1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam

97 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Trịnh Thị Hương
Người hướng dẫn TS. Ngụ Thanh Hương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự và Tổ Tụng Dân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 23,1 MB

Nội dung

Theo nhận định của Luật sư Hao Huizhen, người đã hành nghề hơn 35 năm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho biết: Những cặp đôi không có nhiều tài sản không cần thiết phải lập thỏa thu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRỊNH THỊ HƯƠNG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRỊNH THỊ HƯƠNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tổ tung dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGO THANH HUONG

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Thỏa thuận về chế độ tài sản của

vợ chồng theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Tất cả các tài liệu sưu tầm, số liệu, thông tin, trích dẫn được sử dụng trong luận văn này hoàn toàn chính xác, có nguồn gốc rõ ràng và được sử dụng theo đúng quy định pháp luật Các kết quả nghiên cứu là do quá trình nghiên cứu

độc lập của bản thân với sự hướng dẫn tận tình của TS Ngô Thanh Hương

TÁC GIÁ

Trịnh Thị Hương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LUC

i08 |

Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE THOA THUAN CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHONG 0.0 ccscsssessesssessssssesssessesssessesssecsssssesseessecssesses 8 1.1 Khái niệm, ban chất pháp ly của thỏa thuận về chế độ tai sản vợ chéng 8

1.1.1 Khái niệm - - - E2 22221111111 11199933111 ng ng ng 1 re 8 1.1.2 Bản chất pháp ly của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 11

1.2 Các đặc điểm của thỏa thuận về chế độ tai sản của vợ chồng "— 13 1.3 Pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng "¬ 15 1.3.1 Xác lập thỏa thuận về chế độ tai sản của vợ chồng 16

1.3.2 Nội dung co bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 17

1.3.3 Cham dứt, vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 19

1.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia về thỏa thuận tai sản của vợ chồng 21

1.4.1 Pháp luật của Cộng hoà Pháp - - 5s + + sex 21 1.4.2 Pháp luật của Hoa KY oe eeceeseceseeeseeeeeeceeeeseeeseeceaeceeeeeeeeneeeaees 24 1.4.3 Pháp luật của Nhật Bản - c + **sirsrirerrrrrrree 25 1.4.4 Pháp luật của Thái Lan - -. 5 25 E3 **#EEsseEseeseeerseeree 26 Kết luận chương l ¿22 25<+SE£EE£EE£EEEEEE2E1221271217121.21 21.1 xe 29 Chương 2 THUC TRẠNG PHAP LUẬT VIỆT NAM VE THỎA THUAN CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VQ CHÒNG -2-55- 555cc: 30 2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 30 2.1.1 Quy định về việc xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 30

2.1.2 Quy định về sửa đổi, bố sung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chỒngg -¿- ¿- + sSt+EE2EEEE E9 1111217171111112151171111 1.1111 1x 36 2.1.3 Quy định về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu 39

2.1.4 Quy định về cham dứt thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 45 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận chế độ tài

sản của vợ chỒng -¿- s2 £+E2E12EEEEEEEEE7E2112112112111111 111.1 1 crk 47

2.2.1 Tổng quan tình hình thực hiện pháp luật Việt Nam về thỏa

Trang 5

thuận chế độ tài sản của vợ chồng ¬ 47

2.2.2 Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân vướng mắc, bất cập của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng _ 51 Kết luận chương 2 2- 2 2+S2+EE+EE£EEEEEEEEEEE121121121121171 711.11 xe 59 Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE THỎA

THUAN VE CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHÒNG -2-5¿ 60

3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thỏa

thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ¬ ceeeseaaeeessesaescceseeeeseesaaseseesaeseesesaeeeneaas 603.2 Những giải pháp về lập pháp - ¿2-2 2 2+E£+E+EE+EEzEzEerkerxersrrs 61

3.2.1 Bồ sung hướng dẫn đối với trường hợp thỏa thuận về chế

độ tài sản của vợ chồng bị vô hiỆu - << 11s ss s2 eeeecez 61 3.2.2 Sửa đổi, bố sung quy định về nội dung của thỏa thuận về

chế độ tài sản của vợ chồng ¬ 63 3.2.3 Bồ sung các quy định khác ngoài tài sản như tình cảm, con

cái trong thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ¬ 643.2.4 Thay đổi tên gọi của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ¬ 663.2.5 Bồ sung quy định cham dứt thỏa thuận về chế độ tài sản

của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình -2- 52-52 67 3.2.6 Sửa đổi quy định liên quan đến cung cấp thông tin về thỏa

thuận về chế độ tài sản của vợ chồng với bên thứ ba 69

3.3 Những giải pháp về tổ chức, thực hiện pháp luật 69

3.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao

nhận thức cho người dân về thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng th xe 703.3.2 Phát triển số lượng, chuyên môn hoá đội ngũ Luật sư của

Công ty/văn phòng luật Sư - 21v Set 71

3.3.3 Nang cao chat lượng công chứng của Van phòng công chimg 72

3.3.4 Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của Tòa án 72 Kết luận Chương 3 2 5£ 2+S£+EE£EE£EEEEEEEEEEE121121121127171 7121.11.21 xe, 74

KẾT LUẬN -2- 2-5 5c S221 2192121 211211211 21101111 11111111211 21111 111 re 75DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2-52 s+2E+£EzEzzzezcsee 77

PHU LUC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được hình thành rất sớm từ thời kỳ La Mã cổ dai và ngày càng phổ biến ở các nước Phương Tây như

Pháp, Đức, Mỹ, Trước đây loại hình này có thể mâu thuẫn với quan điểmhôn nhân ở các nước Phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tuy nhiên ngày càng có nhiều hôn nhân có yếu tố nước ngoài, các cặp vợchồng chênh lệch tuổi tác và gia cảnh lớn, từ đó thỏa thuận về chế độ tài sản

của vợ chồng cũng trở nên phổ biến hơn Theo nhận định của Luật sư Hao

Huizhen, người đã hành nghề hơn 35 năm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

cho biết: Những cặp đôi không có nhiều tài sản không cần thiết phải lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nhưng các cặp đôi sau nên làm thỏa thuận gồm: các cặp đôi chênh lệch tuổi tác vì sẽ liên quan đến thừa kế tài sản

khi một bên qua đời; các cặp đôi chênh lệnh tài sản lớn hoặc có một bên tham

gia đầu tư kinh doanh; các cặp đôi tái hôn vì có nhiều vấn đề cần giải quyết từ

cuộc hôn nhân cũ như trợ cấp cho con riêng, tài sản còn đang tranh chấp, tài

san chung chưa được chia, Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồngkhông chỉ giúp vợ, chồng tự chủ tài chính, tách bạch hoạt động đầu tư kinh

doanh mà còn thê hiện sự minh bạch trong tải sản giữa vợ và chồng.

Tại Việt Nam, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được ghi nhận lần đầu tiên trong Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931 dưới thời kỳ Pháp đô hộ Việt

Nam với tên gọi hôn ước Ké từ khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhấtđất nước, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không được đề cập đếntrong các văn bản pháp luật Phải đến khi Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 ra đời thỏa thuận này mới được chính thức ghi nhận trong pháp luật Việt

Nam hiện đại Quy định này đánh dấu sự tiến bộ về tư duy lập pháp trong đó

đề cao tự do sở hữu cá nhân trong quan hệ tài sản vợ chồng Việc pháp luật

Trang 7

quy định về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng là phù hợp với nhu cầucủa thực tiễn bởi những lý do như sau: 7T nhất, các cặp vợ chồng trong thờiđại mới hiện nay thường đã tự mình tích luỹ được tài sản từ rất sớm từ nhiềunguồn khác nhau như xây dựng công ty khởi nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư

chứng khoán, bất động sản, Họ muốn tải sản của mình được đảm bảo và không bị mat đi chỉ vì một cuộc hôn nhân đồ vỡ 7# hai, địa vị và vai trò của người phụ nữ trong xã hội đã có nhiều thay đổi so với trước đây Hiện nay,

phụ nữ ngày càng độc lập và năm quyên tự chủ tài chính 7 ba, các quan hệ

hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và việc hội nhập pháp luật quốc tế ngày càng sâu rộng Thi? tu, số lượng tranh chấp tai sản của vợ chồng

ngày càng phức tạp và gia tăng Ví dụ một số vụ ly hôn điển hình như vụ lý

hôn của vợ chồng cà phê Trung Nguyên (Lê Hoàng Diệp Thảo và Đặng Lê

Nguyên Vũ), vụ ly hôn của vợ chồng đại gia phân bón (Trần Văn Mười và

Phạm Thị Hương Giang), vụ ly hôn của chủ tịch tập đoàn Bảo Sơn (Bùi Đức

Minh và Nguyễn Thanh Thủy) Những vụ ly hôn đình đám này không chỉgây tốn kém thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến các bên thứ ba như

cổ đông, đối tác

Mặc dù, những ưu điểm của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

là không thể phủ nhận nhưng số lượng các cặp vợ chồng áp dụng thỏa thuận

về chế độ tài sản của vợ chồng lại khá khiêm tốn Vấn đề này xuất phát từ

nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự bất cập của các quy định phápluật Cu thể, thực tiễn xã hội đã có rất nhiều yếu tổ thay đổi nhưng quy địnhpháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng vẫn không có bất kỳ sựthay đổi nào kế từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực đếnnay (gần 9 năm tính đến hiện tại) dẫn đến quy định pháp luật không theo kịp

với sự thay đổi của thực tiễn Mặt khác, các quy định pháp luật còn chung

chung, không rõ ràng dân đên có nhiêu cách hiéu khác nhau và hiệu quả ap

Trang 8

dụng không cao Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thỏa thuận về chế độ tài

sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam ” là việc cấp thiết hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiThỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là một đề tài vừa có tính cấp

thiết vừa có tính thời sự Do đó, có rất nhiều các công trình khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này Một số công trình nghiên cứu

tiêu biểu như:

- PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện và TS Đoàn Thị Phương Diệp (2016),Ché độ tài sản thỏa thuận trong pháp luật một số nước và dé xuất cho Việt

Nam, đăng tải trên website: hftp://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/

tinchitiet.aspx?tintucid=208633 Bài viết phân tích va so sánh các quy định cơ

bản về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận của ba quốc gia Pháp, Bỉ

và Thái Lan [6].

- Nguyễn Thi Thu Hoài (2020), Pháp luật về chế độ tài sản của vợ

chong theo thỏa thuận và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật,

https://tapchicongthuong

vn/bai-viet/phap-luat-ve-che-do-tai-san-cua-vo-chong-theo-thoa-thuan-va-mot-so-kien-nghi-hoan-thien-phap-luat-67760.htm.

Bài viết phân tích, làm rõ các quy định của pháp Luật Hôn nhân và Gia đình

về chế độ tài sản theo thỏa thuận; chỉ ra một số bất cap, hạn chế của pháp luật

và kiến nghị các giải pháp dé hoàn thiện pháp luật [11].

- Trần Thị Nhung (Tòa án nhân dân thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang),

Võ Văn Tuấn Khanh (Tòa án nhân dân huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang)(2022), Bàn về chế độ tài sản vợ chong theo thỏa thuận quy định trong luật

hôn nhân và gia đình năm 2014, đăng tải trên website: https://tapchitoaan.vn/

ban-ve-che-do-tai-san-vo-chong-theo-thoa-thuan-quy-dinh-trong-luat-hon-nhan-va-gia-dinh-nam-20146885.html Bài viết phân tích những quy định của

pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng, qua đó

Trang 9

cũng đưa ra những hạn chế cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vềchế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng [17].

- Tạ Đình Tuyên (2018), Chế độ tài sản của vợ chông theo thỏa thuận

theo pháp luật Australia, đăng tải trên website:

https://tapchitoaan.vn/che-do-tai-san-cua-vo-chong-theo-thoa-thuan-theo-phap-luat-australia Bài viết mangtính chất giới thiệu, khái quát một số quy định về chế độ tài sản của vợ chồng

theo thỏa thuận theo Đạo luật Gia đình Australia năm 1975 (the Family Law Act 1975) [35].

- Lê Thị Hoà (2017), Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vochồng theo pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật dân sự và tố tụng dân sự,

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã khái quát được các lý

luận cơ bản, phân tích các quy định pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận vềchế độ tài sản của vợ chồng, đánh giá thực tiễn áp dụng và đưa ra một sỐ giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chong.

[10].

- Vương Ngoc Oánh (2021), chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận ở

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận văn đã khái quát được các lý luận cơ bản, phân tích quy định pháp luật

và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về chế độ tài sản của vợ chồng theo

thỏa thuận [18].

Có thê thấy rằng, các công trình nghiên cứu liên quan đến thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thường tiếp cận nghiên cứu trong phạm vi hẹp, chưa có tính hệ thống và toàn diện Tuy nhiên, những thành tựu của các công

trình nghiên cứu nói trên có giá trị tham khảo và được kế thừa, phát triển

trong nghiên cứu cua dé tai.

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: (1) xây dựng mô hình lý luận bao

quát, hệ thống về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng, (2) làm sang to

những vấn đề thực tiễn và áp dụng pháp luật liên quan, (3) đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài “Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ

chồng theo pháp luật Việt Nam” gồm những nhiệm vụ cụ thé sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp lý về thỏa thuận chế độ tài sản

của vợ chồng;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn thựchiện, áp dụng pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trên cơ sở mô

hình lý luận đã được nghiên cứu ở trên;

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận chế độtài sản của vợ chồng ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng sau: (1) những van dé lý luận

pháp luật, các quy tắc pháp lý xuất phát từ các nguồn pháp luật như văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, các học thuyết pháp lý ; (2) thực tiễn

thực hiện và áp dụng pháp luật thông qua các vụ việc, tranh chấp thực tế

4.2 Pham vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các đối tượng nêu trên trong khuôn khổ pháp lý phápluật Việt Nam hiện nay (chủ yếu là Luật hôn nhân và gia đình) và kinhnghiệm ở một số nước trên thế giới như Pháp, Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ

5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 11

quan đến thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh các quy định pháp

luật Việt Nam hiện hành và trước đây cũng như so sánh với pháp luật của một

số quốc gia trên thế giới về thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng.

- Phương pháp lịch sử: được sử dụng để nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận chế độ tài sản qua các thời kỳ lịch sử.

- Phương pháp thống kê: được sử dụng đề hệ thống quy định pháp luật

về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng.

- Phương pháp tư vấn chuyên gia, lấy ý kiến tư vẫn của các chuyên giacho những quy định pháp luật chưa rõ ràng hoặc có nhiều cách hiểu khácnhau về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vănLuận văn là một công trình nghiên cứu lý luận mang tính bao quát về

thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chong Theo đó, luận văn đã hệ thong hoa các ly thuyết về thỏa thuận chế độ tài sản vo chồng bao gồm những van dé như: khái niệm, bản chất pháp lý, ý nghĩa và nội dung của pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng, đồng thời phân tích, đánh giá các quy định

của một sô các quôc gia điên hình trên thê giới vê thỏa thuận chê độ tài sản

Trang 12

cua vo chong Luận van đã phân tích va đánh giá thực trạng áp dụng, thực

hiện pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng dé từ đó tìm hiểu

những vướng mắc và nguyên nhân của những vướng mắc đó nhằm kiến nghị

các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng

ở Việt Nam phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo

hữu ích cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận chế độ tàisản của vợ chồng; phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn.

Ngoài ra, luận văn có thé sẽ có ích đối với các cá nhân, tô chức có liên quan

đến thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng

7 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, luận văn

gồm có 03 chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ

Trang 13

hồi môn Bản chất của chứng thư là ghi nhận và phân định khối tài sản hồi môn của người vợ với khối tài sản của người chồng Theo đó, người vợ được toàn quyền quản lý, sử dụng tài sản hồi môn, người chồng chỉ được quản lý

tài sản hồi môn của vợ trên cơ sở được sự chấp thuận của người vợ Ngườichồng cam kết hoàn trả tài sản hồi môn cho người vợ trong tất cả các trườnghợp chấm dứt hôn nhân Người chồng được quyền chuyên nhượng động sảnhồi môn nhưng không được chuyên nhượng bất động sản hồi môn trừ khi

được sự đồng ý của người vợ Nếu người chồng tự ý chuyên nhượng bat động sản hồi môn, nguoi vo CÓ thé yéu cau tuyén bố giao dịch vô hiệu [5, tr.93, 95, 96] Sau này, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng (hôn ước) được các nước Phương Tây như Pháp, Mỹ kế thừa và hoàn thiện.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng (hôn ước) theo pháp luật

Phương Tây là sự thỏa thuận bằng văn bản (hợp đồng) do vợ chồng lập trướckhi kết hôn để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hônnhân [34, tr.199] Tại Việt Nam, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồngđược ghi nhận lần đầu tiên trong Dân luật Bắc kỳ năm 1931 với tên gọi hôn

ước Trong thời kì Pháp thuộc, đất nước ta bị chia cắt thành ba miền Trung-Nam Mỗi miền được áp dụng một chính sách pháp luật riêng Đối với

Trang 14

Bắc-quan hệ hôn nhân và gia đình: Miền Bắc áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1931(hay còn được gọi là Dân luật Bac Ky), mién Trung áp dung Bộ luật Dan su

năm 1936 (hay còn được gọi là Dân luật Trung Kỳ), miền Nam áp dụng Dân luật giản yếu năm 1883 (hay còn được gọi là Dân luật giản yeu Nam Ky) Hôn ước không được ghi nhận trong Dân luật giản yếu Nam kỳ mà được ghi nhận trong án lệ tại Nam Kỳ Hầu hết các quy định về hôn ước gần như sao

chép nguyên văn theo Bộ luật dân sự Pháp Dưới thời kỳ Pháp thuộc, hôn ước

được đưa vào quy định pháp luật không hề xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xãhội (xã hội Việt Nam thời kỳ này vẫn đang ở thời kỳ chế độ phong kiến).Dưới chế độ phong kiến, trong quan hệ hôn nhân, người ta chỉ quan tâm đến

sự môn đăng hậu đối (điều kiện gia đình và địa vị tương xứng) của hai gia đình chứ không quan tâm đến tài sản cá nhân của cặp vợ chồng như trong hôn

ước Mặt khác, các quy định pháp luật về hôn ước chỉ mang tính hình thức,

không phù hợp với xã hội, văn hóa Việt Nam khiến cho việc áp dụng các quy

định này trên thực tế rất khó khăn Theo quy định của pháp luật, vợ chồngđược tự do lập hôn ước nhưng pháp luật không có quy định chi tiết, hướng

dẫn về hôn ước Các cặp đôi phải tự xây dựng toàn bộ quy định áp dụng cho

quan hệ tài sản vợ chồng Ngược lại, các cặp đôi ở Pháp được tự do lựa chọn

các mô hình chế độ tài sản theo thỏa thuận đã được dự liệu sẵn trong Bộ luật dân sự của Pháp Với những bất cập, hạn chế đó của pháp luật Việt Nam đương thời, hôn ước đã trở thành một chế định bất khả thi trong hệ thống

pháp luật Việt Nam đương thời [16, tr.10-11].

Kể từ khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước, pháp luậtViệt Nam không có quy định về thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng cho đếnkhi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành So sánh với các quốcgia trên thế giới, tại Việt Nam, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ

điêu chỉnh quan hệ tài sản của vợ chông Trong khi đó, một sô nước đặc biệt

Trang 15

là các nước theo hệ thống Thông Luật (Common Law) tồn tại khái niệm hợp

đồng hôn nhân (prenutial contract) hoặc thỏa thuận tiền hôn nhân (prenuptil

agreement) Theo đó, hợp đồng hôn nhân hoặc thỏa thuận tiền hôn nhân

không chỉ bao gom các thỏa thuận về quan hệ tai sản mà còn chứa đựng nội

dung về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng như quyền riêng tư, tự do cá nhân hoặc các nội dung liên quan đến việc nuôi con

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện thi “7hỏa thuận về chế độ tài sản là

thỏa thuận tổng quát về tat cả các quan hệ tài sản của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân Thỏa thuận này chỉ phối tat cả các tài sản của vợ và chong, bao

gốm tài sản có trước khi kết hôn và tài sản có trong thời kỳ hôn nhân” [8, tr.53] Như vậy, theo cách định nghĩa này thì có thể thấy thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là hợp đồng của vợ chồng, trong đó chứa đựng các quy

tắc chi phối quan hệ tài sản giữa vợ chồng, cụ thé là chi phối các quyền lợi và

nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến tài sản (bao gồm tài sản có trước khi kết

hôn và những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân) Về cơ bản, thỏa thuận

về chế độ tài sản của vợ chồng được coi là bộ quy tắc xử sự của vợ chồng đối

với quan hệ tai sản trong thời ky hôn nhân.

Khái niệm thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng còn được hiểu là sự

biểu lộ mong muốn của hai bên tiến tới kết hôn hoặc đã kết hôn dé phân định

về quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc

khi chấm dứt quan hệ hôn nhân [37] Theo đó, thỏa thuận về chế độ tài sản của

vợ chồng có thể được xác lập trước khi kết hôn (giữa các bên chuẩn bị kết hôn)hoặc trong thời kỳ hôn nhân bởi các bên đã kết hôn (các bên là vợ chồng).Đồng thời, thỏa thuận này nhằm mục đích chi phối, điều chỉnh về quan hệ tàisan của vợ chong

Về nguyên tắc, mỗi một cặp vợ chồng khi kết hôn đều có một chế độ tài

sản được áp dụng riêng đôi với họ Chê độ tài sản của vợ chông là tập hợp các

10

Trang 16

quy tắc được xây dung dé điều chỉnh quan hệ tài sản phát sinh giữa vợ chồng, bao gồm các van đề xác lập quan hệ tài sản, sự phân định tài sản chung, tài sản

riêng, nghĩa vụ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ của vợchong liên quan đến các khối tài sản này và việc phân chia tài sản như thé nào

khi chấm dứt quan hệ tài sản giữa họ [7, tr.2] Thông thường, vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản để áp dụng trong thời kỳ hôn nhân Pháp luật thừa nhận cho vợ chồng quyền tự đo thỏa thuận về quan hệ tài sản giữa họ với

điều kiện tôn trọng một SỐ quy tắc mang tính mệnh lệnh, bắt buộc nhằm bảo vệtính ôn định của gia đình Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chính làhợp đồng giữa vợ chồng nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng khác với các thỏathuận khác về tài sản bởi tính chất hệ thống (chi phối tat cả các quan hệ tai sảncủa vợ chồng, bao gồm tài sản có trước khi kết hôn và tài sản có trong thời kỳ

1.1.2 Ban chất pháp lý của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chong

Ban chat pháp ly của thỏa thuận về chế độ tài san của vợ chồng là hợpđồng điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng Vợ chồng được tự do lập hôn ước dé thiết lập các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng Thỏa thuận vềchế độ tài sản của vợ chồng có tính chất của hợp đồng xuất phát từ những lý

do như sau: Thi nhất, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được xác lập dựa trên ý chí của vợ chồng và sự thỏa thuận thê hiện ý chí đó Sự thỏa thuận

11

Trang 17

là một trong những đặc điểm đặc trưng của hợp đồng đề phân biệt với hành vipháp lý đơn phương Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phát sinh

hiệu lực từ ý muốn của vợ chồng Trong đó, vợ chồng hoàn toàn ấn định các

nội dung liên quan đến quan hệ tài sản của họ cũng như sửa đổi, chấm dứt

thỏa thuận Thi? hai, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng tạo ra hậu quả pháp lý đối với vợ chồng về quan hệ tài sản Cụ thể, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng tạo ra các quyền và nghĩa vụ đối với vợ chồng về tài sản,

ràng buộc vợ chồng phải thực hiện theo những nội dung đã thỏa thuận

Mặc dù thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là một hợp đồng

nhưng khác với các loại hợp đồng dân sự thông thường thỏa thuận này có tính

“trọng thức” Đối với các hợp đồng dân sự thông thường thì việc xác lập hợp

đồng không cần phải đảm bảo về mặt hình thức (hợp đồng có thể được thê

hiện bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thé trừ một số loại hợp đồng yêu cầu

phải được lập bằng văn bản, văn bản có công chứng hoặc chứng thực như hợp

đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyên nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, và đăng ký mẫu hợp đồng như hợp đồng cung cấp điện sinh hoạt, hợp

đồng vận chuyên hành khách đường sat, ), thỏa thuận về chế độ tai sản vợ chồng buộc phải được lập bằng văn bản Ngoài ra, hầu như các nước đều quy định thỏa thuận này phải được công chứng, chứng thực; thậm chí rất nhiều quốc gia còn yêu cầu việc đăng ký thỏa thuận tại cơ quan có thâm quyền (cơ quan đăng ký kết hôn).

Xuất phát từ tính chất của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng làthiết lập các quy tắc chi phối quan hệ tài sản của vợ chồng nên thỏa thuận vềchế độ tài sản của vợ chồng chỉ ràng buộc các bên nếu họ kết hôn với nhau và

có quan hệ hôn nhân hợp pháp Ở Việt Nam, pháp luật không xác định rõ bản

chất của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng băng quy định trực tiếp.

Tuy nhiên, chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia

12

Trang 18

đình năm 2014, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị vô hiệu nếu

không đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của giao dịch Như vậy, dẫn chiếu

quy định này cho thấy pháp luật Việt Nam đã chính thức thừa nhận thỏa thuận

về chế độ tài sản vợ chồng là một giao dịch dân sự, chính xác là một hợp đồng dân sự [5, tr.53] Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phân biệt giữa “thỏa thuận

về chế độ tài sản của vợ chồng” với “thỏa thuận về tài sản của vợ chồng” Bởi

lẽ, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và thỏa thuận về tài sản của vợ

chồng có rất nhiều điểm tương đồng đều điều chỉnh về tài sản của vợ chồng.Tuy nhiên, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là loại thỏa thuận cótính hệ thông, nhăm tạo ra một trật tự trong quan hệ tai sản giữa vợ chồng.Ngược lại, thỏa thuận về tài sản vợ chồng là những thỏa thuận đơn lẻ, chỉ xáclập trên những tài sản cụ thé và phát sinh hiệu lực một cách nhất thời

1.2 Các đặc điểm của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Qua phân tích khái niệm và bản chất pháp lý của thỏa thuận về chế độ

tài sản của vợ chồng, có thé nhận thấy thỏa thuận về chế độ tài sản của vợchồng có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhát, bản chất pháp lý của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ

chồng là hợp đồng được lập băng văn bản Thỏa thuận về chế độ tài sản của

vợ chồng được xác lập dựa trên nguyên tắc của luật dân sự: bảo đảm quyền tự

do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ chong Do do, thoa thuận về chế độ tài san của vợ chồng có bản chất là một hợp đồng Hop đồng

thông thường có thể được xác lập dưới hình thức văn bản hoặc lời nói Tuynhiên, thỏa thuận về chế độ tai sản của vợ chồng được xác lập dưới hình thứcvăn bản Lý do của điều này xuất phát từ ý nghĩa và tính chất quan trọng củathỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Xét về lý luận và thực tiễn, quan

hệ hôn nhân có tính chất “long trọng” và có ý nghĩa vô cùng quan trọng,không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích giữa hai vợ chồng mà còn

13

Trang 19

ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, người thứ ba Chính vì tính

“long trọng” của quan hệ hôn nhân mà thỏa thuận về chế độ tài sản của vợchồng phải được lập bằng văn bản

Thứ hai, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ ràng buộc các

bên trong thỏa thuận nếu họ kết hôn với nhau Thông thường, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được các bên xác lập trước khi kết hôn, do chính các bên dự định kết hôn với nhau xác lập Tuy nhiên, nội dung trong thỏa

thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ ràng buộc các bên khi họ kết hôn vớinhau Điều này có nghĩa là, chỉ khi các bên có tư cách vợ chồng thì mới bị chỉphối bởi thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng Do đó, thực tế có nhiềutrường hợp xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nhưng họ khôngtiễn tới hôn nhân (không kết hôn) thì cũng không bị ràng buộc bởi những camkết trong thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Mặt khác, cũng cần lưu ý

rằng ngay cả trong trường hợp các bên kết hôn với nhau cũng có thé không áp

dụng thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nếu quan hệ hôn nhân của họkhông hợp pháp Chăng hạn, quan hệ hôn nhân của họ bị Tòa án hủy bỏ do

trái pháp luật hoặc bị vô hiệu Trong trường hợp này, các quan hệ tài sản giữa

các bên có quan hệ hôn nhân trái pháp luật hoặc vô hiệu sẽ giải quyết giống

như các chủ thê trong quan hệ dân sự thông thường, bởi lẽ bản chất họ không

có tư cách vợ chồng đề áp dụng được thỏa thuận.

Thứ ba, nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ quy

định về các vấn đề tài sản của vợ chồng (xác định tài sản chung, tài sản riêngcủa vợ chồng: quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các tài sản đó cũngnhư thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng và bên thứ ba), chứ không baogồm các vấn đề nhân thân giữa vợ chồng Thông thường, trong quan hệ hôn

nhân và gia đình thì các quan hệ nhân thân thường được luật quy định rõ ràng

và hầu như các bên không thể tự mình thỏa thuận để thay đổi các quy định

14

Trang 20

của luật Điều này xuất phát từ mục đích duy trì, bảo vệ sự ôn định, bền vững của quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ các giá trị đạo đức, truyền thống,

văn hóa của mỗi quốc gia Do đó, việc ghi nhận thỏa thuận về chế độ tài sản

của vợ chồng trong pháp luật các nước chỉ hướng đến sự đảm bảo quyền tự do

cá nhân, tự do sở hữu trong quan hệ tai sản của vợ chong Thậm chi, kể cả có ghi nhận và đảm bảo quyền tự thỏa thuận của vợ chồng trong quan hệ tài sản của họ thì pháp luật của nhiều nước vẫn đưa ra các nguyên tắc chung, buộc vợ

chồng phải tuân thủ khi xác lập thỏa thuận Điểm khác biệt rõ nét nhất giữathỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng với các thỏa thuận khác về tài sản

là thỏa thuận về chế độ tai sản vợ chồng mang tính chất tổng quát, hệ thong; tức là quy định về tất cả các quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm những tài sản có trước và trong thời kỳ hôn nhân (những tài sản chưa xuất hiện ở thời

điểm xác lập thỏa thuận)

Thứ tư, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có tính dài hạn, tức là

không dé dàng chấm dứt Không giống với hợp đồng dân sự thông thường,căn cứ chấm đứt hợp đồng có thê dựa trên sự thỏa thuận của các bên, dựa trên

hành vi vi phạm và dựa trên luật định, phạm vi căn cứ chấm dứt thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng tương đối hẹp Bởi lẽ, hợp đồng là ngắn hạn và

mục dich sinh ra hợp đồng là dé cham dứt Ngược lại, thỏa thuận về chế độ tài

sản của vợ chồng là dài hạn, kéo dai đến khi đời sống còn tồn tại.

Tóm lại, thỏa thuận về chế độ tải sản của vợ chồng là một loại hợp

đồng đặc biệt trong đó quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong suốtthời kỳ hôn nhân, hợp đồng này được lập dưới hình thức văn bản và chỉ rangbuộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên khi họ kết hôn với nhau

1.3 Pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng Pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng là tông thể các quy

định pháp luật điều chỉnh về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt thỏa thuận về

15

Trang 21

chế độ tài sản của vợ chồng Do bản chất pháp lý của thỏa thuận chế độ tàisản của vợ chồng là hợp đồng nên pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của

vợ chồng có các đặc điểm của pháp luật về hợp đồng nói chung như: tính chất

luật tư điển hình, tính chất hỗ trợ và tính chất không day đủ [2, tr.132] Tuy

nhiên, do tính chất đặc thù của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng (hợp đồng hôn nhân) nên pháp luật điều chỉnh về thỏa thuận này cũng có những nét khác biệt so với pháp luật hợp đồng.

1.3.1 Xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chongHầu hết các quốc gia ghi nhận quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản của

vợ chồng đều cho phép vợ chồng xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản trước

khi kết hôn Điều này là phù hợp với các cặp đôi có khối tài sản lớn, tài sản

được sử dụng cho mục đích kinh tế hoặc nghề nghiệp hoặc nếu họ đã từng kết

hôn và có con riêng trong các cuộc hôn nhân trước Trong hoàn cảnh như vậy,

đa số các cặp đôi đều có nhu cầu áp dụng thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ngay sau khi kết hôn Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia Úc, Đan mạch, Pháp, Ý, Nga quy định không có sự phân biệt giữa thỏa thuận được xác lập trước khi kết hôn và sau khi kết hôn, đồng thời trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận dé sửa đổi hoặc thay đổi chế độ tài sản.

Có thể thấy, pháp luật các nước không đặt ra giới hạn thời điểm xác lập, thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng là phù hợp với nguyên tắc bảo đảm quyền tự

do sở hữu của cá nhân Hiện nay, có rất ít quốc gia trong đó có Bồ Đào Nha là

nước không cho phép thỏa thuận tài sản sau khi kết hôn và tuân theo nguyêntac bất biến về chế độ tài sản của vợ chồng [38, tr 108]

Về hình thức, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định thỏathuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập bằng văn bản có công

chứng hoặc chứng thực Điều này là dé hiểu bởi quan hệ tài sản giữa vợ

chồng không chi phối đến quyền lợi của vợ, chồng mà còn ảnh hưởng trực

16

Trang 22

tiếp đến cuộc sống gia đình, chứa đựng nhiều rủi ro cho người thứ ba khi xác

lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tai sản của vợ chồng Do đó, déđảm bảo tính minh bạch, ngăn ngừa rủi ro và sự ồn định trong quan hệ tai sản

cua vợ chồng, sự bình 6n của các giao dịch dân sự thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng, chứng thực Thực tế, trong pháp luật của Pháp và Bi, các hợp đồng hôn nhân được lập đều phải có sự tư vấn của công chứng viên Theo đó, trước khi lập hợp đồng hôn nhân thì các cặp đôi

phải được tư van, dự liệu về những kha năng có thé phát sinh trong thực tếliên quan đến mô hình quan hệ tai sản họ lựa chọn Trong Bộ nguyên tắc Luật

gia đình Châu Âu cũng đưa ra quy định về nghĩa vụ của tổ chức công chứng

khi thực hiện công chứng hợp đồng hôn nhân như: đưa ra lời khuyên, đảm

bảo các cặp đôi hiểu rõ hậu quả pháp lý của thỏa thuận tài sản vợ chồng và

đảm bảo các bên hoàn toản tự nguyện [38, tr.4, 13].

1.3.2 Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chongHầu hết các quốc gia quan tâm xây dựng chế độ pháp lý về quan hệ tàisản giữa vợ và chồng thường thừa nhận hai vợ chồng có quyên tự do thỏa

thuận về quan hệ tài sản giữa họ với điều kiện tôn trọng một số quy tắc mang

tính mệnh lệnh, bắt buộc nhằm bảo vệ cuộc sống gia đình êm ấm cũng như

bảo đảm thực hiện các bổn phận của cha mẹ đối với con [7, tr.27] Theo đó, nếu lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì vợ chồng phải xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Ngoài ra, hầu hết các quốc gia công

nhận cho vợ và chồng quyền tự do thỏa thuận về quan hệ tài sản của vợ chồngcho phép vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản bằng việc lập thỏa thuận trước khikết hôn Đồng thời trong suốt thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thé sửa đổi hoặcthay đổi chế độ tài sản của họ thành chế độ tài sản khác Tuy nhiên, có quốc

gia xây dựng một số mô hình về chế độ tài sản của vợ chồng và quy định

trong luật mang tính chất gợi ý cho các bên khi xác thỏa thuận về chế độ tài

17

Trang 23

sản của vợ chồng Theo đó, vợ chồng có thể lựa chọn một trong số chế độ tài

sản được quy định luật để áp dụng Trái lại, có quốc gia chỉ quy định các

nguyên tắc chung và dé cho vợ chồng tự do thỏa thuận Chang hạn, điển hình

trong việc xây dựng các mô hình mẫu dé vợ chồng lựa chọn phải kê đến Đức,

Pháp Trái lại, Nhật Bản và một số nước khác trong đó có Việt Nam thì để cho vợ chồng tự do thỏa thuận, chỉ quy định những nguyên tắc chung khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận Tuy nhiên, cho dù vợ chồng tự

thỏa thuận hoặc thỏa thuận trên cơ sở lựa chọn theo một chế độ tài sản đượcquy định trong pháp luật thì về cơ bản, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợchồng bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Một là, xác định tài sản của vợ chồng Theo đó, vợ chồng có thê thỏathuận vợ chồng chỉ gồm tài sản chung hoặc chỉ gồm tài sản riêng hoặc vừa cótài sản chung vừa có tài sản riêng Thực tế, nếu vợ chồng thỏa thuận tài sản

cua vo chồng chỉ gồm tài sản chung thì vẫn tồn tại những loại tài sản không

phải là tài sản chung của vợ chồng do tính chất của tài sản (ví dụ: quần áo hay

đồ dùng cá nhân, đồ dùng tư trang của vợ chồng) Thỏa thuận xác định tài sản

chung, tài sản riêng của vợ chồng là thỏa thuận đối với những tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân (những loại tài sản chưa phát sinh khi vợ chồng xác lập thỏa thuận) Do đó, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng có thể chỉ là việc mô tả vật đặc định hoặc

chỉ ghi nhận loại tài sản theo tính chất, nguồn gốc hình thành Ví dụ, vợ chồngthỏa thuận bat động sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của

vợ, hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng này là tài sản riêng của chồng

Hai là, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản Có thể thấy,một trong những mục đích chính của việc vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ

tài sản theo thỏa thuận không chỉ liên quan đến vấn đề xác định loại tài sản

nào là tài sản riêng hoặc tài sản chung của vợ chông mà còn bao gôm cả việc

18

Trang 24

phân định các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản Theo đó, vợ chồng

có thé thỏa thuận về việc quản lý, sử dụng và định đoạt đối với tài sản; tráchnhiệm của mỗi bên vợ chồng đối với các khoản nợ chung hoặc nợ riêng; tráchnhiệm của vợ chồng về tài sản trong việc duy trì gia đình (ăn, mặc, ở, khám

chữa bệnh, giáo dục hay những nhu cầu khác nhằm duy trì sự ton tại, phát triển gia đình); hoặc quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc thực hiện cấp dưỡng, thực hiện các nghĩa vụ đối với người thứ ba

Ba là, một trong những nội dung rất quan trọng trong thỏa thuận về chế

độ tài sản của vợ chồng thường thấy là việc quản lý và phân chia tài sản khi

vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân Đó có thể là thỏa thuận phân chia,quản lý tài sản khi vợ hoặc chồng chết hoặc vợ chồng ly hôn Trên thực té, có

khá nhiều trường hợp vợ chồng thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng gan

giống với chế độ tài sản theo luật định Tuy nhiên, họ không áp dụng chế độ

tài san theo luật định bởi vì các bên vợ, chồng muốn thỏa thuận thêm về van

dé phân chia tài sản khi chấm dứt quan hệ hôn nhân Nếu vo chồng áp dụngchế độ tài sản theo luật định thì hệ quả kéo theo là việc phân chia tài sản khi

chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng phải áp dụng theo các quy định của pháp

luật.

Ngoài những nội dung kế trên, thỏa thuận về chế độ tai sản của vo

chồng còn có thé bao gồm những thỏa thuận khác Tại Pháp, vợ chồng có thé quy định việc quản lý, phân chia tài sản của vợ chồng khi ly thân, mua hoặc

được chia tài sản riêng của người vợ, chồng sau khi họ chết [4, ĐI3901

1.3.3 Cham ditt, vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chong

về phân loại chấm dứt thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng có thêthấy thỏa thuận này chấm dứt dựa trên hai căn cứ: Thứ nhất, cham dứt do sự

thỏa thuận của vợ chồng Xuất phát từ bản chất pháp lý thỏa thuận về chế độ

tài sản của vợ chông là hợp đông nên vợ chông được tự do lựa chọn, xác lập

19

Trang 25

thỏa thuận về chế độ tài sản thì họ cũng có thé thỏa thuận cham dứt thỏathuận đó Sau khi chấm dứt thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì chế

độ tài sản của vợ chồng sẽ được áp dụng theo chế độ tài sản pháp định Thứ

hai, chấm dứt do luật định Trong chừng mực thì thỏa thuận về chế độ tài sản

VỢ chồng sẽ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân của vợ chồng bị hủy bỏ Bởi lẽ, quan hệ tài sản của vợ chồng được phát sinh từ quan hệ hôn nhân Ngoài ra, tuyên bố hủy bỏ quan hệ hôn nhân có tính chất chế tài nên sẽ là không hợp lý

nếu công nhận thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng của các bên trongquan hệ hôn nhân bị hủy bỏ đó Tuyên bố hủy bỏ quan hệ hôn nhân được dựa

trên các quy định luật định, không phụ thuộc vào ý chí của các bên nên việc

chấp nhận thỏa thuận của các bên bị hủy hôn nhân là điều không thé xảy rakhi giải quyết quan hệ tài sản Ngoài ra, thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồngdường như cũng không thể chấm dứt trong trường hợp vợ chồng ly hôn hoặc

vợ, chồng chết hoặc những trường hợp khác giống như chấm dứt trong hợp

đồng Bởi lẽ, hợp đồng là ngắn han, hợp đồng sinh ra là dé cham dứt, tuynhiên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là dai hạn Điền hình là pháp

luật cho phép vợ chồng thỏa thuận về việc quản lý, sử dụng và phân chia tài sản ngay cả khi chấm dứt hôn nhân.

Đề đảm bảo lợi ích của gia đình và bảo vệ người thứ ba ngay tình khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định về những nguyên tắc chung khi xác lập thỏa

thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Những nguyên tắc này có thể được xemnhư giới han của quyền tự do thỏa thuận về quan hệ tài sản của vợ chồng Vìvậy, nếu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không đảm bảo cácnguyên tắc khi xác lập thì thỏa thuận đó có thé bị tuyên bố là vô hiệu Xuấtphát từ bản chất pháp lý là một hợp đồng nên thỏa thuận về chế độ tài sản của

20

Trang 26

vợ chồng có thể bị tuyên bố vô hiệu khi không đảm bảo các điều kiện có hiệu

quốc gia trên thế giới cho phép những cặp đôi sắp kết hôn tự do thỏa thuận vềchế độ tài sản vợ chồng bằng một văn bản Tùy thuộc vào văn hóa pháp lý của

mỗi quốc gia mà văn bản này có thé được gọi là hôn ước, hợp đồng tiền hôn

nhân, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Luận văn sẽ phân tích quyđịnh pháp luật của một số nước điên hình trên thế giới về thỏa thuận tai sản của

vo chồng, cụ thể như sau:

1.4.1 Pháp luật cua Cộng hoà Pháp

Trong hệ thống Dân luật (Civil Law), Pháp là quốc gia đầu tiên luật hóathỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trong Bộ luật Dân sự Pháp năm

1804 (Bộ luật Napoleon) với tên gọi Hôn ước Hôn ước là một sản phẩm củaquá trình pháp điển hóa giữa tập quán của Pháp và những quy định trong pháp

luật La Mã Bộ luật Dân sự Pháp thường được xem là văn bản pháp luật

chuẩn mực dé các quốc gia khác học tập khi xây dựng dân luật Các quy định

về hôn ước được quy định trong Bộ luật dân sự nhưng không nam trong phan

hôn nhân mà được tach riêng thành một quyền quy định chung về hợp đồnghôn nhân và các chế độ tài sản giữa vợ, chồng Theo đó, các cặp đôi được tự

do lựa chọn chế độ tài sản giữa vợ chồng Tuy nhiên sự tự do này không phải

là tự do không kiểm soát mà bị giới hạn bởi trật tự công cộng, đạo đức xã hội

va các giới han về một chế độ tai sản cơ bản cần tuân thủ theo Bộ luật dân sự

Pháp.

21

Trang 27

Về hình thức, tat cả các bên hoặc người được ủy quyền của các bêntham gia xác lập hôn ước phải có mặt và đồng ý lập hôn ước dưới hình thứcvăn bản trước mặt Công chứng viên Tại thời điểm ký kết hôn ước, Côngchứng viên phải cap cho mỗi bên giấy chứng nhận (không mat phí) có ghi rõ

các thông tin sau: họ tên, nơi cư trú của Công chứng viên; họ tên, nơi ở của

cặp vợ chồng tương lai; ngày ký hôn ước và nộp giấy này cho viên chức hộ tịch trước khi kết hôn.

Về nội dung, Bộ luật dân sự Pháp cho phép vợ chồng đã dự liệu sẵncác mô hình chế độ tài sản của vợ chồng (chế độ cộng đồng toàn tài sản, chế

độ cộng đồng động sản và tạo sản, chế độ biệt sản và chế độ tài sản riêng tương đối) dé vợ chồng chọn chế độ tai sản theo thỏa thuận lựa chọn Với việc

pháp luật quy định sẵn các mô hình chế độ tài sản của vợ chồng sẽ làm choviệc xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trở nênthuận tiện và dễ dàng hơn

- Chế độ cộng đồng toàn tài sản: Tất cả tài sản của vợ chồng có đượctrước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc khối tài sản chung của

vợ chồng (Điều 1400 và Điều 1401 Bộ luật dân sự Pháp) trừ những tài sản

riêng của vợ chồng như đồ dùng cá nhân, tư trang cá nhân được quy địnhtại Điều 1404 Bộ luật dân sự Pháp

- Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: Tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng Các quy định về chế độ tài

sản này tương tự với chế độ tài sản pháp định trừ một số điểm khác biệt chănghạn như: tỷ lệ phân chia tài sản khi cham dứt hôn nhân không bằng nhau, tríchkhấu tài sản có bồi thường,

- Chế độ biệt sản: Vợ chồng không có tài sản chung chỉ có tài sảnriêng Vợ, chồng tự chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản của

mình và dùng tài sản riêng đê trả các khoản nợ riêng Tuy nhiên, vợ chông

22

Trang 28

phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình theo quy định pháp luật

hoặc theo thỏa thuận cho nhu cầu chung của gia đình Trong giao dịch với bên

thứ ba, vợ chồng có nghĩa vụ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình.

- Chế độ tài sản riêng tương đối: Tài sản của vợ chồng được tách riêng thành hai thời ky: tài sản trong thời ky hôn nhân và tài sản khi chấm dứt hôn nhân Trong thời kỳ hôn nhân, tài sản của vợ chồng được tách riêng Mỗi bên

vợ, chồng có toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình và

thực hiện những nghĩa vụ riêng bằng tài sản riêng của mình Khi chấm dứthôn nhân, tài sản hiện còn trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng sẽ được chia

đều cho mỗi bên.

Về sửa đổi hôn ước, Luật cho phép sửa đối thỏa thuận tai sản vợ chồng trước khi kết hôn và sau khi kết hôn.

- Sửa đổi trước khi kết hôn: Hình thức của hôn ước sửa đổi giống với

hình thức của hôn ước ban đầu Nội dung sửa đổi phải đảm bảo quyền lợi của

người thứ ba như nội dung hôn ước ban đầu

- Sửa đổi sau khi kết hôn: Vợ chồng chỉ được sửa đồi hôn ước sau khi

hôn ước đã lập được áp dụng tối thiểu hai năm Nội dung sửa đổi phải được thông báo cho chủ nợ và các con đã thành niên của mỗi bên vợ, chồng Thông báo cho các con đã thành niên về các thay đổi do vợ chồng đề xuất được gửi riêng cho từng người Thông báo cho các chủ nợ về các thay đôi do vợ, chồng

đề xuất bằng cách đăng thông báo trên một tờ báo được ủy quyền công bố

thông báo tại địa phương nơi cư trú của vợ, chồng Những người được thôngbáo có quyền phản đối trong thời hạn ba tháng Trường hợp có ngươi phảnđối thì việc sửa đổi hôn ước sẽ phải thông qua thé thức phê chuẩn của Tòa án

nơi vợ chông cư trú.

23

Trang 29

Như vậy, Bộ luật dân sự Pháp quy định rất chặt chẽ về cả nội dung lẫnhình thức của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng qua đó góp phần đảm

bảo lợi ích của vợ chồng, người thứ ba và trật tự của xã hội.

1.4.2 Pháp luật cia Hoa Ky

Hôn ước được xác lập rất phổ biến ở Hoa Kỳ Nguyên nhân của việc này là do người Mỹ thường gặp nhiều rắc rối với vợ hoặc chồng cũ khi ly hôn đặc biệt là những người nỗi tiếng và người giàu Tai Mỹ, vợ chồng được phép

lập hôn ước trước khi kết hôn và hợp đồng hôn nhân trong thời kỳ hôn nhân

Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, vợ chồng không được phép lập

hôn ước vì quan niệm của thời bấy giờ cho răng khi kết hôn vợ chồng đã hòa

làm một và người vợ không được phép tham gia ký kết các hợp đồng trừ khi

đã ly thân Dựa trên kết quả của các án lệ, một đạo luật về hôn ước (gọi tắt làUPAA) được ban hành vào tháng 7 năm 1983 một đạo luật về hôn ước(Uniform premarital agreement Act gọi tắt là UPAA) Hầu hết các Bang ởHoa Kỳ chấp nhận UPAA trừ một số Bang có những quy định khác hoặc đặcbiệt hơn so với UPAA Theo UPAA, hôn ước có một số đặc điểm sau:

Về hình thức, Tại Hoa Ky, hình thức hôn ước không được xem trong,

Hôn ước chỉ cần được lập dưới hình thức văn bản và có đầy đủ chữ ký của hai

bên tham gia xác lập hôn ước.

Về nội dung, Hôn ước gồm chín nội dung cơ bản sau:

- Quyén va nghia vu cua mỗi bên đối với tài sản của một bên hoặc cả hai bên ở bat kỳ thời điểm nào;

- Quyén mua bán, sử dụng, chuyên nhượng, trao đôi, từ bỏ, cho thuê,tiêu dùng, dùng làm tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm có, tự định đoạt hay các

quyên quản lý, kiểm soát khác đối với tài sản;

- Định đoạt tài sản khi ly thân, ly hôn, khi qua đời, hoặc sự biến hay bat

kỳ su kiện nao khác;

- Sự thay đổi hay cham dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng:

24

Trang 30

- Lập chúc thư, ủy thác, hay các biện pháp khác dé thực hiện các nội

dung của thỏa thuận này;

- Quyén sở hữu và chuyển nhượng từ tiền bảo hiểm tính mạng của

một người;

- Vấn đề lựa chọn luật điều chỉnh;

- Các vấn đề khác bao gồm quyền và nghĩa vụ cá nhân nhưng không

được trái với chính sách công và vi phạm pháp luật;

- Quyền được chu cấp của con cái không thể bị ảnh hưởng theo chiều

hướng bat lợi bởi hôn ước

Về sửa đổi hôn óc, Nhìn chung, hôn ước được sửa đổi sau khi hai bênkết hôn Hình thức hôn ước sửa đôi giống như hôn ước ban đầu (bằng văn bản

và có đầy đủ chữ ký của các bên, sự sửa đổi này không cần thêm một sự xem xét nao cả) Ở một số bang của Hoa Kỳ, hôn ước chỉ được sửa đổi sau một năm rưỡi áp dụng hoặc hôn ước có thể tự động hết hiệu lực sau 7 năm áp dụng hoặc sau khi đứa con đầu tiên ra đời.

Mặc dù hôn ước được quy định khá chi tiết nhưng dé có một hôn ướchợp pháp và chặt chẽ về thủ tục nhất thì các bên vẫn phải trả một khoản tiền

khá lớn cho các luật sư.

1.4.3 Pháp luật của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia mang nặng tư tưởng phong kiến và bat bình dang giới nhưng lại có quy định về hôn ước khá sớm từ cuối thế kỷ XIX do ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa Bộ luật dân sự (Civil Code) được ban

hành năm 1896 dựa trên Luật dân sự của Đức Qua những lần sửa đôi thời hậuchiến tranh thé giới thứ hai cho đến nay thì Bộ luật này vẫn còn nguyên giá trị

và hiệu lực Hôn ước là kết quả có sự tham khảo có chọn lọc Bộ luật dân sựĐức kết hợp với những nét đặc trưng của văn hóa, xã hội, truyền thống của

Nhật Bản Hôn ước của Nhật Bản có một sô đặc điêm như sau:

25

Trang 31

Về hình thức, Nhật Bản ban hành riêng một đạo luật dé điều chỉnh vềhình thức của hôn ước và van dé đăng ký hôn ước Hôn ước được xác lậpđồng thời với thủ tục xin đăng ký kết hôn Phòng tư pháp có thâm quyền đăng

ký kết hôn sẽ tiếp nhận hôn ước và cung cấp cho người nộp giấy chứng nhận

đăng ký để nộp cùng với các giấy tờ dùng trong thủ tục đăng ký kết hôn.

Về nội dung, Bộ luật Dân sự quy định phần nội dung của hôn ước Các

quy định này mang tính chung chung, không được quy định cụ thể, hướng dẫnchỉ tiết Các cặp đôi được tự do thỏa thuận nội dung hôn ước nhưng nội dunghôn ước phải phủ hợp với các nguyên tắc của pháp luật

Về thay đổi và hiy bỏ hôn ước, hôn ước không thê thay đôi trong thời

kỳ hôn nhân trừ khi vợ hoặc chồng là người quản lý tài sản mà có hành vi phá

tán tài sản Dé thay đôi hôn ước, các bên phải có đệ đơn lên Tòa án Ở Nhật

có một Tòa án riêng biệt chuyên giải quyết các van đề về gia đình

Như vậy, hôn ước được pháp luật Nhật Bản thừa nhận trong Bộ luật

dân sự được thông qua năm 1896 và vẫn duy trì cho đến ngày nay Tuy nhiên,các nhà làm luật Nhật Bản chỉ mới tập trung chú trọng đến hình thức của hôn

ước mà bằng chứng là dành riêng cho nó một luật riêng với những quy định

nghiêm ngặt để điều chỉnh Trong khi đó, nội dung của hôn ước được quyđịnh trong Bộ luật dân sự lại chủ yếu mang tính chất chung chung, chưa được

quan tâm đúng mức.

1.4.4 Pháp luật của Thai Lan

Trong các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia dễ tiếp nhận và

thích nghi với những yếu tố được du nhập nhất Việc hình thành pháp luật ởThái Lan chủ yếu cũng là đo tiếp thu từ pháp luật nước ngoài Thời kỳ mẫu

hệ, pháp luật Thái được hình thành từ văn hóa và tập quán cổ truyền và phápluật phản ánh, phát sinh từ chính xác những nhu cầu xã hội thời bấy giờ Khi

người Thái di cư vào Đông Dương thì pháp luật Thái lại tiếp nhận nhiều nét

26

Trang 32

văn hóa của An Độ Từ triều đại Rama V trở đi, pháp luật Thái tiếp thu ảnhhưởng của Pháp luật phương Tây chủ yếu là Pháp và Đức Hôn ước được quyđịnh trong một phần riêng của Bộ luật Dân sự và Thương mại năm 1925 Bộ

luật này được xây dựng dựa trên sự tham khảo của Bộ luật dân sự Pháp Qua

nhiều lần sửa đổi bộ luật này vẫn giữ nguyên giá tri, lần sửa đối gần nhất năm

2009 có quy định về hôn ước như sau:

Về hình thức, Theo quy định pháp luật, hôn ước phải được lập dưới

hình thức văn bản và có ít nhất hai người làm chứng Thời điểm đăng ký kếthôn cũng là thời điểm đăng ký và nộp hôn ước

Về nội dung, hôn ước được quy định trong phan tài sản vợ chồng từĐiều 1465 đến Điều 1493 trong Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan Các

bên tham gia xác lập hôn ước phải kê khai hết toàn bộ tài sản và nghĩa vụ nợ

của mỗi bên Nội dung hôn ước không được trái với trật tự công, đạo đức xã

hội và không được áp dụng luật nước ngoài [6].

Về Sửa đổi hôn ước, Theo Điều 1467 Bộ luật Dân sự và Thương mại

quy định sau khi kết hôn, hôn ước không được phép sửa đổi trừ khi được sựchấp thuận của Tòa án có thẩm quyên Khi có quyết định cuối cùng về việc

sửa đôi hay hủy bỏ hôn ước, Tòa án phải thông báo với nơi đăng ký kết hôn

về van dé đó Mặc dù được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi Tòa án nhưng một sé

điều khoản của hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba ngay tình.

Theo khảo sát thì hôn ước của các cặp vợ chồng Thái Lan thường hay

bị tuyên vô hiệu và không được chấp thuận bởi mười lý do phổ biến sau:

- Hình thức hôn ước không đúng theo quy định pháp luật.

- Tài sản liệt kê trong hôn ước không hợp pháp.

- Bị lừa dối: Một bên bị bên kia hoặc gia đình hoặc Luật sư của bên đó

lừa dôi đê ký vào hôn ước.

27

Trang 33

- Chưa đọc hôn ước: Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, vợ hoặc

chồng được đề nghị ký rất nhiều giấy tờ trong đó có cả hôn ước mà họ lại

không đọc nó.

- Các bên chưa có đủ thời gian để suy nghĩ về hôn ước: Nếu một bên chỉ đọc qua, không có đủ thời gian suy nghĩ về hôn ước và ký vào đó thì rất

có khả năng hôn ước sẽ bị vô hiệu.

- Nội dung hôn ước vi phạm điều cắm của pháp luật.

- Các thông tin trong hôn ước không chính xác, ví dụ thu nhập, tài sản,

năng lực, không đúng thực tế

- Các thông tin trong hôn ước không đầy đủ, như chưa kê đầy đủ tài sảntrước khi kết hôn

- Phụ thuộc về ý chí: Khi một bên hoặc cả hai bên bị phụ thuộc ý chí

vào bên kia hoặc gia đình hoặc Luật sư

- Hôn ước trái với đạo đức xã hội: Hôn ước quá thiên vi cho một bên, ví

dụ hôn ước quy định rằng khi ly hôn một bên sẽ được tất cả tài sản hoặc mộtbên sẽ chịu thanh toán tất cả các khoản nợ hoặc trong đó quy định miễn nghĩa

vụ cấp dưỡng cho một bên rất có khả năng bị tuyên vô hiệu [19].

Như vậy, hôn ước được pháp luật Thái Lan ghi nhận trong Bộ luật

dân sự và thương mại năm 1925 sửa đôi năm 2009 và có thé thấy các nhà làm luật rất chú trọng đến chế định này, thể hiện qua việc quy định về nội dung,

hình thức và thay đổi, sửa đổi hôn ước khá chỉ tiết, cụ thé và chặt chẽ Điềunày giúp nhà làm luật nâng cao khả năng quản lý, giảm thiểu bat công trong

xã hội và ngăn ngừa sự lợi dụng hôn ước dé trục lợi riêng cho bản thân haytrốn tránh nghĩa vụ

28

Trang 34

Kết luận chương 1Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được hình thành từ rất sớmtrong lịch sử nhân loại và là một chế định quan trọng trong hệ thong pháp luậtnói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng Thỏa thuận về chế độ tài

sản của vợ chồng được xác lập nhằm điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Sự khác nhau về phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự khác nhau của từng quốc gia

trong quy định về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Về tổng quan,thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có các đặc điểm chung như sau:

Về hình thức, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được lậpdưới hình thức văn bản được hau hết các quốc gia trên thé giới quy định

Về nội dung, hầu hết các quốc gia cho phép vợ và chồng được tự do thỏa

thuận về quan hệ tài sản của vợ chồng như xác lập tài sản chung, tài sản riêng

của vợ chồng, nguyên tắc quan lý tài sản chung, tài sản riêng của vo chong

tuy nhiên các nội dung thỏa thuận này không được trái với các quy định pháp

luật mang tính chất bắt buộc nhằm duy trì gia đình ấm no hạnh phúc

Về chấm dứt thỏa thuận, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

chấm dứt theo quy định của phá luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên

Ngoài ra, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là bằng chứng pháp

lý để giải quyết các tranh chấp giữa vợ và chồng và giữa vợ chồng với bên

thứ ba.

29

Trang 35

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VE THỎA THUAN CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHONG

2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Quy định về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay được quyđịnh tại Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 59 Luật Hôn nhân và giađình năm 2014 (5 điều luật) Các quy định này được hướng dẫn bởi Điều 15,

Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 126/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân va gia đình ngày 31/12/2014 (4 điều của nghị định) [1] và Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một

số quy định của Luật Hôn nhân va gia đình ngày 06/01/2016 [30] Như vậy,

sỐ lượng điều luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng khá hạn ché,chưa phù hợp với một chế định quan trọng như thỏa thuận chế độ tài sản của

vợ chong

2.1.1 Quy định về việc xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

2.1.1.1 Thời điểm xác lập

Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thỏa thuận về chế

độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước ngày đăng ký kết hôn [24] Điều

này có nghĩa là những cặp vợ chồng đã kết hôn mà muốn xác lập thỏa thuận

về chế độ tài sản của vợ chồng thì không thé xác lập được nữa Lý giải về quy

định có lẽ được dựa trên các lập luận như sau: 7 nhất, hầu hết vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận đều muốn áp dụng chế độ tai sản này ngay sau khi kết hôn Thr hai, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa

thuận được xác lập dựa trên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng về

nguyên tắc chế độ tài sản phải phát sinh hiệu lực trên toàn bộ khoảng thời

30

Trang 36

gian ton tại quan hệ vợ chồng Vì vậy, thời điểm xác lập thỏa thuận về chế độ

tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn là hợp lý.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không chỉ phát sinh hiệu lực

giữa hai vợ chồng mà còn phát sinh hiệu lực với bên thứ ba Khi thực hiện

giao dịch với vợ chồng, bên thứ ba cần tìm hiểu thông tin vợ chồng có xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hay không? Do đó, việc công bố

thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có ý nghĩa thiết thực đối với bên

thứ ba trong việc tìm hiểu thông tin về tài sản của vợ chồng trước khi giao

dịch với vợ/chồng hoặc cả hai vợ chồng Tuy nhiên, thỏa thuận về chế độ tàisản của vợ chồng chưa có cơ chế công bố theo quy định pháp luật hiện hành

Từ so sánh pháp luật cho thấy, một số quốc gia yêu cầu việc đăng ký thỏa

thuận chế độ tài sản của vợ chồng trong chứng thư kết hôn Đối chiếu với quyđịnh pháp luật về đăng ký kết hôn (khoản 2 Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014),trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có các thông tin liên quan đến nhânthân của hai bên nam, nữ kết hôn như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư

trú, nhưng không có các thông tin liên quan đến thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng [25] Như vậy, thủ tục đăng ký kết hôn ở Việt Nam không có quy định co quan đăng ký kết hôn phải ghi nhận sự ton tại của thỏa thuận chế

độ tài sản của vợ chồng.

2.1.1.2 Hình thức của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chông

a VỀ tên gọi của thỏa thuận

Khác với các nước phương Tây sử dụng thuật ngữ “hợp đồng hôn nhân” thì nhà làm luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ “thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng” Có lẽ, việc sử dụng thuật ngữ “thỏa thuận” thay cho “hợp đồng” xuất phát từ quan niệm hôn nhân không phải là hợp đồng của người

Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, cũng có

quan điểm cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “thỏa thuận” chưa thực sự hợp lý,

không phù hợp với bản chất, thực tiễn và thông lệ quốc tế bởi những lý do

31

Trang 37

sau: Thứ nhất, xét về bản chất thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng làmột hợp đồng dân sự Thứ hai, ngoài thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ

chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định các thỏa thuận

khác liên quan đến tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thỏa

thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, thỏa thuận chia tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân, Hai thỏa thuận này có nhiều điểm tương đồng nên rất khó

dé phan dinh hai loai thoa thuan nay Vi vay cần có sự tách bach về tên gọi détránh gây nhằm lẫn cho người áp dụng luật Thứ ba, trong giai đoạn pháp luậtViệt Nam cận đại, thuật ngữ “Khế ước hôn nhân” đã được quy định trong Dânluật Bắc kỳ 1931 và Dân luật Trung kỳ 1936 không còn xa lạ với người Việt

Nam Thứ tư, việc sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” nhằm đảm bảo sự tương

thích trong bối cảnh hội nhập quốc tế

b Hình thức của thỏa thuận

Căn cứ Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hình thức của

thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là văn bản có công chứng hoặc

chứng thực [24].

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mang tính “trọng thức” Do

đó, thỏa thuận này buộc phải được xác lập dưới hình thức văn bản, đồng thờiphải có công chứng hoặc chứng thực Nói cách khác, thỏa thuận về chế độ tài

sản của vợ chồng được lập băng các hình thức khác như lời nói, hành vi, văn bản đều không có giá trị pháp lý.

2.1.1.3 Quy định về nội dụng của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chong

Luat Viét Nam cho phép vo chồng tự do thỏa thuận các nội dung trongthỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng miễn sao các nội dung này phải

tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và không trái pháp luật, đạo đức xã hội,

thuần phong mỹ tục Nhằm gợi ý cho người lập văn bản thỏa thuận này, các

nha làm luật đã đưa ra các nội dung cơ ban của thỏa thuận về chê độ tai sản

32

Trang 38

của vợ chồng được quy định tại Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Theo đó, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng gồm các nội dung cơ bản

sau: (1) xác lập tài sản chung, tài sản riêng giữa các bên tham gia thỏa thuận;

(2) quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và cả hai bên đối với tài sản chung, tài sản để

đảm bảo các nhu cầu thiết yêu của gia đình, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; (3) Thủ tục, điều kiện, nguyên tắc phân chia tai sản khi chấm dứt chế độ

tai sản; (4) nội dung khác có liên quan [24].

Thứ nhất, Xác lập tài sản chung, tài sản riêng giữa các bên tham gia

thỏa thuận Đây là nội dung khá quan trọng vì nó xác định phần quyền sở hữucủa vợ chồng đối với từng tài sản cụ thể Và nội dung này góp phần không

nhỏ vao việc chia tải sản sau này khi chấm dứt thỏa thuận chế độ tai sản của

vợ chồng Việc phân định tài sản càng rõ ràng thì việc chia tai sản sau này

càng dễ dàng Dé gợi ý cho các cặp vợ chồng lựa chọn được mô hình quan hệ

tài sản vợ chồng phù hợp với nhu cau thực tế của mình, các nha làm luật đãđưa ra các mô hình quan hệ tài sản được quy định tại Điều 15 Nghị định

26/2014/NĐ-CP Các mô hình tài sản này bao gồm: (1) mô hình vừa tài sản

chung vừa tai sản riêng, (2) mô hình tai sản chung, (3) mô hình tài sản riêng,

(4) mô hình khác theo thỏa thuận của vợ chồng [1]

Như vậy, luật viết đã quy định một số mô hình chế độ tài sản của vợchồng dé vợ chồng thỏa thuận Đối với mô hình vừa tài sản chung vừa tải sảnriêng, vợ chồng sẽ vừa có tài sản riêng của mỗi người vừa có tài sản chung

của hai vợ chồng Với quy định này, vợ chồng có thê thỏa thuận xác lập tài sản theo hai trường hợp sau: Một là, vợ chồng xác lập tài sản chung và tài sản

riêng theo luật định được quy định tại Điều 33, Điều 43 Luật hôn nhân và giađình năm 2014 (tài sản có trước khi đăng ký kết hôn là tài sản riêng, tài sảnđược tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng ) Khi đó,thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có cách xác lập tài sản giống với

chế độ tài sản pháp định Tuy nhiên, nguyên tắc quản lý tài sản, phân chia tài

33

Trang 39

sản khi quan hệ hôn nhân cham dứt có sự khác biệt: trường hợp vợ chồng áp

dụng chế độ tài sản theo luật định thì nguyên tắc quản lý tài sản, phân chia tài sản đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Trường hợp thỏa thuận về

chế độ tài sản được áp dụng thì nguyên tắc quản lý tài sản, phân chia tài sản

theo nội dung thỏa thuận của hai vợ chong Hai 1a, vo chồng xác lập tài sản theo ý muốn của mình với điều kiện là thỏa thuận này phải phù hợp với quy

định pháp luật, không trái đạo đức xã hội Ví dụ: vợ chồng có thê thỏa thuận

tất cả tài sản được hình thành hoặc xác lập trước khi kết hôn được xác định là

tài sản riêng của vợ Tất cả tài sản được hình thành hoặc xác lập trước khi kếthôn được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Mô hình quan hệ tài sản thứ hai, mô hình tài sản chung Với cách thỏa

thuận này thì hoàn toàn không tôn tại tài sản riêng cũng như nghĩa vụ tài sản riêng giữa vợ và chồng Cách xác lập tài sản này phù hợp với truyền thống

của phần lớn con người Việt Nam, với quan niệm “của chồng công vợ” thì tất

cả tai sản, nghĩa vụ, nợ nần đều được xem là tài sản chung, nghĩa vụ chung,

nợ chung, không có tài sản riêng, không có nghĩa vụ riêng, không có nợ riêng;

vợ chồng có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau gánh mọitrách nhiệm tinh thần và vật chất Mô hình tài sản chung nay phù hợp với

những cặp vợ chồng không có nhiều tài sản.

Mô hình quan hệ tài sản thứ ba, mô hình tài sản riêng Mặc dù, đây là

mô hình tài sản riêng nhưng trên thực tế luôn tồn tại các khoản chi phí chung,

nghĩa vụ chung để duy trì sự tồn tại gia đình như chi phí sinh hoạt, chi phínuôi con, nghĩa vụ thực hiện các giao dịch nhăm đáp ứng các nhu cầu thiết

yếu của gia đình, Đối với các khoản chi phí chung này các cặp vợ chồng sẽ

lập một tài khoản chung để chỉ trả và họ sẽ đóng góp theo thỏa thuận Môhình tài sản này rất phù hợp với vợ chồng có tham gia đầu tư kinh doanh, vợ

chông có sự chênh lệch lớn vê tài san và vợ, chong tái hôn.

34

Trang 40

Ngoài ba mô hình quan hệ tài sản nói trên, vợ chồng cũng có thé tựchọn cho mình một mô hình khác, miễn sao phù hợp với hoàn cảnh của vợchồng, không trái pháp luật và đạo đức xã hội Có thê thấy, quy định nội dung

thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ mới quy định mang tính chất gợi ý các mô hình chế độ tài sản còn nội dung cụ thể không có quy định, hướng dẫn chỉ tiết.

Thứ hai, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và cả hai bên đối với tài sản chung, tài sản dé đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của gia đình, tài sản riêng và

giao dịch có liên Khi đã xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng,bên cạnh việc xác định tài sản chung, tai sản riêng, vợ chồng cũng cần phải xácđịnh quyền và nghĩa vụ của mỗi người và hai người đối với tài sản chung, tàisản riêng và giao dịch có liên quan dé dé dang ứng xử trong quá trình chungsống Các bên có thể thỏa thuận theo hướng tài sản riêng thì nghĩa vụ riêng, tàisản chung thì nghĩa vụ chung hoặc có thé thỏa thuận theo hướng khác (vi dụ

như nghĩa vụ trước khi kết hôn của vợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng) miễn sao phù hợp với hoàn cảnh thực tế của vợ chồng, không trái pháp luật và đạo đức xã hội Ngoài ra, các bên cũng cần thỏa thuận về khoản chi phí chung dé

duy trì sự tồn tại của gia đình Trường hợp các bên thỏa thuận tài sản theo mô

hình tài sản chung hoặc mô hình vừa có tài sản chung vừa có tải sản riêng thì

chắc chan phan tài sản chung sẽ được dùng dé đảm bảo nhu cầu thiết yếu củagia đình Tuy nhiên, trường hợp các bên xác định giữa vợ chồng chỉ có tai sảnriêng, không có tài sản chung thì việc thỏa thuận tài sản để bảo đảm nhu cầu

thiết yéu của gia đình là cần thiết dé đảm bảo quyền lợi của con cái và các

thành viên khác trong gia đình.

Thứ ba, thủ tục, điều kiện và nguyên tắc phân chia tài sản khi cham dứt

chê độ tài sản của vợ chong Theo đó, các bên cân thỏa thuận cu thê vê điêu

35

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w