Kiến nghị về tính hệ thông trong việc hoàn thiện pháp luật về hợpđồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân...Kiến nghị quan niệm lại về chế độ hôn sản ...--2- 5z s5x+s+
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ THANH HUYÈN
THEO PHAP LUAT VIET NAM
LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC
HA NOI - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ THANH HUYEN
Chuyén nganh: Luat Dan sy va Tố tung dân sự
Mã sô: 9380101.04
LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN THỊ QUE ANH
HÀ NOI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ nay là do chính tôi thực hiện Toàn bộ các tài liệu, cơ sở pháp lý, các dẫn chứng số liệu được tôi sử dụng dé phục vụ cho việc nghiên cứu luận an déu duoc dam bao chinh xac, trung thuc theo yéu cẩu của luận án
theo đúng quy chế của Đại học Quốc gia Hà Nội
Túc giả
Vũ Thị Thanh Huyền
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
9710000100157 |
CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET NGHIÊN CỨU -:¿25ccccccceessre 8 1.1 Tiền đề đánh giá tong quan tình hình nghiên cứu 8
1.2 Phan loại nội dung nghiên cứu thuộc đề tin 9
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước - - 11
1.4 Những thành tựu nghiên cứu được kế thừa va những van dé mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển 19
1.4.1 Những thành tựu nghiên cứu được kế thừa trong Luận án 19
1.4.2 Những van đề mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển 21
1.5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .- 22
1.6 — Cơ sở lý thuyết -5- 5c tt 2212112112211 eEEcre 24 1.7 Phuong pháp nghiên €ỨU 5 S5 SE EEsseseeererereree 24 Kết luận Chương I 2-2 2 St +E+E£+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE.E1 2E crkerkee 26 CHƯƠNG 2: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE HIỆU LUC CUA 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1. HOP DONG CHIA TAI SAN CHUNG CUA VQ CHONG TRONG THỜI KY HON NHÂN 2-©22cccvczzerrcee 28 Co sở lý luận của hop đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và hiệu lực của loại hợp đồng này 28
Khái niệm gia đình - - 13211132111 1E E111 Ekrrrerre 28 Khái niệm chế độ hôn sản cc¿-ccvcccccvrrrrrrrrrrrrrrrrrrr 32 Khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 2-2 5z 5252 36 Khái niệm hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời ky WOn Nha ÊŒridddầđa 36
Trang 5Các đặc điểm của hợp đồng chia tai san chung của vo chồng
trong thời kỳ hôn nhân - - 6+2 E + E++EE+eEEeereeersreeereerree
Giao kết hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong
U28 KY HOM MAN ee eee
Chủ thể của hợp đồng va sự thống nhất ý chí trong việc chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời thời kỳ hôn nhân
-Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân va giải quyết hậu quả của hợp đồngchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu Nội dung hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân 2 - 2 5 2 £+EerxerszceezLuận chung về nội dung hiệu lực của hợp đồng chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân . - 5 2552Hiệu lực đối với vợ, chồng của hợp đồng chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân - 2 2 22 s+£s+zs+zx+zsz+zHiệu lực đối với người thứ ba của hợp đồng chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 2 2 2 s22
Hiệu lực đối với tài sản đem chia của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân -2- 5252 Hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng
được xác lập theo thỏa thuận - - c1 cv re,
Thực hiện hợp đồng và hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồngchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và hiệu lực của loại hợp đồng ¡P2 da“
Đặc điểm của pháp luật về hợp đồng chia tài sản chung của vợchong trong thời kỳ hôn nhân 2- 22 52 25+ £+£+z£++zxzse2
Trang 62.5.2 Cấu trúc và nguồn của pháp luật về hợp đồng chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân - 2-2 s2 s2 s52 S0
Kết luận Chương 2 2-2-5 2E2E12E12E1121717121121121111 11111 xe 83 CHUONG 3: PHAP LUAT VIET NAM VE HIEU LUC CUA HOP
DONG CHIA TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG TRONG
THOT KY HON NHAN cv 85
Lược sử phat triển của pháp luật Việt Nam về hợp đồng
chia tai sản chung của vợ chồng trong thời ky hôn nhân 85 Tổng quan các qui định pháp luật hiện hành về hợp đồng và
hiệu lực của hợp đồng chia tài san chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân - 2-2 + E+EE£EEESEEEEEEEEE2EEEE1e2EE E1 crrreg 91 M6 hinh gia Gimh oe 91
Chế độ tài sản hôn nhân ¿2 + + +E+E+EEEE+E+EeEEEEzEeEeEertsrersree 96
Thỏa thuận và hiệu lực của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân 2 ¿2-52 22 2+£££E+£x+£szez2 104
Các qui định pháp luật liên quan tới hiệu lực của thỏa thuận
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 112
Thực tiễn áp dung các qui định pháp luật hiện hành về hop
đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 114 Những bắt cập chủ yếu và những nguyên nhân chủ yếu của
những bắt cập của pháp luật hiện hành về hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 129 Những bắt cập chủ yếu của pháp luật hiện hành về hợp đồng
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 129Những nguyên nhân chủ yếu của những bất cập của pháp luật
hiện hành về hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân - - G6 E11 E919 11 91 1v ng ng rệt 130
Kết luận Chương 3 2-5 2SEE+EESEEEEEEEEEEEEEEEE1211211 2111111 cre 132
Trang 7CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIET NAM VE HIỆU
Kiến nghị về nội dung hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Kiến nghị về tính hệ thông trong việc hoàn thiện pháp luật về hợpđồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Kiến nghị quan niệm lại về chế độ hôn sản 2- 5z s5x+s+¿Kiến nghị xây dựng định nghĩa và xác định các đặc điểm của
hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đồng thời bổ
sung chế định ly thân 2 2 2 S+©E+EE££E££E££E£EE2EEtEkerkerkerkeee Kiến nghị bổ sung vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
các trường hợp giao kết hợp đồng chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân nhưng một hoặc hai bên vợ chồng
Kiến nghị coi hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân mà có ti 6 liên quan tới lừa đối hay bạo lực vàảnh hưởng xấu tới nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình là vô hiệu
"8/07Kiến nghị sửa Điều 417 của Bộ luật Dân sự năm 2015
Kiến nghị làm rõ nghĩa vụ hợp tác chuyên giao tài sản phát sinh từ
hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhan Kiến nghị làm rõ chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ liên quan tới
thực hiện hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
Trang 84.2.9 Kiến nghị tăng cường giải thích tư pháp trong việc giải quyết
tranh chấp hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
[i08 011878 143
Kết luận Chương 4 2-2 St ©ESE2EEEEEEEEEEEEEE 2171121121111 1x11 144
KET LUẬN CHUNG 2- 2-5 ©S22E2+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkervees 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ
ĐÃ CONG BO LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN -c-ccccccres 146 TÀI LIEU THAM KHAO 0.oooocccccccsccccscsssesssessesssessesssessecssessecssecsesssecsessses 147
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Sự phát sinh và phát triển của chế định hợp đồng chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hệ quả tất yếu về mặt pháp lý của sự
thừa nhận chế độ tài sản riêng của vợ chong Luật Hôn nhân va Gia đình
năm 2014 có một số qui định về loại hợp đồng này (mà được gọi là thỏathuận chia tài sản chung của vợ chỗng trong thời kỳ hôn nhân) làm cơ sở choviệc bảo vệ tự do ý chí và quyền tư hữu của cá nhân con người trong sựkhông thiếu quan tâm tới việc duy trì sự ổn định của gia đình với tính cách
là một tế bào của xã hội Vì vậy loại hợp đồng này có những điểm khá khác biệt so với các loại hợp đồng thông thường khác về cả phương diện giao kết, hiệu lực và chế tài đối với sự vi phạm Trong những sự khác biệt đó, sự khác biệt về phương diện hiệu lực là sự khác biệt lớn nhất và có hậu quả lớn đối với quan hệ gia đình và đối với xã hội Sự khác biệt về phương diện hiệu lực
là sự khác biệt quan trọng bởi các bên giao kết hợp đồng nói chung và hợpđồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng đềumong muốn đạt được một hiệu lực nhất định (Chương 2 của luận án này sẽtrình bày cụ thé khái niệm hiệu lực của hợp đồng chia tai sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân)
Không phải cho tới khi Luật Hôn nhân va Gia đình năm 2014 được
Quốc hội thông qua nước ta mới biết tới hợp đồng chia tài sản vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân bởi trước đó pháp luật Việt Nam đã có những qui định vềloại hợp đồng này Tuy nhiên cho tới nay Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 là đạo luật có các qui định được xem là khá phù hợp với ý tưởng xây
dựng nền kinh tế thị trường Thực tế các qui định của pháp luật nói chung vàcủa Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nói riêng chưa qui định được đầy đủ sự
Trang 10khác biệt về phương diện hiệu lực này và cũng không dự liệu được các giảipháp cho sự khác biệt đó trong trường hợp xảy ra các tranh chấp liên quan.Hiện rất hiếm các công trình nghiên cứu về loại hợp đồng này, nhất là về hiệulực của nó, cả về lý luận, cũng như thực tiễn Chính vì những sự hiếm hoinày đã, đang và sẽ gây nên những khó khăn không nhỏ cho thực tiễn tư
pháp Sự giải quyết thiếu đứt khoát, thiếu đúng đắn và thiếu suôn sẻ các tranh chấp phát sinh từ đó gây nên những hậu quả rất xấu tới quan hệ gia đình, tới đời sống của mỗi con người liên quan và tới xã hội cả về mặt vật chất và về mặt tinh thần Phần nội dung quan trọng nhất của loại hợp đồng này là vấn đề hiệu lực của nó, và các qui định liên quan tới nội dung đó
không chỉ ở nằm ở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 mà còn ở nhiều
đạo luật khác, ví dụ như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm
2014 và nhiều đạo luật khác Tuy nhiên tính thống nhất của các qui định đó
còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu tiếp theo.
Vì những lẽ đó, tôi lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng chia tài
sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam”
làm đề tài cho luận án tiễn sĩ luật học của mình
2 Giới thiệu sơ lược những công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong
và ngoài nước
Việc thừa nhận chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong nhiều hệ thống
pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã thúc đây không ít đề tài nghiên cứuliên quan tới thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân được công bố Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu này thường gắn liền vớicác đặc điểm riêng của từng hệ thống pháp luật nhất định, mặc dù chúng cóthé có giá trị tham khảo chung Trong các công trình đó có một số công trình
điên hình của nước ngoài là “Spouse in law” của Dean Johnpaul Dumlao
Trang 11Menchavez xuất bản tại the University of Asia and the Pacifc, Philippines
năm 2014; “Principles of European Family Law Regarding Property Relations Between Spouses” của Katharina Boele-Woelki, Frédérique Ferrand, Cristina González Beilfuss, Maarit Jantera-Jareborg, Nigel Lowe, Dieter Martiny,
Walter Pintens xuất ban tai Intersentia, Cambridge — Antwerp — Porland năm
2013; “Proposal for a Council Regulation on jurisdiction, applicable law and
the recognition and enforcement of decisions in matters of matrimonial property regimes” cua European Commission, phat hanh tai Brussels nam
2016 Các công trình nghiên cứu ở trong nước điển hình là “Chế độ tai sản của vợ chông theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (Sách
chuyên khảo)” của tác giả Nguyễn Văn Cừ tại Nxb Tư pháp năm 2008;
“Áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận trong việc giải quyết chấm dứt
quan hệ tài sản giữa vợ và chong” của tác giả Đoàn Thị Phương Diệp đăng
tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; “Bình luận khoa học luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam — Tập II Các quan hệ tài sản giữa vợ chong” tac giả Nguyễn Ngọc Điện xuất bản tại Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh năm 2004;
“Khái quát tài sản của vợ chong trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới” của tác giả Nguyễn Hồng Hải đăng tải trên Trang thông tin pháp luật dân sự ngày 08/10/2008; “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Hải đăng tải trên Tap chíLuật học, Số 5/2003, Đại học Luật Hà Nội; “Chế độ tài sản theo thỏa thuậncủa vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam” củatác giả Bùi Minh Hồng đăng tải trên Tạp chí Luật học, Số 11 (114) năm
2009 Các công trình nay có giá trị tham khảo rất cao mà Luận án phải
kê thừa và tiêp tục nghiên cứu.
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liênquan tới hiệu lực của hợp đồng chia tải sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân và các qui định pháp luật Việt Nam điều chỉnh loại hợp đồng này
Pham vi nghiên cứu
Với tính chất của một luận án tiến sĩ luật học, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu các vấn đề về pháp luật Luận án tập trung phân tích nghiên cứu các van dé cụ thé và chuyên sâu về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Luận án không đi sâu nghiên cứu cácvấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và truyền thống liên quan Luận án chỉ nghiên
cứu trong khuôn khô pháp luật Việt Nam, nhất là pháp luật hiện hành.
Trong nội dung hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân, luận án không nghiên cứu chỉ tiết toàn bộ về thựchiện hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng này, mà luận án chỉ tập trungnói về các đặc trưng của việc thực hiện hợp đồng này và chế tài đối với các viphạm hợp đồng này
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài luận án là nghiên cứu chuyên sâu về lý luận, thựctiễn liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài và trên cơ sở đó đưa ra cáckiến nghị hoàn thiện pháp luật
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, xây dựng cơ sở lý luận của pháp luật liên quan.
Hai là, nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành liên quan, chỉ ra
những bat cập còn ton tại trong hệ thống pháp luật và chỉ ra nguyên nhân chủ
yếu những bat cập đó trên cơ sở thực tiễn thi hành pháp luật.
Trang 13Ba là, đề xuất các định hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
5 Bố cục của luận án Ngoài mục lục, lời mở dau, kết luận chung và danh mục tài liệu tham
khảo, các nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án có bố cục như sau:
Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những van đề lý luận về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Chương 3: Thực trạng của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợpđồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
“Hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” là một đề tài chuyên sâu, đòi hỏi phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng
dưới giác độ lý luận và thực tiễn bởi: (1) Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 không có sự kết nối nhất định với Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quantới vấn đề này, trong khi đó Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 chưa cónhững qui định đầy đủ về loại hợp đồng nảy, nhất là liên quan tới hiệu lực củahợp đồng này, và bản thân Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng không có những
qui định nói rõ hiệu lực của hợp đồng nói chung là những gì; (2) vậy mà thực tiễn tư pháp luôn luôn đòi hỏi phải giải thích hợp đồng đó đối với những tranh chấp cụ thể, nhất là về vấn đề hiệu lực của hợp đồng Luận án đã tập trung nghiên cứu lý luận chuyên sâu nhất của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân- đó là hiệu lực của loại hợp đồng này nhằm
cung cấp những thông tin và kiến thức về khái niệm, bản chất, các thành tốcủa mô hình lý luận liên quan tới hiệu lực của loại hợp đồng này, đồng thời
Trang 14cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới những bất cập của luật thực
định và cách thức tiếp cận các qui định từ đó trong thực tiễn Các thông tin và
kiến thức này giúp cho việc hoàn thiện pháp luật liên quan và giải thích cácqui định hiện hành, đồng thời đóng góp cho nghiên cứu và giảng dạy pháp
luật liên quan.
7 Những kết quả nghiên cứu mới của luận án
Trong quá trình nghiên cứu, Luận án đã đóng góp cho khoa học pháp lý
và cho thực tiễn pháp lý những điểm mới sau đây:
Điểm mới thứ nhất, Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, và
đã trình bày khá đầy đủ các thành tố của lý luận nền tang về hiệu lực của hợp
đồng chia tai sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và đã hoan thiệnnhiều nội dung lý luận liên quan, đồng thời làm sâu sắc thêm nhiều van van
dé lý luận đã có từ trước;
Điểm mới thứ hai, Luận án đã xây dựng lại định nghĩa khái niệm gia
đình phù hợp với đời sống xã hội hiện đại, kinh tế thị trường và toàn cầu hóa;
Điểm mới thứ ba, Luận án đã đưa ra định nghĩa mới và đầy đủ hơn đối
với khái niệm chế độ hôn sản;
Điểm mới thứ tw, Luận án đã phân tích sâu sắc thêm về mặt lý luận về Sự cần thiết của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Điểm mới thứ năm, Luận án đã xây dựng định nghĩa đầy đủ về hợp
đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Điểm mới thứ sáu, Luận an đưa ra các kiến giải và xác định về mặt
khoa học pháp lý các đặc điểm khá đầy đủ của hợp đồng chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Điểm mới thứ bảy, Xây dung lý luận nền tảng về chủ thé của hợp đồng
chia tài sản chung của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân, và trả lời cho câu hỏi
Trang 15trường hợp một bên vợ hoặc chồng mat năng lực hành vi dân sự hoặc cả hai
vợ chồng đều mắt năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng chia tài sản chung của
vợ chồng có được giao kết thông qua người đại diện hay không:
Điểm mới thứ tam, kiên nghị coi hợp đồng chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân mà có tì 6 liên quan tới lừa dối hay bạo lực và
ảnh hưởng xấu tới nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình là vô hiệu tuyệt đối;
Điểm mới thứ chín, dựa vào lý thuyết đã được học trên lớp, NCS đã mở
rộng đề lập luận cho quan hệ nghĩa vụ phát sinh bởi hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Điểm mới thứ mười, Luận án đưa ra lập luận phân biệt rõ ràng giữa hợp
đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với hợp đồngtặng cho tài chung của vợ chồng trong trường hai vợ chồng chia tài sản chung
nhưng vì lợi ích của người thứ ba;
Điểm thứ mười một, Luận án đã xác định được những đặc thù của pháp
luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân;
Điểm mới thứ mười hai, Luận án đặt van dé là cơ sở dé các công trình sau này nghiên cứu tiếp, chuyên sâu và toàn diện về thực hiện hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và các chế tài cũng như áp dụng chúng cho các vi phạm loại hợp đồng này.
Trang 16Chương 1
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYÉT NGHIÊN CỨU
1.1 Tiền đề đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Gia đình là một chế định gắn bó với đời sống của một xã hội cụ thể Nóphản ánh những đặc điểm truyền thống, văn hóa của xã hội đó khá sát thực vàsâu sắc Do đó pháp luật về gia đình có những khác biệt giữa các hệ thốngpháp luật của các nước khác nhau mặc dù các hệ thống này đều xem luật giađình là một chế định cơ bản của luật tư hay luật dân sự Trong quan hệ giađình, ngoài tình cảm thiêng liêng, thì vấn đề hôn sản khá phức tạp nhưng phụ
thuộc khá nhiều vào những đặc điểm riêng của chế định gia đình ở từng nước Nhà làm luật của mỗi quốc gia đều lựa chọn chế độ hôn sản phủ hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội, tập quán, truyền thống và nguyện vọng của các cặp vợ
chồng [9, tr 28] Hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân về mặt khoa học pháp lý nói chung không phải là vẫn đề mới của phápluật về gia đình ở nhiều nước trên thế giới Nhưng do các đặc điểm riêng củatừng chế độ hôn sản xây dựng trên các nền tảng xã hội và pháp luật khác nhaunhư trên đã nói của từng nước, nên hợp đông chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân nói chung và hiệu lực của loại hợp đồng này nói riêng
ở các nước trên thế giới thừa nhận loại hợp đồng này không hoàn toàn đồng
nhất về quan niệm.
Với quan niệm phong kiến về gia đình và trải qua nhiều cuộc xâm lăngcủa nước ngoài, gia đình Việt Nam có đặc tính dân tộc rất mạnh mẽ Khôngthể phủ nhận được vai trò của chế độ gia đình đó mà trong đó có cả những
van đề về hôn sản rất Việt Nam Song bước vào thời kỳ đổi mới, quan niệm
về gia đình phong kiến và quan niệm gia đình theo kiểu xã hội chủ nghĩa cũ
đang dần dần bị thay thế bởi một quan niệm gần gũi hơn với nền kinh tế thị
Trang 17trường và hội nhập quốc tế Sự thay đổi về quan niệm này chủ yếu diễn ra trong mối quan hệ tài sản giữa các thành viên gia đình đối với nhau và giữa
gia đình với những người ngoài gia đình Vì vậy ở Việt Nam hiện nay, chế độhôn sản thừa nhận việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân màvới pháp luật về hôn nhân và gia đình trước kia vẫn còn cảm thấy khá xa lạ.Hiện nay dù có sự khác biệt đó, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loạihợp đồng này nói chung và hiệu lực của loại hợp đồng này nói riêng
Vì vậy khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước đối với đề tài “Hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam” cần phải lưu ý tới các tiền đề sau:
Thứ nhất, hiệu lực của hợp đồng chia tai sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân là một vấn đề thuộc luật tư có mối liên hệ không thể tách rời
với các vấn đề pháp lý chung của nghĩa vụ, hợp đồng và tài sản Nên khi đánh
giá tình hình tổng quan không thé bỏ qua các công trình nghiên cứu có tính
chất chung, nhưng chỉ trong phạm vi các mối liên hệ trực tiếp.
Thứ hai, hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói chung và hiệu lực của hợp đồng này nói riêng không thể tách rời chế
độ hôn sản theo một hệ thống pháp luật cụ thé Do đó chỉ tập trung đánh giá
tình hình nghiên cứu ở ngoài nước đối với các công trình liên quan trực tiếptới loại hợp đồng này và hiệu lực của nó theo chế độ hôn sản trong nước sởtại, trừ những công trình liên quan tới các thông tin, kiến thức chung trực tiếp
1.2 Phân loại nội dung nghiên cứu thuộc đề tài(1) Căn cứ vào tính hệ thống liên quan tới phạm vi nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu của đề tài có thé được chia thành các phan theo thứ bậc như sau:
Thứ nhất, những vẫn đề chung về hiệu lực của hợp đồng có liên quan;
Thứ hai, những van dé chung về chê độ hôn sản có liên quan;
Trang 18Thứ ba, những vẫn đề chung về hợp đồng chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân;
Thứ tr, những vẫn đề chung về tài sản chung của vợ chồng;
Thứ năm, khái niệm, đặc điểm của hiệu lực của hợp đồng chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Thứ sáu, lược sử của các qui định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Thứ bay, nội dung của các qui định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ tám, những vẫn đề về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật liên quan.
Thứ chín, những kết luận và kiến nghị liên quan tới đề tài luận án
(2) Căn cứ vào mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu của đề tài có thể được chia thành các vẫn đề lớn như sau:
+ Những vấn đề về lý luận liên quan;
+ Những vấn đề về lịch sử pháp luật liên quan;
+ Những vấn đề về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật
liên quan;
+ Những kết luận và kiến nghị liên quan.
Qua hai cách phân loại trên theo chiều ngang phù hợp với nhận thức
tổng thê về đề tài, để bảo đảm hiệu quả của đánh giá tình hình nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan, và xây dựng các nội dung nghiên cứu, luận án lựa chọn cách đánh giá dựa trên căn bản của cách phân loại nội dung căn cứ
vào tính hệ thông liên quan tới phạm vi nghiên cứu của đề tài như nói tại điểm
(1) và thêm hai mảng nội dung nói tại điểm (2) là những vấn đề về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật liên quan và những kết luận và kiến
nghị liên quan tới đê tài luận án.
10
Trang 191.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Vẻ những van dé chung về hiệu lực của hợp dong có liên quan
Trong cuốn “Giáo trình luật hợp dong phan chung (Dùng cho đào tạo
sau đại học)”, Tác giả Ngô Huy Cương chỉ ra khái niệm hiệu lực của hợp
đồng (sau khi đã nghiên cứu sâu về hợp đồng) theo nghĩa rộng bao gồm cácvấn đề như thi hành hợp đồng, giải thích cho ý chí của của các bên tham giaquan hệ hợp đồng và kiềm chế hoặc bảo đảm cho việc biểu lộ ý chí, va theonghĩa hẹp bao gồm thi hành hợp đồng và giải thích cho ý chí của của các bên
tham gia quan hệ hợp đồng [10, tr 542].
Nhà nghiên cứu Vũ Văn Mẫu đã xác định rõ ràng về phạm vi của hiệu lực của hợp đồng và chỉ rõ nghiên cứu hiệu lực của hợp đồng bao gồm nghiên cứu hiệu lực của nghĩa vụ và vấn đề giải thích hợp đồng [37, tr 242] Đây
chính là nội dung của hiệu lực hợp đồng mà cần phải triển khai nghiên cứu
sau khi đã nghiên cứu điều kiện có hiệu lực, phạm vi của hiệu lực và thời gian
pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và phải thi hành
nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó” [27, tr 19] Định nghĩa này không
phan ánh được phạm vi của van dé hiệu lực của hợp đồng trong mối quan hệ
với các vấn đề khác như giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng và hợp đồng vô hiệu, phân loại hợp đồng, giải thích hợp đồng, vi phạm
hợp đồng và thực hiện hợp đồng Và bản thân thuật ngữ giá trị pháp lý được sử dụng trong đó cũng có nhiều vấn đề cần lý giải và khó xác định.
Trong Common Law, vân đê côt yêu của hiệu lực của hợp đông được
11
Trang 20thé hiện trong học thuyết “Privity of contract” (tạm dich là quan hệ pháp lý giữa các bên) Học thuyết này có nội dung chủ yếu là chỉ các bên thực tế của
hợp đồng có quyền và nghĩa vụ bắt buộc theo hợp đồng, tuy nhiên có ngoại lệ
đối với bên thứ ba có lợi ích [73, pp 164-165] Dù không nghiên cứu một
cách khái quát như ở các nước theo Civil Law, nhưng luật hợp đồng ở các
nước Common Law cũng nghiên cứu những vấn đề pháp lý như ở Civil Law như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, giải thích hợp đồng và thực hiện hợp đồng.
Trong phiên bản năm 2004 của Unidroit giới thiệu Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, quan niệm rộng về hiệu lực của hợp đồng đã được đưa ra không bao gồm nội dung của hiệu lực của hợp đồng
mà chỉ liên quan tới các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vôhiệu [63, tr 1266] Phần giải thích hợp đồng và thực hiện hợp đồng được tách
riêng Tuy nhiên các vấn đề này về mặt học thuật là một thê thong nhat Do
đó nhăm mục tiêu nghiên cứu của Luận án này, hiệu lực của hợp đồng được
hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm tất cả các phạm vi đã đánh giá ở trên và các vấn đề pháp lý liên quan tới hậu quả của việc vi phạm các qui tắc của hiệu lực của hợp đồng chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ ly hôn.
Vẻ những van dé chung về chế độ hôn sản có liên quan
Khái niệm về chế độ hôn sản được Ủy ban Châu Âu giải thích rõ ràng
trong “Proposal for a Council Regulation on jurisdiction, applicable law and the recognition and enforcement of decisions in matters of matrimonial property
regimes” ngày 2/3/2016 rang: “Chế độ hôn sản xuất phat từ sự tồn tại của quan
hệ gia đình giữa các cá nhân trong đó Vậy các chế độ hôn sản liên hệ gần gũi với kết hôn, dù chúng liên quan tới mỗi quan hệ tài sản giữa vợ và chồng và giữa vợ chồng và người thứ ba, thì chúng nhất thiết được xem như một phần
của luật gia đình Chúng tôn tại khi gia đình tồn tại và biến mắt khi gia đình bi
12
Trang 21tan rã (như ly hôn hoặc ly thân hoặc cái chết của vợ hoặc chồng)” [75 p 5].
Định nghĩa này làm rõ: (1) nguồn gốc phát sinh và hoàn cảnh tồn tại của chế
độ hôn sản; (2) nội dung pháp lý của chế độ hôn sản; (3) vị trí của chế độ hônsản trong hệ thống pháp luật
Trong cuốn chuyên khảo “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Cừ, có định nghĩa:
“Chế độ tai sản của vợ chồng là tong hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh
về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các qui định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng: các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản vợ và chồng theo luật định” [9, tr 8-9] Định nghĩa này bao quát phần lớn các quan hệ về tài sản trong các chế độ hôn
sản và xuất phát từ các qui định pháp luật về hôn nhân và gia đình trước khiLuật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ra đời Tiếp theo định nghĩa này, tác giả
nghiên cứu đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của chế độ hôn sản và hai chế độ hôn
sản thỏa thuận và do luật định bang các phương pháp chủ yéu như phân tích
qui phạm, lịch sử và đối chiếu pháp luật.
Trong công trình “Principles of European Family Law Regarding
Property Relations Between Spouses”, các nhà luật hoc Châu Âu đã nghiên cứu so sánh các chế độ tài sản của vợ chồng trong khu vực Châu Âu và thấy
rằng trong một số nên tài phán có sự kết hợp nhiều chế độ hôn tài sản vớinhau, chăng hạn như những chế độ hôn tài sản khác nhau có thê được kết hợp
theo cách những chế độ khác nhau áp dụng đối với những loại tài sản khác
nhau như bất động sản hoặc động sản đặc biệt; đặc biệt hôn ước có thể thiết
lập đối với tài sản hiện có hoặc sẽ có trong tương lai [77, p 101].
Trong bài báo “Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới”, tác giả Nguyễn Hồng Hải
quan niệm hôn ước là sự thỏa thuận bằng văn bản do vợ chồng lập trước khi
13
Trang 22kết hôn dé qui định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân
mà nội dung của nó qui định quyên và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
đó, cũng như trong việc thực hiện giao dịch giữa họ với người thứ ba [24].
Nhà nghiên cứu Bùi Minh Hồng nhận định chế độ tài sản do pháp luật
dự liệu trong trường hợp vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước vô hiệu;tuy nhiên các nước xã hội chủ nghĩa trước kia và một số nước Nam Mỹ chỉ cómột chế độ tài sản do luật định [26] Ở đây tác giả đã nhắc đến hai nguồn sốc
của chế độ hôn sản.
Chế độ hôn sản, qua công trình “Áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận trong việc giải quyết chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng”, của tác giả Đoàn Thị Phương Diệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở
hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập quyền sởhữu tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sảnriêng, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng [17]
Tác giả Nguyễn Văn Cừ đã giới thiệu và lược giải các chế độ tài sản
vợ chồng tồn tại hiện nay trong một số hệ thống pháp luật qua cuốn chuyên khảo “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam” [9] Các thông tin tại đây có giá trị phân loại quan trọng cho việc
nghiên cứu va thiết lập các chế độ tài sản cụ thể theo sự lựa chọn của pháp
luật quốc gia
Notarius International đã đưa ra thống kê toàn cầu về sự lựa chọn chế
độ hôn sản của các nước trên thế giới trong công trình mang tên “World Map
of Matrimonial Property Regimes” Day là tài liệu có giá trị tham khảo quan
trọng đề tiễn hành nghiên cứu so sánh pháp luật [79]
Về những van dé chung về hợp dong chia tài sản chung của vợ chong
trong thời kỳ hôn nhân
Tác giả Nguyễn Hồng Hải khăng định trong bài báo “Bàn thêm về
14
Trang 23chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” là khi chia tài sản chung của vợ và chồng trong
thời kỳ hôn nhân thì quan hệ về nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi,
và đây là điểm khác biệt giữa chế định chia tài sản chung của vợ chồng vàchế định ly thân [23]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Cừ nói tới chia tài sản chung của vợ
chồng theo chế độ hôn ước như sau: Nếu lựa chọn chế độ tài sản chung, thì vợ chồng thỏa thuận trong hôn ước các van đề liên quan tới các thành phan của tài sản chung của vợ chồng, đồng thời tài sản riêng của mỗi bên (nếu có); trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng và quyên lợi của mỗi bên; giải quyết món nợ phát sinh từ đời sống chung của gia đình [9, tr 30] Day là
các gợi ý quan trọng cho một số điều kiện của thỏa thuận chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Thông thường pháp luật có qui định
chặt chẽ về việc thay đổi hôn ước vì người thứ ba có quyền lợi liên quan tới
tài sản của vợ chồng [9, tr 31]
Về những van dé chung về tài sản chung của vợ chong Chế độ cộng đồng toàn sản, chế độ cộng đồng động sản và tạo sản, và chế độ cộng đồng tạo sản đã được tác giả Nguyễn Văn Cừ định nghĩa và giới thiệu đại cương trong cuốn chuyên khảo “Chế độ tài sản của vợ chồng theo
pháp luật hôn nhân va gia đình Việt Nam” [9, tr 37-47] Day là những tri thức
cơ bản và hữu ich cho việc triển khai nghiên cứu dé tai Luận án.
Tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã dành hơn 50 trang trong cuốn sách
“Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam — Tập II Các quan
hệ tài sản giữa vợ chồng” để nói về khối tài sản chung của vợ chồng từ khái niệm cho tới cách thức xác định, chứng minh và suy đoán [20] Các kết quả nghiên cứu này có giá trị rất lớn trong việc kế thừa và nghiên cứu tiếp đề tài
Luận án này.
15
Trang 24Về khái niệm và đặc điển của hiệu lực của hợp dong chia tai san chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân
Nói về cái chỉ phối quan trọng của hiệu lực của mối quan hệ tài sản vợ
chồng nói chung ở Việt Nam mà liên quan tới cả hiệu lực của hợp đồng chia tàisản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Tác giả Nguyễn Ngọc Điện đề
cập trong công trình nghiên cứu mang tên “Bình luận khoa học luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam — Tập II Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng” rang:
Có thé hình dung quan hệ tài sản giữa vợ và chồng như một loại
quan hệ đặc biệt ràng buộc hai người, vốn đã gắn bó với nhau dohiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có đăng ký kết hôn, liên quan đếntài sản, nói chung là đến lợi ích vật chất có gia tri tiền tệ Quan hệ
tài sản vợ chồng không tồn tại giữa hai người chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Quan hệ tài sản giữa vợchồng bị thủ tiêu, trong trường hợp hai người chung sống với nhau
có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị hủy theo một bản ánhoặc quyết định của Tòa án Quan hệ tài sản giữa vợ chồng chấm
dứt, trong trường hợp hai người chung sống với nhau có đăng ký
kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc do có mộtngười chết [20, tr 7-§]
Việc chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân do vợchồng thỏa thuận với nhau mà Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Cừ cho rằng dứt
khoát phải được tòa án công nhận hoặc phải được công chứng, chứng thực
theo qui định của pháp luật nhằm hạn chế tối đa hành vi của vợ chong lợi dụng việc chia tài sản dé tau tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, và thỏa
thuận này không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng [9, tr 247-248]
Về lược sử của chế định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của
vợ chong trong thời kỳ hôn nhân
Hiện không tìm thấy tài liệu nào nói riêng về lịch sử chế định hợp đồng
16
Trang 25chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam Tuy nhiên có
hai công trình điên hình nghiên cứu tổng quát về lich sử chế độ hôn sản ở Việt
Nam của hai Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Điện và Nguyễn Văn Cừ.
Trong cuốn “Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam —Tập II Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng”, tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã sơlược giới thiệu sự phát triển chế độ hôn sản của Việt Nam từ cô luật và tục lệ
cho tới luật cận đại, hiện đại và sau khi thống nhất đất nước [30, tr 16-21].
Trong cuốn chuyên khảo “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Cừ chia lịch sử Việt
Nam về chế định này thành các thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, thời
kỳ trước khi thống nhất đất nước ở Miền Nam, thời kỳ từ năm 1945 tới nay ở
Miền Bắc, và lược giải các chế độ hôn sản tại các thời kỳ đó [9].
Các kết quả nghiên cứu của các công trình này có ý nghĩa quan trọng
với việc tiếp tục nghiên cứu sâu về hợp đồng chia tai sản của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân và hiệu lực của nó.
Về nội dung của chế định hiệu lực của hợp đông chia tài sản chung của
vợ chong trong thời kỳ hôn nhân
Nhà nghiên cứu Đoàn Thị Phương Diệp đặt vẫn đề:
Có thê thấy pháp luật không quy định đặc biệt gì liên quan đến việc
giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong trường hợp hủyhôn nhân trái pháp luật khi giữa họ ton tại thỏa thuận về chế độ tàisản giữa vợ và chồng Đương nhiên là thỏa thuận về chế độ tài sản
không thé tiếp tục tồn tại sau khi quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng
đã bị tòa án tuyên bồ hủy, bởi vì quan hệ tài sản giữa vợ và chồng chỉ
ton tại khi tồn tai quan hệ hôn nhân — quan hệ vợ chồng Do đó, câu
hỏi đặt ra là liệu các thỏa thuận về quan hệ tài sản gitra vợ va chồngtrong chế độ tài sản thỏa thuận giữa họ có phát sinh hiệu lực khi giảiquyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa họ? [17].
17
Trang 26Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng ở đây có thé hiểu cả quan hệ phan chia tài sản giữa vợ và chồng trước khi hủy hôn nhân trái pháp luật Đây là
một trường hợp đặc biệt mà luận án sẽ nói tới tại chương 2.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Điện đã nghiên cứu và đã đưa ra một sốkết luận liên quan tới thời điểm có hiệu lực, thời điểm chấm dứt thỏa thuận chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và những nghĩa vụ phát sinh
liên quan, cũng như các hệ qua của thỏa thuận vô hiệu [20, tr 198-216] Cac
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Điện có giá trị khoa học rất cao
mà các công trình nghiên cứu tiếp theo về dé tai này không thé không lay đólàm nên tảng
Về những van dé về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật liên quan
Trong bài viết “Áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận trong việc giải
quyết cham dứt quan hệ tai sản giữa vợ và chồng”, tác giả Doan Thị Phương
Diệp luận giải Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Thỏa thuận giữa vợ và
chồng về chế độ tài sản, dù hiện nay pháp luật chưa quy định chính thức là
một hợp đồng, nhưng về nguyên tắc là một loại giao dịch; và với tư cách là
một loại giao dịch, các thỏa thuận này phải tuân thủ những điều kiện nhất định đề phát sinh hiệu lực; theo đó Tòa án có thể tuyên bố vô hiệu đối với một
thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng do không tuân thủ điều kiện có
hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật Dân sự và các luật khác có
liên quan, và thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm một trong các
quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 [17] Mặc dù chưa thật thích đáng trong quan niệm về hành vi pháp lý,
nhưng tại đây tác giả Đoàn Thị Phương Diệp đã phân tích thực trạng pháp
luật tích đáng dé áp dụng giải quyết những tranh chấp liên quan tới chế độ tàisản vợ chồng theo thỏa thuận nói chung và hợp đồng chia tài sản vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân nói riêng.
18
Trang 27Về những kết luận và kiến nghị liên quan tới dé tài luận án
Về nguyên nhân dẫn đến các bất cập của pháp luật Việt Nam về hôn
nhân và gia đình nói chung, Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Cừ cho răng nguyênnhân cơ bản nhất là có nhiều hạn chế trong việc tô chức và áp dụng Luật Hônnhân và Gia đình, trong đó có chế độ tài sản vợ chồng, và đưa ra các giải pháp(1) khắc phục là xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách và tòa chuyêntrách về hôn nhân và gia đình, (2) mở rộng các loại nguồn pháp luật như tập
quán, áp lệ, (3) thành lập một cơ quan định giá tài sản chuyên nghiệp, xác
định trách rõ trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc phốihợp với tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan tới tài sản của vợ chồng, (4)
tăng cường phô biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia
đình của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể [9, tr 268-271] Dù các kiến nghị này
đã được tiếp thu phần nào, nhưng vẫn còn nguyên giá trị bởi lý luận và thực tiễn bởi sự thích hợp của những kiến nghị này đối với thực trạng pháp luật Việt Nam về chế độ hôn sản nói chung va về hiệu lực của hợp đồng chia tài
sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng
1.4 Những thành tựu nghiên cứu được kế thừa và những vấn đề
mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển
1.4.1 Những thành tựu nghiên cứu được kế thừa trong Luận án (1) Về những van dé chung về hiệu lực của hợp dong có liên quan
Đây là những vấn đề pháp lý có tính cách chung cho cả hệ thống luật tư(luật hợp đồng) có bề dày lịch sử hàng nghìn năm Do đó Luận án kế thừatoàn bộ các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan dé trên cơ
sở đó làm rõ hơn cho vấn đề hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.
(2) Về những van dé chung về chế độ hôn sản có liên quan
Các kết quả nghiên cứu về chế độ hôn sản nói chung nêu trên được
Luận án kê thừa đê nghiên cứu các môi quan hệ tài sản liên quan tới đê tài
19
Trang 28Luận án Tuy nhiên việc xác định khối tài sản chung của vợ chồng và các
nghĩa vụ tài sản của vợ chồng và các vấn đề liên quan phụ thuộc vào pháp luật
Việt Nam hiện hành, nhất là quyền sử dụng dat
(3) Về những van dé chung về hop dong chia tài sản chung của vợchong trong thời kỳ hôn nhân
Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu riêng về loại hợp đồng này về mặt lý luận để trên cơ sở đó phát triển thêm các vấn đề lý luận gắn với thực
tiễn pháp luật Việt Nam hiện nay
(4) Về những van dé chung về tài sản chung của vợ chongLuận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về mô hình các chế độ tài sảnchung của vợ chồng trên thế giới và ở Việt Nam để trên cơ sở đó luận giải cho
mô hình chế độ về tài sản chung của vợ chồng hiện nay ở Việt Nam và kiến
nghị liên quan.
(5) Về khái niệm, đặc điểm của hiệu lực của hợp đồng chia tài sảnchung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân
Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về diễn giải các vẫn đề pháp lý
liên quan của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời hôn nhân
dé xây dựng khái niệm và phân tích các đặc điểm của loại hợp đồng này
(6) Về lược sử của chế định hiệu lực của hợp đông chia tài sản chung
của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân
Luận án kế thừa toàn bộ các kết quả nghiên cứu liên quan tới lịch sửcủa chế độ hôn sản Việt Nam dé tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu liên quan tới
Trang 29(8) Về những van dé về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật liên quan
Luận án kế thừa các phân tích thực trạng các qui định pháp luật Việt
Nam về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chia tai sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân và vấn đề vô hiệu của hợp đồng này
(9) Vé những kết luận và kiến nghị liên quan tới dé tài luận án Luận án kế thừa phân tích nguyên nhân của bất cập của pháp luật hiện
nay về chế độ hôn sản nói chung là van dé thi hành và áp dụng pháp luật détìm kiếm định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan
1.4.2 Những vấn dé mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển
Qua việc phân tích nội dung nghiên cứu của dé tài Luận án và các luậngiải về những kết quả nghiên cứu kế thừa, Luận án cần tiếp tục nghiên cứu và
phát triển các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, xác định sản nghiệp chung của vợ chồng và những yếu tổ tích sản không thé chia trong điều kiện của pháp luật Việt Nam hiện nay; làm
rõ các vấn đề lý luận liên quan tới tài sản chung là quyền sử dụng đất, tài sản
kinh doanh;
Thứ hai, xác định rõ mô hình chế độ tài sản chung của vợ chồng hiện nay
ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân nói chung và hiệu lực của hợp đồng này nói riêng:
Thứ ba, định nghĩa va chỉ rõ các đặc điểm của hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Thứ tw, nghiên cứu chuyên sâu về quá trình phát triển của chế định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Thứ năm, xây dựng mô hình lý luận về chế định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Thứ sáu, làm rõ thực trạng của chế định hiệu lực của hợp đồng chia tai
21
Trang 30sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và tìm kiếm các nguyên nhân dẫn đến những bắt cập của chế định này:
Thứ bảy, kiến nghị định hướng và giải pháp hoàn thiện va thi hànhpháp luật hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu
và giả thuyết nghiên cứu sau đây:
+ Các câu hỏi chung và giả thuyết nghiên cứu chung
Các câu hỏi nghiên cứu chung: Việt Nam đã có một cơ sở lý luận có hệ
thong và vừa đủ dé xây dựng và thi hành các qui định pháp luật về hiệu lực
của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa?Các qui định pháp luật liên quan tới van đề nay có các bất cập không vàchúng đã được thi hành như thế nào? Cần hoàn thiện như thế nào về pháp luật
về vấn đề này?
Các giả thuyết nghiên cứu chung: Việt Nam chưa có một cơ sở lý luận
có tính hệ thống và đầy đủ để xây dựng các qui định pháp luật thích hợp về
hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân Các qui định pháp luật hiện hành có liên quan còn khá nhiều bất cập và
có nhiều vướng mắc trong việc thi hành Cần xây dựng một mô hình các qui
định pháp luật liên quan.
+ Các câu hỏi nghiên cứu riêng và giả thuyết nghiên cứu riêngCác câu hỏi nghiên cứu đối với chương 2 của Luận án: Các thành tốcủa cơ sở lý luận dé xây dựng các qui định pháp luật thích hợp về hiệu lực của
hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã được
làm rõ chưa? Mối liên hệ giữa các thành tố đó như thế nào? Các vấn đề lý
22
Trang 31luận liên quan trong hệ thống lý luận về hiệu lực của hợp đồng nói chung cóthích hợp với hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân không?
Các giả thuyết nghiên cứu đối với chương 2 của Luận án: Các thành tố của cơ sở lý luận chưa được nhận thức đầy đủ và chưa hoàn toàn thích hợp dé xây dựng các qui định pháp luật thích hợp về hiệu lực của hợp đồng chia tai
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu quả Mối liên hệ giữacác thành tố của cơ sở lý luận đã được nhận thức vẫn chưa được làm rõ hoàntoàn Các vấn đề của hệ thống lý luận về hiệu lực của hợp đồng nói chung có
độ vênh nhất định với hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
Các câu hỏi nghiên cứu đối với chương 3 của Luận án: Các qui định của luật thực định về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân có đủ dé điều chỉnh các quan hệ liên quan không? Cácqui định hiện hành có những bat cập gi trong việc điều chỉnh các quan hệ liênquan? Việc tổ chức thi hành các qui định nảy có những vướng mắc gì? Cácnguyên nhân của những bất cập và vướng mắc đã nói là những gì?
Các giả thuyết nghiên cứu đối với chương 3 của Luận án: Các qui địnhcủa luật thực định về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân không đầy đủ Các qui định này có nhiều bất cập từ
chính sách cho tới kỹ thuật pháp lý Việc tổ chức thi hành các qui định nay chưa thật sự phù hợp Nguyên nhân chủ yếu của các bất cập và vướng mắc là thiếu cơ sở lý luận thích hợp.
Các câu hỏi nghiên cứu đối với chương 4 của Luận án: Có cần thiếthoàn thiện pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân không? Định hướng và giải pháp chủ yếu là gi?
Các giả thuyết nghiên cứu doi với chương 3 cua Luận án: Hoàn thiện
23
Trang 32pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân có tính cấp bách Định hướng và giải pháp chủ yếu là xây dựng
mô hình các qui định cụ thé và liên quan
1.6 Cơ sở lý thuyếtLuận án dựa vao các lý thuyết sau:
Thứ nhất, học thuyết tự do ý chí được sử dụng dé nghiên cứu nền
tang lý luận của hợp đồng chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân va khang
định quyền tự do định đoạt của các bên; nghiên cứu sự can thiệp của công quyền vào hợp đồng nay;
Thứ hai, học thuyết hiệu lực tương đối của hợp đồng được dùng dé nghiên cứu những trường hợp hợp đồng có điều kiện vì lợi ích của người thứ ba;
Thứ ba, học thuyết về quyền con người được sử dụng để nghiên cứu
việc bao đảm các quyên của trẻ em và những người yếu thế liên quan;
Thứ tư, học thuyết về bình dang nam nữ dé bao đảm sự bình đăng của
vợ chồng trong mọi lĩnh vực ké cả trong trường hợp chia tài san;
Thứ năm, học thuyết về sản nghiệp, sản nghiệp thương mại, về chế độ công hữu đất đai dùng để nghiên cứu việc xác định khối tài sản chung và những hạn chế liên quan.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sơ các nghiên cứu trên, Luận án lựa chọn các phương pháp
nghiên cứu chủ yêu như sau:
Phương pháp thống kê- tong hop được Luận an dùng dé xem xét các số
liệu liên quan và từ đó phát hiện ra khuynh hướng vận động của các vấn đề xã
hội có nhu cầu điều chỉnh pháp luật Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp này chương 3 của Luận án nghiên cứu các vấn đề thực trạng của pháp luật.
Phương pháp phán loại pháp ly được sử dụng trong toàn bộ các nội dung của Luận án nhăm phân loại nội dung nghiên cứu cua đê tai, xác định câu
24
Trang 33trúc bệ trong của pháp luật có liên quan, xây dựng mô hình lý luận, phân loại
các trường hợp thực tiễn dé xem xét việc thi hành và áp dụng pháp luật, và xâydựng hệ thống các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật có liên quan
Phương pháp mô tả và phân tích qui phạm và vụ việc được sử dụng
trong Luận án để tìm hiểu rõ các qui định pháp luật và các vụ việc liên quannhằm làm rõ sự thé hiện của lý thuyết và định hướng của các qui phạm pháp
luật và các giải pháp xử lý các vụ việc Phương pháp này được sử dụng trong các chương 2,3 và 4 của Luận án.
Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng nhằm đánh giá các giải pháp của pháp luật Việt Nam và để học hỏi những kinh nghiệm xây dựng và
áp dụng pháp luật của nước ngoài Phương pháp này được sử dụng rải rác trong các chương 2, 3 và 4 của Luận án.
Phương pháp lịch sử được Luận án sử dụng nhằm tìm hiểu sự phát triển của chế định pháp luật liên quan tới dé tài Luận án và phát hiện ra những
kinh nghiệm pháp luật trong quá khứ Phương pháp này được sử dụng tập trung ở chương 2 va chương 4 của Luận án.
Phương pháp khái quát hóa được sử dụng nhằm xây dựng mô hình lý thuyết và tìm kiếm các giải pháp cho luật thực định Phương pháp này được
sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 4 Trong chương 2 phương pháp
này chỉ được sử dụng nhằm tìm kiếm nguyên nhân của các bất cập của
pháp luật liên quan.
25
Trang 34Kết luận Chương 1
Hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một loại hợp đồng chỉ có được khi pháp luật chấp nhận chế độ tài sản riêng của vợ chồng Hợp đồng này có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đời sống, cũng như bảo đảm nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình Nó
khác với các loại hợp đồng khác về nhiều phương diện Nhưng điểm khác biệt
lớn nhất là vẫn đề hiệu lực Vì vậy khi đánh giá tình hình tổng quan nghiên cứu
đề tài, Luận án phải chú ý tới các vấn đề làm tiền đề là: (1) hiệu lực của hợp
đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một van đề
thuộc luật tư có mối liên hệ không thé tách rời với các van đề pháp lý chung
của nghĩa vụ, hợp đồng và tài sản; và (2) hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói chung và hiệu lực của hợp đồng này nói riêng
không thể tách rời chế độ hôn sản theo một hệ thong phap luat cu thé.
Xuất phat từ đó, sau khi đã phân loại nội dung nghiên cứu, Luận án đãđánh giá tình hình nghiên cứu trên từng nội dung cần nghiên cứu đó và rút ranhững thành quả nghiên cứu phải kế thừa, đồng thời thấy cần tiếp tục nghiên
cứu những vấn đề bao gồm: xác định sản nghiệp chung của vợ chồng và những yếu tô tích sản không thé chia trong điều kiện của pháp luật Việt Nam
hiện nay; làm rõ các van đề lý luận liên quan tới tài sản chung là quyền sửdụng đất, tài sản kinh doanh; xác định rõ mô hình chế độ tài sản chung của vợchồng hiện nay ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới hợp đồng chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói chung và hiệu lực của hợpđồng này nói riêng: định nghĩa và chỉ rõ các đặc điểm của hiệu lực của hợpđồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; nghiên cứu
chuyên sâu về quá trình phát triển của chế định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; xây dựng mô hình lý luận về chế định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
26
Trang 35hôn nhân; làm rõ thực trạng của chế định hiệu lực của hợp đồng chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và tìm kiếm các nguyên nhân dẫn
đến những bắt cập của chế định này; kiến nghị định hướng và giải pháp hoànthiện và thi hành pháp luật hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân
Từ đó, Luận án phải nghiên cứu dé trả lời cho các câu hỏi nghiên cứuchung là: Việt Nam đã có một cơ sở lý luận có hệ thống và vừa đủ đề xây
dựng và thi hành các qui định pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa? Các qui định pháp luật liên quan tới vấn đề này có các bất cập không và chúng đã được thi hành như thé nào? Cần hoàn thiện như thé nào về pháp luật về van đề này? Dé trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu chung đó, Luận án phải dựa trên các lý thuyết
như: học thuyết tự do ý chí; học thuyết hiệu lực tương đối của hợp đồng: học
thuyết về quyền con người; học thuyết về bình đăng nam nữ; học thuyết về
sản nghiệp, sản nghiệp thương mại, về chế độ công hữu đất đai dùng để
nghiên cứu việc xác định khối tài sản chung và những hạn chế liên quan Đồng thời Luận án phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của
khoa học xã hội và nhân văn và các phương pháp nghiên cứu riêng của khoa học pháp lý.
Kết quả mới mang lại trong nghiên cứu lý thuyết, trong phân tích thực
trạng và đưa ra các giải pháp xây dựng pháp lý, tăng cường lý thuyết và thực
tiễn pháp lý.
27
Trang 36Chương 2
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HIỆU LUC CUA HỢP DONG
CHIA TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG
TRONG THOI KY HON NHAN
2.1 Cơ sở lý luận của hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân và hiệu lực của loại hợp đồng này
2.1.1 Khái niệm gia đình
Bởi chế độ tài sản của vợ chồng (chế độ hôn sản) nói chung và hợpđồng chia tai sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân (mà Luật Hônnhân và Gia đình năm 2014 gọi là thỏa thuận về chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân) nói riêng không chỉ điều chỉnh đơn thuần các
quan hệ về tài sản, mà còn liên quan nhiều tới yếu tố phi tài sản trong gia
đình Vì thé khi nghiên cứu hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân cần phải nghiên cứu cả những yếu tố phi tài sản ảnh hưởng
tới loại hợp đồng này và hiệu lực của nó Khái niệm hợp đồng theo nghĩa
hẹp bao gồm hai vấn đề pháp lý chủ yếu là giao kết hợp đồng và hiệu lựccủa hợp đồng có mối gắn bó khó có thê tách rời hoàn toàn Khi nghiên cứuhiệu lực của hợp đồng, người nghiên cứu không chỉ nghiên cứu đơn thuần vềnội dung hiệu lực của hợp đồng mà cần phải nghiên cứu cả điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Vì vậy dù đề tài
luận án liên quan tới hiệu lực của hợp đồng chia tai sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân, thì luận án vẫn phải nghiên cứu cả các yêu tổ phi tai
sản có liên quan.
Gia đình, xét về mặt xã hội, là một kết cau xã hội gắn bó với đời sống
của một xã hội cụ thé, và xét về mặt pháp lý, là một chế định pháp lý gan bóvới một hệ thống pháp luật cụ thể Gia đình phản ánh những đặc điểm truyền
thông, văn hóa và phong tục, tập quán của xã hội đó một cách sát thực và sâu
28
Trang 37sắc nhất Còn pháp luật lại phản ánh các đặc điểm của gia đình bị qui định bởi những đặc điểm truyền thống, văn hóa và phong tục, tập quán đó Tuy nhiên
sự phản ánh của pháp luật đôi khi chưa hoàn toàn đúng do bởi nó là sự phản
ánh lần thứ hai và đôi khi do pháp luật có định hướng điều tiết khác phần nào
đó với thực trạng xã hội Gia đình thường được nghiên cứu dưới ba góc độ về
nhà Quyền nhân thân nói chung, theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Quế Anh,
có ba đặc tính: (1) đối tượng của quyền là một giá trị tinh thần; (2) gắn liền với chu thé và không thể chuyên giao; và (3) cá thé hóa chủ thé [1, tr 13] Quyền nhân thân là một khái niệm rất rộng chỉ các nhóm quyền sau: nhóm quyền gắn liền với sự toàn vẹn về thé chất và tinh than của thé nhân; nhóm quyền gan liền với tự do của một người; và nhóm quyền gan liên với qui chế pháp lý của
một người như quyền phụ hệ, quyền kết hôn, quyền ly hôn [13, tr 23] Như vậy
các quyền gia đình nằm trong nhóm quyền thứ ba này.
Quan hệ tải sản trong gia đình là quan hệ có tính chất kinh tế liên quantới làm ăn và sinh sống của các thành viên gia đình đó trong mối quan hệ
tương thuộc lẫn nhau Ở nước ta, xét về phương diện kinh tế, gia đình có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế Sự đóng góp của các hộ gia đình trên nền tang gia đình rất đáng kế không chi trong nông nghiệp, mà còn trong công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Pháp luật thực định hiện hành có nhiều qui
29
Trang 38định liên quan tới hộ gia đình trong lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên khi nghiên
cứu về quan hệ có tính chất tài sản như trên đã nói không phải là nghiên cứu
công cuộc làm ăn đó mà là nghiên cứu về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tải
sản liên quan tới quan hệ gia đình Ngoài ra quan hệ tài sản trong gia đình còn
nghiên cứu sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản giữa các thành viên gia đình
với nhau Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là mộttrong những phương thức dịch chuyên tài sản năm trong các quan hệ đó màluật hôn nhân va gia đình có thé điều tiết
Ở Việt Nam khái niệm gia đình có thé hiểu theo các nghĩa rộng hep khác nhau Những nhà nghiên cứu trong các chế độ cũ cho rang có ba mối quan hệ gia đình cần phân biệt bao gồm: gia tộc (gồm các thân thuộc trên
nguyên tắc có vợ chồng và con cái ở chung trong một nhà); cửu tộc (gồm chínđời, có nghĩa là từ đời đương sự trong một vụ việc nào đó trở lên bốn đời như
cha, ông nội, ông cố, ông sơ, và trở xuống bốn đời như con, chau, chat, chút);
và tông tộc (gồm tat cả những người trong thân thuộc có chung một ông tổ và
có cùng một cách thờ phụng, không thể kết hôn với nhau) [34, tr 6] Khác với quan niệm cô về gia đình bao gồm tất cả những người cùng huyết thống của Phương Đông, cũng như của La Mã cô dai, quan niệm gia đình của hầu hết các nền văn minh hiện nay là bao gồm vợ chồng và con cái chưa trưởng thành con đang sống với cha mẹ [36, tr 23] Các luật gia xã hội chủ nghĩa định nghĩa
về gia đình chủ nghĩa xã hội như sau:
Gia đình là sự liên kết của nhiều người có quan hệ với nhau đo:
a) Hôn nhân và huyết thống hoặc nuôi dưỡng
b) Cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chat và tinh than.
c) Sinh đẻ và giáo dục con cái.
d) Có các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản [31, tr 27].
Định nghĩa về gia đình như trên là sự liệt kê các yếu tố của cả gia đình
30
Trang 39và của cả hôn nhân, nhưng là các yếu tố thiếu chắc chắn Yếu tố “cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần” và yếu t6 “có các quyền và
nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản” là các yếu tô luật định liên quan tới gia
đình Còn yếu tố “sinh đẻ và giáo dục con cái” là mục đích của hôn nhân.
Định nghĩa này không cho thấy những nét chung của gia đình hình thành một
cách khách quan trước khi có sự tác động của nhà làm luật, và cũng không phù hợp với khái niệm gia đình được xây dựng trên cơ sở của hôn nhân giữa
những người đồng tính mà đã được thừa nhận ở một số nước trên thế giới Ở
Việt Nam hiện nay, giao lưu quốc tế diễn ra ngày một sôi động, việc xây dựng nền kinh tế thị trường va công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến tính chất gia đình Việt Nam có những thay đổi nhất định trong một chừng
mực nảo đó Nhiều gia đình không được xây dựng trên cơ sở hôn nhân Cũng
có nhiều gia đình xây dựng trên nền tảng đa văn hóa (tức là mỗi thành viêngia đình sinh ra và lớn lên trong những nền văn hóa khác nhau)
Vì vậy, gia đình hiện nay phải được hiểu là sự chung sống giữa vợ chong với nhau, hoặc giữa vợ với chồng và giữa cha mẹ với con cái, hoặc giữa cha hoặc mẹ với con cải, hoặc là sự chung sống ở một mức độ nhất định giữa những người mong muốn chung sống với nhau như một gia đình.
Trong gia đình, luôn luôn có sự tồn tại của quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản Tuy nhiên có nghiên cứu về văn hóa Việt Nam cho thấy gia đình
Việt Nam đa số là “gia đình hạt nhân” bao gồm bố me và con cái chưa thành
niên Ngoài ra còn có hình thức “gia đình nhỏ” bao gồm bố mẹ sống cùng với
gia đình của một con trai (thường là con trai trưởng) Sự tập hợp các “gia đình
nhỏ” và “gia đình hạt nhân” thành đơn vị “chung tộc danh về phía bố” không
theo đuôi mục đích kinh tế rõ ràng nào cả [67, tr 35] (Lưu ý: đây là trích dẫn nên chưa nhắc tới gia đình theo chế độ mẫu hệ của đồng bào một số dân tộc
sống ở Tây Nguyên) Phân chia gia đình theo cách này cho thấy việc theo
31
Trang 40đuổi một mục đích kinh tế nào đó là một yếu tố quan trọng để xác định gia đình Nhưng việc xác định một mục đích kinh tế chung của gia đình chỉ thích
hợp với đời sống ở nông thôn làm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trongcác làng nghề, còn không thích hợp cho việc xác định gia đình trong đời sống
công nghiệp ở các đô thị Ở đô thị theo mô hình pho bién, vo chồng, con cái
cùng nhau chung sống dưới một mái nhà (có thể là nhà riêng biệt được dựnglên trên mặt đất, có thê là nhà liền kề dựng lên trên mặt đất, hoặc có thê là căn
hộ trong các chung cư, thậm chí là những ngôi nhà dựng tạm trên đất “nhảy dù”), cùng nhau đóng góp thu nhập từ các nguồn khác nhau do từng thành viên theo đuổi nghề nghiệp riêng của mình để bảo đảm đời sống gia đình Việc theo đuổi cùng một mục đích kinh tế không phải là một yếu tố dé định
nghĩa gia đình.
Nghiên cứu khái niệm gia đình như trên cho thấy, hợp đồng chia tài sản
chung của vợ chồng có tác động khác nhau tới gia đình và tới các thành viên
gia đình Quan trọng hơn là sự tác động này có khác nhau đối với từng loại
gia đình Trong các loại gia đình đó, “gia đình hạt nhân” là đáng chú ý nhất ở Việt Nam vi mô hình gia đình này phổ biến ở Việt Nam hiện nay Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có khuynh hướng điều tiết chủ yếu mô hình gia
đình loại này.
2.1.2 Khái niệm chế độ hôn sản
Chế độ tài sản của vợ chồng còn được gọi là “chế độ tài sản hôn nhân”
là một thuật ngữ được diễn đạt văn tắt là “chế độ hôn sản” mà các chế độ cũvẫn thường sử dụng trong khoa học luật dân sự hay chế định pháp luật giađình Ở Việt Nam hiện này thuật ngữ “chế độ tài sản của vợ chồng” được sử
dụng chính thức trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Tuy nhiên hiện
nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về việc sử dụng những thuật ngữ này.
Thuật ngữ “chế độ tài sản hôn nhân” hay “chế độ hôn sản” là thuật ngữ chính
32