ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRINH THỊ HONG NHUNG
LUẬN VAN THAC Si LUẬT HỌC
HA NOI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRỊNH THỊ HÒNG NHUNG
Chuyên ngành: Luật Dan sự va T 6 tụng dân sự
Ma so: 8380101.04
LUẬN VAN THAC Si LUAT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN THỊ LAN
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật xem xét dé
tôi có thé bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trịnh Thị Hồng Nhung
Trang 4ý 1000 |
1 Tính cấp thiết của để tài -¿- ¿2+ 5sSx+EE+ESEEEEEEEE2E12121711121121 121 xe |
2 Tinh hinh nghién iu 0 23 Mục đích nghiên cứu va nhiệm vụ nghiên cứu - ««++-«++ss<+++ 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿ ¿ + x++++x++z++zx+zzxerxezrxees 5 4.1 Đối tượng nghiên cứu -¿-2-©¿+-++2+++ExtEEESEEtEEEEEkrrrkerkrrrrerkrerkees 5
ÝÄš ¡00200120506 5
5 Phương pháp nghiÊn CỨU 6 + E111 E 9v 9E 1v ng nh rệt 5
6 Kết cấu của Luận văn ¿+ StSt E21 EE2E5E15121551111215111511511 11121 E xe 6 CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CAN CU XÁC
LAP TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG THEO PHAP LUAT VIET
NAM ` a.a a 7
1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng và căn cứ xác lập tài sản chung của VO ChỒng -¿- 2-5 St St SE E2E2E5215E15112112121111111 1511111111111 E1y 7
1.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng - 5c 5+ ©52+cz+£zzzsced 7 1.1.2 Khái niệm căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng - 14 1.2 Y nghĩa của căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng - 16 1.3 Cơ sở của việc xác lập tài sản chung của vợ chồng 2s 18 1.4 Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam điều chỉnh về căn cứ xác lập tài sản
chung của vợ chồng 24 TIỂU KET CHƯNG l 22 5£©5<+SE£2EE£EEE£EEEEEEEEEEEEEEEkrrkkerkrrrrrrei 32 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VẺ CĂN CỨ XÁC
LẬP TÀI SAN CHUNG CUA VG CHÒNG À -2-22-55c25z2cxcczecrei 33 2.1 Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản theo luật
Trang 52.1.1 Thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh -.-¿-scscscscszzzzzzs2 36
2.1.2 Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản rIÊng «+ -««++sx++s++ 36
2.1.3 Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung - 38
2.1.4 Tai san ma vo chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung 39
2.1.5 Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn 39
2.1.6 Các thu nhập hợp pháp khác - «+ +++kE+sv+seeeeesseeseees 42
2.2 Căn cứ xác lập tài sản chung trong chế độ tài sản theo thoả thuận 49 I0I208.9309510/9)) c5 54
CHƯƠNG 3 THỤC TIEN ÁP DUNG CAN CU XÁC LẬP TÀI SAN CHUNG VO CHONG VA MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 55
3.1 Thực tiễn áp dụng căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng 55 3.1.1 Nhận xét chung về thực tiễn áp dung căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyÊn ¿2 2 22 2+s2zx+£++£sz£z 55
3.1.2 Một số vụ việc điển hình về áp dụng căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng dé giải quyết tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn - 59
3.2 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ xác lập tài sản
chung của vợ chỒng - 2 2 + +x+SE+2E2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEE21121121171 11x xe 78
3.2.1 Một số định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng - + + + s+S£+E£E£EE+EEEEE2EZEerkerkrrsres 78
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng - 79
3.2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện cơ chế thực thi nhằm đưa chế định căn cứ
xác lập tài sản chung của vợ chồng vào đời sống xã hội . - 83
I0I208.9309:10/9)) c1 87 KET LUẬN - 5E St 3S ESkEEkSEE E11 1111 111 1111111111111 111111111111, 88 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2 s+e+E+E+E+E+E+Ezzezerzers 89
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
BLDS Bộ luật Dân sự
HN&GD Hôn nhân va gia đình
TSCCVC Tài sản chung của vợ chồng
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản chung của vợ chồng (TSCCVC) là một trong những vấn đề quan trong trong quan hệ hôn nhân và gia đình (HN&GD) Trong đời sống hôn nhân, tài sản chung vợ chồng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng
nhu cau tồn tại và phát triển của gia đình Việc xác định TSCCVC có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của vợ chồng khi tham gia các giao dịch dân sự cũng như giải quyết tranh chấp khi ly hôn.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các tranh chấp mang tính chất gay gắt giữa vợ chồng đều liên quan đến tài sản Vì vậy, việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng đã trở thành một trong những quy định quan trọng cần
được xây dựng, hoàn thiện trong pháp luật HN&GD Việt Nam.
Luật HN&GD năm 2014 quy định cu thể căn cứ xác lập tài sản chung
giữa vợ và chồng Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, những quy định này
ít nhiều vẫn có hạn chế, mâu thuẫn dẫn đến công tác áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập TSCCVC trong thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Một
số quy định về căn cứ xác lập TSCCVC còn khá chung chung, khó áp dụng
trong thực tế, dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng
gặp khó khăn; Một số quy định về căn cứ xác lập TSCCVC còn mâu thuẫn với nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, gây khó khăn cho
công tác xét xử; Trong thực tiễn, các Tòa án thường gặp khó khăn trong
việc xác định TSCCVC như: Tài sản được hình thành từ nguồn thu nhập chung của vợ chồng nhưng không có tài liệu chứng minh nguồn sốc của tài
sản; Tài sản được hình thành từ nguồn tài sản riêng của vợ chồng nhưng được
dùng vào mục đích chung của gia đình; Tài sản được tặng cho hoặc thừa kế cho cả vợ chồng nhưng không có văn bản cam kết xác định tài sản là tài sản
chung Ngoài ra, thực trạng các tranh chấp về tài sản trong quan hệ pháp luật
Trang 8vợ chồng ngày càng diễn ra thường xuyên và phức tạp hơn, các tranh chấp về tài sản của vợ chồng có giá trị lớn, tài sản tranh chấp đa dạng và phức tạp.
Do vậy, việc phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
của căn cứ xác lập TSCCVC theo luật định trong Luật HN&GD năm 2014 từ
đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật là cần thiết Xuất phát từ các
lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ
chong theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành dân sự và tố tụng dân sự.
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề TSCCVC là một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng
trong lĩnh vực HN&GD Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dé tài này, cả
(ej cap độ luận văn, luận án, dé tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài viết
khoa học Có thé kề tới một số công trình như:
* Luận văn, luận án:
Luận án tiễn sĩ luật học của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ bảo vệ năm 2005 tai Trường Đại học Luật Hà Nội “Ché độ tài sản của vợ chong theo Luật HN&GD năm 2000” Luận án này đã nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc
về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2000, từ đó đưa ra
những nhận định, đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật [10].
Lo Thị Thu Hoa (2016), “Ap dung pháp luật chia TSCCVC khi ly hôn
tại tỉnh Sơn La”, Luận văn thạc sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội Luận văn
đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật chia
TSCCVC khi ly hôn tại tỉnh Sơn La, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật [21].
* Sách, dé tài nghiên cứu khoa học:
Cuốn sách “Hôn nhân và gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lan.Cuốn sách này cung cấp những kiến thức cơ bản về chế độ tài sản của vợchồng theo Luật HN&GD năm 2014 [29].
Trang 9Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản cua vợ chong theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, Nxb Tư pháp Sách nghiên cứu chế độ tài sản của vợ
chồng theo Luật HN&GD Việt Nam năm 2000, bao gồm các vấn đề về khái niệm, nội dung, căn cứ xác lập, nguyên tắc chia TSCCVC [12].
Ngô Thị Hường, Nguyễn Thị Lan, Bùi Thị Mừng (2015), Hướng dẫn
học tập - tìm hiểu Luật HN&GD Việt Nam, Nxb Lao động Sách hệ thống kiến thức cơ bản về Luật HN&GD Việt Nam, bao gồm các van đề về hôn nhân, gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình [22].
Đề tài nghiên cứu khoa học của TS Nguyễn Phương Lan (Chủ nhiệm đề tài) (2008), “Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”, Đề tài khoa học cấp trưởng của Trường Đại học Luật Hà Nội [25].
* Bài viết trên báo, tạp chí:
Bài viết “Thời kỳ hôn nhân - căn cứ xác lập TSCCVC” của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ năm 2006 đăng trên Tạp chí TÁN số 23/2006, tr.7-13 Bài viết của tác giả đã cung cấp những kiến thức cơ bản về thời kỳ hôn nhân - căn
cứ xác lập TSCCVC [11].
Bài viết “Ché độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2014” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lan Bài viết này đã phân tích, đánh giá những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2014, từ đó
chỉ ra những hạn chế, bat cập cần được hoàn thiện [28].
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như: Nguyễn Thị Lan (2020), Chế độ tài sản vợ chồng, Đề tài Khoa học cấp trường, Trường Đại
học Luật Hà Nội; Nguyễn Hoàng Long (2015), Bàn về công sức đóng góp
trong vụ án HN&GD, Tap chí Tòa án nhân dân, Hà Noi; Dinh Thi Minh Mẫn (2014), Giải quyết tranh chấp về chia TSCCVC khi ly hôn, Luận văn thạc sĩLuật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội [26].
Trang 10Những công trình này ở một chừng mực nhất định đã phân tích chuyên sâu một số van dé liên quan đến tài sản và các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2014 như tập trung nghiên cứu về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và chỉ ra những vướng mắc khi áp dụng giải quyết các vụ việc ly hôn trên thực tế; hay nghiên cứu về chế
độ tài sản theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới từ đó so sánh và rút ra những vấn đề có thê học hỏi để hoàn thiện những quy định pháp luật về thỏa thuận tài sản; nghiên cứu vấn đề đại diện
trong đó có liên quan đến đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản, bên cạnh đó là các nghiên cứu những van dé liên quan như các giao dịch tại các ngân hàng Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thé về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng và chú trọng đến thực tiễn áp dụng căn cứ xác
lập tài sản chung vợ chồng trong thực tế đời sống xã hội cũng như áp dụng căn cứ đó tại các cơ quan nhà nước có thâm quyền.
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu hệ thống lý luận về căn cứ xác lập TSCCVC theo luật định bao gồm những vấn đề về khái niệm,
bản chất pháp lý, đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới điều chỉnh về căn cứ xác lập TSCCVC theo luật định Đồng thời, phân tích và làm sáng tỏ thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ xác lập TSCCVC theo luật định, đánh giá thực tiễn áp dụng từ đó phân tích những
vướng mắc, bất cập Từ việc phân tích thực tiễn áp dụng luận văn đưa ra một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về căn cứ xác lập TSCCVC theo luật
định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng một cách ổn định, bền vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là: Nghiên cứu một cách hệ thong
các van đê ly luận vê căn cứ xác lập tài san chung vo chong; Nghiên cứu, so
Trang 11sánh thực tiễn pháp luật Việt Nam ở một số thời ky về van dé Căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng; Nghiên cứu, phân tích cụ thê về pháp luật hiện hành của Việt Nam về căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng, đánh giá những ưu
điểm và hạn chế của pháp luật; Đề xuất các biện pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng.
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến căn
Trong bài viết này, tác giả tiến hành nghiên cứu về việc xác lập tài sản chung giữa vợ và chồng trong phạm vi quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam; thực tế áp dụng các quy định pháp luật hiện hành dé xác lập tài sản chung giữa vợ và chồng.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong luận văn này dựa
trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Dang và Nhà nước Việt Nam về chế độ HN&GD.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:
- Phương pháp phân tích và diễn giải: Được sử dụng để nghiên cứu những van dé lý luận liên quan đến việc xác định TSCCVC trong HN&GD.
Trang 12- Phương pháp thống kê và đánh giá: Sử dụng để nghiên cứu và đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam về việc xác định TSCCVC và cách
thức thi hành pháp luật tại Tòa án nhân dân.
- Phương pháp so sánh và khảo cứu văn bản: Được áp dụng dé so sánh
các quy định pháp luật và văn bản liên quan đến việc xác định TSCCVC và dé
nghiên cứu các văn bản tham khảo.
6 Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
Luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1 Những van đề lý luận chung về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2 Pháp luật Việt Nam hiện hành về căn cứ xác lập tài sản
chung của vợ chồng.
Chương 3 Thực tiễn áp dụng căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện
Trang 13Chương 1
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CĂN CU XÁC LẬP
TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG THEO PHAP LUAT VIET NAM
1.1 Khái niệm tài sản chung của vo chồng va căn cứ xác lập tài sản
chung của vợ chồng
Căn cứ xác lập quan hệ tài sản chung phát sinh giữa vợ chồng là một
nội dung quan trọng trong các quan hệ pháp lý phát sinh giữa hai chủ thé đặc
biệt này Bên cạnh ý nghĩa là một quan hệ “phái sinh” phát sinh sau khi đã
xác lập quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, căn cứ xác lập quan hệ tài sản còn đóng vai trò là nền tảng hay sự hậu thuẫn cần thiết giúp quan hệ nhân thân giữa vợ chồng tồn tại Không thé có quan hệ hôn nhân đơn thuần giữa vợ
chồng hoàn toàn tách biệt khỏi quan hệ tài sản bởi vì “Suy cho cùng, tất cả tài sản của vợ, chồng dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bao đảm sự tôn tại va phát triển của gia đình, sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu” [49, tr.13] Bối cảnh cần thiết như vậy đặt ra vấn đề về việc tìm hiểu một cách toàn diện chế
độ pháp lý về căn cứ xác lập quan hệ tài sản chung vợ chồng 1.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chong
Tài sản chung của vợ chồng là quan hệ xã hội và quan hệ tài sản khách quan Nó được hình thành trên cơ sở hôn nhân, là kết quả của sự đóng góp
công sức, tài sản của cả vợ và chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân TSCCVC là cơ sở vật chat dé duy trì và phát triển gia đình, bảo đảm các nhu cầu chung
của gia đình va của cá nhân họ [24, tr.26] TSCCVC là một đối tượng quan
trọng của pháp luật về tài sản Ở xã hội nào có hôn nhân vợ chồng thì giữa vợ
chồng cũng có tài sản chung Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ở từng giai đoạn phát triển, pháp luật về TSCCVC có thé có những
Trang 14quy định khác nhau Chăng hạn, có thời điểm pháp luật chỉ thừa nhận quyền tài sản của vợ chồng, có thời điểm cả vợ và chồng đều có quyền sở hữu tài sản chung Nhưng về bản chất, TSCCVC là tài sản của cá nhân, không phải
tài sản của pháp nhân.
Vì vậy, TSCCVC trước hết phản ánh tư tưởng, quan điểm của các nhà
lập pháp và xã hội về quyền tài sản cá nhân, quyền tự do dân sự của cá nhân, thê hiện sự thỏa thuận chung của các bên Đó là một trong những quyền cơ bản của công dân và hiện được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều văn
kiện quốc tế Luật pháp trên toàn thé giới hiện nay cũng công nhận và bảo vệ tài sản cá nhân và quyên tài sản trong các văn bản pháp luật quốc gia của họ Tại Việt Nam, quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ [40, D32] Quan điểm về quyền tự do cá nhân trong sở hữu tài sản được ghi nhận rộng hay hẹp khác nhau tùy từng thời điểm lịch sử và đặc điểm xã hội của từng nước.
Điều này được phản ánh rõ nét trong chế định TSCCVC thông qua mức độ
công nhận quyền tự do thỏa thuận của các chủ thé về TSCCVC Sự phản ánh này được thé hiện qua ba khía cạnh lớn: Mot là, pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép vợ chồng thỏa thuận về chế độ tài sản của mình, trong đó có
thể thỏa thuận về việc áp dụng chế độ tài sản chung hoặc chế độ tài sản
riêng; Hai là, pháp luật Việt Nam quy định các loại TSCCVC theo nguyên
tac chung va theo thỏa thuận của vợ chồng; Ba là, vợ chồng có thé thỏa thuận về việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của mình.
Việc thiết lap, tạo dựng quan hệ TSCCVC là một quá trình diễn ra theo
thời gian, phản ánh quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân trong tài sản
cũng như quyền tự do dân sự của cá nhân Dưới thời phong kiến, quyền tự do cá nhân ít được đề cao, hôn nhân được coi là một vấn đề hệ trọng của hai
dòng họ, gia đình Theo đó, sự thỏa thuận của hai bên trong việc tạo lập quan
hệ hôn nhân cũng không được quan tâm, chú ý đến TSCCVC được xác lập
Trang 15theo quy định của phong tục tập quán, thường là theo bên nam Ngày nay, với
quan điểm mở rộng hơn về quyền tự do cá nhân, sự thỏa thuận của hai bên trong việc thiết lập, tạo dựng quan hệ TSCCVC được ghi nhận ngày càng rộng rãi Pháp luật hiện hành của Việt Nam cho phép vợ chồng thỏa thuận về
chế độ tài sản của mình, trong đó có thể thỏa thuận về việc áp dụng chế độ tài sản chung hoặc chế độ tài sản riêng.
Cho đến ngày nay, sự đồng ý và thống nhất ý chí của các bên trong việc xác lập quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản chung vẫn có giá tri vi
quyén tự do ca nhân được công nhận và bao đảm cao độ, vợ va chồng đều có quyền bình dang trong việc xác lập tài sản chung Hai bên trong quan hệ vợ chồng là người đầu tiên quyết định có nên xác lập quan hệ hôn hay không Không ai được ép buộc hai bên hoặc dùng bất kỳ biện pháp, hình thức nào
để cưỡng ép hai bên kết hôn một cách không tự nguyện Tương tự, tư tưởng về quyền tự do cá nhân được thé hiện rõ ràng trong việc thừa nhận thỏa
thuận hôn nhân trong việc xác định tài sản nào là TSCCVC và trong việc
thực hiện quyền sở hữu tài sản chung vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo
luật định.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như hau hết các nước trên thế giới đều cho phép các chủ thể tự do thỏa thuận về tài sản chung, bao gồm cả
TSCCVC [19, tr.17] Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền tự do cá nhân của
các chủ thé Ví dụ, Điều 1469 BLDS và Thương mại Thái Lan quy định rang
nếu vợ chồng không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản trước khi kết hôn thì quan hệ tài sản giữa họ sẽ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật [3, D1469].
Điều này cho thấy pháp luật Thái Lan cũng coi trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc xác lập quan hệ TSCCVC Như vậy, pháp luật sẽ chỉ can thiệp, điều
chỉnh khi hai bên không có thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân, tức là thỏa
thuận vê tai sản của các bên được coi là nên tảng, cơ sở cua đâu tiên trong việc
Trang 16xác lập tài sản chung vợ chồng trong quan hệ hôn nhân Tóm lại, TSCCVC là một chế định pháp luật quan trọng, thê hiện tư tưởng, quan điểm của xã hội về
quyền tự do tài sản của cá nhân cũng như quyền tự do dân sự của cá nhân trong từng giai đoạn lịch sử và đặc điểm xã hội khác nhau.
Tài sản chung của vợ chồng không chỉ gắn liền với sự ra đời của
HN&GB, thực hiện chức năng cua gia đình, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến
toàn xã hội Gia đình với các chức năng xã hội như thỏa mãn lợi ích, nhu cầu của vợ chồng, chức năng sinh sản, nuôi dưỡng con cái, chức năng kinh tế, văn
hóa, xã hội không còn là vấn đề xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên mà đã trở thành vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng đến toàn xã hội Từ đó, gia đình được coi là đơn vị của xã hội, là nền tảng của xã hội [1, tr.14] Vì vay,
TSCCVC là một chế định pháp luật quan trọng, thể hiện quan điểm, tư tưởng của xã hội về tự do cá nhân, quyền tự do dân sự và bảo đảm, duy trì quyền tự
do, ôn định và phát triển của xã hội thông qua chức năng của gia đình Điều này trước hết được thể hiện thông qua việc Nhà nước xây dựng các quy định
pháp luật dé quy dinh cac điều kiện, căn cứ xác lập quan hệ vợ chồng hợp
pháp mà trên đó TSCCVC được hình thành.
Sự thỏa thuận của các bên và mong muốn xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp là điều kiện tiên quyết, nhưng pháp luật vẫn có những quy định về
điều kiện xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp mà các bên phải tuân thủ Những điều kiện này tùy theo từng thời điểm lịch sử và đặc điểm xã hội của
mỗi quốc gia, được quy định khác nhau và luôn phản ánh quan điểm của xã
hội về chức năng của gia đình trong việc bảo vệ trật tự, ôn định và phát triển.
Vi dụ, ở thời phong kiến, việc kết hôn và lập gia đình được coi là duy trì ndi giống, phát triển dòng họ nên sự đồng ý, xác nhận của hai bên gia đình được
coi là điều kiện tiên quyết để công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa hai
bên [12, tr.28].
10
Trang 17Pháp luật ở thời kỳ nào cũng yêu cầu việc xác lập quan hệ hôn nhân phải được tiễn hành theo những hình thức nhất định và phải được pháp luật quy định Điều này thé hiện quan điểm của xã hội về chức năng của gia đình, về bảo vệ trật tự và phát triển của xã hội Quan điểm này được thể hiện trong
quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền sở hữu TSCCVC và quy định của pháp luật về việc tài sản nào sẽ là tài sản thuộc TSCCVC Pháp luật mặc dù cho phép các bên chủ thé có thé cùng nhau thỏa thuận về việc thực hiện quyên tài sản chung cũng như thỏa thuận xác định các TSCCVC, nhưng sự
thỏa thuận này luôn phải tuân theo những hình thức nhất định và phải được
pháp luật công nhận Ví dụ, pháp luật của các nước tư bản cho phép hai bên
có thể thỏa thuận xác định các tài sản chung nhưng sự thỏa thuận này phải được tiến hành trước khi kết hôn và phải được lập thành văn bản với sự ghi
nhận của các cơ quan có thẩm quyên, nếu không sự thỏa thuận này sẽ bị coi là
vô hiệu [9, tr.45].
Tài sản chung của vợ chồng luôn phản ánh quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân và quyền tự do dân sự của cá nhân, đồng thời phản ánh quan điểm của xã hội về vai trò của gia đình trong việc góp phan làm ổn định
và phát triển xã hội một cách bền vững Với đặc điểm này, TSCCVC ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội vì nó không chỉ liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do cá nhân mà còn liên quan đến việc bảo đảm quyền, lợi ích của bản thân vợ chong, gắn liền với sự ôn định của gia
đình, phát triển xã hội Vì vậy, quy định của pháp luật về TSCCVC ngày càng
đóng vai trò, vi trí thật sự quan trong.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu: “TSCCVC là vật, tiền, giấy tờ
có giá và quyên tài sản bao gồm bat động sản và động sản được vợ chong tao
ra trong thời kỳ hôn nhân Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc hình
II
Trang 18thức sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia Vợ, chỗng có quyên, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung do”.
*Đặc điểm tài sản chung của vợ chồng
Thứ nhất, TSCCVC là một khối tài sản thống nhất TSCCVC là một
khối tài sản thống nhất, được xác lập trên cơ sở sự đóng góp chung của vợ và chồng Sự đóng góp này có thể là tài sản, công sức, lao động hoặc các tài sản khác được hình thành trong thời kỳ hôn nhân TSCCVC được sử dụng dé đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, bao gom các nhu cầu về ăn, mặc, ở, di lại,
học tập, chăm sóc sức khỏe, giải trí,
Thứ hai, TSCCVC thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ va chong TSCCVC thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ và chồng Điều này có nghĩa là vợ và chồng cùng có quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt TSCCVC Vo và chồng có quyền sử dụng TSCCVC dé đáp ứng nhu cầu chung của gia đình,
cũng như có quyền sử dụng TSCCVC dé đáp ứng nhu cầu cá nhân của minh Vợ và chồng có quyền định đoạt TSCCVC bằng cách tặng cho, thế chấp, góp vốn Tuy nhiên, việc định đoạt TSCCVC phải được sự đồng ý của cả
vợ và chồng.
Thứ ba, không phân biệt công sức đóng góp của vợ chồng trong khối tài sản chung vợ chồng Bản chất của một quan hệ hôn nhân là cùng nhau
tạo dựng nên khối tài sản dé duy trì sự ổn định, bền vững của gia đình, bao
đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình như phát triển
kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, nuôi dạy con cái [15,
tr.56] TSCCVC có thé do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mà không bắt buộc phải là sự đóng góp công sức của cả hai bên Thực tiễn cho thấy công sức đóng góp đối với tài sản có nhiều loại: công sức tạo lập tài
sản, phát triên tài sản; công sức giữ gìn tài sản, bảo quản tài sản, tôn tạo tài
12
Trang 19sản; công sức làm tăng giá trị của tài sản TSCCVC không nhất thiết phải do hai bên trực tiếp tạo ra Công việc nội trợ gia đình cũng được coi là công việc có thu nhập và cũng luôn được tính vào khối tài sản chung Trong quan
hệ tài sản chung vợ chồng, không thé phân biệt được một cách rach ròi tài sản của mỗi người cũng như mức thu nhập của riêng vợ hoặc chồng.
Thứ tu, là một khối tài sản chung có thé phân chia theo yêu cau của vợ
chong hoặc theo quy định cua pháp luật
Thứ tư, là một khối tài sản chung có thể phân chia theo yêu cầu của vợ
chồng hoặc theo quy định của pháp luật TSCCVC là một tai sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thé phân chia được Trong quan hệ tài sản chung, vợ
và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần thiết, TSCCVC cần phải phân chia để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng và của người khác có liên quan Vợ hoặc chồng có thê tự mình yêu cầu chia tài sản chung Vợ, chồng có thể thỏa thuận chia tài
san chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc yêu cầu Tòa án chia Khi ly hôn, nếu
không thống nhất được van dé tài sản thì vợ, chồng cũng có thé yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản của mình theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, TSCCVC còn bao gồm các quyền tài sản hình thành từ TSCCVC Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, vợ chồng
không chỉ giới hạn trong quan hệ hôn nhân gia đình mà còn ngày càng thamgia đa dạng hơn vào các quan hệ dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại.
Các hoạt động này tạo ra tài sản chung cho vợ chồng nhưng cũng có thể tạo ra những nghĩa vụ chung về tài sản mà vợ chồng phải trả Tài sản của vợ chồng không còn chỉ là những tài sản “tĩnh” phục vụ tiêu dùng và nhu cầu
sinh hoạt thường ngày mà còn bao gồm những tài sản “động” tham gia vào sự hoạt động, phát triển của nền kinh tế Khi thực hiện quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, vợ chồng có thé dùng tài sản chung [50, tr.15].
13
Trang 201.1.2 Khái niệm căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chong
Thông thường, xác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng tương
đối đơn giản, tuy nhiên, xuất phát từ tính chất quan hệ tài sản gan liền với
quan hệ hôn nhân là không có sự phân biệt rạch ròi giữa vợ và chồng Vì vậy, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thé thực hiện hành vi, tac động nhằm
biến đổi tính chất tài sản, trong đó một tài sản xác định có thé là tài sản chung
ở thời điểm này nhưng trở thành tài sản riêng ở thời điểm khác và ngược lại
[10, tr.45].
Do tính chất mối quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân là không có sự
phân biệt rạch ròi nên trong nhiều trường hợp tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng có sự trộn lẫn Trong cuộc sống, do nhu cầu phát sinh mà tài sản
riêng có thê đưa vào sử dụng chung nên dễ bị trộn lẫn, sáp nhập, nhiều người
đã đưa tài sản riêng của mình vào sử dụng chung trong TKHN và vô tình làm
mat quyền sở hữu tài sản riêng độc lập của minh Dé đảm bảo được tính công
băng, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng đối với tài sản riêng của
mình, cần phải xác định được rõ ràng đâu là tài sản riêng và đâu là tài sản
chung trong trường hợp tài sản bị trộn lẫn, sáp nhập.
Trong cuộc sống chung của vợ chồng, ngoài việc thu được tài sản từ
những hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, vợ chồng còn có thể phải
thực hiện nghĩa vụ chung về tài sản như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ trả nợ những khoản vay chung, nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Việc xác lập tài sản chung luôn gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng trong đời sống.
Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng không chỉ là cở sở, điều
kiện, tiên dé đê xác định tiên, vật, tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chong
14
Trang 21mà còn bao gồm những quyền tài sản như quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh
toán các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác Quyền đòi nợ là một loại
tài sản không thể năm giữ trực tiếp Quyền đòi nợ có tính chất khá đặc biệt vì nó phản ánh việc một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng thời lại là một loại tài sản Quyền đòi nợ chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thé được pháp luật ghi nhận va bảo vệ Quyên đòi nợ là một loại quyền có giá trị tiền tệ nhưng không có đối tượng là một vật hữu
hình nào cả: người có quyền đòi nợ thực hiện quyền của mình bằng cách yêu
cầu người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó dưới hình thức nhận một khoản tiền Đối tượng của quyền đòi nợ chính là
một khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định, có thể trong
TKHN hoặc sau TKHN (khi vợ chồng ly hôn) Quyền đòi nợ của vợ hoặc chồng không phụ thuộc vào thời điểm trả nợ của người vay mà chỉ phụ thuộc
vào thời điểm phát sinh khoản nợ.
Khác với quan hệ tài sản trong dân sự, các bên có thể tự do thỏa thuận
các quyền và nghĩa vụ của mình một cách linh hoạt miễn sao nó không trái với các quy định của pháp luật, còn trong quan hệ hôn nhân và gia đình quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng luôn bi chi phối trước tiên bởi lợi ích chung của gia đình, của các con Do vậy các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
không chỉ liên quan đến bản thân vợ, chồng mà còn liên quan đến gia đình,
đến các con nên vợ chồng không thé tự ý thỏa thuận thay đổi nếu pháp luật không có quy định Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong TKHN
chỉ phát sinh khi quan hệ hôn nhân được xác lập và chỉ tồn tại trong TKHN Quyền và nghĩa vụ tài sản này sẽ chấm dứt khi vợ chồng ly hôn hoặc do vợ,
chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bồ là đã chết Như vậy có thé thấy sự kiện
15
Trang 22phát sinh và chấm dứt quan hệ hôn nhân là căn cứ phát sinh cũng như cham
dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng.
Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng có thể do vợ, chồng tự thực hiện trong cuộc sống hoặc yêu cầu Tòa án xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng khi vợ chồng có tranh chấp dựa trên các căn cứ pháp luật quy định.
Từ những phân tích trên đây có thê hiểu: “Căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng là những tình tiết, điều kiện do pháp luật quy định mà khi có đủ các
diéu kiện, tình tiết đó thì TSCCVC sẽ được xác lập Căn cứ này là cơ sở để
phân định tài sản trong khối TSCCVC, xác định chế độ sở hữu đối với tài sản (chế độ sở hữu cá nhân hoặc chế độ sở hữu chung) và xác định chủ thể xác lập
quyên sở hữu đối với tài sản (vợ chông hoặc chỉ vợ hoặc chỉ chông)” [10,
1.2 Ý nghĩa của căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng
Thứ nhất, việc xác định tài sản chung bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản
của vợ chồng.
Khi cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, thì ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng không quan trọng và ít được chú ý Tuy nhiên, khi vợ chồng phát sinh những mâu thuẫn gay gắt, thường thì van đề tranh cãi nhiều nhất chính là về tài sản Do đó, việc xác định rõ ràng tài sản chung và tài sản riêng là rất cần thiết dé bảo vệ quyền lợi của cả người vo và người chồng, đồng thời bao
vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình.
Thứ hai, việc xác định TSCCVC là cơ sở để phân chia tài sản chung
trong các trường hợp cần thiết như ly hôn, chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân, hay chia tài sản chung khi một bên qua doi.
Theo đó, trong hầu hết các tình huống này, việc phân chia tài sản
chung và tài sản riêng của vo chong thực chat là việc xác định rõ rang tài sản
16
Trang 23nào thuộc về tài sản chung và tài sản nào thuộc về tài sản riêng của mỗi bên, và dựa trên các yêu tô bổ trợ để xác định quyền sở hữu chung và quyền sở hữu riêng đối với từng tài sản cụ thể Vì vậy, chỉ khi xác định rõ ràng về tài sản chung, trên cơ sở đó, hai bên vợ chồng mới có thé thỏa thuận hoặc tòa
án có căn cứ dé ra quyết định chia tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng Điền
hình như trường hợp một bên vợ hoặc chồng qua đời hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết, tài sản của họ sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính phải được chia cho những người được hưởng di sản thừa kế Tuy nhiên, ngoài tài
sản của riêng mình, họ còn phải có tài sản chung với người chồng hoặc
người vợ của mình Việc xác định chính xác tài sản chung, tài sản riêng
trong trường hợp này đảm bảo xác định chính xác di sản của người chết, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người chồng (vợ) còn sống và người người thừa kế [20, tr.13].
Thứ ba, xác lập TSCCVC là cơ sở dé xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc sử dụng, định đoạt tài sản, đồng thời là căn cứ dé giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng.
Trong khi tài sản chung là khối tài sản lớn nhất giữa vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, pháp luật ghi nhận tài sản riêng của vợ chồng nhằm đảm bảo nhu cầu cá nhân của mỗi người Vì vậy, xác định chính xác tài sản chung, tài sản riêng giúp vợ chồng sử dụng, định đoạt tài sản
chung một cách hiệu quả, tôn trọng quyền sở hữu riêng của mỗi người Tuy
nhiên, trong mọi trường hợp, nhu cầu của gia đình luôn được coi trọng hơn nhu cầu cá nhân của vợ hoặc chong Vi vay, trong trường hợp tai san chung
không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mình, trên cơ sở quy định tại Điều
29 Luật HN&GD năm 2014 “vợ chồng phải có nghĩa vụ bảo đảm điêu kiện
dé đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình” [41, Đ29] Ngoài ra, khi vợ chồng
17
Trang 24tham gia vào nhiều giao dịch dân sự, thương mại, vấn đề tài sản ngày càng phức tạp [19, tr.15] Vì vậy, xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
giúp bảo vệ quyền và lợi ích của vợ chồng, cũng như người thứ ba khi có tranh chấp.
1.3 Cơ sở của việc xác lập tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng thường được xác định và phản ánh dựa trên các quan niệm và giá trị xã hội liên quan đến quyền tự do cá nhân và quyền tự do dân sự, cũng như các quan điểm về chức năng và vai trò của gia đình trong xã hội Do đó, cơ sở xác lập quyền về TSCCVC thường phản ánh và thay đổi theo quan niệm này Các quan niệm và giá trị này có thé biến đồi theo từng giai đoạn lịch sử và đặc điểm của mỗi xã hội cụ thé, do đó, cơ sở
xác lập quyền TSCCVC có thé mang những đặc điểm va tinh chat đặc biệt
trong từng thời kỳ [48, tr I6].
Thứ nhất, căn cứ xác lập quyền tài sản nói chung theo quy định của pháp luật dân sự: Day là căn cứ xác lập quyên tài sản chung của vợ chồng theo quy định của BLDS, bao gồm: Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung sau khi kết hôn ; 7# hai, sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp: Đây là căn cứ xác lập quyền tài sản chung của vợ chồng dựa trên cơ sở pháp lý của quan hệ hôn nhân Theo quy định của pháp
luật, quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân được xác lập theo quy
định của Luật HN&GĐ; Thứ ba, sự thỏa thuận của các bên chủ thé hoặc theo
quy định của pháp luật: Đây là căn cứ xác lập quyền tài sản chung của vợ
chồng dựa trên sự thỏa thuận giữa vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, vợ chồng có quyên thỏa thuận về tài sản chung
18
Trang 25và tài sản riêng của vợ chồng Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng mặc dù không có
sự thỏa thuận của vợ chồng, ví dụ như tải sản được tạo ra do lao động của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thiếu một trong các căn cứ trên, TSCCVC không thể được xác lập Tùy
thuộc vào từng giai đoạn lịch sử và đặc điểm của mỗi xã hội, các căn cứ xác lập TSCCVC có thé được hiểu theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những quan điểm của xã hội về quyền tự do dân sự của cá nhân, quan điểm của xã hội về vai trò, chức năng của gia đình trong sự ôn định chung của toàn thé xã hội.
* Các căn cứ xác lập quyên tài sản nói chung:
Vì TSCCVC là một hình thức sở hữu nên những căn cứ đầu tiên để xác lập quyền TSCCVC là căn cứ để xác lập quyên tài sản nói chung Đây là cơ sở chung cho tất cả các loại tài sản nên chỉ được xác định bởi quan điểm chung của xã hội Do điều kiện còn hạn chế và chú trọng vào việc phân tích,
làm rõ những căn cứ riêng biệt để xác lập quyền TSCCVC nên luận văn
không đi sâu phân tích những căn cứ này mà chỉ đặt ra những vấn đề cơ bản Về vấn đề này, pháp luật của nhiều nước thường có những quy định rất cụ thể trên cơ sở xác lập quyên sở hữu, quyên tài sản Các quy định này thường được
quy định dựa trên nguồn gốc của tai sản.
Theo Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội, có 3
nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu, quyền tài sản bao gồm: i) Căn cứ theo
hợp đồng hoặc giao dịch của một bên: Đây là căn cứ phô biến nhất, bao gồm các trường hợp chuyền quyền sở hữu thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế, ii) Căn cứ theo quy định của pháp luật: Đây là căn cứ xác lập quyền
sở hữu đối với các tài sản được hình thành do lao động, sáp nhập, trộn lẫn,
chế biến, thừa kế, iii) Căn cứ khác: Day là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản đặc thù, được quy định riêng trong pháp luật: Bản án, quyết
19
Trang 26định của tòa án [49] Ở Việt Nam, theo quy định tại Déu 221 của BLDS năm 2015 quyền sở hữu đối với tài san được xác lập trên cơ sở các căn cứ sau: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; Được chuyền quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thầm quyền; Thu hoa lợi, lợi tức; Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế
biến; Được thừa kế tài sản; Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy
định; Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai phù hợp với thời hiệu luật định; Các trường hợp khác do pháp luật
quy định [41, D221].
* Sự ton tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp:
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản của vợ chồng hình thành khi có sự kiện pháp lý là kết hôn, do đó nó không thé tồn tại ngoài quan hệ pháp luật
về hôn nhân Nói cách khác, sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp là một trong những căn cứ quan trọng dé xác lập TSCCVC Tuy nhiên, việc xác định thế nào là quan hệ hôn nhân hợp pháp lại được quyết định bởi quan niệm xã hội về quyền tự do cá nhân, về chức năng của gia đình và những quan niệm
này cũng khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử Ngày nay, với mục đích thừa
nhận và bảo đảm các quyền tự do của cá nhân, ý chí và sự thỏa thuận của các bên được coi là cơ sở, quyết định cho việc xác lập và duy trì sự ton tại của
quan hệ hôn nhân hợp pháp, bên cạnh đó còn có những điều kiện khác dé bảo
đảm gia đình thực hiện được chức năng xã hội của mình.
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản của vợ chồng hình thành khi có
sự kiện pháp lý là kết hôn Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp là căn
cứ quan trọng để xác lập TSCCVC Quan niệm xã hội về quyền tự do cá nhân, về chức năng của gia đình đã thay đôi qua từng thời kỳ lịch sử, dan đến
sự thay đổi về cách xác định quan hệ hôn nhân hợp pháp Ngày nay, ý chí và sự thỏa thuận của các bên được coi là cơ sở, quyết định cho việc xác lập và
20
Trang 27duy trì sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp Bên cạnh đó, còn có những điều kiện khác để bảo đảm gia đình thực hiện được chức năng xã hội của mình [24, tr.33] Theo đó, quan hệ hôn nhân hợp pháp được xác lập băng sự kiện pháp lý là kết hôn và chấm dứt khi một bên chết, bị Tòa án tuyên bố là
đã chết hoặc khi vợ chồng ly hôn về nguyên tắc, kết hôn là việc xác lập quan
hệ vợ chồng giữa một người nam và một người nữ theo quy định của Luật
HN&GD về đăng ký kết hôn Ở một số nước, hôn nhân có thé được xác lập giữa một người nam và nhiều người nữ mà không chấm dứt cuộc hôn nhân
trước đó (hôn nhân đa thê), mặt khác, một số nước cũng cho phép những người đồng giới kết hôn với nhau và công nhân về về mặt pháp lý giữa họ những người bình thường khác [24, tr.25] Nguyên tắc “một vợ một chồng” là nguyên tắc nền tảng và xuyên suốt của Luật HN&GD Việt Nam Pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân đa thê Người nào đang có vợ hoặc chồng
mà kết hôn với người khác thì đều bị coi là kết hôn trái luật * Su thỏa thuận của vợ chong
Trong các xã hội coi trong quyền tự do cá nhân, sự thỏa thuận giữa vợ
chồng về tài sản chung được coi là cơ sở quyết định dé xác lập TSCCVC.
Quan điểm nay ngày càng được thừa nhận ở nhiều nước, đặc biệt là các nước tư bản [1, tr.19] Theo đó, pháp luật cho phép vợ chồng tự do thỏa thuận về tài sản chung, bao gồm cả việc xác định tài sản trong khối tài sản
chung sẽ thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chung Việc thỏa thuận này do hai vợ chồng tự quyết định, băng sự đồng thuận và chỉ
phụ thuộc vào ý chi của hai bên Các quy định của pháp luật chi có tác dụng
là căn cứ dé xác lập quyền sở hữu TSCCVC trong trường hợp hai vợ chồng không có thỏa thuận về tài sản chung Dù đề cao quyền tự do cá nhân, gia
đình vẫn có chức năng xã hội của nó Do đó, pháp luật các nước đề cao
quyền tự do cá nhân đều có những quy định cụ thé về sự thỏa thuận của hai
21
Trang 28bên vợ chồng khi xác lập tài sản chung, nham đảm bảo quyền tự do cá nhân của các bên, đồng thời đảm bảo sự 6n định và phát triển của gia đình và xã hội Sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về tài sản chung phải được giao kết bằng văn bản, thường được gọi là khế ước hôn nhân hoặc hợp đồng hôn
nhân và không được vi phạm các quy định của pháp luật cũng như đạo đức
xã hội, nếu vi phạm thì toàn bộ các thỏa thuận trước đó đều bị bác bỏ [21,
tr.67] Thậm chi, dé đảm bao sự 6n định xã hội, pháp luật nhiều nước trước đây quy định sự thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn và phải được
giữ nguyên cho đến khi cuộc hôn nhân chấm dứt.
Cho đến nay, cùng với sự phát triển của xã hội, do tính chất phức tạp,
khó dự liệu của nghĩa vụ chung cũng như khả năng của hai bên trong việc
tạo ra tài sản và nhằm mở rộng hơn nữa quyền tự do của cá nhân, pháp luật
của một số nước đã bắt đầu cho phép cả hai bên thay đổi sự thỏa thuận về tai
sản chung trước hôn nhân sau một thời gian nhất định hoặc có thé có thỏa
thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên, các thỏa thuận này cũng phải tuân theo những quy định pháp luật cụ thể Ví dụ Điều 1397 BLDS Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965 và Luật số 89-18 ngày 13/1/1989) có
quy định “Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận hoặc theo luật định, hai vợ chong có thé vì lợi ích của gia đình, xin sửa đối hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một
chứng thu có chứng thực cua Công chứng viên và được Toà án nơi cứ trú
phê chuẩn” hay Điều 758, 759 BLDS Nhật Bản cũng quy định căn cứ xác lập tài sản của vo chong được quy định trong hôn ước cũng có thé được thay đổi cho phù hợp với thực tế tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của vợ chồng [2, D758-759].
Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật của một số nước đã bắt đầu
cho phép vợ chồng thay đôi sự thỏa thuận về tài sản chung trước hôn nhân sau
22
Trang 29một thời gian nhất định hoặc có thê có thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn
nhân Tuy nhiên, các thỏa thuận này phải tuân theo những quy định pháp luật
cụ thé Ví dụ, pháp luật Pháp quy định sau hai năm áp dụng chế độ tai sản chung theo thỏa thuận hoặc theo luật định, vợ chồng có thể xin sửa đôi hoặc
thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản chung bằng một chứng thư có chứng thực của Công chứng viên và được Tòa án noi cư trú phê chuẩn [13, D1397] Pháp
luật Nhật Bản cũng quy định căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng được quy
định trong hôn ước cũng có thé được thay đổi cho phủ hợp với thực tế tạo lập,
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của vợ chồng [1, D758-759].
* Theo quy định cua pháp luật
Căn cứ pháp luật là cơ sở xác lập TSCCVC trong những xã hội coi
trọng chức năng xã hội của gia đình Theo quan điểm này, pháp luật của các
nước đã dự liệu 4 mô hình cơ bản của chế độ tài sản giữa vợ và chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, chế độ cộng đồng động sản và tạo sản, chế độ cộng đồng tạo sản và chế độ cộng đồng phân sản [ 14, tr.43 |].
Chế độ cộng đồng toàn sản là chế độ tài sản mà toàn bộ tài sản của vợ và chồng, dù có được trước hay sau hôn nhân, đều thuộc quyền sở hữu chung của vo chồng Chế độ này được áp dụng ở một số nước như Đan Mạch, Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Braxin Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là chế độ tài sản mà khối TSCCVC chi bao gồm tat cả các động sản mà vợ hoặc chồng
hoặc cả hai vợ chồng có được trước hoặc sau khi kết hôn và các bất động sản có được sau thời kỳ hôn nhân Các bất động sản mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng Chế độ này được áp dụng ở Pháp với BLDS năm 1804 và ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng với Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964.
Chế độ cộng đồng tạo san là chế độ tai sản mà khối TSCCVC chi bao
gôm tât cả các tài sản mà hai vợ chông có được trong thời kỳ hôn nhân và các
23
Trang 30hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản riêng của mỗi bên Các tài sản mà vợ hoặc
chồng có được trước khi kết hôn dù là động sản hay bất động sản đều thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng Chế độ này được chọn làm chế độ tài sản pháp định ở một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Bungari Chế độ
phân sản là chế độ tài sản mà không còn TSCCVC nữa Các tài sản mà hai bên vợ, chồng có được trước hay sau khi kết hôn đều thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng, người vợ hay chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tải sản của mình [18, tr.56] Các nghĩa vụ chung nhằm
đảm bảo lợi ích chung của gia đình được thực hiện qua việc đóng góp tuỳ
theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng Chế độ tài sản này đã từng được áp
dụng ở Italia, ở Anh [15, tr.56].
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề tự do cá nhân, tự do tài
sản và bảo vệ các chức năng xã hội của gia đình có liên quan chặt chẽ và đượccoi trọng Vì vậy, ngoai việc xác định TSCCVC hoàn toàn dựa trên dự liệu,
quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa vợ và chồng, mà còn bao gồm cả hai căn cứ: sự thỏa thuận của vợ chồng và quy định của pháp luật Việc thừa nhận cả sự thỏa thuận của vợ chồng và quy định của pháp luật là phù hợp với
xu hướng phát triển của xã hội, đảm bảo quyền tự do cá nhân, tự đo tài sản và
bảo vệ các chức năng xã hội của gia đình.
1.4 Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam điều chỉnh về căn cứ xác lập tài
sản chung của vợ chồng
* Trong cổ luật Việt Nam:
Hệ thống luật Việt Nam cô luật, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, thường bắt đầu từ thời kỳ trước cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi
chống Pháp vào năm 1885 [12, tr.56] Trong giai đoạn này, quyền tự do cá nhân và quyền dân sự cá nhân hiếm khi được đề cập và thảo luận Do đó, việc xác lập TSCCVC thực chất chỉ phản ánh quan điểm của xã hội về vai trò của
24
Trang 31gia đình Sự thỏa thuận và tình nguyện của hai bên không được xem là cơ sở
dé thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ hôn nhân, cũng như xác định TSCCVC Thời kỳ này, hôn nhân chủ yếu được thực hiện với mục tiêu sinh con, duy trì
dòng họ và tuân theo giá trị truyền thống trong gia đình Do đó, các quy định
pháp luật liên quan đến việc thiết lập quyền sở hữu tài sản hướng tới mục tiêu
nảy Theo đó, pháp luật cho phép nam giới thiết lập mối quan hệ hôn nhân và
tài sản chung với nhiều phụ nữ khác nhau dé duy trì dong họ và gia đình của
họ Ngược lại, phụ nữ chỉ được phép kết hôn với một nam giới duy nhất và
phải trung thành chỉ với người chồng này [46, tr.34].
Đặc biệt, nhằm mục đích duy tri noi giống, dòng dõi, luật pháp thời điểm này chỉ công nhận hôn nhân là hợp pháp nếu được sự đồng ý của hai dòng họ với đại điện tộc trưởng Sự kiện đánh dấu sự kết hôn và hình thành quan hệ vợ chồng thực chất được xem xét từ thời điểm người đứng đầu hai
bên vợ chồng xác nhận, đăng ký kết hôn của hai bên Tuy nhiên, theo phong tục, và dé dam bảo quyền lợi cho hai bên gia đình, ngay sau khi đính hôn, hai bên đều có những nghĩa vụ nhất định Vẫn trong bối cảnh duy trì huyết thống
và dòng dõi, sự tan vỡ quan hệ hôn nhân trong thời kỳ này được coi là một
van dé rất nghiêm trọng và phải đáp ứng những điều kiện khắt khe là chỉ có người chồng mới được quyền chấm dứt quan hệ hôn nhân Về TSCCVC,
pháp luật thời kỳ này chưa cho phép các bên thỏa thuận về tài sản chung nhưng cũng chưa có quy định cụ thể, riêng biệt về vấn đề này vì hôn nhân được coi là phương tiện dé duy trì dòng dõi, nòi giống Sau khi kết hôn người vợ được coi là nỗi nghiệp nhà chồng Ngay cả khi chết, người vợ này vẫn
được coi là thuộc về nhà chồng [48, tr.54] Chính vì vậy, tài sản chung của hai
vợ chồng hầu như không được đề cập tới mà chủ yếu chỉ là tài sản của cả gia
đình, dòng họ.
Như vậy, trong thời này, những căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng
được quy định còn mang tính sơ khai, chưa rõ ràng Chủ yếu tài sản chung vợ
25
Trang 32chồng được xác lập khi có căn cứ kết hôn và được sự cho phép của hai bên
dòng họ vợ chồng Sự thỏa thuận về ý chí của hai bên vợ chồng khi kết hôn
không được coi trọng mà phan lớn phụ thuộc vào ý chi của những người đứng đầu dòng họ Đây là một thực tế xuất phát từ tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con
ngôi đấy”, do đó tat cả những van đề liên quan đến hôn nhân kể cả những căn cứ dé xác lập tài sản chung vợ chồng đều phụ thuộc vào ý chí của hai bên
dòng họ Sự thỏa thuận của vợ chồng, tài sản được thừa kế, tặng cho, không
được coi là căn cứ dé xác lập tài sản chung vợ chồng mà do ý chí của những
người đứng đầu dòng họ hai bên, tài sản chung của hai vợ chồng hầu như không được đề cập tới mà chủ yếu chỉ là tài sản của cả gia đình, dòng họ.
* Thoi kỳ Pháp thuộc:
Trong giai đoạn nay, thực dân Pháp đã chia đất nước thành ba miền va
áp dung ba bộ dân luật khác nhau dé quy định quan hệ HN&GD Mién Bắc sử dụng Bộ Dân luật 1931 (được gọi là Bộ Dân luật Bắc kỳ), miền Trung áp dụng Bộ Dân luật 1936 (được gọi là Bộ Dân luật Trung kỷ), và miền Nam tuân theo Dân luật giản yếu 1883 (được gọi là Bộ Dân luật giản yếu) Tuy nhiên, dù có sự khác biệt trong bộ luật áp dụng, quan niệm xã hội về vai trò
của gia đình vẫn duy trì ôn định, dẫn đến việc ba BLDS vẫn duy trì chế độ đa thê (cho phép có nhiều vợ) và hôn nhân truyền thống giữa nam và nữ Việc kết hôn của họ phụ thuộc vào ý chí lớn của cha mẹ hoặc người đứng đầu trong gia đình, và không được phép tự ý kết hôn nếu không có sự đồng ý của cả hai
gia đình: “Pham con cái đã thành niên cũng như chưa thành niên, không khi
nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được” [46, D31] Tuy nhiên, vì tiếp thu một phần luật pháp phương Tây, nên pháp luật trong thời kỳ này đã đưa ra một số quy định cụ thể về TSCCVC Điều này phản ánh quan điểm của
xã hội phương Tây về quyên tự do tối thượng của cá nhân Do đó, BLDS của Bắc và Trung Ky cho phép vợ chồng tự thỏa thuận về việc quản ly tài sản của
26
Trang 33họ trong thời gian hôn nhân và áp dụng nguyên tắc bất biến trong quản lý tài sản của họ trong trường hợp hôn nhân kết thúc [46, D23] Tuy nhiên, đây chỉ là học tập mang tính lý thuyết mà chưa thể áp dụng để giải quyết các vụ việc thực tế Vì vậy, mặc dù pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận về TSCCVC trước khi kết hôn nhưng cũng quy định rằng trong mọi trường hợp, sự thỏa thuận đó không được trái với nguyên tắc người chồng là người đứng đầu gia
đình, có quyền lực và tiếng nói trong việc quản lý và sở hữu khối tài sản chung của gia đình (Điều 104 Bộ Dân luật Bắc kỳ và Điều 102 Bộ Dân luật
Trung Kỳ) [34] Và hầu như quy định này cũng rất ít khi được áp dụng trong thực tế đời sống thời bấy giờ Sự song hành cùng tôn tại hai quan điểm về hôn nhân và quyền tự do cá nhân trong xã hội và trong tư tưởng các nhà làm luật,
một lần nữa lại tiếp tục được khẳng định trong việc xác định TSCCVC khi hai vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khé, khi kết lập giá thú Trong trường hợp
này, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ, thể hiện quan điểm của xã
hội nước ta thời bấy giờ đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định, đó là chế độ cộng đồng toàn sản Theo đó, mọi tài sản trong gia đình đều là tài sản chung và đều dé dành cho các con cháu “Nếu hai vợ chong không có tư ước
với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chong và của vợ hợp làm một mà chung nhau” (Điều 106, 107 Bộ Dân luật bắc kỳ và Điều 105 Bộ Dân luật Trung kỳ) [35] Tuy nhiên, ly hôn, với quan niệm mới du nhập từ phương Tây lại được xác định như sau: khi kết thúc một
cuộc hôn nhân, tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất vào TSCCVC sẽ
được chia lại theo nguyên tắc tài sản của người nào thì người đó có quyền lấy về Còn đối với tài sản chung thì mỗi bên vợ chồng sẽ được một nửa dé đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đăng trong hôn nhân (Điều 360 Bộ Dân luật
Bắc Kỳ, Điều 369 Bộ dân luật Trung Kỳ) [35] Các tài sản tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân được xác định bao gôm: Các tài sản do vợ chông có được trong thời
27
Trang 34kỳ hôn nhân; tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra; lợi tức của toàn bộ tài
sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức đó thu được từ tài sản riêng hay
TSCCVC (Điều 106, 107 Bộ Dân luật Bắc kỳ và Điều 104, 105 Bộ Dân luật
Trung kỳ) [34], [35].
Như vậy, có thé thay ở thời kỳ này, các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng phản ánh đúng thực chất xã hội nước ta lúc bấy giờ là sự dan xen giữa quan điểm truyền thống của xã hội về hôn nhân và quyền tự do
cá nhân và quan điểm của phương Tây về các vấn đề này.
* Thời kỳ 1954 đến nay:
- Theo quy định của Luật HN&GD năm 1959:
Theo quy định của Luật HN&GD năm 1959 [42, D15], TSCCVC bao
gồm mọi tài sản của vợ chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân Đối với
trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng, mới chỉ được gia đình tô chức lễ cưới theo tập quán mà chưa đăng ký kết hôn trước ngày 03/01/1987, theo quy định tai Mục 1 Thong tư liên tịch sé
01/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành
Nghị quyết số 35/2000/NQ-QHI0 của Quốc hội ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật HN&GD năm 2000 thì quan hệ vo chồng của họ vẫn được công nhận ké từ ngày xác lập, chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày
đăng ký kết hôn Do đó, TSCCVC được xác định theo quy định tại Điều 15 Luật HN&GD năm 1959 Đối với cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam rồi tập kết ra Bắc lấy vợ, lay chồng khác thì TSCCVC được xác định là những tài sản của người chồng và người vợ này phải ly hôn mà không tính gộp cả tài
sản của người vợ kia.
- Theo quy định của Luật HN&GD năm 1986:
28
Trang 35Theo quy định của Điều 14 Luật HN&GD năm 1986, TSCCVC bao gồm: Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung; Tài sản riêng của vợ hoặc
chồng đã được vợ hoặc chồng tự nguyện nhập vào khối tải sản chung [37, D14] Nhu vậy, TSCCVC theo Luật HN&GD năm 1986 bao gồm: Tài sản do vợ hoặc chong tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng chung Tài sản riêng của vợ hoặc chồng mà họ đã tự
nguyện nhập vào tải sản chung của họ [37].
- Theo quy định của Luật HN&GD năm 2000:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật HN&GD năm 2000,
TSCCVC được xác định như sau: Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung Tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung Đối với quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn
(đăng ký kết hôn), nó được coi là TSCCVC Tuy nhiên, quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn chỉ được coi là tài sản chung khi vợ
chồng có thoả thuận băng văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng Văn bản này có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật [39] Điều 13 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính
phủ điều chỉnh chỉ tiết việc nhập tải sản riêng của một trong hai bên vợ hoặc
chồng vào tài sản chung Việc này áp dụng đối với tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một trong hai
bên vợ hoặc chong Dé thực hiện việc này, văn bản cân được lập thành văn
29
Trang 36bản, có chữ ký của cả vợ và chồng Văn bản này có thể được công chứng hoặc
chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014:
Theo quy định xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng theo Luật
HN&GD 2014 là sự kế thừa gần như nguyên bản quy định xác định tài sản chung, tai sản riêng vợ, chồng theo Luật HN&GD 2000 Tuy nhiên, Luật
HN&GD 2014 cũng thé hiện bước tiễn mới trong van dé tài sản của vợ chồng
nói chung và van đề xác định tai sản nói riêng, cụ thé là việc thừa nhận chế độ
tài sản theo thỏa thuận Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật HN&GD năm 2014 thì “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận ” [42] Chế độ tài sản theo thỏa thuận là chế độ mà vợ chồng tự thỏa thuận về chế độ tài sản của mình, thay vì
áp dụng chế độ tài sản theo luật định Việc thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa
thuận thé hiện sự tôn trọng quyền tự do, tự chủ của vợ chồng trong việc định
đoạt tai sản của mình Chế độ tài sản theo thỏa thuận có những ưu điểm sau: Tạo sự linh hoạt cho vợ chồng trong việc xác định tài sản của mình Tôn trọng quyền tự do, tự chủ của vợ chồng trong việc định đoạt tai sản của mình Giúp
vợ chồng chủ động trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản của mình Tuy nhiên, chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng có những hạn chế như: Vợ chồng cần có sự hiểu biết và thống nhất cao trong việc thỏa thuận về chế độ tài sản Việc giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong trường hợp ly hôn sẽ phức tạp hơn Nhìn chung, việc thừa nhận chế độ tai sản theo thỏa
thuận là một bước tiễn mới trong pháp luật về HN&GD của Việt Nam Chế độ này mang lại nhiều lợi ích cho vợ chồng, tuy nhiên cũng cần có sự cân
nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn áp dụng.
Vo chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc chế độ tài sản theo luật định Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế
30
Trang 37độ tài sản theo thỏa thuận, tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được xác định trên cơ sở thỏa thuận của họ Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế
độ tài sản theo luật định, tai sản chung, tai sản riêng của vợ chồng được xác
định theo quy định của pháp luật Trong đó, so với Luật HN&GD 2000, phạm
vi tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng mở rộng hơn, đồng thời được giải thích chỉ tiết tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 28 Luật HN&GD năm 2014, vợ chồng có quyền thỏa thuận về tài sản [42, D28] Như vậy, vợ chồng có quyền
lựa chọn áp dụng xác định tài sản theo luật định hoặc xác định tài sản theothỏa thuận.
- Xác định tài sản của vợ chồng theo luật định:
Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, TSCCVC được xác định
như sau: Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời ky hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật HN&GD (nếu có) Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Đối với quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn, nó được coi là TSCCVC, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng [42] Khoản 3 Điều 33 Luật HN&GD năm 2014 quy định rằng trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài
sản riêng của mỗi bên, thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.
Pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ 1945 đến nay đã có sự tiến bộ
trong quy định về căn cứ xác lập TSCCVC Các quy định của pháp luật đã trở nên cụ thể, rõ ràng và đầy đủ về các căn cứ dé xác định TSCCVC, nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và chồng về tài sản chung cũng như
trong quan hệ hôn nhân nói chung.
31
Trang 38Tiểu kết chương 1
Chương | của luận văn đã trình bày những van dé lý luận chung về căn
cứ xác lập TSCCVC theo pháp luật Việt Nam.
1 Căn cứ xác lập TSCCVC là cơ sở dé xác định tài sản nao thuộc sở
hữu chung của vợ chồng.
2 Căn cứ xác lập TSCCVC có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
quyền sở hữu đối với TSCCVC Việc xác định đúng căn cứ xác lập TSCCVC sẽ giúp các bên xác định được quyên và nghĩa vụ của mình đối với tài sản
chung, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Căn cứ xác
lập TSCCVC được quy định trong Luật HN&GD năm 2014 Day là cơ sở
pháp lý quan trọng dé xác định quyền sở hữu đối với TSCCVC.
3 Luật HN&GD năm 2014 đã có sự thay đổi đáng ké so với các quy
định trước đây về căn cứ xác lập TSCCVC Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, căn cứ xác lập TSCCVC được quy định cụ thê và rõ ràng hơn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
32
Trang 39Chương 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VE CĂN CU XÁC LAP TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG
2.1 Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản theo
luật định
Theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GD năm 2014 thì TSCCVC được
xác định theo các căn cứ sau: các tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn
nhân; các tài sản có được do thu nhập hợp pháp trong thời kì hôn nhân; tài sản
do được thừa kế chung, tặng cho chung: các tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là
tài sản chung.
Về nguyên tắc, tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là
TSCCVC, không phân biệt công sức và cũng không phân biệt tài sản đó có do
vợ chồng trực tiếp tạo ra hay không Ai là người đóng góp nhiều, ai là người
đóng góp ít.
Căn cứ dé xác định thời kỳ hôn nhân Khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân
và gia đình 2014 quy định: “ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tôn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng kỷ kết hôn đến ngày cham dứt hôn nhân ” Theo đó, ngày đăng ký kết hôn được lay làm mốc dau dé thời kỳ hôn nhân bắt đầu, và ngày chấm dứt hôn nhân là mốc cuối Đây là một quy định rõ ràng về TKHN và chính vì sự rõ ràng như vậy nên sẽ không gây ra sự lúng
túng khi áp dụng pháp luật Việc xác định thời ky hôn nhân là quan trọng, bởi
vì khi thời kỳ hôn nhân bắt đầu thì pháp luật cũng bắt đầu điều chỉnh quan hệ
này giữa vợ và chồng, trong đó bao gồm tài sản chung, con cái, quan hệ cấp dưỡng, nuôi dưỡng khác đối với các thành viên trong gia đình với
nhau Tuy nhiên, qua sự phát triển của xã hội và các quy định khác trong pháp luật hôn nhân và gia đình mà TKHN cũng sẽ được xác định theo mốc
33
Trang 40bắt đầu khác với quy định tại khoản 3 Điều 3 nêu trên Theo đó, có cả trường hợp TKHN bắt đầu trước ngày đăng ký kết hôn và sau ngày đăng ký kết hôn, cụ thê:
*Thời kỳ hôn nhân bắt đầu trước ngày đăng kỷ kết hôn: Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau: “Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thâm quyên thì khi có yêu cầu, cơ quan nha nước có thâm quyên thu hồi, huỷ bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật
về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan
nha nước có thầm quyền Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.” Như vậy, nếu lần đầu đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thâm quyén cấp giấy chứng nhận kết hôn thì khi có yêu cầu, người đăng ký kết hôn sai thẩm quyền phải đi thực hiện đăng ký kết hôn
lần thứ hai tại cơ quan nhà nước có thâm quyền Lúc này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn tại cơ quan không đúng thẩm quyền (tức lần đầu) Điều đó có nghĩa rằng, thời kỳ hôn nhân trong trường hợp này sẽ bắt đầu trước ngày đăng ký kết hôn tại co quan có thâm quyền cấp giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn.
*Thời kỳ hôn nhân bắt đầu sau ngày đăng ký kết hôn: Khái niệm “kết
hôn trái pháp luật” được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình là: “việc
nam, nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thâm quyền những một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật này.”Một trong những trường hợp xử lý việc kết hôn trái pháp luật là: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn
trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân
thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó Trong trường hợp này, quan hệ
hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy
34