1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án nhân dân cấp phúc thẩm và thực tiễn tại tỉnh Nam Định

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án nhân dân cấp phúc thẩm và thực tiễn tại tỉnh Nam Định
Tác giả Phạm Thị Duyên
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Ngọc Dũng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 6,99 MB

Nội dung

Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kính doanh thương, mại tại Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm.. Những bat cập, han chế trong việc giải quyết tranh chấp linh doanhthương mạ

Trang 1

GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THƯƠNG MAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DAN CAP PHÚC THAM VÀ THỰC TIEN

TẠI TĨNH NAM ĐỊNH

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

GIẢI QUYET TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MAI TAITOA ÁN NHÂN DAN CAP PHÚC THAM VÀ THỰC TIEN

TAITINH NAM DINH

LUẬN VĂN THẠC S¥ LUAT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 8380107

'Nguời hướng dan khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ding

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

của riêng tối

Các kết qua nêu trong luận văn chưa được công bé trong bat ky công trình nao khác Mọi tai liệu, số liệu trong luận văn la khách quan, trùng thực,

có nguén gốc rõ rang, được trích dẫn theo đúng quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm vẻ tính chính xác và trung thực của luân văn nảy.

‘Nam Định, ngày 20 thang 8 năm 2019

Tác giả luận văn

Pham Thị Duyên

Trang 4

giúp đỡ hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, được phía nha trường,

tạo điều kiến thuân lợi và sư quan tâm, đồng viên tử gia đình, ban bẻ, đồng

nghiệp

Tôi xin gửi lời căm ơn đến Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa đào

tạo sau đại học Trường Đại học Luật Ha Nội, các thay cô giáo đã trực tiếpgiảng day lớp cao học Luật ứng dung- Chuyên ngành Luật Kinh té khóa 25

(niên khóa 2017-2019) Đặc biệt, tôi zin cảm ơn sâu sắc giảng viên hướng

dấn Pho giáo sư, Tiên sf Trên Ngoc Dũng Trường Đại học Luật Ha Nội đãtận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình viết luận văn

Tôi zin được bảy td lòng biết ơn đến gia dinh, bạn bẻ, đồng nghiếp đã nhiệt tỉnh hỗ trợ, động viên, tao điều kiến cho tôi trong suốt quá trinh học tập, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn nay.

Tuy có nhiều cổ ging, song vé mắt kiên thức và thời gian còn hạn chế nên bai luận văn không tránh khôi những thiêu sót, tôi mong nhân được sur đồng góp ý kién quý báu tửphía quý thay, cô giáo, các chuyên gia, bạn bẻ

để luận văn hoàn thiện hơn

‘Xin trên trong căm ơn!

Tac giả luận văn

Phạm Thị Duyên

Trang 5

BLTTDS Bồ luật Tổ tung Dân sự HDTP Hồi đồng Thẩm phán HDXX Hồi đồng xét xử

KD, TM Kinh doanh thương mai

LTM Luật Thương mại

NXB Nha xuất ban

TAND ‘Toa án Nhân dân

TANDTC Toa an nhân dân tối cao

VKS 'Viện kiểm sat

Trang 6

CHAP KINH DOANH THUONG MAI TẠI TOA AN PHÁP LUẬT GIẢIQUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TOA ÁN 61.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai tại Toa án 6LLL Khải niệm giãi quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án 61.12 Yêu câu của việc giải quyét tranh chấp kinh doanh thương mat tại Tòa.

12.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp

nh doanh thương mại tat Téa dn 15 1.2.2 Hệ thống pháp luật v giải quyết tranh chap kinh doanh thương mai tại Tòa án 20

123 Nội ding của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

‘mat tại Téa ám bì 1.24 Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kính doanh thương,

mại tại Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm 4CHƯƠNG 2.THUC TRANG PHAP LUAT GIẢI QUYẾT CÁC TRANHCHAP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TOA ÁN CAP PHÚC THAM

VA THỰC TIẾN THỊ HANH Ở TINH NAM ĐỊNH 50

Trang 7

quyét tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa ám 503.12 Những kết quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mat tai Tòa ámnhân dân cắp phúc thẩm ở tĩnh Nam Dinh 533.13 Những bat cập, han chế trong việc giải quyết tranh chấp linh doanhthương mại tại Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm ở tính Nam Dinh 54

314 Nguyên nhân của những bat cập, han chế trong việc giải quyét tranhchấp kinh doanh thương mat tại Tòa án nhân đân cắp phúc thẩm ở tĩnh Nam

Dinh 58

CHƯƠNG 3 HOÀN THIEN PHAP LUAT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA THIHANH PHAP LUAT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANHTHUONG MẠI TẠI TOA ÁN NHÂN DAN CAP PHÚC THAM 603.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật vẻ giai quyét tranh chấp kinh doanh:

thương mại tại Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm 60

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giãi quyết tranh chấp kinhdoanh thương mại tai Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm 61

3.3 Các giải pháp nông cao hiệu quả giãi quyết tranh chấp kinh doanh thương

mai tại Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm 64KETLUAN 68DANH MUC TAILIEU THAMKHAO

Trang 8

định sự tên tại, phát triển của một quốc gia Trong các quan hệ KDTM,doanh nghiệp sẽ không thể nao tránh khỏi các tranh chấp mắc dit không héSai ind nay tac SR ic ta Oca AE

phương thức giải quyết sẽ phẩn nảo giúp Doanh nghiệp chon lựa được phương thức giải quyết phù hop nhất

Toa án la một cơ quan trong bộ may nhà nước thuộc nhánh tư pháp,

nhân danh quyển lực nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự, thủ tục đã

được định trong luật Bản án, quyết định của Tòa án sẽ được cưỡng ché thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước Giải quyết tranh chấp KDTM bằng Töa

án lá trường hop khi có tranh chấp phát sinh nếu các bên không tự thỏa thuận, hỏa giải với nhau thì có thể nép đơn ra Toa an, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, bao vệ quyén và lợi ich hợp pháp của họ Thủ tục vả hoạt

đông gidi quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án đã được quy định rõ trongBLTIDS Trong thực tiến việc áp dụng pháp luật trong các vụ án cu thé còn

nhiêu bat cập và khó khăn như hệ thông pháp luật chưa đồng bộ, nhên thức

vẻ pháp luật của các đương su tham gia trong vụ án còn hạn chế, chưa thực

‘hién đúng quyên và nghia vụ của minh,

Thực tế cho thấy việc giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND cònnhiễu hing ting Đặc biết là các Téa an cấp huyện côn nhiễu hạn chế, sai sot,chưa théa đáng dấn đến việc các đương sư thường kháng cio hoặc bản án bi

KS kháng nghỉ Nhẫm đảm bảo cho các vụ an KDTM được xem xét, giải

quyết một cách chỉnh xác, khách quan, giúp Tòa án đưa ra những bản án,quyết định đúng dn nhất thì nguyên tắc cơ bản của pháp luật tổ tụng dan sư

Trang 9

tranh chấp kinh doanh thương mại tai Tòa án nhân dân cấp phúc thấm.

và thục tiến tại tinh Nam Định” làm để tai luên văn tốt nghiệp cao học của

minh,

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Giải quyết tranh chap KDTM tại TAND không phải La một để tài mới

Từ trước tới nay đã có nhiễu công trình khoa học, bai viết nghiên cứu về

vấn dé nay Có thé nêu ra một số công trình tiêu biểu như sau:

- "Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giãi quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại tại Toa án” là bai bao của Triệu Thị Quỳnh Hoa đăng trên tạp chí Téa án nhân dân số 19/2012

- "Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa an nhân

dân-Thực trang và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động" là luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Ban, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012

~ “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai theo thủ tục sơ thẩm

từ thực tiến tại Tòa án nhân thảnh phd Ha Nội” là luận văn thạc i củaNguyễn Thi Thu Huyền, trường Đại hoc Ludt Ha Nội năm 2017

~ “Thẩm quyền của Tòa án về tranh chấp kinh doanh thương mại va

thực tiễn thực hiên tai Tòa án" la luận văn thạc sĩ của Lê Thị Oanh, trường, Đại học Luật Hà Nội năm 2017.

~ " Pháp luật giãi quyết tranh chấp thương mai bằng Téa án và thực

tiễn thi hành tai tỉnh Sơn La” 1a luận văn thac sf của Đảo Thi Quỳnh Trang,

trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016

Trang 10

Kết quả nghiên cứu của đa số các công trình nêu trên đều tập trung

vào các van dé lý luân vả pháp luật thực định, chưa di sâu nghiên cứu thựctrang áp dụng pháp luật vao thực tiễn xét xử, nhất là xét xử ở cấp phúcthẩm

Vi vậy, tác giả luận văn Iva chọn nghiên cứu các vấn dé cơ bản còn

tôn tại và chưa hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại cấp phúc thẩm với thực tiễn tại TAND tỉnh Nam Định Từ đó,

tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm, kién nghị phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu qua thi hành pháp luật trong lĩnh

vực này,

1.3 Đối trong và phạm vi nghiên cứu đề tài.

hi nghiên cứu vên để đã chon, tác giả luân văn sắc định đổi tương, nghiên cứa cia luận văn gồm:

1) Các quy định của pháp luật hiện hành vé giãi quyết tranh chấpKDTM theo thủ tục phúc thẩm tại TAND

2) Thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp.KDTM cấp phúc thẩm tại TAND tỉnh Nam Định

Vé phạm vi nghiên cứu của luân văn, tác giả luận văn cho rằng giãi

quyết tranh chấp KDTM 1a vẫn để rộng lớn, có thể đánh giá và nhìn nhận từnhiều góc độ khác nhau TAND Nam Định để nhiều năm xét xử tranh chấpKDTM ở cấp phúc thẩm Trong khuôn khổ của luân văn nay, tác giả giới hạn.việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấpKDTM ở cấp phúc thẩm tai TAND tinh Nam Định từ khi BLTTDS 2015 có

hiệu lực đến tháng 6 năm 2019

Trang 11

và đường léi của Dang cộng sản Việt Nam vẻ nha nước và pháp luật Tác giã

luận văn đã sử dung các phương pháp nghiên cứu cụ thể, thích hợp như: sosánh, diễn giải, phân tích, thông kê, tổng hợp, suy điễn logic để lam rõ van

để cần nghiên cứu.

15 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục dich nghiên cứu luận văn là nêu ra phương hướng hoàn thiện

pháp luật, đồng thời đề xuất, kiến nghỉ các giải pháp nhằm góp phan hoản

thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật vé giải quyết tranh.

chấp KDTM theo thủ tục phúc thẩm tại TAND,

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, tác giả luận văn thực hiện các

nhiệm vụ sau:

- Nghiên cửu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyét tranh.

chấp KDTM theo thủ tục phúc thẩm tại TAND

- Khảo sát, phân tích va đánh gia thực trang áp dụng pháp luật vào

việc giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục phúc thẩm tại TAND tinh

Nam Định Tác giả chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, tôn tại, hạn chế

trong quá trình này, lam căn cứ dé dé xuất những giải pháp khắc phục thích.hợp

16 Những điểm mới của luận van

- Luận văn thể hiện được sự nghiên cứu những van để lý luận vềtranh chấp KDTM và giải quyết tranh chấp KDTM ở cấp phúc thẩm tại

TAND,

~ Luận văn nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các khía cạnh.

pháp lý trong cơ chế giãi quyết tranh chấp KDTM 6 cấp phúc thẩm tai Téa

Trang 12

- Luên văn cũng đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm.

hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lương hiệu qua thí hảnh pháp luật vềgiải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục phúc thấm tại TAND

1.7 Kết cấu luận văn.

Ngoài Lới nói đâu, Kết luận va Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luên văn có kết cầu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những van dé lý luận vé giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mai tại Tòa án Pháp luật giãi quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tai Tòa án

Chương 2: Thực trang pháp luật giải quyết các tranh chấp kinhdoanh thương mại tại Toa án cấp phúc thẩm và thực tiễn thi hành ở tỉnh Nam

Định

Chương 3: Hoàn thiên pháp luật và nông cao hiệu quả thi hành pháp

ut về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mai tại Tòa án nhân dân cập

phúc thẩm

Trang 13

KINH DOANH THƯƠNG MẠI TAI TOA ÁN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA AN

111 Khái quát về giải quyết tranh cl kinh doanh thương mại tại

i quyết tranh chấp kink doanh thacong mại tai Toa

Néa kinh tế thi trường ỡ nước ta đang được phát triển theo chiéu rộng

và chiêu sâu của các quan hệ kinh tế với tốc độ nhanh chóng, từng bước

khẳng định nó 1a bộ phận gắn bó chất chế với thi trường thé giới Hoạt đông

kinh tế sôi động đã va đang làm phát sinh các tranh chap trong KDTM Các

tranh chấp nảy ngày cảng đa dạng hơn về chủng loại va có sự phức tạp hơn về

Tranh chấp được hiểu là “đấu tranh, giằng co kit có nhiững mâu thuẫn,

bắt đằng thưởng là trong vẫn đề quyén lợi giữa hai bên “®.

Điều 3, mục 1 Luật Thương mai (2005) không có quy định vé tranh

chấp KDTM mà chỉ đưa ra khái niêm hoạt động thương mai la: “hoat đồng

Theo ảnh nghĩa của Tử đến Tiếng Việt (1 66, tr 1024

Trang 14

liên tục một, một số hoặc tắt cả các công đoan của qué trình, đầu tư, từ sảnxuất dén tiều tìm sản phẩm hoặc cung ứng dich vu trên thị trường nhằm rucdich sinh lợi” Do 46, tranh chap KDTM được hiễu là sự bất đồng chính kiến,

sự mâu thuẫn hay xung đột vé lợi ich, về quyền vả nghĩa vụ giữa các chủ thé

tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp đô khác nhau được dé cập tại Điều

3, khoăn 1 Luật thương mai 2005 và Điều 4, mục 16 của Luật Doanh nghiệp G014)

Từ 3 khái niém trên có thể định nghia “7ranh chấp KDTM ia mâubắt đồng và quyền lợi giữa các chủ thé phát sinh trong hoạt độngDIM.” Cách hiểu này còn hạn chế vì mới chỉ ra bản chất, chưa chỉ ra đượcbiểu hiện cua nó

Điều 29.1 BLTTDS (2004) quy định rõ những tranh chấp vẻ EDTM là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mai giữa cá

nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và déu có mục đích lợi nhuận

Theo Điển 30 BLTTDS (2015) thi tranh chấp KDTM được quy đính theo hướng khái quất hóa thay vì sử dụng phương pháp liệt kê theo quy định

tại BLTTDS (2004) được sửa đổi,

chap thuộc thẩm quyên giải quyết của Tòa án

‘Mat khác, tranh chap KDTM còn được hiểu la sự bat đông về một hiệntượng pháp lý phat sinh trong đòi sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh

doanh va thông thưởng gin liễn với các yêu t6, lợi ích vé mất tai sản Do đó,

có thể khái quát những đặc điểm của tranh chấp KDTM như sau:

+ Nó luôn gắn liên với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể

timẫn

ở sung năm 2011, va được hiểu là tranh

Trang 15

+ Nó là sự biểu hiện ra bên ngoải, là sự phan anh của những xung đột

"về mặt lợi ich kinh tế của các bên

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các tranh chấp trong linh doanhchủ yêu ton tại đưới dạng các tranh chap về hợp đỏng kinh tế, phan ánh tính

đơn điệu của các lợi ích cần bảo vệ trong mô hình kinh tế này Còn trong điều

kiện kinh tế thi trường, sự tham gia của nhiễu thành phản kinh tế kéo theo sự

da dạng vẻ đổi tượng chủ thé va lợi ích cén bao vệ, sự xuất hiến của các

phương thức kinh doanh, thị trường và các yêu tổ sản xuất phi truyền thống lâm phát sinh nhiều dang tranh chấp mới, ví dụ như tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, giữa các thành viên công ty với nhau trong quả trình

thành lập, hoạt đồng và giải thể công ty, tranh chấp trong việc mua bản cácloại cỗ phiéu, trai phiêu, tranh chap vẻ liên doanh, liên kết kinh tế, Chính

sự thay đổi về nội dung va hình thức tranh chấp trong kinh doanh trong quátrình chuyển đổi nên kinh tế đã và đang đòi hỏi các hình thức giải quyết tranh.chấp trong kinh doanh cũng phải có sự thay đỗi cho phù hợp với các yêu cầu

của cơ ché thi trường có sự quan lý của Nhà nước.

"Việc lựa chon phương thức giải quyết tranh chấp của các bén được thực hiện trên cơ sở sự nhanh chóng, ít tốn kém va phải đâm bão các quyền tự do

kinh doanh của chủ thể và không lâm mắt cơ hội kinh doanh cia họ Việc giải

quyết tranh chấp kinh doanh, thương mai là các bên tranh chấp thông qua

"hình thức, thủ tục thích hợp tiễn hành các gidi pháp nhằm loại bé những mâu

thuẫn, xung đột, bat dong về lợi ich kinh tế dé bao vệ quyền vả lợi ích chínhđáng của minh Tir các phên tích ở trên, có thể dua ra khái niệm giải quyết

tranh chấp KDTM như sau:

Trang 16

quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại due tiễn hành kit có it nhất mộtbên cho rằng mình có quyén lợi hợp pháp bi xâm phạm và cỏ yêu cầu đượcgiải quyết Kết quả là các quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định laiHoặc mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên được ching hòa thông qua cácphan quyết của người đứng ra giải quyết tranh chấp

Khi tranh chấp xây ra, có nhiều cách giải quyết mà các bên có thé lựachọn Thông thường, cách giải quyết nảo ngẫn nhất, ít tốn kém nhất có thể

đâm bao được các quyển, lợi ích hợp pháp của minh sẽ được các bên lựa

chọn Thực tế tranh chấp KDTM có thể được giải quyết bằng bồn phương

thức: Thương lượng, théa thuận, Hòa giải có Hòa giả viên, Trọng tai Thương, mại, Tòa Kinh tế

Noting tranh chấp vé quyển và nghĩa vu giữa các bên phát sinh tir quan

hệ pháp luật KDTM quy đính tại Điều 30 BLTTDS (2015) do cả nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Tòa án thụ lý giải quyết được goi là vụ an KDTM

Toa an là thiết chế mang quyển lực tải phán cao nhất, xuất phát từ chức năng bảo vệ pháp luật của cơ quan tư pháp Giêi quyét tranh chấp KDTM tại

Tòa án là hình thức giãi quyết tranh chấp do cơ quan tài phán nhà nước thựchiện, tién hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt theo quy đính pháp luật Bản

án, quyết định cia Téa án vẻ vụ tranh chấp KDTM được đảm bão thi hành

‘bang sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

“Thủi tue là những việc cu thé phải làm theo một trật te quy đmh, đểtiễn hành một công việc có tính chất chính tiưức “®), Thủ tục là bao dim việc

‘Theo Từ điển Tiếng Việt (1997) của Viện Ngôn ngữ học (51, tr 921]

Trang 17

giải quyết công việc có hiệu quả Theo quy định của BLTTDS (2015), vụ án

KDTM được thực hiện theo thi tục tổ tụng đền su,

Dac điểm của việc giải quyết tranh chap KDTM tại Tòa án là:

~ Tòa án có thẩm quyên giải quyết tranh chap KDTM chỉ khi bên có tổquyển thực hiện tổ quyền của minh bang thủ tục khởi kiện tại Toa án

~ Tranh chap có thể được xem xét, giải quyết qua nhiều cấp (sơ thẩm,phúc thẩm) va có thể phải thông qu thủ tục xem xét lại bản án (giảm đốcthẩm, tái thẩm) theo quy định của pháp luật

- Quyết định có hiệu lực của Tòa an có hiệu lực bất buộc thi hanh đổi

với các bén và có thể được cưởng ch thí hành nêu các bên không tự nguyên

thí hành

Giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án có tru điểm lớn là các phán.quyết của Tòa án được bộ máy cướng chế của Nhà nước bảo đêm thi hành,thể hiện tính hiệu lực cao của bản án, quyết định Tuy nhiên, do trình tự tổ

tung tai Tòa án nghiêm ngất, cứng nhắc, thời gian xét xử kéo dài, uy tín các

"bên tranh chấp không được đảm bao do xét xử công khai, bí quyết kinh doanh

khó có thé được giữ kín nên đây không phải là phương thức giải quyết tranhchap hap dẫn đổi với tâm lý của các nhà kinh doanh

1.12 Yêu cầu của việc giải quyét tranh chấp kinh doanh throng mai

‘tai Toa an

‘Tac giã luận văn cho rằng việc giải quyết tranh chấp KDTM tai Tòa an

phải đáp ứng được các yêu cầu như sau

- Giữ gìn uy tín, bí mất thương mai của các bên trên thương trường Điều quan trong trong giải quyết tranh chấp KDTM tại Toa an là phải bao về một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp va chính dang cia các bên khi tham gia

vào kinh tế thương mại Khi Tòa án giải quyết tranh chấp, việc bao dim giữ

Trang 18

được bi mật kinh doanh, uy tin của các bên trên thương trường la một trong những lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cần được bao vệ

- Nhanh chóng, thuận lợi, không cn trở hoạt động kinh doanh của các

‘bén có tranh chap Việc Toa án giải quyết kịp thời và hiệu quả các tranh chapcho phép han ché đến mức tối da sự gián đoạn trong hoạt đông sản xuất, kinh

doanh của các bên.

- Giải quyết tranh chap KDTM tại Tòa án giúp khôi phục, duy trì các

quan hệ hợp tác, sư tín nhiêm của các bên trong kinh doanh Trong hợp tác kinh đoanh, không doanh nghiệp nao mong muốn xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp Vì vậy, khi tranh chấp xảy ra, các bên déu mong mudn giải quyết thỏa dang và tiếp tục duy tri quan hệ hợp tác do.

~ Khi Tòa án giải quyết tranh chấp KDTM cần phải có chỉ phí hợp lý vẻ thời gian, tiên bạc Khi tham gia kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn được

các chủ thể dé cao Vi vậy, khi xây ra tranh chấp, các bên kinh doanh sé cânnhc việc bö ra chỉ phi bao nhiều để nhân được quyển vả lợi ích chính dang

‘ma ho mong muốn khi để nghị Toa án giải quyết tranh chấp

1.13 Ynghia của việc giải quyết tranh chấp kinh đoanh thương mại

tai Toa ám

Cùng với sự phát triển của kinh tế, tinh da dang và phức tap trong quan

hệ thương mại lam cho tranh chấp KDTM cũng trở lên phức tap vé nội dung, gay git về mức đô và đa dạng vẻ ching loại Việc giải quyết tranh chấp KDTM tai Tòa án có ý nghĩa dim bảo việc giãi quyết tranh chấp nhanh chóng

ip thời, chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật Muốn có một nên kinh tế phát triển thì các quan hệ 2 hội nói chung va quan hệ kinh té, thương mại nói tiêng phải được diéu chính bằng pháp luật Khi tranh chấp xảy ra phải có thủ

Trang 19

quản lý 24 hội bằng pháp luật, vừa thảo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

‘vita gop phan tạo môi trường pháp lý có kỷ cương, tạo niém tin, sự công bang

vả bình đẳng cho các doanh nghiệp trong vả ngoài nước thực hiện sẵn xuất

kinh doanh có hiệu quả Khi các phán quyết của Tòa được thực thi một cách nghiêm chỉnh đúng pháp luật, nó bam đảm đến mức téi da quyển và lợi ích

của các chủ thể có tranh chap

1.14 Vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh

Luật Tổ chức Tòa an Nhân dân quy định Tòa án xét xử các vu án hình sự, dân

sự, hôn nhân va gia đình, kinh doanh, thương mai, lao đồng, hảnh chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật

Toa án có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trong, là cơ quan trung tâm trong hệ thông cơ quan từ pháp Trong quả trinh tranh tụng tại phiên tòa, Tòa

án có vai tro dim bảo sự bình đẳng cho các chủ thể tranh tụng, bảo dam sự

thất khách quan của vụ án KDTM, tính đúng đắn của vụ kiên Tòa án là người

Trang 20

trọng tải giữ vai tro trung gian, duy tri trật tự, giảm sắt vả điều khiển qua trình.

tranh tung của các bên nhằm bao đảm quyển tranh tụng của các đương sự Điều nay cũng bao dam cho quả trình tranh tung được thực hiện theo đúng

quy định của pháp luật, căn cử vào quá trình tranh tụng dé đưa ra phan quyết

giải quyết vụ án

1.15 Giải quyết tranh chấp kink doanh thương mai tại Tòa én theocấp phúc thẫm

Điều 270 BLTTDS (2015) quy định xét zử phúc thẩm là việc Toa án

cấp phúc thấm trực tiếp sét xử lại vụ án ma bản án, quyết định của Toa án cấp

sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bi khang cáo, kháng nghị Việc BLTTDSquy định về tinh chất của xét xử phúc thẩm nhằm khẳng định phúc thẩm 1amột cấp xét xử vả la cấp xét xử thứ hai, được tiến hảnh sau khi xét xử sơthấm, néu có kháng cáo, kháng nghị Xét xử phúc thẩm có mục đích lả sửa

chữa những sai lẫm, thiếu sót (nêu có) trong các ban án, quyết định chưa có

hiệu lực của Téa án cấp sơ thẳm Qua đó, Tòa an cấp trên cũng sé kiểm tra,giám sát được chất lượng của hoạt động xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp dưới

Theo Hiển pháp (2013), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2014), hiện

nay ở Việt Nam có bổn cấp Tòa án là: Tòa an cấp huyện, Toa án cáp tinh, Toa

án cấp cao, TAND tối cao Nêu Tòa án cấp huyện thực hiện xét xử sơ thẩm vụ

an KD, TM thì Tòa án cấp tinh (cụ thé 1a Tòa Kinh tổ) sẽ xét xử phúc thẩm.Nếu Tòa án cấp tinh xét xử sơ thẩm thi Toa án cấp cao sẽ xét xử phúc thẩm

vụ án KDTM đó TAND tôi cao xét xử giám doc thẩm, tái thẩm bản án, quyết

định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bi kháng nghỉ theo quy định của

BLTIDS (2015) Như vay, Tòa án thực hiện xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp

‘inh va Tòa ân cấp cao

Trang 21

Theo đó, giải quyết tranh chap KDTM theo thủ tục phúc tt

hiểu là

được

“Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục phúc thẩm là thn tục 16tụng dân sự xét xử cắp tint hai vụ án KDIM, được Tòa án có thẩm quyền dpdung dé giải quyết các tranh chấp KDTM bao gồm thủ tục tha Is vụ aa,chudn bị xét xử phúc thẫm và xét xử phúc thẫm vụ án KDTM:

Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục phúc thấm cũng mang nhữngđặc điểm chung của giải quyết vụ án KDTM theo thủ tục phúc thẩm, cụ thể

- Căn cứ cũa việc xét xử phúc thẩm vụ án KDTM lả dựa trên khángcáo, kháng nghị đổi với ban án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực

La thủ tục tổ tụng dân sự ét xử cắp thứ hai vụ án KDTM Đây là đặc

điểm quan trọng để phân biệt thủ tục xét xử án KDTM cấp sơ thẩm, giám đốc.thấm và tái thẩm Việc giải quyết vụ án KDTM theo thủ tục sơ thẩm Ja thủ tục

xét xử cấp thứ nhất thi khi sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay

quyết định của Téa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển

đ có hiệu lực pháp luật.

Việc giải quyết vụ án KDTM theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

không phải là thủ tục sét xử lân thứ ba ma la phiên hop zem xét lại bản án,

quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bi người có thẩm quyền kháng

nghỉ vì có những vi phạm nghiêm trong trong quá trinh giãi quyết vụ án hoặc phát hiện có những tỉnh tiét mới Việc xét xử vụ án KDTM theo thủ tục phúc

thấm la xét xử lại vụ án KDTM ma bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu

ực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghỉ

- Được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nhất định được quy định

trong BLTTDS (2015) gồm các bước như khối kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bixét xử phúc thẩm, phiên toa phúc thẩm

Trang 22

- Tòa an cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân thủ pháp luậttrong khi xét xử của Tòa an cấp dưới ma còn kiểm tra tính đúng đắn, tính hoppháp va tính có căn cứ của bản án, quyết định của Toa án cấp sơ thẩm Toa án.cấp phúc thấm ác định rổ nội dung tranh chấp, sự việc liên quan, kiểm tra,

xác minh chứng cử có day di, chính xác không, thẩm tra xem pháp luật liên quan có được áp dung đúng hay không,

- Toa an cấp phúc thẩm không bị rang buộc, hạn chế bởi những nộidung kháng cáo hoặc kháng nghị ma có thể kiểm tra những van dé khác cóTiên quan dén kháng cáo, kháng nghị đối với tất cả các đương sự, kể cả những,

người không kháng cáo, không bi kháng nghĩ.

- Những người tham gia tổ tụng có quyển, nghĩa vụ tương tự như &

Toa án cấp sơ thắm Để chứng minh cho yêu câu của minh, người kháng cáo,

kháng nghi có quyển xuất trình những tai liệu, chứng cứ mới chưa được xem

12.1 Lịch sử hinh thành và phat triển của pháp luật về giải quyét

ranh chip kảnh doanh thương mại tại Tòa ám

1.2.1.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai tại

Tòa ân trước năm 1994

Trước năm 1904, để giải quyết các tranh chấp kinh tế (sau nay gọi là

tranh chấp KDTM) pháp luật Viet Nam có một hệ thống thiết chế rigng la“

Trọng tai Kinh tế”, Việc giải quyết các tranh chap kinh tế theo thủ tục trong tải xuất hiện trong thời kính tế kế hoạch hóa vào những năm đâu của thép

Trang 23

nién 60 của thé kỹ XX đưới tên gọi " Trọng tai kinh tế” Thủ tướng Chính phủ

đã ra Nghĩ định số 04/TTg ngày 4/1/1960 để ban hành Điều lệ tạm thời vềHop đẳng kinh tế, Nghị định số 20/TTg ngáy 14/11/1960 vẻ Tổ chức Trọngtải kinh tế Nha nước Theo Nghĩ định này, Trọng tai Kinh tế được tổ chức ởcấp Trung ương, khu, thanh phó, tỉnh va bộ với chức năng chủ yêu là xử lý.các tranh chấp hợp đông kinh tế Những đặc trưng của Trọng tai Kinh tế lúc

đó phân anh sự vận hành cia cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, mang chức năng quản lý và chức năng giãi quyết tranh chấp Do đó Trong tai Kinh tế ở Việt Nam thời đỏ không phải là tổ chức trong tai theo ding nghĩa.

Ngày 14/4/1975, Chính phủ ra Nghỉ định số 75- CP ban hành Điểu lệ

Tổ chức vả hoạt động của Trung tâm Trọng tai Kinh tế Theo đó, Trọng tảiKinh tế có chức năng giữ vững tính kỷ luật nha nước về hợp đông kinh tế,

giải quyết các tranh chấp vé hop đẳng kinh tế va xử lý vĩ phạm hợp đông kinh

tế Ngày 10/1/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lênh vẻ Trong tải

Kinh tế quy định việc tổ chức, phân cấp thẩm quyển, thủ tục giải quyết tranh

chấp hop đồng kinh tế

Tuy nhiên có thé thấy các quy định trong các văn bản nay vé giải quyếttranh chấp KDTM vẫn còn thiểu tính tap trung, nhiéu quy định bi lấp lại hoặc

có sự chẳng chéo, mâu thuẫn

1.2.1.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tạiTòa ân từ năm 1994 đồn năm 2005

Các quy định vé Tòa Kinh tế là một ché đính mới xuất hiện trong hệ

thống tur pháp Việt Nam kể từ năm 1994 Chính sich “adi mới

toàn diện của Đăng va Nha nước ta từ năm 1986 dn đến sự phát triển manh:

mẽ của nén kinh tế nhiều thành phân, vận hành theo cơ ch thi trường, theo

định hướng XHCN Việc xây dựng Nhà nước pháp quyển cũng cho thay các

"mỡ

Trang 24

quy định về Trọng tai Kinh tế trước đó không còn phủ hop với cơ ché quản lý kinh tế mới của đắt nước

‘Vé ban chất, việc giải quyết tranh chấp kinh tế là to tụng tư pháp Vi

vậy, việc nay cần được giao lai cho hệ thông cơ quan tư pháp tiến hành Vi

thể, Quốc hội nước Cộng hoa XHCN Việt Nam tại ky hợp thứ 4, khóa IX

(1993) đã ban hành Luật sửa đổi và bé sung một số Điểu của Luật Tổ chức

Toa án nhên dân với nội dung thành lập Tòa Kinh tế ở Việt Nam với tư cách 1ä một Téa chuyên trách thuộc hệ thống TAND Luật nảy có hiệu lực thi hành

từ ngày 1/7/1994 Việc Tòa Kinh tế được thành lập và trở thành cơ quan xét

xử các tranh chap KDTM, đã cham dút sự tôn tai của Tổ chức Trọng tải Kinh

tế Nhà nước.

Ngày 16/3/1994, Uy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các Vu án kinh tế Pháp lệnh cỏ hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994 Việc ban hành Pháp lệnh này đã tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt đông của Téa Kinh tế, tao ra sự đông bô trong hoạt đông tai phản và đáp ứng

được yêu cầu đổi mới trong Tĩnh vực nay

Pháp lénh Thủ tục Giải quyết các Vụ án Kinh t là sự khỏi đâu, đặt nên móng cho hoạt đông té tụng tại Tòa án trong giải quyết các tranh chấp

DTM Mặc dù đã có nhiêu tiến bộ, cổ ging trong việc thể hiện tư duy pháp

lý mới và phủ hợp với yêu cẩu mới của nên tư pháp trong cơ chế thi trường,

nhưng Pháp lệnh nay van con nhiều bat cập, bat hợp lý Cùng với sự pháttriển mạnh mé của nên kinh tế thị trường ở Việt Nam, tính chất cũng như sự

phức tạp của các tranh chấp KDTM trong thời kỳ mới di hai thủ tục tổ tung

kinh tế phải thực sự lả thủ tục tranh tung dan đến nhiễu quy định của Pháp

lệnh đã không còn phù hợp Điểu nảy đòi hỏi nước ta cén phải say dựng va

an hành một Bộ luật Tổ tụng Dân sự thống nhất, có tác dung điều chỉnh cả việc giải quyết các tranh chấp KDTM

Trang 25

1.2.13 Pháp luật về giải quyết tranh ch

Tòa ân từ năm 2005 đốn năm 2015

kinh doanh thương mat tat

Tranh chấp KDTM là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện củng sử ra

đời cia BLTTDS (2004) Trước khi thuật ngữ này xuất hiên, thực tiễn giảiquyết tranh chấp được phân chia thảnh tranh chấp dân sự vả tranh chấp kinh

tế Tranh chấp phát sinh từ hợp đẳng kinh tế vả hoạt động tổ chức kinh doanhcủa các doanh nghiệp, hoạt đồng mua bán trái phiếu, cỗ phiền được coi la các

tranh chép kinh tế, được điêu chỉnh chủ yếu bởi Pháp lệnh Hop đồng kinh tế

(1994) Tinh trạng nay được cải thiện một cách đáng kể sau nỗ lực cải cách về

tư duy pháp lý lớn năm 2005 Két quả là BLDS (2005), Luật Thương mai(2005), Nghì quyết 01/2005/NQ- HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm.phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phẩn thứ nhất

“Những quy định chung” của BLTTDS 2004 được ban hành, Pháp lênh Hợp đẳng Kinh tế (1989) đã không còn hiệu luc BLDS có vai trỏ là đạo luật gốc là luật cơ ban điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự, lao động, KDTM, hôn nhân, gia đỉnh BLTTDS (2004) được ban hành đã thống nhất thủ tục giải

quyết các tranh chấp xây ra đồi với tat cả các quan hệ nay

BLTIDS (2004) được ban hành đã có sự hoàn thiện dang kể vẻ thủ tụctiến hành tổ tụng, thể hiện được triết lý an sau những thủ tục đó Bộ luật có

nhiều quy định mới, tiến bộ, bão đảm tính thông nhất, đồng bô trong việc giãi quyết các vu án dân sự nói chung, các vụ tranh chấp KDTM nói riêng, phù hop với chính sách mỡ cửa, hội nhập quốc tế của Đăng và Nha nước ta BLTTDS (2004) đã khắc phục được nhiều hạn chế của pháp lệnh thi tục trước đây Quyên tư định đoạt của các đương sự được tôn trong, phát huy và nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tổ tụng, Đặc biết thủ tục tranh luận

đã được quy định cụ thể và rổ rảng hơn, tao một bước đột phá trong việc mỡ

rông quyền tranh tung theo tinh thin cải cách từ pháp, qua đó phát huy tính

Trang 26

tích cực, chủ động va trach nhiệm của những người tham gia tổ tung Tuy nhiên, sau một thời gian áp dung, trên thc tế BLTTDS (2004) đã béc 16

nhiều khiếm khuyết, nhược điểm can khắc phục Để khắc phục tam thờinhững khiêm khuyết, nhược điểm đó, ngày 29/3/2011, Quốc hội đã ban hảnh.Luật sửa đổi, bd sung một số điều của BLTTDS (2004), tir đó, thực tiễn apdung pháp luật TTDS để giải quyết các tranh chấp KDTM đã được cải thiện

các tranh chấp vé dân sự nói chung và tranh chấp KDTM nói riếng được thụ

lý nhanh chóng và giải quyết kip thời, đúng pháp luật BLTTDS (2015) cụ thể

hóa các quy định của Hiển pháp (2013) về TAND, bảo dim tính đồng bô, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặc biết là Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2014) và các đạo luật có liên quan như BLDS (2015) So với BLTTDS

(2004), BLTTDS (2015) giữ nguyên 63 Điêu; sửa đổi, bổ sung 350 Điêu, bổ

sung mới 104 Điều, bãi bé 7 Điều, bö chương vẻ tương trợ tư pháp trong tô

tụng dân su, bổ sung các chương về thủ tục rút gọn khắc phục, tháo gỡnhững vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn triển khai BLTTDS (2004),

mới cải cách thủ tục tổ tụng dân sự theo hướng công khai, minh bạch, dân.

chủ, bão vé quyén, lợi ích hop pháp cia cá nhân, cơ quan, tổ chức theo tinh

thân cải cách từ pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam, Toa

i

án là trung tâm của hệ thống tư pháp, là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư

pháp đồng thời có nhiệm vụ kiểm soát việc thực hiện quyển lưc Nha nước

Trang 27

Sau đó, ngày 07/01/19

Thông từ liên ngành số 04/TTLN hướng dẫn thi hành một số quy định cia Pháp lênh Thủ tục Giải quyết các Vu án Kinh tế,

Hệ thông pháp luật vé giãi quyết tranh chấp KDTM tại Téa án 6 nước

ta đã có những bước tiến rõ rét trai qua từng thời ky với su ra đời của Luật

thương mai (2005), Luật Doanh nghiệp (2005), BLDS (2005), BLTTDS

(2004) BLTTDS là sự phát triển quan trong của nén tư pháp qua việc thing

nhất thủ tục tổ tụng dén sự, lao đồng, kinh doanh, thương mai.

Kết quả 10 năm thi hành BLTTDS (2004) cho thấy Bộ luật này đã góp phân bảo vệ lợi ich của Nha nước, quyển va lợi ich hợp pháp của các cá nhân,

cơ quan tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp KD, TM tại Tòa, bảo dimtrình tự thủ tục tố tung dân chi, công khai, đơn giãn Tuy vay, BLTTDS(2004) vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu câu mới của kinh tế thị

trường,

BLTTDS (2015) được ban hành đã cụ thé hóa các quy định của Hiếnpháp (2013) về Toa an, bảo dam tính đồng bộ, thông nhất với Luật Tổ chứcToa án nhân dân (2014) Để thi hành được các văn bản trên, hang loạt các văn

ân hướng dẫn đã được ban hành, thí dụ như Nghĩ quyết số 103/2015/QH13cia Quốc hội vẻ viếc thi hành BLTTDS, Thông tư liên tich số

02/2016/TTLT- VKSNDTC- TANDTC cia VKSNDTC và TANDTC quy

Trang 28

(2015) về gửi, nhân đơn khối kiện, tả liệu, chứng cứ và cấp, tng dat, thông

báo văn ban bằng phương tiện điện từ do HĐTP Tòa án nhân dn tối cao ban hành Sự thống nhất của các vin bản pháp luật này giúp cho Tòa án thực

hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyé

tranh chấp KDTM.

12.3 Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chip ảnh: doank

‘tMucong mại tại Tòa ám

Giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án là việc cơ quan tai phán của

han của minh trong việc giải quyết

Nhà nước, mang ý chí quyển lực Nha nước, giải quyết các tranh chấp theo

nguyên tắc, trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chat chế Các phán quyết của Toa

án mang tính cưỡng chế cao, được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nha nước Hiệu lực bản án, quyết định có giá tri pháp lý cao, buộc các bên phải thực hiện Thông qua cơ quan tai phan là Tòa Kinh tế, Nha nước bảo dam các tranh chấp KDTM được giai quyết một cach công bằng, khách

quan, bio vệ được các quyén va lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh,

Gn định được xã hội

Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM tai Tòa án bao

gém các chế đính sau: Thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết các

tranh chấp KDTM; Thời hiéu khởi kiên, Trinh tu, thũ tuc giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án, Các quyển và nghĩa vu của các bên có tranh chấp

trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM, Cơ chế bao dam thí hảnh các

phán quyết của Tòa án vé tranh chấp KDTM.

~ Về thẫm quyén của TAND trong giải quyết tranh chấp KDTM

Trang 29

nao thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án (thẩm quyền theo vụ việc); Toa

án các cấp có thẩm quyển giải quyết giải quyết tranh chấp KDTM nao (thấm.quyển theo cấp của Tòa án), Tòa an nảo có thẩm quyển giải quyết (thẩmquyền theo lãnh thổ) và các đương sự được quyền lựa chọn Tòa án giải quyết

tranh chấp,

~ Về thời hiệu khởi kiện vụ việc tranh chấp KDTM tại Tòa án

Điều 150, Khoản 3 BLTTDS (2015) quy đính: “ Trời hiệu khối kiện là

thời han mà chủ thé duoc quyền khôi kiện đỗ yêu cầu Tòa án giải quyết vụ dndan sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bt xâm phạm; nễu thời han đó kếtthúc thi mắt quyên khỏi kiện” Điều 184, Khoăn 1 BLTTDS (2015) quy định

thời hiệu khối kiện, thời hiệu yêu cẩu giãi quyết việc dân sư Điễu 319 Luật

Thương mại (2005) quy định “thỏi hiệu khỏi kiện áp dung đỐi với các tranhchấp thương mại là 2 năm, ké từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâmpham trie tring hop quy dinh tại diém e hoãn 1 Điều 237 Luật néy

~ Về trình tực thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa ám

Các bên tranh chấp khởi kiên ra TAND có thé đưới hình thức bằng văn.bản Trước khi tiến hành xét sc, Tòa án có trách nhiệm hoa giải để các bên cóthể đạt được thỏa thuận về giải quyét tranh chấp Nguyên đơn, bị đơn, luật sư.hoặc người đại dién bất buộc phải có mit tại phiên hòa giải theo giấy triệutập Phiên hoa giải bắt buộc này được tổ chức để hai bên thỏa thuận toàn bộ

‘van dé về tranh chap, theo tinh thân tự do, đánh giá mọi khía cạnh của van dé

Nếu sau quá trình hòa gidi hai bên không théa thuận được với nhau vé việc giải quyết vụ tranh chấp hoặc một trong hai bên vắng mặt thi Tòa án sẽ đưa

‘vu tranh chấp ra xét xử

Trang 30

định Trưởng hợp không đồng y với bản án, quyết định của Téa án cấp sơ

tiến cle tiêu cổ quyền không cần, VES có quyến kháng ngĩ lên Töa Sptrên trực tiếp của Tòa sơ thẩm, để Toa an cấp trên giải quyết vụ án theo trình

tự, thủ tục phúc thẩm

'Việc pháp luật quy định trình tự trên để giải quyết tranh chấp KDTM làhợp ly và cần thiết Trình tự này tao thành một thể thống nhất, một quy trình.logic có tac dụng giải quyết an KDTM một cách chất chẽ, bai ban, công bing,đâm bao quyền va lợi ich hợp pháp của các bên có tranh chấp

-Về các quyền và nghĩa vụ của các bên có tranh chấp trong quá trinh

Ngoài ra còn có quyển, nghĩa vụ riêng đôi với từng tư cách tổ tung, cụ thể nguyên đơn có quyển, nghĩa vụ quy đính tại Điều 71 BLTTDS (2015), bi đơn

có quyển, nghĩa vu quy định tại Điều 72 BLTTDS (2015), người có quyền lợi, ngiĩa vụ liên quan có quyển, nghĩa va quy định tai Điều 73 BLTTDS (2015) Việc thực hiện đúng các quyên và nghĩa vu của đương su trong quả trình tô tụng sẽ giúp xác định những mốt quan hệ cơ ban trong qua trinh tổ tung, địa

vi pháp lý của từng đương sự, đảm bão cho việc giễi quyết vụ việc dân sự nói chung, vụ án tranh châp KDTM nói riêng được tiến hành đúng theo trình tự

và giải quyết đúng đẫn vụ việc,

= Co chỗ bảo đãm tht hành các phán quyết của Tòa án về tranh chấp

KDTM

Trang 31

doanh thương mai tai Tòa án nhân dan cấp phúc thâm.

1241 Các quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh

Thương mai tại Tòa ân

*Nguyén tắc tôn trọng quyên tự định đoạt của cúc đương sự

3 Trong quá trình giải quyết vụ việc đân sie đương sự có quyên chẩm

chit, thay đôi yêu cẩu cũa minh hoặc thöa thuận với nhau một cách tee nguyên

không vi phạm điều cẩm của iuật và không trái với dao đức xã hội

'Về nguyên tắc, các quan hệ KDTM lả những quan hệ được ác lập một cách tự nguyện, xuất phát từ ý chí và nguyện vong của các nhà đầu từ ma không có bat cứ sự cưỡng ép, de doa nào Các quan hệ kinh tế nay hay các Hop đồng lánh tế hoàn toàn do các bên tự thöa thuận, không trái với các quy định cia pháp luật cũng như trái với các quy phạm đạo đức zã hội và được Nha nước bao hô Vì vay, khi phát sinh tranh chấp, bên bi vi phạm có quyển

yêu câu các cơ quan nha nước bao vệ quyên vả lợi ích hợp pháp của mình.Nguyên tắc quyển quyết định va tư định đoạt của đương sự thể hiện trong.suốt các giai đoạn của quá trinh tổ tụng Đương sự có thể khối kiên, khôngkhởi kiện, trong quá trình giải quyết có quyên cham đứt, thay đổi các yêu cầu

của mình, hoặc théa thuân với nhau một cach tự nguyện Nêu không đồng ý

với phán quyết của Tòa an cấp sơ thẩm, họ có thé khang cáo ban án, quyết

Trang 32

hòa giải của các đương sự khi xây ra tranh chấp,

*Nguyên tắc bình đằng trước pháp luật

Điều 8 BLTTDS (2015) quy định:

“1 Trong tổ tung dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần xã hội,

trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hôi

Moi co quan tổ chức, cả nhân đều bình đẳng trong việc thực hiệnquyén và nghĩa vụ tổ tung trước Tòa an

3 Tòa ám có trách nhiệm bảo đâm nguyên tắc bình đẳng trong việcthực hiện quyén và nghia vụ của cơ quan, tỗ chức, cả nhân trong tổ tung dân

thảnh phan kinh tế nào Với nguyên tắc nay, các tổ chức, cá nhân sẽ yên tâm

và manh dan hơn trong đâu tư, sản xuất kinh doanh, khuyến khích, tạo đông,lực thúc déy hoạt động của các doanh nghiệp thuộc moi thành phân kinh tế

"Trong thực tế, không phải lúc nao đương sự cũng thực hiên được quyền.

nảy Có nhiêu trường hợp, do trình độ hiểu biết của đương sự có han, họ.không sử dung được hết các quyển của mảnh Có trưởng hợp, do sư khônghiểu biết pháp luật, đương sự đã vi pham việc chap hành pháp luật trong quatrình tiền hảnh tổ tung của Tòa án

Trang 33

đó, Tham phán không tiên hành điều tra vụ việc tranh chap, mà các đương sựphải cung cấp các chứng cứ Tham phan chỉ xác minh, thu thấp chứng cứ.trong những trường hợp nhất định dé lam rõ thêm yêu câu của các bên, bảođâm giải quyết tranh chấp một cách chính zác, khách quan.

Pháp luật đã quy định đương sự có ngiĩa vu cùng cấp chứng cứ đểchứng minh cho yêu cầu của mình Chi trong trường hợp đương sự không thể

tự minh thu thập được chứng cử và có yêu cầu thì Thẩm phán mới tự mình

thu thập chứng cử Việc cung cấp đẩy đủ chứng cứ chứng minh cia các

đương sự góp phan giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa

án được chính zác và công bằng,

Trong thực tế, việc áp dụng nguyên tắc này còn gặp nhiễu khó khăn

BLTIDS (2015) chỉ quy đính chung chung lả nêu đương sự không cung cấp chứng cử thì bi bat ơi, không có quy định về thời hạn bắt buộc đương sự phải cung cép chứng cứ Có trường hợp đương sự đang giữ chứng cứ hoặc có khả

năng thu thập chứng cứ nhưng lại không thu thap để cung cấp cho Tòa án, chỉđến khi thấy có lợi, họ mới cung cấp Có trường hợp các bên có tranh chấp đểđến giai đoạn xét xử phúc thẩm hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mớixuất trình chứng cứ, kèm theo đơn khiều nai theo thủ tục giám đốc thẩm, táithẳm Điều nay lam cho Téa án bi thu động trong việc xét xử và phan quyết

khó bao dm tính chất khách quan, công bằng, chính ác.

*Nguyên tắc hòa giải

Điều 10 BLTTDS (2015) quy định: *Töa án có trách nhiệm tiễn hànhhòa giải và tạo điều kien timậm lợi để các đương sự théa timận với nhan vêviệc giải quyết vụ việc dân sự heo quy dink của bộ luật này”

Trang 34

‘bén tự tiến hành hòa giải với nhau, khi không hòa giải được, các bên mới yêu cẩu Toa án giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, khi Toa án đã thụ lý vụ tranh.

chap, các bên vẫn có thể tiền hành hòa giải dưới sự hưởng dẫn, công nhận của.Thẩm phán Chỉ khi nào việc hòa giải không thành, Thẩm phán mới đưa vuviệc ra xét xử Tại phiên toa, Thẩm phán cũng van tiếp tục tao điều kiên cho

các bên có tranh chấp hòa giãi với nhau.

'Việc hoa giải có ý nghĩa quan trong, được thực hiện nhằm mục dich tạo

thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp KDTM Hòa giải góp phẩn hạn chế những tôn kém vẻ tiên bạc, thời gian của Nha nước, công sức của cán bô nhà nước Hòa giải cũng giúp han chế những khiếu nai, tổ cáo trong lính vực tư pháp, tao mồi quan hệ đoàn kết, hợp tác kinh doanh giữa các doanh

nghiệp Do vậy, Tòa án khuyên khích các bên tự hòa gidi, hin gắn mầu thuẫn,dung hỏa lợi ích, hạn chế căng thẳng, xung đột Hòa giải có thể được thực.hiện ở tất cả các giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trừ những vụ án có

yên cầu đời béi thưởng vi lý do gây thiệt han đến tai sản của Nhà nước, những

vụ án phát sinh từ giao địch dân sự vi pham điều cắm của luật hoặc trái đạo đức sẽ hội

*Nguyên tắc xét xứlập thời, công bằng, công khai

Điều 15 BLTTDS (2015) quy định nguyên tắc nay, dam bảo cho việc xét xử các tranh chấp KD, TM được kíp thời, công bằng, công khai

BLTTDS quy định cụ thể vẻ thời hạn trong từng giai đoạn ta tụng như thờihạn thụ lý, thời hạn thu thêp chứng cử va đưa vụ viée ra xét xử, thời hạn tổng

đạt các văn ban tổ tụng, thời han kháng cáo kháng nghỉ, nhằm giải quyết vụ

án trong khoảng thời gian nhất định, không bi t hoãn, kéo dai Toa án xét xử

Trang 35

xét xử được tiền hành đúng đắn vả nâng cao trách nhiệm của Tham phán, Hộithấm nhân dân, Kiểm sát viên đối với việc thực hiện nghĩa vụ của minh, đối

với việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật

"Việc Tòa án xét xử kin chỉ được tiền hành trong những trường hop đặc tiết, như: can giữ bí mét nhà nước, giữ gin thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mat nghề nghiệp, bí mat kinh doanh, bi mật cả nhân, bí mát gia đính của đương sự theo yêu cẩu chính đáng của ho.

1242 Các quy ãmh về thâm quyền của Tòa án nhân din cắp phúcthẩm trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mat

Thẩm quyển xét xử của Toa án bao gồm các vụ, việc về hình sự, dân

sự, hành chính , KDTM và lao động Biéu 317, khoản 3, Luật Thương mại

(2005) quy đính Toa án có thẩm quyển giải quyết tranh chấp KDTM TheoBLTTDS 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án đượcquy định cụ thể hơn Theo đó, thẩm quyển của Tòa án trong giải quyết tranh.chấp KDTM là sắc đính pham vi những tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyểngiải quyết của Tòa an; phân định những tranh chấp vẻ KDTM thuộc thẩmquyển giải quyết của cơ quan nhà nước khác, quyền của một Tòa án hoặc các

Tòa án trong hệ thông TAND được tiến hành những thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM Khi cỏ tranh chấp phat sinh cân sắc định rổ cơ quan nảo có

thấm quyên giải quyết theo quy định của pháp luật để dam bảo việc giải quyết

được đúng đắn, chính xác và hợp pháp.

Trang 36

*Thẫm quyên theo vụ việc

Theo quy định Điểu 30 BLTTDS 2015 Tòa án có thẩm quyển giảiquyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM như sau:

+ Tranh chap phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức

có đăng kỷ kinh doanh với nhau và déu có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cánhân, tổ chức với nhau và đêu có muc đích lợi nhuận

Tranh chấp về quyên sở hữu trí tué là tranh chấp về quyên cia tô chức,

cá nhân đôi với tai sản trí tuệ (bao gồm quyển tác giả và quyên liên quan đến

quyển tác giã, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đôi với cây trồng)

Tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ là tranh chấp vẻ cácthöa thuận trong việc chuyển giao bí quyết, kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật vẻ

công nghệ dưới dạng phương án công nghệ các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bin vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính,

+ Tranh chấp giữa những người chưa phải là thảnh viên công ty nhưng

có giao dich về chuyển nhượng phân vén góp với công ty, thảnh viên công ty

+ Tranh chap phát sinh trong nội bộ công ty liên quan đến việc thànhlập, hoạt đông, giải thé, sáp nhập hợp nhất, chia, tach, ban giao tải sin củacông ty, chuyển đổi hình thức td chức của công ty

+ Các tranh chap khác về KDTM theo pháp luật quy đính.

*Thẫm quyên về cấp xét xứ của Tòa án

Thẩm quyển theo cấp xét xử của Toa án là giới han do pháp luật quyđịnh để Tòa án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các tranh châp KDTM

"Thông thường thẩm quyền cia Téa án các cắp được phân chia căn cứ vào gia

Trang 37

trị tranh chap, tinh chất của sự việc va kha năng, điều kiện của từng cấp Toa

án

‘Theo Hiển pháp (2013), Luật Tổ chức TAND (2014) hiện nay có 4 cắpToa án, gồm: Tòa án cấp huyền, Tòa án cấp tinh, Toa an cắp cao, TAND tôicao Nếu Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm vụ án KDTM thi Toa án cấp tỉnh.(cu thể là Tòa Kinh tổ) sẽ xét xử phúc thẩm Nếu Toa án cấp tỉnh thực hiệnxét xử sơ thẩm thì Tòa an cấp cao sẽ phúc thẩm vu án KDTM đỏ, conTANDTC xét xử giám đc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa an

đã có hiệu lực pháp luật bi kháng nghị theo quy định của BLTTDS (2015).

‘Nour vậy, Tòa án thực hiện việc xét xử phúc thẩm các vụ án KDTM là Tòa án

cắp tinh va Tòa án cấp cao

* Thâm quyén xét xit theo lãnh thé

'Việc phân định thẩm quyền xét xử theo lãnh thd nhằm xác định thẩm.quyển giữa các Toa án một cách hợp lý, khoa học, tránh sự chẳng chéo trong.việc thực hiện nhiệm vụ giữa các Tòa án với nhau Thẩm quyên xét xử củaToa án theo lãnh thé được xác định như sau

+ Nơi bi don cử trú, làm việc, có trụ sở chính Bị đơn la người bi buộc phải tham gia tổ tung, trong trang thái bi động, Xét 6 góc đô tâm lý, bị đơn thường là người thực hiện nghĩa vụ trước nguyên đơn, nên thông thường thái

độ tham gia tô tung của ho kém tích cực, thiếu sự hợp tác trong việc lam sing

tö nội dung vụ việc Do vay quy định Tòa án nơi cư trú, lâm việc, trụ sở của

‘bi đơn có thẩm quyển giải quyết tranh chấp sẽ tao điêu kiện thuận lợi để bị

đơn tham gia tổ tụng, cũng như Tòa án có cơ hội điều tra va nấm rõ các van

để tranh chap để từ đó có cơ sé, đường lối giải quyết phủ hợp, việc thi hành

án cũng trở nên thuén tiện hơn

+ Theo sự lựa chon cia đương sự Theo pháp luật TTDS, các đương sự

có quyên lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, lam việc, có trụ sở chính để

Trang 38

giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận trong hợp đông Việc quy định như vaytạo ra một khung pháp lý cho các chủ thể tham gia hoạt động KDTM cóquyển tự do trong đảm phán, lựa chọn cơ quan giải quyết tranh p; đồng thời, đây cũng được coi lả một sự đảm bão cho quyển tư do kinh doanh, tôn.

trọng quyển tự do định đoạt của các bên

+ Đối với tranh chấp về bất động sản, thì Tòa án có thẩm quyền giảiquyết la Tòa an ở nơi có bat động sản

*Thẫm quyên theo sự hea chọn của nguyên don

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn trong việc tham gia td tung,

Điều 40 BL.TTDS (2015) cho phép nguyên đơn có quyển lựa chon một trong

các Téa an có đủ thấm quyển để gii quyết vụ án, ma không phụ thuộc vao ýchi của bị đơn và những người có liên quan đến việc giai quyết vu án Thẩmquyền của Tòa án theo sự lựa chon của nguyên đơn được chia thành hai loại.,

là: lựa chọn có điều kiên và lựa chon không điều kiên Lựa chon có điều kiện

1a việc lựa chon phải tuân thủ các yêu cầu của luật khi chon Tòa án để khỏi

kiện Lựa chon không có điều kiện không ràng buộc nguyên đơn phải tuân thủ các yêu câu khí lựa chon Tòa án khỏi kiện

'Khi áp đụng quy định nảy vào thực tiễn, các Tòa án còn ling túng chưa xác

định được thứ tự wu tiên: nguyên tắc nao trước, nguyên tắc nâo sau hoặc tru

tiên sự lựa chon của các bên dẫn đền nhiều vụ án phải chuyển đi chuyển lại do

có quan điểm khác nhau về vụ việc thuộc thẩm quyên của Tòa án nao

1.24 3 Các quy đinh về phạm vi xét xứ phúc thẩm các tranh chấp Rmii

doanh thương mại

Khác với phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử các tranh.chấp KDTM, Téa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lai phan của ban án KDTM

sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc

có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị (Điều 203

Trang 39

263 BLTTDS (2004) sửa đổi bỗ sung 2011 vé phạm vi xét xử Quy định nhưvậy nhằm đảm bão tinh én định của phan bản án, quyết định so thẩm không bị

kháng cáo, kháng nghị cũng như tôn trọng quyển kháng cáo, kháng nghĩ của

các chủ thé, phù hợp với tính chất sét xử lại vụ án của giai đoạn xét xử phúcthấm Quy định về phạm vi xem xét xét xử phúc thẩm nảy có ý nghĩa quan.trọng mang tính căn bản, là tién để cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghĩtrở nên khách quan hon, nâng cao chất lượng phiên tòa phúc thẩm

Bên canh đó, nhiễu ý kiến cho rằng Toa an nên mỡ rông phạm vi xét xử

phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm nên có quyển xem xét lại toản bộ ban an,quyết định sơ thẩm, những phân bản án, quyết định sơ thẩm không bị khangcáo, kháng nghị để tạo diéu kiện cho HDXX phúc thẩm phát huy được tính.thân chủ động, tích cực trong việc phat hiện va khắc phục sai lâm của Tòa áncấp sơ thẩm Song, để đảm bảo nguyên tắc về quyển tự định đoạt của đương

sử thì việc mỡ rộng phạm vi xét xử này 1a không hợp lý.

‘Vi vậy, quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm hiện hành vừa cho phép

các đương sự chủ động thực hiện quyển tw định đoạt tranh chấp của mình vừa

cho phép Téa án có thé linh động xem ét những van dé tuy không được yêu

cẩu xem xét lai nhưng có ý nghĩa quan trong trong việc kháng cáo, kháng

nghĩ

1244 Các guy dinh v những người tham gia phiên tòa phúc thâm

giải quyết tranh chap kinh doanh thương mai

Điều 204 BLTTDS (2015) quy định về những người tham gia phiên tỏa

phúc thẩm, cu thể như sau "Người kháng cáo, đương swe cơ quam 16 chức,

cá nhân cô liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghi và người báo

Trang 40

v8 quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự phẩt được triệu tập tham gia phiền tòa Tòa án cô thé triều tập những người tham gia tổ hung khác tham

gia phiên tòa nễu xét thay can thiết cho việc giải quyết kháng cdo, khángnghị Kiếm sát viên Viện kiém sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm:

Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đền

việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị hoặc chủ tì

việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa được Toa an cấp sơ thẩm

6 quyển lợi liên quan đến

đưa vào tham gia tổ tung cùng người bảo vệ quyển va lợi ich hợp pháp của.các đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa để đảm bảo sự theo dõikịp thời tình hình vụ án, kịp thời đưa ra những quan điểm, lập luận để họ cóthể tự bão vệ quyên lợi của mình Tòa án có thé triệu tập những người tham.gia tô tung khác, néu xét thay cân thiết cho việc giải quyết kháng cáo, khang

nghỉ, như Người lam chứng, người phiên dịch, người giám định

Điệu 294 BLTTDS (2015) quy đính sự tham gia của VKS cùng cấp

vvào phiên tòa phúc thẩm Điều nay có nghĩa là VKSND có quyên tham gia tất

cả các phiên tòa phúc thẩm nhằm mục đích thực hiện chức năng kiểm sát việc.tuân theo pháp luật của phiên tòa phúc thẩm Nó còn được cụ thé hóa trong

Điều 30 Thông tư liên tích số 02/2016/TTLT- VKSNDTC- TANDTC quy định việc phối hợp giữa VKSND với TAND trong việc thi hảnh một số quy định của BLTTDS.

Tuy nhiên, việc độc lập xét xử là một trong những đặc thủ cia việc thực hiến quyển tư pháp va là mốt nguyên tắc quan trọng của các Téa án trong Nha nước pháp quyển, là đặc trưng của việc thực hiến quyển tư pháp.

Nên nếu xét thay cân phải tao ra môi trường khách quan, han chế sự can thiệpquá mức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngoài (trong đó có VS) thì

KS không bắt buộc phải tham gia tat cả các phiên toa phúc thẩm giãi quyếtcác vụ án dan sự nói chung, vụ án KDTM nói riêng Để dam bảo việc thực

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN