1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết định khung của tội giết người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)

103 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tình Tiết Định Khung Của Tội Giết Người Theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 2015 (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Đắk Lắk)
Tác giả Y Lợi Niê
Người hướng dẫn TS. Bồ Đức Hồng Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 24,62 MB

Nội dung

Một trong những nguyên nhân của thực trạng nay là do nhận thức va áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người tại tỉnh Đắk Lắk c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Y LỢI NIÊ

CAC TINH TIẾT ĐỊNH KHUNG CUA TOI GIẾT

NGƯỜI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM

2015 (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỀN XÉT XỬ TẠI TỈNH

ĐÁK LÁK)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Y LỢI NIE

CAC TINH TIẾT ĐỊNH KHUNG CUA TOI GIẾT

NGƯỜI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM

2015 (TREN CƠ SỞ THỰC TIEN XÉT XỬ TAI TINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu thống kê, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính thực tiễn, chínhxác, trung thực và tin cậy Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố

trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào khác, tôi đã hoàn thành tat cả các môn học theo chương trình và thực hiện tất cả các nghĩa vụ về tài chính theo quy định

của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Toi xin trần trọng cam on!

Tác giả luận văn

Y Lợi Niê

Trang 4

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VE CAC TINH TIẾTĐỊNH KHUNG CUA TOI GIẾT NGƯỜI - 5-5552 8

1.1 Một số van dé lý luận về các tình tiết định khung của tội giết người 8

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của các tình tiết định khung của tội giết nguol 8

1.1.2 Ý nghĩa của các tình tiết định khung của tội giết người 10

1.1.3 Phân biệt các tình tiết định khung của tội giết người với tình tiết

định tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 111.2 Quy định của pháp luật hình sự thời phong kiến về các tình

tiết định khung của tội giết người 2 2 s+cx+cxcrxersee 13

1.2.1 Quy định của Bộ luật Hồng Đức về các tình tiết định khung của

tội giẾt nBưỜi - Set TT E 1211111011211 115111101111 1 11x Egye 13

1.2.2 Quy định của Bộ luật Gia Long về các tình tiết định khung của

tội giẾt ngưỜi + scs ctTEEE21121121121121111111211211211 11111 xe 15 1.3 Quy định của pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước ngày

Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực về các tình tiết địnhkhung của tội giết ngườii - 2-5 se +xcxc2xcrxerxerxerkervee 171.3.1 Quy định của pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước ngày Bộ

luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực về các tình tiết định khungcủa tội giẾt người -¿- ¿set E1 1211211211211 11 111121111 1111 re 17

Trang 5

1.3.2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm

1999 về các tình tiết định khung của tội giết người 22 1.4 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tình tiết định

khung của tội giết ngườii -. - 2-2 scxcE2 2 2 xeExerkerkerree 25

1.4.1 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến đặc

điểm của nạn nhân -¿- - + Sk+E£Ek‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrrrrkee 261.4.2 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến tinh

chat của hành vi và động cơ giết ngườii 2-2-5 s+cxsrxecsez 28 1.4.3 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến thủ

đoạn phạm tội giết người - 2 + ++z+x++EEeExzrxerkerrxrrreerxee 29 1.4.4 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến nhân

thân người phạm tO c5 3+ E31 EE**EE+EEEeereereeeesrerre 30

Kết luận chương 1 2-2 5 ©S2E£+E£+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEE111 112 crkrkee 32

Chương 2: THUC TIEN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT

Một số đặc điểm của tỉnh Đắk Lắk liên quan đến thực tiễn áp

dụng quy định của Bộ luật Hình sự về các tình tiết định khung của tội giết người 2-2-5 2 2 xeExerkerkerree 33 Kết quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về các tình

tiết định khung của tội giết người và nguyên nhân 36 Kết quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm

2015 về các tình tiết định khung của tội giết người 36Nguyên nhân của kết quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự

Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người 52Tôn tại, hạn chế trong áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự

về các tình tiết định khung của tội giết người và nguyên nhân 54

Trang 6

2.3.2.

Tôn tại, hạn chế trong áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt

Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người

Nguyên nhân cua tôn tại, hạn chế trong áp dụng quy định của Bộluật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của

tội giẾt ngưỜi -¿- + csctcct E22 21121121101101111111121121121111 1 1y

Kết luận chương 2 2-52 Ss+SE+EE2 SE EEEEEE1211215 2111111212111 c0,

Chương 3: YÊU CÂU VÀ GIẢI PHÁP BAO DAM ÁP DỤNG

ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

NAM 2015 VE CAC TINH TIẾT ĐỊNH KHUNG CUA TOI

GIẾT NGƯỜI - 5555-22 rêu Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình

sự về các tình tiết định khung của tội giết người Bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan trong áp dụng quy định

của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định

khung của tội giết người - ¿5c sec E811 21111111 ctxeBảo đảm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong áp

dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các

tình tiết định khung của tội giết người 2-2 z+s+cxscszceee

Bảo đảm nguyên tắc công băng trong áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung

của tội giẾt "ØưỜi -¿- + St 2E EEEEE112112111711112 211111 xe

Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình

sự về các tình tiết định khung của tội giết

người Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tăng cường tổng kết thực tiễn ápdụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về cáctình tiết định khung của tội giết người - 2-2 scs+zxecsze-

Chú trọng hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt

Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người

Trang 7

3.2.3 Nâng cao năng lực của thâm phán và hội thâm trong áp dụng quy

định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết

định khung của tội giét người - 2-5 5+ +2E+E+EEzExerxerxerreee 77 3.2.4 Bảo đảm nguyên tắc tranh tung trong áp dung quy định của Bộ

luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khungcủa tội giết người ¿ s-SsctE EEkEEE1121111112111111E 11111 81

3.2.5 Bảo dam chế độ, chính sách hợp lý cho thâm phan, tăng cường

đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong ápdụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về cáctình tiết định khung của tội giết người - 2-2 scs+cxecsze: 84Kết luận chương 3 oo ccc ccc ccc escesessessesscsscsessesscssessesscsessessessesesstsstesessees 87

KET LUAN - 2-52 SE E1 1 1E 1 112111111111 1111111111111 11111111 re 88 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 2 s+£szzxzse2 90

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

BLHS: Bộ luật Hình sự

CTTP: Cấu thành tội phạm

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

TNHS: Trách nhiệm hình sự

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài Năm 2022, Chính phủ tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Công điện chỉ đạo số 1676/TTg-NC ngày 10 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ

về tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã

hội và chỉ đạo tiếp tục đây mạnh thực hiện công tác này trong thời gian tới;trọng tâm là phát hiện và hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phầnhạn chế phát sinh tội phạm Tuy nhiên, tình hình tội phạm giết người vẫn tăng13,17%, nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn, thù tức cá nhân Xảy ra một

số vụ giết người thân (tăng 4,83%) và giết nhiều người Đối tượng sử dụng

ma túy dẫn đến ảo giác, người có tiền sử bệnh tâm thần giết người gây lo

lắng, bất an trong nhân dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước

trong việc phòng, chống tội phạm giết người Các co quan tô tụng đã triển

khai đồng bộ, toàn điện nhiều biện pháp dé đấu tranh phòng, chống tội phạm

và đã đạt được nhiều kết quả tích cực Mặc dù, các cơ quan tố tụng tại Đắk

Lắk đã tiến hành giải quyết các vụ án hình sự và đã đạt được một số kết quả

nhất định, đảm bảo kịp thời, đúng thời hạn, đúng pháp luật, nhưng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Dak Lak vẫn phức tạp, ngày càng nhiều tội phạm

nghiêm trọng xảy ra Đặc biệt, tội phạm giết người ngày càng gia tăng về số

lượng, tính chất ngảy càng nghiêm trọng.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng nay là do nhận thức va áp

dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định

khung của tội giết người tại tỉnh Đắk Lắk chưa thống nhất; một số quy địnhcủa Bộ luật Hình sự về các tình tiết định khung của tội giết người còn bat cap;văn bản hướng dẫn áp dụng các tình tiết định khung của tội giết người chưa

Trang 10

đầy đủ; nhận thức và năng lực của một số cán bộ áp dụng các tình tiết định

khung của tội giết người còn hạn chế

Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự

Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người tại tỉnh Đắk Lắk, qua đó đưa ra giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người là

rất cần thiết

Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Các fình tiết định khung

của toi giết người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở

thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lak)” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tội giết người là một đề tài có nội dung rộng và phức tạp, nên được cácnhà khoa học, học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh quan tâm nghiên cứu Cụ thê

các công trình khoa học nghiên cứu về các tình tiết định khung của tội giết

người ở Việt Nam như:

- Luận án Tién sĩ luật học: Tôi giết người trong luật hình sự Việt Nam

và dau tranh phòng, chống loại tội phạm này Tác giả Đỗ Đức Hồng Hà,

Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007.

- Luận văn Thạc sĩ luật học: Các tình tiết định khung của tội giết người

thuộc mặt chủ quan của tội giết người Tác giả Đào Tuấn Anh, Trường Đại

học Luật Hà Nội, 2015.

- Luận văn Thạc sĩ luật hoc: Toi giết người từ thực tiễn tỉnh Long Án

Tác giả Phạm Thị Thúy Hồng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Họcviện Khoa học xã hội, 2020.

- Luận văn Thạc sĩ luật học: Téi giết người trong Luật hình sự ViệtNam (trên cơ sở thực tiễn địa ban tỉnh Dak Lak) Tác giả Đỗ Thành Trung,Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021

Trang 11

- Luận văn Thạc sĩ luật hoc: Toi giết người từ thực tiên tỉnh Dak Lak.

Tác giả Nguyễn Xuân Phùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học

viện Khoa học xã hội, 2022.

Ngoài ra còn có một số bài trên các báo, tạp chí, sách có liên quan như:

- Sách chuyên khảo: “Bình luận tội giết người và một số vụ án phức tạp (Sách chuyên khảo)”, TS Trương Quang Hiển và TS Đỗ Đức Hồng Hà (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2018;

- Bài viết: “Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết ngườiphản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng can bảo vệ đặc biệt" của Đỗ ĐứcHồng Hà, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 10/2006, số 222, tr.52-57;

- Bài viết: “Phương hướng khắc phục những tôn tại, hạn chế khi áp dụng một số quy định của pháp luật hình sự về tình tiết định khung tăng nặng của tội

giết người” của Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Kiểm sát, 12/2006, số 23, tr.32-38;

- Một số sách chuyên khảo, sách bình luận và các bai viết trên tạp chíliên quan đến tội giết người

Tuy nhiên, các công trình, các bài viết trên chủ yếu đề cập đến việc

đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật về tội giết người; thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về tình tiết định tội

giết người, quyết định hình phạt hoặc áp dụng một số tình tiết định khung củatội giết người trên địa bàn cả nước (như: giết người đang thi hành công vụ

hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân, giết người dé thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, giết người dé lay bộ phan cơ thể của nạn nhân, thuê giết người

hoặc giết người thuê, giết người vì động cơ đê hén )

Chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, chuyên sâu toản

diện về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt

Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người tại tỉnh Đắk Lắk,

từ ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2018)

đến hết năm 2022.

Trang 12

Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Các tình tiết định khung của tội giếtngười theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xửtại tỉnh Dak Lak)” nhằm đi sâu nghiên cứu về những van đề nay, trên cơ sở lý

luận và thực tiễn tại tỉnh Dak Lắk dé xuất giải pháp bảo dam áp dụng đúng

quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khungcủa tội giết người là rất cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những van đề lý luận, quy định của Bộ luật Hình

sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người, có tham chiếu quy định của pháp luật hình sự thời phong kiến và quy định của pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu

lực về các tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người để làm cơ sở đềxuất giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015

về các tình tiết định khung của tội giết người; tong kết, đánh giá thực tiễn ápdụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết địnhkhung của tội giết người (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk); đề

xuất yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình

sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các tình

tiết định khung của tội giết người

- Phân tích quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 vé cáctình tiết định khung của tội giết người, có tham chiếu quy định của pháp luậthình sự thời phong kiến và quy định của pháp luật hình sự từ năm 1945 đến

trước ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực về các tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quy

Trang 13

định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của

tội giết người.

- Nghiên cứu các báo cáo và các bản án có áp dụng quy định của Bộ

luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết

người của Tòa án nhân dân tỉnh Dak Lắk, từ năm 2018 đến năm 2022 dé làm

rõ một số đặc điểm của tỉnh Đắk Lắk liên quan đến thực tiễn áp dụng quy

định của Bộ luật Hình sự về các tình tiết định khung của tội giết người và đánh giá kết quả áp dụng và nguyên nhân của kết quả áp dụng quy định của

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết

người Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người.

- Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước, các tài liệu có liên

quan để làm rõ yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình sự

Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người

- Nghiên cứu các báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Tòa án

nhân dân tối cao, từ năm 2018 đến năm 2022 và các tài liệu liên quan để làm cơ

sở đề xuất yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối twong nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là các tình tiết định khung của tội giết

người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử

tại tỉnh Đắk Lắk)

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và

thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 vỀ các

Trang 14

tình tiết định khung (tăng nặng) của tội giết người (được quy định tại khoản 1Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi, bé sung năm 2017) (sau đây gọi

là Bộ luật Hình sự năm 2015) của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, thuộcchuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự, có tham chiếu quy định của

pháp luật hình sự thời phong kiến và quy định của pháp luật hình sự từ năm

1945 đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực về các tình tiết

định khung tăng nặng của tội giết người để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoànthiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết địnhkhung của tội giết người

- Về không gian: tại địa bàn tinh Dak Lak

- Về thời gian: từ năm từ năm 2018 đến năm 2022 (kể từ ngày Bộ luật

Hình sự năm 2015 có hiệu lực).

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước dé phan tich, danh giá và đề xuất giải pháp.

5.2 Phương pháp nghiÊn cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng

hợp, lôgic lịch sử, thống kê, so sánh và tông kết thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người về tội giết người có áp dụng các tình tiết định khung của tội giết người của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về các tình tiết định khung

của tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015

Trang 15

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thé làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp và tư

pháp trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và áp dụng quy định của Bộ luật

Hình sự về các tình tiết định khung của tội giết người.

Ngoài ra, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đảo tạoluật hình sự trên phạm cả nước và có giá trị tham khảo cho các cơ quan, tô

chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người và thực tiễn áp dụng

các quy định này.

7 Kết cấu của luận văn Chương 1: Một số van đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết định khung của tội giết người.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam

năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người tại tỉnh Đắk Lắk

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ

luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người

Trang 16

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN

VÀ QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VE CÁC TINH TIẾT ĐỊNH KHUNG CUA TOI GIẾT NGƯỜI

1.1 Một số van đề lý luận về các tình tiết định khung của tội giết người 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của các tình tiết định khung của tội giết người Trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015: "T6i phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội duoc quy

định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực

hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm quyên con người, quyên, lợi ích hợppháp của công dân ” và quy định tại các điều 9, 10, 12, 21 và 123 Bộ luậtHình sự năm 2015 [47], chúng tôi đưa ra khái niệm tội giết người như sau:

Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện xâm phạm quyên sống của con người.

Các tình tiết định khung của tội giết người thực chất là dấu hiệu cấu

thành tội phạm của tội giết người, nhưng nó là dấu hiệu của cấu thành khácloại - cau thành tăng nặng Đa số các tội quy định trong Bộ luật Hình sự cócau thành tăng nặng, chỉ có một số tội có cầu thành giảm nhẹ (chủ yếu là cáctội xâm phạm an ninh quốc gia) Tội giết người chỉ có CTTP cơ bản và một

CTTP tăng nặng, không có CTTP giảm nhẹ.

Các tình tiết định khung của tội giết người là các dấu hiệu thuộc CTTP

tăng nặng của tội giết người, cho phép xác định khung hình phạt nặng hơn sovới khung hình phạt quy định trong CTTP cơ bản của tội giết người

“Tăng nặng” nghĩa là "Jam tăng thêm trọng lượng, làm tram trọng thêmvan dé” [20, tr.105] Căn cứ vào nghĩa tiếng Việt và các khái niệm đã trìnhbày trên đây, có thể hiểu khái niệm “các tình tiết định khung của tội giết

Trang 17

người” là những biểu hiện của hành vi phạm tội giết người, những điều kiện,

đặc điểm của người phạm tội, những hoàn cảnh, tình huống, đối tượng, hậu

quả liên quan đến tội phạm hoặc người phạm tội, phản ánh tính nguy hiểm

của tội phạm tăng lên đáng kê so với trường hợp không có các tình tiết này và

do đó, làm tăng TNHS của người phạm tội giết người

Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rang: Các tinh tiết định khung

của toi giết người là các tình tiết thuộc vụ án hình sự, làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội giết người, là căn cứ để Tòa án quyết định

chuyển từ cấu thành tội phạm cơ bản sang cấu thành tội phạm tăng nặng

của tội giết nguoi.

Khái niệm trên cho thay, các tình tiết định khung của tội giết người có

những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, các tình tiết định khung của tội giết người là các tình tiết làmtăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người đến mức phải chuyểnsang khung hình phạt cao hơn và do đó, làm tăng mức độ cưỡng chế hình sựnghiêm khắc hon dé trừng tri, giao dục người phạm tdi

Thứ hai, các tình tiết định khung của tội giết người được quy định cụthé, rõ ràng trong BLHS nên không thé tùy tiện thêm bớt Khi xét xử, Tòa án

chỉ được áp dụng các tình tiết cụ thể đã được quy định trong BLHS với tư cách là các tình tiết định khung của tội giết người.

Thứ ba, các tình tiết định khung của tội giết người mang tính ôn định cao, được quy định xuất phát từ các điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách hình

sự của quốc gia và nhu cầu phòng, chống tội phạm giết người Việc huỷ bỏ, bổsung tình tiết định khung của tội giết người chỉ có thể được thực hiện trên cơ sởnhững thay đổi các yếu tô xã hội, thay đổi của chính sách hình sự và nhu cầuphòng, chống tội phạm giết người

Thứ tư, một tình tiết định khung của tội giết người chỉ được áp dụng

Trang 18

một lần trong một vụ án hình sự, làm tăng mức độ nguy hiểm của tội phạm,

của người phạm tội, tăng tính cưỡng chế trong các biện pháp trách nhiệm hình

sự đối với người phạm tội giết người

1.1.2 Ý nghĩa của các tình tiết định khung của tội giết người Thứ nhất: Các tình tiết định khung của tội giết người là những tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giết người đã được thực

hiện, vì thế, chúng có ý nghĩa làm tăng nặng hình phạt đối với người đã thực

hiện tội phạm.

Các tình tiết định khung của tội giết người có ý nghĩa rất quan trọng

trong việc cá thé hoá và chuyên sang khung hình phạt nặng hơn Dé có thé áp dụng chính xác các tình tiết định khung của tội giết người cần thiết phải có sự đánh giá phù hợp giữa mức độ nguy hiểm của hành vi với quy định của BLHS

năm 2015 [26, tr.22].

Thứ hai: Các tình tiết định khung của tội giết người thể hiện cụ thểchính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong từng thời kỳ phát triển của

đất nước Việc quy định và áp dụng đúng các tình tiết định khung của tội giết

người sẽ giúp Tòa án quyết định đối với bị cáo loại và mức hình phạt cụ thé ở

mức độ lớn nhất tạo điều kiện cho việc đạt được các mục đích của hình phạt

Việc áp dụng các tình tiết định khung của tội giết người còn có ý nghĩachính trị sâu sắc Điều đó đặt ra yêu cầu hình phạt đã tuyên phải tương xứngvới mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giết người Mặt khác, khi áp

dụng các tình tiết định khung của tội giết người, Tòa án cần cân nhắc dé phản ánh một cách đúng đắn dư luận xã hội, có sức thuyết phục dé mọi người dân tin

tưởng vào chính sách pháp luật đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta

Thứ ba: Việc áp dụng các tình tiết định khung của tội giết người đúng

đắn còn có ý nghĩa thể hiện tính nghiêm minh của chính sách hình sự, hình

phạt; từ đó, người phạm tội giết người nhận thức được tội lỗi của minh dé tích

cực giáo dục cải tạo.

10

Trang 19

Việc áp dụng các tình tiết định khung của tội giết người đúng đắn còn

đảm bảo tính răn đe, giáo dục chung của hình phạt Chỉ khi hình phạt mà Tòa

án áp dung phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực

hiện, nhân thân người phạm tội, các tình tiết định khung của tội giết người thì

mới thuyết phục được công dân về sự công bằng của pháp luật, về việc

công lý được thực thi.

1.1.3 Phân biệt các tình tiết định khung của tội giết người với tình tiết định tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.1.3.1 Phân biệt các tình tiết định khung của tội giết người với tình tiết định tội giết người

Tình tiết định tội giết người là những tình tiết phản ánh những dấu hiệu

cơ bản, đặc trưng nhất, cho phép xác định một tội phạm cụ thể và phân biệt

tội phạm đó với tội phạm khác.

Tình tiết định tội giết người là dấu hiệu của tội phạm giết người đượcthể hiện trong CTTP cơ bản của tội giết người, thé hiện tính đặc trưng, điểnhình, phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giết người

và cho phép phân biệt tội phạm giết người với các tội phạm khác, giữa tội

phạm này với không phải là tội phạm.

Các tình tiết định khung của tội giết người, theo chúng tôi, là những

tình tiết làm cho một hành vi phạm tội giết người hoặc người phạm tội giết

người tăng thêm mức độ nguy hiểm cho xã hội, từ đó cần áp dụng hình phạt

nặng hơn trong phạm vi một khung hình phạt.

Các tình tiết định khung của tội giết người, hay còn gọi là dấu hiệu địnhkhung hình phạt của tội giết người, thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạmcủa tội giết người, nhưng nó là dấu hiệu trong cau thành tội phạm tăng nặng

của tội giết người.

Tình tiết định tội giết người cho phép xác định một người có phạm tội

11

Trang 20

giết người hay không phạm tội hoặc phạm tội khác Tình tiết định tội giết

người là van dé quan trọng cần quan tâm và giải quyết đầu tiên Chỉ khi hành

vi phạm tội thỏa mãn CTTP cơ bản của tội giết người thì mới xem xét tới các

tình tiết định khung của tội giết người.

Sau khi đã xác định được tình tiết định tội giết người, các cơ quan tiếnhành tố tụng, căn cứ vào hậu quả, công cụ, phương tiện, nhân thân ngườiphạm tội, động cơ, mục đích phạm tội để xác định các tình tiết định khung

của tội giết người.

1.1.3.2 Phân biệt các tình tiết định khung của tội giết người với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội giết người là các tình tiết làm cho hành vi phạm tội giết người hoặc người phạm tội giết người

tăng thêm mức độ nguy hiểm cho xã hội, từ đó cần áp dụng hình phạt nặnghơn trong phạm vi một khung hình phạt của tội giết người được xác định

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội giết người lànhững tình tiết làm cho một hành vi phạm tội giết người hoặc người phạm tộigiết người giảm đi mức độ nguy hiểm cho xã hội, từ đó cần áp dụng hình phạtnhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt của tội giết người được xác định

Khác với các tình tiết định tội giết người và các tình tiết định khung, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS là các tình tiết được quy định tại Điều

51 và Điều 52 BLHS.

Tình tiết định tội giết người được phản ánh trong CTTP cơ bản của tộigiết người; các tình tiết định khung được phản ánh trong CTTP tăng nặng củatội giết người; còn các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS được quy địnhchung tại Điều 51 và Điều 52 BLHS

Khi xử lý một vụ án hình sự, tình tiết định tội giết người là dấu hiệu

phải được xác định đầu tiên, sau đó xác định các tình tiết định khung của tội

12

Trang 21

giết người và cuối cùng là xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS

được quy định tại Điều 51, Điều 52 BLHS.

Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã là dau hiệu định tội giết người

hoặc định khung hình phạt của tội giết người thì không được coi là tình tiết

tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi quyết định hình phạt đối với tội giết người

Đối với các tình tiết giảm nhẹ TNHS của tội giết người, khi quyết địnhhình phạt, tòa án còn có thé coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưngphải ghi rõ trong bản án, trong khi đó các tình tiết định khung của tội giết

người thì không được phép thêm hay bớt.

Khi tòa án đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt tăng nặng của

tội giết người, dù có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS họ cũng không bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt Tuy nhiên, Tòa án có thé quyết

định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt [49, tr.19]

Những van đề lý luận về các tình tiết định khung của tội giết người nêutrên đã góp phần thực hiện nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XIII da đặt ra.

1.2 Quy định của pháp luật hình sự thời phong kiến về các tình tiết

định khung của tội giết người

1.2.1 Quy định của Bộ luật Hong Đúc về các tình tiết định khung

của tội giết người

Bộ luật Hồng Đức quy định nhiều trường hợp giết người, tuy khác nhau

về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng chúng lại có mối liên hệrất mật thiết với nhau Mối liên hệ này dựa trên:

- Mỗi quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân Ví dụ: Điều 416 Bộ

luật Hồng Đức quy định: “ Muu giết các bậc tôn trưởng vào hạng ty ma trở lên thì phải lưu di châu ngoài Các bậc tôn trưởng mà mưu giết những

13

Trang 22

người thuộc hàng con chau it tuổi đều bị khép toi nhẹ hơn luật muu giết

người hai bậc `;

- Đặc điểm của nạn nhân Ví dụ: Điều 417 Bộ luật Hong Duc quy dinh:

“Nô tỳ mà mưu giết chủ, thì déu bị tội chém Muu giết chủ cũ thi xử giảm một bậc Mưu giết người họ hàng vào hạng cơ thân và ông bà ngoại của chủ thì

phải tội giáo `”;

- Hậu quả của hành vi phạm tội Ví dụ: Điều 418 Bộ luật Hồng Đức

quy định: “Kẻ mưu giết sứ giả của vua đều xử tội lưu đi châu ngoài; đã làm

bị thương thì xử lưu đi châu xa; nhân bị thương mà chết hay đã giết, thì phải

Với cách quy định này, những trường hợp giết người tuy khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm nhưng vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau nên nếu được quy định trong cùng một điều luật sẽ giúp nhà làm luật có

cơ sở xác định loại và mức hình phạt tương xứng với tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội của từng trường hợp giết người và hạn chế khả năng bỏ

lọt tội phạm [35, tr.220-221].

Bộ luật Hồng Đức ra đời vào thời kỳ hưng thịnh nhất của Đạo Nho cho

nên tư tưởng nho giáo đã chi phối chính sách hình sự của Bộ luật này, đó là chính sách phân biệt giữa vợ và chồng: giữa ông bà, cha mẹ, các bậc tôn

trưởng và những người thuộc hang con cháu Theo đó: (1) Vợ giết chồng thi

bị xử nặng nhưng chồng giết vợ lại được xử nhẹ Ví dụ: Điều 416 Bộ luật

Hồng Đức quy định: “Những kẻ mưu giết chong đều phải tội chém ”,nhưng Điêu 482 Bộ luật Hong Đức lại quy định: “ (Chong) cô ÿ giết vợ thìđược giảm tội một bac ” (2) Con chau giết ông bà, cha mẹ hoặc các bậc tôntrưởng thì bị xử nặng nhưng ông bà, cha mẹ hoặc các bậc tôn trưởng giết con

cháu lại được xử nhẹ.

Vi dụ: Theo quy định tại các điều: 2, 4, 5, 11, 16 Bộ luật Hồng Đức

14

Trang 23

thì bất cứ ai mưu giết ông bà, cha mẹ đều bị coi là phạm tội “Ác nghịch” và đều bị phạt tử hình mà không được giảm nhẹ, nhưng theo quy định tại Điều

475 Bộ luật Hồng Đức thì ông bà, cha mẹ cố ý giết con cháu chỉ phải tội lưu

Bộ luật Hồng Đức quy định những hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo

lý nho giáo đều bị coi là phạm tội “Thập ác”, trong đó có bốn nhóm tội liênquan đến hành vi giết người là “Ác nghịch”, “Bất đạo”, “Bất mục” và “Batnghĩa” Theo đó, những người phạm tội “Thập ác” (trong đó có tội giết ông,

bà, cha, mẹ, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em, ông bà ngoại, ông bà và cha mẹ

chồng: giết một nhà ba người không đáng tội chết, giết người chặt thây ra

từng mảnh, bỏ thuốc độc bùa mê; giết những người trong họ, từ hàng phải để tang ba tháng trở lên; giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm, giết thay hoc), du từ 15 tuổi trở xuống, bị phế tật hay tự thú cũng không được

giảm nhẹ theo quy định tại các điều: 11, 16, 18 Bộ luật Hồng Duc

Vi dụ: Điều 16 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những người từ 70 tuổi

trở lên, 15 tuổi trở xuống (đến trên 7 tuổi) cùng những người phế tật, phạm từ

tội lưu trở xuống đêu cho chuộc tội bằng tiễn, phạm tội thập ác thì không theo

luật này ”; Điều 18 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Phàm phạm tội chưa bị

phát giác mà tự thu trước, thì được tha tội Pham tội thập ác và giết người thì

không theo luật nay ” [35, tr.224].

1.2.2 Quy định của Bộ luật Gia Long về các tình tiết định khung của

tội giét người

Bộ luật Gia Long đã có sự kế thừa những thành tựu khoa học của Bộluật Hồng Đức trong việc phân hoá trách nhiệm hình sự cũng như trong

đường lối xử lý người phạm tội giết người.

Điều 2 Quyền 2 Phần “Danh lệ” Bộ luật Gia Long đã khẳng định tội

giết người là tội phạm nguy hiểm, đã man và tàn ác nhất Trong mười tội ác

(Thập ác) đã có đến bồn tội liên quan đến hành vi giết người là: (1) Ác nghịch

15

Trang 24

chỉ những tội ác như giết ông bà nội, cha, mẹ, ông bà ngoại, chú, bác, cô, anh,

chị của ông nội, chồng Làm tuyệt mat nhân luân, giết chết ban tính tự nhiên,

mặc tình ác hại cho nên gọi là ác nghịch) (2) Bất đạo chỉ tội giết chết bamạng người trong một gia đình, chăng những phạm tội chính là tử tội, còn

phạm tội cắt tay chân người sống, cắt bộ phận sinh dục, chế thuốc độc bùa

mê, hung ác, tàn nhẫn, làm giặc phá tan chính đạo, nên gọi là bất đạo (3)Bất mục là mưu giết bán ty ma trở lên Những điều ấy đều là phạm đến thân

thuộc và bất hòa trong cửu tộc Không cùng ai hòa hợp được nên gọi là bất mục (4) Bất nghĩa là bộ dân giết bổn thuộc, tri phủ, tri châu, tri huyện; lính

mà giết quan chỉ huy: lại tốt mà giết bổn bổ ngũ phẩm trở lên; giết thầy học Những sai phạm trên là chống lại quan nhà nước, chống lại thầy học, nên gọi

là bất nghĩa.

Theo quy định của Bộ luật Gia Long thì giết người thuộc một trong các

trường hợp sau đây sẽ bị xử phạt nặng hơn trường hợp giết người thông

thường: (1) Giết tri phủ, tri châu, tri huyện, quan chỉ huy, quan cai quản Vídụ: Điều 2 Quyền 14 Phần “Nhân mạng” Bộ luật Gia Long quy định: “ Quân sĩ mưu giết quan cai quản mình déu bị chém cả ”; (2) Giét ông bà

nội, cha, mẹ, ông bà ngoại, chú, bác, cô, anh, chị Ví dụ: Điều 3 Quyền 14 Phần “Nhân mạng” Bộ luật Gia Long quy định: “Phàm mưu sát ông bà, cha mẹ đã thi hành, không can biết bị thương hay không, kẻ cháu con dự mưu không chia thủ phạm, tùng phạm đều xử chém ”; (3) Giết nhiều người Vi dụ: Khoản 5 Điều lệ của Điều 6 Quyền 14 Phần “Nhân mạng” Bộ luật Gia

Long quy định: “Giét ba, bốn mang trong một nhà không phải là tử tội, hungphạm xử chết bang lăng tri ”; (4) Giét người một cách man ro (cắt tay chân

người sống, cắt bộ phận sinh dục); giết người băng phương pháp có tính nguy

hiểm cao, có khả năng làm chết nhiều người (chế thuốc độc, bùa mê); giết

người một cách hung ác, tàn nhẫn hoặc giết người là ân nhân của mình (thầy

16

Trang 25

học) đều bị coi là phạm tội “Thập ác” (theo quy định tại Điều 2 Quyền 2 Phần

“Danh lệ” Bộ luật Gia Long) và sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

So với Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long đã bổ sung nhiều trường

hợp phạm tội giết người bị xử phạt nặng hơn trường hợp giết người thông

thường như: (1) Giết người vì động cơ vụ lợi, ví dụ: Khoản 2 Điều lệ của

Điều 1 Quyên 14 Phần “Nhân mạng” Bộ luật Gia Long quy định: “Phàm mưuchiếm của cải hại mạng người thì chiếu luật xử chém ngay ”; (2) Thê thiếp

giết chánh thê, vấn đề này được quy định tại khoản 10 Điều lệ của Điều 4 Quyền 14 Phần “Nhân mạng” với nội dung cụ thé như sau: “Pham thiếp nhân gian cùng gian phu mưu giết bà chánh thê thì xử theo luật nô bộc mưu sát gia

trưởng, xử chết qua lăng tri ”

Chính sách hình sự thể hiện trong Bộ luật Gia Long cũng có sự phânbiệt giữa quan lại và thường dân hay binh lính; giữa vợ và chồng; giữa ông

bà, cha mẹ và con cháu, thậm chí sự phân biệt này còn rõ ràng hơn trong Bộ

luật Hồng Đức Theo đó con cháu giết ông bà, cha mẹ thì bị xử nặng nhưng ông bà, cha mẹ giết con cháu lại được xử nhẹ Ví dụ: Điều 3 Quyền 14 Phần

“Nhân mạng” Bộ luật Gia Long quy định: “Phàm mưu sát ông bà, cha mẹ và

tôn trưởng trong vòng thân thuộc kẻ cháu con déu xử chém ”, nhưngĐiều 13 Quyền 14 Phần “Nhân mạng” Bộ luật Gia Long lại quy định: “Pham

ông bà, cha mẹ cố giết chau con thì (chỉ bi) phạt bảy mươi truong, dé một

năm ruoi ” [35, tr.199].

1.3 Quy định của pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước ngày

Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực về các tình tiết định khung của tội giết người

1.3.1 Quy định của pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước ngày

Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực về các tình tiết định khung của tội giết người

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, văn bản đầu tiên trong giai đoạn

17

Trang 26

này có quy định các tình tiết định khung của tội giết người là Sắc lệnh số

133-SL ngày 20 tháng 01 năm 1953 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa trừng trị những tội phạm đến an toàn Nhà nước, đối nội và đối ngoại, tại

Điều 4 có quy định:

Kẻ nào phạm những tội bắt giết cán bộ và nhân dân: a) Bọn chủ

mưu, tô chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc tù chung thân, b) Bọn

hoạt động đắc lực, làm hại nhiều sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên, c)

Những kẻ phạm các tội trên mà tội trạng tương đối nhẹ sẽ bị phạt tù

từ 10 năm trở xuống.

Tiếp đó, Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12 thang 4 năm 1953 của Chủ

tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định:

Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cau kết với dé

quốc, ngụy quyên, gián điệp thành lập hay cầm đầu những té chức,những đảng phái phản động dé giết hại nông dân, cán bộ và nhânviên: 3) Ám sát nông dân, cán bộ và nhân viên thì sẽ bị phạt tù từ

10 năm đến chung thân, hoặc bị xử tử hình, phải bồi thường thiệt hạicho nông dân, bị tịch thu một phần hay tất cả tai san

Đề đảm bảo an ninh, trật tự xã hội cho nhân dân, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Thông tư số 442/TTg ngày 19 tháng 01 năm 1955 về việc trừng trị một số tội phạm, trong đó có quy định về tình tiết định khung của tội giết người.

Cụ thé là, Điểm 3 của Thông tư này quy định: “Có ý giết người phạt tù từ 5 năm

đến 20 nam , giết người có dự muu có thé phạt đến tử hình ”

Đề nâng cao chất lượng công tác xét xử loại tội giết người, làm cho việc

xét xử được đúng đắn, góp phần tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh

chống tội phạm, ngày 10 tháng 8 năm 1970, Tòa án nhân dân tối cao đã ban

hành Bản chuyên dé tong kết thực tiễn xét xử loại tội giết người kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10 tháng 8 năm 1970 về thực tiễn xét xử tội giết người.

18

Trang 27

Theo thực tiễn xét xử, có một số tình tiết tăng nặng có tính chất đặc biệt

(thực chất là các tình tiết định khung của tội giết người) và khi có một trong các

tình tiết tăng nặng đặc biệt này, khung hình phạt thường từ 12 đến 20 năm tù, tủ

chung thân hoặc tử hình Những tình tiết tăng nặng đặc biệt này bao gồm:

- Giết người có dự mưu: Đây là tình tiết duy nhất được Thông tư số

442-TTg ngày 19 tháng 01 năm 1955 của Thủ tướng Chính phủ nêu lên, coi

như tình tiết cần thiết để có thé xử phat tử hình Giét người có dự mưu đượchiểu là phải có ý định đứt khoát sẽ giết người từ trước khi giết và đã có sự

chuẩn bị hoặc ít nhất là có kế hoạch dé thực hiện ý định đó và việc chuẩn bị hoặc kế hoạch giết người của can phạm phải được suy nghĩ tương đối kỹ càng trước khi bước vào hành động Nếu trong tư tưởng mới loáng thoáng có ý muốn giết người nhưng chưa dứt khoát, hoặc ý thức chưa thành hình hắn hoi,

hoặc còn phân vân, khi có khi không thì chưa thể gọi là có dự mưu Hoặc cókhi ý muốn giết người đã tương đối dứt khoát, nhưng chưa có chuẩn bị mà

cũng chưa có kế hoạch giết người ổn thỏa, nên can phạm chưa quyết định

thực hiện tội phạm trước khi giết người, khi đó cũng chưa thể nói là có dự

mưu Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng thừa nhận không phải hễ cứ có ý định

dứt khoát, có chuan bị hoặc có kế hoạch giết người trước khi giết là có dự mưu mà chỉ gọi là có dự mưu nếu việc chuẩn bị hoặc kế hoạch giết người của can phạm phải được suy nghĩ tương đối kỹ càng trước khi bước vào hành động Không cần nói là thời gian dự mưu dài hay ngắn, liên tục hay đứt

quãng, có kèm theo động cơ đê hèn hay không Thực tiễn xét xử còn hướng

dẫn trường hợp can phạm đã có ý định dứt khoát và có kế hoạch giết người,nhưng khi bước vào hành động, do điều kiện thực tế có những điểm khác với

dự kiến cho nên can phạm đã giết người theo một cách khác với kế hoạch đã

dự kiến, trong trường hợp này vẫn được coi là giết người có dự mưu vì những tình tiết đó tăng thêm tính chất nguy hiểm của hành vi định làm và nói lên

19

Trang 28

tính chất xấu xa của con người phạm pháp, còn khi hành động, y phải thay đổi

kế hoạch cho thích hop với điều kiện cụ thé, việc đó không hề giảm bớt tính

chất nguy hiểm của tội phạm giết người

- Giết người vì động cơ đê hèn hoặc với tính chất côn đồ: Thực tiễn xét

xử thừa nhận các trường hợp được coi là trường hợp giết người vì động cơ đêhèn hoặc với tính chất côn đồ bao gồm: Giết vợ hoặc chồng dé được tự do lấy

vợ hoặc chồng khác; giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết người

tình sau khi đi lại có mang dé trốn tránh trách nhiệm; giết người vì những mục

dich vụ lợi (ví dụ: Giết người dé khỏi phải trả nợ, để cướp gia tài, dé lấy tiền thuê ); giết người có tính chất bội bạc, phản trắc như giết những người thực

sự thương yêu mình, lo lang cho quyền lợi của mình, tin tưởng vào mình hoặc được giao phó cho mình vì những nguyên cớ cá nhân, ích kỷ; giết người do

tính chất côn đồ, hung hãn cao độ của can phạm

- Giết người dé che giấu hoặc dé dé dang thực hiện một tội phạm khác:

Đây là trường hợp can phạm đã giết người dé che giấu tội phạm mình vừa thực hiện hoặc giết nguoi dé có thé dé dang tiép tục thực hiện một tội phạm khác.

Tuy nhiên, tội phạm được che giấu hoặc để thực hiện phải là một tội phạm về

hình sự, nếu giết người để che giấu hoặc dé thực hiện một lỗi nhỏ nhặt, chưa cầu thành một tội phạm về hình sự thì không năm trong trường hợp này.

- Giết người có kèm theo hiếp dâm, cướp của hay một tội phạm nghiêm trọng khác: Tội hiếp dam, tội cướp của hay tội phạm nghiêm trọng khác nói ở

đây phải xảy ra cùng một lúc với tội giết người hoặc xảy ra ngay trước hoặcsau khi giết người Nếu các tội đó xảy ra vào một thời gian khác tội giết ngườithì không nằm trong trường hợp này

- Giết người một cách cực kỳ man rợ hoặc bang thủ đoạn nguy hiểm có

thể làm chết nhiễu người: Giết người một cách cực kỳ man rợ được hiểu là những trường hợp giết người với cách thức đặc biệt như đã làm nạn nhân đau

20

Trang 29

đớn rất nhiều trước khi chết (ví dụ: lay dui nhọn đâm vào âm hộ nan nhân,

hoặc lay dao, kim rut ting miéng thịt của nạn nhân, hoặc buộc nạn nhân vào

dây rồi kéo sén sệt trên mặt đất cho đến khi chết ) hoặc cách giết người làm

cho mọi người kinh tởm (ví dụ: chém đứt đầu nạn nhân ra khỏi xác, hoặc

chém thân thê nạn nhân nát nhừ ) Giết người bằng thủ đoạn nguy hiểm cóthê làm chết nhiều người là những trường hợp như ném lựu đạn vào chỗ đông

người họp, cho thuốc độc vào nước uống ở chỗ đông người, bắn súng vào tau,

xe, ca nô đương chạy

- Giết nhiều người hoặc giết phụ nữ biết là có mang: Đây là một trong những tình tiết được xem là nghiêm trọng vào bậc nhất trong thực tiễn xét xử

vì tình tiết này không những nói lên mức độ tàn ác rất cao của can phạm mà tác hại gây ra cũng lớn hơn nhiều, hoặc đã xâm phạm đến những người cần

được đặc biệt bảo vệ.

- Giết người được giao nhiệm vụ công tác trong khi hoặc vì nạn nhânthi hành nhiệm vụ: Có thé là giết người ngay trong khi nạn nhân dang làmnhiệm vụ công tác, hoặc trước khi đó nhằm ngăn cản không cho nạn nhân làmnhiệm vụ hoặc sau khi đó để báo thù nạn nhân vì đã làm nhiệm vụ hay dénhằm de doa người khác

- Can phạm có nhân thân rất xấu: Được coi là có nhân thân rất xấu bao gồm các trường hợp sau đây: Những can phạm trước đã có tiền án về tội giết người (trừ những trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt) hoặc

về những tội phạm nghiêm trọng xâm hại đến nhân thân; những can phạmtrước đã có tiền án về một tội mà y tỏ ra không chịu sửa chữa, còn đi sâu vào

con đường phạm pháp, đến chỗ giết người; những tên thuộc loại đối tượng

chuyên chính của cách mạng (bọn phản cách mạng hiện hành, bọn té, nguy,

phi, hoặc thuộc giai cấp bóc lột cũ không chịu cải tạo, bọn lưu manh chuyên nghiệp).

21

Trang 30

Như vậy, trong giai đoạn này có 03 văn bản quy định về các tình tiết

định khung của tội giết người, đó là: Thông tư số 442-TTg ngày 19 tháng 01

năm 1955 của Thủ tướng Chính phủ; Ban tong kết thực tiễn xét xử loại tội

giết người số 452/HS2 ngày 10 tháng § năm 1970 của Tòa án nhân dân tối cao và Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15 tháng 3 năm 1976 của Chủ tịch nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa.

1.3.2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự

năm 1999 về các tình tiết định khung của tội giết người

1.3.2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về các tình tiết định khung của tội giết người

Trong Bộ luật Hình sự năm 1985, các tình tiết định khung của tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 101, cụ thé là:

Điêu 101 Tội giết người:

1- Người nào giết người thuộc một trong các trường hop sau đâythì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tủ chung thân

hoặc tử hình;

a) Vì động cơ đê hèn; dé thực hiện hoặc dé che giấu tội phạm khác;

b) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; bang cach loi dung nghé

nghiệp hoặc bằng phương pháp có khả năng chết nhiều người;

c) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vi lý do công vụ của

ø) Có tính chất côn đồ; tái phạm nguy hiểm.

Các tình tiết định khung của tội giết người trong Bộ luật Hình sự năm

22

Trang 31

1985 cơ bản được kế thừa quy định trong Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15 tháng

3 năm 1976 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nên nội dung của

các tình tiết định khung này không có gì thay đồi

Tuy nhiên, so với Sắc luật số 03-SL/76 nêu trên, Bộ luật Hình sự năm

1985 có một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp quy định

mới của Bộ luật Hình sự năm 1985; đó là: (1) Bỏ tình tiết định khung “Giét

người có dự mưu”; (2) Khái quát tình tiết định khung “Giết người có kèm theo

hiếp dâm, cướp của hay một tội phạm nghiêm trọng khác ” thành “Giết người

mà lién trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác”; (3)

Cụ thé dé làm rõ hơn tình tiết định khung “Can phạm có nhân thân rất xấu”

và quy định thành tình tiết “Tái phạm nguy hiển”; (4) Chuyên một số tình tiết tăng nặng TNHS của tội giết người thành tình tiết định khung của tội giết

người, đó là các tình tiết: có tổ chức; lợi dụng nghề nghiệp

1.3.2.2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tình tiết địnhkhung của tội giết người

Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, các tình tiết định khung của tội giết

người được quy định tại khoản 1 Điều 93, cụ thê là:

Điêu 93 Tội giết người

1 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân

hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giét người ma liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội

rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

23

Trang 32

g) Đề thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Đề lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

1) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

1) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tinh chất côn đồ;

o) Có tô chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

So với Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bố

sung thêm 04 tình tiết định khung của tội giết người, đó là: (1) Giết trẻ em;

(2) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; (3)

Đề lấy bộ phận cơ thé của nạn nhân; (4) Thuê giết người hoặc giết người thuê

Trong 04 tình tiết định khung của tội giết người nêu trên, tình tiết (1)vừa thể hiện sự kế thừa, vừa thể hiện sự phát triển quy định về tình tiết địnhkhung của tội giết người trong Thông tư số 442-TTg ngày 19 tháng 01 năm

1955 của Thủ tướng Chính phủ; Bản tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người số 452/HS2 ngày 10 thang 8 năm 1970 của Tòa án nhân dân tối cao và Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15 tháng 3 năm 1976 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (vì theo 03 văn bản này, tình tiết giết vị thành niên chỉ được

coi là tình tiết tăng nặng TNHS) Tình tiết (2) thé hiện sự kế thừa có chon lọckinh nghiệm của cha ông trong việc quy định tình tiết định khung của tội giếtngười trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long

Những điểm mới này của Bộ luật Hình sự năm 1999 không chỉ nhăm

trừng tri nghiêm hành vi giết những đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt (trẻem), những người có công sinh thành, dưỡng dục mà người phạm tội phải

24

Trang 33

mang ơn suốt đời và hành vi giết người có tính nguy hiểm rất cao mới phát

sinh trong thực tiễn, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,

chống tội phạm giết người trong thời gian tới

1.4 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tình tiết định

khung của tội giết người

Theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k,l,m,n,o,p,q

khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội giết người có 16 tình tiết

định khung, tam chia thành 04 nhóm:

Nhóm 1: Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến đặc điểm của nạn nhân [gồm: “Giết 02 người trở lên” (điểm a khoản 1 Điều 123);

“Giết người đưới 16 tuổi” (điểm b khoản 1 Điều 123); “Giết phụ nữ mà biết là

có thai” (điểm c khoản 1 Điều 123); “Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì

lý do công vụ của nạn nhân” (điểm d khoản 1 Điều 123); Giết ông, bà, cha, mẹ,

người nuôi dưỡng, thay giáo, cô giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều 123)];

Nhóm 2: Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến tính

chất của hành vi và động cơ giết người [gồm: “Giết người mà liền trước đóhoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạmđặc biệt nghiêm trọng” (điểm e khoản 1 Điều 123); “Đề thực hiện hoặc che

giấu tội phạm khác” (điểm g khoản 1 Điều 123); “Để lấy bộ phận cơ thé của

nạn nhân” (điểm h khoản 1 Điều 123)];

Nhóm 3: Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến thủ

đoạn phạm tội giết nguoi [gồm: “Thực hiện tội phạm một cách man rợ” (điểm 1khoản 1 Điều 123); “Bang cách lợi dụng nghề nghiệp” (điểm k khoản 1 Điều123); “Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người” (điểm | khoản 1Điều 123); “Thuê giết người hoặc giết người thuê” (điểm m khoản 1 Điều 123)];

Nhóm 4: Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến nhân thân người phạm tội [gồm: “Có tính chất côn đồ” (điểm n khoản 1 Điều 123);

25

Trang 34

“Có tổ chức” (điểm o khoản 1 Điều 123); “Tái phạm nguy hiểm (điểm p

khoản 1 Điều 123); “Vì động cơ đê hèn” (điểm q khoản 1 Điều 123)].

Dé góp phan nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người, bảo vệ tốt hơn quyén con người, quyền công dân; bảo đảm phát hiện

chính xác và xử lý công minh, kip thời mọi hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng con người, so với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015

có một số điểm mới sau đây: (1) Sửa tình tiết định khung “Giết nhiều người”

thành “Giét 02 người trở lên” và “Giết trẻ em” thành “Giết người dưới 1ó

2

R99,

tuổi”; (2) Cu thé hóa tình tiết định khung “Giết người mà liền trước đó hoặc

ngay sau đó lại phạm một toi rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” thành “Giết người mà liên trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tôi phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” cho cụ thể,

rõ ràng, đúng thể thức văn bản và thống nhất với hình thức thé hiện và kỹ

thuật lập pháp trong các văn bản pháp luật trong nước và các văn bản pháp

luật quốc tế

1.4.1 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến đặcđiểm của nạn nhân

“Giết 02 người trở lên” là trường hợp người phạm tội mong muốn hoặc

chấp nhận hậu quả 02 người chết trở lên xảy ra và hậu quả này đã xảy ra trênthực tế

“Giết người dưới 16 tuổi” là tình tiết định khung của tội giết người vì

hành vi này có tính nguy hiểm cao hơn so với giết những đối tượng bìnhthường khác Quy định này không chỉ nhằm trừng trị nghiêm những người cóhành vi giết trẻ em, mà còn nhằm bảo đảm thực hiện các quy định trong Côngước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia hoặc

kí kêt vê bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

26

Trang 35

“Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp người phạm tội biết

người mình giết là phụ nữ đang có thai Theo Báo cáo bổ sung công tác xét xử

về hình sự của Toà Hình sự Tòa án nhân dân tối cao ngày 10 tháng 01 năm

1999 thì chỉ áp dụng tình tiết định khung “Giết phụ nữ mà biết là có thai

trong trường hợp nạn nhân dang có thai và người phạm tội cũng biết rõ diéu

do" Theo hướng dẫn tại Mục 2, Mục 5 và Mục 10 Nghị quyết SỐ

01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thâm phán Tòa

án nhân dân tối cao thì: “Phu nữ có thai được xác định bằng các chứng cứ

chứng minh là người phụ nữ đó dang mang thai, như: Bị cáo và mọi người

đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai ” [23, tr.§].

“Giết người đang thi hành công vu” là trường hợp người phạm tội cỗ ý

gây ra cái chết cho người đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà

nước có thâm quyền giao phó Cũng coi là “Giết người đang thi hành công

vụ ” trong trường hợp nạn nhân là những công dân được huy động làm nhiệm

vụ (như tuần tra, canh gác ) theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thấm

quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội hoặc nạn nhân tự

nguyện tham gia g1ữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội [28, tr.25-26]

“Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” là trường hợp giết nạn

nhân không phải lúc họ đang thi hành công vụ mà có thé trước hoặc sau đó

“Giết ông, bà, cha, mẹ” là giết những người sinh thành ra mình, nuôi dưỡng, dạy dỗ mình Nếu như trước đây, hành vi con cháu giết ông, bà, cha,

mẹ; học trò giết thầy giáo, cô giáo hầu như không có, nhưng gần đây hành vinày đã trở thành một hiện tượng xã hội đáng lo ngại Dé tăng cường pháp chế,giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, việc quy định những

trường hợp giết người này là tình tiết định khung lại càng cần thiết và phù hợp

với thực tiễn

27

Trang 36

“Giết người nuôi dưỡng mình” khi thoả mãn 02 điều kiện: (7) Nạn nhân

là người đã hoặc đang nuôi dưỡng người phạm tội; (2) Quan hệ nuôi dưỡng này phải được pháp luật thừa nhận.

“Giết thay giáo, cô giáo của minh” khi thỏa mãn 03 điều kiện: (1) Nan

nhân là người làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề được cơquan có thâm quyền của Nha nước cho phép hoặc công nhận, theo hợp đồng

hoặc theo biên chế; (2) Nạn nhân đã hoặc đang trực tiếp hay gián tiếp thực hiện chức năng giáo dục, đảo tạo, dạy nghề cho người phạm tội như: Thầy

giáo, cô giáo hoặc Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ nhiệm khoa, Trưởng

phòng Đào tạo của cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề đó; (3) Động cơ giết nạn nhân (phải) xuất phát từ mối quan hệ thầy trò như: Giết thầy vì bị thầy cho điểm kém; giết cô vì cô đã không cho mình thi

1.4.2 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến tính chất của hành vi và động cơ giết người

“Giết "người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội

phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ” là trường hợpgiết người mà liền trước hoặc ngay sau khi giết người, người phạm tội lại thựchiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuy

chưa có giải thích hoặc hướng dẫn như thê nào là liền trước đó hoặc ngay sau

đó, nhưng qua thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm

2015 về các tình tiết định khung của tội giết người chỉ coi là liền trước hoặc

ngay sau hành vi giết nguoi, nếu như tội phạm được thực hiện trước đó hoặcsau đó về thời gian phải liền kề với hành vi giết người có thể trong khoảngthời gian vài giờ đồng hồ hoặc cùng lắm là trong ngày

“Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác ” là trường hợp sau khi giết

nạn nhân, người phạm tội còn thực hiện tội phạm khác Tội phạm được thực

hiện sau khi giết người phải có liên quan mật thiết với hành vi giết người

28

Trang 37

Hành vi giết người là tiền đề, là phương tiện để thực hiện tội phạm sau, nếu

không giết người thì không thực hiện được tội phạm sau Hoặc trước khi giết

nạn nhân, người phạm tội đã thực hiện tội phạm khác và dé che giấu tội phạm

đó, người phạm tội đã giết nạn nhân Thông thường sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng chỉ có giết người thì tội phạm mà

mình thực hiện mới không bị phát hiện Người bị giết trong trường hợp nàythường là người đã biết hành vi phạm tội hoặc là người cùng thực hiện tội

phạm với người phạm td1.

“Dé lay bộ phận cơ thé của nạn nhân ” là trường hợp giết người vì mục đích dé lay bộ phận cơ thé của nạn nhân Nếu dé thỏa mãn sự căm tức, uất ức

hoặc bị kích động mạnh thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

1.4.3 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến thủ

đoạn phạm tội giết người

“Thuc hiện tội phạm một cách man rợ ” là trường hợp giết người làmcho nạn nhân đau đớn, quan quai trước khi chết Hanh vi này thường đượcthực hiện trước khi tội phạm hoàn thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm

2015 về các tình tiết định khung của tội giết người cũng coi các hành vi nêu trên để che giấu tội phạm là hành vi thực hiện tội phạm một cách man rợ Nghị quyết số 04-HDTP/TANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn “7c hiện tội giết

người một cách man rợ gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhânhoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội” [21, tr.12]

“Bang cách lợi dụng nghề nghiệp ” là trường hợp người phạm tội đã sửdụng nghề nghiệp của minh dé làm phương tiện phạm tội giết người

“Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiễu người ” là trường hợp

người phạm tội đã sử dụng những công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm

29

Trang 38

tội có khả năng làm chết từ 02 người trở lên, thể hiện mức độ tàn ác của hành

vi phạm tội.

“Thuê giết người hoặc giết người thuê” là trường hợp trả cho người

khác tiền hoặc lợi ích vất chất để họ giết người mà mình muốn giết hoặc là

trường hợp người phạm tội lay việc giết người làm phương tiện dé kiếm tiềnhoặc lợi ích vật chất khác

1.4.4 Các tình tiết định khung của tội giết người liên quan đến nhân

thân người phạm tội

“Có tính chất côn đồ” là trường hợp giết người vô cớ, thể hiện ý thức coi thường pháp luật Khi xác định trường hợp “Giét người có tính chất côn đồ” cần phải có quan điểm xem xét toàn diện mối quan hệ giữa người phạm

tội với nạn nhân, thái độ của người phạm tội khi gây án, nguyên nhân nao dan

đến việc người phạm tội giết người , tránh xem xét một chiều, phiến diện

“Có tổ chức ” là trường hợp giết người có sự cau kết chặt chẽ giữanhững người cùng thực hiện tội phạm giết người Sự câu kết này có thé théhiện dưới các dạng sau đây [22, tr.11]: (7) Những người đồng phạm giếtngười đã tham gia một tổ chức phạm tội (2) Những người đồng phạm giết

người đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước (3) Những người đồng phạm giết người tuy chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ

“Vi động cơ đê hèn ” là trường hợp giết người vì những động cơ như:

giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc; giết vợ hoặc chồng dé tự do

30

Trang 39

lay vợ hoặc chồng khác; giết chồng dé lay vợ hoặc giết vợ dé lay chồng nan

nhân; giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách

nhiệm; giết chủ nợ dé trốn nợ; giết người là ân nhân của mình Ngoài các

trường hợp đã nêu trên, thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt

Nam năm 2015 về các tình tiết định khung của tội giết người còn coi trườnghợp vì không giết được người mình muốn giết mà giết người thân của họ làgiết người vì động cơ đê hèn [16, tr.45-49]

31

Trang 40

Kết luận chương 1

Chương | luận văn đã làm sáng tỏ một số van dé lý luận về các tình tiết

định khung của tội giết người, bao gồm: (1) Khái niệm và đặc điểm của các

tình tiết định khung của tội giết người; (2) Ý nghĩa của các tình tiết địnhkhung của tội giết người; (3) Phân biệt các tình tiết định khung của tội giếtngười với tình tiết định tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệmhình sự đối với tội giết người

Phân tích quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tìnhtiết định khung của tội giết người tại khoản 1 Điều 123, như: (a) Giết 02

người trở lên; (b) Giết người dưới 16 tuổi; (c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

(d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; (đ)

Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; (e) Giết

người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất

nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trong; (g) Đề thực hiện hoặc chegiấu tội phạm khác; (h) Đề lay bộ phan cơ thé của nan nhan; có tham chiếuquy định của pháp luật hình sự thời phong kiến và quy định của pháp luật

hình sự từ năm 1945 đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực về

các tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người dé làm cơ sở đề xuất giảipháp hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tìnhtiết định khung của tội giết người

Những nội dung nay là cơ sở quan trọng dé tác giả triển khai những nội

dung tiếp theo trong Chương 2 và Chương 3 của bản luận văn nay

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w