ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BẠCH NGỌC TRÂM
LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BẠCH NGỌC TRÂM
Chuyên ngành: Luật dan sự va T 6 tụng dân sự
Mã số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Kiều Thị Thùy Linh
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và
được sự hướng dẫn khoa học của TS Kiều Thị Thùy Linh Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực do chính tác giả thực hiện
và không vi phạm dao đức nghiên cứu Trong Luận văn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tô chức khác đều
có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung Luận văn của mình Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Hà Noi, ngày tháng năm 2023Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
00900015 .A ,ÔỎ | 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu - 2 52©52+sz+z+zxerxerxeres |
2 Tình hình nghiÊn CỨU G31 **EEEEEEEEEEESeEekksrkrrkkererrree 33 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 555 + £+svE+eeeeeersserse 5 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 s+s+x+zx+zxzxzrezrszred 5
5 Phương pháp nghiÊn CỨU -. + E31 E**EEEEeEEseersreerrersrerersee 6
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - ¿+2 se se ceceeveeesezezers 6
7 Kết cấu luận văn ¿St +tStSESEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEESEEEEEEErkrrerrrrr 7
Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH ĐOẠT TÀI
SAN CHUNG CUA VO CHÔNG G5 St St ESEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrree 8
1.1 Khái niệm định đoạt tài sản chung của vợ chồng "M—rC 8 1.1.1 Khái niệm tài Sảï - -ĂG SE 31131 1111115 11155511115 x 8 1.1.2 Tài sản chung của vợ chồng -¿ ¿ 22+s+cs+zxerxcres 11 1.1.3 Dinh nghĩa định đoạt tai sản chung của vợ chồng "_ 13
1.2 Đặc điểm và cơ sở định đoạt tài sản chung của vợ chồng —— 17 1.2.1 Đặc điểm và cơ sở định đoạt tài san chung vợ chồng trong chế
độ tài sản theo thỏa thuận - - << 52 22111322 ve svveerreree 17
1.2.2 Giới hạn quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng 20 1.3 Nội dung định đoạt tài sản chung của vợ chồng MADDỮỒỐ 23 1.3.1 Định đoạt số phận pháp lý của tài sản : 5- 23 1.3.2 Định đoạt số phận thực tế của tài sản -2- 2-5 5 sc+2 24
1.3.3 Hậu quả nếu định đoạt chỉ theo ý chí của một bên vợ hoặc chồng251.4 Lược sử quy định về định đoạt tài sản chung của vợ chồng ¬— 28
Trang 51.5 Định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật một số quốc gia trên thé gÏỚi ¿5© £+S22EESEEEEEEEEEEE211211121717111111111211 1111111111 35 Tiểu kết chương Ì - 2-52 2+ SE£EE+EE£EEEEEEEEEEEEE2E21711121121e 1111 e 41
Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐỊNH DOAT TÀI SAN CHUNG CUA VG CHÔNG -.:-55255255ccc: 42
2.1 Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng ¬ 42 2.2 Phương thức thực hiện quyền định đoạt tài sản chung của vợ
ChỒngg - - 5-5252 2E12E1221571717121121121111111111111.1111111 11111111 45
2.2.1 Định đoạt trong trường hợp đại diện giữa vợ và chồng 45
2.2.2 Định đoạt trong trường hợp cả vợ và chồng cùng tham gia 60 2.2.3 Một số trường hợp yêu cau cụ thé trong định đoạt tài sản chung cua vO chồng ¬ 61
2.3 Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng 66 Tiểu kết chương 2 ceeccecccssessessessessssssessessessessecsusssessessessessessessussusssesseeseeses 69
Chương 3 THỰC TIEN ÁP DUNG VA MOT SO KIEN NGHỊ HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH VE ĐỊNH ĐOẠT TÀI SAN CHUNG VO CHONG 70
3.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về định đoạt tài sản chung của 3.1.1 Những kết quả tích cực trong áp dụng quy định pháp luật về định đoạt tài sản chung vợ chồng ¬ 70 3.1.2 Những điểm hạn chế trong áp dụng quy định pháp luật về định
đoạt tài sản chung vợ chồng - 2-2525 2E2E£2E£2£E+£xerxrxered 72 3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về định đoạt tài sản chung CUA (J0 88Ẻ8ẺẺ8na 84
3.2.1 Cơ sở hoàn thiện quy định pháp luật về định đoạt tài sản chungcủa vợ chồng na 84
Trang 63.2.2 Kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp thực hiện pháp luật về định đoạt tài sản chung vợ chồng ¬ 88 II 84.190 93
KẾT LUẬN - - ¿5c k SE 1E EE XE E111 1111111111111 11 1111111111111 c1xe 94
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5-5 kềSt+EEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrkererkrri 95
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình đóng vai trò không thể thiếu trong xã hội và sự 6n định, phát
triển lành mạnh của gia đình đóng góp vào sự phát triển tổng thé của xã hội Trong đó quan hệ hôn nhân có thé xem là quan hệ cơ bản và quan trọng nhất
trong mỗi gia đình, là nền tảng quan trọng cho việc hình thành, duy trì và phát
triển của gia đình Trong thời kì hôn nhân vợ chồng ngoài việc sẽ xuất hiện quyền nhân thân thì đồng thời cũng xuất hiện kèm theo đó các quan hệ về tài sản Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một trong những bước tiến để giúp vợ
chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình Với vai trò quan trọng đó, việc thực hiện định đoạt TSCCVC cũng cho thay tầm quan trong của nó, là cách thức dé vợ chồng vận
hành và duy trì gia đình.
Sau khi kết hôn thì VIỆC các cặp vợ chồng thực hiện các quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung trong giai đoạn hôn nhân vẫn ton tại nhiều van dé gây tranh cãi Một số quy định của pháp luật hiện hành điều
chỉnh về định đoạt TSCCVC tuy đã tồn tại tương đối hoàn chỉnh nhưng nhiều quy định còn chưa chỉ tiết, chưa phù hợp nên dẫn đến việc triển khai trong thực tiễn cũng có những vướng mắc nhất định Xuất phát từ bản chất của quan
hệ hôn nhân và gia đình (HN&GD) bao gồm các yếu tố liên quan đến nhân
thân và tài sản, và chúng không thể tách rời và không có tính đền bù ngang
giá Trong luật HN&GD và luật dân sự, việc định đoạt tai sản chung của vợ
chồng (TSCCVC) được coi là một van đề cực kỳ quan trọng Điều này bởi vi
quá trình định đoạt tài sản này tạo ra sự ràng buộc và làm nảy sinh các quyền
và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ chồng Tuy nhiên, vấn đề này cũng chưa được
quy định rõ ràng trong luật, nên việc áp dụng vào thực tế trở nên khó khăn, phức tạp.
Trang 9Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện định đoạt TSCCVC cũng bộc lộ ra
nhiều hạn chế, không chỉ nằm ở quy định pháp lý mà còn nằm ở nhận thức, thói quen của xã hội cũng như cơ chế quản lý nhà nước còn chưa thực sự sâu sát, phù hợp với bản chất Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và vị thế kinh tế trong gia đình mà người Việt vẫn rất e dè khi đề cập đến vấn đề thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn cũng như thỏa thuận
về việc định đoạt TSCCVC Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và vị thế
kinh tế trong gia đình, nhiều người Việt vẫn cho rằng tài sản của vợ chồng là tài sản chung, không cần phải thỏa thuận trước.
Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GD hiện hành về định đoạt
TSCCVC đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số bất
cập và vướng mắc Nguyên nhân của tình trạng này là do một số quy định về
định đoạt TSCCVC trong Luật HN&GD mới chỉ mang tính định khung, chưa
cụ thê, chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Ngoài
ra, các cơ quan nhà nước có thâm quyền và cá nhân thực thi pháp luật còn
chưa thống nhất về cách thức giải quyết các tranh chấp về TSCCVC Điều
này khiến cho việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là trong công tác thi hành án dân sự Sự hoàn thiện pháp luật là
yêu cầu tất yếu, trong tat cả các lĩnh vực, bao gồm cả định đoạt TSCCVC dé
nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thống nhất dé bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan.
Với đề tài: “Định đoạt tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam”, luận văn làm rõ hơn những quy định của pháp luật điều chỉnh về
định đoạt TSCCVC; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hoạt áp dụng
pháp luật dé từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về định
Trang 10đoạt TSCCVC.
2 Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về định đoạt
TSCCVC Bên cạnh những văn bản hướng dẫn áp dụng Luật HN&GD, mới
chỉ có một số luận văn, luận án; giáo trình, sách chuyên khảo; các bài viết trên
báo, tạp chí, nghiên cứu, đề xuất kiến nghị một số vấn đề liên quan đến định đoạt TSCCVC.
* Luận án, luận văn:
Luận án Tiến sĩ “Chế độ tài sản của vợ chong theo Luật HN&GD Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Văn Cừ (2005) [4], Luận án đã nghiên cứu, phân
tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản của vợ chồng, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này; Luận
văn Thạc sĩ “Ché độ tài sản của vợ chong theo Luật HN&GD Việt Nam” của
tác giả Lã Thị Tuyền (2014), Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các quy định hiện hành, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật [27]; Luận văn Thạc sĩ “Chiém hữu, sử dụng, định đoạt TSCCVC theo Luật hôn HN&GP năm 2014 - Những vấn
dé lý luận và thực tiễn” của tác giả Thân Quốc Long (2016) Luận văn đã
nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan, chỉ ra những vướng mắc và bất
cập trong việc áp dụng thực tiễn của các quy định này Từ những phân tích
này, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm mục tiêu hoàn thiện pháp luật
* Giáo trình và sách chuyên khảo:
Cuốn “Giáo trình Luật HN&GÐ Việt Nam” của Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2008 Giáo trình đã trình bày một cách
hệ thống các quy định pháp luật về HN&GD, trong đó có quy định về định
đoạt TSCCVC [26]; Cuốn “Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự”
Trang 11của Học viện Tư pháp, Nxb Công an nhân dân năm 2007 Cuốn sách này đã
trình bày các kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, trong đó có kỹ năng giải
quyết các tranh chấp về TSCCVC [10]; Cuốn “Binh luận khoa học Luật
HN&GP Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ năm 2004.
Cuốn sách này đã bình luận một cách chi tiết các quy định pháp luật về
HN&GB, trong đó có quy định về định đoạt TSCCVC [7]: Cuốn “Chế độ tai sản của vợ chồng theo Luật HN&GP Việt Nam” của PGS TS Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư pháp năm 2008 Cuốn sách này đã nghiên cứu một cách chuyên sâu chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có định đoạt TSCCVC [5]; Cuốn “Một số vấn dé lý luận và thực tiễn về Luật HN&GP năm 2000” của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002 Cuốn sách này đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về Luật HN&GD năm 2000, trong đó có định đoạt TSCCVC [3] * Bài viết trên các báo và tạp chí:
Bài viết “Quản lý, định đoạt TSCCVC- nghiên cứu so sánh pháp luật
của Việt Nam với pháp luật của Pháp ” (Nguyễn Thị Lan, 2018, Tạp chí Luật
và thực tiễn số 36/2018) Bài viết này đã phân tích so sánh quy định pháp luật về quản lý, định đoạt TSCCVC của Việt Nam và Pháp Tác giả đã chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hệ thống pháp luật này [15]; “Ché độ tài sản theo thoả thuận của vợ chong liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam” (Bùi Minh Hồng, 2009, Tạp chí Luật học, số 11) Bài
viết này đã phân tích chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam và nước ngoài Tác giả đã đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng ở Việt Nam [14]
Các công trình nghiên cứu về định đoạt TSCCVC nêu trên có phạm vi nghiên cứu khác nhau, từ rộng đến hẹp Song, đến nay chưa có nghiên cứu
chuyên sâu nào vê vân đê này Do đó, vân còn nhiêu vân đê vê định đoạt
Trang 12TSCCVC chưa được giải quyết một cách đầy đủ, nhất là trong bối cảnh xã hội
luôn biến động và tác động trực tiếp đến cuộc sống VỢ chong Luận van là
một công trình nghiên cứu riêng, chuyên sâu, đi vao nghiên cứu một cách
toàn diện, có tính hệ thống về định đoạt TSCCVC qua từng thời kỳ phát triển.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về định đoạt TSCCVC theo pháp luật Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất
các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về định đoạt TSCCVC.
3.2 Nhiệm vụ
Nhằm đạt được mục đích nêu trên, luân văn thực thực hiện những
nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về định đoạt TSCCVC.
Thứ hai, phân tích các quy định pháp luật hiện hành, đánh giá các ưu
điểm, hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật về định đoạt TSCCVC.
Thứ ba, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về định
đoạt TSCCVC.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn thạc sĩ tập trung nghiên cứu các yếu tố mang tính bản chất,
chi phối đến sự hình thành TSCCVC, cơ chế thực hiện quyền sở hữu
TSCCVC từ đó chi phối đến định đoạt TSCCVC Các quy phạm pháp luật nằm trong các văn bản, trong đó trọng tâm là BLDS và Luật HN&GD hiện
hành về định đoạt TSCCVC.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
về mặt nội dung, luận văn trọng tâm nghiên cứu về định đoạt
TSCCVC.
Trang 13Về thời gian, luận văn trọng tâm nghiên cứu các quy định trong BLDS năm 2005, 2015 và Luật HN&GD năm 2014 cùng các văn bản hiện hành
hướng dẫn thực hiện để làm rõ các quy định pháp luật hiện nay đang điều
chỉnh về định đoạt TSCCVC.
Về không gian, luận văn chỉ trọng tâm nghiên cứu quy định pháp luật,
các vụ việc liên quan trên lãnh thô Việt Nam về định đoạt TSCCVC.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của
triết học Mác- Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Dang va Nha
nước về HN&GD.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích làm sáng tỏ các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, tổng kết và khái quát hóa các vấn đề liên quan đến định đoạt TSCCVC.
Phương pháp so sánh: so sánh các văn bản pháp luật có quy định về việc chia TSCCVC, cũng như của một số nước khác quy định về định đoạt
Phương pháp thống kê: Thực hiện việc thu thập và phân tích các dữ liệu và số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hóa và phân tích khái niệm định đoạt TSCCVC một
cách toàn diện và đầy đủ Đồng thời, phân tích các quy định pháp luật liên
quan đến việc định đoạt TSCCVC một cách thấu đáo và chi tiết Luận văn nhận dạng những quy định chưa phù hợp và những điểm còn chưa hoàn thiện của pháp luật hiện hành về định đoạt TSCCVC dưới góc độ pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật.
Trang 146.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về chế định định đoạt
TSCCVC Luận văn cung cấp cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc hoàn thiện
pháp luật về định đoạt TSCCVC.
7 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần Mở đầu; phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo
thì nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Một số van đề lý luận chung về định đoạt tài sản chung của vợ chồng
Chương 2 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về định đoạt tài sản
chung của vợ chồng
Chương 3 Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định
về định đoạt tài sản chung vợ chồng.
Trang 15Chương 1
MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG
VE ĐỊNH ĐOẠT TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG
1.1 Khái niệm định đoạt tài san chung của vợ chồng
1.1.1 Khái niệm tài sản
Điều 105 của BLDS năm 2015 đã đưa ra định nghĩa về tài sản Theo
đó, tai sản được định nghĩa như sau: “Tai sản là vật, tiễn, giấy tờ có giá và quyên tài sản; tài sản bao gom bat động sản và động sản” [23] Đây là cách định nghĩa tài sản mang tính chất liệt kê chứ không mang tính khái quát Khái niệm về tài sản của BLDS năm 2015 đã có sự thay đi, bổ sung so với BLDS
năm 2005 So với quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 thì BLDS năm
2015 lại bổ sung nội dung khái quát về tài sản bao gồm bat động sản và động sản (có thé là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai) - đây là
một điểm mới về định nghĩa tài sản Tài sản theo phương pháp liệt kê sẽ bao
gồm có các tài sản sau:
Tài sản là vật Vật là một phần của thế giới vật chất, tồn tại độc lập và
khách quan Gia tri của một vật thường phát sinh khi nó được sử dụng như
một phần trong các quan hệ pháp luật Không khí, gió, và mưa là những vật thê tồn tại trong thế giới vật chất, nhưng chúng không được coi là tài sản từ
góc độ pháp lý Bởi lẽ, tài sản là đối tượng trong quan hệ pháp luật, và chỉ những vật thé có thé đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thé trong quan hệ mới được coi là tài sản Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải đáp ứng những điều kiện sau: Thứ nhất, là bộ phận của thế giới vật chất: đây là
một điều kiện không thể thiếu để trở thành vật trong giao lưu dân sự, đồng
thời ta cũng có thé coi đó là sự khác nhau giữa “vat” và “quyên tài san”; Thứ
hai, con người phải chiếm hữu được Chỉ khi con nguoi chiếm hữu được nó thì nó mới được coi là vật; Thứ ba, mang lại lợi ích cho chủ thể và phải có đặc
Trang 16trưng giá tri Trong thực tẾ, chúng ta có thể gặp một sé trường hợp mà một vat mà con người có thể chiếm hữu được nhưng nó không được coi là “vật” trong giao lưu dân sự Ví dụ như: chiếc lá hay viên đá các vật này tuy có thê chiếm hữu được song vì nó không mang lại lợi ích cho chủ thể và không
mang đặc trưng giá trị do đó không thể coi là một vật trong giao lưu dân sự Như vậy, các đối tượng này trở thành tài sản trong giao lưu dân sự khi chúng
có khả năng mang lại lợi ích và có giá trị đối với chủ thé sở hữu; Thứ tư, có
khả năng nó đang tổn tại hoặc sẽ xuất hiện trong tương lai Vật có thực là các
đối tượng đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã có quyền sở hữu xác định cho chủ sở hữu của chúng Trong khi đó, vật hình thành trong tương lai đề cập đến các đối tượng chưa tồn tại hoặc chưa hoàn thiện vào thời điểm xem xét, nhưng chắc chắn sẽ tồn tại hoặc hoàn thiện trong tương lai Ví dụ, một dự
án xây dựng tòa nhà cao tang đang được chuẩn bị dé bắt đầu công trình, hoặc một cầu đang trong quá trình xây dựng và chưa hoàn thành Cả hai trường hợp này có thé được xem xét trong giao dich dân sự như là những đối tượng
sẽ hình thành trong tương lai khi chúng hoàn thiện.
Tài sản là tiền Theo quan điểm của Karl Marx, tiền tệ được xem là
một loại hàng hóa đặc biệt, nó được tách ra khỏi thế giới hàng hóa chung, và được sử dụng để đo lường và biểu hiện giá tri của tất cả các loại hàng hóa khác Tiền tệ trực tiếp thể hiện lao động xã hội và phản ánh quan hệ sản xuất giữa các người sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, trong BLDS 2015, tiền được coi là một loại tài sản, nhưng không có quy định cụ thể nêu rõ bản chất pháp lý
của tiền Chỉ loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế và được công
nhận bởi pháp luật, nó mới được coi là tài sản theo quy định của luật.
Tiền theo kinh tế chính trị học là một loại tài sản đặc biệt có vai trò như một thước đo giá trị cho các tải sản khác ĐỀ coi một tài sản là tiền hiện nay, nó phải có giá trị và đang được sử dụng và lưu hành trong thực tế Tiền được
Trang 17xem như một dang đặc biệt của tài sản và thường được sử dụng làm cơ sở dé định giá toàn bộ tai sản của một chủ thé trong các quan hệ pháp luật dân sự Loại tài sản này có những đặc điểm pháp lý khác với vật, được thé hiện ở những mặt sau: Các tài sản vật như nhà cửa hay xe cộ , có thể được sử dụng
để đáp ứng các nhu cầu cụ thê và khai thác công dụng hữu ích trực tiếp từ
chúng Trong khi đó, tiền không thể được sử dụng dé thỏa mãn nhu cầu trực
tiếp mà thường phải được quy đổi thành các hàng hóa hoặc dịch vụ khác dé có giá trị sử dụng Tiền thực hiện ba chức năng chính: Là công cụ thanh toán
da nang; là công cụ tích lũy giá tri; là công cụ định giá Khác với các tài san là
vật, tiền thường do nhà nước độc quyền phát hành và quản lý.
Tài sản là giấy tờ có giá Là giấy tờ trị giá được bằng tiền và có khả năng chuyên giao được trong các giao dich dân sự Xét về mặt hình thức giấy
tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định Nội
dung thê hiện trên giấy tờ có giá thường phản ánh quyền sở hữu tài sản, và giá trị của giấy tờ này tương ứng với giá trị quyền sở hữu tài sản Quyền này được pháp luật bảo vệ và giấy tờ có giá có tính thanh khoản, có thé dé dàng
chuyển nhượng với điều kiện chuyên nhượng phải là toàn bộ một lần Việc chuyên nhượng một phần giấy tờ có giá thường bị coi là vô hiệu theo quy
định của pháp luật.
Nếu như giấy tờ có giá được phát hành bởi một số chủ thể có thê là nhà nước, có thé là một số chủ thé khác do pháp luật quy định thì tiền lại do nhà
nước độc quyên phát hành Việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện chủ quyền mỗi quốc gia còn việc phát hành giấy tờ có giá là biéu
hiện của quan hệ tín dụng thương mại.
Tiền được sử dụng dé đầu tư vào kinh doanh hoặc tiêu dùng, còn việc
sử dụng giấy tờ có giá không bao giờ được coi là hành vi đầu tư trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng Về việc thực hiện quyền định đoạt số phận thực tế đối với
10
Trang 18giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền.
Tài sản là quyén tài sản Theo quy định tại Điều 115 của BLDS năm 2015, quyền tài sản là quyền có giá trị được xác định bằng tiền, bao gồm quyền tài sản liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, và
các quyền tài sản khác Quyên tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, t6 chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình Xét theo ý nghĩa này, quyền sở hữu (vật quyền) cũng là
một loại tài sản.
Ngoài ra, năng lượng được xem là một loại vật đặc biệt Nó không có
hình dạng và không thé quan sát được nếu không có những phương tiện kỹ thuật chuyên dùng Việc chiếm hữu và chuyển giao năng lượng được thực hiện theo một phương thức riêng [24, tr.65].
1.1.2 Tài sản chung của vợ chong
1.1.2.1 Khải niệm
Theo quy định tại Điều 213 của Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và
Điều 33 của Luật HN&GD thì TSCCVC được hiểu là bao gồm: tài sản do vợ
và chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; thu nhập mà họ thu được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoặc lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng của mỗi bên; thu nhập hợp pháp khác mà họ thu được trong thời kỳ
hôn nhân; tài sản mà vợ và chồng được thừa kế chung hoặc được tặng chung;
tài sản mà vợ chồng thỏa thuận xác định là tài sản chung của họ TSCCVC không bao gồm tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng, hoặc thu được
thông qua các giao dịch sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng.
Nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác, việc ghi tên cả hai vợ chồng
trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản thuộc sở hữu chung, theo quy định của pháp luật việc đăng ký là bắt buộc Trong
11
Trang 19trường hợp chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chong, thì các giao dịch được thực hiện theo Điều 26 của Luật HN&GD năm 2014 Nếu xảy ra tranh chấp về tài sản đó, thì áp dụng quy định tại khoản 3 của Điều 33 của Luật HN&GD năm 2014.
Như vậy, TSCCVC được định nghĩa và xác định nội hàm dựa trên bản
chất của tài sản nói chung Vợ chồng, giống như bat kỳ chủ thé nào khác, có quyền sở hữu đối với các loại tài sản được pháp luật xác định cho phép sở hữu và thực hiện quyền năng của chủ sở hữu.
1.1.2.2 Đặc điểm tài san chung của vợ chong
Thứ nhất, TSCCVC là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia, theo quy định tại Điều 213 của BLDS Khái niệm “quyển sở hữu chung hợp nhất” thường chỉ tồn tại trong quan hệ HN&GD Điều này ám chỉ răng TSCCVC được hình thành từ sự đóng góp công sức của cả hai trong thời kỳ hôn nhân hoặc do họ được tặng cho chung hoặc thừa kế
chung Vợ và chồng có quyền sở hữu tài sản chung này một cách bình đăng và có quyền ngang nhau trong việc sử dụng, quản lý và quyết định về tài
sản chung.
TSCCVC là tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai người, do đó khi
một bên thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá tri lớn, thi cần phải có sự đồng ý của bên còn lại TSCCVC có thể được phân chia trong các trường hợp như ly hôn, một bên trong vợ chồng qua đời, hoặc khi hôn nhân còn tôn tại thì có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật.
Thứ hai, thông thường không thê xác định được phan tài sản nào là của vợ và phần nào là của chồng trong tài sản chung hợp nhất của họ Chỉ khi có
sự chia TSCCVC, hoặc khi một trong hai người qua đời, thì mới có thể xác định rõ ràng phần tài sản của mỗi người Trong trường hợp chia TSCCVC, thì
12
Trang 20vợ chồng có thé thỏa thuận chia tài sản theo ý muốn của mình Nếu không
thỏa thuận được, thì tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật Trong
trường hợp một trong hai người qua đời, thì phần tài sản của người đó sẽ được chia cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật Nếu vợ
chồng ly hôn, về nguyên tắc tài sản sẽ được chia đều, có tính đến sự đóng góp cho việc duy trì và phát triển tài sản chung Ưu tiên được đặt ra cho những người phải nuôi và chăm sóc con nhỏ Về nguyên tắc, chế độ tài sản chung vẫn tiếp tục tồn tại trong suốt thời gian hôn nhân còn hiệu lực, và chỉ chấm
dứt khi hôn nhân cham dứt theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, dù mức độ đóng góp của vợ chồng vào việc xây dựng tài sản chung có thể không đồng đều do các yếu tố như tình trạng sức khỏe, tính chất công việc và nghề nghiệp, thì quyền sở hữu của họ vẫn bình dang Quy định
này của pháp luật nhằm đảm bao sự bình đăng cho vợ chồng trong mối quan
hệ gia đình và loại bỏ khái niệm gia trưởng.
Thứ tw, tài sản của một cặp vợ chồng không nhất thiết phải được tạo ra bởi cả hai người Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc gia đình và con cái
vẫn được coi là có công lao động và có thu nhập, tương đương với thu nhập
của vợ hoặc chồng đi làm trực tiếp Người nào có đóng góp lớn hơn sẽ được chia nhiều hơn.
1.1.3 Định nghĩa định đoạt tài sản chung của vợ chồng
Xuất phát từ nội hàm quyên sở hữu nói chung, chủ sở hữu có ba quyền
quan trọng, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Các quyền này tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh bên trong quyền sở hữu,
chúng liên quan mật thiết với nhau, nhưng lại mang các ý nghĩa riêng biệt Cụ
thé, quyền chiếm hữu là tiền đề quan trọng cho hai quyền kia nhưng quyền sử
dụng lại có ý nghĩa thiết thực, vì chỉ có thông qua quyền năng này chủ sở hữu
mới khai thác được lợi ích, công dụng của vật đê thoả mãn các nhu câu cho
13
Trang 21mình, còn quyền định đoạt lại xác định ý nghĩa pháp lý quan trọng nhất của chủ sở hữu Quyền định đoạt là một quyền năng của chủ sở hữu dé quyết định
về “số phận ” của tài sản.
Quyền định đoạt về tài sản được quy định cụ thể trong BLDS năm
2015 Quyền định đoạt được hiểu là quyền chuyền giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản Việc định đoạt tài sản chung của mỗi người chủ sở hữu trong mối quan hệ hôn nhân là việc định đoạt phần quyền của họ trong tài sản chung Chủ sở hữu có quyền bán, trao
đối, tặng, cho vay, thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản Theo quan điểm cá nhân, việc định đoạt TSCCVC được hiểu là một trong ba quyền của vợ và chồng đổi với khối tài sản chung của họ, thể hiện
trong việc họ có quyên chuyển giao quyên sở hữu tài sản chung cho người khác, từ bỏ quyên sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy TSCCVC Hay có thé hiểu:
Trong quan hệ hôn nhân, quyên định đoạt TSCCVC là quyên của họ trong việc dua ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt số phận thực tế và số phận pháp lý của tài sản chung theo các quy định của pháp luật.
TSCCVC thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, hoặc sản xuất kinh doanh của gia đình Vợ chồng có quyền sở hữu tài sản chung một cách bình đăng Khi một trong hai người thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn, đòi hỏi sự đồng ý của người kia Ví dụ: Khi bán một ngôi nhà là tài sản chung hợp nhất của hai bên, bắt buộc phải có
sự đồng ý bằng văn bản (hoặc uy quyền, hoặc thé hiện bằng chữ ký) của người kia Pháp luật dân sự (bao gồm cả Luật HN&GD) quy định như vậy dé đảm bảo sự bình đăng cho vợ chồng trong méi quan hệ gia đình và loại bỏ
khái niệm gia trưởng trong gia đình Ngoài việc quy định tài sản chung, LuậtHN&GBD cũng quy định về tài sản riêng của vợ hoặc chong Đó là tài sản ma
14
Trang 22họ đã có trước thời kỳ hôn nhân hoặc được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Vợ hoặc chồng cũng có thê tự nguyện quyết định đưa tài sản riêng của họ vào tài sản chung của gia đình Vì đây là phần TSCCVC, nên cả hai có quyền sở
hữu tài sản này một cách bình đăng Điều quan trọng là việc định đoạt đối với
tài sản chung này không phụ thuộc vào khả năng tạo ra tài sản hay đóng góp
của mỗi bên mà được quy định theo luật pháp dé dam bảo sự bình dang, công
băng cho cả vợ và chồng trong mối quan hệ hôn nhân.
Tuy nhiên, không phải vợ chồng trong mọi tình huống đều có quyền
định đoạt đối với tài sản chung mà họ cần phải tuân theo quy định của pháp luật và thực hiện theo quy trình cụ thé Trong trường hợp tài sản có giá tri không lớn, như tài sản động sản, việc thực hiện quyền định đoạt có thể được tiến hành thông qua các phương thức đơn giản như thoả thuận bằng lời nói,
chuyền giao tài sản ngay lập tức, va các biện pháp tương tự, trừ khi có quy định cụ thé của pháp luật về quy trình và thủ tục.
Trong mối quan hệ HN&GD, nếu vợ hoặc chồng thực hiện vay mượn
tiền, tài sản hoặc thực hiện các giao dịch mua bán hoặc trao đôi TSCCVC
mà chồng hoặc vợ không biết, nhưng giao dịch đó được thực hiện dé đáp ứng các nhu cầu cơ bản của gia đình, thì giao dịch đó vẫn có giá trị pháp lý.
Do đó, cả hai vợ chồng đều chịu trách nhiệm liên đới đối với tải sản phát sinh từ giao dịch đó Mỗi gia đình có thể có cách thức khác nhau để thực hiện các nhu cầu của họ Vì vậy, vợ/chồng có thê tự thực hiện giao dịch mà
không cần thông báo cho đối phương, cả trong hai tình huống này, nhằm đáp ứng trực tiếp hoặc gián tiếp các nhu cầu cơ bản của gia đình Sự thỏa thuận băng văn bản của cả hai vợ chồng là bắt buộc để định đoạt tài sản chung trong một số trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Trong trường
hợp vợ hoặc chồng vi phạm quy định này khi định đoạt tài sản chung, bên
còn lại có quyên yêu câu Tòa án tuyên bô giao dich vô hiệu và giải quyét các
15
Trang 23hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Quyền và nghĩa vụ của các bên được bảo đảm thực hiện phát sinh khi các giao dịch được thực hiện bởi vợ chồng một cách hợp pháp Vì vậy, khi các giao dịch không tuân theo các điều kiện về hình thức, tức là phải có văn bản thé hiện sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng, thì các giao dịch này sẽ bị
tuyên vô hiệu Có thé hiểu rang, các giao dịch liên quan đến TSCCVC thường có giá trị lớn, và do đó, chúng có khả năng ảnh hưởng lớn đến khối tài sản chung và đời sống gia đình nói chung.
Quyền định đoạt TSCCVC còn được thé hiện qua việc có các quy định về phân chia TSCCVC trong thời kỳ hôn nhân Vợ chồng có thé thực hiện
phân chia tài sản chung thông qua thỏa thuận riêng hoặc dựa trên quyết định
của tòa án khi một trong hai bên hoặc cả hai bên vợ chồng yêu cầu Tuy nhiên, quyết định về việc phân chia tài sản phải đảm bảo rằng nó không gây hại đến lợi ích chung của gia đình và không vi phạm các quy định tại Điều 42 của Luật HN&GD năm 2014 Vo chồng có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung bất kỳ lúc nào trong thời kỳ hôn nhân nếu họ cho rằng điều đó là cần thiết, vì luật hiện hành không quy định điều kiện cụ thé dé yêu cầu phân chia tài sản chung.
Trong trường hợp một trong hai vợ chồng muốn đầu tư vào kinh doanh
nhưng gặp khó khăn trong việc sử dụng tài sản chung, hoặc khi vợ hoặc
chồng phải thực hiện một số nghĩa vụ dân sự riêng, vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Nghĩa vụ dân sự riêng bao gồm
các trường hợp một bên thực hiện nghĩa vụ trước thời kỳ hôn nhân hoặc trong
thời kỳ hôn nhân nhưng không nhăm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Quan hệ nhân thân của vợ chồng không thay đổi về mặt pháp lý sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
và mặt tài sản, khi chia tài sản chung, tài sản chung và hoa lợi, lợi tức
từ tài sản riêng sẽ trở thành tài sản riêng của vợ chông Tuy nhiên, tài sản
16
Trang 24riêng của vợ chồng có thể trở thành tài sản chung nếu nó được khai thác từ hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh của họ hoặc thuộc sở hữu chung của vợ
chồng nếu không biết rằng đó là thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh của vợ chồng hoặc là hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó [2, D14] Khi chia tài sản chung, vợ chồng vẫn phải có trách nhiệm cing nhau đáp ứng
các nhu cầu thiết yếu của gia đình Nếu tài sản chung không còn, thì vợ chồng
phải thực hiện trách nhiệm này băng tài sản riêng của mình.
Có thể khẳng định rằng trong ba quyền năng của quyền sở hữu tài sản
chung, gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, quyền định đoạt thường được
xem là quyền năng quan trọng nhất và thé hiện tập trung nhất quyền sở hữu cua vo chong Khi quyén định đoạt được thực hiện, có thé dẫn đến thay đôi
trong quyền chiếm hữu và quyền sử dụng TSCCVC Điều này có nghĩa là cả
vợ và chồng không còn quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản chung nữa 1.2 Đặc điểm và cơ sở định đoạt tài sản chung của vợ chồng
1.2.1 Đặc điểm và cơ sở định đoạt tài sản chung vợ chong trong chế
độ tài sản theo thỏa thuận
Cơ sở dé định đoạt TSCCVC theo sự thoả thuận của vợ chồng chính là sự tự do ý chí và thống nhất ý chí của vợ với chồng Hai đồng chủ sở hữu đều quyên tự do trong việc ra quyết định và không ai được phép áp đặt ý chí lên
người còn lại Tất nhiên, vợ chồng là chủ thé đặc biệt bởi có sự gan kết bằng
quan hệ kết hôn trên cơ sở tự nguyện Vợ chồng cùng chung sức, chung lòng
để xây dựng, phát triển gia đình - tế bào xã hội Do đó, tài sản được coi là công cụ để vợ chồng duy trì sự ton tại, sự phát triển của gia đình bên cạnh các yếu tố khác không mang tính tài sản Thế nên, vợ chồng luôn có sự bàn bạc, tính toán thống nhất trong việc sử dụng, định đoạt tài sản dé nhằm đảm bao sự
hài hoà trong chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình đáp ứng các
nhu câu gia đình.
17
Trang 25Khi vợ chồng định đoạt theo cơ chế thoả thuận thì sẽ mang những đặc điểm riêng biệt:
Thứ nhất, dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí và tự do định đoạt của từng cá nhân, pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận với nhau về quyền
định đoạt tài sản chung của họ.
Trong chế độ tài sản theo thỏa thuận, các thỏa thuận liên quan đến số phận thực tế và pháp của tài sản chung, được ghi trong bản thỏa thuận của vợ
chồng, thường được gọi là quyền định đoạt tài sản chung Sự thỏa thuận về
việc định đoạt tài sản chung của hai người phải đảm bảo răng nó không ảnh
hưởng đến quyền lợi của con chưa thành niên, hoặc con đã trưởng thành
nhưng không có khả năng lao động, hoặc quyền lợi của bên thứ ba.
Do đó, trong trường hợp vợ chồng muốn thỏa thuận răng một tài sản chung cụ thể sẽ chỉ do một trong hai bên định đoạt mà không cần sự đồng ý của bên còn lại, thì điều này có thể được thực hiện Tuy nhiên, có một sỐ trường hợp mà pháp luật yêu cầu sự đồng ý của cả hai vợ chồng dé thực hiện việc định đoạt tài sản, ví dụ như trong giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi ở
duy nhất, pháp luật quy định rằng cần “phải có sự đồng ý của cả vợ và
chong” [22, D31] Điều này được thực hiện dé đảm bao rằng quyền của cả hai vợ chồng được bảo vệ và không bị ảnh hưởng một cách không hợp lý Bên
cạnh việc tôn trọng ý chí của mỗi cá nhân, mục tiêu chính của TSCCVC vẫn
là đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình, bao gồm việc cung cấp chỗ ở
và bảo vệ quyên lợi chung của gia đình.
Thự hai, thông báo cho bên thứ ba khi thực hiện giao dich với vợ,
chồng về nội dung thỏa thuận chế độ tài sản chung là nghĩa vụ quan trọng mà
vo chồng phải có trách nhiệm thực hiện Đây là một nghĩa vụ quan trọng và bắt buộc mà vợ chồng phải chịu trách nhiệm thực hiện mà không cần phải có dé nghị hoặc yêu cau từ phía ngườin thứ ba tham gia giao dịch Nếu vợ chồng
18
Trang 26vi phạm nghĩa vụ thông báo này, người thứ ba tham gia giao dịch sẽ được coi
là ngay tình và quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ Khi xảy ra tình huống như vậy, bên chịu thiệt hại chính là vợ và chồng Vì vậy, vợ chồng cần phải hết sức can trọng khi tham gia giao dịch với bên thứ ba dé đảm bảo rằng giao
dịch được thừa nhận và có hiệu lực pháp lý khi họ quyết định định đoạt số
phận của tài sản chung.
Ví du: Chang hạn, nếu vợ và chồng có một tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng với số tiền là 3 tỷ đồng, quyền lập các giao dịch liên quan đến số
tiền này sẽ do người đứng tên tài khoản quyết định theo quy định [22, Ð32] Tuy nhiên, nếu biên bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng quy định: “doi với các giao dịch liên quan và/hoặc ảnh hưởng đến dưới 40% tổng số tiễn trong tài khoản tiết kiệm, người đứng tên tài khoản có toàn quyền quyết
định, nhưng khi giao dịch liên quan và/hoặc ảnh hưởng đến số tiền từ 40% tổng số tién trong tài khoản tiết kiệm trở lên thì can phải có văn bản đồng ý của người còn lai” thì khi thực hiện giao dịch với số tiền lớn hơn 40% số tiền trong tài khoản, sẽ phải có văn bản đồng ý của người còn lại Trong trường hợp có mâu thuẫn, pháp luật sẽ ưu tiên áp dụng quy định tại Điều 32 Luật
HN&GD để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba nếu vợ hoặc chồng tự ý thực hiện giao dịch mà không thông báo cho người thứ ba về thỏa thuận trên Người thứ ba trong giao dịch này sẽ được coi là ngay tình, và áp dụng Điều
16 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật HN&GD sẽ ưu tiên bảo vệ
quyên lợi của họ Tuy nhiên, nếu người thứ ba đã được thông báo về nội dung thỏa thuận nhưng vẫn cô ý thực hiện giao dịch mà không có văn bản đồng ý
từ người còn lại (vợ hoặc chồng), thì giao dịch đó sẽ không được công nhận,
và người thứ ba đó sẽ không được xem xét là ngay tình.
Thứ ba, các thỏa thuận về quyền định đoạt TSCCVC có thé bị tuyên vô hiệu nếu vi phạm các quy định tại Điều 50 Luật HN&GD năm 2014 Cụ thé,
19
Trang 27các trường hợp gồm: Một là, không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao
dịch được quy định tại BLDS và các luật khác có liên quan; Hai là, vi phạm
một trong các quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật HN&GD năm 2014; Ba là, nội dung thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyên lợi hợp pháp
của cha, mẹ, con và các thành viên khác (bao gồm quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế ).
Những vi phạm này có thể dẫn đến tuyên bỏ nhiệm quyền định đoạt TSCCVC và đòi hỏi tuân theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của
các bên liên quan và gia đình.
1.2.2 Giới hạn quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng
Trong một số trường hợp, pháp luật sẽ quy định những trường hợp mà
vợ chồng buộc phải quyết định về tài sản chung của họ, đặc biệt là những tình
huống liên quan đến việc thực hiện các trách nhiệm đối với bên thứ ba như
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc trách nhiệm tài chính đối với cơ quan nhà nước
Khi đó, định đoạt TSCCVC sẽ có những sự riêng biệt sau:
Thứ nhất: việc định đoạt hoàn toàn theo ý chí của nhà làm luật, không
phải ý chí của vợ chồng - đồng chủ sở hữu của tài sản Tat nhiên, ý chí của nhà làm luật phải dựa trên cơ sở hài hoà và đảm bảo lợi ích Quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đặc biệt theo đúng nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các chủ thé trong quan hệ
dân sự mà mình tham gia.
Thứ hai: việc định đoạt tài sản chung trong trường hợp này thực hiện
theo nhiều phương thức như tự mình định đoạt hoặc thông qua người đại diện
hoặc thông qua chủ thể mà pháp luật ấn định có thầm quyên Việc định đoạt tài sản chung sẽ làm thay đổi số phận thực tế và số phận pháp lý của tài sản đó Số phận thực tế của tài sản thay đổi khi tài sản được chuyền giao quyền
20
Trang 28chiếm hữu, sử dụng sang cho một bên thứ ba khác.
Nếu vợ chồng quyết định tự mình định đoạt tài sản chung, họ tham gia
trực tiếp vào các giao dịch liên quan đến tài sản đó Tuy nhiên, giao dịch liên quan đến tài sản chung mà không có sự đồng ý của cả hai vợ chồng sẽ không
được công nhận Trong trường hợp các giao dịch nhỏ, nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình, việc định đoạt tài sản có thể do một bên thực hiện và mặc định rằng đã có sự thỏa thuận giữa hai người Tuy nhiên, khi giao dịch đó dẫn đến việc phát sinh quyền và nghĩa vụ, cả hai vợ chồng đều chịu trách
nhiệm liên đới và cùng giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đối với những tài sản có giá trị lớn, theo quy định tại Khoản 2 Điều 35
của Luật HN&GD năm 2014, sự thỏa thuận giữa hai người phải được lập
thành văn bản và cần có công chứng Những tài sản có giá trị lớn như vậy có tiềm năng gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung của gia đình Do đó, dé đảm
bảo lợi ích của cả vợ chồng và gia đình được bảo vệ, và đảm bảo rằng nhu cầu sống của gia đình được đáp ứng đầy đủ, pháp luật bắt buộc phải áp dụng quy định này Bên cạnh đó, việc định đoạt tài sản của một trong hai vợ chồng trong các giao dịch với người thứ ba cũng phải tuân theo quy định về ủy
quyền giữa vợ và chồng Luật HN&GD năm 2014 cũng có quy định rằng giao dịch của một trong hai vợ chồng với người thứ ba sẽ trở nên vô hiệu khi vi phạm quy định về đại diện giữa vợ và chồng [22, K2, D26].
Khi một người xác lập giao dịch liên quan đến việc định đoạt tài sản chung nhưng người còn lại không đồng ý thì có quyền yêu cầu tuyên bố không công nhận tính pháp lý của giao dịch đó Nếu việc định đoạt tài sản đó
gây ra thiệt hại, người còn lại có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường Các giao dịch liên quan đến TSCCVC phải được vợ chồng đồng
ý vừa bảo vệ quyền lợi của vợ chồng và bên thứ ba trong các giao dịch với vợ chồng vừa đảm bao rang tài sản chung được định đoạt vì lợi ích của gia đình.
21
Trang 29Bên cạnh việc có thể tự định đoạt tài sản chung thì vợ hoặc chồng cũng có thé ủy quyền cho người kia hoặc người thứ ba thay thé mình thực hiện quyền định đoạt tài sản Các quy tắc liên quan đến đại diện giữa vợ và chồng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và bên thứ ba [22 D24] Đại diện giữa vợ và chồng có thé là đại diện theo ủy quyền hoặc
theo quy định của pháp luật Trong đại diện theo ủy quyền, người được ủy quyền chỉ được phép giao dịch với tài sản chung trong phạm vi được ủy quyền Quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền định đoạt của bên vợ, chồng
không thể tham gia trực tiếp vào giao dịch được đảm bảo, không bị xâm phạm về quyên và lợi ích hợp pháp Việc đại diện theo ủy quyền có thé được thực hiện trong trường hợp mà một trong hai bên vợ chồng không thể tham gia vào giao dịch liên quan đến tài sản chung mà phải có sự đồng ý của cả hai bên, chăng hạn như chuyền nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu ô tô của vợ
chồng hoặc đưa tài sản chung vào kinh doanh [22, D36] Việc ủy quyền của vợ hoặc chồng cho người kia thực hiện, xác lập giao dịch liên quan đến tài sản chung đều phải được xây dựng và thé hiện bằng văn bản, văn bản đó phải
được công chứng.
Khi một bên của vợ hoặc chồng mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (NLHVDS), người còn lại có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc được Tòa án chỉ định làm người giám hộ, thì vấn đề đại diện giữa vợ và chồng được đặt ra Trong trường hợp vợ chồng kinh doanh chung, vợ chồng là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật quy định khác.
Thứ ba: Quyền định đoạt TSCCVC còn được thé hiện thông qua quy
định về chia TSCCVC trong thời kỳ hôn nhân (theo thỏa thuận hoặc theo
quyết định cua Tòa án khi vợ, chong hoặc ca hai vợ chong có yêu câu).
22
Trang 301.3 Nội dung định đoạt tài sản chung của vợ chồng 1.3.1 Định đoạt số phận pháp lý của tài sản
Định đoạt số phận pháp lý của tài sản thông qua hai hình thức: chuyên giao quyền sở hữu tai sản cho chủ thé khác bằng việc xác lập các hợp đồng như bán, tặng cho, trao đổi tài sản cho người khác Đây là những hợp đồng mà chuyển giao đồng thời cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt cho người khác một cách vĩnh viễn Từ bỏ quyền sở hữu tài sản là một hình thức định đoạt số phận pháp lý của tài sản bằng cách tuyên bố một cách công khai
hoặc bằng hành vi thể hiện việc từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó Từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản cũng là một loại giao dịch dân sự - hành vi pháp lý đơn phương Điểm cần lưu ý về điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì xoay quanh điều kiện về chủ thé, mục đích, nội dung, ý chí, hình
thức Nếu một người bị bệnh tâm thần tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với chiếc xe máy thì việc từ bỏ đó cũng không có giá trị hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền đối với tài sản khi tài sản đó là nguồn gây ô nhiễm, độc hại cho
môi trường, xã hội thì cũng không được phép.
Trong việc định đoạt về số phận pháp lý chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thé khác một quan hệ pháp luật dân sự Nghĩa là, người đó phải có đầy đủ
tư cách chủ thé Trong những trường hợp tài sản ít giá trị (chủ yếu là động sản) việc thực hiện quyền định đoạt có thể bằng phương thức giản đơn: thoả
thuận miệng, chuyên giao ngay tài sản nhưng nếu pháp luật có quy định trình tự, thủ tục, thì phải tuân theo những quy định đó.
Vi du: Chong nghiện rượu phá tan TSCCVC, cắm xe máy, cắm fiVi, mà không hỏi ý kiến của vợ Theo Điều 35 Luật HN&GD thì việc định đoạt
tài sản chung phải đo vợ chong thỏa thuận Do đó, người vợ có thể khởi kiện
yêu cau giao dich ban tài sản vô hiệu dé doi lại tai san.
23
Trang 31Định đoạt số phận pháp lý của TSCCVC được hiểu là hai vợ chồng hoặc một trong hai bên (theo thỏa thuận hoặc ủy quyền) chuyên giao quyền sở hữu tài sản thuộc khối tài sản chung cho chủ thé khác bang việc xác lập các
hợp đồng như bán, tặng cho, trao đổi tài sản cho người khác hoặc từ bỏ quyền
sở hữu đối với tài sản Trong trường hợp này thì chủ thể vợ chồng phải có
năng lực hành vi dân sự.
1.3.2 Định đoạt số phận thực tế của tài sản
Định đoạt về số phận thực tế của các vật (làm cho vật không còn trong thực tế nữa) như: tiêu dùng hết, huỷ bỏ, hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật Trong việc định đoạt số phận thực tế của vật, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi
của mình tác động trực tiếp đến vật.
Quyền định đoạt trong trường hợp này được hiểu là sự tác động đến tài
sản khiến cho chúng không còn tôn tại trên thực tế Ví dụ với các tài sản như lương thực, thực phẩm hay mỹ phẩm là các tài sản có tính tiêu hao, chủ sở
hữu các tài sản đó trong quá trình sử dụng đã tiêu hao chúng đến khi hết và
khiến chúng không còn tồn tại Đối với các tài sản không tiêu hao, chủ sở hữu
có thể có nhiều các tiêu hủy một tài sản như đốt, phá hủy, khiến chúng biến mat hoặc không còn như ban đầu - Đó là định đoạt số phận thực tế của tài sản.
Ví dụ: Một hoa sĩ sở hữu 01 bức tranh rất noi tiếng và có giá trị trong đương 10.000 USD Ông có quyển đốt bỏ, xé bỏ bức tranh của mình.
Xét về khía cạnh định đoạt số phận thực tế của TSCCVC cũng có cách
hiểu tương tự như trên Chỉ có điều việc định đoạt này phụ thuộc vào hai chủ
thé là vợ và chồng Hơn nữa, tài sản định đoạt trong trường hợp này là
TSCCVC theo pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, vo chồng có thé thực hiện quyền
định đoạt tài sản chung qua hai phương thức: tự mình định đoạt hoặc thông
24
Trang 32qua người đại diện Việc định đoạt tài sản chung sẽ làm thay đôi số phận thực
tế và số phận pháp lý của tài sản đó Số phận thực tế của tài sản thay đổi khi
tài sản được chuyên giao quyền chiếm hữu, sử dụng sang cho một bên thứ ba khác Ví dụ: Vợ, chồng quyết định cho người khác thuê căn nhà thì khi đó
quyền chiếm hữu, sử dụng căn nhà thuộc về người thuê, nhưng quyền định
đoạt vẫn thuộc về vợ chồng (số phận pháp lý giữ nguyên) Số phận pháp lý của tài sản thay đôi sau khi định đoạt như: vợ, chồng chuyên nhượng căn nhà
thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác thì sau đó quyền định đoạt căn
nhà không còn thuộc về vợ chồng nữa Khi định đoạt tài sản chung, cả vợ và chồng đều có quyên thỏa thuận và đưa ra quyết định.
1.3.3 Hậu quả néu định đoạt chỉ theo ý chí của một bên vợ hoặc chong 1.3.3.1 Khi cả hai vợ chẳng vẫn tôn tại quan hệ hôn nhân và không có
su thỏa thuận giữa hai bên
Khi vợ chồng muốn bán, tặng cho, hoặc chuyển nhượng bat kỳ tài sản chung nào, họ cần tiến hành ban bạc và thống nhất với nhau về việc định đoạt tài sản đó Thỏa thuận này có thé được thực hiện bằng cách nói chuyện miệng hoặc bằng văn bản Tuy nhiên, trường hợp đề phục vụ cho nhu cầu thiết yếu
của gia đình, vợ hoặc chồng có thê lập và thực hiện các giao dịch liên quan
đến tài sản chung mà không cần phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả
hai bên Trường hợp này được coi là đã có sự đồng ý của bên kia.
Ví dụ, vợ hoặc chông có thé sử dụng nguôn tiễn chung của gia đình để di chợ hàng ngày, mua sắm các thiết bị gia dụng can thiết như quạt, bóng
đèn, bếp gas, và các nhu yếu phẩm khác mà không cần phải có sự thỏa thuận cụ thể giữa hai vợ chong Truong hop này sé được xem xét là đã có sự đồng ý từ một trong hai bên Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chong tự ý bán nhà hoặc đất thuộc sở hữu chung của hai vợ chông mà không có sự thỏa thuận băng văn
25
Trang 33ban, thì họ đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật HN&GP Hon nữa, khi có sự thỏa thuận bang văn bản giữa hai vợ chong, để hợp dong chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực, hợp đồng phải được ký bởi cả hai vợ chong hoặc được ký bởi một người sau khi có văn bản uy quyên từ
người kia dé thực hiện giao dịch.
Như vậy, không phải tất cả TSCCVC đều yêu cầu sự đồng thuận của cả hai vợ chồng mới có thể được định đoạt mà chỉ trong 03 trường hợp Các án lệ cũng cho ta thấy, không phải khi nào vợ/chồng tự ý định đoạt tài sản chung
thì giao dịch với bên thứ ba cũng bị vô hiệu (Án lệ 04/2016/AL) [25] Tòa án sẽ công nhận giao dịch chuyên nhượng bang cách xem xét liệu người không ký tên trong hợp đồng có biết và sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất hay không; người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải là người ngay
tình và được bảo vệ bởi luật pháp hay không.
1.3.3.2 Trường hợp định đoạt tai sản chung khi một trong hai vợ hoặc
chong chết, bị tuyên bố là đã chết; một trong hai bị tuyên bố mat tích
Trường hợp định đoạt tài sản chung sau khi một trong hai vợ hoặc
chong chết, bị tuyên bố là đã chết Trường hợp định đoạt tài sản chung sau
khi một trong hai người vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố đã chết được quy định theo Điều 66 của Luật HN&GD năm 2014 Khi một trong hai vợ chồng chết, người còn lại không có quyền tuyệt đối trong việc định đoạt tài sản chung mà chỉ được phép quản lý phan di sản nay Trong trường hợp can
phân chia di sản, mỗi người sẽ có quyền đối với một nửa phan tài sản chung Nếu người qua đời không để lại di chúc, một nửa tài sản của họ sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật Luật quy định răng những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người đã qua đời sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, trong việc định đoạt TSCCVC sau khi một người qua đời hoặc bị
tuyên bố đã qua đời, quyền định đoạt không thuộc hoàn toàn vào người còn
26
Trang 34sống Tuy nhiên, người còn lại có quyền đối với hơn một nửa của khối tài sản chung Khi giải quyết về việc định đoạt tài sản chung trong tình huống này, Tòa án có thể xác định giao dịch dân sự là vô hiệu toàn bộ, một phần hoặc có hiệu lực, tuỳ thuộc vào các yếu tô cụ thé trong từng trường hop.
Trường hợp định đoạt tài sản chung sau khi một trong hai vợ hoặc
chồng bị tuyên bố la mắt tích Theo đó, nêu một bên vợ, chồng bi tuyên bố mất tích thì những vấn đề liên quan đến tài sản chung được giải quyết như sau: Đối với tài sản riêng của họ nhưng nằm trong tài sản thuộc sở hữu
chung theo phần thì chủ sở hữu chung còn lại sẽ tiếp tục quản lý tài sản đó; đối với tài sản riêng của họ hoặc tài sản của họ vẫn nam trong khối TSCCVC mà người vợ hoặc người chồng của họ đang quản lý thì người này
tiếp tục quản lý, trừ trường hợp người vợ hoặc người chồng của họ chết, mất NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế
NLHVDS Trong trường hợp đó thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của họ
quản lý tài sản Trong trường hợp không còn ai trong số những người trên thì Tòa án chỉ định một trong số những người thân thích của họ hoặc chỉ định người khác quản lý tài sản Qua đó, có thé thấy khi một trong hai vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích có thể có nhiều người quản lý các loại tài sản khác nhau của họ Điều này có thể là phù hợp với nguyện vọng của
người bị tuyên bố mất tích nhưng cũng có những khó khăn nhất định đối với
người vợ hoặc người chồng trong các mối quan hệ gia đình mà cần phải
dùng đến tài sản chung hoặc tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng bị tuyên bố là mat tích.
BLDS 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản
của người bị tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản chỉ được bán tài sản
là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng Tức là quyền định đoạt tài
27
Trang 35sản của người quản lý tài sản là rất hạn chế Theo quan điểm cá nhân việc quy định như vậy là không hợp lý: Khi một bên vợ hoặc chồng là người quản lý tài sản riêng của người bị mắt tích mà TSCCVC không còn thì nên cho phép người quản lý tài sản định đoạt tài sản riêng của người mất tích nhằm phục vụ
các nhu cầu thiết yếu của gia đình Trên thực tế, khi vợ chồng là người quản
lý tài sản của người vợ hoặc người chồng bị tuyên bố mắt tích mà tài sản đó là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì việc kiểm soát họ có định đoạt tài sản đó hay không là rất khó khăn, người thứ ba tham gia giao dịch đó còn có thé được coi là người thứ ba ngay tình Vì vậy, pháp luật cần bổ sung quy
định chặt chẽ hơn trong van dé nay dé tránh rủi ro cho người bị tuyên bố mat
tích, bên cạnh đó cũng có những điều khoản cụ thể hướng dẫn người quản lý
tài sản định đoạt phan tài sản chung, riêng một cách hợp lý, khoa học hơn.
1.4 Lược sử quy định về định đoạt tài sản chung của vợ chồng
Việc định đoạt TSCCVC được coi là quyền cơ bản của vợ và chồng
trong thời kỳ hôn nhân Các quy định pháp luật cũng cho thấy việc ghi nhận, điều chỉnh băng các quy phạm pháp luật trong các văn bản khác nhau về vẫn
đề này.
Đầu tiên là vào năm 1959, khi Luật HN&GD được ban hành, chính quyền của Việt Nam bắt đầu thể hiện quan tâm đối với các quy định liên quan đến HN&GD Trong Luật này, chỉ có một điều quy định về quyền sở
hữu, hưởng thụ và sử dụng tải sản của vợ và chồng trước và sau khi kết hôn (Điều 15 của Luật HN&GD năm 1959 quy định “Vo và chồng déu có quyén sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau
khi kết hôn ”) Quy định này chưa có sự phân định rạch ròi vấn đề tài sản riêng và TSCCVC Hơn nữa, chưa có một quy định cụ thé nào về van dé định đoạt TSCCVC, rất khó dé áp dụng vao các trường hợp cụ thé trên thực tế Bối cảnh lịch sử cũng cho thấy, sau Cách mạng tháng Tám, Hiến pháp
28
Trang 36nước ta đã công nhận quyền bình đắng giữa nam và nữ về mọi mặt Đó là cơ sở pháp lý dé đấu tranh dần xóa bỏ chế độ HN&GD phong kiến, xây dựng một chế độ HN&GD mới, dân chủ và tiến bộ Quy định pháp luật về quyền
sở hữu, hưởng thụ và sử dụng tài sản có trước va sau khi cưới đã xuất hiện
nhưng tại bối cảnh lúc bấy giờ việc thực hiện pháp luật chưa thật sự rõ nét,
cụ thể.
Luật HN&GD 1986 là sự kế thừa và phát triển của Luật HN&GD 1959.
Luật HN&GD năm 1986 đã có những thay đổi đầu tiên về việc quy định các
vấn đề về tài sản riêng, TSCCVC, quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế
độ tài sản chung hợp nhất Điều 14 của Luật liệt kê TSCCVC còn thiếu so với
Luật năm 2014 các loại tài sản như: hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tải sản riêng
và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung “Nhu vậy: theo qui định này đã xác định nguồn gốc xác lập khối TSCCVC, bao gém tiên lương,
tiền thưởng, tiền hưu trí tiễn trợ cấp các thu nhập về sản xuất ở gia đình và
các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ chông không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên; các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu
nhập nói trên: tài sản mà hai vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho
chung (Nghị quyết 01 HDTP/20/1/1988 của HĐTP TANDTC)” [15] Về mặt nguyên tắc, vợ va chồng đều có quyền bình đăng trong việc chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản chung của họ Tuy nhiên, trong thực tế, do điều kiện hoàn cảnh về nghề nghiệp, sức khỏe dẫn tới sự đóng góp của vợ, chồng vào
khối tài sản chung có thê không ngang nhau, nhưng không vì thế mà quyền sở hữu (trong đó có quyền định đoạt) của một bên có công sức đóng góp ít hơn
bị giảm bớt so với bên còn lại.
Theo điều 15 của Luật HN&GD năm 1986 thì việc thực hiện những giao dịch có quan hệ đến tài sản giá tri lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ,
chồng [7] Như vậy, có thé hiểu rang, ở giai đoạn này Luật chỉ quy định việc định đoạt TSCCVC cần có sự thỏa thuận của cả hai bên áp dụng khi tài sản có
29
Trang 37giá trị lớn Nhưng như thế nào, trị giá bao nhiêu thì được coi là giá trị lớn thì Luật không chỉ ra cụ thể Bên cạnh đó, Luật cũng chưa có quy định cụ thé về
việc “thỏa thuận” của vợ chồng được thực hiện qua hình thức nào thì được
coi là hợp pháp, nên nhớ lúc này BLDS đầu tiên của nước ta chưa ra đời nên
việc tìm và áp dụng các quy định có liên quan đến những khái niệm này là vô
cùng khó khăn Qua một số công trình nghiên cứu, những việc mua bán và các giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn như nhà ở, tivi, xe máy, thì phải được hai vợ chồng cùng thỏa thuận Nếu hợp dong viết là bắt
buộc dé thực hiện việc mua bán, cầm cố tài sản chăng hạn như mua bán nhà, thì cả hai vợ chồng phải ký vào hợp đồng, hoặc nếu chỉ có một bên ký thì phải có sự ủy quyền ký thay của người còn lại [11].
BLDS 1995 ra đời lần đầu tiên vấn đề tài sản được quy định Bộ luật với vỏn vẹn 15 điều được quy định, cùng với đó sẽ không thể kỳ vọng có một điều luật cụ thể nào quy định riêng về vấn đề quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt TSCCVC Bộ luật quy định những nguyên tắc chung nhất đối với van dé tài sản trong quan hệ dân sự tại Điều 6, Điều 8, Điều 9 Trong đó ghi nhận sự tôn trọng và bảo vệ đối với quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài
sản của các chủ thể, trong đó cũng có quyền định đoạt TSCCVC Bên cạnh đó, luật quy định rang trong quan hệ dân sự phải bình dang và không phan
biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp giữa các chủ thé [18] Nguyên tắc
thiện chí, trung thực đề cập ở Điều 9 thể hiện việc trong quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ về tài sản cũng đều phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của các chủ thể khác nhau, không có sự lừa dối giữa các bên Có thê thấy, BLDS lần đầu tiên ra đời với hệ thống 15 Điều luật chưa thé nào “théa mãn” sự “trồng
chờ” dé giải quyết các mâu thuẫn phát sinh khi có tranh chấp trong định đoạt
30
Trang 38Luật HN&GD năm 2000 đã thay đổi cách xác định TSCCVC bang cách kế thừa những điểm tiến bộ, sửa đổi những điểm chưa phù hợp và bồ sung một sỐ quy định mới Nó đã tiếp cận vấn đề này dưới góc độ mới, được thé hiện ở việc thừa nhận sự độc lập về tài sản của mỗi người trong quan hệ
hôn nhân Nó cho phép có sự thể hiện tự do ý chí của vợ chồng khi xác lập tài sản chung Mặt khác, việc quy định TSCCVC đối với giá trị quyền sử dụng đất là điểm mới và tiến độ so với Luật HN&GD năm 1986 Quy định này là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Tuy vậy, trong cả hai
đạo luật đều có sự thống nhất, đó là trong mọi trường hợp, TSCCVC chỉ có thé là sở hữu chung hợp nhất và chế độ sở hữu chung này là chế độ sở hữu
pháp định.
Luật HN&GD 2000 xác định TSCCVC căn cứ vào nguồn gốc tài sản
được hình thành, nó bao gồm rất nhiều khoản thu nhập hợp pháp khác nhau
được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân mà không phụ thuộc vào việc ai trực
tiếp tao ra nó (quy định tại Điều 27 Luật HN&GD Việt Nam năm 2000) Nghị quyết số 02 của Hội Đồng Thâm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
(HĐTP-TANDTC) ngày 23/12/2000 đã không đánh đồng tài sản của vợ/chồng có được trước thời kỳ hôn nhân của vợ chồng đều thuộc tài sản chung Điều 15 Luật HN&GD năm 1959 cũng không bó hẹp phạm vi TSCCVC như Điều 14 Luật HN&GD năm 1986, mà nó đã mở rộng ra đối với cả những tài sản do vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung và tài sản là giá trị quyền sử dụng đất Đây
là điểm mới tiến bộ hơn nó bảo đảm quyền định đoạt đối với tài sản riêng của công dân, đồng thời có tác dụng tích cực đảm bảo bản chất vốn có mang tính tốt đẹp của hôn nhân Các nguồn thu hợp pháp khác của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân có thé bao gồm tiền thưởng, tiền tring thưởng xổ số, tiền trợ cấp hoặc tài sản mà họ xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 247, Điều 248, Điều 250, Điều 251, Điều 252 của BLDS Ngoài những quy định trên,
31
Trang 39theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP-TANDTC thì: “#ong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chẳng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyên sở hữu phải có ghi tên của cả vợ chong” [13] Theo thực tế, tên của cả vợ chồng chỉ được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu của những tài sản giá trị lớn và quan
trọng trong cuộc sống gia đình Đối với các tài sản khác, chăng hạn như xe môtô hoặc tàu thuyền, trường hợp giấy chứng nhận chỉ ghi tên một trong hai bên, nếu không có tranh chấp - đó là TSCCVC.
Luật xác định rõ phạm vi khối TSCCVC, bao gém tat cả các tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt người nào tạo ra, ai có công nhiều hay ít trong việc hình thành khối tài sản chung Việc quy định phạm vi khối tài sản chung giúp vợ chồng hiểu và có trách nhiệm xây
dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung mà cùng nhau lao động vì lợi
ích gia đình Đồng thời còn là cơ sở pháp lý giúp vợ chồng thực hiện quyền
về mặt tài sản trong gia đình Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung (khoản 2 Điều 219
BLDS năm 2005 và khoản 1 Điều 28 Luật HN&GD năm 2000) Như vậy, về nguyên tắc, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ bình đăng đối với nhau trong việc xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản của họ Họ cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc
sở hữu chung hợp nhất theo quy định của pháp luật.
Quyền bình đăng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thoả thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có
giá trị pháp lý; việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh không cần bàn bạc, thỏa thuận trong trường hợp tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh
32
Trang 40doanh riêng Quy định này gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng với người thứ ba do khái niệm “tdi san chưng có giá trị lon” là khó xác định Trong thực tế có nhiều trường hợp công chứng viên bị phạt hành chính do công chứng hợp đồng mua bán xe máy mà người bán là chồng nhưng không có chữ ký của vợ.
Về các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị không lớn hoặc dé dap wng nhu cầu cơ bản của gia đình, chỉ cần một bên vợ hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên được coi là là có sự đồng ý của bên kia Trong tình
huống một trong hai người thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến TSCCVC để phục vụ các nhu cầu cơ bản hàng ngày của gia đình, bên kia sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Điều 25 của Luật HN&GD năm 2000 Điều này cụ thể hóa quyền tự quyết của cả hai vợ chồng trong việc thực hiện
các giao dịch dân sự dé đảm bảo các nhu cầu cơ bản và bảo vệ lợi ích của gia
đình Đồng thời, nó cũng xác định trách nhiệm của bên còn lại đối với các hành vi dân sự hợp pháp mà vợ hoặc chồng thực hiện vì lợi ích hợp pháp của gia đình.
Pháp luật quy định rằng vợ chồng phải bàn bạc và đồng ý trước khi chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung Vo/chéng được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung trong phạm vi được ủy quyền Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng (khoản | Điều 24 Luật HN&GD) Quy định này đã tạo điều kiện trong
trường hợp vì lý do nào đó một bên không trực tiếp tham gia giao dịch khi giao dịch đó đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng thì ủy quyền cho vo, chồng thực hiện các giao dịch dân sự đó Quy định này là phù hợp với lý luận và thực tế trong các quan hệ dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Vợ chồng cũng có thé đại diện cho nhau khi một bên mất NLHVDS hoặc khi một bên bị hạn chế NLHVDS.
33