khi tổ chức và hoạt động thanh tra được luật hoá, công tác thanh tra đã góp phần rất quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạmtrong quản lý hành chính Nhà nước; đ
Một số khái niệm 2-52 5S+SE2EEEcEECE 2E EExerkerkerreee 9 1 Khai niệm thanh tra 2211111111113 1 ke cee 9 2 Khai niệm thanh tra huyỆn - - + + +*k+seseeereeerseerseee 12 3 Khai niệm tổ chức và hoạt động thanh tra huyện
Thanh tra (Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh "Inspectare" với ý nghĩa "nhìn vào bên trong" để chỉ việc kiểm tra và xem xét một cách tỉ mỉ và chi tiết về hoạt động hoặc đối tượng cụ thé Theo Từ điển pháp luật Anh -
Việt động từ “inspect” có nghĩa là thanh tra và được giải thích là hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra [24]; còn theo nghĩa của danh từ “inspectare” lai có nghĩa là một cơ quan, tô chức, bộ phận thanh tra ví dụ như ban thanh tra, cơ quan thanh tra, có rất nhiều khái niệm khác nhau về thanh tra Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm
2016, thanh tra là “xem xét và ngăn chặn những gì trái với quy định” [69].
Theo Đại từ điển tiếng Việt năm 2008 do Nguyễn Như Ý làm chủ biên thì “thanh tra” có nghĩa là “điều tra, xem xét dé làm rõ sự việc” [70 tr.1465] Với nghĩa này thì thanh tra bao hàm cả nghĩa điều tra.
Theo cuốn sách "Thuật ngữ pháp lý phổ thông" (1986) của Nxb.
Pháp lý thì thanh tra được định nghĩa là một biện pháp, phương pháp của kiểm tra Nhiệm vụ thanh tra được ủy quyền cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm [33, tr.453] Đối với nghĩa này, thanh tra có nội hàm hẹp hơn kiểm tra, thanh tra gan liền với chức năng QLNN Nhiệm vụ của thanh tra cũng là kiểm tra, nhưng chỉ là kiểm tra của sở hữu nhà nước, kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh tế, xã hội,
Từ thời kỳ phong kiến, mặc dù khái niệm thanh tra chưa được sử dụng,tuy nhiên đã có các chức quan làm công việc giống như thanh tra Triều Lý có chức quan “Gián nghị đại phu” Gián nghị đại phu là chức quan cao cấp, đứng đầu là Tả gián nghị đại phu và Hữu gián nghị đại phu Nhiệm vụ của gián nghị đại phu là can gián nhà vua, giúp vua trong việc theo dõi, xem xét các công việc hệ trọng của triều đình Triều Trần có cơ quan gọi là “Wgự sử dai” đứng đầu là “Quan ngự sử” Ngự sử đài là cơ quan chuyên trách về việc can gián nhà vua và các quan lại trong triều đình Quan ngự sử có quyền lên tiếng can gián, đả kích những việc làm sai trái của nhà vua và các quan lại Có thé nói, các chức quan gián nghị đại phu và ngự sử trong thời kỳ phong kiến là tiền thân của các cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay [33].
Lần đầu tiên, thuật ngữ "thanh tra" xuất hiện trong Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dé thành lập Ban Thanh tra đặc biệt Sắc lệnh nêu rõ “Chinh phủ sẽ lập tức ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có kỷ niệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phú ” [9, tr.1] Từ sắc lệnh này, khái nệm thanh tra đã được củng cô và phát triển trong các bản Hiến pháp và văn ban quy phạm pháp luật của Việt Nam, khăng định thanh tra là một hoạt động quan trọng và không thé thiếu trong hoạt động QLNN Sac lệnh này đặt nền móng cho hệ thong thanh tra của Việt Nam va nhắn mạnh tam quan trọng của việc thanh tra trong việc đảm bảo sự tuân thủ và hiệu quả của hoạt động của các cơ quan và tô chức.
Trong Hiến pháp năm 1992, tại Khoản 7 Điều 112, có quy định rằng
“Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thong kê của nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước, chong quan liêu, tham những trong bộ máy nhà nước, công tác giải quyết KNTC của công dan” [34., tr.63] Trong Hiến pháp năm 2013, tại Khoản 5 Điều 96, quy định rằng “Chính phủ tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết KNTC, phòng, chong quan liêu tham những trong bộ máy nhà nước ” [41, tr.51] Điều này thể hiện sự liên tục và sự nhân mạnh của vai trò của Chính phủ trong việc quản lý, kiêm tra và dam bao
10 tính chất trong bộ máy nhà nước cũng như chống lại hành vi quan liêu và tham nhũng trong hoạt động của các cơ quan và tổ chức của nhà nước.
Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập một cách đầy đủ và toàn diện đến việc tổ chức và hoạt động của thanh tra là Pháp lệnh thanh tra năm 1990 Theo đó, hoạt động thanh tra được coi là chức năng thiết yếu của cơ quan QLNN Điều
1 của Pháp lệnh quy định rang “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan QLNN; là phương pháp bao đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong
QLNN, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa ” [30, tr Ì ] Điều 8 của Pháp lệnh đề cập đến nhiệm vụ của các tô chức thanh tra nhà nước, đó là “Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tô chức và cá nhân, chữ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan Điều tra, Kiểm sát, Tòa án và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế của cơ quan trọng tài kinh tế” [30, tr.§].
Luật Thanh tra năm 2010 đã thay thế Luật Thanh tra năm 2004 và tiếp tục khang định vai trò quan trọng của công tác thanh tra Định nghĩa về
"thanh tra" được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật này:
Thanh tra Nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thâm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tô chức, cá nhân [35, tr.8].
Nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát hoạt động hành chính Nhà nước trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường hội nhập với thế giới Ngày 14/11/2022, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Luật Thanh tra năm 2022 Định nghĩa “thanh tra” được quy định tại Khoản 1, Điều
2 “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xu lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyên hạn cua cơ quan, tô chức,
11 cá nhân ” [46] Như vậy, có thé thấy khái niệm “Thanh tra Nhà nước” được quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 đã được thay thế bang khái niệm
“Thanh tra” Sự thay đôi này giúp mở rộng hơn phạm vi của hoạt động thanh tra khi không còn chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực Nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực tư nhân đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường với nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với những thách thức cho công tác giám sát hoạt động hành chính Nhà nước.
Đặc điểm và vai trò của thanh tra huyện - 5 +: 14 1 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện
Pháp luật về tổ chức của thanh tra huyện 2-2 2 s+cs=sz£z 24 1.3.2 Phỏp luật về hoạt động của thanh tra huyện - ôô -ô++s 27 1.4 Điều kiện đảm bảo cho tổ chức, hoạt động của thanh tra huyện
Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022, Thanh tra huyện là một tô chức cơ sở thuộc hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước Theo Luật Thanh tra năm 2022 quy định:
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp QLNN về công tác thanh tra,
24 giải quyết KNTC và PCTN; tiến hành thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN theo quy định của pháp luật [46, Điều 30, Khoản 1].
Quy định về Thanh tra huyện trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở cấp huyện thê hiện vai trò quan trọng của Thanh tra trong việc kiểm soát quyền lực và đảm bảo tuân thủ pháp luật của các cá nhân và tô chức.
Thanh tra huyện đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, xem xét, đánh giá, va gop phan bao dam rang hoạt động QLNN tai cap huyén dién ra theo đúng quy định và mang lại lợi ích cho nhân dân Bằng cách này, Thanh tra huyện đóng vai trò như một cơ chế kiểm soát quyền lực từ bên trong hệ thống, giúp ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, thúc đây tính minh bạch, trung thực, và công bằng trong hoạt động QLNN. Điều này làm tăng sự tin tưởng của nhân dân vào quản lý hành chính Nhà nước và đảm bảo rằng quyền lợi của họ được bảo vệ và đáp ứng.
Luật Thanh tra năm 2022 quy định:
Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch
UBND cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra tỉnh [46, Điều 33, Khoản 1].
Về cơ bản, Luật Thanh tra năm 2022 cũng như Luật Thanh tra năm
2010 quy định về tô chức của thanh tra huyện, bao gồm Chánh Thanh tra, Phó
Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Tuy nhiên, Luật Thanh tra năm 2022 đã thêm "các công chức khác" vào cơ cấu tổ chức này dé phù hợp với các quy định khác của pháp luật Theo quy định này, những người mới tuyển dụng vào cơ quan thanh tra nói chung, và thanh tra huyện nói riêng, sẽ được xếp vào ngạch công chức chuyên viên thay vì ngạch thanh tra viên Điều 39, Khoản 5 của Luật Thanh tra năm 2022 đặt ra tiêu chuẩn cho thanh tra viên,
25 yêu cầu họ có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, không tính thời gian dao tạo Bồ sung về "các công chức khác" là dé phù hợp với thực tiễn và đảm bảo rằng cơ quan thanh tra có đủ nguồn nhân lực chuyên môn dé thực hiện nhiệm vụ thanh tra một cách hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu cụ thé Điều này cũng thé hiện sự linh hoạt trong quan lý hành chính và hoạt động thanh tra của Nhà nước.
Bên cạnh đó, dé tuân thủ các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước về việc điều động, luân chuyền cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo và quản lý, Luật Thanh tra năm 2022 đã đưa ra quy định về "điều động, luân chuyên, và biệt phái" đối với Chánh Thanh tra Theo Khoản 10, Điều 7 của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, "điều động" được định nghĩa là “la việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyên quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, don vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ” [36] Khoản 11, Điều 7 của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định "luân chuyền" là: “việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản ly được cu hoặc bồ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định dé tiếp tục được dao tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ” [36] Theo Khoản 12, Điều 7 của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, "biệt phái" được định nghĩa là: “việc công chức của cơ quan, tổ chức, don vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tô chức, don vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ” [36] Những quy định này giúp cơ quan Thanh tra có khả năng tổ chức và quản lý cán bộ một cách hiệu quả, đảm bảo sự linh hoạt và phù hợp trong việc phân công và luân phiên công việc giữa các cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Quy định về điều động, luân chuyền, và biệt phái đối với Chánh Thanh tra trong Luật Thanh tra năm 2022 là một biện pháp quản lý cần thiết để đảm bảo tính độc lập, không phụ thuộc, và tránh tình trạng xây dựng phe phái, nhóm lợi ích trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở cấp huyện.
Thông qua quy định này, việc điều động, luân chuyền, và biệt phái đối với Chánh Thanh tra có thé được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo rằng việc thay đổi vị trí lãnh đạo trong cơ quan thanh tra sẽ tuân theo quy trình và tiêu chí cụ thé, không bi tác động bởi các yếu tô ngoại vi hoặc áp lực từ bên ngoài Điều này giúp bảo vệ tính độc lập và khách quan của hoạt động thanh tra, đồng thời đảm bảo rang việc quản lý hành chính Nhà nước tại cấp huyện được thực hiện một cách hiệu quả và công băng, dựa trên năng lực và nhiệm vụ chuyên môn của các cá nhân đảm nhiệm vi trí Chánh Thanh tra.
Khoản 2, Điều 30 Luật Thanh tra năm 2022 quy định “7hanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cấp huyện và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dan nghiép vu cua Thanh tra tinh” [46] Theo do, viéc Thanh tra huyén chiu su chi dao, điều hành của Chu tịch UBND cấp huyện là dé dam bao sự phối hợp trong quản lý hành chính và công tác thanh tra, đồng thời cũng dé đảm bảo tính liên kết và tuân thủ quy định của pháp luật Tuy nhiên, việc Thanh tra huyện phải duy trì tính độc lập trong hoạt động thanh tra là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự khách quan và công bằng của kết luận thanh tra Việc Thanh tra huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn của Thanh tra tinh cũng nhân mạnh vai trò của Thanh tra tỉnh trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của hoạt động thanh tra trên toàn tỉnh.
Như vậy, thanh tra huyện hiện nay được xác định là đơn vi cua cơ quan
QLNN tại cấp huyện Bởi vi là một cơ quan chuyên môn của UBND huyện, nên quyền hạn của Thanh tra huyện có sự giới hạn, tính độc lập không cao và có thé dé dàng chịu ảnh hưởng từ lãnh đạo của UBND huyện.
1.3.2 Pháp luật về hoạt động của thanh tra huyện 1.3.2.1 Về vị trí, chức năng của thanh tra huyện
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Thanh tra huyện chịu sự
27 chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời cũng chịu sự hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ từ Thanh tra cấp tỉnh.
Chức năng chính của Thanh tra huyện là tham mưu và hỗ trợ UBND cấp huyện trong việc thực hiện công tác thanh tra, giải quyết KNTC Thanh tra huyện cũng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến thanh tra, giải quyết KNTC về PCTN theo quy định của pháp luật.
Chức năng cụ thể của Thanh tra huyện được đề cập trong các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Luật Thanh tra năm 2022.
1.3.2.2 Về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra huyện Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra huyện đã được cụ thé hóa tại Điều 31 của Luật Thanh tra năm 2022 Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31: “Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tinh” [46] Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc "song trùng trực thuộc" của thanh tra huyện trong hoạt động xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra Theo đó, hoạt động xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra phải báo cáo Chủ tịch UBND huyện trước khi gửi cho Thanh tra tỉnh là để đảm bảo tính thống nhất trong việc lãnh đạo Thanh tra huyện, trong vai trò của một cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, phải tuân theo chế độ lãnh đạo Ngoài ra, Thanh tra huyện cũng nằm dưới Thanh tra tỉnh trong mối quan hệ ngành dọc.
Theo Khoản 2, Điều 45 của Luật Thanh tra năm 2022: “Kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện; bảo đảm không chong chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra tinh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện ” [46]. Điều này cho thấy kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm kế hoạch thanh tra của
28 huyện Do đó, sau khi Thanh tra huyện đã báo cáo kế hoạch thanh tra cho Chủ tịch UBND huyện, họ phải gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra tỉnh Qua đó, Thanh tra tỉnh sẽ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra chung của toàn tỉnh, đảm bảo sự thông suốt trong công tác thanh tra từ tỉnh xuống huyện và tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan thanh tra tại địa phương Luật Thanh tra năm 2022 cũng quy định rằng việc gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra huyện đến Thanh tra tỉnh phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/11 hàng năm. Điểm b, Khoản 1, Điều 31 của Luật Thanh tra năm 2022 quy định: “76 chức thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra huyện trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và của UBND cấp xã” [46]. Điều này có nghĩa răng thanh tra huyện phải thực hiện nhiệm vụ của mình dựa trên kế hoạch thanh tra của tỉnh và trong phạm vi cua kế hoạch này Nhiệm vụ của thanh tra huyện bao gồm việc thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cơ quan UBND cấp xã trên địa bàn hành chính của huyện Luật Thanh tra năm 2022 quy định hai hình thức thanh tra, bao gồm
Tổ chức và hoạt động thanh tra huyện phải tuân theo pháp luật
Đề cơ quan Thanh tra huyện và hoạt động thanh tra hoạt động hiệu quả, việc tuân theo pháp luật được xem như nguyên tắc quan trọng nhất Cụ thé, việc tuân thủ pháp luật thể hiện qua sự quan tâm và sâu sát của lãnh đạo, sự định hướng và chỉ đạo từ Huyện ủy, và sự điều hành từ UBND huyện Nếu lãnh đạo và quản lý huyện tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho công tác thanh tra và đảm bảo tính độc lập và khách quan trong hoạt động này, thì hiệu quả của công việc thanh tra sẽ được nâng cao Ngược lại, nếu thiếu sự quan tâm và ủng hộ này, công tác thanh tra có thể gặp khó khăn và không đạt được hiệu quả mong muốn.
Thực tế cho thấy dé tiễn hành hoạt động thanh tra hiệu quả, cơ quan thanh tra huyện cần tuân thủ các trình tự và thủ tục được quy định bởi pháp luật Đông thời, cân căn cứ vào yêu câu công tác quản lý cũng như các quy
35 định pháp luật khác để đưa ra các kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Điều này đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải được thiết lập một cách chặt chẽ, phù hợp và đầy đủ Trong thời gian gần đây, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra đã được hoàn thiện và đổi mới dé đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác quản lý và bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra Trước đây, khi cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra còn nhiều hạn chế, công tác thanh tra gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nó Hiện nay, những cải thiện trong pháp luật đã giúp tăng cường tính chặt chẽ và hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Bên cạnh tác động từ các quy định pháp luật về thanh tra, các quy định pháp luật về nội dung (như tài chính, đất đai, ngân hàng, giáo dục, y tế ) cũng có tác động đáng kể đến hiệu quả của hoạt động thanh tra Nếu các quy định về nội dung không chặt chẽ hoặc không đảm bảo tính linh hoạt dé đối phó với các tình huống cụ thé trong thực tế, thì hoạt động thanh tra sẽ gặp khó khăn và lúng túng khi thực hiện Việc cải thiện các quy định về nội dung pháp luật là một bước quan trọng dé đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Như vậy, nguyên tắc tuân theo pháp luật trong tổ chức và hoạt động của thanh tra đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra nói chung và của cấp huyện nói riêng Điều này đảm bảo tính khách quan, công băng va đúng luật trong quá trình kiểm tra và giám sát, đồng thời đóng góp vào việc nâng cao chất lượng quản lý hành chính ở địa phương.
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra cần tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát hoạt động hành chính Nhà nước 36 1.4.3 Năng lực chuyên môn và phẩm chất dao đức của đội ngũ cán
Việc kiểm soát hoạt động QLNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với một quốc gia Hoạt động hành chính của Nhà nước bao gồm nhiều khía cạnh của cuộc sông, từ an ninh, quôc phòng đên kinh tê, xã hội, và nhiêu lĩnh vực
36 khác Vì vậy, nếu hoạt động hành chính Nhà nước không được kiểm soát can thận, có thé dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và doanh nghiệp Tổ chức và hoạt động của các cơ quan Thanh tra đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý hành chính Nhà nước Đóng góp vào việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước, đảm bảo việc thực hiện các quyền và tự do của cá nhân và tổ chức được bảo vệ và tuân thủ đúng luật. Đề đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hoạt động Thanh tra, việc tuân thủ các nguyên tắc chính xác, khách quan và trung thực là điều quan trọng hàng đầu Hoạt động thanh tra tập trung vào việc xem xét tổng thé về việc tuân thủ pháp luật của cá nhân và tổ chức Vì vậy, sự chính xác, khách quan và trung thực là quan trong dé đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch của hoạt động này Mọi thông tin, dữ liệu và đánh giá trong quá trình thanh tra phải được xác minh và bảo đảm tính chính xác Tinh than trung thực và khách quan của các thành viên trong Doan Thanh tra, đặc biệt là trưởng Doan Thanh tra, là yếu tố quyết định dé dam bảo rằng kết quả thanh tra phản ánh sự thật và không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ các phía khác, bao gồm cấp trên và các doanh nghiệp lớn Việc giữ vững tinh thần kiên định trong việc tuân thủ các nguyên tắc trung thực và khách quan là rất quan trong dé đảm bao rằng kết luận thanh tra được đưa ra dựa trên dữ liệu chính xác và không bị bóp méo hoặc thiên lệch.
Nguyên tắc của công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời trong hoạt động thanh tra đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với công tác kiểm soát hành chính Nhà nước Công khai đòi hỏi rằng thông tin liên quan đến hoạt động thanh tra phải được công bố vào những thời điểm thích hợp để mọi người, đặc biệt là những người có trách nhiệm và liên quan, có thê biệt được
37 và tham gia vào quá trình thanh tra Điều này góp phần khuyến khích sự tham gia của công chúng và tổ chức trong hoạt động thanh tra, đảm bảo tính chính xác và minh bạch Việc công khai có thể bao gồm việc công bố quyết định thanh tra, tiếp xúc công khai với các đối tượng, và công khai kết quả thanh tra Tuy nhiên, sự công khai cần phải tuân theo các quy định về bảo mật quốc gia và an ninh quốc phòng trong những trường hợp cần thiết Tính dân chủ trong hoạt động thanh tra nhấn mạnh sự chủ động, tích cực và đa chiều của các thành viên trong đoàn thanh tra Điều này cũng bao gồm quyền được trình bày ý kiến của người dân đối với kết quả thanh tra, đặc biệt là trong những trường hợp phức tạp hoặc liên quan đến sự quan tâm của xã hội Ngoài ra, công tác thanh tra cần phải thực hiện một cách thường xuyên và kịp thời dé có thé điều chỉnh và cải thiện QLNN Điều này đặc biệt quan trọng vì hoạt động thanh tra phục vụ cho công tác QLNN và diễn ra liên tục.
Công tác kiểm soát hoạt động hành chính phải được thực hiện thường xuyên và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và của cá nhân, tổ chức khác Nếu công tác kiểm soát mà trực tiếp ở đây là hoạt động thanh tra không được thực hiện thường xuyên, cơ quan quản lý sẽ không thể có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động hành chính Nhà nước gây khó khăn cho công tác quản lý; ngoài ra công tác thanh tra nêu không được thực hiện một cách thường xuyên rất dễ dẫn tới việc bỏ lọt các hành vi lạm quyền, vi phạm pháp luật xảy ra trong hoạt động hành chính Nhà nước Tuy nhiên, hoạt động thanh tra không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng thanh tra ở đây là các cơ quan hành chính Nhà nước và của các cá nhân, tổ chức khác Trên thực tế nhiều nhiều trường hợp, cán bộ thanh tra đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé thực hiện các hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh đối với người dân, doanh nghiệp.
Cuối cùng, việc thực hiện công tác thanh tra cần phải đảm bảo không
38 có sự trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, và thời gian giữa các cơ quan thanh tra Hiện nay, hệ thống thanh tra ở nước ta được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp huyện, bao gồm cả Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành Hệ thống này hoạt động theo nguyên tắc "song trùng trực thuộc" có nghĩa là Thanh tra là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp với các cơ quan thanh tra khác; đồng thời, các cơ quan thanh tra cũng năm trong hệ thống ngành dọc Thanh tra Nhà nước Chính vì vậy, trên thực tế, có nhiều trường hợp các cơ quan thanh tra cấp trên có thê tiến hành thanh tra trùng lặp với các cơ quan thanh tra cấp dưới đối với cùng một phạm vi và đối tượng. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đối tượng bị thanh tra, gây tốn kém và phiền hà cho cá nhân và doanh nghiệp.
1.4.3 Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Cán bộ là gốc của công việc, cán bộ nào, phong trào ấy” [28] đồng thời, Người cũng căn dan về vai trò của cán bộ thanh tra: “Cdn bộ thanh tra như cải gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được ” [29] Điều này thê hiện sự quan trọng của việc phát triển và bồi dưỡng cán bộ trong ngành thanh tra Các cán bộ cần không ngừng tu dưỡng và rèn luyện bản thân để ngày càng hoàn thiện mình và góp phần nâng cao vị thế và vai trò của ngành thanh tra Đặc biệt trong bối cảnh của nên kinh tế thị trường, khi các giá trị về cá nhân được đặt lên hàng đầu, việc xây dựng và duy trì đạo đức chính trị, tư tưởng lối sống là vô cùng quan trọng Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng với những chuẩn mực đạo đức về cần, kiệm, liêm, chính, và chí công vô tư là yếu tố cốt lõi để ngăn chặn tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức trong ngành thanh tra Điều này đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn và đào tạo cán bộ làm công tác thanh tra, để đảm bảo họ có phẩm chất đạo đức vững vàng, gương mau trong việc phục vụ tô quôc và nhân dân.
Mặt khác, hoạt động thanh tra mang tính đa ngành, nhiều lĩnh vực Do đó đòi hỏi cán bộ, công chức, thanh tra viên không những có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải có nên tảng kiến thức trên nhiều lĩnh vực, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác thanh tra Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên cần chú trọng hơn tới hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Như vậy có thê thấy, yếu tổ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động thanh tra Nếu cán bộ vững vàng về phâm chat chính trị, trong sáng về đạo đức, lối sống và có kiến thức sâu, rộng về kiến thức chuyên môn điều này sẽ đảm bảo sự hiệu quả của hoạt động thanh tra, từ đó góp phần không nhỏ vào công tác QLNN.
1.4.4 Tạo điều kiện tốt nhất về vật chất, khoa học - công nghệ phục vụ công tác thanh tra
Hoạt động thanh tra muốn đạt được hiệu quả cao nhất, không thể thiếu được yêu tố cơ sở vật chất, Nếu cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu không theo kip sự phát triển của xã hội thì chắc chăn hoạt động thanh tra không thể hoạt động một cách trơn tru, thông suốt Yếu tố cơ sở vật chất ở đây bao gồm: trụ sở làm việc, tài sản, trang thiết bị làm việc, vật tư phục vụ công vụ, máy tính, máy ghi 4m, đây là các trang thiết bi cần thiết giúp cán bộ, công chức, thanh tra viên đảm bảo hoan thành được công việc.
Với sự bùng nổ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc cải thiện hoạt động QLNN nói chung và công tác thanh tra nói riêng trở nên cấp bách hon bao giờ hết Dé không bị tụt lại so với sự phát triển của xã hội, cần tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển của công nghệ Đây mạnh ứng dụng công nghệ sô và thực hiện chuyên đôi sô đóng vai trò quan trọng trong việc
40 tạo mới cách thức làm việc Điều này sẽ mang lại sự tăng cường năng suất, cải thiện chất lượng, và gia tăng hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở mọi cấp Đồng thời, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và tổ chức, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, và hội nhập quốc tế.
Cùng với đó việc trang bị những thiết bị hiện đại với nhiều tính năng được cập nhật thay thế cho những thiết bị cũ góp phần nâng cao năng suất lao động của cán bộ, tiết kiệm thời gian cũng như công sức qua đó một cán bộ sẽ giải quyết được nhiều công việc hơn so với trước đây. Điều kiện vật chất, khoa học, công nghệ được coi như điều kiện cần cho hoạt động của các cơ quan QLNN nói chung, cơ quan thanh tra nói riêng.
Nếu điều kiện vật chất, khoa học, công nghệ không được đảm bảo thì cán bộ sẽ không có phương tiện dé thực hiện và hoàn thành công việc Chính vì vậy, đây được coi như một yếu tố tiên quyết, quyết định tới chất lượng hoạt động của công tác thanh tra.
1.4.5 Cơ chế thu hút được những cá nhân có năng lực, chuyên môn sâu để tham gia vào hoạt động thanh tra
“Hiển tài là nguyên khí quốc gia” câu nói noi tiếng của danh sĩ Thân Nhân Trung đã khắc họa rõ nét nhất tầm quan trọng của người tài đối với sự phát triển của đất nước Trong thời kỳ đất nước đây mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiệu đại hòa như hiện nay, vai trò của những cá nhân tài năng là vô cùng quan trọng Việc thu hút những cá nhân tài năng vào làm việc trong cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan thanh tra nói riêng đã được quan tâm, chú trọng từ lâu với nhiều cơ chế, quy định, nghị định mà nỗi bật là Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ “về chính sách thu hút tạo nguôn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ” [7]. Những quy định này đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân đặc biệt là người trẻ
41 có năng lực có điều kiện làm việc trong khu vực công, góp phần vào công tác nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nước.