1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân cấp huyện (qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình)

121 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân cấp huyện (qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình)
Tác giả Phạm Thị Liên
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Lan Phương
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 31,59 MB

Nội dung

quyết các vụ án nói chung và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đainói riêng cần được quan tâm và phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, từ việc nghiên cứu các quy định của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THỊ LIÊN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THỊ LIÊN

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nha nước và pháp luật

Mã so: 8380101.01

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS PHAN THỊ LAN PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Tôi

hoàn thành luận văn của mình dựa trên sự nghiên cứu khoa học các vấn đề lý

luận cùng việc tìm hiểu thực tế liên quan đến đề tài; các số liệu, ví dụ trích

dẫn trong luận văn bảo đảm tính chính xác, trung thực, tin cậy Những kếtluận của luận văn chưa được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứunào khác Tôi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định củaTrường đại học Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị trường Dai học Luật — Dai học

Quoc gia Ha Nội xem xét dé tôi có thê bảo vệ luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Liên

Trang 4

Danh mục các tư viết tắt

LOT MO ĐÂU -.: 55 c2 th ng rrrrie |

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE ÁP DUNG

PHAP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT

DAI CUA TOA ÁN NHÂN DÂN CAP HUYỆN

Khái luận chung về áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấpđất đai của tòa án nhân dân cấp huyện 5 5-52Nhận thức về hoạt động áp dụng pháp luật -z+

Khái niệm tranh chap đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai

Khái niệm áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của tòa

án nhân dân cấp huyện - 2 ¿+ s+EE+EE2E££E£EEEEE+EEEEErEerkerkerrrei

Các nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của TAND cấp huyện 2-5 ©522cEctcrxcrreerkerrrrrei

Quy trình và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động áp dụng

pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân

Quy trình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG

GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT DAI TẠI TAND CAP

HUYỆN QUA THỰC TIEN TỈNH NINH BINH

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Ninh

Bình ảnh hưởng tới hoạt động áp dụng pháp luật giải quyếttranh chấp đất đai của tòa án nhân dân cấp huyện và hệ

thống tòa án nhân dân cấp huyện tại tỉnh - 5 5¿ Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình

ảnh hưởng tới hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp

đất đai của tòa án nhân dân cấp huyện - 2 2 2 s+s+zszrszzsz Thực tiễn về hệ thống tòa án nhân dân cấp huyện tại tinh Ninh Bình

Thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyếttranh chấp đất đai tại TAND cấp huyện qua thực tiễn tỉnh

Ninh Binh 1 5

Tình hình giải quyết tranh chap đất dai và những kết qua đạt đượctrong việc giải quyết tranh chấp này của tòa án nhân dân cấp

huyện tại tỉnh Ninh Binh eee - - <6 <1 + k**xE+svSsekEseeeseesekersee

Một số hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp dat đai của TAND cấp huyện trên dia bàn tỉnh Ninh Binh Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 2 2 s+cs+rxsrse+ Kết luận chương 2 - 2 52+S<+EESEEEEEEEEEE11211211211211211 1111.11.11 xe

CHƯƠNG 3: MỘT SO GIAI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOAT

3.1.

ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT DAI TẠI VIỆT NAM

Định hướng trong việc nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật

giải quyết tranh chấp dat đai dựa trên quan điểm của Đảng về

21v -1M/81)81))7.1 0ngnga

Trang 6

3.2 Một số kiến nghị cho việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp

luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân cấp huyện tại tỉnh Ninh Bình - 2-52 sccxeczxerxerrxerred 90

3.2.1 Nhóm giải pháp chung «- «+ + xxx vn ng ng cưy 90

3.2.2 Một số kiến nghị riêng cho tỉnh Ninh Bình -5¿ 100Kết luận chương 3 - 2-2 SS SE 2 2 E121 2171211211211211 1111 11x 107:$ez000907 7Š - :Ö: 109

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -22222ccc+ecrrezxe 111

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

TOA AN NHAN DAN TAND

TO TUNG DAN SU TTDS

BỘ LUAT TO TUNG DAN SỰ | BLTTDS

Trang 8

LOI MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quý giá ở mỗi quốc gia, mang tính quyết định rất

quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người Ngày nay, đất đai

đối với người dân không chỉ là nơi ăn, chốn ở, nguồn sông, nguồn việc làm, là

tư liệu sản xuất mà nó còn là một loại hàng hóa đặc biệt, trao đôi lưu thông

trên thị trường dưới sự tác động mạnh mẽ của các quy luật thị trường Chính

vì vậy, tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng có xu hướng gia tăng không

chỉ về số lượng mà còn mang nhiều tính phức tạp Nếu cứ để vấn đề tranh

chấp đất đai tiếp tục tăng và kéo đài thì xã hội đứng trước tình trạng đình trệ

về kinh tế, làm mất tính đoàn kết nhân dân, mà quan trọng, tranh chấp đất đai

nhạy cảm hơn các tranh chấp khác, nếu không được giải quyết kịp thời và đứt điểm thì rất có thể tạo thành “điểm nóng” là cơ hội tốt cho kẻ xấu lợi dụng sẽ gây nguy cơ bat ổn định về chính trị.

Tại Việt Nam, TAND là cơ quan quan trọng trong việc giải quyết tranh

chấp đất đai Thực tiễn cho thấy, những kết quả trong hoạt động xét xử về tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân thời gian qua đã góp phần bảo đảm quyên tự do, dân chủ và quyền sở hữu về tài sản của công dân; giữ vững trật

tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củanhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực tế hiện nay tại các địaphương, trong đó có tỉnh Ninh Bình, việc xét xử các tranh chấp đất đai vẫncòn xảy ra sai sót, xét xử thiếu thống nhất hoặc lúng túng khi vận dụng pháp

luật nên dẫn đến giải quyết các vụ án gap nhiều khó khăn, kéo dài, đặc biệt là

tại các TAND cấp huyện — nơi tiếp thụ lý giải quyết phần lớn các vụ án tranh

chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng diễn ra trên địa bàn Vậy, dé khắc phục tình trạng này thì hoạt động áp dụng pháp luật của tòa án trong giải

Trang 9

quyết các vụ án nói chung và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai

nói riêng cần được quan tâm và phải được nghiên cứu một cách có hệ thống,

từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về đất đai, về hoạt động áp

dụng pháp luật đến tìm hiểu thực tiễn xem các quy định pháp luật có hiệu qua đến đâu, còn những ton tại gì; trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị hoàn

thiện, nâng cao chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật dé giải quyếttranh chấp đất đai của tòa án, mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất

đai của toà án Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận lẫn

thực tiễn trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai trên cả nước nói chung

và hoạt động áp dụng pháp luật dé giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND cap huyện ở tỉnh Ninh Bình nói riêng Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Ap dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất dai tại tòa án nhân

dân cấp huyện (qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình)” làm đề tài luận văn thạc sĩ

luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về hoạt động áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân nói chung và áp dụng pháp luật của TAND trong việc giải quyết tranh chấp đất

đai là một đề tài không mới ở nước ta, tuy nhiên, hoạt động áp dụng pháp luật

ở mỗi một thời kì trên cơ sở sự thay đổi của thực tế, sự thay đổi văn bản quyphạm pháp luật, khả năng của các thẩm phán nói riêng cũng đều có sự thayđổi, và vì thế, chủ thé áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này phải không ngừng

nghiên cứu, nâng cao, thay đổi hoạt động áp dụng pháp luật của mình cho phù hợp Hơn nữa thực tế, quan hệ đất đai và các tranh chấp ngày càng phức tạp, khó lường, nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những phản ứng không chỉ của một cá nhân mà của nhiều người, làm cho những mâu thuẫn trở nên gay

gắt, gây ra những tác động xấu tới xã hội Từ yêu cầu trên, đòi hỏi những cơ

quan có thâm quyên phải liên tục nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao trình độ

2

Trang 10

trong hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết giải quyết được tranh chấp

đất đai một cách dứt điểm nhất Vì thế, cho đến nay, đề tài liên quan đến áp

dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai vẫn luôn thu hút các nhà khoa

học pháp lý nghiên cứu Có thé kế đến một số nhóm công trình nghiên cứu đã

được thực hiện và đã được công bố như sau:

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp đất đai bang tòa án có thé kế đến: Báo cáo tham luận “7c trang giải quyết tranh chấp dat dai tại Toà án nhân dân — Kiến nghị và giải pháp” của TS.

Nguyễn Văn Cường và cử nhân Trần Văn Tăng, Viện khoa học xét xử, Tòa

án nhân dân tối cao tại hội thảo “Tình trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đaikéo dài: Thực trạng và giải pháp ”, ngày 08-9-2008 tại Buôn Mê Thuột — DakLak; “Giải quyết tranh chấp đất dai bằng con đường TA ở quận Hà Đông”

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013) trường Đại Học luật;

“Giải quyết tranh chấp dat dai theo thủ tục tổ tụng dân sự tại TAND tinh Lao

Cai” luận văn thạc sĩ của tác gia Dinh Trọng Minh; Luận an tiễn sĩ luật họccủa Mai Thị Tú Oanh (2013), Viện Nhà nước và pháp luật “7ranh chấp đấtdai và giải quyết tranh chấp đất dai bằng tòa án ở nước ta”; Thụ lý tranhchấp dat dai theo thủ tục tổ tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại tỉnh sơn La”

Luận văn thạc sỹ (2018) Nguyễn Cao Sơn, Đại học luật Hà Nội; Trong

nhóm này, riêng tại tỉnh Ninh Bình có một bài nghiên cứu mới đây nhất của tác giả Tạ Văn Vinh: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất dai từ thực tiễn

Toa án nhân dân tinh Ninh Bình, năm 2019 Các bài nghiên cứu này có làm

nồi bật lên một số van đề cơ bản về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai của tòa an, đề xuất các giải pháp cụ thé, nhưng chủ yếu toát lên van đề

pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp tại tòa án nói chung Không đi sâu

vê bàn luận công tác “áp dụng pháp luật” của tòa an.

Trang 11

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật giải

quyết tranh chấp đất đai của tòa án: Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê

Xuân Thân: “Ap dung pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

ở Việt Nam hiện nay”, năm 2004; Luận văn thạc sĩ “Ap dung pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất dai tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn của Tòa án

nhân dân tối cao” tác giả Nguyễn Hồng Minh, đại học quốc gia Hà Nội năm2014; Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Liên Sơn, Đại học quốc gia Hà Nội,

2015 “Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết

tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội”; “Kỹ năng áp dụng pháp luật trong

giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam” của PGS TS Doãn Hồng Nhung, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Trong nhóm các đề tài, các tác giả

đã làm rõ về hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, hoạt động áp dụng pháp

luật của tòa án nói riêng (riêng công trình của PGS Doãn Hồng Nhung thì có

đề cập rất nhiều đến hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể khác bêncạnh Tòa án) và gan hoạt động áp dụng pháp luật của tòa án vào lĩnh vựctranh chấp đất đai, và trên cơ sở thực tiễn các địa bàn thì các tác giả cũng đề

cập các yếu tố tích cực cũng như hạn chế trong hoạt động này và đề xuất các phương hướng giải quyết Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên nghiên cứu chung về hoạt động áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân, hoặc nghiên

cứu sâu ở một địa phương mà ở mỗi địa phương lại có những vụ tranh

chấp đất đai khác nhau, đa dạng, muôn hình, muôn vẻ, việc áp dụng pháp luật

dé giải quyết tranh chấp ở từng vụ việc lại khác nhau Hơn nữa, một sỐ cáccông trình nghiên cứu trên đã được viết cách đây rất lâu, mặc dù có thê tiếpcận được về mặt lý luận trong các công trình đó, nhưng về hoạt động áp dụngpháp luật hiện nay của tòa án đã có sự thay đôi rất nhiều, có tính cập nhật luật

mới và tính thời sự Vậy, nhận thấy cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nao phân tích một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống dưới góc độ

Trang 12

lý luận chung về nhà nước và pháp luật về vấn đề áp dụng pháp luật trong quá

trình giải quyết các tranh chấp đất đai của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình.

Chính từ những lý do trên đã tạo cho tôi mong muốn nghiên cứu đề tài

“Ap dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất dai tại tòa án nhân dân cấp huyện (qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình)”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sởpháp lý và thực trạng việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai củaTAND cấp huyện ở Ninh Binh dé trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoànthiện vấn đề này, nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các vụ việc tranhchấp đất đai, bảo vệ lợi ích của người dân đối với tài sản cực kỳ quan trọng —

đất đai.

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thé sau:

Thứ nhất, làm rõ những van dé mang tính lý luận về áp dụng pháp luậttrong giải quyết tranh chấp đất đai của TAND cấp huyện tại tỉnh Ninh Bình

Cụ thé là làm rõ được khái niệm của hoạt động áp dụng pháp luật, tranh chấp

đất đai; áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND cấp huyện

Trang 13

đảm bảo, nâng cao trình độ trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh

chấp đất đai của TAND cấp huyện ở tỉnh Ninh Bình.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thứ nhất, về đôi tượng nghiên cứu của luận văn, luận văn nghiên cứu

về hoạt động áp dụng pháp luật của TAND cấp huyện trong giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn tại Ninh Bình

Thứ hai, về phạm vi nghiên cứu, dé tài này chỉ nghiên cứu van đề áp

dụng pháp luật của tòa án nhân dân cấp huyện với giới hạn về không gian: trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và giới hạn về thời gian: từ năm 2019 đến tháng 6

năm 2023.

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đê đạt được mục đích mà đê tài đặt ra, Luận văn được viêt chủ yêu dựa trên các cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp như:

+ Phương pháp phân tích tổng hợp, kết luận lý luận với thực tiễn:

Phương pháp này được học viên sử dụng trong toàn bộ luận văn, cụ thé nhất

là học viên sử dụng lý luận về áp dụng pháp luật, tranh chấp đất đai, áp dụngpháp luật giải quyết tranh chấp dat đai dé làm nền tảng, đánh giá, làm rõ

những vấn đề tích cực và hạn chế về pháp luật, cũng như thực tiễn trong vấn

đề áp dụng pháp luật của các tòa án huyện của tỉnh Ninh Bình

+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này được học viên sử

dụng khi tìm hiểu, đánh giá về các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai qua

các thời kì- một trong những căn cứ đề tòa án áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai; hay trong van dé về tìm hiểu nguyên nhân của tranh chấp đất dai

+ Phương pháp trao đổi chuyên gia: Phương pháp này học viên sử

dụng tiếp cận các thẩm phán, cũng như thư ký tòa trên địa bàn tỉnh Ninh Binh

Trang 14

dé hỏi về các van đề khó khăn trong van đề áp dụng pháp luật đất dai cũng

như là xin trích dẫn các số liệu để chứng minh trong luận văn

+ Phương pháp chọn lọc và phân tích số liệu sử dụng khi thu thập được

các số liệu của tòa án, học viên lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài

của mình

Ngoài ra trong suôt luận văn, học viên còn sử dụng các phương pháp quan

trọng khác như: Phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Thứ nhất, về ý nghĩa lý luận, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về

hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của TAND cấphuyện ở tỉnh Ninh Bình, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sungnguồn tham khảo cho hoạt động nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giảiquyết tranh chấp đất đai nói chung và áp dụng pháp luật trong giải quyết tranhchấp đất đai của TAND cấp huyện nói riêng tại tỉnh tại tỉnh Ninh Bình

Thứ hai, về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể

dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, đảo tạo Nội dung của

luận văn cũng góp phần xây dựng kỹ năng cho những người có thâm quyền

áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và

TAND cấp huyện nói riêng tại tỉnh Ninh Bình.

7 Cơ cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về áp dụng pháp luật giải

quyết tranh chấp đất đai của TAND cấp huyện tại tỉnh Ninh Bình

Trang 15

Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất

đai của TAND cấp huyện tại tỉnh Ninh Bình

Chương 3: Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hoạt động

áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND cấp huyện tại

tỉnh Ninh Bình

Trang 16

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BAN VE ÁP DỤNG

PHÁP LUAT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT DAI CUA

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁP HUYỆN

1.1 Khái luận chung về áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấpđất đai của tòa án nhân dân cấp huyện

1.1.1 Nhận thức về hoạt động áp dụng pháp luật

Trong khoa học pháp lý, áp dụng pháp luật là một hình thức đặc thù của

thực hiện pháp luật do vậy, việc nhận thức về hoạt động áp dụng pháp luật

cần phải được bắt đầu từ việc xem xét hoạt động thực hiện pháp luật Ở bất kỳ

một hình thức Nhà nước nào, pháp luật luôn được xem là công cụ đảm bảo

cho một xã hội ôn định, dân chủ công bằng, xã hội văn minh Về cơ bản, phápluật được hiểu chung nhất là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộcchung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước vàđược nhà nước bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Những quy phạm pháp luật

được Nhà nước đặt ra nhằm sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quản

lý mọi mặt của đời sống, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát huy quyền

làm chủ của công dân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp Tuy nhiên, mục đích đó chỉ thực hiện được khi các chủ thể trong xã hội thực hiện nghiêm chỉnh

pháp luật trong đời sống thực tế, vì vậy ngoài các yếu tô như sự phù hợp của hệthống quy phạm pháp luật thì Nhà nước còn phải quan tâm đến tô chức thực hiện

pháp luật, đặc biệt là áp dụng pháp luật trên thực tế để biến những câu chữ pháp luật trên văn bản biến thành cách xử sự hợp pháp của các chủ thé khi các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật nhất định.

Bàn vê khái niệm “thực hiện pháp luật”, các van bản pháp luật chưa có

quy định chính thức về khái niệm này, tuy nhiên các nhà khoa học pháp lý lại

Trang 17

nghiên cứu rất nhiều, vi đây là một hoạt động rất quan trọng, song song, gan

bó mật thiết với hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật trở thành

một trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý Theo đó “thực hiện pháp luật” được định nghĩa là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho

những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi

thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [11] Đây là cách định nghĩachung nhất, được xác định là các hành vi của xã hội của các chủ thể phápluật nhằm chuyền hóa các quy định của pháp luật vào hành vi thực tế của họ.Trong khoa học pháp lý đã công nhận hình thức thực hiện pháp luật gồm 4

hình thức là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật.

Trong bốn hình thức của thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật làhình thức có tính đặc thủ riêng không có tính phổ biến cho mọi chủ thé thựchiện như ba hình thức còn lại mà luôn luôn có hoạt động của các chủ thé cóthâm quyền mang quyền lực nhà nước Day được cho là hình thức quantrọng, cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc Theo từ điểnBlack’s Law, từ “Áp dung” có thé được hiểu theo nghĩa đưa vào sử dụng với

một vụ việc của một chủ thé riêng biệt [43] Trong tiếng việt, “áp dụng” được hiểu là “Dem dùng trong thực tế điều đã nhận thức được” [15] Từ 2 cách hiểu trên, có thể hiểu “áp dụng pháp luật” là đem pháp luật ra dùng trên

thực tế Tuy nhiên nếu hiểu theo cách nay thì áp dụng pháp luật có nội hàm

tương đương với khái niệm thực hiện pháp luật, chứ không còn là một hình

thức của thực hiện pháp luật mà cũng không thể hiện hết được đặc trưng

riêng của hoạt động pháp luật là hoạt động mang quyền lực nhà nước Đa số

các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một trong các hình thức của

thực hiện pháp luật, và định nghĩa áp dụng pháp luật trên cơ sở đề cập đếntat cả các đặc điêm của nó, các khái niệm của các nhà nghiên cứu này tuy có

10

Trang 18

đưa ra khác nhau về câu từ nhưng nhìn chung, áp dụng pháp luật được định

nghĩa như sau:

Áp dụng pháp luật được hiểu là hoạt động có tính tô chức, thể hiện quyên lực nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan Nhà

nước có thâm quyên, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khiđược Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm phápluật vào các trường hợp cụ thé đối với cá nhân, tổ chức cụ thé [11]

Từ khái niệm này có thê nhận thay “áp dụng pháp luật” có những đặc điểm:

Thứ nhất, hoạt động áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước Day là đặc điểm riêng biệt của áp dụng pháp luật so với

3 hình thức còn lại, cụ thể tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước được

biêu hiện qua các khía cạnh sau:

(i) Về chủ thé tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật, các chủ thé được

xem là những cá nhân, cơ quan tô chức mang quyên lực nhà nước theo quy

định của pháp luật Mỗi cơ quan nhà nước hay các nhà chức trách có thâm

quyền được giao một số những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định Trong

một số trường hợp đặc biệt các tổ chức xã hội cũng có thé áp dụng pháp luật.Mỗi chủ thể áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện áp dụng pháp luật trongmột phạm vi nhất định theo luật định

(ii) Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơnphương của các cơ quan nhà nước hay những người có thâm quyền, không có

sự phụ thuộc vao ý chi của những chủ thể bị áp dụng.

Thứ hai, hoạt động áp dụng pháp luật giúp điều chỉnh cá biệt, cụ thê đốivới các trường hợp, chủ thé cụ thể Đối tượng của hoạt động này chính lànhững trường hợp, vụ việc cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật

Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định

11

Trang 19

được cá biệt hóa vào trong những sự việc cụ thể của cuộc sống Kết quả của

quá trình áp dụng pháp luật là chủ thể có thấm quyền nhân danh sử dụng

quyền lực nhà nước dé ban hành những mệnh lệnh, quyết định, chế tài mang

giá trỊ bắt buộc tôn trọng hoặc thực hiện đối với những cá nhân có liên quan.

Văn bản áp dụng pháp luật có hai loại: văn bản xác định quyền và nghĩa vụcủa chủ thể và văn bản bảo vệ pháp luật chứa đựng những biện pháp trừng

phạt, cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

Trong những trường hợp cần thiết, các mệnh lệnh, quyết định áp dụng

pháp luật được nhà nước bảo đảm việc thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế của nhà nước Đối với các văn bản áp dụng pháp luật được chủ thé

có thâm quyền áp dụng pháp luật ban hành đề cụ thể hóa nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thé, thì có thé sẽ được các chủ thé tự giác thực hiện, tuy nhiên nhiều

nghĩa vụ pháp lý áp dụng cho chủ thể nhưng chủ thể không thực hiện, buộcphải cưỡng chế nhà nước dé đảm bảo cho mệnh lệnh, quyết định được thực

hiện nghiêm chỉnh.

Thứ ba, hoạt động áp dụng pháp luật phải tuân theo quy trình chặt chẽ

được quy định bởi luật Cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền lợi và nghĩa

vụ của các bên tham gia trong quá trình áp dụng pháp luật đều được quy định

rõ ràng trong luật Dé tránh những tùy tiện, phiền nhiễu và tham nhũng củangười thực thi có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật sai lầm, không chínhxác, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền và các bên liên quan trong

quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó.

Thứ tư, hoạt động ap dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi sự sang tạo va

linh hoạt (trong phạm vi các quy định, nguyên tắc pháp luật) Vì áp dụng pháp

luật là quá trình vận dụng các quy phạm pháp luật dé giải quyết cụ thé xảy ra

12

Trang 20

trên thực tế, mà thực tế đời sống thì cực kì đa dang phong phú trong khi ma

quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, ngắn gọn, cô đọng, như

một công thức chung dé áp dụng vao các tình huống khác nhau trên thực tiễn

Điều này đòi hỏi người có thâm quyền áp dụng pháp luật phải nghiên cứu

chính xác, cụ thể, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định áp dụng pháp luậtđúng đắn đối với các tình huỗng khác nhau trên thực tế Tuy nhiên cần lưu ýrằng sáng tạo, trên cơ sở pháp luật, lẽ công bằng nhưng không phải là tùy

tiện, tránh sự lạm quyền, lách luật làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị áp

dụng Trong trường hợp không có quy định hoặc không rõ rang, thì phải áp

dụng tương tự Điều này cho phép lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật một cách hợp lý Muốn được như thế người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải là những

nguoi nam vững chuyên môn, kiến thức pháp luật, có đạo đức, phẩm chất, cótính sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo

1.1.2 Khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên rất quý giá mà nhân loại có được Tuy

nhiên, đi đôi với sự phát triển xã hội, những nhu cầu của nhân dân đối với đấtđai ngày càng nhiều khiến rất nhiều tranh chấp phát sinh Vì vậy tranh chấpđất đai là hiện tượng xuất hiện bình thường trong đời sống xã hội, ở mọi thời

kì lịch sử, bất kì một mâu thuẫn nhỏ nào liên quan đến đất đai cũng có thể tạonên tranh chấp gay gắt, nảy lửa

Bàn về khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai, trong khoa họcpháp lý, thuật ngữ về tranh chấp đất đai đã được sử dụng trong Luật đất đainăm 1987 (tại các Điều 9, Điều 21, Điều 22) và Luật đất đai năm 1993 tuynhiên chưa được giải thích chính thức trong một điều luật cụ thể mà chủ yếu

được hiểu ngầm qua các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất

13

Trang 21

đai và các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất [28] Tới khi ban

hành Luật đất đai năm 2003, khái niệm về tranh chấp đất đai lần đầu tiên

được quy định cụ thé tại khoản 26, Điều 4: “Tranh chấp đất đai là tranh chap

về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong

quan hệ đất đai” [20] Khi khái niệm này được đưa ra đã có rất nhiều tranhcãi xoay quanh, phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm này quá

chung chung va không khoa học, dé gây nhiều cách hiểu khác nhau về tranh chấp đất đai Tuy nhiên, khái niệm này được giữ nguyên trong Luật Đất đai

năm 2013, duy chỉ có sự thay đổi về kỹ thuật sử dụng thuật ngữ: “Tranh chấp

đất đai là tranh chấp về quyên, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất dai” [21].

Qua khái niệm trên, hiện nay có 2 ý kiến khác nhau về cách hiểu thếnào là tranh chấp đất đai? Có người cho rằng, tranh chấp đất đai chỉ là tranhchấp ai là người có quyền sử dụng đất, tức là tranh chấp về quyền và nghĩa vụtrong quan hệ pháp luật đất đai phải là tranh chấp giữa các chủ thê về việc xácđịnh phần quyền sử dụng đất với một diện tích nhất định Trong khi đó, quanđiểm thứ hai cho rằng tranh chấp đất dai có thé được hiểu bao gồm các tranh

chấp về quyền sử dụng đất (như tranh chấp về ranh giới, tranh chấp đòi lại đất, ); tranh chấp quyên, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng về quyền sử dụng đất (như yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp

đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu ), tranh

chấp quyền sử dung đất khi vợ chồng li hôn; tranh chấp về quyền thừa kế

quyền sử dụng Trong luận văn này, học viên tiếp cận tranh chấp đất đai theo

hướng thứ hai, bởi lẽ, trên thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói

riêng và các tỉnh khác nói chung, hệ thống tòa án nhân dân vẫn thống kê các

tranh chấp là các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất vào mục tranh

châp đât đai nói chung, mà đê tài này học viên đang nghiên cứu về vân đê áp

14

Trang 22

dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của hệ thống tòa án nhân dân cấp

huyện tại tỉnh Ninh Bình nên học viên cần thiết sử dụng khái niệm tranh chấp

đất đai theo ý hiểu trên dé có thé đánh giá được sát hơn hoạt động giải quyết

trong thuận lợi hơn trong quá trình lấy số liệu, phân tích, đánh giá đối với nội

dung chính của bài nghiên cứu là van đề hoạt động áp dụng pháp luật của tòa

án trong giải quyết loại tranh chấp này

Trên cơ sở tiêp cận khái niệm tranh chap dat đai, loại tranh chap nay có thê nhận diện dựa trên một sô đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, về bản chất pháp lý, tranh chấp đất đai là một loại của tranhchấp nói chung nảy sinh trong xã hội; mang tính chất rất phức tạp và gây rahậu qua xấu cho xã hội Tranh chấp đất đai phức tạp hơn các van dé tranhchấp khác không chỉ bởi có giá trị kinh tế mà bởi giá trị tinh thần lớn lao Do

đó, những cuộc tranh chấp liên quan đến đất đai có thể thu hút sự chú ý của

nhiều người, động chạm đến nhiều vấn đề khác nhau trong xã hội, dễ dẫn đến

sự mat 6n định về chính tri, đảo lộn trật tự quan hệ xã hội đã được hình thành Các phong tục, tập quán, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử và trình độ văn hóa khác nhau của người dân có ảnh hưởng lớn đến tranh chấp đất đai ở các địa

phương và vùng miền khác nhau của quốc gia Điều này làm cho tính chất củatranh chấp đất đai rất phức tạp, khiến việc giải quyết trở nên khó khăn, mấtnhiều thời gian mà thậm chí có những tranh chấp kéo dài hàng nhiều năm

Thứ hai, đôi tượng của tranh chấp đất đai là quyền sử dụng đất.

Đối với mỗi quốc gia, đất đai là hiện thân của chủ quyền, của lãnh thổ,

nó có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhà nước

trong cộng đồng dân cư nhất định Nước Việt Nam có chế độ sở hữu đối với đất đai là chế độ sở hữu toàn dân: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước

đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” [16, Điều 53] Nói cách khác, đất

15

Trang 23

dai do toàn thé nhân dân là chủ sở hữu, người dân trao cho Nhà nước là đạidiện chủ sở hữu, giao cho cá nhân có quyền sử dụng đối với đất đai Do đó,

đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền sử dụng đất chứ không phải quyền

sở hữu đối với đất đai Đặc điểm này hoàn toàn khác với thời kì trước năm

1980, ở nước ta tồn tại ba hình thức sở hữu đối với đất dai (sở hữu nhà nước,

sở hữu tập thé, sở hữu cá nhân) - đối tượng của tranh chấp đất đai của thời kì này là người có quyền sở hữu đất đai.

Thứ ba, chủ thê của tranh chấp đất đai là người có quyền sử dụng, quản lý

đất Tranh chấp đất đai đa dạng về chủ thê tranh chấp như các loại tranh chấp

khác, bao gồm: tô chức, hộ gia đình, cá nhân; cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư;

tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài), tuy nhiên

điểm đặc thù ở các chủ thé này khi gan với tranh chấp đất dai là họ chỉ có quyền

sử dụng đất chứ không có quyên sở hữu như các loại tranh chấp khác.

Thứ tw, nội dung tranh chấp quyền sử dung đất rất phức tap Dat dai được người có quyền sử dụng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, với

nhiều hoạt động khác nhau, nên tranh chấp có thé xuất hiện ở bat cứ tình

huống nào trong quan hệ đất đai của các chủ thể, cứ động chạm đến lợi ích

của các chủ thể là có nguy cơ phát sinh tranh chấp

Trên thực tế, có nhiều dạng tranh chấp đất đai, việc phân loại được

tranh chấp đất đai là việc quan trọng và cần thiết giúp cho các cơ quan cóthâm quyền xác định kịp thời, chính xác quan hệ pháp luật cần giải quyết vàđưa ra các quy định đúng dan, hợp tinh, hợp lý khi giải quyết tranh chấp vềđất dai Co thé phân loại tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp cân xác định ai là người có quyền sử dụng đất: Là những

tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối

với một mảnh đất nào đó Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặpcác loại tranh chấp về địa giới hành chính; tranh chấp đề đòi lại đất (đất đã

16

Trang 24

cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại; tranh chấp giữa người dântộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới; tranh chấp đất liên

quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất nhưng người khác đứng tên hộ; tranh chấp quyền sử dụng dat có liên quan đến chính sách

cải tạo xã hội chủ nghĩa của nhà nước, tranh chấp quyền sử dụng đất trongtrường hợp đất đã đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã mà sau đó tập đoàn

sản xuất, hợp tác xã bị giải thể; tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất có tài

sản gắn liền trên đất của dòng họ, nhà thờ, chùa chién ), tranh chấp giữanhững người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép

sử dụng, quản lý

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

Thông thường, các tranh chấp này xảy ra khi các chủ thé thực hiện các giao

dich dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến bôi

thường giải phóng mặt bang hoặc tái định cư

Tranh chấp về mục đích sử dụng đát: dạng tranh chấp giữa người được

nhà nước giao quản lý và người được giao đất về việc xác định mục đích sửdụng đất Thông thường, những tranh chấp này cũng dễ tìm cơ sở để giảiquyết vì Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sửdụng dat trong quá trình phân bé đất cho các chủ thé sử dụng Tranh chấp chủ

yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao dat, cho thuê đất.[14]

Do đó, các hệ lụy xấu của tranh chấp đất đai có thé dẫn đến sự mat 6nđịnh chính trị và trật tự đoàn kết an toàn xã hội, kích động các thế lực thù địch

tuyên truyền kích động, xuyên tạc và chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như các co quan có thâm quyên Do đó, việc giải quyết các van đề liên quan đến đất đai một cách triệt dé là đòi hỏi cấp bách va

luôn cân thiệt ở mọi thời điêm.

17

Trang 25

Giống như mọi xung đột xã hội khác, không phải lúc nào các bên xung

đột cũng có được sự thỏa thuận hợp lý với nhau mà phần lớn cần có bên thứ

ba đứng ra làm trung gian để giúp đỡ các bên dé loại bỏ những xung đột, hàihòa lợi ích giữa các bên hải hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi íchtoàn xã hội Theo luật hiện hành thì tranh chấp đất đai được trao cho Tòa án

và Uy ban nhân dân là cơ quan có thâm quyên giải quyết, trên cơ sở các chủthê tranh chấp yêu cầu, Tòa án và Ủy ban nhân dân thực hiện giải quyết tranhchấp đất đai theo trình tự thủ tục theo luật định Trên cơ sở của pháp luật, cácbên trong tranh chấp có nghĩa vụ tìm kiếm tài liệu, chứng cứ dé chứng minh

yêu cầu minh đưa ra là có cơ sở; các cơ quan và cá nhân có thâm quyền phải

nỗ lực nghiên cứu hồ sơ, tai liệu, chứng cứ, dấu hiệu, hành vi, căn cứ vào chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước dé tìm ra nguyên nhân dẫn đến

tranh chấp và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng trường hợp tranh chấp, saocho việc giải quyết tranh chấp đất đai vừa đảm bảo nguyên tắc tuân thủ phápluật, đồng thời thấu tình đạt lý, được xã hội đồng thuận và đánh giá cao Đồngthời góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân,ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ chế độ sở hữu

toàn dân về dat đai, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Từ khái niệm tranh chấp đất đai và những phân tích trên có thê đưa rakhái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của các cơ quan Nhà

nước có thâm quyên hoặc các cá nhân được Nhà nước trao quyền

nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thé sử dụng

đất với nhau dé bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp

lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai

18

Trang 26

1.1.3 Khái niệm áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của

tòa an nhân dân cấp huyện

Việc áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp

đất đai là một hoạt động mới ké từ khi Luật Dat đai có hiệu lực năm 1993 Trước năm 1987, tranh chấp chỉ được giải quyết bởi các cơ quan hành chính nhà nước Điều 22 của Luật Đất đai 1987 quy định răng chỉ trong trường hợp

xảy ra tranh chấp về tài sản trên đất thì tòa án mới có thâm quyền giải quyết

van dé dat đai Nếu chỉ có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất mà không có tài sản trên đất thì Ủy ban nhân dân có thâm quyên giải quyết Trong Luật Dat đai 2003, Điều 136 quy định Tòa án có thâm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở, tài san gan liền với đất hoặc đương sự có giấy tờ theo quy định tai

khoản 1, 2 và 5 trong điều 50 Luật Dat đai 2003 Hiện nay, theo quy định tai

Điều 203 Luật đất đai 2013:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã màkhông thành thì được giải quyết như sau:

1 Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một

trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này vả tranh chấp

về tài san gan liền với đất thi do Tòa án nhân dân giải quyết;

2 Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc

không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật

này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải

quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp

có thâm quyên theo quy định tại khoản 3 Điều nay;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thâm quyên theo quy định củapháp luật về tố tụng dân sự

19

Trang 27

Như vậy, theo từng giai đoạn, thâm quyền của tòa án trong việc giải

quyết tranh chấp đất đai ngày càng được mở rộng, các trường hợp đương sự

có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ quy định tại Điều 100

Luật đất dai sửa đổi năm 2013 và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất hoặc không có một trong các giấy tờ pháp lý được quy định vẫn thuộc

thâm quyên giải quyêt của tòa án nêu như đương sự yêu câu.

Trên thực tế, có thể thấy người dân vẫn ưu tiên chọn Tòa án là nơi giảiquyết tranh chấp đất đai và ít khi chon Ủy ban nhân dân dé giải quyết, mặc dù

cơ quan hành chính là nơi thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai, là

những cơ quan trực tiếp tổ chức và thực hiện các quy định về địa giới hành

chính, đo đạc lập bản đồ, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, giao

dat, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bang, đăng ky quyền sử dung

đất, tài chính đất đai, giá đất nên đây là những cơ quan thống kê, thu thậpđược số liệu tài liệu, chứng cứ, chứng minh nguồn gốc sử dụng dat, chủ thé sửdụng đất một cách nhanh chóng, thuận tiện phục vụ cho quá trình giải quyếttranh chấp đất đai [14] Có thể, trong nhận thức của người Việt, xét xử là hoạtđộng đặc trưng, là chức năng riêng của tòa án nhân dân và chỉ đến tòa án nhândân thì tranh chấp mới được giải quyết triệt để Hiến pháp năm 2013 quyđịnh: “7öa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, thực hiện quyên tr pháp” [16, Điều 102], tòa án là cơ quan tài phán độc lập, là cơ quan xét xử của nhà nước với đội ngũ thấm phán có

trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao; hơn nữa quyết định và bản áncủa tòa có hiệu lực pháp luật được các cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhânchấp hành nghiêm chỉnh và được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước

Vì vậy, hoạt động áp dụng pháp luật của TAND có vai trò rất lớn, quan trọng,

mau chốt dé quyết định tranh chấp đất đai có thê giải quyết được và giải quyết

được đúng dan, hợp tình, hợp lý hay không.

20

Trang 28

Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp trong vụ án dân sự

nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng của Tòa án nhândân là biểu hiện của việc áp dụng pháp luật nói chung, hàm chứa đầy đủnhững đặc điểm của việc áp dụng pháp luật Dù vậy, do tính chất phức tạp và

đa dạng của quan hệ pháp luật dân sự cũng như các quy định về thủ tục giải

quyết vụ việc dân sự và các quy định đặc biệt về giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân nên việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai có những đặc điểm độc đáo khác, đó là:

Thứ nhất, Tòa án nhân dân là cơ quan thực thi pháp luật chính giải

quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại tòa án Trước khi xét xử, chính Tòa

án phải thu thập chứng cứ, lấy lời khai và áp dụng các biện pháp tô tụng khác

dé xây dựng hồ sơ, làm rõ các tình tiết của vụ án chứ không phải cơ quan nao

khác Trong quá trình xét xử, Thâm phán và Hội đồng xét xử có quyền vànghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ, đánh giá tinh hợp pháp, căn cứ pháp ly của yêu

cầu mà đương sự đưa ra, lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật phù hợp,

chính xác và đưa ra bản án, quyết định dé bảo vệ quyền lợi đúng đắn của chủthé pháp luật hoặc buộc chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ của minh theo quy

định của pháp luật.

Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án, ngoài ra còn có sự tham gia của Viện kiểm sát, nhưng Viện kiểm sát nhân dân chỉ giám sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự nói

chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng Cơ quan công tố tham

gia phiên tòa trong các vụ án mà tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự khiếu nại, trong các vụ việc dân sự thuộc thấm quyền của tòa án va trong các vụ án dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của tòa.

21

Trang 29

Thứ hai, khi áp dụng pháp luật dé giải quyết tranh chấp đất đai, pháp

luật quy định nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật Đây

là nét độc đáo, khác biệt so với việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ

án khác Nguyên tắc này xuất phát từ tính đa dạng, phong phú và phức tạp của

quan hệ dân sự, đặc biệt trong tranh chấp đất đai Pháp luật không thể lường

trước được mọi tình huống, mọi vụ việc phát sinh trên thực tế Khi giải quyết

tranh chấp, tòa án không thể từ chối yêu cầu giải quyết vì pháp luật chưa có

1.2 Các nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của TAND cấp huyện

Nguyên tac áp dụng pháp luật giải quyết tranh chap đất đai được hiểu là

hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo có tác dụng định hướng trong suốt quá trình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất dai, Tòa án có thé áp dụng pháp luật linh động, sáng tạo

nhưng phải trên cơ sở hợp pháp và đúng nguyên tắc Cụ thể là phải đảm bảocác nguyên tắc áp dụng pháp luật nói chung và các nguyên tắc đặc thù trongviệc giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ nhất, việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của

tòa án nhân dân phải tuân theo nguyên tắc áp dụng quy phạm pháp luật nói

22

Trang 30

chung Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp

luật năm 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như: Bộ

luật Dân sự Cụ thê tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

năm 2015 quy định:

1 Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu

có hiệu lực Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối vớihành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực Trong

trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực

trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

2 Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định

khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp

ly cao hon.

3 Trong trường hop các văn ban quy phạm pháp luật do cùng một

cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp

dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

4 Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ

hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp

dụng văn bản mới.

5 Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không

được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Trong trường hợp văn bản quy

phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng

một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiếnpháp' [23, Điều 156]

23

Trang 31

Thứ hai, việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm

bảo nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thê:

Một là, Nguyên tắc bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà

nước thực hiện vai trò đại diện cho chủ sở hữu

Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất dai thuộc sở hữu toàn dân do

Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thong nhất quản lý” [21]

Đây là quy tắc quan trọng nhất cần tuân thủ tuyệt đối, khăng định đất

đai thuộc sở hữu tòan dân, Nhà nước là cơ quan đại diện quyền sở hữu, thay

mặt nhân dân thống nhất quản lý đất đai trong cả nước Các tổ chức, cá nhân

chỉ là chủ thể của quyền quản lý và sử dụng đất Đây là nguyên tắc xuyên suốt

quá trình quản lý và sử dụng đất, phản ánh đặc trưng quyền sở hữu toàn dân

đối với đất đai Vậy khi giải quyết tranh chấp đất đai các cơ quan có thâm quyên phải tuân thủ chấp hành nguyên tắc này và coi nó là cơ sở dé giải quyết

Ba là, khi áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai cần giải quyếtnhiều mối quan hệ đan xen , xung đột, mâu thuẫn liên quan đến nhiều quan hệ

pháp luật khác như hôn nhân — gia đình, dân sự tài chính, hình sự, hành chính,

kinh tế

Bồn là, Nguyên tắc đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích

về mặt kinh tế, khuyến khích tự hoà giải trong nội bộ quần chúng nhân dân

24

Trang 32

Lợi ích là vấn đề quan trọng mà người dân quan tâm trong tất cả mọi

quan hệ, bao gồm cả trong quan hệ đất đai, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến

tranh chấp, mâu thuẫn Vì vậy việc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên trong

tranh chấp sẽ là nút mở để giải quyết đứt điểm tranh chấp đất đai Cũng từ

mục đích nhằm bảo vệ lợi ích của công dân, Nhà nước luôn tôn trọng quyền

tự định đoạt của đương sự, theo đó, theo quy định của luật đất đai trước khi

đưa ra giải quyết các tranh chấp đất dai tại Toa án có thâm quyên, nhất thiết

các tranh này phải qua thủ tục hoà giải ở cấp xã, phường, thị tran và pháp luật

khuyến khích các bên đương sự tự thương lượng hoà giải Đây là giải pháphữu hiệu không những thể hiện việc tôn trọng ý chí, nguyện vọng của các bên

mà còn giảm được áp lực cho các cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai.

Năm là, Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích ổn

định tình hình kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất và từng bước cải thiện đời

sông của mọi tâng lớp dân cư

Khi tranh chấp đất đai nảy sinh đã gây tác động lớn đến đời sống kinh

tế, xã hội gây nên sự mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, tạo ra gánh nặng cho

Toà án giải quyết tranh chấp Trong thực tiễn, tranh chấp đất đai các đương sựthường xung đột quyết liệt, mâu thuẫn gay gắt, kéo dài, đôi khi có trường hợptranh chấp dat đai còn mang màu sắc tôn giáo, chính trị, gây mat 6n định trật

tự xã hội, Vì vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ xem xét lợi íchcủa các bên đương sự mà xem xét mọi mặt liên quan đến lợi ích khác củanhóm cộng đồng Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp đất đai một cách triệt

dé thì sẽ giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước ôn định và đời sống nhân dân được cải thiện Vì vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai gan liền với việc tô chức sản xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và

khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải quán triệt thực

hiện nguyên tắc này.

25

Trang 33

Ngoài những nguyên tắc trên khi áp dụng pháp luật trong giải quyết tranhchấp đất đai của Toà án nhân dân cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khác nhưthực hiện đúng phân định thâm quyền giải quyết tranh chấp, bảo vệ các giao dịch

đã thiết lập theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng truyền thống, lợi ích

công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, tôn trọng tự do thoảthuận, trung thực, thiện chí và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

1.3 Quy trình và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân cấp huyện

1.3.1 Quy trình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của

Tòa an nhân dân cấp huyện

Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết bất cứ một tranh chấp nào của

Tòa án cũng cực kỳ quan trọng, kết quả của quá trình áp dụng pháp luật là các chủ thé bị áp dụng có thé được lợi rất lớn nhưng có những chủ thể phải gánh

chịu hậu quả pháp lý rất bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các

chủ thê Vì vậy áp dụng pháp luật trong giai quyết tranh chấp nói chung, đặc biệt

trong giải quyết tranh chấp đất đai — một loại tranh chấp rất “nhạy cam”, vì vậyphải đảm bảo được chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật nội dung và áp

dụng pháp luật thủ tục.

1.3.1.1 Quy trình áp dụng pháp luật thủ tục cua Tòa an nhân dan

trong giải quyết tranh chấp đất đai

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp là một hoạt động được thực

hiện một cách chặt chẽ về thủ tục, theo từng bước nhất định từ khâu thụ lý vụ

án đến khi ra quyết định áp dụng pháp luật, cụ thể:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật trong thụ lý hồ sơ vụ án.

Trước khi thụ lý, TAND nhất thiết phải kiểm tra điều kiện về thẩm

quyên giải quyết tranh chấp So sánh với Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013

26

Trang 34

đã quy định một số điểm mới quan trọng hơn về thầm quyền giải quyết tranhchấp đất đai của TAND Theo quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013, tranh

chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền

với đất thì do TAND giải quyết Tranh chấp đất đai mà đương sự không cóGiấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều

100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải

quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: (1) Nộp đơn yêu cầu giải

quyết tranh chấp tại UBND cấp có thâm quyền theo quy định tại khoản 3

Điều này; (2) Khởi kiện tại TAND có thâm quyền theo quy định của pháp luật

về tố tụng dân sự Theo quy định này, thâm quyền giải quyết tranh chấp đất

đai của Tòa án đã được mở rộng Như vậy, thâm quyền của tòa án bao gồm cả thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà không có giấy tờ hợp pháp hoặc

có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm

2013, trong trường hợp người khởi kiện lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyếttranh chấp Trường hợp này, khi nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện,Tham phán phải xác nhận xem người khởi kiện có đồng thời nộp đơn đến

UBND đề nghị giải quyết hay không Nếu người khởi kiện vừa nộp đơn khởi kiện đến Tòa án, vừa nộp đơn khiếu nại đến UBND, thì Tòa án phải hướng dẫn

cho người khởi kiện lựa chọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trường hợp vụ việc đang được UBND giải quyết, Tòa án trả lại đơn khởi kiện.

Nếu vụ việc đã được giải quyết tại UBND có thẩm quyền nhưng đương sựkhông đồng ý với quyết định giải quyết và khởi kiện ra tòa thì Tòa án thụ lý vụ

án theo thủ tục tố tụng hành chính (Điều 203 Luật đất đai năm 2013).

Mặt khác, khi xác định thâm quyền của TAND, ngoài yêu cầu về việckhởi kiện phải đúng thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc thì TAND

phải xem xét vụ việc được công dân đưa đến tòa giải quyết có thuộc cấp của

mình và thuộc thẩm quyền theo lãnh thé hay không Thông thường, tranh

27

Trang 35

chấp đất đai sẽ thuộc thâm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện theo

quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường hợp vụ án

có dấu hiệu đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài hoặc ủy thác tư

pháp ở nước ngoài thì vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân

dân cấp tỉnh Thâm quyền của Tòa án nhân dân theo lãnh thé được xác địnhtheo quy định tại Điều 39, Điều 40 của Bộ Tố tụng dân sự 2015: "c) đối tượngtranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thâm quyềngiải quyết” tại điểm i khoản 1 Điều 40: “Nếu tranh chap bất động sản mà batđộng sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thé yêu cầu Toà

án nơi có một trong các bât động sản giải quyêt”

Sau khi xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì

TAND cần xem xét xem tranh chấp đất đai đó đã được tiến hành hòa giải cơ

sở hay chưa Mọi tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp

xã, (phường, thị tran) mà không thành thì đương sự có thể khởi kiện tại Tòa

án nhân dân Đây là một quy định bắt buộc, được coi như một thủ tục “tiền tố

tụng” mà đương sự phải thực hiện trước khi khởi kiện tới Tòa án nhân dân.

Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định “tranh chấp đất đai mà cácbên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất

dé hòa giải”[25] Kết hợp quy định của điều 203 Luật đất đai năm 2013 và Điều 2 Nghị quyết số 04/2017/NQ - HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng

thâm phan Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 vàkhoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền

nộp đơn khởi kiện lại vụ án, nhận thấy rằng, trong các loại tranh chấp đất đai

được phân tích ở trên thì đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải

tiễn hành hòa giải tại UBND xã, phường, thi tran nơi có đất tranh chấp trước

khi đưa ra tòa Còn đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như:

tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa

28

Trang 36

kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng

đất, thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thi tran nơi có

đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của

BLTTDS.

Tham phán cần kiểm tra về thời hiệu khởi kiện, năng lực hành vi tố

tụng dân sự của người khởi kiện, kiểm tra việc vi phạm quyền và lợi ích hợp

pháp của người khởi kiện Thâm phán phải xác định rõ yêu cầu khởi kiện của

nguyên đơn là gì trên cơ sở đó xác định các điều kiện thụ lý cụ thể mang tính đặc thù riêng của từng quan hệ pháp luật tranh chấp về quyền sử dụng dat.

Thứ hai, áp dụng pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Đây là giai đoạn nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét

xử sơ thâm vụ án tranh chấp đất đai, trong giai đoạn này đặc biệt chú ý đến van dé áp dụng pháp luật hòa giải và thu thập chứng cứ , có thể nhắn mạnh một số hoạt động áp dụng pháp luật của TAND trong giai đoạn này như sau:

(i) áp dụng pháp luật khi thu thập chứng cứ

Trong quá trình giải quyết vụ án nếu thấy chứng cứ mà đương sự giao

nộp chưa đủ cơ sở dé giải quyết thì Tham phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản I Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm

2015, trong trường hợp đương sự không tự minh thu thập được chứng cứ va

có yêu cau thi Thâm phán có thé tiến hành thu thập chứng cứ dé làm rõ vụ

việc.Cần lưu ý, đối với những tranh chấp đất đai, có hoạt động thu thập chứng

cứ rất quan trọng đó là định gia tai san va thâm định tại chỗ Quá trình thu

thập chứng cứ phải tuân thủ nghiêm ngặt chính xác các quy định của Bộ luật

tố tụng dân sự năm 2015 thì mới đảm bảo khách quan, làm rõ sự thật đi đến

giải quyêt vụ án được chính xác.

29

Trang 37

(ii) áp dụng pháp luật trong hoà giải tranh chấp đất dai

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai thì hoà giải là mộtthủ tục rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc, thứ nhất là xuất phát từbản chất trong quan hệ dân sự nói chung là nguyên tắc “Quyền định đoạt và

tự định đoạt của các đương sự”, thứ hai là tính ưu việt của sự thỏa thuận giữa

các bên tranh chấp, bởi khi hòa giải thành trên cơ sở tự nguyện tức là các

đương sự đã thỏa mãn với những yêu cầu về quyền lợi của mình, mà khi đã

đạt đến tâm lý thỏa mãn, hài hòa lợi ích hai bên thì tức là tranh chấp đã hoàntoàn được dập tắt, không gây bức xúc, không nhất trí của một trong các bên

Vi vậy trong quá trình giải quyết vụ việc về đất đai, trước khi đưa vụ án ra xét

xử Tòa án phải tiễn hành hòa giải dé các bên đương sự tự thoả thuận với nhau

về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ việc không được hòa giải theo quy định

tại Điều 206 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và những vụ không tiến hành hòagiải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thứ ba, áp dụng pháp luật khi quyết định đưa vụ án ra xét xử

Thâm phán được phân công giải quyết vụ án có thâm quyền ra quyết

định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung

theo quy định tại Khoản 1 Điều 220 Bộ luật tố tụng năm 2015 và phải gửi cho

các đương sự, viện kiểm sát cùng cấp ngay khi ra quyết định Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án làm giấy triệu tập những người tham

gia tố tụng đến tham gia phiên tòa Nếu có chủ thể có quyền yêu cầu thay đổinhững người tiễn hành tố tụng thi tùy từng trường hợp Chánh án tòa án hoặcViện trưởng viện kiểm sát sẽ xem xét ra quyết định

(i) áp dụng pháp luật trong phiên tòa xét xử sơ thẩm

Về áp dụng pháp luật trong thủ tục bắt đầu phiên tòa:

Phan này được quy định tại Điều 239 đến 246 Bộ luật tô tụng dân sự

2015, bao gồm các hoạt động: Kiểm tra sự có mặt của các đương sự đã được

30

Trang 38

triệu tập hợp lệ, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt, giới thiệu

về người tiễn hành tố tụng nham để đương sự, người tham gia tố tụng thực

hiện việc yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ

thầm nhằm bảo đảm việc xét xử phải được thực hiện bởi một hội đồng xét xửhợp pháp, kết quả xét xử phải vô tư, khách quan Trường hợp phải thay đổingười tham gia tô tụng khác, người giám định, người phiên dich mà không cóngười thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa

Về áp dụng pháp luật trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa:

Mục 3 trong Chương XIV BLTTDS năm 2015 quy định về tranh tụng tại

phiên tòa sơ thấm với 17 điều luật (từ Điều 247 đến Điều 263) Cụ thé là Điều

247 quy định “Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa” như sau:

1 Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi,

đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng

cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp

luật áp dụng đê giải quyêt yêu câu của các đương sự trong vụ án

Chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn xét xử này cần lưu ý về vai trò, vị trí

của mình Khoản 2 Điều 247 BLTTDS năm 2015 quy định “Việc tranh tụng

tại phiên tòa được tiễn hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa” Quy định này cho thấy vai trò, vị trí của chủ tọa phiên tòa trong tranh tụng tại

phiên tòa rất quan trọng Do đó yêu cầu chủ tọa phải nắm vững trách nhiệm,quyền hạn của mình trong tranh tụng tại phiên tòa và nắm vững quy định củapháp luật về tranh tụng tại phiên tòa Khoản 3 Điều 247 quy định “Chi toaphiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện nhưng có

quyên yêu cau họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến vụ án

dan sự” Việc hỏi và tranh luận phải được áp dụng đúng theo quy định của

pháp luật về trình tự hỏi, tranh luận đến khi kết thúc việc hỏi và tranh luận

31

Trang 39

Thứ tư, về áp dụng pháp luật trong thủ tục nghị án và ra bản án sơ thâm

Tại điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định sau khi kết thúcphần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án Trong việc giải quyếtcác van đề thi Hội thâm nhân dân biểu quyết trước, Thâm phán chủ tọa phiên

tòa biểu quyết sau cùng Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình băng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án Trường hợp vụ án có

nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội

đồng xét xử có thé quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 5 ngày làm

việc, ké từ khi kết thúc tranh luận tại tòa Trở lại phần xét hỏi và tranh luậnnếu qua nghị án xét thấy tình tiết của vụ án chưa được xem xét, hỏi chưa được

đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận Tại bản án, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp, buộc các đương sự phải tuân theo; nội dung, hình thức bản

án phải theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ năm, áp dụng pháp luật trong hoạt động tuyên án.

Đây là thời điểm văn bản áp dụng pháp luật được công bố công khai

trước các chủ thé của quan hệ tranh chấp, trước công dân Tuyên án Hội đồngxét xử tuyên bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tô chức

và cá nhân khởi kiện Trường hợp đương sự có mặt tại phiên toà nhưng vắng mặt khi toà tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại Khoản 4

Điều 264 luật tố tụng dân sự 2015 thì hội đồng xét xử vẫn tuyên án Khi tuyên

án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp có sự đồng ý

của chủ toạ phiên toà.

1.3.1.2 Các quy định pháp luật liên quan đến việc áp dụng pháp luật nội

dung của tòa án nhân dân cấp huyện trong giải quyết tranh chấp đất đai

Trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung, trong việc giải

quyết tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng, việc tìm và lựa chọn các quy

32

Trang 40

định của pháp luật dé ap dụng là một giai đoạn bắt buộc, có ý nghĩa to lớn đảm bảo cho việc ra bản án, quyết định chính xác, phù hợp Từ trước đến nay,

số lượng văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đất đai rất là lớn, qua từng

thời kì khác nhau, bản chất về quan hệ đất đai có sự khác nhau nhất định Vìvậy, người Thâm phán cần có sự tích lũy và cập nhật văn bản pháp luật đấtđai, văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai, năm bắt được thời

điểm, nguồn gốc của đất đai, của sự tranh chấp thì mới có thể tra cứu, tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp khi xem xét giải quyết tranh chấp

quyền sử dụng đất

Cụ thể khi giải quyết tranh chấp đất đai, thâm phán cần lưu ý các quy

định về pháp luật nội dung cần áp dụng như sau:

Khi giải quyết các tranh chấp thụ lý sau ngày 01/7/2014, về mặt tố tụng

phải áp dụng Luật đất đai năm 2013 và BLTTDS có hiệu lực tại thời điểmgiải quyết vụ án Tuy nhiên, về giải quyết nội dung tranh chấp, Tòa án phải ápdụng pháp luật nội dung tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật mà các

đương sự có tranh chap Tức là tùy từng quan hệ cụ thé, Tham phán phải lựa

chọn áp dụng Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đainăm 2013, thậm chi là các văn bản quy định về đất dai từ trước năm 1993 dégiải quyết tranh chấp Các văn bản pháp luật mà Tham phán phải nghiên cứukhi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất gồm:

Thứ nhất, giai đoạn trước ngày 01/7/1980: ở giai đoạn này chưa cóLuật đất đai, mà việc giải quyết quan hệ tranh chấp đất đai có trong thời kì

này phải dựa vào một số các văn bản pháp luật chính như: Thông tư 70/TTg ngày 07/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất văng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị; Quyết định 188/CP ngày 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích

chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột của thực dân, phong kiến ở

miễn Nam Việt Nam

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w