quản lý nhà nước và DKHT Đăng ký hộ tịch có ý nghĩa quan trọng cho việc bao

dam lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ich hợp pháp của cá nhân và các cơ quan, tổ chức liên quan Thông qua ĐKHT, các quyền và nghĩa vụ của cá nhân được bảo vệ, đồng thời cũng là cơ chế đảm bảo sự công khai, minh bạch của quan hệ phát sinh từ các

sự kiện hộ tịch và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi có tranh chấp xảy ra.

* Đặc điểm của thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh CDS Nghiên cứu thực hiện pháp luật về hộ tịch có những đặc điểm sau:

Một là, chủ thê thực hiện pháp luật về hộ tịch.

14

Trang 16

Chủ thê thực hiện pháp luật về hộ tịch gồm UBND các cấp, các cán bộ, công

chức nhà nước và các cá nhân, công dân Việt Nam, công dân nước ngoai; một SỐ CƠ quan tô chức có liên quan

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện pháp luật về hộ tịch thông qua việc thi

hành công vụ của các cán bộ công chức thuộc UBND, cụ thể là tiến hành các hoạt

động đăng ký và quan lý hộ tịch đồng bộ dit liệu trên nền tảng só, tích hợp nhiều thủ tục trong một lần thực hiện, liên thông qua nhiều cơ quan, đơn vị quản lý giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thực hiện và số lần đi lại của công dân, nâng cao hiệu

quả quản trị của Nhà nước.

Hiện nay, cơ quan nhà nước thực hiện pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta gồm: Bộ tư pháp, UBND các cấp.

Trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch công dân là chủ thể tham gia trong

nhiều trường hợp ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật của UBND Nếu

công dân có ý thức tốt về công tác đăng ký hộ tịch và đặc biệt trong bối cảnh

chuyên đôi số rất cần công dân hợp tác, nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu công dân số trong thời điểm hiện nay.

Hai là, phạm vi thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyên đôi số

Các sự kiện hộ tịch không chỉ diễn ra trên phạm vi một địa phương và tại

một thời điểm xác định mà theo nơi cư trú, mưu sinh của mỗi người có thé diễn ra trên mọi miền đất nước, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu học tập và công tác, giao lưu kinh tế, xã hội đã khiến các quan hệ pháp luật về hộ tịch vượt ra khỏi phạm vi địa hạt của một xã, Quận, tỉnh, thậm chi là quốc gia Do đó, sự kiện hộ tịch của một cá nhân không chỉ liên quan đến sự quản lý của UBND nơi người

đó thường trú mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác trên địa bàn cả nước Chăng hạn, sự kiện ĐKKS cho con của một người có hộ khẩu thường trú tai UBND xã A, thuộc thành phố Hà Nội nhưng là có nhu cầu ĐKKS cho con tại UBND xã B

thuộc tỉnh Hưng Yên (nơi người đó đăng ký tạm trú) Khi thủ tục đăng ký khai sinh

đó được thực hiện trên môi trường số thì thông tin được cập nhật trên toàn hệ thống và khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có thông tin về trường hợp đó, trẻ em đăng

15

Trang 17

ký khai sinh được cấp số định danh đến khi trẻ đủ 14 tuổi số định danh đó sẽ trở

thành số căn cước công dân và mã số đó sẽ theo công dân từ khi sinh ra đến khi chết đi Về mặt thời gian, đối với công dan mà nói thì có thé thực hiện đăng ký quản lý hộ tịch bất ké thời gian nào trên môi trường mạng 24/24h không bị bó buộc vào thời gian hành chính như trước đây Một thủ tục đăng ký khai sinh trong bối cảnh

chuyên đổi số đã được tích hợp thành: Đăng ký khai sinh- cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuôi- đăng ký thường trú Như vậy | hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công

Quốc gia được liên thông đến 3 cơ quan thực hiện và công dân chỉ cần 1 lần đến I nơi để nhận cả 3 kết quả trên, rất thuận lợi và minh bạch đồng thời tiết kiệm thời

gian, chi phí cho công dân có yêu cầu Thực hiện pháp luật về hộ tịch không chỉ liên quan đến các sự kiện hộ tịch mới phát sinh mà còn liên quan đến nhiều sự kiện hộ tịch xuất hiện từ rất lâu trong quá khứ (ví dụ việc cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ

tịch hay đăng ký quá hạn, đăng ký lại các sự kiện hộ tịch ).

Ba là, thực hiện pháp luật về hộ tịch gắn liền với nhân thân của cá nhân.

Hộ tịch bao gồm các sự kiện gắn với cá nhân, được xác định từ thời điểm

sinh đến thời điểm chết; các dấu hiệu về giới tính, dân tộc, kết hôn, cha đẻ, mẹ

đẻ có tính đặc định dé phân biệt các cá nhân với nhau và không thé chuyên đồi.

Về nguyên tắc, việc đăng ký các sự kiện về hộ tịch, xác nhận nhân thân phải do cá

nhân trực tiếp thực hiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (như: khai sinh có thé do bố, mẹ đi ĐKKS; khai tử do người thân của người chết đi đăng ký khai tử) Do đó, thực hiện pháp luật về hộ tịch phải tạo cơ sở định hướng cho các cá nhân

và phù hợp với những mục tiêu, yêu cầu quản lý dân cư trong từng giai đoạn phát

triển nhất định Trong bối cảnh chuyên đổi số khi cá nhân có yêu cầu thủ tục trên môi trường mạng đòi hỏi phải được đăng ký bằng tài khoản định danh xác thực điện tử, căn cước gắn chip, bằng số số BHXH giúp công tác quản lý sẽ thuận lợi, minh

bach và rõ ràng.

Bon là, thực hiện pháp luật về hộ tịch gắn với tính quyền lực nhà nước và được thực hiện bởi các chủ thể là các công chức làm công tác hộ tịch Trong bối cảnh chuyên đổi số tính quyền lực nhà nước ngày càng được thực thi đúng pháp

16

Trang 18

luật, thượng tôn pháp luật, mục đích bảo vệ nhân quyền và hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền của chuyên đổi số.

Năm là, thực hiện pháp luật về hộ tịch là hoạt động được tô chức chặt chẽ, thống nhất, mang tính thường xuyên và gắn với UBND các cấp Khi chuyền đổi số

đang diễn ra mạnh mẽ và đồng bộ khắp nơi thì việc chia sẻ, lưu trữ dữ liệu hộ tịch

trong quá trình đăng ký quản lý hộ tịch là nguồn đữ liệu đúng đủ, sạch, sống thu

thập dữ liệu dân cư dé phục vụ chuyên đổi số Quốc gia và hoạch định phát triển

kinh tế xã hội 6n định, bền vững.

Thực hiện pháp luật về hộ tịch liên quan đến con người thông qua việc đăng

ký các sự kiện hộ tịch, việc thực hiện pháp luật luôn luôn gan voi UBND cac cap.

Do đó các hoạt động thực hiện pháp luật cha UBND phải được tổ chức trên cơ sở pháp luật; đảm bảo tính pháp chế và thống nhất từ Trung tương đến địa phương nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đặt ra Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều có những đặc thù nhất định về dân cư, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nên để phát huy hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch đòi hoi UBND có thẩm quyền ở

mỗi cấp, mỗi địa phương phải có sự linh hoạt, sáng tạo trong quản lý điều hành,

phân cấp, phân quyền phù hợp với các quy định pháp luật Nêu cao trách nhiệm

người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm Bên cạnh đó, các sự kiện hộ tịch của mỗi

cá nhân có sự đặc định khác nhau và luôn có sự thay đôi từ thời điểm sinh ra đến thời điểm chết, do đó các hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch phải có tính

thường xuyên dé cập nhật, theo kịp diễn biến của các sự kiện hộ tịch thì mới có cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân; thực hiện có hiệu

quả các nhiệm vụ về quản lý dân cư và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ một số đặc điểm nêu trên cho thay mục dich của thực hiện pháp luật về hộ tịch đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và ĐKHT nói riêng được ôn định va phát triển theo đúng yêu cầu quản ly dé ra trong bối cảnh

chuyển đôi số Dé đạt được các yêu cầu, mục tiêu quản lý nhà nước cũng như hiệu

lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch, nhà nước phải luôn hoàn thiện pháp luật, có các chính sách điều chỉnh phù hợp dé hoạt động ĐKHT phục vụ tốt cho

17

Trang 19

công tác quan lý dân cư, củng cố lòng tin của công dân vào cơ chế, chính sách, pháp

luật của Nhà nước.

1.1.3 Vai trò của thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyền đổi số

Thực hiện pháp luật về hộ tịch là lĩnh vực thể hiện chức năng xã hội của nhà nước, của các tổ chức và cá nhân, là nhiệm vụ quan trong, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến đổi về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời

góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân số, kế hoạch hóa gia đình, nên thực hiện pháp luật về hộ tịch có vai trò rất quan trọng trọng đời sống xã hội:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về hộ tịch tạo cơ sở để Nhà nước hoạch định và tổ chức các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Quản lý hộ tịch gắn liền với quản lý dân cư theo quy định của pháp luật, trong đó theo truyền thống pháp lý và thực tiễn, mỗi cá nhân đều thuộc sự quản lý của chính quyền là UBND ở từng cấp nhất định Do đó, khi UBND thực hiện pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền thì sẽ đảm bảo cho việc quản

ly nhà nước và tô chức đăng ký các sự kiện hộ tịch có hiệu quả, qua đó sẽ tạo lập được hệ thống thông tin cơ bản về nhân thân của người dân trong mỗi đơn

vị ĐKHT, phục vụ cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước, hoạch định, xây dựng

các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương và cả nước Ví du như: thống kê nhân khẩu; phân bổ dân cư;

xác định độ tuổi đi học, thực hiện nghĩa vụ quân sự, phổ cập giáo dục, xây

dựng chính sách phúc lợi, an sinh xã hội Hay nói cách khác, việc thực hiện

pháp luật về hộ tịch của UBND là cơ sở tạo lập các nguồn dit liệu gốc liên quan đến cá nhân dé từ đó các cơ quan có thâm quyên (trong đó có UBND)

18

Trang 20

thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước có liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân đã được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ về hộ tịch.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về hộ tịch bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trong thực tế và góp phần nâng cao ý thức pháp luật về hộ tịch.

Pháp luật bảo đảm sự bình dang về quyền con người, quyền công dân của mỗi cá nhân trong đời sống xã hội, trong đó có các quyền về hộ tịch như quyên đối với họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền có quốc tịch, quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi Chính vì vậy, dé đảm bảo các quyền đó, Nhà nước luôn hoàn thiện các chính sách, biện pháp về lập pháp, hành pháp và tư pháp dé bảo vệ các quyền cơ bản của con người như: bảo vệ quyên trẻ em, quyền bình đăng giới, quyền về giáo dục, quyền bao chữa trong tô tụng hình sự, quyền được giám hộ, quyền được thừa kế Tuy nhiên, các quyền con người, quyền công dân chỉ được đảm bảo thông qua việc thực hiện pháp luật

của cơ quan nhà nước có thâm quyên.

Đối với các quyền về hộ tịch, pháp luật quy định cho UBND các cấp chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hộ tịch ở địa phương, nhất là hoạt động DKHT Thông qua thực hiện pháp luật về hộ tịch của UBND,

các quy định pháp luật về hộ tịch được triển khai trên thực tế, các cá nhân được hưởng các quyền về hộ tịch cụ thể của mình trên cơ sở kết quả hoạt động ĐKHT của UBND có thâm quyên là các giấy tờ về hộ tịch (giấy khai

sinh, giấy chứng nhận kết hôn ) Các giấy tờ về hộ tịch là sự khang định về mặt pháp lý về đặc điểm mang tính đặc định về nhân thân của cá nhân công dân qua đó có thé xác định địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó được tham gia vào các quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội hay không Hay nói cách khác là, kết quả thực hiện pháp luật về hộ tịch của

19

Trang 21

UBND thông qua các giấy tờ về hộ tịch là cơ sở đảm bảo các quyền nhân

thân của cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và khả năng đượcpháp luật bảo vệ.

Ngoài ra, thực tiễn cũng cho thấy rằng thực hiện pháp luật về hộ tịch không chỉ đòi hỏi vai trò chủ động của UBND các cấp mà còn đòi hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đảm bảo các quyền về hộ tịch của cá nhân Do đó, việc thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về hộ tịch là kênh thông tin quan trọng để các cá nhân, tô chức liên quan nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của các quyền về hộ tịch và thực hiện ĐKHT, góp phần nâng cao ý thức pháp luật về hộ tịch trong nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về hộ tịch góp phan bao đảm 6n định trật tự

an toàn xã hội.

Thực hiện pháp luật về hộ tịch là cơ sở quan trọng đảm bảo quản lý nhà nước về hộ tịch liên quan đến nhiều vấn đề đời tư cá nhân, thậm chí nhạy cảm về chính trị, văn hóa, xã hội và là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của UBND các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyên, lợi ich hợp pháp của cá nhân và gia đình khi tham gia vào các quan hệ xã hội về hộ tịch và các quan hệ xã hội khác (ví du như về thừa kế, quan hệ hôn nhân, quan hệ về cha, mẹ và con ) góp phần bảo đảm

ồn định trật tự an toàn xã hội Từ đó, dé đảm bảo 6n định trật tự xã hội, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo đúng quy định pháp

luật, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền, đặc biệt là UBND các cấp phải nhận thức sâu sắc răng việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, ĐKHT liên quan đến nhiều mặt của đời sông kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự xã hội và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước về hộ tịch, đảm bảo ôn định trật tự an toàn xã hội.

20

Trang 22

Thứ tư, thực hiện pháp luật về hộ tịch góp phần quan trọng vào việc Hội nhập Quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Thực hiện pháp luật về hộ tịch với những quy định mới của Luật hộ tịch, trong đó có những quy định về cán bộ làm công tác hộ tịch, cùng với sự

quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương, việc triển khai thực hiện Luật sẽ đạt được những kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu khách quan của công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội trong giai đoạn đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

1.1.4 Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyên đôi số

Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch

Các nội dung quy định của pháp luật về hộ tịch bảo đảm thể chế hóa đường

lối quan điểm của Dang, chủ trương chính sách của Nhà nước, nhu cầu khách quan

của xã hội trong quản lý dân cư của quốc gia và chính quyền địa phương Vì vậy,

yêu cầu đặt ra là thực hiện pháp luật về hộ tịch phải tạo được cơ chế hữu hiệu cho các chủ thé pháp luật tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về hộ tịch.

1.1.4.1 Thực hiện pháp luật về hộ tịch tại các Xã, phường

Đăng ký khai sinh là một nội dung quan trọng trong thực hiện pháp luật

về hộ tịch của UBND cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) Khai sinh là sự kiện hộ tịch đầu tiên gắn với nhân thân của mỗi cá nhân khi được sinh ra Khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ĐKKS có nghĩa

là đứa trẻ chính thức được xác định là một công dân của một nhà nước,

được xác định họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo và chính thức xác lập mối quan hệ pháp lý giữa công dân với nhà nước Giấy khai sinh được coi là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, tất cả các giấy tờ hộ tịch khác phải phù hợp với những nội dung ghi trong giấy khai sinh Do đó, khi người dân đến ĐKKS cho trẻ thì UBND cấp xã phải thực hiện việc đăng ký cho họ theo đúng quy định của pháp luật về

21

Trang 23

thâm quyên, thời hạn, thủ tục DKKS Hiện nay, những van dé đó được quy định cụ thể tại Nghị định 123 và các văn bản hướng dẫn thi hành UBND

cấp xã, nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện việc ĐKKS cho

trẻ em Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và

người cha, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc ĐKKS.

Đề đảm bảo cho mọi cá nhân khi sinh ra đều được ĐKKS cũng như yêu cầu quản lý của nhà nước, pháp luật về hộ tịch còn quy định UBND cấp xã

thực hiện ĐKKS cho những trường hợp đặc biệt như khi sinh cho trẻ em bị bỏ

rơi, cho trẻ sinh ra và sống được 24 giờ trở lên rồi chết UBND cấp xã thực hiện DKKS cho những trường hợp trên theo đúng quy định của pháp luật về

thầm quyên, trình tự, thủ tục.

Hai là, thực hiện pháp luật về đăng ký khai tử

Khai tử vừa là quyên, vừa là nghĩa vụ của công dân khi có người thân chết Do yêu cầu của thực hiện pháp luật về hộ tịch, công dân thực hiện đăng ký khai tử cho người thân ngày cả khi không được hưởng một quyền lợi trực tiếp nào từ việc đăng ký khai tử.

Đăng ký khai tử là việc cơ quan nhà nước có thâm quyền xác nhận sự kiện của một người và ghi vào số đăng ký khai tử, cấp giấy chứng tử cho người thân của họ Trên cơ sở đó làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa người

chết với gia đình và đối với xã hội, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của thân nhân người chết.

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì UBND cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng

ký khai tử.

22

Trang 24

Ủy ban nhân dân cấp xã còn thực hiện việc đăng ký khai tử cho trẻ sơ sinh, cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đi đăng ký khai tử Nếu cha, mẹ không đi khai tử, khi cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung dé ghi vào Số đăng ký khai tử Trong cột ghi chú của Số đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh" [Error! Reference source not found.].

Về thời hạn và trách nhiệm đi đăng ký khai tử, trình tự, thủ tục đăng ký khai tử được UBND cấp phường thực hiện theo quy định tại Luật Hộ tịch.

Ba là, thực hiện pháp luật về đăng ký kết hôn:

Kết hôn là một trong những quyền cơ bản của công dân Việc công dân đến UBND cấp xã đăng ký kết hôn vừa là để đảm bảo quyền, vừa là trách nhiệm của công dân UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn khi xét thấy nam nữ đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành Khi thực hiện pháp luật về đăng ký kết hôn, UBND cấp xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hộ tịch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục (Luật Hộ tịch).

Liên quan đến thực hiện pháp luật về đăng ký kết hôn, UBND cấp xã còn thực hiện việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân UBND cấp xã nơi công dân cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi công dân không đăng ký kết hôn tại đó mà đăng ký kết hôn tại địa phương khác Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là căn cứ dé UBND cấp xã nơi tiễn hành đăng ký kết hôn khang định việc kết hôn của

công dân không vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Việc cấp

giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của UBND cấp xã phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền, điều kiện, nội dung, giá trị của giấy xác

nhận tình trạng hôn nhân.

Bon là, thực hiện pháp luật về đăng ký việc giám hộ

23

Trang 25

Giám hộ là việc cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thầm quyền được

pháp luật quy định hoặc được cử dé thực hiện việc chăm sóc va bảo vệ quyên,

lợi ích hợp pháp của người được giám hộ Giám hộ là một chế định thé hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên có hoàn cảnh khó khăn và người mat năng lực hành vi dân sự, thé hiện tinh nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ Sở cua cơ quan, tô chức đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.

Khi thực hiện pháp luật về đăng ký giám hộ, UBND cấp xã phải tuân

thủ các quy định về thầm quyên, trình tự, thủ tục đăng ký việc giám hộ theo

quy định của pháp luật.

Năm ià, thực hiện pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một chế định luật có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình Việc nuôi con nuôi chỉ có

giá trị pháp lý khi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thâm quyên.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm

con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi nuôi trong nước.

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký việc nhận nuôi con nuôi khi các bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định, thực hiện theo đúng

trình tự, thủ tục quy định tại Luật Nuôi con nuôi.

Đề đảm bảo cho việc nuôi con nuôi đúng mục đích, pháp luật hiện hành quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện như: Có năng lực hành vi dan dự day đủ; Hơn nuôi nuôi từ 20 tudi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Có tư cách đạo đức tốt.

24

Trang 26

Đồng thời, pháp luật còn quy định những người không được nhận con nuôi: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các

tội cô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác;

ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công

nuôi đưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Hiện nay (kế từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực), pháp luật hiện hành đã quy định về vấn đề nuôi con nuôi thực tế UBND quận Bắc Từ Liêm triển khai thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn Quận theo quy định của Luật Nuôi con nuôi Theo đó thì UBND cấp phường tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế giữa công dân Việt nam với nhau phát sinh

trước ngày 01/01/2011.

Sáu là, thực hiện pháp luật về đăng ký quá hạn, đăng ký lại

Việc đăng ký quá hạn được thực hiện đối với những trường hợp đủ điều kiện đăng ký nhưng chưa đăng ký và đảm bảo đúng thâm quyên, trình tự, thủ tục UBND cấp xã, nơi có thẩm quyền DKKS, khai tử theo quy định của pháp

luật thực hiện việc ĐKKS, khai tử quá hạn.

Đăng ký lại các việc hộ tịch như sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được thực hiện khi các việc trên đã được đăng ký nhưng số hộ tịch và bản sao giấy tờ hộ tịch bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được UBND cấp xã nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã ĐKKS, khai tử, kết hôn trước đây thực hiện việc

đăng ký lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện pháp luật về đăng ký quá hạn, đăng ký lại theo quy định tại Luật Hộ tịch về trình tự, thủ tục.

Bảy là, thực hiện pháp luật về đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

25

Trang 27

Mỗi người sinh ra đều có cha và có mẹ, quyền có cha, mẹ là một quyền không thể chối bỏ của con người, phù hợp với quy luật tự nhiên, đạo đức xã hội Việc nhận cha, mẹ, con nhằm mục đích đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra được chăm sóc tốt nhất, đảm bảo cho chúng có một gia đình thực sự dé hoàn thiện nhân cách, trí lực và thể lực.

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là cơ sở để xác định mối quan hệ cha -con, mẹ - -con, từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý về nhân thân, tài sản trong quan hệ giữa cha, mẹ và con Pháp luật về hộ tịch quy định việc đăng ký

nhận cha, mẹ, con hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện giữa các bên và khi

không có tranh chấp.

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được

nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Ủy ban nhân dân cấp phường thực hiện pháp luật về đăng ký nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật (Luật Hộ tịch về đăng ký và quản lý hộ tịch) về điều kiện, thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Sau khi đăng ký nhận cha, mẹ, con, UBND cấp xã nơi ĐKKS cho người con ghi bổ sung phan khai về cha, mẹ trong Số DKKS và bản chính

Giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha, mẹ trước đây đề trống.

Trong trường hợp Số DKKS đã chuyền lưu 1 quyền tai UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp quận), thị UBND cấp phường thông báo cho UBND cấp quận dé ghi tiếp việc bổ sung.

Trong trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Số ĐKKS và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, me đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định của Luật Hộ tịch về

đăng ký và quản lý hộ tịch.

Tám là, thực hiện pháp luật về đăng ký việc thay đôi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bồ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch:

26

Trang 28

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã DKKS trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

Phạm vi thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Số DKKS và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cau thay đổi khi có

lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Số DKKS và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dântộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của

người đó bị khuyết tat bam sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

Bồ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Số DKKS và bản chính Giấy khai sinh.

Điều chỉnh những nội dung trong số ĐKHT và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải số DKKS và bản chính Giấy khai sinh.

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bồ sung hộ tịch theo thủ tục

được quy định tại Luật Hộ tịch.

Trường hợp UBND cấp xã thực hiện việc thay đổi, cải chính, bố sung, điều chỉnh hộ tịch mà số hộ tịch đã chuyển lưu một quyên tại UBND cấp Quan, thì UBND cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp Quận về những nội dung thay đôi đề ghi tiếp vào số hộ tịch lưu tại UBND cấp Quận.

Một số hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch khác của UBND cấp xã:

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, vận

động nhân dân địa phương chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

27

Trang 29

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại giấy tờ hộ tịch, sô hộ tịch, biéu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ số

hộ tịch;

Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp Huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm theo thâm quyền.

Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thé theo quy định trên (trừ trường hợp giải quyết tố cáo theo thâm quyền).

Trong thực hiện pháp luật về hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp UBND cấp phường thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp phường xem xét, quyết định việc DKHT theo quy định của pháp luật;

Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các

sự kiện hộ tịch Đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong

tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị tran mà không được đăng ký.

Sử dụng các loại sô hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để UBND cấp xã báo cáo UBND cấp Quận theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ số hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.

Tuyên truyền, phô biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

28

Trang 30

Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản

lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn

đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm.

1.1.4.2 Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở UBND Quận

Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của

Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì UBND cấp huyện thực hiện pháp luật về hộ tịch theo những nội dung sau:

Thực hiện ĐKKS cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc

cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện ĐKKS cho trẻ em sinh ra ởnước ngoai mà chưa được DKKS.

Thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài, giữa công dân Việt nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam

định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với

nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công

dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Thực hiện đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ giữa công dân Việt Nam

và người nước ngoải cùng cư trú tại Việt Nam.

Thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với

người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công

dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng

thời có quôc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước

29

Trang 31

ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tạiViệt Nam.

Thực hiện đăng ký thay đổi, cải chính, bố sung hộ tịch, xác định lại dan tộc cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Thực hiện ghi vào số hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thâm quyền của nước ngoài.

Thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoai hoặc công dân Việt nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.

Chỉ đạo, kiểm tra việc tô chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với UBND cấp xã.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch Hàng năm, UBND cấp Huyện tiến hành rà soát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đề tô chức bồi

dưỡng nghiệp vụ và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, những văn bản

pháp luật mới ban hành, giải đáp những khó khăn, vướng mắc khi cán bộ gặp trong quá trình giải quyết các sự kiện hộ tịch và những tình huống phát sinh trong thực tế khi pháp luật chưa có quy định dé điều chỉnh cần xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

Tổ chức tuyên truyền, phố biến các quy định của pháp luật về hộ tịch, các văn bản được thay thế, sửa đổi bổ sung.

Quản lý, sử dụng các loại số hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định

của Bộ Tư pháp.

Lưu trữ số hộ tịch, giấy tờ hộ tịch theo thứ tự từng năm, từng hồ sơ dé

phục vụ cho việc tra cứu.

Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo UBND cấp tỉnh

theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

30

Trang 32

Giải quyết khiếu nại, tổ cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).

Phòng Tư pháp giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hiện pháp luật về hộ tịch nói trên Khi có khiếu nại, tổ cáo về lĩnh vực hộ tịch thì Phòng Tư pháp có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đó theo đúng trình tự quy

định của pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký

và quản lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý

mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu

trách nhiệm.

1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch 1.2.1 Tuân thủ pháp luật về hộ tịch

Xét về tính chất tuân thủ pháp luật về hộ tịch là một hình thức thực hiện pháp

luật mang tính bắt buộc đối với các chủ thể quan hệ pháp luật hộ tịch Ví dụ theo

quy định tại Điều 74 Luật Hộ tịch quy định cán bộ tư pháp hộ tịch không được cửa quyên, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng

ký, quản lý hộ tịch; không được thu lệ phí cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các

khoản thu, các thủ tục giấy tờ, cỗ ý kéo dài thời hạn khi giải quyết DKHT; không được tây xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch;

có ý đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái với quy định của pháp luật [10].

1.2.2 Thi hành pháp luật về hộ tịch

Thị hành pháp luật vê hộ tịch là một hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch,

khi nhận được yêu cầu DKHT của các tô chức, cá nhân, UBND có thâm quyền có

trách nhiệm thực hiện việc đăng ký theo đúng nội dung yêu cầu, phù hợp với đối

31

Trang 33

tượng và theo đúng các trình tự, thủ tục quy định, đồng thời người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ liên quan đến yêu cầu ĐKHT.

1.2.3 Sử dụng pháp luật về hộ tịch

Điêu này được thê hiện rõ nhât ở quyên được khiêu nại, tô cáo của công dân

đối với UBND hoặc công chức hộ tịch khi có căn cứ cho rằng UBND đã từ chối cấp

giấy tờ hộ tịch cho mình không có căn cứ pháp luật hoặc công chức hộ tịch có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến quyền về hộ tịch của mình.

Như vậy, với hình thức sử dụng pháp luật về hộ tịch, pháp luật quy định quyền của các chủ thê liên quan trong hoạt động ĐKHT nhưng các chủ thể đó có thể không

thực hiện quyền của mình nếu cho rằng không cần thiết (tùy nghi) 1.2.4 Áp dụng pháp luật về hộ tịch

Ap dụng pháp luật vê hộ tịch là một hình thức thực hiện pháp luật vê hộ tịch,

theo đó Nhà nước thông qua các cơ quan hộ tịch hoặc tô chức, cá nhân được nhà

nước trao quyền căn cứ vào các quy định pháp luật để ban hành một văn bản áp dụng pháp luật về hộ tịch, từ đó làm phát sinh, thay đôi, chấm dứt các quan hệ pháp

luật trong lĩnh vực hộ tịch.

1.3 Quy trình, chủ thé thực hiện pháp luật hộ tịch trong bối cảnh chuyền đối số

Thông qua hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trong bôi cảnh chuyên đôi

số rất có ý nghĩa thiết thực đến đời sống nhân dân, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, thống kê dân số, xác lập cơ sở pháp lý dé bảo hộ quyền con

người, quyền công dân đồng thời quản lý dân cư một cách khoa học nhất Công tác

ĐKHT khi được triển khai trong bối cảnh chuyền đổi số thi dit liệu của phần mềm hộ tịch được kết nối với cơ sở đữ liệu Quốc gia về dân cư va cấp số định danh cho trẻ ngay khi đăng ký khai sinh và cung cấp dit liệu “sống” cho cơ sở dit liệu Quốc

Trong bối cảnh chuyên đổi số đã có nhiều thủ tục DKHT được don gián hóa, giấy tờ cắt giảm tối đa, tăng cường việc xuất trình thay cho việc phải nộp các giấy tờ sao y, phô tô trước đây, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính được rút

32

Trang 34

ngắn, được công khai, minh bạch và rõ ràng về thời gian và người dân có thể theo

dõi nam bắt cụ thé từng bước chuyền của hồ sơ hộ tịch trên môi trường số.

Với công chức thực hiện thì việc có cơ sở dữ liệu dé dàng thuận tiện trong

việc tra cứu, cập nhật thông tin, theo dõi xác minh và xử lý, tiết kiệm thời gian, sức

lực và hiệu quả công việc được nâng lên.

Trong bối cảnh chuyên đổi số việc lay người dân làm trung tâm và hướng

đến giấy tờ của người dân chỉ cung cấp một lần Chính phủ đã triển khai thực hiện

25 dịch vụ công thiết yếu trong đó có 3 thủ tục liên quan đến hộ tịch như sau:

— Đăng ký khai sinh

— Đăng ký kết hôn

— Đăng ký khai tử

Về các quy trình đăng ký trực tuyến được thực hiện và chuyền giao trên Công

dịch vụ công Quốc gia chứ không còn đơn thuần là bàn giao hồ sơ giấy như trước

đây Thời gian được tích hợp ngay khi tiếp nhận hồ sơ và đếm ngược thời gian giải quyết Trong suốt quá trình xử lý hồ sơ của UBND các cấp công dân có thể theo dõi tình trạng hồ sơ của mình đến giai đoạn nào Người dân có thê trực tiếp đánh giá, nhận xét, khen chê trên công dịch vụ công khi tham gia thực hiện thủ tục Chính vì vậy mà thời gian giải quyết cho công dân khi hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thường hoàn thành sớm và hạn chế được tối đa việc chậm muộn Sau đây là quy trình đăng ký khai sinh gồm các bước như sau:

1.3.1 Quy trình đăng ký kết hôn

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

1 Người có yêu cầu đăng ký kết hôn (Công dân) 1 Nộp Công lựa chọn nộp hô sơ trực tuyên từ Công Dịch vụ

hô sơ dân | công QG

2 Công dân đăng ký tài khoản giao dịch điện tử

33

Trang 35

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

3 Công dân lựa chọn: Thủ tục Đăng ký kết hôn

4 Công dân điền mẫu, kiểm tra thông tin đảm

bảo chính xác.

1 Nhận thông báo có hồ sơ mới trên Hệ thống

2 Kiểm tra hồ sơ và các thông tin Không quá

` 3 Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: 02 giờ làm vere 3.1 Cập nhật thông tin vào Phần mềm Một cửa | việc ké từ

Bộ 3.2 Xác nhận thông tin, gửi thông báo tiếp | khi Hệ

Mặt nhận thống báo cửa |4 Trường hợp công dân không bổ sung, hoàn | có hồ sơ

thiện hồ sơ thì Bộ phận Một cửa có văn bản từ | mới chối giải quyết

: 1 Nhận thông báo có hồ sơ mới và tiếp nhận hồ

Tiếp so

nhan ˆ 2 Kiểm tra hồ sơ (Biéu mẫu, file đính kèm)

và giải | Công x" l

quyết chức | 3 Trường hợp hô sơ day đủ, tiép nhận hô sơ :

hồ sơ pháp _ | 3.1 Đăng ký vào Sổ DKKH và lưu chính thức 04 giờ

Hộ tịch | trên Phân mêm Đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử

3.2In, trình Lãnh đạo UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn bản chính, bản sao, điện tử

1 Ky Giấy chứng nhận kết hôn bản chính, bản

sao, bản điện tử (chưa đóng dấu của UBND cấp

Lãnh | 2 Chuyên lại Giấy khai chứng nhận kết hôn ban 01 gic

UEND chính, ban sao, ban điện tử cho công chức Tu

cấp xã | pháp-Hộ tịch

34

Trang 36

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

Đối với các hồ sơ quá hạn giải quyết: có văn bản

xin lỗi gửi công dân, nêu lý do quá hạn và thời

hạn trả kết quả lần sau.

1 Chuyên kết quả (bản chính/bản sao/bản điện

Công tử) tới Công chức Một cửa

chức | 2 Thông báo cho công dân đên trụ sở UBND câp

Tư ~ kos , begs ` 01 giờ

pháp- xã mang theo giây tờ tương ứng với từng trườngHộ tịch | hợp

3 Cập nhật tình trạng hồ sơ trên Hệ thống.

1 Tiếp nhận hồ sơ từ công chức Tư pháp - Hộ

2 Đề nghị công dân xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân, bản chính hoặc bản trích lục Giây chứng

nhận kết hôn (nếu có), Nếu công dân đã tích hợp

CSDL dân cư thì không cần giấy tờ trên kêt DKKH và Sô DKKH theo quy định của luật hộ

cửa - ; hanh chinhqua tich.

Cong Cl, Lo ,

đã 5 Thu phí câp bản trích lục khai sinh (nêu có)

6 Đóng dấu của UBND cấp xã vào phần chữ ký của lãnh đạo UBND cấp xã trân giấy chứng nhận

Trang 37

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

thống đến tài khoản, thư điện tử của công dân

(Miễn phí)

9 Hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC được số hóa

10 Bàn giao hồ sơ cho công chức Tư pháp - Hộ

tịch lưu trữ theo quy định1.3.2 Quy trình đăng ký khai sinh

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

1 Người có yêu cầu đăng ký khai sinh (Công

dân) lựa chọn nộp hồ sơ trực tuyến từ Cổng Dịch | Thông báo vụ công QG kiểm tra,

1 Nộp | Công 2 Công dân đăng ký tài khoản giao dịch điện tử | tiếp nhận,

hô sơ | dân ¬3 Công dân lựa chọn: Thủ tục Đăng ký khai sinh | phản hôi hồ

4 Công dân điền mẫu, kiểm tra thông tin đảm | sơ

bảo chính xác.

1 Nhận thông báo có hồ sơ mới trên Hệ thống

2 Kiểm tra hồ sơ và các thông tin Bồ sung hỗ sơ nếu cần

2 Công |3 Trường hop hồ sơ đủ điều kiện giải quyết:

nhận Bo 3.1 Cập nhật thông tin vào Phan mềm Một cửa | khan, qué

và giải | phận 3.2 Xác nhận thông tin, gửi thong báo tiệp | 02 ngày

quyet | Một nhận

hô sơ | cửa

4 Trường hợp công dân không bé sung, hoàn thiện hồ sơ thì Bộ phận Một cửa có văn bản từ chối giải quyết

36

Trang 38

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

1 Nhận thông báo có hồ sơ mới và tiếp nhận hồ

2 Kiểm tra hồ sơ (Biéu mẫu, file đính kèm) 3 Trường hợp hồ sơ đầy đủ, tiếp nhận hồ sơ

Công 3.1 Đăng ký vào Số đăng ký khai sinh và lưu

chức \ \

Tư chính thức trên Phân mêm Đăng ký, quản lý hộ

pháp- | tịch điện tử; chuyển hồ sơ sang CSDLQGDC lấy

Hộ tịch ok Lk

So định danh cá nhân va cập nhật vào Giây khai

3.2In, trình Lãnh đạo UBND cấp xã ký Giấy

khai sinh bản chính, bản sao, điện tử

1 Ký Giấy khai sinh bản chính, bản sao, bản điện

tử (chưa đóng dấu của UBND cấp xã)

2 Chuyên lại Giấy khai sinh bản chính, bản sao,

bản điện tử cho công chức Tư pháp-Hộ tịch

Lãnh ¬¬ ` " ,

đạo Đôi với các hồ sơ quá hạn giải quyêt: có văn ban

UBND | xin lỗi gửi công dân, nêu lý do quá hạn và thời

câp xã \

hạn trả kêt quả lân sau.

1 Chuyên kết quả (bản chính/bản sao/bản điện

Công tử) tới Công chức Một cửa

chức 2 Thông báo cho công dân đên trụ sở UBND cap

Tư xã mang theo giấy tờ tương ứng với từng trườn

pháp- g giầy g ung g g

H6 tich | hop

3 Cap nhat tinh trang hồ sơ trên Hệ thống.

3 Trả | Công 1 Tiếp nhận hồ sơ từ công chức Tư pháp - Hộ | Trong giờ

kết |chức |tịch hành chính

37

Trang 39

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

quả Một 2 Đề nghị công dân xuất trình bản chính giấy tờ

cửa - tùy thân, bản chính hoặc bản trích lục Giấy chứng

Công | nhận kết hôn (nếu có), Nếu công dân đã tích hợp dân CSDL dân cư thì không cần giấy tờ trên

3 Xác nhận đã đối chiếu bản chính

4 Đề nghị công dân ký vào Tờ khai đăng ký khai sinh và Số đăng ký khai sinh theo quy định của

luật hộ tịch.

5 Thu phí cấp bản trích lục khai sinh (néu có)

6 Trả kết quả cho công dân: Bản chính Giấy khai

sinh, Bản sao Giấy khai sinh.

7 Gửi Giấy khai sinh bản điện tử đến tài khoản,

thư điện tử của công dân (Miễn phí)

8 Hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC được số hóa

9 Bàn giao hồ sơ cho công chức Tư pháp - Hộ

1.3.3 Quy trình đăng ký khai tử

Bước | Chủ th Nội dung thực hiện Thời gian

1 Người có yêu câu đăng ký khai tử (Công dân) lựa chọn nộp hồ sơ trực tuyến từ Công Dịch vụ

1 Nộp | Công công QG

hôsơ | dân 2 Công dân đăng ký tài khoản giao dịch điện tử

3 Công dân lựa chọn: Thủ tục Đăng ký khai tử.

4 Công dân điền mẫu, kiểm tra thông tin đảm

38

Trang 40

Bước | Chủ thé Nội dung thực hiện Thời gian

bảo chính xác.

1 Nhận thông báo có hồ sơ mới trên Hệ thông

2 Kiểm tra hồ sơ và các thông tin B6 sung hồ sơ

nếu cần

Sg GIẢ DAO ae Không quá

3 Trường hợp hô sơ đủ điêu kiện giải quyết:

; ` ` 02 giờ làm

Công 3.1 Cập nhật thông tin vào Phân mêm Một cửa ; ,

chức : : „_ | Việc ke từR 3.2 Xác nhận thông tin, gửi thông báo tiêp ;

Bộ khi Hệ

phận nhận |

Mat ¬ | thông báo

R 3.3 Chuyên hô sơ tới công chức tư pháp hộ tịch `

cửa on có hô sơ

trong phân mêm Một cửa ;

: mới

4 Trường hợp công dân không bô sung, hoàn

thiện hồ sơ thì Bộ phận Một cửa có văn bản từ

2 , Tiếp choi giải quyết

nhận 1 Nhận thông báo có hồ sơ mới và tiếp nhận hồ

và giải

quyet so

ho so 2 Kiểm tra hồ sơ (Biéu mẫu, file đính kèm)

3 Trường hợp hồ sơ day đủ, tiếp nhận hồ sơ

Công 3.1 Đăng ký vào Số đăng ký khai tử và lưu chính

chức \ \

Tư thức trên Phân mêm Đăng ký, quản lý hộ tịch 04 giờ

pháp- | điện tử; chuyển hồ sơ sang CSDLQGDC lấy Sé Hộ tịch | _ an

định danh cá nhân và cập nhật vào Giây khai

3.2 In, trình Lãnh đạo UBND cấp xã ký Trích lục

khai tử bản chính, bản sao, điện tử

1 Ký Trích lục khai tử bản chính, bản sao, bản

01 giờ

điện tử (chưa đóng dấu của UBND cấp xã)

39

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát tiêu chí 3 Tr.105 - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số thông qua thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát tiêu chí 3 Tr.105 (Trang 6)
Bảng 2.1: Thống kê ĐKKS giai đoạn 2019-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số thông qua thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bảng 2.1 Thống kê ĐKKS giai đoạn 2019-2022 (Trang 69)
Bảng 2.3 Thống kê ĐKKH giai đoạn 2019-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số thông qua thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bảng 2.3 Thống kê ĐKKH giai đoạn 2019-2022 (Trang 73)
Bảng 2.5 Thống kê thực hiện pháp luật hộ tịch tại quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2019-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số thông qua thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bảng 2.5 Thống kê thực hiện pháp luật hộ tịch tại quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2019-2022 (Trang 83)
Bảng 2.6 Thống kê số lượng cán bộ Tư pháp - Hộ tịch - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trong bối cảnh chuyển đổi số thông qua thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bảng 2.6 Thống kê số lượng cán bộ Tư pháp - Hộ tịch (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w