1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

108 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Phạm Cống Văn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Lý
Trường học Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 26 MB

Nội dung

Ngoài ra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã đóng góp thông tin quan trọng về "Các yếu tổ đảm bảo áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân

Trang 1

PHẠM CÔNG VĂN

GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MẠI

TỪ THỰC TIEN TOA ÁN NHÂN DAN TINH BAC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

PHẠM CÔNG VĂN

GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MẠI

TỪ THỰC TIEN TOA ÁN NHÂN DÂN TINH BẮC NINH

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã sô: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THANH LY

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực lôi đã hoàn thành tat cả các môn hoc và đã thanh todn tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Truong Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

PHAM CÔNG VAN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tat

CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYÉT

TRANH CHÁP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA

ÁN VÀ PHAP LUAT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MẠI TẠI TOA ÁN - 7

1.1 Khai quát chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại tại Tòa ắn - HH ng HH ngư 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mai 71.1.2 Yêu cầu về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai bằng

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại tại TÒa ấN - - G5 2c 13339919 11511 1Ekrrrrrerre 13

1.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

tại Tòa án nhân dân - - - - + 1S 1* vs re 15

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mai tai Tòa án nhân dân -. -«++-«++-s<++<+ 15

1.2.2 Nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai

tại Tòa án nhân dân - ¿+ + 131321111315 1151551515551 xx2 20

Kết luận chương 1 ¿2 5s+SE+EE+E+E£EESEEEEE2 2121711121221 1 11 xe 26CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYET TRANH

CHÁP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VÀ THỤC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH

THUONG MẠI TAI TOA ÁN NHÂN DAN TỈNH BAC NINH 27

Trang 5

2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh

CHUOME MAL 00001

2.1.1 Xác định thâm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết

tranh chấp kinh doanh thương mại 2 2 2 s2 22 2+£+zx+£sze+2

2.1.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

TIAN CAN 017 ẢẢ

2.1.3 Một số nhận xét về hạn chế, khó khăn trong pháp luật giải quyết

tranh chấp kinh doanh thương mai tai Tòa án nhân dân

2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 2 2 s+cs+cxerxrsee2.2.1 Sơ lược về hệ thống Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp

kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc 2.2.2 Tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa

Ninh -. -án nhân dân tỉnh Bắc Ninh ¿-©-++2cxvrsrrrvrsrrrerrrrrrerrree2.2.3 Một số hạn chế và nguyên nhân của sự hạn chế trong viéc giải

quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh : ccs+c+cxxtrrtrktrrttrrtrrttrtrrrrrrrirrrrrirrriio Kết luận chương 2 2-52 StSE‡SEEE2E12112111710717121.211211211 1111 xe.

CHUONG 3: ĐỊNH HƯỚNG VA MOT SO GIẢI PHÁP NHAM HOÀN

Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án đồng bộ với

việc hoàn thiện pháp luật các lĩnh vực liên quan ‹

Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyếttranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhằm đáp ứng yêu

câu của hội nhập QUOC tÊ - 56 + E311 *E*kESEeEEeseEsseerekerse

Trang 6

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh thương mại 81 3.43 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại tại Tòa án tỉnh Bắc Ninh 873.3.1 Nâng cao chất lượng hòa giải tại Tòa án - 2 2©cccsscscceee 87

3.3.2 Chú trọng trong giai đoạn thụ lý hồ sơ, giai đoạn chuẩn bị xét xử 87

3.3.3 Tăng cường sự phối hợp trong giải quyết án -s- 873.3.4 Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên trong kiểm sát

giải quyết án kinh doanh thương mại 2- 5 52 5255252 883.3.5 Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn pháp luật va tổng kết

TUt Kinh NGHISM 0000 90

3.3.6 Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Tòa án 91

3.3.7 Tang cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối

với công tác giải quyết án kinh doanh thương mại 913.3.8 Đảm bảo về điều kiện vật chất cho Tòa án -:c-c:-ccee: 92

3.3.9 Nhóm những giải pháp khác - - «+ s++++£+sekseeeeeeeesseees 92

Kết luận chương 3 -¿- 2-52 SE+SE2E22E2E121112171 7121211211111 11.1 xe 94 KẾT LUẬN - 2 SE E1 1 1E 1211211111 1111 21101111 11 1111011111111 crrey 95 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52 52 22£x+xezred 97

PHU LỤC 222cc 22211112112222111 1222220111 c2 E201 creraa 101

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BLDS Bộ luật dân sự

'BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

KDTM Kinh doanh thuong mai

KSND Kiểm sát nhân dân

TAND Toàn án nhân dân

TC Tranh chấp

TCKDTM Trang chấp kinh doanh thương mạiTTDS Tố tụng dân sự

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiTrong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,thương mại điện tử đang diễn ra rất nhanh chóng Thực hiện chủ trương nhất

quán của Đảng và Nhà nước về đây mạnh hội nhập quốc tế, hợp tác đầu tư với nước ngoài, Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế Tuy nhiên, cùng

với quá trình hội nhập, các tranh chấp kinh doanh, thương mại và đặc biệttranh chấp có yếu tố nước ngoài cũng diễn biến rất phức tạp, gia tăng cả vềtính chất và quy mô; việc áp dụng pháp luật để giải quyết không đơn thuầnnhư các tranh chấp kinh doanh, thương mại trong nước, mà còn phải tham

chiếu, áp dụng các quy định pháp luật, tập quán quốc tế rất rộng lớn, đa dạng Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp băng con đường: Toà án hoặc

Trung tâm Trọng tài Thương mại là vô cùng quan trọng.

Bắc Ninh đang trải qua một giai đoạn liên tục tăng trưởng, với quy mô

kinh tế hiện nay xếp thứ 8 trong cả nước Với lợi thế về vị trí địa lý trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là môi trường đầu tư hấp dẫn, có

lợi nhuận cao, thu hút nhiều nhà đầu tư Điều này đã, đang và sẽ dẫn đến hệ

quả là sự gia tăng của các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cả

về lượng, mức độ phức tạp, đòi hỏi phải có sự can thiệp và giải quyết của cơ quan uy tín chất lượng đề giúp tránh được những hậu quả tiêu cực Chính vì

vậy, việc giải quyết tranh chấp phát sinh là vô cùng quan trọng để đảm bảomôi trường kinh doanh an toàn và lành mạnh, đồng thời cũng chính nó là yêu

tố thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Thời gian qua, mặc dù có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khácnhau, nhưng việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Namvẫn chủ yếu thực hiện bang con đường toa án Dac biệt BLTTDS năm 2015 con

Trang 9

đặt ra yêu cầu có tính nguyên tắc về trách nhiệm xét xử của toà án: toà án không

được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Với lý do trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Gidi quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu và các công trình khoa học

đã nghiên cứu về nội dung giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng

các phương thức khác nhau có thê kê đến như:

* M6t số giáo trình, sách chuyên khảo: Trong sô này, tác pham của

Hoàng Minh Chiến (2007) mang tên "Các phương thức giải quyết tranh chấpthương mai," thuộc Giáo trình Luật thương mại, Tập l và 2, xuất bản bởi Nhà

xuất bản Công An Nhân Dân năm 2019, đã tạo nền tảng kiến thức cho chủ đề

này Ngoài ra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã đóng góp thông tin quan

trọng về "Các yếu tổ đảm bảo áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân." Sách của Đặng Thanh Hoa

(2015) về "Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

trong pháp luật to tung dân sự Việt Nam" cung cấp một cái nhìn chỉ tiết về các quy trình và thủ tục liên quan đến việc giải quyết tranh chấp này Đây là

bước khởi đầu quan trọng cho nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này trong tương

lai Tóm lại, các giáo trình và sách này đã cung cấp một cơ sở kiến thức lý luận ban đầu về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án,

thé hiện sự đóng góp và nỗ lực của các nhà nghiên cứu và học giả trong nước

Chúng đã đặt nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này

trong tương lai.

* Luận án, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ: Luận án Tiến sĩ Luật học trườngĐại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Phạm Lê Mai Ly (2014), “Pháp luật

hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam”; Luận văn Thạc sĩ

Luật học, khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nguyễn Hùng Khánh (2018),

Trang 10

“Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND Tỉnh Lai

Châu ” Luận án này đã trình bày những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh và thương mại, đồng thời đề xuất các biện pháp để khắc phục những

hạn chế của pháp luật về thâm quyền xét xử của Tòa án

Một sốt luận văn thạc sĩ như: Nguyễn Văn Hậu (2022) “Xé/ xử sơ thẩm

vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án trên địa bàn tỉnh ĐôngTháp ”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội;Đặng Thị Hòa (2021) “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực

tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,

Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Huyền (2017), “Giải quyết tranh chấpkinh doanh thương mại theo thu tục xét xử sơ thẩm từ thực tiên tại Tòa án

nhân dân thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội: Các bài viết như: Nguyễn Vinh Hưng và Nguyễn Phúc Thiện (2021),

“Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mai ở Việt Nam hiện này”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, SỐ

9; Đặng Huyền Phương (2021), “Bàn về việc xác định quan hệ tranh chấp và pháp luật cần áp dụng trong vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại”,

Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11; Lê Tiến (2023), “Kinh nghiệm trong công táckiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động

nhằm hạn chế bản án, quyết định bị hủy, sửa đôi”, Tạp chí Kiểm sát, số 1.

Tuy nhiên, mặc dù các công trình nghiên cứu đã phân tích một cách chi

tiết và chặt chẽ về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa

án nhân dân, nhưng mức độ nghiên cứu này hiện chỉ giới hạn trong một số

tỉnh cụ thê

Những nghiên cứu đã thực hiện đã tập trung vào một số khía cạnh lý

luận và ứng dụng thực tế của pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp

thương mại Chúng đã đánh giá tình hình thực tế trong việc giải quyết tranh

Trang 11

chấp và đã phát hiện ra các van đề tồn tại và hạn chế trong quá trình nay Tuy

nhiên, các nghiên cứu đã được thực hiện chưa thể được triển khai một cách

toàn diện trong lĩnh vực thực tiễn khoa học Điều nảy đã tạo ra một sự lạc hậu

trong việc áp dụng pháp luật vào thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp

thương mại tại Tòa án Kết quả là, quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn vàchưa có hướng dẫn cụ thê

Có thể thấy, nghiên cứu về giải quyết tranh chấp kinh doanh thươngmại nói chung, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại băng Tòa án nóiriêng không phải là van dé nghiên cứu mới, tuy đã được nhiều công trình

nghiên cứu ở các góc độ khác nhau nhưng việc học viên lựa chọn đề tài “Giải

quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh

Bắc Ninh” không bị trùng lặp về địa bàn nghiên cứu, đồng thời học viên sẽ làm sâu sắc hơn các nội dung về mặt lý luận và thực tiễn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật thủ tục liên quan đến

giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

* Pham vi nghiên cứu

Về không gian: Các số liệu thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại bang Toa án được luận van thu thập, tổng hợp từ thực tiễnTòa án nhân dân tinh Bắc Ninh trong phạm vi tinh Bắc Ninh

Về thời gian: Các vụ việc thực tiễn sẽ được tác giả tập trung nghiên cứu

từ năm 2018 đến năm 2021 (trong vòng 06 năm) Tuy nhiên, về mặt văn bản

quy phạm pháp luật, luận văn sẽ lấy mốc thời gian nghiên cứu từ Luật

Thương mại năm 2005.

Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về giải quyếttranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án, dé làm rõ hơn van đề nghiên

cứu, luận văn có thé so sánh với các phương thức giải quyết tranh chấp kinh

doanh khác như thương lượng, hòa giải, trọng tải.

Trang 12

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ quy định hệ thống pháp luật về thủ tục

giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án, kết hợp làm rõ thực trạng

thực tiễn còn hạn chế của van đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Nhiệm vụ nghiên cứu: luận văn làm tong hợp, phân tích và làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

băng Tòa án Nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật giải quyết tranh chấpkinh doanh thương mai bằng Tòa án thông qua các nội dung: xác định thâmquyên, thủ tục giải quyết

Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ

thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, qua đó đánh giá những điểm đã đạt

được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn xác định phương hướng và đềxuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luận và nâng cao hiệu quả giải quyết

tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

(i) Phương pháp phân tích và phương pháp tong hop: Sử dụng trong các chương nhằm lý giải những vấn đề thuộc về bản chất, các quan điểm liên

quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo con

đường tòa án tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh Từ đó đánh giá được các ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm xây dựng các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp

trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại băng Toa án

(ii) Phương pháp so sánh: Được thực hiện so sánh số liệu các vụ việc

được giải quyết hàng năm, số lượng vụ án thụ lý, thu thập được cũng như kết

Trang 13

quả giải quyết Từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế của từng năm tại Tòa

án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

(iii) Phương pháp thống kê: Được sử dụng dé thong kê các vụ án tranh

chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đã thụ lý và giải quyết tại Tòa ánnhân dân tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2023

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàiLuận văn là công trình khoa học pháp lý ở cấp độ thạc sĩ, đi sâu nghiên

cứu về giải quyết tranh chấp KDTM từ thực tiễn TAND tỉnh Bắc Ninh theo

quy định tại BLTTDS năm 2015 Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần

làm rõ hơn các van dé lý luận phục vụ nhu cầu thực tiễn về áp dụng pháp luật

giải quyết TCDD của TAND trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay

Góp phần xây dựng kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, Tham phán và

Hội thâm nhân dân trong việc giải quyết các TCKDTM Kết quả nghiên cứu

của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thâm quyền tham khảo trong quá trình giải quyết các tranh chấp KDTM Kết

quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các cơ

sở đảo tạo luật trên cả nước.

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1 Những van đề lý luận về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án và pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại tại toà án;

Chương 2 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh;

Chương 3 Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nói chung và Toà án

nhân dân tỉnh Băc Ninh nói riêng

Trang 14

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT

TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MẠI TẠI TOA ÁN VÀ

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP KINH DOANH

THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN

1.1 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại tại Tòa án

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại

Bat kỳ quan hệ xã hội nào đều có thé xảy ra những mâu thuẫn hay xung

đột giữa các bên Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các quan hệ thương mại có xu hướng đa dạng và phức tạp hơn khiến cho số lượng những tranh chấp kinh doanh thương mại cũng gia tăng Việc nghiên cứu khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại giúp định nghĩa, nhận biết được loại

tranh chấp này

Tại Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại trong từng giai đoạn là khác nhau cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Lần đầu tiên khái niệm tranh

chấp thương mại được ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997 tại Điều

238 như sau: “7ranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp dong trong hoạt động thương mại ”.

Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại

năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại Hoạt động thươngmai chi bao gồm ba nhóm: Hoạt động mua bán hang hóa; cung ứng dịch vụthương mai và các hoạt động xúc tiến thương mại Tranh chấp thương mại và

hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại

bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được

coi là tranh chấp thương mại Vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong

Trang 15

hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có

cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Côngước New York năm 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn

áp dụng và chính sách hội nhập [6].

Luật Thương mại số 36/2005/ QHII (sau đây gọi chung là Luật

Thương mại 2005), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (sau đây gọi chung

là Luật Doanh nghiệp 2014) và Luật Trọng tài thương mại sé 54/2010/QH12

(sau đây gọi chung là Luật Trọng tai thương mai 2010) không đưa ra khái

niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại Trong Luật Thương mại 2005 đưa

ra định nghĩa hoạt động thương mại “1à hoạt động nhằm mục dich sinh lợi,bao gom mua ban hàng hóa, cung ứng dịch vụ, dau tư, xúc tiễn thương mại vàcác hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Tại Điều 30 Bộ luật Tô tụng

dân sự số 92/2015/QH13 (sau đây gọi chung là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

cũng chỉ quy định những trường hợp tranh chấp về kinh doanh, thương mại

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà không có khái niệm cụ thể.

Cũng có nhiều quan niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại, cu, thể:

Tác giả Đồng Ngọc Ba: “Tranh chấp thương mại là những bat dong

(xung đột) về quyển, nghĩa vụ và lợi ích giữa các chủ thé trong quá trình tổ

chức quản lý và thực hiện hoạt động thương mai” [1].

Theo tác giả Hoàng Minh Chiến: “7ranh chấp trong kinh doanh (haytranh chấp thương mại) là những mâu thudn (bất đông hay xung đột) về

quyên và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh” [4]

Tác giả Nguyễn Quý Trọng đưa ra quan điểm, "Tranh chấp thương mai

là những mâu thuẫn (bat đồng hay xung đội) về quyên và nghĩa vụ giữa các

bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mai" [14].

Từ những phân tích trên, có thê thấy hiện nay, vẫn chưa đưa ra được

Trang 16

cách hiểu thống nhất, đặc biệt là chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụthê khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại mà chỉ dừng lại ở vấn đềquan điểm của một số tác giả trên cơ sở tiếp cận nó thông qua luật nội dung

và luật tố tụng

Như vậy có thê rút ra định nghĩa “ranh chấp kinh doanh thương mại là

những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quá

trình thực hiện các hoạt động thương mại (hoạt động có mục dich sinh loi)”.

1.1.1.2 Đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại

Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mai là những điểm nỗi bật,tiêu biểu, khác biệt so với các tranh chấp dân sự và tranh chấp lao động Nómang những nét đặc trưng riêng, cụ thé:

Thứ nhất, chủ thé tranh chấp, khác với những tranh chấp thông

thường, chủ thé của tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu là thương

nhân Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng

có thé là chủ thé của tranh chấp kinh doanh, thương mại như tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với

nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, táchcông ty; tranh chấp giữa các bên không phải là Thương nhân nhưng có thỏathuận về việc giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Thương mại vàcác tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại

Khoa học pháp lý gọi giao dịch này là giao dịch hỗn hợp (hành vi hỗn

hợp), về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy,

nhưng bên không nhằm mục dich sinh lợi đã chọn áp dụng Luật Thương mại

thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh

từ quan hệ pháp luật này phải được quan niệm là tranh chấp thương mại [5].Quy tắc được pháp luật của Pháp và nhiều quốc gia áp dụng dé giải quyết loại

Trang 17

tranh chấp này đó là căn cứ vào bị đơn là thương nhân hay không phải làthương nhân Nếu bị đơn là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi dân

sự) có thé chọn Toa thương mại hoặc Tòa dân sự dé giải quyết vụ tranh chấp.

Trường hợp nguyên đơn chọn Toà thương mại thì các quy định khắt khe hơn

của Luật Thương mại được áp dụng dé giải quyết vụ tranh chấp Ngược lại, bị

đơn không phải là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi thương mai)

chỉ có quyền kiện ra Toà dân sự và Luật dân sự được áp dụng dé giai quyét vu tranh chap mà các quy định của Luật Thương mai không thé áp dung cho đối

phương không phải là thương nhân.

Thứ hai, nguồn gốc của tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp

kinh doanh thương mại phải phát sinh từ hoạt động thương mại Hoạt động

thương mại là hoạt động có mục đích sinh lời Các bên tuy hợp tác, song vẫn

cạnh tranh nhau để sao cho mình thu về được lợi ích nhiều nhất Chính vì thế

sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ, cũngnhư quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó của các bên trong hoạt độngthương mại - đó chính là những tranh chấp thương mại

Thứ ba, về nguồn gốc phát sinh tranh chấp kinh doanh thương mai.

Tranh chấp kinh doanh thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinhdoanh thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại thường rất đa dạng, chịu

sự tác động, điều tiết của các quy luật và yếu tố của thị trường, ví dụ như quyluật cung cầu, sự biến đổi của quy luật về giá tranh chấp có thé phát sinh từ

việc vi phạm hợp đồng hay góp vốn vào công ty hay chuyên giao công nghệ

Thứ tw, tranh chấp kinh doanh thương mại được biểu hiện ra bên ngoài

là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên

1.1.1.3 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại bằng tòa án

Luật Thương mại 2005, Luật Trọng tài thương mại 2010, Bộ luật tố

10

Trang 18

tụng dân sự 2015 và các văn bản luật khác cũng không khái niệm thế nào làgiải quyết tranh chấp thương mại Tại Luật Thương mại 2005 cũng chỉ liệt kêcác hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm:

*() Thương lượng giữa các bên

(ii) Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tô chức hoặc cá nhân được

các bên thỏa thuận chọn là trung gian hòa giải.

(iii) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án” [10, Điều 317]

Thuật ngữ “giải quyết” được hiểu là “làm cho không còn thành vấn đề

nữa” [19, tr.338] Từ phân tích trên có thể hiểu, “giải quyết tranh chấp KDTM

là tổng hop các cách thức, biện pháp được các chủ thé quan hệ KDTM ápdụng hoặc thông qua một người thứ ba dé loại bỏ các mâu thuẫn, bat đồng vềlợi ích kinh tế phát sinh giữa họ”

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp KDTM phổ biến, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài

thương mại và thủ tục tư pháp tại Tòa án Trong đó, thủ tục tư pháp tại Toà án

là phương thức đặc biệt, cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước và

thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bang Tòa án là hình thứcgiải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước,nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên cónghĩa vụ thi hành, ké cả sức mạnh cưỡng chế

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng không quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức Tòa án, mà chỉ

liệt kê những tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thâm quyền của Tòa

án Nhược điểm của phương pháp liệt kê này đó là không thé bao hàm được

toàn bộ những tranh chấp thuộc thâm quyền của Tòa án, cũng chính là mộtthiếu sót trong quy định của Bộ luật Tố tung dân sự 2015 Tuy nhiên ta có thé

11

Trang 19

thấy rằng, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án có 6 đặc

trưng cơ bản sau:

- Tranh chấp xảy ra và thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại;

- Một hoặc các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp;

- Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết;

- Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước dé ra phán quyết, phán quyết

của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng Sự cưỡng chế của nhà nước;

- Giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, được điều chỉnh bởi

pháp luật tô tụng dân sự

Từ phân tích trên, có thể định nghĩa: “Gidi quyết tranh chấp kinhdoanh thương mại bằng Tòa án là việc cơ quan xét xử nhân danh quyên lựcNhà nước thực hiện giải quyết tranh chấp theo các trình tự, thủ tục luật định

Bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp có thể được nhà nước cưỡng chế thi hành nếu có yêu cau.”

1.1.2 Yêu cau về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằngToà án

Trong quan hệ kinh doanh thương mại vừa có xung đột, vừa có hợp tác.

Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, các bên thường ưu tiên giải quyết nhanh chóng

dé khôi phục tinh trạng bình thường Điều này đặt ra một số yêu cầu quantrọng cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm:

Thứ nhất, là nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở cáchoạt động kinh doanh thương mại Tính chất của các hoạt động kinh doanhthương mại là diễn ra liên tục theo một trình tự Nếu giải quyết kéo dai sẽ anh

hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các chủ thể, có thé bị ngừng

trệ, uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường có thể bị giảm sút Do đóyêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời là yêu cầu cần thiết cơ bản nhất của

các chủ thê khi xảy ra các tranh châp.

12

Trang 20

Thứ hai, là khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tac, tín nhiệm giữa các

bên trong kinh doanh, thương mại Vì khi xảy ra các tranh chấp các chủ thể sợảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình nên họ sẽ muốn có mộtphương thức giải quyết khách quan nhất

Thứ ba, là giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên Bí mật kinh doanh

là những thông tin hữu ích cần thiết để tạo nên những sự thành công, những

thương hiệu nhất định Các đối thủ cạnh tranh trên thương trường tìm rất nhiều cách dé tiếp cận những thông tin đó Vì vậy bat kì một doanh nghiệp, chủ thé nào muốn tổn tại lâu dai được bền vững trên thị trường thì cần bảo vệ

những bí mật kinh doanh là điều cần thiết

1.1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mai tại Tòa án

Quá trình giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án trải qua nhiều giaiđoạn khác nhau, chịu nhiều tác động khác nhau từ môi trường pháp lý ViệtNam cũng như thực tiễn thi hành pháp luật, bao gồm các quy định pháp luật

liên quan đến hoạt động té tụng của Tòa án, các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung tranh chấp trong từng lĩnh vực KDTM, tài liệu do các bên đương sự cung cấp cho Tòa án, năng lực pháp lý của người giải quyết, điều kiện về cơ

sở vật chất cũng như hệ thống Tòa án, năng lực pháp lý của người giải quyết, điều kiện về cơ sở vật chat cũng như hệ thống cơ quan bồ trợ tư pháp trợ giúp giải quyết các tranh chấp KDTM, Cụ thể:

Thứ nhất, hợp đồng của các bên.

Đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất trong giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại Nó ghi nhận những thoả thuận của các bên tranh chấp, Toà

án phải căn cứ vào đó để đánh giá, xem xét, ghi nhận và trực tiếp tác động đến những nhận định, đánh giá dé đưa ra phán quyết.

13

Trang 21

Thứ hai, hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật.

Một trong các yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến việc giảiquyết tranh chấp kinh doanh và thương mại qua Tòa án là hệ thống pháp luật.Khi tiễn hành quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh và thương mại, Tòa

án phải tuân theo và áp dụng các quy định được quy định trong cả luật nội

dung (Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí

tuệ, Luật Đầu tư ) và luật hình thức như Bộ luật tố tụng dân sự Mục tiêu của quá trình này là cung cấp bản án hoặc quyết định đáng tin cậy, tuân theo

quy định của pháp luật và đạt được hiệu quả cao.

Thứ ba, tài liệu do các bên đương sự cung cấp cho Tòa án

Trong quá trình giải quyết mỗi vụ tranh chấp kinh doanh và thươngmại, các bên đương sự có thể cung cấp cho Tòa án hoặc Tòa án thu thập các

tài liệu chứng cứ đảm bảo đầy đủ Những tài liệu này phản ánh chân thực

những bất đồng và mâu thuẫn xuất phát từ hoạt động sản xuất, kinh đoanh và

cung ứng dich vụ Chỉ khi có đầy đủ các tài liệu này, Tòa án mới có thé đánh

giá đúng và chính xác nội dung tranh chấp và phân xử một cách đúng đắn,

công bằng và khách quan.

Thư tu, năng lực đội ngũ cán bộ công chức Toa án

Hiệu quả của hoạt động xét xử của Toà án phụ thuộc vào nhiều yếu tố

bao gồm cả chủ quan và khách quan Chúng có mối quan hệ biện chứng chặt

chẽ với nhau Một trong những yếu tô vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp

đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án đó là

trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm củađội ngũ Thâm phán Thâm phán, Hội thâm nhân dân là những người trực tiếp

được giao nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, nhân

danh nha nước dé ra phán quyết Mỗi phán quyết đều có tác động trực tiếp tớiquyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thé liên quan, làm ảnh hưởng đến uy

14

Trang 22

tín, độ tin cây của các chủ thể giải quyết tranh chấp Do vậy chất lượng độingũ cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp cần phải có chất lượng cao.

Thứ năm, Cơ sở vật chất của Tòa án và chế độ đãi ngộ đối với cán bộngành Tòa án có tác động quan trọng đối với quá trình giải quyết tranh chấp

Kinh doanh thương mại thông qua Tòa án Cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp

cho việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực Kinh doanh và Thương mại bao

gồm trụ sở làm việc, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho công việc giải quyết tranh chấp, các tài liệu tham khảo và tài liệu tra cứu như sách, báo, và văn bản

luật Tất cả những yếu tố này có tác động cụ thể đến việc cải thiện chất lượng

xét xử của Tòa án.

Chế độ đãi ngộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tranhchấp Kinh doanh và Thương mại tại Tòa án Điều này thé hiện qua việc áp

dụng chính sách đãi ngộ cân đối và hợp lý, có khả năng kích thích đội ngũ cán

bộ làm việc một cách nhiệt tình, đảm bảo tính công tâm và chống lại sự thiếu

trách nhiệm, sơ sai, và hoi hot Hơn nữa, chế độ đãi ngộ cân đối cũng có vai

trò quan trọng trong việc duy trì phâm chat đạo đức và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ Chính sách đãi ngộ cân đối giúp tránh xa khỏi sự sai lệch

trong việc xem xét hồ sơ vụ án và đảm bảo răng các quyết định và bản ánđược đưa ra phù hợp với tình hình cụ thể của tranh chấp, đồng thời tuân theo

quy định pháp luật.

1.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại

Tòa án nhân dân

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mai tại Tòa an nhân dân

1.2.1.1 Khái niệm pháp luật giải quyẾt tranh chấp kinh doanh thương

mại tại Tòa án nhân dân

Theo quan điểm Mác — Lênin, “pháp luật là hệ thong các quy tắc xử sự

15

Trang 23

chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ

xã hội theo mục tiêu và định hướng cụ thể và được đảm bảo thực hiện bởi nhànước "[3, tr.59] Như vậy, có thể thay đặc điểm của pháp luật là tính giai cấp,tính quy phạm phô biến, tính bắt buộc chung, tính được đảm bảo bởi Nhà nước

Như đã định nghĩa ở trên, Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại băng Tòa án là việc cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện giải quyết tranh chấp theo các trình tự, thủ tục luật định Bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp có thể được nhà nước cưỡng chế thi hành

nếu có yêu cầu Các bên tranh chấp KDTM phải tuân thủ các quy định phápluật về giải quyết tranh chấp bao gồm:

- Quy định về nguyên tắc, thâm quyền giải quyết tranh chấp

- Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

- Quy định về quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình giải quyết

tranh chấp

Như vậy có thé hiểu rằng: “Pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM

bằng Tòa án là tổng thể hệ thông quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận va được dam bao thực hiện bằng cơ chế Tòa án nhằm điều

chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực KDTM và đảm bảo sự hài hòa

trong quan hệ thương mai và sự công bang, bình dang của pháp luật”

1.2.1.2 Đặc điểm pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại tại Tòa án nhân dân

Thứ nhát, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa

án phải tuân thủ trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ theo quy định pháp luật.

Pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án do Nhà nước banhành với quy trình, thủ tục gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn với sự xuất hiệncủa các chủ thê khác nhau Mặt khác, Nhà nước còn thừa nhận tập quán trong

xã hội thông qua ghi nhận tập quán đó là luật thành văn.

16

Trang 24

Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp kinhdoanh, thương mại băng Tòa án có thê ké đến như sau: Bộ luật tố tụng dân sự

số 92/2015/QH13; Luật Thương mại số 36/2005/QH11; Luật Doanh nghiệp

số 68/2014/QH13 và các văn bản Luật chuyên ngành khác

Thứ hai, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án mang

(như được quy định tại Điều 414.3 và Điều 414.4 trong Bộ Luật Tố tụng dânsự); cũng như có thể quyết định không công nhận kết quả của quá trình hòagiải và đưa vụ việc ra tòa án (như Điều 419.6 của Bộ Luật Tố tụng dân sự)

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và quản lý các

khía cạnh của cuộc sống xã hội thông qua việc thiết lập và thực hiện pháp luật Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có thé xuất phát từ quyết định của nhà nước hoặc dựa trên việc nhà nước công nhận các quy tắc xử sự đã tôn tai trong xã hội như đạo đức, phong tục, tập quán, tín

điều tôn giáo, và nhiều yếu tố khác Pháp luật, trong bản chất của nó, thé hiện

ý chí của nhà nước Thường xuyên, nhà nước sử dụng pháp luật đê đưa ra yêu

17

Trang 25

cầu, đòi hỏi hoặc cho phép các hành vi của các thể chủ trong xã hội Pháp luậtthể hiện quyền lực của nhà nước và cho phép người dân biết được điều gìđược phép, điều gì bị cam, và điều gì bắt buộc họ phải thực hiện Nhà nước cóquyền sử dụng nhiều biện pháp khác nhau dé tô chức và thực hiện pháp luật,

yêu cầu cá nhân và tô chức trong xã hội tuân thủ pháp luật một cách nghiêm

chỉnh Khi cần thiết, nhà nước có thé sử dụng biện pháp cưỡng chế dé bảo vệ

pháp luật, trừng phạt người vi phạm, va đảm bảo việc thực hiện pháp luật

được tuân thủ nghiêm chỉnh trong cuộc sống hàng ngày Ví dụ, pháp luật quy

định rang tất cả các chủ thể kinh doanh phải nộp thuế, và pháp luật cắm mọihành vi tang trữ, vận chuyên, mua bán trái phép chất ma túy Dưới cái nhìnnày, tất cả người dân đều phải tuân thủ quy định này và không được phép tàngtrữ, vận chuyên, hoặc mua bán chất ma túy trái phép

Thứ ba, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng

Tòa án được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Tòa án có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua việc tiếp nhận các đơn khởi kiện từ một hoặc nhiều bên tranh chấp và thực hiện quyền tư pháp trong tên của quyền lực nhà

nước để đưa ra phán quyết Khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lựcpháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại “cá nhân, cơ quan, tổchức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêmchỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi

hành án” (11, Điều 4] Tuy nhiên, trong quá trình thi hành án, không phải lúc

nào bên phải thi hành án cũng tự nguyện thi hành án một cách đầy đủ, kị thời,

do vậy để đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện một cách

nghiêm chỉnh, đúng pháp luật thì Nhà nước đã đưa ra các biện pháp bảo đảm

va cưỡng chế thi hành Theo khoản 3 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự, cácbiện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: Phong tỏa tài sản; tạm giữ tài sản,

18

Trang 26

giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyên dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.Đồng thời, các biện pháp cưỡng chế thi hành án sẽ được áp dụng nếu bên phảithi hành án không thi hành hoặc thi hành không đúng bản án, quyết định củaTòa án có hiệu lực pháp luật Do đó, bản án và quyết định của Tòa án có hiệu

lực pháp luật và bắt buộc đối với tất cả các bên thông qua sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Sự cưỡng chế của Nhà nước được thé hiện thông qua các

biện pháp từ hành chính đến hình sự và các cơ quan chuyên môn, ví dụ như

cơ quan Thị hành án dân sự.

Như vậy, với độ ngũ cán bộ, công chức Thi hành án dân sự và các biện

pháp bảo đảm, các chế tài thì bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực phápluật trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được đảm bảothực hiện băng Sự cưỡng chế của Nhà nước

Thứ tw, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua con đường tòa án, luôn luôn được khuyến khích sự tham gia của quá trình

hòa giải và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, một trong những nguyên tắc cơ

bản và vô cùng quan trọng là nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận Điều

này có nghĩa là các bên tham gia có quyền tự do thỏa thuận mà không viphạm các quy định của pháp luật, các nguyên tắc đạo đức và xã hội, nhằm xácđịnh quyền và nghĩa vụ của họ trong hoạt động thương mại Nhà nước tôntrọng và bảo vệ các quyền này Trong hoạt động kinh doanh thương mại, các

bên tham gia đều tự nguyện, không được phép áp đặt, cưỡng ép, đe dọa hoặc

ngăn cản bất kỳ bên nào

Xuất phát từ những nguyên tắc được nêu trên, quá trình giải quyết tranh

chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thông qua Tòa án thường bắt đầubăng việc tiễn hành hòa giải, mục tiêu là hỗ trợ các bên tranh chấp đạt đượcthỏa thuận về việc giải quyết mâu thuẫn, bất đồng, hay xung đột Hoạt động

19

Trang 27

hòa giải này thường được tiến hành trước khi vụ án tranh chấp kinh doanhthương mại được đưa ra xét xử sơ thấm Nếu các bên tranh chấp thỏa thuậnđược với nhau về việc giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột thì

Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên, trừ những vụ án

không được hòa giải và không hòa giải được [13, Điều 206, 207]

Trong quá trình giải quyết vụ án, các bên tranh chấp có thể tự thỏathuận, hòa giải với nhau về việc giải quyết tranh chấp đang xảy ra Khi các

bên đã tự hòa giải được, các bên yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của

mình Thâm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sựnếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung vụ án Tronghoi hạn 07 ngày, ké từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương

sự nao thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thi Tham phán ra quyết định công

nhận sự thỏa thuận của các bên Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các

bên có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành.

Như vậy, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bang Tòa án luôn luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên bởi lẽ “việc dân sự cốt ở

hai bên”.

1.2.2 Nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

tại Tòa án nhân dân

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án có nhữngnguyên tắc cơ bản như sau:

1.2.2.1 Tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự Các đối tượng tham gia vào quá trình tranh chấp đều được trao quyền

tự quyết định việc khởi kiện tại Tòa án, và Tòa án chỉ thực hiện quy trình giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó Hiến pháp của Việt Nam thừa nhận sự

quan trọng của việc khiếu nại và tố cáo là một trong những quyén cơ bản của

công dân Như vậy, mọi cá nhân hoặc tô chức đêu có quyên khởi kiện tại Tòa

20

Trang 28

án có thâm quyền dé đòi hỏi Tòa án bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của ho

hoặc của người khác khi quyên, lợi ích của họ bị xâm phạm.

Trong tranh chấp kinh doanh hoặc thương mại, Tòa án chỉ được giảiquyết tranh chấp nếu được yêu cầu Quá trình giải quyết tranh chấp này bịgiới hạn trong phạm vi đơn khởi kiện Trong quá trình giải quyết, các bên vẫn

có quyền cham dứt, thay đôi yêu cầu hoặc thỏa thuận tự nguyện miễn là tuân theo pháp luật và đạo đức xã hội Quyền tự quyết định của các bên trong tranh

chấp kinh doanh và thương mại được điều chỉnh tại Điều 5 của Bộ Luật Tố

tụng Dân sự năm 2015.

1.2.2.2 Đảm bảo nguyên tắc hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại tại Tòa án

Đây là một nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại Đối với hoạt động hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, quy định về hòa giải trong các vụ án kinh doanh thương mại

là bắt buộc, trừ khi có những trường hợp mà luật không cho phép điều này

xảy ra.

Thứ hai, Tòa án chỉ phải tiễn hành quá trình hòa giải trong giai đoạnchuẩn bị xét xử sơ thâm, nghĩa là sau khi vụ án đã được chấp nhận dé xét xử

sơ thâm nhưng trước thời điểm bắt đầu phiên tòa sơ thâm Các giai đoạn sau

này, Tòa án có thể khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi dé các đương sự

có thé đạt được thỏa thuận về việc giải quyết vụ án Không tiễn hành quá trình hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm được coi là vi phạm nghiêm

trọng quy trình tô tụng

Thứ ba, có một sô trường hợp thủ tục hòa giải sẽ không được phép tiến

hành theo quy định của luật Ví dụ, khi đương sự yêu cầu công nhận và thihành tại Việt Nam bản án hoặc quyết định của Tòa án nước ngoài, hoặc khi

21

Trang 29

vụ án liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà

nước, hay trong các trường hợp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái

đạo đức xã hội Hoặc còn có trường hợp, do nhiều lý do khác nhau, luật địnhrang Tòa án không thé hòa giải được, chang hạn khi đơn đã được Tòa án triệutập hợp lệ lần thứ hai nhưng đương sự vẫn vô hiệu hóa hoặc văng mặt với lý

do chính đáng Trong các tình huống này, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của

pháp luật dé đưa ra quyết định phù hợp dé giải quyết vụ việc một cách hợp lý.

1.2.2.3 Duong sự có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ

Một phần quan trọng của quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại liên quan đến việc các đương sự phải chứng minh và cung cấpchứng cứ Điều này không chỉ là một quyền mà còn là nghĩa vụ mà các bêntham gia phải tuân thủ theo quy định của pháp luật [13, Điều 6] Các đương

sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, Tòa án chỉ tiến hành xác minh,

thu thập chứng cứ trong những trường hợp do pháp luật quy định Khi yêu

cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đòi hỏi các bên tranh chấp trong vụ án kinh doanh thương mại phải đưa ra chứng cứ để chứng minh

cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp Nếu đương sự có nghĩa vụ đưa rachứng cứ dé chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra

đủ chứng cứ thì phải chịu hậu qua của việc không chứng minh được hoặc

chứng minh không đầy đủ Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đốivới mình thì cũng phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra

chứng cứ để chứng minh cho phản đối của mình Khi đương sự giao nộp chứng cứ cho Tòa án thì Tòa án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo đúng quy định pháp luật Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng

cứ trong những trường hợp luật định Chang hạn, theo quy định tại Điều 85BLTTDS thi trong trường hợp đương sự không thé tự mình thu thập được

22

Trang 30

chứng cứ vả có yêu cầu thì Tham phán có thể tiến hành một hoặc một số biệnpháp như lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; trưng cầu giám định,quyết định định giá tài sản, xem xét, thẩm định tại chỗ, ủy thác thu thậpchứng cứ dé thu thập chứng cứ.

1.2.2.4 Binh đăng về quyên và nghĩa vụ trong to tung

Binh dang trước pháp luật là một nguyên tắc quan trọng được Hiếnpháp Việt Nam ghi nhận [12, Điều 16], cũng như trong Bộ Luật Tố tụng Dân

sự 2015 quy định: “Các đương sự đều có quyên bình dang về quyển và nghĩa

vu trong tổ tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiệncác quyên và nghĩa vụ của minh” [13, Điều §]

Nguyên tắc bình đăng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng có ý nghĩaquan trọng nhằm đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật cho việc giải quyết

vụ án Theo đó, mọi chủ thể đều bình đăng trước pháp luật, trước Tòa án

không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,trình độ văn hóa, nghề nghiệp Moi cá nhân, tổ chức đều bình dang không phụ

thuộc vào hình thức tô chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác Các đương sự đều bình đăng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng, Tòa án có trách

nhiệm tạo điều kiện dé họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cáchbình đăng theo đúng quy định pháp luật Nguyên tắc này được ghi nhận trongquá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có ý nghĩa quan trọnggóp phan tạo nên một môi trường pháp lý bình đăng cho tat cả các chủ thékinh doanh, không ké địa vị pháp lý của họ và khuyến khích sự phát triển, đa

dạng hóa các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ không phân biệt các bên thuộc loại hình doanh nghiệp

nào, thuộc thành phan kinh tế gì; các bên đều có quyền và nghĩa vụ theo quyđịnh của pháp luật tố tụng Với nguyên tắc này, các tô chức, cá nhân sẽ yên

tâm và mạnh dạn hơn trong đầu tư, sản xuất kinh doanh; từ đó, khuyến khích,

23

Trang 31

tạo động lực thúc day hoạt động cua các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế, góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội.

1.2.2.5 Giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

Trong lĩnh vực kinh doanh, thời gian thường đóng vai trò quan trọng

hàng đầu đối với các chủ thể kinh doanh Môi trường kinh doanh đòi hỏi họ

phải luôn linh hoạt và nhanh nhạy, không cho phép sự lãng phí thời gian Nhu

cầu kinh doanh đặt ra yêu cầu rằng việc giải quyết tranh chấp không chỉ phải tuân theo luật pháp mà còn phải diễn ra một cách nhanh chóng và đầy đủ,

tránh kéo dài Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nhân cũng có thể đạtđược những kết quả mong muốn Đôi khi, những tranh chấp ngoài ý muốn cóthé phát sinh, và việc dành thời gian dé giải quyết chúng nhằm bảo vệ lợi íchcủa họ là điều tất yếu

1.2.2.6 Xét xứ công khai

Tòa án nhân dân xét xử công khai [12, Điều 103, Khoản 3] đây là một

nguyên tắc Hiến định Nguyên tắc này phát huy được tính dân chủ trong tố tụng dân sự, tạo điều kiện cho mọi người giám sát được hoạt động xét xử, đảm

bảo cho việc xét xử vụ án kinh doanh, thương mại được minh bạch, đúng pháp

luật Ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử, đồngthời đề cao trách nhiệm của người làm công tác xét xử Ngoài ra, xét xử công

khai còn tăng cường được hiệu quả giáo dục pháp luật của công tác xét xử.

Tại phiên tòa, các tài liệu chứng cứ chứng minh của vụ án đều phải

được đọc, xem xét công khai Nếu người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà phiên tòa vẫn được tiến hành thì Hội đồng xét xử công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án [13, Điều 254, Khoản 1].

Trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật

kinh doanh, bí mật cá nhân thì Hội đồng xét xử không công bé tài liệu, chứng

cu CÓ trong hồ sơ vụ án [13, Điều 254, Khoản 2] theo yêu cầu chính đáng của

24

Trang 32

đương su Day là một nguyên tắc thé hiện tính linh hoạt, mềm dẻo của tố tụngdân sự dé phù hợp với nhu cau, tâm lý của các đương sự Tuy nhiên, việc thực

hiện xét xử kín của Tòa án chỉ là những trường hợp đặc biệt việc xét xử kín

hay không do Tòa án quyết định Trong trường hợp Tòa án xét xử kín những

người không có nghĩa vụ tham gia phiên Tòa thì không được tham dự phiên

tòa ngay từ đầu, nhưng cũng có thé họ được tham dự phan thủ tục bắt đầu phiên tòa và chỉ không được tham gia phan tranh tung vì nếu có sự tham gia của những người này thì sẽ không bảo đảm việc giữa bí mật nghề nghiệp, bí

mật kinh doanh Tuy nhiên, dù là xét xử kín thì khi tuyên án, Tòa án vẫn phải

tuyên án công khai.

25

Trang 33

Kết luận chương 1

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án là sự lựa chọn

cuối cùng của các bên tranh chấp vì nó khá phức tạp và cũng có nhiều điểm

hạn chế như trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp rườm rà, mat nhiều thời

gian (theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015) uy tín giữa các thương nhân bị giảm sút, sự bắt buộc phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án tuy nhiên, dé dam bao được thi hành kết quả giải quyết tranh

chấp một cách tốt nhất, các bên vẫn phải lựa chọn phương thức giải quyếttranh chấp này

Đề làm rõ cơ sở lý luận nêu trên về tranh chấp KDTM và pháp luật vềgiải quyết tranh chấp KDTM bang Tòa án, chương này đã làm nổi bật về một

số khái niệm, đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại; khái niệm, đặc

điểm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án; yêu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp KDTM tai Tòa án nhân dân; pháp

luật, nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án Mỗi một khía

cạnh là một vấn đề pháp lý rõ ràng, đọng lại nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ

và triển khai làm rõ đã được tác giả trình bày đầy đủ trong chương 1, làm cơ

sở dé đi sâu phân tích thực tiễn tại chương 2.

26

Trang 34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYET TRANH CHAP KINH

DOANH THƯƠNG MẠI TAI TOA AN VÀ THỰC TIEN GIẢI QUYẾT

TRANH CHÁP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÁC NINH

2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại

2.1.1 Xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải

quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

2.1.1.1 Xác định thẩm quyền theo loại việc của Tòa án nhân dânThâm quyên giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ

việc về din sự mà Tòa án có thâm quyên thụ ly va giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Tham quyén về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thâm quyên giải quyết của cơ quan khác Theo quy định tại

Điều 30, 31 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thâm quyền giải quyết những tranh

chấp phát sinh trong hoạt động KDTM bao gồm:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015, các tranh chấp vềKDTM là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại

do Luật Thương mại điều chỉnh (không liệt kê những tranh chấp cụ thé như

BLTTDS 2004); chủ thé là giữa cá nhân, t6 chức có đăng ký kinh doanh và cáchoạt động đó các bên đều nhằm mục đích lợi nhận Khác với quy định tạikhoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004 chưa rõ ràng, tại khoản 1 Điều 30 củaBLTTDS 2015 đã quy định rõ hơn nhăm tránh việc nhằm lẫn giữa vụ viécthương mại với vụ việc dân sự Thực tiễn trước đây, nhiều trường hợp một sé

vụ việc thuộc về thương mại thì được giải quyết thành vụ việc dân sự và ngược

lại, một số vụ việc về dân sự thì lại áp dụng luật thương mại dé giai quyét.

27

Trang 35

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyên giao công nghệĐối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyên giao công nghệthì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, t6 chức phải có đăng ký kinh doanh màchỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia

không có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự quyđịnh tại khoản 4 Điều 26 của BLTTDS hiện hành Như vậy, mục đích lợi

nhuận là tiêu chí duy nhất để xác định một vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí

tuệ và chuyên giao công nghệ là tranh chấp KDTM hay tranh chấp dân sự

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giaodịch về chuyên nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty

BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm quy định tranh chấp KDTM là tranh

chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty đối với giao dịch chuyên nhượng của công ty Trong thực tiễn đã xảy ra nhiều tranh chấp về việc chuyền nhượng vốn của công ty mà một bên chưa phải là thành viên công ty.

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến

việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tàisản của công ty, chuyền đối hình thức tổ chức của công ty

Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 đã quy định

rõ thâm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chap này Tranh chấpgiữa công ty với các thành viên có tính chất của tranh chấp giữa chủ sở hữu

và đối tượng sở hữu Thành viên với tư cách là chủ sở hữu công ty được bắt nguôn từ quyền sở hữu phan vốn góp và tài sản trong công ty Trong khi đó, công ty là một loại chủ thé đặc biệt, có các quyền và nghĩa vụ độc lập với chủ

sở hữu công ty nhưng đồng thời cũng là đối tượng sở hữu trong mối quan hệ

với những thành viên là chủ sở hữu công ty Giữa các thành viên và công ty

luôn tôn tại các môi liên hệ được ghi nhận thông qua các quyên và nghĩa vụ

28

Trang 36

đã được xác lập theo thỏa thuận giữa các thành viên hoặc theo các quy định

của pháp luật Với mối quan hệ phụ thuộc và gắn bó đã được xác lập, tranhchấp giữa thành viên với công ty luôn tác động trực tiếp đến tổ chức và sự tồntại của công ty Làm rõ những vấn đề pháp lý về tranh chấp giữa các thànhviên với công ty là vẫn để có ý nghĩa lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việcthong nhất nhận thức trong việc nhận diện và triển khai các biện pháp phòng

ngừa giải quyết tranh chấp giữa các thành viên với công ty.

- Các tranh chấp khác về kinh doanh thương mại

BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định các tranh chấp về KDTM khác đều

là tranh chấp KDTM, trừ trường hợp pháp luật có quy định tranh chấp đó docác cơ quan khác giải quyết Quy định này nhằm cu thé hóa khoản 2 Điều 4của BLTTDS là Tòa án không có quyên từ chối thụ lý những việc mà pháp

luật không có quy định Cụ thể hơn, bất cứ tranh chấp gì mà không thuộc thâm quyền giải quyết của các co quan khác thi Tòa án phải thụ ly dé giải quyết, ngay cả khi luật không có quy định điều chỉnh Đây là quy định mở

trong BLTTDS 2015 nhằm dự liệu những tranh chấp trong hoạt động kinh

doanh chưa được liệt kê trong BLTTDS 2004 (được sửa đổi, bố sung năm

2011) nhưng được quy định trong luật khác hoặc các tranh chấp phát sinh từ

thực hiện hoạt động kinh doanh và được xác định là hoạt động KDTM.

Các quy định trong BLTTDS 2015 hiện hành về phạm vi giải quyếttranh chấp KDTM của Tòa án đã được mở rộng rất nhiều trước mắt cũng giúp

cho Tòa án tháo gỡ được một số vướng mắc trong thực tiễn Đặc điểm chung của việc lập pháp về thẩm quyền theo kiểu liệt kê này có ưu điểm là: nội dung

rõ ràng, cụ thé dé dang trong việc xác định thâm quyền của Tòa án đối Tuy

nhiên nhược điểm của phương pháp liệt kê này là không có tính khái quát, dựbáo, làm cho pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM nhanh chóng lạc hậu

trong nên kinh tê luôn luôn vận động, biên đôi và mở rộng các quan hệ

29

Trang 37

thương mại Điều này cũng kéo theo những vướng mắc trong việc áp dụngthâm quyền giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án [22].

2.1.1.2 Xác định thẩm quyển theo cấp xét xử của Tòa án nhân dânViệc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chính là việc xácđịnh xem đối với một vụ án dân sự cụ thé Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa

án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thâm quyền giải quyết Việc xác định thâm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở

vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án

Theo đó, thâm quyền của Tòa án cấp huyện hiện nay được quy định:Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và điều 28của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật này;Tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật

này; Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật nay; (iiii) Những tranh chấp trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy tác tư

pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoai, cho Toa án nước

ngoài không thuộc thâm quyền của Tòa án cấp huyện Tuy nhiên, theo khoản

4 Điều 35 “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủyviệc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và

nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, ”, trường hợp này xuất hiện yếu tố

đương sự ở nước ngoài nhưng vẫn thuộc thâm quyền của Tòa án cấp huyện Theo Điều 37 Bộ luật Té tụng dân sự năm 2015, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh

có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thầm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc trừ tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp

huyện Có thể nhận thấy thâm quyền của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh đượcphân định rõ ràng, tránh tình trạng vượt cấp hay thụ lý nhằm

30

Trang 38

2.1.1.3 Xác định thẩm quyên theo sự lựa chọn của nguyên đơn của Tòa

án nhân dân

Thâm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêucầu được quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó, các

nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án dé giải quyết tranh chap

dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động Tuy nhiên,

không phải tất cả các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động các nguyên đơn, người yêu cầu đều có thể được lựa

chọn Tòa án giải quyết, theo đó, pháp luật quy định về những trường hợp mànguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án dé giải quyết tranh chấp

về lao động, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, đó là:

+ Trường hợp 1: Nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh

chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết Quy định về việc xác định Tòa án theo yêu cầu của nguyên đơn trong trường hợp này là hợp lý, bởi lẽ trên thực tế có rất nhiều những

trường hợp mà bên nguyên đơn, người yêu cầu không biết rõ được địa chỉ, nơi

cư trú hoặc nơi làm việc, trụ sở làm việc của bị đơn do bị đơn đã bỏ trốn hoặctrốn tránh nghĩa vụ, thì đối với trường hợp này nguyên đơn có quyền yêu cầuTòa án giải quyết để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn,người yêu cau

+ Trường hợp 2: Nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết

tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ

chức có trụ sở hoặc nơi tô chức có chi nhánh giải quyết Đối với trường hopnày, là tranh chấp phát sinh giữa cá nhân (tô chức) với tô chức (chi nhánh)

3l

Trang 39

khi chi nhánh đang là bị đơn, là bên thụ động thì nguyên đơn (bên chủ động)

sẽ yêu cầu Tòa án nơi tô chức đó có trụ sở, hoặc nơi tổ chức có chi nhánh déđược giải quyết

+ Trường hợp 3: Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở

Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết Thông thường thì nguyên đơn sẽ nộp đơn khởi kiện, hoặc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bị đơn không có nơi cư

trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc nguyên đơn yêu cầu giải quyết nhữngtranh chấp về cấp dưỡng thì nguyên đơn cũng có thể nộp đơn yêu cầu giảiquyết tại Tòa án nơi nguyên đơn đang cư trú, làm việc, có trụ sở Điều nàyđược quy định nhằm bảo đảm về những quyền và lợi ích hợp pháp cho

nguyên đơn mặc dù không có thông tin cũng như không biết được nơi cư trú,

nơi làm việc, trụ sở của bị đơn.

+ Trường hợp 4: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở

hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết Việc giải quyết tranh chấp về bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng không nhất thiết phải yêu cầu Tòa ánnơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn mà đối với trường hợp này,dựa trên căn cứ tại nơi xảy ra thiệt hại thực tế hoặc nơi nguyên đơn đang cưtrú, làm việc, có trụ sở thì nguyên đơn có thé căn cứ vào đó dé yêu cầu Tòa án

giải quyết nhăm bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn khi

có thiệt hại xảy ra.

+ Trường hợp 5: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi cham dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm that

nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và cácđiều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao

32

Trang 40

động có thé yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; tranh chấpphát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai tròtrung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động

là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, nguoi CÓ vai

trò trung gian cu trú, làm việc giải quyết, tranh chap phát sinh từ quan hệ hop

đồng thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết Đối những trường hợp xảy ra tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động (như việc giải quyết những chế độ: tiền lương, bảo hiểm, quyền và lợi ích ên

quan của người lao động, sử dụng lao động thông qua người cai thầu, thôngqua trung gian ) thì nguyên đơn có thé căn cứ vào: nơi người sử dung lao

động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, nguoi có

vai trò trung gian cư trú, làm việc, nơi nguyên đơn cư trú, làm việc dé yêu cầuTòa án giải quyết

+ Trường hợp 6: Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi

khác nhau thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư

trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

+ Trường hợp 7: Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ởnhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi có mộttrong các bất động sản giải quyết Việc quy định về Tòa án nơi có bất động

sản dé yêu cầu giải quyết những tranh chấp về bat động sản là hợp lý, bởi vì

khi giải quyết những tranh chấp về bất động sản thì cơ quan Tòa án phải có

những căn cứ, thông tin chính xác về bất động sản đó thi mới có thé tiến hành

giải quyết được

Như vậy, có thé thấy việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm

vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau, góp phần

tạo điêu kiện cân thiệt cho Tòa án giải quyêt nhanh chóng và đúng dan các vụ

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w