Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM thông qua xét xử sơ thấm tại Tòa án...--2- 2-5 cscscse2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRẢN XUÂN BÁCH
QUA THUC TIEN XET XU SO THAM CUA TOA AN NHAN DAN
QUAN BA BINH, THÀNH PHO HÀ NỘI
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRẢN XUÂN BÁCH
QUAN BA ĐÌNH, THÀNH PHO HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã so: 8380101.05
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THANH LY
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tac giả xin cam đoan Luận văn chính là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi Các thống kê kết quả được nêu trong Luận văn chưa được
công bố trong bắt kỳ công trình nào khác Các thông tin, số liệu, ví dụ và trích
dan trong Luận văn đều đảm bảo tinh chính xác, tin cậy khách quan và trung
thực Moi sự giúp dé cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dan trong đây đã được chỉ rõ nguôn góc Tac giả đã hoàn thành
tất cả các môn học và đã thanh toán hết tất cả các nghĩa vụ tài chính theo đúng
quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Tran Xuân Bách
Trang 4CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH
CHAP KINH DOANH THUONG MẠI QUA XÉT XU SƠ THAM
TẠI TÒA ÁN -2 22c 222 EE22112711271122110211 02110211211 eerre 9
1.1 Khai quát chung về tranh chấp kinh doanh thương mai 91.1.1 Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại - 55252 91.1.2 Đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại - 5 5+ 13
1.2 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 15
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 15
1.2.2 Những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai 15
KET LUẬN CHƯNG l - St Sk‡EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkerrrkee 18
CHƯƠNG 2: THỰC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH
THUONG MẠI QUA XÉT XU’ SƠ THẤM TẠI TOA ÁN
NHÂN DAN QUAN BA ĐÌNH, THÀNH PHO HÀ NỘI 19
Khái quát về Tòa án nhân dân quận Ba Dinh, thành phó Hà Nội 19Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mai bằng xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân 20Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mai tại Tòa án nhân dân -«++s«++ss++ 20Thâm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mậii 2-2-2 52+ £+££+££2£++£+z£xerxrsez 25
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Tòa án nhân dân - - - - -EEE E E + SE E E3 E999 8 811v crreg 28
Trang 52.4.
2.4.1.
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
qua xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội - 2-52 SE E1 E111 11111 Đánh giá quá trình giải quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 0 non eg
Kết quả đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp kinhdoanh thương mại tại TAND quận Ba Đình - - ‹ «+52.4.2 Nguyên nhân của hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp
KDTM qua thực tiễn xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân quận BaĐình, thành phố Hà Nội - 2-2552 2S2E22££2£E+EEerxerxerxeee
KET LUẬN CHƯNG 2 ¿5e t+ESESEESESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrrrrvee
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUÁ GIẢI QUYÉT TRANH
CHÁP KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỀN
XÉT XU SƠ THÁM TAI TOA ÁN NHÂN DAN QUAN BA ĐÌNH, THÀNH PHO HA NOD -2 2252ccz+zsrxecrxeei
Phương hướng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu qua giải
quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét xử sơ thấm tại
Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM thông qua xét xử sơ thấm tại Tòa án 2- 2-5 cscscse2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét xử sơ thẩm tai Tòa án nhân dân quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội 2-2 5£ 2E22E2EEtEEerxerxerreeeNâng cao chất lượng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử sơ
thâm của Tòa án nhân dân 2-2 2 + +£+E£+££E++£z+£++rxsrxrxee
Tăng cường quan hệ phối hợp giữa TAND quận Ba Đình với các
cơ quan, tô chức khác trong việc giải quyết vụ án KDTM
Trang 63.3.3 Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Tham phán va Hội thầm
TIAN CAM 012 73
3.3.4 Đôi mới cơ chế tuyển chọn, b6 nhiệm Thâm phán - 763.3.5 Bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với
Thâm phán, Thư ký và Hội thâm nhân dân 2-22: 77
3.3.6 Tăng cường công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật cho
quan chúng nhân dân trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Ndi 78
.438009/2))09:1019)cc 1 81
„800795077 :::Ọ 82
TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 ©2E2EEC2EECSEECEEECEEEEEErrkrrrkrees 84
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Kinh doanh thương mại Tòa án nhân dân
Toa án nhân dân tôi cao
Trang 8DANH MỤC CAC BANG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Thống kê số liệu xét xử các vụ án từ năm 2016 đến năm
ảng 2 ,
` 2022 của TAND quận Ba Đình, thành phô Hà Nội 39
Bảng 22 Kết quả thụ lý và giải quyết vụ án kinh doanh thương
ảng 2 ,
` mại sơ thâm 07 năm (2016 — 2022) 40
Bảng 23 Kết quả hòa giải thành trong giải quyết vụ án kinh doanh
ảng 2 :
` thương mại sơ thâm 07 năm (2016 — 2022) 41
„ Kết quả xét xử vụ án kinh doanh thương mại sơ thâm 07
Bảng 2.4
năm (2016 - 2022) 42
Trang 9xảy ra tranh chấp Phan quyết của Tòa án thay mặt Nhà nước nhăm khôi phụctrật tự của quan hệ kinh doanh, thương mại bị xâm phạm hoặc để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các chủ thé kinh doanh chính là xét
xử theo thủ tục tư pháp chính Hoạt động xét xử của Tòa án chính là hoạtđộng nhân danh Nhà nước được thực hiện khi các bên có mâu thuẫn về mặt
lợi ích nhăm nhìn nhận, xem xét, đánh giá và ra phán quyết dé giải quyết mâu thuẫn Phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án được tiến hành theo đúng
trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về
vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành băng hình thức cưỡng chế của Nhà nước Thủ tục xét xử của Tòa án chính là
thủ tục công khai, dân chủ, dễ hiểu bởi sự độc lập của người xét xử (không là
đại điện của bất kỳ bên nào hay của ai có liên quan về lợi ích) Khi các vụ tranh chấp KDTM được đưa ra giải quyết tại Tòa án thì xét xử sơ thâm là cấp xét xử đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án Đây
là giai đoạn hết sức quan trọng, thé hiện tập trung nhất việc bảo đảm quyền tự
do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và quyền tự định đoạt của cácđương sự trong giải quyết các tranh chấp KDTM Hiện tại, trình tự giải quyếtcác tranh chấp KDTM theo thủ tục tư pháp tại Tòa án được quy định tại Bộ
luật Tố tung dân sự năm 2015 và dang phát huy những tác dụng tích cực Tuy nhiên, do đặc thù của các tranh chấp KDTM, nên thực tiễn giải quyết các
Trang 10tranh chấp KDTM tại Tòa án ở nước ta hiện nay vẫn đang bộc lộ một số hạn
chế, vướng mắc, chưa được khắc phục triệt dé, đặc biệt là một số vẫn đề liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng thủ tục tự giải quyết còn chậm và đã có
những biện pháp dé giải quyết các tranh chấp KDTM ở Tòa án cấp sơ thâm
Việc giải quyết các vụ tranh chấp KDTM ở Tòa án cấp sơ thâm mặc dù được
thụ lý nhiều, nhưng việc giải quyết còn chậm và đã có những vi phạm về thủ
tục tổ tụng nên tỷ lệ án phải sửa, hủy còn cao Dẫn đến việc giải quyết các
tranh chấp KDTM bị kéo dài, gây tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức củacác đương sự và của Nhà nước, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đời sống kinh
tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế càng ngày sâu rộng, làm giảm lòng tin củacác nhà đầu tư, doanh nghiệp đối với sự an toàn và 6n định của môi trườngkinh doanh, ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên
trường quốc tế Cho nên, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thâm hiện nay cũng là
phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, phù hợp với sự phát triển của cácquan hệ kinh tế, đồng thời phù hợp với yêu cầu hội nhập
Trong những năm qua, Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố HàNội cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ xét xử nói chung và giải quyết đượcnhiều tranh chấp KDTM nói riêng Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, quá trìnhgiải quyết tranh chấp KDTM van còn tồn tại nhiều bat cập, điều này xuất phát
từ việc pháp luật chưa thực sự đồng bộ, nhiều quy định pháp luật không cònphù hợp với đời sống xã hội nhưng chưa được điều chỉnh, sửa đổi, bố sung,đồng thời một phần do hạn chế trong nhận thức của các cán bộ Tòa án Do đó,
trong thời gian tới cần làm rõ quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh
chấp KDTM; những khó khăn trở ngại trong quá trình áp dụng pháp luật dégiải quyết các tranh chấp này tại Tòa án; nguyên nhân, hệ quả của việc giảiquyết không triệt dé những vụ án, vụ việc có tranh chấp kinh doanh thương
Trang 11mại Với mong muốn làm rõ các van đề trên, từ đó đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chế định này, tác giả đã lựachọn đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễnxét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”
làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tàiTrong tình hình Tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay ngày càng
phức tạp, khó xử lý, tồn đọng và kéo dài, việc giải quyết các tranh chấp
KDTM van tôn tại khá nhiều bat cập và thiếu sự thống nhất Để khắc phụctình trạng này, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành từ nhiều góc độ vàphạm vi khác nhau cụ thé như:
- Phạm Thị Ban (2012) “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạitại Toa án nhân dân — Thực trạng và giải pháp nang cao hiệu quả hoạt động”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thúy Hang (2022) “Thu lý và chuẩn bị xét xử các vụ ánkinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Lý Thị Thảo (2018) “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại tại Toa án và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân tỉnh CaoBằng”, Luận văn Thạc sĩ Luật Học, Đại học Luật Hà Nội
Nghiên cứu trực tiếp về vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại qua thực tiễn xét xử sơ thâm hiện nay có một số công trình nghiên
CỨu sau:
- Nguyễn Văn Hậu (2022) “Xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, Luận văn
Thạc sĩ Luật hoc, Dai học Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội;
- Đặng Thị Hòa (2021) “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Trang 12từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Đại học Luật Hà Nội;
- Hoàng Văn Thân (2018) “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại Tòa dn nhân dân tinh Lạng Sơn”,
Luận văn Thạc sĩ Luật Học, Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thu Huyền (2017), “Giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại theo thủ tục xét xu sơ thẩm từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân thành pho Ha Nội”, Luan van Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Ha Nội;
- Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “Mot số kiến nghị liên quan đến quyđịnh về thẩm quyên giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa ántheo Diéu 29 BLTTDS”, Tạp chí Nghề luật, (3)
- Nguyễn Vinh Hung và Nguyễn Phúc Thiện (2021), “Nâng cao hiệu
quả áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
ở Việt Nam hiện này”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, sỐ 9;
- Đặng Huyền Phương (2021), “Bàn về việc xác định quan hệ tranh
chấp và pháp luật can áp dung trong vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương
mại”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11;
- Lê Tiến (2023), “Kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết
vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động nhằm hạn chế bản án, quyết định bị hủy, sửa đổi”, Tạp chí Kiểm sát, số 1.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ nghiên cứu
về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua xét xử sơ thâm ở một số khía cạnh mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và có hệ thong vé
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn xét xử so thẩm,nhất là từ thời điểm sau khi Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản phápluật khác có liên quan được ban hành Hiện chưa có công trình nao nghiên
cứu chuyên sâu về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn xét xử sơ thấm tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Luận
Trang 13văn là công trình kế thừa và tiếp nối kết quả nghiên cứu của các công trình
nêu trên, nghiên cứu giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực
tiễn xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phó Hà Nội vớigóc nhìn tổng thể, hệ thống, toàn diện từ thời điểm Luật Thương mại năm
2005 được ban hành cho tới nay là hết sức cần thiết.
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứuMục đích nghiên cứu tổng quát của dé tài là hướng tới việc nhìn nhậnđánh giá một cách khách quan và toàn diện hiệu quả của việc thực hiện phápluật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn xét xử sơthâm tại TAND quận Ba Dinh — một quận trung tâm của thành phố Hà Nội
nói riêng và cả nước nói chung, từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai qua xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứuNhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài nghiên cứu sẽ thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu nhăm làm rõ hơn về các van đề lý luận liên quan đếntranh chấp kinh doanh thương mại, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại và pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án
nhân dân như: phân tích làm rõ hơn các quan niệm, khái niệm, đặc điểm vềtranh chấp kinh doanh thương mại, giải quyết tranh chấp kinh doanh thươngmại; khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằngTòa án trong các đạo luật hiện hành như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015; Luật Thương mại năm 2005 Bên cạnh đó luận văn có
thể đối chiếu thêm ở một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Trang 14- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp luật liên quan đến giải quyết tranhchấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân
và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết các tranh chấp
kinh doanh thương mại qua xét xu sơ thâm tại TAND quận Ba Đình, thànhphố Hà Nội, đánh giá tình hình thực tiễn, từ đó chỉ ra được những nguyên
nhân, khó khăn, hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại cũng như trong tổ chức thực hiện giải
quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu sẽ đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản
nhằm góp phan dé hoàn thiện pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại thông qua Tòa án nhân dân Đồng thời đề xuất những
kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết
các tranh chấp kinh doanh thương mại tai Tòa án nhân dân quan Ba Đình,
thành phố Hà Nội nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bêntranh chấp, lợi ích Nhà nước, lợi ích chung của xã hội; góp phần phát huy
tiềm năng kinh tế, ôn định trật tự an toàn xã hội, nhất là tại một trung tâm chính tri của cả nước như quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các vấn đề pháp lý liên quan
đến giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng phương thức Tòa
án, cụ thé gồm: Các quan hệ pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại nói chung; Các văn bản quy phạm pháp luật nội dung,pháp luật hình thức về giải quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét xử sơthâm; Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM quathực tiễn xét xử sơ thâm nói chung và tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình,thành phố Hà Nội nói riêng
Trang 154.2 Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các
quy định pháp luật và thực tiễn xét xử sơ thâm về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên cả khía cạnh luật nội
dung và luật hình thức Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có thé được thực hiện bang nhiều phương thức như thương lượng, hòa giải,
Trọng tài, Tòa án, luận văn này tập trung nghiên cứu về giải quyết tranhchấp kinh doanh, thương mại băng con đường Tòa án, thông qua thực tiễn
xét xử sơ thâm của Tòa án.
Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng áp
dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn
xét xử sơ thâm tại TAND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, được sử dụng phô biến khi triển khai vấn đề nghiên cứu những quy định pháp luật hiện
hành tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến thực tiễn áp dụng pháp luật về giải
quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn trong những vụ án
xét xử sơ thâm dựa trên phương pháp luận của triết học Mác-Lênin và tưtưởng Hỗ Chí Minh cụ thé:
- Phương pháp phân tích: Được sử dụng chủ yếu dé làm rõ các van dé
lý luận liên quan đến những quy định pháp luật liên quan khi giải quyết tranh
chấp KDTM tại phiên tòa sơ thâm
- Phương pháp tông hợp, hệ thống: Được sử dụng giúp hệ thống hóa nội
dung nghiên cứu, làm cho các van đề nghiên cứu trở nên logic, rõ ràng, dé hiéu.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh và đánh giá các quy
Trang 16định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn
xét xử sơ thẩm qua từng giai đoạn nhất định
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng dé cung cấp những số liệu cụthê liên quan đến các tranh chấp KDTM theo Bộ luật Dân sự năm 2015 giải
quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phương diện lý luận, đề tài đã hệ thống làm rõ hơn những vấn đề lý
luận pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét xử sơ thẩmcủa Tòa án nhân dân.
Về phương diện thực tiễn, đề tài đã đánh giá được thực trạng các quyđịnh pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM qua thực tiễn xét xử sơ thâm
giai đoạn từ sau khi Bộ luật Dân Sự năm 2015 được sửa đổi cho đến nay và
thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM qua
thực tiễn xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội Trên cơ đó phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM
qua thực tiễn xét xử sơ thâm nói chung và tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nói riêng.
7 Kết cầu của đề tài nghiên cứu
Ngoài những phan mở dau, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cầu làm 3 chương
Chương 1: Những van đề lý luận về giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mai qua xét xử sơ thẩm tại Tòa án
Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại quaxét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng caohiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn xét xử sơthâm tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Trang 17CHƯƠNG 1
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MẠI QUA XÉT XU SƠ THÁM TẠI TOA ÁN
1.1 Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh thương mại
1.1.1 Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mạiHiện nay, khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại chưa được ghinhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam dẫn đến nhiềucách hiểu khác nhau về vụ án KDTM Do đó, cần thiết phải xây dựng mộtđịnh nghĩa hoàn chỉnh về tranh chấp KDTM cũng như về quá trình giải quyếttranh chấp KDTM thông qua xét xử sơ thâm Điều này sẽ tạo nên một cơ sở
pháp lý vững chắc, đồng thời xác định rõ ranh giới thâm quyền và trình tự thủ tục trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM.
Kết quả tất yếu của sự mở rộng của hoạt động giao dịch và lưu thônghàng hóa, cũng như sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội và phân công laođộng xã hội chính là nhờ sự trải qua các hình thái phát triển kinh tế, sự xuất
hiện của hoạt động kinh doanh thương mại Sự phân công lao động xã hội
ngày càng phát triển đã tạo ra sự chuyên môn hóa trong quá trình trao đôi và
lưu thông hàng hóa Kết quả của điều này là hàng hóa được cung cấp đáp ứng
đúng nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, đa dạng chủng loại
hàng, tiễn độ giao hàng và điều kiện thanh toán
Hoạt động kinh doanh thương mại đóng vai trò quan trọng như mộtkhâu trung gian giữa các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất,phân phối và người tiêu dùng Trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp kinhdoanh thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguyên
liệu, vật liệu và yếu tố khác cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ôn định và
hiệu quả Nhờ vào sự trung gian này, việc tiép nhận va phân phôi nguôn lực
Trang 18cho sản xuất trở nên thuận lợi hơn Với phía người tiêu dùng, sự hiện diện củacác doanh nghiệp kinh doanh thương mại mang lại nhiều lợi ích Các cửahàng, siêu thị và trung tâm mua sắm đa dạng cung cấp hàng hóa, tạo điềukiện thuận lợi cho mọi tang lớp dân cư thỏa man nhu cầu tiêu dùng Việc
có sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm và dịch vụ trong quá trình mua sắm
giúp người tiêu dùng có thể tìm thấy những sản phẩm phù hợp với nhu cầu
và sở thích cá nhân Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng đảm bảo giá cả hợp lý và chất lượng sản phẩm tốt
hơn cho người tiêu dùng Như vậy, kinh doanh thương mại đóng vai tròquan trọng trong việc trung gian cung cấp nguồn lực cho sản xuất và đápứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời mang lại lợi ích cho cả hai bên trong quátrình hoạt động thương mại.
Hoạt động kinh doanh thương mại đòi hỏi xuất hiện các hành vi buôn
bán, tức là mua hàng với mục đích chính là dé bán cho người khác, không sử dung cho mục đích tiêu ding cá nhân Nó còn bao gồm việc mua hàng vào
thời điểm hiện tại nhưng bán vào thời điểm sau, hoặc mua ở một địa điểm và
bán ở một địa điểm khác.
Kinh doanh thương mại yêu cầu có sự đầu tư vốn và sau mỗi chu kỳkinh doanh, việc bảo toàn vốn và đạt được lợi nhuận là quan trọng Có thểthấy vốn kinh doanh bao gồm nguồn vốn góp, vốn vay hoặc nguồn vốn huyđộng từ các nguồn khác Nhà kinh doanh sử dụng vốn đề thực hiện hoạt độngkinh doanh và hy vọng thu về số tiền lớn hơn số vốn ban đầu sau mỗi chu kỳ
kinh doanh Mục tiêu lợi nhuận chính là mục tiêu dài lâu và thường xuyên trong kinh doanh thương mại.
Ngoài mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp thương mại cũng mong
muốn đạt được nhiều mục tiêu khác như hài lòng khách hàng, đảm bảo chất lượng, xây dựng vi thế, đảm bảo an toàn Các doanh nghiệp luôn luôn khao
10
Trang 19khát và mong muốn đạt được cùng lúc những mục tiêu này Tuy nhiên, với
những van dé hạn chế về nguồn lực, biến động thị trường và cạnh tranh,
không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể đạt được tất cả các mục tiêumột cách đồng thời cùng lúc nên cần phải lựa chọn và sắp xếp các mục tiêutheo thứ tự ưu tiên Những mục tiêu quan trọng nhất và khả năng thực hiện
cao nhất sẽ được đặt lên trước tiên Các mục tiêu khó thực hiện hơn sẽ được
thực hiện dần dần ở sau đó
Điều này cho thấy trong kinh doanh thương mại, mục tiêu lợi nhuận làtrọng yếu, nhưng cùng lúc doanh nghiệp cũng cần đưa ra các quyết định và ưu
tiên các mục tiêu khác dé đảm bảo sự phát triển bền vững và đáp ứng các yếu
tố quan trọng khác trong môi trường kinh doanh
Tranh chấp KDTM phat sinh từ các hoạt động KDTM giữa cá nhân,
tô chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận Từ
điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2003) định nghĩa tranh chấp là “1
Giành nhau một cách giăng co cái không rõ thuộc về bên nào; 2 Đấu tranh
giang co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong van dé quyền lợi giữa haibên” [37, tr.1024] Trong khi đó, theo Từ điển Luật học của Black (tái bản
lần thứ 7), tranh chấp được định nghĩa là “một xung đột hoặc tranh cãi dẫn
đến một vụ kiện cụ thể” [7, tr.485] hay Bách khoa toàn thư luật pháp của bờTây Hoa Kỳ lại định nghĩa rất chỉ tiết tranh chấp là:
Một xung đột hoặc tranh cãi; xung đột về yêu sách hoặc quyền; su
khang định về quyên, yêu sách hoặc yêu cầu của một bên, được dap ứng bởi
những tuyên bó hoặc cáo buộc trái ngược của bên còn lại Chủ thể của tranh tụng; vấn đề mà một vụ kiện được đưa ra và vào vấn đề mà một vụ kiện được đưa ra và vẫn đề nào được tham gia, và liên quan đến các bồi thầm viên được
gọi và các nhân chứng bị kiểm tra [6, tr.7 1]
Nhìn chung, các khái niệm trên đều định nghĩa tranh chấp là một xung đột
hoặc tranh cãi vé một sự vật, sự việc cụ thê va kêt quả có thê dan đên một vụ kiện.
11
Trang 20Việt Nam ngày một mở rộng cơ chế trên thị trường quốc tế tạo điềukiện cho các chủ thé kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và
hộ kinh doanh cá thể ngày càng phát triển Quan hệ kinh tế cũng ngày càng
phong phú và phức tạp Vì vậy, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh
lành mạnh, xây dựng các quan hệ kinh tế dựa trên nguyên tắc tự do, bình
đăng, cùng có lợi và chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của từng chủ thể Để cạnh tranh công băng với nhau các phát sinh tranh chấp
liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thé tham giacác quan hệ kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều Vậy nên việc đặt ra các yêucầu tìm hiểu, nghiên cứu, mở rộng nội hàm của khái niệm tranh chấp kinhdoanh thương mại là cần thiết
Các văn bản pháp luật khác nhau lại có quy định không đồng nhất về
tranh chấp KDTM Trong Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra khái niệm
về tranh chấp thương mại, mà đưa ra khái niệm hoạt động thương mại, theo đó hoạt động thương mại là: “Hoat động nhằm mục dich sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, dau tư, xúc tiễn thương mại và hoạt động nhằm
mục đích sinh lời khác” tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
Theo khái niệm này, quan niệm về hoạt động thương mại cũng mởrộng, bao gồm mọi hoạt động có mục đích sinh lời Hướng tiếp cận nảy của
Luật Thương mại cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại đã được mở
rộng tương đồng với khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tắt cả các cong đoạn của quá trình từ dau tư, sản xuất đến tiêu thu sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận” tại khoản 21 Điều
4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Các hoạt động kinh doanh diễn ra trong
nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ Trong khi đó, hoạt
12
Trang 21động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cungứng dich vụ ma còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất đưới các hình thứcđầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp 2020, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán và các
Luật chuyên ngành khác.
Theo Điều 30 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp KDTM được hiểu là
tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án Có thé hiểu răng, tranh
chấp KDTM thực chất là tranh chấp kinh tế đã được mở rộng nội hàm chophù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.Nội dung của tranh chấp KDTM quy định tại Điều 30 BLTTDS năm 2015thực chất cũng là những tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận LuậtThương mại năm 2005.
Dù có nhiều quan điểm cũng như cách hiểu khác nhau về thuật ngữ
pháp lý, thực tế chứng minh rang các xung đột về lợi ích kinh tế trong quan hệkinh doanh thương mại thường được coi là tranh chấp kinh doanh thương
mại Như vậy, có thé hiểu ranh chấp KDTM là sự bat dong, mâu thuẫn, xung đột về quyên lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt
động KDTM.
1.1.2 Đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có thể dựa vào các đặcđiểm sau dé phân loại tranh chấp kinh doanh thương mai:
Pau tiên, đôi tượng của tranh chấp kinh doanh thương mai là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong mối quan hệ cụ thé Trong quan hệ thương mại, việc có quan hệ hợp
tác và đồng thời cạnh tranh giữa các bên là điều kiện cần và đủ dé phát sinh
tranh chấp Đề đạt được các mục tiêu của họ thì các bên tham gia hoạt động
thương mại phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh Do đó, sự phát sinh mâu
13
Trang 22thuẫn và bất đồng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên làkhông thé tránh khỏi.
Thứ hai, tranh chấp kinh doanh thương mại chỉ phát sinh khi có nhữngmâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên từ hoạtđộng thương mại Hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật chính là
cơ sở cho việc phát sinh tranh chấp thương mại Trong tranh chấp thương mại
có nhiều trường hợp phát sinh do các bên vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau Tuy nhiên, cũng có thể có xuất hiện những vi phạm xâm phạm
ảnh hưởng tới lợi ích của các bên mà không dẫn đến phát sinh tranh chấpnhưng chỉ cần một trong các bên lựa chọn quy định pháp luật liên quan đếnthương mại để giải quyết tranh chấp thì sẽ thành tranh chấp kinh doanhthương mại Vậy nên phạm vi của tranh chấp kinh doanh thương mại phảinằm trong lĩnh vực thương mai và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về kinhdoanh thương mại.
Thứ ba, chủ thé của tranh chấp thương mại chủ yếu phát sinh giữa các
thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau Nhưng cũng có thể
có các cá nhân, tô chức khác (không phải là thương nhân) là chủ thé của tranh
chấp kinh doanh thương mại Điều này xảy ra khi trong giao dịch giữa cácbên không có mục đích sinh lợi, nhưng lại lựa chọn áp dụng Luật Thương mại
để giải quyết vụ án.
Thứ tw, tranh chấp kinh doanh thương mại có mối quan hệ biện chứng
chặt chẽ với lợi ích vật chất của các bên trong hoạt động kinh doanh Giá tri của tranh chấp kinh doanh thương mại thường được đánh giá dựa trên lợi ích vật chất này và so với các tranh chấp khác, tranh chấp kinh doanh thương mại thường có giá trị lớn hơn Những tranh chấp này thường nảy sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động kinh doanh và các chủ thể tham gia hoạt động này
thường đầu tư một nguồn kinh tế đáng ké dé tạo lợi nhuận.
14
Trang 231.2 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạiGiải quyết tranh chấp KDTM là việc thông qua hình thức, thủ tục thíchhợp tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ mâu thuẫn, xung đột, bất đồng vềlợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình Vậy nên,
các phương thức giải quyết tranh chấp hiện nay ở nước ta và trên thế giới bao
gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài, giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Tranh chấp kinh doanh thương mại xuất phát từ những mâu thuẫn vàbất đồng trong hoạt động sản xuất, đầu tư và cung ứng dịch vụ Việc giảiquyết tranh chấp kinh doanh thương mại yêu cầu một quá trình phân xử déxác định rõ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên, đồng thời buộc bên viphạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình đối
với bên bị vi phạm Quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được tiến hành khi ít nhất một bên cho rằng mình có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại và yêu cầu giải quyết Kết quả của quá trình này là các quyền và
nghĩa vụ của các bên được xác định lại hoặc mâu thuẫn và xung đột giữa các
bên được hòa giải thông qua các phán quyết của người giải quyết tranh chấp
hoặc chính các bên liên quan.
Từ khái niệm về tranh chấp thương mại có thé hiểu: Giải quyết tranhchấp thương mại là việc các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tụcthích hợp tiến hành các giải giáp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột,
bat dong về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyên và lợi ích chính dang của minh.
1.2.2 Những yêu cau của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại
Tranh chấp và mâu thuẫn luôn tồn tại và phát sinh trong hoạt động
KDTM giữa các bên trong quá trình kinh doanh Vậy nên giải quyết tranhchấp KDTM cần phải đáp ứng được những yêu cau như
15
Trang 24Thứ nhất, trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, cầnđảm bảo tính nhanh chóng và thuận lợi, không gây hạn chế hay cản trở đốivới hoạt động kinh doanh Hiện nay, các hoạt động kinh doanh đều tuân theoquy trình khép kín với các công đoạn dé sản phẩm có thé được sản xuất Do
đó, sự phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong quy trình sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Trong tranh chấp, thời gian giải quyết là yếu tố quan trọng mà các chủ thé quan tâm, vì nó
sẽ làm ngừng trệ hoạt động sản xuất, dẫn đến mất lợi nhuận hoặc thậm chí
thiệt hại Vì vậy, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đặt yêu cầu vềtốc độ, thời gian giải quyết càng ngắn thi mat lợi nhuận càng ít Ngoài ra, giải
quyết tranh chấp cần đảm bảo sự thuận lợi về thời gian, địa điểm và đặc biệt
là không gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các bên liên quan.
Thứ hai, một yêu cầu quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai là đảm bảo sự tôn trọng tối đa quyền tự quyết và bình dang thê hiện sự tự do ý chí của các chủ thể nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật Tất cả công dân đều có sự bình đăng trước pháp luật và trước Tòa án, không phân biệt dựa vào tô chức, hình thức sở hữu, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác đối
VỚI mọi cơ quan và tô chức Vậy nên, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiệnbình đăng dé các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của minh trong các thủ tục
tố tụng Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư pháp thì xuất phát
từ quan hệ tranh chấp thương mại là quan hệ thuộc lĩnh vực tư, do đó phải
được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do ý chí Theo đó, quyền định đoạt thuộc về các bên, nguyên tắc này cũng xuất phát từ Bộ luật Dân sự và Bộ luật
Tố tụng dân sự (luật gốc) Nguyên tắc tự do ý chí còn thê hiện họ có quyền tự
do lựa chọn thực hiện hay không thực hiện tất cả các hành vi mà pháp luậtkhông cam nhằm hòa giải và tháo gỡ các mâu thuẫn, bất đồng của các bên chủthé trong các tranh chấp kinh doanh thương mai
16
Trang 25Thứ ba, việc duy trì uy tín và bí mật kinh doanh là rất quan trọng trongviệc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Uy tín và bí mật kinhdoanh là những yếu tổ mà các thương nhân quan tâm, vi sau khi tranh chấpđược giải quyết, họ tiếp tục hoạt động kinh doanh Uy tín trong ngành nghề làđiều kiện dé họ có thé thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối táckhác Bí mật kinh doanh giúp cho họ duy trì hoạt động kinh doanh được lâu
dai và phát triển trên thị trường Do đó, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại với sự giữ uy tín và bí mật kinh doanh được các chủ thé tham gia
đặc biệt coi trọng.
Thứ tw, trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai, cầnđảm bảo khôi phục quan hệ kinh doanh và hàn gắn giữa các bên sau khi tranhchấp được giải quyết Tranh chấp kinh doanh thương mại đề cập đến những
bất đồng, xung đột, và mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình hoạt động kinh doanh, và các bên này thường là những đối tác quan trọng trong quá trình
kinh doanh Sự mâu thuẫn là một điều không mong muốn và có ảnh hưởnglớn đến quá trình kinh doanh của các bên Tuy nhiên, sau khi tranh chấp được
giải quyết, mục tiêu và mong muốn của các chủ thé tham gia là dé tiếp tục
hợp tác kinh doanh, bước tiếp và khôi phục quan hệ giữa các bên
17
Trang 26KET LUẬN CHƯƠNG 1
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã luôn khuyến khích giải quyết
các tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương pháp hòa giải nhằm giải
quyết sơ bộ các vấn đề phát sinh Phương pháp này được cho là linh hoạt và hiệu quả nhất để ngăn chặn sự kéo dài của các tranh chấp Tuy nhiên, trong
trường hợp các bên không thể đạt được sự nhất trí thông qua hòa giải, Tòa án
phải tiến hành xét xử để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại này Vì
vậy, nghiên cứu về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông
qua xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân là vô cùng cần thiết.
Trong chương 1, tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu va làm rõ
những khía cạnh quan trọng liên quan đến lý luận về tranh chấp kinh doanh
thương mại, quy trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và phápluật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa
án nhân dân Cụ thé, chương này đã tập trung vào các nội dung sau: Đầu tiên,
tìm hiểu và phân tích các khái niệm liên quan đến tranh chấp kinh doanh
thương mại, bao gồm đặc điểm và tính chất cơ bản của các vụ án tranh chấp
kinh doanh thương mại Thứ hai, tìm hiểu và làm rõ về khái niệm, đặc điểm,nội dung và vai trò của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại tại Tòa án nhân dân.
Chương này nhân mạnh việc làm rõ các khái niệm, đặc điểm và tác
động liên quan đến tranh chấp kinh doanh thương mại, cung cấp cơ sở lý luận cho nghiên cứu về việc giải quyết tranh chấp này tại Tòa án nhân dân.
Kết quả nghiên cứu tại chương 1 là cơ sở để tác giả có cái nhìn toàn
diện về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân và
tiếp tục nghiên cứu đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại qua xét xử sơ thâm tại Tòa án nhân dân ở quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội tại chương 2 của luận văn
18
Trang 27CHƯƠNG 2THUC TIEN GIẢI QUYÉT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MẠI QUA XÉT XỬ SƠ THÂM TAI TOA ÁN NHÂN DAN QUAN BA ĐÌNH,
THÀNH PHÓ HÀ NỘI
2.1 Khái quát về Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phô Hà Nội là Tòa án nhân dâncấp sơ thâm thuộc hệ thống Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Qua nhữngnăm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực đồng lòng của tập thể cán bộ
công chức, ngành TAND, trong đó có TAND quận Ba Đình, đã không
ngừng trưởng thành về mọi mặt, đó là sự lớn mạnh trong tổ chức va sự vững
vàng về năng lực chuyên môn, về phâm chất đạo đức, nhận thức chính trị
của cán bộ công chức
Theo số liệu thống kê chính thức đến hết năm 2022, TAND quận Ba
Đình hiện có 33 công chức; trong đó có 16 Tham phán, 16 Thư ký và 01 nhânviên kế toán Ngoài ra, còn có 04 nhân viên hợp đồng làm công tác tạp vu, lái
xe va bảo vệ Cơ cấu tô chức cán bộ đứng đầu của TAND quận Ba Đình gồm
Về trình độ lý luận: TAND quận Ba Đình có 27 cán bộ là Đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam.
Cơ bản tập thê cán bộ, công chức TAND quận Ba Đình hiện nay đều đã
được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp; đa sốcán bộ, công chức Tòa án nhân dân quận Ba Đình có phâm chât chính trị, đạo
19
Trang 28đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác cũng như công việc Đặcbiệt, cán bộ công chức TAND quận Ba Đình không có hành vi vi phạm bị xử
lý kỷ luật hay nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về cơ cấu tổ chức, TAND quận Ba Đình được công nhận là Tòa án
chuyên trách theo công văn số 26/TANDTC-TCCB về việc góp ý phương án
tổ chức tòa chuyên trách của TAND tối cao.
Hàng năm, TAND quận Ba Đình thụ lý giải quyết khoảng 1400 vụ việccác loại TAND quận Ba Đình là TAND cấp huyện có thâm quyền giải quyết
theo thủ tục các vụ án hình sự, các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động, các vụ án hành chính và việc dân sự về côngtác tô chức cán bộ, hành chính TAND quận Ba Đình chịu sự quản lý của
TAND thành phố Hà Nội.
2.2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại bằng xét xử sơ thắm tại Tòa án nhân dân
2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân
Tòa án chính là co quan của nhà nước thực hiện quyền tư pháp trong hệ thong chính tri cua Việt Nam va vai trò nay có tac động trực tiép dén muc tiéu
và các giá trị trong quá trình xây dựng Nha nước pháp quyền tại Việt Nam
Tòa án là một nơi quan trọng thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ
thông tư pháp trong xã hội chủ nghĩa Do đó, trong việc thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn của minh, Tòa án nhân dân cần phải tuân thủ các nguyên tắc và
thủ tục do luật pháp quy định nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc xét xử, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên tham gia và đồng thời duy trì
vai tro quan trọng của mình trong hoạt động quan lý xã hội.
2.2.1.1 Nguyên tắc tôn trọng quyên tự định đoạt của các đương sự
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 5 BLTTDS 2015 Nguyên tắc
tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên liên quan chính là nguyên tắc cơ bản
20
Trang 29nhất trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Nguyên tắc này
bắt nguồn từ việc đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của các chủ thể Khi
có xảy ra tranh chấp, quy trình và thủ tục giải quyết luôn phải tuân thủ theo
đúng quy định của pháp luật Bằng việc tôn trọng quyên tự định đoạt của các
bên trong quá trình tố tụng, pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa
chọn phương pháp giải quyết tranh chấp và đồng thời tạo cho các bên sự chủ
động nhất định trong quá trình này
2.2.1.2 Nguyên tắc bình đăng trước pháp luật
Bình đăng trong kinh doanh đồng nghĩa với việc tất cả cá nhân và tổ
chức tham gia vào các hoạt động kinh tế có quan hệ đều được đối xử công
băng và bình đăng theo quy định của pháp luật Trong trường hợp tranh chấpxảy ra, khi vi phạm, các chủ thé phải chịu những chế tài tương ứng với lỗi của
mình gây ra mà không quan trọng loại hình doanh nghiệp nào kinh doanh đối tượng gi, tat cả các chủ thé đều phải thượng tôn pháp luật Các bên tham gia vào quan hệ kinh doanh quyền bình đăng còn được đảm bảo khi họ tham gia vào quá trình tổ tụng tại Tòa án Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng, như
được quy định trong Điều 8 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nhờ có nguyên tắc bình đăng trước pháp luật các chủ thé tham giavào quan hệ Luật Thương mại đều có địa vị pháp lý bình đăng Từ đó, đâycũng là cơ sở dé các chủ thé này cạnh tranh, phát triển một cách công bằng.Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, Tòa án không phân biệt loại hìnhdoanh nghiệp hay thành phan kinh tế của các bên liên quan Tat cả các bên
đều phải tuân theo quy định của phát luật Điều này khang định răng việc
giải quyết tranh chấp không bị ảnh hưởng bởi sự phân chia đối xử, mà tất
cả các chủ thể kinh tế đều được đảm bảo quyền lợi và cùng chịu trách
nhiệm theo quy định pháp luật.
21
Trang 302.2.1.3 Nguyên tắc Tòa án không tiễn hành diéu tra mà chỉ xác minh
mà mình đã thu thập thì sẽ không đảm bảo được tính khách quan, công bằng.Vậy nên, Tòa án chỉ nên tiễn hành xét xử độc lập dựa trên các tài liệu chứng
cứ do các bên cung cấp, đảm bảo cho việc xét xử đúng thủ tục và trung thực.Nếu các chứng cứ đã cung cấp chưa đủ hoặc không chính xác, Tòa án sẽ đềnghị đương sự thu thập thêm chứng cứ hoặc chứng minh thêm các sự kiện
chính xác Trong trường hợp đương sự thu thập chứng cứ nhưng không đạt
được kết quả, họ phải nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành thực hiện việc này.
Đơn này phải luôn tuân thủ rõ những quy định của pháp luật về nội dung vấn
đề cần chứng minh, các chứng cứ cần thu thập, lý do không thu thập được chứng cứ và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nắm giữ chứng cứ đó Nguyên
tắc này tạo nền tảng cho việc giải quyết nhanh chóng và chính xác các tranhchấp, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các đương sự trong quá trình tốtụng dân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
2.2.1.4 Nguyên tắc hòa giảiTrong hoạt động thương mại hiện nay, việc xảy ra tranh chấp là mộttình huống không mong muốn cho các cá nhân và tô chức tham gia kinh
doanh, cũng như cho xã hội Tranh chấp có thé dẫn đến tình trang căng thang, làm mat đoàn kết và anh hưởng đến uy tín của các chủ thé trong môi trường
kinh doanh Vì vậy, nguyên tắc hòa giải, theo quy định của pháp luật ViệtNam, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tố tụng Nguyên tắc này xuất
22
Trang 31phát từ quyền tự quyết của các đương sự và trách nhiệm của Tòa án trong việcbảo vệ quyên lợi của công dân.
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại là hình thức bảo vệlợi ích hợp pháp bị xâm hại có sự tham gia của hòa giải viên, giúp các bêntranh chấp đạt được một thỏa thuận, chấm dứt xung đột hay xích mích một
cách 6n thỏa Nhà nước luôn khuyến khích các đương sự thỏa thuận thương
lượng với nhau giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng Điều nàyđược thực hiện bởi vì khi các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giảiquyết vụ án, không chỉ các nội dung tranh chấp được giải quyết mà cả những
mâu thuẫn giữa họ cũng được giải quyết một cách triệt để, nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và tài chính cho cả hai bên Điều này giúp tránh việc Nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế dé thi hành
thỏa thuận đó.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật, phương thức hòagiải trong việc giải quyết tranh chấp có thê chia làm 2 loại: Hòa giải bắt buộc
theo thủ tục tố tụng của Tòa án (theo quy định tại Bộ luật Tó tụng dân sự năm
2015); Hòa giải theo thỏa thuận của các bên (theo quy định tại Luật Trọng tài
thương mại 2010 hoặc theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02năm 2017 quy định về hòa giải thương mại) Trường hợp các bên đã lựa chọngiải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng trọng tài (Theo Luật Trọng tài
thương mại 2010) thì trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do
thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầuHội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết
tranh chấp Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ
tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của
các bên và xác nhận của các Trọng tài viên Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên Quyết định này là chung thẩm và có giá
trị như phán quyết trọng tài
23
Trang 322.2.1.5 Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng kịp thờiKhởi nguồn từ nhu cầu kinh doanh, giải quyết tranh chấp phải tuân thủpháp luật và cần được thực hiện một cách nhanh chóng và kết thúc triệt đẻ,nhằm tránh kéo đài quá trình giải quyết Hoạt động kinh doanh và thương mại
diễn ra liên tục với mục tiêu tạo lợi nhuận cho các doanh nghiệp tham gia.
Đối với những chủ thé kinh doanh, lợi nhuận sinh ra trên một đơn vi thời gian
là rất lớn, tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp không mong muốn, việc dành thời
gian để giải quyết chúng và bảo vệ lợi ích của mình là điều tất yếu Do đó, sự
quan tâm hàng dau của hau hết cá nhân và tổ chức tham gia kinh doanh, đặcbiệt là các bên tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại, là giảiquyết các vụ án một cách đúng đắn, nhanh chóng và kịp thời
2.2.1.6 Nguyên tắc xét xử công khai
Xét cử công khai là một trong những nguyên tắc dân chủ của hoạt động
xét xử tại Hiến pháp 2013 quy định “2 Người bị buộc tội phải được Tòa án xét
kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai Trường hợp xét xử kín
theo quy định của luật thì việc tuyên án phải công khai” [19, Điều 31, khoản 2].
Trong xã hội dân chủ, công khai được coi là tư tưởng xuyên suốt quá trình tổchức và vận hành bộ máy nhà nước, là thuộc tính quan trọng của xã hội dânchủ Đôi khi không phải vụ án nào đưa xét xử công khai cũng đều đem lạinhững tác động tích cực, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín Từ đó, làm giảm lợi nhuận của cơ sở kinhdoanh đó Theo đó, BLTTDS 2015 quy định:
Tòa án xét xử công khai Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa
thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của
họ thì Tòa án có thể xét xử kín [22, Điều 15]
24
Trang 33Trong kinh doanh thương mai bí mật kinh doanh có thé là những phátminh, sáng chế, là những chìa khóa quan trọng đối với thành công của hoạt
động kinh doanh của các chủ thể Vậy nên, những điều này là những điều không thé tiết lộ, không thé chia sẻ cho tất cả các doanh nghiệp khác nếu
không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của chính doanh
nghiệp đó, nặng nề hơn nữa là doanh nghiệp bị phá sản Do đó, các cá nhân,
tổ chức có thé yêu cầu Tòa án xét xử kin dé bảo vệ bí mật kinh doanh của ho
2.2.2 Tham quyền của Tòa an nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Trong quá trình tổ tung nói chung và tố tụng kinh doanh thương mai
nói riêng việc xác định thâm quyền của cơ quan giải quyết là một yếu tô vô
cùng quan trọng Khi xảy ra tranh chấp, việc xác định rõ cơ quan có thâm
quyền để giải quyết, theo quy định của pháp luật, là điều hết sức cần thiết
để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác và hợp pháp trong quá trình xét xử Quy định về tham quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh và thương mai
được thé hiện trong BLTTDS 2015 Tham quyền này có các khía cạnh bao
gồm thâm quyền theo nội dung tranh chấp, thầm quyền theo cấp xét Xử,
thâm quyên theo lãnh thé, và thậm chí còn thâm quyền do nguyên đơn hoặc người yêu cầu lựa chọn.
2.2.2.1 Thẩm quyên theo vụ việcThâm quyền theo vụ việc là việc xác định thâm quyên giải quyết tranhchấp kinh doanh, thương mại thuộc thâm quyền của Tòa án hay của các cơ
quan khác.
BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết
tranh chấp KDTM:
1 Tranh chap phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mai
giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận.
25
Trang 342 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa
cá nhân, tô chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3 Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có
giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên
tổ chức của công ty.
5 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợpthuộc thâm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quyđịnh của pháp luật [22, Điều 30]
2.2.2.2 Thẩm quyên theo cấp xét xửTheo quy định của pháp luật tố tụng thẩm quyền của Tòa án trong việcgiải quyết tranh chấp KDTM bao gồm thâm quyền của Tòa án nhân dân cấpquận, huyện và thâm quyên của Tòa án nhân dân câp tỉnh.
Đối với TAND cấp quận, huyện thẩm quyên giải quyết tranh chap KDTM
được quy định cụ thể tại điểm b khoản I Điều 35 BLTTDS 2015: Tranh chấpkinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này
Đối với TAND cấp tỉnh thâm quyền giải quyết tranh chấp KDTM đượcquy định cụ thé tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 37 và Điều 38 BLTTDS 2015:
Theo đó tai BLTTDS 2015 quy định:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 va 32 của Bộ luật
26
Trang 35này, trừ những tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa ánnhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của
Bên cạnh đó tại Điều 38 BLTTDS 2015 quy định cụ thể thâm quyềncủa Tòa kinh tế TAND tỉnh đó là Tòa kinh tế có thâm quyên giải quyết theothủ tục sơ thâm các vụ án KDTM thuộc thâm quyền của TAND tỉnh và giảiquyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án
cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
2.2.2.3 Thẩm quyên theo lãnh thổ
Tham quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án
dựa trên nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là Tòa án được xác định tại địa phương
mà người hoặc tổ chức bị đơn cư trú hoặc có trụ sở làm việc Điều này áp
dụng cho cả các cá nhân và cơ quan hoặc tô chức
Tuy nhiên, Luật cũng cho phép các đương sự tự thỏa thuận về việcchọn Tòa án có thẩm quyền bằng văn bản Nếu nguyên đơn là cá nhân, họ có
quyền yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc giải quyết tranh chấp Nếu nguyên đơn là một cơ quan hoặc tô chức, họ có quyền yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở của họ giải quyết tranh chấp Điều này áp dụng đối với các tranh chấp về kinh doanh và thương mại quy định tại Điều 30 của Bộ luật Té tụng
dân sự năm 2015.
Bên cạnh đó điểm d, đ, u khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 cũng quy định
cụ thé các vụ việc mà Tòa án có thâm quyên giải quyết đối với tranh chấp KDTM.
27
Trang 362.2.2.4 Thẩm quyên theo sự lựa chọn của nguyên đơnKhoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thâm quyền củaTòa án khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo lựa chọn củanguyên đơn Như vậy, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015,trong một số trường hợp đặc biệt, có nhiều Tòa án có thâm quyền giải quyếtmột tranh chấp kinh doanh thương mại cụ thể và nguyên đơn có quyền lựachọn một trong các Tòa án đó Tuy nhiên, sau khi Tòa án nhận thụ lý vụ ántranh chấp kinh doanh thương mại, nếu phát hiện rằng vụ án không thuộcthâm quyền của mình thi Tòa án đó phải ra quyết định chuyên hồ sơ vụ ánngay lập tức cho Tòa án có thâm quyền giải quyết và phải nêu rõ lý do chuyên
hồ so vụ án, đồng thời thông báo ngay cho nguyên đơn biết để quyền và lợiích hợp pháp của họ được đảm bảo Nếu có tranh chấp về thâm quyền, Chánh
án Tòa án Nhân dân Cấp cao hoặc Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ giải quyết tranh chấp này theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật Tố tụng Dân sự
năm 2015 Quy định này đặt ra một số hạn chế và khó khăn đối với các Tòa
án khi nhận thụ lý vụ án kinh doanh thương mại Việc cho phép nguyên đơn
có quá nhiều sự lựa chọn Tòa án giải quyết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho
nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ án, nhưng đồng thời cũng đưa rathách thức đối với các Tòa án thụ lý do không thuận lợi trong nhiều khía
cạnh, ví dụ như việc triệu tập các bên liên quan, xem xét thấm định tại chỗ,
định giá tài sản, và nhiều vẫn đề khác
2.2.3 Trình tụ, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
tại Toa an nhân dân
BLTTDS 2015 đã thiết lập các nguyên tắc co bản về trình tự và thủ tục
trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại Các quy định này
tạo ra một khung làm việc cho hoạt động tố tụng của Tòa án liên quan đếnviệc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
28
Trang 372.2.3.1 Khởi kiện và thu lý vụ án kinh doanh, thương mại
- Khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại
Theo Hiến pháp 2013, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của công dân Khi quyên và lợi ích hợp pháp của ho bị xâm
phạm, công dân có quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ Một trong những cách
dé yêu cầu bảo vệ quyền đó là thông qua việc khởi kiện Theo Điều 186 của
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tựmình hoặc thông qua đại diện hợp pháp có thể khởi kiện tại Tòa án có thắmquyền để đòi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Điều đặc biệt trongphương thức này là nó trao cho các đương sự quyền tự do hành động dựatrên quyền tự quyết của ho, làm cơ sở cho quá trình tổ tụng Bằng việc khởikiện kịp thời, các cơ quan tổ tụng có thé can thiệp dé bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự; các thiệt hại trong tranh chấp sẽ được ngăn chặn và khắc phục sớm; và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, cởi mở giữa các bên trong
môi trường kinh doanh.
Trong các lĩnh vực này, thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp
phát sinh cũng có thê được văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh Trong
trường hợp không được văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh thì sẽ áp dụngquy định của Luật Thương mại 2005 về thời hiệu khởi kiện Theo đó, thờihiệu khởi kiện các tranh chấp trong hoạt động thương mại là hai năm, ké từngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp được quy địnhtại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật Thương mai
Đề đảm bảo tính pháp lý về nội dung của đơn khởi kiện và cung cấp đầy đủ các thông tin ban đầu về các yêu cầu khởi kiện thì đơn khởi kiện phải
có đầy đủ các nội dung chính quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015.
Khi khởi kiện, các đương sự phải viết đơn khởi kiện và đảm bảo đầy đủ
các nội dung quy định tại điều luật đã được đề cập Quá trình khởi kiện có thé
29
Trang 38được thực hiện băng cách nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đơn
qua dịch vụ bưu điện Ngoài việc nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện cần cung cấp các tài liệu và chứng cứ liên quan dé chứng minh rằng các yêu cầu của họ có căn cứ và tuân theo quy định của pháp luật Nguyên tắc này dựa
trên việc Tòa án không tiến hành điều tra, mà chỉ thực hiện việc xác minh và
thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Thụ lý vụ án KDTM
Thụ lý vụ án là quá trình mà Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện từ ngườikhởi kiện và ghi lại thông tin vụ án vào số thụ lý của Tòa án Đây chính là
công việc đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng Quá trình
thụ lý vụ án đặt ra trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết các tranh chấp
trong thời hạn quy định bởi luật Tương tự như khởi kiện, néu không có quá trình thụ lý của Tòa án, các bước tiếp theo trong hoạt động tố tụng sẽ không
thể diễn ra Trong vụ án liên quan đến kinh doanh, thụ lý vụ án được tiễnhành khi có đơn khởi kiện từ đương sự và yêu cầu tương ứng từ cơ quan hoặc
tổ chức có liên quan
Tòa án tiến hành nghiên cứu kỹ đơn khởi kiện ngay sau khi tiếp nhận đơn, xem xét tư cách pháp lý của người gửi đơn và xác định thâm quyền của
Tòa án để quyết định việc thụ lý hoặc trả lại đơn khởi kiện Trong trường hợp
vụ án thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ thông báo chongười khởi kiện về việc nộp tiền tạm ứng phí án
Người khởi kiện cần phải nộp tiền tam ứng phí án trong vòng 7 ngày kê
từ ngày nhận được thông báo từ Tòa án Tuy nhiên, trong những trường hợp
đặc biệt, người khởi kiện có thể được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng
phí án Sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ đi kèm, Tòa
án sẽ tiến hành thụ lý vụ án
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ phải ra thông báo và tống đạt cho Viện
kiểm sát cùng cấp và các đương sự trong vụ án đúng theo quy định của pháp luật
30
Trang 392.2.3.2 Chuẩn bị xét xửChuan bị xét xử là bước tiếp theo trong quy trình giải quyết các tranhchấp KDTM sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án Đối với các vụ án tranh chấpKDTM, thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng ké từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.Tuy nhiên, trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc gặp trở ngại
khách quan, Chánh án Tòa án có thé quyết định gia hạn thời gian chuẩn bị xét
xử, nhưng không quá một tháng Nếu trong trường hợp trên, phiên tòa không được mở trong thời hạn một tháng ké từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét
xử vì lý do chính đáng, thì thời hạn chuẩn bị xét xử có thê được gia hạn thêmtối đa một tháng Trước khi diễn ra phiên tòa, các bên liên quan có thể chuẩn
bị các tài liệu, chứng cứ và các văn bản liên quan khác để sẵn sàng cho quátrình xét xử Thời gian chuan bị này giúp đảm bảo sự công bang và day đủ
thông tin cho phiên tòa.
Những vụ án có tính chất phức tạp là những vụ án có nhiều đương sự,
có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâuthuẫn với nhau nên cần có thêm thời gian dé nghiên cứu tông hợp các tài liệu
có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn
hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự làngười nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nướcngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian ủy thác cho cơ quan lãnh sự,ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài Thời hạn
chuẩn bị xét xử đối với vụ án KDTM theo quy định của BLTTDS 2015 theo tác giả là quá ngắn Mục đích quy định thời hạn như vậy của các nhà làm luật
là thúc day việc giải quyết các tranh chấp này nhanh gọn, hạn chế thiệt hai cho các bên tham gia tố tụng dé tránh làm ảnh hưởng đến nén kinh tế Tuy
nhiên, các tranh chấp KDTM hiện nay đều rất phức tạp, cần phải thu thậpnhiêu nguôn chứng cứ, triệu tập nhiêu đương sự liên quan việc quy định thời
31
Trang 40hạn như vậy sẽ dẫn đến tình trạng án quá hạn, kéo dài của loại vụ án này tăngcao Bên cạnh đó Thâm phán nếu lo sợ án quá hạn, kéo dai mà đưa ra xét xửquá nhanh các vụ án tranh chấp KDTM sẽ dẫn đến những thiếu sót khiến vụ
án có thé bị hủy Khi đó mục đích của việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử
vụ án liên quan đến tranh chấp KDTM sẽ không đạt được Vì vậy, theo tác giả
việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án KDTM theo quy định như
hiện nay là chưa phù hợp với thực tiễn xét xử.
Trong thời hạn ba ngày (không tính ngày nghỉ) kể từ ngày thụ lý,Chánh án Tòa án phải phân công một thẩm phán giải quyết vụ án Trongquá trình giải quyết, nêu thẩm phán được phân công không thé tiếp tục tiễnhành được, thì Chánh án phải phân công thâm phán khác đảm nhiệm.Trường hợp đang xét xử mà không có thâm phán dự khuyết thì vụ án đượcxét xử lại từ đầu
Trong thời han ba ngày (không tính ngày nghỉ) ké từ ngày thụ lý, Tòa
án phải thông báo băng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan biết việc thụ lý vụ án Trong thời hạn mười
lam ngày, ké từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộpcho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện.Nếu muốn gia hạn, thì người được thông báo phải có đơn gửi Tòa án nêu rõ lý
do Việc gia hạn nếu được chấp nhận thì cũng không quá mười lăm ngày.Người được thông báo có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụpđơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn kiện.
Sau đó, Thâm phán phụ trách cần tiến hành việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu để chuân bị cho việc xét xử, lấy lời trình bày của những
người có liên quan.
Trong công tác chuẩn bị xét xử các tranh chấp KDTM;; Tòa án phải tiền
hành hòa giải đê các đương sự có thê thỏa thuận với nhau vê việc giải quyêt
32